Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Một nhát dao chém thẳng mặt nhân dân - Lao động Trung Quốc khắp Bắc Nam và lý lẽ FDI

Bùi Tín - Cuộc đánh tráo không thể có

Có những điều không có thật, nhưng vẫn có người tin là thật. Như trong lăng ở Quảng trường Ba Đình ngày nay là thi hài ông Hồ Chí Minh, nhưng vẫn có người tin là không phải vậy, đó là thi hài một người Trung Quốc, có tên là Hồ Tập Chương. Không ít người không hẳn tin nhưng vẫn nghi ngờ. Như nhà bình luận Trần Bình Nam viết trên blog Trần Bình Nam (tháng 3/2014):‘’Trong lăng ở Ba Đình là một người Việt Nam hay một người Trung Quốc?‘’.
Nguồn gốc của sự ngộ nhận hay hoài nghi trên đây là do một cuốn sách dày hơn 200 trang, nguyên văn chữ Hán có đầu đề Hồ Chí Minh sinh bình khảo, tác giả là giáo sư chính trị Trường Đại học quốc lập Đài Loan ở Đài Bắc, tên là Hồ Tuấn Hùng, do nhà Xuất bản Bạch Tượng in và phát hành. Cuốn sách ra mắt độc giả tháng 11 năm 2008, ngay sau đó được dịch ra tiếng Việt và các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản.

Bản dịch tiếng Việt do Thái Văn thực hiện, hiện được lưu trên mạng Thông Luận cũng như trên mạng Google. Trong cuốn sách tác giả Hồ Tuấn Hùng đưa ra nhận định với khá nhiều dẫn chứng để chứng minh rằng người mang tên Nguyễn Tất Thành sinh ra ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An, Việt Nam, sau này mang tên Nguyễn Ái Quốc, đã bị thực dân bắt ở Hồng Kông và đã chết sau đó ở trong tù vào năm 1932; xác ông đã được đưa sang chôn cất ở Moscow, Liên bang Xô viết cũ. Con người ít lâu sau đó đội tên Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại miền Nam Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam từ những năm 1938 đến năm 1945 mang tên Hồ Chí Minh và trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi chết ngày 3/9/1969 ở Hà Nội thật ra là một người Trung Quốc, sinh năm 1901 ở Đài Loan, tên gốc là Hồ Tập Chương.
Giáo sư Hồ Tuấn Hùng tự nhận là cháu gọi ông Hồ Tập Chương là chú ruột. Tác giả khẳng định rằng cuộc đánh tráo con người trọn vẹn có một không hai trong lịch sử thế giới này bắt nguồn từ chủ trương của Đệ Tam Quốc tế CS thời Stalin - Dimitrov, được tập thể lãnh đạo đảng CS Trung Quốc là Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức và Khang Sinh nghiêm chỉnh chấp hành, do tình báo Hoa Nam của đảng CS TQ thực hiện trót lọt theo chủ định của Quốc tế CS. Theo cuốn sách, bà Vera Vasilieva, cán bộ của Quốc tế CS đã theo dõi việc huấn luyện, đào tạo nhà tình báo Hồ Tập Chương về hình dáng, tiếng Việt, giọng nói Nghệ An suốt trong 5 năm để hoàn thành sứ mạng này.
Điều rất kỳ lạ là hơn 5 năm nay, các cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS VN cũng như của đảng CS TQ đều im hơi lặng tiếng, không xác nhận mà cũng không phủ nhận nội dung cuốn sách quan trọng này.
Thật ra không có khó khăn gì để chứng minh rằng nội dung cuốn sách chỉ là một điều hoang tưởng, theo kiểu tiểu thuyết trinh thám rẻ tiền, có thể là do động cơ vụ lợi kèm theo động cơ chính trị ám muội kiểu nước lớn đang nuôi dưỡng dã tâm thôn tính lâu dài nước ta theo kiểu gặm nhấm dần.
Dù cho lập luận có vẻ chặt chẽ đến đâu đi nữa, dù cho đưa ra những chứng cứ có vẻ chân thực đến đâu chăng nữa thì bịa đặt vẫn hoàn toàn là bịa đặt, cuộc đánh tráo Hồ Chí Minh - Hồ Tập Chương chỉ là trò bịp 100%. Chỉ cần đặt vài câu hỏi.
Xin hỏi tác giả Hồ Tuấn Hùng, đảng CS Liên Xô, Đệ Tam Quốc tế CS để lại ở kho lưu trữ khối tư liệu đồ sộ hàng triệu trang, mở ra cho công luận, đã có dòng nào nói đến sự kiện ‘’đánh tráo người‘’, nói đến bà Vera Vasilieva với sứ mạng huấn luyện cho ông Hồ Tập Chương đội lốt Hồ Chí Minh?
Ông biết chăng, hồi năm 1960 ông Hồ Chí Minh mời vợ chồng luật sư Frank Loseby sang Hà Nội, khách vẫn nhận ra ông bạn cũ của gần 30 năm trước, đâu có phải là ai khác?
Và khi ông Hồ Chí Minh sang Pháp năm 1946 gặp lại hàng loạt bạn Pháp cũ, có một ai ngỡ ngàng nhận ra là một người Tàu đội lốt ông Hồ Chí Minh đâu?
Rồi năm 1946 khi bà Thanh chị cả ông Hồ Chí Minh ra Hà Nội, bà nhận ra ngay ‘’thằng Coong, có cái sẹo ở tai trái do đi câu cá bị nạn khi còn nhỏ‘’, đâu có ngỡ ngàng gì. Ông Cả Khiêm cũng vậy, ông đã nhận ra ngay em ruột mình không chút băn khoăn.
Và ông Hồ đã có cả một loạt nhà báo, nhà văn, học giả quốc tế viết về ông, như W.J. Duiker, Sophie Quinn Judge, Pierre Brocheux, Bernard Fall, Wilfred Burchett …với mọi chuyện ly kỳ, sao không có một ai nói đến chuyện đánh tráo danh nhân, ‘’thay rồng hóa phượng‘’ trên đây.
Có những người quen biết ông Hồ từ trước năm 1933, như Nguyễn Lương Bằng, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, cho đến cả ông Nguyễn Hải Thần, để đến 1942, 1945, 1946 gặp lại, có ai nghi ngờ là đã gặp một con người khác, một người Tàu giả dạng Việt Nam, đóng vai Hồ Chí Minh một cách trọn vẹn, đánh lừa mọi người quen biết cũ do đã được huấn luyện kỹ càng tỷ mỷ, như tác giả Hồ Tuấn Hùng kể lại.
Không một nhà chuyên khảo nào từng tìm hiểu và viết về cuộc đời ông Hồ Chí Minh cho rằng chính kiến của tác giả Trung Quốc Hồ Tuấn Hùng trong cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo là có giá trị.
Trên mạng Thông Luận, có lưu giữ 12 bài luận văn công phu mang đầu đề ‘’Giặc Hán đốt phá Nhà Nam» của tác giả Huỳnh Tâm, bạn đọc còn có thể vào đọc. Bài cuối cùng, thứ 13, sắp ra mắt độc giả. Rất đáng tiếc là trong suốt 12 bài đã công bố tác giả dựa vào một ý tưởng trung tâm là coi việc đánh tráo thi hài ông Hồ Chí Minh là có thật, tác giả tin rằng bọn bành trướng với mưu ma chước quỷ đã thực hiện trôi chảy việc đánh tráo này, rằng hiện nằm trong lăng ở Hà Nội là một người Tàu 100%, là xác của ông Hồ Tập Chương, chú ruột của nhà học giả Hồ Tuấn Hùng. Nếu quả vậy thì nên làm gì nữa, thưa ông Huỳnh Tâm? Phải tố cáo với toàn dân, với cả nhân dân Trung Quốc và nhân toàn thế giới, trò bỉ ổi phạm luật quốc gia và luật quốc tế này, và trước hết mạng Thông Luận cần phải có thái độ và lập trường rành mạch minh bạch về sự kiện này. Tôi luôn quý trọng mạng Thông Luận, thường có những bài viết có chất lượng, đóng góp quý báu cho công cuộc dân chủ hóa.
Việc bác bỏ một sự kiện không có thật, phê phán một cuốn sách dựng đứng lên về sự đánh tráo thi hài trong lăng Hồ Chí Minh - dù cho sự đánh giá nhân vật lịch sử này khác nhau, trái ngược nhau - là một việc làm cần thiết lúc này, để cho mọi sự được công bằng, minh bạch, lịch sử trở lại đúng như nó có thật, chính là thái độ mọi công dân yêu nước cần có.
Bùi Tín
03.04.2014
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ
(VOA)

Một nhát dao chém thẳng mặt nhân dân


Sau 5 ngày, toàn thể dư luận xã hội đã dấy lên một làn sóng căm phẫn, chưa bao giờ trên truyền thông đại chúng, trên các trang mạng lại tràn ngập những chính kiến bất bình của các nhà làm luật, các luật sư, chánh án, các nhà hoạt động xã hội và của tất cả những người có lương tri với một khối lượng thông tin vô cùng lớn, nếu như không muốn nói là lớn nhất từ trước tới nay trước một hiện tượng xã hội đang diễn ra ở một thành phố Tuy Hòa vốn xưa nay yên ả.

Không có một thông tin nào trong hàng triệu ý kiến tán đồng với mức án mà Viện KSND TP. Tuy Hòa đề xuất và mọi người đau đáu trông đợi một bản án công bằng hơn, phải đạo lý hơn, “tâm phục , khẩu phục hơn” và niềm tin tìm được cơ hội khôi phục lại, nhưng tất cả đều tan vỡ khi mà tòa án đã phán quyết một bản án mất lòng người, cho dù đã có thay đổi một chút nhưng không phản ánh được đúng bản chất của sự việc mà người ta phải gọi đúng tên của nó là “giết người”, giết đồng loại bởi một tập thể những người sống khá giả bằng thuế của những người dân nghèo bóp mồm, bóp miệng nuôi bộ máy không lổ, và họ được nhân dân trao quyền lực và niềm tin để giữ gìn trật tự xã hội.

Nhưng họ đã không làm được như nhân dân mong đợi (trong đó có cha mẹ của chính họ và cha mẹ của nạn nhân) mà họ đã kết thành một nhóm “đánh hội đồng”, sử dụng vũ khí, sức mạnh của những người trai trẻ và cái quyền của “công an nhân dân” để giết cho bằng  được một người không còn khả năng tự vệ chỉ còn biết van xin trong đau đớn, đói khát và tuyệt vọng. Thực sự đó là hành động vô nhân tính, hành động không xứng với một con người theo nghĩa giản dị nhất của từ này.

Tôi là một người lính, tôi đã đối mặt với những người lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng Hòa, trước đó trên chiến tuyến chúng tôi đã nã đạn vào mặt nhau, đâm lê vào bụng nhau, nhưng ai đó bị sa cơ là tù binh thì chúng tôi (cả hai phía) đối xử với nhau vẫn như những con người (ít nhất là trong trường hợp của tôi và những người lính dưới quyền tôi), còn ở đây anh Ngô thanh Kiều là công dân Việt Nam là đồng bào của 5 anh công an nhân dân kia. Bản án mà tòa vừa tuyên lúc 3 giờ thật sự là một nhát chém ngang mặt nhân dân, hằn sâu vào tâm thức nhân dân. Họ đang thách thức dư luận. Tôi có một niềm tin chắc chắn rằng, Đảng, chính phủ không muốn như thế, những vị lãnh đao quốc gia như Chủ tich nước, Tổng bí Thư, Thủ tướng, Trưởng ban Nội chính không thể không biết đến vụ án này và tôi cũng có niềm tin cộng sản là họ không đồng ý với bản án mất lòng dân như thế.

Giết người mà chịu một bản án nhẹ hều như thế chẳng khác nào như một sự bảo đảm và khuyến khích những người công án khác không chỉ ở Tuy Hòa mà ở các nơi khác tin rắng cứ giết người đi, bất quá là 5 năm tù, là án treo thôi. Cách nay dăm năm, tôi đã cánh báo rằng tội phạm đã lờn, họ nghĩ phạm tôi gì cũng được miễn là không bị tử hình là sẽ sớm ra, bởi chỉ sau vài lần giam án là được ra trại, chính vì thế tội phạm ngày càng tăng năm trước cao hơn năm sau.

Một hệ quả khác nghiêm trọng mà xã hội phải gánh chịu từ kiểu xử án như thế này là người dân mất niềm tin vào công lý, không còn tin là xã hội này có “Bao công” thật, vậy thì chúng ta hãy hành xử với nhau và với cả nhân viên công lực một cách “dã thú” sẽ tốt hơn là trông chờ vào “phán quyết của công lý”. Bạn có biết ở các nước phương Tây, hình ảnh của vị thần công lý trên tòa án là ai không? Đó là một người phụ nữ bịt mắt, một tay cầm cái cân, một tay cầm kiếm. Bất luận trong trường hợp nào với người cầm cán cân công lý phải là người “nhắm mắt” lại không chịu sự chỉ đạo, chi phối, xúi bẩy của người khác, bất luận trong trường hợp nào cho dù bị bịt mắt thì cũng phải giữ cho được cán cân công lý thăng bằng không bị quyền uy, tiền bạc, lợi ich chi phối và tay luôn nắm chắc thanh kiếm trừng trị bất kỳ kẻ nào đi ngược lại với những điều cam kết với nhân dân     

Ngày còn là thanh niên ở quê, chúng tôi thường hay đi tìm ổ mối ở chân đê. Con đê sông Hồng to là thế, nhưng có thể sụp đổ hoàn toàn chỉ vì những tổ mối bé tí tẹo. Lịch sử cho thấy, nhiều thể chế bị sụp đổ hầu hết không phải là do kẻ thù bên ngoài tấn công mà lại chính do những kẻ nhỏ bé bên trong gậm nhấm, đục khoét mỗi ngày một tý. Những kẻ chỉ biết đặt lợi ích cá nhân, lợ ích nhóm lên lợi ích công đồng, dân tộc hàng ngày gậm nhấm lòng tin tưởng của nhân dân vào Đảng quang vinh, vào Chính phủ minh bạch là những con mối, con bọ cần phải sớm loại bỏ ra khỏi hàng ngũ những người công bộc, để làm cho dân yêu hơn, tin hơn vào chính thể của mình.
Nguyễn Minh Hòa
(Quê Choa)

Tham nhũng vặt: Gi gỉ gì gi, làm gì cũng phải "lót tay"

(Dân trí) - Người dân phải chi thêm để nhận được sổ đỏ, vào làm việc ở cơ quan Nhà nước, nhận giấy phép xây dựng và thậm chí là để được quan tâm hơn khi đi khám chữa bệnh cũng như con cái họ được quan tâm hơn ở trường.
"Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" có mức tăng mạnh nhất trong 6 yếu tố cấu thành nên Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2013 với mức tăng 4,24%. Đây là dấu hiệu đáng khích lệ cho dù không đáng kể, báo cáo nghiên cứu của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cùng các cơ quan hữu quan Việt Nam viết.
Nguồn: Báo cáo PAPI 2013
Nguồn: Báo cáo PAPI 2013
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
"Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" được đo lường bằng 4 yếu tố thành phần. Trong đó, kiểm soát tham nhũng trong chính quyền địa phương năm 2013 tăng nhưng cao hơn không đáng kể so với năm 2011 và 2012. Tương tự như năm 2011 và 2012, hầu như không có địa phương nào không có 5 loại hình tham nhũng trong chính quyền địa phương.

Các tỉnh miền Trung và phía Nam dường như vẫn là những địa phương được người dân cho ít có các hiện tượng tham nhũng xảy ra hơn. Trong số 5 thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng và Hà Nội thuộc nhóm 15 địa phương cuối bảng. Đà Nẵng và TPHCM cũng chỉ thuộc nhóm đạt điểm trung bình trong khi Cần Thơ thuộc về nhóm có điểm số cao.

30% người được hỏi phải chi thêm tiền để nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, so với 29% của năm 2012 và 21% của năm 2011. Trong khi đó, 34% số người được hỏi phải chi thêm tiền để nhận được giấy phép xây dựng, tăng đều trong 2 năm vừa qua.

Số người cho rằng cán bộ chính quyền dùng tiền công quỹ vào mục đích riêng giảm nhẹ từ 21% xuống 20% trong năm 2013 nhưng tăng so với chỉ 13% của năm 2011.

Công bằng trong tuyển dụng nhân lực vào khu vực Nhà nước là chỉ số hầu như không thay đổi trong 3 năm qua. 44% người được hỏi cho rằng phải đưa "lót tay" để xin được việc vào làm cơ quan nhà nước, bằng so với năm 2012 nhưng tăng mạnh so với 28% của năm 2011.

Việc đưa "lót tay" để có thể được việc làm trong khu vực công còn rất phổ biến trong khi quan hệ cá nhân với người có chức, có quyền trong bộ máy Nhà nước vẫn đóng vài trò quan trọng đối với những người mong muốn theo duổi có được việc làm trong khu vực này.

Ngay một số tỉnh top đầu như Bình Dương, Long An, Tiền Giang dường như kiểm soát tốt hơn hiện tượng tuyển dụng nhân lực dựa trên mối quan hệ thân quen, nhưng khoảng cách về điểm của những địa phương này với điểm tối đa còn rất xa.

Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ công, phản ánh mức độ hiệu quả kiếm soát tham nhũng trong cung ứng dịch vụ y tế công cộng và giáo dục tăng nhẹ so với kết quả khảo sát của 2 năm trước. Người dân được hỏi trên phạm vi toàn quốc dường như ít thấy sự thay đổi trong hiệu quả kiểm soát tham nhũng ở 2 lĩnh vực này.

40% số người được hỏi cho rằng có hiện tượng phải đưa hối lộ khi đi khám, chữa bệnh ở bệnh viện công lập tuyến huyện/quận để được quan tâm hơn. 
Đồng thời, tỷ lệ số người đồng ý với việc phải chi thêm tiền để con em được quan tâm hơn tăng lên 27%, so với mức chỉ 17% của 2 năm trước. Báo cáo cho rằng, giải quyết vấn đề vòi vĩnh, hối lộ ở các trường tiểu học vẫn còn là thách thức lớn đối với tất cả các tỉnh, thành phố.

Điểm đáng lưu ý là dường như không có biến chuyển nào ở chỉ số quyết tâm chống tham nhũng ở cấp độ địa phương. Khả năng chịu đựng sự vòi vĩnh của cán bộ công chức đối với người dân dường như gia tăng qua thời gian.
Khi được hỏi về số tiền đòi hối lộ phải lớn tới mức nào thì người dân bắt đầu tố cáo cán bộ UBND xã phường hoặc công an xã/phường vòi vĩnh, trung bình toàn quốc, mức tiền tăng mạnh từ 5,15 triệu đồng năm 2012 lên 8,18 triệu đồng năm 2013.

Khi được hỏi về trải nghiệm thực tế với các hành vi tham nhũng ở địa phương, người dân có xu hướng e dè. Có tới 96,49% số người được hỏi cho biết họ không bị cán bộ, công chức trực tiếp vòi vĩnh, đòi đưa hối lộ, tương đương với tỷ lệ quan sát được năm 2011 và 2012. Quảng Ngãi là tỉnh có tỷ lệ thấp nhất, cũng đạt 86,24%

Bên cạnh đó, quyết tâm từ phía người dân trong phòng, chống tham nhũng có xu hướng giảm dần. Theo kết quả khảo sát năm 2013, chỉ có 17 người trong số 336 người bị cán bộ chính quyền hoặc công án cấp xã/phường vòi vĩnh trên phạm vi toàn quốc tố cáo.

48,4% cho rằng tố cáo cũng không mang lại lợi ích gì; 8,9% sợ bị trù úm, trả thù; 11,5% cho rằng thủ tục tố cáo quá rườm ra trong khi khoàng 16% không biết tố cáo thế nào.

Chỉ số PAPI gồm sáu chỉ số nội dung chính: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; Thủ tục hành chính công và Cung ứng dịch vụ công.

Kết quả PAPI 2013 cho thấy, Quảng Bình là địa phương duy nhất nằm trong nhóm tỉnh thành phố đạt điểm cao nhất ở cả 6 chỉ số nội dung, trong khi Bắc Giang lại thuộc về nhóm địa phương đạt điểm thấp nhất ở cả 6 chỉ số nội dung.

Trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ thuộc nhóm đạt điểm cao nhất trong khi Hà Nội và Hải Phòng thuộc nhóm đạt điểm trung bình cao.
Lam Thanh

Lao động Trung Quốc khắp Bắc Nam và lý lẽ FDI

(Doanh nghiệp) – Công nhân Trung Quốc tràn lan các dự án FDI của Trung Quốc, các chuyên gia cảnh báo mối lo về kinh tế, xã hội.
Tràn lan lao động Trung Quốc
Báo cáo của Sở LĐ-TB&XH Bình Thuận ngày 31/3, cho biết tại công trường Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong, Bình Thuận) còn 528 lao động (LĐ) người Trung Quốc. Trong số đó chỉ có 283 lao động có giấy phép, còn lại là lao động “chui”.
Tràn lan công nhân Trung Quốc tại các dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam
Tràn lan công nhân Trung Quốc tại các dự án FDI của Trung Quốc tại Việt Nam
Điều đáng nói là công nhân Trung Quốc gắn mác “chuyên gia”, “kỹ sư” nhưng rất nhiều người trong số đó lại làm công việc mang tính chất của lao động phổ thông.
Trong khi đó, chính quyền huyện Tuy Phong chỉ có chức năng quản lý về mặt cư trú, giữ gìn an ninh trật tự. Còn Sở LĐ-TB&XH Bình Thuận chỉ kiểm tra được giấy phép lao động chứ không thể xử lý được các lao động phổ thông Trung Quốc gắn mác “kỹ sư” này.
Mấy công việc bên trong nhà máy như bốc vác, đào hố, tháo dỡ giàn giáo người Trung Quốc đều làm hết. Họ cũng làm việc như lao động phổ thông người Việt nhưng lương được trả cao hơn rất nhiều” – Tân, một thanh niên địa phương, nói. Số lượng lao động Trung Quốc tại Vĩnh Tân mỗi năm một tăng rất nhanh. Nếu như đến tháng 7/2012 chưa tới 300 người thì đến tháng 12/2013 lên đến 610 người.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng lao động (Sở LĐ-TB&XH), nói: “Kỹ sư của họ khác mình là họ làm được tất cả. Có lẽ do họ tận dụng LĐ cho nên kỹ sư của họ sẵn sàng trộn bê tông, đào đất hay làm công việc bình thường khác”.
Tờ Tuổi Trẻ cũng dẫn báo cáo của Sở LĐ-TB&XH tỉnh Trà Vinh, hiện có 920 lao động, hầu hết là người Trung Quốc, đang làm việc tại Trung tâm Điện lực Duyên Hải (huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh).
Thế nhưng trong đó chỉ có 517 lao động được cấp giấy phép lao động, đang xin cấp giấy phép 165 lao động, miễn cấp giấy phép tám lao động và 230 lao động đang làm việc nhưng chưa được cấp giấy phép.
Tại Thanh Hóa, nhà thầu Viện Nghiên cứu và thiết kế ximăng Hợp Phì (Trung Quốc) đưa 163 lao động Trung Quốc sang làm việc có thời hạn từ nay đến tháng 12/2014 tại Nhà máy ximăng Công Thanh.
Điều đáng nói là trong số 163 lao động này chỉ có 49 lao động có trình độ chuyên môn đại học trở lên đảm nhiệm các chức danh quản lý, giám sát của nhà thầu; còn tới 114 lao động kỹ thuật có kinh nghiệm năm năm trở lên đảm nhiệm vị trí công việc là thợ lái cẩu tháp (4 người), thợ hàn (20 người), thợ cơ khí (30 người), thợ lắp đặt thiết bị điện (60 người). Trong khi đó số lao động kỹ thuật này tại VN đều sẵn có nhưng nhà thầu Trung Quốc không tuyển dụng.
Khi dự án Formosa triển khai tại Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh), nhiều doanh nghiệp, nhà thầu Trung Quốc đã trúng thầu và kéo theo hàng nghìn lao động “chân tay” đi theo.
Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng được tỉnh Hà Tĩnh ủy quyền cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, trong đó có1.560 người được cấp giấy phép lao động, chủ yếu là người Trung Quốc. Nhiều người Trung Quốc sang VN bằng đường du lịch và sau đó ở lại làm thuê.
Mục đích cao đẹp của FDI
Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương.
Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Nhưng thực tế, việc Trung Quốc gia tăng đầu tư vào Việt Nam vẫn là vấn đề đáng phải bàn.
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, trong năm 2013, vốn đầu tư ngoại quốc trực tiếp FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng đột biến, lên đến mức hơn 2,3 tỉ đôla so với 345 triệu đôla của năm 2012, đặc biệt là đầu tư vào hai lĩnh vực bất động sản và dệt may. Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc còn đẩy mạnh tiếp cận các lĩnh vực: khai khoáng, sản xuất và chế biến, xây dựng và cơ sở hạ tầng…
Trong khi đó, TTXVN đưa tin, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty dệt may của Trung Quốc xây dựng một nhà máy với tổng vốn đầu tư 68 triệu đôla (tương đương hơn 1.400 tỷ đồng) tại khu công nghiệp Bảo Minh (huyện Vụ Bản). Thời hạn sử dụng đất 46 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Cũng theo ông Thắng, một nhà đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) cũng đang quan tâm dự án xây dựng một khu công nghiệp dệt may với quy mô khoảng 1.000 ha tại huyện Nghĩa Hưng. Ủy ban Nhân dân tỉnh Nam Định hiện đang xem xét và sẽ trình Chính phủ về dự án này.
Trước đó nhiều chuyên gia đã đưa ra dự báo về việc doanh nghiệp dệt may Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
Theo dự kiến sản phẩm dệt may xuất khẩu vào Mỹ và các nước nội khối TPP sẽ hưởng lãi suất 0% nếu đáp ứng điều kiện gọi là “tính từ sợi yarn forward” hàng may mặc phải được sản xuất từ sợi có xuất xứ các nước thành viên TPP.
Điều này đang gây lo ngại cho các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam, hiện có sức cạnh tranh còn rất yếu, vì chủ yếu vẫn là gia công và phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc.
Các nhà phân tích tại Việt Nam đã cảnh báo rằng dù sau này là thành viên của TPP, Việt Nam cũng không thể tận hưởng toàn bộ những lợi thế của một thành viên và phần ngon nhất của chiếc bánh TPP sẽ vào tay Trung Quốc.
Cách đây không lâu, nhiều người đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc trúng thầu hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia ở khắp Việt Nam. Cùng với đó là các chiến lược thâu tóm doanh nghiệp nội.
Tại hội thảo “Triển vọng kinh tế và tầm nhìn chính sách năm 2014″ mới đây, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết rằng, không chỉ doanh nghiệp Trung Quốc, mà hiện các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế Việt Nam.
Theo bà Phạm Chi Lan, hoạt động của doanh nghiệp FDI có thể có lợi trước mắt, nhưng về lâu dài Việt Nam lại đang đẩy kinh tế vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Phạm Chi Lan cho rằng, hiện tượng này đã đặt ra những thách thức không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.
Thái An
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét