Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Việt Nam không dùng quan hệ nước này để chống nước kia

Việt Nam không dùng quan hệ nước này để chống nước kia

Lại thêm một tiêm kích Su-30MKI nổ tung. Ngày 13.12.2011, một tiêm kích đa năng Su-30MKI của Không quân Ấn Độ (IAF) cất cánh từ căn cứ không quân Lohegaon đã nổ tung tại một khu vực hoang vắng gần làng Wagholi, Pune. Cả hai phi công đã nhảy dù an toàn. 

Nhiều khả năng, máy bay bị tai nạn do trục trặc kỹ thuật (trong khi bay, tổ lái đã mất liên lạc với căn cứ).
Các mảnh xác máy bay văng khắp cánh đồng. Máy bay bị cháy trên mặt đất và được các đội cứu hỏa dập lửa.

Cả hai phi công đã được đưa về căn cứ và săn sóc y tế.


IAF đã thành lập ủy ban điều tra nguyên nhân tai nạn. Việc tìm kiếm hộp đen đang được tiến hành.


Đây đã là chiếc Su-30 thứ ba của IAF bị rơi kể từ năm 1997 và là tai nạn tiêm kích thứ 8 của IAF trong năm nay. Trước đó, đã có 7 tiêm kích MiG bị rơi, chiếc cuối cùng trong số đó là MiG-21 Bison rơi ngày 2.12.2011.


Trong 3 năm gần đây, IAF đã mất trong vụ tai nạn 30 tiêm kích và 10 trực thăng, làm chết 26 quân nhân, trong đó có 13 phi công, và 6 thường dân.
  • Nguồn: zeenews.india.com, thehindu.com, indiatoday.intoday.in, MP, 14.12.11




- Phỏng vấn ông Igor Savichev, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty cổ phần Máy bay Trực thăng Nga (Russian Helicopters) tại VN: Triển vọng của trực thăng Nga ở Việt Nam (ĐV).  – Điểm mặt các trực thăng Nga có thể xuất hiện ở Việt Nam
.- GS. Carlyle A.Thayer, BIỂN ĐÔNG: CÓ CHỈ LÀ CỦA TRUNG QUỐC? (NCBĐ).

-Đại sứ Nguyễn Quốc Cường. Ảnh: Đại sứ Việt Nam tại Mỹ: Việt Nam không dùng quan hệ nước này để chống nước kia (SGTT).SGTT.VN - "Tôi không thích dùng từ cân bằng để nói về quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ và Việt Nam - Trung Quốc. Việt Nam không dùng quan hệ với nước này để chống nước kia", đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Cường trao đổi với báo giới bên lề ngày làm việc thứ ba của hội nghị Ngoại giao lần thứ 27 vào sáng 14.12 tại Hà Nội.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Bill Burns hôm qua (13.12) khi gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh đến việc mong muốn thúc đẩy nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam. Xin ông cho biết tiến độ hiện nay?

Sau 16 năm, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển vượt bậc và toàn diện, có khuôn khổ hợp tác rõ ràng trên tất cả mọi mặt từ ngoại giao, chính trị đến giáo dục, thương mại, đầu tư. Lãnh đạo hai nước đã nhiều lần phát biểu mong quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục được nâng lên tầm cao mới. Nhưng tầm cao đó thế nào, nội hàm, tên gọi của quan hệ đó thế nào thì vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Việt Nam có lợi gì từ việc Mỹ nêu rõ lập trường họ duy trì vai trò ở châu Á – Thái Bình Dương?
Việt Nam hoan nghênh tất cả đóng góp của tất cả các nước cho hòa bình, ổn định phát triển của khu vực châu Á – Thái Bình Dương, kể cả từ phía Mỹ.
Sự nổi lên của Trung Quốc có được đề cập trong làm việc của ông với phía Mỹ?
Tôi có tiếp xúc nhiều với chính giới Mỹ, từ bộ Ngoại giao, Quốc phòng, hội đồng an ninh quốc gia, các nghị sĩ Mỹ, các học giả Mỹ, họ nói nhiều về sự nổi lên của Trung Quốc. Tôi cũng nói với họ rằng, sự nổi lên của Trung Quốc đối với Việt Nam có cả thách thức và cơ hội. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội nhiều hơn. Nhưng ta cũng thấy rõ những thách thức đó. Còn phía Mỹ cũng nói rõ Mỹ mong muốn Việt Nam có quan hệ tốt với Trung Quốc và cả với Mỹ.

Việt Nam nên làm thế nào để cân bằng và hưởng lợi từ quan hệ với Trung Quốc và Mỹ?
Tôi không thích từ cân bằng. Chính sách của Đảng và Nhà nước đã nói rất rõ, Việt Nam thi hành chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phuơng hóa, mong muốn phát triển quan hệ tốt với tất cả các nước, với cả Trung Quốc, cả Mỹ, các nước ASEAN, châu Âu… trên cơ sở độc lập tự chủ. Nguyên tắc lớn trong tất cả các mối quan hệ đó là theo hiến chương LHQ, theo luật pháp quốc tế, bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp công việc nội bộ của nhau. Khi nêu những nguyên tác lớn đó, phía Mỹ cũng rất đồng ý. Tôi nghĩ rằng mối quan hệ rất đa dạng như vậy thì chúng ta muốn quan hệ tốt với tất cả. Ta không dùng quan hệ nước này để chống nước kia. Ta không dùng quan hệ với Trung Quốc để chống Mỹ, cũng không dùng quan hệ với Mỹ để chống Trung Quốc.
Theo ông, thái độ của Việt kiều ở Mỹ với các vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo như thế nào?
Phải nói Việt kiều rất quan tâm các vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo trong nước. Nếu theo dõi trên mạng sẽ thấy rõ điều đó. Qua các cuộc gặp của tôi với cộng đồng người Việt, báo chí người Việt Nam ở hải ngoại hỏi rất nhiều về vấn đề này. Tôi khẳng định rõ với báo chí người Việt rằng, với người Việt Nam, chủ quyền quốc gia toàn vẹn lãnh thổ rất thiêng liêng, thiêng liêng với mọi người dân Việt Nam cả trong và ngoài nước. Vấn đề quan trọng là làm sao xử lý bình tĩnh các khác biệt, duy trì được môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước và giải quyết những khác biệt đó trên cơ sở đàm phán và luật pháp quốc tế.
Công tác kiều bào nói chung thì sao, thưa ông?
Mỹ là địa bàn trọng tâm về công tác kiều bào. Trong số 4 triệu kiều bào thì 2 triệu là ở Mỹ. Tôi cũng có dịp tiếp xúc với một số cộng đồng người Việt Nam ở các bang. Tâm tư tình cảm chung là họ rất quan tâm đến tình hình đất nước, đến sự phát triển của đất nước, tình hình an ninh của đất nước. Mong muốn của họ là làm sao đất nước được ổn định, được phát triển đi lên. Đó là điều rất trân trọng. Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến rất thẳng thắn đóng góp. Qua đó tôi cũng thấy sự chân tình, tấm lòng của những người xa tổ quốc, hướng về tổ quốc, rất nhiều điều đáng suy nghĩ. Tôi nghĩ rằng công tác với người Việt Nam ở Mỹ là một công tác trọng tâm của đại sứ quán.
Đại sứ có nhận định và chia sẻ với doanh nghiệp Việt Nam trong làm ăn với doanh nghiệp Mỹ?
Cảm nhận của tôi là các doanh nghiệp Mỹ ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Có thể nói hàng tuần tôi đều tiếp các doanh nghiệp Mỹ. Tháng nào cũng có hiệp hội doanh nghiệp khác nhau của Mỹ ở Washington D.C và các địa phương tôi đến thăm muốn có tiếp xúc, tìm hiểu cơ hội kinh doanh ở Việt Nam.
Tôi cũng tiếp một số doanh nghiệp Việt Nam muốn sang đầu tư làm ăn tại Mỹ. Tuy nhiên sự chủ động của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ, đặc biệt chủ động trong quá trình hai bên tham gia đàm phán TPP so với doanh nghiệp Mỹ còn kém nhiều. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa, các hiệp hội doanh nghiệp cần chủ động có ý kiến với Chính phủ, đoàn đàm phán để bảo vệ quyền lợi của mình trong quá trình đàm phán.
Trong đàm phán TPP hiện nay, duy nhất có hiệp hội Dệt may chủ động cử người đi tham gia cùng đoàn đàm phán Việt Nam. Các hiệp hội khác chưa quan tâm đúng mức. Các hiệp hội công nghiệp của Mỹ họ quan tâm rất lớn, vận động hành lang đoàn đàm phán rất ghê để bảo vệ quyền lợi của mình. Cũng có những hiệp hội vì quyền lợi của mình sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của Việt Nam. Có những hiệp hội làm ăn với Việt Nam đã lâu thì chính là người bảo vệ lợi ích của chúng ta và đấu tranh lại với đoàn đàm phán Mỹ. Do đó, doanh nghiệp càng tham gia tích cực bao nhiêu thì càng bảo vệ lợi ích của mình bấy nhiêu.
Làm ăn ở thị trường Mỹ phải đúng luật, bài bản, lâu dài, sẵn sàng cho những vụ kiện tụng. Quá trình kiện bán phá giá liên quan đến thép chúng tôi đang tiếp tục. Đặc biệt hiệp hội Thép liên quan làm sao tham gia từ đầu, tránh việc vụ kiện ra các nơi mà chúng ta không tham gia từ đầu.
VIỆT ANH (GHI)-Nguồn:Việt Nam không dùng quan hệ nước này để chống nước kia


--Mỹ muốn đẩy mạnh xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam (14/12)-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét