Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Các Mác & Việt Nam hôm nay & 2013 và cuộc đấu tiến bộ - bảo thủ

Các Mác & Việt Nam hôm nay

Hạ Đình Nguyên
Người ta đều biết Các Mác là một nhà tư tưởng lớn có tầm thời đại, với ảnh hưởng kéo dài đã ngót 200 năm. Tư tưởng của ông có tính chất cách mạng và nhân bản, hướng đến giải phóng loài người với mục tiêu tự do và bình đẳng. Nhưng trải qua tác động của tư tưởng đó, bằng sự so sánh lợi và hại, người ta nói, giá như đừng có ông thì hơn!
Thật đáng thán phục vừa là kinh ngạc, khi đọc kỹ một đoạn văn sau đây của ông, giống như ông vừa mới nói hôm qua ở một vài xứ sở:
Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng.
Sở dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nội dung hãnh tiến vô vọng.
Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì chính tự bản chất của nó là một lỗi lầm lịch sử...
Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai.
Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi hài kịch khủng khiếp.
(Góp phần phê phán triết học pháp quyền Heghen)
Cái nhìn của của ông có tầm bao quát lịch sử xã hội, nhìn rõ một cách sắc sảo đúng như bản chất của thời đại mà ông đang sống, đồng thời lý tưởng mà ông hướng tới, diễn ra sau ông một trăm năm, lại y hệt điều mà ông lên án nó.
Mỉa mai thay, hiện thực đó lại nhân danh chính lý tưởng của ông. Nhân danh ông, người ta thực hiện chính điều mà ông phê phán:
Các chế độ chính trị lỗi thời đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng bởi vì cơ chế quyền lực của nó đã biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng”.
Bằng vào hiện thực hôm nay, tại các nước XHCN nhân danh ông, đã tạo nên cơ chế quyền lực biến ước vọng tự do của con người thành ảo vọng, các chế độ đó đã trải qua một lịch sử đầy thảm trạng ra sao, tại các quốc gia nói trên, còn lại ít nhất là ở Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên! Và nó đang diễn ra từng ngày từng giờ, trước mắt toàn nhân loại. Cái lý tưởng nhân quyền đã khai sinh ra từ thời đại ông cho đến nay gần 200 năm, vẫn chưa thấm đến được ở những phần đất nói trên. Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên không phải là một hang động bí hiểm nào ở xứ Nam Cực hay Bắc Cực, mà nó ở một vùng giữa châu Á đông dân cư và sôi động nhất thế giới, mà người cầm trên tay tờ giấy “Tuyên ngôn nhân quyền” có thể bị bỏ tù, bởi chính những người nhân danh lý tưởng của ông. Ông nói về một chế độ trước mắt mà ông muốn đánh đổ ở ngay thời đại của ông, nó lại tái hiện nguyên hình đằng sau tư tưởng của ông ở vào thế kỷ sau!
Nhưng bằng cách nào nó vẫn tiếp tục tồn tại trong khi bản thân nó là sự bi thảm?
Chính ông đã nói: “Sở dĩ chế độ này mang bản chất bi thảm là vì nó tự buộc cho mình một nỗi hãnh tiến vô vọng”.
Nó tồn tại, bởi sự hãnh tiến cao đến mức che lấp sự vô vọng, và không nhìn ra nỗi bi thảm, một sự hảnh tiến vô cùng nông nổi, một sự tự tin không hề có bằng chứng, và không nhận thấy đất sụt dưới chân mình. Bằng sự dối trá, họ tin vào lý tưởng mà ông nêu ra. Họ hiểu và biến khái niệm giai cấp của ông thành ra một sức mạnh cơ bắp, họ tin vào bạo lực mà ông đã truyền dạy. Cái bi thảm mà ông nói, trước hết nó đến với đám đông bị cai trị, sau đó, nửa đời hay trọn một đời, mới đến phiên họ, và kéo theo nhiều thế hệ trong cùng một dạng bi thảm ấy. Cái năng lượng đấu tranh giai cấp của ông tự biến tướng làm hai luồng. Một, hy sinh để đánh đổ giai cấp thống trị. Hai, cái còn lại thay thế vai trò thống trị tàn khốc hơn. Ông đã tạo nên đồng thời một loại “thánh” bất đắc dĩ, và một loại quỷ dữ. Mà ý của ông chỉ muốn phục hồi con người, một loại người mà ông muốn biến đổi gien, gọi là Vô sản, lại không phải là một thứ người có thật ở cõi người ta (tèrre des hommes). Nhưng rốt cuộc, người nhân danh “vô sản” lại hữu sản hơn cái giai cấp hữu sản mà họ đánh đổ. Cái hữu sản của giai cấp tư bản mà ông nói, là tạo nên bởi sự bóc lột sức lao động của người bị trị, nay cũng thế và ở một trình độ khốc liệt hơn, bao gồm hàng loạt triệu sinh mạng tập thể. Sự thật đã diễn ra như thế gần một thế kỷ ở một nửa trái đất, chứ không phải là lý luận hay suy diễn từ đâu cả. Cái nhìn giai cấp của ông có lợi chỉ một, cái hại gấp trăm ngàn lần, cộng lại thành số âm to tướng. Ông làm cho cõi ta bà này nhiễu nhương thêm lên.
Ông truyền cái duy vật lịch sử (lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp) vào những não bộ của những con người chưa trưởng thành, kích thích bản năng và biến họ thành một thứ chiến binh hung hăng, chỉ biết “tiến mà không lui”, bằng cách tự đặt ra cho mình những thách đố vô nghĩa “ai thắng ai”, và cuối cùng dù thắng hay không, cũng không để làm gì cả, ngoài việc tạo nên vô vàn những nghĩa trang cho loại “thánh bất đắc dĩ”, trong khi những con ngưởi này, chỉ một lòng muốn sống như một con người bình thường và bình đẳng.
Ông lên án các loại tôn giáo, chỉ vì khía cạnh tiêu cực của nó, rồi đánh đổ nó toàn diện, để tạo nên một thứ dị giáo quái đản mới, cũng gọi là “đức tin” đấy! (1). Ông tiêm chủng chủ nghĩa duy vật, là nâng cao, là tuyệt đối hóa khía cạnh sinh vật và vật lý, vào con người để tước bỏ tính người của họ, làm cho họ không còn mộng mơ tơ tưởng gì ráo vào đời sống tinh thần, chỉ biết găm miệng mình và ghìm miệng tha nhân vào vật chất, ăn ngay vào xác sống con người, không giống như bầy kênh kênh chỉ ăn vào xác chết mà thôi. Đệ tử của ông đã cai trị thế gian theo cách đó. Và dĩ nhiên, đệ tử của ông cũng phải sống với trạng huống bi thảm tận cùng nội tạng, với thủ đoạn và thái độ chùng lén nhưng rất hãnh tiến mà ông từng mô tả: “Chúng ca len lén bài ca nửa thú vật, nửa thiên thần.
Tiếng ca ấy đang rên rỉ khắp nơi bằng bài ca “Đúng quy trình!”.
Ông nêu tiếp trong đoạn văn nói trên:
Hễ cái chế độ này vẫn ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, thì tự bản chất của nó là một lỗi lầm của lịch sử…
Ý kiến của ông là không sai. Đúng như thế, mà nó vẫn ngoan cố đấy, và nó vẫn nhân danh điều ông nói, và nó cứ để cho cái lỗi lầm ấy cứ diễn ra trong lịch sử. Họ chống nạnh lên và nói: Thì sao nào? Lịch sử bỗng dưng phải lao ra chịu trách nhiệm! Chẳng có ý nghĩa gì cả! Lịch sử là cái nó diễn ra, chứ chẳng có thứ gì là chủ thể của cái từ lịch sử để quy là lỗi lầm của nó! Thà nói rằng đó là sự dắt dẫn bởi vô minh (bản năng u tối - Phật), cũng như nói đó là sự trừng phạt của Thượng Đế (Chúa) thì vẫn còn có thể hữu ích hơn, hoặc dễ chịu hơn là cách nói của một thứ dị giáo quái đản kia.
Vâng, nó vẫn đang tiếp tục ngoan cố chống lại nguyên tắc và lý lẽ mới của thời đại, và vẫn kiên trì nhân danh ông đấy thôi!
Ông đã khẳng định:
Chế độ này là vở hài kịch to lớn của thế giới mà tất cả những anh hùng của nó đều đã bị khai tử. Lịch sử tiến bước và sẽ không bỏ sót một ai…
Điều này quả thật là tôi tin tưởng, nhưng ông nói về đối tượng thời đại của ông, tôi tin tưởng vào thực thể của thời đại tôi. Cái vở hài kịch của thế giới mà ông đề cập quả đã chấm dứt, nhưng ông lại không dự đoán được rằng, chính ông mở ra một vở hài kịch mới, là cái vở hài kịch mà con người đang chứng kiến nó cố giằng co chưa chịu chấm dứt. Những anh hùng của nó đều bị khai tử, khai tử trên thực thể xã hội và trong tâm trí mọi người, những hình tượng của nó đã bị chôn vùi hoặc đang bị đập vỡ ra từng mảnh; nhưng lại có những kẻ đang cố nhón gót để làm anh hùng…, rồi cũng sẽ bị khai tử không sót một ai, cho dù ở vùng đất trũng này bước tiến của lịch sử quá chậm chạp.
Nó sẽ đi qua những sân khấu mà chung cuộc sẽ vất bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa mới bước qua là cả một vở bi hài kịch khủng khiếp.
Tôi lại tán thành một lần nữa về câu nói trên. Chung cuộc, là cái cuộc dâu bể cuối cùng chứ không phải ai hết, sẽ vứt bỏ những chế độ lạc hậu vào nghĩa trang. Và đó đúng là vở bi hài kịch khủng khiếp. Cái khủng khiếp sau thì hơn cái khủng khiếp trước mà ông đã nhìn thấy, lại dính dáng đến ông một cách khá nghiêm trọng. Nhưng để có cái cuối cùng thì cần chôn luôn một lần vào nghĩa trang chính cái chủ thuyết của ông, mà sau này người ta ăn có/ăn hôi, và gọi bằng nhiều thứ tên, theo cách ghép thêm đuôi vào.
Các học giả vừa bênh vực ông, lại vừa chống đối ông, đã tốn rất nhiều bút mực, giấy in và chỗ để, cả công sức để nghiên cứu tư tưởng ông. Cái tích cực trong tư tưởng ông là phát ra những tư duy mới mẻ góp phần tiến bộ cho nhân loại, nhưng phần tiêu cực lại quá lớn, đó là sự thúc đẩy về bạo lực.
Đoạn văn trên của ông thật kích động và thôi thúc một sự tiến lên và phá hủy, đầy rẫy sự căm hận bản năng mênh mông: bi thảm, thảm trạng, ngoan cố, bi hài kịch, nghĩa trang, khai tử không sót một ai…nhưng kết cuộc thì là gì? Cái não trạng bạo lực ấy càng dâng cao. Cái đối tượng mà ông chỉ ra là hãnh tiến, nay nó vượt lên thành kiêu ngạo, sự kiêu ngạo cộng sản. Họ nêu cao khẩu hiệu “thế lực thù địch” để nhân danh sứ mạng “chống” thế lực thù địch, nhằm củng cố vai trò bạo lực của mình. Những khó khăn bất cứ loại nào xuất hiện, họ đều gọi là sự “thách thức”, nhưng chẳng ai thách gì cả. Họ tạo nên căm thù, lấy đó làm động lực, và muốn “đấu tố’ luôn cả lịch sử của dân tộc họ.
Cái sân khấu cuối cùng mà lịch sử vừa bước qua quả là một vở bi hài khủng khiếp”. Nhưng vở kịch bi hài khủng khiếp ấy chưa phải là cuối cùng như ông mong muốn, vì lịch sử đã vừa bước lại, và nó tái hiện khủng khiếp hơn, mà lần này người ta nhân danh ông là đạo diễn. Cái bi hài đó càng bi hài hơn.
Suốt quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi, nó chưa từng đóng góp được một phát kiến tí teo nào về khoa học cho đời sống văn minh vật chất, cũng chưa từng có một đóng góp nào có giá trị cho đời sống tinh thần con người, nếu không nói là kéo lùi lại tình trạng thô thiển hơn trong tư duy, đơn cử như cái định nghĩa hết sức thối nát: “Con người là tổng hòa mối quan hệ xã hội”, đã biến con người thành một hỗn hợp không có bản thể, một sản phẩm không thể có tên gọi, trở thành vô danh trong đống xà bần mà xã hội đã biến thành, dưới sự cai trị của những người nhân danh học thuyết của ông. Nếu có một chút giá trị gì chăng, đó là quá trình thực nghiệm theo phương pháp loại suy, nó nằm trong trường hợp mà nhân loại phải loại trừ, không lặp lại phương án thực nghiệm khốn cùng ấy nữa.
Nhiều người rất thương mến ông, vì những phát kiến tiến bộ, nhưng họ nghĩ không có ông thì vẫn hơn, hơn rất nhiều, vì cái ảo vọng về vai trò cực kỳ tào lao của cái gọi là “giai cấp” đã quá nhiều tàn hại. Người ta mong đừng có một người nào giống kiểu như ông xuất hiện lần nữa. Đã có Chúa và Phật, và các thứ, là quá đủ cho cái hành tinh khá nhốn nháo này, cho con người còn có cớ để mơ mộng, tròng trành giữa Địa ngục với Thiên đàng hay Niết bàn, thay vì cái dị giáo toàn bạo lực mà tín đồ của ông đang hoành hành, với não trạng ấu trĩ hơn cả sự hãnh tiến.
Ông đã đẩy lịch sử tiến lên một bước, nhưng rất đáng tiếc, nó quá đà. Giá như ông có thể sống dậy, để mà xem!
Và tín đồ của ông cần nghiền ngẫm câu nói của Mandela:
Khi tôi bước đến với tự do, tôi biết rằng nếu không bỏ lại nỗi đau và sự căm thù lại phía sau, tôi sẽ vẫn ở trong tù
Hay cố làm những con “mèo béo”? (2).
Ngày nhân quyền 10-12-2013
H. Đ. N.
(1) “Le marxisme n'est pas mort, il continuera à exister […] ce n'est pas une science mais une croyance” (Chủ nghĩa Mác không chết, học thuyết này tiếp tục tồn tại, đó không phải là một môn khoa học mà là đức tin.). Jeannine Verdès-Leroux, La foi des vaincus (Đức tin của những người thất bại). Paris: Éditions Fayard, 2005.
(2) Lời của Mandela, trong dịp tranh cử Tổng Thống 1994, “Chúng ta sẽ không sống như những con mèo béo”. Tôi hiểu ý là lẩn trốn trách nhiệm và chuyên ăn vụng.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Nhà giáo, cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng: Nhà nước Việt Nam vẫn nói một đằng làm một nẻo

Trong những tuần lễ vừa qua những sự kiện liên quan đến Việt Nam đã được thế giới và dư luận quan tâm đặc biệt.
Khởi đầu là sự kiện Quốc Hội Việt Nam thông qua Hiến Pháp 1992 sửa đổi năm 2013, sự ra đời của các tổ chức dân sự, hiện tượng bỏ đảng, đặc biệt là sự kiện Việt Nam được vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc giữa lúc những tai tiếng về vi phạm nhân quyền của Hà Nội không ngừng leo thang, điển hình là các sinh hoạt ôn hòa kỷ niệm 65 ngày Quốc Tế Nhân Quyền của người dân bị công an sách nhiễu, đàn đáp…

Từ Hà Nội, nhà giáo cựu chiến binh Nguyễn Anh Dũng đã trao đổi với phóng viên Trần Quang Thành những cảm nghĩ của mình.
Download: nguyenanhdung.mp3

Đoàn Đại biểu Ban Nội chính Trung ương thăm Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, chiều 16/12, tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Bá Thanh đã có cuộc hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Mạnh Kiến Trụ.

Tại buổi tiếp, đồng chí Mạnh Kiến Trụ nhiệt liệt chào mừng đồng chí Nguyễn Bá Thanh và Đoàn Đại biểu Ban Nội chính Trung ương sang thăm Trung Quốc, coi đây là biểu hiện sinh động cho quan hệ giao lưu, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước.

Đồng chí Mạnh Kiến Trụ đã giới thiệu khái quát với Đoàn tình hình phát triển kinh tế-xã hội và một số nội dung cơ bản của Hội nghị TW3 khóa XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc thời gian qua.

Đồng chí Mạnh Kiến Trụ đánh giá cao những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong công tác xây dựng Đảng, phòng chống tham nhũng của Việt Nam; bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam nhất định thực hiện thắng lợi những mục tiêu mà Đại hội XI đã đề ra, xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Về quan hệ hữu nghị Trung - Việt, đồng chí Mạnh Kiến Trụ khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, nguyện cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam củng cố và phát triển mối quan hệ đó.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh bày tỏ vui mừng trước những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc cải cách, mở cửa trong hơn 35 năm qua và tin tưởng rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc sẽ hoàn thành những mục tiêu xây dựng đất nước mà Đại hội XVIII của Đảng đã đề ra, đặc biệt là hoàn thành công cuộc xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh đánh giá cao những kinh nghiệm về xây dựng đảng, về phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa, nhất là những kinh nghiệm được đúc kết tại Đại hội XVIII và Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây.

Đồng chí Nguyễn Bá Thanh khẳng định Việt Nam trước sau như một, coi trọng phát triển quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, mong muốn cùng nhau thực hiện đầy đủ nhận thức chung đã đạt được qua các cuộc gặp gỡ của lãnh đạo cấp cao hai bên, đi sâu trao đổi, hợp tác thiết thực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhằm đưa quan hệ hữu nghị Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh.

Trong thời gian thăm Trung Quốc, Đoàn Đại biểu Ban Nội chính Trung ương đã có cuộc hội kiến với đồng chí Trần Phượng Tường, Phó Trưởng ban liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc và làm việc với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương và Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ngoài Bắc Kinh, đoàn còn đi thăm và làm việc tại thành phố Thượng Hải.

TTXVN/Tin tức

2013 và cuộc đấu tiến bộ - bảo thủ

- Cùng VietNamNet điểm lại những vui buồn 2013 qua các sự kiện như sửa Hiến pháp, hay qua cuộc đấu tranh sống còn chống tham nhũng.


Thời trước, năm thứ ba của một Kế hoạch năm năm, hoặc năm giữa hai kỳ Đại hội Đảng, như 2013 này, thường được gọi là năm bản lề. Nay không mấy ai nhắc đến cái ý nghĩa “bản lề” này nữa. Có phần vì kế hoạch năm năm đã dần mất ý nghĩa từng có, nhưng lý do chính có lẽ vì tính chất ‘bản lề” không rõ ràng.
Còn mươi ngày là kết thúc năm 2013, một năm đất nước có những sự kiện lớn. Những sự kiện đó, dù là sự kiện được hoạch định trước hay không, nhưng đều có tầm quan trọng đến mức có thể làm cho 2013 trở thành một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của đất nước. Người Việt Nam trong và ngoài nước có tâm huyết, bè bạn của chúng ta trên thế giới đã chờ đợi một năm 2013 mang lại những chuyển biến trên mọi mặt, khả dĩ khai thông những trở ngại trên con đường đi lên của Việt Nam.
Hầu hết những sự kiện được hoạch định đã diễn ra trong đời sống đất nước. Những yêu cầu và những kỳ vọng được đáp ứng đến đâu là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở và không dễ trả lời. Có sự khác biệt không nhỏ giữa ý kiến của các chủ thể của đất nước, giữa cuộc sống thực tế và những nhận định công khai chính thống về vấn đề này.
1 - Sửa đổi Hiến pháp 1992 là hoạt động chính trị nổi bật xuyên suốt cả năm, lôi kéo sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Hiến pháp, chống tham nhũng, thể chế, quyền con người
Đại biểu QH sau giờ phút thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày 28/11/2013. Ảnh: Minh Thăng
Sửa đổi Hiến pháp là chủ trương do ban lãnh đạo đất nước đề xướng và hoạch định, trên cơ sở nhận định rằng nhiều nội dung quan trọng của Hiến pháp 1992 đã không còn phù hợp với yêu cầu mở đường cho sự phát triển của đất nước thời kỳ mới.
Nhận thức phản ảnh một thực tế hiển nhiên đó được nhân dân và dư luận xã hội đồng tình. Vì thế, ngay từ đầu việc sửa đổi Hiến pháp đã được các tầng lớp nhân dân, nhất là trí thức hưởng ứng hăng hái với một thái độ xây dựng, cởi mở, tin cậy. Các lực lượng xã hội đã chủ động và tự giác tham gia ý kiến với thiện ý phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm để “cùng viết Hiến pháp”.
Sau nhiều lần dự thảo và sửa đổi, bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua đã bỏ lại đằng sau khá nhiều ý tưởng mới được khởi xướng. Hiến pháp sửa đổi có những thay đổi về cấu trúc, hình thức và ngôn ngữ diễn đạt, nhưng vẫn giữ lại những khuôn khổ đã có đối với nhiều vấn đề nóng bỏng đã nảy sinh trong thực tế đất nước, như vấn đề tổ chức và giám sát quyền lực, vấn đề sở hữu đất đai, vai trò kinh tế nhà nước... Những khuôn khổ đó phù hợp và đáp ứng đến mức độ những yêu cầu khách quan của cuộc sống sẽ được chính cuộc sống thử thách và kiểm nghiệm.

Người lạc quan có thể chờ đợi vài cách tiếp cận mới trong việc luật hóa và thực hiện một số điểm cụ thể của Hiến pháp. Nhưng trong phạm vi các khuôn khổ cũ đã được tái khẳng định, khó có thể có những thay đổi cơ bản và bền vững.

Tuy nhiên nếu tinh thần và lời văn của Hiến pháp được tôn trọng, trung thành và nghiêm chỉnh thực hiện, thì Hiến pháp vẫn có những nội dung có giá trị khai thông. Đó là những khẳng định về nhà nước pháp quyền, về nguyên tắc nhân dân làm chủ quyền lực, về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, quyền biểu tình.... Nhiều nội dung không phải đến nay mới được đề cập, nhưng việc khẳng định lại trong Hiến pháp sửa đổi có thể tạo ra động lực và áp lực mới đối với mọi ý đồ cản trở việc đưa những ý tưởng tiến bộ đó vào đời sống hiện thực của đất nước.

Trong cả một năm vận động sửa đổi Hiến pháp, nhận thức xã hội đã có bước trưởng thành mới, không dễ gì giữ nguyên cách tiếp cận và xử lý như trước đây đối với các nội dung đó của Hiến pháp. Thực thi Hiến pháp đang trở thành một yêu cầu quan trọng hàng đầu, là một cuộc đấu tranh giữa tiến bộ và bảo thủ.
2 - Đấu tranh chống tham nhũng.
Cách nói về vấn đề tham nhũng và chống tham nhũng có thể khác nhau, nhưng nhận thức toàn xã hội về mức độ trầm trọng và nguy hiểm của tham nhũng đối với đất nước, thể chế và đảng cầm quyền... nói chung là thống nhất.
Những nhận định trong nghị quyết chính thức, trong phát ngôn của những người lãnh đạo, cơ bản cũng tương tự ý kiến của đa số người dân. Vì thế, nhân dân vẫn có hy vọng về một sự chuyển biến nào đó, có ý nghĩa cơ bản trong cuộc chiến chống tham nhũng, sau những lời lẽ gay gắt và hứa hẹn quyết tâm với một số biện pháp tổ chức được trình bày trong các nghị quyết và phát ngôn chính thức.
Những quyết định của các hội nghị Trung ương, một số biện pháp tổ chức đã tiến hành có tác động nhất định trong việc kiểm tra, kết luận, xử lý và kết án một số quan chức cấp trung trong một số vụ tham nhũng kinh tế.
Nhưng lực lượng chống tham nhũng vẫn không chiếm ưu thế. Đó là vì ngoài một số biện pháp tổ chức, thì chưa có chuyển biến gì đáng kể trong việc khắc phục những yếu tố tạo ra môi trường tham nhũng (cơ sở kinh tế, thể chế chính trị, chế độ quản lý, công tác cán bộ...), hoặc thúc đẩy những động lực và sức mạnh chống tham nhũng (tổ chức kiểm soát quyền lực, vai trò của nhân dân và truyền thông...).
Quy mô, tính phổ biến, sự liên kết giữa các thế lực tham nhũng đã lớn đến mức khiến cho mọi cách tiếp cận rụt rè, né tránh động chạm tới các cấp cao nhất, né tránh đề cập các vấn đề cơ bản nhất của thể chế và chế độ quản lý đều không thể mang lại kết quả. Một số kết quả cục bộ của những hoạt động tập trung, ồn ào một lúc, có thể bị xóa đi nhanh chóng trong làn sóng phản công sau đó của các thế lực tham nhũng. Với tính phức tạp, gay gắt, sống còn trong cuộc đấu tranh này, các biện pháp như phê bình, tự phê bình, đóng cửa bảo nhau... chỉ có tác dụng rất hạn chế.
Bùi Đức Lại
Còn tiếp

Đạo đức kách mạng - Đạo đức Hồ Chí Minh

Nguyễn Dân (Danlambao) - Sự việc chiếc xe tải chở bia bị tai nạn đổ bia ra đường tại ngã ba bồn binh Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa ngày 4/12/2013, và người dân nhào đến hôi của, giành giựt lấy bia mang về đã làm chấn động dư luận trong lẫn ngoài nước. Chuyện xảy ra, đến nay, cũng đã hơn 10 ngày. Tưởng rằng theo thời gian rồi cũng sẽ qua đi và quên lảng. Cũng như bao chuyện cũng không kém phần quan trọng đã xảy ra trên đất nước VN mình - rồi cũng qua đi và quên lãng. 
Không ngờ, vẫn cứ âm ỉ, và thỉnh thoảng lại được thổi phồng lên. Người ta giận? Người ta tức? Hay là người ta cảm thấy ô nhục, đau lòng cho một nhóm người (dân) - cho một xã hội đã hành xử (thiếu đạo đức) giữa thời đại thế giới phát triển văn minh.
Hối vì việc làm có tính tham lam (vô ý thức) của mình thì cũng có người cảm thấy rất hối hận. Chị Nguyễn Thị Ninh (?) thấy thái độ đứa con lầm lì buồn khổ vì việc làm của mẹ, và những khi xem TV thấy hình ảnh của mình xoắn xít giành giật ôm thùng bia - mà chị cảm thấy nhục nhã vô cùng, ngủ nghê không được - trông gặp anh tài xế để nói lời xin lỗi. 
Nhiều bài viết, quá nhiều nhận xét, phản ảnh, hầu hết đều chê trách những kẻ hôi bia. Than phiền cho một nền đạo đức xuống cấp - cảm thương cho xã hội VN hiện giờ - Và đại để thì cũng chỉ có vậy. Nhưng vẫn không thể quên. Thỉnh thoảng người ta vẫn nhắc. 
Thật ra, đây cũng không phải là lần đầu ở đất nước VN - thời gian của những năm sau này - có xảy ra sự kiện đáng xấu hổ và đáng trách như vậy. Mà thỉnh thoảng cũng đã xảy ra, xảy ra hầu như càng lúc càng nhiều. Như là: Giành nhau lấy phần ăn ngon ở nhà hàng buffet mới mở tại TPHCM. Giành nhau lấy áo mưa do cơ quan từ thiện nước Hòa Lan phân phát (cho không) ở Hà Nội. Như là tranh nhau ăn món cá sống (sushi) miễn phí. Và rất nhiều, rất nhiề.u.. khắp cả nước. Xúm nhau hôi của, chôm đồ khi một người dân bị tai nạn. Không giúp đỡ nạn nhân mà lo hôi của lấy tiền... Một xã hội mà người dân hoàn toàn hầu như dửng dưng, vô cảm, chỉ biết kiếm lợi cho cá nhân mình. 
Bao sự việc nhục nhã đau lòng, mà hầu như chỉ có xảy ra trong những năm gần đây - khoảng 5-10 năm qua đây thôi - dưới thời XHCN. 
Những người dân đang độ tuổi lục thập, thất thập trở lên, đã sống qua mấy thời đại: Thời VNCH (lần thứ 1, lần thứ 2 trước 1975), và thậm chí ở thời trước nữa - thời chiến tranh loạn lạc và thực dân đô hộ - vẫn chưa thấy tình trạng hôi của và vô cảm như bao sự việc ở ngày nay. 
Vậy thì ta thử hỏi: lý do tại làm sao, và từ nguyên do nào? 
Một số người cho rằng vì người ta nghèo và thiếu thốn quá. Chưa hẳn? Một số cho rằng vì sống trong một xã hội đua đòi, người ta dễ động lòng tham. Và một số đổ cho là tại xã hội bây giờ quá thối nát. Thối nát và bất nhân, bất nghĩa từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. 
Có thể - theo người viết - lý do sau là đúng. Nếu ai không bằng lòng, thì xin góp ý. 
“Xã hội chủ nghĩa sản sinh ra con người XHCN”. Đây là phương châm đã được tuyên truyền và phổ biến sâu rộng từ mấy mươi năm nay - từ ngày mà đảng csVN giương cao ngọn cờ gọi là đi làm cách mạng giải phóng dân tộc, mà đầu lĩnh là Hồ chí Minh. Qua trên 68 năm, người dân qua bao thế hệ được ung đúc cho tinh thần và đạo đức này. 
Đạo đức cách mạng và đạo đức Hồ chí Minh - sống chiến đấu và học tập theo gương bác Hồ vĩ đại, theo đảng cộng sản quang vinh. Hồ chí Minh đã quyết tâm vạch ra chính sách “trồng người” để đào tạo cho toàn dân trở thành con người XHCN. 
Thời gian trước 1975, chỉ mới một nữa nước (miền Bắc). Và sau 1975 là toàn thể đất nước VN. Và từ dấu mốc 1975, thống nhất đất nước, “giải phóng” hoàn toàn, toàn dân đều phải (bị bắt buộc) chịu chi phối giáo dục do đảng định đoạt, sắp đặt, tạo cho bằng được con người của đảng, vì đảng - con người XHCN như ngày hôm nay. Nếu có bất cứ tư tưởng nào đi sai đường, đi trái ý, đều bị quy là lệch hướng là đều bị tiêu diệt. 
Từ đó, đại đa số những con người tệ hại bệ rạc, vô cảm, vô tâm, và thậm chí bất nghĩa, bất nhân… không phải từ đảng là do từ ai? Chắc chắn không phải là tàn dư, là hậu quả từ thực dân, đế quốc hay Mỹ ngụy để lại. Đảng csVN đã giải phóng và độc quyền toàn trị trên 38 năm rồi? 
Thiếu nhi, nhi đồng học tập theo lời bác Hồ dạy. Tuổi trẻ mới sinh cho đến lúc trưởng thành, qua bao trường lớp đều noi theo mẫu mực của bác. Toàn dân làm theo lời bác - noi theo “gương đạo đức” của bác. Cán bộ nhân dân thực thi theo lời bác. QĐND học tập theo bác. Và CAND (kẻ luôn đi sát và trực tiếp với dân, là “đầy tớ” của dân) luôn được dạy dỗ tận tình theo như bao điều bác Hồ đề ra răn dạy...
Để rồi đến hôm nay, hình ảnh CA là hình ảnh kinh khiếp nhất: Bắt bớ, đánh đập, cướp bóc, bắn giết người dân chẳng thương xót, chẳng chút nương tay. Người dân bị bắt (đôi khi bị bắt oan) về tra tấn cho đến chết rồi bảo là tự tử. Hình ảnh một tr/úy công an với sắc phục, vô cớ đi giật cướp ba lô của một blogger chạy (như ma đuổi) trong tiếng la ó của bao người tại Hà Nội là như thế nào? Một kẻ nắm quyền pháp luật lại hành xử như kẻ côn đồ. Cả thế giới văn minh không có một đất nước nào là như vậy? Có chăng là ở bộ lạc bán khai (ăn thịt người) ở Amazon (Nam Mỹ) hoặc nơi rừng rú Phi châu? Vậy mà nó lại là một SQ công an được đào tạo của CHXHCNVN - theo đạo đức HCM. 
Bao nhiêu việc tệ hại từ bao năm qua. Từ ngày mà đất nước mang tên là CHXHCNVN tệ hại, ác đức, bất nhân, vô cảm là vô số kể... Vậy mà vẫn một mực cứ thẳng tiến, tiến vững chắc lên con đường XHCN, làm theo đảng, theo tư tưởng, đạo đức HCM. 
Sự việc hôi của, vô cảm vô tâm tại Biên hòa ngày 4/12/2013 thật tình là đau xót, đau lòng, nhưng thiết nghĩ cũng chỉ là chuyện nhỏ - rất nhỏ - so với vô vàn bao chuyện to tát lớn lao mà đảng csVN, những kẻ lãnh đạo có thế có quyền đã làm và phạm phải - từ mấy mươi năm – Tham nhũng dẫy đầy (hằng trăm ngàn tỷ), cướp bóc khắp nơi, oan khiên khắp chốn, chết chóc hàng bao triệu con người, cũng vì vô cảm, vô tâm từ đảng cs. Cũng vẫn chỉ là trong im lìm, im lặng. Một đảng cứ tiếp tục và triền miên gây ra tội ác bất nhân. 
Dân gian có câu: “Một con cọp bắt con heo nhà chạy thong dong ngoài đường, người ta cũng chỉ đứng nhìn, và lại xúm đập con mèo đói vì đã ăn cục mỡ trong nhà”. 
Kẻ viết bài này cũng chỉ là một người dân, cũng cảm thấy bất lực trước mọi bất công, thảm hại, thê lương và đau buồn của đất nước. Biết và nghĩ vậy, nhưng cũng chả biết phải làm sao. Chỉ xin viết lên đôi dòng theo cảm nghĩ riêng mình. Mong sao người dân mình càng thấy rõ. Thấy và biết rõ mọi sự, để cùng hợp lòng, hợp nhất tạo thành sức mạnh mà tận diệt bất công. Tận diệt mầm mống gây nên băng hoại đạo đức xã hội nước nhà. 
“Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Tạo dựng, gieo trồng những con người cho một dân tộc (qua bao thế hệ) đã trên 68 năm, đạo đức của ngày hôm nay với vô vàn tệ hại, băng hoại... Do đâu và vì đâu? Mọi người đã rõ. Nếu vẫn để cứ tiếp tục nữa, rồi sẽ ra sao? 
15/12/2013 

“77 việc phụ nữ không được làm”: Không phù hợp thực tế

TT - Sau khi Tuổi Trẻ ngày 15-12 đăng bài phản ánh việc thông tư 26 của Bộ LĐ-TB&XH quy định danh mục 77 công việc không được thuê phụ nữ làm, nhiều doanh nghiệp và người lao động cho biết thông tư này còn quá chênh nhiều so với thực tế.
Ảnh: Quang Định
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15-12, nhưng đến nay không mấy ai biết và việc triển khai, áp dụng (nếu có) xem ra còn là... chuyện dài.
* Ông Lê Văn Hóa (phó giám đốc cảng Nhà Rồng - Khánh Hội):
Khó tránh khỏi
Số lao động trong cảng hiện nay dao động theo mùa, khoảng 300-500 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 1/5. Từ nhiều năm trước chúng tôi đã chủ trương sử dụng lao động nữ vào những việc nhẹ nhàng như giao nhận, kiểm đếm hàng hóa. Theo quy định trong thông tư của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, phụ nữ mang thai hoặc có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không được làm công việc mang vác nặng nhọc trên 20kg và lao động nữ không được mang vác trên 50kg.
Trong khu vực cảng chúng tôi quản lý, số lao động nữ không rơi vào hai trường hợp này, tuy nhiên các khu vực lao động dịch vụ bên ngoài thì khó tránh khỏi. Vì vậy khi thông tư ban hành, theo tôi, cần chú ý đến các nữ lao động dịch vụ bên ngoài để bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ.
* Thạc sĩ xã hội học Trần Thị Nam Trân (giảng viên Trường đại học Sài Gòn):
Phải khảo sát ý kiến người lao động
Thông tư đưa ra nhưng không được phổ biến, sáng nay người dân đọc báo, xem tivi mới biết, thậm chí biết khi nó có hiệu lực rồi. Và nữ lao động thì hoàn toàn không biết gì về thông tư này, nên thậm chí có những việc mà hôm nay người ta vẫn làm. Theo tôi, trước khi đưa ra một thông tư liên quan công việc của người lao động thì phải nghiên cứu công việc khác phù hợp, phải căn cứ vào sức khỏe của từng người, không nên ban hành tùy tiện vì ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, những việc người ta làm được thì lại cấm là không hợp lý.
Theo tôi, cần phải có chính sách cụ thể, phải lấy ý kiến người dân trước khi ban hành bởi việc cấm này không chỉ ảnh hưởng đến một lao động mà còn rất nhiều người khác. Thậm chí tôi cho rằng cần phải căn cứ vào sức khỏe của phụ nữ nữa, bởi có những người là đàn ông nhưng sức khỏe không tốt bằng phụ nữ. Nếu thông tư ra thật sự vì vấn đề sức khỏe cho phụ nữ thì cần phải khám sức khỏe cho phụ nữ nếu họ có nguyện vọng được làm, đó là quyền được lao động của mỗi công dân. Bởi vậy, theo tôi, cần phải khảo sát ý kiến người lao động và cả nguyện vọng của người sử dụng lao động vì nói cấm là cấm thì người ta biết tuyển ai vào giờ này?
* Chị Đặng Thị Màu (36 tuổi, quê Cà Mau, kéo cá cho Hợp tác xã bốc xếp thủy hải sản Đoàn Kết ở chợ Bình Điền):
Chắc họ chỉ nói vậy thôi...
Trước đây tôi làm lông vũ cũng độc hại, cực nhọc lắm nhưng không được nhiều tiền. Gần chục năm nay tôi chuyển về làm trong Hợp tác xã bốc xếp thủy hải sản Đoàn Kết ở chợ Bình Điền. Tuy rất cực nhưng thu nhập ổn định. Cứ 11g hằng đêm tôi vào chợ kéo cá, làm đến khoảng 7g sáng cũng được 200.000-250.000 đồng. Mỗi chuyến cá nặng 50-80kg là chuyện bình thường. Hôm nào thấy người khỏe, có nhiều hàng tôi còn có thể kéo được 180kg/ chuyến. Tôi là lao động chính trong nhà, chồng chạy xe ôm ế khách lắm. Nhà có hai vợ chồng, hai đứa con đang tuổi ăn học, tôi lại không có trình độ gì, giờ bảo không làm việc này nữa thì tôi đâu có việc gì để làm. Chắc họ chỉ nói vậy thôi chứ đâu có cấm thật. Tôi không thấy ai bảo gì hết. Đêm nay tôi vẫn đi làm bình thường và vẫn phải làm nghề này đến bao giờ không còn sức kéo nữa thì thôi.
* Ông Lê Minh Tiến (giảng viên xã hội học):
“Văn bản không có hiệu lực”
Tôi rất ngạc nhiên với danh sách 77 việc phụ nữ không được làm. Tôi cảm nhận đây có thể tiếp tục là một văn bản không được ứng dụng trong thực tế, làm tăng thêm những “văn bản không có hiệu lực” của Nhà nước và làm giảm sự nghiêm minh của pháp luật.
Tôi cũng đặt ra câu hỏi là 77 nghề này đã được khảo sát như thế nào, đánh giá về tác động xã hội học ra sao? Việc đưa ra danh sách này dựa trên cảm quan của cơ quan ban hành văn bản hay được đo bằng các thông số điều tra xã hội học hay đo lường bằng thông số khoa học kỹ thuật? Tôi cho rằng cơ quan ban hành cần phải có những câu trả lời cụ thể như vậy mới đưa ra được những quyết định sát với đời sống người lao động.
* Bạn đọc Huy Đ.:
Thiệt lạ
Trong 77 việc phụ nữ không được làm, tôi thấy có quy định “Các công việc sơn, sửa, xây, trát, vệ sinh, trang trí trên mặt ngoài các công trình cao tầng (từ tầng 3 trở lên hoặc ở độ cao trên 12m so với sàn công tác) không có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố”. Bao năm qua tôi làm thợ hồ, sơn quét các nhà dân. Đòi hỏi có máy, cẩu nâng hoặc giàn giáo kiên cố với các công trình nhà dân, theo tôi, là việc không thể thực hiện và hiện cũng không ai thực hiện cả.
Tôi đọc báo thấy nói rằng quy định này không mới, mà gần 30 năm trước đã có, nay chỉ cụ thể thêm. Thiệt lạ, một quy định mà 30 năm qua đã có nhưng không ai biết, không áp dụng, nay lại mang ra “cụ thể hóa”. Vậy người ta ra quy định để làm gì cho tốn tiền tốn bạc, tốn thời gian?
H.ĐIỆP - B.HÀ - Đ.DÂN ghi
Chị Nguyễn Thị Thà (45 tuổi, quê Vĩnh Lộc, Thanh Hóa, xã viên Hợp tác xã bốc xếp thủy hải sản Tân Tiến, chợ đầu mối nông sản Bình Điền, TP.HCM):
Không kéo cố thì biết làm sao?
Đêm qua tôi vẫn đi kéo cá như mọi ngày của hơn bốn năm qua, không thấy ban quản lý hợp tác xã hay bất cứ ai nói gì đến quy định mới cả. Thật ra từ khi tôi bắt đầu làm ở đây, họ cũng nói tôi không nên kéo quá nặng. Nhưng để kiếm được chừng 200.000 đồng mỗi đêm, tôi chẳng còn cách nào khác là phải kéo cố. Cá toàn ngâm trong các khay nước rất nặng.
Muốn có 20.000 đồng/chuyến kéo tôi phải chất 80kg, mỗi chuyến mất đến 20 phút, làm đến 7g sáng mới được 180.000 - 200.000 đồng. Tôi không còn trẻ nữa, cố hết sức cũng chỉ kéo được thế thôi. Cũng không muốn làm quá sức nhưng chồng tôi ở quê đau ốm không làm ra tiền, thuốc men liên miên tốn nhiều tiền lắm. Tôi không kéo thì biết làm sao? Tôi vào đây từ năm 2009, năm nay có thêm đứa con trai vào đây, hai mẹ con cùng đi kéo cá, ở quê cũng có ruộng nhưng canh tác kiểu gì cũng không đủ ăn. Ở đội bốc xếp của tôi có đến gần 100 chị em cũng người Thanh Hóa. Chúng tôi làm việc này lâu mãi cũng quen rồi, đâu có thấy làm sao.
 

Báo Mỹ: Tập Cận Bình ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang

Ông Chu Vĩnh Khang (giữa), trong chuyến viếng thăm Nepal hồi tháng 8 năm 2011.
Ông Chu Vĩnh Khang (giữa), trong chuyến viếng thăm Nepal hồi tháng 8 năm 2011.
REUTERS/Navesh Chitrakar/Files

Tú Anh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bật đèn xanh điều tra tội tham nhũng của Chu Vĩnh Khang, một thời nắm trong tay bộ máy an ninh Trung Quốc.Báo Mỹ NewYork Times khẳng định đây không phải là tin đồn mà là tin chính thức chưa được công bố.

NewYork Times cho biết dựa vào hai nguồn tin từ thành phần được xem là có liên hệ với « thượng tầng chính trị Trung Quốc » khẳng định ông Chu Vĩnh Khang, nhân vật từng cầm đầu bộ máy an ninh Trung Quốc, ủy viên Bộ chính trị đầy quyền lực, đã bị điều tra tội tham ô.
Nếu các nguồn tin cung cấp chính xác thì đây là lần đầu tiên nguyên tắc không thành văn « bảo vệ lãnh đạo cấp ủy viên thường trực bộ chính trị , đương chức hay về hưu » hạ cánh an toàn, được sang trang. Trường hợp Bạc Hy Lai, tỉnh ủy Trùng Khánh bị thanh trừng với bản án chung thân cũng chưa phải là thuộc « đẳng cấp » của Chu Vĩnh Khang.
Trước khi về hưu sau thay đổi thế hệ lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng 11 năm ngoái, Chu Vĩnh Khang nắm chức Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị và Pháp lý của đảng Cộng Sản Trung Quốc, bao trùm hai ngành an ninh và tư pháp tại Hoa lục.
NewYork Times xác định là trong số các « nguồn tin » riêng có một luật sư có quan hệ gia đình với một người lãnh đạo hiện nay và một phụ nữ,con gái của một nhà lãnh đạo quá cố. Vị luật sư này xác định đây là « thông tin chính thức mặc dù không cho báo chí chính thức loan tải ».
Tin đồn Chu Vĩnh Khang bị thất sủng đã được loan truyền tại Trung Quốc từ nhiều tháng nay vì ông là ô dù của Bạc Hy Lai, người duy nhất trong bộ chính trị không đồng ý hạ bệ cựu tỉnh ủy Trùng Khánh. Ông Chu Vĩnh Khang mắc cáo buộc ô khi còn đứng đầu ngành năng lượng Trung Quốc trong thập niên 1990. Hàng loạt quan chức trong ngành dầu khí Trung Quốc có quan hệ với Chu Vĩnh Khang cũng đang bị điều tra về tội tham ô.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét