Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Cách mạng Pháp (1789)
Được chấp thuận bởi Quốc Hội Pháp, 26 tháng Tám năm 1789
Những người đại diện cho Nhân Dân Pháp, được tổ chức thành một Quốc Hội, tin rằng sự
thiếu hiểu biết, hờ hững hoặc coi thường những quyền của con người
chính là nguyên nhân duy nhất dẫn đến những tai họa của cộng đồng, và
dẫn đến sự thối nát của các chính quyền, đã quyết định xác
lập – trong một tuyên ngôn chính thức – các quyền tự nhiên, không thể
chuyển nhượng và bất khả xâm phạm của con người,
để bản
tuyên ngôn này, xuất hiện thường xuyên trước tất cả các thành viên của
xã hội, liên tục nhắc nhở họ về quyền và nghĩa vụ của họ,
để hoạt
động của quyền lập pháp, cũng như hành động của quyền hành pháp, có thể
được so sánh mọi lúc với các mục tiêu và chủ đích của toàn bộ thể chế
chính trị, và như thế sẽ tôn trọng các mục tiêu và chủ đích đó hơn,
và cuối cùng, để những
đòi hỏi của các công dân, dựa trên các nguyên tắc đơn giản và không thể
chối cãi sau đây, sẽ luôn hướng tới duy trì Hiến Pháp và góp phần tạo
hạnh phúc cho tất cả mọi người.
Và
như thế, Quốc Hội công nhận và tuyên bố, trong sự hiện diện và dưới sự
che chở của Đấng Tối Cao, những quyền sau đây của con người và của công
dân:
Các điều khoản
1. Người
ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự
do và bình đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành
lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng.
2. Mục
đích của tất cả các tổ chức chính trị là bảo vệ các quyền tự nhiên và
bất khả xâm phạm của con người. Những quyền này là tự do, sở hữu tài
sản, an ninh và chống lại sự áp bức.
3. Nguyên
tắc chủ yếu đặt ở chủ quyền quốc gia. Không một tổ chức, không một cá
nhân nào có thể sử dụng quyền hành mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.
4. Tự
do bao gồm khả năng làm bất cứ điều gì mà không gây hại cho người khác.
Như thế, việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi cá nhân chỉ bị giới
hạn sao cho các cá nhân khác trong xã hội cũng được hưởng những quyền
tương tự. Những giới hạn này được quy định duy nhất bằng luật pháp.
5. Luật
chỉ có quyền cấm những hành vi gây bất lợi cho xã hội. Bất cứ hành vi
nào không bị pháp luật cấm thì cũng không được phép ngăn cản, và không
ai bị bắt buộc phải làm điều mà pháp luật không yêu cầu.
Luật
pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các công dân
đều có quyền đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật
pháp. Luật pháp phải giống nhau với mọi đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay
trừng phạt.
6. Luật
pháp phải thể hiện mong ước chung của cộng đồng. Tất cả các công dân
đều có quyền đóng góp, trực tiếp hay qua đại diện của họ, để tạo ra luật
pháp. Luật pháp phải giống nhau với mọi đối tượng, cho dù nó bảo vệ hay
trừng phạt. Tất cả các công dân, bình đẳng trước con mắt của luật pháp,
phải có quyền ngang nhau trong việc tham gia vào tất cả các văn phòng
quan trọng, các vị trí và chức vụ công, theo khả năng của họ và không có
gì phân biệt ngoại trừ phẩm chất và tài năng.
7. Không
ai có thể bị truy tố, bắt giữ hay giam cầm ngoại trừ trường hợp được
quyết định bởi pháp luật, tuân thủ theo nguyên tắc mà pháp luật đã quy
định. Những người theo đuổi, phát tán, thực thi hoặc gây áp lực thực thi
các mệnh lệnh tùy tiện phải bị trừng phạt; nhưng bất kỳ công dân nào
được gọi, bị bắt giữ theo quy đinh pháp luật, phải tuân thủ ngay tức
khắc; anh / chị ta sẽ bị coi là có tội nếu chống lại.
8. Luật
pháp chỉ được phép đưa ra những hình phạt cần thiết thực sự và không
thể tranh cãi; và không ai bị trừng phạt nếu không có một điều luật đã
được thành lập và công bố trước khi người đó phạm tội, và có thể áp dụng
hợp pháp.
9. Bởi
vì mọi con người đều được coi là vô tội cho tới khi anh / chị ta bị
tuyên bố có tội, nên khi cần thiết phải bắt giữ, mọi hành vi sử dụng vũ
lực quá mức tốit thiểu cần thiết để bắt và giam giữ người đó sẽ bị xử lý
thích đáng.
10. Không
ai bị đối xử tàn tệ vì quan điểm của người đó, ngay cả các quan điểm
tôn giáo, miễn là việc trình bày các quan điểm đó không gây ra đổ vỡ hòa
bình được thiết lập bởi luật pháp.
11. Tự
do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất
của con người. Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công
bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do
này theo quy định của pháp luật.
12. Đảm
bảo các quyền con người và của công dân cần tới các lực lượng công
[cảnh sát, quân đội v.v..]. Những lực lượng này, do đó, được thành lập
để phục vụ mục đích chung, và không phải để sử dụng riêng cho mục đích
của những người mà công chúng tín nhiệm giao phó quyền lãnh đạo lực
lượng.
13. Để
duy trì các lực lượng công, và để chi trả chi phí quản lý, một [hệ
thống] thuế chung là điều cần thiết. Thuế phải được chia sẻ một cách
tương tự theo đầu các công dân, với tỷ lệ tương ứng với khả năng của họ.
14. Mọi
công dân đều có quyền, tự mình hoặc qua đại diện của mình, kiểm tra
tính cần thiết của thuế công. Họ cũng có quyền tự do chấp nhận thuế,
giám sát thuế được sử dụng như thế nào, và quyết định mức thuế, các điều
khoản cơ bản để đánh giá và thu thuế, cũng như khoảng thời gian mà mức
thuế có hiệu lực.
Bất
kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này không
được đảm bảo, và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến
Pháp.
15. Xã hội có quyền yêu cầu công chức giải thích rõ công việc quản lý và giám sát của mình.
16. Bất
kỳ xã hội nào mà các quyền [của con người và của công dân] này không
được đảm bảo, và sự tản quyền không được thực hiện, sẽ không có Hiến
Pháp.
17. Tài
sản, là một quyền thiêng liêng và không thể xâm phạm, không ai có thể
bị tước đoạt tài sản; ngoại trừ điều đó là cần thiết cho cộng đồng, được
điều tra hợp pháp, rõ ràng cần thiết, và bồi thường công bằng và đưa
trước đã được trả cho người có tài sản bị tước đoạt.
Declaration of the Rights of Man and of the Citizen
Approved by the National Assembly of France, August 26, 1789
The
representatives of the French people, organized as a National Assembly,
believing that the ignorance, neglect, or contempt of the rights of man
are the sole cause of public calamities and of the corruption of
governments, have determined to set forth in a solemn declaration the
natural, unalienable, and sacred rights of man, in order that this
declaration, being constantly before all the members of the Social body,
shall remind them continually of their rights and duties; in order that
the acts of the legislative power, as well as those of the executive
power, may be compared at any moment with the objects and purposes of
all political institutions and may thus be more respected, and, lastly,
in order that the grievances of the citizens, based hereafter upon
simple and incontestable principles, shall tend to the maintenance of
the constitution and redound to the happiness of all. Therefore the
National Assembly recognizes and proclaims, in the presence and under
the auspices of the Supreme Being, the following rights of man and of
the citizen:
Articles:
1. Men are born and remain free and equal in rights. Social distinctions may be founded only upon the general good.
2. The
aim of all political association is the preservation of the natural and
imprescriptible rights of man. These rights are liberty, property,
security, and resistance to oppression.
3. The
principle of all sovereignty resides essentially in the nation. No body
nor individual may exercise any authority which does not proceed
directly from the nation.
4. Liberty
consists in the freedom to do everything which injures no one else;
hence the exercise of the natural rights of each man has no limits
except those which assure to the other members of the society the
enjoyment of the same rights. These limits can only be determined by
law.
5. Law
can only prohibit such actions as are hurtful to society. Nothing may
be prevented which is not forbidden by law, and no one may be forced to
do anything not provided for by law.
6. Law
is the expression of the general will. Every citizen has a right to
participate personally, or through his representative, in its
foundation. It must be the same for all, whether it protects or
punishes. All citizens, being equal in the eyes of the law, are equally
eligible to all dignities and to all public positions and occupations,
according to their abilities, and without distinction except that of
their virtues and talents.
7. No
person shall be accused, arrested, or imprisoned except in the cases
and according to the forms prescribed by law. Any one soliciting,
transmitting, executing, or causing to be executed, any arbitrary order,
shall be punished. But any citizen summoned or arrested in virtue of
the law shall submit without delay, as resistance constitutes an
offense.
8. The
law shall provide for such punishments only as are strictly and
obviously necessary, and no one shall suffer punishment except it be
legally inflicted in virtue of a law passed and promulgated before the
commission of the offense.
9. As
all persons are held innocent until they shall have been declared
guilty, if arrest shall be deemed indispensable, all harshness not
essential to the securing of the prisoner’s person shall be severely
repressed by law.
10. No
one shall be disquieted on account of his opinions, including his
religious views, provided their manifestation does not disturb the
public order established by law.
11. The
free communication of ideas and opinions is one of the most precious of
the rights of man. Every citizen may, accordingly, speak, write, and
print with freedom, but shall be responsible for such abuses of this
freedom as shall be defined by law.
12. The
security of the rights of man and of the citizen requires public
military forces. These forces are, therefore, established for the good
of all and not for the personal advantage of those to whom they shall be
intrusted.
13. A
common contribution is essential for the maintenance of the public
forces and for the cost of administration. This should be equitably
distributed among all the citizens in proportion to their means.
14. All
the citizens have a right to decide, either personally or by their
representatives, as to the necessity of the public contribution; to
grant this freely; to know to what uses it is put; and to fix the
proportion, the mode of assessment and of collection and the duration of
the taxes.
15. Society has the right to require of every public agent an account of his administration.
16. A society in which the observance of the law is not assured, nor the separation of powers defined, has no constitution at all.
17. Since
property is an inviolable and sacred right, no one shall be deprived
thereof except where public necessity, legally determined, shall clearly
demand it, and then only on condition that the owner shall have been
previously and equitably indemnified.
———-
tham khảo bản dịch khác:
Quốc hội thừa nhận và tuyên bố các quyền sau đây của con người và của công dân, với sự chứng kiến và bảo hộ của Đấng tối cao!
Điều 1: Mọi người sinh ra được sống tự do và bình đẳng; mọi phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung.
Điều 2: Mục đích của các tổ chức của con người; các quyền này là quyền tự do, quyền sử hữu, quyền được an toàn và chống áp bức.
Điều 3: Nguyên tắc chủ yếu đặt ở chủ quyền quốc gia. Không một tổ chức, không một cá nhân nào có thể sử dụng quyền hành mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.
Điều 4: Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác. Như vậy việc thực hành các quyền tự nhiên của con người chỉ bị giới hạn trong sự đảm bảo các thành viên khác của xã hội được hưởng các quyền đó. Các giới hạn này có thể do luật pháp quy định.
Điều 5:Luật pháp chỉ có quyền cấm đoán những hành vi có hại cho xã hội. Tất cả những điều mà luật pháp không cấm đoán đều không thể bị ngăn cản, và không ai có thể bị buộc phải làm những điều mà luật pháp không bắt làm.
Điều 6: Luật pháp là sự biểu thị ý chí chung, mọi công dân đều có quyền tham gia trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình vào việc xây dựng luật pháp; luật pháp phải là như nhau đối với tất cả mọi người, khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nên đều có thể được giữ mọi chức vụ, mọi địa vị, mọi công vụ theo năng lực và không có bất kì sự phân biệt nào khác ngoài đạo đức và tài năng của mỗi người.
Điều 7: Bất cứ ai cũng chỉ có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam trong những hợp do luật pháp quy định và theo các hình thức do luật pháp quy định. Những kẻ yêu cầu, thúc đẩy, thi hành hoặc cho thi hành những mệnh lệnh độc đoán đều phải bị trừng phạt; những công dân nếu bị gọi hoặc bị bắt chiểu theo luật pháp mà có hành vi kháng cự cũng đều bị buộc tội.
Điều 8: Luật pháp chỉ có thể đặt các hình phạt thực sự và cũng là cần thiết và ai nấy chỉ có thể bị trừng phạt chiểu theo một luật đã được xây dựng và ban bố trước khi xảy ra việc phạm tội và được thi hành một cách hợp pháp.
Điều 9: Mọ người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết cho việc bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc.
Điều 10: Không thể bị gây phiền hà do có quan điểm hay tín ngưỡng khác nhau, miễn là không có biểu hiện gây rối trật tự công cộng do luật pháp quy định.
Điều 11: Việc tự do trao đổi về tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý nhất của con người. Mọi công dân có thể phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do nhưng phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng quyền tự do đó trong những trường hợp mà luật pháp đã quy định.
Điều 12: Việc bảo đảm các quyền con người và công dân đòi hỏi phải có một lực lượng công cộng. Lực lượng này được lập ra vì lợi ích của tất cả mọi người chứ không phải do lợi ích riêng của những người được giao sử dụng nó.
Điều 13: Để nuôi dưỡng lực lượng công cộng và để có những khoản chi phí hành chính, việc đóng góp chung là cần thiết và phải được phân bổ bình đẳng cho các công dân, tuỳ theo khả năng từng người.
Điều 14: Mọi công dân đều có quyền hoặc trực tiếp hoặc thông qua các đại diện của mình, được xem xét sự cần thiết của sự đóng góp chung, được tự do thoả thuận đóng góp, được theo dõi việc sử dụng và được ấn định số lượng, cách thức và thời hạn đóng góp.
Điều 15: Xã hội có quyền lợi chưa được đảm bảo, phân quyền chưa được xác lập thì đều chưa có hiến pháp.
Điều 17: Tài sản là quyền lợi và thần thánh không thể xâm phạm được, trừ khi có những nhu cầu xã hội cần thiết và trong điều kiện được bồi thường một cách bình đẳng, tài sản còn lại của mọi người đều không bị cướp đoạt.
Điều 1: Mọi người sinh ra được sống tự do và bình đẳng; mọi phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ sở lợi ích chung.
Điều 2: Mục đích của các tổ chức của con người; các quyền này là quyền tự do, quyền sử hữu, quyền được an toàn và chống áp bức.
Điều 3: Nguyên tắc chủ yếu đặt ở chủ quyền quốc gia. Không một tổ chức, không một cá nhân nào có thể sử dụng quyền hành mà không xuất phát từ nguyên tắc đó.
Điều 4: Tự do có nghĩa là có thể làm mọi điều không gây hại cho người khác. Như vậy việc thực hành các quyền tự nhiên của con người chỉ bị giới hạn trong sự đảm bảo các thành viên khác của xã hội được hưởng các quyền đó. Các giới hạn này có thể do luật pháp quy định.
Điều 5:Luật pháp chỉ có quyền cấm đoán những hành vi có hại cho xã hội. Tất cả những điều mà luật pháp không cấm đoán đều không thể bị ngăn cản, và không ai có thể bị buộc phải làm những điều mà luật pháp không bắt làm.
Điều 6: Luật pháp là sự biểu thị ý chí chung, mọi công dân đều có quyền tham gia trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình vào việc xây dựng luật pháp; luật pháp phải là như nhau đối với tất cả mọi người, khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, nên đều có thể được giữ mọi chức vụ, mọi địa vị, mọi công vụ theo năng lực và không có bất kì sự phân biệt nào khác ngoài đạo đức và tài năng của mỗi người.
Điều 7: Bất cứ ai cũng chỉ có thể bị buộc tội, bị bắt, bị giam trong những hợp do luật pháp quy định và theo các hình thức do luật pháp quy định. Những kẻ yêu cầu, thúc đẩy, thi hành hoặc cho thi hành những mệnh lệnh độc đoán đều phải bị trừng phạt; những công dân nếu bị gọi hoặc bị bắt chiểu theo luật pháp mà có hành vi kháng cự cũng đều bị buộc tội.
Điều 8: Luật pháp chỉ có thể đặt các hình phạt thực sự và cũng là cần thiết và ai nấy chỉ có thể bị trừng phạt chiểu theo một luật đã được xây dựng và ban bố trước khi xảy ra việc phạm tội và được thi hành một cách hợp pháp.
Điều 9: Mọ người đều được coi là vô tội cho đến khi bị tuyên bố phạm tội. Nếu xét thấy cần thiết cho việc bắt giữ thì mọi sự cưỡng bức vượt quá mức cần thiết đều bị luật pháp xử phạt nghiêm khắc.
Điều 10: Không thể bị gây phiền hà do có quan điểm hay tín ngưỡng khác nhau, miễn là không có biểu hiện gây rối trật tự công cộng do luật pháp quy định.
Điều 11: Việc tự do trao đổi về tư tưởng và quan điểm là một trong những quyền quý nhất của con người. Mọi công dân có thể phát ngôn, viết hay tiến hành in ấn một cách tự do nhưng phải chịu trách nhiệm về sự lạm dụng quyền tự do đó trong những trường hợp mà luật pháp đã quy định.
Điều 12: Việc bảo đảm các quyền con người và công dân đòi hỏi phải có một lực lượng công cộng. Lực lượng này được lập ra vì lợi ích của tất cả mọi người chứ không phải do lợi ích riêng của những người được giao sử dụng nó.
Điều 13: Để nuôi dưỡng lực lượng công cộng và để có những khoản chi phí hành chính, việc đóng góp chung là cần thiết và phải được phân bổ bình đẳng cho các công dân, tuỳ theo khả năng từng người.
Điều 14: Mọi công dân đều có quyền hoặc trực tiếp hoặc thông qua các đại diện của mình, được xem xét sự cần thiết của sự đóng góp chung, được tự do thoả thuận đóng góp, được theo dõi việc sử dụng và được ấn định số lượng, cách thức và thời hạn đóng góp.
Điều 15: Xã hội có quyền lợi chưa được đảm bảo, phân quyền chưa được xác lập thì đều chưa có hiến pháp.
Điều 17: Tài sản là quyền lợi và thần thánh không thể xâm phạm được, trừ khi có những nhu cầu xã hội cần thiết và trong điều kiện được bồi thường một cách bình đẳng, tài sản còn lại của mọi người đều không bị cướp đoạt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét