Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Tập Cận Bình đến Việt Nam tìm cách đối phó tranh chấp Biển Ðông

Tập Cận Bình đến Việt Nam tìm cách đối phó tranh chấp Biển Ðông

Tập Cận Bình (phải) tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch (trái), chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị quân đội CSVN, ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011. (Hình: Ðất Việt)
Nam Phương/Người Việt

HÀ NỘI (NV) - Ngày 13 tháng 12, 2011, Bộ Ngoại Giao Việt Nam loan tin thật ngắn, “Nhận lời mời của Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam và Phó Chủ Tịch nước Nguyễn Thị Doan, ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị, Phó Chủ Tịch nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 20-22 tháng 12, 2011.”

Khi được báo chí ngoại quốc hỏi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chỉ đưa ra câu trả lời mà không trả lời gì cả: “Hai bên sẽ trao đổi quan điểm về các biện pháp củng cố và tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Nhưng một số chuyên viên quốc tế tin rằng chuyến đi của ông Bình có thể nhằm tìm kiếm một lối thoát cho vấn đề tranh chấp Biển Ðông.
Bắc Kinh nhìn thấy Việt Nam đang lôi kéo nhiều nước bên ngoài ASEAN, từ Mỹ, Ấn Ðộ, Nhật nhảy vào nhằm hóa giải các áp lực quá lớn của họ.
Tập Cận Bình, 57 tuổi, hiện là phó chủ tịch nước và cũng là phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương của Trung Quốc. Các tin tức tuy không chính thức nhưng được loan truyền rộng rãi nói ông sẽ là người lên thay Hồ Cẩm Ðào ở ghế chủ tịch nước vào năm 2013 khi ông Ðào mãn nhiệm.

Chuyện Biển Ðông

Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm nay nhiều sóng gió. Nổi bật nhất là chuyện tàu Trung Quốc hai lần cắt cáp tàu dò tìm dầu khí của Việt Nam ngay trên vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng giữa tháng 10, 2011 với đỉnh điểm là ký thỏa hiệp nguyên tắc giải quyết tranh chấp biển đảo giữa hai nước.
Nhưng cái nền tảng của vấn đề vẫn là chủ trương không thay đổi chiến lược đàm phán của Bắc Kinh. Tức là chỉ muốn đàm phán tay đôi để tận dụng lợi thế nước lớn mà chèn ép. Hà Nội chấp nhận đàm phán tay đôi với Bắc Kinh về vấn đề Hoàng Sa nhưng đòi hỏi đàm phán Trường Sa phải có sự hiện diện của những nước khác liên quan như Philippines, Malaysia, Brunei.
Khi tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch ở Bắc Kinh ngày 16 tháng 9, 2011, Tập Cận Bình được báo Ðất Việt tường thuật nói là: “Thời gian vừa qua, do những bất đồng, tranh chấp ở Biển Ðông nên quan hệ giữa hai nước có những khó khăn tạm thời, nhưng lãnh đạo hai đảng và hai nhà nước luôn có niềm tin chắc chắn rằng hai bên sẽ tìm ra những giải pháp để giải quyết thỏa đáng vấn đề này.”
Cái gai góc nhất trong đàm phán biển đảo giữa hai nước là chủ quyền quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH năm 1974.
Không có một tiết lộ nào về nội dung các cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên Biển Ðông. Nhưng những gì được một số chuyên viên quốc tế phân tích thì Bắc Kinh nhất quyết không thảo luận gì về Hoàng Sa vì vụ đánh cướp đã xong từ lâu, không có gì để thương thuyết.
Nhưng về phía Việt Nam, nhà cầm quyền thường xuyên lập lại quan điểm của mình là nước Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các quần đảo này.
Ngày 25 tháng 11, 2011, khi ra trả lời chất vấn ở Quốc Hội, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, lập lại chủ trương của Hà Nội là “đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.”
Một đoạn video clip được tung lên mạng về cuộc điều trần của ông Dũng trong đó ông nói: “Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này.”
Dịp này, ông Dũng cả quyết Việt Nam đã “làm chủ thực sự” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa “ít nhất từ thế kỷ thứ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc về bất cứ quốc gia nào.”
Tờ Hoa Nam Bưu Báo (SCMP) ngày 14 tháng 12, 2011 cho hay chuyến thăm viếng Việt Nam của ông Tập Cận Bình được dự đoán rộng rãi là chuyện tranh chấp Biển Ðông sẽ là nét chính nội dung các câu chuyện ở Hà Nội.
Việt Nam, sau lần bị cắt cáp thăm dò dầu khí hồi tháng 6 đã liên tiếp có những chuyến thăm viếng hoặc tiếp xúc đàm phán đối tác chiến lược với nhiều nước kể cả Ấn Ðộ, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Hàn và Philippines.

“Mặt trận chống Trung Quốc?”

Nhiều phần khi Tập Cận Bình đến Hà Nội trong tư thế của người sắp cầm đầu Trung Quốc có thể sẽ vỗ về Hà Nội, hầu tránh căng thẳng hơn và nhất là tránh đối diện với Mỹ, Ấn, Nhật, Úc trên Biển Ðông.
Giả Khánh Quốc, hiệu phó Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế ở Bắc Kinh nhận xét qua cuộc phỏng vấn của SCMP: “Tôi tin rằng có thể có cái gì đó đặc biệt nằm đằng sau chuyến đi.”
Còn ông Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, người thường được báo chí quốc tế phỏng vấn, cho rằng: “Nếu Tập Cận Bình lên cầm đầu Trung Quốc, ông ta phải chứng tỏ là người có dũng khí đối phó Việt Nam. Không có nghi ngờ gì về những lời ca ngợi hồ hởi (tuyên truyền) về chuyến thăm viếng, nhưng một số các cuộc đàm phán gay go cũng sẽ diễn ra.”
Bắc Kinh đưa Tập Cận Bình tới Hà Nội để cho ông ta thêm tăm tiếng, chuẩn bị thêm cho uy tín để dễ leo lên ghế chủ tịch năm 2013.
Theo nhận định của ông Thayer, Tập Cận Bình sẽ cố thuyết phục để Hà Nội đừng kéo các nước khác thành một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc, nhất là sắp có cuộc họp về Biển Ðông sắp được tổ chức ở Bắc Kinh.
Ian Storey, một học giả tại Trung Tâm Nghiên Cứu Ðông Nam Á ở Singapore cho rằng chuyến đi của Tập Cận Bình có thể mang theo một vài đề nghị để khai thông các bế tắc hiện nay. Nhưng liệu Hà Nội có nghe theo không?
“Tôi không tin là ông ta sẽ đem mối lợi kinh tế sang nhử vì Bắc Kinh biết không dùng được cái mồi này vào bây giờ.” Storey nói. “Nhiều phần những gì ông nói sẽ chỉ là đặt nền móng cho những chuyện đàm phán sau này.”-Nguồn:Tập Cận Bình đến Việt Nam tìm cách đối phó tranh chấp Biển Ðông


-Việt-Trung làm cầu truyền hình - (BBC)-Cầu truyền hình quy mô mang tên 'Láng giềng gần' được thực hiện trong hai tiếng đồng hồ tối thứ Tư 14/12. Cầu TH Việt - Trung: Ấn tượng về sự giao thoa văn hoá
Đài Truyền Hình Việt Nam
Chương trình cầu truyền hình Việt –Trung diễn ra tối qua đã để lại ấn tượng sâu sắc về sự giao thoa văn hoá giữa hai quốc gia có mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Cầu truyền hình trực tiếp "Giao lưu Việt - Trung: Láng giềng gần" được thực hiện ...
Áo dài Việt đẹp rực rỡ đêm Giao lưu Việt – TrungXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Cầu truyền hình Việt Nam - Trung QuốcTin nhanh
Cầu truyền hình Việt - Trung: Láng giềng gầnTuổi Trẻ
Dân Trí -Đài Tiếng Nói Việt Nam

Vệ tinh Mỹ chụp hình hàng không mẫu hạm Trung Quốc (Nguoi-Viet Online) -

Vệ tinh thương mại của một công ty Hoa Kỳ đã chụp được hình chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc trong chuyến chạy thử trên biển Hoàng Hải ngày 8 Tháng Mười Hai.
GS. Geoffrey Till, Ý nghĩa toàn cầu của tranh chấp Biển Đông Nghiên cứu Biển Đông -Dù Trung Quốc cho rằng Biển Đông là vấn đề khu vực, thì thực tế rõ ràng rằng Biển Đông mang tầm quan trọng toàn cầu và đang thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông sẽ được liên hệ với thái độ của nước này trong quan hệ quốc tế trong tương lai. Vì vậy, cần phải có những cơ chế giải quyết thích hợp hơn là những hành động mang tính hung hăng, đối đầu.
HỢP TÁC KHU VỰC Ở BIỂN ĐÔNGy basam-HỌC VIỆN NGOẠI GIAO Tài liệu tham luận tại Hội thảo Khoa học Quốc tế lần thứ ba, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực”, do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, ngày 4-5 tháng 11 năm 2011 HỢP
 Chính phủ Trung Quốc thuê người viết bài phản biện trên mạng basam-South Asia Analysis Group Chính phủ Trung Quốc thuê các Tweeter viết bài trên mạng Tác giả: B. Raman Trúc An dịch 11-12-2011 Ngày 9 tháng 12 năm 2011, Đài Á châu Tự do được Bộ Ngoại giao Mỹ bảo trợ, đã phổ biến một bản tin của hãng tin AFP về cách Trung Quốc -Hacker Trung QuốcAs few as 12 hacker teams responsible for bulk of China-based data theft (WP 12-12-11)---Gián điệp Trung Quốc: China’s Spies Are Catching Up (NYT 10-12-11) -- U.S. Homes In on China Spying (WSJ 13-12-11) -- Đọc câu này mới đáng sợ: Still, diplomatic considerations may limit the U.S. interest in taking a more confrontational approach because some U.S. officials are wary of angering China, the largest holder of U.S. debt
Mong sao những bộ lịch tết vì Hoàng sa – Trường Sa được ra đời(Quê choa). – Đà Nẵng triển khai các biện pháp bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa (PLTP). - Bộ đội Tây Nguyên diễn tập bắn đạn thật (Dân Việt). - “Đối thoại thay đối đầu” – khơi thông dòng chảy hội nhập (TVN). - Đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại địa phương (VOV). - Vận động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghệ cao (TN). - “Mục tiêu cao nhất là lợi ích quốc gia” (VTV).  – Mạc Vân –Chiến tranh Việt Nam Trung Quốc (ethongluan).
Hoa Kỳ có món nợ cần trả với Hoàng Sa Việt Nam – (Cu Làng Cát). Liên quan đến bài: Tái hiện tin mật về xung đột Trung – Việt trong trận hải chiến Tây Sa năm 1974 (canglang.com/ Ba Sàm). ?-  South China Sea dispute escalates‎  (Radio Australia News). – Trung Quốc điều tàu hải giám lớn nhất đến vùng Biển Hoa Đông  —  (RFI). –  Philippines launches its biggest warship amid South China Sea territorial dispute (Washington Post). – Biển Đông : Philippines giao nhiệm vụ tuần tra cho chiến hạm mới  —  (RFI). – Philippines, Trung Quốc triển khai tàu chiến lớn nhất (NLĐ/AP, Tân Hoa Xã). Hàn Quốc, Australia bắt tay nhau, Trung Quốc bất an vnmedia
-Philippines đưa tàu chiến vào hoạt động ở Biển Ðông Tổng thống Philippines hôm Thứ Tư, tham dự buổi lễ đưa một khu trục hạm mua lại của Mỹ vào hoạt động tại Biển Ðông, mà Philippines gọi là biển Tây Philippines.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét