- Tên lửa trên tàu ngầm Kilo Việt Nam đáng sợ thế nào? (VTC). - Đón Kilo 636, Hải quân VN đủ sức mạnh trên không, mặt biển, dưới ngầm (Infonet).
- Đại tá Trung Quốc: “J-16 sẽ là sát thủ nòng cốt tác chiến ở Biển Đông” (GDVN). - Thích đao to búa lớn (PT).
- Cử tri nói về phiên thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (VOV). - Bộ trưởng TN-MT: ‘Việc thu hồi đất sẽ không đơn giản nữa’ (VOV). - Sửa Hiến pháp: “Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội” (VnEco). - Vẫn băn khoăn về thu hồi đất, chính quyền địa phương (SGGP). - Đề xuất bỏ phiếu kín liên quan đến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (DV). - Thủ tướng có vai trò “định hướng” hay lãnh đạo Chính phủ? (DT).
- Bên lề QH: Phó Thủ tướng: Phải ngăn chặn hành vi ép cung (VTC). - Một ngày tù oan bồi thường 115.000 đồng? (TT). - Một số kỳ án oan đẫm nước mắt tại Việt Nam (LĐ).
- Người vợ mang hàng nghìn lá đơn đi khiếu nại, minh oan cho ông Chấn (GDVN). - Vụ án oan 10 năm được gỡ vì những chuyện hi hữu (DT). - Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang trả lời về vụ án oan 10 năm (DT). - Bộ trưởng Công an: Xử lý nghiêm minh tập thể, cá nhân vụ “tù oan 10 năm” (Infonet).
- Triều Tiên chế bom xung điện từ làm tê liệt HQ? (KP). - Triều Tiên có tên lửa đạn đạo mới chọc thủng Mỹ (KT).
KINH TẾ
- Búa rìu – Công cụ thanh khoản? (TP).
- Nợ xấu SHB giảm mạnh (TTXVN).
- ‘CPI dự báo tăng tương đương tháng 10′ (TTXVN).
- Giá vàng thị trường châu Á giao dịch trong biên độ hẹp (TTXVN). - Chênh lệch mua-bán vàng xuống mức kỷ lục 50.000 đồng/lượng (VOV). - Giá vàng tiếp tục giảm, bi quan bao trùm đến hết năm (Infonet).
- Hơn 500 DN đối thoại với ngành tài chính (TTXVN).
- Phá sản – Doanh nghiệp được gì? (DNSG).
- Kinh tế của Thủ đô có dấu hiệu phục hồi (KTĐT). - TP. Hồ Chí Minh: Thị trường việc làm ổn định (Tin tức).
- Doanh nghiệp liên kết để vượt khó (PT). - “Gà cùng một mẹ” chớ đá nhau (HQ).
- Bill Gates từ chối trở lại Microsoft (NLĐ).
VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tiếng Concerto đầu đàn đã tắt… (PT).
- Mạnh tay xử phạt Mr.Đàm vì vi phạm đạo đức nghề nghiệp (PT). - Hoá bác sĩ Cát Tường, Mr Đàm sẽ bị phạt (DV).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- Vụ xén bữa ăn của học trò: Bị chất vấn, hiệu trưởng lúng túng! (NLĐ). - Phụ huynh tập trung phản đối vụ bớt miếng ăn của học sinh (DV). - Nghi án ‘xà xẻo suất ăn’: Phụ huynh chất vấn Hiệu trưởng (TP).
- Sinh viên trung cấp ngỡ tưởng đang học cao đẳng (DV). - ĐH Đông Á: Học Cao đẳng phải nhận bằng Trung cấp (TTVH).
- Sinh viên thiếu khả năng thực hành tiếng Anh (GD&TĐ).
- Giáo viên ở đâu được tôn trọng nhất? (VNN).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNGQUỐC TẾ
- 6,5 triệu người Syria mất nhà cửa vì chiến tranh (TT). - Chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Iran bị giết ở Syria (LĐ).
- Nguy cơ đóng băng quan hệ Mỹ – Venezuela (VOV). - Thiết bị nghe lén của Mỹ hoạt động tinh vi thế nào? (TN).
- New York sắp có Thị trưởng thuộc phe Dân chủ sau 24 năm (VOV). - Tổng thống Obama lại hứa hẹn đóng cửa nhà tù tại Vịnh Guatanamo (ANTĐ).
GS. Trần Phương - Chúng ta tự lừa dối chúng ta và lừa dối người khác
Phần cuối phát biểu của GS Trần Phương về Chủ nghĩa Xã hội và Chủ
nghĩa Cộng sản tại hội thảo góp ý văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11 gần 3
năm trước. GS Trần Phương đã nói: “Tôi thì xin có một ý kiến nhỏ thôi:
Lúc nãy các anh nói là cái tư tưởng ở trong đảng ta đó nó không có rõ
ràng. Tôi thực tình mà nói rằng nó có nguyên nhân để nó không rõ ràng
đấy. Ta nên nhớ rằng cái đảng ta đó, bước vào thời kỳ xây dựng đó là
trong điều kiện mà quốc tế cộng sản đã có những nghị quyết về đường lối
CNXH rất rõ ràng rồi. Tôi nhắc các đồng chí nhớ là năm 1957 tất cả các
ĐCS họp lại với nhau ra một nghị quyết là “quy luật tiến lên CNXH là
gì?”. Là chuyên chính vô sản này, là chế độ công hữu chiếm địa vị chi
phối này, là hợp tác hoá nông nghiệp này, là phát triển kinh tế một cách
có kế hoạch này. Tất cả những điều đó rút ra kết luận từ kinh nghiệm
của Liên Xô, từ mô hình Xô Viết mà người ta gọi là mô hình Stalinist
đấy, đấy là năm 57. Tất cả các ĐCS và công nhân đã ra một nghị quyết đó.
Đến năm 1960, cũng một nghị quyết y hệt như thế khẳng định lại tất cả
những điều đó là quy luật và dựa vào những kết luận đó, người ta đã khai
trừ Nam Tư ra khỏi cái hệ thống XHCN. Nên nhớ đây là một hệ thống tư
tưởng của một thời đại.
Cho nên có khi cái hôm mà có đồng chí hỏi tôi là về đồng chí Lê Duẩn,
người ta nói là tại sao anh ca tụng anh Lê Duẩn là một người biết nghe
như thế mà anh ấy không đổi mới được? Tôi trả lời thế này: anh Lê Duẩn
tuy cũng là một người rất là tỉnh táo đấy, nhưng ông ấy cũng nằm trong
một hệ thống tư tưởng mà ông không thoát ra được. Ông không thoát ra
được, bởi vì thế này, chính ông Lê Duẩn đi họp cái hội nghị 57, hội nghị
60. Ông ấy là những người thiết kế ra cái hệ tư tưởng của cả cái hệ
thống XHCN thế giới này. Nó đấy! Cho nên tôi nói thật với các anh đó,
khi năm 86 chúng ta đổi mới, thì ông mới chịu cái sức ép của thực tế là
ông không thể nào không theo cơ chế thị trường được. Ông phải chịu,
nhưng ông chưa kiểm điểm cái tư tưởng của ông đâu.
À, cả một hệ thống tư tưởng bao trùm tất cả những người cộng sản ở cái
nước này vẫn như cũ. Vẫn như cũ! Cho nên anh cứ tưởng là đổi mới, anh đã
đổi mới được đâu? Cho nên các anh có nói là cái Cương lĩnh năm 91, tôi
xin lỗi anh, Cương lĩnh năm 91 y hệt cái hệ thống tư tưởng của cái hệ
thống Xô Viết. Có khác gì? Anh phải xem lại 6 điểm mà cái Cương lĩnh 91
ghi, cũng chuyên chính vô sản, cũng công hữu, cũng phát triển có kế
hoạch v.v…
Cho nên vì cái người Việt Nam đó, ông không tự kiểm điểm, cho nên cho
đến bây giờ cái tư tưởng của ông đó ông vẫn giữ những cái cũ. Tôi xin
lỗi anh, khi tôi đọc cái bản mà anh Đỗ Mười viết cách đây mấy tháng đó,
rồi anh Lê Khả Phiêu cũng viết luôn nữa, tôi bảo là mấy cái ông này đầu
óc cũ quá đi, chết mất thôi. Bởi vì ông có kiểm điểm gì đâu? Ông có tiếp
nhận cái tư tưởng như thế nào? Cách đây mấy chục năm thì bây giờ ông
vẫn y như thế!
Cho nên rằng tôi nghi ngờ là tôi nói ví dụ như gọi là ban lý luận, Hội
đồng lý luận Trung ương. Tôi bảo là mấy chú đó có kiểm điểm mẹ gì đâu,
mấy chú là giữ nguyên như cũ, rồi vì ba cái thằng già này rút lui hết
rồi thì người ta cử mấy chú vào ngồi đấy, trong đó có Lê Huy Hứa (Tô Huy
Rứa), Lê gì gì đấy. Thì tôi xin lỗi, những chú đó đọc bao nhiêu sách
của Mác và Lênin? Có lúc nào mà ngồi nghĩ rằng cái tư tưởng nào của Mác
là đúng, tư tưởng nào của Mác dự báo, là sai? Chưa bao giờ người ta ngồi
nghĩ!
Hôm nay anh Đào Công Tiến bảo là tư tưởng của Mác có cái sai, có cái
đúng. Quá đúng rồi! Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và về Chủ nghĩa
Cộng sản, tôi xin lỗi, tôi nói thẳng là sai. Mà đấy là ông ấy dự báo
thôi, tức là ông ấy dự báo dựa trên cái như Lenin nói, tức là ông nghiên
cứu cái quy luật của một sinh vật. Rồi từ cái quá khứ của sinh vật đó
mà ông ấy nghĩ rằng cái sinh vật đó sẽ phải tiến triển theo cái hướng
như thế nào, đấy là dự đoán thôi!
Cái sai của những người cộng sản là ông dựng cái đó thành nguyên lý, ông
dựng cái đó thành giáo điều, mà ông giữ chết những cái giáo điều đó
thôi. Nhưng tôi xin lỗi, gần như tất cả các nhà lý luận của chúng ta kể
cả những người mà hiện nay cầm quyền họ chưa bao giờ có dịp mà ngồi lại
kiểm điểm xem là cái gì là đúng, cái gì là sai?! Cho nên tôi nghĩ là lúc
nào cũng tụng là ‘nền tảng của chúng ta là chủ nghĩa Mác – Lenin’. Tôi
xin lỗi, Lenin có nhiều điều sai. Tôi nói thế này, Lenin nói về hai sách
lược là sai: ông nói là cách mạng dân chủ xong phải tiến lên luôn cách
mạng XHCN. Không đúng! Chúng ta làm cách mạng dân tộc dân chủ rồi, tôi
xin lỗi, phải 100 năm nữa chúng ta mới nghĩ đến được CNXH. Trên 100 năm
nữa mà ông nói là ông làm luôn cách mạng XHCN à?
Chính vì chúng ta theo tư tưởng của Lenin là sau cách mạng dân tộc dân
chủ thì ta làm luôn cách mạng XHCN. Cho nên chúng ta mới ngã bổ chửng
ra. Chúng ta phá hết cả kinh tế tiểu nông, vừa mới chia ruộng cho người
ta rồi thì lại bảo là các chú góp ruộng lại, đưa cái hợp tác xã cấp cao
tức là…
Cho nên những tư tưởng lý luận, kể cả của Lenin và một số cái của Mác
nữa, là sai, mà người Việt Nam chưa lúc nào ngồi tự kiểm điểm cả. Có
đúng không? Thực ra mà nói đó, hôm nay chúng ta mới có dịp nói với nhau,
công khai tôi cũng chẳng nói bởi vì tôi nói rằng nói cho họ nghe để làm
gì, tranh luận mất thì giờ, để thì giờ ta đi dạy trẻ con.
Nhưng mà hôm nay, nói ra để nói rõ rằng, chúng ta có rất nhiều cái mơ
hồ, và chính vì cái mơ hồ trong tư tưởng đó cho nên cương lĩnh đầy rẫy
những cái sai. Ông nói CNXH mà ông không hiểu nó là cái gì cả. Ông nói
định hướng XHCN mà ông không biết cái định hướng nó là cái gì. Ông nói
là nền dân chủ XHCN mà ông cóc hiểu dân chủ XHCN khác cái dân chủ tư sản
là cái gì! Trong khi đó ông mời hết các cái thằng luật gia của CNTB nó
đến nó dạy ông. Nhiều chuyện!
Tôi nói thật là chúng ta tự lừa dối chúng ta, thực ra là phải nói như
thế. Và chúng ta tự lừa dối chúng ta và đồng thời chúng ta lừa dối người
khác. Tôi nghĩ là cái tệ hại đó phải chấm dứt, phải sửa. Nhưng mà ai
sửa? Những người cầm quyền bây giờ họ chẳng có thì giờ mà họ nghĩ đến
chuyện đó đâu. Họ cứ miễn là một nhiệm kỳ này họ cứ ngồi đấy, còn nhiệm
kỳ sau thì họ về hưu rồi. Tuỳ, thằng nào tiếp tục thì tiếp tục. Cho nên
tôi nghĩ rằng đấy là lời bình luận của mình thôi.
Bây giờ không biết là, bốn giờ rưỡi rồi, không biết là có được xin phép
mấy câu kết luận không? Tôi thì xin thưa với các đồng chí như lúc đầu
tôi nói đó, là người ta cả một cái đảng, cả một cái nước, 5 năm người ta
mới có một lần thảo luận về đường hướng của đất nước, người ta mở rộng
dân chủ thì không biết hình thức hay là thực chất thì không cần, nhưng
miễn là người ta mở rộng dân chủ. Thế thì không lẽ các nhà Kinh tế học,
những nhà lý luận có thể nói là rất… của lớp trí thức chứ không phải lớp
trí thức bình thường đâu, thế các ông không thảo luận à? Ông không phát
huy ý kiến à? Cho nên chúng tôi mới bàn với nhau là thế nào chúng ta
cũng nên có một cuộc thảo luận.
Thế nhưng mà có nhằm để sửa như anh Hồ nói không, tôi thực tình là không
nghĩ như thế. Tôi chỉ nghĩ là những ý kiến của chúng ta đúng và sai thì
tùy, bởi vì không ai phán xét chúng ta. Ông có quyền nói cái ý nghĩ của
ông. Hai ý nghĩa, thứ nhất là chúng ta chuyển cho cái Ban Văn kiện, Ban
Văn kiện thôi chứ mấy cái ông đứng đầu Ban Văn kiện tức là Bộ Chính trị
đó, (mấy) ông ấy làm gì có thì giờ ông ấy đọc, có phải không? Anh biết
thừa là họ chẳng có thì giờ đọc. Thế thì cuối cùng là một cái lớp bồi
bút, như tôi đã từng làm một bồi bút, rồi đến lượt ông Hồ làm bồi bút
thì ông có đọc thì đọc thôi. Và nếu có chen được vào một vài ý mà như
ông Hồ đề nghị thì cứ việc. Còn nếu không chen được thì… Đó là ý thứ
nhất, mục đích thứ nhất.
Nhưng mục đích thứ hai là gì? Ít ra cũng ghi vào văn bản và lưu ở cái
Hội Khoa học Kinh tế này, hoặc ở đâu đó là: cái năm 2010 này đó, đã có
một số nhà trí thức góp những ý kiến đó. Vậy thôi. Có thể mười năm sau
người ta bảo ừ rất tiếc cái đám trí thức đó có nhiều cái ý đúng mà người
ta không tiếp nhận. Vậy thôi! Đó là chuyện của lịch sử, nhưng ít ra để
nói rằng, cái giới trí thức của nước này cũng không ngu đến mức nó tự
lừa dối nó đâu. Có phải không ạ? Chứ còn hy vọng rằng người ta nghe như
giới trí thức này và nhiều trí thức khác, nếu ông hy vọng như thế thì
ông hơi ảo tưởng đấy.
Tôi nghĩ rằng nếu ta làm được cái điều mà như chúng ta vừa nói cũng đã
tốt rồi. Ít ra chúng ta chứng tỏ với xã hội rằng chúng ta có trách nhiệm
đối với xã hội. Khi người ta yêu cầu mình góp ý kiến, mình sẵn sàng
nói, nói thẳng cái ý kiến của mình dù có thể đó là sai. Đó là được, tôi
nghĩ là nếu chúng ta đạt cái điều này thì cũng tự an ủi mình là mình
không phí thì giờ. Có phải như vậy không?”
Mời bà con nghe phần âm thanh tại đây:
https://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c&feature=youtu.be
Nghe lại phần 1: GS Trần Phương: CNXH ĐƯA RA CHỈ ĐỂ BỊP THIÊN HẠ!
Phần 2: GS TRẦN PHƯƠNG: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐÃ THẤT BẠI! CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN LÀ ẢO TƯỞNG! https://www.facebook.com/photo.php?fbid=534611569965951 —
GS Trần Phương Tất cả những dự báo của Mác về CNXH và CNCS đều sai!
Đây là phát biểu của GS Trần Phương, cựu Phó Thủ tướng Chính phủ, cựu Bộ
trưởng Bộ Nội Thương (1981-1982), cựu ủy viên Trung ương Đảng, hiện
(Blog Giang Nam Lãng Tử)
Pham Chí Dũng - Quảng Ngãi: Giấc mơ hiệu ứng đám đông dân chúng
Chính quyền địa phương bị tố cáo triển khai dự án nạo vét, cho doanh nghiệp nước ngoài khai thác cát ở khu vực Cửa Đại sông Trà Khúc gây sạt lở nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến an cư và sinh kế của dân. |
Lời hứa
Trong một hành động hy hữu tính từ cuộc “nổi dậy” của nông dân Thái Bình vào năm 1997, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thỏa mãn gần như toàn bộ yêu sách của ngư dân huyện Tư Nghĩa thuộc địa phương này.
Một quan chức huyện Tư Nghĩa đã chính thức thông báo sẽ hỗ trợ 125 tàu cá của ngư dân xã Nghĩa An và Nghĩa Phú bị ảnh hưởng với tổng số tiền hơn 2,5 tỉ đồng. Riêng 583 ngư dân đi trên các tàu cá không ra khơi được vì luồng lạch bị bồi lấp, mỗi ngư dân được hỗ trợ 2 triệu đồng.
Đáng ngạc nhiên là giữ lời hứa của mình, chỉ sau 4 ngày từ thời điểm cuộc biểu tình của ngư dân nổ ra, chính quyền địa phương bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ cho các chủ tàu cá và ngư dân.
Chiếc tàu đánh cá đầu tiên trong tổng số trên 200 tàu ngư dân bị mắc kẹt cũng đã ra tới biển sau nhiều ngày bị ngáng đường do nạn bồi lấp cửa sông - hậu quả của việc nạo vét, tận thu cát nhiễm mặn của hai doanh nghiệp khai thác cát tại đây.
Có thể ghi nhận, đây là lần hiếm hoi một chính quyền địa phương ở Việt Nam không nuốt lời.
Từ chức
Một bài tường thuật của báo Thanh Niên cho biết “vụ Quảng Ngãi” bắt đầu từ chuyện hút cát để khai thông cửa biển và tận thu số cát nhiễm mặn tại sông Trà Khúc.
Theo giấy phép mà tỉnh Quảng Ngãi cấp cho hai doanh nghiệp khai thác cát tại cửa sông này, sẽ có khoảng 40 triệu mét khối cát được “tận thu” để xuất khẩu. Cửa sông Trà Khúc cũng sẽ được khơi thông, tạo điều kiện để tàu bè của ngư dân ra vào dễ dàng.
Thế nhưng, mới khai thác khoảng 3 triệu mét khối, mối an nguy của làng chài nơi cuối sông Trà bắt đầu xuất hiện. Hàng chục ao tôm của nông dân bị sóng đánh sập, cuốn luôn ra biển. Sóng cũng đã lan đến làng chài Nghĩa An, những cây dương giữ làng có tuổi đời 30-40 năm bắt đầu bật gốc. Hàng trăm tàu thuyền không những không được ra vào thông suốt như lời hứa của doanh nghiệp mà còn bị mắc kẹt do cửa sông Trà Khúc đã bị bít hẳn.
Dân đã phản ảnh với tỉnh về thực trạng nguy hại này. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành kiểm tra thực tế và ra quyết định tạm đình chỉ việc khai thác cát từ giữa tháng 9/2013, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục sự cố.
Sự việc cứ tưởng như thế là đã ổn thì đùng một cái, nơi cửa biển cuối sông Trà lại xuất hiện những chiếc sà lan cùng con tàu vận tải đầy khả nghi. Một mất mười ngờ, dân Nghĩa An cho rằng các doanh nghiệp đã bội tín, tiếp tục hút cát. Họ tập hợp nhau kéo lên huyện Tư Nghĩa để phản đối, gây tắc nghẽn quốc lộ 1A trong nhiều giờ liền. Đích thân bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi là Võ Văn Thưởng đã phải cấp tốc đến hiện trường để giải thích, thuyết phục đám đông.
Cuộc đối thoại của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi với hàng ngàn người dân Nghĩa An ngay sáng hôm sau ngày xảy ra sự cố đã dẫn tới những cam kết của chính quyền với dân. Theo đó, sau 4 ngày, cửa sông Trà sẽ được khơi thông; tiến hành đền bù thiệt hại cho ngư dân do tàu không ra khơi được; yêu cầu doanh nghiệp phải khẩn trương xây bờ kè để chống tái sạt lở; và điều cuối cùng, tỉnh sẽ chấm dứt “tận thu cát nhiễm mặn” nếu như việc nạo vét cửa sông tiếp tục đe dọa làng chài…
Thậm chí, chủ tịch tỉnh này còn cam kết “sẽ từ chức” nếu không thực hiện đúng lời hứa.Thanh Niên cũng là tờ báo thường dành thiện cảm đặc biệt cho ông Võ Văn Thưởng. Cả tờ báo này và ông Thưởng đều có liên quan rất thân thuộc đến hệ thống trung ương Đoàn - vốn được xem là “cánh tay mặt của Đảng”.
Một ngàn!
So với quá nhiều hứa hẹn của giới quan chức chính phủ, các bộ ngành được trình diễn trong các kỳ họp quốc hội, họp tổng kết ngành hay họp báo, hiển nhiên tỉnh ủy và chính quyền Quảng Ngãi đã tạo ra một nét dị biệt bằng vào chức trách “đày tớ” mới đây. Lời hứa của họ còn được người dân cho rằng có thể “nghiệm thu” được, lồng trong bối cảnh nhiễu nhương quan trường và mị dân quan chức quá phổ cập như hiện nay.
Câu hỏi còn lại là liệu sự thành tâm của nhà chức trách Quảng Ngãi đã đủ chín để dẫn tới kết quả được xem là khả quan cho bà con ngư dân? Hay còn nguyên do nào khác?Tất nhiên, không thể phủ nhận vài cố gắng của Bí thư Võ Văn Thưởng trong nhiệm vụ “an dân”, sau quá nhiều ví dụ xa dân của chính quyền tỉnh này.
Là một tỉnh thuộc diện nghèo của quốc gia, Quảng Ngãi cho đến nay vẫn chưa tự nhấc mình khỏi danh sách nguy hiểm về mặt bằng thu nhập và mặt bằng dân trí. Địa phương này cũng là nơi mà những nguồn tài nguyên còn sót lại vẫn tiếp tục bị khai thác ồ ạt đến mức cạn kiệt, là một trong những địa phương mà giới quan sát bình luận “ăn cả thịt của mình”.
Đời sống ngày càng khốn khó, hố phân cách thu nhập ngày càng làm cho người dân khó kế sinh nhai và phát sinh bất mãn. Bất mãn sinh ra phản ứng, phản ứng lại bột phát biểu tình. Vụ biểu tình của ngư dân huyện Tư Nghĩa khá giống với những cuộc biểu tình do quá bức bối trong các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 của nông dân mất đất ở Bắc Giang, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Dương Nội…
Tuy nhiên, dấu ấn nổi bật của đám đông Tư Nghĩa là số lượng người biểu tình. Nếu các cuộc tuần hành của nông dân mất đất thông thường chỉ tập hợp được vài ba trăm đến nửa ngàn người, thì con sóng làm tắc nghẽn quốc lộ 1A ở Quảng Ngãi vừa qua đã lên đến hàng ngàn.
Rõ ràng, cuộc biểu tình mang tính quy nạp đó còn vượt hơn nhiều so với điều thường bị xem là “tụ tập đông người” ở Việt Nam. Thậm chí người dân còn bắt giữ 3 công nhân.
Nhưng vì sao đã không xảy ra hành động trấn áp, cô lập hoặc đàn áp của lực lượng cảnh sát Quảng Ngãi - một hiện tượng rất thường thấy ở đất nước của vô số điều luật 258?
Có một mối liên hệ không thể bỏ qua giữa đám đông ở Quảng Ngãi với đám đông biểu tình đòi trả tự do của giáo dân tại Hà Nội vào đầu tháng 10/2013, bên phiên tòa xử án luật sư Lê Quốc Quân. Cuộc biểu tình rất quy củ, ôn hòa nhưng không thiếu quyết tâm của người công giáo đã làm cho chính quyền và công an Hà Nội bất lực. Thay cho hành động cô lập, cách ly và bắt bớ như đối với những cuộc biểu tình chống Trung Quốc hoặc với dân oan mất đất, cảnh sát Hà Nội đã im lặng giữ trật tự không kém thua không khí nghiêm túc của giáo đoàn.
Tuy nhiên, đến phiên tòa xử án Đinh Nhật Uy ở Long An vào cuối tháng 10/2013, tình thế đã khác hẳn. Chỉ vài chục biểu tình viên - một con số không đủ lớn để một lực lượng công an cùng dân phòng gấp vài chục lần có thể dễ dàng trấn áp. Và trấn áp đã thực sự xảy ra. Dù chỉ câu lưu những người bị bắt giữ trong ít tiếng đồng hồ, song hành động tay chân và dùi cui của giới thi hành công vụ lại trở nên nổi tiếng nhất.
Cú ra tay dễ dãi của chính quyền Long An cho phép người biểu tình rút ra một bài học thấm thía: bất cứ cuộc biểu dương nào dưới một trăm người cũng đều có thể bị giải tỏa một cách dễ dàng.
Những tiền lệ tiếp nối
Dù từ năm 1992 đến nay, hiến pháp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa bao giờ được làm rõ nghĩa hơn bởi Luật biểu tình, và đến giờ cũng chưa một cơ quan nào thành tâm nhận ra cần cung cấp thứ quyền tối thiểu đó cho người dân, song suy thoái kinh tế cùng các nhóm lợi ích lộng hành bất chấp vẫn là chất xúc tác mạnh mẽ nhất tạo ra nhiều cuộc biểu tình không theo công thức.
Xã hội Việt Nam đang ở vào giai đoạn mà sức mạnh đám đông được khởi nguồn từ con số, dù chỉ là con số mang tính ô hợp. Khi số người biểu tình chạm mốc một ngàn người hoặc hơn, chính quyền buộc phải e ngại. Những phương án phòng chống biểu tình, bạo động được thiết kế và tập dượt kỹ lưỡng trước đó sẽ khó có tác dụng, cũng chẳng mấy ai đủ can đảm để đưa chế độ cưỡng bức vào thực thi.
Trước đám đông và đặc biệt là một đám đông có yêu sách chính đáng và có sức chịu đựng bền vững, ý chí trấn áp của chính quyền trở nên mệt mỏi hơn.
Hiệu ứng đám đông cũng đã bắt đầu lan tỏa, từ nông thôn miền Bắc vào miền Trung và bắt đầu có tác dụng đối với bà con ngư dân Quảng Ngãi.
Tiền lệ lại tạo ra tiền lệ. Không thể cho rằng những cuộc tuần hành và biểu tình của nông dân và giáo dân ở các vùng nông thôn miền Bắc, đặc biệt là cuộc biểu dương lực lượng của giáo dân Mỹ Yên ở Nghệ An vào tháng 9/2013, đã không có tác động gì đến nhận thức và phương pháp hành động của đám đông biểu tình ở Quảng Ngãi.
Trong tình thế quá khó xử như thế, điều dễ hiểu là chính quyền một số địa phương không muốn để xảy ra xung đột và đổ máu, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang tiềm ẩn nhiều ngòi nổ luôn có thể bùng phát, còn hoàn cảnh đối ngoại cũng không cho phép các chính quyền địa phương dùng luật rừng để qua mặt Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Nhưng trên tất cả các chính quyền địa phương, giới lãnh đạo trung ương không muốn dính dáng vào bất cứ trách nhiệm nào đối với các cuộc biểu tình đông người, nhất là khi chuyện biểu tình sẽ làm xấu hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế, trong đó giấc mơ một cái ghế của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc vẫn chưa hoàn toàn tan biến.
Có lẽ đó là một trong những lý do chính để với tư cách là một nhân sự cấp cao của trung ương được “biệt phái về cơ sở”, Bí thư Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng đã lần đầu tiên thể hiện một hành động chỉ đạo có ý nghĩa rất tình cảm cho dân chúng và có thể cho cả chính ông.
Riêng với những nhân tố được xem là sáng giá như ông Thưởng, thời gian về cơ sở thường chỉ 2-3 năm. Chỉ vài năm nữa là đến đại hội 12 của Đảng. Vụ Quảng Ngãi chính là cơ hội sáng giá không kém để những người như ông thể hiện sự cống hiến cho nhân dân - nếu quả có cái tâm, hoặc tạo nên tiếng vang trong lòng cấp trên để tiếp tục chinh phục vị thế chính trị cao hơn. Hoặc cả hai…
Sự đan xen phức hợp về tâm lý trong não trạng từ chính thể trung ương xuống các cấp chính quyền địa phương như thế, vô hình trung, sẽ khiến cho tiền lệ về những đám đông biểu tình trở nên dày đặc hơn và còn có thể hiệu quả trong thời gian tới.
Trong một hành động hy hữu tính từ cuộc “nổi dậy” của nông dân Thái Bình vào năm 1997, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thỏa mãn gần như toàn bộ yêu sách của ngư dân huyện Tư Nghĩa thuộc địa phương này.
Một quan chức huyện Tư Nghĩa đã chính thức thông báo sẽ hỗ trợ 125 tàu cá của ngư dân xã Nghĩa An và Nghĩa Phú bị ảnh hưởng với tổng số tiền hơn 2,5 tỉ đồng. Riêng 583 ngư dân đi trên các tàu cá không ra khơi được vì luồng lạch bị bồi lấp, mỗi ngư dân được hỗ trợ 2 triệu đồng.
Đáng ngạc nhiên là giữ lời hứa của mình, chỉ sau 4 ngày từ thời điểm cuộc biểu tình của ngư dân nổ ra, chính quyền địa phương bắt đầu chi trả tiền hỗ trợ cho các chủ tàu cá và ngư dân.
Chiếc tàu đánh cá đầu tiên trong tổng số trên 200 tàu ngư dân bị mắc kẹt cũng đã ra tới biển sau nhiều ngày bị ngáng đường do nạn bồi lấp cửa sông - hậu quả của việc nạo vét, tận thu cát nhiễm mặn của hai doanh nghiệp khai thác cát tại đây.
Có thể ghi nhận, đây là lần hiếm hoi một chính quyền địa phương ở Việt Nam không nuốt lời.
Từ chức
Một bài tường thuật của báo Thanh Niên cho biết “vụ Quảng Ngãi” bắt đầu từ chuyện hút cát để khai thông cửa biển và tận thu số cát nhiễm mặn tại sông Trà Khúc.
Theo giấy phép mà tỉnh Quảng Ngãi cấp cho hai doanh nghiệp khai thác cát tại cửa sông này, sẽ có khoảng 40 triệu mét khối cát được “tận thu” để xuất khẩu. Cửa sông Trà Khúc cũng sẽ được khơi thông, tạo điều kiện để tàu bè của ngư dân ra vào dễ dàng.
Thế nhưng, mới khai thác khoảng 3 triệu mét khối, mối an nguy của làng chài nơi cuối sông Trà bắt đầu xuất hiện. Hàng chục ao tôm của nông dân bị sóng đánh sập, cuốn luôn ra biển. Sóng cũng đã lan đến làng chài Nghĩa An, những cây dương giữ làng có tuổi đời 30-40 năm bắt đầu bật gốc. Hàng trăm tàu thuyền không những không được ra vào thông suốt như lời hứa của doanh nghiệp mà còn bị mắc kẹt do cửa sông Trà Khúc đã bị bít hẳn.
Dân đã phản ảnh với tỉnh về thực trạng nguy hại này. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành kiểm tra thực tế và ra quyết định tạm đình chỉ việc khai thác cát từ giữa tháng 9/2013, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục sự cố.
Sự việc cứ tưởng như thế là đã ổn thì đùng một cái, nơi cửa biển cuối sông Trà lại xuất hiện những chiếc sà lan cùng con tàu vận tải đầy khả nghi. Một mất mười ngờ, dân Nghĩa An cho rằng các doanh nghiệp đã bội tín, tiếp tục hút cát. Họ tập hợp nhau kéo lên huyện Tư Nghĩa để phản đối, gây tắc nghẽn quốc lộ 1A trong nhiều giờ liền. Đích thân bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi là Võ Văn Thưởng đã phải cấp tốc đến hiện trường để giải thích, thuyết phục đám đông.
Cuộc đối thoại của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi với hàng ngàn người dân Nghĩa An ngay sáng hôm sau ngày xảy ra sự cố đã dẫn tới những cam kết của chính quyền với dân. Theo đó, sau 4 ngày, cửa sông Trà sẽ được khơi thông; tiến hành đền bù thiệt hại cho ngư dân do tàu không ra khơi được; yêu cầu doanh nghiệp phải khẩn trương xây bờ kè để chống tái sạt lở; và điều cuối cùng, tỉnh sẽ chấm dứt “tận thu cát nhiễm mặn” nếu như việc nạo vét cửa sông tiếp tục đe dọa làng chài…
Thậm chí, chủ tịch tỉnh này còn cam kết “sẽ từ chức” nếu không thực hiện đúng lời hứa.Thanh Niên cũng là tờ báo thường dành thiện cảm đặc biệt cho ông Võ Văn Thưởng. Cả tờ báo này và ông Thưởng đều có liên quan rất thân thuộc đến hệ thống trung ương Đoàn - vốn được xem là “cánh tay mặt của Đảng”.
Một ngàn!
So với quá nhiều hứa hẹn của giới quan chức chính phủ, các bộ ngành được trình diễn trong các kỳ họp quốc hội, họp tổng kết ngành hay họp báo, hiển nhiên tỉnh ủy và chính quyền Quảng Ngãi đã tạo ra một nét dị biệt bằng vào chức trách “đày tớ” mới đây. Lời hứa của họ còn được người dân cho rằng có thể “nghiệm thu” được, lồng trong bối cảnh nhiễu nhương quan trường và mị dân quan chức quá phổ cập như hiện nay.
Câu hỏi còn lại là liệu sự thành tâm của nhà chức trách Quảng Ngãi đã đủ chín để dẫn tới kết quả được xem là khả quan cho bà con ngư dân? Hay còn nguyên do nào khác?Tất nhiên, không thể phủ nhận vài cố gắng của Bí thư Võ Văn Thưởng trong nhiệm vụ “an dân”, sau quá nhiều ví dụ xa dân của chính quyền tỉnh này.
Là một tỉnh thuộc diện nghèo của quốc gia, Quảng Ngãi cho đến nay vẫn chưa tự nhấc mình khỏi danh sách nguy hiểm về mặt bằng thu nhập và mặt bằng dân trí. Địa phương này cũng là nơi mà những nguồn tài nguyên còn sót lại vẫn tiếp tục bị khai thác ồ ạt đến mức cạn kiệt, là một trong những địa phương mà giới quan sát bình luận “ăn cả thịt của mình”.
Đời sống ngày càng khốn khó, hố phân cách thu nhập ngày càng làm cho người dân khó kế sinh nhai và phát sinh bất mãn. Bất mãn sinh ra phản ứng, phản ứng lại bột phát biểu tình. Vụ biểu tình của ngư dân huyện Tư Nghĩa khá giống với những cuộc biểu tình do quá bức bối trong các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 của nông dân mất đất ở Bắc Giang, Nam Định, Hưng Yên, Bắc Ninh, Dương Nội…
Tuy nhiên, dấu ấn nổi bật của đám đông Tư Nghĩa là số lượng người biểu tình. Nếu các cuộc tuần hành của nông dân mất đất thông thường chỉ tập hợp được vài ba trăm đến nửa ngàn người, thì con sóng làm tắc nghẽn quốc lộ 1A ở Quảng Ngãi vừa qua đã lên đến hàng ngàn.
Rõ ràng, cuộc biểu tình mang tính quy nạp đó còn vượt hơn nhiều so với điều thường bị xem là “tụ tập đông người” ở Việt Nam. Thậm chí người dân còn bắt giữ 3 công nhân.
Nhưng vì sao đã không xảy ra hành động trấn áp, cô lập hoặc đàn áp của lực lượng cảnh sát Quảng Ngãi - một hiện tượng rất thường thấy ở đất nước của vô số điều luật 258?
Có một mối liên hệ không thể bỏ qua giữa đám đông ở Quảng Ngãi với đám đông biểu tình đòi trả tự do của giáo dân tại Hà Nội vào đầu tháng 10/2013, bên phiên tòa xử án luật sư Lê Quốc Quân. Cuộc biểu tình rất quy củ, ôn hòa nhưng không thiếu quyết tâm của người công giáo đã làm cho chính quyền và công an Hà Nội bất lực. Thay cho hành động cô lập, cách ly và bắt bớ như đối với những cuộc biểu tình chống Trung Quốc hoặc với dân oan mất đất, cảnh sát Hà Nội đã im lặng giữ trật tự không kém thua không khí nghiêm túc của giáo đoàn.
Tuy nhiên, đến phiên tòa xử án Đinh Nhật Uy ở Long An vào cuối tháng 10/2013, tình thế đã khác hẳn. Chỉ vài chục biểu tình viên - một con số không đủ lớn để một lực lượng công an cùng dân phòng gấp vài chục lần có thể dễ dàng trấn áp. Và trấn áp đã thực sự xảy ra. Dù chỉ câu lưu những người bị bắt giữ trong ít tiếng đồng hồ, song hành động tay chân và dùi cui của giới thi hành công vụ lại trở nên nổi tiếng nhất.
Cú ra tay dễ dãi của chính quyền Long An cho phép người biểu tình rút ra một bài học thấm thía: bất cứ cuộc biểu dương nào dưới một trăm người cũng đều có thể bị giải tỏa một cách dễ dàng.
Những tiền lệ tiếp nối
Dù từ năm 1992 đến nay, hiến pháp Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa bao giờ được làm rõ nghĩa hơn bởi Luật biểu tình, và đến giờ cũng chưa một cơ quan nào thành tâm nhận ra cần cung cấp thứ quyền tối thiểu đó cho người dân, song suy thoái kinh tế cùng các nhóm lợi ích lộng hành bất chấp vẫn là chất xúc tác mạnh mẽ nhất tạo ra nhiều cuộc biểu tình không theo công thức.
Xã hội Việt Nam đang ở vào giai đoạn mà sức mạnh đám đông được khởi nguồn từ con số, dù chỉ là con số mang tính ô hợp. Khi số người biểu tình chạm mốc một ngàn người hoặc hơn, chính quyền buộc phải e ngại. Những phương án phòng chống biểu tình, bạo động được thiết kế và tập dượt kỹ lưỡng trước đó sẽ khó có tác dụng, cũng chẳng mấy ai đủ can đảm để đưa chế độ cưỡng bức vào thực thi.
Trước đám đông và đặc biệt là một đám đông có yêu sách chính đáng và có sức chịu đựng bền vững, ý chí trấn áp của chính quyền trở nên mệt mỏi hơn.
Hiệu ứng đám đông cũng đã bắt đầu lan tỏa, từ nông thôn miền Bắc vào miền Trung và bắt đầu có tác dụng đối với bà con ngư dân Quảng Ngãi.
Tiền lệ lại tạo ra tiền lệ. Không thể cho rằng những cuộc tuần hành và biểu tình của nông dân và giáo dân ở các vùng nông thôn miền Bắc, đặc biệt là cuộc biểu dương lực lượng của giáo dân Mỹ Yên ở Nghệ An vào tháng 9/2013, đã không có tác động gì đến nhận thức và phương pháp hành động của đám đông biểu tình ở Quảng Ngãi.
Trong tình thế quá khó xử như thế, điều dễ hiểu là chính quyền một số địa phương không muốn để xảy ra xung đột và đổ máu, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang tiềm ẩn nhiều ngòi nổ luôn có thể bùng phát, còn hoàn cảnh đối ngoại cũng không cho phép các chính quyền địa phương dùng luật rừng để qua mặt Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Nhưng trên tất cả các chính quyền địa phương, giới lãnh đạo trung ương không muốn dính dáng vào bất cứ trách nhiệm nào đối với các cuộc biểu tình đông người, nhất là khi chuyện biểu tình sẽ làm xấu hình ảnh của Nhà nước Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế, trong đó giấc mơ một cái ghế của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc vẫn chưa hoàn toàn tan biến.
Có lẽ đó là một trong những lý do chính để với tư cách là một nhân sự cấp cao của trung ương được “biệt phái về cơ sở”, Bí thư Quảng Ngãi Võ Văn Thưởng đã lần đầu tiên thể hiện một hành động chỉ đạo có ý nghĩa rất tình cảm cho dân chúng và có thể cho cả chính ông.
Riêng với những nhân tố được xem là sáng giá như ông Thưởng, thời gian về cơ sở thường chỉ 2-3 năm. Chỉ vài năm nữa là đến đại hội 12 của Đảng. Vụ Quảng Ngãi chính là cơ hội sáng giá không kém để những người như ông thể hiện sự cống hiến cho nhân dân - nếu quả có cái tâm, hoặc tạo nên tiếng vang trong lòng cấp trên để tiếp tục chinh phục vị thế chính trị cao hơn. Hoặc cả hai…
Sự đan xen phức hợp về tâm lý trong não trạng từ chính thể trung ương xuống các cấp chính quyền địa phương như thế, vô hình trung, sẽ khiến cho tiền lệ về những đám đông biểu tình trở nên dày đặc hơn và còn có thể hiệu quả trong thời gian tới.
Pham Chí Dũng
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng
tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập
trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)Ngân hàng Chính sách Xã hội ngu muội đến thế là cùng!
(PetroTimes) - Không còn có thể hiểu nổi nữa khi mà
những cán bộ chủ chốt của Ngân hàng Chính sách Xã hội, là những Tổng
giám đốc, Phó tổng giám đốc, thủ lĩnh Công đoàn, Đoàn Thanh niên… khúm
núm, há hốc mồm nghe một kẻ lừa đảo phán bảo và chỉ trỏ những nơi có hài
cốt. Rồi lại cả những nam thanh nữ tú của ngân hàng mê muội đi theo một
người đang bị “vong nhập”.
Những hình ảnh trên đã được Đài Truyền hình Việt Nam phát trong một phóng sự vạch trần sự thật về gã mà được người ta ngu muội gọi là “cậu Thủy”.
Xem phóng sự ấy, người ta căm giận cái gã tên là “cậu Thủy” ấy một thì căm giận, ghê sợ một số cán bộ chủ chốt của Ngân hàng Chính sách Xã hội mười.
Ừ thì cái gã “cậu Thủy” là kẻ lừa đảo, từng có tiền án về tội lừa đảo 10 năm tù, gã sống bằng nghề lừa đảo, lợi dụng sự mê tín của người dân để làm giàu… đó là bản chất của gã.
Nhưng những cán bộ như ông Tổng giám đốc rồi một số Phó tổng giám đốc, rồi cán bộ phụ trách các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn Thanh niên... thì họ là những người được học hành tử tế, có quá trình công tác và rõ ràng họ là những người có hiểu biết. Ấy vậy mà họ đã ngu muội để cho gã lừa đảo kia dẫn đi hết sai lầm này đến sai lầm khác. Trong vụ việc lừa đảo hài cốt liệt sĩ đang gây chấn động dư luận vừa bị công an, quân đội phát giác thì rõ ràng họ không thể vô can.
"Cậu Thủy" đang "chỉ đạo" đào bới phần mộ liệt sĩ
Họ đã cung cấp tiền bạc một cách rộng rãi cho gã “ngoại cảm” này, rồi
họ còn tác động tới nhiều ngành, nhiều cấp để tạo điều kiện cho gã lừa
đảo trên xương máu của những anh hùng liệt sĩ.
Những người này không đáng được gọi là đảng viên, là cán bộ Nhà nước đang được giao cho trọng trách to lớn ấy là dùng tiền của Nhà nước, của dân để thực hiện các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Một điều kỳ lạ nữa là khi biết bị kẻ lừa đảo kia đưa vào bẫy, biết mình đã sai nhưng họ vẫn cố tìm cách bào chữa, rồi giải thích, thuyết phục các cơ quan chức năng “chấp nhận”, những khúc xương lợn, xương trâu, bò, những cục xi măng… kia là xương… là hài cốt liệt sĩ.
Chắc chắn cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ động cơ, mục đích của những cán bộ chủ chốt Ngân hàng Chính sách Xã hội trong cái gọi là “chương trình đi tìm mộ liệt sĩ” do gã lừa đảo kia đạo diễn.
Người ta sẽ tự hỏi là tại sao những người có hiểu biết như lãnh đạo của ngân hàng này lại có thể dễ dàng nghe theo một kẻ lừa đảo như vậy? Và có thực họ ngu muội đến mức thế hay không? Hay đằng sau sự việc ấy có “hơi tiền”?
Những năm gần đây, phải thừa nhận một thực tế rằng, tình trạng mê tín dị đoan đang tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Người dân trí thấp thì thôi không nói làm gì nhưng rất nhiều cán bộ cũng “chăm chút phần âm”, rất chịu khó đi cầu cúng, lễ bái; xem ngày, xem giờ, chọn hướng chỗ ngồi, hướng văn phòng; thậm chí khi khai trương động thổ những công trình họ cũng phải xem xét, lễ bái hết sức cầu kỳ, tốn kém…
Ừ thì người xưa có câu, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Câu đó nhằm khuyên bảo người dương gian là phải biết kính trọng những người đã khuất, những người có công với dân, với nước; những người được nhân dân kính trọng, công ơn của họ đã ghi sâu vào trong tâm khảm người đang sống; và người dương gian đừng có xúc phạm người đã khuất.
Nhưng tình trạng lễ bái một cách vô lối như hiện nay thì quả là khó chấp nhận. Hầu như cái gì người ta cũng phải xem “phần âm” trước khi tiến hành công việc trên “phần dương”.
Cứ nhìn cái cảnh người ta chen chúc, xô đẩy nhau khi đi xin ấn đền Trần, rồi đi cầu cúng đền chùa, miếu mạo ngày một đông thì thấy rõ điều này.
Trong một xã hội đang phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ, vậy mà chuyện mê tín dị đoan, xem ra cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Tại sao có chuyện như vậy?
Tại sao dân trí ngày một cao mà những suy nghĩ, những việc làm ngu muội như kiểu các vị lãnh đạo của Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa rồi lại càng nảy nở?
Tại sao khắp nơi khắp chốn tu bổ đình chùa miếu mạo hoặc xây mới trong khi chúng ta thiếu trường học, thiếu bệnh viện? Người ta sẵn sàng bỏ tiền bỏ của ra để xây dựng những khu chùa, những khu vườn tâm linh với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ? Chả thế người ta bảo rằng, không gì lãi bằng đầu tư vào đền chùa. Những đền chùa có từ xưa, thờ thần phật, thờ những người có công với nước đã đành, mà những ngôi chùa mới mọc lên với những thứ kiến trúc tạp nham, chẳng phải ta, chẳng phải Tây và cũng chẳng phải Tàu, ấy thế mà vẫn nườm nượp người đến khấn vái, cầu xin.
Điều dễ nhận thấy rằng, xã hội hiện nay đang chứa đựng quá nhiều những rủi ro, bất trắc và bản thân mỗi cá nhân không còn đủ tự tin để làm việc, để sống.
Một người đang khỏe mạnh có khi chỉ sau một bữa ăn, bị nhiễm độc thực phẩm là lăn ra ốm đau, bệnh tật đã đành nhưng có khi còn mất mạng.
Một người đang ngồi trong nhà, có khi bị xe ôtô lạc tay lái hoặc do một gã lên “cơn vật” thiếu thuốc… lái xe lao vào.
Rồi ô nhiễm môi trường gây nên đủ các căn bệnh quái ác; rồi tai nạn giao thông; rồi trật tự an toàn xã hội… và vô vàn những điều rủi ro khác đang chờ đợi, rình rập, không từ bất cứ một ai.
Rồi lại những chuyện tiêu cực trong xã hội nảy nở ngày một nhiều, len lỏi vào khắp các lĩnh vực… khiến người ta không còn tin vào sự cố gắng nỗ lực của bản thân nữa. Chính vì vậy mà người ta đành phải dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên nào đó.
Nhiều năm nay Đảng, Nhà nước đã có những biện pháp nhằm cố gắng hạn chế tình trạng mê tín dị đoan, nhưng mới chỉ tập trung ở mức vận động người dân tổ chức ma chay, cưới hỏi tiết kiệm, không tổ chức cầu kỳ tốn kém và làm những việc mang nặng yếu tố tâm linh. Nhưng tất cả những cuộc vận động đó chẳng có một chút kết quả nào cả, nếu như không nói đang trở thành… chuyện đùa!
Bây giờ người ta đi lễ quanh năm và hình như cán bộ, đảng viên chăm đi lễ hơn người dân. Người dân thường đi lễ chỉ có thẻ hương; đĩa hoa quả… Còn người giàu đi lễ thì có khi họ chở cả xe tải vàng mã đến đốt cho người âm. Và sự lễ bái đã trở thành trò cười khi họ đến cửa Phật xin phù hộ cho trúng đề; thắng cờ bạc… Rồi được thăng quan, tiến chức. Hình như mọi người không biết rằng, thần phật không cho ai những gì thuộc về lợi lộc.
Có một câu cửa miệng là, với người bệnh thì phải “Đông Tây y kết hợp với… cúng”, rồi quan chức muốn được thăng tiến thì lại nhủ nhau rằng “cúng người âm và phải biết lễ người dương…” nghe mà thấy buồn làm sao!
Chuyện lễ bái bây giờ không còn là một “nét đẹp văn hóa truyền thống nữa” mà đang trở thành một vấn nạn và có tác động tiêu cực đến tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội.
Có một điều lạ là không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền hẳn hoi lại là những người “đầu têu” trong việc lễ bái, cầu cúng và người dân thì thường cứ trông người trên mà làm theo. Đây mới là cái họa cho xã hội. Một khi cán bộ, đảng viên không gương mẫu, sa đà vào mê tín dị đoan và đã có những việc làm tiếp tay cho những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh để lừa đảo thì đúng là không còn gì để nói nữa.
Bài học đau xót của các cán bộ chủ chốt Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tiếp tay cho kẻ lừa đào Nguyễn Thanh Thúy là một ví dụ điển hình.
Đến cửa chùa, đền miếu, đứng trước bàn thờ tổ tiên, thắp nén hương để tưởng nhớ và tâm niệm học theo những phẩm chất tốt đẹp của người xưa, đó là việc nên làm và phải coi đó là một nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng tâm linh.
Nhưng mê muội đến mức nhất nhất làm theo chỉ dẫn của “thầy”, nghe theo những lời phán bảo nhăng cuội và trông mong người cõi âm phù hộ, giúp đỡ để có tài có lộc, để được lên chức ông nọ bà kia thì đúng là ngu muội lắm.
Những người này không đáng được gọi là đảng viên, là cán bộ Nhà nước đang được giao cho trọng trách to lớn ấy là dùng tiền của Nhà nước, của dân để thực hiện các chương trình an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo.
Một điều kỳ lạ nữa là khi biết bị kẻ lừa đảo kia đưa vào bẫy, biết mình đã sai nhưng họ vẫn cố tìm cách bào chữa, rồi giải thích, thuyết phục các cơ quan chức năng “chấp nhận”, những khúc xương lợn, xương trâu, bò, những cục xi măng… kia là xương… là hài cốt liệt sĩ.
Chắc chắn cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ động cơ, mục đích của những cán bộ chủ chốt Ngân hàng Chính sách Xã hội trong cái gọi là “chương trình đi tìm mộ liệt sĩ” do gã lừa đảo kia đạo diễn.
Người ta sẽ tự hỏi là tại sao những người có hiểu biết như lãnh đạo của ngân hàng này lại có thể dễ dàng nghe theo một kẻ lừa đảo như vậy? Và có thực họ ngu muội đến mức thế hay không? Hay đằng sau sự việc ấy có “hơi tiền”?
Những năm gần đây, phải thừa nhận một thực tế rằng, tình trạng mê tín dị đoan đang tràn lan khắp hang cùng ngõ hẻm. Người dân trí thấp thì thôi không nói làm gì nhưng rất nhiều cán bộ cũng “chăm chút phần âm”, rất chịu khó đi cầu cúng, lễ bái; xem ngày, xem giờ, chọn hướng chỗ ngồi, hướng văn phòng; thậm chí khi khai trương động thổ những công trình họ cũng phải xem xét, lễ bái hết sức cầu kỳ, tốn kém…
Ừ thì người xưa có câu, “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Câu đó nhằm khuyên bảo người dương gian là phải biết kính trọng những người đã khuất, những người có công với dân, với nước; những người được nhân dân kính trọng, công ơn của họ đã ghi sâu vào trong tâm khảm người đang sống; và người dương gian đừng có xúc phạm người đã khuất.
Nhưng tình trạng lễ bái một cách vô lối như hiện nay thì quả là khó chấp nhận. Hầu như cái gì người ta cũng phải xem “phần âm” trước khi tiến hành công việc trên “phần dương”.
Cứ nhìn cái cảnh người ta chen chúc, xô đẩy nhau khi đi xin ấn đền Trần, rồi đi cầu cúng đền chùa, miếu mạo ngày một đông thì thấy rõ điều này.
Trong một xã hội đang phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ, vậy mà chuyện mê tín dị đoan, xem ra cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Tại sao có chuyện như vậy?
Tại sao dân trí ngày một cao mà những suy nghĩ, những việc làm ngu muội như kiểu các vị lãnh đạo của Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa rồi lại càng nảy nở?
Tại sao khắp nơi khắp chốn tu bổ đình chùa miếu mạo hoặc xây mới trong khi chúng ta thiếu trường học, thiếu bệnh viện? Người ta sẵn sàng bỏ tiền bỏ của ra để xây dựng những khu chùa, những khu vườn tâm linh với vốn đầu tư hàng ngàn tỉ? Chả thế người ta bảo rằng, không gì lãi bằng đầu tư vào đền chùa. Những đền chùa có từ xưa, thờ thần phật, thờ những người có công với nước đã đành, mà những ngôi chùa mới mọc lên với những thứ kiến trúc tạp nham, chẳng phải ta, chẳng phải Tây và cũng chẳng phải Tàu, ấy thế mà vẫn nườm nượp người đến khấn vái, cầu xin.
Điều dễ nhận thấy rằng, xã hội hiện nay đang chứa đựng quá nhiều những rủi ro, bất trắc và bản thân mỗi cá nhân không còn đủ tự tin để làm việc, để sống.
Một người đang khỏe mạnh có khi chỉ sau một bữa ăn, bị nhiễm độc thực phẩm là lăn ra ốm đau, bệnh tật đã đành nhưng có khi còn mất mạng.
Một người đang ngồi trong nhà, có khi bị xe ôtô lạc tay lái hoặc do một gã lên “cơn vật” thiếu thuốc… lái xe lao vào.
Rồi ô nhiễm môi trường gây nên đủ các căn bệnh quái ác; rồi tai nạn giao thông; rồi trật tự an toàn xã hội… và vô vàn những điều rủi ro khác đang chờ đợi, rình rập, không từ bất cứ một ai.
Rồi lại những chuyện tiêu cực trong xã hội nảy nở ngày một nhiều, len lỏi vào khắp các lĩnh vực… khiến người ta không còn tin vào sự cố gắng nỗ lực của bản thân nữa. Chính vì vậy mà người ta đành phải dựa dẫm vào những thế lực siêu nhiên nào đó.
Nhiều năm nay Đảng, Nhà nước đã có những biện pháp nhằm cố gắng hạn chế tình trạng mê tín dị đoan, nhưng mới chỉ tập trung ở mức vận động người dân tổ chức ma chay, cưới hỏi tiết kiệm, không tổ chức cầu kỳ tốn kém và làm những việc mang nặng yếu tố tâm linh. Nhưng tất cả những cuộc vận động đó chẳng có một chút kết quả nào cả, nếu như không nói đang trở thành… chuyện đùa!
Bây giờ người ta đi lễ quanh năm và hình như cán bộ, đảng viên chăm đi lễ hơn người dân. Người dân thường đi lễ chỉ có thẻ hương; đĩa hoa quả… Còn người giàu đi lễ thì có khi họ chở cả xe tải vàng mã đến đốt cho người âm. Và sự lễ bái đã trở thành trò cười khi họ đến cửa Phật xin phù hộ cho trúng đề; thắng cờ bạc… Rồi được thăng quan, tiến chức. Hình như mọi người không biết rằng, thần phật không cho ai những gì thuộc về lợi lộc.
Có một câu cửa miệng là, với người bệnh thì phải “Đông Tây y kết hợp với… cúng”, rồi quan chức muốn được thăng tiến thì lại nhủ nhau rằng “cúng người âm và phải biết lễ người dương…” nghe mà thấy buồn làm sao!
Chuyện lễ bái bây giờ không còn là một “nét đẹp văn hóa truyền thống nữa” mà đang trở thành một vấn nạn và có tác động tiêu cực đến tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội.
Có một điều lạ là không ít cán bộ, đảng viên có chức, có quyền hẳn hoi lại là những người “đầu têu” trong việc lễ bái, cầu cúng và người dân thì thường cứ trông người trên mà làm theo. Đây mới là cái họa cho xã hội. Một khi cán bộ, đảng viên không gương mẫu, sa đà vào mê tín dị đoan và đã có những việc làm tiếp tay cho những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tâm linh để lừa đảo thì đúng là không còn gì để nói nữa.
Bài học đau xót của các cán bộ chủ chốt Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tiếp tay cho kẻ lừa đào Nguyễn Thanh Thúy là một ví dụ điển hình.
Đến cửa chùa, đền miếu, đứng trước bàn thờ tổ tiên, thắp nén hương để tưởng nhớ và tâm niệm học theo những phẩm chất tốt đẹp của người xưa, đó là việc nên làm và phải coi đó là một nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng tâm linh.
Nhưng mê muội đến mức nhất nhất làm theo chỉ dẫn của “thầy”, nghe theo những lời phán bảo nhăng cuội và trông mong người cõi âm phù hộ, giúp đỡ để có tài có lộc, để được lên chức ông nọ bà kia thì đúng là ngu muội lắm.
Như Thổ (NLM số 271)
Đặng Thành Tâm: Thuế 0%, đào bauxite lên bán làm gì?
2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ xét về tính hiệu quả là không có. Do
vậy cần phải tính toán lại, chế biến sâu để đảm bảo an ninh nguồn vật
liệu thay vì chỉ múc tài nguyên lên bán mà vẫn đòi được ưu đãi.
PV: - Thưa ông mới đây Vinacomin lại đưa ra thông tin muốn đòi cơ chế chính sách đặc biệt đối với 2 dự án alumin Lâm Đồng và alumin Nhân Cơ. Cụ thể, doanh nghiệp này muốn được bảo lãnh vốn vay ưu đãi từ các ngân hàng thương mại và phát hành trái phiếu cho hai dự án trên. Theo ông, đây có phải là đề xuất hợp lý không và tại sao, đặc biệt khi Việt Nam đang đối diện với gánh nặng nợ công lớn như hiện nay?
Ông Đặng Thành Tâm: - Xin cho tôi nói thật, quan điểm nào tôi không rõ nhưng quan trọng nhất dự án này không khả thi và không hiệu quả. Đã không hiệu quả thì cho vay cái gì? Huống chi đây là doanh nghiệp móc tài nguyên lên để bán.
Bản chất của dự án này đã được các nhà chuyên môn phân tích ở rất nhiều hội thảo khoa học. Tôi cũng là bạn của Tổng giám đốc Vinacomin nhưng cho dù có phân trần gì đi nữa thì cũng phải thẳng thắn nhìn nhận với nhau rằng dự án không khả thi.
Tại vì sao không khả thi? Tôi là thành viên hội đồng cố vấn Apec cùng với ông Oleg Deripaska - ông vua nhôm lớn thế giới. Chính ông đã nói thẳng, chính bản thân ông ấy mua mỏ của nước Nga từ khi giá còn rất rẻ nhưng vẫn bị lỗ.
Đại biểu Đặng Thành Tâm: "Tôi nói trên phương diện kinh doanh 2 dự án bauxite phải nhiều năm nữa thì mới khả thi". |
Nhà tỷ phú Oleg Derpaska – ông chủ Tập
đoàn United Co Rusal của nước Nga buộc phải cắt giảm sản lượng vì riêng
quí IV năm 2011 lỗ 974 triệu USD trong khi quí IV năm 2010 còn thu lãi
1,45 tỷ USD! Sáu tháng đầu năm 2012, lợi nhuận ròng sụt giảm tới 95,25%,
doanh thu giảm 9,66% khi giá một tấn nhôm chỉ còn 1.810 USD. Chính vì
thế, ông ấy rất băn khoăn chuyện Việt Nam đầu tư vào 2 dự án này.
Rồi Tập đoàn của Nhật Bản như Sojitz, Sumitomo... rất muốn làm bauxite. Ban đầu họ cũng để ý tới dự án bauxite của Việt Nam nhưng sau khi phân tích thấy điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng không có đường xe lửa để chuyên chở và một số yếu tố khác, họ đã không tham gia. Hiện nay chỉ có Sojitz tham gia một chút ở Lâm Đồng nhưng là từ ngày xưa.
Nhìn trên những đặc điểm đó, ở phương diện kinh doanh tôi có thể khẳng định những dự án này có lẽ phải nhiều năm nữa thì mới khả thi để khai thác.
PV: - Vinacomin còn đề xuất giảm thuế môi trường với hai dự án bauxite này. Trước đó, hai dự án đã được áp mức thuế xuất khẩu 0%. Ông đánh giá như thế nào về một dự án khai thác tài nguyên mà xin giảm thuế tới mức tối đa để có lãi? Xét trên khía cạnh kinh tế, theo ông, những dự án như thế này thường được xử lý như thế nào?
Ông Đặng Thành Tâm: - Tôi chỉ xin hỏi một điều thôi: vậy làm dự án này để làm gì? Chẳng được lợi, thế thì làm làm gì?!.
Ngay cả chuyện Vinacomin khai thác than, mỗi năm hàng trăm triệu tấn than bị múc lên đi bán, hãy thử nhìn mỗi năm đóng thuế cho ngân sách được bao nhiêu. Khi nói điều này, lãnh đạo tập đoàn thường lý luận rằng đã nuôi được cả trăm ngàn công nhân. Vậy thử nhìn sang dệt may cũng nuôi biết bao nhiêu công nhân mà họ cũng chẳng được cho cái gì. Họ tự mang việc về tạo công ăn việc làm cho lao động mà vẫn đóng thuế.
Doanh nghiệp khai thác khoáng sản chỉ việc móc tài nguyên lên bán mà còn muốn xin thêm nữa. Tôi nghĩ rằng ưu ái theo cách này thì rất gay.
Về nguyên tắc, xét ở góc độ an ninh nguyên vật liệu thì vẫn phải làm. Ví dụ xét nhu cầu nhôm trong nước để đỡ phải nhập khẩu từ Trung Quốc thì nên tính ra một tỉ lệ nhất định ví dụ 20% bắt buộc phải làm thì cũng chỉ nên tập trung từng đó thôi. Hoặc nếu làm được hợp đồng xuất đi rồi gia công lấy lại thì lúc đó sẽ có lãi, đó lại là chuyện khác.
Phải tính được như vậy bởi thực tế Việt Nam vẫn đang phải nhập rất nhiều nhôm từ Trung Quốc. Điều này cho thấy suy nghĩ của chúng ta mới chỉ mang tính chất ngắn hạn chứ chưa phải là một quá trình. Nguyên nhân đơn giản thôi, họ là công ty Nhà nước. Do vậy họ có làm, có lỗ cũng chẳng sao cả.
PV: - Trước đây, sau khi nghe những báo cáo của Vinacomin, Quốc hội đã đồng thuận thông qua chủ trương làm bauxite. Đến nay, đã nhìn thấy rất nhiều vấn đề của việc khai thác bauxite như vậy, theo ông, Quốc hội có nên yêu cầu Vinacomin minh bạch báo cáo và đưa ra những quyết sách phù hợp không? Nếu được tư vấn cho Quốc hội, ông sẽ tư vấn như thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Thành Tâm: - Nếu được tư vấn tôi sẽ nói rằng hiện nay Việt Nam đang nhập nhôm rất nhiều, do vậy nên tìm địa chỉ để gia công nhôm (kể cả đó là Trung Quốc) chứ không nên bán quặng nữa.
Tôi biết rằng quặng của Việt Nam có xuất đi đâu lòng vòng rồi cuối cùng cũng trở về Trung Quốc. Họ còn mua chất đống để đó vì biết rất rõ trong tương lai tất cả tài nguyên như bauxite đều cạn kiện cả.
Vậy thì Việt Nam chỉ nên ký hợp đồng gia công thôi vì các công đoạn sau mới có lời. Bởi nếu không lời thì tại sao Trung Quốc lại làm? Họ chế biến rồi lại bán ngược cho Việt Nam.
Hiện nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc là quá lớn (tới 16% tổng nhập khẩu) và nhập siêu đang là 16-17 tỉ đô.
Như vậy nếu mình tham gia gia công thì hạn chế được rất nhiều. Đặc biệt nếu chúng ta làm được thì cũng không lo bị ai "chơi xấu" để nâng giá nguyên vật liệu trong nước.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (Thực hiện)
Rồi Tập đoàn của Nhật Bản như Sojitz, Sumitomo... rất muốn làm bauxite. Ban đầu họ cũng để ý tới dự án bauxite của Việt Nam nhưng sau khi phân tích thấy điều kiện địa hình, cơ sở hạ tầng không có đường xe lửa để chuyên chở và một số yếu tố khác, họ đã không tham gia. Hiện nay chỉ có Sojitz tham gia một chút ở Lâm Đồng nhưng là từ ngày xưa.
Nhìn trên những đặc điểm đó, ở phương diện kinh doanh tôi có thể khẳng định những dự án này có lẽ phải nhiều năm nữa thì mới khả thi để khai thác.
PV: - Vinacomin còn đề xuất giảm thuế môi trường với hai dự án bauxite này. Trước đó, hai dự án đã được áp mức thuế xuất khẩu 0%. Ông đánh giá như thế nào về một dự án khai thác tài nguyên mà xin giảm thuế tới mức tối đa để có lãi? Xét trên khía cạnh kinh tế, theo ông, những dự án như thế này thường được xử lý như thế nào?
Ông Đặng Thành Tâm: - Tôi chỉ xin hỏi một điều thôi: vậy làm dự án này để làm gì? Chẳng được lợi, thế thì làm làm gì?!.
Ngay cả chuyện Vinacomin khai thác than, mỗi năm hàng trăm triệu tấn than bị múc lên đi bán, hãy thử nhìn mỗi năm đóng thuế cho ngân sách được bao nhiêu. Khi nói điều này, lãnh đạo tập đoàn thường lý luận rằng đã nuôi được cả trăm ngàn công nhân. Vậy thử nhìn sang dệt may cũng nuôi biết bao nhiêu công nhân mà họ cũng chẳng được cho cái gì. Họ tự mang việc về tạo công ăn việc làm cho lao động mà vẫn đóng thuế.
Doanh nghiệp khai thác khoáng sản chỉ việc móc tài nguyên lên bán mà còn muốn xin thêm nữa. Tôi nghĩ rằng ưu ái theo cách này thì rất gay.
Về nguyên tắc, xét ở góc độ an ninh nguyên vật liệu thì vẫn phải làm. Ví dụ xét nhu cầu nhôm trong nước để đỡ phải nhập khẩu từ Trung Quốc thì nên tính ra một tỉ lệ nhất định ví dụ 20% bắt buộc phải làm thì cũng chỉ nên tập trung từng đó thôi. Hoặc nếu làm được hợp đồng xuất đi rồi gia công lấy lại thì lúc đó sẽ có lãi, đó lại là chuyện khác.
Phải tính được như vậy bởi thực tế Việt Nam vẫn đang phải nhập rất nhiều nhôm từ Trung Quốc. Điều này cho thấy suy nghĩ của chúng ta mới chỉ mang tính chất ngắn hạn chứ chưa phải là một quá trình. Nguyên nhân đơn giản thôi, họ là công ty Nhà nước. Do vậy họ có làm, có lỗ cũng chẳng sao cả.
PV: - Trước đây, sau khi nghe những báo cáo của Vinacomin, Quốc hội đã đồng thuận thông qua chủ trương làm bauxite. Đến nay, đã nhìn thấy rất nhiều vấn đề của việc khai thác bauxite như vậy, theo ông, Quốc hội có nên yêu cầu Vinacomin minh bạch báo cáo và đưa ra những quyết sách phù hợp không? Nếu được tư vấn cho Quốc hội, ông sẽ tư vấn như thế nào, thưa ông?
Ông Đặng Thành Tâm: - Nếu được tư vấn tôi sẽ nói rằng hiện nay Việt Nam đang nhập nhôm rất nhiều, do vậy nên tìm địa chỉ để gia công nhôm (kể cả đó là Trung Quốc) chứ không nên bán quặng nữa.
Tôi biết rằng quặng của Việt Nam có xuất đi đâu lòng vòng rồi cuối cùng cũng trở về Trung Quốc. Họ còn mua chất đống để đó vì biết rất rõ trong tương lai tất cả tài nguyên như bauxite đều cạn kiện cả.
Vậy thì Việt Nam chỉ nên ký hợp đồng gia công thôi vì các công đoạn sau mới có lời. Bởi nếu không lời thì tại sao Trung Quốc lại làm? Họ chế biến rồi lại bán ngược cho Việt Nam.
Hiện nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc là quá lớn (tới 16% tổng nhập khẩu) và nhập siêu đang là 16-17 tỉ đô.
Như vậy nếu mình tham gia gia công thì hạn chế được rất nhiều. Đặc biệt nếu chúng ta làm được thì cũng không lo bị ai "chơi xấu" để nâng giá nguyên vật liệu trong nước.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Bích Ngọc (Thực hiện)
(Đất Việt)
Ba cán bộ thanh tra bỏ túi bạc tỉ bị bắt
Sau
vụ ông chánh thanh tra Sở Y Tế Kon Tum bửa đầu dân bằng cuốc, đến lượt
ba ông đội phó đội thanh tra giao thông thành phố Hải Phòng bị bắt về
tội phạt dân bạc tỉ lấy tiền bỏ túi suốt hai năm qua, gây chấn động dư
luận.
Vụ tai tiếng mới nhất trong ngành thanh tra giao thông xảy ra tại Hải Phòng lần này làm rúng động dư luận không kém. Thay vì “dòm ngó” hoạt động sai trái của công an giao thông thì chính các ông thanh tra thành phố Hải Phòng lại quấy nhiễu dân để thu lợi bạc tỉ.
Theo báo mạng VNExpress, ba ông Vũ Hoàng Tùng, 35 tuổi; Lưu Tuấn Dương, 37 tuổi; và Phạm Hồng Khang, 37 tuổi, đều là đội phó của đội Thanh tra Giao thông thành phố Hải Phòng bị bắt sáng ngày 1 Tháng 11 để điều tra.
Vụ tai tiếng mới nhất trong ngành thanh tra giao thông xảy ra tại Hải Phòng lần này làm rúng động dư luận không kém. Thay vì “dòm ngó” hoạt động sai trái của công an giao thông thì chính các ông thanh tra thành phố Hải Phòng lại quấy nhiễu dân để thu lợi bạc tỉ.
Theo báo mạng VNExpress, ba ông Vũ Hoàng Tùng, 35 tuổi; Lưu Tuấn Dương, 37 tuổi; và Phạm Hồng Khang, 37 tuổi, đều là đội phó của đội Thanh tra Giao thông thành phố Hải Phòng bị bắt sáng ngày 1 Tháng 11 để điều tra.
Cán bộ thanh tra giao thông chận xe cộ qua lại để phạt. (Hình: Vietgiaitri.com)
|
Báo này nói rằng, ba ông đội phó nói trên đã đua nhau ngoắc các
loại xe của người dân qua lại trên đường, bắt lỗi, kiếm chuyện để phạt.
Xuất phát từ một biên bản phạt cách nay một năm, công an Hải Phòng truy
ra, ít nhất 730 tờ giấy phạt người “phạm lỗi” suốt hai năm qua đã được
ba ông đội phó sửa con số, bỏ túi hàng tỉ đồng. Ðó là chưa kể nhiều vụ
phạt không ghi biên lai của ba ông đội phó. Ðiển hình là vụ phạt ngày 30
Tháng 11, 2012, ông Vũ Hoàng Tùng nói nhận 4 triệu đồng, tương đương
200 đô, của một chủ xe vận tải tên Hoàng Ðình Thắng, tiền phạt chở quá
trọng tải, mà không ghi biên nhận.
Công an Hải Phòng cho hay, đã truy tố ba ông đội phó nói trên về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.”
Mặt khác, báo Thanh niên dẫn lời một số tài xế lái xe chở hàng đường dài cho biết, thanh tra giao thông là “hung thần ác ôn” không kém cán bộ công an giao thông trên nhiều nẻo đường qua lại.
Một tài xế tên NTT tâm sự: “Suốt con đường nối liền Bắc Cạn - Cao Bằng, thanh tra giao thông thường núp trong các lùm cây, và xuất hiện lập tức khi trông thấy xe vận tải chở hàng hóa. Không có một chiếc xe nào lọt khỏi mắt họ.” Ông này còn kể rằng, khi chận xe lại, nhóm thanh tra viên không ngó đến chiếc xe mà chỉ lo ngã giá. Họ thường ra giá “bốn cái,” tức bốn trăm ngàn đồng, tương đương 20 đô. Kỳ kèo mãi, có chủ xe xin bớt còn 300,000 đồng, tương đương 15 đô, nộp tiền mãi lộ mới được đi tiếp.
Cán bộ thanh tra giao thông dàn hàng ngang, chận xe cộ qua lại để phạt. (Hình: ZingNews)
|
Trên
quốc lộ thuộc địa phận tỉnh Thanh Hóa, thanh tra giao thông nổi tiếng
“ác ôn” không kém. Chốt của họ thường đóng cách thành phố Thanh Hóa
chừng 6 cây số, cứ cách vài phút thì một chiếc xe vận tải bị họ chận
lại. Họ thu tiền chớp nhoáng, cho xe đó đi, rồi chuẩn bị ngoắc chiếc xe
khác vừa từ xa trờ tới.
Theo dư luận, lực lượng thanh tra giao thông hoành hành khắp nơi, không riêng một vùng nào. Vì vậy, vụ ba ông đội phó thành phố Hải Phòng bị bắt cũng chỉ là những vụ “tép riu” của một ngành tham nhũng trầm trọng sau hơn 20 năm hoạt động.
(Người Việt)
Theo dư luận, lực lượng thanh tra giao thông hoành hành khắp nơi, không riêng một vùng nào. Vì vậy, vụ ba ông đội phó thành phố Hải Phòng bị bắt cũng chỉ là những vụ “tép riu” của một ngành tham nhũng trầm trọng sau hơn 20 năm hoạt động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét