-Bị truy tố vẫn làm chuyên viên Ban Tổ chức Huyện ủy-> Nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện Hòn Đất bị truy tố
TP
- Ông Nguyễn Thanh Hoàn (nguyên Trưởng phòng TN&MT huyện Hòn Đất,
Kiên Giang) cùng 2 cán bộ cấp dưới và một “cò” đất bị truy tố về hành vi
lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, hiện
ông Hoàn vẫn làm chuyên viên Ban tổ chức Huyện ủy Hòn Đất.
Theo
nội dung cáo trạng, trong thời gian làm Trưởng phòng TN&MT huyện
Hòn Đất (2005 - 2008), ông Hoàn đã giải quyết cấp sổ đỏ cho nhiều trường
hợp đất chuyển đổi từ đất nông nghiệp lên đất thổ cư nhưng không phải
đóng thuế, gây thiệt hại hơn 1,5 tỷ đồng.
Tháng
4-2008, ông Hoàn được điều về làm Bí thư Đảng ủy xã Nam Thái Sơn. Đến
tháng 9-2011, ông Hoàn bị Công an tỉnh Kiên Giang khởi tố, sau đó được
chuyển lên Ban Tổ chức Huyện ủy làm chuyên viên.
Ba
bị can khác gồm Nguyễn Văn Tửng (nguyên cán bộ Phòng TN&MT huyện
Hòn Đất), Võ Văn Sen (nguyên cán bộ địa chính xã Thổ Sơn) và “cò” đất
Ngô Trọng Hiếu đã câu kết chuyển mục đích sử dụng đất, gây thiệt hại 3,5
tỷ đồng tiền thuế.
Hồng Lĩnh
-- VỤ CÀNG SAI PHẠM CÀNG LÊN CHỨC: Bị kỷ luật vẫn được khen thưởng-Mặc dù bị kỷ luật nhưng các ông Châu Thanh Dũng, phó chánh Tòa Dân sự và Trần Trọng Hữu, phó chánh án TAND tỉnh Cà Mau, vẫn được nhận bằng khen “5 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”
Giấy chứng nhận tạm thời tốt nghiệp bổ túc THPT của ông Trần Trọng Hữu được cấp sau khi đã có bằng cử nhân luật
Tuy
nhiên, kết thúc năm 2010, ông Dũng lợi dụng là phó bí thư chi bộ để
cùng ông Trần Trọng Hữu, phó chánh án, bí thư chi bộ, chủ tịch Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng TAND tỉnh Cà Mau, tự đề xuất TAND Tối cao khen
thưởng “5 năm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Điều đáng nói là bằng cử nhân luật của ông Hữu vẫn được công nhận và ngày 28-6-2006, ông mới bổ sung vào hồ sơ giấy chứng nhận tạm thời tốt nghiệp bổ túc THPT.
Trước đây, nhiều cán bộ ngành tư pháp của tỉnh Cà Mau cũng bị phát hiện và thừa nhận sử dụng các văn bằng chứng chỉ bất hợp pháp như bà Trần Kim Phe (chánh án TAND huyện Cái Nước), ông Võ Thanh Tùng (chánh án TAND huyện Trần Văn Thời), ông Ngô Hồng Phúc (chánh án TAND huyện Ngọc Hiển), ông Nguyễn Thanh Lo (chánh án TAND huyện U Minh)… Thế nhưng hiện nay, có người đã được chuyển công tác và giữ những chức vụ quan trọng; số khác thì vẫn còn ngồi ghế chánh án TAND huyện.
Khi
ông Hữu và ông Dũng nhận bằng khen thì cán bộ, nhân viên trong cơ quan
mới “bật ngửa” vì không hề hay biết việc đề xuất khen thưởng của hai ông
này.
- VỤ CÀNG SAI PHẠM CÀNG LÊN CHỨC: Bị kỷ luật vẫn được khen thưởng
--- - Mỗi Bộ chỉ có 6 Thứ trưởng (Bee).
-
Ép HS gửi bài dự thi qua bưu điện để kiếm tiền?
-
Theo tính toán sơ bộ, toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 200.00 học sinh.
Mỗi phong bì 500 đồng, mỗi con tem 2.500 đồng, tính ra ngành Bưu điện sẽ
bán được 200.000 phong bì và tem, tổng thu sẽ là 500 triệu đồng.
Những ngày qua, nhiều giáo viên ở tỉnh Sóc Trăng rất bất bình khi nhận được thông báo của Bưu điện tỉnh Sóc Trăng và Sở GD-ĐT Sóc Trăng về việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Theo giáo viên, việc tổ chức cuộc thi này không nhằm mục đích giúp học sinh tìm hiểu về truyền thống của nhà giáo Việt Nam mà chủ yếu là để cho Bưu điện kinh doanh.
Trong kế hoạch tổ chức cuộc thi do Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng Trần Việt Hùng và Giám đốc bưu điện tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Hải Thanh ký gửi các đơn vị trường học trong tỉnh ngày 14/10 ghi rõ: Đối tượng tham gia là tất cả các học sinh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thể lệ cuộc thi qui định: Bài dự thi được thể hiện trên giấy A4 theo mẫu của Ban tổ chức; Bài dự thi phải được bỏ vào bì thư có dán tem và gửi qua đường Bưu điện, mỗi bì thư là một bài thi; Thư không dán tem, một bì thư có nhiều bài dự thi, bài thi của các cá nhân gửi trực tiếp là bài không hợp lệ.
Cơ cấu giải thưởng cho cả cuộc thi gồm tập thể và cá nhân với tổng số tiền là 14,8 triệu đồng. Ngoài ra, Bưu điện cũng sẽ chi trả hoa hồng tiền bán tem, bì thư cho các trường là 15% (5% cho tem, 10% cho bì thư) cho các đơn vị chi bán tem, bì thư cho trường học tham gia cuộc thi.
Những ngày qua, nhiều giáo viên ở tỉnh Sóc Trăng rất bất bình khi nhận được thông báo của Bưu điện tỉnh Sóc Trăng và Sở GD-ĐT Sóc Trăng về việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Theo giáo viên, việc tổ chức cuộc thi này không nhằm mục đích giúp học sinh tìm hiểu về truyền thống của nhà giáo Việt Nam mà chủ yếu là để cho Bưu điện kinh doanh.
Trong kế hoạch tổ chức cuộc thi do Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng Trần Việt Hùng và Giám đốc bưu điện tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Hải Thanh ký gửi các đơn vị trường học trong tỉnh ngày 14/10 ghi rõ: Đối tượng tham gia là tất cả các học sinh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thể lệ cuộc thi qui định: Bài dự thi được thể hiện trên giấy A4 theo mẫu của Ban tổ chức; Bài dự thi phải được bỏ vào bì thư có dán tem và gửi qua đường Bưu điện, mỗi bì thư là một bài thi; Thư không dán tem, một bì thư có nhiều bài dự thi, bài thi của các cá nhân gửi trực tiếp là bài không hợp lệ.
Cơ cấu giải thưởng cho cả cuộc thi gồm tập thể và cá nhân với tổng số tiền là 14,8 triệu đồng. Ngoài ra, Bưu điện cũng sẽ chi trả hoa hồng tiền bán tem, bì thư cho các trường là 15% (5% cho tem, 10% cho bì thư) cho các đơn vị chi bán tem, bì thư cho trường học tham gia cuộc thi.
Bưu điện tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: IE |
Thầy Trần Đông Nhật, Hiệu trưởng trường THCS Phường 6 (TP Sóc Trăng) cho biết: “Nhận được thông báo cùng kế hoạch tổ chức cuộc thi của Sở GD-ĐT và Bưu điện, chúng tôi rất bất bình vì qui định như trên gây khó khăn, lãng phí cho học sinh. Cụ thể học sinh ở thành phố Sóc Trăng và các huyện có thể không cần phải gửi bài dự thi qua đường bưu điện mà có thể nhà trường thu nhận bài của các em rồi mang nộp thẳng cho bưu điện cũng được".
"Theo tôi, cách tổ chức như vậy là khó chấp nhận được. Hôm họp lãnh đạo các trường trong thành phố, hầu như ai cũng bất bình và không đồng ý với qui định mà Ban tổ chức cuộc thi đưa ra. Ngay lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố và cán bộ UBND thành phố cũng không đồng ý. Vì vậy, chúng tôi vẫn phát động học sinh dự thi nhưng sẽ thu bài theo trường và cử người mang sang nộp cho BTC, nếu không nhận thì thôi” - thầy Nhật nói.
Nhiều hiệu trưởng trường THCS và THPT ở các huyện cũng bất bình nhưng “Có văn bản chỉ đạo của Giám đốc sở, dù không đồng ý nhưng vẫn phải làm thôi, không thực hiện theo chỉ đạo thì bị phê bình, mà thực hiện thì thấy nó khó xử quá”.
Một giáo viên ở thành phố Sóc Trăng tính toán: Theo kế hoạch, tất cả học sinh ở tỉnh Sóc Trăng (toàn tỉnh có trên 200.000 học sinh-tính tròn số) đều tham gia cuộc thi, chỉ tính mỗi em gửi một bài thì đã có trên 200.000 bài dự thi, tức là có trên 200.000 chiếc phong bì và chừng đó con tem của Bưu điện được các em mua. Mỗi phong bì 500 đồng, mỗi con tem 2.500 đồng, tính ra ngành Bưu điện sẽ bán được 200.000 phong bì và tem, tổng thu sẽ là 500 triệu đồng. Còn chỉ tính 50% học sinh dự thi thì số tiền bán tem và bì thư của bưu điện cũng được 250 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí giải thưởng chỉ hết 14,8 triệu đồng.
Như vậy, chỉ tính qua loa, ngành Bưu điện sẽ tiêu thụ được hàng trăm ngàn bì thư và tem một cách dễ dàng qua việc tổ chức một cuộc thi như thế này. Nhiều đơn vị trường học tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc thi nếu bắt buộc phải mua tem và bì thư của bưu điện.
Theo lãnh đạo các trường, nhà trường vẫn tổ chức cho các em làm bài dự thi để giúp các em hiểu hơn về ngày nhà giáo Việt Nam nhưng trường sẽ mang toàn bộ bài thi của trường mình nộp cho BTC, nếu không nhận thì… "xù" luôn.
PV
- TÌM ĐỒNG ĐỘI TRÊN ĐẤT NƯỚC TRIỆU VOI: Bài cuối: Mẹ Lào đi tìm con Việt — (Thắng Xòe). - – Bài 1: Bộ đội con đi tìm bộ đội cha;
- “Sóng ngầm” ở chợ đêm(NLĐ).
– Khổ vì thủy điện chặn dòng (NLĐ).
- ĐBSCL ngập: Lại loay hoay với cốt nền (PLTP). – ĐBSCL: Lũ tăng cường nhấn chìm rau, trái (Dân Việt). – Phát triển đô thị đi trước, ngập lụt theo sau (SGTT).
- Thị trường mua bán thận ‘ngầm’ trỗi dậy (VNN).
- Nghe bệnh nhân ‘kể thêm tội’ bác sỹ (VNN). - Ca sĩ Ánh Tuyết trên giường bệnh viết về ‘phong bì bác sĩ’ (VNE). - Nhà nghèo đóng tiền khám bệnh cho nhà giàu – (RFA). - Ánh Tuyết hót bài ca “phong bì” (Trương Duy Nhất).
Hồ sơ Trần Đức Thảo: Về hai tác phẩm cuối đời của Trần Đức Thảo, đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản, mà ông là người sáng lập: Những nghiên cứu về biện chứng học và Logic sống động của thời hiện tại -- PHẦN IV (viet-studies 30-10-11) -- Bài quan trọng của Cù Huy Chử và Cù Huy Song Hà ◄
Chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo (DT 30-10-11) -- Có phát biểu của ông Nguyễn Thiện Nhân (hình như ông đã làm Bộ Trưởng GD-ĐT trong nhiều năm?)
"Nói không" với tại chức hay cần tìm con dê tế thần? (TVN 30-10-11)
'Tuyển xong để có phong bao, phong bì...' (VNN 30-10-11)
Đầu vào của trí thức hiện nay (HNV 29-10-11) -- Bài Văn Giá
Kỷ niệm với nhà văn Tô Hoài (CAND 30-10-11) -- Của Đoàn Minh Tuấn
Ranh giới nào cho lý luận và phê bình văn học (HNV 19-10-11)
Trả lại tiếng thơm cho con đò ca Huế (TP 29-10-11)
'Pháp luật chưa đủ sức răn đe người ngoại tình' (VnEx
30-10-11) -- Công An nước ta quả rất vất vả, vừa phải chống trả các
"thế lực thù địch" âm mưu "diễn biến hoà bình", vừa phải điều tra những
vụ trộm cướp, ngoại tình.
Giáo dục ở các nước ASEAN: Asean Nations Put Education Front and Center (IHT 30-10-11)
Về Umberto Eco: Umberto Eco: Prof Postmodern back in bloom (London Sunday Times 30-10-11) -- Umberto Eco và hậu hiện đại. Xin lỗi, chỉ có subscribers mới đọc được bài này.
-
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét