THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ bảy, ngày 17/12/2011
TTXVN (Pari 11/12)
Theo tạp chí “Ngoại giao” số chuyên đề tháng 8-9/2011,
trong suốt thế kỷ 20 và những năm đầu của thế kỷ 21, Vaticăng đã tỏ ra
là một chủ thể có sức hút mạnh mẽ, là trung tâm hành động quốc tế, trung
tâm ngoại giao. Hoạt động ngoại giao của Vaticăng là một nhân tố hành
động quan trọng trong cộng đồng quốc tế, ngay cả khi bỏ sang một bên
những khía cạnh tôn giáo. Ngành ngoại giao Vaticăng là một trong những
ngành lâu đời nhất thể giới và đáng nể nhất do “trình độ đào tạo chuyên
nghiệp”. Nó khác với ngoại giao thuần túy của các quốc gia khác, vì vừa
có tính chất thế quyền lẫn thần quyền.
Vaticăng hiện có quan hệ ngoại giao đầy
đủ với 179 quốc gia. Việt Nam, do tính chất là nước có cộng đồng Công
giáo 1ớn thứ hai ở châu Á, cũng đang là mục tiêu trong hoạt động thúc
đẩy quan hệ ngoại giao của Tòa Thánh, như lời Giáo hoàng Benedict XVI
từng nói nhân dịp Năm Thánh vừa qua: “Việt Nam là một đât nước gần gũi
với trái tim tôi, nơi Giáo hội đang mừng kính sự hiện diện hàng mấy thế
kỷ qua bằng một Năm Thánh”. Vậy thực tiễn hoạt động ngoại giao của
Vaticăng như thế nào và xu hướng hoạt động thời gian tới ra sao, đang
cần có lời giải.
Chiến lược ngoại giao của Vaticăng trong các mối quan hệ quốc tế
Kế thừa di sản lịch sử, đặc biệt kể từ
thời Giáo hoàng Jean-Paul II, chiến lược của Vaticăng trong các mối quan
hệ quốc tế xoay quanh hai chủ đề chính: tham gia, can dự vào các mối
quan hệ quốc tế, song đồng thời cùng nhằm mở rộng ảnh hướng thông qua hệ
thống giáo sĩ, linh mục của họ trên toàn thế giới. Đề án mang tính toàn
cầu của Vaticăng được biết đến từ năm 1922 dưới tên gọi “Hòa bình Công
giáo”.
“Hòa bình Công giáo” là một thuật ngữ,
song cũng được hiểu là một phong trào của Giáo hội Công giáo ở Rôma
(Italia) nhằm tiến tới một thế giới hòa bình. Phong trào này tạo nên cái
gọi là “chủ nghĩa quốc tế Công giáo”: Nó liên quan đến những người là
tín đồ Công giáo cụ thể, song cũng liên quan đến các giáo đoàn có tổ
chức ở cấp độ quốc gia và quốc tế, đến các tổ chức phi chính phủ (NGO)
cũng như các tổ chức quốc tế Công giáo. Tông thế của các mối quan hệ này
đề cập đến mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo (GHCG) và các nhà nước;
mối quan hệ giữa Tòa Thánh, các NGO Công giáo và các tô chức quốc tế
(Hội Quốc liên sau đó là Liên hợp quốc).
Giáo hội Công giáo, Nhà nước và lương
tâm con người, là ba thành tố cơ bản tạo thành chủ nghĩa quốc tế Công
giáo, gắn với một yếu tố khác là lãnh thổ.
Theo quan điểm của Tòa Thánh, lãnh thổ
mang tính chất toàn cầu. Tòa Thánh thực thi quyền lực và ảnh hưởng thông
qua hệ thống cơ cấu tố chức của họ. Trên thực tế, có thể nhận thấv rõ
lợi ích của Tòa Thánh khác biệt với các chủ thể chính trị như các nhà
nước. Hiện nay, có thể ghi nhận điều này trong mối quan hệ giữa Chính
phủ Trung Quốc và Tòa Thánh.
Là một nhà nước hầu như không có lãnh
thổ, không được xây dựng dựa trên một cơ cấu nhà nước kiểu truyền thống,
chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế người Mỹ Joseph Nye đã xem
Vaticăng là một dạng lý tưởng trong việc gây ảnh hưởng bằng “quyền lực
mềm”.
Trên phương diện ngoại giao, Giáo hoàng ở
Rôma là người bảo đảm cho sự tự do của các Giáo hội, Nhà thờ và trong
suốt thế kỷ 20, các Giáo hoàng đã không ngừng tìm cách thúc đẩy chính
sách ngoại giao đa phương, toàn diện. Được khởi xướng từ Giáo hoàng Paul
VI, đến thời Giáo hoàng Jean Paul II, chính sách ngoại giao đa phương
đã đạt đến đỉnh cao. về phương diện chính trị, Giáo hoàng Jean Paul II
đã từng bước tạo dựng quyền uy tôn giáo tầm quốc tế Mỗi chuyến đi của
ông gây được sự chú ý rất lớn của giới truyền thông và thông qua các bài
diễn văn, phát biểu đã tạo được dấu ân địa chính trị thực sự trong ảnh
hưởng của Vaticăng với các vân đề của thể giới. Có thể rút ra một số nét
chính trong chính sách ngoại giao của Vaticăng dưới thời Giáo hoàng
Jean Paul II:
- Thứ nhất là việc triển khai các hoạt
động mang tính toàn cầu, trong đó có sứ mệnh truyền đạo và tăng cường
ảnh hưởng của Giáo hội Thiên chúa giáo, về vấn đề này, vai trò quyết
định được cho là ảnh hưởng của chính Giáo hoàng Jean Paul II. Nhà xã hội
học người Anh Grace Davie đã tóm tắt một nghịch lý trong sự nghiệp của
Giáo hoàng Jean Paul II rằng chính nhân cách, phẩm chất trong con người
của Giáo hoàng mới là yếu tố quyết định, chứ không phải là những bài
diễn văn, phát biếu – “Ca sĩ, chứ không phải bài hát” – là yếu tố quyết
định.
- Thứ hai là việc mở rộng chưa từng thấy
mạng lưới ngoại giao của Tòa Thánh lên tầm quốc tế. Năm 1978, Tòa Thánh
chỉ có quan hệ ngoại giao đầy đủ với 84 nước, thì đến năm 2005 (năm
Giáo hoàng Jean Paul II mất), con số này tăng lên 174.
Theo đánh giá của Tạp chí “Ngoại giao”,
Giáo hoàng Jean Paul II đã thể hiện được một số dấu ấn cá nhân, với sự
nhạy cảm trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động và có tính đặc biệt:
không chấp nhận cuộc xung đột giữa các nền văn minh, với việc phản đối
cuộc chiến chống Irắc Từ rất sớm, Jean Paul II đã nhận ra những nguy cơ
về các cuộc xung đột tôn giáo, từ đó đã tổ chức cuộc gặp liên tôn giáo
vào năm 1986. Đặc biệt, Jean Paul II được phương Tây xem là biểu tượng
chống Cộng quyết liệt, và đóng vai trò quan trọng trong việc Liên Xô và
các khối Đông Ầu tan rã..
Vai trò của Giáo hoàng Benedict XVI thời hậu Jean Paul II
Rõ ràng Benedict XVI đang tạo ra một
hình ảnh khác với nhừng người tiền nhiệm., Theo nhận định của tạp chí
“Ngoại giao”, là giáo hoàng đầu tiên không phải xử lý các thách thức
Cộng sản, sớm nhận thức được hạn chế của những người tiền nhiệm, Giáo
hoàng Benedict XVI đã tìm cách định vị vai trò của ông.
Từ khi được bầu làm Giáo hoàng, Benedict
XVI đã thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Vaticăng với 4 nước mới
(Môntênêgrô – năm 2006, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất – năm 2007,
Bốtxoana – năm 2008, Liên bang Nga – ngày 9/12/2010). Tòa Thánh tiếp tục
đóng vai trò quan sát viên hoặc là thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế
dựa vào 101 vị Khâm sứ trên khắp thế giới (trong đó một nửa số Khâm sử
có gốc Italia) với sự trợ giúp của các NGO Thiên chúa giáo. Từ khi lên
nắm quyền tháng 4/2005, Benedict XVI đã thực hiện 15 chuyến công du nước
ngoài tới 16 nước: Đức (2 lần), Ănggôla, Ôxtrâylia, Áo, Braxin,
Camơrun, Tây Ban Nha (2 lần), Mỹ, Pháp, Anh, Ixraen, Gioócđani, Ba Lan,
Cộng hòa Séc, Lãnh thổ Palextin, Thổ Nhĩ Kỳ, Croatia.
Tạp chí “Ngoại giao” cho rằng hoạt động
ngoại giao của Vaticăng dưới thời Benedict XVI thể hiện xu hướng ngoại
giao hướng tới các nhà nước trong mối quan hệ với các tôn giáo khác.
Trong bối cảnh hiện nay, Vaticăng buộc phải tính tới thực tiễn phát
triển của đạo Hồi, sự gia tăng ảnh hưởng của đạo Tin Lành và ảnh hưởng
văn hóa của đạo Phật. Trên cơ sở mối quan hệ với thế giới Hồi giáo, với
vấn đề nêu ra về đối thoại liên tôn giáo, Vaticăng đặt ưu tiên trong
quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, bởi nước này có vị trí địa lý đặc biệt, với sự
có mặt của cả cộng đồng Công giáo và Hồi giáo và một chế độ chính trị ít
nhiều có tính đặc thù. Giữa các mối quan hệ tôn giáo, văn hóa và chính
trị, mối quan hệ giữa Vaticăng và Thố Nhĩ Kỳ có nhiều trở ngại: Tòa
Thánh phản đối việc Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu, song đồng
thời lại tán dương Thổ Nhĩ Kỳ là một “nhà nước dân chủ thế tục trên
đường biên giới của lục địa Á-Âu”. Vaticăng vừa ủng hộ quyền tự do tín
ngưỡng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng đồng thời trông đợi “sự công nhận quyền tự do
pháp lý dân sự”.
Trong quan hệ với các nhà nước, hiện
nay, ba nước Italia, Tây Ban Nha và Ba Lan được Vaticăng xem là những
nước Công giáo mang tính biểu tượng, mà Tòa Thánh đặt quyết tâm và mục
tiêu duy trì bằng được ảnh hưởng chính trị, và văn hóa tại đó.
Trong mối quan hệ giữa Vaticăng với
Trung Quốc, theo đánh giá của ông Richard Madsen, Giáo sư danh dự và là
chủ tịch Khoa Xã hội học thuộc Đại học California (Mỹ), Chính phủ Trung
Quốc tỏ ra nghi ngờ về ảnh hưởng của Vaticăng. Trong thập niên 1980,
Vaticăng đã khuyến khích sự phát triển của Giáo hội Công giáo “hoạt động
ngầm” (Giáo hội bất hợp pháp, không được Chính phủ Trung Quốc công
nhận, chiếm khoảng 2/3 trên tổng số gần 6 triệu tín đồ Công giáo ở Trung
Quốc). Tuy nhiên, đầu những năm 2000, Tòa Thánh đã công nhận tính hợp
pháp của hơn 90% giám mục thuộc Giáo hội công giáo yêu nước (được Chính
phủ Trung Quốc công nhận, song hoạt động độc lập với Tòa Thánh). Năm
2007, Giáo hoàng Benedict XVI đã gửi một bức thư kêu gọi các giám mục
thuộc Giáo hội Công giáo “hoạt động ngầm” hòa giải với Giáo hội Công
giáo được nhà nước công nhận. Gân đây, cảnh sát Trung Quốc đã bắt một
giám mục thuộc Giáo hội “hoạt động ngầm” khi đang chuân bị hòa giải với
giám mục cùng giáo phận thuộc Giáo hội do nhà nước công nhận. Lý do được
chính quvền nêu ra là việc hòa giải chỉ có thể diễn ra theo sáng kiến
hoặc quyết định của Chính phủ Trung Quốc, chứ không phải theo sáng kiến
của Vaticăng. Ông Richard Madsen cho rằng Chính phủ Trung Quốc đang lo
ngại việc hợp nhất thành một Giáo hội Công giáo thống nhất, có thể sẽ
khiến Giáo hội này nằm dưới sự kiểm soát và chịu ảnh hưởng của Tòa
Thánh, hơn là chịu sự kiếm soát của Chính phủ Trung Quốc.
Thực trạng tôn giáo trên thế giới và xu hướng
Theo đánh giá của tạp chí “Ngoại giao”,
tôn giáo ngày càng chiêm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa
của con người. Dù rất khó xác định chính xác số tín đồ theo các tôn giáo
hiện nay trên thế giới, song trung bình sổ tín đồ tôn giáo chiếm khoảng
85,7% dân số thế giới, theo các nhóm tôn giáo chính: Cơ đốc giáo (2,2
tỉ tín đồ, gộp cả tín đồ của Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo), Hồi
giáo (1,4 tỉ tín đồ), đạo Hinđu (900 triệu tín đồ), Phật giáo (400
triệu tín đồ). Đánh giá của tạp chí trên cho rằng từ nay đến năm 2020,
các tôn giáo sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi: giảm số lượng tín đồ
Công giáo, không ngừng tăng số người theo chủ nghĩa vô thần, tăng số
tín đồ theo đạo Tin Lành (thông qua việc tăng số lượng các nhà thờ Tin
Lành) và sự phát triển mới của đạo Hồi ở Trung Á và Bắc Phi Là nguồn gốc
gây căng thẳng giữa các cộng đồng, các tôn giáo vần sẽ là căn nguyên
làm nảy sinh nhiều cuộc xung đột.
Theo các số liệu thống kê mới nhất của
Viện Gallup và báo Le Monde năm 2011, số lượng tín đồ Công giáo trên thế
giới đã tăng 1,3% trong thời gian 2008-2009, song có sự khác biệt giữa
các châu lục. Số giám mục, linh mục giảm ở châu Âu và tăng ở các châu
lục khác trên thế giới Đồng thời, số tín đồ Công giáo cũng giảm ở châu
Âu, tăng 33% ở châu Phi; 15,6% ớ châu Á, 10,9% ở châu Mỹ và châu Đại
Dương trong giai đoạn 1999-2008. Năm 2008, số giáo phận Công giáo trên
toàn thế giới là 2945 (châu Mỹ: 1076, châu Âu: 748, châu Á: 603 và châu
Phi: 518). Tính đến nay, số lượng tín đồ Công giáo trên toàn thế giới
khoảng 1,181 tỉ người.
Dữ liệu mới nhất về Ngoại giao Vaticăng
Đến nay, Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao
đầy đủ với 179 nước (so với 84 nước vào năm 1978). Vaticăng hiện không
có quan hệ ngoại giao với 17 nước. Nếu một số trong số 17 nước nảy chưa
bao giờ có quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, thì một số khác trong quá
khứ, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Vaticăng.
Đó là trường hợp Trung Quốc từng thiết
lập quan hệ với Tòa Thánh từ năm 1942, song đã chấm dứt quan hệ vào năm
1951. Hai điều kiện Trung Quốc đặt ra với Vaticăng nhằm tái lập quan hệ
ngoại giao:
+ Một là, không can thiệp vào công việc tôn giáo của Trung Quốc;
+ Hai là, ngừng các mối quan hệ với Chính quyền Đài Loan.
Điểm bất đồng chính giữa Chính phủ Trung
Quốc với Vạticăng liên quan đến việc Chính quyền Bắc Kinh bổ nhiệm các
chức sắc Công giáo ở Đại lục, trong khi theo Luật của Tòa Thánh, các
chức sắc này phải được Giáo hoàng bổ nhiệm.
Hiện giữa Vaticăng và một số nước chưa có quan hệ ngoại giao, cũng đã có một số chuyến thăm và trao đổi chính thức:
- Arập Xêút: chuyến thăm Vaticăng năm
2007 của Quốc vương Abdallah, đánh dấu việc chấm dứt 400 năm quan hệ
căng thẳng giữa hai nước.
- Việt Nam: Chuyến thăm Vaticăng tháng
1/2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sau đó của Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết năm 2009, theo đánh giá của tạp chí “Ngoại giao”, đã “mở ra
một giai đoạn mới quan trọng tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao”.
Tháng 1/2011, lần đầu tiên, Vaticăng đã bổ nhiệm một đại diện không
thường trú của Tòa Thánh ở Việt Nam, là Tổng giám mục Leopoldo Girelli.
- Malaixia: Thủ tướng nước này đã gặp
Giáo hoàng Benedict XVI ngày 18/7/2011 và hai bên đã quyết định thiết
lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào ngày 27/7/2011.
Hiện trên thế giới có 101 vị Khâm sứ,
đại diện cho Tòa Thánh. Một số Khâm sứ phải kiêm nhiệm nhiều nước có
hoặc chưa thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh. Có thể liệt kê một
số trường hợp:
- Tổng giám mục Leopoldo Girelli làm
Khâm sứ ở Xinhgapo, kiêm nhiệm Brunây, Việt Nam (chưa có quan hệ ngoại
giao với Vaticăng), Malaixia.
- Khâm sứ ở Thụy Điển, kiêm nhiệm cả Đan Mạch (đã có quan hệ ngoại giao với Vaticăng).
Hiện tại Rôma, có 80 đại sứ các nước
được bổ nhiệm bên cạnh Vaticăng. Tòa Thánh không chấp nhận việc bổ nhiệm
đại sứ các nước ở Italia, kiêm nhiệm làm đại sứ bên cạnh Vaticăng.
Xu hướng của Công giáo từ nay đến năm 2030
Theo phương pháp tiếp cận và phân tích
của Hệ thống tình báo Globe Expert, giống như các tôn giáo khác đều phải
dựa vào các vùng lãnh thổ truyền thống (Do Thái gắn với Ixraen, Hồi
giáo gắn với các nước trong thế giới Arập, Tin Lành trong thế giới
Ăngglô Xắcxông, Chính thống giáo gắn với Nga), Công giáo cũng phải dựa
vào các lãnh thổ truyền thống như Tây Ban Nha, Italia, Ba Lan, thậm chí
cả Pháp và Bồ Đào Nha.
Hệ thống Globe Expert cũng chỉ ra rằng
sự sụp đổ của Liên Xô găn với sự đổ vỡ của chủ nghĩa cộng sản cũng đã
giúp Giáo hội Công giáo loại bỏ một đối thủ chính. Chính vì vậy, việc
nhận dạng đối tượng tiếp theo của Vaticăng được Giáo hoàng Benedict XVI
xác định, đó là các chế độ dân chủ tự do, với đặc trưng là đa nguyên về
tư tưởng, hành động theo nguyên tắc đa số. Theo quan điểm của Vaticăng,
điều đó sẽ đe dọa thế giới, được xem là “liều thuốc độc về tinh thần”.
Vì vậy, Vaticăng cho rằng chủ nghĩa tự do về kinh tế và chính trị đang
và sẽ là mục tiêu chính trong cuộc đấu tranh của Giáo hội Công giáo.
Một điểm nữa là trung tâm trong các hành
động quốc tế của Vaticăng liên quan đến các vấn đề môi trường và những
hậu quả nhân đạo do chúng gây ra. Về vấn đề này, theo các phân tích từ
hệ thống Globe Expert, các hồ sơ liên quan đến vấn đề lương thực và
nguồn nước là ưu tiên của Giáo hoàng Benedict’XVI.
Các nước Hồi giáo, trong đó có thể kể
đến Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, sẽ là các chủ thể chính trong hoạt
động ngoại giao của Vaticăng, được xem là một trục ưu tiên. Mối quan hệ
với các nước Hồi giáo vừa nhằm khẳng định ưu thế vượt trội của Công
giáo, vừa nằm trong tổng thể mối quan hệ với các tôn giáo khác./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét