Từ vụ dân phòng đánh hàng rong: Chớ phụ hàng rong!
Bán hàng rong không phải là tội lỗi. Thế nhưng, những người bán hàng
rong đang thường xuyên bị xua đuổi, bị hạch sách trên nhiều con đường,
ngõ phố của chúng ta. Thật khốn khổ khi nhiều người bị xua đuổi, bị tịch
thu quang gánh, bị hất đổ hàng hóa vung vãi ra đường. Mới đây có người
còn bị còng tay, bị đánh đập đến mức phải nhập viện cấp cứu.
Sự kỳ thị
đối với hàng rong không chỉ vi phạm những chuẩn mực cơ bản nhất về đạo
lý, cũng như pháp lý của xã hội ta, mà còn hết sức bất hợp lý xét về mặt
kinh tế.
Trước hết, trong tình hình đất nước
hiện nay, hàng rong không phải là một vấn đề, mà là một giải pháp. Hàng
rong cung cấp việc làm. Thật khó xác định được có tất cả bao nhiêu người
dân đang kiếm sống bằng nghề bán hàng rong và sản xuất, cung ứng hàng
hoá cho những người bán hàng rong. Thế nhưng, qua những tiếng rao đêm,
qua những chiếc xe đẩy, những gánh hàng hoá trăm loại, chúng ta vẫn có
thể đoán được số người này là rất lớn.
Bán hàng rong là nghề kiếm sống của
một lực lượng đông đảo những người dân nghèo thành thị, những người dân
nhập cư và những người nông dân ruộng đồng manh mún, đất đai bị mất dần
trong quá trình đô thị hóa. Đành rằng, đây là một nghề nhọc nhằn, vất vả
và ít có tương lai, nhưng lại là nghề kiếm sống duy nhất của rất nhiều
người.
Hai là, những gánh hàng rong (những xe
đẩy hàng rong, những mẹt hàng rong…) là một phần của mạng lưới phân
phối hết sức hiệu quả. Thiếu hàng rong, các chợ đầu mối chắc chắn sẽ
ngừng trệ. Thiếu hàng rong, nền nông nghiệp, thậm chí cả nền tiểu thủ
công nghiệp theo mô hình hộ gia đình nhỏ lẻ chắc chắn sẽ gặp khó khăn.
Chúng ta thường quan tâm nhiều hơn đến chuyện sản xuất. Thế nhưng, nếu
không có một hệ thống phân phối hiệu quả và phù hợp (theo kiểu hàng
rong), nền sản xuất chắc chắn sẽ bị ngừng trệ. Mà như vậy thì mất việc
làm sẽ không chỉ là những người bán hàng rong, mà cả những người sản
xuất nhỏ lẻ nữa.
Ba là, tin hay không thì tuỳ, nhưng
hàng rong đang là một phần của hệ thống giao thông vận tải hiện nay. Các
thành phố lớn của chúng ta có rất nhiều ngõ hẹp (đến mức hai chiếc xe
máy tránh nhau còn khó). Hàng rong vì vậy là cách cung ứng dịch vụ bán
hàng rất hiệu quả và thiết thực. Nếu tất cả mọi người nội trợ đều đổ về
các trung tâm mua bán tập trung thì nạn tắc đường của Hà Nội, TPHCM chắc
chắn sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.
Cuối cùng, rồi sẽ có ngày, những siêu
thị sang trọng, hiện đại, những cửa hàng bán lẻ tiện lợi sẽ loại bỏ hàng
rong ra khỏi đời sống kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngày đó
còn chưa biết bao giờ mới đến. Trước mắt, hàng rong vẫn là một phần cấu
thành quan trọng của nền kinh tế. Chính vì thế, thay vì cấm đoán, kỳ
thị, hãy hướng dẫn và tạo điều kiện cho những người bán hàng rong. Làm
được như vậy, chúng ta vừa bảo đảm được trật tự giao thông, vừa không vi
phạm quyền mưu cầu hạnh phúc của người dân.Lập lại trật tự không phải là tùy tiện tịch thu!
Chúng tôi thấy họ là đẩy xe vào hẻm trốn ngay nhưng
nếu họ thấy được thì cũng truy, thu giữ xe cho bằng được. Họ thấy là thu
thôi chứ có biên bản, giấy tờ gì đâu.
Dù cho người dân có vi phạm lấn chiếm lòng, lề đường thì khi thu giữ đồ đạc của họ cũng phải lập biên bản đàng hoàng.
Chủ trương thiết lập lại trật tự vỉa hè, lòng đường
là đúng đắn nhưng quá trình thực hiện cho thấy có sự tùy tiện và gây
phản cảm cho người dân, gần đây nhất là vụ cán bộ trật tự đô thị (TTĐT)
phường 25 (Bình Thạnh, TP.HCM) đánh đập, còng tay anh Trịnh Xuân Tình.
Trên thực tế, không hiếm những cảnh cán bộ TTĐT đi hốt bàn ghế, bảng
hiệu… của người buôn bán lấn chiếm quăng lên xe mà không hề lập biên bản
vi phạm. Họ làm như vậy có đúng quy định pháp luật hay không?
Sáng 15-8 gần đây, nhiều người dân khi đi trên đường
Trương Định (quận 3, TP.HCM) tỏ ra e dè trước “đội quân” gồm nhiều chiếc
xe gắn máy “hộ tống” ba xe tải nhỏ chở theo nhiều cán bộ TTĐT, bảo vệ
dân phố đi “dọn dẹp” nạn buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường. Khi
đến một quán cà phê nằm ngay giao lộ Trương Định - Võ Thị Sáu, một chiếc
xe đánh sát vào lề và một cán bộ bước xuống chộp lấy cái dù che nắng
của bảo vệ giữ xe ở quán cà phê thảy lên chiếc xe biển số 51B-0238 rồi
chạy tiếp.
Lực lượng TTĐT gom và “hốt” số ghế nhựa của một người bán cà phê “cóc” trên vỉa hè đường Trương Định (quận 3). (Ảnh cắt từ clip) Ảnh: MP
Thấy lấn chiếm là hốt
Khi nhóm này trờ tới khu vực trước trụ sở Sở Xây dựng
thì nhiều người đang ngồi trên vỉa hè uống cà phê “cóc” hoảng hốt đứng
dậy. Một số cán bộ nhanh chóng có mặt “thu giữ” nhiều ghế nhựa của người
dân rồi bỏ vào chiếc xe tải trên…
Tiếp đó, khi đang đi trên đường Lý Chính Thắng, nhác
trông thấy một người dân bán trái cây trên chiếc xe ba bánh đẩy tay ngay
góc ngã tư Lý Chính Thắng - Trần Quốc Thảo, chiếc xe 51B-0237 tách đoàn
quẹo trái, cập vào. Ngay lập tức, bốn người trên xe bước xuống chỉ chỏ
rồi xắn tay lấy dưa hấu, xoài, ổi… và khiêng chiếc tủ kính đựng trái cây
lạnh gọt sẵn vỏ của người dân này bỏ bừa xuống vỉa hè. Xong xuôi, hai
người khiêng chiếc xe ba gác đẩy tay đó bỏ vào thùng xe tải 51B-0237 rồi
đi mà hoàn toàn không lập biên bản hay có bất kỳ giấy tờ nào đưa cho
người dân.
Điều đáng nói, việc tùy tiện hốt hàng, đồ đạc của
người dân không chỉ do các cán bộ TTĐT mà nhiều lúc cảnh sát trật tự
(CSTT) cũng thực hiện theo “quy trình” vừa nêu, tức thấy vi phạm là hốt
mà không hề lập biên bản. Cụ thể, trong một lần đi thực tế, chúng tôi
ghi nhận được một tổ CSTT và TTĐT quận Tân Bình hốt hàng của người dân ở
Công viên Hoàng Văn Thụ. Lúc này, một người dân đang loay hoay bên
chiếc xe bán bánh mì thì lực lượng chức năng đột ngột có mặt khiến chị
ta mặt mày xanh lét. Lí nhí năn nỉ nhưng họ vẫn gom tất cả bánh mì và
những đồ đạc trên xe để xuống vỉa hè rồi “tịch thu” chiếc xe. Sau khi
đoàn rút đi, người phụ nữ này lúi húi dọn dẹp hàng hóa và phía sau lưng
là nhiều ổ bánh mì vương vãi trên vỉa hè, lòng đường. Tình cảnh tương tự
cũng thường xảy ở khu vực trước Câu lạc bộ thể dục thể thao Bàu Cát
(đường Đồng Đen, phường 14, quận Tân Bình). Bà NTT thường xuyên bán hàng
rong trên xe đẩy tay tại đây cho biết thường xuyên phải “dọn hàng, giao
xe” khi CSTT bất ngờ xuất hiện.
Lực lượng TTĐT dọn trái cây trên một xe đẩy tay đậu trên vỉa hè góc ngã tư Lý Chính Thắng - Trần Quốc Thảo (quận 3) và để bừa xuống vỉa hè để “hốt” chiếc xe tự chế. (Ảnh cắt từ clip) Ảnh: MP
Kiên quyết khác… lạm quyền
Người phụ nữ bán bánh mì ở Công viên Hoàng Văn Thụ
nhìn nhận với người viết việc bán trên vỉa hè là sai nên mới bị “hốt” và
chị cũng không có phản ứng gì trước việc “bị tịch thu xe mà không có
biên bản”. “Họ hốt xe dữ lắm. Chúng tôi thấy họ là đẩy xe vào hẻm trốn
ngay nhưng nếu họ thấy được thì cũng truy, thu giữ xe cho bằng được. Họ
thấy là thu thôi chứ có biên bản, giấy tờ gì đâu” - bà G. vừa giấu xong
chiếc xe trong hẻm trên đường Thăng Long (quận Tân Bình) khi đoàn vừa
qua nói giọng ngắt quãng.
Trước tiên phải khẳng định việc kiên quyết lập lại
trật tự vỉa hè, lòng đường là chủ trương đúng đắn. Thời gian qua, TP.HCM
đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt trong việc chấn chỉnh nạn buôn bán, lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường đang diễn ra phổ biến trên địa bàn. Theo đó,
UBND TP yêu cầu phạt nghiêm những trường hợp kinh doanh ở lòng đường,
vỉa hè trái phép gây cản trở giao thông, làm ảnh hưởng TTĐT. Từ đây,
nhiều địa phương đã “tập trung nhiều đợt cao điểm”.
Kết quả ghi nhận được là ở hầu khắp trụ sở các UBND
phường, xã đã trở thành những nhà kho, chứa đầy ắp những bảng hiệu, bàn
ghế, xe đẩy tay… Nhiều địa phương còn than vãn rằng một số trường hợp
mức phạt cao, người vi phạm không có khả năng đóng phạt, trong khi
phương tiện vi phạm là vật dụng tạm, ít tiền nên sau khi bị tạm giữ họ
bỏ luôn gây khó khăn cho việc xử lý.
Không có biên bản là trái luật
Trước tháng 12-2013, việc lấn chiếm lòng đường, vỉa
hè trái phép có thể bị xử lý theo Điều 15 của Nghị định 34/2010 được sửa
đổi bằng Nghị định 71/2012 hoặc áp dụng Điều 45 của Nghị định 23/2009.
Trong đó, mức phạt cho cùng hành vi sử dụng vỉa hè, lòng đường trái phép
để họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày bán hàng hóa, sửa chữa hoặc
rửa xe nếu áp dụng Nghị định 23/2009 thì mức phạt mút khung lên đến 30
triệu đồng, trong khi theo Nghị định 71/2012 thì chỉ 3 triệu đồng. Ông
Võ Tấn Khoa, Đội trưởng Đội Quản lý TTĐT quận 12, cho hay chỉ những vi
phạm nghiêm trọng, tái phạm nhiều lần mới áp dụng Nghị định 23/2009.
Hiện Nghị định 23/2009 đã được thay thế bằng Nghị định 121/2013 (có hiệu
lực từ 30-11-2013) và nghị định mới xóa bỏ điều khoản phạt vi phạm lấn
chiếm vỉa hè, lòng đường. Hành vi này bị phạt bởi NĐ 34 và 71 nói trên.
Tuy nhiên, theo luật sư Trần Đình Nam (Đoàn Luật sư
TP.HCM), dù có áp dụng quy định nào đi nữa cũng không cho phép tùy tiện
thu giữ tang vật, phương tiện lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. “Các điều
81, 125 Luật Xử lý vi phạm Hành chính quy định khi tịch thu hay tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập thành biên bản và trao cho người vi phạm một bản.
Trong các biên bản này phải nêu rõ số lượng, chủng loại, hiện trạng...
vì người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản, nếu gây hư hỏng
phải bồi thường hoặc để xử lý đối với phương tiện, tang vật bị tịch thu”
- ông Nam nhấn mạnh.
Do người vi phạm “bỏ của chạy lấy người”
Biên bản vi phạm,
nhất là biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm phải được lập tại
chỗ. Nhưng thực tế, nhiều khi TTĐT có mặt thì người lấn chiếm lòng lề
đường “bỏ của chạy lấy người” nên phải tạm giữ tang vật, phương tiện để
sau đó mời người vi phạm đến lập biên bản và xử lý.
Một trong những lý
do mà TTĐT thường tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm là nhằm đảm bảo
thi hành quyết định xử phạt. Tuy nhiên, do các tang vật, phương tiện này
có giá trị thấp so với mức phạt nên nhiều người dân bỏ luôn. Trong khi
chúng lại mau hư hỏng nên sau một thời gian “bị tạm giữ” thì hư hỏng,
giảm giá trị và trở thành những “đống nợ” do việc xử lý, thanh lý gặp
khó khăn.
Ông VÕ TẤN KHOA, Đội trưởng Đội TTĐT quận 12
Muốn “hù dân” cũng phải đúng quy trình
Trong các buổi tập
huấn cho lực lượng công an phường, TTĐT tôi đều nhấn mạnh đến việc xử lý
vi phạm phải theo đúng quy trình. Trên thực tế, do vi phạm khá phổ biến
nên nếu dừng lại lập biên bản vi phạm thì những người khác thấy vậy thu
dọn nên lực lượng chức năng thường hay thu giữ đồ của người dân rồi
thảy lên xe mà đi. Nhưng việc này là không thực hiện theo đúng quy
trình, lại gây phản cảm. Và dù có “hù dọa” làm người dân sợ không tiếp
tục vi phạm hoặc phạt nghiêm thì cũng phải thực hiện theo đúng quy định.
Theo tôi, lực lượng
chức năng có thể cho người mặc thường phục đi “tiền trạm” ghi nhận những
nơi vi phạm (nếu cần thiết thì có thể dùng camera ghi hình) để dùng
chứng cứ đó xử phạt nghiêm. Biện pháp này có thể hiệu quả hơn thay vì
hiện nay nhiều nơi chỉ “hốt” đồ mà không phạt, không làm cho người dân e
sợ.
Một chuyên gia luật hành chính (đề nghị không nêu tên)
|
MINH PHONG
Những sáng chế tiền tỷ bỏ không
TP - Đầu tư nhiều công sức nghiên cứu, sáng tạo cùng
hàng tỷ đồng nhưng nhiều công nghệ, sáng chế sau khi được hoàn thiện lại
bỏ không, gây lãng phí lớn.
Sáng chế chưa có người mua
Kỹ sư Vũ Hồng Khánh, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân
Khánh Hòa, Hải Phòng nổi tiếng với nhiều sáng chế như máy nghiền tôm cá
làm mắm, máy sản xuất vành xe đạp tự động, máy sản xuất tinh bột sắn.
Các sản phẩm này đều được ứng dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả
cao.
Kỹ sư Vũ Hồng Khánh bên chiếc máy điều chế hydro. |
Mới đây, người kỹ sư già đất Cảng có thêm hai sáng chế
“khủng” là máy điều chế hydro từ nước và máy tái chế rác thải thành
nhiên liệu sinh học. Với chiếc máy điều chế hydro, hai chất hydro và oxy
đồng thời được sinh ra trong quá trình điện phân nước. Hiện đã hoàn
thiện giai đoạn tách riêng hydro và oxy, nén lại, có thể vận chuyển.
Theo ông Khánh, hydro là một trong những nhiên liệu cho nhiệt lượng cao
nhất, tới 3.000 độ C (nhiệt độ than chỉ được 1.600 - 1.700 độ C). Vì
vậy, khi ứng dụng hydro trong sản xuất thì hiệu quả sẽ tăng lên, tiết
kiệm được chi phí lớn cho doanh nghiệp.
Theo kết quả thử nghiệm, điện phân một lít nước mất
khoảng 7KW điện, lượng hydro và oxy giải phóng tham gia phản ứng cháy sẽ
tỏa ra lượng nhiệt tương đương với đốt khoảng 1,6 tạ than. Trong khi đó
chi phí cho việc điện phân một lít nước là khoảng gần 40.000 đồng. Nếu
phát điện bằng 1, 6 tạ than đá thì sẽ mất khoảng 560.000 đồng.
Chiếc máy này đang được người kỹ sư già sử dụng trong
phát điện, hàn xì, nấu sắt thép trong xưởng của mình. Theo ông, một ưu
thế khác là phương pháp đốt cháy này không gây ô nhiễm môi trường, không
gây độc cho người trực tiếp sản xuất. Để sáng chế chiếc máy này, kỹ sư
Vũ Hồng Khánh mất năm năm với hơn sáu tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn chiếc
máy tái chế rác thải thành nhiên liệu sinh học. Đến nay, hai sản phẩm
này vẫn đang đắp chiếu vì chưa được ứng dụng vào thực tế.
Nhiều rào cản
Ông Khánh cho biết, chiếc máy điều chế hydro đã được
cấp bằng sáng chế độc quyền. Để đưa sản phẩm vào ứng dụng, ông tham gia
nhiều chương trình kết nối cung cầu công nghệ của Bộ Khoa học và Công
nghệ. Sản phẩm sẽ được bán cho Nhà nước với giá 28 tỷ đồng, sau đó máy
này sẽ được bán lại cho doanh nghiệp nhưng đến nay không thấy động tĩnh
gì. “Nhà nước không có chế độ gì hỗ trợ cho những nhà sáng chế như chúng
tôi”, ông nói.
Không riêng với hai sáng chế của kỹ sư Khánh, nhiều
nghiên cứu, sáng chế khác hiện nay vẫn chưa được đưa vào ứng dụng. Thứ
trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ, tỷ lệ đưa sáng
chế ứng dụng vào trong sản xuất ở Việt Nam hiện nay rất thấp.
TS Phùng Minh Lai. |
Lý giải nguyên nhân, TS Phùng Minh Lai, Viện trưởng
Viện Nghiên cứu Sáng chế và Khai thác công nghệ (Bộ Khoa học và Công
nghệ) cho biết, nguyên nhân chính là khi nhà khoa học tiến hành một công
trình nghiên cứu để sáng tạo ra công nghệ - sáng chế, chưa nghiên cứu
kỹ nhu cầu của thị trường, không dự báo được thị trường, lại hơi thiếu
tư duy kinh tế nên sản phẩm sáng tạo ra không phù hợp, rất khó thâm nhập
vào thị trường.
Nhà khoa học tiến hành một công trình nghiên cứu để sáng tạo ra công nghệ - sáng chế, chưa nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường
TS Phùng Minh Lai
|
Tuy nhiên, một lý do khác là Việt Nam chưa hình thành
các tổ chức trung gian, làm môi giới cho hoạt động chuyển giao, kết quả
nghiên cứu, sáng chế, công nghệ. Các tổ chức sẽ giúp thay thế các nhà
khoa học đăng ký sở hữu trí tuệ, hỗ trợ makerting, quảng bá sản phẩm,
kết nối sản phẩm. Theo ông Lai, hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đang xúc
tiến việc này.
Trước phàn nàn Nhà nước không có chế độ gì hỗ trợ nhà
sáng chế, TS. Phùng Minh Lai cho biết, Bộ KH&CN đang quản lý và điều
hành “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ” của Chính phủ
(gọi là Chương trình 68), Giai đoạn 1, bắt đầu từ năm 2005 -2010, giai
đoạn hai từ năm 2011-2015, Chương trình hỗ trợ để hoàn thiện các sáng
chế trước khi được thương mại hóa, với mức Nhà nước hỗ trợ 70%, doanh
nghiệp thực hiện sáng chế đối ứng 30%.
Theo các nhà khoa học, việc sử dụng hydro
đã được một số quốc gia trên thế giới thử nghiệm áp dụng để chạy thiết
bị máy móc, động cơ đốt trong. Ưu thế của nhiên liệu này là sạch, thân
thiện với môi trường nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao. Nếu dùng hydro để
chạy xe thì phải thiết kế lại xe chạy hydro, vì hiện nay các xe chạy
bằng xăng.
|
NGUYỄN HOÀI
Việt Nam đã bước lên “con đường chính”
Vũ Duy PhúLà một công dân, tôi xin nói rõ những suy nghĩ nghiêm chỉnh làm căn cứ để tiếp tục góp ý với Nhà nước.
Trước đây, quan điểm tồn tại của CNXH và CNTB khác nhau như nước với lửa, nên hai phe luôn luôn tìm mọi cách để làm suy yếu, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau. Tại sao lại nẩy sinh mâu thuẫn gớm ghê như vậy ? Song song với những gì thực sự tốt đẹp giữa con người với con người, thì xung đột quyền lợi giữa những con người với nhau là chưa thấy điểm dừng. Mâu thuẫn “ý thức hệ” chính là mâu thuẫn về cách thức giải quyết xung đột quyền lợi giai cấp giữa những con người. Phe CN Mác – Lê thì chủ trương giải quyết xung đột quyền lợi giai cấp giữa những người giầu và giai cấp công nhân bằng cách lật đổ, tiêu diệt chính quyền của giai cấp tư sản, dựng lên chính quyền của giai cấp vô sản. CN Mác – Lê lầm tưởng rằng, bằng các đó, xung đột quyền lợi giữa những con người trong xã hội sẽ được giải quyết. Không ngờ, khi giai cấp công nhân lên cầm quyền, thì họ lại cũng hành sử theo kiểu những người có toàn quyền (độc quyền toàn trị), nhưng bởi thiếu tri thức, kém văn hoá, lại chứa sẵn lòng căm hận “những kẻ giầu”, nên hành xử của họ còn tệ bạc (hung hãn) hơn cách hành xử của giai cấp tư sản trước đó. Vì vậy, các nước TBCN cương quyết chống lại đường lối giải quyết xung đột giữa những con người theo kiểu “tiêu diệt”, “lật đổ” nói trên, vì thực chất đó là cách thức dùng bạo lực thay người cầm quyền có tài năng thực sự bằng người cầm quyền ít năng lực, ít trí tuệ hơn, nhưng giầu lòng căm hận hơn (Hãy nhớ lại công cuộc “Cải cách ruộng đất” theo áp lực của Liên Xô và TQ trước đây ở ta thì rõ).
Trái ngược với “phe Mác – Lê”, phe của những nhà tư bản – bởi chính kinh nghiệm bản thân – thì họ cho rằng, cần để cho nhân dân tự do dân chủ cạnh tranh trong làm ăn sinh sống, ai tài giỏi và chăm chỉ làm ăn, tạo ra sản phẩm và các giá trị khác cho xã hội nhiều hơn, sẽ có thể giầu có hơn, dù người đó lúc đầu là ai (chủ xưởng hay công nhân, trí thức hoặc nghệ sĩ, người cầy hay thương gia), người đó tự nhiên được coi trọng và có sức thuyết phục, dễ trở thành chủ tư bản và bằng bầu bán công khai, minh bạch, nhân dân dễ chấp nhận bầu họ nắm quyền điều hành đất nước xã hội. Nếu người cầm quyền trở nên không vừa ý dân, thì dân lại được quyền bầu người khác, kể cả cần phải biểu tình. Thực tiễn lịch sử đã phán xét quan điểm tồn tại và số phận khác nhau của mỗi phe, như chúng ta đã thấy.
Chính vì đã vỡ lẽ ra bản chất vấn đề và thực tiễn khác nhau như vậy, nên Liên Xô, TQ, các nước XHCN Đông Âu đã từ bỏ con đường đi tắt đón đầu lên CNXH theo lãnh đạo của Lênin để ngả theo CNTB, mà bước đầu tiên không có ai phủ nhận được là các nước này đã hoàn toàn đi theo Cơ chế thị trường đầy đủ và thể chế đa nguyên, đa đảng. Họ đã không lựa chọn cách giải quyết sung đột thông qua lật đổ, tiêu diệt, mà chấp nhận tham gia và vận dụng hầu hết những nguyên lý và nội dung cốt yếu về tự do dân chủ cạnh tranh sinh tồn của CNTB (Cơ chế thị trường đầy đủ, Hiệp định WTO, Hội nhập toàn cầu, Tuyên ngôn Nhân quyền, Hoà bình, Tự do báo chí ngôn luận, Tham gia nhóm G ngày càng đông hơn, các Hội nghị vùng, v.v. . .và v.v. . ., cùng các Tổ chức lớn toàn cầu khác của Thế giới tư bản và các Công ước, Hiệp ước quan trọng khác của Liên hiệp quốc. Các nước này cũng chấp nhận áp dụng những tiêu chuẩn định mức, và những chuẩn mực văn hoá, KHKT khác, thậm chí cả nhiều đạo luật trong “làm ăn” kinh tế xã hội mà thế giới tư bản đã xậy dựng từ trước và được kiểm chứng là đúng đắn. Ngày Phũ nữ quốc tế, ngày 1 tháng 5 . . .xuất phát từ Hoa Kỳ, nay trở thành ngày hội toàn cầu . . .) Trên thực tế, các nước Liên Xô cũ và Đông Âu đã Hội nhập dần và toàn diện với thế giới TBCN ngay từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Nếu ai vẫn tin theo CN Mác – Lê, thì người đó sẽ rất phấn khởi, bởi tiên đoán của Ông Marx đã và đang hiện ra rõ rêt: Sau khi diễn ra đầy đủ “Toàn cầu hoá TBCN”, lúc đó, theo chính lập luận của Ông Marx: các nước Tư bản tiên tiến nhất sẽ tiến trước lên một xã hội mới tốt đẹp hơn, tức là XHCN (nghiêm chỉnh) – một xã hội tốt đẹp hơn xã hội TBCN cũ hiện nay – , mà gần đây bên Phương Tây người ta gọi tránh đi là “Xã hội hậu Tư bản” (vì cái tên XHCN vốn được hình dung từ xa xưa là rất tốt đẹp (Dân giầu, nước mạnh, xã hội tự do dân chủ, công bằng, văn minh), nhưng đã bị phe XHCN cũ do Liên Xô dẫn đầu bôi nhọ).
Nhân loại đã có cách nhìn người rất xác đáng: “Nếu muốn biết anh là ai, tôi sẽ suy ra từ chính bạn của anh”.Mâu thuẫn “ý thứ hệ” giữa Nga, các nước Đông Âu với Phương Tây là không còn. Vì vậy, ở các nước này, đã biến mất một sức cản phá phát triển tệ hại, không chỉ từ các nước đối địch TBCN trước đây, mà còn luôn có sự chống đối của một bộ phận nhân dân chính nước mình rất muốn “diễn biến hoà bình” sang TBCN (Điều may mắn này thể hiện tại Ukrain hiện nay: Vấn đề xung đột đang xẩy ra chỉ là mâu thuẫn trong cân nhắc lợi ích quốc gia, lợi ích cá nhân, chứ không còn phụ thuộc “ý thức hệ”). Vì về cơ bản chỉ còn lại mâu thuẫn quyền lợi khu vực, quyền lợi quốc gia dân tộc, “lợi ích nhóm” và lợi ích của các cá nhân giữa các nước. Nên có còn phải cảnh giác “ý thức hệ” đối kháng nữa không ? Rõ ràng, ma quỷ cũng phải thừa nhận rằng: Hết thời “đấu tranh ý thức hệ” cũ rồi ! Hiện nay, muốn hay không, cũng phải ngầm thừa nhận rằng, thế giới đang tiến tới quá trình “Toàn cầu hoá TBCN”.
Sau CNTB toàn thế giới sẽ tiến đến cái gì ? Theo Marx và tư duy của những người CS, thì đó sẽ là “CNXH” , theo các nhà lý luận Phương Tây, thì đó sẽ là Xã hội hậu Tư bản, theo nhiều thiên tài tiền nhân của Loài người, thì đó là Thế giới Đại đồng, là “Thiên đường”, mặc dù sẽ còn rất xa vời. Chúng ta hãy bình tĩnh chờ xem !
Tóm lại: Một số nước trước đây đã thử nghiệm “đi tắt đón đầu” lên XHCN và đã thất bại. Loài người (trong đó có Marx) đã rút ra kết luận nghiêm chỉnh tất yếu là phải đi theo con đường chính tuần tự qua hai giai đoạn tiếp theo này (là TBCN và XHCN) rồi mới tiến tới được Thế giới Đại đồng.
Còn đối với Việt Nam ? Chắc chắn nhân dân ta không thông minh hơn nhân dân Liên Xô cũ và các nước Đông Âu (tức là VN không thể “kiên trì” một mình đi tắt đón đầu thắng lợi). Chính vì đến nay đã biết chắc điều đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cho đến nay, ngoài các nước bạn bè truyền thống, chúng ta thực tế đã hợp tác “toàn diện” và “chiến lược” với hầu hết các nước TBCN hùng mạnh văn minh nhất thế giới. Và hợp tác hội nhập với hầu hết các nước còn lại trong thế giới TBCN. Vậy còn cái gì vấn vương quan trọng hơn (ngoài nội dung toàn diện và chiến lược) để phải dè chừng, cảnh giác “ý thức hệ”, “diễn biến hoà bình” với nhau ? Và nếu có “diễn biến”, bây giờ sẽ diễn biến về đâu? Phải chăng còn sợ rằng VN sẽ thành một nước giống như Thuỵ Điển, Canada, Pháp, Nhật, Hàn quốc hay Singapore . . . ? Mọi ngưòi hãy suy nghĩ kỹ và trả lời câu hỏi đời thường này!
Vì vậy VN cần yên tâm công khai từ bỏ con “đường tắt”, đi theo con “đường chính” của Loài người, và trên thực tế VN đã bắt đầu.
Do đó, VN nên chính thức công khai hoá “cấu trúc” chính trị mới:
1/ Xác định rõ mục tiêu trước mắt: Chúng ta cần thực tâm thừa nhận: Cứ với tình hình như hiện nay, VN khó có thể tiến lên CNXH (CN hậu TB) trước các nước TB phát triển văn minh tiên tiến, như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Singapore, Hàn Quốc . . .(kể cả Trung Quốc?), Tức là, xin nhắc lại, cần thừa nhận công khai rằng: Quan điểm của Lênin “Các nước có thể bỏ qua phát triển TBCN để đi tắt đón đầu lên CNXH bằng con đường chuyên chính vô sản ” là hoàn toàn sai lầm. Và nên thay bằng quan điểm mới đang đựơc thực tế trên thế giới chứng minh: Có thể tiến lên CNXH đích thực nếu biết đi con “đường chính” của Nhân loại: Tận dụng sự hợp tác giúp đỡ (đôi bên đều có lợi) của các nước Tư bản văn minh đi trước để xây dựng thành công CNTB hiện đại trước đã. Có nghĩa là: Chúng ta trước hết cần nghiêm chỉnh mạch lạc (không lộn xộn, nhầm lẫn, rối loạn) phấn đấu xây dựng thành công giai đoạn TBCN trước (nhưng có cải tiến – hiện đại hoá) cho “ra ngô, ra khoai”, sau đó, đến cuối thế kỷ – như phán đoán của TBT Nguyễn Phú Trọng – mới hết “quá độ” để chuyển tiếp sang giai đoạn sau: Xây dựng CNXH khoa học, hay CN hậu TB;
2/ Đổi mới “cấu trúc” chính trị: Cần tiếp tục đổi mới (xác định mới) đầy đủ hơn toàn bộ quan điểm, đường lối thể chế chính trị kinh tế xã hội hiện đại của Việt Nam trong cái pha mới này. Các Hội nghị TƯ vừa qua, Kỳ họp Quốc mới kết thúc đã làm được một phần quan trọng của công việc này: Chấp nhận có chọn lọc các nguyên lý của CNTB hiện đại, xác định rõ: Cái gì có thể giữ nguyên để vận dụng, cái gì cần nghiên cứu cải tiến, cái gì cần loại bỏ ngay, nếu thấy các nước TB tiên tiến đi trước cũng đang nhắm đến loại bỏ nó . . .Trong câu chuyện này, cần nghiêm túc, thực sự cầu thị học tập các nước tiên tiến, các chuyên gia lý luận của Tư bản (trong đó có Marx và Ănghen), kể cả học tập cách đổi mới của Trung Quốc (không theo CN Mác – Lê đời cũ của TQ nữa). Những ý tứ vướng mắc vẫn “tồn tại” còn lại trong Hiến pháp vừa ban hành theo đa số ở QH (làm nhiều người dân thất vọng) thì cần có thời gian để được thực tiễn chứng minh cho Đảng, Quốc hội và Chính phủ, chắc chắn khi đó HP sẽ được tiếp tục sửa đổi..
3/ Riêng vấn đề đảng lãnh đạo: Đảng lãnh đạo từ 1944, 45 cho đến nay, về tổng thể, là đã cố gắng hết sức và xứng đáng được thừa nhận thành tích to lớn (Nhóm yêu nước của ông Diệm chỉ công khai xuất hiện khi Pháp quay lại đánh chiếm VN lần thứ hai năm 1946, 1947 !). CN Marx đã nói: “Sau này, sẽ đến lúc đảng phái không còn và nhà nước sẽ biến mất”. Có nghĩa là, đa nguyên, đa đảng chính là cách tiếp cận mềm đến tư duy nói trên của CN Marx. Nếu quyết tâm chuyển đổi dần từ “độc đảng toàn trị” sang “tự do dân chủ thật sự đa nguyên đa đảng” (như đường lối thực chất ban đầu 1945 – 1946 của Hồ Chí Minh (*)) theo các bước đi vững chắc, nhằm tới chính trị tiến bộ, ổn định và phát triển thắng lợi kinh tế xã hội. . thì Đảng ta sẽ có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Như đã nói: Đa nguyên, đa đảng chính là bước quá độ dẫn đến tư duy “đảng phái biến mất” (bắt đầu là biến mất cái đặc tính độc quyền của chỉ một đảng) của CN Marx. Ví dụ: Bước đầu, thực hiện cạnh tranh công khai minh bạch trước trong nội bộ đảng dưới sự giám sát của nhân dân, sau đó từng bước chuyển thật sự từ Đảng CS thành Đảng Việt Nam (như ý tưởng sáng suốt của Cụ Hồ), bên cạnh có thêm các đảng phái khác, Dân chủ, Xã hội chẳng hạn, cạnh tranh công khai minh bạch trước toàn dân. . .thì lúc đó sẽ dần đạt yêu cầu Tự do dân chủ thật sự. Nên thừa nhận rằng: Hiện nay thực sự trong nội bộ Đảng cũng đã đang diễn ra đấu tranh, “cạnh tranh” về đường lối, đó là đang “dân chủ hoá trong Đảng”, đó là sự thật, là đúng “luận thuyết duy vật”, không có gì xấu. Chỉ có điều là chúng ta vẫn còn giữ vững nguyên tắc bí mật tuyệt đối trong đấu tranh với “các thế lực thù địch” như xưa, và dấu diếm nhân dân, nên chúng ta không công khai câu chuyện đấu tranh nội bộ ra ngoài mà thôi. Nhưng không có gì giấu được con mắt thiên hạ. Nội bộ Đảng CS Trung Quốc cũng đang diễn ra tình hình như vậy, và phe nào, đảng nào có ý kiến phù hợp thực tiễn, phù hợp quy luật sẽ tồn tại và chiến thắng. Không có gì đáng lo ngại cả.
4/ Giáo dục lý tưởng, chính trị: Chừng nào chúng ta đang quyết liệt cải cách giáo dục, thì trước hết phải cải cách những nội dung giảng dậy chính trị cũ ở các trường học (nhất là trong các trường Chính trị – Hành chính quốc gia) theo đường lối quan điểm mới vừa trình bầy. Không bóp méo cắt xén CN Marx, đặc biệt là ở các truờng Đảng. mà dậy theo đúng diễn biến có thực những tư duy thay đổi đã diễn ra, nhậy bén và khách quan của Marx. Gần cuối đời, ông đã đồng tình với xu hướng của QTCS II (XHDC Bắc Âu). Đương nhiên rất cần dậy đúng cả Học thuyết Hồ Chí Minh, làm rõ những nội dung “Dĩ bất biến, ững vạn biên” của Người (mà Viện SENA đã có công dẫn đầu nghiên cứu kỹ gần 10 năm nay về vấn đề này). Có như vậy, lý luận chính trị tại nhà trường và thực tiễn mới thống nhất được với nhau, thầy và trò mới tránh được hiện tượng “Dậy và học một đằng, nghĩ một nẻo, ra đời làm một khác” như lâu nay. Hơn thế, Đảng sẽ mạnh dạn động viên nhân dân học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chứ không chỉ dừng lại ở học tập đạo đức của Người.
5/ Đối với toàn dân, tôi xin kiến nghị với Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ, hãy giao cho Anh Nguyễn Thiên Nhân tổ chức cho Mặt trận Tổ quốc đứng ra vận động nhân dân thảo luận học tập vận dụng những nội dung khá rõ ràng, phong phú, minh bạch về Xã hội dân sự hiện đại (Thực ra tôi đã viết thư nói về câu chuyện “mở đầu sự nghiệp vì Dân vì nước của Anh”, song chắc Anh ấy chưa dám làm vì còn đợi ý kiến Bộ Chính trị, Quốc hội và Chính phủ). Về vấn đề này, tạm thời, khi chưa có tài liệu tiếng Việt nào khá hơn, hãy dùng tạm quyển “Xã hội dân sự – Một số vấn đề chọn lọc” do NXB Tri thức (chính luồng) của LHH KH và KT) phát hành từ năm 2008 tại Hà Nội.
6/ Chuẩn bị khẩn trương để đến Đại hội XII, đảng sẽ có một bản Cương lĩnh thực sự mới, từ đó nước ta sẽ thực sự có một bản Hiến pháp mới tốt hơn nữa, hợp lòng dân và bám sát thực tiễn hơn nữa, tức “Hiến pháp thời hiện đại” của đất nước Hồ Chí Minh, để trình ra nhân dân (Ông chủ) phúc quyết (chứ không chỉ do QH biểu quyết vội vàng như vừa qua).
Tóm lại: Đã hết thời “đấu tranh ý thức hệ” rất hình thức, vô bổ; đã hết thời lấy cớ chống “kẻ thù giai cấp”, chống “diễn biến hoà bình” để chống lại chính mình (trong khi mất cảnh giác cao độ với âm mưu trả thù, phá hoại kinh tế xã hội của kẻ thù cá nhân vị kỷ bị pháp luật lôi ra ánh sáng và kẻ thù dân tộc). Trước khi chúng ta tiến hành tái cấu chúc kinh tế, để cho sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước được kết quả, chúng ta mặc nhiên, muốn công nhận hay không, đã buộc phải lo “tái cấu trúc” chính trị đi trước cho đồng bộ, vì đó là cái “cơ cấu” bao trùm lên tất cả: Các Hội nghị TƯ từ 4 đến 8 và Kỳ họp Quốc hội vừa rồi chính là đã làm được một phần quan trọng công việc “tái cấu trúc” chính trị đó. Rõ ràng là Việt Nam, cũng như Nga, Đông Âu và TQ, đã buộc phải từ bỏ con “đường tắt” đón đầu lên CNXH do Lênin chỉ ra trước đây. Việt Nam hiện nay đã thực sự bước được vào con “đường chính” của Nhân loại (***)
Vâỵ cần chú ý gì thêm
khi đã đi “đường chính”?
Cần làm một cuộc đại cách mạng về đạo đức xã hội,
Khôi phục lại thuần phong mỹ tục Việt Nam
Có phải Việt Nam thực sự
vẫn đang còn vấn vương băn khoăn giữa ngã ba đường: CNXH (nghiêm chỉnh,
nhưng còn xa vời) với CNTB hiện đang tồn tại ? Theo tôi, hoàn toàn không
phải như vậy!Thế giới thì đã đi bước một, quá trình “Toàn cầu hoá TBCN” đang thực sự diễn ra. Còn tại ngay Việt Nam ? Còn nước ta đã công khai hoá (với toàn dân và thế giới) việc quay lại con đường chính này. Chúng ta cùng làm rõ thực trạng VN hiện nay.
Một là, Việt Nam từng là nạn nhân vô cùng oan ức của lịch sử, vì bản chất “CSVN” không phải là nguyên nhân của mâu thuẫn ý thức hệ TBCN và XHCN tại VN, không phải là nguyên nhân gây ra hơn 20 năm chiến tranh đẫm máu tàn phá VN cuối thế kỷ XX (hãy xem , ví dụ(*) “Thư gửi Tổng thống Obama và nguyên thủ các nước có liên quan, Đồng kính gửi Chủ tịch Trương Tấn Sang” vẫn đang còn đưa trên trang Web: vids.org.vn).
Hai là, bỏ qua một bên những thành tựu to lớn giành độc lập, thống nhất, xây dựng và phát triển của đất nước (vì nhiều người quên, coi là “đương nhiên” !), còn tất cả những gì là “tồn tại, xấu xa đáng nguyền rủa” trong xã hội Việt Nam hiện nay, lại chưa nhận ra, đó là tổng hợp lộn xộn cùng một lúc của hàng loạt những nguyên nhân chính sau đây: a/ Đường lối mất dân chủ độc đảng toàn trị của giai cấp công nhân bắt nguồn từ CN Mác – Lê , (chính sự độc quyền – dù ở thời đại nào, cũng vẫn là “bà mẹ của mọi sự tha hoá”); b/ Sự khôi phục kinh tế xã hội sau chiến tranh thiếu một đường lối sáng suốt, có kinh nghiệm (Nhật, Nam Hàn, Đài Loan . . . sau chiến tranh, thì họ đi ngay theo hướng TBCN, được Mỹ và các nước Phương Tây có kinh nghiệm về thị trường và quản trị đất nước hỗ trợ, hợp tác, giúp đỡ . . .Còn tại VN thì vì đồng nhất giữa tài năng công lao lãnh đạo cách mạng vũ trang với khả năng, quyền lợi (dành cho) lãnh đạo kinh tế xây dựng xã hội trong hoà bình (và mọi thứ kém cỏi ở đây có lẽ là do cái “thiểu năng trí tuệ” gây ra là chính, điển hình là việc bắt chước Nam Hàn lập ra một số các “Tập đoàn (phá hoại) nhà nước” của cựu Tổng bí thư lúc đó – mà không hiêủ bản chất loại tập đoàn Nam Hàn là không được độc quyền và họ không bao giờ tự do “đục đẽo, phá hoại” tài sản của chính mình); c/ Sau khi gặp khó khăn, bị đe doạ thất bại, đã xuất hiện sự lúng túng, phân vân, mâu thuẫn giằng co gĩưa hai con đường XHCN và TBCN. Vì theo mô hình XHCN thì vấp phải những tệ nạn như đã nêu ở điểm a/. Còn đi vào “Tiền TBCN” như đã và đang diẽn ra, giống ở Phương Tây thế kỷ 18,19, thì hiển nhiên xã hội VN sẽ khó tránh khỏi nẩy sinh những tệ nạn nhân đạo và tha hoá tương tự như thời đó (lúc bầy giờ, tất cả vì lợi nhuận, con người đối với con người là thất nhân tâm, vô đạo đức); d/ Bị chính sách Đại bá của Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay kìm kẹp, chèn ép, xâm phạm chủ quyền (Mặc dù, cần thừa nhận, hiện nay, dưới thời ông Tập Cận Bình, đã có dấu hiệu giảm nhẹ). e/ V. v . .
Tất cả 4, 5 yếu tố đó, từ hàng chục năm lại đây, đã làm suy giảm đạo đức xã hội đến mức báo động, đã giằng xé, phân hoá xã hội VN ra làm nhiều mảng, thiếu nhất trí, kể cả trong giới lãnh đạo . . . . Lợi dụng tình thế đó, mọi lực lượng kinh tế chính trị xã hội không vì dân, vì nước, không vì hoà bình và ổn định xã hội, các “Nhóm lợi ích” cả trong lẫn ngoài nước đều muốn thừa cơ xông lên xâu xé VN để kiếm chác, đặc biệt là về kinh tế (tài nguyên, đất đai, thị trường, lao động, . . .). Vì vậy, hiện nay, suy thoái đạo đức xã hội đã lan ra gần như rộng rãi trong nhiều tầng lớp nhân dân, xã hội, thái độ thất vọng “Mặc kệ nó” trong nhân dân đã trở nên khá phổ biến.
Trong tình hình hiện nay, có cần vạch vòi làm rõ những xấu xa, khuyết tật của xã hội và của lãnh đạo các cấp nữa hay không ? Có cần phân tích đúng sai trong lựa chọn thể chế nữa hay không ?
Theo tôi: Cái cũ “Đã quá rõ rồi”. Không cần phê phán quá nhiều nữa. Xin đừng lấn bấn vào “câu chữ” trên các văn kiện. Hãy nhớ: Hàng mấy chục năm nay, ở các nước XHCN (vì mục tiêu cách mạng và giải pháp cách mạng tự chống phá nhau, do nhầm lẫn từ gốc) nên đã có hiện tượng phổ biến rất giống nhau: “Nói vậy, mà không phải vậy, và cũng không làm được như vậy”. Vì nói là Dân chủ, nhưng thể chế là độc đảng toàn trị nên mất dân chủ. Vậy cứ nói trong HP là “đảng lãnh đạo tập trung, toàn diện”, nhưng thực tế với đường lối độc quyền và quyết sách “bí mật” như cũ sẽ chẳng làm được, vì chỗ nào đảng lãnh đạo đúng, “một bộ phận không nhỏ” lại phá phách, còn chỗ đảng lãnh đạo sai là dân lại đấu tranh phản đối. Nói là Quân đội phải bảo vệ Đảng, nhưng nếu Đảng không sửa sai, thì đời nào quân đội bảo vệ cái sai? Cho nên, hãy yên tâm “bình tĩnh” đi. Vấn đề là, trong tình hình như hiện tại (2013), làm cách nào thoát ra khỏi tình trạng không ổn hiện nay một cách an toàn để vững vàng đi lên “đường chính” giành toàn thắng cho Đất nước ?
* * *
Tôi xin nêu một số gợi ý “định hướng” khắc phục sau đây, không phụ thuộc “ý thức hệ” nào cả:
Trùm lên tất cả là cần làm một cuộc cách mạng về đạo đức kỷ cương xã hội, khôi phục lại thuần phong mỹ tục Việt Nam , sau đây là một số trọng tâm góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước.
1- Một mặt: Cần củng cố (hay lấy lại) lòng tin của toàn dân. Cần thừa nhận là chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ hợp tác toàn diện và chiến lược với các nước quan trọng, hùng mạnh nhất trên thế giới, đồng thời hợp tác toàn diện với ĐNÁ và toàn thế giới văn minh – không phân biệt “ý thức hệ” - là đường lối rất đúng đắn rồi. Chủ trương đối nội cũng rất đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ là cương quyết từng bước thực hiện chế độ “Dân làm chủ” (từng bước bỏ chế độ đảng chủ), lập lại kỷ cương phép nước, quyết liệt, nghiêm khắc, thật lòng tuân theo pháp luật (khắc phục thật sự, nghiêm chỉnh, triệt để hiện tượng “nói vậy mà không làm vậy” – Từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trở đi. . .. Ở đây hiện nay chủ yếu là đánh giá, quyết liệt đối với những gì đang và sẽ xẩy ra (vì sau khi có các NQ mới đây của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, nếu ai vi phạm dứt khoát phải được coi là cố tình, không thể vin vào sai lầm gốc, sai cơ chế , hay do “Đảng chỉ đạo” được nữa). (Không nên định kiến đối với những người CS cũ, lấy bà Angela Markel Thủ tướng Đức làm ví dụ: từ một tiến sĩ khoa học tự nhiên, một cốt cán CS của Đông Đức cũ, bây giờ , bằng tài năng tâm huyết cùng tư tưởng và quan điểm đúng, nên lại được nhân dân TBCN Đức bầu lại làm Thủ tướng nhiệm kỳ 3 !)
2- Mặt khác: Công khai khẳng định đường lối mới. Đảng, Quốc hội và Chính phủ cần khẳng định rằng, nếu thực sự nước ta đã chọn “con đường chính” rồi, thì nguyên nhân của mọi chuyện vi phạm luật pháp và văn hoá đạo đức rắc rối, xấu xa, “lôi thôi” trong xã hội đều chỉ còn là hậu quả của những sai lầm không phải do mâu thuẫn “ý thức hệ” gây ra, mà hầu như chỉ là do “thiêủ năng trí tuệ” và do “quyền lợi, địa vị ” cục bộ hay cá nhân chủ nghĩa gây ra, và mọi va chạm đụng đầu đối ngoại, thì chỉ là kết quả tranh chấp quyền lợi dân tộc mà tạo nên. Nói như vậy để nhà nước không nên tiếp tục “tự kỷ” hoặc tự rối lừa mình mà nghĩ rằng, nhân dân chống chính quyền là do nhân dân muốn “diễn biến hoà bình”, “chống phá cách mạng”, mà là chỉ chống những cái sai “thiểu năng trí tuệ” và cá nhân chủ nghĩa của bộ máy cầm quyền nhà nước mà thôi. Còn đối với đối ngoại, thì không nên lo ngại đi “đường chính” là làm khác, hoặc chống phá “đường lối cách mạng” của nước nào nữa. Bây giờ đã hết “đường lối XHCN” giáo điều máy móc kiểu cũ rồi. Hãy an tâm tập trung sức người, sức của vào thực hiện tốt “con đường chính” (cả đối nội và đối ngọai) đã vạch ra.
3- Như vậy, trước mắt, toàn hệ thống hiện ra hai hướng hoạt động chủ đạo. Một là dẹp hết (dần dần, có kế hoạch, có tình người) những tổ chức, nhân lực và đầu tư tài chính đồ sộ cho nhiệm vụ đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, “chống phá XHCN” được xây dựng và củng cố bồi đắp liên tục từ xưa cho đến nay để bây giờ có thể dồn sức cho nhiệm vụ đi trên “đường chính” của đất nước.. Hai là, kết hợp với quốc phòng an ninh, chủ động, triệt để khắc phục suy thoái xã hội, hãy bằng mọi cách chủ động đầu tư sức người, sức của tạo thêm thật nhiều công ăn việc làm có hiệu quả thiết thực cho dân (Xem mục II dưới đây). Theo tôi, giai đoạn này của ta, nếu lãnh đạo biết thu thập trí tuệ sáng suốt, tài năng và tiền của toàn dân, thì cũng vẫn có thể lãnh đạo theo kiểu “quyết đoán” theo ý dân được (****). Và như vậy cũng vẫn là thực thi Dân chủ, Tự do theo con đường chính.
4- Vừa qua, từ lãnh đạo đến người dân thường chủ yếu chỉ có thời gian lo giải quyết những gì đang và sẽ xẩy ra trong đời sống trước mắt. Bây giờ, khi đã thực sự đi theo con đường chính, đã bớt đi được một mảng lớn kẻ thù không có thực (diễn biến hoà bình, chống phá cách mạng kiểu cổ), là lúc có thể yên tâm thực sự dành tâm sức cho tương lai trung và dài hạn:
I- Bây giờ cần tập trung sức lực quản lý thật chặt:
1/ Tài sản đất nước: Đất đai, tài nguyên, vùng trời, vùng biển;
2/ Thu nhập quốc dân, trong đó chủ yếu là thu nhập của các tổ chức kinh tế nhà nước và các DN nước ngoài;
3/ Kiểm kê tiềm lực lao động và ra luật nghĩa vụ lao động bắt buộc: Kiểm kê các loại hình lao động hiện nay và tỷ lệ giữa chúng xem có hợp quy luật tự nhiên không ? Loại nào quá nhiều, quá thừa, quá bất hợp lý thì tìm giải pháp chấn chỉnh, khắc phục. Không để thất nghiệp và không cho phép trong độ tuổi lao động mà ăn bám xã hội.
4/ Kêu gọi chống lãng phí quá đáng dưới nhiều hình thức, kêu gọi tiêu sài tiết kiệm để đầu tư phát triển (là yêu nước), kêu gọi cả cung tiến của những người giầu, và sự giúp đỡ hỗ trợ của cộng đồng quốc tế . . .để, cùng với những việc đang làm, tổ chức mở ra những hướng lao động mới thu hút rộng rãi sức người sức của vào đấy (Xem mục II dưới đây), Bằng cách đó sẽ loại bỏ được các nguồn nhân lực dôi thừa nhàn dỗi thất nghiệp vì đấy là nguồn chính (nội bộ) tạo ra và cung cấp các hoạt động phá hoại đất nước.
II- Hệ thống lại những việc có thể tổ chức làm mới ở tầm quốc gia phục vụ phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng và cải tạo nòi giống:
1/ Hãy đầu tư và tổ chức đưa con em nhân dân có văn hoá (đang đua nhau học và dư thừa lớn) tới lập ra những làng mới văn minh, những đô thị mới hiện đại, với những khu kinh tế to, nhỏ nhiều kiểu vây quanh ở những vùng còn đất, còn đồi, còn rừng, các nông trường bỏ hoang . . . ở các nơi xa xôi, sát mọi miền biên giới. Phấn đẩu bỏ hiện trạng chỉ bám chặt lấy đô thị ồn ào chật hẹp, bố mẹ hoặc vợ con mà sống bê tha,chen lấn, mưu mẹo (không dám dũng cảm, sáng tạo) ;
2/ Cũng vậy, hãy nhắm một số đảo quan trọng còn đang phát triển ngẫu nhiên, tự phát . . .hãy đưa người và đầu tư ra đó, coi đấy là những nơi thu hút lao động tài năng số lượng lớn, có tổ chức v. .v…; Đặc biệt chú ý phát triển Côn đảo, Phú quốc, Bạch Long Vĩ, Trường Sa . . .
3/ Hãy tổ chức những đề án lớn về “biến đổi khí hậu, môi trường”, như be cạp thành phố ngập nước, cạp bờ biển, bờ sông đang sạt lở liên tục và nghiêm trọng, biến rác và mọi phế thải thành năng lượng và phân bón, tận dụng mặt lợi thế của Miền nhiệt đới.v .v .và hoàn chỉnh hệ thống giao thông hiện đại, liên quốc gia hợp lý hơn.v .v .
4/ Hãy tìm cách tổ chức giải quyết để thoả mãn nguyên vật liệu phụ kiện trong nước còn đang rất thiếu, tính từ việc thay thế những nhu cầu rất thiết thực, như “cát đào ở sông” mà nhân dân đang là nạn nhân không biết kêu ai (Hãy xem xét kỹ, cát ấy, mỏ quăng ấy đang dùng vào việc gì, chở đi đâu?); tận dụng phế liệu nông nghiệp làm phân bón, thuốc trừ sâu v.v . . . Không chịu để VN chỉ là nơi lắp ráp, tiêu thụ và bán tài nguyên và con người để tiêu sài đồ xa xỉ, cao cấp nước ngoài …
5/ Hãy sớm nghiên cứu đường lối tổng thể giải quyết căn bản nạn “bỏ ruộng hoang” hay “trả lại đất nông nghiệp” cho nhà nước ! v. v. . . .Đây chính là . . .vô tình tạo một nguyên nhân trọng cho “loạn lạc” xã hội hơn trong tương lai.
Để làm được những việc đó, hãy “cơ cấu” lại đội ngũ lãnh đạo đảng và chính phủ các cấp, tìm cách làm rõ “bộ phận không nhỏ” lâu nay chỉ biết “làm giả, mà ăn thật”, các bộ phận nhân lực đấu tranh chống “diễn biến hoà bình”, “ý thức hệ”, lực lượng nắm “dư luận”, đánh thuê (đã hụt hẫng, không còn đối tượng thực) và v.v…sẽ thừa ra. . .cần đưa họ sang tham gia tổ chức chỉ đạo và trực tiếp thực hiện những lĩnh vực công việc mới nói trên; Đồng thời cần thống kê, rà lại, cơ cấu lại đầu tư và chi tiêu công, biên chế nhà nước, phân bổ lại cơ cấu ngân sách nhà nước . v. v. . .Có thể vay tiên và kêu gọi cung tiến trong nhân dân và hỗ trợ từ nước ngoài cho những công việc mới nói trên.
Cần cố hết sức tổ chức lao động và quản lý đất nước trong cùng một thể chế,cùng khuôn khổ luật pháp và tập quán với các nước mà ta muốn hợp tác, liên kết toàn diện và chiến lược (Tư bản phương Tây thì bản tính tập quán nổi nhất là tự do dân chủ,tôn trọng pháp luật, Tư bản tiên tiến phương Đông nổi nhất là tiết kiệm, làm ăn căn cơ chăm chỉ). Hãy dành hết tâm sức vào việc “làm ăn” nghiêm chỉnh, tiết kiệm, chăm chỉ, hiệu quả, tránh chông chờ sự độc quyền, may rủi (****) và cầu xín sự chiếu cố, thương hại ! Không nên yêu cầu các nước thừa nhận Kinh tế thị trường đầy đủ, Cạnh tranh bình đẳng, Hội nhập toàn diện, Nhân quyền và Tự do dân chủ nửa vời và giả vờ như vừa qua của ta !
Toàn bộ chi tiêu, biên chế, đầu tư quốc gia (cả bên đảng, bên chính quyền) rất lớn cho “mặt trận phòng chống diễn biến hoà bình” cũng cần được xem xét để giảm dần xuống Cần nghiên cứu tạo ra khối lượng lớn những việc làm mới cho mục tiêu xoá bỏ những nhiệm vụ “chính trị” trước đây cần, nay không còn cần thiết.
Đã xuất hiện quan điểm rất sai lầm phản phát triển: “giầu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố!”, “lao động tự do không bằng ngồi co ăn thật làm giả trong biên chế” . . . nên nông dân bắt đầu bỏ ruộng hoang một cách phổ biến để ra thành phố “sinh sống” và chui vào biên chế bằng bất cứ cách gì, giá nào theo kiểu tiêu cực, bất cần đời đang phổ biến nói trên. . . Cần nghiên cứu chiến lược tổng hợp để xoá bỏ thật sự những tư duy phản phát triển đó!
Để làm được những việc nói trên, rất cần đồng bộ cương quyết dẹp hết, “chặn” hết mọi ngả đường tham nhũng, tiêu cực, gian lận, mưu mẹo, phá phách, sống ăn bám vào người khác, vào xã hội. Con đường mới và nghiêm chỉnh của khối những người dư thừa, con đường lập lại trật tự xã hội và thuần phong mỹ tục, làm giầu bản thân và đất nước chỉ có thể là một cuộc vận động văn hoá tiến bộ rộng rãi từ Đảng đến các đoàn thể quần chúng, là công việc hữu ích được nhà nước chủ động mạnh dạn đầu tư mở ra, không có cách nào khác (kể cả giáo dục tư tưởng đến mọi hình phạt, tù tội, và XK lao động).
Tuy nhiên, nếu ai vẫn muốn nghiên cứu thật sâu sắc về CN Mác – Lê, học thuyết Hồ Chí Minh, về tương lai . . ., thì ngoài các công trình (!) của Hội đồng Lý luận TƯ, của các Viện khoa học xã hội của nhà nước, của nhiều cá nhân, xin hãy tìm đọc các tác phẩm – kết quả nghiên cứu rất giá trị và sâu sắc gần mười năm nay với kinh phí tự có của Viện SENA (35, Điện Biên phủ, Hà Nội).
Đừng thấy xã hội ta đang có một số dấu hiệu “nhộn nhạo”, “nhố nhăng”, xấu xa, thậm chí dã man như đang được đưa trên các mặt báo và thông tin từ nước ngoài . . .mà quá bực bội, sốt ruột, rồi oán trách chê bai lẫn nhau (Vì đây là hậu quả tất yếu không một nước nào vốn lạc hậu, lại nhầm lẫn tiến lên theo “độc đảng toàn trị” trước đây và của “tiền TBCN” khó tránh khỏi hiện nay ! Chính ở đây và bây giờ mới đang cần khái niệm bình tĩnh, “kiên trì”. Mấy đảng viên “gạo cội” đã công khai từ bỏ đảng CS đã đủ báo hiệu sai lầm của đảng và nhà nước đến mức nào rồi. Tuy nhiên, thông tin công khai đó cũng là dấu hiệu tiến bộ của sự Tự do hoá, công khai minh bạch hoá của xã hội ta, mà đảng đã “Đổi mới” – khác hẳn trước đây – nên đang bình tĩnh hoà bình nhìn nhận sự việc! Hãy quan sát cả rừng, đừng chỉ căn cứ vào “bộ phận không nhỏ” và một số cây riêng biệt!
Chúng ta hãy cùng vững tin vào quá trình Đổi mới tất thắng của toàn Đảng, toàn Dân, vào tiền đồ tươi sáng và vinh quang của Dân tộc Việt Nam anh hùng khi thấy cả nước đã bắt đầu đi vào con đường chính của Loài người. Vận nước đã đến rồi !
Mạn phép nghĩ sao nói vậy. Có gì sai sót, xin lượng thứ.
Hà Nội, ngày 9 tháng 12, 2013
Vũ Duy Phú
(*) Thư gửi Tổng thống OBAMA và nguyên thủ các quốc gia có liên quan, www.vids.org.vn
(**) Phát huy thắng lợi kỳ họp Quốc hội vừa rồi. www.vids.org.vn
(***) Vì vẫn mắc cái bệnh: “Nói vậy, nhưng không phải vậy”, nghĩa là đôi khi vẫn nói kiên trì Mác – Lê, nhưng thực tế là từ lâu chỉ cần Mác – Lê như một cái cớ để dẹp yên xã hội. Vừa qua, cái cá nhân chủ nghĩa nó chi phối mạnh hơn bất kỳ một chủ thuyết nào !)
(****) Nên nhớ, các nước 5 Con Rồng, giai đoạn đầu sau chiến tranh, lãnh đạo của họ cũng rất độc quyền, nhưng do thật sự yêu nước, ít lo cho cá nhân, nên mới tập trung trí tuệ và tiềm năng thực sự của đất nước họ cho phát triển(Sau khi đã trở thành Rồng, kinh tế đã phát triển, xã hội đã văn minh, thể chế độc quyền quyết định đã không còn đủ sức lãnh đạo đất nước, họ mới “đa nguyên, đa đảng”. Theo tôi, giai đoạn này của ta, nếu lãnh đạo biết thu thập trí tuệ sáng suốt và tài năng của nhân dân, thì cũng vẫn có thể lãnh đạo theo kiểu “quyết đoán” theo ý dân được. Và như vậy cũng vẫn đảm bảo giai đoạn đầu thực thi Dân chủ, Tự do.
(*****) Cần thấy sự chưa ăn khớp từ cái gốc với các nước văn minh đi trước: Đại học công nông 3 tháng một khoá; tiến sĩ 3 năm tại chức, vừa đi làm, vừa nghiên cứu tại nhà; có Giáo sư chẳng có một công trình khoa học nào; hầu hết cán bộ lãnh đạo chưa qua đào tạo đầy đủ về pháp luật; bố trí cán bộ theo thành phần gia đình “cốt cán” và thành tích ở lĩnh vực khác, hoặc do rất biết “chăm sóc các ông lãnh đạo”; Chưa rõ con đường chính nên cán bộ và nhân dân không an tâm, hoang mang phải đi cầu xin quá nhiều thần linh phù hộ trên mức bình thường; !
(******) “Điều 4”, “Quân đội phải bảo vệ Đảng”, . . .thực ra chẳng hệ trọng gì. Trước kia không có mấy điều đó (trong HP) cũng không sao, VN vẫn chiến thắng ngoại xâm, Đảng vẫn được bảo vệ, vậy hiện nay có cũng vậy thôi. “Quốc doanh là nòng cốt” đã ngăn không cho các nước làm ăn nghiêm chỉnh công nhận cơ chế thị trường đầy đủ của VN, điều mà Chính phủ ta vẫn “nài nỉ” các nước lớn công nhận. Trước đây đã có CN Mác – Lê dẫn đường, Liên Xô vẫn sụp đổ, văn hoá đạo đức xã hội ta vẫn tồi tệ như đang thấy, vậy nếu để “công thức đó” trong HP cho yên lòng những ai vẫn sùng bái Mác – Lê, nhưng trên thực tế vẫn đang buộc phải làm theo lòng dân, hoà vào trào lưu quốc tế và làm ăn thiết thực hiệu quả hơn, thì cũng chẳng sao (Vì vẫn còn rơi rớt bệnh “Nói vậy, mà không phải vậy”,).
BÌNH CHỌN 10 SỰ KIỆN VÀ 10 NHÂN VẬT NỔI BẬT NĂM 2013
BÌNH CHỌN 10 NHÂN VẬT và 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2013
MƯỜI NHÂN VẬT NỔI BẬT NĂM 2013
1- Giáo sư Hoàng Xuân Phú với hàng loạt bài viết thức tỉnh đồng bào cả nước.2- Xét xử vụ Đoàn Văn Vươn cho thấy công lý ở nước CHXHCN VN hôm nay thua xa tòa án thực dân cách đây hơn 80 năm.3- Anh Đặng Ngọc Viết nổ súng vào quan chức giải phóng mặt bằng và sau đó tự sát4- Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần với hai biệt lệ; Quốc tang và Từ chối Mai Dịch.5- Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị tuyên án treo, tòa án Long An buộc phải thả tại tòa.6- Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn làm chấn động dư luận – từ đó kéo theo hàng loạt vụ án oan tầy đình khác đang cần được xem xét7- Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng với các lời phát biểu và tuyên bố bị la ó dữ dội trong xã hội và trên truyền thông lề trái.8- Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì đã phản ứng ngay lập tức phát biểu quy chụp của ông Nguyễn Phú Trọng.9- Báo chí và dư luận đòi bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức Bộ trưởng.10- Luật gia Lê Hiếu Đằng từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó là sự hưởng ứng của Tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng, Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên
MƯỜI SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2013
1-Các Kiến nghị và Tuyên bố về Hiến pháp của: Nhóm 72 Nhân sĩ trí thức (19.1.2013), Hội đồng Giám mục (1.3.2013)…Truyền thông nhà nước (VTV và các báo tổ chức liên tục các đợt phản bác lại các bản Kiến nghị và Tuyên bố.2- Diễn đàn Xã Hội Dân Sự ra đời.3- Quốc hội thông qua Hiến Pháp – một bản Hiến pháp như cũ và thụt lùi so với bản Hiến pháp 1992.4- Vụ nổ nhà máy z4 ở huyện Thanh Ba, tại tỉnh Phú Thọ làm hàng chục người chết và bị thương.5- Bão lũ ở Miền Trung: Bão do Thiên nhiên và Lũ do sự tắc trách của các Bộ ngành và địa phương.6- Hàng loạt vụ việc của ngành Y tế: Nhân bản ở Hà Nội, Vắc xin ở Quảng Trị, các ca đỡ đẻ làm chết trẻ em ở nhiều nơi, vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.7- Hòn đá bùa ở Đền Hùng và hàng loạt vụ việc liên quan đến tâm linh tín ngưỡng, ngoại cảm cho thấy một xã hội hoang mang khủng hoảng niềm tin trầm trọng.8- Dân oan khắp các tỉnh thành trong cả nước kéo về Hà Nội để tố cáo và kiện các quan chức địa phương.9- Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Nhân ngày Nhân quyền quốc tế 10.12.2013 hàng loạt vụ bắt bớ, hành hung, xâm phạm quyền con người khắp trong nam ngoài bắc.10- Các tù nhân Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) tuyệt thực để phản đối việc bị ngược đãi.
TRAO TRỌN NIỀM TIN – CÓ NÊN KHÔNG?
Nguyễn Văn Thạnh
Xã hội càng văn minh, càng hiện đại thì
con người càng phải tin nhau. Xã hội mất niềm tin là mất tất cả: khi đó
mọi giao dịch kinh tế, mọi hoạt động sống đều khó khăn. Kinh tế học cho
ta thấy chi phí giao dịch trong xã hội khi mất niềm tin sẽ tăng vọt.
Sống trong nghi ngờ luôn làm chúng ta lo âu, mệt mỏi.Xã hội cần niềm tin nhưng trao trọn niềm tin, có nên không?
Tôi xin tiếp tục câu chuyện ngày 10.12.2013, tại trụ sở công an Phường Hòa Minh-Quận Liên Chiểu-Tp Đà Nẵng. Để có thể theo dõi câu chuyện, các bạn mới xin đọc trước bài này.
Khi tôi mang đơn trình báo bị đánh và bị cướp, một công an viên (hiện tôi không còn nhớ tên) tiếp tôi, anh ta nhận đơn và l�%��G5y ra một tờ giấy để lập biên bản, rồi anh ta lấy ra một tờ khác để lấy lời khai của tôi. Anh ta hỏi tôi một số câu hỏi và tôi trả lời. Tình tiết làm việc giống như một vụ đánh, cướp thật sự. Khi chúng tôi làm việc được một nửa thời gian thì viên Trung Tá Nguyễn Đắc Mười đến đứng bên cạnh. Nói thật, lúc đó tôi cố gắng trả lời cho xong “vở kịch” chứ trong lòng chán nản vô cùng. Tôi biết chân tướng sự việc nó như thế nào rồi.
Sau khi hỏi đáp xong, chép mỏi cả tay, anh công viên hỏi tôi còn nói gì nữa không? Tôi trả lời không. Anh ta bảo, chúng tôi sẽ điều tra, khi nào bắt được vụ nào đó ăn cướp, trong quá trình điều tra, nếu có tìm ra đường dây và nếu thu hồi được máy tính bảng thì sẽ gọi anh lên. Nghe đến đây, trong lòng tôi buồn tê tái và chán nản vô cùng. Như trong bài viết trước, tôi biết đó là câu chuyện vô vọng. Họ đâu có ngu mà đi tóm được kẻ đánh tôi, cướp đồ của tôi.
Trong tâm trạng uể oải, tôi xem lại, ký vào các biên bản làm việc, tôi hỏi còn phải làm gì nữa không? Anh công an viên trả lời hết, anh có thể đi về. Tôi nói: tôi có thể có một một tờ biên nhận hay tờ biên bản gì để làm bằng chứng cho việc tôi trình báo không? Anh công an viên bảo không. Anh nói tiếp “chúng tôi đã tiếp nhận đơn trình báo của anh, tôi sẽ trình báo lên lãnh đạo để cho người điều tra, làm rõ vụ việc, nếu có kết quả thì sẽ liên lạc với anh”. Tôi nhìn lên ông Trung Tá Nguyễn Đắc Mười, nãy giờ vẫn đứng bên cạnh quan sát chúng tôi làm việc. Tôi hướng về phía ông và nói “vậy tôi chỉ còn cách trao trọn niềm tin cho các anh?”. Ông ta bảo “đúng vậy, nhưng tôi biết riêng anh sẽ không tin đâu”. Vừa nói ông vừa cười hờ hờ có vẻ tràn đầy tự tin.
Nghe ông nói vậy tôi còn chỉ biết cười chua chát, nụ cười nở trên một khuôn mặt chán nản, não lòng. Tôi ra về, ngoài đường dòng người tấp nập ngược xui. Mấy ai trong số họ biết rằng, công dân Việt Nam khi đến làm việc chỉ có cách trao trọn niềm tin cho cơ quan công an. Không có một chứng tích, chứng từ gì chứng minh họ đã đến cơ quan công an làm việc trình báo, như hoàn cảnh hiện tại của tôi.
Một đôi trẻ trông có vẻ hạnh phúc, cô gái ôm sát, có vẻ âu yếm bạn trai, chạy xe chầm chậm qua tôi, họ vừa thông thả đi, vừa nói cười ríu rít. Bao quanh họ như một bầu không khí tràn ngập hạnh phúc của tình yêu. Rồi đây, như bao cuộc tình khác, sau một thời gian tìm hiểu, yêu đương, tin cậy nhau, có thể họ sẽ kết hôn với nhau. Tôi không biết họ có đủ hiểu nhau, tin nhau để có thể “trao trọn niềm tin” mà không làm giấy đăng ký kết hôn không? (Giả sử luật không bắt buộc họ đăng ký kết hôn).
Câu chuyện trao trọn niềm tin không chỉ xảy ra khi tôi làm đơn trình báo cho công an phường Hòa Minh. Sau khi tôi bị kẻ lạ mặt đeo báo, lạng lách, lấy cớ đụng xe để đánh tôi, tôi làm đơn trình báo lên giám đốc công an Tp Đà Nẵng. Người tiếp nhận đơn báo của tôi cũng nói là “đã tiếp nhận, sẽ chuyển lên lãnh đạo”. Như lần trước, tôi cũng chỉ còn cách trao trọn niềm tin rồi đi về trong bất lực.
Trong blog này, tôi có nêu ra câu hỏi “là công dân, chúng ta có quyền gì?”. Bàn về quyền công dân, sẽ có nhiều quyền và cũng còn đầy tranh cãi. Tuy nhiên, tôi nghĩ một trong những quyền đầu tiên của công dân là quyền nghi ngờ. Công dân có quyền nghi ngờ cơ quan nhà nước dối trá, tráo trở; không làm tốt, hoàn thành trách nhiệm được giao.
Theo các bạn, quyền trên có chính đáng không?
Mong nhận được tranh luận từ cách bạn.
Nguyễn Văn Thạnh
Email: thanhipi@gmail.com
Face: https://www.facebook.com/nguyenvanthanhvn12
Bài tiếp: Đưa tư duy kỹ sư vào vấn đề xã hội.
Viết cho con trai vừa tròn một tuổi
menam
Để con phải đón chào tuổi thứ hai trong cuộc đời
với sự hoảng sợ trước một đám đông người lớn đầy hung hãn là lỗi của mẹ,
mẹ đã không bảo vệ được con khỏi sự cay nghiệt tàn khốc của người lớn.
Lần đầu tiên con đau và cũng là lần đầu tiên mẹ bị sốc trước sự dã man tàn bạo của chính đồng loại mình.
Mẹ đã luôn tin rằng dù có khác biệt nhau đến thế nào thì con người vẫn sẽ là những người tốt.
Nhưng mẹ đã sai lầm khi đặt niềm tin đó vào những người tôn thờ thứ chủ nghĩa Mác – Lê ngoại lai.
Và mẹ đã sai khi nghĩ rằng những người đang thừa hưởng thành quả từ cuộc cách mạng cướp giật, đánh chiếm của cải của người khác làm của riêng cho mình có nhân tính con à.
Nhưng mẹ đã sai lầm khi đặt niềm tin đó vào những người tôn thờ thứ chủ nghĩa Mác – Lê ngoại lai.
Và mẹ đã sai khi nghĩ rằng những người đang thừa hưởng thành quả từ cuộc cách mạng cướp giật, đánh chiếm của cải của người khác làm của riêng cho mình có nhân tính con à.
Nếu sau này phải kể cho con nghe về tất cả những gì
đã diễn ra ở giai đoạn này, nhất định mẹ sẽ để con biết có những con
người hưởng thụ “thắng lợi” từ cuộc cách mạng tôn vinh người đàn bà giết
chết con mình để bảo đảm an toàn cho lực lượng cách mạng đã dạy mẹ phải
làm thế nào để đảm bảo tương lai cho con cái mình.
Mẹ sẽ kể con nghe câu chuyện chúng ta bị đánh đập, bị cướp con gấu yêu khi đi thăm bạn bè thế nào. Và mẹ sẽ để con có quyền nhận xét, tự do lựa chọn thái độ với những gì đã xảy ra.
Con có quyền tự hào (hoặc xấu hổ) với những gì mẹ đã làm.
Mẹ sẽ kể chỉ để con biết rằng mẹ đã cố gắng cho con điều tốt nhất trong khả năng nhỏ bé của mình, để con có thể sống thẳng thớm và không thấy hổ thẹn.
Mẹ sẽ kể để con biết rằng, có những người lấy việc rỉa rói người khác làm thú vui và cũng là để kiếm sống.
Mẹ sẽ kể để con biết rằng mẹ không thể cho con đi bằng xe hơi, nhưng mẹ dạy con đi bằng chính chân của mình chứ không dẫm đạp lên người khác.
Mẹ sẽ kể con nghe câu chuyện chúng ta bị đánh đập, bị cướp con gấu yêu khi đi thăm bạn bè thế nào. Và mẹ sẽ để con có quyền nhận xét, tự do lựa chọn thái độ với những gì đã xảy ra.
Con có quyền tự hào (hoặc xấu hổ) với những gì mẹ đã làm.
Mẹ sẽ kể chỉ để con biết rằng mẹ đã cố gắng cho con điều tốt nhất trong khả năng nhỏ bé của mình, để con có thể sống thẳng thớm và không thấy hổ thẹn.
Mẹ sẽ kể để con biết rằng, có những người lấy việc rỉa rói người khác làm thú vui và cũng là để kiếm sống.
Mẹ sẽ kể để con biết rằng mẹ không thể cho con đi bằng xe hơi, nhưng mẹ dạy con đi bằng chính chân của mình chứ không dẫm đạp lên người khác.
Con trai yêu,
Ngay lúc này, khi đang ngồi nhớ lại chuyện cũ, mẹ vẫn không thể nào hiểu nỗi chuyện gì đã xảy ra.
Vì sao họ lại sợ mẹ và các bạn mẹ gặp nhau đến độ xông vào đánh đập, cướp đồ chơi của con một cách dã man như vậy?
Họ sợ điều gì mà bất chấp lý lẽ, họ sợ điều gì mà lại nhẫn tâm đẩy những người chị, người mẹ khác trở thành công cụ đàn áp người khác như những cỗ máy vô tri vô giác như vậy?
Ngay lúc này, khi đang ngồi nhớ lại chuyện cũ, mẹ vẫn không thể nào hiểu nỗi chuyện gì đã xảy ra.
Vì sao họ lại sợ mẹ và các bạn mẹ gặp nhau đến độ xông vào đánh đập, cướp đồ chơi của con một cách dã man như vậy?
Họ sợ điều gì mà bất chấp lý lẽ, họ sợ điều gì mà lại nhẫn tâm đẩy những người chị, người mẹ khác trở thành công cụ đàn áp người khác như những cỗ máy vô tri vô giác như vậy?
Có lẽ còn rất lâu trong cuộc đời mình mẹ mới quên được ánh mắt tay an
ninh đã đấm liên tục vào ngực, tát thẳng vào mặt mẹ hòng mong mẹ buông
tay thả con ra giữa đám đông.
Có lẽ mẹ không bao giờ quên được sự hung hãn của người phụ nữ áo nâu đeo kính hòng cướp bằng được con ra khỏi tay mẹ.
Họ đã không còn là con người nữa con à.
Trong ánh mắt họ lúc đó, mẹ chỉ thấy sự căm giận và những tia máu vằn vện của lòng hận thù. Họ không cần biết chúng ta là ai, họ chỉ biết phải nhốt bằng được chúng ta lại, và họ đã thực hiện điều đó bằng mọi giá, kể cả việc giành giật và lôi kéo con, đứa con trai bé bỏng của mẹ.
Có lẽ mẹ không bao giờ quên được sự hung hãn của người phụ nữ áo nâu đeo kính hòng cướp bằng được con ra khỏi tay mẹ.
Họ đã không còn là con người nữa con à.
Trong ánh mắt họ lúc đó, mẹ chỉ thấy sự căm giận và những tia máu vằn vện của lòng hận thù. Họ không cần biết chúng ta là ai, họ chỉ biết phải nhốt bằng được chúng ta lại, và họ đã thực hiện điều đó bằng mọi giá, kể cả việc giành giật và lôi kéo con, đứa con trai bé bỏng của mẹ.
Đã vài ngày sau khi bị giằng xé, con vẫn giật mình và khóc nức nở trong đêm.
Con vẫn còn hoảng sợ khi thấy có đàn ông nói to tiếng với mình. Và tệ hơn là con đã la hét, giẫy giụa khi có người khác nhấc con gấu bông ra khỏi tay con. Mẹ thấy mình thật có lỗi khi không bảo vệ được con khỏi những chuyện đó.
Chúng ta sẽ phải cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này con yêu nhé.
Chúng ta sẽ chỉ nhớ những chuyện tốt đẹp, những thời khắc vui vẻ và những khuôn mặt quen thuộc đã luôn yêu thương con trong chuyến đi xa đầu tiên đầy bão táp này thôi con nhé.
Gấu của mẹ là con trai, và sẽ là người đàn ông vững chải của cả nhà vì thế Gấu sẽ nhanh đi qua giai đoạn này với sự che chở và bảo bọc của gia đình mình Gấu nhé.
Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng mẹ đã để con trai bé bỏng của mẹ phải hoảng sợ, mẹ đã hứa với lòng mình như vậy. Hy vọng cuộc đời này sẽ để mẹ phải gặp những người mẹ, người chị tử tế hơn.
Chúng ta không hề cô đơn giữa những người tốt con trai ơi, và những người tốt thì nhất định sẽ phải được sống trong một xã hội tốt đẹp.
Mẹ xin lỗi con vì tất cả những gì đã xảy ra, và mẹ sẽ cố gắng để chúng ta có những thứ tươi đẹp hơn một cách thẳng thắn và đàng hoàng con nhé.
Chào tuổi mới của con,
Mẹ yêu con rất nhiều con trai à!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét