Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Lượm lặt - Các nước sử dụng chiến thuật gì ở biển Đông? - ĐỘT PHÁ MỚI TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Cờ Tổ quốc vươn cao trên 2 tàu ngầm Kilo (DT). - Lễ thượng cờ Quốc gia trên hai tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam (ND). - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm các căn cứ quân đội của Mỹ (LĐ).

Tin buồn: Thầy giáo Đinh Đăng Định đã ra đi vĩnh viễn   -Danlambao – Thầy giáo Đinh Đăng Định vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc 21h30 phút, tối ngày 3/3/2014 tại nhà riêng thuộc tỉnh Đăk Nông trong vòng tay gia đình và bạn bè.

Sau hơn 2 năm tù đày khắc nghiệt và không được chăm sóc y tế, thầy giáo Đinh Đăng Định đã phải ra đi vĩnh viễn ở độ tuổi 50 vì căn bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

“Giết gà dọa khỉ” – Quốc gia nào Gà, Quốc gia nào Khỉ? – Lối nói trịch thượng của Bắc kinh , cứ làm đi , giết “con gà” nào đây???- Đố dám khai chiến Với Nhật, Đại Hàn, Phi  vỡ mặt liền. Hơn 200 triệu Dân đó họ bó tay chịu trói dâng cho Bành trướng đấy.
Thủ tướng trao cờ Tổ quốc cho thuyền trưởng 2 tàu ngầm   -(VNN)   — Indonesia đưa chiến đấu cơ ra biển Đông -(TN)   —   Indonesia triển khai tiêm kích hạng nặng chặn ‘lưỡi bò’ háu đói  -(ĐV)
Những nhịp cầu để Hoàng Sa không đi vào quên lãng  -(RFI)   —Việt Nam – Philippines khó lập liên minh quân sự do sức ép của Trung Quốc  -(RFI)
Thủ tướng Malaysia đi Việt Nam: Cơ hội phối hợp hành động về Biển Đông  -(RFI)
Hội nghị Quốc phòng Mỹ-ASEAN : Mỹ nhấn mạnh lại ưu tiên Châu Á  -(RFI)   —-Bộ trưởng quốc phòng Mỹ gặp các bộ trưởng quốc phòng ASEAN  -(RFA)
Philippines không sợ hậu quả kinh tế từ vụ kiện Trung Quốc  -(TT)   —-  Manila coi thường các đe dọa của Bắc Kinh trong vụ kiện Trung Quốc    -(RFI)   — Các chuyên gia nhân quyền LHQ lên tiếng về vụ Cồn Dầu  -(RFA)
Ông Nguyễn Xuân Anh làm Phó Bí thư Đà Nẵng -(BBC)   —  ASIAD 18 : Việt Nam muốn bỏ cuộc chơi cũng không đơn giản  -(RFI)

Cảng Cam Ranh sẽ sửa chữa tàu biển quốc tế  -(TT)
Bị cấm cửa, mới giật mình!  -(DNSG)   —  Người Việt thường không xếp hàng và hay chen lấn   -(TT)  >>>   Cải thiện mối quan hệ nhà nước - công dân   —   Tự bôi mặt   -(TN)   —   Đừng vội chê VNA, đắng lòng Việt Nam nhiều ăn cắp!   -(ĐV)
Uốn đường cong né ‘nhà quan’, tiết kiệm 130 tỷ?  -(VNN)   —  Chỉ có Việt Nam ‘bảo mật’ tài sản quan chức?  -(TVN)   —  Tham nhũng vặt khắp nơi  -(TT)   —  Được thao túng, DN công khai ‘giết’ sông Lô?  -(VNN)
Yêu cầu cơ quan chống tham nhũng sớm làm rõ và xử lí thích đáng   -(NCT)   —   Nhặt được 30 triệu đồng, chàng trai nghèo không tham của rơi  -(NLĐ)
Thi hộ vào trường công an với giá 500 triệu đồng  -(VNN)   —  Tổ chức thi hộ vào trường công an, thu tiền tỉ  -(TT)
Tiêm nhầm thuốc có độc và nỗi đau ‘vaccine’  _(TVN)   —  Tiêm nhầm văcxin cho trẻ: Chỉ có Việt Nam và Yemen  -(TT)
Vụ Báo 4 lần, bác sĩ vẫn bỏ mặc bệnh nhân: Kíp trực đổ cho nhau !  -(TN)   >>>  Buộc thôi việc bác sĩ đưa bệnh nhân đi Trung Quốc thay thận

Dân chấm điểm: Quảng Bình gây ngạc nhiên, Bắc Giang đội sổ  -(VNN)   >>>  Có một không hai ở Quảng Ninh: Ngày biến thành đêm Photo
Giảm lương hưu: 20 năm nữa mới bị ảnh hưởng -(VEF)
Xử lý ngay kiểu “phố Tàu” sai quy định  -(TT)   —   Vụ 5 công an dùng nhục hình: Chờ một phán quyết đúng pháp luật  -(TT)
Chiều nay 3-4 tuyên án vụ công an dùng nhục hình  -(NLĐ)   >>>  Mức án đề nghị gây phẫn nộ   >>>   Chưa biết khi nào hết tiêu cực!
Đày đọa công nhân  -(NLĐ)
Thành phố Cần Thơ: Nghiệp vụ thẩm phán yếu kém hay cố tình “phán” sai?  -(NCT)   >>>    Đối thoại giữa UBND thành phố Cần Thơ với đại diện Báo Người cao tuổi: Phá vỡ quy hoạch trong Dự án KDC 91B Cần Thơ quá rõ ràng
Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh: Vụ cán bộ và gia đình cán bộ chiếm đoạt trắng trợn tài sản công dân   -(NCT)

Người Việt xấu xí: Không chỉ do Giáo dục mà còn hơn thế  -(Kami -RFA)
Nguy cơ về mặt an ninh-quốc phòng của 3 nước Đông Dương khi Lào xây đập Don Dahong -Hoàng Mai  -(Boxitvn)
Nhật Ký Biển Đông: Căng thẳng leo thang và lan qua Úc Châu  -Đào Văn Bình  -(Boxitvn)
Trẻ em Việt Nam đang phát triển “lệch” chuẩn?  -(Boxitvn)    —    Nhà nước đang chữa lửa bằng xăng dầu.  -(Boxitvn)
Vị trí của kẻ ngoài rìa  -Thùy Linh -(Danquyen)

Về thầy Đinh Đăng Định: KHÔNG CÒN SỨC PHẢN KHÁNG TỨC LÀ ĐÃ CHẾT LÂM SÀNG?  – ( Phương Bích FB) -“Mặc dù tôi không muốn người ốm mệt thêm, nhưng người đàn ông kiên cường này vẫn cố gắng nói, rằng cuộc chiến này còn dài, vì vậy đừng hy sinh vô ích. Hãy ủng hộ và giúp đỡ những người đang tranh đấu“.
Sư phạm Đại học, Ngữ Văn Khoa tạp phú  -(Văn Việt)  – Đỗ Thị Thoan thạc sĩ cách ba năm / Bị truất phế âm thầm trong bóng tối / Hội đồng xưa chấm được điểm 10 / Hội đồng nay tức thì hủy diệt / Chỉ vì nàng Nhã Thuyên dám nói / Về chuyện mấy cậu nhà thơ đòi mở miệng mở mồm.
Người Tàu làm chủ ở Vũng Áng: Đã đến độ tin rằng PTT Nguyễn Thiện Nhân từng bị “cấm cửa”?

Chiến hạm Nhật cập cảng Manila tham gia cuộc tập trận chung  -(VOA)   —  Các nước sử dụng chiến thuật gì ở biển Đông? -(VOA)   —  Giới chức Mỹ trình bày chính sách tái cân bằng lực lượng ở Châu Á -(VOA)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Trung Quốc   -(TTXVN)   -Lao động Trung Quốc khắp Bắc Nam và lý lẽ FDI  -(ĐV)
Trung Quốc ép lao động VN công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa ?  -(Tin nóng)
Hội đồng Liên tôn Việt Nam họp mặt và cầu nguyện cho Phật giáo Hòa Hảo  -(DCCT)
Có việc dân Dương Nội tự tử hay không?   -(BBC)    —   Dân tức ngực, khó thở vì Nhà máy lọc dầu Dung Quất xả thải?  -(DT)
Thủy điện tác động tiêu cực đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số  -(SGGP)
Lao động bậc thấp Trung Quốc tràn lan, cử nhân Việt Nam thất nghiệp  -(SM)
Đà Nẵng quyết ‘xóa sổ’ bảng hiệu tiếng Trung (VOV)   ===  Những phiền phức tự ta chuốc lấy   -(Tia Sáng)
Chuẩn y cán bộ dùng bằng giả làm chủ tịch xã   -(PLTP)   —  Trước giờ tuyên án: Những điểm phi lý trong vụ 5 công an đánh chết người   -(PLTP)
‘Tương lai Nha Trang còn hơn Hong Kong’  -(TP)

La Viện: 10 bước để Trung Quốc chiếm bãi Cỏ Mây  -(GDVN)
Nhật, Mỹ cân nhắc cấp tàu tuần tra cho Việt Nam?  -(KT)    >>>   Nga không có ý định mở căn cứ ở Cam Ranh
TP HCM vận động 30 tỷ đồng cho quỹ Vì Trường Sa  -(TTXVN)
Vụ án 5 cựu sĩ quan công an dùng nhục hình: Hai bị cáo được hưởng án treo* Gia đình nạn nhân khẳng định sẽ kháng án  -(TNO)
Xét xử bị cáo liên quan vụ Mường Nhé  -(BBC)  – Tòa án tỉnh Điện Biên bắt đầu xử lưu động tội ‘Hoạt động phỉ’ đối với 29 bị cáo có liên quan tới vụ bất ổn Mường Nhé năm 2011.
Lãnh án tù vì đòi phá lăng Hồ Chủ tịch  – (BBC)  -Bốn người tự nhận là học viên Pháp Luân Công bị tuyên án từ 4-6 năm tù vì tội ‘Gây rối trật tự công cộng’ theo Điều 245 Bộ Luật Hình sự.
Xử kín người đòi phá lăng Hồ Chủ tịch?  -(BBC /nghe) -   Trả lời BBC ngày 3/4, bà Nguyễn Thị Quỳnh, vợ ông Kiên, cho biết gia đình không nhận được thông báo dự phiên tòa và cũng không được nhận văn bản chính thức nào về bản án của ông Kiên.  – “Sau đó một ngày thì tôi mới biết thông tin. Không hề có thông báo gì và người thân cũng không được dự phiên tòa đó,” bà nói.
Bà Quỳnh cũng cho biết vài ngày sau khi phiên tòa kết thúc, bà đã vào gặp chồng ở Trại giam Hỏa Lò và được ông Kiên cho biết phiên xử diễn ra “rất nhanh chóng, các bị cáo không được cho cơ hội để phát biểu trước tòa.”  -”Dù đây là phiên tòa công khai nhưng không ai khác có mặt tại tòa ngoài các bị cáo và hội đồng xét xử,” bà nói.
VN loay hoay ‘trồng cây gì, nuôi con gì’  -(BBC) –  Nhà nước Việt Nam đang ở đâu trong cái vòng luẩn quẩn “trồng cây gì, nuôi con gì”?
Dân oan giáo xứ Cồn dầu tiếp tục kêu cứu tại cổng VP chính phủ  -(DCCT)
1
Wonderful Sagon Electrics Co.ltd(Bình Dương): Công nhân quá khổ nên phải đình công.  -(DCCT)  -Sáng nay(03/04/2014), hơn 2000 công nhân công ty Wonderful Sagon Electrics có địa chỉ tại Số 16, đường số 10, Vsip 1, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương(Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapo) đã tiếp tục đình công để đòi hỏi quyền lợi cơ bản cho mình và người thân phụ thuộc.
 Đảng “ta” đã dạy Giai Cấp Công Nhân là ĐỘI TIÊN PHONG CÁCH MẠNG nhất do đảng “ta” lãnh đạo và rèn luyện vừa HỒNG vừa CHUYÊN , là đội ngũ tiên phong trong công cuộc đấu tranh GIAI CẤP chống áp bức bóc lột đàn áp bất công…nhằm xây dựng xã hội XHCN để tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên xã hội cọng sản – Thì tại sao lại xảy ra chuyện lực lượng ” còn đảng còn mình” lại đi đánh lực lượng “tiên phong và là cánh tay đắc lực ” của đảng ???- Xem video và hình ảnh thì Anh chi em làm thuê (CS gọi cho sang là Giai cấp Công nhân) tuổi đời chỉ sinh sau 1975 , hoàn toàn trong xã hội XHCN , đã đình công phản đối chủ Tư bản Nhật bản bóc lột và còn hăm he ( thằng nào nghỉ làm đơn cho nghỉ liền) đến 2.000 con người ta đâu phải “thế lực thù địch” xúi dục , trong suốt 3 ngày mà những tổ chức đảng “ta”, công đoàn , Đoàn…đầy đất chật bãi không ” tham gia đấu tranh” cùng Giai cấp Công nhân chống bọn Tư sản tư bản bóc lột lực lượng tiên phong của đảng “ta”??? Xứ ta là xứ XHCN chớ đâu phải bọn tư bản giãy chết mà dám đánh lực lượng “tiên phong của đảng”, thế này là thế nào???AI THẮNG AI?? ( những người CS nói nhé)
Chưa hết, đã 3 ngày mà hàng ngàn Báo, Đài…không thấy đưa tin???

Chúng ta sắp vĩnh viễn mất đi thầy giáo Đinh Đăng Định  -Lưu gia Lạc – (DLB)
Thanh niên giữ Nước hay giữ đảng?   -(DLB)
Nhưng con người không có trái tim   –  Nguyễn Thu Trâm, 8406 (Danlambao)    —   Chữa sáng mắt để làm gì? – (DLB)
Ngô Vương Toại – Một thời khó quên (12/04/1947 – 03/04/2014) – (DLB)   —Bút danh C.B. là của ông Hồ? -Tin không lề – (DLB)
Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu trình bày ca khúc ‘Khỏe re như con bò kéo xe’ – (DLB)
Phạm Chí Dũng – Phản kháng xã hội bắt đầu lan rộng!   -(DL)
Học Thế Nào – Nói thêm về “Vụ Nhã Thuyên”  -(DL)    —   Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do (12)  -(DL)
Dương Hoài Linh – Hỡi các ông “nghị”, các vị đang ngủ hay thức?  -(DL)
Việt Nam bỏ phiếu phản đối Nghị quyết kêu gọi thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trong các cuộc biểu tình ôn hòa của LHQ  -(DL)
Ba mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự đề nghị chấp thuận các khuyến nghị về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam sau UPR  -(DL)
Nguyễn Văn Thạnh – Tôi, vợ và con đường dân chủ  -(DL)  —- Nguyễn Văn Thạnh – Đời là bể khổ-vì đâu nên nỗi?  -(DL)
Bé Đun Dễ Thương – Bạn… (Viết về tướng cướp Hồ Duy Trúc)  -(DL)
Tiến sỹ Trần Đình Bá – Tự hào tàu ngầm Trường Sa và nỗi nhục “thế kỷ” của Hàng không Việt!  -(DL)

KINH TẾ
Ngân hàng mang tiền đi bán… rong (PT). - Ngân hàng Nhà nước mua 7,7 tỷ USD (KTĐT). Doanh nghiệp nuôi cá tra phải theo một tiêu chuẩn chung  -(RFA)   —   Dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ tăng nhẹ trong năm nay  -(RFA)
Bơm tiền nhà đất: Đừng sợ quá nhiều?  -(VEF)   — Ôm 11 triệu đô, Bầu Thụy chạy khỏi chứng khoán -(VEF)   —  Nợ “đè” người trồng rau  -(TT)
Ưu ái bất động sản!  -(NLĐ)   >>>   Vốn FDI giảm: Chưa đáng ngại   >>>  Dưa hấu giá rẻ xuống đường
Quỹ bình ổn xăng sai sót chục tỷ là chấp nhận được?   -(ĐV)    — Hà Nội: Tràn ngập “dưa hấu 10 nghìn”  -(GDVN)
10 doanh nghiệp xây dựng đang “mắc kẹt” gần 20 nghìn tỷ   -(ĐV)   – Mời xem lại chính Báo “chính thống” ( khó tin vào số liệu, chĩnh các cán bộ còn nói, nhưng có còn hơn không)  để thấy tình trạng kinh tế ,Tài chánh, sản xuất, Kinh doanh của VN đang “sáng chiều đều sủa”:
Bội chi ngân sách 2 tháng đầu năm ước 20,2 nghìn tỷ đồng  -(Vietbao.vn)
Đến giữa tháng 3, Việt Nam thâm hụt ngân sách 27,5 nghìn tỷ đồng   -(NDH.vn)   >>>   Ngân sách và mức bội chi 224.000 tỷ : Trong khi đó, về chi ngân sách, dự toán chi năm 2014 là 1.006.700 tỷ đồng, tăng 28.700 tỷ đồng (2,9%) so với dự toán năm 2013. Mức bội chi ngân sách mục tiêu năm 2014 vẫn là 5,3% GDP, tương đương 224.000 tỷ đồng.
Thế khó của Trung Quốc (TBKTSG)  – Trung Quốc đang phải đối mặt với thêm nhiều khó khăn và thách thức có khả năng đè bẹp tăng trưởng và gây bất ổn định chính trị, xã hội ở nước này.

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Tu bổ chùa Một Cột- Diên Hựu: Vẫn mỗi bên một ý (ĐĐK). Kỳ quái “tiệc ánh sáng” để tưởng nhớ Lạc Long Quân  -(VNN)
   —  Băn khoăn ở đền thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực  -(TN)
Động đất Chile làm tăng lo ngại về “vành đai lửa” Thái Bình Dương  -(NLĐ)

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đề xuất hệ thống giáo dục mới: Chính phủ lắng nghe (VTC). XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Sếp địa ốc rùng mình chuyện dời nghĩa trang xây đô thị  -(VNN)   –  Đi đòi nợ, nữ giám đốc bị chém  -(TN)   >>>  Bắt khẩn cấp nghi phạm cướp cá để trừ nợ
Mâu thuẫn trong quán bar, bị chém trọng thương trên phố  -(VNN)   >>>    Đứt cáp treo, 7 công nhân rơi tự do, 1 người chết  
Nhậu say về làm chuyện người lớn với cháu ruột  -(TT)   >>>  Bắt giam phó giám đốc, công an “dỏm” lừa đảo    —  Ở một mình, cụ bà bị sát hại dã man  -(NLĐO)   >>>   Lừa đảo 21 tỉ, vợ viện trưởng VKSND lãnh 17 năm tù
Cảnh sát nổ súng trấn áp côn đồ truy sát người trên phố   -(Infonet)   >>>   Nổ súng đe dọa bố và anh trai      —   “Xử nhẹ” 3 cán bộ thanh tra giao thông nhận tiền hối lộ  -(GDVN)
Dùng súng cướp tài sản táo tợn như trong phim  -(KT) – Ở Saigon.   >>>   Cảnh báo nạn bắt cóc trẻ em tại trường học Hà Nội

QUỐC TẾ
Nga vẫn duy trì quân đội ở biên giới Ukraine  -(RFA)   —  Các ‘ông lớn’ sẽ không dám mạnh tay với Nga?  -(TVN)   –  Bộ máy tuyên truyền Nga mô tả Ukraina như một đất nước “hỗn loạn”  -(RFI)   —  NASA đình chỉ quan hệ với Nga  -(TN)
Chính sách đa đảng không phù hợp với Trung Quốc? -(RFA)   — Bị bắt vì biện hộ cho tín đồ Pháp Luân Công -(RFA)
Du khách Trung Quốc bị bắt cóc ở Malaysia  -(TN)   —  Lãnh đạo GM điều trần trước quốc hội Mỹ về xe lỗi  -(TT)
Hàn-Triều đấu khẩu dùng ngôn từ ‘đầu đường xó chợ’?   -(ĐV)     >>>  TQ xử xong Chu Vĩnh Khang, ông Kim “nhổ cỏ tận gốc”
La Viện: Nguy cơ xung đột Trung-Nhật tăng cao, Mỹ sẽ không can thiệp  -(GDVN)   >>>    Mỹ ủng hộ Nhật, không tham gia lễ duyệt binh của Hải quân Trung Quốc   >>>   Đại sứ Mỹ: Tàu chiến Mỹ sẽ thường xuyên thăm Philippines hơn   >>>  Quân đội Nga tập trận phòng không quy mô lớn ở Krasnodar
NATO ngưng hợp tác với Nga   -(VOA)  —-   Nga: NATO rơi trở lại ‘tư duy Chiến tranh Lạnh’   -(VOA)   —   Ông Yanukovych nhận ‘sai lầm’ vì mời Nga tiến chiếm Crimea   -(VOA)    >>>   Nga: Thời đại mới, mô hình cũ?
Tòa Hiến pháp Thái Lan đồng ý thụ lý vụ kiện chống Thủ tướng   -(VOA)
Thượng viện Hoa Kỳ xúc tiến gia hạn trợ cấp thất nghiệp   -(VOA)   —Tối cao Pháp viện Mỹ bác bỏ giới hạn đóng góp vận động chính trị    -(VOA)
4 người chết trong vụ nổ súng tại Căn cứ Quân sự Mỹ Fort Hood   -(VOA)   —-  Chile thẩm định thiệt hại sau động đất    -(VOA)
 Động đất 7,8 độ richter tấn công Chile gần vị trí hôm 1/4  -(GDVN)
___________________________________________________________________________________
Ukraine bắt giữ 12 thành viên Berkut bị cáo buộc bắn người biểu tình  -(GDVN)
 Tình hình “nguy cấp”, Kim Jong Un họp với tướng lĩnh  -(VnM)  – “Mỹ và các thế lực thù địch khác đã phớt lờ sự khoan dung và thiện chí của chúng ta. Họ cố tình tăng cường các hoạt động để hủy diệt chúng ta về mặt chính trị, cô lập chúng ta về mặt kinh tế và nghiền nát chúng ta về mặt quân sự”, ông Kim Jong Un đã phát biểu như vậy.
Tổng thống Putin: Sẽ ủng hộ Assad đến cùng -(VnM)    —   Thủ tướng Thái hứng đòn giáng choáng váng -(VnM)
Yanukovych tự sự  -(BBC)    —   Châu Âu và di dân  -(BBC)
IMF lo ngại tác động kinh tế của khủng hoảng Ukraina   -(RFI)   —  NATO quan ngại việc Nga tập trung quân ở biên giới Ukraina  -(RFI)
Phương Tây : “Nga sử dụng khí đốt làm công cụ chính trị gây bất ổn Ukraina” -(RFI)
Mỹ hứa giúp quân đội ASEAN đối phó tốt hơn với thiên tai  -(RFI)
Bắc Kinh loan báo kế hoạch tái thúc đẩy nền kinh tế   -(RFI)    —   Pakistan : Cựu tổng thống Musharraf bị ám sát hụt  -(RFI)
Truyền thông TQ phủ nhận về các trường hợp tử vong trong cuộc biểu tình tại Mậu Dương  -(DCCT)
Nhóm GIEC chỉnh lại dự báo về mức tan bang Himalaya -(RFI)    —   Nhật Bản sẽ tôn trọng lệnh cấm săn bắt cá voi của Tòa án quốc tế -(RFI)

Các nước sử dụng chiến thuật gì ở biển Đông?

Nhiều nước sử dụng chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước trong vấn đề biển Đông.

Một cuộc nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia (INSS) thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia Hoa Kỳ mới công bố cho thấy nhiều chiến thuật đã được các quốc gia có tranh chấp ở biển Đông sử dụng để củng cố các tuyên bố chủ quyền của mình.

Trong cuộc nghiên cứu kéo dài một năm, INSS đã thu thập các tài liệu liên quan tới các hành động và chiến thuật của các quốc gia liên quan từ năm 1995 tới năm 2012.

Tiến sỹ Christopher Young cùng với một trợ lý đã tập hợp tất cả các bài báo từ các nguồn mở về hoạt động của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei ở biển Đông để rút ra các kết luận về các chiến thuật được sử dụng.

Ông Young VOA Việt Ngữ cho biết: “Một chiến thuật thường hay được dùng nhất đó là việc sử dụng các lực lượng thi hành luật pháp, lực lượng bán quân sự và cả quân sự để củng cố các tuyên bố chủ quyền. Ngoài ra còn chiến thuật sử dụng thông tin, chiến lược truyền thông và thông cáo báo chí để thu hút sự ủng hộ của công luận ở cả trong lẫn ngoài nước. Chiến thuật pháp lý cũng được sử dụng nhưng không thông dụng như hai cách kia”.




Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở, đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước vừa kể.

Ông Christopher Young nói
Về khía cạnh chiến thuật quân sự và bán quân sự, ông Young giải thích rằng nếu một quốc gia sử dụng lực lượng hải quân để tiến vào một khu vực tranh chấp hay sử dụng lực lượng cảnh sát biển để bắt các ngư dân của các quốc gia khác ở vùng biển tranh chấp thì đó cũng có thể coi là chiến thuật quân sự.

Nhà nghiên cứu này nói: “Ngay cả việc gia cố các công trình và bố trí lực lượng quân sự trên các hòn đảo tranh chấp cụ thể thì đó được coi là chiến thuật quân sự và bán quân sự”.

Từ nguồn dữ liệu thu thập được, ông Young cùng với đồng sự phân tích các chiến thuật và sách lược các nước này hay sử dụng nhất để củng cố các tuyên bố về chủ quyền cũng như các hành động quân sự và bán quân sự các nước sử dụng ít và nhiều nhất.

Ông nói: “Quốc gia sử dụng các hành động quân sự và bán quân sự nhiều nhất là Trung Quốc. Nếu tính tất cả các hành động quân sự xảy ra từ năm 1995, thì hơn 50% số đó là từ Trung Quốc. Tôi cũng phải nhấn mạnh rằng con số này chỉ dựa trên các thông tin mở, đã được công bố. Chúng tôi có thể bỏ lỡ một số sự kiện không được công bố hay thuộc diện bí mật. Đứng sau Trung Quốc là Philippines và Đài Loan. Rất ngạc nhiên là Việt Nam tiến hành các hành động quân sự ít hơn các nước vừa kể”.

Liên quan tới việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế, ông Young nói đó là một trong các chuỗi chiến thuật về mặt pháp lý nhằm củng cố chủ quyền ở biển Đông của Manila.

Ông Young cho rằng việc Philippines gần đây kêu gọi các nước khác như Việt Nam cùng kiện Bắc Kinh tại tòa quốc tế là một chiến thuật tốt.

Ông nói với VOA Việt Ngữ: “Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa cho Trung Quốc.




Một số nước cùng tham gia với Philippines sẽ gây thêm áp lực lên Trung Quốc. Dĩ nhiên là hiện Manila đã gây khó chịu cho Bắc Kinh rồi nhưng nếu có thêm các nước khác thì sẽ tạo thêm nhiều áp lực chính trị hơn nữa cho Trung Quốc. Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong vụ tranh chấp ở biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy.

Ông Christopher Young nói
Trung Quốc từng nói rằng không một tòa án nào có thẩm quyền pháp lý trong vụ tranh chấp ở biển Đông và tôi nghĩ họ sẽ tiếp tục tuyên bố như vậy”.

Trung Quốc từng tuyên bố rằng nước này không chấp nhận vụ kiện mà Bắc Kinh cho là mưu toan của Philippines nhằm hợp thức hóa việc chiếm đóng các đảo của Trung Quốc ở biển Đông.

Hôm 30/3, Philippines đã đệ trình lên một Tòa án quốc tế những bằng chứng chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario vừa qua cho biết tài liệu được gửi lên Tòa án tại La Hay ở Hà Lan bao gồm gần 4.000 trang phân tích cùng với rất nhiều tài liệu làm chứng cứ cho vụ việc nói trên.

Hà Nội chưa lên tiếng về lời kêu gọi cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.

Trong khi đó, luật sư đại diện của chính quyền Manila trước tòa trọng tài quốc tế, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng quyền lợi của Việt Nam ‘hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa’.

Cũng liên quan tới cuộc tranh chấp ở biển Đông, Philippines mới thông báo bắt giữ một tàu cá của Việt Nam với 11 người trên khoang mà truyền thông trong nước nói là đã bị mất tích ở Trường Sa sau khi có hai người lạ mặt có vũ trang xông lên tàu.

Chiếc tàu bị phát hiện có nhiều cá mập chết trên khoang nên đã bị cáo buộc đánh bắt cá trái phép vì vi phạm các điều luật về đánh bắt cá của Philippines. 
Theo VOA

Vụ xôn xao về bản đồ Trung Quốc cổ của Thủ tướng Đức Angela Merkel (Rachel Lu)

"...Không ngạc nhiên là truyền thông chính thức của Trung Quốc dường như không đánh giá cao món quà của bà Merkel. Tờ Nhân dân Nhật báo, đã đưa ra nhiều tường thuật tỉ mỉ về chuyến đi châu Âu của Tập Cận Bình, lại không đá động chút gì tới bản đồ khó chịu này..."

Thủ tướng Đức Angela Merkel trao tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình một bản đồ Trung Quốc thế kỷ 18 tại Berlin, Đức.

Hồng Kông: Tuần rồi Thủ tướng Đức Angela Merkel đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ăn tối và hai người đã trao tặng quà cho nhau trong buổi ăn này. Merkel tặng Tập Cận Bình một bản đồ TQ năm 1735 do nhà vẽ bản đồ Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d’ Anville vẽ và được in bởi nhà xuất bản Đức.
Theo một trang web về bản đồ cổ, bản đồ d’Anville’s được vẽ dựa trên các khảo sát địa lý trước đây do các nhà truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc thực hiện và thể hiện “tổng kết kiến thức của châu Âu về Trung Quốc trong thế kỷ 18″.
Theo chú thích gốc bằng tiếng Latin, bản đồ cho thấy cái gọi là “Trung Quốc thuần tuý” (China Proper) – tức là, phần lỏi của Trung Quốc với dân cư chủ yếu là người tộc Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ lẫn Mãn Châu. Hai đảo Đài Loan và Hải Nam được vẽ với đường biên khác màu - Hải Nam thì rõ ràng là một phần của Trung Quốc hiện đại, còn Đài Loan thì còn rất nhiều tranh cãi.

Chi tiết của bản đồ d’Anville 1735 cho thấy “TQ thuần tuý”

Bản đồ lịch sử là việc nhạy cảm ở Trung Quốc. Mỗi học sinh ở Trung Quốc đều được dạy rằng Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan và quần đảo Điếu Ngư (tiếng Nhật là Senkaku) là những “phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thưở xa xưa”.
Bản đồ d’Anville, là một sự bác bỏ ít nhất về mặt hình ảnh điều kể lể đó. Không ngạc nhiên là truyền thông chính thức của Trung Quốc dường như không đánh giá cao món quà của bà Merkel. Tờ Nhân dân Nhật báo, đã đưa ra nhiều tường thuật tỉ mỉ về chuyến đi châu Âu của Tập Cận Bình, lại không đá động chút gì tới bản đồ khó chịu này.
Kỳ lạ hơn là khi tin tức về việc trao tặng bản đồ đến đất TQ, nó đã biến thành một bản đồ khác hoàn toàn theo một cách nào đó. Bản đồ công bố trong nhiều bài báo bằng tiếng Trung về quà tặng của bà Merkel trên truyền thông cho thấy đế quốc Trung Hoa lúc cực thịnh về lãnh thổ, bao gồm cả Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và nhiều mảng lớn của Siberia. Bản đồ lớn hơn này là tác phẩm của nhà làm bản đồ người Anh John Dower, do Henry Teesdale & Co xuất bản năm 1844 ở London, và chắc chắn không phải là quà do Merkel tặng cho Tập Cận Bình. Nhưng điều sai trái này đã không được ghi nhận hoặc giải thích trong các bài báo Trung Quốc.
Cả hai phiên bản của bản đồ Merkel đã xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, gợi ra các cách giải thích rất khác nhau. Những người thấy được bản đồ d’Anville dường như bị sốc bởi lãnh thổ có hạn của nó.
Hao Qian (Hác Thiến), một phóng viên tài chính, nhận xét rằng bản đồ đó là “một món quà khá khó xử”. Nhà báo Xiao Zheng (Tiểu Trịnh) công kích bà Merkel là đã cố “hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập Tây Tạng và Tân Cương”. Kiến trúc sư Liu Kun (Lưu Côn) đã viết, “Bọn Đức chắc hẳn có động cơ thầm kín”. Một người sử dụng Internet hỏi: “Làm sao chuyện này lại xảy ra? Tây Tạng, Tân Cương, vùng Đông Bắc ở đâu? Tập Cận Bình đã phản ứng thế nào?”
Trái lại, bản đồ Dower dường như lại gợi nên nỗi luyến tiếc về lãnh thổ rộng lớn và sức mạnh đế quốc. Một giám đốc quảng cáo bày tỏ, “Tổ tiên của chúng tôi thật [tuyệt vời]”. Một người sử dụng Internet khác hy vọng Tập Cận Bình sẽ cảm thấy “mạnh dạn” nhờ bản đồ này để “nhận ra một sự [tái xuất hiện] thật sự của Trung Quốc có nghĩa là gì”.
Một số lại nghi ngờ rằng bà Merkel đã cố gửi một lời nhắc nhở tinh tế tới Tập Cận Bình rằng Nga đã giúp Mông Cổ tuyên bố độc lập với Trung Quốc vào giữa thế kỷ 20, phần nào giống như điều mà Nga đã làm ở Crimea tháng 3 năm 2014.
Chắc chắn rằng bản đồ d’Anville không tạo nên một sự trái ngược hoàn toàn với phiên bản về lịch sử của chính phủ TQ. Vào năm 1735, năm mà Hoàng đế Càn Long bắt đầu thập kỷ trị vì thứ sáu, sức mạnh quân sự của đế chế nhà Thanh đang trên đà đi lên. Càn Long dập tắt một cuộc nổi dậy của người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương, đưa các bộ lạc Mông Cổ dưới sự cai trị chặt chẽ hơn, và bổ nhiệm các quan chức trông nom các việc ở Tây Tạng như việc lựa chọn Đạt Lai Lạt Ma.
Nói cách khác, Càn Long đã thiết lập những giềng mối của sự kiểm soát đế quốc trên những vùng lãnh thổ ngoại vi, cho phép các chính phủ sau này – Trung Hoa Dân quốc, rồi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – tuyên bố chủ quyền. Các bản đồ do các nước phương Tây phát hành trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khác nhau trong cách trình bày về Tây Tạng và Tân Cương, nhưng chắc chắn không phải chỉ một mình bản đồ Dower thể hiện Tân Cương và Tây Tạng như bộ phận của đế quốc Trung Hoa.
Tất cả ồn ào về bản đồ có thể bị thổi phồng. Một người sử dụng Internet không chấp nhận “diễn giải quá mức” bản đồ d’Anville như một thông điệp về Tây Tạng hay Tân Cương. Xét cho cùng “ta không thể sử dụng một bản đồ 13 thuộc địa của Hoa Kỳ vẽ năm 1776 để nói với người Mỹ rằng Texas hay California không phải là lãnh thổ của Hoa Kỳ”.

Rachel Lu (Sydney Morning Herald)
Người dịch: Huỳnh Phan
Nguồn:

2163. VIỆT NAM VÀ PHILIPPINES TRONG CUỘC ĐỐI ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, 31/03/2014
Thời báo châu Á trực  tuyến vừa đăng bài viết của nghị sĩ Philippines Walden Bello, một đảng viên của đảng Hành động nhân dân ở nước này. Dưới đây là nội dung bài viết:

Năm ngoái, Philippines đã đệ đơn kiện chống lại những hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biến Tây Philippines lên Tòa án Trọng tài Liên hợp quốc (United Nations Arbitral Tribunal). Một trong số những chuyên gia cấp cao của Việt Nam về ngoại giao Trung Quốc đã nói với tôi trong chuyến thăm gần đây của tôi tới Hà Nội, rằng người Trung Quốc “thực sự không được chuẩn bị cho điều đó và đã thực sự bị bối rối bởi vụ kiện đó”.
Đó là một nước cờ xuất sắc của Chính phủ Philippines. Một chuyên gia phân tích khác của Việt Nam nói rằng động thái này đã đặt Trung Quốc vào thế phòng thủ và là một trong những yếu tố vào năm ngoái đã thúc đẩy Bắc Kinh nhất trí về mặt nguyên tắc đối với việc tổ chức các cuộc thảo luận với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về một bộ quy tắc ứng xử đối với khu vực biển tranh chấp chính – Philippines gọi là Biển Tây Philippines, Việt Nam gọi là Biển Đông, và Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam.
Sự hợp tác bắt đầu phát triển giữa Việt Nam và Philippines là diễn biến mới nhất bắt nguồn từ những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ hung hăng của Trung Quốc trong khu vực. Năm 2009, Trung Quốc đã thúc đẩy cái gọi là đường chín đoạn (còn gọi là đường chữ u, hay đường lưỡi bò – PV), trong đó Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền toàn bộ Biển Đông, khiến 4 quốc gia khác có biên giới trên biển tại vùng biển chiến lược này không có gì khác ngoài những vùng lãnh hải trong phạm vi 12 hải lý của họ.
Trong việc theo đuổi các mục tiêu của Bắc Kinh, các tàu hải giám Trung Quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham, Philippines gọi là Panatag), một bãi đá nằm ở bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế 200 hải lý của Philippines. Trong vụ việc gần đây nhất, Trung Quốc đã cố gắng dùng vòi rồng xua đuổi các tàu đánh cá Philippines đang tiếp cận bãi cạn này. Các tàu của Chính phủ Trung Quốc cũng được cho là đã săn đuổi các tàu Philippines đang cố gắng tiếp tế cho một đơn vị đồn trú của quân đội Philippines ở bãi cạn mà Philippines gọi là Ayungin (Trung Quốc gọi là bãi Nhân Ái, Việt Nam gọi là bãi Cỏ Mây – PV) trên quần đảo Spratly (Trung Quốc gọi là Nam Sa, Việt Nam gọi là Trường Sa – PV).
Mặt hạn chế trong hành động pháp lý bất ngờ của Philippines là nó khiến cho Philippines trở thành mục tiêu số một của Bắc Kinh, thay thế Việt Nam ở vị trí đối thủ chính của Trung Quốc trong vụ tranh chấp đang tiếp diễn ở Biển Đông. Một chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Quan hệ Quốc tế của Việt Nam giải thích: “Giờ đây họ đang cô lập các bạn; trong khi các mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đang quay trở lại trạng thái bình thường”. Mặc dù các nhà lãnh đạo của cả hai nước đang trao đổi các chuyến thăm, nhưng “chúng tôi vẫn cảm thấy sự lạnh nhạt. Xét về mặt các quốc gia ít ủng hộ Trung Quốc nhất trong ASEAN, chúng tôi đứng ở vị trí thứ 9 và các bạn đứng ở vị trí thứ 10. Tuy nhiên, trong cuộc đua dài hơi này, Việt Nam là vấn đề chiến lược chính của Trung Quốc”.
Được bà Nguyễn Thị Bình – người đứng đầu huyền thoại của Chính phủ Cách mạng Lâm thời đồng thời là người đã dẫn đầu đoàn đại biểu miền Nam Việt Nam tham dự các cuộc đàm phán tại Paris dẫn tới việc kết thúc cuộc Chiến tranh Việt Nam – mời tới Hà Nội để trình bày một loạt bài thuyết trình về chính sách ngoại giao và các vấn đề kinh tế, tôi đã tranh thủ cơ hội để gợi ra những quan điểm của người Việt Nam về các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông.
Vạch rõ những động cơ của Bắc Kinh      
Người Việt Nam có vị trí rất tốt để phân tích những hành động của Chính phủ Trung Quốc. Việt Nam không chỉ từng chiến đấu với người Trung Quốc trong hàng nghìn năm qua, mà họ còn có những biện pháp đặc biệt tương tự trong việc diễn giải những diễn biến chính trị. Điều này là do thực tế rằng các đảng Cộng sản, với một khuynh hướng đi theo chủ nghĩa Lenin nói chung, lãnh đạo ở cả hai nước. Tuy nhiên, hệ tư tưởng được cho là chung giữa họ, bị trói buộc – thực ra là xung đột – trong những lợi ích quốc gia khác nhau.
Người Việt Nam diễn giải đường chín đoạn, trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc, như thế nào? Điều thú vị là có một loạt quan điểm về việc này. Quan điểm đầu tiên coi đường chín đoạn là đường vạch ra những biên giới trên biển của Trung Quốc và không nhất thiết chiếm hữu các hòn đảo trong khu vực đó. Quan điểm thứ hai về việc diễn giải đường chín đoạn chỉ nói rằng các hòn đảo và những vật ở trên cạn trong khu vực này thuộc về Trung Quốc, khiến cho tình trạng của các vùng nước xung quanh trở nên mơ hồ, nhập nhằng. Quan điểm thứ ba là bản đồ đường chín đoạn khẳng định rằng cả các hòn đảo và những vùng nước xung quanh đều thuộc về Trung Quốc.
Có một viễn cảnh thứ tư, và mặc dù nó chỉ được đưa ra bởi một số chuyên gia, nhưng quan điểm này khá thú vị. Quan điểm này cho rằng đường chín đoạn là một âm mưu thương lượng hung hăng. Theo một nhà ngoại giao đồng thời là một chuyên gia nghiên cứu học thuật, người đã có kinh nghiệm thương lượng đầu tiên với Trung Quốc, cách thức của Bắc Kinh trong việc giải quyết các vấn đề lãnh thổ bao gồm những bước sau: “Đầu tiên, hai bên nhất trí về những nguyên tắc định hướng các cuộc thương lượng. Thứ hai, cả hai phía vẽ ra các bản đồ của họ phản ánh những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ riêng của họ, với việc Trung Quốc đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của họ ở phạm vi xa nhất có thể. Thứ ba, họ so sánh các bản đồ để xác định các khu vực chồng lấn hay các khu vực tranh chấp và các khu vực không tranh chấp. Thứ năm, nếu như có một thỏa thuận được đưa ra, thì họ vẽ ra một bản đồ mới. Cuối cùng là đi tới Liên hợp quốc để luật pháp hóa tấm bản đồ mới.”
Tuy nhiên, mặc dù có những quan điểm khác nhau về những ý định của Trung Quốc, nhưng người Việt Nam có chung một hoặc hai quan điểm chính: tuyên bố về đường chín đoạn là bất hợp pháp; và do số lượng các bên và những tuyên bố chủ quyền chồng lấn liên quan đến tranh chấp Biển Đông, chỉ có các cuộc thương lượng đa phương mới có thể tạo ra nền tảng cho một giải pháp toàn diện lâu dài.
Ngoài ra, những cách hiểu khác nhau của họ về các động cơ của Trung Quốc trong việc thúc đẩy những tuyên bố về đường chín đoạn có thể là bất kỳ điều gì, nhưng dường như có một sự đồng thuận chung giữa các quan chức và chuyên gia Việt Nam rằng mục đích chiến lược của Trung Quốc cuối cùng là nhằm khẳng định sự kiểm soát hoàn toàn của họ đối với Biển Đông. Nói cách khác, mục đích của Bắc Kinh là nhằm biến đổi một cách họp pháp khu vực này thành một tuyến đường thủy nội địa được quản lý bởi các luật nội địa của Trung Quốc. Một vài hành động trong số những động thái của Bắc Kinh là rõ ràng, ví dụ như việc thiết lập thành phố Tam Sa là một đơn vị hành chính trong nước chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ Biển Đông, và việc gần đây Trung Quốc thông qua một luật ngư nghiệp yêu cầu các tàu đánh cá không phải của Trung Quốc phải xin được giấy phép từ Chính phủ Trung Quốc mới được phép đánh bắt cả ở vùng biển này.
Những động thái khác còn mơ hồ và nhập nhằng hơn, ví dụ như những quan điểm của Bắc Kinh về vấn đề tự do hàng hải trong khu vực tranh chấp. Sự mơ hồ nhập nhằng phục vụ cho mục đích của Trung Quốc vào một thời điểm khi mà họ vẫn chưa có đủ khả năng đáp ứng được tham vọng của họ. Tuy nhiên, một chuyên gia phân tích người Việt Nam nhận định rằng “rõ ràng là khi Trung Quốc đạt đến điểm đó, điểm mà họ có được sức mạnh để áp đặt tham vọng của mình, thì họ sẽ buộc khu vực này phải tuân theo luật pháp trong nước của Trung Quốc.”
Theo một học giả, Chính phủ Việt Nam được cho là hoàn toàn ủng hộ vụ kiện pháp lý của Philippines chống lại Trung Quốc ở một cấp độ phi chính thức, nhưng không thể “ủng hộ công khai hoàn toàn vụ kiện này”. Ý nghĩa của hành động này đã được chú ý trong phản ứng mưu mẹo thận trọng đối với một câu hỏi của phóng viên về lập trường của Việt Nam đối với động thái của Philippines, do ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra: “Lập trường trước sau như một của Việt Nam là tất cả các vấn đề liên quan đến Biển Đông nên được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”. ông Nguyễn Duy Chiến nói tiếp: “Theo quan điểm của Việt Nam, tất cả các quốc gia đều hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết những tranh chấp theo Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó bao gồm cả Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982”.
Trong chuyến thăm của mình tới Washington vào tháng 7/2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã công kích tuyên bố đường chín đoạn là “không” có cơ sở về mặt pháp lý”. Tuy nhiên, Chủ tịch Trương Tấn Sang vẫn không phát biểu về việc liệu Việt Nam có cùng Philippines thực hiện một vụ kiện chống Trung Quốc tại Liên hợp quốc hay không, mặc dù Chủ tịch Trương Tấn Sang đã nhanh chóng nói thêm rằng là một thành viên của Liên hợp quốc, Philippines “hoàn toàn có thể thực hiện các quyền hợp pháp để tiến hành bất kỳ vụ kiện nào mà họ muốn”.
Một phần lý do dẫn đến tình trạng thiếu sự ủng hộ rõ ràng hơn có vẻ là vì một phán quyết về vụ kiện này sẽ làm rõ không chỉ những tuyên bố chủ quyền của Phiỉippines và Trung Quốc mà còn làm rõ cả các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, và một số tác động của việc này có thể không phải là những tác động tích cực đối với Hà Nội. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mong muốn không chọc giận Trung Quốc vào một thời điểm mà những cuộc trao đổi cấp cao đang đưa các mối quan hệ giữa hai nước trở lại mức bình thường, hoặc ít nhất là một thứ gì đó gần giống như thế.
Mặc dù Việt Nam đã ngập ngừng trong việc đưa ra sự ủng hộ công khai hoàn toàn đối với vụ kiện pháp lý của Philippines, nhưng nỗ lực này của Manila đang ngầm làm lan tỏa sự khâm phục trong giới chức Việt Nam, với việc một vị Đại sứ đã về hưu gọi vụ kiện đó là hành động “anh hùng quả cảm”. Một lý do chủ chốt khiến hành động của Philippines được yêu mến và khâm phục là nó đã tấn công vào chỗ Trung Quốc không phòng bị và phá hỏng những tính toán thận trọng của Bắc Kinh. Theo một chuyên gia về ngoại giao Trung Quốc, “lý do khiến họ bị phá vỡ kế hoạch là bởi vì họ đã có 5 chiến trường – chính trị, ngoại giao, truyền thông đại chúng, an ninh, quân sự – và giờ đây bạn đã thêm vào một chiến trường thứ sáu: chiến trường pháp lý”. Chuyên gia này tiếp tục nói thêm: “Người Trung Quốc có một câu nói là: Khi lá cờ nằm trong tay bạn, đừng giao lá cờ đó cho người khác” (ở Việt Nam có nghĩa là “cờ đến tay ai người ấy phất”). Nói cách khác, Bắc Kinh cảm nhận được rất nhiều ở mặt trận pháp lý trên biển, nơi các chuyên gia về luật pháp quốc tế sẽ là những người điều khiển
Bơi cùng những con cá mập
Philippines và Việt Nam là những đồng minh tự nhiên trong cuộc đấu tranh chung của họ chống lại nỗ lực của Trung Quốc nhằm giành quyền bá chủ khu vực Đông Á. Là các đối tác trong ASEAN, hai nước này chắc chắn sẽ xích lại gần nhau hơn trước sự thể hiện sức mạnh ngày càng trơ tráo của Bắc Kinh khi họ đưa ra yêu sách tuyên bố chủ quyền tới khoảng 80% diện tích Biển Đông. Cả hai nước cũng đã được kéo lại gần Mỹ hơn, tìm cách sử dụng Washington để làm đối trọng với sự hiện diện quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam đã chơi quân bài Mỹ một cách khéo léo hơn, dựa vào Philippines để rõ ràng mời chào một sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ ở lãnh thổ và các vùng biển của họ, những điều mà người Việt Nam sẽ không cho phép bản thân họ làm như vậy.
Từng đánh bại Mỹ trong chiến tranh, người Việt Nam dường như tin tưởng rằng họ có thể đối xử với Mỹ như một đồng minh. Điều này có lẽ là nguyên nhân dẫn đến việc thiếu sự đánh giá đúng đắn về mối quan hệ khác biệt mà Philippines có với Washington. Manila luôn có một mối quan hệ phụ thuộc vào Mỹ, và một sự hiện diện tăng cường của Mỹ ở Philippines sẽ càng làm tình trạng này gia tăng và trở nên sâu sắc hơn, khiến cho sự phát triển chính trị và kinh tế của nước này phụ thuộc vào mối quan hệ an ninh với Mỹ. Nói tóm lại, Việt Nam có thể bơi chung với “những con cá mập” và sống sót, nhưng Philippines, sau chiến lược cân bằng tương tự, chắc chắn sẽ bị một trong số những con cá mập này nuốt chững./.

2164. ĐỘT PHÁ MỚI TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO LÁNG GIỀNG CỦA TRUNG QUỐC

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, 31/03/2014
Theo tờ “Thương báo” (Hong Kong), nội dung chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc luôn là tiêu điểm thu hút sự chú ý của dư luận dù là trong báo cáo công tác chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại kỳ họp Lưỡng hội hay trong buổi họp báo sau khi bế mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 12 hôm 13/3. Trong những sự kiện này, thái độ của Thủ tướng Lý Khắc Cường đối với chính sách ngoại giao láng giềng hết sức rõ ràng, đó là đặt ngoại giao láng giềng ở vị trí hàng đầu trong các phương hướng, lĩnh vực ngoại giao.

Động thái trên cho thấy mặc dù chiến lược đối ngoại của Trung Quốc ngày càng có xu hướng vươn ra thế giới, song trong bất kì hoàn cảnh và thời điểm nào, nước này vẫn phải ưu tiên giải quyết tốt vấn đề châu Á, việc đạt được sự hiểu biết, ủng hộ của các nước ở châu Á là quan trọng hơn hết. Trả lời phỏng vấn báo giới, Giáo sư Triệu Lỗi, Trưởng Trung tâm nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương thuộc trường Đảng trung ương cho biết phương hướng, nguyên tắc ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong năm 2014 không có biến đổi lớn. Về tổng thể, Trung Quốc vẫn duy trì phương thức truyền thống, song đối với những vấn đề nhỏ, nước này không ngừng tìm kiếm “điểm dốc sức mới”. Trong khi đó, ở nhiều vấn đề cốt lõi, Trung Quốc sẽ bao quát quan hệ lợi ích của các quốc gia có liên quan cũng như lợi ích cốt lõi của nước này.
Theo ông Hiểu Ngạn, bình luận viên thời sự quốc tế nổi tiếng, nội dung về quan hệ ngoại giao láng giềng hay quan hệ nước lớn kiểu mới trong báo cáo công tác chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường đều đặt việc bảo vệ chủ quyền quốc gia lên vị trí hàng đầu trong các nhiệm vụ ngoại giao tổng thể.
Đồng thời, nội dung “bảo vệ thiết thực quyền lợi hợp pháp của công dân và pháp nhân Trung Quốc ở nước ngoài” đã được nâng tầm, ngang hàng với công tác bảo vệ chủ quyên, an ninh và phát triển lợi ích quốc gia. Điều đó không chỉ phản ánh sự coi trọng của chính phủ khóa mới đối với lợi ích của nhân dân mà còn cho thấy ý thức giữ gìn và duy trì quyền lợi hợp pháp, ý thức về chỗ đứng cũng như ý thức về nguồn cội của ngoại giao Trung Quốc không ngừng nâng cao.
Trong khi đó, Giáo sư Lý Đại Quang thuộc Đại học Quốc phòng cho rằng việc đặt ngang hàng các nội dung chủ quyền, an ninh và phát triển đất nước là một lần nâng tầm quan điểm ngoại giao của Trung Quốc. Do đó, việc đưa nội dung bảo vệ công dân, pháp nhân ở nước ngoài vào báo cáo lần này cho thấy trong tiến trình trở thành nước lớn mang tính toàn cầu, quan điểm ngoại giao của Chính phủ Trung Quốc đã được nâng tầm.
“Tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau, tuyệt đối không chấp nhận yêu cầu vô lý của các nước nhỏ. Liên quan đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, lập trường kiên định và rõ ràng của Trung Quốc là: Chúng tôi không chiếm những gì không thuộc về chúng tôi, nhưng chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc đất của chúng tôi”. Phát biểu này của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong thời gian diễn ra kỳ họp Lưỡng hội có lẽ là biểu hiện rõ nét nhất của việc nâng tầm ý thức duy trì quyền lợi hợp pháp trong chính sách ngoại giao của nước này.
Theo ông Triệu Lỗi, suốt một thời gian dài trước đây, Trung Quốc không chủ động bày tỏ thái độ về mặt ngoại giao hoặc chỉ bày tỏ thái độ phản đối đối với một số vấn đề không hài lòng. Song Trung Quốc hiện đã bắt đầu tích cực tham dự vào các công việc quốc tế, không chỉ thể hiện thái độ phản đối rõ ràng các công việc không hài lòng, mà còn bày tỏ ủng hộ đối với các công việc đem lại sự hài lòng cho nước này. Sự chuyển biến rõ nét trong phong cách ngoại giao này có thể sẽ khiến các quốc gia láng giềng của Trung Quốc tạm thời chưa thích ứng.
Phong cách này của Trung Quốc có thể được hình dung bằng cụm từ “trong nhu có cương”. Cùng một sự việc, song ở góc độ này có thể là cứng rắn, ở góc độ khác lại có thể là mềm mỏng. Nói một cách tổng thể, về toàn cục, Trung Quốc vẫn duy trì sách lược “giấu mình chờ thời” trước đây, song đối với các vần đề cụ thể thái độ của nước này đã rõ ràng hơn. Đây là những biểu hiện tiến bộ của ngoại giao Trung Quốc, cộng đồng quốc tế nên từng bước thích ứng.
Trước đây cộng đồng quốc tế cho rằng ngoại giao Trung Quốc không rõ ràng, đó là không tùy tiện bày tỏ thái độ, không dễ dàng thể hiện mục đích theo đuổi. Song hiện nay tất cả đều minh bạch, rõ ràng, mục đích theo đuổi là duy trì trật tự quốc tế được thiết lập sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai đây chính là biểu hiện của hành động “gánh vác trách nhiệm”. Tuy nhiên, thành kiến của một số nước trong cộng đồng quốc tế đối với Trung Quốc rất sâu sắc khiến sự đánh giá đối với ngoại giao của Trung Quốc cũng luôn bị tiêu cực. Cho dù các nước đánh giá như thế nào, thì về vấn đề nguyên tắc, lập trường thái độ của Trung Quốc sẽ ngày càng rõ ràng và đây chính là xu thế lớn của ngoại giao Trung Quốc trong tương lai.
Ông Triệu Lỗi cho rằng: “Trong quan hệ ngoại giao láng giềng, Trung Quôc trước mặt cần tìm điểm phát lực (nghĩa là khi động vào một bộ phận nhỏ là ảnh hưởng đến toàn cục), tập trung tinh thần và sức lực giải quyết tốt một vấn đề, phát huy hiệu ứng kiểu mẫu của vấn đề này, tức là hiệu ứng cảnh báo và uy hiếp”.
Như vậy, đâu mới là điểm phát lực của ngoại giao láng giềng của Trung Quốc? Theo ông Hiếu Ngạn, Triều Tiên, Nhật Bản và Myanmar đều có điều kiện trở thành những trọng điểm trong công tác ngoại giao láng giềng của Trung Quốc. Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên trong năm 2014 đang diễn biến theo xu hướng xấu, “vãn hồi” là yêu cầu chung của hai nước và cũng là con bài quan trọng của Trung Quốc nhằm gia tăng ảnh hưởng đối với Triều Tiên trong tình hình khó khăn hiện nay.
Trong khi tình trạng đối đầu giữa Nhật Bản và Trung Quốc đã duy trì hơn 1 năm nay. Ngoại giao Trung Quôc năm 2014 nên mượn đà này phát triển. Đồng thời với việc duy trì áp lực chính trị tâm cao, cần tìm cách gia tăng những tổn thất do đối đầu Nhật – Trung gây ra; tạo cục diện cơ bản trong thời kỳ đóng băng quan hệ Trung – Nhật, tăng cường tính chất cạnh tranh chiến lược trong ngoại giao với Nhật Bản, giành thế thắng trong đấu tranh quân sự, đồng thời chuẩn bị sẵn cục diện phá băng “thời kỳ hậu Abe”.
Theo ông Triệu Lỗi, năm nay là tròn 120 năm Chiến tranh Giáp Ngọ, việc Trung Quốc nhắc lại thời điểm lịch sử quan trọng này cho thấy thái độ quyết tâm của Trung Quốc trong việc duy trì thành quả sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai và duy trì trật tự an ninh quốc tế, Myanmar cũng là phương hướng mà ngoại giao láng giềng Trung Quốc cân quan tâm sâu sắc trong năm 2014. Trung Quốc là láng giềng quan trọng nhất của Myanmar, việc nước này quá độ hòa bình, hòa giải thuận lợi, phát triển phồn vinh phù hợp với lợi ích chiến lược của Trung Quốc.
Chỉ cần Trung Quốc hành xử thỏa đáng, đúng cách, cho dù nội bộ Myanmar xảy ra biến đổi gì, ngoại giao Myanmar trong tương lai sẽ vẫn giữ cục diện “có chỗ đứng ở ASEAN, phía Bắc dựa vào Trung Quốc, phía Tây trông mong vào Ấn Độ và giữ quan hệ tốt đẹp với phương Tây”.
Ổng Triệu Lỗi cho biết nguyên tắc ngoại giao của Trung Quốc trong thập niên 80 của thế kỉ trước là duy trì thái độ “từ bỏ” đối với các vấn đề không liên quan đến lợi ích cốt lõi của quốc gia. Năm nay là tròn 60 năm Trung Quốc đưa ra 5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình, nội hàm của nó rất sâu sắc. Điều này thể hiện thái độ của Trung Quốc trong việc tôn trọng, giữ gìn hòa bình cũng như kiên trì qụyết tâm của nguyên tắc này, đồng thời tuyên bố với thế giới rằng nguyên tắc quan trọng nhất trong quan hệ giữa các nước là tôn trọng lẫn nhau.
Hiện nay cho dù là ngoại giao láng giềng hay quan hệ nước lớn, Trung Quốc vừa phải chú ý thân phận là một nước đang phát triển, thân phận này đòi hỏi Trung Quốc phải duy trì thái độ từ bỏ đối với một số vấn đề quốc tế; mặt khác Trung Quốc cần chú ý đến trách nhiệm quốc tế của một nước lớn đang trỗi dậy, tích cực tham gia điều hành thế giới. Hai mối quan tâm này đã tạo nên thách thức mới, vận hội mới đối với ngoại giao Trung Quốc./.

2165. TẬP CẬN BÌNH TUYỂN TƯỚNG TÀI NHƯ THẾ NÀO?

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, 31/03/2014
Theo China Newsweek, xét về độ tuổi vẫn là “đến bến xuống xe”, xét về mặt tổ chức là “luân chuyển cán bộ quân khu này đi quân khu khác”, Quân ủy Trung ương do Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền điều hành đang muốn định hướng quy hoạch phát triển tướng lĩnh trong quân đội thông qua trải nghiệm thực tiễn, được đề bạt dựa theo thành tích thực tế. Ngoài ra, Tập Cận Bình cho rằng “quân nhân còn cần có khí phách, cương trực”, yêu cầu tại khu vực có tranh chấp nhạy cảm như biên giới Trung-Ấn, quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku), Biển Đông… phải “tuốt kiếm” đúng lúc, lúc cần kiên quyết thì phải kiên quyết, lúc cần linh hoạt thì phải linh hoạt. Đây rõ ràng là xu hướng chiến lược trong cách quản lý quân đội của Tập Cận Bình.

Ngày 20/2 sau khi được Quân ủy Trung ương Trung Quốc phê chuẩn, “Tuyển chọn lý luận về xây dựng quốc phòng và quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình” đã được Nhà xuất bản Quân Giải phóng xuất bản và phát đến từng cán bộ lãnh đạo từ cấp Trung đoàn trở lên trong toàn quân. Cùng với đó, đợt điều chỉnh mới tướng lĩnh Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã ngã ngũ.
Đây là đợt điều chỉnh tướng lĩnh cấp phó quân khu lớn nhất kể từ sau đợt điều chỉnh cấp trưởng quân khu của PLA 1/8/2013, điều động hơn 30 vị tướng lĩnh cấp cao thuộc 3 binh chủng và 7 quân khu.
Chuyên gia cho rằng mặc đù đợt điều chỉnh này giống như mọi lần “đến bến xuống xe, luân chuyển từ quân khu này sang quân khu khác”, tuy nhiên xét về độ tuổi, sự khác biệt về cấp bậc, cách thức luân chuyển, có thể thấy rõ tư tưởng quản lý quân đội của ông Tập Cận Bình thông qua phong cách tuyên chọn tướng lĩnh và dùng người tài.
Theo thông tin đưa công khai, trong đợt điều chỉnh này có 6 vị được thăng cấp từ cấp quân đoàn trưởng, chính ủy, 2 vị được thăng cấp từ quân khu Nam Gương và Vân Nam, hai quân khu cấp tỉnh này đều gánh vác trọng trách duy trì bảo vệ ổn định biên cương.
Giới quan sát phân tích, qua đó có thể thấy tư duy chọn người, dùng người của Chủ tịch Tập Cận Bình từ sau khi lên lãnh đạo Quân ủy đến nay là càng coi trọng tướng lĩnh trực tiếp quản quân ở tuyến đầu hơn, điều này cũng phù hợp với ý “cần kiên trì lấy tiêu chuẩn trong trận đánh để sẵn sàng đấu tranh quân sự” mà nhiều lần ông đã nhấn mạnh.
Ngày 25/1, sau khi Thiếu tướng Từ Kinh Niên, Quân đoàn trưởng Quân đoàn 20 (Lục quân) thuộc Quân khu Tế Nam được cất nhắc lên làm Tham mưu trưởng Quân khu Thẩm Dương và ra mắt với chức vụ mới này, hơn 30 vị tướng lĩnh khác cũng lần lượt nhận chức trách mới.
Trước đó, ông Hàn Vệ Quốc, Quân đoàn trưởng Quân đoàn 12 thuộc quân khu Nam Kinh nhậm chức Phó Tư lệnh Quân khu Bắc Kinh, ông Phan Lương Thời, Quân đoàn trưởng Quân đoàn 39, Quân khu Thẩm Dương được điều về làm Tư lệnh Khu cảnh vệ Bắc Kinh, ông Hứa Lâm Bình, Quân đoàn trướng Quân đoàn 38, Quân khu Bắc Kinh điều ra làm Phó Tư lệnh Quân khu Lan Châu, ngoài ra cũng nhậm chức Phó Tư lệnh Quân khu Lan Châu còn có Tư lệnh Quân khu Nam Cương Trương Kiện Thắng.
Đáng chú ý là, Hứa Lâm Bình và Phan Lương Thời đều trúng ủy viên dự khuyết trung ương tại Đại hội Đảng 18 năm ngoái, là hai vị chỉ huy trưởng quân dã chiến duy nhất vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, đợt này lại cùng được cất nhắc đứng trong hàng ngũ cấp Phó Tư lệnh Quân khu, rõ ràng được trọng dụng. Đặc biệt, Phan Lương Thời được điều về Khu cảnh vệ Bắc Kinh, bảo vệ chung quanh khu trung tâm đầu não, trách nhiệm vô cùng nặng nề.
Hai người này vốn chỉ huy quân đoàn 38, 39 – quân đoàn chủ lực của PLA, có truyền thống vẻ vang, trong thời gian chiến tranh Triều Tiên đều có thành tích nổi bật, nhất là quân đoàn 38 được mệnh danh là “Quân Vạn Tuế”. Sau khi sáp nhập vào Quân khu Bắc Kinh, là đội quân dã chiến đóng quân gần thủ đô nhất, cũng là át chủ bài có khả năng tác chiến tổng hợp mạnh nhất, binh lực nhiều nhất và trang thiết bị vũ khí tối tân nhất.
So với đặc điểm nổi bật là từng tham gia chiến đấu, có chiến công và thành tích nổi trội của đợt điều chỉnh cấp trưởng Quân khu trước và sau dịp “Bát Nhất” (ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc 1/8) năm 2013, đợt điều chỉnh này tiếp nối tư duy tuyển tướng dùng người của Tập Cận Bình, thêm phần coi trọng sự kế thừa và phát huy tác phong của quân đội chủ lực.
Từ xưa đến nay, chức vụ Quân đoàn trưởng Quân đoàn Lục quân là bước đệm quan trọng để thăng tiến lên Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân khu hoặc cao hơn nữa, Tập Cận Bình rõ ràng đã làm tối ưu hóa bước đường thăng tiến này. Từ sau chiến tranh Trung-Việt, PLA không tham gia chiến đấu, tuy nhiên những thành tích dũng cảm kiên cường, có khả năng chiến đấu, “thầy của hổ sói”, rèn luyện sẵn sàng chiến đấu… không ngừng tăng.
Trong đợt điều chỉnh này, việc điều chuyển giữa các quân khu vẫn là dòng chảy chính. Quân khu Thành Đô là trọng điểm điều chuyển nhiều tướng lĩnh nhất. Ông Cao Kiên Quốc, từ Chủ nhiệm Chính trị lên làm Phó Chính ủy Quân khu Thẩm Dương, người kế nhiệm ông là Thiếu tướng Dương Thành Hy, nguyên Chính ủy Quân khu Vân Nam; Thiếu tướng Lưu Niệm Quang, Chính ủy Quân đoàn 40 Quân khu Thâm Dương nhậm chức Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Thành Đô; Trung tướng Thạch Hương Nguyên, Phó Tư lệnh Quân Khu Thẩm Dương làm Phó Tư lệnh Quân khu Thành Đô; Trung tướng Tử Thiệu Lương, Chủ nhiệm chính trị Quân khu Thành Đô giữ chức Phó Chính ủy, Thiếu tướng Trần Bình Hoa, Chính ủy Quân đoàn 41 Quân khu Quảng Châu nhậm chức Phó Chính ủy Quân khu Thành Đô.
Sau khi nắm quyền điều hành Quân ủy trung ương, Tập Cận Bình thực hiện điều chuyển các tướng lĩnh cấp Quân khu thuộc PLA ngoài đặc điểm chung đã nói ở trên, thì đáng chú ý là xu hướng dùng người với “tiêu chuẩn sẵn sàng chiến đấu”. Định hướng quy hoạch phát triển tướng lĩnh trong quân đội tiến bộ thông qua trải nghiệm thực tiễn, được đề bạt dựa theo thành tích thực tế.
Mặt khác, nếu xét về độ tuổi của các tướng lĩnh được điều chuyển trong đợt này, dù phần lớn đều sinh sau năm 1950, nhưng cũng đã xuất hiện một số tướng lĩnh sinh sau năm 1960. Nguyên Tham mưu trưởng Quân đoàn 14 Lục quân Vương Khải sinh năm 1963, quân hàm Thiếu tướng, đợt này được cất nhấc làm Quân đoàn trưởng Quân đoàn 13; Tư lệnh Quân khu Sơn Tây mới được bổ nhiệm Lãnh Kiệt Thông sinh năm 1961, cũng thuộc thế hệ “6X”, ông còn là một trong số ít các tướng lĩnh đương chức hiện hay từng kinh qua trải nghiệm thực tiễn chiến đấu. Điều này cũng cho thấy các tướng lĩnh cấp cao của PLA dần được thay thế bởi thế hệ “6X”.
Từ sau khi nhậm chức Chủ tịch Quân ủy trung ương đến nay, Tập Cận Bình đã 11 lần đi thăm binh lính tuyến đầu ở các Quân khu lớn, đi khắp nhiều binh chủng như pháo binh, không quân, hải quân và lực lượng vũ trang.
Việc đi thăm các đơn vị quân đội với tần suất cao như vậy trong thời bình đã thể hiện cách làm rất “không bình thường” của Tập Cận Bình. Hơn nữa, báo chí chính thống được công khai đưa nhiều chi tiết trong các chuyến thị sát này của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng không bình thường, ví dụ như nói đích thân Chủ tịch thẩm định phương án diễn tập với quy mô 40.000 binh lính, hay thậm chí công khai một lượng lớn các tấm ảnh chụp cùng bộ đội biên phòng tại Nội Mông.
Chuyên gia cho rằng đằng sau cụm từ “không bình thường” còn có 2 từ “hiếm thấy”, một là sự nghiệp phát triển bền vững của Trung Quốc gặp phải những thách thức “hiếm thấy”, hai là cơ hội để Trung Quốc phấn đấu trở thành quốc gia biển cũng “hiếm thấy”.
Năm 2013, những thách thức hiếm thấy mà Trung Quốc phải đối mặt là Mỹ và Nhật Bản liên tục “gây chuyện” tại biển Hoa Đông; còn ở Biển Đông, Mỹ và Nhật Bản liên tục tiếp tay cho Việt Nam và Philippines “gây rối”, kể cả các mẫu hạm của Trung Quốc diễn tập trên vùng biển của mình cũng đều bị giám sát theo dõi, thậm chí xảy ra đối đầu với tàu quân sự của Mỹ và Nhật Bản.
Có thể nói, những thách thức Trung Quốc gặp phải trong quá trình phát triển bền vững và hướng ra biển có mức độ mâu thuẫn cùng cực với các bên có lợi ích tương quan đều chưa từng có tiền lệ.
Tư tưởng của Tập Cận Bình có thể được chia làm hai cách để diễn đạt, một là nhấn mạnh sức chiến đấu là “tiêu chuẩn căn bản duy nhất”, tập trung vào việc “có khả năng chiến đấu và đã đánh ắt thắng”, mục đích lớn hơn là chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình hình an ninh trong và ngoài nước ngày càng phức tạp mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Cách diễn đạt thứ hai là cần “dốc toàn bộ tâm sức cho chiến đấu, mọi công tác đều sẵn sàng cho chiến đấu”, “thực sự đế ý thức chiến đấu ăn sâu vào bộ não của mỗi quân nhân”.
Dễ thấy rằng phong cách “cứng rắn” của Tập Cận Bình thể hiện rõ nét trong chính sách đối ngoại, như đối với vấn đề biển Hoa Đông, Biển Đông và vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên…, nhất là giải quyết mối quan hệ với Nhật Bản. Xung quanh tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe viếng đền Yasukuni, Trung Quốc đều bộc lộ thái độ cứng rắn nhất từ trước đến nay.
Theo chuyên gia phân tích, tâm điểm của vấn đề chính là việc thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông. Tuy việc thành lập này là thông lệ quốc tế, nhưng Trung Quốc lại công bố vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông vào thời điểm nhạy cảm, thể hiện Trung Quốc không hề lo lắng những hiểu lầm có thể mang lại.
Trong bối cảnh hai việc “hiếm thấy”, Tập Cận Bình bắt đầu triển khai mệnh đề điều chỉnh cải cách thể chế biên chế quân đội trong tình hình mới.
Trước kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, vấn đề cải cách quân đội được bàn thảo nhiều. Tuy nhiên đến nay văn kiện quan trọng nhất về cải cách quân đội vẫn là “Quyết định của Ban chấp hành Trung ương (CCP) về một số vấn đề trọng đại cải cách sâu rộng toàn diện” được thông qua tại Hội nghị Trung ương 3 khóa 18. “Quyết định” đã xác định phương hướng và nhiệm vụ cải cách quốc phòng, quân đội, và nêu rõ, trong tình hình mới, Trung Quốc cần cấp bách chuyển đổi cách thức quản lý quốc phòng, chế độ chính sách và hậu cần, chế độ nghĩa vụ quân sự và dự bị động viên, về cơ câu xây dựng quân binh chủng và bộ đội bắt chước thời Liên Xô trước đây.
Tập Cận Bình hạ quyết tâm học hỏi và vận dụng kinh nghiệm thành công của nước ngoài trong việc chuyển đổi cải cách quân đội, loại bỏ những yếu kém về kỹ thuật và thể chế, xây dựng hệ thống lực lượng quân sự hiện đại phù hợp với tình hình quân đội và tình hình đất nước nói chung.
Cụ thể là, thực hiện cải cách thể chế quản lý lãnh đạo quân đội, bao gồm tối ưu hóa bộ máy và chức năng của cơ quan lãnh đạo Quân ủy, hoàn thiện thể chế quản lý lãnh đạo các quân binh chủng, sắp xếp lại hệ thống chỉ huy tác chiến chung… Đặc biệt nhấn mạnh đi sâu cải cách điều chỉnh thể chế, biên chế quân đội, bao gồm nâng cao năng lực cơ quan chỉ huy tác chiến chung Quân ủy và chế độ chỉ huy tác chiến chung chiến khu, thực hiện cải cách thể chế huấn luyện tác chiến chung và đảm bảo chính sách; xây dựng chế độ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; giảm thiếu cơ quan và nhân viên không có khả năng chiến đấu.
Việc hô hào cải cách thể chế biên chế quân đội ngày càng được thúc đẩy, nhân dân cũng kỳ vọng nhiều vào đợt cải cách PLA. Sau Hội nghị Trung ương 3, mặc dù có không ít phiên bản cải cách quân đội được đưa ra nhưng đều chưa có sự chứng thực của phía quân đội. Ngày 11/12/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố, cơ quan hữu quan của Bộ này đang lên kế hoạch bố trí, nghiên cứu quán triệt các biện pháp, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ cải cách quốc phòng, quân đội.
Thượng tướng Lưu Á Châu, Chính ủy Đại học Quốc phòng có bài viết đăng trên tạp chí “Cầu sự” cho rằng cuộc cải cách quân sự đặc sắc của Trung Quốc sau khi trải qua giai đoạn đầu phát triển mạnh mẽ về trang thiết bị vũ khí, đang bước vào thời kỳ khó khăn nhất, cấp bách nhất và cần thiết nhất. Vì vậy, cần đặc biệt coi trọng và tuân theo quy luật cải cách, vào lúc thích hợp cần dứt khoát hướng mũi nhọn cải cách vào mâu thuẫn và vấn đề ở tầng sâu, chỉ như vậy mới đảm bảo cải cách thành công.
Qua một loạt các hành động đao to búa lớn để chỉnh đốn tác phong, kỷ luật quân sự đã có được hiệu quả nhất định. “Tuyển chọn lý luận về xây dựng quốc phòng yà quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình ” lần này được ấn hành với mục đích chuẩn bị lý luận tư tưởng cho cuộc cải cách quân đội tiếp theo, sau khi các tướng lĩnh cấp cao nhận nhiệm vụ mới, bài toán cải cách quân đội cũng sẽ có lời giải.
Chuyên gia cho rằng nếu nói năm 2013 là năm đưa ra phương hướng cải cách quân đội thì bước vào năm 2014, cải cách biên chế thể chế quân đội sẽ bước vào giai đoạn triển khai thực hiện, một số phương án cải cách cụ thể sẽ được ban hành và lần lượt thực thi.
Thông tin ủy ban An ninh quốc gia bắt đầu vận hành sau Kỳ họp thường niên Quốc hội và Chính hiệp Trung Quốc chắc chắn là cánh tay đắc lực của cải cách quân đội. Sau khi hoàn thiện thiết kế thượng tầng và sắp xếp bộ máy An ninh quốc gia, sẽ không có trở ngại nào ngăn cản được cải cách./.

2166. Diễn văn “dậy sóng” của Gregor Gysi

Võ Văn Tạo
Liên quan cơn “động đất” địa – chính trị rung chuyển thế giới ở Ucraina, luật sư Gregor Gysi – Chủ tịch Khối nghị sĩ đảng cánh tả (đối lập) – vừa có bài diễn văn, được cho là gây “dậy sóng” Nghị trường LB Đức và truyền thông quốc tế.
Trương Hồng Quang, người dịch diễn văn trên sang tiếng Việt qua biên bản tốc ký của Nghị viện Đức, cho biết Gysi gốc Do Thái, xuất thân CHDC Đức trước đây và được coi là một trong những chính khách Đức hùng biện nhất.

Xem diễn văn ở trang: http://reds.vn/index.php/chinh-tri/dia-chinh-tri/6738-bai-phat-bieu-cua-gregor-gysi 
Có thể tóm tắt cơ bản diễn văn trên như sau: vừa phê phán tư duy súng đạn của Putin, vừa biện minh cho Nga; phê phán và trách cứ Mỹ cùng EU, cho rằng lập trường của họ kể từ sau chiến tranh lạnh là nguyên nhân sâu xa của sự biến Ucraina, kêu gọi tôn trọng quyền lợi chính đáng và chung sống với Nga.
Về tình hình Ucraina, bên cạnh diễn văn được cho là “vĩ đại làm thay đổi thế giới” của Putin, diễn văn của Gysi cũng gây chấn động truyền thông quốc tế.
Dẫu vẫn biết rằng, do đặc điểm địa – chính trị, lịch sử bang giao nhiều thập kỷ qua, so với đa số chính khách phương Tây, nhiều chính khách Đức có thái độ “thông cảm” hơn với Nga, tuy nhiên, bài diễn văn của Gysi không khỏi gây bất ngờ cho nhiều người, như một “luồng gió ngược” với cơn bão trên truyền thông thế giới.
“Nổi đóa” vì bị đánh đồng với Nga
Chúng ta đều biết, gây sự biến Crimé, Putin và nước Nga đã và đang chịu búa rìu dư luận, bị xa lánh và trừng phạt không chỉ từ chính giới dân chủ phương Tây. Nếu như Thủ tướng Đức Merkel “đá xéo” một cách “lịch lãm”: “Putin đang sống trong một thế giới khác”(!), thì cựu Ngoại trưởng Mỹ Hyllari Clinton lại thẳng thừng: “Putin hành xử như Hitle ở thập niên 1930”! Nhiều tờ báo không ngần ngại gọi Putin là Tổng thống “cơ bắp”, thậm chí “côn đồ” quốc tế!
Đến cái thể chế hiện hành hủ bại độc tài sắt máu, tham tàn bạo ngược như Trung Quốc cũng “nổi đóa” khi Thủ tướng Nhật Abe lên tiếng cảnh báo tình trạng Trung Quốc đang cố tình thay đổi hiện trạng tại biển Đông và Hoa Đông có thể tạo ra bối cảnh tương tự Nga đã làm ở Crimé. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi lập tức phản ứng dữ dội tuyên bố trên của Abe và coi đây là hành vi bêu xấu Trung Quốc trên trường quốc tế.
Những lập luận sai lệch
Diễn văn mở đầu bằng một nhận định rất đúng: “Putin muốn giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng biện pháp quân sự. Ông ta không hiểu rằng các vấn đề của nhân loại không thể giải quyết bằng binh lính hay súng đạn, mà hoàn toàn ngược lại. Kể các các vấn đề của nước Nga cũng không thể giải quyết bằng cách đó. Tư duy và hành động của ông ta là sai và chúng tôi lên án điều này một cách rõ ràng!”.
Nhưng lại tiếp nối bằng một suy diễn rất hình thức: “Tuy nhiên đây cũng chính là phương thức tư duy từng thống soái và vẫn đang thống soái ở phương Tây: ở các trường hợp Nam Tư, Afghanistan, Iraq và Libya”.
Chúng ta đều biết, có những sự tương đồng nhất định giữa bối cảnh đa dạng và phức tạp về sắc tộc, địa lý, lịch sử… ở Nam Tư và Ucraina. Nhưng trong khi nạn tiêu diệt sắc tộc, diệt chủng, hãm hiếp tập thể và có hệ thống… ở Bosnia (thuộc Nam Tư cũ) là có thật, thì ở Ucraina lại là câu chuyện hoang đường kỳ thị người gốc Nga tại Crimé được dựng đứng và lu loa từ Maxcova. Vấn đề của Afghnistan lại là đám Hồi giáo cực đoan Taliban hắc ám dung dưỡng mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda. Iraq dưới triều nhà độc tài Saddam Hussein dã tâm bá chủ Trung Đông, thao túng giá dầu mỏ và trắng trợn “xơi tái” Kuwait. Tương tự là đồ tể độc tài kinh dị Gaddafi ở Libya, với tham vọng ngông cuồng. Cả Saddam Hussein lẫn Gaddafi đều thản nhiên xa hoa đế vương trong khi người dân đói nghèo, trẻ em chết đói, chết bệnh hàng loạt vì không thuốc men y tế.
Khi nhận định: “thay thế cho xung đột hệ thống trước đây, nay là các đối kháng về quyền lợi giữa Hoa Kỳ và Nga”, chẳng biết với dụng ý gì? Gysi gạt mất EU, với thực tế quyền lợi an ninh  chẳng kém Nga và chắc chắn sát sườn hơn Mỹ.
Có phiến diện không? khi Gysi nhận địnnh:“Hoa Kỳ muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có, và Nga muốn mở rộng khu vực ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có”.
Bởi, nếu muốn, sau Thế chiến 2, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể làm như cách mà Liên Xô đã làm với hàng loạt quốc gia Đông Âu – nơi Hồng quân tràn qua trong cuộc phản công phát xít Đức đến Berlin – chiếm đóng lâu dài và thiết lập, nuôi dưỡng các thể chế bản sao và như cái đuôi của Mỹ. Trên thực tế, ai cũng biết, việc Hoa Kỳ muốn mở rộng ảnh hưởng của mình là có thật. Và không chỉ có Hoa Kỳ, tùy thế lực và điều kiện địa chính trị, quốc gia nào cũng nuôi tham vọng ấy. Tuy nhiên, trong khi người Mỹ vốn coi sự khác biệt giữa các cá nhân và giữa các dân tộc, các quốc gia là tất yếu thì nước Nga của Putin vẫn muốn giành ngôi vị “chúa tể” thế giới.
Nếu 2 quốc gia này đồng ý cho phép công dân của nhau tự do di trú, theo bạn, làn sóng di dân sẽ theo hướng nào?
Xin nói rõ, người viết bài này không đồng ý với Mỹ trong mọi vấn đề. Tôi đã cực kỳ dị ứng cái tuyên bố rất kẻ cả ngạo mạn của Tổng thống Bus sau vụ khủng bố 11-9, đại ý: “các nước chỉ có thể xác định lập trường ủng hộ Mỹ hoặc ủng hộ khủng bố”. Tại sao chỉ có thể lựa chọn 1 trong 2 thái độ? Ngay tại xứ sở vẫn vỗ ngực là tự do, dân chủ nhất thế giới, người ta vẫn nhìn nhận phiếu trắng, bên cạnh phiếu thuận và phiếu chống đấy thôi!
Dường như Gisy chủ quan và thiếu sâu sắc khi quy kết: Tôi xin nói một cách hoàn toàn rõ ràng với các quý vị: Tất cả mọi sai lầm mà NATO và EU có thể có thì họ đều đã mắc phải.
Tôi bắt đầu với Gorbachev vào năm 1990. Ông đã đề nghị thiết lập một Ngôi nhà chung châu Âu, giải thể NATO và Khối hiệp ước Warsaw, xây dựng một quan niệm “an ninh chung” với Nga. NATO đã bác bỏ đề nghị này và nói rằng: giải thể Khối hiệp ước Warsaw thì được, nhưng NATO vẫn cứ tiếp tục tồn tại. Và từ một liên minh phòng thủ, NATO đã trở thành một liên minh can thiệp”.
Vâng! Châu Âu hoàn toàn có thể yên tâm nếu may mắn được chung sống hòa bình với một nước Nga thật sự tự do dân chủ do Gorbachev đứng đầu một cách ổn định và lâu dài. Nhưng với nước Nga hậu xô viết, đặc biệt dưới triều đại cựu trung tá KGB Putin thì ai biết điều gì sẽ đến? Ai cũng hiểu, các khối Warsaw và Nato đều là sản phẩm của tư duy thời chiến tranh lạnh. Chủ nghĩa cộng sản đã chẳng công khai tuyên bố không đội trời chung và sẽ tiêu diệt chủ nghĩa tư bản đó sao? Và ai đảm bảo rằng khối Warsaw được hình thành không nhằm mục tiêu ấy? Sau Thế chiến 2 tàn khốc, trước hiểm họa cộng sản, việc Mỹ và Tây Âu lập Khối liên minh phòng thủ Bắc Đại Tây dương (Nato) (chứ không phải thừa cơ Liên Xô kiệt quệ mà tấn công tiêu diệt luôn cả chủ nghĩa cộng sản) là có thể hiểu được. Nhưng việc Liên Xô tan rã, Đông Âu từ bỏ thể chế cộng sản chưa đảm bảo cho một châu Âu an ninh bền vững, một khi “chú gấu Nga vĩ đại” vẫn khư khư kho vũ khí hạt nhân khổng lồ cùng tham vọng siêu cường.
Nhân chuyện vũ khí hạt nhân, xin nhắc lại một nội dung thú vị trong cuộc nói chuyện của cố Quốc vụ khanh hàm Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch với giới chức ngoại giao Việt Nam (đã được ghi lại thành tài liệu nội bộ) cách nay hơn 1/3 thế kỷ: “khi chưa có vũ khí hạt nhân thì người ta tìm mọi cách làm ra nó. Khi đã sở hữu nó, người ta lại chủ trương không phổ biến cho các quốc gia khác. Họ muốn độc quyền thứ vũ khí hủy diệt đáng sợ ấy”. Vì sao Mỹ và Nga có quyền sở hữu vũ khí hạt nhân, mà Ấn Độ thì không? Theo ông Thạch, đó cũng là thắc mắc chung của các nước đang phát triển, thuộc thế giới thứ ba khi ấy. Người ta có quyền đặt câu hỏi, vì sao đến nay các nước sở hữu vũ khí hạt nhân không ký kết và thực thi khẩn trương và triệt để một hiệp định giải trừ 100% thứ vũ khí hủy diệt tàn khốc này? Chính vì các nước đã sở hữu vũ khí hạt nhân không muốn tiêu hủy chúng, cho nên các nước chưa có thứ “bảo bối” ấy cũng tìm mọi cách có được nó. Và cứ thế, loài người tiếp tục cuộc chạy đua vũ trang không có điểm dừng và hết sức tốn kém cho một cuộc chiến biến trái đất thành hành tinh chết.
Công pháp quốc tế nhìn nhận quyền tự quyết của các dân tộc, tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia. Thế nhưng, hãy hình dung tình huống thấy ông hàng xóm vô tích sự, mỗi tối nhậu say bét nhè về nhà lại vô cớ lôi vợ con ra đánh đập dã man như một thú tiêu khiển. Nếu cứ khư khư nguyên tắc “không can thiệp”, bạn là thứ người gì? Ra đường, thấy côn đồ kẻ cướp lộng hành mà dửng dưng ngó lơ, bạn là thứ người gì?
Nhắc lại “quá trình thống nhất nước Đức, Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Đức Genscher và các Ngoại trưởng khác đã tuyên bố với Gorbachew rằng sẽ không có việc mở rộng NATO về phía Đông. Lời hứa hẹn này đã không được giữ. NATO đã được mở rộng một cách quyết liệt về hướng của Nga”, Gysi cho rằng đây là một sai lầm nữa của phương Tây.
Thật ra, nếu tìm hiểu chút ít về phương thức tác chiến hạt nhân, bạn sẽ hiểu vấn đề. Tên lửa xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ và Nga luôn nhằm sang nhau. Và 2 nước này đều không muốn muốn tên lửa đối phương ngoài bắn tới lãnh thổ của mình hoặc căn cứ quân sự quan trọng của họ ở hải ngoại. Hệ thống tên lửa đánh chặn được thiết lập cho mục đích ấy. Hậu quả là nhiều khả năng tên lửa đầu đạn hạt nhân của Nga và Mỹ có thể rơi trên lãnh thổ các nước khác. Khi thoát khỏi “ông chủ khắc nghiệt” Maxcova, các nước Đông Âu không muốn rơi vào tình thế “không nơi nương tựa” khi đứng trước hiểm họa chiến tranh. Nhưng vì sao hầu hết không chọn liên minh quân sự với Nga, mà chọn Nato? Câu hỏi này, bạn có thể tự trả lời. Nếu không tự trả lời được, bạn có thể hỏi Putin(!). Với việc đặt tên lửa tại Ba Lan và Sec, Mỹ và 2 nước này muốn tên lửa Nga khi bắn lên, bị đánh chặn sẽ rơi ngay trên đất Nga, chứ không rơi trên đất họ. Nga muốn dùng tên lửa đầu đạn hạt nhân để “răn đe” thế giới. Cho nên, việc “con ngáo ộp hạt nhân” của họ có nguy cơ không dọa dẫm được ai, làm Nga giận dữ, “la làng” “mất quyền lợi an ninh”(!). Và ông nghị Gysi “thông cảm” với lập trường của Nga trong vấn đề này.
Về cuộc chiến ở Nam Tư, Gysi cho rằng “phương Tây đã nhiều lần vi phạm và vi phạm một cách nghiêm trọng công pháp quốc tế. Serbia đã không tấn công một nhà nước khác, và cũng không có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc”.
Thế nhưng, như mọi người đều biết, để ra được một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, trong nhiều trường hợp, dù rất chính đáng, là vô vọng. Hoạt động theo cơ chế đồng thuận (không phải theo đa số), chỉ cần 1 trong 5 nước thường trực “lắc đầu” (nhiều khi cái “lắc đầu” ấy chỉ vì mục đích ích kỷ bất chính của quốc gia đó, hoặc chỉ để “phá thối” các nước khác) sẽ không thể ra nghị quyết. Theo nhiều chuyên gia pháp lý, trên thực tế, đây cũng là điểm bất cập, cần được cải tiến của cơ quan này.
Viện dẫn việc “người dân của Kosovo đã được phép quyết định li khai khỏi Serbia thông qua một trưng cầu dân ý”, Gysi chất vấn vì sao phương Tây ủng hộ Kosovo, nhưng lại phản đối Crimé? Và Gysi phê phán: “ở Kosovo các quý vị đang mở nắp chiếc bình của Pandora (thần thoại Hy Lạp: bình chứa mầm mống tội lỗi, chiến tranh, tai họa… – VVT); bởi vì nếu việc này được cho phép ở Kosovo thì các quý vị cũng sẽ phải cho phép nó ở những nơi khác”.
Nếu trên thực tế, việc Kosovo li khai là sai trái, thì lập luận như thế, khác nào ủng hộ một tên tội phạm, khi tên này bị bắt quả tang, nhưng lại cứ bù lu bù loa: “bao nhiêu kẻ phạm tội vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật kia kìa, sao lại bắt tôi?”. Phải chăng đây là thủ thuật ngụy biện mà giới luật sư (trong đó có ông nghị Gysi) thường vận dụng?
Và thêm một lập luận ngụy biện nữa của luật sư Gysi: “hãy thử hỏi một vị thẩm phán xem liệu ăn cắp vì động cơ cao cả so với  ăn cắp vì động cơ không cao cả có còn là hành vi ăn cắp nữa không?Vị thẩm phán sẽ nói rằng: ăn cắp là ăn cắp – đây chính là vấn đề”. Nếu đồng ý với Gysi, chúng ta sẽ đánh đồng hành động người lính bảo vệ tổ quốc bắn chết giặc xâm lược với hành vi tên lính xâm lược bắn chết người lính hoặc người dân bảo vệ tổ quốc! Luật là luật, nhưng cao hơn và thiêng liêng hơn luật là công lý.
Khi Gysi chỉ trích: “các Ngoại trưởng EU và NATO đã hoàn toàn không đếm xỉa đến lịch sử Nga và Ukraine. Họ chưa bao giờ hiểu được ý nghĩa của Crimé đối với nước Nga. Bản thân xã hội Ukraine bị phân hoá một cách sâu sắc”, chắc chắn nhiều Ngoại trưởng EU và Nato không đồng ý với ông. Không phải họ không biết điều đó, Crimé có thể về với Nga, nhưng không phải theo cách đưa những toán quân bịt mặt, lăm lăm súng đạn, đi trên chiến xa Nga, đến chiếm đóng các công sở và căn cứ quân sự Ucraina, trong bối cảnh Nga tập trung quân đông một cách bất thường gây áp lực ở biên giới với Ucraina. Những toán quân ấy không chỉ ngang nhiên chiếm các công sở và căn cứ quân sự của Ucraina, mà còn “giữ trật tự” cho cuộc trưng cầu dân ý về việc Crimé có nên sáp nhập vào Nga? Trừ Putin, không Ngoại trưởng Eu và Nato nào có thể thông cảm với việc Nga chứa chấp, hậu thuẫn và dung dưỡng cựu Tổng thống khét tiếng tham nhũng Yanukovich khi y bị Quốc hội Ucraina phế truất, “đánh bài chuồn” sang Nga.
Đưa ra nhận định: “kể cả điều này cũng không được lưu ý đến. Sự phân hoá sâu sắc này đã bộc lộ từ trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai và vẫn còn thể hiện tới tận ngày hôm nay. Phía Đông Ukraine có thiên hướng nghiêng về Nga. Phía Tây Ukraine có thiên hướng nghiêng về Tây Âu. Hiện tại không có bất cứ một nhân vật chính trị nào ở Ukraine khả dĩ đại diện được cả hai phần của đất nước. Và đây là một sự thật đáng buồn”, Gysi chỉ đúng 50%. Thực trạng Ucraina phân hóa là có thật, nhưng nói phương Tây không lưu ý là không đúng.
Khi Gysi khuyến cáo: “tiếp theo đó còn có Hội đồng châu Âu và OSZE, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Thưa bà Thủ tướng Liên bang và ông Ngoại trưởng, các quý vị đã quá sao nhãng các tổ chức này trong thời gian cuối. Tiền cho các tổ chức này ngày càng bị cắt giảm, bởi vì các quý vị cho rằng chúng không có gì quan trọng. Thế nhưng đây là những tổ chức châu Âu duy nhất mà cả Nga và Ukraine đều là thành viên. Vì vậy chúng ta phải củng cố lại những tổ chức này – cả trên phương diện tài chính – và không được phép lảm nhảm về việc khai trừ Nga; đây là một chuyện hoàn toàn trật khấc”, cũng cần phải cân nhắc. Bởi lẽ đã có bài học trên thực tế. Sau Thế chiến I, nước Đức (gây chiến) bại trận. Ngăn ngừa  hiểm họa phục thù, thế giới (trừ nước Nga xô viết) đều ngăn chặn Đức tái vũ trang, tăng cường tiềm lực quân sự. Về phía Nga, do thiết lập chuyên chính vô sản, công khai tuyên bố sẽ tiêu diệt chủ nghĩa tư bản, họ tự biến thành kẻ thù nguy hiểm của thế giới. Đương nhiên, thế giới chẳng muốn Nga ngày càng cường thịnh. Và hợp tác Xô – Đức bắt đầu trong bối cảnh ấy. Nga làm ra lúa mì, chẳng ai mua thì Đức mua. Bị cấm sản xuất vũ khí và huấn luyện quân đội trên đất mình, Đức thực hiện điều đó bí mật trên đất Nga, với thỏa thuận của chủ nhà. Và bi kịch đã xảy ra chỉ 2 thập niên sau đó, từ vị trí thực khách (xơi tái ½ Ba lan), Nga bỗng thành “con mồi” trên bàn nhậu bá chủ thế giới của Đức quốc xã.
Về nghi vấn lực lượng bắn tỉa ở Quảng trường Maidan, một mặt Gysi nhìn nhận: “chúng ta đã chứng kiến những kẻ bắn tỉa và nhiều người chết. Có nhiều lời đồn đại về việc này. Trong những tình huống như vậy sẽ có nhiều điều dối trá. Vì vậy mà chúng tôi đề nghị thiết lập một Uỷ ban điều tra quốc tế. Chúng ta, trước hết là người dân Ukraine, có quyền biết những gì đã xảy ra và ai chịu trách nhiệm nào ở đó. Tôi vui mừng là bà, thưa Thủ tướng Liên bang, đã ủng hộ việc này”. Một mặt lại mập mờ quy kết: “ở Maidan có nhiều lực lượng dân chủ, nhưng cũng có nhiều lực lượng phát xít. Và phương Tây đã trực tiếp và gián tiếp đồng loã”. Ô hay! Thế ra bà Thủ tướng Đức Merkel không phải là chính khách phương Tây?
Và không biết có mấy người (ngoài Putin) đồng tình với Gysi trong lập trường bênh vực cựu Tổng thống Ucraina khét tiếng đục khoét ngân khố quốc gia đến kiệt quệ Yanukovich. Vị luật sư này đã đề cập tỷ lệ phiếu phế truất Yanukovich ở Quốc hội Ucraina chỉ đạt 72,88%, trong khi theo Hiến pháp, phải tối thiểu 75%.
Theo Gysi, để có thể giải quyết ổn thỏa vấn đề: “Thứ nhất, phương Tây phải công nhận quyền lợi an ninh chính đáng của Nga ở Krym, như giữa chừng Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng đã thừa nhận. Phải tìm ra một quy chế cho Krym mà Ukraine, Nga và chúng ta có thể chấp nhận”. Trên nguyên tắc, đó là giải pháp có vẻ đúng. Thế nhưng, làm thế nào để Nga nhất trí với phương Tây lại là vấn đề. Câu ngạn ngữ “cây muốn lặng, mà gió chẳng ngừng” không phải ngẫu nhiên mà có.
Khi đề xuất: “phải đưa ra đảm bảo đối với Nga rằng Ukraine sẽ không trở thành thành viên của NATO”, không biết Gysi có còn tôn trọng quyền tự quyết của Ucraina? Hãy đặt mình ở vị trí Ucraina, nếu chính phủ đại diện cho đa số dân chúng mong muốn gia nhập cộng đồng dân chủ, tiến bộ, gia nhập hiệp ước phòng thủ chung hùng cường như đa số quốc gia Âu châu, thoát ly khỏi vòng cương tỏa của đế chế độc tài Maxcơva và không muốn rơi vào hoàn cảnh “không nơi nương tựa” khi có hiểm họa chiến tranh.
Công bằng mà nói, nhận định “an ninh ở châu Âu không thể có được nếu không có Nga hoặc chống lại Nga, mà chỉ có thể có được cùng với Nga”, cho thấy phần nào thiện chí của Gysi. Tuy nhiên, điều đó sẽ chỉ trở thành hiện thực, một khi Nga cũng có thiện chí.
Tìm lời đáp cho lập trường của Gysi
Cùng xuất thân Đông Đức, nhưng Gysi không cùng quan điểm với Thủ tướng Merkel. Ông đang là Chủ tịch khối nghị sĩ đảng cánh tả, đối lập với liên minh các đảng ủng hộ Merkel. Khi nghị sĩ đối lập chỉ trích Chính phủ, ngoài tác dụng chỉ ra những sai lầm, khiếm khuyết để khắc phục vì lợi ích chung của xã hội (nếu chỉ trích đó là đúng đắn và xây dựng), còn có dụng ý hạ uy tín người đứng đầu Chính phủ và qua đó, nâng cao uy tín của bên đối lập.
Để có thể mê hoặc Nghị viện và công chúng Đức, chẳng dại gì Gysi làm cái việc chắc chắn bị la ó phản ứng bằng cách chỉ phê phán phương Tây và ca ngợi Putin. Trong diễn văn, Gysi phê phán cả 2, như cách diễn đạt nôm na: “tại anh, tại ả”, mà nhiều người có thể ngộ nhận là công bằng, sáng suốt.
Không ít người biết, sử dụng thuật ngụy biện là sở trường của giới luật sư, không ngoại trừ luật sư Gysi. Không phải vô cớ khi thiên hạ tiếu lâm: một luật sư giỏi phải biết biến sự thật của vụ con chó nhà ông A cắn bà B thành vụ bà B cắn con chó nhà ông A, mà thuyết phục được cả quan tòa.
Cảnh giác với diễn văn của chính khách
Khó phản bác khi cho rằng nhân loại cực kỳ thông minh và tài giỏi, khi phát minh, sáng chế, sáng tạo ra đủ thứ phục vụ đời sống của mình, chinh phục cả vũ trụ. Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng loài người cũng rất “khờ khạo” khi dễ dàng bị “dắt mũi” bởi các diễn văn của chính khách hùng biện.
Thập niên 1920-1930, công chúng Đức đã chẳng bị các bài diễn văn hùng biện của Hitle, Gobbels chinh phục đó sao?
Cũng với tài hùng biện, Fidel Castro mê hoặc hàng triệu dân Cu Ba suốt nửa thế kỷ. Họ tin rằng đang theo lãnh tụ anh minh vượt mọi trở ngại do Mỹ gây ra để xây dựng thành công thiên đường xã hội chủ nghĩa ưu việt gấp triệu lần tư bản.
Diễn văn “vĩ đại làm thay đổi thế giới” của Putin về Ucraina cũng vậy. Bằng kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Nga, Putin cũng làm cho hàng triệu người Nga tưởng rằng họ đang làm cho tổ quốc thêm hùng cường.
Ngay ở Việt Nam chúng ta, việc hàng triệu người hăm hở lao vào mấy cuộc chiến huynh đệ tương tàn vì ý thức hệ, không thể nói không bị tác động bởi các bài diễn văn hùng biện. Mới đầu năm nay, một thông điệp bay bổng hão huyền từ chóp bu cũng làm khối người (có cả trí thức tên tuổi) khấp khởi hy vọng.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét