(VEF.VN)
- Lần đầu tiên tại Việt Nam 3 ngân hàng hợp nhất làm một; tỷ giá, giá
vàng tăng kỷ lục nhất từ trước đến nay, lãi suất đạt đỉnh... là những
con số và sự kiện gây sốc với DN và cả nền kinh tế trong năm 2011.
Diễn
đàn Kinh tế Việt Nam (VEF.VN) - báo VietNamNet điểm lại 10 con số cũng
dấu ấn ấn tượng nhất của những sự kiện kinh tế tác động mạnh mẽ, sâu
rộng đến người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế năm 2011.
Trên 18% - lạm phát hàng quán quân thế giới
Theo
Tổng cục Thống kê, CPI tháng 12/2011 so với tháng trước tăng 0,53%, so
với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 18,58%.
Đây là mức thuộc hạng cao nhất châu Á. Và như nhận định của lãnh đạo
Chính phủ lạm phát Việt Nam còn thuộc hàng quán quân thế giới. Nguyên
nhân của lạm phát được cho là bắt nguồn từ những bất ổn của chính sách
tiền tệ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô.
Vì thế, Chính phủ đã có Nghị quyết 11 để kiềm chế, trong đó đặc biệt tập trung vào việc thắt chặt tín dụng và tài khoá.
Năm
2010, Quốc hội đã thông qua chỉ tiêu CPI năm 2011 không quá 7%. Đến
tháng 6/2011, Chính phủ đề nghị nới lỏng chỉ tiêu CPI cả năm lên không
quá 17%. Nhưng cuối cùng CPI cả năm 2011 tăng 18,13%. Năm 2012, Chính
phủ đặt mục tiêu đưa lạm phát về 9%.
9,3%: mức điều chỉnh tỷ giá kỷ lục
Ngày 11/2/2011, lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh mức tăng tỷ giá USD/VND
bình quân liên ngân hàng lên 9,3%. Đây là mức điều chỉnh mạnh nhất
trong lịch sử qua một lần điều chỉnh, gần với cả mức tăng của cả một năm
trong những năm gần đây. Bước đi đột phá này nhằm kéo giá USD trên thị
trường liên ngân hàng và thị trường tự do sát lại gần nhau.
Để thị trường USD tự do bớt lũng đoạn, Ngân hàng Nhà nước đã ra tay dọn dẹp USD "chợ đen",
nghiêm cấm và phạt thật nặng (lên tới 500 triệu đồng) nếu niêm yết giá
bằng ngoại tệ... Ngân hàng Nhà nước cũng thông báo sẽ điều hành tỷ giá
theo hướng ổn định, đến cuối năm chỉ biến động tối đa 1%.
Đến thời điểm cuối năm, USD vẫn tỏ ra là một thị trường ổn định. Tuy
nhiên, điều lo ngại là điều gì sẽ xảy ra trong đầu 2012 khi căng thẳng tỷ giá USD/VND vẫn hiện hữu.
20% - phá trần, lãi suất lên đỉnh
Mặc dù đầu tháng 3/2011, Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ "tuýt còi" các ngân hàng nếu
đẩy lãi suất huy động vượt trần 14%. Tuy nhiên, các ngân hàng thương
mại vẫn đua lãi suất, đẩy lên 18%, 20% và thậm chí còn cao hơn. Lãi suất
cho vay bị đẩy lên 24 - 25% khiến các DN gặp nhiều khó khăn.
Khi các nhà băng đã phớt lờ quy định của
cơ quan quản lý, và trong suốt gần năm qua cơ chế lãi suất huy động bị
biến thành một cái "chợ" bát nháo. Để dẹp yên "chợ" này, Ngân hàng Nhà
nước một lần nữa phải dùng kỷ luật "sắt", từ kỷ luật, cách chức đến mời
công an vào cuộc... Sự quyết liệt này giúp giảm căng thẳng trần lãi suất
huy động, nhưng lãi suất cho vay vẫn ngất ngưởng, khiến nhiều cá nhân và DN vẫn hoài nghi về hiệu quả điều hành.
49 triệu đồng/lượng, giá vàng cao lịch sử
Theo
đà tăng của thế giới, giá vàng tại Việt Nam bắt đầu leo thang từ đầu
tháng 8. Ban đầu, khi giá vàng mới nhích lên 42, rồi 45-46 triệu
đồng/lượng. Cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá
vàng đạt đỉnh: trên 49 triệu đồng/lượng. Cả xã hội náo loạn với vàng.
Trong vòng xoáy "điên loạn" đó, nhiều người thắng đậm và ối kẻ "chết
đứng". Để hạ nhiệt cơn sốt này, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một lượng
vàng từ dự trữ và mở quota cho nhập khẩu. Sau đó, giá vàng mới giảm dần
và ổn định quanh mức 44-45 triệu đồng/lượng.
Ngoài
ra, thông tin về việc dự kiến cấm sản xuất, lưu thông vàng miếng rồi
lại chưa thông qua, chỉ lưu hành vàng miếng của Công ty vàng bạc đá quý
SJC... cũng góp phần khiến thị trường vàng thêm bất ổn. "Cơn điên" của
giá vàng trong năm 2011 thực sự là sự kiện chấn động, ảnh hưởng tới
nhiều người vì tại Việt Nam, người dân vẫn có thói quen tích trữ vàng.
1.000 tấn: Số vàng cất trữ trong dân
Công
bố của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia giữa tháng 6/2011, đã công bố
một con số giật mình: lượng vàng người dân nắm giữ có thể lên tới cả nghìn tấn.
Con số này cũng đã được chất vấn tại quốc hội nhưng đến nay vẫn là một
ẩn số. Nếu tính ra, lượng vàng này tương đương khoảng 45 tỷ USD - một số
vốn lớn nằm trong két, không được đưa vào lưu thông - lại đem lại những hệ luỵ không nhỏ.
Đây
là thói quen lâu đời của người dân, tuy an toàn, nhưng không sinh lời.
Thói quen này cũng khiến cho mỗi khi giá vàng biến động, người dân lại
đổ xô giao dịch, gây biến động lớn trên thị trường.
Hơn 3.000 tỷ: thuế truy thu các DN ôtô
Các liên doanh ôtô lớn ở Việt Nam như Honda, Ford, Toyota và GM Deawoo... hay Nhà máy ôtô VEAM... đã từng đứng trước nguy cơ bị truy thu thuế linh kiện ôtô lên
tới hàng nghìn tỷ đồng, trong đó, riêng Honda suýt bị truy thu hơn
3.340 tỷ đồng, Ford 54 tỷ đồng... với lý do không đảm bảo độ rời rạc
theo Quyết định 05/2005 của bộ Khoa học & Công nghệ. Trong khi đó,
theo thông tư 184/2010 của Bộ Tài chính, chỉ cần 1 linh kiện không đáp
ứng tiêu chí về độ rời rạc theo Quyết định 05 thì toàn bộ lô hàng sẽ
phải nộp thuế theo thuế suất của xe nguyên chiếc là từ 72-82%, tức chênh
lên rất nhiều so với mức dưới 30% của thuế linh kiện.
Sau
nhiều tranh cãi giữa các bộ, giữa DN với các bộ, các DN đã may mắn
thoát nạn này sau khi kêu cứu lên Chính phủ, và được Chính phủ đồng ý tháo gỡ. Nhưng đằng sau câu chuyện này là bài toán chưa có lời giải: DN ôtô Việt Nam "lười" nội địa hoá trong
bối cảnh công nghiệp hỗ trợ èo uột, còn các cơ quan quản lý cũng "lười"
cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật về độ rời rạc của linh kiện.
Gần 50.000: DN phá sản năm nay
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến tháng 9, có gần 49.000 doanh nghiệp đã
dừng hoạt động, dừng nộp thuế, hoặc đã giải thể, phá sản, đóng cửa;
trong đó, phá sản, giải thể là 5.800 doanh nghiệp. So với năm ngoái, số
doanh nghiệp khó khăn, phải "đắp chiếu" này đã tăng lên 11.000 doanh
nghiệp. Bình quân trước đây, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp
phá sản, giải thể. Mặc dù Nghị quyết 11 đã có nhiều giải pháp tháo gỡ
cho doanh nghiệp nhưng tình hình "sức khỏe" của doanh nghiệp vẫn xấu đi.
Hơn nữa, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay cũng xấu đi hơn
nhiều trong đánh giá của các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ và DN.
Tuy
nhiên, cũng có chuyên gia cho rằng, đừng bi quan và hoảng hốt khi thấy
số doanh nghiệp phá sản tăng lên vì đó là tín hiệu cho một cuộc sàng lọc có lợi cho tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay.
Hơn 50%: Nợ công vẫn an toàn
Theo
cách tính của Bộ Tài chính, năm 2007, nợ công mới chỉ là 33,8% GDP
nhưng đến năm 2010, đã là 56,6%, trong đó nợ nước ngoài bằng 42,2%. Dự
kiến tổng số nợ công sẽ ở mức khoảng 1.375 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 58,7% GDP năm 2011.
Các
chuyên gia cảnh báo, nếu tỷ lệ nợ công là 70% GDP, Việt Nam cũng có thể
rơi vào cảnh "vỡ nợ" và khủng hoảng bởi nền kinh tế quá mong manh và
nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài. 3 rủi ro mà
lớn từ nợ công của Việt Nam hiện nay là: chi tiêu và đầu tư công kém
hiệu quả; một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được thống kê và
nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất
cao.
Vậy, Việt Nam sẽ ứng phó thế nào với nợ công trong thời gian tới? Không có cách nào khác, đó là một cơ chế minh bạch đối với việc sử dụng các khoản vay.
10.162 tỷ đồng: Thua lỗ của EVN
Con số này được Bộ Công Thương công bố vào ngày 19/11 về tình hình kinh doanh thua lỗ tại
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) năm 2010. Đây là khoản lỗ của riêng
mảng kinh doanh điện, chưa tính đến lỗ lãi tại các công ty cổ phần điện
EVN góp vốn. Kết quả kiểm toán mới nhất của Kiểm toán Nhà nước đã khẳng
định, EVN thua lỗ là do quản lý kém.
Mặc dù Bộ Công Thương bênh vực,
cho rằng số lỗ này là do bù vào phần chi phí mua điện bên ngoài giá cao
và chênh lệch tỷ giá, song, dư luận không khỏi hoài nghi: vậy số lỗ do
EVN đầu tư ngoài ngành là bao nhiêu? những thất thoát trong khâu truyền
tải điện tại sao chưa được tính đến?. Thua lỗ mà lương vẫn cao, tới 7,3 triệu đồng/tháng mà vẫn không đủ sống? giá thành sản xuất điện hiện nay là bao nhiêu?
Công bố thua lỗ để EVN đòi tăng giá điện. Và kết quả, EVN đã công bố sẽ tăng giá điện thêm 5% bắt đầu từ ngày 20/12/2011.
3 thành 1: Vụ hợp nhất ngân hàng đầu tiên
3 ngân hàng đầu tiên ở TP.HCM là Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và TMCP Sài Gòn (SCB) đã chính thức hợp nhất thành một ngân hàng, với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn. SCB "mới" sẽ
chính thức hoạt động từ 1/1/2012. Trong đó, BIDV - với tư cách là đại
diện Ngân hàng Nhà nước - sẽ hỗ trợ để quá trình hợp nhất này diễn ra
"xuôi chèo mát mái".
Sự hợp nhất của 3 ngân hàng này như là "phát súng" đầu tiên trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng,
do Ngân hàng Nhà nước khởi động từ tháng 9/2011 và đang tích cực triển
khai. Đây cũng là một trong ba nội dung chính trong kế hoạch tái cơ cấu
nền kinh tế Việt Nam, gồm tái cấu trúc phân bổ vốn đầu tư, DNNN và ngân
hàng - nhằm tiến tới một hệ thống ngân hàng minh bạch, vững mạnh.
- Những sự kiện làm chao đảo kinh tế thế giới 2011
- Thị trường ôtô 2011: Nhiều biến động, ít niềm vui
- Kinh tế 2011: Những dấu ấn trong một năm biến động
- 10 vấn đề kinh tế thế giới nổi bật năm 2011
- Những CEO tệ nhất năm 2011
- Những sự kiện bất động sản đáng chú ý năm 2011
- - VOA - Hãng tin tài chánh Bloomberg tường trình rằng giá trái phiếu giảm và tiền đồng tăng trong thời gian dẫn tới một cuộc đấu giá bán nợ của nhà nước.
Bản tin trích dẫn thông tin đăng trên trang web của Thị trường Chứng khoán Hà Nội, nói rằng Kho bạc nhà nước Việt Nam hôm nay đã bán trái phiếu 3 năm trị giá 1000 tỉ đồng, tương đương với 47,6 triệu đôla, và cổ phần chứng khoán 10 năm trị giá 500 tỉ đồng.
Lợi tức trái phiếu 3 năm tăng 2 điểm, lên tới 12,51%, mức cao nhất tính từ ngày 27 tháng 6, dựa trên các thông tin do hãng Bloomberg thu thập.
Giá tiền đồng tăng 0,1%, 1 đôla đổi được 21.006 đồng vào lúc 2:50 chiều, giờ Hà Nội. Ngân hàng Trung ương ấn định tỷ giá tham chiếu ở mức 20.828 đồng hôm nay, không thay đổi trong 2 ngày liên tiếp.
Nguồn: Bloomberg
-- Trái phiếu 3 năm của Việt Nam hạ giá xuống mức thấp nhất trong 6 tháng - (VOA).-Lại chuyện minh bạch kém… (Bút Lông)- - Thâm hụt thương mại ở mức thấp nhất từ 10 năm qua — (RFI). Thâm thủng mậu dịch Việt Nam thấp hơn năm ngoái (Nguoi-Viet Online) - Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam năm 2011 giảm đáng kể so với năm ngoái. Ðây là mức độ thâm thủng mậu dịch thấp nhất trong một thập niên qua
- VN giảm nhập siêu, tăng nhập hàng xa xỉ — (BBC). - Bộ Công Thương ‘phản pháo’ chuyện lỗ lãi xăng dầu (VNE). - Tăng thuế nhập khẩu xăng lên 4% (LĐ). - Tăng thuế, thay vì giảm giá xăng dầu (TBKTSG).
- Giá vàng năm 2012 sẽ có kỷ lục giá mới? (DT). - Vàng giảm giá liên tục, dân tăng mạnh bán ra (VnEconomy). - Giá vàng xuống thấp nhất trong gần 5 tháng qua (TBKTSG). - Chứng khoán tăng… nhưng vẫn thận trọng (NLĐ).
- Giá nhà tại Hoa Kỳ giảm — (BBC). - Mỹ yêu cầu Trung Quốc và Nhật ngưng giảm giá đồng tiền — (RFI).– Thị trường và đạo đức (Kì 13) — (Phạm Nguyên Trường).
- 2011, châu Âu điêu đứng vì khủng hoảng nợ công — (RFI). – Đồng tiền euro: Người trung thành, kẻ quay lưng (PLTP).
- Far too soon to write off America (Financial Times). - NY Times Co to sell regional newspapers for $143 million (Reuters).
- PREDICTIONS FROM THE FT’S A-LIST ON THE BIG CHALLENGES OF 2012: The downward slide continues – the great revolt will come later (FT’s blog).
Kinh tế 2012 theo dự báo sẽ có nhiều sóng gió - VOA -
Có
những dấu hiệu đáng khích cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong lúc
năm 2011 sắp sửa kết thúc. Giới tiêu thụ ở Mỹ chi tiêu nhiều hơn, thị
trường nhà ở đang được cải thiện, và số người bị mất việc cũng giảm bớt.
Tuy nhiên vụ khủng hoảng nợ chưa được giải quyết ở Âu châu, tình trạng tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc và những kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong năm 2012.
Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, nợ quốc gia không ngừng gia tăng và sự thúc thủ của Quốc hội trước vấn đề này là những đề tài quan trọng được bàn tán nhiều trong năm 2011. Nhưng một số điểm sáng đã xuất hiện trong thời gian cuối năm, theo nhận định của ông George L.Perry, một nhà nghiên cứu kinh tế cấp cao của Viện Brookings ở Washington.
“Một điểm sáng là khu vực xuất khẩu tăng trưởng rất tốt đẹp. Một lãnh vực khác là những hoạt động xây dựng ngoài phạm vi xây dựng nhà ở. Xây dựng thương nghiệp đang trỗi dậy và đặc biệt là hoạt động xây dựng của các tòa nhà cho thuê.”
Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm, và lòng tin của giới tiêu thụ đang gia tăng. Nhưgn cũng có những đám mây đen trước mắt trong lúc năm mới sắp bắt đầu. Trung Quốc, nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đang tăng trưởng chậm lại, và vụ khủng hoảng nợ Âu châu không có dấu hiệu giảm căng.
Ông Perry cho rằng sự suy thoái của Âu châu có thể làm cho nước Mỹ rơi vào suy thoái.
“Chúng ta xuất khẩu sang Âu châu rất nhiều. Nếu Âu châu rơi vào một cuộc suy thoái nữa, sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu của Mỹ sẽ chấm dứt. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới công ăn việc làm ở Mỹ và làm cho nước này đi tới chỗ suy thoái.”
Lạm phát gia tăng và đà tuộc giốc của ngành chế tạo ở Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm sút giảm nhu cầu của một số nông khoáng sản. Nhưng theo ông Perry, tình trạng này xuất phát một phần từ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn không cho kinh tế của họ lên cơn sốt.
Ông Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đã thúc giục Âu châu và các đối tác thương mại lớn nhất của châu lục này hãy hành động một cách có trách nhiệm khi ông đề cập tới tình trạng bất trắc của kinh tế toàn cầu.
“Âu châu phải cứu Âu châu, phải không? Đây là một việc rất quan trọng. Nếu được hỏi: Hoa Kỳ có thể làm gì và Trung Quốc có thể làm gì?, thì đây sẽ là thông điệp của tôi: việc tốt đẹp nhất mà họ có thể làm là chấn chỉnh tình hình trong nước, trở thành một nguồn tăng trưởng trong nước, và kế đến là trở thành một nguồn tin tưởng cho thị trường.”
Ông Zoelick cảm thấy phấn khởi bởi những biện pháp cải cách đang tiếp diễn ở Trung Quốc nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào xuất khẩu, nhưng ông cảnh báo các nhà lập pháp Mỹ chớ nên trễ nãi thêm nữa trong việc giải quyết vấn đề nợ quốc gia, hiện đang tăng lên gần tới mức 15.000 ngàn tỉ đô la.
“Việc thứ hạng tín dụng thượng hảo hạng của Mỹ bị hạ thấp đã không ảnh hưởng tới tình hình tài chánh ngày hôm nay, nhưng đó có thể là một sự việc mà 10 năm sau này, khi hồi tưởng lại, người ta sẽ nói: Họ có được cảnh báo không? Họ có chú ý hay không? Hay là họ cứ tiếp tục làm những chuyện mà họ vẫn làm từ trước?”
Tuy nhiên vụ khủng hoảng nợ chưa được giải quyết ở Âu châu, tình trạng tăng trưởng chậm lại của kinh tế Trung Quốc và những kế hoạch cắt giảm chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ đang tạo ra những thách thức nghiêm trọng cho các nhà hoạch định chính sách trong năm 2012.
Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao, nợ quốc gia không ngừng gia tăng và sự thúc thủ của Quốc hội trước vấn đề này là những đề tài quan trọng được bàn tán nhiều trong năm 2011. Nhưng một số điểm sáng đã xuất hiện trong thời gian cuối năm, theo nhận định của ông George L.Perry, một nhà nghiên cứu kinh tế cấp cao của Viện Brookings ở Washington.
“Một điểm sáng là khu vực xuất khẩu tăng trưởng rất tốt đẹp. Một lãnh vực khác là những hoạt động xây dựng ngoài phạm vi xây dựng nhà ở. Xây dựng thương nghiệp đang trỗi dậy và đặc biệt là hoạt động xây dựng của các tòa nhà cho thuê.”
Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện nay đang ở mức thấp nhất trong vòng 2 năm, và lòng tin của giới tiêu thụ đang gia tăng. Nhưgn cũng có những đám mây đen trước mắt trong lúc năm mới sắp bắt đầu. Trung Quốc, nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, đang tăng trưởng chậm lại, và vụ khủng hoảng nợ Âu châu không có dấu hiệu giảm căng.
Ông Perry cho rằng sự suy thoái của Âu châu có thể làm cho nước Mỹ rơi vào suy thoái.
“Chúng ta xuất khẩu sang Âu châu rất nhiều. Nếu Âu châu rơi vào một cuộc suy thoái nữa, sự tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu của Mỹ sẽ chấm dứt. Điều đó sẽ ảnh hưởng tới công ăn việc làm ở Mỹ và làm cho nước này đi tới chỗ suy thoái.”
Lạm phát gia tăng và đà tuộc giốc của ngành chế tạo ở Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm sút giảm nhu cầu của một số nông khoáng sản. Nhưng theo ông Perry, tình trạng này xuất phát một phần từ những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ngăn không cho kinh tế của họ lên cơn sốt.
Ông Robert Zoellick, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đã thúc giục Âu châu và các đối tác thương mại lớn nhất của châu lục này hãy hành động một cách có trách nhiệm khi ông đề cập tới tình trạng bất trắc của kinh tế toàn cầu.
“Âu châu phải cứu Âu châu, phải không? Đây là một việc rất quan trọng. Nếu được hỏi: Hoa Kỳ có thể làm gì và Trung Quốc có thể làm gì?, thì đây sẽ là thông điệp của tôi: việc tốt đẹp nhất mà họ có thể làm là chấn chỉnh tình hình trong nước, trở thành một nguồn tăng trưởng trong nước, và kế đến là trở thành một nguồn tin tưởng cho thị trường.”
Ông Zoelick cảm thấy phấn khởi bởi những biện pháp cải cách đang tiếp diễn ở Trung Quốc nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào xuất khẩu, nhưng ông cảnh báo các nhà lập pháp Mỹ chớ nên trễ nãi thêm nữa trong việc giải quyết vấn đề nợ quốc gia, hiện đang tăng lên gần tới mức 15.000 ngàn tỉ đô la.
“Việc thứ hạng tín dụng thượng hảo hạng của Mỹ bị hạ thấp đã không ảnh hưởng tới tình hình tài chánh ngày hôm nay, nhưng đó có thể là một sự việc mà 10 năm sau này, khi hồi tưởng lại, người ta sẽ nói: Họ có được cảnh báo không? Họ có chú ý hay không? Hay là họ cứ tiếp tục làm những chuyện mà họ vẫn làm từ trước?”
- Các cặp kết hôn ở Mỹ giảm xuống còn một nửa - VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét