Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

VN bị đánh giá thấp về triển vọng kinh tế


Giới lãnh đạo VN bị xem đã đưa ra các giải pháp khắc phục kinh tế chậm trễ
--Nguồn:VN bị đánh giá thấp về triển vọng kinh tế
Trong bối cảnh triển vọng kinh tế tại Hoa Kỳ và châu Âu xấu đi từng ngày, các nhà đầu tư đang quan sát xem những nước nào ở Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động dây chuyền của suy thoái kép, BBC giới thiệu bài Bấm blog của phóng viên Ben Bland (Financial Times) tại Hà Nội.
Tác giả mở đầu bài viết nói rằng Leif Eskesen, kinh tế gia của ngân hàng HSBC tại Singapore theo dõi kinh tế khu vực, cho rằng Việt Nam, quốc gia đang chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài riêng tại đây, là nước dễ bị tác động của suy thoái nhất do Hà Nội phụ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài, thực trạng kinh doanh của các công ty kém và vay nợ nhiều, khu vực ngân hàng gặp khó khăn và vị thế tài chính yếu.

Indonesia, nước có thị trường nội địa mạnh và giới công ty kinh doanh khấm khá, được cho là sẽ có triển vọng sáng sủa nhất trong các nền kinh tế lớn tại khu vực đông nam Á.

Để đánh giá mức độ dễ bị ảnh hưởng do suy thoái toàn cầu tới Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, HSBC đã xem xét ba yếu tố:


Rủi ro bị ảnh hưởng dây chuyền về tài chính, thương mại và long tin của nhà đầu tư; khả năng kinh doanh và mức độ vay mượn của giới công ty và ngân hàng; và những biện pháp về tài chính mà chính phủ đưa ra.


Eskesen đưa ra thang điểm dễ bị tổn thương tương đối cho năm quốc gia tính từ 1 tới 5 và dựa vào ba yếu tố kể trên, với 1 điểm là tốt nhất.
Kết luận ông đưa ra có thể sẽ làm cho giới quan chức Việt Nam và các nhà đầu tư thấy lo ngại.
Indonesia dẫn đầu với số điểm trung bình là 2 và Malaysia (2,3), Thái Lan (2,7) và Philippines (3).
Tuy nhiên Việt Nam nằm cuối bảng và ông Eskesen cho nước này 5 điểm đối với mỗi tiêu chí được đánh giá.
Kiểm duyệt báo chí
Vì sao Việt Nam lại bị xếp hạng kém như vậy?
Ông Eskesen viết: Ở Việt Nam, nguy cơ bị ảnh hưởng dây chuyền được nhân lên do thực trạng mất cân bằng giữa bên trong (lạm phát cao, thâm hụt tài chính lớn và các lỗ hổng cân đối kế toán) và bên ngoài (thâm hụt tài khoản vãng lai lớn và dự trữ ngoại hối thấp).
Việt Nam cũng không còn nhiều biện pháp có thể xoay xở tình hình.

Với mức độ nhạy cảm trong hệ thống quan chức Việt Nam, nơi quốc gia cộng sản không cho phép báo chí nói thẳng, nhiều khả năng là các tờ báo Việt Nam sẽ không nhanh chóng công bố những phát hiện của HSBC.
Giới chức quản lý báo chí đã có chỉ thị cho các nhà báo trong nước không đưa tin là Việt Nam đang bị lạm phát ở mức cao nhất châu Á (mặc dù, 19,8% tính theo năm, thì đúng là như vậy).

Tuy nhiên Việt Nam không chỉ là nước duy nhất dễ bị ảnh hưởng khi tình hình kinh tế khu vực và thế giới xấu đi.
Ông Eskesen nhận định là cả khu vực có khả năng hứng chịu tác động nếu thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nữa, mà có thể ở mức độ tồi tệ như cuộc khủng hoảng hồi 2008-2009, nếu không muốn nói là tồi tệ hơn, bởi các nền kinh tế tiên tiến lần này ngày càng có ít các biện pháp khắc phục hơn. "

Ông kết luận là trong khi các nước thuộc thị trường mới nổi, bao gồm cả 5 nước ASEAN, có một số khả năng thực hiện các chính sách đối phó khủng hoảng, các nước này không có nhiều biện pháp để xoay xở như cách đây ba năm.


-

VN: 1 trong 3 nước dẫn đầu về phát triển cơ sở hạ tầng trong năm 2012 - VOA - 

Theo khảo sát Construction IQ vừa công bố, Việt Nam, Ấn Độ, và Trung Quốc là ba quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong những năm tới, dựa trên vô số các dự án về đô thị hóa và hiện đại hóa mà chính phủ 3 nước đang theo đuổi. 

Cuộc khảo sát tập trung về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cầu-đường tại Châu Á cho thấy một thị trường đang trổi dậy mạnh mẽ với các khoản đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng đang hướng về các nền kinh tế đang phát triển bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, và Ấn Độ.


Xét về sự phát triển cơ sở hạ tầng, viễn ảnh chung tại khu vực Châu Á vẫn có nhiều dấu hiệu khả quan trong bối cảnh các mối quan hệ song phương giữa các nước bạn hàng trong khu vực ngày càng chặt chẽ hơn đang thu hút thêm các nguồn đầu tư về cơ sở hạ tầng và đường sá, giúp nối liền các khu vực xa xôi chưa phát triển với các vùng tương đối phát triển hơn.


Vẫn theo cuộc khảo sát, các ví dụ điển hình có thể nhìn thấy tại Việt Nam, Trung Quốc, và Aán Độ, vì các dự án dài hạn bao gồm sự phát triển mạng lưới đường cao tốc xuyên Châu Á, mà chung cuộc sẽ nối liền các nước Đông Nam Á với Trung Quốc và một phần các nền kinh tế chính ở Trung Á.
Nguồn: Antara News, Bernama


Giám đốc ngân hàng không có bằng cấp 3 thoát án kỷ luật? (NLĐ). Nói và làm: Chính sách tốt xin đừng bắt chờ lâu -Không để các vấn đề của mô hình làm lu mờ thành quả (TVN).-Lại "giật mình" với lương tại EVN (VnEconomy)Giá vàng trong nước vẫn cao hơn thế giới gần 3 triệu đồng/lượng (VnEconomy).- VND đã bị định giá quá cao? (VnEconomy). -- Đau đầu thưởng Tết: Bán ô tô, trả bằng cổ phiếu? (PNToday).- Tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam (P1) (Tầm nhìn). - Tín dụng: dấu hiệu dỡ bỏ dần biện pháp hành chính (SGTT).-- Cần thận trọng khi phát hành chứng chỉ vàng (TBKTSG).
--China opens up to offshore renminbi investors (Financial Times)- Beijing’s securities regulator announces a long-awaited reform permitting foreign institutions to use the currency to buy equities within the country
Economic and financial commentary on news, politics, and economics------

-Nguồn: Kinh tế Việt Nam: Nguy cơ vỡ bờ

Hồng Phúc chuyển ngữ
Ben Bland
Nguồn: Financial Times
Khi triển vọng kinh tế ở Mỹ và châu Âu ngày càng xấu đi, các nhà đầu tư quay sang các nước ở Đông Nam Á để thăm dò xem nước nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do tác động dây chuyền của cuộc suy thoái toàn cầu.
Leif Eskesen, một nhà kinh tế trong khu vực Đông Nam Á thuộc ngân hàng HSBC tại Singapore, cho biết rằng Việt Nam không những đang trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính của riêng họ, mà còn phải đối mặt với những vấn đề toàn cầu khác vì nền kinh tế ở đây bị lệ thuộc vào thương mại và đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các bản tổng kết tài chính của các tập đoàn lại quá yếu kém, khu vực ngân hàng lại gặp khó khăn, và một năm tài khóa tồi tệ đã tác động mạnh đến nền kinh tế của Việt Nam.
Ngược lại, Indonesia được cho là nền kinh tế ổn định nhất vùng Đông Nam Á vì họ có thị trường nội địa vững vàng và tài chính của các tập đoàn cũng vững mạnh.
Để đánh giá tính chất có thể dễ dàng gây tổn thương do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu của các nền kinh tế ơ Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, HSBC đã xem xét ba yếu tố:
Sự cố tràn giao (spill-over risk) liên quan đến các rủi ro về tài chính, thương mại và mức tín nhiệm của các nhà đầu tư; sức mạnh của bảng tổng kết tài chính của các công ty và ngân hàng; và biện lý/chính sách mà chính phủ phải đáp ứng.
Eskesen đánh giá mức tương đối tổn thương của năm quốc gia trên từ 1 đến 5 dựa trên các yếu tố vừa nêu, và kết luận này đã cho thấy chỉ số của Việt Nam có thể sẽ gây khó chịu cho các giới chức nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Indonesia dẫn đầu với số điểm trung bình là 2 và Malaysia (2,3), Thái Lan (2,7) và Philippines (3). Nhưng Việt Nam lại đứng dưới cùng với điểm là 5 cho mỗi yếu tố trên.
Tại sao Việt Nam lại bị đánh giá rất tệ như thế? Eskesen viết:
Ở Việt Nam, sự cố tràn giao có nguy cơ trầm trọng hơn vì đến nó từ bên ngoài (thâm hụt tài khoản rất lớn và dự trữ lại rất thấp) và kinh tế nội địa mất cân bằng (lạm phát cao, thâm hụt tài chính trầm trọng và bảng thống kê tài chính yếu kém). Ngoài ra, Việt Nam còn có các chính sách rất hạn chế.
Với sự nhạy cảm của các quan chức trong chế độ một đảng do Đảng Cộng sản cai trị, thì các số liệu và phát hiện của HSBC có thể sẽ không đước báo chí nhà nước gấp rút đăng tải. Cán bộ cao cấp đã hướng dẫn các nhà báo địa phương không nên loan tải các báo cáo rằng Việt Nam hiện có tỷ lệ lạm phát cao nhất của châu Á (lên đến 19,8% so với năm trước).
Tuy nhiên, để mượn câu cách ngôn của Warren Buffett, rằng Việt Nam là nước có rủi ro cao nhất nếu nước vỡ bờ, nhưng Việt Nam không phải là nước duy nhất trong khu vực.
Toàn bộ khu vực có khả năng phải hứng chịu ảnh hưởng suy thoái, Eskesen viết, nếu thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như 2008-09, “nếu không phải là tồi tệ hơn, thì các nền kinh tế tiên tiến lần này xem ra không còn nhiều chính sách để khắc phục”.
Ông kết luận rằng:
“Trong khi các thị trường mới nổi, bao gồm cả các nước trong ASEAN-5, có giới hạn trong việc thực hiện các chính sách phản chu kỳ nếu suy thoái xảy ra, thì xem ra họ cũng không còn nhiều lựa chọn như ba năm trước đây.”
© Bản tiếng Việt TCPT

Tái cơ cấu kinh tế cần xác định mô hình tăng trưởng (VN+ 16-12-11)--Một số bất cập của thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam(Tamnhin.net)

- Kinh tế Việt Nam nằm cuối bảng so với các nước: Indonesia, Malaysia, Thailand, Philippines –  Vietnam: looking vulnerable (FT’s blog). 


--Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước (ND 16-12-11) -- Hai chữ "hoà bình" và ổn định" có thể là những "mật mã" đáng lo!  "Hoà bình" có nghĩa là Việt Nam sẽ nhượng đất, nhượng biển.. để được yên? "Ổn định" có nghĩa là mọi tiếng nói chống đối đều sẽ bị nhanh chóng bóp nghẹt? 
Bộ Chính trị ra Nghị quyết về doanh nhân Việt Nam (Bee.net 16-12-11)  -- Tại sao? - Bộ Chính trị ra Nghị quyết về doanh nhân Việt Nam (TTXVN).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét