Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Ngày 05/3/2014 - Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?

  • TS Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ chữa bệnh? (BBC) - Công an Việt Nam nói chính quyền cho phép "làm thủ tục xuất cảnh" cho TS Cù Huy Hà Vũ sang Mỹ chữa bệnh, nhưng gia đình nói không có thông tin.
  • Dân Thái kiện Thủ tướng về tội giết người (RFI) - Thân nhân của hai người biểu tình bị thiệt mạng trong các vụ đụng độ với cảnh sát tại Bangkok vừa qua đã đâm đơn kiện Thủ tướng Yingluck Shinawatra phạm tội sát nhân. Thông tin do một trong những luật sư của các gia đình nạn nhân hôm nay 04/3/2014 thông báo.
  • 'Trận chiến Cam' (BBC) - Học tiếng Anh qua video: Trận chiến của những Quả cam dựa theo thần thoại thời Trung Cổ.
  • Văn đoàn mới không đối lập Hội nhà văn (BBC) - Văn đoàn Độc lập VN đang được vận động thành lập sẽ không đối lập nhưng cạnh tranh về hoạt động với Hội nhà văn của Nhà nước, theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên.
  • Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng tiếp tục chương trình đoàn tụ các gia đình ly tán (RFI) - Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye vào hôm nay, 04/03/2014, đã lên tiếng kêu gọi Bình Nhưỡng tiếp tục họp bàn về việc tổ chức các cuộc gặp mặt của các gia đình bị chiến tranh ly tán. Theo Tổng thống Hàn Quốc, hơn 6000 người đang chờ được gặp lại người thân bên kia biên giới, họ nên được gặp nhauít ra một lần trước khi chết, trong bối cảnh nhiều gia đình không còn nhiều thời gian nữa.
  • Trung Quốc cấm đại biểu Quốc hội tiệc tùng (RFI) - Trước ngày Quốc hội mở khoá họp thường niên, hôm nay, 4/3/2014 một quan chức của Bắc Kinh cho biết đảng đã ra chỉ thị cấm các đại biểu Quốc hội tổ chức tiệc tùng. Quyết định này nằm trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng do chủ tịch Tập Cận Bình phát động.
  • PHỎNG VẤN: Huỳnh Ngọc Chênh : (RFI) - Hôm nay, 04/03/2014, Toà sơ thẩm thành phố Đà nẵng trong vòng một buổi sáng đã kếtán 2 năm tù blogger Trương Duy Nhất vì tội“lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợiích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của tổ chức, công dân”, theo điều 258 Bộ luật hình sự, một công cụ vẫn được chính quyền sử dụng để trấnáp các tiếng nói, quan điểm khác biệt với đảng và chính quyền.
  • Phản ứng tứ nước ngoài về phiên tòa Trương Duy Nhất (RFA) - Bản án 2 năm tù giam dành cho chủ trang blog “Một góc nhìn khác” - Trương Duy Nhất, tiếp tục gây quan ngại về tình hình trấn áp tiếng nói đối lập không chỉ cho những người viết blog trong nước; mà cả những người Việt đang ở tại nước ngoài.
  • Blogger Trương Duy Nhất bị kết án 2 năm tù (RFI) - Sáng nay 4/3/2014, Tòaán Nhân dân Thành phố Đà Nẵng mở phiên toà sơ thẩm xét xử blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ luật hình sự. Phiên toà kết thúc nhanh chóng trong một buổi sáng đã kếtán Trương Duy Nhất 2 năm tù giam.
  • Blogger Trương Duy Nhất đã nói gì trước tòa? (RFA) - Sáng nay 4/3 trong phiên xử kéo dài chỉ vài giờ đồng hồ, Tòa Án Đà nẵng đã tuyên phạt nhà báo, blogger Trương Duy Nhất 2 nằm tù, cáo buộc ông tội lời dụng quyền tự do, dân chủ, để xâm phạm lợi ích nhà nước, chiếu theo điều 258 của bộ luật hình sự.
  • Hành trình dự phiên xử Blogger Trương Duy Nhất (RFA) - 2h30 sáng ngày 4/3/2014 tôi dậy, suy nghĩ có nên tham dự phiên tòa không, trước đó tôi không có ý định đi vì sức khỏe còn mệt mỏi. Sau khi đắn đo, tôi quyết định nên đi vì đến để chứng giám cho quyền mở miệng, có góc nhìn khác của công dân, trong đó có tôi.
  • Ukraina: Sóng gió nổi lên tại Hội Đồng Bảo An (RFI) - Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp trở lại vào hôm qua, 03/03/2014 để bàn về hồ sơ Ukraina. Phiên họp đã được đánh giá là"sóng gió", trong đó đại diện Nga, đại sứ Vitali Tchourkine, đã phải chống chọi với mọi người để bảo vệ hành động của Nga.Ông đã trương lên một bức thư của cựu Tổng thống Ukraina Ianoukovitch khẩn cầu Matxcơva can thiệp vì Ukraina"lâm nguy".
  • Điều gì đã xảy ra trong cuộc họp 4 bên tranh chấp ở Biển Đông? (BaoMoi) - (Petrotimes) – Brunei đã không tham dự Hội nghị 4 bên tranh chấp ở Biển Đông lần 1 tổ chức tại khách sạn Pan Pacific tại Manila ngày 18/2 và dự kiến cũng sẽ vắng mặt tại hội nghị lần 2 tổ chức tại Malaysia vào ngày 25/3 tới, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ với tờ PhilStar.
  • Ba quả lừa đầu năm (VOA) - Niềm tin của nhân dân Việt Nam đối với đảng Cộng sản đã giảm sút đến mức báo động
  • Trung Quốc bắt thêm 2 người trong vụ thảm sát Côn Minh (RFI) - Trong cuộc truy lùng thủ phạm vụ tấn công tại nhà ga Côn Minh hôm 01/03 vừa qua, AFP trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết công an Trung Quốc vào hôm qua 03/03/2014, đã bắt giữ thêm hai nghi phạm, trong đó có một phụ nữ. Như thế đã có tất cả 3 người bị bắt, vì một phụ nữ bị thương đã bị bắt ngay tại chỗ và 4 người bị hạ sát lúc đang hành động.
  • Sau tên lửa, Bình Nhưỡng thị uy bằng pháo rocket (RFI) - Vào hôm nay, 03/03/2014, Bắc Triều Tiên lại cho tiến hành một loạt những vụ bắn thị uy ra ngoài biển, nhưng không dùng tên lửa đạn đạo, mà lại sử dụng pháo rocket, bắn đi từ một dàn phóng nhiều nòng. Động thái này được cho là nhằm đáp trả cuộc tập trận chung đang diễn ra giữa Mỹ và Hàn Quốc.
  • Putin : Việc sử dụng lực lượng Nga ở Ukraina là (RFI) - Tổng thống Putin tuyên bố mọi quyết định sử dụng lực lượng quân sự Nga ở Ukraina đều sẽ là“chính đáng”, bởi vì Nga đã nhận được yêu cầu từ tổng thống chính đáng. Đây là tuyên bố đầu tiên củaông Putin kể từ Quốc hội Ukraina truất phế tổng thống thân Nga Viktor Inukovitch ngày 22/02/2014.
  • Crimée, vùng đất thường xuyên gây căng thẳng giữa Ukraina với Nga (RFI) - Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Tổng thống Putin rõ ràng là muốn dùng giải pháp quân sự để duy trì Ukraina trong vòng ảnh hưởng của Nga, qua việc đưa quân sang chiếm đóng Crimée, một vùng đất mà cho tới nay thường xuyên gây căng thẳng giữa Kiev và Matxcơva.
  • Quốc hội TQ sắp bỏ phiếu thông qua ngân sách quốc phòng (RFA) - Trung Quốc cho biết quân đội của họ phải sẵn sàng để đối phó với mọi hành động gây hấn đến từ bất kỳ đâu. Tuyên bố này được phát ngôn viên Quốc Hội Trung Quốc là bà Phó Oánh đưa ra với báo chí ngày hôm nay, trong lúc các đại biểu đang có mặt tại Bắc Kinh và sửa soạn bỏ phiếu thông qua ngân sách quốc phòng.
  • Ukraina: Mỹ đình chỉ hợp tác quân sự với Nga (RFI) - Hoa Kỳ loan báo đình chỉ mọi quan hệ về quân sự với Matxcơva và dọa sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao nhằm cô lập Nga sau khi nước này can thiệp vào Crimée. Liên hiệp châuÂu cũng dọa xét lại quan hệ với Matxcơva.
  • Bill Gates giành lại danh hiệu người giàu nhất thế giới (RFI) - Trong bản xếp hạng 2014 của những người giàu nhất thế giới, được tạp chí Mỹ Forbes công bố hôm qua, 03/03/2014, nhà tỷ phú Mỹ Bill Gates, đồng sáng lập viên tập đoàn tin học Microsoft, đã trở lại vị trí đầu bảng. Bên cạnh đó, theo tạp chí Forbes, chưa bao giờ thế giới lại nhiều tỷ phú như hiện nay, và đông nhất vẫn là tại Mỹ.
  • BRAZIL - THỂ THAO: 100 ngày trước World Cup : Ngày hội mang dư vị cay đắng (RFI) - Còn một trăm ngày nữa là tới giải bóng đá Thế giới tại Brazil. Về chủ đề này, Le Figaro có bài« Cuộc chạy nước rút điên cuồng trước giờ khai mạc cúp bóng đá Thế giới tại Brazil», còn Le Monde chạy tít :« Một trăm ngày trước giải Vô địch, một ngày hội hoá trang đầy chỉ trích». Năm 2007, khi Brazil giành được quyền đăng cai tổ chức cúp, cả xã hội Brazil tràn ngập vui mừng, thế nhưng, trước thềm giải vô địch, không khí đang thay đổi theo chiều hướng tiêu cực.
  • Ấn Độ điều tra về tham nhũng trong vụ mua động cơ máy bay chiến đấu (RFI) - Bộ Quốc phòng Ấn Độ vừa yêu cầu mở một cuộc điều tra về một thương vụ mua động cơ máy bay chiến đấu với tập đoàn Anh Quốc Rolls-Royce. Đây là một hợp đồng được ước lượng trị giá 1,6 tỷ đô la. Một quan chức quốc phòng Ấn Độ đã tiết lộ quyết định này với hãng tin Pháp AFP vào tối hôm qua, 02/03/2014.
  • Bệnh nhân ghép tim nhân tạo đầu tiên qua đời (RFI) - Bệnh nhân 76 tuổi từng được cấy ghép quả tim nhân tạo do công ty Carmat của Pháp chế tạo, đã qua đời sau 75 ngày chung sống với trái tim giả hoạt động độc lập đầu tiên, được đánh giá là thành tựu lớn của các nhà khoa học Pháp.
  • Trung Quốc quyết tâm giảm chi tiêu công (RFA) - Không tiệc tùng lãng phí, không được trao đổi quà tặng, là chỉ thị của đảng Cộng Sản Trung Quốc đưa ra và được áp dụng với hơn 2,000 đại biểu Quốc Hội đang có mặt tại Bắc Kinh để dự phiên họp hàng năm.
  • Thái Lan có thể gia hạn luật tình trạng khẩn cấp (RFA) - Liên quan đến căng thẳng chính trị ở Thái Lan, Ngoại Trưởng Thái Surapong Tovichakchaikul cho biết có thể luật khẩn cấp sẽ được gia hạn, vì theo nhận định của ông, tình hình tạm lắng dịu trong lúc này nhưng có thể sẽ bùng nổ trở lại bất kỳ lúc nào.
  • Xuống thang để thôn tính (BaoMoi) - (PetroTimes) - Theo dự kiến, Philippines sẽ nộp bản thuyết trình của vụ kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc ở Biển Đông lên Tòa án Trọng tài quốc tế vào ngày 30/3 và việc này sẽ phụ thuộc vào kết quả đàm phán giữa ASEAN với Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) diễn ra tại Singapore hôm 18/3. Mặc dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố, Bắc Kinh phản đối và sẽ không bao giờ chấp thuận việc Philippines kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài quốc tế, nhưng những động thái gần đây đang chứng minh ngược lại.
  • Triều Tiên lại phóng thử tên lửa tầm ngắn? (BaoMoi) - Nhiều hãng truyền thông Hàn Quốc dẫn các nguồn tin chính phủ nước này cho biết chiều 4/3, Triều Tiên đã phóng thêm một quả tên lửa tầm ngắn. Vụ phóng này diễn ra vào khoảng 16h20 (giờ địa phương) từ khu vực Wonsan, ở bờ biển đông nam.
  • Tập trận "Naval Interaction 2014" thắt chặt "mối tình Nga-Trung"? (BaoMoi) - Nga và Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động trao đổi nghiệp vụ và tập trận hải quân liên hợp. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 năm nay, hai bên sẽ tiến hành cuộc tập trận “Tương tác biển 2014" (Naval Interaction-2014) tại khu vực biển Hoa Đông.
  • Biểu tình phản đối Trung Quốc ở Philippines (BaoMoi) - Đài truyền hình ABS-CBN (Philippines) đưa tin ngày 3-3 tại Philippines, các nhà hoạt động thuộc đảng Hành động công dân Akbayan đã biểu tình trước lãnh sự quán TQ tại Manila để phản đối tàu cảnh sát biển TQ xịt vòi rồng xua tàu cá Philippines ở bãi cạn Scarborough hôm 27-1.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - Chả lẽ mất độc lập tự chủ, lệ thuộc họ Bành?

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Sinh thời, Hồ chủ tịch từng nói “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, cũng hàm nghĩa “Độc lập, tự chủ”. Thế mà từ Hội nghị Thành Đô, một mặt thì giới cầm quyền TQ áp đặt, mặt khác do lãnh đạo phía ta tự ti, tự hạ nên mất dần độc lập tự chủ. Phía TQ yêu cầu ta không nhắc đến cuộc xâm lược của họ tháng 2/1979, loại bỏ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, nhà ngoại giao sắc sảo, sớm cảnh giác với chủ nghĩa bành trướng bá quyền của TQ.
Trước mỗi kỳ Đại hội Đảng ở nước ta, thường có vài ba ủy viên Bộ chính trị TQ liên tiếp sang thăm để biết dự kiến bố trí nhân sự Đại hội. Họ biểu thị yên tâm với đồng chí này nắm cương vị lãnh đạo, đồng chí kia không thân thiện với TQ… Thí dụ, trong Hội nghị có người nêu đưa đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao, thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh nói ngay: “TQ không đồng ý”.
TQ muốn vào khai thác boxit Tây Nguyên, vị trí chiến lược xung yếu của nước ta, dù chưa có ý kiến của tập thể Bộ chính trị, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã chấp nhận ngay. Họ mua rừng đầu nguồn biên giới, mua bãi biển Đà Nẵng, thuê dài hạn cảng Vũng Áng đều được.
Trong các lần họp cấp cao hai bên, phía TQ đề xuất nào là:
  • - Kết nghĩa giữa các tỉnh biên giới hai bên (ta được gì?).
  • - Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư kinh doanh của hai nước (phía ta ai sang TQ mà kinh doanh?).
  • - Giúp nhau đào tạo cán bộ (Việt Nam lại đào tạo cán bộ cho TQ được ư? Hay là để ta gửi người sang học, để họ nhồi sọ?).
  • - Thường xuyên giao lưu cán bộ các cấp kể cả cán bộ cấp vụ, cấp cục (để họ dễ lung lạc, mua chuộc).
  • - Lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Nông nghiệp hai bên, xử lý nội bộ khi có va chạm (để ta không phản đối công khai xấu mặt họ trước thiên hạ khi họ lấn, cướp, gây hấn ở biển Đông).
  • - Phối hợp trong các Hội nghị đa phương (để ngăn ta tố cáo sai trái của họ trong các Hội nghị ấy).
  • - Lập khu liên hợp kinh tế biên giới (không cần thiết cho ta, họ có ý đồ lợi dụng).
  • - Hối thúc lập Viện Khổng Tử (chả cần gì đối với ta, chủ yếu là để họ có cơ sở tuyên truyền trực tiếp vào nhân dân ta và thực hiện ý đồ “xâm lược văn hóa”).
  • - Được trúng thầu các công trình ở nước ta dễ dàng.
  • v.v… và v.v…
Lãnh đạo phía ta đều chấp nhận.
Thế là những gì TQ muốn đều được.
Về phía ta, cho đến nay không kỷ niệm trận TQ xâm lược các tỉnh biên giới, tàn phá và giết hại dã man đồng bào ta kể cả cụ già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai; không vinh danh các liệt sĩ hi sinh đánh trả 60 vạn quân TQ xâm lược, bảo vệ tổ quốc, cũng như không vinh danh 64 cán bộ, chiến sĩ ta hi sinh trong trận TQ đánh chiếm bãi đá Gạcma thuộc quần đảo Trường Sa của chúng ta.
Tháng 2/2011, tôi và một số đống chí đến đài liệt sĩ (đường Bắc Sơn) thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ nêu trên thì người ta cấm không cho vào khuôn viên đài liệt sĩ. Những người ngăn cản tưởng niệm sao lại vô cảm bạc bẽo với máu xương các liệt sĩ thế! Phải chăng trong họ không còn dòng máu Lạc Hồng?!
Khi TQ cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của ta khảo sát trong thềm lục địa nước mình, nhân dân ta phẫn nộ biểu tình phản đối quyết liệt. Lẽ ra TQ phải tự “hạ nhiệt” thì ta lại cử đặc phái viên sang TQ có vẻ cầu hòa. Chắc là TQ tỏ ra bực mình về những cuộc biểu tình chống họ nên sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.
Ta có đủ tư liệu lịch sử và pháp lý chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam sao không dám đưa vào sách giáo khoa cho con cháu biết. Sao không dám đưa ra LHQ để cho quốc tế biết, xác nhận là của Việt Nam, TQ tranh giành là không có cơ sở. TQ chỉ dựa vào cái “lưỡi bò” vô giá trị do chính quyền Quốc dân đảng tự vẽ, mưu đồ bá chiếm gần hết biển Đông trong đó có biển, đảo của nhiều nước Đông Nam Á. Lẽ ra ta phải đoàn kết đấu tranh tập thể với TQ chống lại mưu đồ “đàm phán song phương” của TQ nhằm chia rẽ các nước Đông Nam Á, thực hiện thủ đoạn “bẻ từng chiếc đũa” của họ. Gần đây, một số địa phương của nước ta mới tổ chức được một số cuộc triển lãm tư liệu và bản đồ chứng minh một cách thuyết phục Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, cũng mới tổ chức được vài cuộc hội thảo, chủ yếu là trong nước.
TQ lập huyện “Tam Sa”, liên tiếp bày lắm trò hòng khẳng định chủ quyền của họ, ta cũng chỉ phản đối lấy lệ vài lần.
Theo thông lệ, khi một công ty của quốc gia nào trúng thầu công trình gì đó ở một nước khác thì chỉ được đưa kỹ sư và công nhân kỹ thuật vào làm việc, còn lao động phổ thông thì phải thuê người của nước sở tại, nhưng các công ty TQ xây dựng các nhà máy điện và các công trình khác ở nước ta thì họ đưa ồ át lao động phổ thông của TQ vào không có giấy phép, vừa chiếm công ăn việc làm của lao động nước ta vừa thực hiện “di dân”, thành ra trong nước ta có thêm hàng vạn người TQ rất phức tạp cho ta, nhưng phía ta cứ để vậy không dám yêu cầu họ đưa số lao động vào trái phép về nước.
Tháng 10/2013, một người dân huyện Kỳ Anh thuộc Hà Tĩnh dấu tên nói “Dân Kỳ Anh thật sự đã đánh mất mình, số người TQ tuy mới đến Kỳ Anh sống chưa bao lâu, nhưng họ đã tổ chức thành đội ngũ, băng nhóm, các ông trùm khá dữ dằn, họ sẵn sàng xử bất kỳ người Việt Nam nào đụng đến phe nhóm của họ, hầu như họ đã nắm hoàn toàn quyên lực và thế lực ở Kỳ Anh, công an Kỳ Anh vẫn hoạt động nhưng hình như họ chẳng xem ra gì bởi thế lực và tiền bạc của họ quá mạnh, hiện tại huyện Kỳ Anh giống như một tiểu khu của người TQ…”.
Tại sao ta không dám xử lý triệt để, trục xuất họ đi?
Tỉnh Hải Nam ra quyết định cấm đánh cá ở biển Đông (thực chất là chính quyền TW của họ). Khi có người hỏi, Lương Thanh Nghị mới biểu thị phản đối. Lẽ ra Bộ Ngoại giao phải mời Đại sứ TQ đến nhận công hàm phản đối như họ đã làm với tôi khi tôi làm Đại sứ nước ta ở TQ, khi TQ phản đối ta việc gì đó.
Nhân dân Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng chuẩn bị sẵn sàng một đêm có nhiều tiết mục để kỷ niệm 40 năm TQ đánh chiếm Hoàng Sa thì đột ngột được chỉ thị phải dừng. Dư luận cho rằng do Tổng bí thư Tập Cận Bình có gọi điện qua đường “dây nóng” cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tình hình nêu trên cho thấy “Cái gì TQ muốn đều được, cái gì TQ không muốn thì phía ta không dám làm”.
Thế chẳng phải là mất độc lập tự chủ rồi sao?
Thêm nữa, trên thị trường ta thì hàng hóa TQ chiếm lĩnh hầu hết; các mặt hàng may mặc, giầy dép của ta xuất khẩu được khá thì đều phụ thuộc TQ về nguyên vật liệu; trong trao đổi hàng hóa giữa hai nước thì năm nào ta cũng bị TQ xuất siêu hàng hơn chục tỷ có khi đến 20 tỷ USD; các địa bàn xung yếu về quân sự của ta, người TQ đều đã có mặt. Đó cũng là tình hình lép vế của ta, còn TQ đã chiếm thế thượng phong.
Tôi không phản đối hữu nghị giữa hai nước láng giềng, nhưng hữu nghị thì phải từ cả hai phía. TQ luôn nhắc lại “kiên trì phương châm 16 chữ, 4 tốt, lấy đại cục (?) làm trọng để buộc ta vào cỗ xe của họ. Chỉ có phía ta thực hiện hữu nghị, phía TQ chỉ nói trên mồm, còn hành đồng thì không.
Đánh chiếm Hoàng Sa của ta năm 1974; huy động 60 vạn quân đánh 6 tỉnh biên giới; chiếm cao điểm 1509 trong huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang của ta; giết 64 cán bộ chiến sĩ của ta để chiếm bãi đá Gạcma; lập huyện Tam Sa và liên tục hoành hành bá đạo, bạo ngược ở biển Đông; tập trận uy hiếp ta… Đó là TQ “hữu nghị” với ta ư?
Hòa bình thì ai chả muốn. Đấu tranh chính trị, ngoại giao và để cho nhân dân đấu tranh khi quyền lợi của tổ quốc bị xâm phạm đâu phải là gây chiến. Đừng quá sợ TQ đánh. Trong bối cảnh TQ đương nằm trong vòng cung bao vây của Mỹ từ Nhật Bản đến Australia và cô lập, nội bộ họ còn đầy mâu thuẫn và bất ổn, chưa phải lúc họ có thể tuy tiện gây chiến tranh. Nín nhịn quá mức (nếu không nói là nhẫn nhục) tưởng là khôn khéo để giữ được hòa bình, hòa bình mà mất độc lập tự chủ thì hòa bình có ý nghĩa gì! Khi TQ thấy rằng thời cơ thuận lợi cho họ, họ trở mặt đánh ta thì dù có van xin họ, cũng không giữ được hòa bình.
Hàng triệu cán bộ, chiến sĩ, đồng bào đã hi sinh, đổ biết bao xương máu mới có độc lập, tự chủ mà nay lại lệ thuộc phương Bắc, không còn độc lập tự chủ thì quá đau xót!
Các liệt sĩ có linh thiêng hẳn cũng phải thét lên tiêng thét phẫn uất.
Những ai làm mất độc lập tự chủ sẽ có tội với lịch sử.
Phải đấu tranh chống lệ thuộc, khôi phục độc lập, tự chủ!
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
(Quê Choa)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét