Tại sao nhà cầm quyền HN vẫn tồn tại và họ tồn tại bao lâu nữa?
Mới đây, nhà báo Nam Phương phỏng vấn giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, đặt câu hỏi: “Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội vẫn tồn tại và họ tồn tại được bao lâu?”. Là Giáo sư Tiến sĩ dạy môn “Bang Giao Quốc Tế”, ông Nguyễn Mạnh Hùng có đủ thẩm quyền và kiến thức để trả lời câu hỏi nêu trên. Theo tôi, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng nhận định vấn đề chỉ có tính cách “chuyên khoa” dựa trên sách vở khi so sánh một nước Việt Nam “quái đản” với các nước độc tài khác. Có thể ông giáo sư ngại nói lên SỰ THẬT làm mất lòng nhiều người hay đó là phong cách nói của nhà trí thức?
Dù không ai phỏng vấn, nhưng tôi mạn phép trả lời vấn đề này theo nhận định của riêng mình, vì đây là thắc mắc không những chỉ dành riêng cho người Việt Nam, mà còn dành cho cả thế giới nữa.
Sau Đệ Nhị Thế Chiến, các quốc gia Đông Âu bị Nga Xô Viết cưỡng bách áp đặt chủ nghĩa cộng sản và dựng lên chính quyền vô sản chuyên chính. Vì thế nhân dân các nước như Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi đã từng nhiều phen vùng lên đòi độc lập, nhưng đều bị Liên Xô dập tắt. Gặp lúc Mikhail Gorbachev đề ra chủ trương “Glasnost” và “Perestroika”, không can thiệp vào nội tình nước khác, nhân dân các nước Đông Âu lợi dụng cơ hội ấy để lật đổ chính quyền, không chấp nhận làm chư hầu của Xô Viết nữa. Còn Việt Nam, tự nguyện làm nô lệ (đầy tớ) chủ nghĩa cộng sản, do Hồ Chí Minh và bè đảng mượn danh nghĩa kháng chiến chống Pháp, du nhập một thứ tà giáo, rồi tiêu diệt tất cả các đảng phái quốc gia và các cá nhân yêu nước để đoạt độc quyền cai trị. Khẩu hiệu “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” chỉ là chiêu bài để y dụ dỗ người yêu nước ngây thơ mà thôi.
Sự thật lịch sử cho ta thấy Hồ Chí Minh không phải là người yêu nước, cũng chẳng phải là người yêu xã hội chủ nghĩa. Mục đích tối hậu của Hồ là làm mọi cách để trở thành vị “Cha Già Dân Tộc” được sùng bái đời đời. Chỉ có chủ nghĩa cộng sản và bộ máy cai trị của nó mới có thể đáp ứng tham vọng “Hoàng Đế” của ông ta. Hồ đã ra tay giết hàng trăm ngàn dân trong Cải Cách Ruộng Đất, hàng triệu người trong chiến tranh. Nhưng người chết thì cũng đã chết rồi, không ai làm sống lại được. Điều tai hại ghê gớm là Hồ đã để lại một tập đoàn cai trị ngu dốt, độc ác, nhu nhược, hèn hạ và một nền văn hóa đi ngược lại truyền thống đạo đức của tổ tiên. Do đó, dù chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu đã sụp đổ và Liên bang Xô Viết đã tan rã, chủ nghĩa cộng sản đã bị nhân loại ném vào thùng rác, cái bọn cầm quyền Việt Nam ngày nay, là con đẻ của Hồ Chí Minh – nhất quyết bảo vệ ngôi báu như “Cha Già” của chúng – quay sang bám vào Trung Cộng – kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam – để đạt mục đích: “Còn Trung Cộng thì còn mình”.
Chắc chắn phải có trong tay con bài tẩy vô cùng quan trọng, Trung Cộng mới có quyền ra lệnh cho Việt Cộng thi hành bất cứ chủ trương gì (dù tai hại cho đồng bào đến thế nào), bọn Việt Cộng cũng răm rắp tuân theo. Nếu Hồ Chí Minh không phải là tên Tàu Hồ Tập Chương trá hình như giáo sư Hồ Tuấn Hùng (người Đài Loan) tố giác, thì Hồ Chí Minh đã có một cam kết gì đó với Trung Cộng (chẳng hạn hứa hẹn chấp nhận đem Việt Nam sáp nhập vào Trung Quốc sau khi cướp được Miền Nam, bằng văn bản) khi cầu viện khí giới và tài chánh của Nga Tàu để xâm lăng Miền Nam. Bởi lẽ đó, cho nên bọn Nguyễn văn Linh, Phạm văn Đồng, Lê Đức Anh trong Hội nghị Thàhh Đô mới phải riu ríu cúi đầu chấp nhận những đòi hỏi vô lý do Trung Cộng đặt ra?
Thông thường, một quốc gia dù nhỏ bé, yếu ớt đến đâu (như Phi Luật Tân chẳng hạn) mà bị ngoại bang khống chế đều công khai lên tiếng phản đối và đưa nội vụ ra kiện trước Tòa Án Quốc Tế. Chỉ có bọn cầm quyền Việt Nam hèn hạ, cam tâm làm nô lệ Tàu Cộng để hưởng phú quý vinh hoa là câm miệng. Tại sao bọn cầm quyền tồi bại như thế? Bởi vì chúng là con đẻ của Hồ Chí Minh, người làm ra bộ máy cai trị sau khi cướp được một nửa nước, sai Phạm văn Đồng ký văn kiện bán nước năm 1958.
Dưới sự cai trị của Hồ Chí Minh, khí phách, nhân cách kẻ sĩ đều bị hủy diệt. Bất cứ ai mở miệng cảnh báo nguy cơ bị Hán hóa khi Hồn chủ trương cầu viện kẻ thù truyền kiếp, đều bị hãm hại một cách không thương tiếc. Do đó, những người tâm huyết, yêu nước chân thành dần dần biến mất và hạng xu nịnh, vô học, đầu trâu mặt ngựa ngoi lên địa vị cầm quyền. Bọn này là một lũ vô học, vô thần, không tin có Trời, Phật, không tin vào luật Nhân Quả, nên chúng không bao giờ ngần ngại làm việc tàn ác và không bao giờ chúng biết sám hối, ăn năn do tội ác của chúng gây ra cho người khác. Chúng thẳng tay tiêu diệt người bị oan khuất và người đòi tự do, đòi nhân phẩm, đòi chủ quyền quốc gia.
Con người chỉ khác con vật ở chỗ biết xấu hổ. Sử gia Dương Trung Quốc từng viết về tập đoàn cầm quyền đã mất hết khả năng biết xấu hổ. Tại sao vậy? Tại vì chúng là con đẻ của Hồ Chí Minh – một lãnh tụ không có khả năng biết xấu hổ! Chẳng có một nhà lãnh đạo nào tự cổ chí kim trên thế giới giả danh một người khác viết sách ca tụng mình như Hồ Chí Minh. Phải là người như Hồ Chí Minh mới đủ dã tâm lấy bút hiệu C. B. viết bài đăng trên tờ Nhân Dân để tố cáo, kết tội và giết ân nhân của mình (Bà Cát Hanh Long Nguyễn thị Năm); giết người tình sinh con cho mình (cô Nông thị Xuân).
Con quỷ Hồ Chí Minh khủng khiếp thật. Dù đã chết, nhưng cái xác khô vẫn còn được lính hầu, tiền thuế của dân phải tốn cả bạc tỉ hàng năm để bảo trì khỏi hư thối. Ngoài ra, những kẻ bị Hồ đánh lừa về một xã hội “không còn cảnh người bóc lột người” mang danh “cách mang lão thành” vẫn ôm niềm tự hào “đánh Pháp, đuổi Mỹ” mà Tổng Bí thư Lê Duẩn đã không giấu giếm thân phận tôi đòi: “Đánh Pháp, đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, cho Trung Cộng”!
Tôi viết ra điều này, có lẽ có người như nhà báo Bùi Tín sẽ cho rằng tôi xấc xược với các bậc tiền bối “lão thành cách mạng”. Tôi không vô lễ. Tôi chỉ dẫn chứng những sự kiện thật. Lẽ ra những người yêu chuộng lý tưởng công bằng xã hội, đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cái gọi là “cách mạng” mà Đất Nước trở nên như ngày hôm nay, phải hận tên giặc Hồ mới phải. Lẽ ra những cụ mang danh nghĩa “lão thành cách mạng” phải biết phẫn nộ vì lý tưởng của mình bị chà đạp và phải có cái dũng xuống đường cùng dân oan, cùng thanh niên nam nữ đứng lên đòi quyền làm người. Ngược lại, các cụ chỉ biết ngồi nhà viết kiến nghị và viết bài ca ngợi “công đức” Hồ Chí Minh giống như ông Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Lại thêm trang mạng Bauxitevn – trang mạng của thành phần trí thức – tiếp tay phổ biến những bài viết ca tụng “bác Hồ”. Nói tóm lại, các cụ “lão thành cách mạng” lúc còn trẻ bị Hồ Chí Minh cho uống nước đường, say sưa vì hai chữ “anh hùng” do Hồ Chí Minh lạm dụng để tuyên dương; chứ thực chất các cụ chẳng phải là những người hùng đeo đuổi lý tưởng công bằng xã hội gì cả!
Vừa rồi, trên trang mạng Bauxitevn, cựu Đại tá Lê Hồng Hà – nguyên Chánh văn phòng Bộ Công An – đã từng bị Đảng bỏ tù cùng lúc với ông Hà Sĩ Phu. Ông Hà Sĩ Phu là một người yêu nước, một nhà lý luận tài ba, hiền lành, phải ai oán than thở: “Ước gì được sống dưới thời Thực dân Pháp đô hộ để được quyền tự do đi lại!”. Cụ Lê Hồng Hà viết lời ca tụng Hồ chí Minh đăng trên trang mạng Bauxitevn bằng một đoạn văn như sau:
“Nhờ sự phát huy truyền thống cứu nước của cha ông ta trong lịch sử, mà nhân dân ta đã tiến hành Cách mạng Tháng 8 và giải phóng đất nước thành công. Đó là công lao vĩ đại của nhân dân ta, có sự đóng góp (?) quan trọng của các nhà yêu nước, đặc biệt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Chúng ta phải biết ơn nhân dân, các nhà yêu nước, đặc biệt là Đảng Cộng sản (!) dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh”. Dưới thời Thực dân Pháp đô hộ, người dân Việt Nam có bị đàn áp, bị giết hại giống như dưới thời Hồ Chí Minh không, mà cụ Lê Hồng Hà dám bảo là giải phóng? Cụ Lê Hồng Hà có nghe lời than ai oán của Hà Sĩ Phu không?
Cũng trên Bauxitevn, giáo sư Nguyễn Huệ Chi – người sáng lập trang mạng – viết:
“Vào tháng Tư năm 2009, khi ba anh em chúng tôi, Phạm Toàn, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Thế Hùng đang căng đầu phấp phỏng tính toán với nhau về một hình thức đấu tranh sao cho hiệu quả – để không đến nỗi không được ai nghe, trở thành vô duyên, cũng không đến nỗi rước lấy tai họa “sứt đầu bươu trán” (tức là phải nghĩ nát óc để tranh đấu mà không bị sứt đầu, bươu trán như Điếu Cầy, Tạ Phong Tần và biết bao bạn trẻ khác). Phải chăng đấy là đường lối tranh đấu “bất bạo động” khôn ngoan của nhà trí thức để hàng năm giáo sư được Đảng cho sang Hoa Kỳ thăm con gái?
Lão thành cách mạng thì như thế! Trí thức thì như thế! Thử hỏi làm sao bọn cầm quyền không tồn tại tới ngày hôm nay? Đến như Đại tướng Võ Nguyễn Giáp – mang danh Cha Đẻ Quân đội Nhân dân – người ở địa vị cha chú bọn cầm quyền cũng chỉ biết ký kiến nghị xin xỏ; chứ không dám nghiêm khắc lên án phường hậu duệ là phá gia chi tử, mãi quốc cầu vinh! Cha Đẻ hèn làm sao sinh ra được những đứa con có khí phách? Cho nên “cha nào con nấy” là vậy! Và bọn cầm quyền ngồi lỳ là vậy!
Tổng Bí thư Trường Chinh Đặng Xuân Khu từng công khai tuyên bố: “Đảng cướp chính quyền bằng bạo lực thì Đảng sẽ dùng bạo lực để giữ chính quyền”. Vin vào lời khẳng định đó, bọn cầm quyền quyết giữ quyền lực bằng mọi giá dù bị nhân dân khinh bỉ. Đảng cộng sản gồm những chuyên viên sử dụng chiến tranh khuynh đảo. Cho nên khi cướp được chính quyền, chúng tuyệt đối ngăn cấm các quyền tự do căn bản như tư tưởng, ngôn luận, hội họp, đi lại, biểu tình (mặc dầu các quyền đó được ghi rõ trong Hiến Pháp, nhưng kèm theo mấy chữ “quy định của pháp luật”) và tất cả các đoàn thể nhân dân đều bị nhốt trong cái gọi là Mặt trận Tổ quốc. Tuyệt đối không được hình thành xã hội công dân. Ngoài ra, chủ trương phân hóa dân tộc là chính để không còn ai tin tưởng ai, thì làm sao có thể bàn bạc nhau để mưu đồ công cuộc ích quốc lợi dân? Đàn áp từ trong trứng nước bất cứ ai manh nha có tư tưởng đòi tự do, đòi quyền được đối xử như con người là “chủ trương lớn của Đảng”.
Mở đầu bài, tôi viết Việt Nam dưới chế độ cộng sản là một quốc gia quái đản, không giống bất cứ một nước nào trên thế giới. Thật vậy! Không có nước nào trên thế giới mà Công An giả dạng Côn Đồ để đàn áp, bạo hành bằng bất cứ thủ đoạn đê tiện nào như cái đảng Cộng sản Việt Nam thì không quái đản là gì? Nếu chúng có chính nghĩa “giải phóng dân tộc” thì sao lại ứng xử tồi bại, lưu manh như thế?
Công An là bộ phận thi hành luật pháp để bảo vệ an ninh trật tự cho nhân dân thì đề ra câu khẩu hiệu “Còn Đảng Còn Mình”. Quân đội có nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ thì chỉ dùng vào việc bảo vệ sự tồn vong của Đảng, dù Đảng đang bán dần Đất Nước. Vì thế ngư dân bị Trung Cộng bắn giết, Quân đội vẫn thản nhiên. Ai đòi đa nguyên đa đảng đều bị quy vào tội suy thoái văn hóa, đạo đức và lối sống để bỏ tù. Ngay cả việc làm lễ tưởng niệm chiến sĩ trận vong cũng bị ngăn cấm, đàn áp. Từ chỗ đó, người dân trở nên phó thác cho định mệnh, không còn ai muốn dây với hủi, mặc cho bọn cầm quyền tự tung tự tác, thây kệ tương lai bản thân, tương lai con cái ra sao thì ra!
Đó là những lý do vì sao bọn cầm quyền Hà Nội vẫn tồn tại cho tới ngày hôm nay. Câu hỏi tiếp theo được đặt ra: “Chính quyền tồi bại như thế sẽ tồn tại bao lâu?”
Thiết nghĩ, không ai có thể quả quyết tiên đoán thời gian nào bọn cầm quyền này bị lật đổ. Tôi chỉ mạn phép đưa ra một vài giả thuyết:
1/ Bao lâu những “cách mạng lão thành”, các quan chức từng ở địa vị cầm quyền ý thức trách nhiệm của mình, nhìn nhận mình đã góp phần vào bộ máy cai trị do Hồ Chí Minh lập ra, không còn ai vái lạy Hồ Chí Minh như vị “Cha Già Dân Tộc”, biết phẫn nộ trước sự bất công tàn bạo để can đảm dấn thân nhập vào đoàn dân oan đòi nhà cửa đất đai, dám quyết tử để dân tộc quyết sinh như đã thề trước kia.
2/ Bao lâu giới trí thức không còn sợ bị “bươu đầu, sứt trán” (chữ của giáo sư Nguyễn Huệ Chi dùng), dám hành động như Điếu Cầy, Tạ Phong Tần, Việt Khang, Phương Uyên, Bùi Minh Hằng …
3/ Trung tướng Lưu Á Châu của Trung Cộng kể câu chuyện hồi Đệ nhị Thế chiến, chỉ có một Trung đội Nhật Bản áp giải hơn một trăm ngàn dân Tàu đi xử bắn mà tất cả đều riu ríu đi như bóng ma trong đêm. Đáng lý ra, dù tay không, một trăm ngàn dân Tàu kia dám liều chết (vì trước sau gì cũng chết), thừa sức bóp cổ Trung đội Nhật Bản đó để tự cứu. Ý ông Tướng họ Lưu ngầm bảo dân Tàu vốn hèn, thụ động trước cái chết. Hình như dân Việt Nam mình cũng khá giống dân Tàu? Vậy thì chỉ mong sao toàn dân Việt Nam ý thức rằng trước sau gì cũng chết, cùng nhau hạ quyết tâm lật đổ bọn cầm quyền khốn kiếp này. Chẳng cần xông vào bóp cổ Việt Cộng để khỏi mang tiếng sử dụng bạo lực, 80 triệu dân Việt Nam dám hành động “tọa kháng tại gia” như cô Pham Thanh Nghiên, tức là đình công bãi thị toàn diện, học sinh sinh viên không đến trường, công nhân không đến xưởng làm, “bất tuân dân sự” như lời kêu gọi của Hòa thượng Tăng thống Quảng Độ, thì chắc chắn 10 triệu gồm đảng viên cộng sản và thân nhân của chúng sẽ tiêu. Chỉ có cách làm đó mới rửa được mối nhục làm người Việt Nam!
4/ Qua vụ bức tử Tướng Công An Phạm Quý Ngọ để bịt đầu mối tham nhũng mà báo chí lề phải sau hai ngày nườm nượp đưa tin, lập tức im bặt, đủ cho ta thấy thủ đoạn Nguyễn Tấn Dũng hơn hẳn phe Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Bá Thanh. Nếu Trời Phật dun dủi, bỗng nhiên Nguyễn Tấn Dũng muốn trở thành Thánh như tôi đề nghị, bèn làm một cuộc đảo chánh, bắt nhốt toàn thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, rồi tuyên bố khai tử Đảng Cộng sản, trả tự do cho tất cả tù chính trị, tù nhân lương tâm, dân oan thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ có sức mạnh vô địch vì được 80 triệu dân ủng hộ.
5/ Nếu Thế giới Tự do nhìn thấy hiểm họa của Trung Cộng, đoàn kết cùng nhau tiêu diệt con quái vật cộng sản Tàu hoặc nhân dân Tàu gồm cả trăm sắc dân không chịu nổi ách thống trị của bọn Hán dám liều chết vùng lên giật sập chế độ thì bọn cầm quyền Việt Cộng không còn chỗ dựa vào đâu, ắt phải tiêu vong theo. Cơ Trời huyền diệu lắm! Biết đâu?
Tất nhiên, đó là năm giả thuyết mà người viết kỳ vọng để trả lời bọn cầm quyền Hà Nội tồn tại được bao lâu mà thôi. Bọn cầm quyền này là con đẻ của Hồ Chí Minh, một người chủ trương Vô Gia Đình, Vô Tổ Quốc, Vô Tôn Giáo, Vô Đạo Đức, Bất lương thì khó lòng trông đợi chúng nó mang tính người để hồi tâm sám hối. Bao lâu chúng nó còn cầm quyền, Đất Nước Việt Nam càng ngày càng suy thoái mọi mặt về đạo đức, văn hóa. Không lẽ thấy cái chết trước mắt, mà mọi người đều nằm yên chờ chết?
Nhà báo Bùi Tin đã gay gắt đặt cho tôi câu hỏi: “Lâu nay anh chửi Hồ Chí Minh như thế, anh được bao nhiêu người theo anh?”. Xin thưa: Tôi không “chửi” Hồ Chí Minh, tôi chỉ đưa ra những dẫn chứng sự kiện lịch sử để nói rằng sở dĩ Việt Nam hứng chịu bao nhiêu tai họa, tang thương là do Hồ Chí Minh gây ra để những kẻ đã ngây thơ khờ dại phụng sự Hồ Chí Minh hãy mở to mắt ra, đừng kêu gọi nhân dân phải biết ơn Hồ Chí Minh nữa! Thối lắm! Và tôi cũng không có khả năng làm lãnh tụ (dù nuôi tham vọng) với mục đích lôi kéo người theo mình, tôi chỉ nghĩ rằng ngày nào cái bóng ma Hồ Chí Minh còn ngự trị trong tư tưởng người dân thì ngày đó nước Việt Nam mình còn khốn khổ, khốn nạn.
Giật sập thần tượng Hồ Chí Minh là cách đòi hủy bỏ Điều IV Hiến Pháp hiện nay, tức là Đảng Cộng Sản Việt Nam phải tiêu vong. Mong rằng nhà báo Bùi Tín và quý vị “cách mạng lão thành” hiểu như thế!
Bằng Phong Đặng văn Âu
Người Tàu làm chủ ở Vũng Áng: Đã đến độ tin rằng PTT Nguyễn Thiện Nhân từng bị “cấm cửa”?
Giờ thì mức độ người Trung Quốc tràn ngập, tình trạng gọi là “bất lực” rất khó tin của chính quyền đã đến độ phải lấy cái chuyện lạ khó tin đó ra để báo động. Tìm trên các báo chỉ trong mấy ngày nay mà đã thấy hàng loạt bài liên quan, xin đưa lại dưới đây để minh họa thêm.
- Formosa đòi ưu đãi đầu tư (Đầu tư, 31/3/2014).
- Lỏng lẻo quản lý lao động nước ngoài (SGGP, 31/3/2014).
- ‘Kỹ sư’ Trung Quốc trộn hồ ở công trường (Thanh niên, 1/4/2014).
-
Thanh niên
02/04/2014 02:48
Buông lỏng quản lý
“Chả biết cơ quan chức năng quản lý thế
nào”, là lời than của một công nhân dự án Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) về
tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trong khu công nghiệp này với
“công việc lắp giàn giáo, uốn cốt pha, bốc vác, đào hố như chúng tôi mà
hưởng lương gấp 3 – 4 lần”.
“Quản lý thế nào” là câu chuyện không chỉ anh công nhân Formosa bức
xúc mà là câu hỏi rất nhiều ĐBQH đặt ra khi chất vấn tại diễn đàn QH hồi
tháng 10.2012. Người ta không hiểu tại sao trong bối cảnh VN đang thừa
lao động, hằng năm phải xuất khẩu một lượng lao động khá lớn ra nước
ngoài làm việc mà vẫn chưa giải quyết được nạn thất nghiệp, thì ngay tại
những địa phương vốn thừa lao động trầm trọng nhất lại sẵn sàng chấp
thuận tỷ lệ lớn lao động phổ thông nước ngoài, đặc biệt là lao động
Trung Quốc. Khi đó, Bộ LĐ-TB-XH và các ngành chức năng đã hứa giải quyết
dứt điểm tình trạng này; và rằng tháng 5.2013, khi bộ luật Lao động mới
có hiệu lực sẽ giúp kiểm soát tình trạng lao động phổ thông nước ngoài
không phép. Nhưng đến nay tình trạng không những không được giải quyết
mà còn diễn biến phức tạp hơn.Phát biểu của ông Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận trên Thanh Niên ngày 1.4, dường như bộc lộ hết sự bất lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: “Có khi cơ quan chức năng đến nơi không có ai tiếp, hoặc công trường đóng cửa không cho vào” và theo ông này đây chính là nguyên nhân của tình trạng lao động “chui” trên công trường thủy điện Vĩnh Tân 2 (?). Quản lý chuyên ngành thì nói vậy, còn chính quyền cơ sở thì trả lời rằng “họ (nhà thầu – NV) rất ít khi quan hệ làm việc với xã… Nhiều khi họ đến làm việc không có phiên dịch thì chúng tôi biết gì mà làm việc” (?).
Trách nhiệm của quản lý nhà nước là phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong mọi trường hợp. Nhưng việc các cơ quan chức năng viện dẫn các khó khăn “khách quan” để lý giải cho sự bất lực của quản lý đối với lao động nước ngoài là điều rất khó chấp nhận. Hiện tại luật pháp không thiếu các quy định để kiểm soát số lượng và chất lượng lao động nước ngoài, chỉ có điều những quy định này dường như không được thực hiện nghiêm túc trên thực tế, bởi tính kém hiệu năng của các cơ quan thực thi. Câu chuyện các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia… đang ứng xử với lao động VN làm việc bất hợp pháp ở nước họ phải được coi là kinh nghiệm trong trường hợp này. Khi bị phát hiện, không chỉ lao động bị trục xuất chắc chắn mà chủ sử dụng lao động bất hợp pháp đó có thể bị phạt đến sạt nghiệp hoặc truy cứu hình sự nếu số lượng lớn.
Chính phủ đang phải chi nhiều tiền, làm nhiều cách để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Sẽ là rất bất công với người lao động trong nước khi các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý lao động nước ngoài do vô tình hoặc cố ý. Không có câu chuyện trách nhiệm chung chung mà trách nhiệm quản lý nhà nước ngành, quản lý địa bàn phải gắn với những trách nhiệm pháp lý rất cụ thể cho những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng Nhân
————–
Đất ViệtThứ Ba, 01/04/2014 13:30
Lao động Trung Quốc khắp Bắc Nam và lý lẽ FDI
(Doanh nghiệp) – Công nhân Trung Quốc tràn lan các dự án FDI của Trung Quốc, các chuyên gia cảnh báo mối lo về kinh tế, xã hội.
Tràn lan lao động Trung Quốc
Báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Bình Thuận ngày 31/3, cho
biết tại công trường Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân,
H.Tuy Phong, Bình Thuận) còn 528 lao động (LĐ) người Trung Quốc. Trong
số đó chỉ có 283 lao động có giấy phép, còn lại là lao động “chui”.
Tràn lan công nhân Trung Quốc tại các dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam |
Điều đáng nói là công nhân Trung Quốc gắn mác “chuyên
gia”, “kỹ sư” nhưng rất nhiều người trong số đó lại làm công việc mang
tính chất của lao động phổ thông.
Trong khi đó, chính quyền huyện Tuy Phong chỉ có chức
năng quản lý về mặt cư trú, giữ gìn an ninh trật tự. Còn Sở LĐ-TB&XH
Bình Thuận chỉ kiểm tra được giấy phép lao động chứ không thể xử lý
được các lao động phổ thông Trung Quốc gắn mác “kỹ sư” này.
Mấy công việc bên trong nhà máy như bốc vác, đào hố,
tháo dỡ giàn giáo người Trung Quốc đều làm hết. Họ cũng làm việc như lao
động phổ thông người Việt nhưng lương được trả cao hơn rất nhiều” –
Tân, một thanh niên địa phương, nói. Số lượng lao động Trung Quốc tại
Vĩnh Tân mỗi năm một tăng rất nhanh. Nếu như đến tháng 7/2012 chưa tới
300 người thì đến tháng 12/2013 lên đến 610 người.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng lao động (Sở
LĐ-TB&XH), nói: “Kỹ sư của họ khác mình là họ làm được tất cả. Có lẽ
do họ tận dụng LĐ cho nên kỹ sư của họ sẵn sàng trộn bê tông, đào đất
hay làm công việc bình thường khác”.
Tờ Tuổi Trẻ cũng dẫn báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh
Trà Vinh, hiện có 920 lao động, hầu hết là người Trung Quốc, đang làm
việc tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).
Thế nhưng trong đó chỉ có 517 lao động được cấp giấy
phép lao động, đang xin cấp giấy phép 165 lao động, miễn cấp giấy phép
tám lao động và 230 lao động đang làm việc nhưng chưa được cấp giấy
phép.
Tại Thanh Hóa, nhà thầu Viện Nghiên cứu và thiết kế
ximăng Hợp Phì (Trung Quốc) đưa 163 lao động Trung Quốc sang làm việc có
thời hạn từ nay đến tháng 12/2014 tại Nhà máy ximăng Công Thanh.
Điều đáng nói là trong số 163 lao động này chỉ có 49
lao động có trình độ chuyên môn đại học trở lên đảm nhiệm các chức danh
quản lý, giám sát của nhà thầu; còn tới 114 lao động kỹ thuật có kinh
nghiệm năm năm trở lên đảm nhiệm vị trí công việc là thợ lái cẩu tháp (4
người), thợ hàn (20 người), thợ cơ khí (30 người), thợ lắp đặt thiết bị
điện (60 người). Trong khi đó số lao động kỹ thuật này tại VN đều sẵn
có nhưng nhà thầu Trung Quốc không tuyển dụng.
Khi dự án Formosa triển khai tại Khu kinh tế Vũng Áng
(huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nhiều doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc đã
trúng thầu và kéo theo hàng nghìn lao động “chân tay” đi theo.
Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng được tỉnh Hà Tĩnh ủy
quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, trong đó có1.560
người được cấp giấy phép lao động, chủ yếu là người Trung Quốc. Nhiều
người Trung Quốc sang VN bằng đường du lịch và sau đó ở lại làm thuê.
Mục đích cao đẹp của FDI
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các
điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương.
Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Nhưng thực tế, việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam vẫn là vấn đề đáng phải bàn.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm
2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã
tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm
2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may.
Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực:
khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng…
Trong khi đó, TTXVN đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam
Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty dệt may của Trung
Quốc xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư 68 triệu đôla (tương đương
hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản). Thời
hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Cũng theo ông Thắng, một nhà đầu tư của Hong Kong
(Trung Quốc) cũng đang quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt
may với quy mô khoảng 1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân
tỉnh Nam Định hiện đang xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.
Trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo về việc doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Theo dự kiến sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ và các
nước nội khối TPP sẽ hưởng lãi suất 0% nếu đáp ứng điều kiện gọi là
“tính từ sợi yarn forward” hàng may mặc phải được sản xuất từ sợi có
xuất xứ các nước thành viên TPP.
Điều này đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp may mặc
của Việt Nam, hiện có sức cạnh tranh còn rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia
công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các nhà phân tích tại Việt Nam đã cảnh báo rằng dù sau
này là thành viên của TPP, Việt Nam cũng không thể tận hưởng toàn bộ
những lợi thế của một thành viên và phần ngon nhất của chiếc bánh TPP sẽ
vào tay Trung Quốc.
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động
về việc Trung Quốc trúng thầu hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia
ở khắp Việt Nam. Cùng với đó là các chiến lược thâu tóm doanh nghiệp
nội.
Tại hội thảo “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính
sách năm 2014″ mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết rằng,
không chỉ doanh nghiệp Trung Quốc, mà hiện các doanh nghiệp nước ngoài
khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế Việt Nam.
Theo bà Phạm Chi Lan, hoạt động của doanh nghiệp FDI
có thể có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế
vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng, hiện tượng này đã đặt ra những thách thức không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Thái An
Nguy cơ về mặt an ninh-quốc phòng của 3 nước Đông Dương khi Lào xây đập Don Dahong
Hoàng Mai
Ngày
31.3.2014, báo RFI, trong bài viết có tựa đề “Việt Nam cần nỗ lực chống
đập Don Sahong tại Lào”(1), ở phần nhấn mạnh, bài báo viết: “Chính phủ Lào đã phớt lờ phản đối của Việt Nam và Cam Bốt để đẩy mạnh dự án xây dựng đập thủy điện thứ hai trên dòng chính sông Mêkông: Đập Don Sahong, gần biên giới Cam Bốt. Công trình có khả năng được khởi động ngay vào tháng 12/2014. Một khi được xây xong, con đập này sẽ tác hại nghiêm trọng đến sinh kế của người dân, đặc biệt là tại Cam Bốt và Việt Nam. Giới bảo vệ môi trường cho rằng hai quốc gia này cần nỗ lực nhiều hơn để ngăn cản dự án Don Sahong”.
Trong
quá trình tìm hiểu để viết bài, được biết phản đối dự án xây đập Don
Sahong của Lào đã có nhiều tổ chức quốc tế lên tiếng. Riêng với người
Việt, ngay từ cuối năm 2013, tổ chức Viet Ecology Foundation (VEF), một
tổ chức dân sự (NGO) tại California, Hoa Kỳ, do Ks Phạm Phan Long, một
người Việt làm chủ tịch, đã gửi thư ngỏ đến Thủ tướng Lào, ông Thongsing
THAMMAVONG, với nội dung “Yêu cầu ngừng xây Đập Don Sahong”.
Vị trí Đập Don Sahong
Tác
hại của Đập Don Sahong đối với môi sinh, môi trường, nguồn thủy sản…
của nhân dân hai nước CPC và Việt Nam ở hạ lưu, thì đã có nhiều bài viết
để cảnh báo, mà bài đăng trên RFI và thư ngỏ của tổ chức VEF đề cập là
những ví dụ. Ở bài này, người viết chỉ đề cập đến nguy cơ (rất có thể
đến từ Trung Quốc) đối với 3 nước Đông Dương (VN-Lào-CPC) từ dự án này.
Bản đồ vị trí Đập Don Sahong và các QL13-Lào và QL7-CPC.
Rất có thể sẽ hình thành một thị trấn người Trung Quốc tại khu vực này với những ý đồ quân sự lâu dài.
Những nguy cơ về an ninh-quốc phòng đối với Việt Nam-Lào-Campuchia khi đầu tư thủy điện Don Sahong.
1.
Mặc dù, Chủ đầu tư của công trình là Cty Mega First Corporation Berhad
(MFCB) của Malaysia, Tư vấn kỹ thuật là hãng AECOM của Mỹ(3), sản lượng
điện chủ yếu là để xuất khẩu sang Thái Lan, nhưng rất có thể, đứng sau
tài trợ vốn công trình thủy điện Don Sahong này cho Chủ đầu tư lại là
Trung Quốc, và nhà thầu thi công cũng sẽ lại là Trung Quốc (Công ty
Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh là ví dụ). Nếu đúng như vậy, thì Trung
Quốc đang bằng mọi cách hợp pháp để có mặt tại khu vực rất nhạy cảm này.
Một
kịch bản rất có nhiều khả năng sẽ diễn ra, đó là, trong quá trình thi
công Do Sahong, Chủ đầu tư sẽ bán lại công trình cho doanh nghiệp Trung
Quốc, và Trung Quốc không chỉ có mặt tại vị trí này trong 5 năm thi
công, mà là có mặt vĩnh viễn để vận hành nhà máy.
2.
Đập Don Sahong chỉ cách biên giới Lào-CPC khoảng từ 1 đến 2 km về phía
Bắc. Để thi công công trình Don Sahong trong thời hạn 5 năm, và để vận
hành Nhà máy thủy điện sau này [công suất 260-380 MW chủ yếu cung cấp
điện sang Thái Lan(3)], thì công trình buộc phải kết nối với QL13 của
Lào. Và đương nhiên sẽ hình thành một thị trấn ở dọc QL13-Lào, giáp với
biên giới CPC, và không võ đoán, nhiều khả năng đó chính là thị trấn của
người Trung Quốc.
Nhìn từ bản đồ trích lục trên
đây, ta thấy QL13-Lào đồng thời cũng kết nối với QL7-CPC, đây cũng là
tuyến cao tốc quốc gia số 7 của CPC (National Hight way7), đồng thời đây
cũng là đường cao tốc xuyên Á-AH11 (Asean Hight way11-AH11), chạy xuôi
xuống phía Nam và giáp với tỉnh Tây Ninh của Việt Nam, sau đó chạy về
phía Tây-Tây Bắc nối vào QL5-CPC để về thủ đô Phnompenh.
3.
Q13-Lào, là tuyến Quốc lộ chính, trục xa lộ Bắc-Nam của Lào, thông với
tỉnh Vân Nam Trung Quốc ở phía Bắc, chạy qua thủ đô Viêng Chăn
(Vientiane), tiếp đó là chạy dọc sông Mê Kông theo biên giới Lào-Thái
Lan, và nối với QL7-CPC ở phía Nam như đã nói trên.
Chưa
có ai đưa ra số liệu, nhưng chắc chắn, Trung Quốc đang tìm mọi cách,
thông qua đầu tư để đưa dân cư Trung Quốc lập làng, lập phố dọc theo
QL13-Lào, trong một kế hoạch nhằm làm chủ đối với tuyến đường này, qua
đó tạo nên một gọng kìm chia cắt Việt Nam từ phía Lào.
4.
Tại khu vực Trung Lào, tương đương với đoạn dài gần 200 km từ cảng Vũng
Áng vào cảng Cửa Việt, với hệ thống các đường quốc lộ của Lào gồm các
tuyến QL8, QL12, QL9E (xem bản đồ), và nếu để Trung Quốc có mặt ở nơi
đây và làm chủ tình hình, thì sẽ là một nguy cơ rất lớn đối với Việt
Nam.
Thông qua chiến lược đầu tư, QL13-Lào cùng với các tuyến đường theo hướng Đông-Tây là QL12-Lào, QL9E-Lào, tạo thành một địa bàn chiến lược của Trung Quốc trên lãnh thổ Lào.
5.
Đến đây ta rất dễ hình dung, QL13-Lào cùng với các tuyến đường ngang
theo hướng Đông-Tây QL8, QL12, QL9E nói trên, tạo thành một địa bàn
chiến lược của Trung Quốc trên lãnh thổ Lào. Cùng với tam giác căn cứ
quân sự Du Lâm-Vũng Áng-Cửa Việt, mà có người đã đề cập, có thể chia cắt
Việt Nam thành 2 miền khi ngoài Biển Đông Trung Quốc ra tay đánh chiếm
Trường Sa.
6. Hiện nay, vượt lên trên Việt Nam,
Trung Quốc đã là nhà đầu tư lớn nhất tại Lào, đến cuối năm 2013 Trung
Quốc đã đầu tư vào Lào là 5,10 tỷ USD(4). Với dân số gần 7 triệu người,
GDP vào khoảng 15,70 triệu USD, không ngại để nói rằng, kinh tế Lào gần
như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, và Lào là thị trường tiêu thụ
hàng hóa của Trung Quốc, giống như Việt Nam.
Trung
Quốc đang hình thành một gọng kìm từ phía Lào cũng với chiêu bài như họ
đã thực hiện tại Việt Nam, đó là: Mua chuộc quan chức từ trung ương đến
các địa phương; thực hiện đầu tư và khai khoáng tìm kiếm lợi nhuận, và
kết hợp di dân… May mắn cho nhân dân Lào là chưa bị Trung Quốc thực hiện
diệt chủng như đối với CPC gần 40 năm về trước.
Từ
những vấn đề nêu trên, ta dễ nhận ra là: Nguy cơ về môi sinh, môi
trường và nguồn thủy sản nếu như Lào xây dựng đập Don Sahong tuy có ảnh
hưởng như các tổ chức quốc tế đã nêu, nhưng vẫn không thể sánh được với
nguy cơ về mặt an ninh-quốc phòng đối với 3 nước Đông Dương là Việt Nam,
Lào và CPC.
Nên chăng, Việt Nam cần có một cuộc
điều tra về tất cả các dự án mà Trung Quốc đầu tư tại Lào, để qua đó có
những đối sách phù hợp?!
01-02.4.2014
H.M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Bài tham khảo:
(1) Việt Nam cần nỗ lực chống đập Don Sahong tại Lào
(2) Yêu Cầu Ngừng Xây Đập Don Sahong
(3) Đập trên dòng chính Mekong: Don Sahong đang chuẩn bị để tiếp nối Xayaburi?[11/07/13]
http://www.vncold.vn/Web/Content.aspx?distid=3337
(4) Việt Nam bị Trung Quốc đe dọa tại Lào và Cam Bốt ?
-----------------------------------------------------------------------------
(1)
Đập Don Sahong được xây dựng tại thác Khone (vùng Siphandone, tỉnh
Champasak) chỉ cách biên giới Lào – Campuchia vài km. Đập cao 32m. Nhà
máy thủy điện có công suất 260-380 MW chủ yếu cung cấp điện sang Thái
Lan. Chủ đầu tư là Cty Mega First Corporation Berhad (MFCB) của
Malaysia. Tư vấn kỹ thuật là hãng AECOM của Mỹ. Năm 2006, Chính phủ Lào
ký bản ghi nhớ với MFCB lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Báo cáo này cùng
với báo cáo ‘Đánh giá tác động môi trường (EIA)’ đã xong.
Dự
án tuy mang lại nguồn điện năng nhưng sẽ tác động lớn đến thắng cảnh
thiên nhiên thác Khone nổi tiếng, phá hủy môi sinh của nhiều loài cá
quý hiếm và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho hạ du là vùng đồng
bằng Mekong.
Băng nhóm buôn " Quốc tổ " Quảng nam - Đà nẵng - Thanh oai.
( Ghi nhanh )
- Làng Bình đà Thanh oai bỗng dưng mất Đình nội !
- Làng Bình đà Thanh oai bỗng dưng mất Đình nội !
- Bỗng dưng Bộ văn hóa cấp chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể cho Đình nội của làng Bình đà !
- Ngày .... giờ đêm bỗng dưng phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ( hói ) mò
về làng Bình đà, tới Đình nội lễ và lì xì cho các cụ có mặt tại Đình mỗi
người một triệu đồng !
- Ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch : chứng nhận di sản đóng dấu đỏ được mang
về để trong Đình ( đã đổi tên thành đền thờ Quốc tổ )đêm bỗng dưng
Nguyễn Xuân Phúc ( hói), Nguyễn Đức Chung ( con), Doãn Thị Thanh cùng về
mang theo ẤN ( chưa biết ấn nó khắc hình con lừa hay con la ? ).
Cán bộ Thanh oai léng phéng ở đó báo cho biết : mùng 5 âm lịch sẽ có
chủ tịch nước hay chủ tịch Quốc hội về để khai lễ...rất long trọng.
Người Bình đà ngơ ngác, dân chúng thì bảo nhau : ờ tự nhiên chúng nó
vẽ ra lập đền thờ Lạc Long Quân, vẽ ra xây bao quanh nấm đất bên đường
thành mộ Lạc Long Quân, mang chứng nhận di sản phi vật thể về quê mình,
rót tiền trăm tỉ cải tạo Đình Nội thành đền, mua sắm đồ nghề mới tinh mà
dân chả mất gì thì sướng chứ sao ...
Các bô lão ngơ ngác hỏi nhau : thằng Yên chủ tịch nó chủ chòm vụ này
cũng kiếm ăn được đấy, Đình làng mà nó đem phá hết, giờ xây Đền mới, gắn
biển mới tinh, xây cất hết bao nhiêu không cần ý kiến ý cò với già
làng, nó coi như xây nhà thờ bố nó rồi. Mà chỉ nghe nói trăm tỷ nhà nước
cấp chứ dân biết là bao nhiêu đâu ?
Vài nhân sỹ Hà tây cũ trong làng thì bảo : chúng nó âm mưu một tay
che trời đây, chúng nó phá Đình rồi xây thành Đền, gắn biển di tích di
sản văn hóa phi vật thể thế là đương nhiên chúng quản lý di sản, khai
thác di sản, già làng, dân làng giờ ra đó chỉ là khách mà thôi, nó còn
thu tiền vé vào cửa là đàng khác, uất quá !
Rồi mai nó về công bố chuỗi du lịch tâm linh về với Quốc tổ, bán vé du
lịch, bán ấn - mà ấn Quốc tổ thì phải đắt hơn ấn đền Đức Thánh Trần,
đắt hơn ấn Đền Hùng rồi chứ - HÙng Vương chỉ là cháu chắt của Quốc tổ cơ
mà, trẻ con cũng biết !
Đó là câu chuyện mà Bình đà đang nóng, đang bàn trong dân, bàn khắp
hang cùng ngõ hẻm, xốn xang của đám trẻ, ngơ ngác của đám trung niên,
uất hận của đám bô lão đất Hà Tây lịch sử.
CÚ ÁP PHE BUÔN VUA BÁN CHÚA XUẤT XỨ TỪ ĐÂU ?
- Nguyễn Hồng Yên - chủ tịch huyện Thanh oai, kẻ đang đối mặt với vụ
việc bị tố cáo tham nhũng ngàn tỷ qua ăn đất vụ dính dáng đến dự án
Cienco 5, hiện hồ sơ tố cáo của dân đã đi qua hàng chục cửa, cuối cùng
đang nằm ở thanh tra bộ Công an từ đầu năm ngoái ( trang tin này từng
đăng nhiều lần, liên tiếp các đợt tố cáo, trả lời của các cơ quan chức
năng )
- Chủ dự án Cienco 5 là ai ? - xin thưa là Thân Đức Nam, giờ dự án
chết tắc : đường thì làm từ Xa la tới Bình Đà thì hết tiền, cỏ đã mọc
hoang mà ruộng lấy của dân cũng bỏ hoang vì các đô thị đổi đất lấy đường
không bán cho ai được ( Thanh Hà A; B, ...).
- Tại sao lại xuất hiện Nguyễn Xuân Phúc ( hói ) ? - Nguyễn Hồng Yên
Thông qua Thân Đức Nam, móc được Tuấn Anh - Bộ trưởng văn hóa, cùng dân
Đà nẵng - hùn vào để đầu tư dự án buôn " Quốc tổ ". Việc đẩy Phúc ra để
lấy trọng lượng với các phe nhóm để đầu cơ dự án buôn Thần bán Thánh nay
mai thu bạc tỷ Obama mỗi mùa lễ ngon quá sao lại bỏ qua ? bái Đính đã
của nhóm kia rồi còn nhóm mình phải có chỗ đào mỏ khi hạ cánh chứ...!
Và như thế, băng nhóm Đà nẵng - Quảng nam - Thanh oai ...xuất hiện,
Đền thờ Quốc tổ nằm lọt trong khu vực " trung tâm văn hóa dụ lịch tâm
linh" phải được ra đời ! Có thêm con kền kền ăn xác thối Giáo sư Thắng
bên chỗ viện chiến lược văn hóa/ lễ hội/ sự kiện bưng bô, hùn hạp kiếm
tiền nuôi đám con cháu xứ Cá gỗ.
Tối nay, mùng 3 tháng 3 âm lịch, tại Bình Đà, khu đền quốc tổ đã diễn
ra lễ khai mạc rầm rộ cho chuỗi sự kiện ra mắt. Giáo sư Thắng thiết kế
đạo diễn gồm 5 chương : lễ hội đèn la ze công suất lớn chiếu ngang chiếu
dọc nền trời Bình đà, pháo hoa bắn chiu chiu, các diễn viên trẻ nhảy
múa hip hop trên sân khấu ngay cửa Đền trong nền nhạc loa thùng công
suất lớn. Thắng bảo " cho bà con tiếp cận với những thành quả khoa học
hiện đại chứ cứ đi sau đít trâu mãi à ? " Thắng trả lời các phóng viên
báo chí như vậy. Gần hai chục phóng viên được Thắng mang xe đón từ 2
giờ chiều chở về "Đền Quốc tổ". Không có ăn trưa, không có phong bì,
không cơm tối...nhục quá. Còn 4 chương nữa sẽ cho diễn tiếp tới tận mùng
6, riêng ngày mùng 5 có một ngàn xuất ăn cho quan khách, thực khách (
Báo chí trăm người, quan TW, quan bộ, quan sở ...600 người, khách địa
phương vài ba trăm...Giáo sư Thắng và chủ tịch huyện Văn Yên đạo diễn)
đã được đặt sẵn, khách chỉ việc kéo về ăn thôi.
Riêng chương diễn tối nay :
- Đèn chiếu Thắng thuê một nhóm giá 200 triệu.
- Viết 4 chữ nho tên ngôi đền được Giáo sư Thắng thuê một em bên Hán - Nôm vẽ với giá 150 triệu .
- Sân khấu, khách khứa....
Tổng chi cho 5 chương diễn hài diễn rối Thắng tiêu " 10 tỷ tiền hồ.
8 Giờ tối nay, hai vợ chồng Tiến - Phó giám đốc sở Văn hóa thủ đô cũng
đã kịp về để lễ và chỉ đạo các lính lác Thanh oai : " mấy cái bàn ghế
Xuân hòa này bỏ nhá, mua đồ xịn, đây là Đền Quốc tổ cơ mà ..." " lính
lác : ": dạ, đồ gỗ đục chạm, cửa võng em đã cho làm bằng vàng tâm cả đấy
ạ, à giới thiệu anh đây là thằng cháu ...trưởng phòng tài nguyên môi
trường huyện, nó giúp nhiều việc ở đây lắm..."
Loa thùng, đèn la ze, pháo hoa cùng lúc hoạt động 9 giờ tối làng Bình
Đà khét kẹt mùi khói thuốc pháo hoa, chắc nó gọi cho dân làng cảm giác
về một Bình Đà thời còn làm pháo, thời giàu có.
Giờ làng này nghèo lắm, chỉ đi chợ hay làm thuê, ruộng còn ít mà nghề
không có. Yên tâm , sang năm sẽ có lễ hội Đền Quốc tổ, khi ấy chỉ trông
xe với bán vàng mã cũng kiếm đủ sống cho cả nhà, còn tiền bán ấn bắt đầu
từ mùng hai Tết đến hết Rằm tháng ba sẽ do ban quản lý Đền thu và quản,
khách đi Chùa Hương sẽ ghé vào Đền Quốc tổ lấy ấn rồi đi đâu thì đi.
Một vụ áp phe lớn đã nằm trên bàn của Phúc ( hói), thời đại kim
tiền có khác, Thánh Thần chỉ là thứ để lũ nghiện hơi tiền mang bán cho
dân chúng ngu muội, móc hết những xu lớn xu lẻ của đám dân đen cổ vác
cày vai vác bừa. Dự án này mà thành công thì còn thằng nào dám sờ đến
trùm tham nhũng ngàn tỷ Nguyễn Hồng Yên và đồng bọn ?
Các nhân sỹ đất Hà Tây đi chết đâu cả rồi mà để bọn lạ đến cướp Đình làng, xây đền để buôn Vua bán Chúa vậy ?
Dân Bình Đà đang hỏi đấy
( Còn nữa )
Người cao tuổi.
Khám phá ngôn ngữ Truyện Kiều hay tận cùng của sự dung tục?
Hoàng Tuấn Công
Tác giả gửi Văn Việt
Trên tạp chí “Ngôn ngữ”-Viện ngôn ngữ học số 11-2007 có bài “Những liên tưởng ngữ nghĩa của từ hoa trong Truyện Kiều-Nguyễn Du” của Phan Thị Huyền Trang. Bài viết đã táo bạo mở ra hướng tiếp cận, khám phá cái mới trong vườn hoa ngôn ngữ của Truyện Kiều-mảnh
vườn mà nhiều nhà “Kiều học”, nhiều “tín đồ” của ngôi đền thơ “Đoạn
trường tân thanh” đã cày xới, chăm sóc rất kỹ ngót mấy trăm năm qua.
Theo Phan Thị Huyền Trang thì “dưới cách tiếp cận ngôn ngữ-văn hoá, bài viết này sẽ đi sâu phân tích, lý giải sự lan toả ý nghĩa của từ hoa từ tâm ra ngoại vi, cũng như sợi dây gắn kết về ngữ nghĩa từ ngoại vi hướng về tâm”.
Sau khi phải khá mệt mỏi bơi theo dòng “trường giang ngôn ngữ” của 10 trang viết với những tầm chương trích cú, lý luận kinh viện, cái mới mà độc giả được tiếp cận lại chính là sự tận cùng dung tục, thô lỗ hoá ngôn ngữ Truyện Kiều của tác giả Phan Thị Huyền Trang. Xin có đôi lời trao đổi cùng Phan Thị Huyền Trang và độc giả qua mấy đề mục:
Sau khi phải khá mệt mỏi bơi theo dòng “trường giang ngôn ngữ” của 10 trang viết với những tầm chương trích cú, lý luận kinh viện, cái mới mà độc giả được tiếp cận lại chính là sự tận cùng dung tục, thô lỗ hoá ngôn ngữ Truyện Kiều của tác giả Phan Thị Huyền Trang. Xin có đôi lời trao đổi cùng Phan Thị Huyền Trang và độc giả qua mấy đề mục:
1. “ Cái hay thì không mới…”:
Phan Thị Huyền Trang đưa ra 5 nghĩa của từ “hoa” mà Đào Duy Anh đã giải thích trong Truyện Kiều và chỉ ra cái hạn chế của học giả Đào Duy Anh “do
cách tiếp cận thiên về từ vựng-ngữ nghĩa của một người làm từ điển, tác
giả Đào Duy Anh chỉ nhấn mạnh đến các ý nghĩa cơ bản được cố định hoá
của từ hoa, những ý nghĩa giúp cho nó có chỗ đứng trong hệ thống. Còn
các tầng nghĩa biểu trưng, các sắc thái biểu cảm cũng như sự lan toả ngữ
nghĩa tinh tế-cái tạo nên linh hồn ngữ nghĩa của từ hoa lại chỉ được
nhắc đến một cách sơ sài : “thường dùng để tỉ dụ người đẹp, sắc đẹp,
tình yêu…Vì vậy, chúng tôi đặt ra cho mình nhiệm vụ là: cần phải soi
sáng đặc điểm ngữ nghĩa của từ hoa dưới một góc độ khác, góc độ ngôn ngữ
-văn hoá”.
Vậy, dưới “góc độ ngôn ngữ văn hoá” Phan Thị Huyền Trang đã “soi sáng” được những gì?
Chúng ta đều biết, phong, hoa, tuyết, nguyệt,…là
những hình ảnh rất quen thuộc, phổ biến trong thơ ca xưa. Riêng hình
tượng bông hoa được so sánh, ẩn dụ với sắc đẹp, thân phận người phụ nữ
đã trở nên quá quen thuộc, cả trong văn học viết, văn học dân gian, lẫn
ngôn ngữ thường ngày như: mặt hoa da phấn, tươi như hoa, đẹp như hoa,
như hoa mới nở, như hoa sắp tàn, như hoa sớm nở tối tàn, như cánh hoa
bị vùi dập, gót hoa, trướng hoa, thềm hoa v.v…Hoa trở thành ý nghĩa
tượng trưng cho cái đẹp, sự cao sang, trong sáng và muôn hình vạn trạng
trong cách ví von, ẩn dụ khác. Bởi vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi
trong số hơn ba ngàn câu Kiều, Phan Thị Huyền Trang đã dày công đếm được
tất thẩy 133 lần xuất hiện từ hoa với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Phan Thị Huyền Trang nên hiểu rằng, phần nhiều thơ ca xưa đều vận dụng
lối “tỉ dụ” để giãi bày, sáng tác. Do đó, lấy hình tượng hoa để biểu
thị nét mặt, tâm trạng, thân phận, tình yêu… không phải điểm đặc biệt, duy nhất của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Thậm chí, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du mới chỉ vận dụng một phần nhỏ ý
nghĩa ẩn dụ của hoa trong vô vàn cách nói của dân gian. Câu ca dao: Em như một đoá hoa nhài. Canh khuya hé nở chờ ai bên tường, hoa nhài ở đây là hình ảnh một người con gái đáng chê. Nhưng câu ví Như bông hoa nhài cắm bãi cứt trâu, hoa nhài lại là một thân phận vừa đáng chê lại vừa đáng thương, đáng tiếc. Hay câu Thân em như hạt mưa sa, Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa, hoa ở đây chỉ nơi chốn cao sang, sung sướng, hạnh phúc. Câu thành ngữ “Mãn nguyệt khai hoa” hoa ở
đây lại chỉ sự sinh nở v.v và v.v… Với văn học viết, chỉ xin lấy “Chinh
phụ ngâm” (bản diễn ca cũng như nguyên tác) làm ví dụ. Mặc dù nhân vật
chính không phải là thân phận bông hoa bị dập vùi, trôi nổi như Kiều,
nhưng, hình tượng hoa với lối so sánh ẩn dụ vẫn xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm thơ cổ này:
“Rượu cùng hoa rắp tã đàm
Sầu làm rượu lạt, muộn làm hoa ôi”
Hay:
“Ngừng nhan sắc đương chừng hoa nở
…
Đôi hoa cùng nở đôi cây cùng liền…
Thậm chí từ hoa còn khá “đậm đặc”:
“Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái,
Hoa để vàng vì tại bóng dương
Hoa vàng, hoa rụng quanh tường
Trải xem hoa rụng đêm sương mấy lần”(1)
Không bằng lòng dừng lại ở cách giải
thích của học giả Đào Duy Anh, Phan Thị Huyền Trang đưa ra một số đề mục
rất “mùi mẫn” như: “1.Hoa-hiện thân của sự sống, 2. Hoa-thiên đường của mặt đất, 3.Hoa phút giây thoáng chốc, 4.Hoa-thực thể thụ động”,v.v…với
những dòng phân tích, tán thưởng về hoa “tràng giang đại hải”. Tất cả
những điều đó đã được học giả Đào Duy Anh giải thích khái quát, đầy đủ
trong Từ điển Truyện Kiều, và loài người, mọi người đã nói cách đây cả…ngàn năm, trăm năm rồi.
Vẫn là những ngộ nhận, Phan Thị Huyền Trang viết: “Hoa
thường được gán cho thiên tính nữ nên người ta thường liên tưởng với
người con gái đẹp. Nhưng tài tình của Nguyễn Du là ở chỗ trong Truyện
Kiều ta còn thấy đối tượng hoa ngầm chỉ không phải thuộc phái đẹp mà còn
có thể thuộc phái “mày râu”:
Nàng rằng khoảng vắng đêm trường
442.Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa
Thật bất ngờ đối với người đọc và
cơ chế liên tưởng ở đây dường như đã đi ra ngoài khung liên tưởng thông
thường. Có thể hình dung ra mô hình liên tưởng như sau:
Hoaà tình yêu, tình cảm đẹp, cao quý à người yêu, đối tượng có tình cảm đẹp ấy à Kim Trọng, đối tượng cụ thể”.
Thực ra, những liên tưởng ấy về từ hoa
trong câu thơ đã nằm trong cách giải thích thứ nhất về hoa của Đào Duy
Anh mà chính Phan Thị Huyền Trang đã trích dẫn và chê là sơ sài. Đó là
hoa “thường dùng để chỉ người đẹp, sắc đẹp, tình yêu”. Trong câu “Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”, từ hoa ở đây chỉ có thể hiểu là “tình yêu” mà thôi (Vì tình yêu nên phải đánh đường tìm tình yêu). Bằng không, nếu hoa trong câu thơ trên nói về một giới “mày râu”,
cụ thể là Kim Trọng (Vì Kim Trọng nên phải đánh đường tìm Kim Trọng)
như cách liên tưởng của Phan Thị Huyền Trang, điều đó cũng không có gì
là “bất ngờ”, “tài tình”, độc đáo và mới lạ trong Truyện Kiều. Bởi từ hoa, hình ảnh hoa, đã lâu không chỉ là đặc quyền khi nói về cái đẹp của người phụ nữ. Từ hoa đã
mang một nghĩa bao hàm, tượng trưng khi nhắc đến tất cả những gì, (con
người, sự vật hay hiện tượng) có phẩm chất, hình thức tốt đẹp: hoa tay, bút hoa, thềm hoa, chiếu hoa,v.v..,Trong
“Chinh phụ ngâm” cũng đã dùng “mặt hoa” để chỉ Phan Lang-một anh chàng,
một “mày râu” đẹp trai có tiếng trong điển tích xưa:
Mặt hoa nọ gã Phan Lang
Sợ khi mái tóc pha sương cũng ngừng
Nói tóm lại, với phần “soi sáng” rất
công phu dài dòng trên đây, Phan Thị Huyền Trang không hề tìm được điều
gì mới mẻ như cách đặt vấn đề hùng hồn đầu bài viết. Ngược lại tác giả
đã bộc lộ những ấu trĩ không đáng có trong một bài nghiên cứu về ngôn
ngữ Truyện Kiều.
2. “ Cái mới thì không hay”:
Với đề mục thứ 5 “Hoa-bộ phận cơ thể người phụ nữ”-sự
ngộ nhận, non kém về ngôn ngữ, hay sự dung tục trong ý nghĩ của Phan
Thị Huyền Trang đã đẩy ngôn ngữ truyện Kiều đến tận cùng của sự thô lỗ.
Thoạt tiên, Phan Thị Huyền Trang ca ngợi “Một ý nghĩa biểu trưng khá thú vị của hoa trong Truyện Kiều là: hoa tương ứng với bộ phận làm đẹp của người nữ giới. Hoa là miệng xinh:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Hoa là mặt đẹp:
Lại càng ủ dột nét hoa”
Như trên đã nói, ví miệng người con gái cười tươi, xinh như hoa, vẻ mặt như hoa không
phải là sáng tạo chỉ có trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Do đó không
cần tác giả làm rối rắm thêm vấn đề bằng những kết luận như “Sự tương
tác giữa hoa với các từ xung quanh đã đẩy ngữ nghĩa của từ hoa đi từ
trường thiên nhiên sang trường bộ phận con người”. Không hiểu “trường thiên nhiên” và “ trường bộ phận con người” là thuật ngữ gì mà nghe lạ tai vậy?
Kinh ngạc hơn, tác giả viết tiếp: “Thêm vào đó, trong Truyện Kiều, hoa còn tượng trưng cho bộ phận sinh dục của người phụ nữ,
(H.T.C nhấn mạnh) là sự sống xuất hiện trên khoảng mênh mông của vùng
nước khởi nguyên, kết hợp với mùi hương nồng nàn mà dịu ngọt, hoa tự
thân đã có tính thái âm và nữ tính. ý nghĩa tượng trưng này được Nguyễn
Du cảm nhận thực là sâu sắc:
Tiếc thay một đoá trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về
Trà mi là loại hoa nở vào cuối xuân
đầu hạ, nó đẹp bởi sự tinh khiết thuần tuý. Trà mi thường được sử dụng
trong văn thơ để tỉ dụ người con gái đẹp, nhưng để chỉ âm hộ của người phụ nữ thì ít ai như Nguyễn Du”. Than ôi! “ít ai như Nguyễn Du” hay chỉ độc nhất vô nhị Phan Thị Huyền Trang có cách nghĩ và cách cảm thô thiển như vậy?
Cái cớ mà tác giả dựa vào để “liên
tưởng” là căn cứ vào một số ý kiến về “biểu tượng hoa sen trong văn hoá
phương Đông và hoa huệ tây trong văn hoá phương Tây” của một vài học giả
phương Tây. Sau khi tán tụng hình ảnh hoa sen “trong tranh hình Ai Cập”, tác giả kết luận “Trong
văn hoá ấn Độ và Trung Hoa, tầm quan trọng về ý nghĩa biểu tượng của
hoa sen, về mặt trần tục cũng như về mặt linh thiêng đều bắt nguồn từ
hình ảnh cơ bản này”. Và Phan Thị Huyền Trang mạnh dạn gán cho cụ Nguyễn Du một khả năng tư duy “thiên tài” đáng xấu hổ : “Từ sự liên tưởng hoa trà mi với âm hộ người phụ nữ, Nguyễn Du đã chạm tới mẫu gốc thiêng liêng trong văn hoá nhân loại. Đồng
thời, với sự gán ghép phạm trù tự nhiên sang phạm trù con người, phải
chăng Nguyễn Du đã cố ý trộn lẫn các đối tượng: hoa-miệng-mặt-âm hộ. Vẻ
đẹp thiên nhiên tựa như thứ nhạc nền để một hoà tấu cất lên, để ấn tượng
về cái đẹp nhân bản trở thành viên mãn. Những trường hợp hoa mang ý
nghĩa biểu tượng này tuy không nhiều nhưng thực sự có giá trị, vì nó là
cái riêng, cái dấu ấn độc đáo của thiên tài Nguyễn Du”
Xin thưa rằng ý nghĩa về sự sinh sản, sinh dục, tái sinh, phồn thịnh, mẫu gốc của
các loài hoa mà Phan Thị Huyền Trang trích dẫn của mấy ông Tây mang
tính biểu tượng, tín ngưỡng của từng dân tộc, nó khác hoàn toàn với sự
liên tưởng cụ thể “đoá trà mi” với “bộ phận cơ thể người phụ nữ”, với “âm hộ” mà Phan Thị Huyền Trang phát hiện.
“Tiếc thay một đoá trà mi, Con ong đã tỏ đường đi lối về” là
hai câu thơ rất hay trong truyện Kiều. Nó không chỉ hay và nổi tiếng
bởi ghi lại dấu mốc quan trọng nhất, thời khắc nghiệt ngã, xót xa nhất
khi Mã Giám Sinh đã biến nàng Kiều từ một người con gái trong trắng,
tiết trinh, trở thành một người đàn bà “Thân nghìn vàng để ô danh má
hồng”. Sau “tiếng kêu đứt ruột” đầu tiên này, nàng Kiều sẽ tiếp tục bị
đẩy dài trong kiếp đoạ đầy thân xác và tâm hồn. Hai câu thơ còn nổi
tiếng và hay bởi sự diễn đạt nhẹ nhàng, ý nhị, kín đáo mà gợi nên xiết
bao đau đớn, tiếc nuối cho nàng Kiều. Nguyễn Du không viết Tiếc thay cái nhuỵ trà mi mà dùng chữ “một đoá trà mi”. Chữ “đoá” là một từ Hán-Việt, nghĩa gốc là một chùm hoa.
Khi Việt hoá, từ “đoá” được hiểu chung là một bông hoa dưới cái nhìn
tổng thể (bao gồm cuống hoa, đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa ,v.v…) Do đó,
“một đoá” ở đây không nhằm chỉ một bộ phận riêng biệt, cụ thể nào
của bông hoa nên cũng không thể liên tưởng đến một bộ phận cụ thể nào
đó của người (phụ nữ-nàng Kiều). Hình ảnh “đoá trà mi” trong câu thơ
Nguyễn Du chính là (và không chỉ là) vẻ đẹp sắc sảo mặn mà khiến Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh của nàng Kiều. Cao hơn, đoá trà mi còn tượng trưng cho vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn của Kiều: Sắc đành hoạ một, tài đành hoạ hai, Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm…
Nói tóm lại đoá trà mi chính là con người, cuộc đời, vẻ đẹp đang độ rực rỡ nhất của nàng Kiều. Dù kém cỏi đến đâu, (thiên tài lại càng không thể) cũng không có nhà thơ nào lại “ngây” đến mức dùng đoá trà mi để chỉ cái cụ thể là “âm hộ của người phụ nữ” (ở
đây là nàng Kiều) như cách cảm nhận của Phan Thị Huyền Trang. Kính lạy
cụ Nguyễn Du (cụ có hứa tha tội thì con mới dám nói), nếu hiểu đoá trà
mi là “âm hộ của người phụ nữ” như nghiên cứu của Phan Thị Huyền
Trang, thì con cũng xin mạo muội hỏi rằng: chắc hẳn “con ong đã tỏ
đường đi lối về” kia chính là dương vật của người đàn ông chứ(?!). Và
hỡi ôi! Cái hành động cưỡng đoạt tiết trinh, thân xác nàng Kiều của
“giống hôi tanh” Mã Giám Sinh chính là liên tưởng “về cái đẹp nhân bản trở thành viên mãn”, là “ Nguyễn Du đã chạm tới một mẫu gốc thiêng liêng trong văn hoá nhân loại” hay sao (?!)
Để minh hoạ cho việc “Nguyễn Du đã cố ý trộn lẫn các đối tượng: hoa-miệng-âm hộ”,
trong bài viết, Phan Thị Huyền Trang đã vẽ bông hoa năm cánh, trong đó
có một cánh biểu thị cho “bộ phận cơ thể người phụ nữ” (âm hộ) và kết
luận: “Như vậy là từ cách nhận thức ngữ nghĩa truyền thống của
từ hoa qua Từ Điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, chúng ta còn có cơ sở
để nhận thức thêm những tầng nghĩa hàm ẩn, những lớp nghĩa lan toả đầy
thú vị của hoa dưới góc độ ngôn ngữ-văn hoá(?!)
Hình minh họa của Phan Thị Huyền
Trang, trong đó có 1 cánh hoa được đặt tên là “bộ phận cơ thể người phụ
nữ” tức là cái “âm hộ” của nàng Kiều.
Rõ ràng, cái mà Phan Thị Huyền Trang gọi là “tầng nghĩa hàm ẩn”, “lan toả đầy thú vị của hoa dưới góc độ ngôn ngữ văn hoá”, rất thô tục và không thể chấp nhận ở bài viết của một người chuyên nghiên cứu ngôn ngữ.
3. Bài viết sai về phương pháp luận, thiếu thống nhất khoa học:
Chúng ta đều biết, trong truyện Kiều, ngay cả khi không nhắc đến từ “hoa”, cụ Nguyễn Du vẫn viết về hoa rất hay, rất đẹp :
“Điệu buồn như cúc, điệu gầy như mai
….
Đoá trà mi đã ngậm trăng nửa vành,
….
Một tay chôn biết mấy cành phù dung”
v.v…
Nếu đã đặt vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật vận dụng hình ảnh, biểu tượng của hoa trong Kiều, những câu thơ nói về hoa mà không có từ hoa như trên của Nguyễn Du không thể gạt bỏ. Tuy nhiên, Phan Thị Huyền lại máy móc chỉ “liên tưởng ngữ nghĩa của từ hoa” và “lí giải sự lan toả ý nghĩa của từ hoa”. Do đó tác giả đã thống kê cả những từ “hoa”
với tư cách là yếu tố cấu tạo từ: tài hoa, hào hoa, phồn hoa (7 trường
hợp). Hoa với tư cách là từ nhân danh : con Hoa, Hoa Nô (4 trường hợp)”.
(Điều này chỉ có ý nghĩa ở những cuộc thi hát, đố nhau tìm những câu
thơ, bài hát có từ “hoa”) Sau đó, tác giả kỳ công ngồi đếm số lần xuất
hiện từ “hoa” trong Truyện Kiều rồi “chẻ sợi tóc làm tư”, dùng máy tính
để thưởng thức Kiều, kiểu như: “có tới 31 trường hợp quy chiếu của
hoa là thiên nhiên (chiếm 25.4%)…có tới 49 trường hợp từ hoa quy chiếu
đến người con gái đẹp (chiếm 40.2%)…ta thấy hoa chủ yếu đóng vai trò là
tân ngữ (chiếm 48.3%). Còn nếu xét các vai nghĩa mà từ hoa biểu thị, ta
cũng thấy chiếm tỉ lệ cao nhất là vai bị thể (42/122 trường hợp, chiếm
34.4%)”,v.v…? Tuy thống kê chính xác tới 0,…%, nhưng Phan Thị Huyền Trang không hề có kết luận hay nhận xét sự “quy chiếu” ấy, phần trăm ấy có ý nghĩa như thế nào trong Truyện Kiều.
Nêu ra tiêu chí chỉ chọn những từ
“hoa” để liên tưởng, nhưng chính Phan Thị Huyền Trang lại bất ngờ phá vỡ
nguyên tắc đã được giới hạn ấy và chọn ngay một câu thơ không hề có
từ hoa để phân tích, làm nội dung cơ bản của bài viết:
“Tiếc thay một đoá trà mi
Con ong đã tỏ đường đi lối về”
Đoá là đoá mà hoa là hoa! Chỉ với chi tiết này chúng ta cũng có thể kết luận, bài viết rất tuỳ tiện, thiếu phương pháp luận, thiếu tính khoa học.
Phần giới thiệu đầu bài viết cho ta biết, Phan Thị Huyền Trang công tác tại Khoa ngôn ngữ, Đại học khoa học xã hội nhân văn. Truyện
Kiều là một tác phẩm có chỗ đứng đặc biệt quan trọng đối với bất cứ một
sinh viên khoa ngôn ngữ Việt nào. Nhưng với cách cảm nhận dung tục,
thô lỗ như Phan Thị Huyền Trang, liệu những sinh viên sẽ học được gì ở Truyện Kiều- tác phẩm xưa nay là niềm tự hào của dân tộc về sự phong phú và trong sáng của tiếng Việt ?
Hoàng Tuấn Công
Chú thích:
(1) Chinh phụ ngâm-Hán nôm hợp tuyển-NXB Thuận Hoá-2000
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét