THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt-Thứ ba, ngày 27/12/2011, TTXVN (Nin Đêli 21/12)
Trang mạng thuộc “Viện nghiên cứu và phân tích quốc phòng” IDSA) của Ấn Độ, số ra ngày 19/12, có đăng bài phân tích của chuyên gia nghiên cứu cao cấp, tiến sỹ Rajaram Panda, về cuộc đối thoại tay ba Ấn- Nhật-Mỹ. Nội dung chính của bàn phân tích như sau:
Chắc chắc có sự lôgích đằng sau mối quan
hệ hợp tác Ấn-Nhật-Mỹ do thiếu một cấu trúc an ninh vững chắc trong khu
vực. Thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và tầm ảnh
hưởng của Mỹ đang “đi xuống” dẫn đến việc cả Ấn Độ và Nhật Bản đều mong
muốn hình thành một quan hệ đối tác với Mỹ. Trong bối cảnh khó khăn về
tài chính, Mỹ cũng tỏ ra muốn chia sẻ “gánh nặng” nhằm đảm bảo an ninh
trong khu vực.
Do sự trùng lặp về lợi ích và thúc đẩy
mạnh quan hệ Ấn-Mỹ, Ấn- Nhật, cả trong lĩnh vực chính trị và kinh tế,
sáng kiến một Cuộc đối thoại tay ba Ấn-Nhật-Mỹ đã thu hút được sự chú ý
của tầng lớp tinh hoa ở ba nước. Vòng đầu của cuộc đối thoại tay ba trên
được dự kiến tiến hành từ ngày 7-8/10/2011 đã không trở thành hiện thực
do sự thiếu thống nhất về chủ đề đối thoại.
Với chính sách đối ngoại độc lập cao, Ấn
Độ dè dặn vì lo ngại quá trình đối thoại tay ba sẽ dẫn đến mở rộng cuộc
đối thoại với quan hệ khác. Bởi vậy, Ấn Độ, trước đó đã bất đồng với Mỹ
về một số vấn đề quốc tế như sự can thiệp vào Libi và Xyri. Dường như
Mỹ phải cân nhắc tới những lo ngại cua Ấn Độ trong trường hợp này. Gần
đây, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ William Burns đã tuyên bố rằng chính
sách hướng Đông của Ấn Độ, với tầm nhìn về khu vực Đông Á một cách toàn
diện, đang phát triển trở thành một đường hướng “Hành động hướng Đông”.
Năm 2010, Ấn Độ và MỸ đã bắt đầu đối
thoại chiến lược về khu vực châu Á-Thái Bình Dưong nhằm đảm bảo hai nền
dân chủ lớn nhất thế giới theo đuổi chiến lược tăng cường hỗ trợ nhau.
Cuộc tham vấn tay ba Ấn- Nhật-Mỹ về các vấn đề khu vực là kết quả của
những cuộc đàn phán trong các đối thoại chiến lược và dẫn tới những tính
toán chiến lược quan trọng trong khu vực mà cả Ấn Độ và Nhật Bản đang
sẵn sàng đóng vai trò ngoại giao tích cực.
Mỹ đánh giá sự tham gia của Ấn Độ sẽ
tăng cường sức mạnh của các thể chế khu vực châu Á như Hội nghị cấp cao
Đông Á (EAS), ASEAN v.v. Mối quan hệ kinh tế, thương mại Ấn-ASEAN quan
trọng như quan hệ kinh tế Ấn Độ-Mỹ. Do đó, Mỹ cho rằng các hoạt động đầu
tư và thương mại tự do của Ấn Độ tại Đông Nam Á và Đông Á sẽ ảnh hưởng
sâu sắc đến sự tăng trưởng kinh tế thương mại toàn cầu.
Đối với Nhật Bản, lợi ích kinh tế đang
gắn chặt với các nước trong khu vực. Cuộc suy thoái kinh tế và kinh
nghiệm của “hai thập kỷ mất mát cùng với 3 vụ thiên tai liên tiếp (sự
kiện ngày 11/3) đã không ngăn cản Nhật Bán tăng cường liên minh hiện nay
và xây dựng mối quan hệ mới với Ấn Độ.
Vài nét cơ bản về sự hình thành của quan hệ đối tác Ấn-Nhật-Mỹ
Ấn Độ tham gia rất muộn vào ý tưởng thiết lập một cấu trúc an ninh châu Á. Ý tưởng hình thành liên minh các nước dân chủ đã được đề cập
lần đầu sau thảm hoạ sóng thần tại châu Á (năm 2004) với các nỗ lực hợp
tác giữa Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Xinhgapo, Ôxtrâylia và nhiều nước khác.
Lo ngại việc Trung Quốc triển khai tầm ảnh hưởng ra ngoài khu vực ASEAN
và các quốc gia Nam Á (Pakixtan là một điển hình) là nguyên nhân thúc
đẩy các nước nỗ lực cân bằng ảnh hưởng khu vực tại châu Á-Thái Bình
Dương và Đông Á. Năm 2006, Mỹ đã “nhìn trước” việc thúc đẩy quan hệ Nhật
Bản-Ấn Độ là “cơ hội tuyệt vời”. Tuy nhiên, Mỹ đã không sẵn sàng cho
việc lôi kéo ngay Ấn Độ vào khu vực “các nước có tầm ảnh hưởng” trong
khi vốn thận trọng không để Ân Độ “đứng quá xa phía sau”. Đầu năm 2007,
Tổng thống Mỹ George Bush và Phó Tổng thống Cheney đã đề nghị hình thành
nhóm bộ tứ gồm các nước dân chủ nhất là Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Ôxtrâylia
và đã gặp lãnh đạo các nước trên trước thềm Hội nghị Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF).
Tại thời điểm đó, chiến lược của Chính
quyền Bush đối với châu Á đã lôi cuốn cả Ấn Độ và Nhật Bản. Việc hình
thành một sự liên kết không chặt chẽ cho họ quyền tự trị cần thiết nhằm
bảo vệ các vắn đề trong nước và cơ hội để mở rộng vị thế của họ tại khu
vực trong khi đó các nước trên cũng nhận được sự hỗ trợ về mặt quân sự
và kinh tế.
Sáng kiến hình thành bộ tứ các nước dân
chủ được sự tán thành của Tống thống Mỹ và sự ủng hộ mạnh mẽ của Thủ
tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã tồn tại không lâu. Không chỉ lãnh đạo các
nước trong khu vực “quan ngại” mà cả Thủ tướng Ôxtrâylia Kevin Rudd, Thủ
tướng Nhật Bản Fukuda Yasuo (người kế nhiệm ông Abe), Thủ tướng Ấn Độ
M. H. Singh đều cảm thấy “lo lắng” trước sự phản đối của Trung Quốc. Ý
tưởng đó cũng dần bị quên lãng. Do cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và sự
điều chỉnh chính sách, tầm quan trọng của kinh tế Trung Quốc đôi với
kinh tế Mỹ và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ tháng 11/2008, sự cân nhắc cuộc
đối thoại tay ba bị hoãn do Mỹ tăng cường thúc đẩy quan hệ Mỹ-Trung và
tập trung lực lượng quân sự tại Ápganixtan.
Biến các nưóc lớn thành khối quốc gia dân chủ
Mặc dù ảnh hướng của Mỹ tại khu vực đang
ở giai đoạn suy giảm, Mỹ đã tiếp tục điều chỉnh chiến lược quay trở lại
châu Á. Tháng 7/2011, tại Hồng Công, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
tuyên bố “chúng tôi có quyền lợi kinh tế tại châu Á… chúng tôi đến đây
để ở đây. Chính sách cứng rắn của Mỹ với sách lược nước lớn trước đây
mang tâm lý “chiến tranh lạnh”. Ngày nay, Mỹ muốn tập trung các nước có
nền dân chủ lớn nhằm tạo một khối các nước dân chủ mạnh. Bởi vậy, Mỹ ưu
tiên tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ chặt chẽ với các nước đồng minh
lâu năm như Nhật Bản, Hàn Quốc nhằm bảo vệ lợi ích của họ tại khu vực
hơn là tập trung vào quan hệ Mỹ – Trung được coi là quá phức tạp. Mặc dù
có nhiều sự khác biệt, Mỹ nhận ra rằng sẽ hiệu quả hơn nếu hợp tác với
các nước chứ không phải với từng nước.
Cả Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đều quan ngại
trước sự nổi lên của Trung Quốc. Trung Quốc đã thể hiện “sự thân thiện”
với các nước châu Âu đang chìm trong khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên,
nhiều nước có chung biển với Trung Quốc như Việt Nam, Malaixia, Brunây,
Philíppin đều tỏ ra quan ngại trước nhừng hành động hung hăng của Trung
Quốc, đặc biệt là trên biến.
Tuy nhiên, các diễn biến mới năm 2011
dẫn tới sự hình thành một cuộc đối thoại tay ba. Nhật Bản đã chấp nhận ý
tưởng đối thoại tay ba một cách không chính thức từ giữa năm 2010. Ấn
Độ phản ứng một cách thận trọng sau thất bại ban đầu của việc thành lập
Bộ Tứ, Mỹ cũng cố gắng tránh thể hiện lập trường đối đầu với Trung Quốc.
Tháng 1/2011, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố về một cấu trúc an ninh tương
lai cho khu vực và kêu gọi tiến hành các cuộc đối thoại nhỏ, tổ chức các
cuộc đối thoại đa phương lớn hơn. Ý tưởng đối thoại tay ba Ấn-Nhật-Mỹ
đã được đưa ra, tuy nhiên nhanh chóng bị Trung Quốc phản đối. Sau đó,
các cuộc đối thoại tập trung vào chủ đề khác thay vì đối thoại tay ba
Ấn-Nhật-Mỹ.
“Lợi ích” được đặt cao hơn “giá trị”
Các vấn đề được đề cập trong cuộc đối
thoại chiến lược tay ba gồm an ninh hàng hải, tăng cường vị thế của các
thể chế khu vực như EAS và thống nhất một cách thận trọng chính sách về
sự trỗi dậy của Trung Quốc nhằm đảm bảo để Bắc Kinh đóng vai trò “xây
dựng” chứ không thống trị khu vực. Hơn nữa, trong điều kiện khó khăn về
tài chính, Mỹ muốn chia sẻ gánh nặng an ninh trong khu vực. Tầm quan
trọng của việc hợp tác cứu trợ giải quyết thảm hoạ thiên tai dã được
tăng cường, đặc biệt sau khi xảy ra thảm họa sóng thần tại Nhật Bản ngày
11/3. vấn đề quan trọng bao trùm đối thoại tay ba này là tất cả các bên
“chia sẻ lợi ích” thay vì “chia sẻ giá trị”.
Tham gia đối thoại tay ba tăng cường quan hệ Ấn-Nhật
Mối quan hệ Ấn-Nhật đã được tăng cường
đáng kể trong thập kỷ qua. Khi hai nước nhất trí thiết lập “Quan hệ đối
tác chiến lược và toà cầu” tháng 10/2008, cơ chế đối thoại song phương
đã được hình thành. “Thoả thuận quan hệ đối tác kinh tế toàn diện” ký
tháng 2/2011 và có hiệu lực từ 1/8/2011 sau khi được Quốc hội Nhật Bản
thông qua. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản tăng cho dù vẫn thấp
hơn tiềm năng. Nhật Bản là nhà tài trợ song phương lớn nhất về viện trợ
phát triển chính thức(ODA) và duy trì cam kết về các khoản viện trợ
thậm chí sau thảm hoạ sóng thần. Mặt dù, Nhật Bản đã quyết định cắt các
chương trình viện trợ nước ngoài do ảnh hưởng của trận động đất và sóng
thần phá huỷ nhà máy điện hạt nhân Fukushima song lại quyết định miễn
cho Ấn Độ không bị ảnh hương bởi các chương trình trên. Điều đó chứng tỏ
Nhật Bản đánh giá cao mối quan hệ Nhật-Ấn.
Sự kiện trên được thông báo tại Đối
thoại chiến lược Ấn-Nhật lần thứ 5 tại Tôkyô (từ 28-29/10) trong chuyến
thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ tới Nhật Bản. Tại cuộc đối thoại, hai bên
bàn thảo nhiều vấn đề chiến lược, bao gồm an ninh hàng hải và ấn định
chương trình chuyến thăm Nhật Bản của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ
Antony. Các cuộc hội đàm đều tập trung bàn thảo vấn đề an ninh hàng hải
khu vực Đông Á, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
Lãnh đạo hai nước luôn nhắc đi nhắc lại
cam kết tổ chức các cuộc gặp thượng đỉnh hàng năm và Thủ tướng Nhật Bản
Yoshihiko Noda thăm Ấn Độ (tháng 12/201l). Sự thay đổi giới lãnh đạo tại
Nhật Bản và thảm hoạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushina sẽ không ảnh
hưởng tới quan hệ song phương Ấn-Nhật.
Thoả thuận về hạt nhân dân sự
Trong lĩnh vực xuất khẩu năng lượng hạt
nhân, Nhật Bản đã thể hiện thiện chí liên kết với Ấn Độ. Tại cuộc hội
đàm giữa hai bên (ngày 29/10), Ngoại trưởng Ấn-Nhật đồng ý thúc đẩy đàm
phán về một thoả thuận năng lượng hạt nhân dân sự, gần giống thỏa thuận
đã được ký năm 2008 giữa Ấn Độ và Mỹ. Sau 3 vòng đàm phán, thoả thuận
hạt nhân dân sự song phương đã đạt được một số điểm chính. Thoả thuận
hạt nhân Ấn-Nhật rất quan trọng đối với Niu Đêli khi các công ty của Mỹ,
Pháp đang mong muốn làm đối tác với Ấn Độ trong lĩnh vực hạt nhân sử
dụng các thiết bị chủ yếu do công ty Nhật cung cấp.
Tuy nhiên, các tập đoàn Nhật Bản ủng hộ
một thoả thuận hạt nhân dân sự với Ấn Độ vì điều đó cho phép họ tham gia
lĩnh vực thương mại hạt nhân với Ấn Độ. Tính nhạy cảm chính trị của vấn
đề này tăng lên tại Nhật Bản sau vụ rò rỉ phóng xạ đã dẫn tới việc trì
hoãn các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, cũng có những dấu hiệu cho
thấy hai bên tỏ rõ quyết tâm chính trị nhằm khởi động lại các cuộc đàm
phán. Với mong muốn đó, Ngoại trưởng Ấn Độ Krishna thể hiện thiện chí
bằng cách tìm kiếm sự ủng hộ của Tôkyô để gia nhập 4 tổ chức quốc tế
hàng đầu về không phổ biến vũ khí hạt nhân, trong đó có Nhóm các nước
cung cấp hạt nhân, Nhóm Ôxtrâylia, và Dàn xếp Wassenaar, các nhóm sẽ tổ
chức hội nghị vào những tháng tới.
Sau sự kiện nhà máy điện hạt nhân
Fukushina và mối lo ngại của Nhật Bản về vấn đề năng lượng hạt nhân, một
vài chuyên gia cho rằng việc xuất khẩu thiết bị kỹ thuật cho Ấn Độ,
nước không phải là thành viên Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT), là
điều không thể. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan
trọng của quan hệ Ấn-Nhật. Thủ tướng Nhật Bản Noda cũng ủng hộ chính
sách về năng lượng hạt nhân hơn người tiền nhiệm Kan và đã tuyên bố ủng
hộ thoả thuận hạt nhân đối với các nước muốn sử dụng và hưởng lợi từ sự
phát triển công nghệ cao của Nhật Bản. Hoạt động thương mại công nghệ
cao của Nhật đã tăng đáng kể sau quyết định của nước này loại bỏ 7 doanh
nghiệp Ấn Độ khỏi “Foreign End User List” (danh sách các công ty nước
ngoài mà Nhật Bản hạn chế xuất khẩu) của Nhật Bản, trong đó có công ty
trách nhiệm hữu hạn đất hiếm của Ẩn Độ.
Cả Ngoại trưởmg Ấn Độ Krishna và người
đồng cấp Nhật Bản Gemba đã quyết định thúc đẩy hợp tác công nghệ cao và
cộng tác trong lĩnh vực phát triển đất hiếm Ấn-Nhật. Cả Ấn Độ và Nhật
Bản muốn hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực khai thác đất hiếm. Thực tế là
Tôkyô đang muốn đa dạng hoá các nguồn cung cấp đất hiếm khi Bắc Kinh
kiểm soát tới 90% lượng cung cấp đất hiếm toàn cầu.
Mặc dù hứa hẹn một “bức tranh sáng sủa”,
dường như vẫn có sự miễn cưỡng nào đó về phần Chính phủ Nhật Bản phải
có một lập trường rõ ràng đối với Ấn Độ về vấn đề hạt nhân. Nhận thức
như vậy bắt nguồn từ thực tế là Ấn Độ không được đề cập trong câu trả
lời chi tiết của chính phủ cho câu hỏi của một thành viên đảng Dân chủ
Tự do đối lập (Nhật Bản) xung quanh lập trường của chính phủ về chính
sách hạt nhân. Khi Nhật Bản yêu cầu Quốc hội thông qua thoả thuận hạt
nhân dân sự với các nước như Gioócđani, Nga, Hàn Quốc và Việt Nam, Ấn Độ
đã không được nhắc tới. Điều này gây sự nghi ngờ cho Niu Đêli về ý định
của Nhật Bản. Thậm chí đảng Komeito Mới, đảng đối lập lớn thứ hai tại
Nhật Bản, đã phản đối ý tương xuất khấu vũ khí Nhật Bản. Mặc dù các cuộc
đàm phán hạt nhân dân sự vẫn bị hoãn kể từ tháng 11/2010, Nhật Bản vẫn
khẳng định tiếp tục xuất khẩu nhà máy điện hạt nhân cho Ấn Độ. Ấn Độ
cũng tỏ ra lạc quan và tin tưởng các cuộc đàm phán ngoại giao Ấn-Nhật về
hợp tác hạt nhân sau sự cố Fukushima sẽ mở đường cho các thoả thuận hạt
nhân dân sự sớm triển khai.
Các cuộc đối thoại liên quan đến lĩnh vực an ninh
Trong nỗ Ịực của cả Ấn Độ và Nhật Bản
nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng
Ấn Độ đã thăm Nhật Bản và tiến hành các cuộc đối thoại với đối tác Nhật
Bản (tháng 11/2011). Hai nước tuyên bố cuộc tập trận hải quân chung lần
đầu dự kiến được tổ chức tại Ấn Độ Dương vào đầu năm 2012.
Một dấu hiệu tích cực khác từ Nhật Bản
là Chính quyền Noda tỏ thiện chí muốn dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí.
Theo quy định hiện hành, Nhật Bản chỉ có thể xuất khẩu vũ khí cho Mỹ.
Tuy nhiên, ba quy định về kiểm soát xuất khẩu là quyết định của Nội các
Nhật Bản chứ không phải trở ngại từ Hiến pháp. Sau đó, Nhật Bản và Ân Độ
đã thống nhất một số nội dung trong hợp tác quốc phòng:
- Tiếp tục trao đổi các chuyến thăm cấp cao. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản sẽ thăm Ấn Độ trong năm 2012;
Triển khai đối thoại chính sách quốc phòng Ấn-Nhật (cấp thứ trưởng) tại Tôkyô trong thời gian sớm nhất;
- Triển khai các cuộc đàm phán cấp chuyên gia quân sự hai nước trong năm 2012.
- Triển khai các chuyến thăm lẫn nhau
giữa các đơn vị hải quân, không quân và tiến hành tập trận chung giữa
lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản với hải quân Ấn Độ.
-Trao đổi các hoạt động hợp tác giữ gìn hoà bình.
- Trao đổi giữa Hai học viện quốc phòng về chiến lược quốc phòng, chính sách đào tạo nguồn nhân lực quốc phòng…
Trong chuyến thăm Ấn Độ tháng 9/2011,
cựu thủ tướng Nhật Bản, ông Abe, đã kêu gọi lực lượng hải quân các nước
dân chủ châu Á cùng với Mỹ kiềm chế sự “hung hăng”, và ảnh hưởng ngày
càng, tăng của Trung Quốc tại châu Á. Trong chuyến thăm Ấn Độ (tháng
8/2007) với tư cách Thủ tướng, ông Abe đâ đưa ra sáng kiến mở rộng các
nền dân chủ châu Á và tiếp tục duv trì quan điểm này. Thực tế, quan điểm
của cựu Thủ tướng Nhật Bản “đóng vai trò quan trọng” trong chính sách
ngoại giao của Nhật Bản bởi ông Abe vẫn “còn tiếng nói quan trọng” trong
việc hoạch định chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Trong bài nói chuyện với tựa đề “Hai nền
dân chủ gặp nhau trên biên”, ông Abe nhận định các lực lượng hải quân
Ấn Độ có thể đóng vai trò bảo đảm an ninh và sự ôn định tại các vùng
biển. Điều đó là sự đảm bảo cho các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam,
Inđônêxia, Ôxtrâylia, và Mỹ nếu không nói là cho chính Trung Quốc… Động
thái trên thể hiện sự ủng hộ vai trò của Ấn Độ tại khu vực biển châu Á
khi cả Ấn Độ và Nhật Bản tăng cường hợp tác sâu rộng về an ninh hàng hải
dựa trên thoả thuận được ký năm 2008, quy định về hợp tác chống cưóp
biển, trao đổi dịch vụ và cả các cuộc tập trận chung.
Một số định hướng
Cả Ấn Độ và Nhật Bản đã ấn định thời
gian cho các cuộc đối thoại 2+2 về vấn đề an ninh, quốc phòng. Đối thoại
tay ba Ấn-Nhật-Mỹ là ưu tiên hàng đầu của chương trình nghị sự ngoại
giao.
Sự nổi lên của Trung Quổc tại châu Á và
sự giảm sút ảnh hưởng toàn diện của Mỹ tại khu vực này đă dẫn tới việc
Ấn Độ và Nhật Bản cùng muốn tăng cường quan hệ với Mỹ. Cả Ân Độ và Nhật
Bản đều coi Mỹ là cường quốc duy nhất “có khả năng răn đe các động thái
thù địch” của Trung Quốc. Trong bối cảnh hiện nay, đối tác an ninh giữa
Ấn-Nhật được nhấn mạnh bởi sự hội tụ các lợi ích địa kinh tế lớn hơn,
cho phép cả hai nước tiến tới xây dựng cấu trúc kinh tế chiến lược có
lợi cho cả hai bên và duy trì cân bằng quyền lực tại châu Á.
Tuy nhiên, đang có những “quan ngại” về
việc Nhật Bản không muốn tăng chi tiêu quốc phòng nhằm đối phó với những
thách thức an ninh khu vực. Tuy nhiên, rõ rằng tồn tại “một số lôgích” –
thuật ngữ mà các nhà ngoại giao thường sử dụng – đằng sau sự hợp tác
giữa Ấn-Nhật-Mỹ tại khu vực đang thiếu một cấu trúc an ninh vững chắc.
Chính vì vậy, cuộc đối thoại ba bên chính thức Ấn-Nhật-Mỹ nên được hoan
nghênh./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét