Rắn, cua, ếch – Sự tam quyền của tự nhiên
Thực ra sự sống tự nhiên luôn công bằng và sòng phẳng, chỉ có điều con người chúng ta nhìn nhận những sự việc hiện tượng đó theo lăng kính nào. Bỏ qua mọi cảm xúc thiên lệch mà nhìn nhận cuộc sống theo nghĩa tự nhiên nhất, chúng ta sẽ thấy sự sống vốn dĩ rất công bằng, thậm chí còn ở mức công bằng đến mức vi diệu là đằng khác.
Riêng chuyện khắc chế lẫn nhau của ba loài “Rắn- Cua- Ếch” trong tự nhiên rất gần gũi với người Việt mình lại là minh chứng sinh động nhất về sự khắc chế trong cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển trong tự nhiên. Nó hoàn toàn mang tính cân bằng để cùng tồn tại và phát triển giống nòi của chúng và giữa chúng với nhau.
Là người dân Việt ai cũng có thể hiểu biết về con rắn, con cua, con ếch và sự khắc chế lẫn nhau của ba loài này. Chẳng ai lạ gì con cua cứng cáp, cái càng của nó gai góc kềnh càng là thế, nhưng nó lại bị khuất phục bởi con ếch có cái diều và làn da dẻo quẹo và trơn trượt. Cái hàm ếch như vậy mà nuốt gọn cả con cua mặc dù cái càng cua to đến mấy. Nhưng con ếch dù không sợ con cua, ăn tươi nuốt sống cả nhiều con cua một lúc vào lúc đói bụng, thì lại vô cùng sợ hãi khi gặp phải loài rắn, vì chính loài êch nhái là món mồi khoái khẩu của các loài rắn. Và khi rắn gặp cua thì dù nọc độc của nó lợi hại đến mấy cũng không thể hạ gục được loài cua, và tuy có thể tấn công nhiều loài vật khác to lớn gấp nhiều lần cua, nhưng mỗi khi cua dương càng trợn mắt ngênh chiến thì loài rắn chỉ còn nước lủi thủi chuồn đi…
Hiện tượng “rắn- cua - ếch” phải chăng là sự sắp đặt khắc chế “tam quyền phân lập” của tự nhiên mà có lẽ loài người đã manh nha phát hiện ra từ mấy nghìn năm trước, để rồi ngài Montesquieu triển khai thành “thuyết tam quyền phân lập” áp dụng vào nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong bộ máy quyền lực; những nhà nước nào muốn tồn tại và phát triển một cách bền vững đều phải tuân theo các nguyên tắc của học thuyết này.
So sánh nguyên tắc tam quyền phân lập mà các nhà nước tiên tiến đang áp dụng với nguyên tắc “tập trung thống nhất” mà đảng Cộng sản Việt Nam và một số đảng toàn trị trên thế giới áp dụng, thấy sự khắc chế quyền lực giữa các cơ quan nhà nước của chúng ta hiện nay chỉ là sự khắc chế lỏng lẻo, hời hợt, manh mún và chỉ tập trung sức mạnh, quyền lực ở một số cá nhân có chức có quyền. Những tổ chức đoàn thể được lập ra thực chất chỉ có mỗi việc cho có vẻ dân chủ, nếu như không muốn nói rằng các cơ quan tổ chức đó được đảng lập ra để phục vụ mục đích ý chí của đảng. Mà mục đích ý chí của đảng ngày nay đã không còn là mục đích ý chí của đại bộ phận nhân dân Việt Nam, minh chứng là các vụ khiếu kiện của dân oan và quần chúng nhân dân biểu tình yêu nước trước thái độ ngang ngược xâm lấn biển đảo của Trung Quốc đã bị đảng cầm quyền ra tay dùng “bạo lực cách mạng” để trấn áp.
Sự kiên định nguyên tắc tập trung quyền lực vào trong tay một đảng đã để lại hậu quả khôn lường cho một dân tộc vốn đã nặng gánh đau thương vì thiên tai bão lũ của thiên nhiên và vết thương chiến tranh vẫn luôn rỉ máu, bởi chẳng có ai trong đảng dám hàn gắn vết thương này vì ý thức hệ cộng sản còn đặc quánh trong đầu giữa thời buổi mô hình kinh tế tư bản được đại trà áp dụng ở tất cả các quốc gia đã và đang còn chế độ cộng sản, khiến nó nảy nòi ra nhiều thủ đoạn mánh khóe làm ăn kiếm chác kiểu thời kỳ tư bản dã man, bóc lột thậm tệ đẩy đại bộ phận nhân dân, đặc biệt là nông dân đến bần cùng - Ấy là hệ quả về kinh tế!
Đảng chỉ chấp nhận người của đảng nắm giữ các vị trí chủ chốt và phân công nắm giữ ba quyền Tư pháp, Hành pháp, Lập pháp mang tính hình thức. Thực tế này đã dẫn tới hệ quả là chồng chéo trong phân cấp quản lý nhà nước, nền tư pháp trì trệ gây oan sai nhiều, án oan sai phổ biến và thiên lệch nặng; oan khuất chỉ sảy ra ở phía người dân, các quan chức của đảng nếu có bị tù tội thì phần lớn là chỉ ngồi tù một cách hình thức cốt nhằm che chắn dư luận. Quan chức nhà nước và cán bộ đảng bị sai phạm nhưng chỉ bị xem xét chiếu lệ, thậm chí được thăng quan tiến chức. Kỷ cương phép nước không nghiêm - Ấy là hệ quả về xã hội.
Tam quyền không được giao cho toàn thể nhân dân lựa chọn và quyết định bằng phổ thông đầu phiếu, dẫn đến việc người của đảng có chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước dù làm sai và bị nhân dân bất bình đến đâu vẫn điềm nhiên tại vị nếu đảng vẫn cố tình để người đó tại vị mà không xử lý. Hệ quả là gây nên sự khinh nhờn pháp luật, kỷ cương phép nước không còn. Tình trạng vô chính phủ phổ biến từ chính các cán bộ công quyền của người dân. Và thực tế cho thấy càng gia tăng nhà nước cảnh sát thì những ức chế trong xã hội ngày càng bùng phát ở cả số lượng và qui mô cấp độ.
Như đã thấy khi sự câu kết lợi ích nhóm được câu kết chặt chẽ trong một đảng cầm quyền và những nhà lãnh đạo của đất nước vẫn khư khư thực hiện nguyên tắc tập trung thống nhất trong quản lý lãnh đạo và xử lý những vấn đề của quốc gia, ắt xảy ra hàng loạt vụ thất thoát khủng khiếp về kinh tế, oan sai, khiếu kiện đầy đường và bao trùm lên toàn xã hội, còn an ninh quốc phòng thì bị đe dọa chỉ bởi người “bạn vàng- bốn tốt” của đảng mà thôi.
Khi cơ chế tập trung thống nhất được đảng tiếp tục kiên định để điều hành đất nước, tức là chỉ tập trung thống nhất trong tay đảng, mà đảng lại thừa nhận đảng đang có một bộ phận không nhỏ (tức là lớn) suy thoái biến chất, thì đất nước rệu rã, nợ nước ngoài chồng chất, đời sống nhân dân khó khăn, nạn tham nhũng hoành hành như hiện nay là điều hiển nhiên.
Mặt khác kẻ thù của dân tộc thì ra sức tận dụng cơ hội này để phá nát nền kinh tế cũng như triệt để phá hoại khối đại đoàn kết của dân tộc Việt, vì đây là sức mạnh cốt lõi của một dân tộc đã chiến thắng mọi kẻ thù dù gian giảo xảo quyệt và to xác đến mấy – lịch sử đã chứng minh điều đó.
Trở lại câu chuyện sự khắc chế lẫn nhau của Rắn – Cua - Ếch. Đó là sự khắc chế lẫn nhau tuyệt vời mà thiên nhiên tạo nên để chúng duy trì sự sống cho đến tận ngày nay, và môi trường tự nhiên nhờ có sự khắc chế ấy mà trường tồn.
Tương tự như vậy, trong quản lý điều hành, tổ chức bộ máy nhà nước nếu như cứ theo nguyên tắc tam quyền phân lập rõ ràng dứt khoát, theo mô hình các nước phát triển tiên tiến trên thế giới đang thực hiện, ắt cũng sẽ hạn chế được rất nhiều hạn chế khiếm khuyết và nguy cơ đã và đang xảy ra cho đất nước.
Thực tế chỉ có những kẻ cổ súy cho độc quyền lãnh đạo mới đả phá thuyết tam quyền phân lập và mới vu khống cho nhân dân mình đang khát khao dân chủ và bình đẳng để phát triển đất nước là “thế lực thù địch”.
Chúng ta hãy cảnh giác cao độ vì luận điệu đó tung ra gây hỏa mù nhằm thật giả lẫn lộn, chỉ nhằm có lợi cho kẻ thù của dân tộc mà thôi.
Càng ngẫm càng thấy phương châm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” của cụ Phan Chu Trinh ngót thể kỷ nay vẫn cần thiết cho nước Việt ta lắm lắm!
Đức Thành
Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
Chỉ mặt đặt tên tham nhũng ngành tư pháp
Nhiều chuyên gia đề xuất Việt Nam nên có luật miễn trừ thẩm phán để hạn chế tiêu cực trong ngành tòa án.
Tại hội thảo phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp do Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tổ chức ngày 3-4 tại TP.HCM, nhiều ý kiến đã chỉ ra các hành vi tiêu cực trong ngành tư pháp.
Các loại tiêu cực
Đó là các quyết định được đưa ra để đổi lấy tiền bạc hoặc đặc ân, tòa cấp dưới chịu ảnh hưởng của tòa cấp trên, thẩm phán bị ép phải giải quyết trái quy tắc, thẩm phán và công tố viên dọa dẫm luật sư, lập biên bản không chính xác các lời khai của đương sự, từ chối quyền đại diện hợp pháp… Đáng chú ý, nhiều đại biểu cảnh báo nếu không có cơ chế giám sát đầy đủ thì những can thiệp kiểu “điện thoại, thư tay” nhờ vả, can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa vẫn có thể làm nảy sinh tiêu cực.
Ông Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) cũng nêu lên những khía cạnh tham nhũng của ngành tư pháp hiện nay như thẩm phán đưa ra phán quyết không đúng pháp luật để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác, luật sư tiếp tay cho việc hối lộ những người tiến hành tố tụng, tòa án bị thao túng bởi cơ quan hành pháp…
Chuyên gia James Anderson (Ngân hàng Thế giới) cho biết qua khảo sát 1.000 người dân tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng (kể cả ý kiến của luật sư và các chuyên gia pháp lý) cho thấy tham nhũng trong ngành tòa án/tư pháp tại Việt Nam tệ hơn so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, 58,2% doanh nghiệp phản hồi phải trả tiền cho an ninh…
Tại hội thảo phòng, chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp do Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương tổ chức ngày 3-4 tại TP.HCM, nhiều ý kiến đã chỉ ra các hành vi tiêu cực trong ngành tư pháp.
Các loại tiêu cực
Đó là các quyết định được đưa ra để đổi lấy tiền bạc hoặc đặc ân, tòa cấp dưới chịu ảnh hưởng của tòa cấp trên, thẩm phán bị ép phải giải quyết trái quy tắc, thẩm phán và công tố viên dọa dẫm luật sư, lập biên bản không chính xác các lời khai của đương sự, từ chối quyền đại diện hợp pháp… Đáng chú ý, nhiều đại biểu cảnh báo nếu không có cơ chế giám sát đầy đủ thì những can thiệp kiểu “điện thoại, thư tay” nhờ vả, can thiệp vào hoạt động xét xử của tòa vẫn có thể làm nảy sinh tiêu cực.
Ông Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) cũng nêu lên những khía cạnh tham nhũng của ngành tư pháp hiện nay như thẩm phán đưa ra phán quyết không đúng pháp luật để lấy tiền hoặc lợi ích vật chất khác, luật sư tiếp tay cho việc hối lộ những người tiến hành tố tụng, tòa án bị thao túng bởi cơ quan hành pháp…
Chuyên gia James Anderson (Ngân hàng Thế giới) cho biết qua khảo sát 1.000 người dân tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng (kể cả ý kiến của luật sư và các chuyên gia pháp lý) cho thấy tham nhũng trong ngành tòa án/tư pháp tại Việt Nam tệ hơn so với các nước trong khu vực. Chẳng hạn, 58,2% doanh nghiệp phản hồi phải trả tiền cho an ninh…
Bà Lê Thị Thu Ba cho rằng minh bạch hóa công tác tư pháp bằng các cơ chế giám sát, nhận diện hành vi tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này. (Ảnh chỉ mang tính minh họa) Ảnh: HTD
Cần có cơ chế giám sát, nhận diện tham nhũng
Bà Lê Thị Thu Ba (Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương) nhận xét tiêu cực, tham nhũng trong các ngành tư pháp đang là căn bệnh nan y, cản trở phát triển kinh tế-xã hội. Các biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh, chạy án, vì lợi ích riêng mà bẻ cong công lý… của một số cán bộ ngành khiến người dân mất niềm tin, ảnh hưởng xấu đến tính nghiêm minh của pháp luật. “Cần minh bạch hóa công tác tư pháp bằng các cơ chế giám sát, nhận diện hành vi tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này” - bà Thu Ba nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), để hạn chế tối đa tiêu cực và oan sai thì không thể chỉ trông chờ vào lòng tốt, tính tự giác của cá nhân những người tiến hành tố tụng mà cần có chế tài chặt chẽ, nghiêm khắc.
Còn theo ông Phạm Quý Tỵ, nước ta đề ra nhiều biện pháp để phòng, chống tham nhũng như xây dựng các chính sách pháp luật, công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết công việc của thẩm phán, cán bộ tòa… nhưng văn hóa ứng xử trong các cơ quan tư pháp chưa được chú trọng. Hiện kết quả lao động của thẩm phán chỉ thể hiện qua chất lượng án nên quả thật là rất khó đánh giá. Việc ứng xử của thẩm phán với người dân và người tham gia tố tụng phải thể hiện được tính văn hóa.
Luật hóa quyền miễn trừ thẩm phán
Hiện nay, một số nước trên thế giới quy định thẩm phán có quyền miễn trừ nhằm tạo điều kiện để thẩm phán đưa ra phán quyết độc lập, khách quan, vô tư, tránh bị áp lực. Cụ thể, việc xem xét hành vi sai phạm, tiêu cực của thẩm phán để xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện bằng một hội đồng độc lập với thành phần đặc biệt và thủ tục chặt chẽ. Việc khởi tố, bắt tạm giam, truy tố, xét xử đối với thẩm phán phải được phê chuẩn bởi Tòa án Hiến pháp...
Bà Luba Beardsley (Cố vấn cao cấp thuộc Ngân hàng Thế giới) cho rằng tham nhũng hoặc những hoạt động sai trái trong ngành tòa án đa số được thực hiện bởi các thẩm phán. Vì vậy Việt Nam nên luật hóa quyền miễn trừ thẩm phán để ngăn chặn các tiêu cực trong ngành.
Đồng tình, ông Shervin Majlessi (chuyên gia khu vực quản lý công, cơ quan của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội) phân tích: Nếu có luật này thì thẩm phán mới thực sự minh bạch trong hoạt động nghề nghiệp và chú ý trong các phán quyết của mình. Hơn nữa, trách nhiệm giải trình của thẩm phán và cán bộ tòa sẽ được thực thi vì có ảnh hưởng đến các quyết định bổ nhiệm hoặc miễn trừ, miễn nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
“Nếu đã nhận diện được hậu quả của tiêu cực trong ngành tòa án như làm chia rẽ lòng tin của người dân, gây ra khiếu nại, tố cáo… thì Việt Nam nên bắt tay vào cải cách thực sự. Chúng ta không thể rập khuôn mô hình này, mô hình khác mà phải xem xét các mô hình ấy có phù hợp với Việt Nam hay không” - ông Shervin Majlessi góp ý.
Ông Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) thì cho rằng nếu nước ta xây dựng và áp dụng chế định quyền miễn trừ đối với thẩm phán, công tố viên thì cần chú ý đến chi tiết. Chẳng hạn, các nội hàm cụ thể của quyền này là gì, quyền này được quy định trong Hiến pháp, luật hay quy tắc nghề nghiệp…
PHƯƠNG LOAN
Bà Lê Thị Thu Ba (Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương) nhận xét tiêu cực, tham nhũng trong các ngành tư pháp đang là căn bệnh nan y, cản trở phát triển kinh tế-xã hội. Các biểu hiện nhũng nhiễu, vòi vĩnh, chạy án, vì lợi ích riêng mà bẻ cong công lý… của một số cán bộ ngành khiến người dân mất niềm tin, ảnh hưởng xấu đến tính nghiêm minh của pháp luật. “Cần minh bạch hóa công tác tư pháp bằng các cơ chế giám sát, nhận diện hành vi tiêu cực, tham nhũng trong lĩnh vực này” - bà Thu Ba nhấn mạnh.
Theo ông Nguyễn Đình Quyền (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), để hạn chế tối đa tiêu cực và oan sai thì không thể chỉ trông chờ vào lòng tốt, tính tự giác của cá nhân những người tiến hành tố tụng mà cần có chế tài chặt chẽ, nghiêm khắc.
Còn theo ông Phạm Quý Tỵ, nước ta đề ra nhiều biện pháp để phòng, chống tham nhũng như xây dựng các chính sách pháp luật, công khai, minh bạch trong hoạt động giải quyết công việc của thẩm phán, cán bộ tòa… nhưng văn hóa ứng xử trong các cơ quan tư pháp chưa được chú trọng. Hiện kết quả lao động của thẩm phán chỉ thể hiện qua chất lượng án nên quả thật là rất khó đánh giá. Việc ứng xử của thẩm phán với người dân và người tham gia tố tụng phải thể hiện được tính văn hóa.
Luật hóa quyền miễn trừ thẩm phán
Hiện nay, một số nước trên thế giới quy định thẩm phán có quyền miễn trừ nhằm tạo điều kiện để thẩm phán đưa ra phán quyết độc lập, khách quan, vô tư, tránh bị áp lực. Cụ thể, việc xem xét hành vi sai phạm, tiêu cực của thẩm phán để xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện bằng một hội đồng độc lập với thành phần đặc biệt và thủ tục chặt chẽ. Việc khởi tố, bắt tạm giam, truy tố, xét xử đối với thẩm phán phải được phê chuẩn bởi Tòa án Hiến pháp...
Bà Luba Beardsley (Cố vấn cao cấp thuộc Ngân hàng Thế giới) cho rằng tham nhũng hoặc những hoạt động sai trái trong ngành tòa án đa số được thực hiện bởi các thẩm phán. Vì vậy Việt Nam nên luật hóa quyền miễn trừ thẩm phán để ngăn chặn các tiêu cực trong ngành.
Đồng tình, ông Shervin Majlessi (chuyên gia khu vực quản lý công, cơ quan của Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội) phân tích: Nếu có luật này thì thẩm phán mới thực sự minh bạch trong hoạt động nghề nghiệp và chú ý trong các phán quyết của mình. Hơn nữa, trách nhiệm giải trình của thẩm phán và cán bộ tòa sẽ được thực thi vì có ảnh hưởng đến các quyết định bổ nhiệm hoặc miễn trừ, miễn nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.
“Nếu đã nhận diện được hậu quả của tiêu cực trong ngành tòa án như làm chia rẽ lòng tin của người dân, gây ra khiếu nại, tố cáo… thì Việt Nam nên bắt tay vào cải cách thực sự. Chúng ta không thể rập khuôn mô hình này, mô hình khác mà phải xem xét các mô hình ấy có phù hợp với Việt Nam hay không” - ông Shervin Majlessi góp ý.
Ông Phạm Quý Tỵ (nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp) thì cho rằng nếu nước ta xây dựng và áp dụng chế định quyền miễn trừ đối với thẩm phán, công tố viên thì cần chú ý đến chi tiết. Chẳng hạn, các nội hàm cụ thể của quyền này là gì, quyền này được quy định trong Hiến pháp, luật hay quy tắc nghề nghiệp…
PHƯƠNG LOAN
(PLTP)
Những yếu tố góp phần tạo tham nhũng
Một số yếu tố góp phần tạo
nên hiện tượng tham nhũng ở nhiều nước là luật pháp và chính sách không
rõ ràng khiến các nhóm lợi ích lợi dụng để áp đặt theo những giải pháp
của họ; tính khó dự đoán, không nhất quán và sự phức tạp ngày càng tăng
của hệ thống pháp luật; sự độc quyền của ngành pháp lý trong việc xây
dựng, diễn giải và thi hành các quy định; thiếu tính độc lập và trách
nhiệm giải trình; mức độ tự quyết quá lớn.
Các vấn đề tiêu cực gồm việc
bổ nhiệm thẩm phán không theo phẩm chất và năng lực; mức lương và điều
kiện làm việc không bảo đảm; các quy trình kỷ luật và bãi nhiệm thực
hiện không công bằng hay thiếu hiệu quả; quy trình xét xử thiếu minh
bạch cản trở việc giám sát của truyền thông và xã hội…
Bà Luba Beardsley, Cố vấn cấp cao của Ngân hàng Thế giới
|
Việt Nam bỏ phiếu phản đối Nghị quyết kêu gọi thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người trong các cuộc biểu tình ôn hòa của LHQ
Danluan
Dân Luận:
Ngày 28/03/2014 vừa qua, Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã thông
qua một Nghị quyết kêu gọi các nước thúc đẩy việc bảo vệ quyền con người
trong các cuộc biểu tình ôn hòa.
Nghị quyết này được cho là một phản ứng kịp thời để bảo vệ các quyền con người cơ bản trong bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng, cụ thể là quyền tự do hội họp, quyền được biểu tình ôn hòa đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Nghị quyết “về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong các cuộc biểu tình ôn hòa” (HRC 25/L.20 ) đã được đệ trình bởi Thụy Sĩ, Costa Rica và Thổ Nhĩ Kỳ được bỏ phiếu bởi 50 quốc gia với 31 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 7 phiếu trắng.
Nghị quyết này đã bày tỏ quan ngại việc hình sự và bạo lực ngày càng gia tăng trong các cuộc biểu tình trên toàn thế giới cùng với các cuộc tấn công vào những người bảo vệ nhân quyền, các kí giả truyền thông trong các cuộc biểu tình.
Nghị quyết kêu gọi :
Biểu tình ôn hòa là một hành vi dân sự sẽ xảy ra tất yếu trong một xã hội văn minh dân chủ. Nó là một hình thức quan trọng trong việc thực hiện các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận. Phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên trong năm 1982.
Việc phản đối Nghị quyết này đồng nghĩa với việc các quốc gia ấy bác bỏ hoàn toàn điều 20 trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.”
Trong bối cảnh tình hình biểu tình chống chính phủ cưỡng chế đất đai, khai thác khoáng sản làm ô nhiễm môi trường sống đang nổ ra khắp nơi tại Việt Nam như hiện nay, các cuộc biểu tình gần như chuyển sang đối đầu bạo lực giữa chính phủ và người dân. Nhà cầm quyền gần như không muốn đối thoại ôn hòa trong hòa bình với người dân. Liệu có phải, nhà cầm quyền Việt Nam đang muốn các cuộc biểu tình ôn hòa này sẽ trở thành các cuộc biểu tình mang tính bạo động cổ súy bạo lực hay chăng?
Trang web United Nations Human Rights: http://www.ohchr.org/EN/Pages/WelcomePage.aspx
Nghị quyết này được cho là một phản ứng kịp thời để bảo vệ các quyền con người cơ bản trong bối cảnh vi phạm nhân quyền trầm trọng, cụ thể là quyền tự do hội họp, quyền được biểu tình ôn hòa đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Nghị quyết “về thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền trong các cuộc biểu tình ôn hòa” (HRC 25/L.20 ) đã được đệ trình bởi Thụy Sĩ, Costa Rica và Thổ Nhĩ Kỳ được bỏ phiếu bởi 50 quốc gia với 31 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 7 phiếu trắng.
Nghị quyết này đã bày tỏ quan ngại việc hình sự và bạo lực ngày càng gia tăng trong các cuộc biểu tình trên toàn thế giới cùng với các cuộc tấn công vào những người bảo vệ nhân quyền, các kí giả truyền thông trong các cuộc biểu tình.
Nghị quyết kêu gọi :
• Đảm bảo rằng luật pháp các nước phải phù hợp với nghĩa vụ và các cam kết quốc tế liên quan đến việc sử dụng vũ lực. Tránh sử dụng vũ lực trong các cuộc biểu tình ôn hòa, và phải bảo đảm rằng vũ lực chỉ được dùng khi tối cần thiết, không ai phải chịu sự quá đáng hay sử dụng vũ lực, và bất kỳ tổn thất thiệt mạng hay thương tích phải được điều tra làm rõ.Các nước bỏ phiếu phản đối Nghị quyết này bao gồm: Trung Quốc, Cuba, Nga, Venezuela… và trong đó có Việt Nam.
• Đặc biệt, chú ý đến sự an toàn của các ký giả, nhà báo, nhân viên truyền thông khi đưa tin biểu tình ôn hòa, xem xét vai trò đặc biệt của họ, nơi tác nghiệp và tính nguy cơ cao.
• Thừa nhận vai trò quan trọng của người sử dụng internet và người bảo vệ nhân quyền trong việc truyền thông các vi phạm hay lạm dụng nhân quyền đã xảy ra trong các cuộc biểu tình ôn hòa.
Biểu tình ôn hòa là một hành vi dân sự sẽ xảy ra tất yếu trong một xã hội văn minh dân chủ. Nó là một hình thức quan trọng trong việc thực hiện các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận. Phù hợp với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam là thành viên trong năm 1982.
Việc phản đối Nghị quyết này đồng nghĩa với việc các quốc gia ấy bác bỏ hoàn toàn điều 20 trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập hội, một cách ôn hòa.”
Trong bối cảnh tình hình biểu tình chống chính phủ cưỡng chế đất đai, khai thác khoáng sản làm ô nhiễm môi trường sống đang nổ ra khắp nơi tại Việt Nam như hiện nay, các cuộc biểu tình gần như chuyển sang đối đầu bạo lực giữa chính phủ và người dân. Nhà cầm quyền gần như không muốn đối thoại ôn hòa trong hòa bình với người dân. Liệu có phải, nhà cầm quyền Việt Nam đang muốn các cuộc biểu tình ôn hòa này sẽ trở thành các cuộc biểu tình mang tính bạo động cổ súy bạo lực hay chăng?
Trang web United Nations Human Rights: http://www.ohchr.org/EN/Pages/WelcomePage.aspx
Đến giữa tháng 3, Việt Nam thâm hụt ngân sách 27,5 nghìn tỷ đồng
http://ndh.vn/den-giua-thang-3-viet-nam-tham-hut-ngan-sach-27-5-nghin-ty-dong-20140328053329382p145c174.news
(NDH) Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến giữa tháng 3 ước đạt 157,1 nghìn tỷ đồng, bằng 20,1% dự toán năm.
Trong số này, thu nội địa ước đạt 109,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,4%;
thu từ dầu thô đạt 20,5 nghìn tỷ đồng, bằng 24,1%; thu cân đối ngân sách
từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 26,1 nghìn tỷ đồng, bằng 16,9%.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 34,8 nghìn tỷ đồng, bằng 18,9% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, bằng 22,9%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước đạt 24,2 nghìn tỷ đồng, bằng 22,6%; thuế thu nhập cá nhân 10,4 nghìn tỷ đồng, bằng 21,8%; thuế bảo vệ môi trường đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 18,5%; thu phí, lệ phí đạt 2 nghìn tỷ đồng, bằng 19,6%.
Tổng chi ngân sách từ đầu năm đến ngày 15/3 ước đạt 184,6 nghìn tỷ đồng, bằng 18,3% dự toán năm.
Trong số đó, chi đầu tư phát triển đứng ở mức 28,8 nghìn tỷ đồng, bằng 17,7%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể ước khoảng 132,1 nghìn tỷ đồng, bằng 18,8%; chi trả nợ và viện trợ khoảng 23,7 nghìn tỷ đồng, bằng 19,7%.
Theo tính toán của NDH.vn, bội chi ngân sách của Việt Nam đến giữa tháng 3 ước khoảng 27,5 nghìn tỷ đồng, bằng 12,3% dự toán năm.
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước của Quốc hội, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam năm 2014 dự kiến đứng ở mức 782.700 tỷ đồng, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.006.700 tỷ đồng, mức bội chi ngân sách là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 34,8 nghìn tỷ đồng, bằng 18,9% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 25,6 nghìn tỷ đồng, bằng 22,9%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài nhà nước đạt 24,2 nghìn tỷ đồng, bằng 22,6%; thuế thu nhập cá nhân 10,4 nghìn tỷ đồng, bằng 21,8%; thuế bảo vệ môi trường đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, bằng 18,5%; thu phí, lệ phí đạt 2 nghìn tỷ đồng, bằng 19,6%.
Tổng chi ngân sách từ đầu năm đến ngày 15/3 ước đạt 184,6 nghìn tỷ đồng, bằng 18,3% dự toán năm.
Trong số đó, chi đầu tư phát triển đứng ở mức 28,8 nghìn tỷ đồng, bằng 17,7%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể ước khoảng 132,1 nghìn tỷ đồng, bằng 18,8%; chi trả nợ và viện trợ khoảng 23,7 nghìn tỷ đồng, bằng 19,7%.
Theo tính toán của NDH.vn, bội chi ngân sách của Việt Nam đến giữa tháng 3 ước khoảng 27,5 nghìn tỷ đồng, bằng 12,3% dự toán năm.
Theo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước của Quốc hội, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước của Việt Nam năm 2014 dự kiến đứng ở mức 782.700 tỷ đồng, tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.006.700 tỷ đồng, mức bội chi ngân sách là 224.000 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.
Trung Nghĩa – Người Đồng Hành
Thế khó của Trung Quốc
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/112918/The-kho-cua-Trung-Quoc.html
Phan Minh Ngọc
Tín dụng dễ dãi trong các năm trước đã để lại cho các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều khoản nợ không có khả năng thanh toán. Ảnh Reuters ====>>>
Ngoài ra, các hãng xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức tài chính thế giới cũng “đổ thêm dầu vào lửa” khi lần lượt lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về quả bom nổ chậm – nợ công địa phương – ở Trung Quốc và thúc giục nước này phải hành động nhanh hơn để xử lý các khoản nợ địa phương phát sinh từ việc các công ty huy động tài chính cho chính quyền địa phương (local government financing vehicles) vay mượn để lấy vốn rót cho các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng hạ tầng, quỹ tín thác.
Những quan ngại nói trên không phải không có cơ sở khi ở Trung Quốc đã và sẽ xảy ra các vụ phá sản ở quy mô lớn. Mới đây, một công ty sản xuất linh kiện pin mặt trời là công ty đầu tiên đã tuyên bố không trả được gốc và lãi cho trái phiếu nội địa của mình. Những lý do đẩy các công ty này vào tình trạng vỡ nợ bao gồm việc thiếu tài sản thế chấp cho các khoản đi vay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-09 và luồng tiền được dự báo quá lạc quan. Trong khi đó, các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương, nhiều trong số đó đã có tiềm năng lỗ từ ban đầu, lại cần có thời gian hoạt động nhiều năm để mang lại lợi nhuận kỳ vọng, do đó càng làm tăng rủi ro vỡ nợ.
Sau khi ổn định vào năm 2011, nợ địa phương lại tăng mạnh hồi năm
2013 khi Chính phủ Trung Quốc tung ra chiến dịch chi tiêu vào hạ tầng
mới nhằm vực lại tăng trưởng đã bị tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 13
năm qua của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Vì thế, nợ địa phương
đã chiếm đến gần 15% của tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế Trung
Quốc. Nguy hiểm hơn, nhiều địa phương hiện đang phải phát hành nợ mới để
nuôi nợ cũ.
Trung Quốc với các tài sản tài chính trị giá hàng nghìn tỉ đô la Mỹ chắc chắn là không muốn để xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính khốc liệt. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có lẽ khó có thể tránh được một sự đổ vỡ về tài chính nào đó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Vì khi đó thì ngay cả những dự án đầu tư có hiệu quả tiềm năng cũng có thể phải đối mặt với tình trạng không huy động được vốn. Đầu tư bị cắt giảm sẽ làm cho tăng trưởng suy yếu trong vài quý tiếp theo đó.
Mặc dù Trung Quốc đặt kế hoạch và tin tưởng rằng nước này có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 7,5% năm nay, nhưng vì Trung Quốc đã thay đổi định hướng phát triển, từ đầu tư mạnh sử dụng vốn tín dụng ngân hàng vào các ngành công nghiệp nặng như sắt thép sang sang thúc đẩy tiêu dùng nội địa, nên tốc độ tăng trưởng đã và sẽ còn giảm mạnh hơn. Những chỉ biểu về hoạt động kinh tế như tăng trưởng công nghiệp gần đây đều tụt xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua cho thấy xu thế gia tăng đà giảm tốc này. Vì thế, một số tổ chức và chuyên gia đã đưa ra dự đoán tốc độ tăng trưởng năm nay thấp hơn nhiều so với con số 7,5% của Chính phủ Trung Quốc.
Trước khả năng nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể, Chính phủ Trung Quốc lại đứng ra can thiệp bằng một số giải pháp kích thích tài chính như họ đã từng làm hồi năm ngoái khi tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, lần này khả năng can thiệp của Chính phủ Trung Quốc đã bị giới hạn đáng kể khi họ phải canh cánh nỗi lo dọn dẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước thua lỗ và thắt chặt đầu tư vào các ngành, lĩnh vực không có hiệu quả.
Hơn nữa, dưới áp lực của chính phủ, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn đã phải cắt giảm mạnh kế hoạch đầu tư và chi tiêu trong năm nay và các năm tới. Bên cạnh đó, chiến dịch thanh trừng tham nhũng trên diện rộng ở Trung Quốc cũng đã làm cho các quan chức chính phủ thêm chùn tay khi chi tiêu ngân sách.
Để phần nào bù đắp cho quy mô chi tiêu và đầu tư giảm từ ngân sách nhằm duy trì tăng trưởng, Chính phủ Trung Quốc vẫn còn một lựa chọn chính sách khác là nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ. Nhưng lựa chọn này cũng không còn nhiều dư địa vì tăng trưởng tín dụng đã vượt tăng kinh tế, trong khi tổng dư nợ tín dụng được ước tính đã lớn gấp đôi quy mô GDP của Trung Quốc. Nếu tiếp tục nới lỏng tiền tệ, bơm tín dụng thêm vào nền kinh tế thì chắc chắn sẽ không có mấy tác dụng đến tăng trưởng, trong khi nó vừa làm tăng rủi ro lạm phát bùng nổ, vừa làm tăng quy mô nợ xấu và con số vụ tuyên bố vỡ nợ do một phần lớn vốn tín dụng lại tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả.
Phan Minh Ngọc
Tín dụng dễ dãi trong các năm trước đã để lại cho các doanh nghiệp Trung Quốc nhiều khoản nợ không có khả năng thanh toán. Ảnh Reuters ====>>>
(TBKTSG Online) – Trung Quốc
đang phải đối mặt với thêm nhiều khó khăn và thách thức có khả năng đè
bẹp tăng trưởng và gây bất ổn định chính trị, xã hội ở nước này.
Dấu hiệu của những khó khăn và thách thức này nằm ở những con số báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh đáng thất vọng của các doanh nghiệp.
Trong khi đó, các ngân hàng quốc doanh thì đang phải xử lý các khoản nợ
xấu ở quy mô lớn bằng các khoản dự phòng rủi ro, làm tụt giảm lợi nhuận
của chúng. Các khoản nợ xấu này chủ yếu phát sinh trong giai đoạn khủng
hoảng tài chính toàn cầu 2008-09 buộc Trung Quốc phải tung ra các gói
kích thích kinh tế khổng lồ để vực lại nền kinh tế.Ngoài ra, các hãng xếp hạng tín nhiệm và các tổ chức tài chính thế giới cũng “đổ thêm dầu vào lửa” khi lần lượt lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về quả bom nổ chậm – nợ công địa phương – ở Trung Quốc và thúc giục nước này phải hành động nhanh hơn để xử lý các khoản nợ địa phương phát sinh từ việc các công ty huy động tài chính cho chính quyền địa phương (local government financing vehicles) vay mượn để lấy vốn rót cho các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng hạ tầng, quỹ tín thác.
Những quan ngại nói trên không phải không có cơ sở khi ở Trung Quốc đã và sẽ xảy ra các vụ phá sản ở quy mô lớn. Mới đây, một công ty sản xuất linh kiện pin mặt trời là công ty đầu tiên đã tuyên bố không trả được gốc và lãi cho trái phiếu nội địa của mình. Những lý do đẩy các công ty này vào tình trạng vỡ nợ bao gồm việc thiếu tài sản thế chấp cho các khoản đi vay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008-09 và luồng tiền được dự báo quá lạc quan. Trong khi đó, các dự án bất động sản và cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương, nhiều trong số đó đã có tiềm năng lỗ từ ban đầu, lại cần có thời gian hoạt động nhiều năm để mang lại lợi nhuận kỳ vọng, do đó càng làm tăng rủi ro vỡ nợ.
Các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có lẽ khó có thể tránh được một sự đổ vỡ về tài chính nào đó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. |
Trung Quốc với các tài sản tài chính trị giá hàng nghìn tỉ đô la Mỹ chắc chắn là không muốn để xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính khốc liệt. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng Trung Quốc có lẽ khó có thể tránh được một sự đổ vỡ về tài chính nào đó có tác động tiêu cực đến tăng trưởng. Vì khi đó thì ngay cả những dự án đầu tư có hiệu quả tiềm năng cũng có thể phải đối mặt với tình trạng không huy động được vốn. Đầu tư bị cắt giảm sẽ làm cho tăng trưởng suy yếu trong vài quý tiếp theo đó.
Mặc dù Trung Quốc đặt kế hoạch và tin tưởng rằng nước này có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 7,5% năm nay, nhưng vì Trung Quốc đã thay đổi định hướng phát triển, từ đầu tư mạnh sử dụng vốn tín dụng ngân hàng vào các ngành công nghiệp nặng như sắt thép sang sang thúc đẩy tiêu dùng nội địa, nên tốc độ tăng trưởng đã và sẽ còn giảm mạnh hơn. Những chỉ biểu về hoạt động kinh tế như tăng trưởng công nghiệp gần đây đều tụt xuống mức thấp nhất trong nhiều tháng qua cho thấy xu thế gia tăng đà giảm tốc này. Vì thế, một số tổ chức và chuyên gia đã đưa ra dự đoán tốc độ tăng trưởng năm nay thấp hơn nhiều so với con số 7,5% của Chính phủ Trung Quốc.
Trước khả năng nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại đáng kể, Chính phủ Trung Quốc lại đứng ra can thiệp bằng một số giải pháp kích thích tài chính như họ đã từng làm hồi năm ngoái khi tăng trưởng chậm hơn dự kiến. Tuy nhiên, lần này khả năng can thiệp của Chính phủ Trung Quốc đã bị giới hạn đáng kể khi họ phải canh cánh nỗi lo dọn dẹp khu vực doanh nghiệp nhà nước thua lỗ và thắt chặt đầu tư vào các ngành, lĩnh vực không có hiệu quả.
Hơn nữa, dưới áp lực của chính phủ, nhiều doanh nghiệp nhà nước lớn đã phải cắt giảm mạnh kế hoạch đầu tư và chi tiêu trong năm nay và các năm tới. Bên cạnh đó, chiến dịch thanh trừng tham nhũng trên diện rộng ở Trung Quốc cũng đã làm cho các quan chức chính phủ thêm chùn tay khi chi tiêu ngân sách.
Để phần nào bù đắp cho quy mô chi tiêu và đầu tư giảm từ ngân sách nhằm duy trì tăng trưởng, Chính phủ Trung Quốc vẫn còn một lựa chọn chính sách khác là nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ. Nhưng lựa chọn này cũng không còn nhiều dư địa vì tăng trưởng tín dụng đã vượt tăng kinh tế, trong khi tổng dư nợ tín dụng được ước tính đã lớn gấp đôi quy mô GDP của Trung Quốc. Nếu tiếp tục nới lỏng tiền tệ, bơm tín dụng thêm vào nền kinh tế thì chắc chắn sẽ không có mấy tác dụng đến tăng trưởng, trong khi nó vừa làm tăng rủi ro lạm phát bùng nổ, vừa làm tăng quy mô nợ xấu và con số vụ tuyên bố vỡ nợ do một phần lớn vốn tín dụng lại tiếp tục đổ vào các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả.
Thái Lan sợ có bạo lực nếu bà Yingluck bị cách chức vì vi hiến
Chính phủ Thái Lan ngày 3.4 cho biết đang lo sợ các khả năng sẽ có một
phản ứng bạo lực nếu nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị cách chức vì
các cáo buộc vi hiến.
Trước đó, hôm 2.4, 27 thượng nghị sĩ Thái Lan đã đâm đơn kiện lên tòa án
Hhến pháp nước này cáo buộc bà Yingluck đã có hành động vi hiến khi sa
thải giám đốc an ninh quốc gia Thái Lan Thawil Pliensree năm 2011, vì
động cơ chính trị.
Nếu tìm thấy có bằng chứng vi hiến, bà Yingluck có thể bị cách chức thủ tướng.
“Nếu Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị cách chức, sẽ có một khoảng trống
quyền lực và sự hỗn loạn chắc chắn sẽ xảy ra - Ngoại trưởng Thái Lan
Surapong Tovichakchaikul cho biết – những người Thái nóng tính có thể
làm nổ ra một cuộc đối đầu”.
Hiện bà Yingluck được tòa cho phép có 15 ngày để tìm các bằng chứng biện hộ.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn đang diễn ra rầm rộ. Lãnh đạo
biểu tình Suthep Thaugsuban ngày 2.4 cho biết sẽ đẩy mạnh hơn các hoạt
động sau lễ năm mới của Thái Lan sẽ diễn ra vào tuần tới.
“Bà Yingluck sẽ không còn ngồi đó. Tòa án Hiến pháp đưa ra phán quyết
chống lại bà ta và vào ngày hôm đó, đối thủ của chúng tôi sẽ đi ra để
bảo vệ bà ấy. Tôi tin rằng sau lễ Songkran (lễ năm mới của Thái Lan),
chúng tôi sẽ sẵn sàng với một lực lượng đầy đủ”, ông Suthep tuyên bố.
Với việc bà Yingluck bị cáo buộc vì vi hiến, nguy cơ xảy ra một cuộc đối
đầu giữa hai phe chính trị ở Thái Lan là rất cao. Phe “áo đỏ” ủng hộ bà
Yingluck đang có kế hoạch tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào ngày 5.4.
Các nhà lãnh đạo “áo đỏ” hy vọng sẽ quy tụ được 500.000 người từ khắp cả
nước đổ về Bangkok trong ngày hôm đó.
Sự căng thẳng và bất ổn cũng đã ảnh hưởng nhiều đến tiêu dùng, đầu tư và
du lịch. Chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã ở mức thấp nhất kể từ tháng
11.2011. “Chỉ số niềm tin người tiêu dùng gắn chặt với tình hình chính
trị. Cơ cấu kinh tế của Thái Lan khá yếu và mong manh”, giáo sư kinh tế
Thanavath Phonvichai cho biết.
Du lịch chiếm khoảng 10% trong nền kinh tế Thái Lan nay cũng bị ảnh
hưởng nặng nề. Lượng du khách đến Thái trong quý 1 năm 2014 đã giảm 7,3%
so với cùng kỳ năm ngoái, theo Hội đồng Du lịch Thái Lan.
Hoài Anh (Theo Reuters)
(Một thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét