Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Chuyện cuối năm 2011

-Một Năm Mất Mùa

Nguyễn Xuân Nghĩa - Ngày Nay Houston Ngày 20111227

Năm 2011 vừa kết thúc là một năm nổi loạn, và mở ra một năm hoang mang đáng sợ....

* Bắn đá và trở lại thời đồ đá và thiểu số bị coi là đồ đều *
Như mọi năm, trong số cuối năm, Ngày Nay yêu cầu bỉnh bút Nguyễn Xuân Nghĩa làm một bài tổng kết về tình hình chung của toàn cầu. Năm ngoái, trên cột báo này, ông kết luận rằng năm Canh Dần 2010 chưa phải là năm dữ nhất khi viết về "hy vọng phập phồng" của năm 2011. Suốt năm qua, niềm hy vọng ấy dẫn tới nhiều phản ứng thái quá và một sự nổi loạn đồng loạt về mọi chuyện ở mọi nơi, và còn gây nhiều hoang mang trong năm 2012 sắp tới....

Loài người là sinh vật lạ vì thích ngó vào cái đồng hồ hơn là tờ lịch. Lấy ngắn hại dài là một cách nói khác.

Nhìn trong một viễn ảnh dài hạn trường kỳ, chưa khi nào nhân loại lại thịnh vượng như trong năm 2011 đang kết thúc, khi dân số địa cầu đạt bảy tỷ: bảy tỷ miệng ăn cùng những cánh tay và bộ não cho sản xuất. Theo thống kê và tiêu chuẩn của Liên hiệp quốc, từ 30 năm nay, số người ở trong tình trạng cùng khốn đã giảm từ 50% xuống còn có chừng 30% dân số thế giới. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh cũng giảm và tuổi thọ trung bình trên toàn cầu đã tăng. Đó là tờ lịch.

Trong giai đoạn khá dài đó, xin tạm kể là từ 1981 trở đi, các quốc gia trên địa cầu đều cố du nhập nguyên tắc tự do trong kinh tế, gọi đó là "cải cách", "đổi mới" hay "chuyển hướng", và đạt kết quả là sự "chừng mực": tăng trưởng đều đặn, với lạm phát thấp, giữa các chu kỳ suy trầm trung bình thì tương đối ngắn, tối đa là chừng hai năm.

Song song, nhất là sau sự tan rã của Liên bang Xô viết năm 1991, cách đây hai chục năm, đa số các nước đều thấy sự can thiệp quá đáng của nhà nước mới gây vấn đề. Và giải pháp thỏa đáng hơn cả chính là nguyên tắc dân chủ, khi mọi người dân đều có quyền bình đẳng trước pháp luật để có khả năng chọn lựa tự do hơn.

Chu kỳ của sự chừng mực trong các giải pháp và chọn lựa đã kết thúc trong năm 2011 vừa qua. Và mở ra một thời kỳ hỗn loạn khi người ta thu hẹp tầm nhìn vào hiện tại.


***


Trong thời loạn, người ta hết tin tưởng vào các giải pháp hay các định chế có thẩm quyền về chánh sách. Một nguyên nhân chính – không phải duy nhất – là sự thái quá trong chánh sách ứng phó với nạn suy trầm kinh tế khởi sự năm 2008 và kéo dài đến giữa năm 2009, một chu kỳ cứ tưởng bình thường, năm bảy năm lại xảy ra một lần.

Thái quá trong ứng phó khi các định chế hữu trách lạm dụng quyền tự do quyết định hoặc bị áp lực của thực tế kinh tế mà bất kể đến "hậu quả bất lường", điều không tính trước của các chánh sách. Hai thí dụ ở đây là quyền tự do thái quá về tiền tệ khiến việc kích thích kinh tế dẫn tới lạm phát và bong bóng đầu cơ hoặc gây ra bội chi ngân sách và vay mượn quá khả năng thanh toán. Áp lực của thực tế kinh tế có thể là hậu quả của thiên tai, chiến tranh, hay khủng hoảng tại Âu châu, và của hiện tượng tư doanh vay mượn quá nhiều nên sẽ lại thu vén để trả nợ thay vì bung tiền ra đầu tư.

Sự thái quá kéo dài suốt ba năm và gây khủng hoảng trầm trọng về niềm tin, khiến các định chế hữu trách lật đật có phản ứng thu vén, giảm chi và trả nợ, cũng thái quá không kém.

Sau ba chục năm tin tưởng vào giá trị của tự do kinh tế rồi hoang mang về sự thái quá của thị trường, người ta đặt niềm tin vào sự can thiệp của nhà nước bằng các biện pháp tiền tệ hay ngân sách. Sau ba năm được quyền tự do quyết định, sự can thiệp cũng thái quá đó trong chách sách kinh tế của nhà nước dẫn tới phản ứng ngược, đó là... chặt tay nhà nước.

Hoặc nổi loạn.

Trong các quốc gia có dân chủ, phản ứng của người dân có nơi thể hiện là thùng phiếu khiến đối lập thắng thế và tranh luận bùng nổ giữa hai nhu cầu đều chính đáng là giảm chi và kích thích. Nhưng hình ảnh được phơi bày là sự lúng túng của các định chế cầm quyền và các chính khách trước hai nhu cầu mâu thuẫn đó.

Rõ rệt nhất là chuyện xảy ra tại Hoa Kỳ, sau bầu cử năm 2010 và trước bầu cử 2012, với phản ứng thái quá của đảng Cộng Hoà và quán tính truyền thống của đảng Dân Chủ là vẫn tin rằng nhà nước mới là giải pháp. Nhu cầu tranh cử và sự mị dân của các chính sách ở cả hai đảng khiến người ta tuyệt vọng về nền dân chủ.

Và thay vì chờ đợi ngày bỏ phiếu, người ta biểu tình. Tính toán mị dân của các chính khách - bên đảng Dân Chủ - là khai thác chuyện biểu tình đó cho nhu cầu tranh cử. Nạn nhân của vụ nổi loạn này chính là nền dân chủ và người dân Mỹ. Thiểu số bị kết án – tài phiệt Wal Street hay 1% dân số của những kẻ giàu nhất nước – chính là thành phần đã chi tiền nhiều nhất cho các chính khách mị dân ưa nhân danh 99% còn lại!

Nhưng không chỉ Hoa Kỳ mà tại các nước dân chủ khác, người dân cũng xuống đường nổi loạn làm nhiều chính quyền bị đổ, hoặc mất phiếu. Bị đổ như tại Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý và mất phiếu như tại Đức.

Người ta hết tin tưởng vào giải pháp thần diệu của nền dân chủ và áp dụng luật rừng, là ném đá và đốt nhà. Nhờ có dân chủ, người dân nổi loạn không bị đàn áp, nhưng thực tế thì niềm tin dành cho các định chế hữu trách và thiểu số ở trên đã tuột xuống đất đen. Trong năm 2012, nhiều người sẽ thất cử, và đáng bị thất cử.

Nhưng sau đó là gì thì chưa ai biết!


Chuyện hy hữu là trong khi nền dân chủ tại các nước Âu-Mỹ cứ bị coi là phá sản – vì người dân hết phản ứng bằng lá phiếu mà bằng đá củ đậu ném vào cảnh sát và các chính khách lại thi đua mị dân – thì dân chủ lại là niềm hy vọng của quần chúng tại các nước độc tài!


***


Năm 2011 mở ra với chuyện biểu tình tại Tunisie khiến chế độ độc tài của Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali sụp đổ. Biến cố ấy dẫn tới phản ứng cũng thái quá - trước tiên là của truyền thông Tây phương - về niềm tin vào làn sóng dân chủ bất khả phản hồi trong các nước Á Rập Hồi giáo.

Sự thật chưa được như vậy vì Egypt đổi chủ, Tổng thống Hosni Mubarak phải từ nhiệm, mà chế độ quân phiệt chưa tan rã. Đến cuối năm dân chúng vẫn biểu tình bạo động và bị đàn áp. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của đấu tranh dân chủ, lực lượng có tổ chức nhất là xu hướng Hồi giáo cực đoan, đã kín đáo thắng thế đằng aau nỗ lực biểu tình của những người đòi dân chủ.

Sự thật cũng vẫn chưa được như vậy tại các nước Bắc Phi Trung Đông và cả khu vực Hồi giáo của Vịnh Ba Tư. Lãnh tụ Moammar Gaddaphi bị hạ sát và chế độ độc tài của ông sụp đổ nhờ sự can thiệp quân sự của Tây phương, mà dân chủ chưa thành hình và xứ Libya vẫn có nguy cơ khủng hoảng.

Sự thật còn thê thảm hơn tại Syria hay Yemen, khi nạn đàn áp vẫn tiếp diễn với sự can dự của nhiều xứ khác. Các nước Hồi giáo như Saudi Arabia hay Iran cũng thế, chưa có dân chủ và chế độ - theo hệ phái Sunni hay Shia - còn nhìn vào khoảng trống tại Iraq do Hoa Kỳ để lại vào cuối năm!

Mà tình hình Iraq mới là nơi minh diễn sự lạc quan thái quá của mọi người vào quy tắc dân chủ.

Cả thế giới phê phán việc Hoa Kỳ can thiệp vào xứ này để lật đổ chế độ độc tài và hung đồ của lãnh tụ Saddam Hussein. Sau tám năm đại loạn, Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Iraq, như Chính quyền Barack Obama chủ trương và tiến hành kịp thời trước mùa tranh cử của năm 2012. Lại cảnh "khi đồng minh tháo chạy". Ba ngày sau, là tuần qua, Iraq lại có loạn.

Phe Shia thắng thế - với sự yểm trợ của Iran ở sau lưng – đã xông lên và đẩy hai lực lượng thiểu số của hệ phái Sunni và sắc tộc Kurd vào đường cùng. Phe thiểu số sẽ nổi loạn!

Khủng bố tự sát đã tái diễn tại thủ đô Baghdad.

Nền dân chủ mong manh tại Iraq có thể tiêu vong và chế độ Iran độc tài của hệ phái Shia sẽ thắng lớn ở xứ lân bang này khiến hai chế độ Sunni là Saudi Arabia và Turkey phải canh chừng. Hoặc can thiệp! Người ta cứ nghĩ rằng chỉ cần lật đổ ách độc tài là dân chúng nơi nơi sẽ bắt tay vào xây dựng dân chủ, cũng là một sự lạc quan thái quá.

Sự lạc quan ấy cũng có thể giải thích kỳ vọng của nhiều người về những biến động tại Liên bang Nga sau cuộc bầu cử đầu tháng 12. Thành phần trung lưu khá giả đã biểu tình chống Thủ tướng Vladimir Putin, tố giác tội gian lận bầu cử năm nay và âm mưu tái tranh cử Tổng thống vào Tháng Ba năm tới. Nhiều nhân vật công thần hoặc có uy tín của chế độ Putin ra mặt chống đối, nguyên Chủ tịch Liên Xô là Mikhail Gorbachev còn kêu gọi Putin từ chức!

Nhưng Putin vẫn nắm sao đằng chuôi, ngoài đảng Nga Thống Nhất của ông, ba chính đảng lớn nhất còn lại đều có chủ trương ủng hộ sự "đổi mới" của ông để canh tân xứ sở, theo màu sắc Nga. Và cả truyền thông lẫn quân đội và mật vụ Nga vẫn do Putin kiểm soát. Khái niệm dân chủ như ta hiểu tại các nước Tây phương chỉ xuất hiện trong các cuộc biểu tình ở thành phố. Và không là chủ trương của các định chế hay nhân vật trong cuộc.

Trung Quốc cũng vậy.

Sau khi Ôn Châu của tỉnh Chiết Giang giã từ giấc mơ kinh tế thị trường vì tư doanh phá sản hàng loạt trong năm qua, đến cuối năm thì dân chúng Ô Khảm của tỉnh Quảng Đông nổi loạn và đánh đuổi chính quyền địa phương. Động loạn đã bùng nổ, đến hơn trăm ngàn vụ trong cả năm. Sự phá sản của những chánh sách thái quá khiến lạm phát và vỡ nợ lan rộng và gây phản ứng trong quần chúng. Nhưng chế độ vẫn thẳng tay tiêu diệt và dân chủ vẫn là chuyện cấm kỵ....

Khi tổng kết vào dịp cuối năm, người ta có thể thấy ra một nét chung là sự sụp đổ niềm tin vào các định chế hữu trách, có quyền.


***


Năm 2001 là năm mất mùa của các niềm tin.

Niềm tin vào cơ chế Âu châu thống nhất, vào nguyên tắc dân chủ và bầu cử tại Mỹ, vào khả năng giải quyết của các định chế chuyên môn và độc lập như ngân hàng trung ương, niềm tin vào sự thoả hiệp của các phe phái đối nghịch để xây dựng được một không gian sống chung trong ổn định như tại Iraq hoặc Libya, v.v...

Ngần ấy kỳ vọng đều chưa xuất hiện.

Sự suy sụp niềm tin dẫn đến phản ứng nổi loạn. Năm 2011 là năm nổi loạn phổ biến và sẽ dẫn tới hoang mang trong năm 2012. Hoang mang vì chưa biết là sẽ xây dựng ra cái gì để thay thế. Và ai sẽ xây dựng? Sự hoang mang ấy mới là nguy cơ khủng hoảng đáng sợ nhất. Mười năm sau những kỳ vọng về làn sóng dân chủ muôn màu, như tại Serbia, Georgia, Ukraine hay Kyrgyzstan, năm 2011 chính là sự thoái lui của trào lưu dân chủ.

Trong khi ấy, các chế độ độc tài đều dư thủ đoạn cứu vãn quyền lực chính trị và đặc lợi kinh tế của họ. Nhìn từ các quốc gia có tự do, nếu kinh tế thị trường và chính trị dân chủ hết là giải pháp lý tưởng, người ta sẽ làm gì khi tiếp tục gây phản ứng thái quá? Gây loạn? Chính sách mị dân của xứ tự do, thủ đoạn đàn áp của chế độ độc tài và sự thiếu tổ chức của các phong dân chủ có thể là những biểu hiện đen tối nhất của năm 2011.

Hương hoa nhài tại Tunisie vào đầu năm hay con én tại Miến Điện vào cuối năm chưa thật sự báo hiệu mùa Xuân 2012.

-Nguồn: - -Chuyện cuối năm 2011 Alan Phan
Có lẽ đây là sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiễm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu củng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.
Có nhiều sự kiện để quên hơn là ghi nhớ cho 2011. Chuyện nợ công Âu Châu, Mỹ và cả Trung Quốc. Chuyện sóng thần Nhật Bản. Chuyện biểu tình cách mạng Hoa Nhài. Chuyện Steve Jobs ra đi. Gần chúng ta hơn, chuyện bà Thủ Tướng và lũ lụt ở Thái Lan. Chuyện quà Giang Sinh của dân Bắc Triều Tiên khi ông lãnh tụ “vĩ đại và kính yêu” nằm lăn ra chết.

Việt Nam thì cũng không có gì để bàn luận. Theo các chuyên gia chánh phủ và các đại biểu nhân dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, bất động sản, chứng khoán, tín dụng đen và nợ xấu ngân hàng đều vẫn ổn và sẽ tốt đẹp hơn trong 2012. Người dân có thể an tâm tiếp tục nhậu nhẹt mỗi ngày và chỉ cần quan tâm đến các phong bì cho quà Tết, đám cưới, đám ma. Thế hệ trẻ vẫn lo dồi mài kinh sử của XHCN để được làm quan và sống đời tầm gởi.
Tóm lại, thiên hạ vẫn thái bình, không ai chết. Dòng lich sử ngoài kia có thể vẫn trôi nhanh, nhưng dân tộc chúng ta đã nằm trên đỉnh cao trí tuệ của loài người để thắc mắc về những chi tiết vụn vặt. Nhân loại có thể vẫn loay hoay mò đường tìm lối sống mới cho thế kỷ 21, nhưng đó là vì họ không có cái vốn văn hóa 5 ngàn năm của giòng giống Lạc Hồng. Chúng ta chỉ thiếu một giải vô địch bóng đá nào đó của ASEAN là Việt Nam lại chiếm vị thế số một của các quốc gia hạnh phúc. A men.
Trong những ngày cuối năm, trời lạnh co ro, làm các cặp nhân tình hay trùm chăn nằm nhà, suy tưởng về quá khứ và tương lai. Các mạng truyền thông từ Mỹ đến Việt đua nhau làm bảng xếp hạng những biến cố hay những nhân vật được coi là “quan trọng” nhất trong năm cũ. Tội nghiệp. Chúng ta thi đua suốt năm, từ chính trường, thương trường đến vận động trường, sân khấu phim ảnh… Ở Việt Nam, còn thêm màn thi đua thành tích, huân chương lao động, bằng cấp và các bài diễn văn. Vậy mà cuối năm, chúng ta lại còn bị nghe về những thi đua khác nữa trên thế giới, không ăn nhậu gì đến niềm vui nho nhỏ trong căn phòng ấm cúng.
Hơi ngược đời, đêm Noel tôi lại nghĩ về luật nhân quả của nhà Phật. Chúng ta luôn gặt hái những gì mình gieo trồng. Một cố gắng chân thành thiện ý, dù kết quả có là thất bại, cũng đem lại cho người làm một bài học đáng giá để thành công lớn hơn trong tương lai. Một hy sinh vì lợi ích chung của cộng đồng, dù không ai biết đến, vẫn đem lại những thỏa mãn cá nhân mà thành quả là sự an bình cùng sức mạnh nội tại. Một nếp sống chừng mực hài hòa và những cẩn trọng về ăn uống và luyện tập sẽ đem cho thân thể những ngày mạnh khỏe cần cho sự minh mẫn của tinh thần.
Ngược lại, những lựa chọn sai lầm bao giờ cũng phải trả giá, không sớm thì muộn. Không có bữa ăn nào miễn phí trong đời sống. Bệnh tật sẽ theo sau những ăn nhậu tiệc tùng, mặc cảm sẽ hành hạ những nhũng lạm quyền thế, sụp đổ phải xẩy ra với những lâu đài xây không nền móng. Tuy nhiên, ông Trời cũng hay chơi trò oái ăm khiến chúng ta lầm tưởng rằng nguyên lý này có ngoại lệ. Chúng ta nhìn những tàn ác của Stalin, của Ghadafi, của Kim Jong Il…kéo dài hàng chục niên kỳ và nghi ngờ công lý của Trời.
Hy Lạp cười thỏa mãn khi thấy các ngân hàng quốc tế ngu xuẩn đưa tiền cho mình xài vô tội vạ. Họ không nghĩ hậu quả của chục năm suy thoái sắp đến khi phải xù nợ. Ở bình diện rộng lớn hơn, các chánh phủ Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Ý…sẽ phải trả giá cho cho các gói kích cầu trong chánh sách bơm tín dụng và in tiền cứu ngân hàng. Dĩ nhiên, khi cả kinh tế thế giới tùy thuộc vào sự ổn định của đồng đô la, ngày mà nước Mỹ phải trả giá chắc chắn xa hơn ngày các nước nhỏ phải trả. Nhưng nợ không bao giờ tự nhiên biến mất, chì có một lựa chọn là tự ta phải xù nợ hoặc để con cháu trả sau này. Điều an tâm hiện giờ là những món nợ tư hay công có thể dược đáo qua đáo lại trong vài năm tới, dấu diếm dưới thảm cho đến khi hôi thối quá, phải kéo ra. Càng lâu lãi suất càng tich lũy, hậu quả càng lớn và nhiều món nợ sẽ không bao giờ trả đủ.
Có lẽ đây lả sự kiện và bài học lớn nhất của 2011. Các lãnh tụ chính trị và kinh tế nghĩ mình miễn nhiểm khỏi định luật thiên nhiên? Họ cho rằng họ sẽ vượt qua mọi lăng nhăng của thời thế và tha hồ ăn miễn phí. Rằng con cái của họ cũng sẽ được tiêm vắc xin để tránh mọi vi khuẩn của công lý và bình đẳng. Rằng họ sẽ tồn tại thêm vài thế hệ nữa. Rằng cái lựa chọn dù phi lý và xấu xí đến đâu củng sẽ qua đi khi họ hạ cánh an toàn và người dân sẽ quên hay cười tha thứ khi nhớ lại.
Đôi khi tôi cũng mất đi niềm tin vào luật của Trời và cho rằng họ đúng. Có lẽ đó là chút chua chát còn sót lại của tuổi già?
Chiều Giáng Sinh, tôi tình cờ xem một phim họat hình của Disney tên Tangled. Chuyện về một nàng công chúa bị bà phù thủy bắt đi khi vừa chào đời. Bà cần mái tóc mầu nhiệm của cô để trẻ đẹp mãi. Cô lớn lên nghĩ rằng đây là mẹ mình và khi bà cấm không cho cô ra khỏi cái tháp cao tù ngục, bà giải thích là thế giới ngoài kia khủng khiếp tàn bạo lắm, cô nên ngoan ngoãn nghe lời bà dậy dỗ để có “ổn định” cho đời sống.
Nhưng trong thâm tâm, cô vẫn ao ước về một ngày của “tự do” dù phải trả giá. Một chàng ăn trộm đưa cô ra khỏi ngục tù và câu chuyện kết thúc như mọi chuyện cổ tích. Kẻ gian bị tiêu diệt và người tử tế sống hạnh phúc đời đời. Bài hát khi cô thoát khỏi gọng kềm của bà phù thủy “I’ve seen the light” (Tôi đã thấy ánh sáng), thật truyền cảm.
Dù đôi khi con người “bi quan” trong tôi chê cười cái ấu trĩ của những câu chuyện cổ tích, tôi vẫn yêu chúng vô cùng. Đây là thế giới của đạo đức, của chân thật và cao quý. Nó xác định lại cho chúng ta niềm tin vào luật Trời, vào cái đẹp vĩnh hằng của công lý, vào luật nhân quả của nhà Phật, vào tình người luôn sáng ngời qua nghịch cảnh. Đây là thế giới phân chia “thiện-ác” rõ ràng, nơi kẻ cắp không thể đội lốt quân tử trong lâu dài.
Vài ngày nữa, thế giới sẽ bước qua một cột mốc mới của thời gian. Chúng ta không biết là 2012 sẽ đem lại “công lý” như các câu chuyện cổ tích? Hay một đại họa diệt vong cho toàn cầu như lời tiên tri của văn minh Mayan? Dù thế nào, tôi tin rằng Ơn Trên vẫn quan tâm đến định mệnh con người và “bình an dưới thế cho người thiện tâm” vẫn là một nguyên lý để sống .
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
25 Dec 2011
(Bài đã do Tuần Việt Nam xuất bản ngày 28/12/2011)
T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Ông đã xuất bản 8 cuốn sách bằng Anh và Việt ngữ. Email của ông là gocnhinalan@gmail.com và Web site cá nhân là www.gocnhinalan.com.





-10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm 2011 (TTXVN).Đối thoại ba bên Ấn-Nhật-Mỹ: Sáng kiến nhiều hứa hẹn[28/12/2011 13:28]
-Chiến lược nhiều ‘mũi giáp công’ của Trung Quốc đối phó với "quay trở lại Châu Á" của Mỹ-
-Ấn Độ nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới năm 2011 QĐND Online - Trong năm 2011, Ấn Độ đã vươn lên thành quốc gia đứng đầu danh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, đó là thông tin đã được Trung tâm phân tích thị trường vũ khí thế giới (CAWAT) đăng tải-- Việt-Trung tăng hợp tác giữa lực lượng biên phòng (TTXVN).- Chuyện chưa bao giờ kể của trưởng đoàn đàm phán BTA (TVN).


Mỹ nỗ lực giữ vị thế tại châu Á-Thái Bình Dương (TTXVN).
Người hùng trên sóng Hoàng Sa (PLTP). -- VASEP hỗ trợ máy thông tin vệ tinh cho ngư dân (VOV).
-Căng thẳng trên biển Đông năm 2011- phần 2 – (RFA). - - Căng thẳng trên biển Đông năm 2011- phần 1 – (RFA).  – Turbulence in the South China Sea (Sun Daily). – US-China military talks fail to resolve tensions (WSWS). –  Seoul Beefs Up Steps to Fight Illegal Fishing (WSJ).  - F-35 của Nhật có làm Thái Bình Dương dậy sóng? (Phunutoday).


-Cuộc chiến bên ngoài bàn đàm phán Việt – Mỹ (TVN).
- Ngô Thế Vinh: Hội Nghị Siem Reap Một Thỏa Hiệp Mong Manh [08-12-2011] Cho Dòng Chính Mekong Không Nghẽn Mạch (Nguyễn Văn Tuấn).



Thế giới chỉ còn cách sống chung với Iran - quốc gia hạt nhân mới? Do Iran sẽ không đời nào bỏ rơi chương trình hạt nhân, thế giới nên chuẩn bị tinh thần để sống chung với một quốc gia hạt nhân mới.
-Miến Điện dân chủ hóa hay tự diễn biến? - (BBC) -Tác giả Lý Thái Hùng phân tích nguyên nhân của động thái chuyển hướng được cho là "đúng lúc" của chính quyền Miến Điện gần đây.-- Miến Điện dân chủ hóa hay tự diễn biến?  —  (BBC).

Đạo luật Bầu cử mới của Hungary bị đối lập phản đối quyết liệt   —  (RFI).
---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét