Đánh giá vai trò lãnh đạo của Tập Cận Bình
Đoàn Hưng Quốc
Việt
Nam thường bị đe dọa mỗi khi Trung Hoa có được những nhà trị nước hùng
tâm thao lược mang giấc mộng bành trướng thế lực Đại Hán. Thách thức lại
càng thêm nghiêm trọng nếu đất nước chỉ có một tầng lớp lãnh đạo... tồi
(như Lê Chiêu Thống cõng rắn cắn gà nhà, chẳng hạn). Cho nên việc theo
dõi đánh giá tài năng và tham vọng của các lãnh tụ Bắc Kinh luôn là một
vấn đề quan trọng.
Chính trị gia lão thành Lý
Quang Diệu nhận xét về Tập Cận Bình: "Lúc nào cũng có nụ cười trên gương
mặt... là người không để hoàn cảnh cá nhân chi phối lý trí [ý muốn nhắc
đến tuổi trẻ cơ cực khi cha là Tập Trọng Quân bị thanh trừng]... một
nhà lãnh đạo đầy bản lãnh".
Chỉ
một năm sau khi lên chức Chủ tịch Nước, họ Tập đã thu tóm quyền lực
nhiều hơn tất cả các vị tiền nhiệm khác kể từ sau Đặng Tiểu Bình. Chính
sách của ông được tiến hành giữa các mâu thuẫn không khác gì một người
đu dây tài tình. Trong nội bộ, Tập Cận Bình đề ra những cải cách vô cùng
quan trọng để đẩy trọng tâm kinh tế từ xuất cảng qua tiêu thụ nội địa,
đồng thời chuyển đổi đầu tư công vào các tập đoàn nhà nước sang lãnh vực
tư nhân. Nhưng hai mục tiêu nói trên đụng chạm đến khối lợi ích và
những thế lực chính trị đối nghịch. Để đối phó, họ Tập một mặt hô hào
dân chúng tham gia chống tham nhũng để tạo tấm bình phong, nhưng đồng
thời tiếp tục tập trung quyền hạn nhằm vừa triệt hạ các thế lực chống
đối vừa ngăn ngừa, không cho phong trào quần chúng dân chủ trỗi lên đe
doạ sự độc tôn của Đảng Cộng sản.
Về đối ngoại,
Tập Cận Bình lợi dụng tình trạng Hoa Kỳ còn bị vướng bận tại Trung Đông
và cuộc chiến chống khủng bố trong khi nền kinh tế vẫn chưa phục hồi
sau cuộc Đại Khủng Hoảng và hai khối đồng minh cột trụ Âu-Nhật cũng
chẳng khả quan gì hơn. Họ Tập thận trọng liên minh với tổng thống Nga
Putin để làm hao mòn vị thế của Tây Phương bằng cách phối hợp hai mũi
dùi tấn công một cách nhịp nhàng: Nga chủ động tại Trung Đông và vùng
Cận Nga để ngăn cản Âu-Mỹ và giành lại ảnh hưởng đã mất sau Chiến Tranh
Lạnh, còn Trung Quốc chủ động tại Đông Á để đẩy lùi ảnh hưởng của
Nhật-Mỹ ra khỏi khu vực. Trong khi cả hai nước Nga-Hoa đều tăng cường
quốc phòng ở mức độ nhảy vọt, thì Âu-Mỹ cắt giảm chi phí, còn Nhật chỉ
tăng chi ở con số khiêm nhường. Bên cạnh đó Trung Quốc tận dụng khai
thác thêm ưu thế về mậu dịch như món mồi nhử để tiến công mãnh liệt vào
các khu vực đang phát triển tại Đông Nam Á, Trung Á và Phi Châu.
Thế
giới bắt đầu thấy rõ tham vọng của họ Tập để trở thành một trong ba nhà
lãnh đạo lớn nhất trong lịch sử cận đại của Hoa Lục: Mao Trạch Đông
thống nhất đất nước; Đặng Tiểu Bình thực hiện canh tân; còn Tập Cận Bình
sẽ hoàn tất Giấc Mơ Trung Hoa để đứng ngang hàng hay qua mặt Hoa Kỳ chỉ
sau 1/4 đầu của thế kỷ 21. Một nhà lãnh đạo quyền bính nhưng đồng thời
là mối đe doạ vô cùng lớn cho đất nước Việt Nam! Nếu thực hiện được giấc
mộng này thì ở cuối nhiệm kỳ 10 năm của họ Tập, Trung Quốc sẽ thao túng
Biển Đông và làm bá chủ, ít nhất là trong khu vực Đông Nam Á.
Các
thách thức đối diện với ông Tập Cận Bình đủ làm sờn lòng mọi người
khác. Ông phải lèo lái nền kinh tế với mức độ tăng trưởng trên 10% rơi
xuống còn 7% hiện thời, và nhiều chuyên gia tính toán rằng không thể
vượt quá 3-5% trong vòng còn lại của thập niên. Hoa Lục có khoảng dự trữ
ngoại tệ khổng lồ 3500 tỷ USD nhưng bù lại không ai biết rõ con số nợ
xấu của những tập đoàn nhà nước và các chính quyền địa phương là bao
nhiêu và có thể đã quá 100% GDP: nợ xấu bơm ra tín dụng cho tăng trưởng,
nhưng rồi không nước nào tránh được ngày đáo hạn vốn sẽ dẫn đến khủng
hoảng dây chuyền.
Nền móng cho chính sách của
Tập Cận Bình là duy trì ổn định để phát triển kinh tế dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhưng họ Tập một mặt phải đối diện với mâu
thuẫn giàu nghèo và tình trạng tham nhũng bè phái vốn đang làm rạn nứt
xã hội; mặt khác không thể tiếp tục canh tân mà thiếu tự do tư tưởng,
sáng tạo và quyền công dân được tôn trọng theo trào lưu ý thức hiện đại.
Nâng cao tiêu thụ nội địa để không còn lệ thuộc vào xuất cảng lại khiến
dân chúng quen đòi thêm quyền lợi và tự do. Thay vì đa dạng hoá theo mô
hình dân chủ Tây Phương, họ Tập ngày càng tập trung quyền lực song song
với các bước cải cách. Mao Trạch Đông đã thất bại với chọn lựa này
nhưng ít nhất còn có chủ nghĩa Mác để thêm bớt dùng làm cơ sở; còn vai
trò của Tập Cận Bình giống như nhạc công của giàn đại hoà tấu khổng lồ
gồm 1,3 tỷ người mà không hề có lý thuyết xã hội hay kinh tế nào hướng
dẫn. Họ Tập và Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lội ngược dòng thác khổng
lồ của trào lưu thông tin và dân chủ hoá bằng cái chân đẩy mậu dịch,
nhưng nếu thành công đưa Hoa Lục lên hàng đầu thế giới ắt hẳn nhiều nhà
nghiên cứu phải soạn lại các lý thuyết chính trị.
Hiện
còn quá sớm nhưng sẽ đến lúc Tập Cận Bình quan tâm đến di sản chính trị
của mình sau 10 năm cầm quyền: các tiến trình cải cách một mặt khai
phóng tinh thần dân tộc Đại Hán, mặt khác va chạm đến quyền lợi của
nhiều khối lợi ích và thế lực chính trị khổng lồ. Họ Tập như người trên
lưng cọp không thể xuống mà khỏi bị cọp vồ. Những nạn nhân đối thủ như
Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai lại nhắc nhở cho Tập Cận Bình không quên
được rằng các thế lực chống đối – hay những quyền lực mới sẽ trỗi lên
sau này – vẫn tiềm tàng chờ cơ hội trả thù. Bài báo của tờ Business Week
vào năm 2012 phanh phui sáu tháng trước ngày Tập Cận Bình lên Chủ tịch
Nước cho thấy gia đình dòng họ Tập đang nắm giữ tài sản trị giá 376
triệu USD, điều này cũng giống như bản án treo đang chờ khi nhà lãnh đạo
xuống chức.
Bi kịch của Tập Cận Bình và của Hoa
Lục là sẽ không tìm ra con đường trung đạo, nhưng hoặc phải tan rã hay
tiếp tục tập trung quyền hành tuyệt đối để rồi từ cải cách trở thành nhà
độc tài cho đến cuối cuộc đời.
Nhưng kết quả
tranh hùng Mỹ-Hoa là vấn đề toàn cầu, còn riêng ở cái góc Đông Nam Á,
Trung Quốc đang xâm thực Việt Nam từ biên giới lãnh hải cho đến kinh tế
xã hội. Dù đứng hạng nhất hay nhì trên thế giới Hoa Lục vẫn đủ khả năng
và đang khuynh đảo Việt Nam. Lãnh đạo Bắc Kinh đầy tham vọng và thao
lược trong lúc giới cầm quyền Việt Nam vẫn không dám nhìn nhận sự thật,
hoặc vì e sợ hay do không đủ tài năng để lèo lái nếu cho sức mạnh dân
tộc được phát huy. Đây mới là niềm lo lớn cho đất nước.
Đ. H. Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông: Diều hâu không thể biến thành bồ câu
(PetroTimes) - Ngày 11/12, Straits Times tờ báo hàng
đầu Singapore đã bầu Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe là “Nhân vật châu Á của năm”.
Năng lượng Mới số 282
Cũng trong ngày 11/12, Tokyo đã công bố bản dự thảo chiến lược An ninh
quốc gia mới - hoạch định lại chiến lược quốc phòng của Nhật Bản trong
bối cảnh Trung Quốc vừa công bố Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên
biển Hoa Đông. Dự thảo chiến lược An ninh quốc gia mới sẽ được thông qua
vào thứ Ba tuần tới. Theo đó, Nhật Bản sẽ tăng ngân sách quốc phòng
2014 lên gần 50 tỉ USD. Tokyo sẽ thành lập lực lượng đổ bộ, mua máy bay
cảnh báo sớm và triển khai máy bay không người lái ở khu vực Tây Nam để
bảo vệ các đảo xa trước sự dòm ngó của Bắc Kinh. Cùng ngày 11/12, Hàn
Quốc đã kêu gọi Nhật Bản gỡ khỏi Internet một video clip dài 87 giây với
tuyên bố: Tokyo có quyền sở hữu quần đảo Takeshima/Dokdo từ thế kỷ
XVII.
Chiến lược An ninh quốc gia mới của Nhật Bản
Trước đó, tờ Sankei Shimbun đưa tin, Tokyo vừa tổ chức cuộc họp (với
các tư lệnh Lực lượng Phòng vệ trên không của Nhật Bản) qua truyền hình
nhằm thảo luận các khả năng đối phó với Trung Quốc trên 3 tuyến: Đài
Loan, eo biển Miyako và quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, trong vòng 10/15 năm
tới. Đây được coi là động thái nhằm đối phó với ADIZ do Trung Quốc đơn
phương áp đặt từ ngày 23/11. Theo đó, máy bay chiến đấu F-15J của không
quân Nhật Bản diễn tập để thăm dò khả năng của hệ thống radar Trung Quốc
và được biết, hệ thống này chỉ có khả năng phát hiện những hoạt động
hàng không ở tầm cao. Cuộc họp kể trên cho rằng, căng thẳng và nguy cơ
xung đột quân sự giữa chiến đấu cơ của Trung Quốc và Nhật Bản sẽ ngày
càng gia tăng trong tương lai.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Úc Julie Bishop tại Bắc Kinh hôm 6/12
Ngày 10/12, Đài NHK cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori
Onodera sẽ đối thoại với Trung Quốc về việc thiết lập đường dây nóng
quốc phòng song phương liên quan đến ADIZ của Bắc Kinh. Bộ trưởng Quốc
phòng Nhật Bản khẳng định, tranh chấp về ADIZ tại biển Hoa Đông do Trung
Quốc áp đặt phải được giải quyết thông qua đàm phán, thảo luận bởi cộng
đồng quốc tế. Ông Itsunori Onodera cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng
nhau giải quyết vấn đề nghiêm trọng này bởi bất cứ hành động đơn phương
mang tính đe dọa nào cũng phải được ngăn chặn. Trước đó (9/12), tờ
Inquirer đưa tin, Bộ trưởng Itsunori Onodera đã thảo luận về mối quan
ngại của Tokyo trước các hành động của Trung Quốc với Bộ trưởng Quốc
phòng Philippines Voltaire Gazmin và Ngoại trưởng Australia Julia
Bishop. Ông Itsunori Onodera cũng cho biết, Tokyo sẽ bày tỏ quan ngại
nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông. Cũng trong ngày 9/12, Đài NHK
đưa tin, Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản và Philippines đã phối hợp phản
ứng với ADIZ của Bắc Kinh áp đặt ở biển Hoa Đông khi ông Itsunori
Onodera và ông Voltaire Gazmin nhất trí làm việc cùng nhau để đối phó
với ADIZ của Trung Quốc.
Trước đó ngày 8/12, Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết, 3
tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng lãnh hải xung quanh quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư. Đây là lần đầu tiên tàu hải giám Trung Quốc đi vào
vùng biển tranh chấp sau khi Bắc Kinh tuyên bố thiết lập ADIZ trên biển
Hoa Đông. Khẩu chiến giữa Tokyo và Bắc Kinh xung quanh ADIZ tại biển Hoa
Đông do Trung Quốc áp đặt đã và đang tạo bầu không khí căng thẳng giữa 2
nước khi Hạ viện Nhật Bản thông qua nghị quyết yêu cầu Trung Quốc từ bỏ
ADIZ, còn Bắc Kinh đáp lại bằng tuyên bố Tokyo không có quyền đòi hỏi
điều đó. Giới truyền thông cho rằng, chuyến công du châu Á của Phó tổng
thống Mỹ Joe Biden (từ 2 đến 7/12) đã thất bại khi không thuyết phục
được Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tìm được tiếng nói chung đối với
ADIZ trên biển Hoa Đông.
Phản ứng của Mỹ, Indonesia và Ấn Độ
Ngày 10/12, Hãng tin Bloomberg dẫn lời giới học giả Mỹ nhận định, Trung
Quốc đang sử dụng chiến thuật cờ vây để tiêu hao sức mạnh của Mỹ ở Châu
Á - Thái Bình Dương và sẽ tạm hoãn áp đặt ADIZ ở Biển Đông vì đang bận
lắp đặt (bất hợp pháp) radar và các thiết bị đánh chặn ở Biển Đông. Giám
đốc chương trình châu Á tại Quỹ Carnegie cho Hòa bình quốc tế tại
Washington Douglas Paal nhận xét, mặc dù ADIZ tại biển Hoa Đông không
dẫn đến đối đầu trực tiếp nhưng nó đã thay đổi tương quan lực lượng
truyền thống trên mặt đất. Theo cố vấn cấp cao về châu Á thuộc Trung tâm
Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế từ Washington Bonnie Glaser cho biết,
nguy cơ cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung sẽ lớn hơn. Còn theo nhận định
của nhà phân tích các vấn đề Châu Á - Thái Bình Dương tại Oxford
Analytica ở Anh Benjamin Charlton, áp đặt ADIZ sẽ giúp Bắc Kinh tạo lợi
thế chiến lược, buộc Washington và Tokyo phải đối mặt với thực tế, chấp
nhận đàm phán với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Trước đó (6/12), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf đã kêu gọi
Trung Quốc thiết lập một đường dây nóng khẩn cấp với Nhật Bản và Hàn
Quốc, nhằm tránh những rắc rối nảy sinh tại ADIZ trên biển Hoa Đông.
Washington không công nhận sự tồn tại của ADIZ chiếm tới 2/3 biển Hoa
Đông, bao gồm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 5/12, lãnh đạo phe Dân
chủ và Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã hối thúc Trung
Quốc không thực thi ADIZ trên biển Hoa Đông. Cũng trong ngày 5/12, người
phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney đã chỉ trích Trung Quốc, đồng thời tái
khẳng định việc Mỹ không chấp nhận ADIZ. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng
tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Tướng Martin Dempsey cũng khẳng định, các
hoạt động của Mỹ tại khu vực này sẽ không thay đổi. Cùng ngày 5/12, Đài
NHK đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, mối quan tâm
lớn nhất của Washington đối với ADIZ của Trung Quốc là tuyên bố bất ngờ
và không qua bất kỳ hoạt động tham vấn quốc tế nào, trong khi ADIZ ở
biển Hoa Đông không có gì độc đáo.
Về phần mình, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã kêu gọi
các nước Đông Á (6/12) kiềm chế để tránh tình hình căng thẳng trong khu
vực leo thang. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cũng kêu gọi lãnh đạo
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước có lợi ích trong khu vực
Đông Á tìm kiếm một giải pháp hòa bình, tránh đẩy tình hình khu vực trở
nên tồi tệ hơn; đồng thời bày tỏ lo ngại rằng, nếu không được kiềm chế,
tình hình căng thẳng gia tăng ở Đông Á cũng như mối quan hệ căng thẳng
giữa Trung Quốc và Nhật Bản cùng các nước khác, có thể làm bùng nổ xung
đột quân sự, đe dọa hòa bình và ổn định khu vực. Trước đó (chiều 5/12),
Ấn Độ đã kêu gọi tìm giải pháp hòa bình cho tranh cãi về ADIZ của Trung
Quốc vì vùng này có thể ảnh hưởng đến các chuyến bay của Hãng hàng không
quốc gia Ấn Độ (Air India) tới Nhật Bản. Người phát ngôn của Tổng Thư
ký Liên Hiệp Quốc Martin Nesirky cho biết, Tổng thư ký Ban Ki-moon đã
hối thúc Nhật - Trung tiến hành đàm phán để chấm dứt tranh chấp lãnh thổ
đang ngày càng leo thang.
Nhận định của chuyên gia về ADIZ
Ngày 10/12, giới truyền thông Đài Loan đăng bài phân tích của 2 học giả
Đài Loan là Giáo sư Trần Nhất Tân đến từ Đại học Đạm Giang và Giáo sư
Phạm Thế Bình đến từ Viện Khoa học chính trị đại học Đài Loan cho biết 2
người này đều chung nhận xét, việc áp đặt ADIZ tại biển Hoa Đông là kế
hoạch được chuẩn bị từ trước của quân đội Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh khó
có thể áp đặt ADIZ ở Biển Đông trong thời gian tới cho dù Trung Quốc
không từ bỏ tham vọng này. Một số học giả Trung Quốc nhận định, việc
Trung Quốc lập ADIZ ở biển Hoa Đông là mang tính chiến lược lẫn chiến
thuật, nhưng sẽ đánh mất láng giềng. Theo ông Chu Phương Ngân, Giám đốc
Viện Chiến lược Ngoại vi và Toàn cầu thuộc Viện hàn lâm Khoa học Xã hội
Trung Quốc, ý tưởng về ADIZ được đưa ra tại hội nghị ngoại giao ở Bắc
Kinh (24 và 25/10). Tại hội nghị này, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã đưa
ra chiến lược dài hạn về đối ngoại, theo đó Trung Quốc muốn các quốc gia
láng giềng phải nhìn nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh bởi “vận
mệnh của họ gắn với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ, đơn giản là vì sự
gần gũi về địa lý”.
Giáo sư Đại học Nhân Dân Thời Ân Hoằng, cố vấn chính sách đối ngoại của
Chính phủ Trung Quốc cho rằng, Bắc Kinh đã rất kiên nhẫn, khôn khéo và
sáng tạo khi lập ADIZ tại biển Hoa Đông. Trong khi đó ông Kim Lạn Vinh,
Giáo sư cũng tại Đại học Nhân Dân cho rằng, Trung Quốc đã chuẩn bị tốt
cho tất cả các kịch bản có thể xảy ra, bao gồm cả xung đột với chiến đấu
cơ của Nhật Bản. Theo ông Kim Lạn Vinh, trừ phi Mỹ quyết định trực tiếp
tham gia, tất cả mọi thứ cho đến nay vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Bắc
Kinh. Ngày 8/12, tờ Defense News dẫn phân tích của các chuyên gia Mỹ
chuyên nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, ADIZ của Bắc Kinh đơn phương
tuyên bố áp đặt ở biển Hoa Đông đã vượt ra ngoài phạm vi thách thức quân
sự đối với Washington và các đồng minh trong khu vực. Điều này đồng
nghĩa với việc Bắc Kinh muốn áp luật chơi kiểu Trung Quốc trên các vùng
biển. Nếu Mỹ chấp nhận luật chơi do Trung Quốc tạo ra, Bắc Kinh sẽ gửi
thông điệp tới châu Á: Washington thừa nhận yếu hơn về quân sự tại khu
vực này.
Ngày 8/12, Hàn Quốc chính thức công bố mở rộng ADIZ của nước này (có
hiệu lực từ 15/12) nhằm đối chọi với quyết định thành lập ADIZ đơn
phương của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Theo Yonhap, khu vực ADIZ mở
rộng này của Seoul sẽ khớp với vùng thông tin không lưu (FIR) rộng hơn
của nước này, trong đó có bãi cạn Leodo, các đảo Marado và Hongdo. Một
số chuyên gia cảnh báo khả năng xảy ra đụng độ quân sự sau khi Hàn Quốc
mở rộng ADIZ. Trước đó (5/12), Asia Times Online đăng bài phân tích của
học giả Stefan Soesanto cho rằng, việc đơn phương áp đặt ADIZ ở biển Hoa
Đông đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời về tham vọng thực sự của
Trung Quốc trong tương lai.
Phản ứng của Trung Quốc
Ngày 9/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tỏ ý
lấy làm tiếc trước việc Seoul thông báo sẽ mở rộng ADIZ của Hàn Quốc
thêm 66.480km2 (bằng khoảng 2/3 diện tích của Hàn Quốc). Cũng
trong ngày 9/12, Nhật Bản đã chấp thuận một cách thận trọng quyết định
của Hàn Quốc khi Seoul mở rộng ADIZ. Bởi ADIZ của Hàn Quốc khác với ADIZ
của Trung Quốc vì nó không bao phủ không phận, lãnh hải và lãnh thổ của
Nhật Bản. Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết,
Seoul đã thông báo trước với Tokyo về kế hoạch này. Cùng ngày 9/12,
Trung Quốc đã bày tỏ sự bất mãn trước những bình luận của Công sứ Đại sứ
quán Nhật Bản tại Bắc Kinh, khi ông Hidehisa Horinouchi nói rằng: Trung
Quốc mới là quốc gia theo chủ nghĩa quân phiệt, nếu Bắc Kinh lên án
việc Nhật Bản thông qua đạo luật bảo vệ bí mật quốc gia sẽ dẫn tới chủ
nghĩa quân phiệt.
Thời Ân Hoằng, Giáo sư Đại học Nhân Dân, cố vấn chính sách đối ngoại của Chính phủ Trung Quốc
Trong cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ở
Bắc Kinh ngày 6/12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho rằng, những
tuyên bố gần đây xoay quanh ADIZ của Australia đã làm xói mòn lòng tin
lẫn nhau và phủ bóng đen lên mối quan hê song phương. Mặc dù Bắc Kinh
không hài lòng, nhưng Australia vẫn kiên quyết không rút lại chính kiến
của mình đưa ra trước đó về ADIZ. Thiếu tướng La Viện cho rằng, Trung
Quốc thiết lập ADIZ tại biển Hoa Đông là "bị ép" và "bất đắc dĩ".
Theo nhật báo Phương Đông (Hongkong), quân đội Trung Quốc đang tập trận
quy mô lớn (tới 13/12) với sự tham gia của 20.000 binh sĩ của hải, lục,
không quân và lực lượng tên lửa tại tỉnh Sơn Đông. Khu vực tập trận
tương đối gần Nhật Bản và Hàn Quốc. Cuộc diễn tập này được triển khai
nhằm hậu thuẫn cho việc thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông. Cùng thời
điểm này, trên mạng Trung Quốc đang lan truyền hình ảnh tàu đổ bộ đệm
khí Zubr-Type 12322, biệt danh "Bò rừng châu Âu” (nhập từ Ukraine) được
thử nghiệm trên Biển Đông. Đây là loại tàu đổ bộ tấn công đệm khí lớn
nhất thế giới hiện nay.
Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin, quân đội nước này sẽ tiến hành
các hoạt động quân sự ở Biển Đông (tại 3 vùng với tọa độ từ 18 độ vĩ Bắc
đến 111 độ kinh Đông, từ 18h00 ngày 3/12/2013 đến 18h00 ngày 3/1/2014,
theo giờ địa phương) và trong thời gian kể trên yêu cầu tất cả các
phương tiện không được qua lại khu vực này. Việc này diễn ra ngay sau
khi có tin, Trung Quốc đang có kế hoạch cho tàu sân bay Liêu Ninh, tàu
ngầm hạt nhân và máy bay chiến đấu J-15 tập trận bắn đạn thật ở Biển
Đông. Mục đích diễn tập nhằm đảm bảo các máy bay này có đủ năng lực tấn
công các tiền đồn xa và duy trì khả năng chiến đấu trong 24 giờ. Ngày
8/12, báo mạng Want China Times tại Đài Loan cho biết, Trung Quốc có kế
hoạch cho tàu sân bay Liêu Ninh cùng với máy bay chiến đấu J-15 tập trận
bắn đạn thật ở Biển Đông trong năm 2014.
Tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết, trong số 14.400 người thuộc 14 quốc
gia tham gia khảo sát, có 30,3% nhận xét Trung Quốc là “tự tin” trong
các vấn đề quốc tế, nhưng 25% cho là “cứng rắn”, “kiêu ngạo”, “ngông
nghênh”, 29,4% cho là “hiếu chiến” và 28,1% cho là “phức tạp”, chỉ có
13% coi Trung Quốc là “hòa bình”. Ngày 8/12, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi
sáng đưa tin, Trung Quốc đang tỏ ra rất tự tin rằng sẽ không có xung đột
quân sự trên Biển Đông, bởi không ai trong số các nước hữu quan muốn
mạo hiểm bất ổn trong khu vực này.
|
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh
Quan hệ láng giềng và 'não trạng' nước lớn
Sau cuộc "quay lưng" không mấy bất ngờ của Ukraine với EU, giờ đây
chúng ta nên nhìn sự việc này dưới một góc độ khác, đó chính là mối
quan hệ láng giềng "nước lớn, nước nhỏ".
>>Putin có ra tay 'cứu' tổng thống Ukraina?
>> 'Mời gọi' hấp dẫn, Nga thắng thế
"Người tí hon" cạnh "gã khổng lồ"
Với diện tích 17.075.400 km2 - lớn nhất thế giới và gần 143 triệu người, Nga "nghiễm nhiên" được xếp hàng những quốc gia "lớn" của thế giới. Không những thế, nền kinh tế này còn được IMF dự đoán sẽ đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia phát triển nhất vào năm 2017.
Những điều này khiến Nga không khỏi mang trong mình "não trạng nước lớn" so với người hàng xóm Ukraine. Ngược lại, nếu so với Nga, có thể nói Ukraine chỉ là những "người tí hon" bên cạnh "gã khổng lồ".
Xếp hạng diện tích thứ 44 trên thế giới (603.700 km2), và chỉ bằng khoảng 1/3 dân số Nga, chưa kể nền kinh tế Ukraine đang trải qua giai đoạn khó khăn. Suốt 1 năm rưỡi vừa qua, Ukraine liên tiếp bị sụt giảm về GDP - mức nợ công đã bùng nổ và vượt quá GDP 30%, trong khi mức thâm hụt ngân sách có thể vượt hơn 8% trong năm nay khiến Ukraine không khỏi phụ thuộc vào người hàng xóm "rộng lượng" sẵn sàng giúp đỡ mình như Nga.
Nền kinh tế Ukraine đang đối mặt với nhiều khó khăn như suy thoái, thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai lên đến 5,5% GDP, mức tín dụng quốc tế bị đánh giá có mức rủi ro cao.
Trong bối cảnh như vậy, cố vấn kinh tế điện Kremlin - Serguei Glaziev thông báo là Kiev sẽ nhận được hàng loạt hợp đồng với trị giá hàng chục tỷ USD trong các lĩnh vực năng lượng, không gian - vũ trụ, hạt nhân. Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ nhận thêm các ưu đãi khác dưới dạng giảm và xóa nợ hay miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất xứ từ Ukraine.
Với những chỉ số đều thua kém Nga, Ukraine không thể không "gắn mình" vào cái mác nước nhỏ bên cạnh ông bạn khổng lồ này.
Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp Nga đã "ngửa bài" với Ukraine thông qua chính sách "cây gậy củ cà rốt". Bằng cách đó, Ukraine phải hiểu rõ những khó khăn nhãn tiền mình sẽ gặp nếu "chẳng may" từ chối Nga, bởi đây được coi là "quyền" của một nước lớn.
Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ, dù yếu tố địa lý trong mối quan hệ giữa "nước lớn - nước nhỏ" là bất biến, nhưng điều này cũng không đủ sức ảnh hưởng đến mối quan hệ phức tạp giữa 2 bên. Yếu tố thực sự có thể chi phối đó chính là "nhận thức, tâm lý nước lớn" và "thái độ ứng xử nước lớn" của Nga.
Nga thực sự hiểu rõ mình là ai và đang đứng ở đâu. Đó là một nước lớn - cả về diện tích và sức mạnh quốc gia. Chính vì thế tâm lý "đại quốc" của Nga khi so với "tiểu quốc" Ukraine là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Không những thế, thái độ ứng xử của Nga cũng có thể thấy rõ sự thiếu tôn trọng của một nước lớn đối với một nước nhỏ. Mặc dù đa số người dân Ukraine ủng hộ việc nước này thân EU, nhưng Nga không hề quan tâm điều đó và hoàn toàn bỏ qua nguyện vọng này, đồng thời cho biết sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu cần thiết.
Lựa chọn của Ukraine
Để đối mặt với những chính sách của nước lớn, các quốc gia nhỏ hơn có 3 lựa chọn: phù thịnh, trung lập hoặc đối đầu. Ukraine đã chọn cho mình một con đường khá khôn ngoan và hợp thời hợp thế: phù thịnh.
Có thể nói, trong bối cảnh EU đang suy yếu và Nga vẫn đang trên đà phát triển thì việc chọn Nga sẽ không quá khó hiểu. Hành động "bán bà con xa mua láng giềng gần" đã được Ukraine áp dụng khá tốt và ở một chừng mực nào đó, Nga vẫn sẽ dành sự tôn trọng nhất định để "đền đáp" thái độ cho quốc gia trong không gian hậu Xô Viết này.
Các nhượng bộ có thể kể đến như Kiev không tìm kiếm vị trí thành viên trong Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), kéo dài thời gian đồn trú cho Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea - Ukraine, cho phép các doanh nghiệp của Nga tham gia một số ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, hay ủng hộ các chủ trương đối ngoại của Moskva.
Từ tính chất quan hệ như vậy, có thể thấy chính quyền của Tổng thống Yanukovych đang dùng EU như một công cụ để mặc cả với Kremlin. Trước mắt, với việc ngừng thỏa thuận ký kết hiệp định hợp tác với EU, Kiev đã giành được những cam kết về hỗ trợ kinh tế từ Nga.
Trong tương lai, nếu tiếp tục với mô hình hội nhập Á - Âu của Tổng thống Putin, tiếng nói của Ukraine chắc chắn sẽ được cải thiện, vì Nga sẽ không muốn phải bỏ một "khoản đầu tư" lớn khác để giành giật Ukraine với EU.
Về mặt chính trị, việc kiềm chế sự ảnh hưởng của một quốc gia tại một khu vực thông qua những hiệp định thương mại như một cơ chế đòn bẩy không còn là chuyện quá xa lạ. Một báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu Easterner, Iwona Wiśniewska cũng cho rằng những mục đích chính trị là khá rõ ràng trong chính sách hội nhập kinh tế khu vực của Moskva.
Đó là ngăn cản các bên thứ ba như EU, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và giúp ngăn chặn quan hệ Nga và các nước SNG trở nên lỏng lẻo. Bản báo cáo cũng chỉ ra việc các nước SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc hệ thống Xô Viết cũ) tăng cường quan hệ với Nga - một đối tác vượt trội về kinh tế, quân sự, địa chính trị sẽ khiến các nước này trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào Nga. Có lẽ đây mới thực sự là một trong những nguyên nhân chính khiến EU tìm mọi cách lôi kéo Ukraine về phía mình.
Tuy nhiên, có lẽ điều mà EU không ngờ tới chính là: nếu việc chọn Ukraine làm nhân vật chính trong chính sách hướng Đông lần này thất bại sẽ đồng nghĩa với kế hoạch "xoay trục" của châu Âu cũng bị phá sản.
Xét cho cùng, mối quan hệ "nước lớn - nước nhỏ" có căng thẳng đối đầu hay hòa bình thương lượng đều tùy thuộc vào tâm lý, cách ứng xử nước lớn và thái độ "khôn ngoan" của nước nhỏ. Việc láng giềng của bạn là ai - gã khổng lồ hay người tí hon? Câu trả lời sẽ giúp lí giải tại sao Ukraine "quay lưng" với EU.
Hoài Thương
Nếu đọc bài viết Bối cảnh lịch sử Việt nam giai đoạn 1558-1802 trên Nghiên cứu Huế tập VII, NXB Thuận Hóa 2010, ở tr 93-95, người ta sẽ thấy nhà sử học Nguyễn Hữu Châu Phan cho biết :
“Họ Nguyễn trong lãnh thổ Đàng Trong từng dùng chính sách táo bạo biến hết dân làm binh”.
Ông này còn kể:
Nhưng đó không phải là đặc điểm riêng của nước Việt thế kỷ XVII - XVIII .
Mà trên nét lớn, phải nhận là tình hình chung của dân mình xứ sở mình quốc gia mình kéo dài suốt cả trường kỳ lịch sử .
Có cảm tưởng như trong quá khứ, trong phần lớn thời gian tồn tại, cộng đồng chúng ta sống như một đạo quân hơn là một xã hội bình thường. Hoặc đó là một xã hội quân sự hóa hơn là xã hội dân sự.
Đầu chiến tranh vệ quốc, tất cả nam giới ở các trường cao đẳng đi lính. Số này chết với tỷ lệ cao, gấp 6-7 lần người thường.
P. Sorokin kết luận, tất cả các cuộc chiến tranh và cách mạng đều là công cụ chọn lọc có tính chất tiêu cực trước hết với những yếu tố ưu tú trong cư dân.
[tr 90] Chiến tranh đưa đám đông trở lại tình trạng dã man, làm tan rã đời sống tinh thần, làm họ hung bạo như thú dữ, làm họ hoang dã như các giống vật chưa thuần hoá. Cùng với chiến tranh là sự phổ biến của bạo lực, sự phi nhân hoá, sự thụt lùi, tan vỡ các giá trị cuộc sống. Các cuộc chiến tranh lớn là nhân tố làm thoái hoá con người.
Trong chiến tranh các dân tộc trở nên phân hoá, người theo ta, người theo địch, người đi du kích, người trốn tránh. Chiến tranh làm cho con người trở nên giống nhau, làm cho dân tộc tự tách biệt khỏi thế giới. Chỉ với các xã hội theo mô hình chủng tộc -- những dạng xã hội không có cá nhân và, nói cho chính xác ra là chưa hình thành V.T.N.-- chiến tranh mới là nhân tố khiến nó trở nên gắn kết.
[tr 94] Chiến tranh phục vụ lớp người có quyền. Còn những nhà văn hoá, nhà khoa học thì đóng vai “chiến đấu” – “ca ngợi” - theo đơn đặt hàng của lớp người có quyền đó.
Chiến tranh làm cho những người thuộc loại dân đen song liều lĩnh táo gan – nói một cách sang trọng là có tinh thần dũng cảm, thông minh -- sớm được đứng vào hàng ngũ quý tộc quân sự và chuẩn bị bước vào giai tầng lãnh đạo.
Chớ nên dừng lại ở những cuộc chiến tranh lớn. Chính những cuộc chiến tranh nhỏ cũng làm mòn sức lực con người.
Các dân tộc quen chiến tranh cũng sinh thói quen dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội.
[Tr 95] Chiến tranh là một hiện tượng chém giết tự phát ….
Từ thời cổ, chiến tranh tạo ra sự vận động xã hội. Tính chất tiến bộ của chiến tranh là thuộc về quá khứ. Trong xã hội hiện đại, người ta không tìm thấy ở đây một cái gì tương tự; ngược lại, người ta chỉ thấy kinh tởm và xa lạ.
Với chiến tranh, người ta đánh mất mình. Họ không còn khả năng chịu đựng sức ép nặng nề của nó, không còn khả năng bình phục trước mọi đòn đánh của nó.
Trong lúc các nhà quân sự hay nghĩ tới đại chiến thế giới (!), thì thật ra cả những cuộc chiến tranh nhỏ cũng không phải là không tránh khỏi.
Giờ đây, người ta thường coi nó chẳng qua chỉ là kết quả của những lựa chọn sai lầm tuỳ tiện của các nhà chính trị, khi những người này suy nghĩ bằng những phạm trù của các thế kỷ cũ.
Mang lên mà cân tính, thì thấy:
1. Chiến tranh hại nhiều hơn lợi.
2. Số cuộc chiến tranh “thúc đẩy tiến bộ” chỉ là một số nhỏ trong lịch sử.
3. Phạm trù “tính tiến bộ” không áp dụng được với những cuộc chiến tranh hiện đại (thời khoa học kỹ thuật)
Vũ khí hiện đại biến chiến tranh thành một hiện tượng bùng phát của huỷ diệt.
Riêng về các cuộc nội chiến:
- Vật hy sinh ở đây là dân thường
- Sau chiến tranh, họ rất khó chuyển sang đời sống lao động bình thường
Nẩy sinh nội chiến khi có thay đổi ghê gớm trong hệ thống giá trị của xã hội. Với nhóm xã hội này, hệ thống ấy là bắt buộc; với nhóm khác lại không thể chịu được.
Chương VII
[tr 224] Chiến tranh bộc lộ tài thao lược, sáng kiến. Chiến tranh cho thấy một chiều sâu và cả quy mô của sự suy nghĩ. Tạo nên sự dũng cảm, hy sinh, sự cứu giúp lẫn nhau.
Đồng thời trong con người có sẵn yếu tố muốn chiếm đoạt, gây gổ, chém giết. Chiến tranh đẩy nhanh những cái đó.
[tr 227] Dẫn lại P. Sorokin
[tr 243.]75% những người tham gia chiến tranh tự nhận dù đã được học hỏi, quen với các vấn đề kỹ thuật có tinh thần kỷ luật… song vẫn tỏ ra tiêu cực “lúng túng, hèn, ngại khi vào cuộc, trước tiên là vì mặc cảm yếu kém, cảm thấy mình không là gì cả, lo âu, sợ hãi”
Quân đội Liên xô có thời gian chạy dài từ 28-6 tới 24-7 1942. Một cuộc rút chạy kinh khủng. Trong gần một tháng, rút 400km. Một ngày một đêm đi 15 km.
28-7-1942 có một lệnh đặc biệt của Stalin. Cấm không được quay ngược. Chỉ huy có quyền bắn. Lệnh này hết sức tàn nhẫn, nhưng không có quy định như vậy, không có chiến thắng Stalingrad. Qua đây ta hiểu cái gì đã giúp con người vượt qua nỗi sợ.
Nhiều thống kê cho thấy độ co dãn của người chiến binh Nga rất cao và các nhà chỉ huy đã khai thác nó triệt để.
Chủ nghĩa anh hùng và thời hiện đại
[tr 254] Hiện nay, nhiều người nói về sự phi anh hùng hoá tức sự sụp đổ của chủ nghĩa anh hùng. Nguyên do = cách mạng khoa học kỹ thuật biến người lính thành cái máy.
Hết chủ nghĩa anh hùng = hết những người lãng mạn.
Chủ nghĩa anh hùng liên quan đến vị trí mang tính không gian của người lính trong chiến đấu.
Nó cần khi đánh nhau giáp lá cà, gươm dáo, đánh nhau bằng súng nhỏ.
Và không thật cần, chẳng hạn, khi đánh nhau bằng pháo binh (lúc ấy không nhìn thấy nhau). Khoảng cách vũ khí càng xa càng ít yêu cầu dũng cảm mà chỉ cần thực hiện đúng mệnh lệnh.
Đúng hơn, lúc này cần một thứ chủ nghĩa anh hùng trí thức, tức sự dũng cảm trong việc thực hiện những quyết định.
Thời chiến tranh các đơn vị thông tin kỹ thuật không có anh hùng.
>>Putin có ra tay 'cứu' tổng thống Ukraina?
>> 'Mời gọi' hấp dẫn, Nga thắng thế
"Người tí hon" cạnh "gã khổng lồ"
Với diện tích 17.075.400 km2 - lớn nhất thế giới và gần 143 triệu người, Nga "nghiễm nhiên" được xếp hàng những quốc gia "lớn" của thế giới. Không những thế, nền kinh tế này còn được IMF dự đoán sẽ đứng thứ 8 trong top 10 quốc gia phát triển nhất vào năm 2017.
Những điều này khiến Nga không khỏi mang trong mình "não trạng nước lớn" so với người hàng xóm Ukraine. Ngược lại, nếu so với Nga, có thể nói Ukraine chỉ là những "người tí hon" bên cạnh "gã khổng lồ".
Xếp hạng diện tích thứ 44 trên thế giới (603.700 km2), và chỉ bằng khoảng 1/3 dân số Nga, chưa kể nền kinh tế Ukraine đang trải qua giai đoạn khó khăn. Suốt 1 năm rưỡi vừa qua, Ukraine liên tiếp bị sụt giảm về GDP - mức nợ công đã bùng nổ và vượt quá GDP 30%, trong khi mức thâm hụt ngân sách có thể vượt hơn 8% trong năm nay khiến Ukraine không khỏi phụ thuộc vào người hàng xóm "rộng lượng" sẵn sàng giúp đỡ mình như Nga.
Nền kinh tế Ukraine đang đối mặt với nhiều khó khăn như suy thoái, thâm hụt thương mại và tài khoản vãng lai lên đến 5,5% GDP, mức tín dụng quốc tế bị đánh giá có mức rủi ro cao.
Trong bối cảnh như vậy, cố vấn kinh tế điện Kremlin - Serguei Glaziev thông báo là Kiev sẽ nhận được hàng loạt hợp đồng với trị giá hàng chục tỷ USD trong các lĩnh vực năng lượng, không gian - vũ trụ, hạt nhân. Ngoài ra, Ukraine cũng sẽ nhận thêm các ưu đãi khác dưới dạng giảm và xóa nợ hay miễn thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất xứ từ Ukraine.
Với những chỉ số đều thua kém Nga, Ukraine không thể không "gắn mình" vào cái mác nước nhỏ bên cạnh ông bạn khổng lồ này.
Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp Nga đã "ngửa bài" với Ukraine thông qua chính sách "cây gậy củ cà rốt". Bằng cách đó, Ukraine phải hiểu rõ những khó khăn nhãn tiền mình sẽ gặp nếu "chẳng may" từ chối Nga, bởi đây được coi là "quyền" của một nước lớn.
Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ, dù yếu tố địa lý trong mối quan hệ giữa "nước lớn - nước nhỏ" là bất biến, nhưng điều này cũng không đủ sức ảnh hưởng đến mối quan hệ phức tạp giữa 2 bên. Yếu tố thực sự có thể chi phối đó chính là "nhận thức, tâm lý nước lớn" và "thái độ ứng xử nước lớn" của Nga.
Nga thực sự hiểu rõ mình là ai và đang đứng ở đâu. Đó là một nước lớn - cả về diện tích và sức mạnh quốc gia. Chính vì thế tâm lý "đại quốc" của Nga khi so với "tiểu quốc" Ukraine là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Không những thế, thái độ ứng xử của Nga cũng có thể thấy rõ sự thiếu tôn trọng của một nước lớn đối với một nước nhỏ. Mặc dù đa số người dân Ukraine ủng hộ việc nước này thân EU, nhưng Nga không hề quan tâm điều đó và hoàn toàn bỏ qua nguyện vọng này, đồng thời cho biết sẽ tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu cần thiết.
Biểu tình lớn ở Quảng trường Độc lập, thủ đô Kiev của Ukraine đòi Tổng thống Viktor Yanukovych từ chức. Ảnh: Reuters
|
Để đối mặt với những chính sách của nước lớn, các quốc gia nhỏ hơn có 3 lựa chọn: phù thịnh, trung lập hoặc đối đầu. Ukraine đã chọn cho mình một con đường khá khôn ngoan và hợp thời hợp thế: phù thịnh.
Có thể nói, trong bối cảnh EU đang suy yếu và Nga vẫn đang trên đà phát triển thì việc chọn Nga sẽ không quá khó hiểu. Hành động "bán bà con xa mua láng giềng gần" đã được Ukraine áp dụng khá tốt và ở một chừng mực nào đó, Nga vẫn sẽ dành sự tôn trọng nhất định để "đền đáp" thái độ cho quốc gia trong không gian hậu Xô Viết này.
Các nhượng bộ có thể kể đến như Kiev không tìm kiếm vị trí thành viên trong Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), kéo dài thời gian đồn trú cho Hạm đội Biển Đen của Nga tại Crimea - Ukraine, cho phép các doanh nghiệp của Nga tham gia một số ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, hay ủng hộ các chủ trương đối ngoại của Moskva.
Từ tính chất quan hệ như vậy, có thể thấy chính quyền của Tổng thống Yanukovych đang dùng EU như một công cụ để mặc cả với Kremlin. Trước mắt, với việc ngừng thỏa thuận ký kết hiệp định hợp tác với EU, Kiev đã giành được những cam kết về hỗ trợ kinh tế từ Nga.
Trong tương lai, nếu tiếp tục với mô hình hội nhập Á - Âu của Tổng thống Putin, tiếng nói của Ukraine chắc chắn sẽ được cải thiện, vì Nga sẽ không muốn phải bỏ một "khoản đầu tư" lớn khác để giành giật Ukraine với EU.
Về mặt chính trị, việc kiềm chế sự ảnh hưởng của một quốc gia tại một khu vực thông qua những hiệp định thương mại như một cơ chế đòn bẩy không còn là chuyện quá xa lạ. Một báo cáo mới đây của Trung tâm nghiên cứu Easterner, Iwona Wiśniewska cũng cho rằng những mục đích chính trị là khá rõ ràng trong chính sách hội nhập kinh tế khu vực của Moskva.
Đó là ngăn cản các bên thứ ba như EU, Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng và giúp ngăn chặn quan hệ Nga và các nước SNG trở nên lỏng lẻo. Bản báo cáo cũng chỉ ra việc các nước SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc hệ thống Xô Viết cũ) tăng cường quan hệ với Nga - một đối tác vượt trội về kinh tế, quân sự, địa chính trị sẽ khiến các nước này trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào Nga. Có lẽ đây mới thực sự là một trong những nguyên nhân chính khiến EU tìm mọi cách lôi kéo Ukraine về phía mình.
Tuy nhiên, có lẽ điều mà EU không ngờ tới chính là: nếu việc chọn Ukraine làm nhân vật chính trong chính sách hướng Đông lần này thất bại sẽ đồng nghĩa với kế hoạch "xoay trục" của châu Âu cũng bị phá sản.
Xét cho cùng, mối quan hệ "nước lớn - nước nhỏ" có căng thẳng đối đầu hay hòa bình thương lượng đều tùy thuộc vào tâm lý, cách ứng xử nước lớn và thái độ "khôn ngoan" của nước nhỏ. Việc láng giềng của bạn là ai - gã khổng lồ hay người tí hon? Câu trả lời sẽ giúp lí giải tại sao Ukraine "quay lưng" với EU.
Hoài Thương
CCTV Producer Forced to Resign for Blog Criticizing Censorship Nhà Sản xuất Chương trình của CCTV bị buộc Từ chức vì biết Blog Chỉ trích Kiểm duyệt
Xã hội học chiến tranh
Ghi chép từ một công trình nghiên cứu xã hội học Nga
“Họ Nguyễn trong lãnh thổ Đàng Trong từng dùng chính sách táo bạo biến hết dân làm binh”.
“Một tu viện trưởng là Choisy, đến Đàng Trong vào năm 1656, nhận xét “Người Đàng Trong chỉ sống với chiến tranh.”
Thích Đại Sán, một nhà sư Trung quốc cũng có mặt thời ấy thì ghi
nhận là "trong nước[ Đàng Trong] , hay bàn việc võ bị, chẳng chuộng văn
đức".Ông này còn kể:
"hỏi chuyện biết rằng trong nước trăm thứ thợ đều
do quân nhơn làm. Mỗi năm vào khoảng tháng ba tháng tư quân nhơn đi các
làng, bắt dân từ 16 trở lên, những người thân thể cường tráng, đóng
gông lại bằng một cái gông tre, hình như cái thang, nhưng hẹp hơn, để
giải về phủ, sung quân;
vào quân đội rồi mỗi người bắt chuyên học một nghề ...có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu ... Những dân còn lại ở nhà toàn gầy yếu tàn tật chẳng có mấy người mạnh mẽ “.
vào quân đội rồi mỗi người bắt chuyên học một nghề ...có chiến tranh đem ra đánh giặc, lúc vô sự ở theo vương phủ làm xâu ... Những dân còn lại ở nhà toàn gầy yếu tàn tật chẳng có mấy người mạnh mẽ “.
Cả Đàng Ngoài thời ấy cũng được tổ chức để sẵn sàng chinh chiến.
Nhiều tài liệu của các giáo sĩ phương Tây gọi các chúa Trịnh là các
tướng quân, các đại nguyên súy...
Nhưng đó không phải là đặc điểm riêng của nước Việt thế kỷ XVII - XVIII .
Mà trên nét lớn, phải nhận là tình hình chung của dân mình xứ sở mình quốc gia mình kéo dài suốt cả trường kỳ lịch sử .
Có cảm tưởng như trong quá khứ, trong phần lớn thời gian tồn tại, cộng đồng chúng ta sống như một đạo quân hơn là một xã hội bình thường. Hoặc đó là một xã hội quân sự hóa hơn là xã hội dân sự.
Muốn hiểu một quá khứ như thế, người nghiên cứu phải đi vào tìm
hiểu tác động của chiến tranh tới cách tổ chức xã hội cũng như sự hình
thành cá nhân nói chung.
Nhưng ở ta hướng nghiên cứu này gần như chưa được triển khai.
Nhưng ở ta hướng nghiên cứu này gần như chưa được triển khai.
Trên
đường tìm tới một cái nhìn khái quát, chúng ta không thể không bảo
nhau cầu viện những sự trợ giúp của sách vở nước ngoài, nhất là thành tựu của
các ngành khoa học xã hội hiện đại.
Sau đây là một tài liệu tiếng Nga tôi đã tìm được và tạm ghi chép lại ( chứ không phải là bản lược thuật chính xác cuốn sách đã đọc ).
Chương III
Chiến tranh và xã hội.
Tác động chiến tranh tới xã hội
Chiến tranh khá hào hiệp trong việc “chặt phá” “đốn ngã” những người mạnh khoẻ, tài năng đương sức. Số phần trăm người xuất sắc có tài có đạo lý mà chết lớn hơn nhiều so với số phần trăm những kẻ bình thường.
Điều này khiến cho sau chiến tranh, tiềm năng sáng tạo của xã hội bị hạ thấp. (Theo P.Sorokin Tình trạng hiện thời của nước Nga , in trên tạp chí Novyi Mir 1992 số 4-5 ).
Sau đây là một tài liệu tiếng Nga tôi đã tìm được và tạm ghi chép lại ( chứ không phải là bản lược thuật chính xác cuốn sách đã đọc ).
Xã hội học chiến tranh
Bản tiếng Nga của V.V. Serebryannikov
Tác giả sách là giáo sư tiến sĩ khoa học triết học .Sách
nằm trong chương trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội chính
trị Viện hàn lâm khoa học Nga và Trung tâm xã hội học các vấn đề an
ninh quốc gia
Nhà xuất bản Thế giới khoa học , Moskva, 1977
Chương III
Chiến tranh và xã hội.
Chiến tranh khá hào hiệp trong việc “chặt phá” “đốn ngã” những người mạnh khoẻ, tài năng đương sức. Số phần trăm người xuất sắc có tài có đạo lý mà chết lớn hơn nhiều so với số phần trăm những kẻ bình thường.
Điều này khiến cho sau chiến tranh, tiềm năng sáng tạo của xã hội bị hạ thấp. (Theo P.Sorokin Tình trạng hiện thời của nước Nga , in trên tạp chí Novyi Mir 1992 số 4-5 ).
Đầu chiến tranh vệ quốc, tất cả nam giới ở các trường cao đẳng đi lính. Số này chết với tỷ lệ cao, gấp 6-7 lần người thường.
P. Sorokin kết luận, tất cả các cuộc chiến tranh và cách mạng đều là công cụ chọn lọc có tính chất tiêu cực trước hết với những yếu tố ưu tú trong cư dân.
[tr 90] Chiến tranh đưa đám đông trở lại tình trạng dã man, làm tan rã đời sống tinh thần, làm họ hung bạo như thú dữ, làm họ hoang dã như các giống vật chưa thuần hoá. Cùng với chiến tranh là sự phổ biến của bạo lực, sự phi nhân hoá, sự thụt lùi, tan vỡ các giá trị cuộc sống. Các cuộc chiến tranh lớn là nhân tố làm thoái hoá con người.
Trong chiến tranh các dân tộc trở nên phân hoá, người theo ta, người theo địch, người đi du kích, người trốn tránh. Chiến tranh làm cho con người trở nên giống nhau, làm cho dân tộc tự tách biệt khỏi thế giới. Chỉ với các xã hội theo mô hình chủng tộc -- những dạng xã hội không có cá nhân và, nói cho chính xác ra là chưa hình thành V.T.N.-- chiến tranh mới là nhân tố khiến nó trở nên gắn kết.
[tr 94] Chiến tranh phục vụ lớp người có quyền. Còn những nhà văn hoá, nhà khoa học thì đóng vai “chiến đấu” – “ca ngợi” - theo đơn đặt hàng của lớp người có quyền đó.
Chiến tranh làm cho những người thuộc loại dân đen song liều lĩnh táo gan – nói một cách sang trọng là có tinh thần dũng cảm, thông minh -- sớm được đứng vào hàng ngũ quý tộc quân sự và chuẩn bị bước vào giai tầng lãnh đạo.
Chớ nên dừng lại ở những cuộc chiến tranh lớn. Chính những cuộc chiến tranh nhỏ cũng làm mòn sức lực con người.
Các dân tộc quen chiến tranh cũng sinh thói quen dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội.
[Tr 95] Chiến tranh là một hiện tượng chém giết tự phát ….
Từ thời cổ, chiến tranh tạo ra sự vận động xã hội. Tính chất tiến bộ của chiến tranh là thuộc về quá khứ. Trong xã hội hiện đại, người ta không tìm thấy ở đây một cái gì tương tự; ngược lại, người ta chỉ thấy kinh tởm và xa lạ.
Với chiến tranh, người ta đánh mất mình. Họ không còn khả năng chịu đựng sức ép nặng nề của nó, không còn khả năng bình phục trước mọi đòn đánh của nó.
Trong lúc các nhà quân sự hay nghĩ tới đại chiến thế giới (!), thì thật ra cả những cuộc chiến tranh nhỏ cũng không phải là không tránh khỏi.
Giờ đây, người ta thường coi nó chẳng qua chỉ là kết quả của những lựa chọn sai lầm tuỳ tiện của các nhà chính trị, khi những người này suy nghĩ bằng những phạm trù của các thế kỷ cũ.
Mang lên mà cân tính, thì thấy:
1. Chiến tranh hại nhiều hơn lợi.
2. Số cuộc chiến tranh “thúc đẩy tiến bộ” chỉ là một số nhỏ trong lịch sử.
3. Phạm trù “tính tiến bộ” không áp dụng được với những cuộc chiến tranh hiện đại (thời khoa học kỹ thuật)
Vũ khí hiện đại biến chiến tranh thành một hiện tượng bùng phát của huỷ diệt.
Riêng về các cuộc nội chiến:
- Vật hy sinh ở đây là dân thường
- Sau chiến tranh, họ rất khó chuyển sang đời sống lao động bình thường
Nẩy sinh nội chiến khi có thay đổi ghê gớm trong hệ thống giá trị của xã hội. Với nhóm xã hội này, hệ thống ấy là bắt buộc; với nhóm khác lại không thể chịu được.
Chương VII
Con người và chiến tranh
[tr 224] Chiến tranh bộc lộ tài thao lược, sáng kiến. Chiến tranh cho thấy một chiều sâu và cả quy mô của sự suy nghĩ. Tạo nên sự dũng cảm, hy sinh, sự cứu giúp lẫn nhau.
Đồng thời trong con người có sẵn yếu tố muốn chiếm đoạt, gây gổ, chém giết. Chiến tranh đẩy nhanh những cái đó.
[tr 227] Dẫn lại P. Sorokin
“Trong chiến tranh, tầng lớp tinh hoa và cả
những người theo quan niệm dân gian là “người tốt”, thường dễ chết, do
đó chết nhiều hơn; bọn tội phạm, cầu an, lưu manh làm bậy... dễ sống
sót hơn.
Trong từng con người, những yếu tố tiêu cực ấy cũng chiến thắng luôn phần tốt đẹp. Chiến tranh làm nghèo đi các quỹ “gien” của nhân loại”.
Sorokin cho chiến tranh giống với người làm vườn phá bỏ thứ rau lành, nhưng để lại cỏ dại, và hơn thế làm cỏ dại nhân lên nhiều lần.
Với việc cổ động cho việc giết người hàng loạt, chiến tranh làm mất giá bản thân đời sống.
Từ đây người ta hiểu tại sao những kẻ chủ trương chiến tranh thường cổ động cho sự sùng bái khuynh hướng tội ác. Khắc nghiệt tàn bạo; khát máu; sẵn sàng tàn phá các giá trị vật chất và tinh thần.
Trong từng con người, những yếu tố tiêu cực ấy cũng chiến thắng luôn phần tốt đẹp. Chiến tranh làm nghèo đi các quỹ “gien” của nhân loại”.
Sorokin cho chiến tranh giống với người làm vườn phá bỏ thứ rau lành, nhưng để lại cỏ dại, và hơn thế làm cỏ dại nhân lên nhiều lần.
Với việc cổ động cho việc giết người hàng loạt, chiến tranh làm mất giá bản thân đời sống.
Từ đây người ta hiểu tại sao những kẻ chủ trương chiến tranh thường cổ động cho sự sùng bái khuynh hướng tội ác. Khắc nghiệt tàn bạo; khát máu; sẵn sàng tàn phá các giá trị vật chất và tinh thần.
Kể cả thói quen
cướp bóc cũng được dung túng.
Sau chiến tranh, nhân loại trở nên kém cỏi tồi tàn đi về mọi phương diện, đặc biệt về đạo đức.
Chiến tranh ảnh hưởng tới sinh lý con người. Ảnh hưởng tới việc xã hội hoá con người.
Đám đông tha hóa
[Tr 229] Với K. Clausevítz, chiến tranh là một loại hoạt động chung sống của con người. Người ta thấy nó ở mọi thời đại mọi cộng đồng.
Chiến tranh có tác dụng tới việc lựa chọn xã hội chọn lọc .
Nhưng chiến tranh càng phát triển, vai trò này càng giảm thiểu và nó trở thành một cái gì có thể tiêu diệt cả nhân loại.
Tác dụng tiêu cực bộc lộ theo nhiều hướng. Nó làm tha hoá đám đông, làm họ xa rời lao động xây dựng và sáng tạo, làm cho phần lớn cư dân rơi vào chết chóc, thương tật.
Tăng tổng số người chết, hạn chế số sinh đẻ. Hạn chế tự do. Làm xấu đi điều kiện xã hội hoá con người cũng tức là những điều kiện để phát triển và bộc lộ tài năng sáng tạo.
[tr 233] Chiến tranh càng phi nghĩa - phi lý, thì sự suy thoái càng rõ.
Tình trạng thoái hoá xảy ra ở những kẻ điên cuồng, “anh hùng hoá“ trong chiến tranh. Đạo lý chỉ còn ở những người có ý thức từ bỏ nó, chống lại nó, lên án kẻ chủ trương nó.
[ tr 234] Trong chiến tranh người ta không thể thắng nếu không hình thành nối trong đội quân mình, giữa các đồng đội của mình, lòng căm thù với quân địch.
[Rồi lòng căm thù ấy không rời bỏ họ nữa.Họ quay sang căm thù lẫn nhau]
[tr 235] Các chế độ quyền uy không quan tâm tới việc biến nhân dân thành chủ thể lịch sử mà chỉ là muốn kiểm soát và chỉ huy họ.
Nỗi sợ
[tr 236] Theo N. Golovin, có hai hướng nghiên cứu quá trình chiến tranh.
Nghiên cứu bề ngoài -- các chiến dịch, trận đánh.
Và nghiên cứu phía bên trong. Sự thể nghiệm của con người -- bằng máu thịt của mình -- những cảm giác về tình trạng đạo đức của bản thân.
Sau chiến tranh, nhân loại trở nên kém cỏi tồi tàn đi về mọi phương diện, đặc biệt về đạo đức.
Chiến tranh ảnh hưởng tới sinh lý con người. Ảnh hưởng tới việc xã hội hoá con người.
Đám đông tha hóa
[Tr 229] Với K. Clausevítz, chiến tranh là một loại hoạt động chung sống của con người. Người ta thấy nó ở mọi thời đại mọi cộng đồng.
Chiến tranh có tác dụng tới việc lựa chọn xã hội chọn lọc .
Nhưng chiến tranh càng phát triển, vai trò này càng giảm thiểu và nó trở thành một cái gì có thể tiêu diệt cả nhân loại.
Tác dụng tiêu cực bộc lộ theo nhiều hướng. Nó làm tha hoá đám đông, làm họ xa rời lao động xây dựng và sáng tạo, làm cho phần lớn cư dân rơi vào chết chóc, thương tật.
Tăng tổng số người chết, hạn chế số sinh đẻ. Hạn chế tự do. Làm xấu đi điều kiện xã hội hoá con người cũng tức là những điều kiện để phát triển và bộc lộ tài năng sáng tạo.
[tr 233] Chiến tranh càng phi nghĩa - phi lý, thì sự suy thoái càng rõ.
Tình trạng thoái hoá xảy ra ở những kẻ điên cuồng, “anh hùng hoá“ trong chiến tranh. Đạo lý chỉ còn ở những người có ý thức từ bỏ nó, chống lại nó, lên án kẻ chủ trương nó.
[ tr 234] Trong chiến tranh người ta không thể thắng nếu không hình thành nối trong đội quân mình, giữa các đồng đội của mình, lòng căm thù với quân địch.
[Rồi lòng căm thù ấy không rời bỏ họ nữa.Họ quay sang căm thù lẫn nhau]
[tr 235] Các chế độ quyền uy không quan tâm tới việc biến nhân dân thành chủ thể lịch sử mà chỉ là muốn kiểm soát và chỉ huy họ.
Nỗi sợ
[tr 236] Theo N. Golovin, có hai hướng nghiên cứu quá trình chiến tranh.
Nghiên cứu bề ngoài -- các chiến dịch, trận đánh.
Và nghiên cứu phía bên trong. Sự thể nghiệm của con người -- bằng máu thịt của mình -- những cảm giác về tình trạng đạo đức của bản thân.
Cả hai đều là nội dung chủ yếu của việc
nghiên cứu về con người trong chiến tranh.
[tr 239] Cần nghiên cứu sự tiến hoá trong tính tích cực chiến đấu của chiến sĩ, những yếu tố phát triển sáng kiến sự sáng tạo để đạt tới thắng lợi.Tuỳ theo con người mà các hành động trong chiến tranh có thể thế này có thể thế khác.
Lại cần nghiên cứu về nỗi sợ. Người nào cũng có ám ảnh.
[tr 239] Cần nghiên cứu sự tiến hoá trong tính tích cực chiến đấu của chiến sĩ, những yếu tố phát triển sáng kiến sự sáng tạo để đạt tới thắng lợi.Tuỳ theo con người mà các hành động trong chiến tranh có thể thế này có thể thế khác.
Lại cần nghiên cứu về nỗi sợ. Người nào cũng có ám ảnh.
[tr 243.]75% những người tham gia chiến tranh tự nhận dù đã được học hỏi, quen với các vấn đề kỹ thuật có tinh thần kỷ luật… song vẫn tỏ ra tiêu cực “lúng túng, hèn, ngại khi vào cuộc, trước tiên là vì mặc cảm yếu kém, cảm thấy mình không là gì cả, lo âu, sợ hãi”
Quân đội Liên xô có thời gian chạy dài từ 28-6 tới 24-7 1942. Một cuộc rút chạy kinh khủng. Trong gần một tháng, rút 400km. Một ngày một đêm đi 15 km.
28-7-1942 có một lệnh đặc biệt của Stalin. Cấm không được quay ngược. Chỉ huy có quyền bắn. Lệnh này hết sức tàn nhẫn, nhưng không có quy định như vậy, không có chiến thắng Stalingrad. Qua đây ta hiểu cái gì đã giúp con người vượt qua nỗi sợ.
Nhiều thống kê cho thấy độ co dãn của người chiến binh Nga rất cao và các nhà chỉ huy đã khai thác nó triệt để.
Chủ nghĩa anh hùng và thời hiện đại
[tr 254] Hiện nay, nhiều người nói về sự phi anh hùng hoá tức sự sụp đổ của chủ nghĩa anh hùng. Nguyên do = cách mạng khoa học kỹ thuật biến người lính thành cái máy.
Hết chủ nghĩa anh hùng = hết những người lãng mạn.
Chủ nghĩa anh hùng liên quan đến vị trí mang tính không gian của người lính trong chiến đấu.
Nó cần khi đánh nhau giáp lá cà, gươm dáo, đánh nhau bằng súng nhỏ.
Và không thật cần, chẳng hạn, khi đánh nhau bằng pháo binh (lúc ấy không nhìn thấy nhau). Khoảng cách vũ khí càng xa càng ít yêu cầu dũng cảm mà chỉ cần thực hiện đúng mệnh lệnh.
Đúng hơn, lúc này cần một thứ chủ nghĩa anh hùng trí thức, tức sự dũng cảm trong việc thực hiện những quyết định.
Thời chiến tranh các đơn vị thông tin kỹ thuật không có anh hùng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét