Đào Tuấn - Vụ 10 năm tù oan: Nỗi nhục- vì nhục dục
“Ơn Đảng, Chính phủ, tôi đã được trở về với gia đình. Ơn bố, mẹ sinh ra chỉ có một lần nhưng lần này, Đảng và Chính phủ đã sinh ra tôi lần thứ hai”. Đây là lời mà người tù oan Nguyễn Thanh Chấn tâm sự với một tờ báo ngay sau khi từ trại giam trở về nhà.
Những lời nói “Ơn Đảng, ơn Chính phủ” mộc mạc thật thà của người tù oan khiến chúng ta trạnh lòng.
Có thể, nỗi uất hận sau 10 năm oan ức khiến ông không nhận ra một sự thật rằng chính lương tâm của kẻ giết người thật sự, khi bất ngờ ra đầu thú, mới là yếu tố quyết định cho tự do của ông ngày hôm nay. Vâng, sự thật dẫu có đắng cay, có phũ phàng đến thế nào thì vẫn phải viết rằng, chính lương tâm của kẻ giết người, chứ không phải các cơ quan tố tụng được trao quyền “Nhân danh nước cộng hòa…” mới cứu vớt ông khỏi cuộc đời oan khuất với một bản án chung thân.
Người ta từng viết về tên “tội phạm giết người này” rằng y “nổi tính trăng hoa”. Rằng “Những người hắn nhắm tới là phụ nữ bị “khiếm khuyết” và bất hạnh trong cuộc sống gia đình như chồng chết hoặc đã ly hôn chồng. Vì vậy, chị H không nằm ngoài danh sách tình ái của Chấn…Khi bị chị H phản đối kịch liệt. Lòng nhỏ nhen nổi lên và sợ xấu hổ với bà con xóm làng nên hắn ta đã xuống tay sát hại nạn nhân một cách dã man để che giấu hành vi bỉ ổi của mình”. Rằng “Chỉ vì nhục dục”.
Viết như thế, quả là trời không dung, đất không tha là đúng rồi.
Nhìn nhận lại toàn bộ vụ án cho thấy sau khi chị H bị giết chết một cách dã man vào ngày 15.8.2003, cơ quan điều tra phát hiện hai vết dấu chân trái dài 23cm, rộng 8,6cm và một vết chân phải dài 23,5cm rộng 9cm. Kết quả đo bàn chân của ông Chấn cho thấy chân trái ông Chấn dài 22cm, rộng 8,8cm, chân phải dài 23cm, rộng nhất 9,6 cm. Trong khi đó, lời khai của 3 nhân chúng cho thấy khoảng 19h30 ngày 15-8, ông Chấn còn đang lấy nước ở nhà chị V, và “hơn 20 phút đồng hồ, từ 19g đến 19g25, Chấn không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai”.
Ông Chấn được “mời lên làm việc”, và chỉ ngay sau đó lập tức bị bắt giữ. Và thật kinh ngạc, khi được “mời lên làm việc”, “Hắn cũng đã ghi rõ ràng sau khi gây án, nhận thức rõ hành vi tội ác của mình nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật. Biên bản tự thú này được kết thúc vào 18g30 sau 13 ngày xảy ra vụ án động trời tại tỉnh Bắc Giang”.
Chúng ta có các dữ kiện cho việc kết án chung thân về tội giết người như sau:
Tòa án chấp nhận kết quả so sánh dấu chân, coi đó là một trong những bằng chứng để buộc tôị khi cho rằng “Khi so sánh và đối chứng với kết quả xác định dấu chân của Nguyễn Thanh Chấn thuộc diện nghi vấn, về kích thước cơ học của hai dấu bàn chân bên phải và bên trái gần đúng kích thước những dấu vết để lại tại hiện trường của vụ án mạng đêm 15.8.2003″.
Nghi phạm không không chứng minh được mình làm gì, đi đâu và với ai trong khoảng thời gian xảy ra vụ giết người.
Và bản nhận tội của chính hung thủ.
Tại sao ông Chấn lại tự thú, lại nhận tội giết người thì có lẽ đúng là điều mà ai cũng biết là cái gì đó.
Không phải không có lý khi có người nói vụ án oan này là một nỗi nhục của ngành tư pháp từ địa phương tới TƯ. Một nỗi nhục mà có bồi thường bao nhiêu, có sửa sai như thế nào cũng không gột rửa được.
Có một chi tiết cần phải mở ngoặc nói thêm, trong khi hung thủ thật sự khai nhận giết người là để cướp tài sản thì người ta quy kết động cơ giết người của ông Chấn là “vì nhục dục”.
Giết người thì phải có động cơ. Và khi mà không tìm được động cơ thì cái động cơ dễ quy kết nhất cho nam nghi phạm là “vì nhục dục”. Đến đây, chắc bạn đọc cũng đã tự trả lời câu hỏi rằng vì sao trong suốt 10 năm qua, hàng trăm lá đơn gửi đi nhưng không có một ai đoái hoài, dù các cơ quan chức năng nói họ đã xem xét.
Không ngẫu nhiên, việc đầu tiên mà người tù oan Nguyễn Thanh Chấn đã làm, sau khi trở về nhà, là chắp tay trước bàn thờ cha mình. Một liệt sĩ.
Các bạn có thể tưởng tượng được không. Nếu không vì người cha đã hy sinh vì đất nước, thì có thể, bản án dành cho ông Chấn đã là tử hình trước một tội ác được coi là trời không dung, đất không tha.
Ơn Giời, hóa ra là ông còn có mắt, bởi người chết đi rồi thì nào còn có thể minh oan.
LẤP...LIẾM. (Ngó qua ngó lại rồi bình...)
Tôi phẫn nộ khi ông Nguyễn Minh Năng (chủ tọa phiên xét xử sơ thẩm đối với ông Nguyễn Thanh Chấn năm 2004) nói: “Tôi quên phiên xét xử đó rồi". Ừ thì ông quên, quên cho tới lúc cái phiên tòa thổ tả dìm cuộc đời oan nghiệt của một con người 10 năm, nay ló rạng ra ánh sáng, vô tội, thì chí ít, mẹ kiếp, ông- người chủ tọa cái phiên tòa thổ tả đó cũng phải nói một câu gì đó lọt tai, hay chí ít ông cũng phải chứng minh ông là con người chứ? Hả? Ông cầm tòa, ông nghiên cứu hồ sơ, ông chất vấn, ông thẩm vấn, ông điều khiển một phiên tòa " trọng án", bây giờ người ta vô tội mà ông liếm mép sủa một câu thế à? Ông sủa thế là ông muốn lấp sao? Ông ị ra hậu quả thì chí ít ông phải liếm cái vết nhơ đó nghe chửa?
Rồi hai hôm nay, báo chí đưa tin, phỏng vấn vị này vị kia xoay quanh cái khoản tiền đền bù cho ông Nguyễn Thanh Chấn 10 năm oan trái, rồi ai đền, đền bằng tiền ngân sách hay tiền cá nhân...cái đó chỉ là một thủ tục hành chính thôi giời ạ, cái chính là ở đây: Ai, kẻ nào, những kẻ nào bóp méo sự thật, nhồi cung, ép cung, mớm cung, hành xác người vô tội phải ký vào bản cung có tội? Và đáng ra lúc này, báo chí, các đại biểu quốc hội phải yêu cầu khởi tố, bắt ngay những kẻ đó vì có hành vi ép cung một công dân- dù chúng nó đã nghỉ hưu cũng bắt. Cái này mới chính, cái này mới là hành động thực sự để thượng tôn pháp luật. Dư luận, nhân dân, sự thật chờ là chờ cái này, đừng tính toán, cộng cộng trừ trừ mấy đồng bạc rách- ngay cả cái mức nửa tỉ bạc cũng là giẻ rách so với 10 năm oan trái của ông Chấn và gia đình ông, đừng có mà lấp đi sự thật kia, lấp đi những gương mặt tội ác kia, không được đâu, phải bắt những kẻ lợi dụng pháp luật biến trắng thành đen ấy liếm cho sạch bùn nhơ vào thanh danh đất nước mà chúng gây nên.
Hôm qua, Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật phòng chống lãng phí, tiết kiệm, nhiều ý kiến quá hay, thẳng, xót xa. Vấn đề là, cái lãng phí khổng lồ nhất là ở người đã ký cái quyết định đầu tư, dự án, chỉ thị....đó. Đó là lãng phí gốc. Một khi kẻ ký cái quyết định lãng phí gốc cùng lắm chỉ là kiểm điểm, khiển trách sơ sơ dù vì nó nhà nước mất đứt hàng ngàn tỉ đồng, hàng trăm tỉ đồng, hàng chục tỉ đồng; một khi cái nguyên nhân gốc bị vô số những lập luận ngụy biện cố tình lấp đi, thì còn lâu mới trị được bệnh dịch của sự lãng phí. Cái nước mình, tiền công cứ hở ra là có thằng đớp, hở ra là có thằng liếm, cái thằng đớp, liếm rồi lấp đi đó lại chính là kẻ phồng má trợn mắt dạy cộng sự, dạy nhân viên đạo đức công chức, đạo đức cán bộ, tởm. Nhỉ? Rất tởm.
Rứa đó.
---
Chẳng cần đến ánh sáng mặt trời, chỉ là ngọn lửa nhỏ này cũng có thể soi rõ mặt những kẻ khốn của xã hội.
Tại khách quan thì rút cái gì?.
Khách quan là nói đến những cái tồn tại
ngoài ý thức con người. Ví dụ một người mất chân không thể trở thành cầu
thủ bóng đá. Anh không trở thành cầu thủ bóng đá được vì nguyên nhân
khách quan là anh không có chân, chứ không phải tại anh không chịu rèn
luyện.
Trái nghĩa với khách quan là chủ quan.
Theo báo Người lao động,
tại buổi họp báo sáng nay, 5/11, trả lời về trách nhiệm của các cơ quan
tố tụng về vụ bỏ tù oan ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Nguyễn Việt Hùng
nói: “Đây cũng là một cái sai sót khách quan. Đây là một bài học, VKSND Tối cao sẽ họp tất cả ban ngành để rút kinh nghiệm”.
Bỏ tù oan người ta, nhận được đơn kêu oan
ngay từ năm 2004, thế mà lùng bùng tận bây giờ mới tạm thả người ta ra
mà lại bảo là sai sót khách quan. Nếu do khách quan thì có gì mà phải
rút kinh nghiệm.
Người ta đã quen đổ tất cả những cái sai
lầm, cái tệ hại cho khách quan. Đất nước đì đẹt thì tại chiến tranh,
tham nhũng thì đổ tại cơ chế, đến vụ tày trời như vinasin cũng chẳng có
ai phải chịu trách nhiệm cả.
Vụ ông Chấn, trước hết là phải giải oan,
bồi thường cho người ta, sau đó là kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, truy
đến cùng xem ai sai, sai ở chỗ nào chứ không phải chỉ rút kinh nghiệm
chung chung. Căn cứ vào đó mà thi hành kỷ luật, mà cách chức, thậm chí
vào tù thay cho ông ấy chứ đừng đổ tại khách quan nữa.
5/11/2013
Tường Thụy
Quay lén, đánh lén, ăn bẩn lén và nói dối... công khai
Bùi Hải - theo Trí Thức Trẻ |
(Soha.vn) - Sự kiện một cán bộ Đài PTTH Long An đặt máy quay lén trong phòng vệ sinh nữ, dư luận có ồn ào đến đâu thì có lẽ cũng chỉ chứng tỏ dấu hiệu bệnh hoạn của một cá nhân.
Nhưng khi ông sếp to nhất của anh này đứng ra bênh vực nhân viên bằng những lý lẽ mà học sinh cấp 1 cũng thấy buồn cười, thì sự bệnh hoạn cá nhân ấy đã biến thành "bệnh hoạn có có tổ chức".Hãy đọc những lời nói dối công khai của ông này nhằm bào chữa cho hành vi thấp kém ấy: Nam nhân viên vô tình đi nhầm vào phòng vệ sinh nữ, vô tình làm rơi máy quay khiến nút quay vô tình bật lên. Sợ ướt máy quay nên anh ta vô tình trèo lên bồn cầu để một lần nữa vô tình đặt chiếc máy quay lên cửa thông gió cách mặt đất đến hơn 2m. Ở vị trí ấy, chiếc máy chỉ việc “vô tình lần chót” để quay được toàn cảnh nhà vệ sinh của chị em.
Thế nhưng, cái sự len lén bảo vệ hành vi sai trái của thuộc cấp của ông trưởng lại vô tình bị ông phó Đài này vạch trần, khi khẳng định: Người đặt máy quay lén đã “trình bày trước UBKT, camera này do một người bạn tặng. Vì tò mò, muốn thử máy nên anh ta đã có những hành vi sai trái. Anh ta đã khóc và xin lỗi mọi người trong cơ quan, đồng thời nộp đơn xin nghỉ việc để không ảnh hưởng đến uy tín cơ quan”.
Giám đốc công an tỉnh cũng vô tình vạch trần lời nói dối công khai của sếp lớn, khi khẳng định công an không hề điều tra, thực nghiệm hiện trường vụ này – như lời ông sếp phát tán rộng rãi trên báo chí.
Dù bị dư luận phẫn nộ, nhưng xét về mặt tư cách, thì người đặt máy quay lén vẫn chứng tỏ mình còn có lòng tự trọng tối thiểu khi nộp đơn xin nghỉ việc – điều mà ông Chánh thanh tra sở Y tế Kon Tum không thể làm nổi.
Ông Chánh – một người chuyên đi thanh tra về y đức - đã cầm cuốc bổ tóe máu đầu hàng xóm trong một tranh chấp ngoài công sở. Nhưng ông này đã biến cú bổ cuốc công khai hàng triệu người biết, thành cú đánh lén, khi ông công khai nói dối trên thông tin đại chúng: Đổ tội cho em trai mình là người bổ cuốc.
Chỉ khi biết con voi không “chui qua được lỗ kim”, ông Chánh lại thẳng thừng tuyên bố “không có gì phải đáng tiếc về hành động của mình”. Trắng trợn như vậy, nhưng ông không quên công khai đổ tội cho cái cuốc và cái đầu của bà hàng xóm: “Tôi chỉ cầm cán cuốc đứng giữa đám đông và cán cuốc va thế nào đó vào đầu bà Trâm”.
Nếu hình ảnh côn đồ đó không được quay lại và tung lên mạng, rất có thể một ngày gần nhất, ông Chánh lại ung dung, công khai đăng đàn ở một diễn dàn nào đó để lên án sự vô nhân tính của bác sĩ Cát Tường và lên lớp về y đức cho cán bộ nơi ông đến thanh tra.
Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang bị tù oan đằng đẵng 10 năm đang chấn động dư luận, là kết quả của những phiên tòa công khai, phiên luận tội công khai của viện kiểm sát và kết luận điều tra công khai của công an sở tại.
Nhưng để đi đến sự “công khai chết người ấy”, chắc chắn phía sau có bóng dáng của nhiều “đòn” tra khảo lén, lấy cung lén, ép tội lén để biến một người lương thiện nghèo khổ thành kẻ sát nhân dư thừa lời phỉ báng của xã hội. Một trong những đòn lén ấy được ông Chấn kể lại trong tiếng nghiến răng uất nghẹn: “Có cán bộ thì hỏi, người tay cầm dao, lăm lăm đe doạ, có người còn cầm búa giơ lên dọa nếu không khai thì cho chết. Khi bị tạm giam, có đêm tôi bị chuyển 3 - 4 buồng”. Tất cả các việc làm lén ấy không bao giờ được phơi ra trong các phiên tòa công khai xử ông Chấn.
Sự dối trá khủng khiếp của các cơ quan bảo vệ pháp luật này đã đẩy người đàn ông lương thiện ấy vào cảnh tự sát hai lần trong tù nhưng không thành; đẩy người vợ tháo vát thành một bệnh nhân của bệnh viện tâm thần; đẩy bốn đứa con ra khỏi trường học vì không chịu nổi búa rìu dư luận. Chắc chắn đến cuối đời, ông Chấn và gia đình cũng không thể nào quên quãng đời oan nghiệt ấy, nhưng vị thẩm phán xử tội ông thì lại quên tiệt: “Tôi quên phiên xét xử đó rồi. Có gì nhà báo cứ xem bản án. Giờ tôi không trả lời gì được đâu”. Ông quan tòa có lén quên, thì những người như GS Văn Như Cương vẫn công khai nhớ. Ông Cương nói: “Xét về mặt lương tâm con người, thì kẻ đầu thú nói trên dẫu sao cũng cao hơn một bậc so với các ngài quan tòa”.
Ngày mai, cùng ngày xét tử tái thẩm vụ án oan của ông Chấn thì một trong 10 đại án tham nhũng cũng được đưa ra xét xử. Đó là vụ tham nhũng gây thiệt hại 500 tỉ đồng ở Công ty cho thuê Tài chính 2 thuộc NHNN&PTNT.
Ông Chấn bị tù oan 3.686 ngày. Mỗi ngày ông được bồi thường 115.000đ cho những đau khổ tận cùng mà ông và gia đình phải gánh chịu.
Sự thật là số tiền được bồi thường cho cả 10 năm ấy, không bằng một cái “súc miệng lén” của những chuyên gia lén ăn bẩn trong vụ hô biến 500 tỉ đồng kia.
Đau đớn nhất là trong xã hội vẫn còn “một bộ phận không nhỏ” công bộc tiếp tục “xúc miệng lén” trong khi thao thao nói dối công khai về đạo đức và công lý.
‘Còn bức cung thì tiếp tục có oan sai như vụ ông Chấn’
Đôi lời:
Có một thực tế nghiêm trọng mà hầu như chưa bao giờ được nhắc đến trong
“bảng vàng thành tích” của các cơ quan pháp luật, đặc biệt là ngành
công an, đó là “bệnh thành tích”.
Cái bệnh này ở
ngành nào cũng có thể dễ dàng được bàn tới, thế nhưng, ở cái ngành mà
nếu đem kể công ra là “tống được bao nhiêu thằng/ con vào tù”, “cho bao
nhiêu đứa dựa cột” vì buôn ma túy, vì giết người, v.v.. thì nghe ghê
quá. Ấy thế mà nó vẫn cứ âm thầm diễn ra, chẳng ai thắc mắc, nghi vấn,
nhất là ở nơi mà lẽ ra phải là lực lượng kiểm soát quyền lực nhất thứ
“bệnh” này – Quốc hội.
Quốc hội không làm được, phần vì … hãy “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”,
các vị cũng bị “bệnh thành tích”, mà chẳng mấy ai dám chỉ ra cả. Mỗi kỳ
họp, nghe oai lắm, bàn thảo thông qua hàng chục dự luật, trong đó bao
nhiêu là luật ban hành chỉ cho nó … oai, lời lẽ nghe choang choang như
nghị quyết đảng, và hiếm thấy được đem ra thực thi. Đến ngay như Luật
Báo chí, quan trọng vậy, mà đã bao giờ thấy xử vụ nào vi phạm luật này
chưa? Rồi chất vấn các bộ trưởng, … có bao giờ thấy chất vấn về tình
trạng án lập ra để có thành tích, lĩnh thưởng, lên lon, … rồi có đi thị
sát các trại tù, xem đời sống và lắng nghe khiếu nại oan sai?
Khẳng định
kiểu vô trách nhiệm như ông Bộ trưởng Tư pháp dưới đây, rằng là việc kết
án đó “không phải là cố ý”, cũng dễ hiểu, bởi vì họ “cùng một duộc” cả,
cùng có “bệnh thành tích”.
Thế nên sâu
thẳm đằng sau những vụ án gây khổ đau ngất trời cho dân như vụ này, còn
là thứ “bệnh” đó. Hãy sửa nó từ Quốc hội cho tới các cơ quan mà nó có
quyền chất vấn, kiểm tra!
BT
VNExpressThứ ba, 5/11/2013 16:15 GMT+7
Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa, chừng nào còn bức cung, ép cung và nguyên tắc suy đoán vô tội còn không được áp dụng một cách triệt để thì chừng ấy vẫn còn những trường hợp như ông Nguyễn Thanh Chấn.
Sáng 5/11, giờ giải lao bên hành lang Quốc hội sôi nổi bởi hàng loạt câu hỏi được đặt ra xung quanh vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn. Theo luật sư Trương Trọng Nghĩa (đại biểu TP HCM), trong nhiều trường hợp quyền được luật sư bảo vệ khi bị tạm giữ, tạm giam đã không được bảo đảm. Bên cạnh đó là việc có định kiến, thành kiến với bị can, bị cáo, không theo tư duy suy đoán vô tội và dễ dẫn đến tình trạng bức cung và ép cung.
“Chúng ta phải xử lý đúng theo nguyên tắc bị can không có tội cho đến khi có bản án của tòa án có hiệu lực. Nếu như làm đúng như vậy thì sẽ hạn chế được rất nhiều oan sai như trường hợp của ông Chấn”, luật sư Nghĩa nói.
Bình luận về trường hợp cụ thể nói trên, đại biểu Nghĩa không cho đây là trường hợp cá biệt, cũng không phải chỉ có ở Việt Nam. Ở nhiều quốc gia, việc bị bức cung, ép cung dễ khiến người không có tội cũng phải nhận để qua giai đoạn điều tra, thẩm vấn.
“Vì vậy, chừng nào còn bức cung, ép cung, chừng nào nguyên tắc suy đoán vô tội còn không được áp dụng một cách triệt để thì chừng ấy vẫn còn những trường hợp như ông Chấn”, vị đại biểu là Phó Chủ nhiệm đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh nói.
Để quy trách nhiệm trong vụ việc này, luật sư Nghĩa cho rằng phải xem xét đầy đủ nguyên nhân do nghiệp vụ điều tra, hay do tiêu cực; do thiên vị hay điều kiện giám định chưa có…
Chia sẻ quan điểm với luật sư Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, nhận định nguyên nhân dẫn đến vụ việc không phải cố ý mà do nguyên tắc suy đoán vô tội không được thực hiện, áp dụng chặt chẽ mà chỉ xử theo lời khai, tài liệu điều tra.
“Phải nói rằng không có nền tư pháp nào chính xác 100% nhưng để lọt những cái sơ đẳng này tôi cho là do việc tranh tụng ở tòa chưa được thấu đáo”, Bộ trưởng Tư pháp nói.
Cũng theo ông, vụ việc do đã có bản án nên trách nhiệm là của tòa án. Trước câu hỏi về vấn đề bồi thường cho ông Chấn, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, tiền bồi thường lấy từ ngân sách. Còn cá nhân để xảy ra sự việc có trách nhiệm phải bồi hoàn.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì nêu yêu cầu điều quan trọng trong công tác phòng chống tội phạm là không được để lọt tội phạm nhưng kiên quyết không để oan sai cho người dân.
Trước câu hỏi về dấu hiệu ép cung đối với ông Nguyễn Thanh Chấn, Phó thủ tướng nói: “Theo quy định của pháp luật, ép cung là trái pháp luật, cần có biện pháp ngăn chặn hiệu quả để pháp luật được thực thi mọi lúc mọi nơi, kể cả trong trại giam”.
Đại biểu Dương Trung Quốc: “Để hạn chế tình trạng án oan, tôi cho rằng phải minh bạch mọi thứ trong quá trình xét xử, đồng thời phải tạo điều kiện cho các bị can được hỗ trợ tư pháp, vì thực tế là một phần lớn họ không có điều kiện tự bảo vệ mình. Lần này có cơ hội chất vấn Chánh án TAND Tối cao thì tôi sẽ chất vấn về vấn đề này.Theo tôi, quy trình tố tụng phải thay đổi, mà muốn thay đổi thật sự thì không có gì khác là phải nâng cao quyền giám sát của nhân dân. Câu chuyện này (vụ ông Nguyễn Thanh Chấn) làm rúng động dư luận là vì một loạt các vấn đề về cơ chế và trách nhiệm. Sắp tới xét xử đúng người đúng tội và giải oan cho ông Chấn thì phải đền bù, mà tiền đền bù lấy từ công quỹ nhà nước, chứ không phải những người làm sai bỏ tiền ra đền bù”. |
Nguyễn Hưng
Ngày mai xử tái thẩm vụ “chung thân do giết người”
Hôm
qua , 4 tháng 11 dư luận lại một phen rúng động khi Viện kiểm sát tối
cao ra lệnh trả lại tự do cho anh Nguyễn Thanh Chấn vì đã bị oan sai
trong vụ án giết chị Nguyễn Thị Hoan cách đây hơn 10 năm. Hơn 10 năm
ngồi tù khi không có tội là một khoảng thời gian rất dài trong đời một
con người . Trong khi đó người vợ ở nhà thành tâm thần, bốn đứa con đều
thất học. Nếu không phải là con liệt sĩ, chắc Nguyễn Thanh Chấn đã gặp
người cha nơi suối vàng. Và Viện kiểm sát tối cao sẽ không có cơ hội sửa
sai .
Vậy hãy xem họ sửa sai như thế nào ?
Hôm nay ngày 5 tháng 11, bà Nguyễn Thị Yến Vụ
trưởng Vụ 3 Viện KSNDTC cho biết sẽ xử tái thẩm vụ “chung thân do giết
người” vào ngày mai tức 6-11. Đối tượng bị mang ra xét xử là Lý Nguyễn
Chung , sau 10 năm lẩn tránh tội phạm, khi không chịu nổi sự trừng phạt
của Tòa án lương tâm đã ra đầu thú . Còn ông Chánh văn phòng Viện KSNDTC
Nguyễn Việt Hùng thì nói một câu xanh rờn “ Đây là sai sót khách quan.
Viện KSNDTC sẽ họp tất cả các ban ngành để rút kinh nghiệm”
Không xin lỗi, không bồi thường, đổ tại khách quan,
chỉ rút kinh nghiệm. Lũ quan lại vô lương ở một cơ quan tư pháp tối cao
chỉ có thể nói vung nói vít như vậy khi Hiến pháp Việt Nam chưa thông
qua Tam quyền phân lập. Tất cả xử theo chỉ thị của Đảng –cái mà ta hay
gọi là “án bỏ túi”. Và như vậy sẽ còn có nhiều bản án oan sai như Nguyễn
Thanh Chấn .
Vâng ! Biết bao bản án oan ức đã bị tuyên mà các
luật sư chỉ là người chứng kiến các oan sai nhưng không thể cãi được ,
đúng hơn là không được cãi . Hay nói cách khác sự tranh tụng chỉ là màn
kịch lừa dối công luận trong nước và quốc tế
Trước khi ra Tòa xét sử, các bị can đã trải qua
những cuộc hỏi cung, ép cung , bức cung liên miên và nhiều người đã
không chịu nổi phải nhận cho qua hay lên cơ quan truyền thông xin lỗi
này nọ để mong được hưởng lượng khoan hồng của Đảng và Chính phủ . Từ Lê
Công Định đến Đoàn Văn Vươn đều như thế cả . Cứng đầu như Cù Huy Hà Vũ
hay Điếu cày thì chịu những hình phạt thuộc khung nặng nhất có thể .
Vì thế không lấy gì làm lạ khi hôm nay trả lời
phỏng vấn của một tờ báo, tù nhân lương tâm Nguyễn Thanh Chấn đã mở đầu
câu chuyện bằng lời “ cảm ơn Đảng và Chính phủ” . Thật là chua chát. Cứ
làm như nếu không có Đảng và Chính phủ ra tay thì Chấn còn tù dài dài .
Cứ làm như là người xử oan sai là mấy ông chánh án, thẩm phán nay đã
nghỉ hưu và các công bộc một thời của dân đã trơ trẽn nói “lên Tòa án
tối cao mà hỏi. Chúng tôi xử , Tòa án tối cao công nhận tức là chúng tôi
xử đúng”. Đảng, Chính phủ không liên quan gì đến phi vụ này . Còn lời
thú tội của Lý Nguyễn Chung mà nếu không có nó sẽ không bao giờ Chấn
nhìn thấy ánh sáng của tự do thì bị lờ tịt ! Đoàn Văn Vươn sau khi bị
mức án theo anh là tương đối nhẹ cũng đã nói lời biết ơn Đảng , Chính
phủ . Anh có biết chăng Đảng và Chính phủ đã run sợ trước trái bom Đoàn
Văn Vươn và xử nhẹ để làm giảm sức ép của dư luận như thế nào không.
Phương Uyên cũng vậy . Nhưng Phương Uyên là người có học, có chính kiến
nên đã không nói lời cám ơn thể hiện khí phách của một người trẻ . Vậy
mà Tòa phải xử án treo cho cô ta đó . Sở dĩ Uyên dám dũng cảm như vậy vì
cô biết việc làm của cô là chính nghĩa và đằng sau cô là cả triệu người
Việt Nam yêu nước
Sau năm 1954, Đảng chủ trương cải cách ruộng đất
theo mô hình cách mạng thổ địa của người bạn 16 chữ vàng và 4 tốt.
Hàng vạn “địa chủ, phú nông” đã bị giết oan . Sau đó Đảng đã tiến hành
sửa sai nhưng đã quá muộn và vết nhơ xử bắn những người đồng chí sẽ
không bao giờ xóa được trong lịch sử bạo lực cách mạng Việt Nam
Viết đến đây, tôi bỗng nhớ đến bài hát “Người Mèo
ơn Đảng “ do một nhạc sĩ người Kinh sáng tác . Tác giả đã “nói hộ” tình
cảm “người Mèo ơn Đảng suốt đời “không biết còn sống không để chứng kiến
xe công an hốt trong đêm bà con người Mèo ở các tỉnh phía Bắc về tập
trung ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng để đòi lợi quyền . Những dân oan này
không biết có biết tiếng Kinh để nói câu “ơn Đảng ơn Chính phủ” không
khi nhịn đói nhịn khát từ Cao Bằng Bắc Kạn quê hương cách mạng về đây
khiếu kiện .
Lạy trời, ngày mai khi chính thức được trả lại tự
do, tại Tòa, Nguyễn Thanh Chấn không nói câu cám ơn Đảng và Chính phủ
mà đòi bồi thường xứng đáng cái mà anh ta đã mất vì những sai trái Đảng
và Chính phủ thông qua các quan chức quan liêu đã gieo rắc lên gia đình
anh ta . Để họ phải rút kinh nghiệm bằng hình thức kỉ luật nặng nề và
nhiều tỉ đồng đến bù .
Các lý lẽ ủng hộ và chống đối hình phạt tử hình.
Bởi vậy, pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ hình phạt tử hình đơn giản cũng vì lý do tư pháp khi xét xử không phải lúc nào cũng đúng, mà đều có khả năng mắc sai sót dẫn đến tử hình người vô tội. Vì thế nếu tuyên án tử hình, mà sau này phát hiện ra oan sai họ chẳng biết lấy gì mà đền, nên đã loại bỏ án tử hình để hạn chế rủi ro.
Qua trường hợp của ông Chấn biểu lộ sự yếu kém của nền tư pháp Việt Nam là như thế nào, do đó bãi bõ án tử hình ở Việt Nam là điều cần thiết để hạn chế rủi ro như trên, chứ chưa cần nói đến lý do vì quyền con người.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, Blog Cùi Các xin giới thiệu bài viết của cô Nguyễn Trang Nhung - một nhà hoạt động pháp lý tại Việt Nam về "các lý lẽ ủng hộ và chống đối hình phạt tử hình". Bài viết này nằm trong loạt bài thứ 2 về "hình phạt tử hình" được đăng 5 kỳ trên Talawas vào năm 2010.
Nhà hoạt động pháp lý Nguyễn Trang Nhung đại diện cho tiểu thương chợ Long Khánh đối thoại với chính quyền
Bài viết nói về các lý
lẽ ủng hộ và chống hình phạt tử hình, đồng thời điểm sơ qua các quan
điểm của các tôn giáo về hình phạt. Các lý lẽ ủng hộ và chống được tổng
hợp từ một số nguồn chính[1], xen lẫn với một vài lý lẽ mà người viết thu được từ những người xung quanh.
I. Lý lẽ ủng hộ
1. Sự trừng trị hay công lý:
Những người phạm tội xứng đáng bị trừng phạt một cách tương xứng với
mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Công lý thực sự đòi hỏi con người phải
gánh chịu sự trừng phạt do những việc làm sai trái của mình. Mỗi phạm
nhân phải nhận cái tương xứng với tội phạm mà họ gây ra, và đối với một
kẻ giết người thì cái tương xứng đó là cái chết.
2. Tác dụng ngăn cản:
Xử tử những kẻ giết người đã bị kết án sẽ ngăn cản những ai có thể trở
thành kẻ giết người trong tương lai khỏi giết người. Lý lẽ này gặp sự
phản bác rằng tác dụng ngăn cản của hình phạt tử hình là không thể chứng
minh.
3. An toàn cho xã hội:
Xử tử những kẻ giết người sẽ tránh được khả năng những kẻ giết người
này phạm tội về sau. Nhiều người cho rằng lý lẽ này không đủ thuyết phục
để lấy đi mạng sống của phạm nhân, và lập luận rằng có những cách khác
để bảo đảm phạm nhân không tái phạm, chẳng hạn như bỏ tù chung thân vĩnh
viễn. Mặc dù có những trường hợp phạm nhân trốn thoát khỏi tù và lại
giết người song những trường hợp như vậy rất hiếm. Nhưng một số người
khác không cho rằng cách này bảo vệ xã hội một cách thỏa đáng. Một phạm
nhân có thể không còn nguy hiểm đối với cộng đồng, nhưng vẫn nguy hiểm
đối với các cai tù và các tù nhân khác. Xử tử phạm nhân sẽ loại bỏ mối
nguy hiểm này.
4. Tổn phí:
Tổn phí cho án tù chung thân tốn kém hơn tổn phí cho án tử hình. Lý lẽ
này đúng ở một số nước và sai ở một số nước khác, cho nên cũng có lý lẽ
ngược lại, được dùng bởi những người phản đối hình phạt tử hình, rằng
tổn phí cho án tù chung thân ít tốn kém hơn. Đối với một số người phản
bác lý lẽ về tổn phí nói chung, thì công lý không thể được đong đếm bằng
tiền bạc.
5. Gia đình nạn nhân:
Nhiều người lập luận rằng hình phạt tử hình mang lại sự giải quyết thỏa
đáng cho gia đình nạn nhân. Đây là một lý lẽ khá hời hợt, bởi mỗi gia
đình có phản ứng khác nhau. Vì một số gia đình không cảm thấy cái chết
của phạm nhân mang lại sự giải quyết thỏa đáng, nên lý lẽ này không thể
biện minh cho hình phạt tử hình.
6. Khích lệ trợ giúp cảnh sát:
Thương lượng nhận tội (plea bargaining) được dùng ở hầu hết các nước
trên thế giới. Nó là một tiến trình qua đó phạm nhân được giảm án với
điều kiện trợ giúp cảnh sát. Nếu như án có thể là tử hình, phạm nhân có
thể được khuyến khích một cách mạnh mẽ nhất để cố gắng được giảm án,
thậm chí là án tù chung thân vĩnh viễn, do đó hình phạt tử hình là một
công cụ hữu ích cho cảnh sát. Đây là một lý lẽ yếu, nó khá giống với lý
lẽ cho rằng tra tấn có thể được dùng như một công cụ hữu ích cho cảnh
sát trong quá trình điều tra tội phạm.
II. Lý lẽ chống
1. Giá trị cuộc sống:
Cuộc sống của con người là giá trị. Điều này tất nhiên là đúng. Một số
người phản đối hình phạt tử hình cho rằng cuộc sống của con người giá
trị đến nỗi ngay cả những kẻ sát nhân tồi tệ nhất cũng không nên bị tước
đoạt cuộc sống, theo đó, giá trị cuộc sống của một phạm nhân không thể
bị hủy hoại bởi hành vi tồi tệ mà phạm nhân gây ra. Một số người phản
đối khác không đi xa như vậy, họ cho rằng cuộc sống của con người cần
phải được bảo toàn, trừ phi có lý do rất đúng đắn để không bảo toàn cuộc
sống của ai đó.
2. Quyền được sống:
Mọi người đều có quyền được sống không thể chuyển nhượng, thậm chí cả
những kẻ giết người. Kết án tử hình một người và xử tử người đó là xâm
phạm quyền được sống. Lý lẽ này cũng giống như lý lẽ trên, song được
nhìn từ góc độ nhân quyền. Những người phản bác lý lẽ này cho rằng, một
người có thể, do những hành động của mình, đánh mất các quyền con người,
và khi phạm tội giết người, người đó đã đánh mất quyền được sống, chẳng
hạn: một người đánh mất quyền được sống nếu người đó bắt đầu một cuộc
tấn công sát hại và cách duy nhất để nạn nhân tự cứu mình là giết kẻ tấn
công.
3. Xử tử người vô tội:
Lý lẽ phổ biến nhất và thuyết phục nhất phản đối hình phạt tử hình là
người vô tội có thể bị xử tử do những sai sót hay khiếm khuyết của hệ
thống tư pháp. Nhân chứng, công tố viên, bồi thẩm viên đều có thể mắc
sai sót, thêm vào đó, khiếm khuyết của hệ thống tư pháp khiến cho việc
kết án tử hình người vô tội là không thể tránh khỏi. Một ví dụ rất rõ
nét về điều này là tại Mỹ, có 116 người bị kết án tử hình được biết là
vô tội kể từ năm 1973 và đã được hủy án tử hình. Thời gian trung bình mà
các phạm nhân chờ cho đến khi được giải tội là 9 năm.[2]
4. Sự trừng trị là sai: Nhiều người cho rằng sự trừng trị là sai về đạo đức hoặc có vấn đề trong ý niệm và thực tế.
Sự trả thù: Lý
lẽ chính được đưa ra ở đây là sự trừng trị là một dạng của sự trả thù.
Sự trừng trị khác với sự đáp trả chính đáng, chẳng hạn, trong trường hợp
tự vệ. Hình phạt tử hình không phải là biện pháp tự vệ mà là biện pháp
trả thù. Do vậy, hình phạt tử hình là không thể chấp nhận được. Tuy
nhiên, lý lẽ này có vẻ đi hơi xa. Luật pháp vốn gắn với sự trừng trị. Và
sự trừng trị đúng đắn được thiết đặt nhằm tái lập công lý có thể được
phân biệt một cách dễ dàng với sự trả thù.
Sự trừng trị và người vô tội:
Xử tử người vô tội là một vấn đề đối với lý lẽ trừng trị. Nếu người vô
tội có nguy cơ nghiêm trọng bị xử tử thì một trong những nguyên lý chính
của sự trừng trị – rằng con người nhận những gì họ xứng đáng (và chỉ
những gì họ xứng đáng) – bị xâm phạm bởi việc thi hành hình phạt tử hình
tại Mỹ và những nước xảy ra sai lầm trong xét xử.
Không được áp dụng để trừng trị:
Một số luật sư lập luận rằng hình phạt tử hình không thực sự được áp
dụng như sự trừng trị đối với tội giết người, hoặc thậm chí không thống
nhất đối với một loại tội giết người cụ thể. Họ cho biết, tại Mỹ, ít
nhất, chỉ một thiểu số những kẻ giết người bị hành quyết và hình phạt tử
hình được áp dụng đối với một nhóm ngẫu nhiên các phạm nhân được chọn
một cách thất thường. Do đó, dùng sự trừng trị để biện minh cho hình
phạt tử hình là không phù hợp. Lý lẽ này không có giá trị trong một xã
hội mà hình phạt tử hình được áp dụng một cách thống nhất cho các loại
tội giết người cụ thể.
Trừng trị nặng nề:
Với một số người, sự trừng trị trong trường hợp hình phạt tử hình là
không công bằng, bởi sự chịu đựng của phạm nhân trước khi hành quyết có
thể nặng nề hơn sự chịu đựng của nạn nhân của phạm nhân. Một số khác cho
rằng lý lẽ trừng trị là sai lầm bởi vì hình phạt tử hình là ‘trừng phạt
gấp đôi’ – hành quyết và chờ hành quyết, nên không cân xứng với tội
phạm. Nhiều phạm nhân phải chờ hành quyết trong một thời gian dài, chẳng
hạn, tại Mỹ, thời gian chờ trung bình là 10 năm. Tuy nhiên, chờ hành
quyết trong một thời gian dài không phải là một đặc tính cố hữu của hình
phạt tử hình; một số nước xử tử phạm nhân trong vòng vài ngày kể từ sau
khi kết án tử hình.
Trừng trị không đủ:
Lý lẽ này ngược với lý lẽ trên. Một số người tin vào ý niệm sự trừng
trị phản đối hình phạt tử hình bởi hình phạt tử hình là sự trừng trị
không đủ. Họ lập luận rằng đối với phạm nhân, tù chung thân vĩnh viễn là
hình phạt nặng nề hơn so với cái chết không đau đớn sau một thời gian
ngắn bị giam giữ trong tù. Một ví dụ cho lý lẽ này là đối với những
người lập kế hoạch đánh bom tự sát, việc hành quyết sẽ khiến họ trở
thành người cảm tử như họ mong muốn.
5. Không có tác dụng ngăn cản:
Hình phạt tử hình không có vẻ ngăn cản được con người phạm các tội bạo
lực nghiêm trọng. Có sự đồng thuận chung giữa các nhà khoa học xã hội là
tác dụng ngăn cản của hình phạt tử hình là không thể chứng minh. Vào
năm 1988, một nghiên cứu được tiến hành cho Liên Hợp Quốc để xác định
liên hệ giữa hình phạt tử hình và tỷ lệ các vụ giết người, nghiên cứu
sau đó được cập nhật vào năm 1996, kết luận: “…nghiên cứu đã thất bại
trong việc đưa ra bằng chứng khoa học rằng các vụ hành quyết có tác dụng
ngăn cản hơn so với án tù chung thân. Những bằng chứng như vậy không có
vẻ là sẵn có. Toàn bộ chứng cứ không hỗ trợ lý thuyết ngăn cản. Chìa
khóa cho việc ngăn cản thực sự và đúng đắn là tăng khả năng phát hiện,
bắt giữ và kết án” (Tổ chức Ân xá Quốc tế).[3]
Thực tế, không thể kiểm
nghiệm tác dụng ngăn cản của hình phạt theo cách thức nghiêm ngặt, vì để
làm vậy đòi hỏi phải biết được có bao nhiêu vụ giết người xảy ra tại
một nơi cụ thể (một nước, một bang,…) nếu luật của nơi đó khác đi trong
cùng khoảng thời gian nghiên cứu.
Tuy nhiên, có một số chỉ
dấu cho thấy hình phạt tử hình làm tăng tỷ lệ các vụ giết người. Chẳng
hạn như sự khác biệt về tỷ lệ này tại Mỹ giữa hai nhóm bang giữ và bỏ
hình phạt tử hình đã tăng từ năm 1990 đến năm 2003 (xem ví dụ trong phần
6 dưới đây).
Theo một số người, hình
phạt tử hình thậm chí tạo tâm lý khiến phạm nhân liều lĩnh hơn. Vì sợ bị
tử hình, phạm nhân chưa bị bắt có thể ra tay tàn bạo hơn nhằm trốn
tránh luật pháp, chẳng hạn sẵn sàng giết người bịt đầu mối, tấn công
cảnh sát, bắt giữ con tin… Hoặc vì nghĩ rằng tội phạm mà mình đã gây ra
chắc chắn sẽ nhận án tử hình, phạm nhân sẽ có xu hướng cảm thấy không do
dự khi tiếp tục phạm tội.
Có ý kiến cho rằng sự
ngăn cản là một ý niệm có vấn đề về mặt đạo đức. Một câu hỏi được đặt ra
là dù hình phạt tử hình có tác dụng ngăn cản đi chăng nữa thì liệu có
thể chấp nhận được việc một ai đó phải trả giá vì những tội phạm trong
tương lai được dự đoán của những người khác hay không?
6. Tàn bạo hóa:
Tàn bạo hóa cá nhân:
Các thống kê cho thấy hình phạt tử hình dẫn đến sự tàn bạo hóa cá nhân
và sự gia tăng tỷ lệ các vụ giết người. Tại Mỹ, có nhiều vụ giết người
xảy ra ở các bang còn giữ hình phạt tử hình hơn so với các bang đã bỏ
hình phạt tử hình. Vào năm 2003, tỷ lệ các vụ giết người ở các bang đã
bỏ hình phạt tử hình là 4,1% trên 100.000 người dân. Tỷ lệ này ở các
bang còn giữ hình phạt tử hình là 5,91%. Khoảng cách về tỷ lệ các vụ
giết người giữa các bang có hình phạt tử hình và các bang không có hình
phạt tử hình tăng từ 4% năm 1990 đến 44% năm 2003. Các tính toán dựa
trên các con số do FBI cung cấp.[4]
Tàn bạo hóa luật pháp:
Hình phạt tử hình được cho là tạo ra sự liên kết không thể chấp nhận
được giữa luật pháp và bạo lực. Nhưng theo nhiều cách, luật pháp không
thể tránh khỏi liên kết với bạo lực – nó trừng phạt các tội phạm bạo
lực, và sử dụng hình phạt để hạn chế tự do của con người ‘một cách bạo
lực’. Về mặt triết học, luật pháp luôn dính dáng tới bạo lực và chức
năng của nó bao gồm việc duy trì một xã hội có trật tự khỏi các sự kiện
bạo lực. Tuy nhiên, bạo lực hợp pháp rõ ràng khác với bạo lực tội phạm,
và khi bạo lực hợp pháp được sử dụng, nó phải được sử dụng theo cách mà
mọi người thấy công bằng và hợp lý.
Hạ thấp tinh thần xã hội:
Xã hội văn minh không dung thứ cho tra tấn, ngay cả khi tra tấn có thể
cho thấy tác dụng ngăn cản, hay các tác dụng tốt khác. Cũng theo cách
này, nhiều người cảm thấy hình phạt tử hình là không phù hợp với một xã
hội văn minh hiện đại khi phản ứng lại các tội phạm thậm chí kinh khủng
nhất.
7. Tổn phí:
Tại Mỹ, án tử hình tốn kém tổn phí lớn. Ví dụ, tổn phí xét xử và hành
quyết Timothy McVeigh vì tội đánh bom thành phố Oklahoma là hơn 13 triệu
đô-la. Ở New York, kể từ khi hình phạt tử hình được dùng trở lại vào
năm 1995, tổn phí cho mỗi tù nhân bị kết án tử hình là xấp xỉ 23 triệu
đô-la[5]. Tại các nước có thủ tục kháng cáo ngắn hơn và ít tổn phí hơn, án tử hình có vẻ ít tốn kém hơn nhiều so với án tù chung thân.
8. Áp dụng sai:
Một số nước trong đó có Mỹ áp dụng hình phạt tử hình với cả những người
được chứng minh là tâm thần. Nhìn chung, người ta đồng ý rằng những
người không có khả năng nhận biết các hành động của mình là sai trái thì
không nên bị trừng phạt. Do đó, những người tâm thần không nên bị kết
án, càng không nên bị xử tử. Họ có thể được đưa vào các viện tâm thần để
bảo đảm an toàn cho xã hội, thay vì bị trừng phạt. Vấn đề trở nên phức
tạp hơn trong trường hợp phạm nhân có trí óc bình thường tại thời điểm
phạm tội lẫn xét xử nhưng bị tâm thần trước khi hành quyết.
9. Áp dụng không công bằng:
Có quan ngại lớn tại Mỹ rằng những khiếm khuyết trong hệ thống xét xử
khiến hình phạt tử hình được áp dụng không công bằng. Một quan tòa Tòa
án Tối cao Mỹ (ban đầu ủng hộ hình phạt tử hình) cuối cùng đã đi đến kết
luận rằng hình phạt tử hình không thể tránh khỏi làm tổn hại đến mục
tiêu của công lý.
Tại Mỹ, các bồi thẩm
viên trong nhiều vụ về hình phạt tử hình phải ‘thích hợp với án tử hình’
(‘death eligible’), điều này có nghĩa là các bồi thẩm viên phải sẵn
sàng áp dụng án tử hình như một khả năng khi kết án. Hệ thống pháp lý
không phải luôn luôn chỉ định những luật sư giỏi cho những bị cáo nghèo.
Trong số tất cả các phạm nhân bị kết án tử hình, 3/4 được chỉ định luật
sư hỗ trợ pháp lý có thể mong đợi hành quyết. Con số này giảm xuống 1/4
nếu bị cáo có khả năng chi trả cho luật sư.[6]
Những người tâm thần,
người nghèo, nam giới, người chủng tộc thiểu số chiếm phần lớn trong số
những người bị xử tử. Một nghiên cứu thí điểm trên 2 tá phạm nhân bị kết
án cho thấy tất cả đều bị ngược đãi trầm trọng trong suốt thời thơ ấu,
tất cả họ có thể đã chịu tổn thương não bộ. Phụ nữ bị kết tội giết người
hầu hết không bị xử tử, hình phạt tử hình gần như dành hoàn toàn cho
nam giới. Theo một nghiên cứu vào năm 1986 ở bang Georgia, những người
giết người da trắng có khả năng bị kết án tử hình cao hơn 4 lần so với
những người giết người da màu.[7]
10. Tàn nhẫn, phi nhân bản, hạ cấp:
Bất kể tình trạng đạo đức của hình phạt tử hình, một số ý kiến cho rằng
tất cả hình thức hành quyết tử tù đều dẫn đến sự chịu đựng quá lớn đối
với tử tù và khiến họ như bị tra tấn. Nhiều phương pháp hành quyết gây
đau đớn và dã man đã dần được hủy bỏ. Phương pháp tiêm thuốc độc được
dùng ở nhiều nước còn giữ hình phạt tử hình vì được cho ít tàn nhẫn đối
với phạm nhân và ít nhẫn tâm đối với người thi hành.
Những người phản đối
hình phạt tử hình cho rằng phương pháp này có những nhược điểm nghiêm
trọng về mặt đạo đức và phải được hủy bỏ. Nhược điểm thứ nhất là phương
pháp này đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của nhân viên y tế vào việc hành
quyết. Điều này vi phạm một cách một cơ bản đạo đức ngành y. Nhược điểm
thứ hai là, theo một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2005, người ta thấy
phương pháp này không gần như ‘nhân đạo’ như người ta vẫn nghĩ. Các xét
nghiệm trên tử thi phạm nhân cho thấy mức độ thuốc gây mê trong cơ thể
họ tương hợp với tình trạng tỉnh thức và khả năng trải nghiệm sự đau
đớn.
11. Không cần thiết:
Đây là lý lẽ về mặt chính trị hơn là về mặt đạo đức. Nó dựa trên nguyên
tắc chính trị là nhà nước nên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo
cách ít xâm phạm, ít nguy hại, và ít hạn chế nhất có thể. Nhà nước có
nghĩa vụ trừng phạt tội phạm để duy trì một xã hội có trật tự và hài
hòa. Hình phạt tử hình là hình phạt nguy hại nhất, nhà nước chỉ nên sử
dụng nó nếu không có sự trừng phạt nào phù hợp mà ít nguy hại hơn.
Những hình phạt khác
luôn luôn cho phép nhà nước thực hiện đầy đủ mục tiêu trừng phạt tội
phạm một cách phù hợp. Do đó nhà nước không nên sử dụng hình phạt tử
hình.
Một số người cho rằng xử
tử kẻ giết người không mang nạn nhân trở lại cuộc sống. Hình phạt tử
hình không đạt được điều gì mà chỉ lấy đi một mạng sống khác.
12. Cơ hội cho sự thay đổi:
Án tù chung thân thay cho án tử hình phần nào mang lại cơ hội tốt hơn
cho phạm nhân nhìn lại và hối hận với những việc làm tội lỗi mà mình đã
gây ra.
Có thể dẫn chứng một vài
trường hợp tiêu biểu về các phạm nhân đã thay đổi trong thời gian ở tù.
Bang Texas, Mỹ, ngày 3/2/1998 đã diễn ra vụ hành quyết Karla Faye
Tucker, một phụ nữ 38 tuổi bị kết án tử hình vì tội giết người. Trong
suốt 14 năm ở tù, bà đã hối hận và như được “sinh ra lần nữa”. Trường
hợp của bà đã nhận được sự quan tâm lớn của công chúng. Rất nhiều cá
nhân và tổ chức đã nài xin sự khoan dung cho bà, trong đó có người thân
của các nạn nhân, bồi thẩm viên và nhân viên cảnh sát[8].
Những trường hợp như
trên có thể rất hiếm. Một số người cho rằng, chỉ một phần rất nhỏ các
phạm nhân có khả năng thay đổi và một phần lớn số phạm nhân tồi tệ nhất
sẽ không bao giờ hối hận với những việc làm tội lỗi của mình. Ngay cả
như thế, một số khác phản hồi rằng việc không tử hình một phần lớn số
phạm nhân này không phải là vì xã hội phải rủ lòng thương cảm, mà là vì
xã hội phải học cách khoan dung.
13. Gia đình của tử tù:
Lấy đi mạng sống của một phạm nhân bằng hình phạt tử hình gây ra mất
mát đối với những người thân của phạm nhân đó, trong khi họ là những
người vô tội.
14. Công cụ đàn áp chính trị:
Hình phạt tử hình có thể được dùng như công cụ đàn áp chính trị, nhằm
loại bỏ những người đối lập hay bất đồng chính kiến. Trong hầu hết các
trường hợp như vậy, các “phạm nhân” bị kết án tử hình bởi những phiên
tòa bất công. Chừng nào hình phạt tử hình còn được dùng như một cách
thức trừng phạt hợp pháp, chừng đó nó còn khả năng bị lạm dụng.
15. Cái chết bất thường:
Một số người, không chỉ riêng những người có niềm tin tôn giáo, tin
rằng mỗi cá nhân có một thời điểm chết tự nhiên. Việc lấy đi mạng sống
của một cá nhân một cách đột ngột như tử hình sẽ khiến người đó bị “mắc
kẹt” giữa thế giới hiện hữu và thế giới bên kia.
III. Quan điểm của các tôn giáo
Phần này chỉ điểm sơ qua
về quan điểm của năm tôn giáo chính đối với hình phạt tử hình, đó là
Phật giáo, Ky-tô giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Do Thái giáo. Chi tiết
hơn về quan điểm của các tôn giáo đối với chủ đề này, người đọc có thể
kiểm nghiệm qua tôn giáo của chính mình (nếu có) và tìm hiểu qua nhiều
nguồn khác.
Phật giáo
Phật giáo tồn tại theo
nhiều hình thức và nhiều tổ chức khác nhau và không có quan điểm thống
nhất về hình phạt tử hình. Song rõ ràng, hình phạt tử hình không phù hợp
với những lời giảng Phật giáo. Phật giáo nhấn mạnh về tính phi bạo lực
và lòng từ bi. Giới đầu tiên trong Ngũ Giới – “Không được giết hại” –
đòi hỏi các cá nhân tránh làm bị thương hoặc giết bất cứ sinh vật sống
nào.
Đức Phật không nói rõ về
hình phạt tử hình, song những lời dạy của ngài cho thấy ngài không có
thiện cảm với hình phạt về thể chất, bất kể tội phạm tồi tệ ra sao.
Phật giáo tin về cơ bản
vào chu trình sinh và tái sinh (luân hồi) và dạy rằng nếu hình phạt được
thi hành, nó sẽ gây ảnh hưởng lên các linh hồn của cả người phạm tội
lẫn người trừng phạt ở kiếp sau.
Khi hình phạt tử hình
được lưu tâm đến trên thế giới, Phật giáo đã thể hiện các quan điểm về
hình phạt tử hình một cách dứt khoát như sau:
- Cư xử phi nhân tính đối với người phạm tội không giải quyết được những việc làm xấu của họ hoặc của nhân loại nói chung – cách tiếp cận tốt nhất đối với người phạm tội là giáo dưỡng chứ không phải trừng phạt
- Trừng phạt chỉ nên ở mức độ sao cho người phạm tội cần để sửa đổi, và sự phục hồi của người đó trong xã hội phải được hết sức coi trọng
- Trừng phạt một người phạm tội với sự tàn nhẫn quá mức sẽ làm tổn thương tâm trí không chỉ của người phạm tội, mà còn của người làm việc trừng phạt
- Không thể thi hành hình phạt nghiêm trọng với sự tĩnh tại và lòng từ bi
- Nếu tội phạm là đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội có thể bị trục xuất khỏi cộng đồng hay quốc gia
Ky-tô giáo
Quan điểm của những
người theo Ky-tô giáo không thống nhất đối với hình phạt tử hình. Trong
lịch sử, các nhà thờ Ky-tô giáo đã chấp nhận hình phạt tử hình như một
phần của cơ chế xã hội.
Giáo lý Roman được đưa
ra vào năm 1566 nói rằng quyền lực của sự sống và cái chết được Chúa
giao phó cho chính quyền dân sự. Việc sử dụng quyền lực này không biểu
hiện hành vi giết người, mà biểu hiện sự vâng phục tối thượng đối với
các lời răn của Chúa. Luật của Vatican vào năm 1929 đến 1969 bao gồm
hình phạt tử hình cho những ai cố ý ám sát Giáo hoàng.
Một cuộc nghiên cứu được
thực hiện vào những năm 90 tại Mỹ cho thấy những người theo đạo Tin
lành có vẻ ủng hộ hình phạt tử hình hơn những người theo các giáo phái
hay tôn giáo khác.
Cựu Ước, với 36 tội phạm
tử hình, ám chỉ rằng Chúa tạo ra hình phạt chết, trong khi Tân Ước là
hiện thân của vụ hành quyết nổi tiếng nhất trong lịch sử – Chúa Giê-su
trên cây thập giá. Nghịch lý là, mặc dù tinh thần của toàn bộ Tân Ước là
sự tha thứ, song nó có vẻ cho rằng nhà nước có quyền xử tử người phạm
tội.
Lời răn “Các người không
được giết người” của Chúa Giê-su được các tín đồ Ky-tô giáo hiểu theo
những cách khác nhau. Những người ủng hộ hình phạt tử hình cho rằng lời
răn này không có nghĩa là cấm giết người tuyệt đối. Ngược lại, đối với
những người phản đối hình phạt tử hình, lời răn này là một huấn thị rõ
ràng, không có ngoại lệ.
Hồi giáo
Hồi giáo hoàn toàn chấp
nhận hình phạt tử hình. Nhưng ngay cả như vậy, sự tha thứ được ưa thích
hơn. Sự tha thứ, cùng với hòa bình, là một đề tài chủ đạo của kinh
Koran.
Các tín đồ Hồi giáo cho
rằng hình phạt tử hình là hình phạt nặng nhất nhưng có thể được một tòa
án ra lệnh thi hành đối với các tội phạm có mức độ nghiêm trọng phù hợp.
Các phương pháp hành quyết có thể khác nhau theo từng nước và có thể
bao gồm chặt đầu, xử bắn, treo cổ, và ném đá.
Tại một số nước, các vụ
hành quyết được thực hiện công khai để nâng cao yếu tố ngăn cản. Luật
Hồi giáo Sharia sử dụng hình phạt tử hình cho nhiều loại tội phạm như
bội phản, bỏ đạo, trộm cướp, giết người, khủng bố, cưỡng hiếp, ngoại
tình, quan hệ tình dục đồng giới, v.v…
Ấn Độ giáo
Không có quan điểm chính
thức của Ấn Độ giáo về hình phạt tử hình. Tuy nhiên, với nguyên lý
không sát sinh, Ấn Độ giáo phản đối giết người, bạo lực và trả thù.
Là nước có phần đông dân chúng theo Ấn Độ giáo, Ấn Độ hiện vẫn giữ hình phạt tử hình, mặc dù hiếm khi sử dụng đến[9].
Do Thái giáo
Trong Cựu Ước Do Thái
giáo, có 36 tội phạm tử hình được liệt kê. Điều này có thể khiến nhiều
người nghĩ rằng Do Thái giáo ủng hộ hình phạt tử hình, nhưng thực tế
không như vậy. Trong suốt thời kỳ luật Do Thái được vận dụng như một thế
tục cũng như thẩm quyền tôn giáo, các tòa án Do Thái rất hiếm khi áp
dụng hình phạt tử hình.
Các giáo sĩ Do Thái đã
viết bộ luật Talmud, bao gồm một tập hợp các văn bản cổ lập thành cơ sở
của quyền lực tôn giáo, với một loạt các rào cản cho việc áp dụng hình
phạt tử hình, khiến cho hình phạt rất khó được thi hành trên thực tế.
Kết quả là trong các thời kỳ của các giáo sĩ Do Thái, có rất ít người bị
xử tử. Các quy tắc sau đã được các giáo sĩ đặt ra cho bộ luật Talmud:
- Diễn giải các văn bản theo ngữ cảnh của sự trân trọng của Do Thái giáo đối với sự thiêng liêng của cuộc sống con người
- Nhấn mạnh các văn bản chống sự chết, như lời răn “Các ngươi không được giết người”
- Diễn giải các văn bản sao cho gần với việc áp dụng chúng
- Không chấp nhận bất cứ văn bản Toral (5 cuốn đầu của Cựu Ước) nào đưa ra hình phạt tử hình
- Tìm các hình phạt thay thế hoặc các cách thức bồi thường cho gia đình nạn nhân
- Áp các rào cản có thủ tục và chứng cứ khiến hình phạt tử hình là không thể thi hành
Ngày nay, nhà nước Do Thái đã bỏ hình phạt tử hình cho tất cả các loại tội phạm, trừ tội phạm chiến tranh (1954)[10].
Nguyễn Trang Nhung
[1] Capital Punishment: http://www.bbc.co.uk/ethics/capitalpunishment
Capital punishment: All viewpoints on the death penalty: http://www.religioustolerance.org/execute.htm
Capital Punishment U.K.: http://www.capitalpunishmentuk.org
The Death Penalty, Question and Answer: http://www.amnesty.org/en/library/info/ACT50/010/2007
[2] Arguments against capital punishment: Execution of the innocent http://www.bbc.co.uk/ethics/capitalpunishment/against_1.shtml#h3
[3] Arguments against capital punishment: Failure to deter
[4] Arguments against capital punishment: Brutalising society
[5] Arguments against capital punishment: Expense
[6] Arguments against capital punishment: Applied unfairly
[7] Basic reasons: pro and anti: http://www.religioustolerance.org/executb.htm
[8] Death Penalty Data: http://www.religioustolerance.org/execut3.htm
[9] India and the death penalty: http://news.bbc.co.uk/2/hi/south_asia/2586611.stm
[10] Death Penalty: Countries Abolitionist for Ordinary Crimes only: http://www.amnesty.org/en/death-penalty/countries-abolitionist-for-ordinary-crimes-only
NGHIỆT !
Văn Công Mỹ(Nhớ những người oan khiên khác)
Ôi những giòng nước mắt
Sao nghiệt ngã vô cùng
Giữa trùng vây oan khuất
Phận người quá lao lung
Kiếp côn trùng bé miệng
Tay sao với tới trời
Mười năm nghe đau điếng
Trái tim lành tả tơi
Theo chân ngày nắng tắt
Rừng hoang thú loi choi
Phố phường ma quỷ dắt
Đêm rùng mình chơi vơi
Bàn tay gầy mãi gõ
Vọng âm là vô âm
Những đêm dài mắt đỏ
Đã mù loà từ tâm
Trăm năm và hệ lụy
Chúa Phật lửng lơ bay
Thánh thần xin cúi xuống
Rũ lời nguyền hôm nay.
Luật sư bào chữa cho ông Nguyễn Thanh Chấn: Chứng cứ buộc tội lỏng lẻo
Thứ Ba, 05/11/2013 23:32
Ngoài những chứng cứ thiếu thuyết phục, tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX còn đưa ra bức thư của ông Chấn có nội dung: “Kính gửi vợ! ở trong này tôi nhận tội hết rồi”
Ngày 5-11, phóng viên Báo Người Lao Động đã
phỏng vấn luật sư Nguyễn Đức Biền, người đã bào chữa cho ông Nguyễn
Thanh Chấn ở cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm cách đây 10 năm. Luật
sư Biền khẳng định: “Khi nghiên cứu hồ sơ và trực tiếp tham gia phiên
xét xử, tôi thấy chứng cứ buộc tội rất lỏng lẻo, thiếu logic”.
Luật sư Nguyễn Đức Biền (bìa phải) chúc mừng ông Chấn (giữa) được trở về sau 10 năm thụ án oan Ảnh: NGUYỄN QUYẾT
Phóng viên: Cảm xúc của ông khi ông Nguyễn Thanh Chấn được trả tự do?
Cách đây 10 năm, ông có niềm tin vào sự vô tội của ông Chấn không?
- Niềm tin của tôi dựa vào các căn cứ pháp luật và hồ sơ vụ án. Trong vụ án này, đọc hồ sơ và tham gia tranh tụng tại phiên toà, tôi thấy chứng cứ buộc tội không thuyết phục.
Chứng cứ vụ án mà các cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang đưa ra không có gì cả ngoài mấy nhận định không logic. Cụ thể, trong thời gian xảy ra vụ án, ông Chấn khai đến nhà một người dân gần đấy múc nước. Thực nghiệm điều tra chỉ hết 15 phút nhưng nhân chứng khai khoảng 30 phút. Vậy còn 15 phút nữa, ông Chấn đi đâu? (thời gian 15 phút này được cho là thời gian gây án - PV). Thứ hai là thực nghiệm điều tra cho thấy ông Chấn thực hiện rất thành thạo và phù hợp với các chứng cứ khác. Thứ ba là ông Chấn miêu tả đồ vật tại nhà nạn nhân rất rõ ràng. Thứ tư là tại hiện trường có dấu vết chân và ướm vết chân ông Chấn thấy phù hợp.
Thưa ông, các chứng cứ này không chuẩn xác như thế nào?
- Cũng tại phiên tòa, tôi đã bác lại các chứng cứ trên vì thời gian ông Chấn đi múc nước theo các nhân chứng đều mang tính chất không chính xác, chỉ áng chừng nên căn cứ này không thuyết phục. Các nhân chứng đều khai thấy ông Chấn bắt đầu đi khoảng 19 giờ và về khoảng 19 giờ 30 phút. Chỉ chênh 30 phút nên việc áng chừng thời gian cho thấy sự bất minh. Thứ hai, việc bị cáo miêu tả đồ dùng trong nhà một cách rất thành thục là bởi vì nhà bị cáo và bị hại gần nhau cho nên đây là việc bình thường. Thứ ba, dấu chân mô tả chỉ là gần khớp, trong khi dấu chân khác với dạng nhận diện vân tay, không đủ cơ sở khẳng định.
Mặt khác, vào thời điểm xảy ra vụ án, có người chứng kiến ông Chấn có gọi điện thoại tại nhà cho một ai đó (nhà ông Chấn mở dịch vụ điện thoại công cộng). Đó là một chứng cứ ngoại phạm song sau này không được xem xét.
Theo cáo trạng, quá trình gây án, lưỡi dao bị gãy rơi tại hiện trường, còn chuôi dao sau đó được bị cáo mang vứt ở bãi sắt vụn. Song, tôi đã trực tiếp đi tìm ở bãi sắt vụn đó mà không hề có. Cơ quan điều tra cũng không thu thập được chuôi dao này. Đó là một thiếu sót quan trọng.
Tại tòa, có điều gì bất minh hoặc đáng ngờ trong vụ án này không, thưa ông?
- Tại tòa, ông Chấn liên tục kêu oan và cho biết bị ép cung. Khi thẩm vấn ông Chấn, tôi hỏi: “Vì sao bị cáo không thực hiện mà lại nhận và kể thành thục như trong hồ sơ nêu?”. Ông Chấn nói: “Điều tra viên họ dạy bị cáo như vậy”. Thậm chí, trong phiên phúc thẩm, thẩm phán đưa ra bức thư ông Chấn viết gửi về cho chị Chiến với nội dung rất kỳ quặc: “Kính gửi vợ! ở trong này tôi đã nhận tội hết rồi”. Thẩm phán phiên tòa lý luận rằng không điều tra viên nào dạy bị cáo viết “Kính gửi vợ” như vậy và HĐXX không chấp nhận việc ông Chấn tố bị ép viết thư cho vợ.
Sau khi kết thúc phiên phúc thẩm, luật sư tư vấn tiếp theo như thế nào cho gia đình?
- Dù 2 phiên tòa đã kết thúc nhưng tôi vẫn có cảm giác ông Chấn bị
oan. Vì thế, tôi tiếp tục hướng dẫn gia đình làm đơn kháng án. Trong quá
trình gia đình kêu oan suốt 10 năm nay, tôi vẫn hy vọng biết đâu một
ngày ông Chấn sẽ được giải oan và thật đáng mừng là nó trở thành sự
thật.
TAND Tối cao phải bồi thường
Theo luật sư Trương Thị Thu Hà (Đoàn Luật
sư TP HCM), việc bồi thường thiệt hại và khôi phục quyền lợi cho ông
Nguyễn Thanh Chấn phải được tiến hành nhanh và thỏa đáng theo tinh thần
của Nghị quyết 388/2003/NQ-UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị
oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra.
Luật sư Hà nhấn mạnh cần phải xác định rõ
cơ quan tố tụng nào chịu trách nhiệm bồi thường hoặc liên đới bồi thường
để tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khiến người mang án oan phải
thiệt thòi, khiếu kiện nhiều lần. Bên cạnh đó, phải làm rõ và xử lý
nghiêm sai phạm của những cơ quan chức năng dẫn đến án oan của ông Chấn.
Luật sư Đỗ Hải Bình (Đoàn Luật sư TP HCM)
nhận định việc ông Chấn không bị tuyên mức án tử hình là một điều may
mắn, nếu không thì cơ quan tố tụng sẽ không còn cơ hội sửa sai. Trong
vụ án này, theo trình tự tố tụng, cơ quan cuối cùng xác định ông Chấn có
tội là Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội, vì vậy cơ quan này phải
chịu trách nhiệm bồi thường. Việc xác định mức bồi thường về thiệt hại
do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút, tổn thất tinh thần, thiệt hại
về vật chất do tổn hại sức khoẻ (nếu có). Trước hết, sẽ do ông Chấn và
cơ quan có trách nhiệm bồi thường tự thương lượng thỏa thuận nhưng sẽ
được tính từ ngày có quyết định khởi tố bị can cho đến ngày cơ quan có
thẩm quyền xác định ông Chấn không thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra,
cơ quan có trách nhiệm bồi thường còn phải khôi phục danh dự cho ông
Chấn bằng cách xin lỗi công khai tại địa phương nơi ông Chấn cư trú và
cải chính trên 3 số báo liên tiếp của 1 tờ báo địa phương, 1 tờ báo
trung ương.
Trâm Anh ghi
|
THẬP DIỆN thực hiện
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét