Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Ngày 04/4/2014 - Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

Thục Quyên – Hãy có mặt cho Đỗ thị Minh Hạnh, Có mặt cho tuổi trẻ Việt Nam , trách nhiệm và hào hùng.

Thục Quyên gửi cho Dân Luận

Thư từ München, thủ đô Bayern, Đức quốc.
Em Minh Hạnh,
Thứ bảy, mùng 5 tháng tư này, lúc 18giờ30, mẹ Minh của em sẽ ghé München trong chuyến đi dài khắp châu Âu, để có một cuộc gặp gỡ với những đồng hương đang sống tại đây.

Quê hương Việt nam chúng ta tan hoang , kiệt quệ ,vì cuộc lừa dối lịch sử củađảng Cộng sản VN kể từ thời thành lập . Cứ đơn giản đọc lại những điều lệ của họ năm 1935 , 1951 và 1960 (1) cũng đủ thấy tất cả những man trá của cái đảng này và sự bẽ bàng của ngay chính giới vô sản,nông dân, lao động, đã bị lọc lừa bóc lột. Không chỉ bị bóc lột miếng cơm manh áo như đã từng bị thực dân bóc lột, mà cả đến chút niềm tin cuối cùng ở tình nghĩa thương yêu giữa những người cùng giòng máu Việt với nhau, cũng đã bị phá tan .
Điều lệ đảng Cộng sản năm 1935 “Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xôviết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản”
Điều lệ Đảng năm 1951 xác định Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam.
Tại Đại hội III năm 1960 nghị quyết xác định Đảng lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam, là đội tiền phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân. Đảng gồm những người giác ngộ tiên tiến, gương mẫu, dũng cảm và hy sinh nhất trong giai cấp công nhân, trong nông dân lao động, trí thức cách mạng và các tầng lớp nhân dân lao động khác, tự nguyện đứng trong hàng ngũ Đảng mà phấn đấu. Đảng đại biểu quyền lợi của giai cấp công nhân, đồng thời đại biểu quyền lợi của nhân dân lao động và quyền lợi của dân tộc. Mục đích của Đảng là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam.
Họ ra hết nghị quyết này đến nghị quyết khác.
Còn em đã làm gì ? Em đã làm chính những điều họ không làm nhưng bao thập niên không ngớt trâng tráo đem ra làm miếng mồi nhử. Em và các bạn chỉ đơn thuần ủng hộ những người lao động tranh đấu đòi chút quyền sống, quyền làm người thiêng liêng, mà mọi tôn giáo và thế giới văn minh đều trân trọng, bảo vệ.
Chỉ có vậythôi.
Vậy mà đảng Cộng sản VN lấy uy quyền của một độc đảng, chễm trệ đạp lên luật pháp để bắt em và các bạn, giam cầm và hành hạ các em ,từ thể xác đến tinh thần.
Chúng tôi, từ những người đã mang trên đầu hai thứ tóc ,sót xa vì đã thất bại, đã
„để lại cho em một nước tan tành,
bạo tàn vênh vang bề thế“,
đến những người bạn trẻ lứa tuổi các em, đang chuyển mình theo gương các em dấn thân nhận lãnh trách nhiệm, chúng tôi tuy chưa cứu nguy được các em khỏi nanh vuốt của họ, nhưng chúng tôi quyết bảo vệ các em , tranh đấu không để sự Lọc lừa kia tiếp tục mà mắt thế giới.
Ngày 5/2/2014 tại Geneva ,đảng Cộng sản với tư cách là Chính quyền Việt Nam đã long trọng hứa hẹn sẽ thật sự cải tiến, thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền, thì Mẹ Minh của em và chúng tôi quyết chứng minh cho thế giới thấy chính những chiến sỹ nhân quyền của Việt Nam đang bị hành hung thô bạo, giam cầm đầy đọa.
Tiếp theo những cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ, Ủy hội Nhân Quyền Tom Lantos, và tại Âu châu,sau khi ghé München tối thứ bảy ngày 5/04, sáng sớm hôm sau, chủ nhật, mẹ Minh của em lại tất tả đáp xe lửa lên Frankfurt để kịp tham dự buổi tổ chức của đồng bào mình.Sau đó trong suốt gần 2 tuần lễ tới tại thủ đô Berlin, Hội Nhân quyền quốc tế
VETO! HUMAN RIGHTS DEFENDERS´ NETWORK
đã tổ chức những cuộc gặp gỡ liên tục mỗi ngày với những đại diện chính quyền và các đảng phái Đức.
Tôi vừa được tin bà Draginja Nadazdin giám đốc Ân xá Quốc Tế Ba Lan cũng vừa gởi thơ cho em. Những người ngoại quốc còn xúc động vượt bực khi nghe tin người con gái Việt nam nhỏ bé dù bị đày đọa đến bệnh tật vẫn kiên trường tranh đấu cho những người dân lao động thấp cổ bé miệng và cho lý tưởng tự do của mình. Tôi tin rằng những đồng bào ruột thịt của em tại München, Frankfurt, Berlin, và khắp nước Đức sẽ đông đủ
Có mặt cho Đỗ thị Minh Hạnh,Có mặt cho tuổi trẻ Việt Nam , trách nhiệm và hào hùng.

Thục Quyên
Thông tin về buổi gặp gỡ với bà Trần Thị Ngọc Minh,
mẹ của nhà tranh đấu dân chủ Đỗ Thị Minh Hạnh
Thời gian: Thứ bảy, 05.04.2014, 18:30 – 21:30 giờ
Địa điểm: Freizeitstätte Neuland, Neuherbergstr. 90, 80937 München
Tổ chức: Nhóm 008 München
Nhân chuyến đi vận động trao trả tự do cho con gái và trình bày về hoàn cảnh của những tù nhân lương tâm đang bị giam cầm tại Việt Nam với chính phủ, báo giới và các tổ chức nhân quyền Tây phương, bà Trần Thị Ngọc Minh sẽ có buổi gặp gỡ với đồng bào tại München vào thời gian và địa điểm nói trên.
Đây là cơ hội để chúng ta có thể hiểu được tâm tư, trăn trở của những nhà tranh đấu dân chủ, cùng những khó khăn, nhọc nhằn mà họ và thân nhân phải gánh chịu.
Nhóm Thuyền Nhạc Munich sẽ góp mặt vào chương trình với các tiết mục văn nghệ.
Nhóm 008 München gồm Lê Văn Cát, Hồ Thành Công, Hồ Viết Đoan, Nguyễn Nam Hòa, Bùi Quang Lộc, Thục Quyên, Nguyễn Minh Trí, Nguyễn Anh Tuấn.

Lê Văn Tám và tác động đến trẻ thơ

BBC

Hoàng Xuân  – Gửi đến từ TPHCM

Hội chợ sách hàng năm ở Công viên Lê Văn Tám
Hồi trước còn ở bên Gò Vấp (TP HCM), mỗi lần đi làm về ngang phòng mạch “Bác sĩ H. Tống Tiễn” tôi lại phì cười.
Nghĩ bụng chắc bác sĩ chắc khá dễ tính nên mới lấy tên thật đặt cho phòng mạch, chứ bệnh nhân vô đây mong được sức khỏe mà bị “tống tiễn” thì phòng mạch làm gì tồn tại nổi.

Lại còn những cái tên hài hước khác như “Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn”. Trung tâm này nằm ở đường Vĩnh Viễn (quận 10-TP HCM)- lại một kiểu tiện tay đặt tên, chứ luyện thi mong đậu mà luyện vĩnh viễn thì thí sinh nào dám tới.
Tôi phá ra cười lần nữa khi liên tưởng tới ông chủ Công viên nghĩa trang rất xanh và đẹp trên Bình Dương.
May quá may, ông đặt tên Công viên nghĩa trang là Vĩnh Hằng, chứ giả dụ ông là fan phim The Mummy Return (Xác ướp trở lại) rồi lấy tên phim đặt cho nghĩa trang thì… lạy giời.
Có những địa danh nổi tiếng Việt Nam do ý nghĩa liên tưởng hài hước của nó như “Điểm Đập Đá” (trường tiểu học Sơn Kiên 1, ảnh trên internet), trường mẫu giáo Kéo Cưa, khu Kéo Té, đèo Cù Mông (giữa Phú Yên và Bình Định), đèo Xả Ớt (nghe là muốn nhậu), cầu Rạch Chim (Nhà Bè, TP HCM), cầu Xẻo Bướm (Kiên Giang).
Trên thế giới có thành phố Dildo (thị trấn trên đảo Newfoundland, Canada), Crackpot (Người lập dị) ở Bắc Yorkshire, Anh, Condom (Pháp), và Fucking (Áo).
Oshin là tên một doanh nhân tiếng tăm, một phụ nữ thành đạt trong bộ phim cùng tên của Nhật, nhưng ở Việt Nam chắc chẳng ai đặt tên con là Ô-sin, vì nó đã biến thành tên gọi chung cho nghề giúp việc, cái nghề được cho là vất vả, thấp kém.
Cũng như chắc không ai dám ai đặt tên con là Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến hay Mã Giám Sinh.. vì nó chỉ gợi ra những phẩm chất xấu của nhân vật văn học từng mang tên đó.
Những cái tên là niềm mong ước, hy vọng được gửi gắm.
Cháu tôi đang học tiểu học ở trường Đuốc Sống gần nhà.
Hai cơ sở cách nhau chừng trăm mét đều mang tên Đuốc Sống. Ở phía ngược lại, cũng chỉ cách vài trăm mét là một công viên lớn của TP HCM mang tên Lê Văn Tám (Quận I).
Tôi hỏi cháu có biết “Đuốc sống” là gì không thì thằng nhóc hồn nhiên đáp “cô con kể anh đó nhúng xăng vô người đốt đó, ghê lắm”.
Sáng chiều người người vào công viên dạo mát ngắm cảnh, trẻ con tung tăng chạy chơi bên ông bà cha mẹ, thật đẹp, thật thư thái và bình an
Hàng ngày ngắm những đứa trẻ mũm mĩm xinh xắn được cha mẹ nâng niu dắt vô ngôi trường Đuốc Sống, trong tôi lại có cảm giác khó diễn tả. Có thể đặt cái tên nào thanh bình hơn không?

Không có thật

Về nguồn gốc ra đời của biểu tượng lịch sử “Đuốc sống” và cái tên Lê Văn Tám, Giáo sư sử học Phan Huy Lê trong bài viết đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số ra tháng 10 năm 2009 đã trình bày rất cẩn trọng.
Ông cho hay, từ khoảng năm 1960, ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ là Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học xã hội, kiêm Viện trưởng Viện sử học đã cho ông biết câu chuyện như sau: vào khoảng tháng 10/1945, vụ kho xăng của Pháp ở Thị Nghè bị đốt cháy và được loan tin rộng rãi trên báo chí nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt.
Nhân dịp này, ông Trần Huy Liệu đã dựng lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét. Sau đó một số báo chí nước ngoài đưa tin ngay và bình luận rằng một cậu bé tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy thì sẽ gục ngay tại chỗ, hay nhiều lắm là chỉ lảo đảo được mấy bước, không thể chạy được mấy chục mét đến kho xăng.
Ông Trần Huy Liệu đã tự trách là vì thiếu cân nhắc về khoa học nên có chỗ chưa hợp lý.
Việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám
Trần Huy Liệu
Giáo sư Phan Huy Lê cho biết sau đó ông đã trao đổi với các bác sĩ và cũng được xác nhận như vậy.
Vẫn trong bài báo nói tên, ông Phan Huy Lê kể tiếp:
“Tôi nhấn mạnh là GS Trần Huy Liệu không hề hư cấu sự kiện kho xăng địch ở Thị Nghè bị đốt cháy mà trên cơ sở sự kiện có thật đó, chỉ “dựng lên”, theo cách nói của Giáo sư, chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng địch. Ông giải thích là thời Nam Bộ kháng chiến, có bao nhiêu tấm gương hy sinh vì Tổ quốc, nhưng chuyện thiếu niên Lê Văn Tám là nghĩ đến biểu tượng cậu bé anh hùng làng Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), còn việc đặt tên Lê Văn Tám là vì họ Lê Văn rất phổ biến ở nước ta và Tám là nghĩ đến Cách mạng tháng Tám,”
“Lúc bấy giờ, Giáo sư Trần Huy Liệu đang giữ chức Bộ trưởng Bộ Thông tin tuyên truyền trong Chính phủ lâm thời, nên ông nói rõ là muốn tạo dựng nên một biểu tượng anh hùng để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta.”
Trong bài viết, nhà sử học Phan Huy Lê cũng nêu rất nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử chứng minh.
Theo đó, nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông viết trong hồi ký rằng, người đốt Kho đạn Thị Nghè ngày 1/1/1946 không phải là Lê Văn Tám mà là tổ đánh mìn của công nhân nhà máy đèn Chợ Quán (tạp chí Xưa & Nay số 154).
GS Phan Huy Lê viết rõ:

Chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng đốt cháy kho xăng của Pháp chỉ là chuyện được dựng lên
“GS Trần Huy Liệu căn dặn sau này khi đất nước đã yên bình thì anh là nhà sử học, nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa. GS còn tiên lượng là biết đâu sau này có người đi tìm tung tích nhân vật Lê Văn Tám hay có người lại tự nhận là hậu duệ của gia đình, họ hàng người anh hùng.. Vì đó không phải là tên của nhân vật lịch sử có thật, nhưng phản ánh một sự kiện lịch sử có thật, một tinh thần hi sinh vì Tổ quốc có thật (…) Trả lại nguồn gốc thật của biểu tượng này là để tạo lập một nền tảng nhận thức khoa học, khách quan về quá trình hình thành biểu tượng Lê Văn Tám.”
Với sự thật lịch sử của tên gọi, tôi cho rằng biểu tượng lịch sử Lê Văn Tám nên đặt trở lại đúng chỗ của nó là trong những trung tâm nghiên cứu lịch sử.
Cộng thêm vào, về phần tôi, tôi mong muốn tuổi thơ nên được học tập trong những ngôi trường mang tên của các nhà khoa học nổi tiếng thế giới, những người bằng sự nghiên cứu và sáng tạo của mình đã là nguồn cảm hứng lâu bền cho nhiều thế hệ người học hơn là những cái tên mang đậm màu sắc chính trị.
Đã nhiều năm rồi có hòa bình trên đất nước, tôi mong chính quyền thành phố đổi tên trường tiểu học Đuốc Sống bằng tên danh nhân văn hóa nào có ý nghĩa khuyến học hơn, hoặc ít nhất là những cái tên ngây thơ đáng yêu, hợp với tâm hồn trẻ thơ hơn.
Công viên Lê Văn Tám cũng vậy. Đây là một công viên rợp bóng cổ thụ, những lối đi len lỏi với thảm cỏ, bồn hoa, là một khu rừng nhỏ giữa trung tâm thành phố.
Sáng chiều người người vào công viên dạo mát ngắm cảnh, trẻ con tung tăng chạy chơi bên ông bà cha mẹ, thật đẹp, thật thư thái và bình an. Đó mới là giá trị sống sâu sắc, là thành quả lớn nhất của hòa bình.
Công viên còn được chọn là nơi tổ chức thường niên Hội sách của TPHCM, một sự kiện được yêu thích và có ý nghĩa.
Vì vậy, tôi cho rằng nên mang cái tên ca ngợi cuộc sống thanh bình hay những giá trị văn hóa trường tồn hơn là mãi nhắc về một tượng đài lịch sử vừa không có thật, vừa quá dữ dội như Lê Văn Tám.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Hoàng Xuân từ thành phố Sài Gòn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét