Điểm yếu của điệp viên Phạm Xuân Ẩn
LTS: Bản đầy đủ của cuốn sách với tựa đề khá dài "X6 - Điệp viên hoàn
hảo - Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn" đã gây được sự chú ý
lớn tại Việt Nam và Mỹ. Như một hồi kí của điệp viên Phạm Xuân Ẩn dưới
góc nhìn của nhà sử học danh tiếng Larry Berman, "X6 - Điệp viên hoàn
hảo" đã giải mã khá nhiều cho người Mỹ về một người anh hùng của Việt
Nam và vẫn đang là dấu hỏi của CIA đến tận bây giờ.
Sau khi sự kiện 11/9 xảy ra, người Mỹ rất quan tâm tới trường hợp của
Phạm Xuân Ẩn và rất muốn biết cách nào ông đã xâm nhập sâu vào thế giới
báo chí cao cấp Mỹ, lấy được những thông tin tối mật mà không hề bị lộ
thân phận cho đến tận giờ phút cuối cùng.
Giáo sư Larry Berman tin rằng ông thật may mắn khi được Phạm Xuân Ẩn
trao gửi những thông tin và tâm sự quý giá lúc cuối đời - dù Berman biết
ông chỉ có được một phần trong rất nhiều những biến cố, suy tư trong
cuộc đời Phạm Xuân Ẩn.
Điệp viên, nhà báo, hay người bạn?
Trong cuốn sách gần 400 trang, ông đã tìm thấy rất nhiều điểm mạnh của điệp viên Phạm Xuân Ẩn, vậy còn điểm yếu?
- Điểm yếu là, một vài lần trong cuộc đời của một điệp viên, ông ấy đã
cứu những người Mỹ và người Việt phía Cộng hòa, điển hình là trường hợp
bác sĩ Trần Kim Tuyến. Theo góc nhìn của nhiều người và của nghề điệp
viên, đó là điểm yếu, và cũng là điều khiến ông ấy gặp rắc rối với chế
độ sau này.
Nhưng có thể xem đó là điểm yếu được sao? Ngoài việc là một điệp
viên, ông ấy cũng là một con người. Những người đó là bạn của ông ấy.
- Tôi đồng ý với bạn. Khi bạn hỏi, tôi cũng đưa ra một câu trả lời mà tôi thấy là hệ quả của "điểm yếu" đó.
Ông thấy Phạm Xuân Ẩn làm điều gì tốt hơn? Một điệp viên hay một nhà
báo, hay ông ấy luôn là một con người nhân văn trước khi là cả 2 điều
trên?
- Tôi nghĩ dù là một nhà báo giỏi, ông ấy còn là một điệp viên xuất sắc
hơn. Ông đã mang chiếc mặt nạ trong một thời gian rất dài mà không hề bị
phát hiện. Nhưng nếu câu hỏi là Ẩn có nhìn bản thân mình như là một
điệp viên không? Tôi nghĩ là không. Ông có nhìn bản thân mình như là một
nhà báo không? Tôi nghĩ là có.
Việt Nam đã dạy chúng tôi những giới hạn
Phạm Xuân Ẩn cũng rất ngưỡng mộ những giá trị mà người Mỹ đã đạt được
trong xã hội dân sự. Theo ông, những điều gì ở Mỹ thu hút Phạm Xuân Ẩn?
- Phạm Xuân Ẩn hiểu rằng câu chuyện về nước Mỹ là câu chuyện về một nền
dân chủ phát triển dần dần, một quá trình kéo dài tới hơn 200 năm. Và
như trong một cuốn sách khác tôi đã viết - cuốn "Tiếp cận nền dân chủ"
(Approaching Democracy- nước Mỹ giờ đây vẫn đang ở trong quá trình lao
động và phát triển đó.
Phạm Xuân Ẩn đặc biệt ngưỡng mộ các quyền tự do như tự do báo chí, ngôn
luận, khả năng nói hoặc viết bất cứ thứ gì dù với nỗi sợ hãi. Ông hiểu
rằng sức khỏe của một xã hội được phản ánh trong những thứ tự do như
vậy.
Tính tự nguyện, tự do ngôn luận, tự do tinh thần, niềm vui là những điều
Ẩn đã học được từ cuộc sống với người dân Mỹ tại California từ năm 1957
đến năm 1959, và như tôi đã nói trong cuốn sách, Ẩn nói với tôi rằng,
điều này đã mở ra một cách mới để ông nhìn thế giới và hành động. Đó là
những điều ông đã muốn làm sau chiến tranh và ông ngưỡng mộ khía cạnh
này.
Ông có nghĩ rằng có một áp lực đặt lên vai các Tổng thống Mỹ, buộc họ phải duy trì và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới?
- Đúng vậy. Tôi nghĩ rằng người dân Mỹ hy vọng tổng thống của họ sẽ duy
trì sức ảnh hưởng, mặc dù mọi người cũng mệt mỏi của những cuộc chiến
tranh và việc trở thành một viên cảnh sát trên thế giới. Việt Nam đã dạy
chúng tôi rằng, có những giới hạn với những gì mình có thể làm nhân
danh sự quan tâm.
Như ông nói trong cuốn sách, nhiều người Mỹ vẫn không hiểu rằng cuộc
chiến là sai ngay từ đầu. Có phải họ chỉ muốn biết lý do tại sao Mỹ đã
thua ở đoạn sau?
- Điểm mấu chốt là có quá ít người Mỹ nhìn cuộc chiến từ đôi mắt của
người Việt Nam. Việt Nam chưa bao giờ tấn công Mỹ, nhưng hầu hết người
Mỹ không dành thời gian để hiểu được cuộc chiến trong bối cảnh lịch sử,
lịch sử của Việt Nam. Ví dụ, tại sao nó được gọi là chiến tranh Việt Nam
ở Mỹ?
Nó nên được gọi là cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Hầu hết người Mỹ
nghĩ rằng Hoa Kỳ thua trận bởi vì chúng tôi đã không làm đủ; rút ra kết
luận kiểu đó là hoàn toàn sai lầm.
Trong cuốn sách, ông có đề cập đến việc ông được tiếp cận thông tin sâu
bằng Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA). Ở Mỹ, thường dân có thể được tiếp
cận thông tin sâu tới mức nào từ các nguồn Chính phủ? Đạo luật này chỉ
áp dụng cho các nhà nghiên cứu như ông hay cho tất cả các thường dân?
- Tất cả thường dân đều có quyền sử dụng Đạo luật Tự do Thông tin, và họ
đã làm điều đó một cách cực kì thường xuyên. Vẫn còn có những thông tin
được phân loại liên quan đến bí mật an ninh quốc gia, nhưng giờ đây,
chúng tôi được tiếp cận với một số lượng tài liệu thật đáng kinh ngạc.
Xin cảm ơn giáo sư Larry Berman!
Hồ Hương Giang (thực hiện)
(Tuần VN)
Những 'chú em', 'cô em' của các 'ông lớn'
Một đời công tác mà vớ được một vài “cô em kết nghĩa” như thế, thì con cháu mấy đời ăn không hết của, ở không hết nhà.
Chuyện “một ông anh” của Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT Tổng Công
ty hàng hải Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ GTVT, được Dũng
biếu đến 510.000 USD và chuyển 1 triệu USD của một “cô em xã hội” khác
đến “kính biếu” chưa kịp khiến dư luận hết bàng hoàng, thì nay, dư luận
lại càng bàng hoàng hơn, bởi lòng thơm thảo của một “cô em kết nghĩa”
của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Số là ông Truyền đã xây một ngôi biệt thự tại ấp 3 xã Sơn Đông, TP Bến
Tre, trên diện tích 16.000 m2 đất. Một biệt thự vô cùng hoành tráng. Về
giá trị ngôi biệt thự của ông Truyền, theo người dân địa phương, thì chỉ
riêng mảnh đất đã có giá 24 tỷ (1,5 triệu/m2).
Tiền xây ngôi biệt thự chính cỡ hơn chục tỷ. Đó là chưa kể ngoài ngôi
biệt thự chính, quanh nó còn 4 ngôi nhà làm bằng loại gỗ cực quý, để
phục vụ cho những việc như uống trà, tiếp khách, và nội thất bên trong…
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 3 héc-ta tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Dinh thự của ông Trần Văn Truyền trong khuôn viên 30.000 m2 tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Báo Người cao tuổi |
Bị báo chí đặt câu hỏi về nguồn gốc tài sản, ông Truyền và gia đình lên
tiếng phân bua. Ông Truyền bảo rằng ông khổ lắm. Tuy làm tới Tổng Thanh
tra Chính phủ, nhưng khi về hưu, ông chẳng có tài sản gì, phải làm vườn
đến “thối cả móng tay” ra mới có miếng mà ăn.
Thấy ông khổ quá, một “cô em kết nghĩa” đã cho ông tiền để làm ngôi biệt
thự đó, lại còn mang cả số gỗ cực quý mà cô đã mua từ Quảng Nam, định
để làm nhà vườn cho mình vào, để ông làm thêm mấy cái nhà gỗ, cho biệt
thự thêm phần hoành tráng.
Và chính ông cũng “không ngờ ngôi biệt thự lại lớn đến thế, vì anh em
thiết kế rồi thi công luôn”. Con gái ông Truyền cho biết thêm, rằng
chính “cô em kết nghĩa” của ba cô đã từng làm cho ông một cơ ngơi ở TP
Hồ Chí Minh, nhưng ba cô không ở mà cho cô con dâu làm đại lý phân phối
bia, còn ông về Bến Tre. Thấy vậy, cô em lại về Bến Tre cho ông tiền để
xây ngôi biệt thự đó…
Tục ngữ có câu “Một năm làm nhà, ba năm trả nợ”, để nói rằng với mỗi
người dân Việt Nam, thì dù chắt chiu cả đời nhưng không mấy ai có đủ
tiền để làm ngay cho mình một ngôi nhà, mà thường để có được một chỗ
chui ra chui vào, không mấy ai là không phải chịu nợ nần ngập cổ.
Thế mà một người nghèo khổ, phải lao động, phải làm thêm đến “thối cả
ngón tay” ra mới có miếng ăn như ông nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ,
khi làm một cái biệt thự giá mấy chục tỷ đồng, lại không thèm để ý, cứ
mặc cho “anh em thiết kế rồi thi công luôn”, thì chỉ có hai cách giải
thích: Thứ nhất, ông là người mất hoàn toàn trí nhớ. Và thứ hai, việc
làm cái biệt thự đó đối với ông, chỉ là việc “nhỏ như con thỏ” hay là
“bình thường như cân đường hộp sữa”, khiến ông chẳng thèm bận tâm, bởi
cô em cho ông nhiều tiền lắm, có thể gấp nhiều lần số tiền xây ngôi biệt
thự đó.
Việc "cô em" tặng ông số tiền khổng lồ để xây biệt thự có na ná như
những việc mà Dương Chí Dũng và “cô em xã hội” mang tiền đến cho “ông
anh” kia không? Ông Truyền không nói.
Nhưng thôi, rồi đây chắc chắn thiên hạ sẽ tìm ra. Có điều trước mắt, ta
hãy mừng cho ông Truyền. Một đời công tác mà vớ được một vài “cô em kết
nghĩa” như thế, thì con cháu mấy đời ăn không hết của, ở không hết nhà.
(Nông nghiệp VN)
Huỳnh Ngọc Chênh : “Xử tù Trương Duy Nhất không răn đe được ai”
Blogger Trương Duy Nhất (DR)
Anh Vũ -RFI
Hôm nay, 04/03/2014, Toà sơ thẩm thành phố Đà nẵng trong vòng một buổi sáng đã kết án 2 năm tù blogger Trương Duy Nhất vì tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, theo điều 258 Bộ luật hình sự, một công cụ vẫn được chính quyền sử dụng để trấn áp các tiếng nói, quan điểm khác biệt với đảng và chính quyền.Điều luật bị cho là triệt tiêu tự do ngôn luận này đã bị nhiều tổ chức quốc tế chỉ trích cũng như giới blogger ở trong nước đang cố gắng đấu tranh đòi huỷ bỏ. Việc kết án tù một cách nhanh chóng một blogger chỉ vì những bài viết phản biện này nói lên điều gì ? Điều luật 258 tiếp tục là một thách thức đối với giới blogger tại Việt Nam ? Ngay sau phiên toà, RFI phỏng vấn blogger Huỳnh Ngọc Chênh, có mặt tại Đà Nẵng để bày tỏ sự ủng hộ đối với blogger Trương Duy Nhất.
Huỳnh Ngọc Chênh
04/03/2014
Trung Quốc, chủ nợ của thế giới ?
Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên đến gần 4 ngàn tỷ đô la – Reuters
Thanh Hà -RFITích lũy được hơn 3.800 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, Trung Quốc đang trên đà trở thành chủ nợ của thế giới. Nhưng nợ công và nợ của tư nhân xứ này lại là quả bom nổ chậm, cao gấp đôi so với GDP của nền kinh tế thứ 2 trên địa cầu.3.820 tỷ đô la đó là khoản dự trữ ngoại tệ mà Trung Quốc có được vào cuối năm 2013, cao gấp gần 4 lần so với thành tích của năm 2006. Trung Quốc không chỉ là chủ nợ số 1 của Mỹ mà còn là một nguồn tài trợ quý giá của châu Âu và Bắc Kinh đang từng bước đóng vai trò của một ‘Ngân hàng Thế giới’ trong công việc hỗ trợ các nước nghèo phát triển. Phải chăng là sau khi hàng của Trung Quốc đã tràn ngập các thị trường thế giới, sắp sửa đến lúc tiền và vốn của Trung Quốc sắp lan tỏa ra khắp năm châu ? Trong cuốn sách vừa ra mắt độc giả mang tựa đề « Trung Quốc, ngân hàng của thế giới », nhà xuất bản Fayart, chuyên gia về tài chính kinh tế, giảng dạy tại học viện Khoa học Chính trị Sciences Po Paris, Claude Meyer, cho rằng vào năm 2050 trọng lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ lớn gấp 4 lần so với của Hoa Kỳ. Về khoản dự trữ hơn 3.800 tỷ đô la của Trung Quốc tác giả ví von : với một nửa khoản dự trữ ngoại tệ đang có, Trung Quốc có thể thanh toán toàn bộ nợ công của Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ai Len và Tây ban Nha cộng lại. Với nửa còn lại, ‘ông nhà giàu’ Trung Quốc có thể mua từ Google đến Apple, Microsoft, IBM và tất cả những tòa nhà cao ốc trên đảo Manhattan, New York ! Viễn cảnh đồng nhân dân tệ trở thành đơn vị tiền tệ của thế giới như là đồng đô la hiện nay liệu có còn là kịch bản xa vời hay không ? Jean François Huchet, giảng dạy tại Viện nghiên cứu về Văn Minh và Ngôn ngữ Đông phương INALCO trước hết giải thích vì sao Trung Quốc đã tích lũy được nguồn dự trữ ngoại tệ lớn gấp gần 4 lần của Nhật Bản như vậy nhưng đồng thời tham vọng trở thành một cường quốc về mặt tài chính của Trung Quốc hiện còn gặp phải nhiều trở ngại : « Đúng là trong lâu năm qua, Trung Quốc đã trở thàng công xưởng của thế giới. Trung Quốc đã và con đang thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, để qua đó mở rộng mạng lưới công nghiệp. Cũng nhờ đó mà Trung Quốc đã trở thành nguồn xuất khẩu số 1 của thế giới. Thặng dư thương mại đem về ngoại tệ cho quốc gia này. Nhờ vào đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất siêu mà Trung Quốc ngày nay làm chủ một khoản dự trữ ngoại tệ 3.820 tỷ đô la. Mọi người còn nhớ rằng cho đến đầu thập niên 90, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc mới chỉ xấp xỉ 100 tỷ đô la mà thôi. Nhân dân tệ là một đơn vị tiền tệ không chuyển đổi, tỷ giá hối đoái của đồng tiền Trung Quốc lại do nhà nước ấn định. Đó là hai trở ngại để Trung Quốc trở thành một cường quốc trong lĩnh vực tài chính. Thế nhưng với hơn 3.800 tỷ đô la dự trữ ngoại tệ, đương nhiên Trung Quốc phải tìm cách ‘xuất khẩu’ nguồn tài chính dư thừa đó. Ngay từ đầu những năm 2000, Bắc Kinh đã bắt đầu đưa ra cả một chiến lược để đầu tư ở hải ngoại và thế là các tập đoàn Trung Quốc đã tung tiền để mua lại các tập đoàn của Âu Mỹ. Đương nhiên là các doanh nghiệp Trung Quốc khát công nghệ của các nước công nghiệp phát triển, như Mỹ, Nhật và châu Âu. Có thể nói là từ những năm 2000, kinh tế của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn ‘chín muồi’ và ngày nay thì guồng máy kinh tế đó đang thực sự hoạt động tối đa ». Về phần mình Claude Meyer chuyên gia về kinh tế giảng dậy tại Viện Khoa học chính trị Sciences Po Paris cho rằng sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ phải cải tổ sâu rộng hệ thống tài chính và điều chỉnh chính sách ngoại hối : « Đương nhiên là trong tương lai Trung Quốc sẽ phải cải tổ chính sách tiền tệ. Như vừa nói, trong quá khứ Trung Quốc đã từng bước trở thành một siêu cường về phương diện công nghiệp rồi thương mại. Bước kế tiếp là các doanh nghiệp nước này phải vươn ra bên ngoài, để chinh phục những vùng đất mới. Đó là điều dễ hiểu. Trước Trung Quốc, ở vào những năm 1980, kinh tế Nhật Bản cũng đã phát triển theo mô hình đó. Tôi nghĩ là ở giai đoạn hiện tại, sở dĩ Trung Quốc –hay nói đúng hơn là các tập đoàn và doanh nghiệp Trung Quốc tung tiền ra mua lại các đối tác phương tây, chủ yếu để ‘trám vào những lỗ hổng’ mà họ đang gặp phải. Những ‘lỗ hổng’ đó là gì ? Thứ nhất là sự thiếu thốn vô cùng to lớn về tài nguyên, nguyên và nhiên liệu để phục vụ cho cỗ máy sản xuất đồ sộ của Trung Quốc. Thưa hai là về mặt công nghệ : 70 % công nghệ Trung Quốc hiện có là những công nghệ ‘nhập’ từ ngoại quốc. Thứ ba là cho tới nay các tập đoàn của Trung Quốc còn rất ít được biết đến trên bình diện quốc tế. Vì vậy mà từ gần một chục năm qua, chúng ta thấy các tập đoàn của Trung Quốc đầu tư nhiều vào các hãng khai thác năng lượng, nguyên liệu … Gần đây hơn các tập đoàn công nghệ của phương Tây là mục tiêu phía Trung Quốc hướng tới. Chiến dịch ‘go global’ đó có được là nhờ vào khả năng tiết kiệm rất lớn của người dân Trung Quốc ». Lo âu của các nước láng giềng Vấn đề đặt ra là đà vươn lên gần như toàn diện của Trung Quốc đang khiến nhiều quốc gia trên thế giới lo sợ, đứng đầu là châu Á. Chuyên gia Jean François Huchet của Viện INALCO phân tích : « Trước hết là các nước láng giềng của Trung Quốc : Châu Á có lẽ là nơi đang lo sợ hơn cả trước sức mạnh của Trung Quốc. Bởi Bắc Kinh có nhu cầu đẩy lui Mỹ ra khỏi khu vực, giới hạn được ảnh hưởng chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực này được chừng nào, tốt chừng nấy. Trong bối cảnh đó Trung Quốc bắt buộc phải đi những nước cờ táo bạo. Cùng lúc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng tại Biển Đông và Bắc Kinh cần bảo đảm an toàn cho các tuyến đường vận chuyển năng lượng. Thái độ đó của Trung Quốc đã tạo cơ hội để Hoa Kỳ quan tâm trở lại tới vùng Đông Nam Á. Nhìn rộng ra ngoài châu Á, thì từ những năm 1990 Trung Quốc đã chủ trương thiết lập bang giao hữu hảo với các quốc gia có nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là trong trường hợp đối với các nước ở Trung Á. Bắc Kinh rất khéo léo với các chế độ độc tài. Với châu Phi và Nam Mỹ cũng vậy. Đây là những nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu quý giá đối với Trung Quốc và nước này luôn theo sát châu Phi. Tuy nhiên có lẽ là giai đoạn ‘tuần trăng mật’ giữa Trung Quốc với một số nước ở châu lục này đã đi qua. Nhìn đến quan hệ giữa Bắc Kinh với châu Âu và Hoa Kỳ, có thể nói Trung Quốc đang khẳng định vị trí siêu cường của mình và muốn đứng ngang hàng với phương Tây. Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu và Mỹ có sẵn sàng chia sẻ thế thượng phong đó với Trung Quốc hay không. Trong quá khứ Nhật Bản cũng đã đòi ‘nhập cuộc’ nhưng Tokyo luôn là đồng minh của Hoa Kỳ nên đã không vấp phải sự nghi ngờ của quốc tế như trong trường hợp của Bắc Kinh hiện nay. Một nghi vấn khác đó là, liệu sự vươn lên đó của Trung Quốc sẽ có diễn ra một cách hòa bình hay không. Không ai có thể trả lời câu hỏi này. Tôi nghĩ là sự hiện diện của Trung Quốc- của các tập đoàn Trung Quốc, của tư bản Trung Quốc ngày càng rõ nét. Dù muốn hay không, mọi người sẽ phải xét lại vị trí của quốc gia này trên bàn cờ quốc tế ». Mỹ thận trọng với Trung Quốc hơn là châu Âu ? Trước đà vươn lên đó của Trung Quốc phải chăng là Hoa Kỳ thận trọng hơn châu Âu ? Chuyên gia Claud Meyer nhấn mạnh đến nhược điểm của châu Âu trước ông khổng lồ Trung Quốc là không có cùng một tiếng nói khi cần thương lượng với Trung Quốc. Điều này được thể hiện qua rất nhiều hồ sơ, đặc biệt là trong lĩnh vực pin năng lượng mặt trời. Claude Meyer : « Đúng là như vậy. Châu Âu do không có chung một chính sách, không có đồng một tiếng nói, cho nên khi có vấn đề cần giải quyết, thì quyền lợi quốc gia lại được đặt lên trên tất cả và do đó mỗi một nước châu Âu lại có tìm một thỏa hiệp với Trung Quốc riêng. Điều đó có lợi cho phía Trung Quốc. Trong khi đó thì Hoa Kỳ có luật lệ rõ ràng về đầu tư, về hợp tác kinh tế, tài chính … qua đó dễ giám sát hoạt động của phía các nhà đầu tư Trung Quốc vào nước Mỹ. Washington làm chủ tình hình hơn là châu Âu trên các vấn đề an ninh kinh tế và tài chính. Về câu hỏi nên chăng lo sợ trước các làn sóng tư bản của Trung Quốc. Tôi nghĩ câu trả lời là không, thế nhưng chúng ta cần đề cao cảnh giác. Các nước đang phát triển tại châu Phi nên thận trọng với Trung Quốc bởi tương quan giữa họ với ông khổng lồ châu Á này không bình đẳng. Trung Quốc luôn bị coi là đem tiền ra để hút các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Lục địa Đen. Nhưng đồng thời sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc tại châu lục này, nhìn chung, cũng đã góp phần cải thiện các điều kiện kinh tế của khu vực. Thế còn đối với các nền công nghiệp phát triển, thì chúng ta cần thận trọng bởi một sự cạnh tranh bất bình đẳng và cần chú ý đó phải là những khoản đầu tư có lợi cho cả đôi bên và phải là những trao đổi hai chiều ». Trung Quốc chủ nợ của thế giới ? Về câu hỏi phải chăng Trung Quốc đang trở thành một siêu cường về mặt tài chính, tác giả cuốn « Trung Quốc, ngân hàng của thế giới », Claude Meyer cho rằng còn quá sớm để Trung Quốc đóng vai trò « ngân hàng của thế giới » nhưng trong tương lai,chỉ hai thập niên nữa kịch bản đó sẽ xảy ra. : « Không, Trung Quốc không phải là một cường quốc về phương diện tài chính vì hai lý do. Thứ nhất đơn vị tiền tệ của quốc gia này không được chuyển đổi để qua đó được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thứ hai là Trung Quốc chưa có được một hệ thống tài chính ngân hàng hiện đại, để thích nghi với nhu cầu của ngày hôm nay, để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ bỏ tiền vào Trung Quốc và dễ rút ra khỏi Trung Quốc. Nhưng theo tôi chỉ một chục năm nữa, hệ thống tài chính của Trung Quốc sẽ được hoàn chỉnh và khi đó Trung Quốc thực sự trở thành một siêu cường trong lĩnh vực này. Tôi còn xin được đi xa hơn nữa với nhận định như sau : chỉ chừng độ 15 năm nữa thôi, Trung Quốc sẽ có đủ tư thế để đứng ngang hàng với Mỹ, và có lẽ là chỉ thua Hoa Kỳ về phương diện quân sự mà thôi ». Chắc hẳn là Bắc Kinh hài lòng với viễn cảnh mà chuyên gia về tài chính, ngân hàng và cũng là một người rất am tường về tình hình Trung Quốc, Claude Meyer vừa phác họa. Nhưng có lẽ kịch bản đó sẽ chỉ diễn ra một cách trơn chu với điều kiện từ nay đến đó, Trung Quốc không bị vỡ nợ. Tổng nợ công và của tư nhân tại Trung Quốc hiện đã tương đương với 215 % GDP của nước này. Cho tới nay Bắc Kinh vẫn đang làm chủ tình hình, thế nhưng chỉ cần một cơn bão lớn là lâu đài tài chính của Trung Quốc có nguy cơ bị sụp đổ : Chỉ mói cách nay ba năm những dự phóng cho rằng Trung Quốc có nguy cơ vỡ nợ hãy còn bị coi là hoang đường. Thế nhưng, đe dọa Trung Quốc không thanh toán được nợ ngày càng rõ nét khi thống kê chính thức cho thấy nợ của các chính quyền địa phương tăng 67,3 % trong thời gian từ cuối 2010 đến cuối 2013. Cơ quan thẩm định tài chính Fitch cũng tỏ ra bi quan khi cho rằng mới chỉ vào cuối 2008 tổng nợ công và tư nhân của Trung Quốc chỉ tương đương với 131 % GDP nước này nhưng tỷ lệ đó đã nhảy vọt lên thành 218 % vào tháng 12/2013. Đó là chưa kể không ai có được thống kê chính xác về trọng lượng của hệ thống tài chính chợ đen của Trung Quốc. Theo thẩm định của một chi nhánh thuộc ngân hàng Citic của Trung Quốc 90 % các doanh nghiệp xứ này vì không vay được tiền ngân hàng nên đi mượn tín dụng của các cơ quan tài chính « không chính thức ». Hệ quả là vào cuối năm 2012 hệ thống ngân hàng ‘chui’ còn được gọi là « shadow banking » ở Trung Quốc quản lý một khối nợ tương tương với 44 % tổng sản phâm nội địa của Trung Quốc. Trương Duy Nhất đã nói gì trước tòa?
Blogger
Trương Duy Nhất tại phiên tòa ở Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng số
374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng sáng hôm 4 tháng 3 năm 2014.
AFP
Sáng nay 4/3 trong
phiên xử kéo dài chỉ vài giờ đồng hồ, Tòa Án Đà nẵng đã tuyên phạt nhà
báo, blogger Trương Duy Nhất 2 năm tù, cáo buộc ông tội lợi dụng quyền
tự do, dân chủ, để xâm phạm lợi ích nhà nước, chiếu theo điều 258 của bộ
luật hình sự.
Ông Nhất, 50 tuổi, bị bắt giữ từ tháng Năm năm ngoái, sau loạt 11 bài viết của ông được phổ biến trên trang blog cá nhân mang tên “Một Góc Nhìn Khác”, chứa đựng nội dung đòi hỏi đổi mới chính trị. Một trong những bài viết của ông được phổ biến hồi tháng Tư 2013 mang nội dung đòi hỏi cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lẫn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nên từ chức, đồng thời nói rằng hai nhân vật hàng đầu của đảng và chính phủ phải chịu trách nhiệm vì đã để xảy ra tình trạng kinh tế suy thoái, hỗn loạn chính trị, và tham nhũng không thể kiểm soát nổi. Những bài viết của ông được người đọc đón nhận, nhưng cáo trạng của Tòa lại cho rằng đó là những bài viết mang nội dung sai trái, bôi nhọ lãnh đạo, tạo thành cái nhìn tiêu cực. Trước tòa ông Trương Duy Nhất khẳng định không có tội, nói rằng đáng lý ra ông phải được ghi công vì đã đưa ra những sai trái mà lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam cần nhìn thấy để sửa đổi. Ông Nhất cũng nói với tòa rằng phê bình lãnh đạo là điều rất bình thường trong một quốc gia dân chủ. Luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho ông, cho đài BBC biết thêm rằng lời cuối cùng của ông Nhất trước khi Tòa tuyên án là với tư cách một nhà báo độc lập, ông Nhất tin mình góp phần xây dựng dân chủ ở Việt Nam, góp phần giúp các nhà lãnh đạo Việt Nam nhận thức được những vấn đề của đất nước, cũng như những suy nghĩ của người dân. Ông Nhất cũng trình bày với Tòa rằng có những loại tù mà người bị kêu án cảm thấy ân hận hay xấu hổ, riêng với ông thì ông lại tự hào, nói thêm rằng chừng nào ông chưa được tự do mà còn bị kết tội thì ông sẽ còn tranh đấu cho đến khi tất cả các tội danh cáo buộc cho ông phải được xóa bỏ. Cũng xin nói thêm là ngay sau khi bản án được công bố, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội cho phổ biến bản thông cáo, trong đó viết rằng chính phủ Hoa Kỳ quan ngại sâu sắc việc Tòa án Việt Nam kết án ông Trương Duy Nhất và các tù nhân lương tâm khác, đồng thời yêu cầu phía chính quyền Việt Nam cho người dân được quyền bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa. Bản thông cáo cũng nói rằng hôm nay trong các cuộc thảo luận ở Hà Nội, bà Phụ tá Ngoại trưởng Wendy Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với chính phủ Việt Nam. Từ Paris, bản thông cáo chung của Tổ Chức Hành Động Cho Dân Chủ Việt Nam và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng lên án việc nhà nước kết án ông Trương Duy Nhất, đồng thời đòi hỏi chính phủ hà Nội phải công nhận và tôn trọng những quyền căn bản của người dân. Nguồn: rfa.org Phản ứng sau phiên xử blogger Trương Duy NhấtGia Minh, biên tập viên RFA
(Có audio)
Một phiên xử đặc biệtNgay sau phiên xử blogger Trương Duy Nhất chủ nhân trang ‘Một góc nhìn khác’ hai năm tù giam theo điều 258.Đài Á Châu Tự Do ghi nhận phản ứng của một blogger tại Việt Nam, anh Nguyễn Lân Thắng, về bản án 2 năm tù giam dành cho ông Trương Duy Nhất như thế. Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ rằng phiên xử Trương Duy Nhất là một phiên xử khá đặc biệt, bởi vì đây là con người đưa ra những tiếng nói phản biện. Nhưng mà từ trước đến nay anh ấy có những va chạm với giới blogger và anh ấy không được nhiều người đồng tình ủng hộ cho lắm. Thế nhưng khi anh ấy gặp nạn, bị đưa ra xét xử như thế này thành ra anh ấy đang có rất nhiều người quay trở lại ủng hộ anh ấy và lên án những bất công mà anh ấy phải chịu. Tôi nghĩ sâu xa vấn đề này có điều là một con người như Trương Duy Nhất khi bị xét xử một cách không công bằng như vậy mà đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người khác như thế thì những người khác tiếp tục bị xử về điều luật 258, số lượng người ủng hộ sẽ còn khủng khiếp như thế nào! Khi anh ấy gặp nạn, bị đưa ra xét xử như thế này thành ra anh ấy đang có rất nhiều người quay trở lại ủng hộ anh ấy và lên án những bất công mà anh ấy phải chịu.Đó là một sự chuyển biến rất lớn trong phong trào đấu tranh dân sự ở Việt Nam. Gia Minh: Qua sự ủng hộ của giới blogger cũng như nhiều người quan tâm thì Điều 258 mà mọi người bình luận lâu nay, tiếp tục bộc lộ ra những điểm bất cập của nó, phải không? Nguyễn Lân Thắng: Đối với điều luật 258, ngày càng có nhiều người biết đến sự chưa đúng của nó. Càng áp dụng nó thì càng phản tác dụng với mặt dư luận càng xấu về phía chính phủ. Gia Minh: Sau phiên xử luật sư bào chữa cho ông Trương Duy Nhất có trình bày với tất cả mọi người rằng ngay trong phiên xử bản thân ông Trương Duy Nhất và luật sư đều yêu cầu những người bị hại, tức những người mà cáo trạng nói là bị (ông Trương Duy Nhất) nói xấu (phải ra tranh luận trước tòa); nhưng phía chánh án đã không phản bác lại điều đó mà lại nói sang là ông Trương Duy Nhất đi ngược lại ‘đường lối, chính sách của Đảng’. Là một người viết blog thường có những bài viết như thế thì anh nghĩ sao? Nguyễn Lân Thắng: Chúng tôi, những người phản đối điều luật 258, đã nhắc đi nhắc lại điều này nhiều lần trên truyền thông. Chúng tôi phản đối điều luật vô lý này vì nó ngăn cản quyền tự do ngôn luận của người ta. Điều này sẽ kéo lùi sự tiến bộ của xã hội và bao nhiệu hệ quả phát sinh từ sự chậm tiến của xã hội thì nó đã bộc lộ ra bên ngoài. Nói chung phiên tòa ông Trương Duy Nhất về điều 258 này đối với giới blogger trong nước không có gì ngạc nhiên cả. Chỉ có điều chúng tôi thấy thông qua bản án và cách thức diễn ra phiên tòa sẽ làm cho những người đấu tranh càng tin tưởng, càng hy vọng và càng đoàn kết với nhau hơn để đấu tranh cho một xã hội tiến bộ hơn. Gia Minh: Mặc dù đoàn kết, tin tưởng và hy vọng như thế nhưng sự đấu tranh phải cụ thể hơn để bác lại những lập luận mà người ta cho rằng ‘viết đi ngược lại đường lối, chính sách của Đảng là có tội’, những blogger như anh tiếp tục có những phản bác như thế nào để những điều đó không được tiếp diễn nữa? Nguyễn Lân Thắng: Vấn đề hành động như thế nào là một hành động tập thể thì cần có sự bàn bạc; thế nhưng tôi nghĩ mỗi blogger, mỗi cá nhân đều sẽ có những bài viết, đều có những phản ứng nhất định theo góc độ cá nhân, còn việc phản kháng tập thể phải chờ một thời gian nữa. Gia Minh: Vụ án Trương Duy Nhất về điều 258 Bộ Luật hình sự được xem như là một vụ án lớn, nhưng đây không phải là lần đầu tiên những người trong nước bị đưa ra xét xử về điều 258. Gần đây việc bắt giữ theo điều 258 không thấy diễn ra, theo anh thì điều này có thể vẫn sẽ được áp dụng hay không? Nguyễn Lân Thắng: Tôi không nghĩ rằng việc có tiếp tục được áp dụng hay không có ảnh hưởng đến tinh thần đấu tranh của các blogger tham gia phản biện xã hội. Việc họ cố tình áp dụng những điều đó theo tôi nghĩ, theo thời gian và theo sự phản ứng của dư luận, sẽ phải ngày càng giảm đi; nhưng mức độ giảm đến đâu và lúc nào người ta chấm dứt việc sử dụng điều luật này phụ thuộc vào tương lai. Gia Minh: Trong đợt bắt blogger Trương Duy Nhất còn có một người nữa là blogger Phạm Viết Đào, theo anh thì sắp đến đây trường hợp của ông Phạm Viết Đào ra sao? Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ ông Phạm Viết Đào cũng nhận được sự ủng hộ rất lớn của giới blogger; tuy nhiên chưa đến lúc người ta đưa ra xử nên tôi chưa thể nói trước được tương lai như thế nào nhưng nói chung về mặt tinh thần, các blogger cũng rất thông cảm và ủng hộ những việc ông ấy đã làm. Gia Minh: Qua những bài viết của Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào, mặc dù mỗi người có góc nhìn và hướng riêng, nhưng sự đồng cảm của các blogger đối với những bài viết đó là gì? Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ ông Trương Duy Nhất, ông Phạm Viết Đào hay những blogger khác mỗi người đều có một phong cách khác nhau; nhưng tôi hiểu xuất phát điểm mà họ hành động, viết bài, phê phán cuối cùng nhắm đến cho xã hội cởi mở hơn, tự do thông tin hơn và có những phản biện đối với các chính sách của Nhà nước để mục tiêu làm sao cho xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ hơn. Thế cho nên, khi các ông ấy bị bắt giam, bị xét xử về điều luật 258 một cách mờ ám và như là một sự trả thù như vậy, mọi người sẽ đồng lòng lên tiếng bảo vệ. Gia Minh: Việc xử án và những bản án như vậy, theo anh không có tác dụng như phía chính quyền mong muốn? Nguyễn Lân Thắng: Tôi nghĩ điều mà tất cả những bản án chính trị tại Việt Nam, người ta muốn trừng phạt đương sự là một chuyện nhưng tính răn đe xã hội mới là mục đích mà người ta mong muốn. Nhưng nếu anh quan sát, tình hình chính trị tại Việt Nam cũng như thông qua các phiên xử án những người bất đồng chính kiến về rất nhiều tội danh không phải chỉ riêng 258, cứ sau một đợt xử án, số người quan tâm đến chính trị, số người quan tâm đến hiện tình đất nước lại ngày càng tăng lên; đặc biệt những người dám ‘chường mặt’ ra tham gia những hoạt động đấu tranh đường phố lại càng đông lên. Gia Minh: Cám ơn blogger Nguyễn Lân Thắng. Quân đội Trung Quốc ‘sẽ đáp trả các khiêu khích về lãnh thổ’
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
04.03.2014 - VOAPhát ngôn viên của Trung Quốc hôm nay tuyên bố sẵn sàng đáp trả tất cả mọi mối đe dọa liên quan tới chủ quyền của nước này trong bối cảnh có tranh chấp ở vùng biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông) và Hoa Đông. Bà Phó Oánh, phát ngôn viên của Quốc hội Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và quân đội được coi là lớn nhất thế giới của nước này chỉ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Tuy nhiên, bà cũng cảnh báo rằng các nước khác không nên thách thức quyết tâm của Trung Quốc. Bà Oánh nói rằng ‘nếu nước nào đó muốn khiêu khích hoặc làm tổn hại tới an ninh và trật tự khu vực thì chúng tôi phải hành động’. Người phát ngôn này nói thêm rằng một trong các mục tiêu của hành động đó là để ‘duy trì sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Trung Quốc’. Bà Oánh cũng nói rằng các nước khác cần phải xem xét nghiêm túc các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nếu ‘họ thực sự quan tâm tới an ninh và hòa bình khu vực’ đồng thời chỉ đích danh Hoa Kỳ. Các phát biểu của bà Oánh được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc hiện có các tranh chấp với các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, tại vùng biển Ðông cũng như với Nhật ở vùng biển Hoa Đông. Ngày 5 tháng 3, Trung Quốc sẽ công bố ngân sách quốc phòng mới nhất của nước này. Năm ngoái, chi tiêu dành cho lực lượng quân sự tăng hơn 10% lên tới khoảng 114 tỷ đôla. Nguồn: AP, Kyodo Lê Vy - Thanh trừng ở thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc
Thời sự Ukraina vẫn chiếm nhiều trang nhất trên các nhật báo Pháp ra
ngày hôm nay và ngay cả hai tờ tạp chí L’Express và Le Nouvel
Observateur cũng dành đến 20 trang cho hồ sơ này. Tuy nhiên, thời sự tại
Châu Á cũng khá sôi nổi trên các mặt báo Pháp. Trước tiên, báo
Libération có bài viết : « Thanh trừng các quan chức cấp cao ở thượng
tầng lãnh đạo Trung Quốc ».
Thông tín viên báo Libération tại Bắc Kinh cho biết, cựu lãnh đạo ngành
an ninh Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cùng những tay chân thân cận cấp cao
đều bị bắt theo lệnh của chủ tịch nước Tập Cận Bình. Ông Chu Vĩnh Khang
là một trong 9 người có thế lực nhất tại Trung Quốc. Ông từng là lãnh
đạo guồng máy an ninh quốc gia và đảm trách việc trấn áp ly khai.
Ông Chu Vĩnh Khang đã làm phật lòng Chủ tịch nước Tập Cận Bình do đã ủng
hộ một quan chức cấp cao thất sủng khác là ông Bạc Hy Lai, người có
tham vọng trở thành nhân vật số 1 của đất nước trước khi bị kết án chung
thân. Ông hiện đang bị quản thúc tại gia. Theo báo Libération, những
nạn nhân của vụ thanh lọc chính trị đều lãnh án với tội danh tham nhũng.
Đây là lần đầu tiên từ 20 năm nay, một nhân vật có thế lực mạnh như vậy
trở thành đối tượng của vụ thanh trừng.
Một nguồn tin khẳng định với báo Libération rằng, muốn loại bỏ ông Chu
Vĩnh Khang không hề đơn giản, bởi ông Chu nắm trong tay hồ sơ nhiều gia
đình các quan chức cao cấp và nếu một ngày nào đó ông công bố các hồ sơ
trên thì sẽ gây ra hậu quả như một quả bom nguyên tử. Ông Chu cũng có
thể tiết lộ thông tin về tài sản của các cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và
Giang Trạch Dân … Dường như vì lý do này mà ban lãnh đạo Trung Quốc còn
chần chừ chưa nã phát súng ân huệ vào ông Chu.
Một nhóm người mặc thường phục đã nhận lệnh của Bộ Chính trị Trung Quốc
để bắt giữ những người bị rơi vào tầm ngắm cần phải thanh trừng. Họ có
những nơi giam giữ bí mật mà đôi khi một số quan chức cấp cao cũng không
biết. Những người bị xét hỏi không bị bắt một cách công khai mà thường
là bị mất tích. Chỉ vài tháng sau, họ mới công bố việc bắt giữ hay xử lý
những người này.
Bài báo đưa ra ví dụ của Giám đốc an ninh thành phố Bắc Kinh đã bị bắt
giữ trong một bữa ăn tối với các quan chức khác. Theo một nguồn tin là
do ông bị tình nghi đã gián tiếp cung cấp cho hãng tin tài chính Mỹ
Bloomberg những tài liệu về gia tài che giấu của gia đình Chủ tịch Tập
Cận Bình hồi đầu năm 2012.
Lưu Hán, nhà tài phiệt trong vòng xoáy Chu Vĩnh Khang
Hàng trăm người, có liên hệ gần hay xa với « con hổ » Chu Vĩnh Khang đều
bị rơi vào vòng điều tra. Từ hơn một năm nay, những người này đã biến
mất và đã bị thẩm vấn để lập một hồ sơ cáo buộc ông Chu. Ngoài các quan
chức cấp cao trong êkíp này có có một gương mặt mafia khác cũng bị bắt
giữ trong cuộc thanh trừng này. Đó là ông Lưu Hán, một tài phiệt ở tỉnh
Tứ Xuyên, có quan hệ mật thiết với con trai ông Chu.
Bề ngoài ông Lưu Hán giống như một công dân gương mẫu, ông sắp mua lại
công ty hầm mỏ của Úc, xây dựng hàng chục ngôi trường cho tỉnh Tứ Xuyên
bị động đất tàn phá vào năm 2008. Ông còn được chọn làm một trong những
người rước đuốc cho thế vận hội Olympic 2008. Nhưng theo kênh truyền
hình CCTV, tất cả những hình ảnh ấy chỉ là vỏ bọc. Kênh CCTV cho biết,
nhân vật này có một êkíp chuyên giết những kẻ gây cản trở công việc làm
ăn của ông Lưu.
Hằng tuần, ông Lưu thường mời các quan chức cảnh sát và tư pháp địa
phương đến câu lạc bộ riêng của mình, đồng thời để uống thuốc lắc và
tham gia vào đường dây buôn lậu vũ khí. Tất cả các quan chức này đều bị
mua chuộc, theo lời thú nhận của vợ ông Lưu trên kênh CCTV : « Chúng tôi
mời họ ăn tối và sau đó đều đút lót tiền cho họ, dưới dạng thỏi vàng
hay nữ trang. Đôi khi, chúng tôi tổ chức các trò chơi ăn tiền và cố ý để
cho họ thắng để mua sự hợp tác và sự im lặng của họ ».
Theo kênh CCTV, công ty Hàn Long của ông Lưu là một nhóm mafia cớ tầm
cỡ, chèn ép, cướp bóc nhiều công ty thuộc nhiều lĩnh vực và rửa tiền
trong các casino tại Ma Cao. Ông Chu Vĩnh Khang đã từng lãnh đạo tỉnh Tứ
Xuyên từ năm 1999-2002. Truyền thông Trung Quốc mới đặt câu hỏi với
giọng điệu ngây ngô : « Làm sao mà nhóm mafia này lại làm ăn phát đạt
trong gần 20 năm tại đất Tứ Xuyên » và phải chăng đây là nơi dung túng
cho những hoạt động bất chính của nhóm này ?
Ukraina : tiếng giày quân Nga tại Crimée
Trở lại với thời sự Ukraina, nhật báo Le Monde có bài viết : « Ukraina :
thái độ nước đôi của Nga». Theo tờ báo, Mátxcơva khẳng định rằng toàn
vẹn lãnh thổ Ukraina sẽ không bị đe dọa nhưng lại tiếp tục các hoạt động
quân sự tại vùng tự trị Crimée thân Nga nhưng thuộc Ukraina.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhận định : « Chúng tôi hy vọng là Nga không
xem những gì đang xảy ra tại Ukraina như sự tiếp tục của chiến tranh
lạnh ». Người Đức e ngại trước chiến thuật căng thẳng mà Nga đang sử
dụng. Còn thủ tướng lâm thời Ukraina Arsenii Iatseniouk kêu gọi : « Hỡi
người Nga, đừng gây chiến với chúng tôi. Chúng ta là bạn, là láng giềng
nên hãy hợp tác làm việc với nhau.
Trên trang nhất báo Le Figaro chạy tựa : « Ukraina : lực lượng thân Nga
đặt Crimée dưới áp lực » kèm với hình ảnh một quân nhân được trang bị vũ
khí đầy mình, đó chính là những chiến sĩ Nga đã chiếm quyền kiểm sóat
sân bay Sébastopol et Simferopol tại Crimée.
Trong khi đó, trang nhất đăng ảnh chiến sĩ xe tăng có gương mặt người
Karkaz kèm dòng tựa : « Crimée : Sự đe dọa Nga ». Nhật báo Libération
lên án: « Khi gửi quân đội đến một số địa điểm chiến lược tại Crimée,
Tổng thống Putin đã gửi một thông điệp rõ rằng rằng ông sẽ không buông
tha vụ việc ».
Báo Le Figaro ghi nhận : « Tại Crimée, Mátxcơva tiến những con tốt trên
bàn cờ » và làm ra vẻ là không động chạm đến những con cờ này. Ví dụ :
hôm qua, tư lệnh hạm đội trên Hắc Hải đã bác bỏ cáo buộc Nga chiếm sân
bay Sébastopol. Tuy nhiên sau đó, thành phần trấn giữ biên giới Ukraina
báo động thấy phi cơ Nga trong không phận Crimée, theo báo Le Figaro ghi
nhận. Trong khi đó, Mátxcơva vội vã cấp hộ chiếu Nga cho người Ukraina
thân Nga sống tại vùng Crimée. Le Figaro nhấn mạnh, tất cả những tín
hiệu đó gây lo ngại nguy cơ chia rẽ tại Ukraina.
Ukraina gây hoang mang cho Tổng thống Obama
Phương Tây thận trọng trước diễn biến tại Ukraina và đặc biệt là
Washington, Tổng thống Obama cũng quan ngại. Báo Le Monde phân tích sự
ngập ngừng của ông Obama là do các nguyên nhân địa chính trị, mà còn vì
một số nguyên nhân riêng của ông. Tổng thống Obama vẫn thường bị đặt
giữa hai gọng kìm, giữa việc không muốn làm gì hết để khỏi đẩy Tổng
thống Putin vào cuộc đối đầu với cựu đối thủ của mình và việc cần phải
chứng tỏ cho người dân Ukraina và công chúng thấy ông tôn trọng lịch sử
và ủng hộ cuộc chiến giành nền dân chủ.
Thái Lan: Thủ tướng kháng cự pháp luật và người biểu tình
Trở lại thời sự tại Châu Á, nhìn sang Thái Lan, nhật báo Le Monde đăng
bài: “Thủ tướng kháng cự lại pháp luật và người biểu tình”. Tờ báo lo
ngại trước các cuộc biểu tình nổ ra ngày càng nhiều tại thủ đô Bangkok
và đã gây thiệt mạng cho 22 người và 700 người bị thương từ một tuần
nay.
Tờ báo cho biết sắp tròn 5 tháng các vụ biểu tình nổ ra đòi chính phủ
của Thủ tướng Yingluck từ chức. Tuy bản thống kê cho thấy bạo lực rất ít
do chính phủ trách đối đầu với người biểu tình. Thế nhưng, từ một tuần
nay, tình trạng trở nên tệ hơn.
Những tay súng lạ mặt đã nả súng vào đám đông biểu tình làm hai trẻ em
thiệt mạng. Ngày hôm sau, một quả lựu đạn phát nổ tại nơi biểu tình ngay
trung tâm thành phố Bangkok lại làm hai trẻ em khác 4 tuổi và 6 tuổi
thiệt mạng. Tờ báo nhận định, hiện Thái Lan đang trải qua một thời kỳ
bạo lực nghiêm trọng nhất từ cuộc thảm sát người biểu tình vào năm 2010
khi quân đội trấn áp làm 90 người thiệt mạng.
Thủ tướng Yingluck bị lên án là đã quản lý tồi tệ dẫn đến tham nhũng
trong hồ sơ trợ giá gạo cho nông dân, đặc biệt là khiến cho gạo bị tồn
kho, không bán được. Nếu bà Yingluck bị cáo buộc phạm tội thì bà sẽ phải
từ chức và bị cấm hoạt động chính trị. Bà đã không đến dự buổi điều
trần của Ủy ban chống tham nhũng. Bà khẳng định mình vẫn là thủ tướng và
là người đảm bảo cho nền dân chủ.
Tuổi của người cha ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh
Về hồ sơ khoa học, báo Le Figaro đăng bài: “Tuổi của người cha ảnh hưởng
đến sức khỏe trẻ sơ sinh”. Cũng giống như phụ nữ, đàn ông cũng phải chú
ý đến đồng hồ sinh học của mình. Khi người đàn ông làm cha sau độ tuổi
45, trẻ em sẽ có nguy cơ bị các chứng bệnh như chứng trầm cảm, tự kỷ,
hiếu động quá mức.
Ngoài ra, theo các nghiên cứu được đăng trên báo Le Figaro, làm cha ở độ
tuổi trên 45 có nguy cơ gây tử vong cho trẻ từ 1-5 tuổi thường do dị
tật bẩm sinh hay ung thư. Khi lớn tuổi, chất lượng tinh trùng ở người
đàn ông giảm nên cũng khiến cho người đàn ông hiếm con và nguy cơ sẩy
thai cho người phụ nữ cũng gia tăng. Do đó, tại Pháp, điều kiện để một
người đàn ông được phép hiến tinh trùng là không quá 45 tuổi.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét