Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2011

KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG CHÂU ÂU: GIẢI PHÁP CỦA ĐỨC LÀ KHẢ DĨ NHẤT

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 17/12/2011

(Đài RFI 11/12)
Liên quan đến cuộc giải cứu khu vực đồng euro, Courrier International trích dịch và đăng lại bài của báo Mỹ The Wall Street Journal bênh vực cho lập trường của Chính quyền Béclin: “Chỉ có Đức nói sự thật”,
Mở đầu, bài viết đặt câu hỏi: Chúng ta đang sống trong thế kỷ nào mà giờ đây, tại châu Ầu, một số nước mắc nợ công cao lại tố cáo Đức là đang áp đặt quan điềm của mình, dẫn dắt châu Âu nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, đến chỗ phá sản.
Tờ báo này giải thích rõ hơn: Trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay, “tội lỗi’’ của Đức là không chịu ký một tờ ngân phiếu khống để cứu đồng eụro. Tức là Béclin không chấp nhận tài trợ cho liên minh ngân sách mới hoặc cho phép Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mua lại hàng nghìn tỷ euro công trái của các nước đang mắc nợ công rất cao.
Vì lý do bầu cử Tổng thống tại Mỹ vào năm tới, Chính quyền Obama dường như cũng ủng hộ giải pháp trước mắt của một số nước châu Âu đang gặp khó khăn. Đây cũng là lập trường của nhiều chuyên gia cánh tả tại châu Âu muốn tiếp tục duy trì mô hình Nhà nước bảo trợ phúc lợi, lo lắng chu cấp tất cả.
Thế nhưng, The Wall Street Journal cho rằng Đức cùng với Hà Lan và Phần Lan là những nước hiếm hoi tại châu Âu hiểu rằng muốn cứu đồng euro thì không thể chỉ đưa ra một ngân phiếu khống, tung tiền ra cứu các nước bị khủng hoảng, mà phải cần có quyết tâm và cam kết mạnh mẽ thực hiện một chính sách kinh tế tốt hơn.
Đương nhiên, Đức là một trong những quốc gia hưởng lợi từ việc thành lập khu vực đồng euro. Trong những năm đầu lưu hành đồng euro, Đức đã đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là với các nước châu Âu khác, nhờ có đồng tiền ổn định và khu vực tự do mậu dịch. Đồng thời, Béclin cũng đã biết tận dụng điều kiện thuận lợi này để cải cách thị trường lao động, gia tăng kỷ luật ngân sách, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong lúc đó, Hy Lạp, Italia lại tranh thủ việc có thể đi vay với lãi suất thấp, gần với mức lãi suất của Đức, để chi tiêu và sống vượt quá khả năng tài chính thực của mình. Thậm chí cho đến khi khủng hoảng đã xảy ra ở Italia mà nhiều nước châu Âu khác vẫn không tin là khu vực đồng euro có vấn đề. Thay vì nhanh chóng xem xét và đánh giá lại những nguy cơ phá sản nợ công, giới lãnh đạo chính trị châu Ầu lại quay sang chỉ trích thái độ hung hãn của thị trường tài chính, tấn công một số nước. 18 tháng sau khi xảy ra khủng hoảng khư vực đồng euro, sau khi một số nước phải huy động tài chính trên thị trường với lãi Suất rất cao, Pháp và Italia mới tỉnh ngộ.
Theo nhận định của tờ báo trên, sai lầm chính ngay từ đầu của châu Âu là không để cho Hy Lạp phá sản mà vẫn cố giữ nước này trong khu vực đồng euro và tìm mọi cách củng cố nền kinh tế của Hy Lạp. Tiền lệ này sẽ buộc các nước khác và những chủ nợ phải gia tăng các biện pháp kỷ luật ngân sách và tài chính công. Thế nhưng, mọi việc không diễn ra như vậy. Vào lúc đó, người ta lo ngại là việc phá sản sẽ làm tăng lãi suất công trái. Thực tế cho thấy lãi suất đi vay vẫn tăng cho dù châu Âu đổ tiền vào Hy Lạp và Bồ Đào Nha. Giờ đây, châu Ầu phải chấp nhận trả giá đắt cho sai lầm này. The Wall Street Journal nêu ra ba khả năng lựa chọn:
Thứ nhất, để cho khu vực đồng euro tan rã. Hậu quả là châu Âu sẽ rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nợ công và các hợp đồng thương mại phải tính toán lại bằng đồng tiền quốc gia. Giới đầu tư và những người gửi tiền tiết kiệm sẽ tìm kiếm nơi khác an toàn hơn.
Thứ hai, tiêp tục tung tiền ra cứu các nền kinh tế gặp khó khăn. Điều này có nghĩa là Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ tung ra hàng nghìn tỷ euro mua lại nợ công của các nước. Theo cách này, áp lực tải chính có thể giảm trước mắt, nhưng căn nguyên của vấn đề vẫn chưa được giải quyết và nguy cơ lạm pháp sẽ gia tăng, ECB sẽ mất tính độc lập. Có thể coi đây là một liều thuốc giảm đau, phục vụ cho nhu cầu bầu cử vào năm tới tại Mỹ và Pháp.
Thứ ba, đây là giải pháp của Đức và khả đĩ nhất: Đó là tăng cường kỷ luật ngân sách, tửc là thành lập Liên hiệp ngân sách, với những quy định chặt chẽ về thâm hụt chi tiêu và nợ công. Kịch bản này cho phép thấy rõ những nước có kỷ luật ngân sách và tài chính tốt và những nước có vấn đề, đồng thời duy trì áp lực “cây gậy và củ cà rốt”.
Tuy nhiên, giải pháp này cũng không thể giải quyết được hết mọi vấn đề và phụ thuộc vào quyết tâm chính trị của một số quốc gia. Gác quy định chặt chẽ về ngân sách và nợ công sẽ phản tác dụng nếu nó làm tăng thuế, bóp chết tăng trưởng. The Wall Street Journal kết luận rằng vì muốn lựa chọn giải pháp thứ ba này mà nước Đức bị cáo buộc có thái độ cứng nhắc, nhưng nếu không tiến hành cải cách thực sự, thì nhiều nước phía Nam châu Âu không thoát ra khỏi vòng xoáy nợ công. Như vậy, chỉ có nước Đức là nói lên sự thật./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét