Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước?

Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước?

Nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước?

- Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nhà nước là kinh doanh có hiệu quả. Các số liệu do chính các cơ quan Nhà nước đưa ra cho thấy chúng hoạt động kém hiệu quả, tức là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất chúng đã không làm được.


TIN LIÊN QUAN

Báo chí đưa tin, ngày 27/12/2011, một thứ trưởng Bộ Công Thương đã thanh minh hộ EVN và Petrolimex về việc kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn trả lương “khủng” của hai doanh nghiệp có “vai trò chủ đạo” này trong ngành năng lượng. Ông thứ trưởng cho rằng EVN đã làm đúng quy định của Nhà nước khi xác định chi phí lương. Còn quy định của Nhà nước về chi phí (kể cả hoa hồng đại lý) ở mức 600 đồng/lít cho ngành xăng dầu là không phù hợp cho nên “do thù lao quá thấp, thu không đủ chi đã dẫn tới những năm gần đây, ngày càng nhiều đại lý, cây xăng đóng cửa, nghỉ bán hàng. Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu Petrolimex phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, chấp nhận lỗ để duy trì hệ thống, không để đứt nguồn cung và không được tính khoản chi vượt định mức quy định vào giá xăng”.

Thanh minh của vị thứ trưởng đã không đề cập đến chuyện Bộ Tài chính đã chỉ ra rằng các công ty mẹ (người chi hoa hồng vượt cả toàn bộ định mức chi phí 600 đồng/lít) thì lỗ, còn các công ty con (các đại lý) lại lãi lớn. 

Các doanh nghiệp luôn viện cớ phải làm nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị, phải làm công cụ điều tiết vĩ mô của Chính phủ nên mới bị thua lỗ. Đến vị quan chức nhà nước kia cũng đồng tình với cái cớ trên.
Phải rạch ròi, kinh doanh là kinh doanh. Không thể, và rất không nên, buộc các doanh nghiệp Nhà nước phải làm công tác xã hội (như hỗ trợ huyện này huyện nọ, đưa dịch vụ lên vùng sâu vùng xa, làm công cụ điều tiết cho chính phủ, làm nhiệm vụ chính trị như họ và các quan chức trực tiếp của họ hay than vãn như ông thứ trưởng Bộ Công thương nêu trên). Khổ cho các doanh nghiệp Nhà nước, họ không có sân chơi bình đẳng!
 
Để làm tốt công tác xã hội và chính trị thuộc loại như nêu ở trên phải dùng các công cụ khác hữu hiệu hơn rất nhiều mà nhiều chuyên gia, trong đó có người viết bài này, đã đề cập đến từ rất lâu rồi và có lẽ không cần nhắc lại ở đây.

Hay cả các quan chức và các doanh nghiệp Nhà nước vẫn muốn đảm nhiệm các chức năng xã hội và chính trị đó? Bởi nếu rạch ròi minh bạch và có sân chơi bình đẳng cho họ, thì còn đâu cớ để cho họ vin vào!


Nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất của các doanh nghiệp Nhà nước là kinh doanh có hiệu quả. Các số liệu do chính các cơ quan Nhà nước đưa ra cho thấy chúng hoạt động kém hiệu quả, tức là nhiệm vụ chính trị quan trọng nhất chúng đã không làm được. Vì phải thực hiện các nhiệm vụ xã hội, chính trị, để ổn định kinh tế vĩ mô, chống lạm phát,… nên các doanh nghiệp nhà nước mới như thế.


Hãy chấm dứt kiểu lập luận vòng vo và để cho các doanh nghiệp Nhà nước có sân chơi bình đẳng.
Nguyễn Quang A

-Vở diễn 2.000 tỉ và sự nhầm vai của ông thứ trưởng -Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hôm 27-12, đại diện Bộ Công Thương (Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng) đã có cuộc giải trình với báo chí về quyết định tăng giá điện 5% của EVN hôm 20-12 vừa qua.
Tài liệu của Bộ được ông Vượng trình bày đã nêu khá nhiều lý do cũng như cơ sở pháp lý để EVN cần… tăng giá điện 5%, riêng về tiền lương lãnh đạo EVN quá cao như phát hiện của Kiểm toán Nhà nước thì Bộ Công Thương “đá” sang Bộ LĐ-TB&XH!

Bị nhà báo chất vấn tại cuộc họp, ông Vượng xác nhận mức tổn thất điện năng của EVN năm 2010 lên tới 10,15%, đồng thời cũng xác nhận con số này đã tăng thêm trên 1% so với 2009 và vượt xa các nước tiên tiến (hiện ở 5%-6%).
Ai cũng biết Bộ Công Thương kế thừa trách nhiệm của Bộ Công nghiệp về quản lý nhà nước đối với ngành điện mà đặc biệt, tại quyết định của Thủ tướng (Quyết định 276/2006, ngày 4-12-2006) thì bộ này có trách nhiệm “Chỉ đạo ngành điện thực hiện các biện pháp để bảo đảm tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất điện năng”. Điều 4 này nói rõ EVN “phải chủ động áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ, phấn đấu giảm chi phí quản lý, giảm tổn thất điện năng để… mức tổn thất toàn hệ thống điện giảm xuống còn 8% vào năm 2010”.

Như vậy theo yêu cầu của Thủ tướng thì năm 2010 EVN đã “ăn” chênh hơn 2% và rõ ràng không hoàn thành nhiệm vụ. Ngay cả Bộ Công nghiệp (Công Thương) cũng liên đới trách nhiệm khi đã qua năm 2010 mà việc hạ tỉ lệ tổn thất điện năng xuống còn 8% chưa làm được! Chiếu theo số liệu vừa công bố, mức chênh lệch trên 2% này vào khoảng 2.000 tỉ đồng!
2.000 tỉ đồng là con số không hề nhỏ, nó tương đương số lỗ của EVN đầu tư vào ngành viễn thông trong hai năm 2010 và 2011. Vậy mà tại cuộc họp hôm qua, báo cáo của Bộ Công Thương đã không có chữ nào về việc này. Ông thứ trưởng bị truy liền nói bừa là đã “phê bình nghiêm khắc” EVN về sai sót này, song lại “thanh minh giùm” EVN rằng có lý do khách quan là lưới điện cũ và chuyện chưa kiểm soát được nạn ăn cắp điện (?!).
Người dân nộp thuế trả lương cho cơ quan quản lý nhà nước là bảo vệ lợi ích của họ, chống mọi biểu hiện của “lợi ích nhóm”. Rõ ràng việc “thất thoát” khoảng 2.000 tỉ đồng (căn cứ theo Quyết định 276 của Thủ tướng) thì EVN dứt khoát phải giải trình chi tiết, có sự thẩm định của Bộ Công Thương, chứ ông thứ trưởng không thể nhầm vai làm nhiệm vụ “bào chữa” cho EVN được!
-EVN giấu nhẹm việc tăng giá điện và chuyện lobby (VEF.VN) - Suốt cả năm nay, EVN gây ồn ào dư luận với con số thua lỗ và nợ nần rồi rập rình xin tăng giá điện. Song, khi hỏi giá điện sẽ tăng thế nào, khi nào tăng thì cả quản lý ngành lẫn lãnh đạo EVN đều "im thin thít", chỉ giãi bày đó là việc đặng chẳng đừng.
Sao phải giấu nhẹm chuyện tăng giá điện?
Không thông báo trước vấn đề tăng giá điện - có lẽ, đây là điều gây thất vọng lớn  tại buổi họp báo công bố giá thành sản xuấtkinh doanh điện năm 2010 của Bộ Công Thương cuối tuần qua.

Khi báo chí thẳng thắn đặt vấn đề, dư luận đang quan tâm chuyện tăng giá điện và sẽ hiểu cuộc họp báo này là nhằm "lobby" trước việc sẽ tăng giá điện, ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương đã phủ nhận ngay điều này.
Bởi, theo lời ông Vượng: "Việc công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện của EVN là theo quy định mới. 2011 là năm đầu tiên Bộ Công Thương chính thức công bố các giá thành và đáng lẽ làm sớm hơn".
Tuy nhiên, trước và sau đó, ông Thứ trưởng cũng không quên nhấn mạnh: "Theo nguyên tắc, các khoản lỗ kinh doanh điện này sẽ được hạch toán đương nhiên vào giá điện vì giá điện lỗ do thấp hơn giá thành".
Nhưng "việc điều chỉnh giá điện sắp tới sẽ như thế nào, liều lượng ra sao, chúng tôi chưa thể thông báo ngay được. Nhiều lãnh đạo cao cấp cũng đã hỏi. Chúng ta sẽ biết khi nào việc điều chỉnh giá điện được thực hiện", ông Vượng chốt vấn đề.
Rõ ràng nói ngược, nói xuôi, nói xa nói gần thì tinh thần chung của cuộc họp báo cũng nhằm gửi thông điệp tới nhân dân rằng: tăng giá điện là giải pháp duy nhất để cứu vãn ngành điện hiện nay, mà cụ thể hơn là để bù lỗ cho EVN, ngăn ngừa EVN vỡ nợ, phá sản.
Thông điệp đáng lưu tâm hơn là người dân không có quyền biết trước chuyện tăng giá điện!
Vì sao chuyện giá điện lại phải giấu nhẹm và bàn kín như vậy? Vì sao một thứ giá độc quyền, liên quan lợi ích sát sườn của doanh nghiệp và người tiêu dùng lại không được công bố công khai rộng rãi? Liệu giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào có phải là chuyện cơ mật, có độ "nhạy cảm" cao. Và nếu "công khai" thì có thể gây xáo trộn nền kinh tế, đời sống xã hội?
Chưa bao giờ, lãnh đạo Bộ Công Thương hay lãnh đạo EVN nêu rõ lý do phải giữ kín các phương án tăng giá điện với báo chí. Các nhà quân sư tham mưu lĩnh vực giá điện này cho Chính phủ chỉ đưa ra một nguyên tắc đơn giản là: vấn đề còn đang bàn, đang trình và chưa nói được.
Cho đến nay, cùng với điện, Việt Nam vẫn còn có than, xăng dầu là những mặt hàng do Nhà nước can thiệp sâu và đôi khi là toàn quyền định đoạt. Tuy vậy, chuyện giữ kín vấn đề giá điện lại không có lý do "chính đáng" như chuyện giá xăng giai đoạn trước Nghị định 87.
Trước đây, khi giá xăng còn do Bộ Tài chính toàn quyền quyết định, doanh nghiệp chưa được tự định giá, giới báo chí chỉ được biết cuộc họp báo công bố giá xăng trước đúng 1 tiếng đồng hồ. Nghĩa là, đây là giá "mật". Lý do, theo phân tích của Bộ Công Thương - Tài chính là vì, nếu công bố sớm việc điều chỉnh giá xăng, cung cầu trên thị trường sẽ xáo trộn, đại lý bán lẻ sẽ đầu cơ, gom hàng, tích trữ và ngừng bán nếu "biết" giá xăng sắp tăng... Rồi, người dân sẽ đổ xô đi mua xăng gây quá tải hệ thống.
Lý do đó xem ra còn chính đáng. Nhưng nói vậy để thấy, trong 4 năm qua kể từ 2007, đối với giá điện, người dân thường chỉ biết đến các phương án tăng giá khi báo chí "giải mật". Đó là những dạng tình huống như chuyện hồi năm 2008, ông Bùi Xuân Khu, nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương, "lỡ miệng" bật mí giá điện đang được xin tăng hơn 20%. Hoặc năm 2009, giá điện được EVN đề xuất 4 phương án với mức cao nhất hơn 13% bị lộ khi Tập đoàn Than đòi tăng mạnh giá than bán cho điện lên tới tận 147%.
Hay như gần đây, giá điện được EVN xin tăng từ 10-13% ngay trong tháng 11 này được phát đi từ một thành viên Hội đồng quản trị của EVN.
Mặc dù không thẳng thắn thừa nhận việc xin tăng giá điện lên bao nhiêu, nhưng ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN, "tiết lộ", mỗi kWh hiện đang lỗ 300 đồng. Để đủ hòa vốn thì giá bán điện phải cộng thêm 300 đồng nữa. Nói cách khác, với mức giá bình quân năm 2011 hiện là 1.242 đồng/kWh, nếu tăng thêm 300 đồng/kWh cho "đủ" thì mức tăng sẽ "vọt" lên tới 24%, tức cách xa với khoảng xin tăng 10-13%.
Cứ như thế, giá điện tăng bao nhiêu, tăng khi nào được công bố lên dư luận theo một cách "rò rỉ" như vậy. Đến nay, thông tin đồn đoán rằng, EVN muốn tăng 13% nhưng nghe đâu, cơ quan quản lý chỉ cho mức 11%?!
Chỉ biết rằng, giá điện ở Việt Nam đã tăng tới liên tục trong 4 năm qua với tổng mức tăng là 43% so với năm 2007 và sắp tới, sẽ còn tăng nhiều nữa!
Minh bạch hay lobby
Có thể nói, nếu với nội dung "công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2010" thì cuộc họp báo phải được coi là một sự kiện minh bạch thông tin đáng hoan nghênh. Dù rằng, động thái này là nhằm tuân thủ "mệnh lệnh" mới đây của Thủ tướng về công bố công khai tình hình tài chính các tập đoàn, tổng công ty.
Trước đó, khi nghe tin EVN xin tăng giá điện, các chuyên gia kinh tế đều "khuyến cáo" Chính phủ rằng, phải kiểm tra xong giá thành điện rồi hãy tính chuyện tăng giá. Nói cho cùng, cuộc họp báo đã thể hiện có sự tiếp thu, lắng nghe ý kiến phản biện của các chuyên gia kinh tế.
Tuy nhiên, diễn ra đột xuất vào chiều thứ Bảy tuần trước và vắng đại diện Bộ Tài chính vì lý do tổ chức gấp, toàn nội dung cuộc họp báo chỉ kêu lỗ, nợ cho EVN và "tuyên bố" sẽ phân bổ hơn 10.000 tỷ đồng lỗ vào giá bán lẻ điện, cách thức đó đã biến một sự kiện chính thống minh bạch trở thành một động thái lobby chính sách thì đúng hơn.
Cũng vì thế, người dân sẽ không thể không "hiểu nhầm" rằng, việc công khai giá thành điện chỉ là hình thức, đối phó, qua loa mà thôi. Chưa kể, nội dung công bố không bóc tách bản chất lỗ vì đâu, mà chỉ đưa ra các con số lỗ khổng lồ với lý do khách quan chung chung như hạn hán, thủy điện thiếu hụt, chênh lệch tỷ giá, giá nhiên liệu tăng...
Lại giống như rất nhiều kỳ cuộc tăng giá các mặt hàng xăng dầu, than, việc đầu tiên của các tập đoàn, tổng công ty là kêu lỗ, kể nghèo kể khổ thì việc công bố lỗ, nợ và đòi phải gấp gáp tăng ngay giá điện năm nay là chuyện đương nhiên?
Có một tín hiệu khác biệt thuận lợi cho các nhà điều hành giá điện ở năm nay, đó là sự "cam chịu, chấp nhận" của giới doanh nghiệp sản xuất như ngành thép, xi măng, hóa chất... Hễ hỏi chuyện tăng giá điện, các đơn vị này đều chỉ nói, thà tăng giá còn hơn mất điện. Song đáng tiếc, EVN và cơ quan quản lý chưa tranh thủ "tận dụng" sự đồng lòng này mà vẫn giữ nguyên cách ứng xử độc đoán với khách hàng và người tiêu dùng điện.
Trong bối cảnh hiện nay, lộ trình tăng giá điện phải được minh bạch thực sự. Ít nhất, EVN, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương phải làm sáng tỏ trước nhân dân các câu hỏi: Khi nào sẽ tăng giá điện? Với khoản lỗ được cho là hợp lý sau kiểm toán, giá điện ở Việt Nam sẽ phải chịu qua bao nhiêu đợt tăng, mức tăng ra sao để "đủ" bù đắp chi phí đầu vào? Theo đó, tác động giá điện tới đời sống dân sinh, tới nền kinh tế ở mức độ nào?
Cứ mỗi lần tăng giá điện xong, EVN và các quan chức lại nói, tăng thế chưa đủ, còn lỗ, còn nợ và còn phải tăng tiếp. Tăng giá điện trở thành chuyện "sống còn" của ngành điện.
Nếu ngành điện ứng xử với dư luận theo cách "được lòng trước, mất lòng sau", dồn cơ quan quản lý Nhà nước và ép người tiêu dùng phải chấp nhận bức tranh giá điện còn tù mù như hiện nay thì câu chuyện giá điện còn lâu mới nhận được sự "đồng lòng" của dư luận.
Các mốc tăng giá điện
Ngày 1/1/2007, giá bán lẻ điện bình quân là 842 đồng/KWh.
Ngày 1/7/2008, giá bán lẻ điện tăng lên 890 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2009, giá bán lẻ điện tăng lên 948 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2010, giá bán lẻ điện tăng lên 1.058 đồng/KWh.
Ngày 1/3/2011, giá bán lẻ điện tăng lên 1.242 đồng/KWh.
-Nguồn:
EVN giấu nhẹm việc tăng giá điện và chuyện lobby


---"Ông" đau lòng vì lương, dân đau lòng vì ai? -Trong buổi họp báo công bố kết quả kinh doanh và giá thành sản xuất điện do Bộ Công thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cuối tuần trước tại Hà Nội-một động tác được cho là để mở đường cho việc tăng giá điện được suôn sẻ sắp tới, ông Phạm Lê Thanh, Tổng giám đốc EVN đã đưa ra một thông tin khiến nhiều người thấy ngạc nhiên: Lương bình quân năm 2009 của cán bộ, nhân viên toàn tập đoàn để hạch toán vào giá điện là 7,3 triệu đồng/tháng/người.

Ông Tổng giám đốc EVN nói: "Đây là mức tương đối thấp, nếu ở nông thôn có thể được, còn nếu ở thành thị thì không thể sống được. Là tổng giám đốc, tôi rất đau lòng khi lương của cán bộ tập đoàn chỉ có ngần đó". Bởi ông này cho rằng, chỉ với 7,3 triệu đồng/tháng, nếu sống ở Hà Nội thì chắc chắn cán bộ, nhân viên ngành điện sẽ không đủ sống.
Câu nói trên là là phát biểu chân thực của ông Phạm Lê Thanh và dường như ông muốn nói điều này đến đông đảo cán bộ, nhân viên trong ngành điện là ông rất thương nhân viên (!). Các kết quả thanh tra, kiểm toán cũng xác tín điều này.
Có những cán bộ lãnh đạo của EVN có mức lương, thu nhập đến 1 tỷ đồng, trên 1 tỷ đồng một năm mà cơ quan này phải lên tiếng nhắc nhở EVN về chuyện chi trả tiền lương.
Điều làm người ta bất ngờ là cái mức lương bình quân mà ông Thanh kêu là thấp đến mức phải "đau lòng" như vậy thực ra là cao hơn rất nhiều so mức lương ở nhiều ngành khác.
Cụ thể, theo công bố của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiền lương bình quân của các loại hìnhdoanh nghiệp năm 2010 là 3,2 triệu đồng/người/tháng (đã tăng hơn 10% so với năm 2009). Lương bình quân trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 3 triệu đồng/tháng và trong khối doanh nghiệp tư nhân khác là 2,7 triệu đồng/tháng. Còn lương bình quân trong khối ngân hàng là 7-7,6 triệu đồng/tháng-tương đương như của ngành điện.
Tất nhiên là mức lương bình quân của EVN cho đến năm 2011 cũng sẽ tăng hơn đáng kể so với năm 2009 sau các đợt cải cách lương tối thiểu trong 2 năm qua.
Đúng là để sống được bình thường ở Hà Nội thì với một mức lương bình quân như ông Phạm Lê Thanh cho biết cũng có khó khăn  và nhiều cán bộ kỹ thuật giỏi của EVN bỏ việc đi tìm việc với mức lương cao hơn. Nhưng nó vẫn chưa phải khó khăn đến mức ông thấy "đau lòng". Khi mà trên thực tế, ở hầu hết các doanh nghiệp khác, nhất là cán bộ, công chức các ngành mức lương còn thấp hơn mức lương mà cán bộ, nhân viên của EVN hiện hưởng rất nhiều.
Cần phải nói thêm là ngoài mức lương đó-cán bộ, nhân viên ngành điện cũng như cán bộ, nhân viên các ngành khác còn có những khoản thu nhập khác không phải là lương cơ bản. Còn những cán bộ lãnh đạo cấp cao  của EVN thì khỏi phải nói. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng thì có những cán bộ lãnh đạo của EVN có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, thậm chí có người thu nhập lên đến con số trên 1 tỷ đồng một năm. Không dưới một lần cơ quan chức năng phải lên tiếng nhắc nhở EVN về chuyện chi trả tiền lương.
Cũng phải nói thêm, mới đây, Tập đoàn Than - khoáng sản Việt Nam cũng đã tự chấn chỉnh lại tiền lương mặc dù tiền lương của tập đoàn này áp dụng trong hệ thống không cao như EVN. Tập đoàn này ra văn bản yêu cầu một số công ty con phải giảm tiền lương cho cán bộ công nhân viên, theo đó, năm 2011 Vinacomin sẽ quyết toán tiền lương theo quy định trên. Đơn vị nào không thực hiện đúng quy định của Vinacomin thì Giám đốc, phó Giám đốc phụ trách, Trưởng phòng LĐTL phải bị trừ tiền lương và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Vinacomin.
Với mức lương chi trả cho cán bộ, nhân viên đó, EVN được đưa vào giá thành sản xuất điện và giá điện lại chuẩn bị tăng: chưa rõ thời điểm tăng nhưng tăng trong tháng 12, nghĩa là năm nay EVN đã được tăng giá 2 lần. Với con số lỗ trên 10.162 tỷ đồng, cộng với các con số lỗ lũy kế của năm 2011, nếu EVN không được tăng giá thì tập đoàn này có nguy cơ lâm vào tình trạng có thể phá sản.
Tất nhiên, lương chỉ là một phần nhỏ trong số lỗ khổng lồ ấy, phần nhiều có lý do là điện chạy dầu-giá quá cao so với giá bán, có lý do lỗ do chênh lệch tỷ giá... Tuy nhiên, lý do về lương cộng thêm yếu tố sự điều hành yếu kém của lãnh đạo EVN, chắc chắn là điều khiến đa số người dân không thể hài lòng về việc điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới.
Tuy nhiên, EVN không giống như Vinashin, EVN không thể ngừng hoạt động sản xuất, truyền tải điện dù chỉ là nửa giờ trên toàn quốc nên kiểu gì, EVN cũng sẽ được điều chỉnh giá điện để mỗi lần tăng giá điện, dù chỉ 500-700 đồng/kWh sẽ gỡ lại cho tập đoàn này hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng-bởi vì gia đình nào cũng dùng đến điện, doanh nghiệp nào cũng dùng đến điện.
Phải trả tiền điện mà trong đó, có phần của mức lương mà ông Phạm Lê Thanh kêu "đau lòng" cho cán bộ, nhân viên của ông thì đại đa số khách hàng miễn cưỡng của ông cũng đau lòng gấp bội.
Muốn biết lương lãnh đạo ngành điện -Lương bình quân ở Tập đoàn Điện lực ở mức "đau lòng" là 7,3 triệu đồng, thế còn lương lãnh đạo ngành này là bao nhiêu, có tương xứng với một doanh nghiệp lỗ nặng hay không?-- - “Giải pháp cho thua lỗ là minh bạch”  —  (BBC). - Công văn chỉ đạo… “ưu tiên” của EVN (!?) (DT). - Những khoản lỗ “tay trái” ngàn tỉ của EVN (TN). - Tiến sỹ Nguyễn Quang A: Nếu cần “phải đuổi” cả lãnh đạo - (BBC). – CHÚNG TA CẦN NHIỀU CÔNG BỘC CÓ TẤM LÒNG ĐỂ MÀ ĐAU NHƯ NGÀI ! (Trà hâm lại). – “Tăng giá điện để bù lỗ cho EVN là chưa có trách nhiệm với dân” (TQ). – Lương thấp như …EVN   —  (Lê Dũng). – Châm biếm lương nghèo điện lực 7,3 triệu – (RFA). – Giọt mồ hôi bị nhục mạ  —  (Tuanddk). - Sao lại đẩy lỗ sang dân? (TVN). --'Cần người giỏi làm ở tập đoàn điện lực' - (BBC)-Tiến sỹ Nguyễn Quang A bình luận về vụ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lỗ hơn 10 nghìn tỷ đồng và cho rằng nếu cần phải thay cả lãnh đạo.-EVN: Lương cao - lỗ nặng (LĐ 22-11-11)Lương 'bèo' ở EVN sẽ bị kiểm tra ---

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét