Hãy vì tướng Ngọ mà điều tra đến nơi đến chốn
Đám tang “cấp cao” mà lãnh đạo đảng làm cho tướng PhạmQuý Ngọ vào chủ nhật 23/2/2014 cũng diễn ra trong không khí và mang đầy ấn tượng của một đám cưới chạy tang nói trên. Có người đã đặt tên đây là một “đám tang chạy án”, nghĩa là làm cho có lệ, chóng vánh để đóng gấp vụ án lại.
Nhưng liệu có đóng được không và nhất là có nên đóng việc điều tra ông Ngọ lại hay không?
Đối với lãnh đạo đảng
Đúng ra thì lãnh đạo đảng đã phải ban chỉ thị mở rộng thêm việc điều tra về tướng Ngọ để bảo vệ thanh danh của đảng, cụ thể là Bộ Chính Trị, mới phải. Vì bên cạnh tố cáo hối lộ lên đến hơn 1 triệu rưỡi đôla nay lại có thêm quá nhiều câu hỏi quanh cái chết của tướng Ngọ.
Hiện giờ câu hỏi lớn nhất là chính lãnh đạo đảng mới 6 tháng trước cũng xem tướng Ngọ là người có đầy đủ phẩm chất, kể cả phẩm chất sức khỏe, để nâng lên hàng thượng tướng. Nay đột nhiên lăn ra chết sau khi có các tố cáo thuộc loại có thể lây lan lên đến các thành viên Bộ Chính Trị. Và ngay cả chết vào giờ nào cũng không ai biết chắc được, … Một người dân thường nếu đột tử một cách bí ẩn như vậy cũng đáng được điều tra, huống chi đây là một ủy viên Trung ương Đảng kiêm thượng tướng công an kiêm thứ trưởng công an. Dân chúng sẽ đặt dấu hỏi vĩnh viễn: tại sao Bộ Chính Trị cố tình đóng vụ án lại? Phải chăng đó là sự thừa nhận rằng kẻ, hoặc những kẻ, mà tướng Ngọ sẽ đóng tiền “chạy án” đang ngồi tại Bộ Chính Trị?
Kết quả điều tra cũng cần thiết để giảm bớt sự uất ức nơi rất nhiều người khi nhìn ảnh đám tang của tướng Ngọ. Tại sao một thứ trưởng đang có nhiều nghi vấn tham nhũng khủng khiếp lại có hàng chữ “Vô cùng thương tiếc” treo thật cao, thật to trong khi lãnh đạo đảng cứ ra lệnh giật cho bằng được 4 chữ đó ra khỏi cả những băng vải nhỏ bé đính vào các vòng hoa tại các tang lễ từ tướng Trần Độ đến Luật gia Lê Hiếu Đằng. Dân chúng vẫn đang hỏi cái chết của ông Ngọ có được thanh sạch bằng sự ra đi của những vị như Trần Độ, Lê Hiếu Đằng, Hoàng Minh Chính, … không? Đó là chưa kể đảng còn cử cán bộ đến đọc lời nhục mạ người quá cố!
Và lãnh đạo phải cho điều tra tận tường vì ngay trong hàng ngũ đảng viên cũng vẫn còn nhiều nghi vấn là ông Ngọ chưa chết. Với việc kiểm soát chặt chẽ 100% mọi thông tin về ông Ngọ suốt từ lúc ông Dương Chí Dũng tiết lộ trước tòa số tiền hối lộ hơn 1 triệu rưỡi đôla dài cho đến tang lễ hôm 23/2 vừa qua, dân chúng chỉ thấy những tấm hình cũ của ông Ngọ. Không ai biết được xác ai hoặc có xác nào nằm trong quan tài không. Một nguồn tin khác phát xuất từ hàng ngũ đảng viên là ông Ngọ đã rời Việt Nam đi Singapore và từ đó đã bay sang Nam Phi. Theo nguồn tin này thì ông Phạm Quý Ngọ đang ung dung ngồi lướt mạng về buổi đám tang cấp cao của chính mình.
Đối với gia đình tướng Ngọ
Đúng ra bà Ngọ và Đại uý Phạm Mạnh Hùng, con trai của tướng Ngọ, phải là những tiếng nói công khai đầu tiên đề nghị, thỉnh cầu, nài nỉ, đòi hỏi Bộ Chính Trị phải tiếp tục và mở rộng cuộc điều tra để (1) biết ai đã giết hại tướng Ngọ vì ông rất khỏe mạnh, hồng hào và mới đứng ra làm lễ cưới tưng bừng cho con trai chỉ mới 2 tháng trước; và (2) rửa sạch thanh danh cho tướng Ngọ trước các tố giác của ông Dương Chí Dũng. Ông Ngọ không còn nói được nữa (dù còn sống trong ẩn núp hay đã chết thật) thì trách nhiệm trả lại danh dự cho ông nằm trọn trên vai Đại úy Phạm Mạnh Hùng.
Không những thế, ông Dương Chí Dũng còn cung cấp chi tiết rất rõ và cụ thể về ngày giờ, nơi chốn mà Đại úy Phạm Mạnh Hùng làm việc giao liên cao cấp cho tướng Ngọ, dẫn người đi chạy án. Do đó, chính Đại uý Hùng cũng cần đòi cuộc điều tra phải tiếp tục để trả lại thanh danh và sự nghiệp tương lai cho mình. Nghi can Ngọ đã chết nhưng nghi can Hùng còn sống.
Sự im lặng của bà Ngọ và Đại uý Hùng trước quyết định đóng vụ điều tra lại của Bộ Chính Trị phải chăng chính là sự thừa nhận rằng tay ông Ngọ và tay ông Hùng đều có dính chàm thật và vì thế mới không muốn bị lòi ra thêm các chi tiết khác nữa?
Đối với Trưởng và Phó ban Nội Chính
Liệu có còn ai sợ những tuyên bố “bắt hết, hốt hết, không cần nói nhiều” của Trưởng ban Nội Chính Nguyễn Bá Thanh và Phó ban Phạm Anh Tuấn nữa không, khi vừa có chỉ dấu đường dây tội phạm có gốc từ Bộ Chính Trị là lập tức trở thành “dẹp hết, đóng hết, cấm nói nhiều” ?
Ban Nội Chính khó có thể giải thích vì ông Ngọ chết nên mất đầu mối để điều tra tiếp. Bà Lan, người đưa tiền hối lộ hơn một triệu đôla, còn đó. Đại úy Phạm Mạnh Hùng, người giao liên tín cẩn nhất của ông Ngọ, còn đó. Và hầu hết những người mà ông Dương Chí Dũng nhắc đến tên tuổi, còn đó. Nếu nhắm mắt làm ngơ trước bằng đó đầu mối thì rõ ràng Ban Nội Chính chỉ là một thứ đồ chơi riêng của vài lãnh tụ ở thượng tầng. Còn cách giải thích nào khác không?
Riêng cá nhân ông Nguyễn Bá Thanh cũng cần chứng minh cho quần chúng thấy bản chất “Bao Công” của ông mà nhiều người vẫn đồn thổi và đặt kỳ vọng. Tại sao ông rất thẳng tay với tướng công an Trần Văn Thanh năm 2009 – dù bị tai biến mạch máu não vì bị xe cứu thương chở đến tòa để xử – nhưng nay lại im ngay về vụ Tướng Ngọ khi còn đủ loại đầu mối? Hay cọp Bá Thanh chỉ ở rừng Đà Nẵng là hết cỡ, ra tới Hà Nội chỉ còn là mèo?
Đối với những cán bộ thân cận dưới quyền tướng Ngọ
Có lẽ đây là những người cần lên tiếng yêu cầu lãnh đạo đảng tiếp tục điều tra hơn ai hết, vì đây không còn là chuyện thanh danh nữa mà là chuyện sinh mạng của họ và gia đình họ.
Ai cũng biết tướng Ngọ không thể và không muốn lộ mặt trong mọi khâu làm ăn. Chắc chắn ông Ngọ phải tuyển mộ và dùng nhiều đàn em thân tín để “chạy việc” và mỗi đàn em đó đều phải biết ít nhiều những bí mật của ông Ngọ. Những kẻ đã dám dàn xếp cái chết bất ngờ và đầy bí ẩn cho một thượng tướng kiêm thứ trưởng thì chẳng ngại ngùng hay thương xót gì những cán bộ cấp thấp hơn để bịt cho kín mọi lỗ rò. Và những kẻ này có nhu cầu làm nhanh trước khi các bí mật lan ra xa hơn vì người sợ thường đi kiếm rượu và kiếm bạn.
Vấn đề là không phải ai dưới quyền ông Ngọ đều được ông tin cẩn cho làm đàn em chạy việc đặc biệt. Có người biết bí mật của ông Ngọ và có người không. Tuy nhiên những người muốn bịt kín các bí mật không phân biệt được 2 loại cán bộ nói trên và cũng không tin những người tự khai báo là họ không biết gì. Chuyện giết quá tay cho chắc ăn kiểu Tào Tháo không còn là điều xa vời. Chỉ cần nhìn cảnh tướng Ngọ nằm nghe văn tế là cảm được.
Sự sợ hãi trong hàng ngũ dưới quyền tướng Ngọ hẳn đang ở mức rất cao, không chỉ cho cá nhân mà cho cả gia đình họ. Vì không cao cấp như ông Ngọ nên cái chết nếu đến với gia đình họ nhiều phần sẽ rất âm thầm và được gọi là “tai nạn”. Sự sợ hãi này có thể thấy được ở sự trống vắng các cán bộ dưới quyền ông Ngọ tại tang lễ ngày 23/2, theo lời tường thuật của vài người có mặt.
Chính vì vậy mà những cán bộ từng làm việc dưới quyền ông Ngọ nhưng không dính dáng gì đến các vụ chạy án, các vụ làm ăn riêng của ông, cần lên tiếng chung thỉnh cầu lãnh đạo đảng điều tra và công bố kết quả. Khi chẳng còn gì là bí mật thì nhu cầu “triệt khẩu” cũng không còn nữa.
Ở mức tối thiểu, các cán bộ vô can này cần tìm đến gõ cửa Trưởng và Phó Ban Nội Chính, tình nguyện hợp tác trong việc điều tra và cùng lúc cho thấy rõ mình không dính dáng gì với các đường dây làm ăn của tướng Ngọ.
Đối với những người có vẻ thương xót tướng Ngọ
Những người đặc biệt quan tâm đến thanh danh của tướng Ngọ như Đại tá công an kiêm Tổng biên tập báo Petro Times Nguyễn Như Phong lại càng phải dùng mọi phương tiện truyền thông trong tay để yêu cầu mở lại và mở rộng cuộc điều tra về các tố giác đối với tướng Ngọ.
Ông Phong quan tâm đến độ vừa cho đăng luôn bản tự khai viết tay của ông Dương Chí Dũng trong tù. Đây là một tài liệu cho một vụ án chưa xong nên theo luật định, việc tung ra là hành động phạm pháp, nhưng ông Phong vẫn làm vì tướng Ngọ. Việc có người cung cấp tài liệu này cho ông Phong cũng cho thấy trong ngành công an có người chia sẻ quan điểm của ông Phong. Nhưng liệu các sĩ quan công an cấp tá này có vượt qua được nỗi sợ khi bước điều tra kế tiếp trên Thứ trưởng Ngọ phải là Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang không?
***
Tóm lại, rõ ràng vì lợi ích của Bộ Chính Trị, của Gia Đình ông Ngọ, của Ban Nội Chính, và của nhiều người khác, lãnh đạo Đảng cần điều tra vụ tướng Ngọ cho đến nơi đến chốn. Đóng vụ án này là tự hại mình đấy!
© Ngô Đình Thu
(DienDanCTM)
Cù Huy Hà Vũ được đi chữa bệnh ở Mỹ hay đã được trả tự do
Một giờ sáng nay, chiếc ipad của tôi bật sáng, một facebooker báo tin
theo Danluan.org, đài truyền hình Việt Nam VTV4 đã đưa tin trong một
phỏng vấn của Đức Hoàng với thiếu tướng Lê Đình Luyện, Chánh Văn Phòng
Thường Trực Ban Chỉ Đạo về Nhân Quyền của Chính Phủ, Cục Trưởng Cục An
Ninh Xã Hội (A88-Tổng cục An Ninh II-Bộ Công An) thì theo đề nghị của
phía Mỹ, chính phủ đã đồng ý cho Cù Huy Hà Vũ được đi Mỹ chữa bệnh và
các thủ tục xuất cảnh đang được hoàn tất.
Thế là sau nhiều tháng ngày bị giam cầm với sự “chăm sóc” đặc biệt, một trong những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm tiêu biểu đã được hít thở không khí tự do ngay trên quê hương của “thế giới tự do” cho dù chỉ là đi chữa bệnh và khi trở về có thể sẽ lại vô khám tiếp tục hưởng sự “chăm sóc” đặc biệt của nhà tù cộng sản.
Dẫu sao đây cũng là một tin vui cho những người yêu mến và cảm phục tinh thần đấu tranh quả cảm không biết mệt mỏi cho nền dân chủ và nhân quyền của Cù Huy Hà Vũ, con trai của một trong nhà lập quốc nổi tiếng không cộng sản - nhà thơ Cù Huy Cận.
Cù Huy Hà Vũ là một người tài, ông là luật sư – điều đó thì rõ rồi, nhưng từ trong tù, những bức tranh tự họa hay bức tranh vẽ tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp đại tướng tròn 100 tuổi thì mọi người còn biết ông còn là một họa sĩ có tài.
Về luật sư, ông được đào tạo bài bản ở Pháp - một nước tư bản sớm phát triển, quê hương của Montesquieu, cha đẻ của Tam Quyền Phân Lập, dĩ nhiên ông chịu ảnh hưởng rất lớn của nền tự do dân chủ tư sản. Trở về nước ông mở văn phòng luật sư nhưng đối tượng đấu tranh mà ông nhắm vào không chỉ là bảo vệ những người đi khiếu kiện mà nay ta gọi là “dân oan” mà chính ông vác đơn đi kiện cả thủ tướng. Không ít người cho rằng ông là một người hoang tưởng khi “đội đá vá trời” trong chế độ độc đảng toàn trị, khi tự ứng cử đại biểu quốc hội, khi ứng cử chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Cũng không ít người cho rằng ông là người ngông cuồng hay mắc bệnh vĩ cuồng. Nhưng rất nhiều người, xin nhắc lại rất nhiều người ngưỡng mộ ông, cảm phục tinh thần đấu tranh dũng cảm không khoan nhượng của ông, coi ông là tương lai của đất nước, đặc biệt họ khâm phục thái độ bất khuất trước Tòa Án kết tội “phản động” của ông – một vụ án ô nhục “hai bao cao su” sẽ còn để lại vết nhơ dài lâu cho nền tư pháp của Việt Nam. Những tin tức ít ỏi, hiếm hoi từ trong tù báo tin ông tuyệt thực, rồi từ chối tiếp xúc với phái bộ nhân quyền của Mỹ càng làm cho mọi người thêm cảm phục ông.
Ngày xưa, những người cộng sản đấu tranh bí mật và công khai chống lại chế độ cường quyền đô hộ của thực dân Pháp đã bị tù đày, bị xử tử hình đã nêu một tấm gương đấu tranh bất khuất cổ vũ mọi người yêu nước đứng lên theo lời kêu gọi của Việt Minh và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiến hành cách mạng tháng Tám thành công xây dựng nền dân chủ cộng hòa trên đất nước “một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” thì người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh người thanh niên yêu nước Cù Huy Hà Vũ hôm nay. Nhưng ông khác những người cộng sản ở chỗ ông là người có học, ông đấu tranh bất bạo động đòi tự do dân chủ cho đồng bào của ông và ông không cô độc. Phong trào dân chủ mà điển hình là “xã hội dân chủ” đang phát triển mạnh mẽ trên cả nước. Nhiều tiếng nói phản biện đã làm cho chính quyền run sợ. Những vụ bắt bớ những blogger và những người biểu tình chống Trung Quốc, những cuộc đàn áp dân oan khiếu kiện đất đai … đã chứng minh điều đó.
Phong trào đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền mà Cù Huy Hà Vũ là một trong những người đi đầu đã và đang phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, được chính phủ nhiều nước trong đó có Mỹ ủng hộ.
Ngày trước khi chúng ta chống Mỹ, nhân loại tiến bộ đã đứng về phía chúng ta vì chúng ta có chính nghĩa. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta đánh giá rất cao sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Hôm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính Quyền chuyên chính vô sản, về đối ngoại, chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, bị trói chặt vào 16 chữ vàng và bốn tốt, lúc nào cũng chỉ sợ ông bạn lớn hàng xóm mếch lòng gây khó dễ thậm chí sẵn sàng mang quân sang xâm lược nước ta một lần nữa, lúc nào cũng lo sợ nếu Trung Quốc đánh ta thì ta lấy gì mà chống đỡ khi cố tình quên mất lịch sử Trung Quốc trong nghìn năm qua đã đánh ta nhiều lần và ta đã đánh lại và chiến thắng nhiều lần. Chắc chắn Trung Quốc sẽ còn đánh ta nữa và ta sẽ chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi một lần nữa. Đó là quy luật bất biến của lịch sử mà không ai có thể trốn tránh được, về đối nội các quan chức ăn của dân bất cứ thứ gì có thể ăn được đến nỗi chính các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước phải kêu lên về nguy cơ của sự suy thoái. Nguy hiểm nhất là tệ tham nhũng tập thể, ăn chia trên dưới bao che cho nhau, nhóm lợi ích hoành hành chi phối cả các chủ trương chính sách, lợi dụng quyền lực đẻ ra cơ chế để tham nhũng. Gần đây nhất, thông tư 16 của Bộ Xây Dựng là một ví dụ điển hình lãnh đạo Bộ Xây Dựng bắt tay với Nhà Đầu Tư gây thiệt hại cho người xử dụng nhà chung cư. Những người dân, từ người nông dân bị mất đất rơi vào vòng xoáy nghèo túng, người công nhân bị thất nghiệp và không được công đoàn bảo vệ, người tri thức không có điều kiên phát huy tài năng để cống hiến cho đất nước, các nhà báo không được nói, không dám nói lên sự thật để khỏi bị bắt bớ, bị mất chức, mất việc làm … Tất cả đều mong có sự thay đổi. Họ không tin vào những lời nói của các vị lãnh đạo. Họ nói thẳng là các vị đang mị dân. Phong trào xã hội dân sự đang ngày càng phát huy sức mạnh tiềm ẩn của nó và nó đánh giá rất cao sự ủng hộ của chính phủ các nước, những nước đi tiên phong trong phong trào dân chủ và nhân quyền.
Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam phải cho phái bộ Mỹ tiếp xúc các nhân vật bất đồng chính kiến là một sự nhượng bộ, hay bước đi đáng ghi nhận. Phải chăng đây là một sự mà cả, trao đổi gì đó?
Dẫu sao ở thời điểm tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp sau những sự kiện xảy ra ở Ucraina, ở Venezuela, sự bùng nổ rất có thể xảy ra khi cái sảy nảy cái ung. Vì thế việc hai bên và cả Cù Huy Hà Vũ chấp nhận đi Mỹ chữa bệnh là một sự thỏa hiệp cần thiết để tháo ngòi nổ phản kháng ngày càng mạnh mẽ của xã hội dân sự.
Biết rằng cho Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ là “thả hổ về rừng”. Biết rằng Mỹ sẽ đào tạo và dùng con bài Cù Huy Hà Vũ khi Việt Nam có thay đổi về chính trị như đã xảy ra ở nhiều nước khác. Biết rằng Cù Huy Hà Vũ là nhân vật sẽ đóng vai trò lịch sử đối với vận mệnh của đất nước. Biết vậy mà chính phủ Việt Nam vẫn phải chấp nhận, đủ biết sức ép từ phía Mỹ mạnh như thế nào. Phải chăng đó là một bước “đi dây” nguy hiểm của nhà cầm quyền?
Không tuyên bố trả tự do sớm trước thời hạn cho Cù Huy Hà Vũ có nghĩa là khi chữa bệnh xong trở về nước thì Cù Huy Hà Vũ tiếp tục vào nhà tù để chịu nốt những năm tháng còn lại của án tù. Đó cũng là điều bình thường. Nó chứng tỏ chúng ta rất nhân đạo, và sòng phẳng. Trung Quốc đã không làm như vậy. Nhà đấu tranh nhân quyền mù mắt đã phải trốn vào Đại sứ quán Mỹ để rồi sang được nước Mỹ tiếp tục đấu tranh, nhưng Ngải Vị Vị thì không.
Nếu Cù Huy Hà Vũ trở về trong tư thế của người tù hay trong tư thế của nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thì ông đều là người anh hùng.
Thế là sau nhiều tháng ngày bị giam cầm với sự “chăm sóc” đặc biệt, một trong những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm tiêu biểu đã được hít thở không khí tự do ngay trên quê hương của “thế giới tự do” cho dù chỉ là đi chữa bệnh và khi trở về có thể sẽ lại vô khám tiếp tục hưởng sự “chăm sóc” đặc biệt của nhà tù cộng sản.
Dẫu sao đây cũng là một tin vui cho những người yêu mến và cảm phục tinh thần đấu tranh quả cảm không biết mệt mỏi cho nền dân chủ và nhân quyền của Cù Huy Hà Vũ, con trai của một trong nhà lập quốc nổi tiếng không cộng sản - nhà thơ Cù Huy Cận.
Cù Huy Hà Vũ là một người tài, ông là luật sư – điều đó thì rõ rồi, nhưng từ trong tù, những bức tranh tự họa hay bức tranh vẽ tặng Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhân dịp đại tướng tròn 100 tuổi thì mọi người còn biết ông còn là một họa sĩ có tài.
Về luật sư, ông được đào tạo bài bản ở Pháp - một nước tư bản sớm phát triển, quê hương của Montesquieu, cha đẻ của Tam Quyền Phân Lập, dĩ nhiên ông chịu ảnh hưởng rất lớn của nền tự do dân chủ tư sản. Trở về nước ông mở văn phòng luật sư nhưng đối tượng đấu tranh mà ông nhắm vào không chỉ là bảo vệ những người đi khiếu kiện mà nay ta gọi là “dân oan” mà chính ông vác đơn đi kiện cả thủ tướng. Không ít người cho rằng ông là một người hoang tưởng khi “đội đá vá trời” trong chế độ độc đảng toàn trị, khi tự ứng cử đại biểu quốc hội, khi ứng cử chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa. Cũng không ít người cho rằng ông là người ngông cuồng hay mắc bệnh vĩ cuồng. Nhưng rất nhiều người, xin nhắc lại rất nhiều người ngưỡng mộ ông, cảm phục tinh thần đấu tranh dũng cảm không khoan nhượng của ông, coi ông là tương lai của đất nước, đặc biệt họ khâm phục thái độ bất khuất trước Tòa Án kết tội “phản động” của ông – một vụ án ô nhục “hai bao cao su” sẽ còn để lại vết nhơ dài lâu cho nền tư pháp của Việt Nam. Những tin tức ít ỏi, hiếm hoi từ trong tù báo tin ông tuyệt thực, rồi từ chối tiếp xúc với phái bộ nhân quyền của Mỹ càng làm cho mọi người thêm cảm phục ông.
Ngày xưa, những người cộng sản đấu tranh bí mật và công khai chống lại chế độ cường quyền đô hộ của thực dân Pháp đã bị tù đày, bị xử tử hình đã nêu một tấm gương đấu tranh bất khuất cổ vũ mọi người yêu nước đứng lên theo lời kêu gọi của Việt Minh và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiến hành cách mạng tháng Tám thành công xây dựng nền dân chủ cộng hòa trên đất nước “một nghìn năm đô hộ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây” thì người ta liên tưởng ngay đến hình ảnh người thanh niên yêu nước Cù Huy Hà Vũ hôm nay. Nhưng ông khác những người cộng sản ở chỗ ông là người có học, ông đấu tranh bất bạo động đòi tự do dân chủ cho đồng bào của ông và ông không cô độc. Phong trào dân chủ mà điển hình là “xã hội dân chủ” đang phát triển mạnh mẽ trên cả nước. Nhiều tiếng nói phản biện đã làm cho chính quyền run sợ. Những vụ bắt bớ những blogger và những người biểu tình chống Trung Quốc, những cuộc đàn áp dân oan khiếu kiện đất đai … đã chứng minh điều đó.
Phong trào đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền mà Cù Huy Hà Vũ là một trong những người đi đầu đã và đang phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu, được chính phủ nhiều nước trong đó có Mỹ ủng hộ.
Ngày trước khi chúng ta chống Mỹ, nhân loại tiến bộ đã đứng về phía chúng ta vì chúng ta có chính nghĩa. Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chúng ta đánh giá rất cao sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới.
Hôm nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính Quyền chuyên chính vô sản, về đối ngoại, chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, bị trói chặt vào 16 chữ vàng và bốn tốt, lúc nào cũng chỉ sợ ông bạn lớn hàng xóm mếch lòng gây khó dễ thậm chí sẵn sàng mang quân sang xâm lược nước ta một lần nữa, lúc nào cũng lo sợ nếu Trung Quốc đánh ta thì ta lấy gì mà chống đỡ khi cố tình quên mất lịch sử Trung Quốc trong nghìn năm qua đã đánh ta nhiều lần và ta đã đánh lại và chiến thắng nhiều lần. Chắc chắn Trung Quốc sẽ còn đánh ta nữa và ta sẽ chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược ra khỏi bờ cõi một lần nữa. Đó là quy luật bất biến của lịch sử mà không ai có thể trốn tránh được, về đối nội các quan chức ăn của dân bất cứ thứ gì có thể ăn được đến nỗi chính các lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà Nước phải kêu lên về nguy cơ của sự suy thoái. Nguy hiểm nhất là tệ tham nhũng tập thể, ăn chia trên dưới bao che cho nhau, nhóm lợi ích hoành hành chi phối cả các chủ trương chính sách, lợi dụng quyền lực đẻ ra cơ chế để tham nhũng. Gần đây nhất, thông tư 16 của Bộ Xây Dựng là một ví dụ điển hình lãnh đạo Bộ Xây Dựng bắt tay với Nhà Đầu Tư gây thiệt hại cho người xử dụng nhà chung cư. Những người dân, từ người nông dân bị mất đất rơi vào vòng xoáy nghèo túng, người công nhân bị thất nghiệp và không được công đoàn bảo vệ, người tri thức không có điều kiên phát huy tài năng để cống hiến cho đất nước, các nhà báo không được nói, không dám nói lên sự thật để khỏi bị bắt bớ, bị mất chức, mất việc làm … Tất cả đều mong có sự thay đổi. Họ không tin vào những lời nói của các vị lãnh đạo. Họ nói thẳng là các vị đang mị dân. Phong trào xã hội dân sự đang ngày càng phát huy sức mạnh tiềm ẩn của nó và nó đánh giá rất cao sự ủng hộ của chính phủ các nước, những nước đi tiên phong trong phong trào dân chủ và nhân quyền.
Trong bối cảnh đó, chính phủ Việt Nam phải cho phái bộ Mỹ tiếp xúc các nhân vật bất đồng chính kiến là một sự nhượng bộ, hay bước đi đáng ghi nhận. Phải chăng đây là một sự mà cả, trao đổi gì đó?
Dẫu sao ở thời điểm tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp sau những sự kiện xảy ra ở Ucraina, ở Venezuela, sự bùng nổ rất có thể xảy ra khi cái sảy nảy cái ung. Vì thế việc hai bên và cả Cù Huy Hà Vũ chấp nhận đi Mỹ chữa bệnh là một sự thỏa hiệp cần thiết để tháo ngòi nổ phản kháng ngày càng mạnh mẽ của xã hội dân sự.
Biết rằng cho Cù Huy Hà Vũ đi Mỹ là “thả hổ về rừng”. Biết rằng Mỹ sẽ đào tạo và dùng con bài Cù Huy Hà Vũ khi Việt Nam có thay đổi về chính trị như đã xảy ra ở nhiều nước khác. Biết rằng Cù Huy Hà Vũ là nhân vật sẽ đóng vai trò lịch sử đối với vận mệnh của đất nước. Biết vậy mà chính phủ Việt Nam vẫn phải chấp nhận, đủ biết sức ép từ phía Mỹ mạnh như thế nào. Phải chăng đó là một bước “đi dây” nguy hiểm của nhà cầm quyền?
Không tuyên bố trả tự do sớm trước thời hạn cho Cù Huy Hà Vũ có nghĩa là khi chữa bệnh xong trở về nước thì Cù Huy Hà Vũ tiếp tục vào nhà tù để chịu nốt những năm tháng còn lại của án tù. Đó cũng là điều bình thường. Nó chứng tỏ chúng ta rất nhân đạo, và sòng phẳng. Trung Quốc đã không làm như vậy. Nhà đấu tranh nhân quyền mù mắt đã phải trốn vào Đại sứ quán Mỹ để rồi sang được nước Mỹ tiếp tục đấu tranh, nhưng Ngải Vị Vị thì không.
Nếu Cù Huy Hà Vũ trở về trong tư thế của người tù hay trong tư thế của nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền thì ông đều là người anh hùng.
Lương Kháu Lão
(Dân luận)
NHÀ HOẠT ĐỘNG BÙI THỊ MINH HẰNG TIẾP TỤC TUYỆT THỰC SANG NGÀY THỨ 22
Free Bùi thị Minh Hằng FB
6h30 sáng ngày hôm nay 04/03/2014, Tí Hon cùng cha mẹ đón chuyến xe sớm nhất từ Saigon đi Cao Lãnh để hy vọng được thăm gặp bà ngoại của mình là nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng – hiện đang bị giam giữ trái phép tại trại tạm giam An Bình, Cao Lãnh, Đồng Tháp.10h00 xe cập bến Cao Lãnh. 10h50 Tí Hon mới đến được cổng trại tạm giam An Bình sau khi dừng ở Cao Lãnh rửa vài tấm hình cho ngoại. Hết giờ thăm gặp buổi sáng nên các thành viên của gia đình phải chờ ở ngoài đến 13h30 cho phiên thăm buổi chiều.
13h30 sau khi làm thủ tục gửi đồ và tiền tiếp tế, sổ thăm nuôi thì cán bộ trại giam (xin phép không nêu tên) từ chối cho thăm gặp với lý do: Vụ án đang trong quá trình điều tra, nên người nhà không được gặp.
Tại đây, sau khi trình bày hoàn cảnh gia đình đường xá xa xôi, từ Sơn Tây cháu nhỏ vào thăm bà, thì cán bộ trại tạm giam hứa sẽ cố gắng xin ý kiến lãnh đạo để gửi cho nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng những tấm hình của Tí Hon cùng 3 dòng thư gửi động viên bà giữ vững tinh thần.
Cán bộ trại giam xác nhận: “Bà Bùi Thị Minh Hằng vẫn tiếp tục tuyệt thực. Tuy nhiên, sức khỏe vẫn đảm bảo bởi trại tạm giam có bác sỹ khám thường xuyên”
Kể từ ngày 11/02/2014 đến nay, nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng đã bị giam giữ 22 ngày mà chưa có bất cứ một lệnh tạm giam nào được đưa ra. Cũng số ngày đó là số ngày mà bà tuyệt thực để phản đối hành động đánh đập, bắt người, tra khảo vô cớ của công an Đồng Tháp.
Chúng tôi đang thực sự quan ngại đến tình trạng sức khỏe của Bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh.
Tin từ các đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo cho biết, công an Lấp Vò tiếp tục gửi Giấy Triệu tập tới các đồng đạo đã bị bắt chung với 3 người nêu trên. Phán đoán rằng do không thể khai thác được 03 người này, nên công an Lấp Vò đang cố gắng sách nhiễu những người còn lại, hòng tiếp tục ngụy tạo chứng cứ, hoàn chỉnh hồ sơ để đưa ra truy tố Bà Bùi Thị Minh Hằng.
Chúng tôi cực lực phản đối hành động coi thường Hiến pháp, Pháp luật, coi thường sự hiểu biết của người dân quan tâm.
Free Bui Thi Minh Hang now!
Tuyên bố của Con Đường Việt Nam về kết quả phiên tòa xét xử nhà báo Trương Duy Nhất
Ngày 4/3/2014, trong một phiên toà “công khai” nhưng công chúng bị phong toả nghiêm ngặt, bất chấp lời bào chữa
của Ls. Trần Vũ Hải, blogger, nhà báo tự do Trương Duy Nhất đã bị toà
án nhân dân Đà Nẵng xử dụng khung phạt “nghiêm trọng” của điều luật 258
để tuyên án 2 năm tù, sau khi bị bắt giam khẩn cấp từ tháng 5/2013.
Rõ ràng là nhà báo Trương Duy Nhất đã bị chính quyền bắt giam và bỏ tù vì những bài viết từ trang blog "Một góc nhìn khác" của mình. Trong đó, ông chỉ thể hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân qua việc chỉ trích chính quyền, thẳng thắn chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm về tình trạng "hỗn loạn chính trị" và "tham nhũng không kiểm soát nổi" ở trong nước, đề nghị họ nên từ chức đồng thời nêu lên những lo lắng về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Như mọi người đã biết, điều 258 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là một điều luật mơ hồ đã được chính phủ Việt Nam xử dụng triệt để nhằm đàn áp tiếng nói chỉ trích của công dân. Cụ thể, chính quyền Việt Nam đã bắt giam blogger Hương Trà trong năm 2010 và 3 blogger hoạt động cho dân chủ và quyền con người (Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy) trong tháng 5 và tháng 6 năm nay bằng các suy diễn áp đặt từ điều luật 258. Trong tuyên bố gửi đến LHQ và các cơ quan ngoại giao quốc tế, Mạng lưới blogger Việt Nam đã xem điều luật 258 là hành động vi phạm bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, vi phạm điều khoản về quyền tự do tư tưởng, tự do thu nhận, quảng bá tin tức và truyền đạt ý kiến.
Con Đường Việt Nam cực lực phản đối bản án nói trên và cho rằng:
1. Quy trình xét xử và bản án đối với nhà báo Trương Duy Nhất ngày 4/3/2014 đang phô bày một chính quyền tiếp tục gia tăng đàn áp lên các công dân vốn chỉ bày tỏ chính kiến bất đồng của mình một cách ôn hoà.
2. Hành động này của chính quyền không chỉ làm tổn thương hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn sói mòn thêm mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trong hoàn cảnh đất nước đang chịu nhiều thử thách về chính trị, an toàn lãnh thổ và xã hội như hiện nay.
Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam, một thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sớm xem xét lại bản án để trả tự do cho nhà báo Trương Duy Nhất, loại bỏ điều 258 để thể hiện đối thoại thay vì đối đầu với những chỉ trích, bất đồng chính kiến của công dân.
Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và dư luận quốc tế hãy cùng lên án chính quyền Việt Nam trong bản án sai trái này và coi sự kiện truy tố, quy trình xét xử và bản án áp đặt lên nhà báo Trương Duy Nhất là một trong những bằng chứng tiếp tục và rõ ràng hơn nữa trong những vụ việc vi phạm quyền con người của chính quyền Việt Nam, bất chấp những khuyến nghị cụ thể về điều 258 mà các nước đã nêu lên trong buổi Điều trần định kỳ (UPR) lần thứ 18 vừa qua.
TM. Con Đường Việt Nam
Lê Quốc Tuấn
Ngày 4 tháng 3 năm 2014
Rõ ràng là nhà báo Trương Duy Nhất đã bị chính quyền bắt giam và bỏ tù vì những bài viết từ trang blog "Một góc nhìn khác" của mình. Trong đó, ông chỉ thể hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân qua việc chỉ trích chính quyền, thẳng thắn chỉ trích Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải chịu trách nhiệm về tình trạng "hỗn loạn chính trị" và "tham nhũng không kiểm soát nổi" ở trong nước, đề nghị họ nên từ chức đồng thời nêu lên những lo lắng về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Như mọi người đã biết, điều 258 của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là một điều luật mơ hồ đã được chính phủ Việt Nam xử dụng triệt để nhằm đàn áp tiếng nói chỉ trích của công dân. Cụ thể, chính quyền Việt Nam đã bắt giam blogger Hương Trà trong năm 2010 và 3 blogger hoạt động cho dân chủ và quyền con người (Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy) trong tháng 5 và tháng 6 năm nay bằng các suy diễn áp đặt từ điều luật 258. Trong tuyên bố gửi đến LHQ và các cơ quan ngoại giao quốc tế, Mạng lưới blogger Việt Nam đã xem điều luật 258 là hành động vi phạm bản Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, vi phạm điều khoản về quyền tự do tư tưởng, tự do thu nhận, quảng bá tin tức và truyền đạt ý kiến.
Con Đường Việt Nam cực lực phản đối bản án nói trên và cho rằng:
1. Quy trình xét xử và bản án đối với nhà báo Trương Duy Nhất ngày 4/3/2014 đang phô bày một chính quyền tiếp tục gia tăng đàn áp lên các công dân vốn chỉ bày tỏ chính kiến bất đồng của mình một cách ôn hoà.
2. Hành động này của chính quyền không chỉ làm tổn thương hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn sói mòn thêm mối quan hệ giữa chính quyền và người dân trong hoàn cảnh đất nước đang chịu nhiều thử thách về chính trị, an toàn lãnh thổ và xã hội như hiện nay.
Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam, một thành viên của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc sớm xem xét lại bản án để trả tự do cho nhà báo Trương Duy Nhất, loại bỏ điều 258 để thể hiện đối thoại thay vì đối đầu với những chỉ trích, bất đồng chính kiến của công dân.
Chúng tôi kêu gọi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và dư luận quốc tế hãy cùng lên án chính quyền Việt Nam trong bản án sai trái này và coi sự kiện truy tố, quy trình xét xử và bản án áp đặt lên nhà báo Trương Duy Nhất là một trong những bằng chứng tiếp tục và rõ ràng hơn nữa trong những vụ việc vi phạm quyền con người của chính quyền Việt Nam, bất chấp những khuyến nghị cụ thể về điều 258 mà các nước đã nêu lên trong buổi Điều trần định kỳ (UPR) lần thứ 18 vừa qua.
TM. Con Đường Việt Nam
Lê Quốc Tuấn
Ngày 4 tháng 3 năm 2014
Vietnam Path Movement's statement on Article 258 and The Trial of freelance journalist Truong Duy Nhat
On 04/03/2014, in a “public trial” and yet the public was strictly
blocked from attending, despite the argument of defense attorney, Tran
Vu Hai, blogger and freelance journalist Truong Duy Nhat, was found
guilty of Vietnam Penal Code, Article 258 by the Da Nang People's Court.
Whereas a sentence under the “serious crime” provision of said penal
code section was applied in this case, and Mr. Truong Duy Nhat was
sentenced to a 2 year prison term, after being jailed since May 2013
under an emergency arrest warrant.
It is without a doubt that journalist Truong Duy Nhat was arrested and jailed by the Vietnam government for writing and positing his blog posts on his very own blog, "Another View ". On his blog, Mr. Truong solely exercising his rights and obligations as a citizen in criticizing the shortcomings of the Vietnam government and outwardly criticizing the Prime Minister Nguyen Tan Dung and General Secretary Nguyen Phu Trong of the Communist Party, requesting them to be responsible for the country’s " political chaos " and "uncontrolled corruption" and proposing them to resign from their positions. His blog posts also raised concerns about the claims of China to maritime territory off the Vietnamese coast.
As you all may know, Article 258 of the Penal Code of 1999, as amended in 2009, penalizing conducts that "take advantage of the democratic freedom and rights to infringe upon the interests of the State, the rights and interests of organizations citizens", is an ambiguous law that has been thoroughly implemented by the government of Vietnam to suppress the voices of citizens who dare to criticize. Specifically, Vietnam authorities had arrested blogger Huong Tra in 2010 and 3 other active bloggers who blog for democracy and human rights in Vietnam in May and June 2013 (Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy) by imposing the government own interpretation of Article 258. In a collaborative statement sent to UN agencies and international diplomacy, Vietnam Bloggers Network has stated that Article 258 is a violation of the Universal Declaration of Human Rights, specifically, the violations of Article 19 – the right to freedom of opinion and expression, including the freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.
The Vietnam Path Movement vehemently rejects the verdict against Mr. Truong Duy Nhat and by doing so, states:
1. The trial proceedings and its verdict against journalist Truong Duy Nhat on March 4, 2014 is a demonstration of a continued increase in the government crackdown on citizens who only express their dissent peacefully.
2. This action of the government not only damage Vietnam's image in the international arena, but also erode the relationship between the government and the people of the country where the country is currently facing many challenges with its politics, security, territory, and society.
Whereas, we call on the government of Vietnam, a member of the UN Human Rights Council, to reconsider this verdict immediately and to release journalist Truong Duy Nhat, to abolish Article 258 to demonstrate its willingness to start a dialogue instead of direct confrontation when faces with criticism and dissent by its citizens.
Whereas, we call on the Human Rights Council of the United Nations and the international community to jointly condemn the government of Vietnam in regard to this wrongful verdict and to consider the events leading to the prosecution, trial proceedings and the verdict imposed on journalist Truong Duy Nhat as another piece of evidence offered to show the furthering of the blatant human rights violations by the government of Vietnam, despite the fact that the government has received specific recommendations from about 258 countries at the 18th Universal Periodic Review in this past month.
On Behalf of Vietnam Path Movement
Le Quoc Tuan
March 4, 2014
It is without a doubt that journalist Truong Duy Nhat was arrested and jailed by the Vietnam government for writing and positing his blog posts on his very own blog, "Another View ". On his blog, Mr. Truong solely exercising his rights and obligations as a citizen in criticizing the shortcomings of the Vietnam government and outwardly criticizing the Prime Minister Nguyen Tan Dung and General Secretary Nguyen Phu Trong of the Communist Party, requesting them to be responsible for the country’s " political chaos " and "uncontrolled corruption" and proposing them to resign from their positions. His blog posts also raised concerns about the claims of China to maritime territory off the Vietnamese coast.
As you all may know, Article 258 of the Penal Code of 1999, as amended in 2009, penalizing conducts that "take advantage of the democratic freedom and rights to infringe upon the interests of the State, the rights and interests of organizations citizens", is an ambiguous law that has been thoroughly implemented by the government of Vietnam to suppress the voices of citizens who dare to criticize. Specifically, Vietnam authorities had arrested blogger Huong Tra in 2010 and 3 other active bloggers who blog for democracy and human rights in Vietnam in May and June 2013 (Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy) by imposing the government own interpretation of Article 258. In a collaborative statement sent to UN agencies and international diplomacy, Vietnam Bloggers Network has stated that Article 258 is a violation of the Universal Declaration of Human Rights, specifically, the violations of Article 19 – the right to freedom of opinion and expression, including the freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers.
The Vietnam Path Movement vehemently rejects the verdict against Mr. Truong Duy Nhat and by doing so, states:
1. The trial proceedings and its verdict against journalist Truong Duy Nhat on March 4, 2014 is a demonstration of a continued increase in the government crackdown on citizens who only express their dissent peacefully.
2. This action of the government not only damage Vietnam's image in the international arena, but also erode the relationship between the government and the people of the country where the country is currently facing many challenges with its politics, security, territory, and society.
Whereas, we call on the government of Vietnam, a member of the UN Human Rights Council, to reconsider this verdict immediately and to release journalist Truong Duy Nhat, to abolish Article 258 to demonstrate its willingness to start a dialogue instead of direct confrontation when faces with criticism and dissent by its citizens.
Whereas, we call on the Human Rights Council of the United Nations and the international community to jointly condemn the government of Vietnam in regard to this wrongful verdict and to consider the events leading to the prosecution, trial proceedings and the verdict imposed on journalist Truong Duy Nhat as another piece of evidence offered to show the furthering of the blatant human rights violations by the government of Vietnam, despite the fact that the government has received specific recommendations from about 258 countries at the 18th Universal Periodic Review in this past month.
On Behalf of Vietnam Path Movement
Le Quoc Tuan
March 4, 2014
Cựu thù Việt–Mỹ
Trong vòng hai thập kỷ qua, Hoa Kỳ
và Việt Nam đã đúc kết thành mối quan hệ gần gũi hơn bao giờ hết. Các
chuyến thăm bắt đầu vào đầu thập niên 1990, trong đó có cả các chuyến
thăm Hà Nội của Thượng nghị sĩ John McCain và John Kerry, cả hai đều là
cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Hai nước đã chính thức khôi phục lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995, và Tổng thống Bill Clinton đã đến thăm nước này vào năm 2000 nhằm thảo luận về vấn đề thương mại và an ninh. Hai nước cũng đạt được Hiệp định Thương mại Song phương hồi năm 2001 và 2003, và Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ bình thường hóa thương mại dẫn đến sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.
Hai nước đã chính thức khôi phục lại quan hệ ngoại giao vào năm 1995, và Tổng thống Bill Clinton đã đến thăm nước này vào năm 2000 nhằm thảo luận về vấn đề thương mại và an ninh. Hai nước cũng đạt được Hiệp định Thương mại Song phương hồi năm 2001 và 2003, và Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ bình thường hóa thương mại dẫn đến sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.
Ngày nay, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt
Nam đang ở trên đỉnh cao và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Năm 2013, chính
phủ hai nước đã chính thức ký kết hợp tác các chính sách liên quan đến
chiến lược và quân sự, mở rộng các hoạt động quân sự chung với nhau.
Mặc dù Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục cấm cung cấp viện trợ các thiết bị sát
thương cho Việt Nam nhưng các lĩnh vực ít gây tranh cãi hơn chẳng hạn
như an ninh hàng hải vẫn tiếp tục phát triển. Chỉ trong tuần vừa qua,
Tổng thống Obama đã phê chuẩn kế hoạch hợp tác hạt nhân giữa hai nước.
Việt Nam và Hoa Kỳ cũng có thể sớm hoàn tất Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
(Trans-Pacific Partnership – TPP), một hiệp định tự do thương mại đa
phương dự kiến sẽ giảm thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu vào các quốc
gia thành viên.
Nhìn từ một khía cạnh khác, tất cả điều này đã tạo nên một câu chuyện đáng chú ý. Bình thường hóa quan hệ giữa các nước tất nhiên không thể tránh khỏi trong thế kỷ 21 – như nhiều người gọi đây là Thế kỷ châu Á – cho nên rất khó để Hoa Kỳ tiếp tục đứng nhìn mà không hợp tác. Nhưng đối với Hoa Kỳ và Việt Nam, một kết quả đáng chú ý hơn đã xảy ra: Hai kẻ cựu thù đã bỏ qua quá khứ đẫm máu và bi thảm để bắt đầu nhìn sâu vào các lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm. Đây là một câu chuyện đáng ca ngợi.
Tuy nhiên, các câu hỏi chính đáng vẫn tiếp tục phát sinh. Liệu kết quả trong việc tái lập mối quan hệ này sẽ như thế nào, và Hoa Kỳ sẽ đạt được những gì? Suy cho cùng, lỗi hệ thống cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là: Việt Nam không phải là một nước dân chủ. Chính phủ của nước này lâu nay do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát, và Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử công bằng. Nước này chỉ có một đảng chính trị, tức Đảng Cộng sản Việt Nam, và tự một mình đảng này định đoạt số phận của 90 triệu dân bằng áp dụng các lý thuyết kinh tế cải cách của Trung Quốc cũng như các văn bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách thực dụng nhằm duy trì quyền lực của đảng. Khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hay Ngoại trưởng John Kerry gặp các đối tác Việt Nam của họ, họ không gặp những người thực sự đại diện cho nhân dân Việt Nam. Ngược lại, họ chỉ gặp các lãnh đạo đảng – những người đã và đang hưởng lợi từ việc lạm dụng các chính sách nhân quyền để củng cố quyền lực chính trị của họ.
Để bảo đảm quyền lực, Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu đã đàn áp các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo. Các hành vi đơn giản như chỉ trích chính phủ hoặc chỉ trích Đảng Cộng sản, hay phơi bày các vấn đề liên quan đến tham nhũng hoặc năng lực quản lý yếu kém của chính phủ đều có thể dẫn đến cáo buộc tội hình sự và các án tù dài hạn. Và đối với bộ máy an ninh nội địa khổng lồ như Bộ Công an đang thống trị cuộc sống hàng ngày của người dân thì Việt Nam có rất ít các tổ chức xã hội dân sự hoạt động để đối phó lại với các vấn đề chính trị, ngoại trừ các chủ đề ít nhạy cảm hơn như quyền sự dụng đất hay môi trường. Cho đến nay Việt Nam vẫn không có các tổ chức độc lập như công đoàn lao động, truyền thông hay tổ chức nhân quyền.
Khi đối mặt với vấn đề này, trong những năm gần đây nhiều người tại Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào các hình thức bất đồng chính kiến, đặt câu hỏi về các chính sách của chính phủ, lên tiếng về các vụ tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng. Nhưng để đáp ứng lại các hành động trên, chính phủ đã tăng cường nhiều chiến dịch đàn áp. Ít nhất có 63 tù nhân chính trị đã bị kết án trong năm 2013, tăng từ con số 40 người trong năm 2012 và 33 người so với năm 2011. Việt Nam hiện có ít nhất 150 tù nhân chính trị đang ở phía sau song sắt, và con số này trong thực tế có thể lên hơn 200 người. Các con có thể cao hơn rất nhiều nhưng với các vụ bắt giữ ngày càng gia tăng cũng đủ để gửi ra thông điệp nhằm làm nản lòng nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án mạnh mẽ những hành vi đàn áp này, ngay cả các quan chức Lầu Năm Góc và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng tiếp tục gặp gỡ để nêu lên chủ đề này trong các cuộc đàm phán về chiến lược và thương mại. Chính quyền Obama đã phần nào mất điểm sau khi hủy bỏ chuyến đi quan trọng tới châu Á vào mùa thu năm ngoái vì sự kiện đóng cửa chính phủ tại Washington. Tổng thống Obama rất muốn chứng minh chính sách “tái cân bằng” tại châu Á vẫn còn nguyên vẹn, ngay cả khi Hoa Kỳ dồn nhiều sự chú ý vào các vấn đề ở Trung Đông và một số nơi khác. Về mặt kinh tế, Việt Nam hiện hưởng lợi rất nhiều trong các cuộc đàm phán TPP so với Washington, vì Hoa Kỳ đã có sẵn các thỏa thuận thương mại tự do với hầu hết các đối tác khác trong TPP. Nhưng Nhà Trắng đã tiếp tục ve vãn chính phủ Việt Nam và xem nước này như một đối tác quan trọng trong “trục” châu Á, bằng chứng là mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Nhà Trắng hồi mùa hè 2013 và Tổng thống Obama hứa hẹn sẽ sớm thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2016.
Tổng thống Obama có lẽ nên biết rằng chính sách tái cân bằng tại châu Á nên nghiên nặng về chiến lược và kinh tế nhiều hơn – một trục xoay không phải nhắm đến châu Á mà phải nhắm đến người châu Á. Trong một bài phát biểu về chính sách châu Á tại Úc vào năm 2011, ông đã nói về các nhà hoạt động, bao gồm cả các nhà hoạt động chính trị ở Việt Nam, đã bất chấp sự đàn áp “bao gồm cả các hành vi nhỏ nhất để bày tỏ lòng can đảm mà thế giới chưa từng thấy” bằng cách viết blog, ký tên vào các lời kêu gọi. “Những người như thế này thế giới sẽ không bao giờ quên”, ông nói. “Lịch sử sẽ đứng về phía tự do – các xã hội tự do, các chính phủ tự do, các nền kinh tế tự do, và những con người tự do”.
Nhưng để đạt được tự do thì không chỉ đơn giản bằng cách sử dụng những từ ngữ cao cả. Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu chính quyền Obama có trực tiếp đan xen các phần thưởng này vào quan hệ Mỹ–Việt hay không – từ lợi ích thương mại đến mối quan hệ chiến lược – và buộc chính phủ Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của nước này. Các lãnh đạo của Việt Nam sẽ không thả lỏng bàn tay đàn áp của họ trừ khi họ bị áp lực, và Hoa Kỳ là nước có vị trí tốt nhất trên thế giới để gây những áp lực đó.
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước John Sifton, Tạp chí Politico
John Sifton là Giám đốc vận động khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
Nhìn từ một khía cạnh khác, tất cả điều này đã tạo nên một câu chuyện đáng chú ý. Bình thường hóa quan hệ giữa các nước tất nhiên không thể tránh khỏi trong thế kỷ 21 – như nhiều người gọi đây là Thế kỷ châu Á – cho nên rất khó để Hoa Kỳ tiếp tục đứng nhìn mà không hợp tác. Nhưng đối với Hoa Kỳ và Việt Nam, một kết quả đáng chú ý hơn đã xảy ra: Hai kẻ cựu thù đã bỏ qua quá khứ đẫm máu và bi thảm để bắt đầu nhìn sâu vào các lĩnh vực mà cả hai cùng quan tâm. Đây là một câu chuyện đáng ca ngợi.
Tuy nhiên, các câu hỏi chính đáng vẫn tiếp tục phát sinh. Liệu kết quả trong việc tái lập mối quan hệ này sẽ như thế nào, và Hoa Kỳ sẽ đạt được những gì? Suy cho cùng, lỗi hệ thống cơ bản nhất trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ với Việt Nam là: Việt Nam không phải là một nước dân chủ. Chính phủ của nước này lâu nay do Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam kiểm soát, và Việt Nam chưa bao giờ tổ chức bầu cử công bằng. Nước này chỉ có một đảng chính trị, tức Đảng Cộng sản Việt Nam, và tự một mình đảng này định đoạt số phận của 90 triệu dân bằng áp dụng các lý thuyết kinh tế cải cách của Trung Quốc cũng như các văn bản về tư tưởng Hồ Chí Minh và chính sách thực dụng nhằm duy trì quyền lực của đảng. Khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hay Ngoại trưởng John Kerry gặp các đối tác Việt Nam của họ, họ không gặp những người thực sự đại diện cho nhân dân Việt Nam. Ngược lại, họ chỉ gặp các lãnh đạo đảng – những người đã và đang hưởng lợi từ việc lạm dụng các chính sách nhân quyền để củng cố quyền lực chính trị của họ.
Để bảo đảm quyền lực, Đảng Cộng sản Việt Nam từ lâu đã đàn áp các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tôn giáo. Các hành vi đơn giản như chỉ trích chính phủ hoặc chỉ trích Đảng Cộng sản, hay phơi bày các vấn đề liên quan đến tham nhũng hoặc năng lực quản lý yếu kém của chính phủ đều có thể dẫn đến cáo buộc tội hình sự và các án tù dài hạn. Và đối với bộ máy an ninh nội địa khổng lồ như Bộ Công an đang thống trị cuộc sống hàng ngày của người dân thì Việt Nam có rất ít các tổ chức xã hội dân sự hoạt động để đối phó lại với các vấn đề chính trị, ngoại trừ các chủ đề ít nhạy cảm hơn như quyền sự dụng đất hay môi trường. Cho đến nay Việt Nam vẫn không có các tổ chức độc lập như công đoàn lao động, truyền thông hay tổ chức nhân quyền.
Khi đối mặt với vấn đề này, trong những năm gần đây nhiều người tại Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào các hình thức bất đồng chính kiến, đặt câu hỏi về các chính sách của chính phủ, lên tiếng về các vụ tham nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng. Nhưng để đáp ứng lại các hành động trên, chính phủ đã tăng cường nhiều chiến dịch đàn áp. Ít nhất có 63 tù nhân chính trị đã bị kết án trong năm 2013, tăng từ con số 40 người trong năm 2012 và 33 người so với năm 2011. Việt Nam hiện có ít nhất 150 tù nhân chính trị đang ở phía sau song sắt, và con số này trong thực tế có thể lên hơn 200 người. Các con có thể cao hơn rất nhiều nhưng với các vụ bắt giữ ngày càng gia tăng cũng đủ để gửi ra thông điệp nhằm làm nản lòng nhiều nhân vật bất đồng chính kiến khác.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án mạnh mẽ những hành vi đàn áp này, ngay cả các quan chức Lầu Năm Góc và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cũng tiếp tục gặp gỡ để nêu lên chủ đề này trong các cuộc đàm phán về chiến lược và thương mại. Chính quyền Obama đã phần nào mất điểm sau khi hủy bỏ chuyến đi quan trọng tới châu Á vào mùa thu năm ngoái vì sự kiện đóng cửa chính phủ tại Washington. Tổng thống Obama rất muốn chứng minh chính sách “tái cân bằng” tại châu Á vẫn còn nguyên vẹn, ngay cả khi Hoa Kỳ dồn nhiều sự chú ý vào các vấn đề ở Trung Đông và một số nơi khác. Về mặt kinh tế, Việt Nam hiện hưởng lợi rất nhiều trong các cuộc đàm phán TPP so với Washington, vì Hoa Kỳ đã có sẵn các thỏa thuận thương mại tự do với hầu hết các đối tác khác trong TPP. Nhưng Nhà Trắng đã tiếp tục ve vãn chính phủ Việt Nam và xem nước này như một đối tác quan trọng trong “trục” châu Á, bằng chứng là mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Nhà Trắng hồi mùa hè 2013 và Tổng thống Obama hứa hẹn sẽ sớm thăm Việt Nam trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào năm 2016.
Tổng thống Obama có lẽ nên biết rằng chính sách tái cân bằng tại châu Á nên nghiên nặng về chiến lược và kinh tế nhiều hơn – một trục xoay không phải nhắm đến châu Á mà phải nhắm đến người châu Á. Trong một bài phát biểu về chính sách châu Á tại Úc vào năm 2011, ông đã nói về các nhà hoạt động, bao gồm cả các nhà hoạt động chính trị ở Việt Nam, đã bất chấp sự đàn áp “bao gồm cả các hành vi nhỏ nhất để bày tỏ lòng can đảm mà thế giới chưa từng thấy” bằng cách viết blog, ký tên vào các lời kêu gọi. “Những người như thế này thế giới sẽ không bao giờ quên”, ông nói. “Lịch sử sẽ đứng về phía tự do – các xã hội tự do, các chính phủ tự do, các nền kinh tế tự do, và những con người tự do”.
Nhưng để đạt được tự do thì không chỉ đơn giản bằng cách sử dụng những từ ngữ cao cả. Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu chính quyền Obama có trực tiếp đan xen các phần thưởng này vào quan hệ Mỹ–Việt hay không – từ lợi ích thương mại đến mối quan hệ chiến lược – và buộc chính phủ Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của nước này. Các lãnh đạo của Việt Nam sẽ không thả lỏng bàn tay đàn áp của họ trừ khi họ bị áp lực, và Hoa Kỳ là nước có vị trí tốt nhất trên thế giới để gây những áp lực đó.
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước John Sifton, Tạp chí Politico
John Sifton là Giám đốc vận động khu vực châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
GIỚI THIỆU TRANG “VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM”.
http://www.vandoandoclapvietnam.org/index.html
Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo. Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.
Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam , với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.
Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com Ngày 3 tháng 3 năm 2014 TM Ban vận động Nguyên Ngọc
*****************************************************
Tuyên bố
Vận động thành lập
Văn đoàn độc lập Việt Nam
Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc.Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình.
Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo. Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng.
Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn.
Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam , với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi.
Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước.
- Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ.
- Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người.
Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com Ngày 3 tháng 3 năm 2014 TM Ban vận động Nguyên Ngọc
Ban vận động
thành lập VĐĐLVN
- 1/ Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban)
- 2/ Bùi Chát – nhà thơ
- 3/ Bùi Minh Quốc – nhà thơ
- 4/ Bùi Ngọc Tấn – nhà văn
- 5/ Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ)
- 6/ Châu Diên – nhà văn, dịch giả
- 87 Dạ Ngân – nhà văn
- 8/ Dư Thị Hoàn – nhà thơ
- 9/ Dương Thuấn – nhà thơ
- 10/ Dương Tường – nhà thơ, dịch giả
- 11/ Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp)
- 12/ Đặng Văn Sinh – nhà văn
- 13/ Đoàn Lê – nhà văn
- 14/ Đoàn Thị Tảo – nhà thơ
- 15/ Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học
- 16/ Đỗ Trung Quân – nhà thơ
- 17/ Giáng Vân – nhà thơ
- 18/ Hà Sĩ Phu – nhà văn
- 19/ Hiền Phương – nhà văn
- 20/ Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
- 21/ Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả
- 22/ Hoàng Minh Tường – nhà văn
- 23/ Lê Hoài Nguyên – nhà thơ
- 24/ Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức)
- 25/ Lê Phú Khải – nhà văn
- 26/ Lưu Trọng Văn – nhà văn
- 27/ Mai Sơn – nhà văn dịch giả
- 28/ Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa
- 29/ Nam Dao – nhà văn (Canada)
- 30/ Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn
- 31/ Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ)
- 32/ Nguyễn Duy – nhà thơ
- 33/ Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ
- 34/ Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada)
- 35/ Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học
- 36/ Nguyễn Quang Lập – nhà văn
- 37/ Nguyễn Quang Thân – nhà văn
- 38/ Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ
- 39/ Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ
- 40/ Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn
- 41/ Phạm Đình Trọng – nhà văn
- 42/ Phạm Nguyên Trường – dịch giả
- 43/ Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
- 44/ Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả
- 45/ Phan Đắc Lữ – nhà thơ
- 46/ Phan Tấn Hải – nhà văn
- 47/ Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh
- 48/ Thùy Linh – nhà văn
- 49/ Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn
- 50/ Trang Hạ – nhà văn, dịch giả
- 51/ Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học
- 52/ Trần Huy Quang – nhà văn
- 53/ Trần Kỳ Trung – nhà văn
- 54/ Trần Thùy Mai – nhà văn
- 55/ Trịnh Hoài Giang – nhà thơ
- 56/ Trương Anh Thụy – nhà văn
- 57/ Võ Thị Hảo – nhà văn
- 58/ Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản)
- 59/ Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả
- 60/ Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp)
- 61/ Ý Nhi – nhà thơ
Trung Quốc bất ngờ tập trận tại Biển Đông
Bài này có lại trên Songmoi !!??
http://songmoi.vn/the-gioi-quoc-phong/trung-quoc-bat-ngo-tap-tran-tai-bien-dong
http://songmoi.vn/the-gioi-quoc-phong/trung-quoc-bat-ngo-tap-tran-tai-bien-dong
05/03/2014 – 09:48- Songmoi.vn
Theo World Tribune, lần đầu tiên, cả ba tàu siêu đổ bộ Type
071 của Trung Quốc đã được Hải quân nước này huy động trong một cuộc tập
trận với nội dung chiếm đảo trên Biển Đông vào tuần qua.
3 tàu siêu đổ bộ Type 071 của Trung Quốc. Ảnh: Defense Review
Tờ World Tribune cho biết cuộc tập trận diễn ra vào tuần trước mà
không nói rõ địa điểm và thời gian cụ thể. Ngoài 3 chiếc tàu siêu đổ bộ
nói trên, PLAN còn sử dụng các tàu khu trục, trực thăng quân sự và còn
có thể có sự tham gia của tàu ngầm.
Trang tin này không nói tới tàu sân bay Liêu Ninh, song thời gian
mà cuộc tập trận diễn ra sát với đợt huấn luyện đầu tiên trong năm 2014
của tàu này. Theo thông báo từ PLAN, tàu Liêu Ninh đã rời căn cứ Thanh
Đảo, Sơn Đông hôm 2/3 để thực hiện nhiệm vụ “huấn luyện và thử nghiệm”.
Trong thông báo dù không đề cập tới địa điểm song cuối năm 2013, Bộ Quốc
phòng Trung Quốc từng xác nhận thông tin sẽ tổ chức một cuộc tập trận
bắn đạn thật trên Biển Đông với chiến đấu cơ J-15 và tàu Liêu Ninh trong
năm nay.
Song điều đáng chú ý, nội dung của đợt tập trận mới nhất của Hải
quân Trung Quốc được cho là có nội dung chiếm đảo. Trước đó truyền thông
nước này khẳng định Bắc Kinh sẽ chiếm thêm đảo trên Trường Sa trong năm
2014. Trước thông tin này, Bộ Ngoại giao Philippines khẳng định sẽ phản
ứng nếu kế hoạch được triển khai.
Rappler ngày 3/3 đưa tin, một nhóm người Philippines đã kéo đến
trước cổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati nhằm biểu tình phản đối Hải
quân Trung Quốc đã tấn công ngư dân nước này bằng vòi rồng.
|
Chí Đăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét