Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Quan chức năm 2011: Phát ngôn ‘choáng’, hành động ‘hoảng’ - Thư ngỏ gửi Đại biểu quốc hội – nhà sử học Dương Trung Quốc

Quan chức năm 2011: Phát ngôn ‘choáng’, hành động ‘hoảng’ - Thư ngỏ gửi Đại biểu quốc hội – nhà sử học Dương Trung Quốc

-(DĐDN)Có thể nói, sau khi Quốc hội khóa XIII bầu ra một loạt thủ trưởng mới của các bộ ngành vào tháng 8/2011, xã hội đã được chứng kiến một luồng gió đổi mới từ các tân bộ trưởng với những phát ngôn và hành động thực sự gây ‘sốc’ trong năm 2011.
"Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được Nhà nước"
Tại hội thảo về điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường hồi tháng 9, sau khi đại diện của Bộ Công Thương và một số doanh nghiệp lên tiếng phê phán Bộ Tài chính về quyết định giảm giá bán lẻ xăng dầu 500 đồng hồi cuối tháng 8, Bộ trưởng Tài chính Vương Định Huệ thẳng thắn: "Tôi ra quyết định giảm giá và tôi chịu trách nhiệm cá nhân".
Doanh nghiệp xăng dầu cho rằng quyết định giảm quá bất ngờ và nó không phản ánh đúng thực tế của thị trường, bởi thực tế doanh nghiệp đang lỗ. Bác bỏ lại quan điểm này, người đứng đầu ngành tài chính tuyên bố, với kinh nghiệm 10 năm kiểm toán ông thuộc các số liệu lỗ lãi của doanh nghiệp như lòng bàn tay. Tại thời điểm giảm giá xăng dầu, số liệu cập nhật từ hải quan cho thấy, Petrolimex đã lãi tới 780 đồng mỗi lít xăng, sau khi đã tính đủ các chi phí và cả 300 đồng lợi nhuận định mức mà Chính phủ cho phép.  
"Bộ Tài chính luôn theo sát và không bỏ qua doanh nghiệp nào cả. Nếu cách điều hành của chúng tôi gây thiệt hại cho doanh nghiệp chúng tôi chịu trách nhiệm và bồi thường. Những vấn đề do Nhà nước điều hành khách quan dẫn đến tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp, Nhà nước sẽ hoàn toàn có trách nhiệm để bù đắp, nhưng bù đắp những chi phí hợp lý chứ không thể nào đi gánh những khoản bất hợp lý của thị trường” - Bộ trưởng Huệ khẳng định.

Theo ông, sở dĩ giá xăng dầu chưa thể "thả" theo thị trường ngay được vì vẫn còn tồn tại độc quyền, bởi vậy nếu các doanh nghiệp lớn "đi đêm" với nhau thì doanh nghiệp khác chết, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt.
Sau lời tuyên bố thẳng thắn, Bộ Tài chính đã có "trát" yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo lỗ lãi, các hoạt động kinh doanh đồng thời Bộ trưởng Huệ  đưa ra tuyên bố khá cương quyết:“Nếu doanh nghiệp nào thấy lỗ quá không làm được thì rút lui. Kể cả Petrolimex, nếu không làm được chúng tôi sẵn sàng cho giải tán để lập tổng công ty khác. Nhà nước không dọa ai và cũng không ai dọa được nhà nước”.

Câu phát ngôn thẳng thắn và hành động dấn thân quyết liệt tấn công thẳng vào lợi ích nhóm lâu nay nói trên của tân bộ trưởng đã làm nức lòng người dân cả nước.
"Không chơi golf, kể cả trong ngày nghỉ"
Sau hai tháng được ngồi vào ghế nóng Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Đinh La Thăng đã đề xuất hàng loạt giải pháp chống ùn tắc giao thông kèm với đó là những "quân lệnh thép" nhằm sốc lại tinh thần ngành. Trong đó, đình đám nhất phải kể đến việc người đứng đầu ngành giao thông ra văn bản yêu cầu lãnh đạo thuộc Bộ khuyến cáo không chơi golf, kể cả vào ngày nghỉ để tập trung làm việc. 
Quy định của Bộ trưởng giao thông nhận được nhiều lời khen chê lẫn lộn. Nhiều người cho rằng, đây là môn thể thao thuộc hàng đại gia tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Thậm chí, một số ý kiến cực đoan hơn còn khẳng định, golf là môn cá cược trá hình, sau mỗi cú vung gậy là hàng chục nghìn đôla, nên việc cấm chơi golf là quyết định sáng suốt. Ngược lại, cũng không ít người phản đối golf là môn thể thao hữu ích, nên việc cấm chơi golf là vi phạm quyền tự do cá nhân
Là người trực tiếp đưa ra quân lệnh thép, trước phản ứng dư luận, Bộ trưởng Thăng khẳng định, đây là quy định trong ngành giao thông, nó cũng giống quy định cán bộ đảng viên không được uống rượu, hát karaoke. Còn tự cán bộ phải tự giác thực hiện và giám sát lẫn nhau. "Chơi thể thao nói chung, chơi golf nói riêng là tốt, song trong bối cảnh đất nước khó khăn, đặc biệt là doanh nghiệp còn khó khăn thì cần phải tập trung trí tuệ, thời gian cho công việc", ông Thăng nói.
Không những vậy, ông Thăng còn được biết đến là người “trảm” tướng nhiều nhất và quyết liệt với tiến độ công trình. Mới chỉ ngồi ghế nóng bộ trưởng được 4 tháng, nhưng ông Thăng đã trực tiếp hoặc gián tiếp‘trảm’ gần chục tướng và vụ mở màn là vụ trảm tướng điều hành dự án xây dựng nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng.
Và gần đây nhất, ngày 1/12, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã ký Quyết định Thành lập Đoàn công tác kiểm tra chất lượng 5 dự án giao thông trọng điểm trên cả nước nhằm làm rõ vi phạm từng dự án, để quy trách nhiệm cụ thể của từng người, từ đó xử đúng người, đúng tội, không chỉ với cấp dưới mà cả cán bộ cấp trên nếu có vi phạm. Chính thái độ thẳng thắn, quyết liệt, không nhượng bộ, bao che của vị tân bộ trưởng đã khiến những người vốn quen làm ăn theo lối trì trệ ở Bộ GTVT phát hoảng. Họ hiểu rằng nếu không thay đổi sẽ không có đất để tồn tại.
 “Quan điểm của tôi là phải xử lý thật nặng, thật nghiêm những vi phạm của các cá nhân và đơn vị thực hiện Dự án, đây là việc làm cần thiết nhằm tạo lòng tin cho nhân dân”, Bộ trưởng Thăng nhấn mạnh.
"Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà thu nhập thấp"  
Sau khi hàng loạt dự án nhà thu nhập thấp như  Đặng Xá, Kiến Hưng, Ngô Thì Nhậm, Sài Đồng chào bán với giá gần 10 triệu đến 13,27 triệu đồng mỗi m2, nhiều người cho rằng mức này quá cao, vượt khả năng chi trả của lao động nghèo. Có người theo đuổi, tích lũy 15 năm ròng mới mua được nhà. Có trường hợp sau nhiều tháng ngày ròng rã chờ vận may nhưng đến khi trúng suất mua lại phải từ chối vì không kham nổi. 
Chia sẻ về mức giá nhà thu nhập thấp, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại một hội thảo tổ chức hồi tháng 8 đã đăng đàn khẳng định, "Nếu chỉ trông chờ vào đồng lương, đừng nghĩ đến chuyện mua nhà. Cỡ như Bộ trưởng, chúng tôi tính còn 40 năm mới mua được". 
Tuy nhiên, Thứ  trưởng cũng cho biết nhà thu nhập thấp là loại nhà rẻ hơn nhà thương mại chứ không nhằm mục đích mua được bằng tiền lương vì phần lớn nhà này được xây bằng tiền DN vay của ngân hàng với lãi suất cao (nhưng lãi suất Nhà nước quy định cho DN lại khống chế 10%) nhưng do ưu đãi của Nhà nước và khống chế lợi nhuận, giá nhà thu nhập thấp chỉ bằng 1/2 giá thị trường. Giá như thế là quá tốt. 
Thứ trưởng còn hóm hỉnh ví von: Anh thu nhập không đủ mua nhà thì không phải tìm cách dìm giá nhà xuống , mà phải từng bước tăng thu nhập lên. Làm sao phát triển kinh tế, tăng thu nhập của người dân đáp ứng thị trường. Chẳng lẽ chúng ta đòi ô tô, ti vi phải rẻ, làm sao mà rẻ được, mà anh phải giàu lên chứ. 
"Lương EVN 7,3 triệu đồng không đủ sống ở thành thị"  
Bên lề cuộc họp báo công bố kết quả sản xuất kinh doanh và giá thành điện năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam vào chiều 19/11, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Phạm Lê Thanh bất ngờ cho biết lương bình quân năm 2009 của ngành điện là 7,3 triệu đồng. Sau khi thông báo mức lương này, ông Thanh tỏ ra đau lòng vì theo ông "đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn thì có thể được, còn ở thành thị thì không thể".
Tâm sự này của ông đã gây khá nhiều tranh luận trong xã hội. Bộ trưởng LĐ-TB-XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng cần phải xem lại việc lãnh đạo EVN bày tỏ “đau lòng” trước việc nhân viên ngành mình lương “chỉ có” 7,3 triệu đồng/tháng. Theo bàChuyền, nếu lãnh đạo EVN cho rằng mức lương 7,3 triệu đồng/tháng không đủ sống ở thành thị là không phù hợp với thực tiễn vì thực tế hiện nay, khối doanh nghiệp có mức lương tối thiểu là 2 triệu đồng, vẫn được coi là tạm ổn so với mức lương tối thiểu của cán bộ công chức chỉ có 830.000 đồng. 
Chỉ số ít người cho rằng, không nên quá khắt khe bởi phát ngôn của ông Thanh đứng trên góc độ một người lãnh đạo của ngành. Phần đông bạn đọc thuộc các ngành nghề khác nhau như kỹ sư, bác sĩ, giáo viên... "choáng" vì mức lương trung bình của ngành điện vào năm 2009 đã lên tới 7,3 triệu đồng, gấp 3-4 lần nhiều lĩnh vực khác. Không ít độc giả tủi thân phải thốt lên: "Sau khi nghe phát biểu của sếp EVN, các quan chức cấp cao ngành khác có thấy thương cho đơn vị mình không"?
Đây không phải lần đầu tiên, lãnh đạo nhà đèn phát ngôn sốc. Tháng 7/2010, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Đào Văn Hưng cũng gây xôn xao dư luận với tuyên bố "có cắt điện hay không chỉ Ngọc Hoàng mới trả lời được". Vài tháng sau phát ngôn của ông Hưng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã đăng đàn nhắc nhở ngành điện cần có cách ứng xử, lời nói phù hợp. 
Tháng 9, lãi sut có thgim vmc 17-19%/năm
Ngay sau khi chính thức nhậm chức, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã có tuyên bố làm giới doanh nghiệp yên tâm phần nào: “Chính sách tiền tệ không phải thắt chặt, mà là chặt chẽ để đảm bảo kìm chế lạm phát, nhưng cũng đảm bảo để tăng trưởng kinh tế hợp lý… Từ tháng 9, lãi suất có thể giảm về mức 17-19%/năm và ngay trong tháng 8 sẽ tung ra một loạt các biện pháp kinh tế chứ không còn là các biện pháp hành chính đơn thuần như trước đây”.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, tuyên bố vẫn chỉ là tuyên bố vì thực tế vẫn chưa có động thái gì mới. Lý giải cho động thái này, Thống đốc Bình cho biết tại phiên trả lời chất vấn ngày 24/11 rằng mức trần lãi suất hiện nay được xây dựng vào cuối năm 2010. Vào thời điểm đó, mức trần này hoàn toàn đảm bảo lợi ích cho người gửi tiền do kỳ vọng lạm phát 2011 là 7% và từ tháng 8 trở đi thì mức 14% vẫn còn phù hợp vì mục tiêu lạm phát 2012 là một con số. Nhưng Thống đốc vẫn khẳng định chắc chắn, chỉ cần mức lạm phát của tháng 11 giảm 1% sẽ xem xét hạ trần lãi suất huy động cũng như bộ lãi suất điều hành của NHNN. Hiện nay thị trường vẫn đang nín thở chờ động thái tiếp theo của Thống đốc.
TT– Quan chức năm 2011: Phát ngôn ‘choáng’, hành động ‘hoảng’(DĐDN). 
-Người phát ngôn BNG: ‘Trung tâm cai nghiện là biện pháp nhân văn’ (ĐV).  –- Những phát ngôn ấn tượng nhất trong năm 2011 (GDVN).  – Những phát ngôn đình đám của quan chức năm 2011 (VNE).
PHẪN NỘ (Nguyễn Quang Vinh). -HỌC TẠI CHỨC MÀ LÊN CHỨC LÀ THỜI CỦA TAO (Nguyễn Quang Vinh).  – Bọ Vinh  – (Cu Làng Cát).


-Thư ngỏ gửi Đại biểu quốc hội – nhà sử học Dương Trung Quốc   -
“...xét xử công khai thì không được, xử lý nội bộ cũng chẳng xong (chuyện đấu đá nội bộ vô cùng phức tạp, bởi ai mà chẳng ít nhiều tai tiếng), chưa kể người ta sẽ buộc phải chi ra một số tiền lớn để mua sự im lặng của Ban Chuyên án mới, điều khó khả thi vào lúc này...”



LTSChúng tôi vừa nhận được lá thơ ngỏ của ông Lê Anh Hùng gởi đến đại biểu Dương Trung Quốc, đính kèm với tập nhật ký của ông. Để thông hiểu nội dung thư ngỏ này chúng tôi gởi đến bạn đọc tậpNhật Ký Lê Anh Hùng”, trong đó bao gồm hai lá thơ vợ chồng ông Hùng tố cáo đích danh ba người: ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nông Đức Mạnh và ông Hoàng Trung Hải, và tất cả những chi tiết về những cuộc đấu đá tranh giành quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo của chính quyền và đảng CSVN.

Kính thưa ông Dương Trung Quốc,

Trước hết, cho phép tôi được gửi tới ông lời chúc mừng nồng nhiệt nhất khi ông lại một lần nữa được cử tri tín nhiệm và bầu vào Quốc Hội khoá mới.

Như ông đã biết, ông là một trong những người nhận được bức thư tố cáo khi tôi lần đầu tiên gửi qua mạng Internet đến các cơ quan hữu quan vào ngày 21/4/2008. Cho đến nay, ông đã nhận được đầy đủ 53 lần gửi thư tố cáo của tôi (từ ngày 21/4/2008 đến ngày 23/12/2009 là 20 lần và từ ngày 21/3/2011 đến nay là 33 lần), và vì vậy có lẽ tôi không cần phải nhắc lại nội dung thư tố cáo của mình ở đây nữa.

Thưa ông, bất chấp việc tôi gửi thư tố cáo công khai đến hàng ngàn địa chỉ trong và ngoài nước (trong đó có đầy đủ các cơ quan hữu quan ở Việt Nam như Quốc Hội, Chính Phủ, Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao, Toà Án Nhân Dân Tối Cao, Bộ Công An, báo chí, v.v.) như vậy, hiện nay những người có trách nhiệm vẫn phớt lờ việc giải quyết và đưa ra câu trả lời thoả đáng về vụ việc. Đây là những lý do khiến họ không thể dễ dàng bắt và tống cổ tôi vào tù như lần trước:

1) Câu chuyện của chúng tôi có thể tách làm hai vụ việc, đó là 1/ tôi tố cáo tội ác của các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải và 2/ ông Nguyễn Minh Triết đứng đằng sau ủng hộ và chỉ đạo vợ chồng tôi tố cáo tội ác của 3 ông trên đây từ tháng 8/2008 cho đến khi tôi bị bắt vào ngày 25/12/2009. Vụ thứ nhất thì chúng tôi không có bằng chứng gì (ngoài những lời khai của vợ tôi, một nhân chứng của vụ việc, người nằm trong đường dây ma tuý của ông Hoàng Trung Hải), và người ta có thể bất chấp tất cả để bắt giam hai vợ chồng tôi với tội danh vu khống (mặc dù từ cuối năm 2008 Bộ Chính trị đã chỉ định Ban Chuyên án để điều tra vụ việc và đến tháng 6/2009 thì Ban Chuyên án đã kết thúc điều tra với đầy đủ bằng chứng như chúng tôi đã cáo buộc) (1). Vụ thứ hai, việc ông Nguyễn Minh Triết chỉ đạo chúng tôi tố cáo, muốn bắt chúng tôi thì người ta phải điều tra trước đã. Để làm điều đó, người ta phải tổ chức cuộc đối chất giữa vợ tôi và ông Triết. Ngoài ra, chúng tôi có những nhân chứng chắc chắn sẽ đứng về phía chúng tôi, đặc biệt là 1/ ông Ngô Quận, Đại tá, nguyên Phó Giám đốc Công An Quảng Trị, hiện nay đã nghỉ hưu ở Tp Đông Hà và 2/ ông Ngô Văn Tiếu, nguyên Giám đốc Công an Quảng Trị, nay là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh Cảnh sát Cơ động. Ông Quận cũng là nạn nhân của ông Triết, sau khi tôi bị bắt và khai ra vai trò của ông Triết, đồng thời Nhật ký của tôi có tiết lộ việc ông Quận đã sao chép được toàn bộ chứng cứ (trong đó có cả chứng cứ phạm tội của ông Triết) mà ông Triết đã mua từ Ban Chuyên án, ông Triết đã đe doạ ông Quận và buộc ông Quận phải chuyển trả toàn bộ số tiền mà trước đấy ông Triết đã chuyển cho ông Quận (để cho vợ chồng tôi) cũng như tất cả tiền bạc của chúng tôi mà lúc ấy ông Quận đang giữ (2);

2) Đầu tháng 9/2009, một số đại sứ quán nước ngoài (sau khi tôi gửi thư tố cáo lần thứ năm và được nhà chức trách Việt Nam cho phép) đã cử người vào gặp vợ tôi để tìm hiểu thực hư vụ việc. Mặc dù lúc đó, theo chỉ đạo của ông Triết, vợ tôi đã nói (dối) với họ là trong câu chuyện chỉ có một phần sự thực, nhưng chỉ cần các đại sứ quán này công khai thừa nhận việc người của họ từng vào Quảng Trị gặp vợ tôi (như đề nghị của tôi trong bức thư gửi cho họ) cũng đủ khiến bất kỳ ai vẫn còn “băn khoăn” về câu chuyện phải nghĩ lại. Lúc ấy, hậu quả đối với nhà chức trách là khó lường;

3) Hầu hết các sỹ quan cao cấp trong Bộ Công an đều đã biết đến câu chuyện của vợ chồng tôi (ngay sau khi tôi mới gửi thư tố cáo lần thứ năm thôi – 31/8/2009 – mà đã có nhiều đoàn sỹ quan cao cấp của Bộ CA vào Quảng Trị để gặp trực tiếp vợ tôi). Sau khi tôi gửi thư tố cáo lên mạng lần thứ 21 ngày 21/3/2011 vừa rồi, nhiều đoàn sỹ quan Công an cao cấp ở Hà Nội và một số tỉnh thành đã đến Quảng Trị gặp vợ tôi (cùng các lãnh đạo Công an Quảng Trị, trong đó có cả người trong Ban Chuyên án điều tra vụ việc của tôi trước đây), họ đã động viên chúng tôi không chỉ về mặt tinh thần mà còn cả vật chất. Vì vậy, những người có trách nhiệm thật khó mà ép họ phải làm những điều độc ác, hèn hạ và trái đạo lý;

4) Ban Chuyên án điều tra vụ việc của tôi sau khi tôi bị bắt ngày 25/12/2009 vẫn đang theo dõi vụ việc của chúng tôi, kể cả phía Viện Kiểm sát ND tỉnh (hiện họ vẫn thường xuyên gặp gỡ vợ tôi). Họ cũng đã làm việc với ông Ngô Quận, người đóng vai trò trung gian giữa vợ chồng tôi và ông Nguyễn Minh Triết. Vì vậy, với việc vợ tôi viết Bản Cam Đoan đồng thời ký và điểm chỉ vào các lá đơn tố cáo, Ban Chuyên án cũng chưa biết hành xử thế nào cho phải đạo. Bắt vợ chồng tôi thì không được và không đành, vì vụ việc đã quá rõ ràng. Cứ cho là chúng tôi “vu khống” các ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải đi, thì việc ông Triết đứng đằng sau chỉ đạo chúng tôi tố cáo tội ác của ba ông này là hoàn toàn có thể kết luận được, với việc ông Ngô Quận khẳng định (thậm chí còn có thể đưa ra bằng chứng là các cuộc điện thoại được ghi âm). Còn nếu tiến hành điều tra tội ác của ba ông kia thì Ban Chuyên án ở Quảng Trị chưa đủ “tầm” (mặc dù đằng sau họ còn có những sỹ quan cao cấp ở Hà Nội từng chỉ đạo vụ bắt tôi trước đây), nhưng nếu thành lập Ban Chuyên án mới (phải có sự đồng ý của Bộ Chính trị) thì dứt khoát không thể bỏ qua họ. Mặt khác, nếu điều tra thì chắc chắn sẽ tòi ra nhiều bộ mặt mới, ấy là ông Nguyễn Phú Trọng (3), ông Nguyễn Sinh Hùng, v.v. (như kết quả điều tra của Ban Chuyên án năm 2009 đã cho thấy). Lúc đó, xét xử công khai thì không được, xử lý nội bộ cũng chẳng xong (chuyện đấu đá nội bộ vô cùng phức tạp, bởi ai mà chẳng ít nhiều tai tiếng), chưa kể người ta sẽ buộc phải chi ra một số tiền lớn để mua sự im lặng của Ban Chuyên án mới, điều khó khả thi vào lúc này.

Tóm lại, Bộ Chính trị hiện đang lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về vụ việc của vợ chồng tôi. Vì vậy, họ cứ bất chấp tất cả, ngồi xổm trên pháp luật và dư luận, để mặc cho tôi tố cáo.

Thưa ông, chúng tôi là những kẻ thấp cổ bé họng, không còn cách nào khác mà buộc phải gửi thư tố cáo qua đường Internet như thế này. Tôi biết ông là một trí thức nổi tiếng, một người vẫn đau đáu trước vận mệnh của nước nhà, tôi tha thiết đề nghị ông chuyển đến những người có trách nhiệm (Bộ Chính trị) (4) thông điệp rõ ràng như sau:

1) Nếu các vị không có câu trả lời nghiêm túc, thoả đáng và thuyết phục về vụ việc (5), tôi [DTQ] sẽ đưa nó ra công khai ra trước Quốc Hội trong phiên họp toàn thể và yêu cầu Quốc Hội thành lập một Uỷ ban Điều tra độc lập để tiến hành điều tra vụ việc. Đây là một vụ việc vô cùng nghiêm trọng (với đầy đủ chữ viết tay, chữ ký và điểm chỉ của cả hai vợ chồng) và tôi đã nhận được tới lần thứ 53, cùng một loạt địa chỉ của các cơ quan hữu quan (Bộ Công an, Viện Kiểm sát NDTC, Toà án NDTC, Chính phủ, các báo đài của trung ương, v.v), vì vậy tôi không thể chấp nhận một lời giải thích dễ dãi, lấp liếm cho qua chuyện được. Ngoài ra, thời gian qua người tố cáo còn dịch sách và viết báo, phải là một người có năng lực trí tuệ bình thường và ổn định mới có thể làm nổi những công việc đòi hỏi nhiều về trí óc như thế. Tóm lại, mọi dữ kiện và suy luận đều dẫn tới một khả năng duy nhất: đây là một vụ việc có thực;

2) Nếu các vị thừa nhận vụ việc, và để đổi lấy việc tôi [DTQ] cam kết sẽ không đưa nó ra công khai trước Quốc Hội (6), tôi yêu cầu quý vị 1/ xử lý nội bộ những người phạm tội (đặc biệt là ông Hoàng Trung Hải), cho họ “rút êm” khỏi cương vị của mình, và 2/ đưa ra một lộ trình cải cách dân chủ cho đất nước, trước hết là bắt đầu với việc sửa đổi toàn diện bản Hiến pháp hiện hành trong dịp này.

Đối với những trường hợp như ông Nguyễn Phú Trọng, người không thể đảm đương vai trò Chủ tịch nước và dẫn dắt đất nước trong giai đoạn mới, có thể đưa ra một giải pháp dung hoà là ông Trọng tiếp tục nắm giữ chức vụ cao nhất của hệ thống chính trị trong giai đoạn quá độ khoảng 1 - 2 năm (tối đa là 2 năm rưỡi) trước khi bản Hiến pháp mới có hiệu lực và một bộ máy nhà nước mới ra đời. Người Việt Nam vốn giàu lòng vị tha và chính các giá trị tự do, dân chủ sẽ giúp cho quá trình hoà hợp và hoà giải dân tộc diễn ra nhanh chóng và êm thấm.

Tuy đây là bức thư ngỏ nhưng tôi chỉ gửi cho ông và một số vị nhân sỹ, trí thức tên tuổi mà tôi biết địa chỉ, vừa đủ để cho những người am hiểu nắm được sự việc, vừa không gây ra quá nhiều ồn ào và tạo sức ép cho ông. Nếu cá nhân ông không thể làm được gì nhiều, tôi đề nghị ông hãy gửi nó cho các vị đại biểu Quốc Hội khác và phối hợp hành động với họ. Qua đây, tôi cũng tha thiết đề nghị ông và các vị nhân sỹ, trí thức khác là trong trường hợp phương án trên đây vẫn không xong, tôi rất mong họ tạo điều kiện cho tôi được công khai thư tố cáo của mình, hoặc chí ít là giúp công khai việc tôi gửi thư tố cáo đến những địa chỉ có trách nhiệm.(7) Khi ấy, nhà chức trách không thể không giải quyết vụ việc. Dù không muốn chút nào nhưng tôi không sợ phải vào tù. Nếu không ngăn chặn được đoàn tàu tội ác đã mất phanh kia, chắc chắn việc làm của tôi cũng sẽ khiến cho hành trình tự huỷ diệt của nó diễn ra chóng vánh hơn. Lẽ phải thuộc về chúng ta; sau lưng chúng ta chắc chắn là có nhiều người đang ngấm ngầm ủng hộ, dù xuất phát từ nhiều lý do mà họ chưa thể lên tiếng vào lúc này; vì vậy, các ông, cũng như tôi, không việc gì phải e dè, sợ sệt cả. Ngược lại, chính những kẻ liên quan không chịu quay đầu lại mới đáng phải lo sợ.
Đây là chuyện vô cùng hệ trọng của đất nước. Chúng ta không ảo tưởng nhưng đồng thời cũng không được phép để vuột mất một cơ hội lịch sử như thế này. Ông đang đứng trước một sứ mệnh hết sức cao cả và trọng đại. Vì vậy, tôi mong ông hãy xem xét vụ việc một cách nghiêm túc và thể hiện trách nhiệm cao nhất của mình trước Tổ Quốc, trước nhân dân, đồng thời chuẩn bị tinh thần trước những bài lung lạc, cám dỗ tiềm tàng từ phía những người liên quan. Sự thừa nhận xứng đáng sẽ đến với ông khi ông biết đặt trách nhiệm của một bậc hiền sỹ trước non sông đất nước lên trên lợi ích cá nhân của mình.

Chúc ông luôn dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc và hoàn thành tốt trọng trách mà cử tri và nhân dân đã tin tưởng phó thác.
Xin trân trọng cám ơn ông.

Quảng Trị, 24/7/2011

Lê Anh Hùng

Ghi chú:

Ngoài vị Thủ tướng bất tài, bất nhân, vô liêm sỷ, đã bán linh hồn cho quỷ và vẫn lỳ lợm “bám trụ” với chiếc ghế Thủ tướng để tiếp tục gieo rắc tai ương cho đất nước, quý vị có thể hình dung ra phần nào mức độ ảnh hưởng của con quỷ Hoàng Trung Hải đến cuộc sống hàng ngày của mình qua những thông tin sau:

Theo Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ thì PTT Hoàng Trung Hải được giao những nhiệm vụ:

a) Giúp Thủ tướng Chính phủ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác trong khối kinh tế ngành và phát triển sản xuất bao gồm: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại - xuất nhập khẩu, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

- Chỉ đạo bảo đảm năng lượng và tiết kiệm năng lượng.
- Các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia và các dự án nhóm A có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
- Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Phát triển các loại hình doanh nghiệp và kinh tế hợp tác, hợp tác xã.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) và đầu tư ODA.
- Công tác phòng, chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn.

b) Giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi và chỉ đạo: Bộ Công Thương; Bộ Xây dựng; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường.

c) Làm nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước; Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các Dự án trọng điểm về dầu khí; Trưởng Ban Chỉ đạo Tổ chức điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm; Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản; Chủ tịch Hội đồng quốc gia, Trưởng các Ban Chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.

d) Các công việc khác theo sự phân công, ủy nhiệm của Thủ tướng.

Ngày 25/3/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 320/QĐ-TTg bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban Ban Chỉ đạo Quy hoạch và Đầu tư Xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội; ngày 12/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 1250/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạoNhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành Giao thông vận tải, Trưởng ban là Phó TT Hoàng Trung Hải; ngày 4/5/2010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 580/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận, Trưởng ban là PTT Hoàng Trung Hải; ngày 15/4/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 546/QĐ-TTg, bổ nhiệm PTT Hoàng Trung Hải làm Chủ tịch Uỷ ban An ninh Hàng không Dân dụng Quốc gia. Ngoài ra PTT Hoàng Trung Hải còn là Trưởng ban Ban chỉ đạo Nhà nước Dự án Thuỷ điện Sơn La; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước Xây dựng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Xây dựng Nhà Quốc hội; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhà nước về Quy hoạch điện VI, v.v.
(Từ đó, quý vị cũng có thể rút ra rằng ông Hoàng Trung Hải là thủ phạm chính khiến cho hàng loạt các dự án trọng điểm quốc gia rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, khiến cho hàng vạn công nhân Trung Quốc nghênh ngang như giữa chốn vô chủ trên khắp Việt Nam.)

* Theo ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc Hội (người cùng quê Thái Bình với PTT Hoàng Trung Hải): "Những đơn thư tố cáo lãnh đạo Đảng, nhà nước mà tung lên mạng là rất nguy hiểm, và không  loại trừ ai. Nay nếu ta công nhận hình thức tố cáo như vậy sẽ rất nguy hiểm." (Báo Vietnamnet ngày 23/8/2011:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/36524/khong-nen-quay-lung-voi-khieu-nai-dong-nguoi.html). Không hiểu nhận định này là do “trình độ” của ngài cựu Chánh án TANDTC hay còn vì lý do gì khác? Liệu có phải có ai đó đã chỉ đạo là phải “vơ vét” ngài “Tiến sỹ Luật học” này để bố trí cho đủ số ghế của Uỷ ban Thường vụ QH hay không? (Báo Tuổi Trẻ ngày 28/11/2006: Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Hiện: “Vơ vét” để có đủ thẩm phán! http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/174877/%E2%80%9CVo-vet%E2%80%9D-de-co-du-tham-phan.html) Song may mắn là đa số thành viên Uỷ ban Thường vụ QH vẫn còn đủ sáng suốt để quyết định bổ sung các hình thức tố cáo bằng thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại, bằng tài liệu nghe được, nhìn được… (Báo Vietnamnet ngày 12/10/2011:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/43361/co-the-to-cao-qua-email-.html).

(1) Nếu điều tra nghiêm túc người ta có rất nhiều đầu mối, chẳng hạn bắt đầu từ vụ ông Hoàng Trung Hải giết tay trợ lý người Quy Nhơn (Bình Định) của mình từ thời ông ta còn làm Tổng Giám đốc EVN.

(2) Hiện nay, ông Nguyễn Minh Triết vẫn đang nắm giữ toàn bộ tiền của mồ hôi nước mắt của vợ chồng tôi, khiến chúng tôi (2 vợ chồng và 3 đứa con thơ dại) đang phải sống chui rúc vật vờ ở nhà bà ngoại vợ tôi từ đầu năm 2009 đến nay (10 con người thuộc 4 thế hệ đang phải chen chúc trong một ngôi nhà cấp 4 rộng chưa đầy 60m2). Gần ba năm qua, dù vợ chồng con cái tôi chịu đủ đường cơ cực nhưng ông Triết vẫn quyết không chịu trả tiền cho chúng tôi. Việc chúng tôi tố cáo như thế này một phần cũng là vì chúng tôi không còn con đường nào khác.

(3) Với cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc Hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Trung ương, ông Nguyễn Phú Trọng đã phù phép để biến con quỷ đội lốt người Hoàng Trung Hải thành “Đại biểu Quốc Hội” khoá XIII, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

(4) Ông nên chuyển bức thư này ngay cho họ

(5) Không thể cứ một hai là tôi bị “tâm thần” mãi được. Trong thời gian mà người ta nói là tôi bị bệnh “tâm thần hoang tưởng dai dẳng” ấy, tôi đã dịch hai cuốn sách về học thuật với ngót nghìn trang dịch (cuốn Friedrich Hayek: Cuộc đời và sự nghiệp do NXB Tri thức ấn hành tháng 6/2007 và cuốn Kinh tế học thể chế: Trật tự xã hội và chính sách công mà tôi vừa công bố qua đường Internet) đồng thời còn cấp tập cho ra đời ba “tác phẩm” quan trọng khác là ba đứa con hoàn toàn khoẻ mạnh (11/2006; 12/2008 và 4/2011). Vớiviệc vợ tôi viết Bản Cam Đoan xác nhận tôi hoàn toàn bình thường và thừa nhận vai trò chính của cô ấy, chẳng lẽ người ta sẽ lại khẳng định là vợ tôi cũng bị “tâm thần” nốt chắc!?

(6) Xin nhấn mạnh với ông là những người liên quan rất sợ nếu có vị đại biểu nào đó khảng khái (chưa cần họ phải tỏ ra dũng cảm) đưa vụ việc ra trước diễn đàn Quốc Hội, vì một khi quả bom đã nổ rồi thì không còn gì mà nói nữa.
 
 (7) Tôi biết việc này cũng không đơn giản chút nào. Đơn cử, Bản Kiến nghị ngày 10/7/2011 của các nhân sỹ, trí thức gây xôn xao dư luận như thế mà ông Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội vẫn thản nhiên mà rằng “cá nhân tôi và Uỷ ban TVQH chưa nhận được Bản Kiến nghị đó…” dù đã được gửi tới qua đường chuyển phát nhanh từ ngót một tuần trước đấy. Vì vậy, tôi cũng mong các ông hãy hiểu cho tình cảnh của tôi và tìm cách nào đấy giúp tôi công khai bức thư tố cáo của mình trong trường hợp cần thiết. Tôi nói “trong trường hợp cần thiết” vì thực lòng tôi không muốn làm to chuyện, gây ảnh hưởng xấu cho đất nước; tôi cũng không muốn “trả thù” ai cả và luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Việc tố cáo ồn ỹ như thế này chẳng qua là cực chẳng đã thôi.Nguồn:
Thư ngỏ gửi Đại biểu quốc hội – nhà sử học Dương Trung Quốc  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét