Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Thứ 3 ngày 05/11/2013 - cập nhật

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT 
Các “tiểu hoàng đế” Trung Quốc sẽ thua “con cháu vinh quang” Nhật Bản (GDVN). - ‘Diều hâu’ La Viện: “Nhật không đủ dũng khí chống lại Trung Quốc” (Soha). - Báo Nhật: Trung Quốc đang chia rẽ ASEAN? (PT).
Cẩn thận với những con rệp! (Blog RFA). “Và có chiếc máy phát hiện rệp, sẽ tránh đi rất nhiều phiền phức không đáng có. Đặc biệt là tránh được mối nghi ngại lẫn nhau trong khóa học. Bởi một khi đã diệt hết rệp, mà vẫn bị phát hiện, chí ít, bạn dễ tìm ra đối tượng ‘nằm vùng’. Chắc chắn là thế!
Thằng vô cảm (DLB).
Đại biểu Quốc hội – Thượng tọa Thích Thanh Quyết: Vật chất tuy còn những khó khăn, nhưng an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo (CAND). “Trên thực tế, chính những kẻ tung ra các luận điệu bịa đặt, vu khống đó mới vi phạm dân chủ, nhân quyền nhất. Cái dân chủ, nhân quyền của Việt Nam phù hợp hoàn cảnh văn hóa, lễ nghi tôn giáo của người Việt Nam, họ không hiểu được hoặc cố tình không hiểu rồi cứ nhìn từ góc nọ sang góc kia“. - Facebooker Tin Không Lề: “Trong đạo Phật có ‘Ngũ giới’, tức là năm điều cấm không được làm của Phật tử, đó là: Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không dùng chất gây nghiện. Đã đi tu mà ông Thích Thanh Quyết ra làm đại biểu quốc hội, làm sao tránh khỏi nói dối?” - Không thể kết luận tự do tôn giáo ở Việt Nam có vấn đề! (DLB).
- HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẤP CÔNG ĐOÀN ĐỒNG THÁP: Cách làm mới nâng cao hiệu quả (LĐ).
Hoàng Long Phu Nhân (Hoàng Hải Thủy).
KINH TẾ
Gas dỏm lộng hành (Tin nóng).
VĂN HÓA-THỂ THAO
Linh Nghiệm (Phay Van).
BÊN KIA BỜ ĐẠI DƯƠNG (Tương Tri).
Giải Goncourt 2013 (Nhị Linh).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
QUỐC TẾ 

Ngụy biện, ngụy biện hết!

Ngụy biện, ngụy biện hết!

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần bức xúc hỏi đường miền núi mà lại làm to như vậy, rộng 60-70m, ai quyết định đầu tư?
Chủ tịch Quốc hội có lần than: “Sờ vào đâu cũng thấy lãng phí, thất thoát… Trong khi việc dừng, dãn, hoãn, cắt bớt chỉ “cắt là cắt trên sổ”.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư Bùi Quang Vinh có lần dẫn chứng: “Công trình thủy lợi dự tính tưới tiêu 1.000ha, nhưng làm xong chỉ tưới được 500ha. Ai chịu trách nhiệm khi ký quyết định đầu tư? Ai chịu trách nhiệm khi suất đầu tư đang 1 tỉ đồng/ha, nay 2 tỉ đồng mới được 1ha? Ai nói do thiết kế không đúng rồi đổ cho biến đổi khí hậu?”. Và ông kêu lên rằng “Đó chỉ là ngụy biện, ngụy biện hết”, khi “lãng phí nhất, thất thoát nhất chính là chủ trương đầu tư”.

8 năm thi hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và 8 năm có một sự thật không đổi: Cứ ở đâu dùng tiền công là ở đó có lãng phí. Lãng phí ngay từ chữ ký đầu tiên.

Đang rõ ràng có một sự ngụy biện giữa quyết tâm chống lãng phí và cái cách mà các cơ quan sử dụng tiền ngân sách coi là lãng phí.

Chúng ta lên án tệ đốt vàng mã trong dân, nhưng lại quên mất tên người ký phê duyệt cái nhà hoang mang tên bảo tàng hàng ngàn tỉ đồng.

Chúng ta săm soi đếm từng mâm cỗ cưới, miệng kêu hoang phí; trong khi đó, chỉ riêng việc loại bỏ thủy điện ĐN 6 và 6A ra khỏi quy hoạch - đã có từ năm 2002 - đã khiến chủ đầu tư thiệt hại hàng chục tỉ đồng, chưa kể 400 dự án thủy điện lớn bé khác cùng lúc ra đi.

Chúng ta đưa vào luật tinh thần “tiết kiệm là quốc sách”, còn ngoài thực tế, một cái gác chuông cũng mời bằng được bộ trưởng vào dự lễ khởi công. Cải tạo một con đường cũng cắt băng khánh thành.
Chúng ta bảo phải học “bài học nhà máy đường, nhà máy ximăng”… giờ hoang hóa khắp nơi và liền sau đó các sân bay, cảng biển tới tấp mọc lên.

Đôi khi chỉ một cái đầu, một quyết định, một chữ ký cho một chủ trương sai, một chính sách không chính xác sẽ dẫn tới sự lãng phí xã hội khủng khiếp.

Đến ngày hôm qua, rất thẳng thắn, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy phần nào lý giải sự bất lực, rằng “chống lãng phí chỉ mới chạm tới phần ngọn mà bỏ qua cái gốc. Đó là do ban hành chính sách không phù hợp, quyết định thiếu chính xác dẫn đến lãng phí hàng nghìn tỉ đồng, mà người ra quyết định cùng lắm thì cũng chỉ bị phê bình, khiển trách”.

Còn ĐBQH Trần Du Lịch đặt câu hỏi: “Chính phủ đã phải cắt giảm, loại bỏ hơn 400 dự án thủy điện, nhưng doanh nghiệp tốn hàng chục tỉ, thậm chí hàng trăm tỉ đồng lập dự án rồi lại gạt dự án đi thì thiệt hại này như thế nào?”.

Không ai trả lời ông cả. Bởi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng có lần đã bảo “Anh định đầu tư thì phải chịu chi phí. Có ai từ đầu dám chắc là làm dự án sẽ được phê duyệt (?!). Anh phải hình dung có thể phải chịu rủi ro. Có dự án lớn hơn nhiều, tầm quốc gia, trình Quốc hội, tốn hàng triệu USD mà có phê duyệt đâu. Điều này, chủ đầu tư phải chấp nhận”.

Hóa ra, bà Kim Thúy đã đúng: Chúng ta chưa tìm thấy cái gốc của cây cổ thụ lãng phí.

Hóa ra Bộ trưởng Vinh đã không sai khi dùng hai chữ: “Ngụy biện”!

Ý kiến: Vì sao vẫn giam để cai nghiện?


Gần đây lại tiếp tục xảy ra chuyện đánh chết học viên trong trung tâm cai nghiện khiến ba cán bộ bị bắt và khởi tố nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

AFP: từ tháng 4/2004 Việt Nam áp dụng chính sách cai nghiện cưỡng bức

Chuyện học viên cai nghiện bị ngược đãi và bị đánh chết đã có từ lâu ở hầu hết các trung tâm 06 đặt ra câu hỏi vì sao mạng sống của người nghiện ma túy ở Việt Nam vẫn bị rẻ rúng đến như vậy?
Điều đó là do hệ thống tuyên truyền của nhà nước vào những năm đầu khi heroin bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam, người nghiện bị coi là tội phạm, họ có thể bị bắt đi tù vì tội nghiện ma túy.
Sau đó người nghiện ma túy bị coi là một tệ nạn xã hội bị Bấm xử phạt hành chính bằng cách bắt buộc đưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy 06, cách ly hoàn toàn với xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế khoa học đã chứng minh: nghiện ma túy chỉ là một loại bệnh của não bộ và thần kinh.
Vậy mà với ý thức hệ đó của toàn xã hội người nghiện bị coi là loại người bỏ đi cần phải cách ly khỏi đời sống xã hội với thời gian thông thường là hai năm mà không cần có một bản án, không cần có một phiên tòa, thậm chí người nghiện cũng không có quyền tự biện hộ hay thuê luật sư biện hộ cho mình khi bị tước đi sự tự do là cái vốn quý nhất, là quyền cơ bản nhất của con người.

Người nghiện bị kỳ thị

Người nghiện bị đưa vào các trung tâm 06 với ý thức rất ngây ngô, nực cười của chính quyền, xã hội và của chính người thân trong gia đình mình rằng:
"Phải cho vào đó cho thật khổ mới từ bỏ được ma túy, phải cho vào đó để rèn luyện, lao động trị liệu, phục hồi nhân cách, nhân phẩm..."
Vậy thì người nghiện có phải ai cũng có lối sống hưởng thụ, không chịu lao động, tối ngày chỉ biết dùng ma túy và không còn nhân cách, nhân phẩm không?
Chắc chắn là không phải như vậy.
Thực tế người nghiện có ở đủ mọi tầng lớp, thành phần trong xã hội nhưng vì ý thức hệ do những tuyên truyền sai lầm bấy lâu nay, người nghiện bị kỳ thị coi như là đồ bỏ đi chẳng sớm thì muộn cũng chết, chết được sớm thì càng hay.
Thật là tàn nhẫn và chua xót.
Không nói đến những thành phần người nghiện là những tầng lớp ít học, không có gia đình, vô gia cư, những người đó thì ở ngoài xã hội lối thoát khỏi ma túy là cánh cửa rất hẹp, chỉ có con đường phạm tội để có tiền dùng ma túy.
Phải nói đến những thành phần có vị trí, có tri thức trong xã hội như giáo viên, kỹ sư, bác sĩ...khi bị phát hiện ra trót nghiện ma túy họ bị vùi dập không thương xót, không có con đường nào khác.
Mặc dù đó là một loại bệnh và tùy từng trường hợp cụ thể họ có thể dùng các loại thuốc tôt để điều trị bệnh cho mình, họ không được coi nghiện ma túy là một loại bệnh mãn tính không loại trừ trường hợp phải dùng thuốc suốt đời như tiểu đường, suy thận...
"Phải cho vào đó cho thật khổ mới từ bỏ được ma túy, phải cho vào đó để rèn luyện, lao động trị liệu, phục hồi nhân cách, nhân phẩm"
Người nghiện từng mơ ước họ có thể vẫn sống, hòa nhập với cộng đồng như những người nghiện ma túy ở Châu Âu, hàng ngày trước khi đi làm được uống thuốc, thuốc có đại trà và thuận lợi.
Nhưng thuốc Buprenophine thì đã bị cấm vì coi đó cũng là ma túy, chính quyền sợ không quản lý được, mà cứ cái gì không quản lý được thì cấm bỏ qua biết bao cơ hội làm lại cuộc đời, bao sinh mạng người nghiện.
Hay thuốc Methadone thì triển khai quá chậm mặc dù tác dụng tốt thật sự của thuốc đã được chứng minh trên thực tế ngay ở tại Việt Nam.
Nếu xét hiệu quả về kinh tế thì quá thiết thực khi người nghiện ma túy hiện nay ít nhất phải dùng hết 100 nghìn VND/ngày so với 15 nghìn tiền một liều thuốc Methadone/ngày (số tiền thuốc này người nghiện sẵn sàng đóng góp) và cộng với số tiền đầu tư vào các trung tâm 06, tiền chi phí nuôi người nghiện thì điểm hòa vốn sẽ đến rất nhanh cho lợi ích kinh tế của toàn xã hội.
Tính từ thời điểm năm 2008 bắt đầu cho triển khai thuốc Methadone ở Hải Phòng đến nay đã hơn 5 năm vậy mà Methadone mới chỉ được triển khai ở hơn 20 tỉnh, thành trên cả nước mà chỉ có ở những trung tâm chính của các tỉnh, thành thiếu, yếu cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Trong khi đó hiệu quả của các trung tâm 06 còn quá thấp với tỉ lệ thực tế 90-94% tái nghiện trở lại, 3-5% bị chết do bệnh tật hay sốc thuốc sau khi trở về với cộng đồng.

Cách ly và lao động

Bởi vì sao? Vì các trung tâm 06 chỉ đơn thuần là giam giữ người nghiện cách ly khỏi đời sống xã hội, đánh đập, dọa nạt và bắt buộc phải lao động khổ sai.
Ví dụ trong các trung tâm 06 học viên phải bắt buộc làm mây tre đan xuất khẩu, mới nghe qua thì nhiều người nghĩ đó là công việc nhàn hạ mà nhiều vùng quê bà con nông dân vẫn làm thêm như một nghề phụ trong lúc nông nhàn.
Nhưng thực tế ở trong trung tâm 06 không phải như vậy, người nghiện bị ép buộc phải lao động cật lực mỗi ngày lên tới 12-14h.
Hầu như không có ngày nghỉ lễ, chủ nhật thì mới đủ khoán của cán bộ trung tâm.
Đối với những người nghiện xuất phát từ những thành phần lao động trí óc trong xã hội không quen lao động chân tay và thường là ở những gia đình khá giả thì làm không đủ khoán sẽ bị tra tấn, đánh đập bởi những cán bộ hoặc thông qua những học viên đầu gấu, đại bàng.
Mục đích là để học viên đó thông tin về nhà mang tiền lên chạy chọt thì sẽ có được một cuộc sống về: lao động, sinh hoạt (tắm, giặt, ăn uống...), và được nghỉ ngơi dễ chịu hơn một chút.

Chính quyền Việt Nam lên án tệ nạn ma tuý trong xã hội
Các công việc khác trong các trung tâm 06 như: tách hạt điều, làm vàng mã...cũng vậy, những sản phẩm người nghiện làm ra chan hòa mồ hôi, nước mắt và máu. Người nghiện khi lao động cũng được trung tâm trả tiền công, nhưng thông thường chỉ là khoảng 10 nghìn đồng cho một ngày công lao động 12-14h.
Tính kiểu gì đó cũng là một sự bóc lột hết sức dã man. Cũng có đôi khi không có việc thì họ bắt rèn luyện bằng cách nghe qua thì tưởng chừng đơn giản như tập "mốt hai mốt" là kiểu đi duyệt binh của quân đội. Nhưng với 5-7h trong ngày bất kể trời nắng thế nào mà cứ phải đi ngoài trời như vậy thì hết sức vô nhân đạo, bất cứ ai có ý định chống đối hay không theo kịp cường độ tra tấn đều bị đánh đập không thương tiếc.
Cán bộ trung tâm là những thành phần nào? Họ đánh đập, tra tấn người nghiện để làm gì?
Hầu hết họ đều không có trình độ chuyên môn, học thức gì, chỉ một vài người là có tâm, có đức, có trình độ chuyên môn, học thức vừa phải, còn lại là những kẻ con cháu, họ hàng nhưng người có quyền thế, không học hành đến nơi đến chốn, thậm chí là hư hỏng hoặc chạy chọt để vào.
Làm cán bộ trung tâm 06 là một công việc béo bở, dễ kiếm tiền nhưng họ cũng phải chạy chọt mất nhiều nên khi vào làm họ khát máu, dùng mọi thủ đoạn để nhanh chóng gỡ lại số vốn đã bỏ ra, bằng nhiều cách như cách khoán công việc đã nói ở trên hay họ cấm hút thuốc lào thuốc lá, rồi lại chính họ mở đường cho cách thẩm lậu tiền, vàng vào trung tâm để họ buôn bán ngầm thuốc lào, thuốc lá với lãi suất siêu lợi nhuậ.
Một ví dụ có thể nêu ra về cách làm ăn của họ như: một gói thuốc lào ở ngoài 5000 đồng thì họ bán với giá 500 nghìn hay cái bật lửa ở ngoài 2000 VND nghìn thì họ bán với giá 200 nghìn.
Cũng có cách khác để cán bộ trung tâm kiếm tiền như là họ tham nhũng vào khẩu phần ăn của người nghiện rất nhiều, khi có đoàn kiểm tra cấp trên về hay ba ngày tết thì người nghiện mới được ăn một bữa cho ra hồn, có lẽ người nghiện ở trong các trung tâm 06 chỉ mong ngoài xã hội có thật nhiều dịch cúm gà hay lợn tai xanh thì mới được "lộc" ăn uống bất ngờ .
Câu hỏi được đặt ra là sao họ bán đắt như vậy thì mua làm gì? vào đó ma túy còn bỏ được thì bỏ thuốc lào, thuốc lá có là gì? hay tại bản lĩnh người nghiện kém mà không bỏ được? thế thì làm sao bỏ ma túy được?...
Đó cũng là những câu hỏi và tâm lý chung của gia đình người nghiện khi con, em ở trong đó bị đánh quá lúc ra thăm gặp yêu cầu gia đình ngầm gửi tiền vào.
Thực tế bỏ ma túy thì chỉ cắt cơn 7-10 ngày là xong, quan trọng là giữ, nghiện ma túy là bệnh của não bộ khi xác định rằng ở trong trung tâm không có ma túy thì chuyện không vương vấn gì ma túy là rất dễ dàng, nhưng hàng ngày thấy những học viên khác thậm thụt hút thuốc lá, thuốc lào thỉnh thoảng ngửi thấy mùi thuốc lá, thuốc lào thì chuyện đó là không đơn giản và rất khổ sở.
Vì vậy những gia đình khá giả mà không hiểu được vấn đề này mà không ngầm gửi được tiền vào cho con, em mình thì cuộc sống của học viên thật sự là một địa ngục.

Đánh người thâm hiểm

Các cán bộ trung tâm trực tiếp đánh người nghiện hay thông qua các học viên đầu gấu, đại bàng đánh người nghiện như thế nào?
Trường hợp bị đánh chết ngay như vụ án mới khởi tố gần đây là hãn hữu, đó chỉ rơi vào những các cán bộ trẻ người, non dạ, hăng đòn và say máu.
Còn hầu hết họ đánh rất thâm hiểm với cách đánh âm đòn vào người, bị đau chuyển ra viện rồi trả về nhà một thời gian sau mới chết, không thì cũng thành tật đeo đẳng suốt đời.
Chẳng có tang chứ gì mà kiện cáo, mà tiếng nói của người nghiện thì hầu như không được ai chấp nhận. Cũng cả vì tâm lý người nghiện sợ nếu như mình tố cáo rồi nhỡ mai sau tái nghiện nữa lại bị đưa vào trung tâm thì sẽ bị trả thù sống còn khổ hơn chết.
Người nghiện cũng khổ sở và muốn cai nghiện lắm chứ, nhưng với điều kiện hà khắc, tính mạng thì như sợi chỉ mành treo chuông như vậy người nghiện không muốn thậm chí là chống đối việc đi cai nghiện bắt buộc.
Giá thử như: tính mạng người nghiện luôn được đảm bảo, điều kiện lao động, sinh hoạt, được hút thuốc lá, thuốc lào một cách thoải mái chỉ cần như ở trong các trại tù thôi thì người nghiện cũng an tâm đi cai.
Đi cai rồi cũng có cảm giác như đi chữa bệnh vậy thôi chứ không có hành vi chống đối. Vậy thì cũng chẳng có gì phải nói, khi đó người nghiện khi hòa nhập với cộng đồng cũng không có tâm lý hận thù chính quyền, gia đình, trung tâm.
Tỉ lệ giữ được không tái tiện chắc chắn sẽ cao hơn.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả Minh Phúc, người cho biết ông 'là một người nghiện ma túy và phải trải qua hai lần đi trung tâm cai nghiện'. BBC mong muốn nhận được thêm các bài viết về chủ đề này, gồm cả các bài nêu ý kiến khác với tác giả. Quý vị có thể gửi về vietnamese@bbc.co.uk

Thế giới ngầm của dân lô đề - Kỳ 2: Trà đá ghi đề

Ở Hà Nội, việc người dân ghi và chơi lô đề diễn ra phổ biến, công khai như một nghề... kiếm tiền.

“Đánh lô”, “đánh đề” là trò cờ bạc dựa theo kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc mỗi ngày. Lô đề lấy hai con số cuối trong dãy số trúng thưởng của các giải xổ số (có tất cả 7 giải và 1 giải đặc biệt), trong đó số đề là hai con số cuối trong dãy số của giải đặc biệt, số lô là hai số cuối trong dãy số của các giải còn lại. Mỗi điểm lô bằng 23.000 đồng, tiền trúng thưởng bằng 4 lần tiền bỏ ra. Số đề không quy định thành “điểm” như lô, mà tùy vào người chơi, tiền trúng thưởng bằng 70 - 80 lần số tiền người chơi bỏ ra.
Thế giới ngầm của dân lô đề: Trà đá ghi đề
Một cụ bà ngoài 70 tuổi (phải) đọc số lô đề để “thư ký” vào bảng - Ảnh: Hà An
Trẻ chơi, già cũng ham
Điều kiện của một tụ điểm ghi lô đề rất đơn giản: đó chỉ là quán trà đá nằm vỉa hè với chiếc bàn nhỏ, vài cái ghế nhựa, một tập “cáp” ghi số và một cuốn “nhật ký lô đề” cho người chơi “nghiên cứu”.
Một buổi chiều giữa tháng 9, dãy quán trà đá trên vỉa hè phố Tăng Bạt Hổ (Q.Hai Bà Trưng) nhộn nhịp người vào ra. Khách lui tới không phải để uống trà đá, hút thuốc lào vặt, mà để xuống tiền đánh lô đề. “Két… két”, sau tiếng phanh cháy đường nam thanh niên chỉ độ ngoài hai mươi, đầu cạo trắng ởn, lao vội vào quán rồi gí tờ 500.000 đồng trước mặt chủ quán nước. “Ghi em con đề 13 năm trăm nghìn”. Nam thanh niên vừa dứt lời, chủ quán đã vơ vội cây bút cùng tờ giấy than để ghi tích kê… Xong việc với cậu choai, chủ quán quay ra móc tiền trong ví đếm rồi đưa cho nam thanh niên ăn vận kiểu công chức ngồi đợi từ nãy. “Đây, chị gửi chú đủ 7 triệu tiền ăn đề hôm qua. Gớm, dạo này son quá, thế hôm nay đánh con gì để chị ghi”, chủ quán ngọt nhạt với khách. Không đáp trả ngay, nam thanh niên nhâm nhi chén trà đặc, vẻ mặt như tính toán gì đó, rồi đột nhiên lên tiếng: “Ghi đi chị ơi, 7 triệu đề con 98, 100 điểm lô con 81”. Dứt câu, thanh niên này móc ví đưa lại chủ quán 7 triệu tiền trúng đề khi nãy và thêm 2,3 triệu tiền đánh lô con 81…
17 giờ 45 phút, quán nước trà của người phụ nữ tên N. nằm ngay đầu ngõ 57, đường Mễ Trì (thuộc thôn Hạ, xã Mễ Trì, H.Từ Liêm) cũng đột nhiên đông khách. Lần lượt chủ nhân của những chiếc xe máy dựng ngổn ngang dưới lòng đường sà xuống chiếc ghế gỗ, trước khi chộp vội cuốn “nhật ký lô đề” để đọc ngấu nghiến, đôi mắt đăm chiêu ra chừng căng thẳng lắm. Bà chủ quán cũng chẳng cần hỏi han gì nhiều, thủng thẳng rót chén nước trà đặt ra trước mặt những vị khách đặc biệt này. Không ai nói với ai câu gì. Chỉ đến khi vị khách rời mắt khỏi cuốn sổ, bà mới lên tiếng: “Chọn được con nào chưa? Hôm nay con 71 đẹp đấy. Gần tuần rồi nó chưa về”. Nghe thế, người đàn ông ngoại lục tuần, mặc bộ quần áo ngủ hếch mặt lên trời, hít một hơi thật dài rồi “phán”: “Con 71 được. Chị ghi cho tôi 100 điểm, thêm 100.000 đồng con đề 68 nữa”. Dứt lời, ông ta rút luôn từ túi quần một xấp tiền chẵn, lẻ lẫn lộn đếm qua một lượt rồi đưa cho chủ quán. “Đây nhé. Hai triệu ba năm chục. Còn thiếu năm chục nghìn, nợ mai đưa”.
Trong khoảng 30 phút ngồi quán trà đá của bà N., chúng tôi đếm được hơn hai chục trường hợp đến ghi lô, đề. “Hôm nay có vẻ nhiều người ghi bác nhỉ”, tôi cất tiếng hỏi vu vơ. Chẳng thèm ngước lên nhìn, bà N. tay thoăn thoắt đếm tiền, miệng buông một câu vu vơ không kém: “Cũng bình thường. Hôm nào cũng trên dưới đôi chục. Mưa bão thì ít hơn”.
Sau 3 ngày lân la ở nhiều khu vực, chúng tôi đúc rút gần như “đâu có quán trà đá, ở đó có điểm ghi lô đề”. Những quán trà đá này chỉ đông vào cuối giờ chiều cho tới giờ mở thưởng kết quả xổ số (18 giờ 15 phút). Chỉ tính riêng thôn Hạ cùng vài thôn lân cận, đếm sơ cũng ngót trăm quán trà đá nhận ghi lô đề. Tất cả những điểm ghi lô đề này đều có hẳn một đội quân chuyên đứng ra thu “bảng” để chuyển lên đầu mối cấp cao hơn vào trước giờ quay số mở thưởng xổ số miền Bắc.
“Nghề” kiếm bộn tiền
Mặc dù nghề bán nước chè vỉa hè ở Hà Nội vẫn được dư luận cho là “một vốn bốn lời”, thế nhưng các quán này vẫn kiêm luôn cả cái nghề ghi lô đề. Cái nghề này theo đúng thuật ngữ của dân lô đề vẫn quen gọi là “thư ký bảng”.
Trong vai một người đi nhận ghi số, tôi được chủ quán trà đá trên đường Lương Thế Vinh (Q.Thanh Xuân, TP.Hà Nội) hướng dẫn: “Chỉ cần ai đó quen biết một chút, sinh sống trong phường, đứng ra có lời với chủ bảng là họ nhận cho ghi ngay thôi. Nghề này kiếm, chẳng phải bỏ ra đồng vốn nào, thời gian làm việc có mấy tiếng buổi chiều mà thu nhập cả bạc triệu”. Vẫn theo lời người chủ quán này, nếu khách đánh một con số đề thì người ghi bảng được hưởng 13% tổng số tiền mà khách chơi, còn lại thì nộp cho chủ ôm bảng. Còn đối với lô, tiền phần trăm của “thư ký” ít hơn, chỉ từ 5 - 7% tổng số tiền ghi được.
Một chủ quán trà đá trong khu vực Trường đại học Bách khoa (Q.Hai Bà Trưng) lại cho hay, tiền bán nước cộng với tiền phần trăm hoa hồng từ ghi lô đề, trung bình mỗi ngày anh thu được trên một triệu đồng. Vẫn theo anh này, làm “thư ký bảng” thu nhập cao, giờ “làm việc” chỉ diễn ra trong khoảng 2 - 3 tiếng trước giờ quay số. Tất tật mọi vật dụng từ sổ “nhật ký lô đề” đến “cáp” ghi lô đề đều do các chủ bảng cung cấp. Trước giờ mở thưởng, “thư ký bảng” chỉ việc tổng hợp lại cho người chuyển bảng là xong. Còn việc trả tiền cho khách trúng thưởng đều do chủ bảng chịu. Nhàn hạ là thế, nên trước đây nhà có mở hàng ăn phục vụ sinh viên, khách đông đuổi không hết nhưng bận bịu tối ngày lo lấy hàng, do vậy khi có người họ hàng mách mối nhận ghi đề, anh này liền đồng ý và dẹp ngay quán cơm. Tuy nhiên, trước khi chia tay, chủ quán trà cũng không quên đưa lời cảnh báo: “Tuyệt đối không được chơi hoặc ôm những con số mà người chơi đánh lớn, vì đã có nhiều thư ký bảng phải bán nhà trả nợ vì lỡ ôm số lô đề người chơi đánh lớn”.

Khi các 'đại gia' ngoại đổ vốn vào thị trường bảo hiểm

Những năm gần đây, cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ diễn ra hết sức khốc liệt. Đặc biệt, khi có sự “bắt tay” của các công ty bảo hiểm trong nước với các nhà đầu tư ngoại đã khiến sự phân hoá và phân khúc thị trường ngày càng rõ rệt.


Nếu tính chung 6 tháng đầu năm nay, thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chỉ tăng trưởng ở mức 2,2%, thấp nhất từ trước đến nay. Mức tăng trưởng của các “đại gia” trong ngành cũng đang ở mức không tăng trưởng hoặc tăng trưởng ở mức rất thấp.
Đứng trước tình hình khó khăn này, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã ra sức cải tổ, tập trung tái cơ cấu để quản lý tốt hơn các rủi ro, lựa chọn dịch vụ tốt để tham gia bảo hiểm, thu hồi triệt để công nợ, chú trọng công tác giám định bồi thường, tăng cường chất lượng dịch vụ khách hàng và áp dụng các biện pháp để tiết giảm tối đa chi phí... Bên cạnh đó, việc kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nhằm khắc phục những điểm yếu, nâng cao năng lực quản trị điều hành, phát triển công nghệ bảo hiểm chuyên nghiệp cũng là chiến lược mà các công ty bảo hiểm đang làm.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, chính sự “bén duyên” giữa các công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong nước với các “đại gia” ngoại đã khiến cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày càng khởi sắc. Việc các đại gia ngoại đổ vốn vào thị trường bảo hiểm đã giúp các công ty trong nước giải bớt bài toán áp lực về huy động vốn, áp lực chuyên nghiệp hóa hoạt động bảo hiểm và áp lực mở rộng thị phần. Đơn cử như trường hợp của công ty bảo hiểm Toàn cầu (GIC).
Cách đây 2 năm, thương vụ hợp tác chiến lược giữa GIC và tập đoàn bảo hiểm nổi tiếng của Đức ERGO trị giá 380 tỷ đồng đã làm thay đổi vị thế của GIC sau đó. Sau khi ERGO mua lại 10 triệu cổ phiếu của GIC, tương đương 25% cổ phần của GIC và hỗ trợ kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm của GIC tương đương 46 tỷ đồng, GIC đã dần “lột xác” với những cải tiến tích cực về mặt quản lý và khai thác thị trường.
Sự hợp tác này được giới tài chính đánh giá là một sự kết hợp khá khôn ngoan, nhất là trong bối cảnh thị trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt và đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao.
Với con mắt tinh tường của nhà quản lý bảo hiểm danh tiếng trên thế giới có mạng lưới hoạt động trên 30 nước châu Âu và châu Á, ERGO đã tiến hành “cài cắm” các “hạt giống” vào trong bộ máy GIC nhằm khắc phục những điểm hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời, đây cũng là cách ERGO chuyển giao dần các công nghệ bảo hiểm chuyên nghiệp cũng như hoạch định các chiến lược kinh doanh đúng đắn, giúp GIC ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Sau khi các doanh nghiệp nhà nước tiến hành thoái vốn theo các quy định của chính phủ về đầu tư ngoài ngành, ERGO lập tức yêu cầu mua lại số cổ phần này, nâng tỉ lệ sở hữu tại GIC lên tới mức 35%. Động thái này đã cho thấy, các “đại gia” ngoại đang rất quyết tâm và có chiến lược bài bản trong việc đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ còn nhiều tiềm năng như Việt Nam.
 “Việc các công ty bảo hiểm nước ngoài mạnh dạn rót vốn vào thị trường bảo hiểm VN nói chung và khối bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng là một xu thế tất yếu. Trong khi hầu hết các ông lớn đều đã “bén duyên” với các cổ đông chiến lược ngoại, thì các công ty nhỏ hơn cũng đang ra sức tìm kiếm đối tác nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Chính điều này đã khiến cho thị trường bảo hiểm tại VN càng thêm sức hút”, một chuyên gia kinh tế nhận định.
THÔNG TIN DỊCH VỤ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét