Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Lượm lặt - Monsanto, TPP và sự thống trị lương thực toàn cầu

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
BrahMos mà VN định mua “không có đối thủ” trong vòng 20 năm tới (Soha). - Báo nước ngoài: VN đề nghị Ấn Độ bán tên lửa BrahMos (ĐV).
Vì sao thời điểm này Liêu Ninh mới xuống Biển Đông?  (ĐV)
Campuchia đột nhiên lớn tiếng cảnh báo về ADIZ  (ĐV)   —-Hun Sen: Trung – Nhật đối đầu, Campuchia sẽ thiệt thòi nhất  (GDVN)
Cận cảnh ‘sát thủ diệt hạm’ BrahMos đáng gờm mà Việt Nam có thể sở hữu(TNO)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: 1% yếu kém cần gì Nghị quyết T.Ư 4  (TN)  —-Cử tri đề nghị Chủ tịch nước mặc áo dài, khăn đóng!  (SGTT)
Người Việt Nam vào Canada phải lăn tay và chụp hình kỹ thuật số  (NLĐ) – Có Công dân Quốc gia nào “bị” nữa hay không? – Nếu không thì Đức TGM Ngô quang Kiệt nói cách đây mấy năm đúng chớ có sai đâu? – Thế mà một số “công dân XHCN ưu việt” phản khảng ĐGM Kiệt dữ dằn , cả mạ lỵ… do cái đài tàng hình ” trung thực VTV”  mà Bà 6 ngón là chủ  xị  đưa tin- Nay thế nào đây? qua Canada mà phản kháng chớ?
Viên thuốc vitamin và chuyện khủng long heroin chui qua lỗ kim  (ĐV) -   —Dân nghèo cõng phí chồng phí,ngành vận tải ấm ức…tăng giá  (ĐV)
Vụ chụp chữ Sex: Bộ Giáo dục luôn gieo mầm Chân-Thiện-Mỹ  (ĐV)
Biệt thự triệu đô, rừng cây trăm tỉ?  ( LĐ /DT)   – Có gì đâu , ông chủ tịch đầy tớ Nhân Dân này  nhận lương hàng tháng do chủ trả chỉ đủ ăn cơm vỉa hè ( vì CSGT được bồi dưỡng 100.000 VNĐ/ ca trực đường 70 cây số chỉ đủ ăn…bánh mì) thì làm sao có tiền mua tài sản nhiều thế – Sở dĩ cũng như sở thủ là vì có công và làm việc cực nhọc nên nhà nước và nhân dân cho đấy, nhưng chủ yếu là do vợ con cháu chắc ông ta tăng gia sản xuất nuôi heo gà …trồng rau muốn đồng… bán mà mua được đấy, ở Bình dương có thể mót củi cao su , vét mót mủ…cũng lắm tiền-Chớ ông ta thuộc thành phần “ưu tú” qua sàng lọc như kiểu tách hạt trong khâu chế biến gạo thì làm sao mà làm bậy bạ được – Đừng có chỉ trích tội nghiệp ông ta- Rồi đảng và tổ chức sẽ phê bình nghiêm khắc ông ấy ,có gì đâu mà ầm ĩ , ì xèo , đám đầy tớ đều như vậy có sao đâu.
Đề nghị thu hồi tiền tham nhũng để tăng lương tối thiểu  -(Dân trí) – “Số tiền cần để tăng lương tối thiểu là 65.000 tỷ đồng, trong khi đó tập đoàn kinh tế tham nhũng lên đến 95.000 tỷ đồng. Đề nghị kiên quyết thu hồi số tiền tham nhũng để tăng lương theo đúng lộ trình” – cử tri kiến nghị Chính phủ.

KINH TẾ
Deutsche Bank bán phần hùn trong công ty Hoàng Anh Gia Lai -(VOA)   -Deutsche Bank cho biết đã bán phần hùn trong công ty Hoàng Anh Gia Lai, có những dự án đầu tư đất đai ở Campuchia và Lào bị giới tranh đấu chỉ trích dữ dội
Deutsche Bank ‘giảm cổ phần ở HAGL’  (BBC)   —World Bank: Kinh tế Việt Nam vẫn tồn tại nhiều rủi ro -(VOA)  >>>Bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục bế tắc   —–Doanh nghiệp tiếp tục chết hàng loạt  (RFA)
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc : Nhiệm vụ bất khả thi?  (RFI)   —-Nhân dân tệ qua mặt đồng euro  (RFI)
Tái cấu trúc đầu tư công, phải áp luật chơi thị trường- (DĐDN) -Bà Phạm chi Lan
Rào cản doanh nghiệp sáng chế  (DĐDN)   —–11 tháng nhập siêu 96 triệu USD  (DĐDN)
Tháng 11-2013: VN xuất siêu 50 triệu USD  – (TT)   >>>>Xuất siêu… bất thường  >>>>Việt Nam tiếp tục xuất siêu sang Đức   >>>>TP.HCM xuất khẩu giảm mạnh
Bán bớt doanh nghiệp nhà nước lấy tiền tiêu?  (VEF)   —-Khi gas là ‘cơm’, điện là ‘phở’  (VEF)   —BĐS phía Nam: Kẻ khóc, người cười!  (VL)
Bán quần áo online, tháng lãi trăm triệu  (VEF)   —-Áp lực từ CPI tăng thấp  (TN)   —-Doanh thu của DNNN tại TP.HCM giảm 30%  (TN)
Giá vàng VN cao hơn thế giới gần 4 triệu đồng/lượng  (TN)   —-Đại gia bí ẩn góp ngàn tỷ làm chủ ngân hàng  (VNN)
Bỏ chục triệu mua suất vỉa hè bán bán trà đá  (VNN)   —-Tiết kiệm 80 ngàn tiền gas, bỏ cả triệu mua bếp từ  (VNN)
Cứ bất ổn thế này, nhà đầu tư sẽ sang Việt Nam, Indonesia…   -TT – Thái Lan.
Phải cải cách triệt để doanh nghiệp nhà nước  (TT)   —  Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước chững lại  (NLĐ)   –Đón đầu kiều hối cuối năm  (NLĐ)
Vinacomin sẽ bán than cho EVN theo giá thị trường  (ĐV)    —-Chuyên gia Bùi Kiến Thành: DN nhà nước nợ “khủng” là do ỉ lại  (GDVN)
TP.HCM mỗi ngày thất thoát gần 2,7 tỷ đồng tiền nước  (SM)   —-Lái heo Trung Quốc có thể giở trò  (MTG)
Áp lực từ CPI tăng thấp  (TN)
Hoạt động ngành sản xuất “ổn định mong manh”  (SGTT)    —–   2,78 tỉ USD: xuất gạo bằng với nhập thức ăn chăn nuôi  (SGTT)
Bộ Tài chính nói tăng giá gas là hợp lý   (NLĐO)   -Thì cái gì mà bọn tư bản Đỏ hốt tiền có bất họp lý bao giờ!!
Hết tháng 11, bội chi ngân sách là 167.000 tỷ đồng  (ĐV)    —-Xăng dầu bị xiết tạm nhập tái xuất trục lợi ngàn tỷ?  (ĐV)
Kinh tế Việt Nam lệ thuộc nặng vào nước ngoài  (NV)

VĂN HÓA-THỂ THAO
Quà quê (PNTP).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Đổi mới cách dạy và học phải là khâu đột phá (MTG). Bổ sung sinh tố, khoáng chất có thể làm chậm đà tiến của HIV  -(VOA)
Học sinh Châu Á vượt trội trong trắc nghiệm giáo dục toàn cầu  -(VOA)  —-Học sinh châu Á dẫn đầu thế giới về một số môn học  (RFA)
Nghịch lý: Học sinh Việt giỏi khoa học, 50% đào tạo lại  (ĐV)   —Giáo dục “hình thức” khiến Việt Nam thiếu hụt lao động chất lượng  (SM)

Đổi mới tuyển sinh đại học – Kỳ 2  (TN)   —  Học sinh trường tư oằn mình đóng phí  (NLĐ)
Trường tiểu học “cưỡng bức” phụ huynh xem xiếc  (MTG)   —-10 trường đại học Mỹ dễ trúng tuyển nếu nộp đơn sớm  (MTG)
Loài người là con lai giữa heo và tinh tinh?  (SGTT)
Vì sao học sinh Việt Nam xếp hạng cao hơn Anh, Mỹ?  (DV)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
“Bi hài kịch” ở những góc phố ngoại kiều!  (MTG)   —Bài 5: Vì sao Bình Dương “cắt xén” nhiều đoạn khi báo cáo Thủ tướng?  (MTG)
Người dân bức xúc chặn đường xe quá tải   (TN)  -Bức xúc dồn nén nhiều năm nay, sáng 3.12, hàng trăm người dân ven đường Long Phước (P.Long Phước, Q.9, TP.HCM) đã tập trung chặn xe quá tải chạy qua con đường.
Phó ban Tuyên giáo huyện đánh người gãy răng    -(TNO) Ông Trần Văn Sót, Phó ban Tuyên giáo huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), bị người dân tố đánh người gây thương tích.    —  Công an thừa nhận sai sót trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn  (SGTT)   —Công an Bắc Giang thừa nhận làm oan ông Nguyễn Thanh Chấn (NLĐO)
Xe chở bia gặp nạn, nhiều người hôi của (NLĐO)   -Chiếc xe tải cua gấp, tông vào lề đường khiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Lúc này mặc dù tài xế van xin nhưng rất nhiều người xung quanh vẫn nhào đến hôi của.    —-Lật thúng chai, chồng tử nạn để lại vợ ung thư giai đoạn cuối  (NLĐ)

QUỐC TẾ 
Biểu tình ở Thái LGiá vàng VN cao hơn thế giới gần 4 triệu đồng/lượngan đột ngột ngưng trước sinh nhật của Quốc vương -(VOA)
Dượng của ông Kim Jong Un bị cách chức, các phụ tá bị tử hình -(VOA)
Vợ ông Lưu Hiểu Ba kêu gọi Trung Quốc cho bà được tự do -(VOA)   —-Vợ ông Lưu Hiểu Ba yêu cầu được tự do- (RFA)
Trung Quốc xét xử 3 người chống tham nhũng – (RFA)   —-Ngoại trưởng Mỹ đến Brussels dự cuộc họp của NATO về Afghanistan -(VOA)
Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’ về khu vực phòng không Trung Quốc -(VOA)   —Đài Loan muốn hòa đàm về vùng phòng không Trung Quốc -(VOA)
“Đài Loan trợ giúp y tế ngư dân không phân biệt quốc tịch ở Trường Sa”  (GDVN)
Vì sao Mỹ điều tàu sân bay USS George Washington đến châu Á?  (Infonet)
LHQ cáo buộc Tổng thống Syria tội ác chống nhân loại  (RFI)    —Truyền thông Trung Quốc ‘chê bai’ Anh  (BBC)
Thủ tướng Ukraina xin lỗi cảnh sát gây bạo lực khiến người biểu tình bị thương  (RFI) —Ukraine: Thủ tướng xin lỗi do cảnh sát đàn áp biểu tình- (RFA)   —Quốc hội Ukraina bác bỏ kiến nghị bất tín nhiệm -(VOA)    —–  Vì quyền lợi thiết thực, dân Ukraina chống chính phủ thân Nga  (RFI)—-3 người bị kết án tù về tội tấn công Giám đốc đoàn ballet Bolshoi -(VOA)
Malaysia: Các bộ lạc thiểu số bị cấm biểu tình chống xây đập  – (RFA)
Nhiều nạn nhân siêu bão Haiyan không được cứu chữa kịp thời- (RFA)   —Hong Kong xuất hiện ca nhiễm H7N9 đầu tiên  (RFA)
Hun Sen: Trung – Nhật đối đầu, Campuchia sẽ thiệt thòi nhất  (GDVN)   —-Ông Abe – Mỹ và “bầu trời” Trung Quốc  (MTG)
Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc triệu tập hội nghị kinh tế (TTXVN)


Hà Nội và canh bạc nhân quyền

Khúc dạo đầu. . .

Người Pháp chầm chậm rời khỏi quán cà phê nhỏ trên đường Đại Cồ Việt. Nền trời Hà Nội xâm xẩm mây mù đầu đông. Mắt ông ngỡ ngàng. Ngay trên vỉa hè lớp nhớp trước mặt ông, một viên cảnh sát trật tự cấp hàm đại úy đang hùng hổ vung tay chỉ đạo cấp dưới quẳng bàn ghế của quán cà phê lên chiếc xe thùng nhỏ – vốn được dành riêng cho thể loại “sinh hoạt đường phố” này. Những bóng người mờ nhạt loăng quăng trong tiếng quát tháo chói tai như càn khoét vào làn sương cô tịch của Hà thành.
Màn sương trước khi diễn ra đại hội đảng lần thứ 12 vào năm 2016.
Quầng sáng cuối cùng của mặt trời cũng vừa tắt hẳn. Gương mặt viên bí thư thứ nhất về chính trị của tòa đại sứ Pháp đầy vẻ u ám. Ngán ngẩm và khinh bỉ, giọng Jean Philippe Gavois trầm đặc buồn bã hướng đến chúng tôi: “Các bạn không cần phải nói cho tôi về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nữa. Tôi đã nhìn thấy tất cả”.
Trước đó ít phút trong một quán cà phê khác, ông đã vô tình lặp lại một cử chỉ đặc trưng cho nền văn hóa đối lập đương đại ở Hà Nội: chụp ảnh những nhân viên an ninh trước một vòng rào máy quay phim chĩa vào ông từ những người không mặc sắc phục.
Một trong hai người chúng tôi là Nguyễn Văn Đài – một luật sư được chính quyền khoác cho bộ trang phục “tuyên truyền chống nhà nước” và đã phải thụ án tù vì tội danh cao quý đó, đã không còn được ông chủ quán cà phê quen thuộc nồng hậu đón tiếp, sau lời cảnh cáo đanh thép sẽ “đóng cửa quán” từ những người đại diện cho pháp luật Việt Nam.
Thêm ít phút nữa, bà chủ của quán cà phê thứ hai mà chúng tôi đặt chân vào ôm ngực hổn hển nói với Đài “Các anh mà không ra thì họ đến đóng cửa quán của tôi mất”. Tròng mắt bà ngân ngấn một vẻ đồng cảm xót xa. Hình như một cơn đau tim ngôn luận đang quấn siết ngực bà.

Thưa các ông nhân quyền, Hà nội chúng tôi đây!

Câu chuyện mặt đối mặt đậm sắc thái bất hòa ấy xảy ra vào ngày 28/11/2013, chỉ nửa tháng sau khi giới cầm quyền Hà Nội lần đầu tiên được lọt qua cánh cửa của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc.
Jean Philippe Gavois đã có được một kỷ niệm không hiếm hoi: trước và sau tuyên thệ “Luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người”, bản cương lĩnh đảng – vừa giành được tỷ lệ phiếu thuận ngất ngưởng đến 98% thông qua hiến pháp mới nơi nghị trường quốc hội – đã ngay lập tức quay lưng với bài học đáng quên trong lịch sử phong kiến về quyền tự do cá nhân của dân chúng.
Một ngày sau kỷ niệm không đáng nhớ trên, tôi đến thăm nhà văn Nguyễn Thanh Giang tại nhà ông. Cũng như luật sư Nguyễn Văn Đài, vị tiến sĩ địa vật lý này được Công an Hà Nội đặc tả như một nhân vật chống đối và áp dụng chế độ cách ly đặc biệt, cho dù những gì tôi biết về ông là tư chất ôn hòa, tuổi già và những kiến nghị đau đáu cuối đời.
Vào lần này, kỷ niệm đầu đông Hà Nội thật nồng cháy. Ngôi nhà cô tịch của Nguyễn Thanh Giang nằm trong một ngõ nhỏ đã bị đội ngũ dày đặc nhân viên an ninh che kín từ hồi nào. Ngay cả lời mời tha thiết của chủ nhà cũng không làm cho hàng rào cách ly lay động. Không vào nhà cùng tham dự cuộc thăm hỏi theo lời đáp từ của nhà văn Nguyễn Thanh Giang, những viên chức an ninh lạnh lùng còn lập tức xô đẩy các vị khách của ông ra khỏi cửa.
Dĩ nhiên tôi cũng nằm trong số khách bất hạnh đó.
Hà Nội những ngày lập đông như đóng băng trong dòng người lặng cúi trên phố. Không may mắn như viên bí thư của Đại sứ quán Pháp, tôi chẳng có cơ hội nào diện kiến người mà tôi muốn học hỏi những kiến thức cao niên.
Thay vào đó, một thể tài kiến thức rất chuyên biệt đang chờ tôi.
Bởi trong khi những vị khách khác chỉ bị “mời” về, một chiếc xe hơi đã trờ tới cạnh tôi. Tôi hiểu, mình đã bị “đón lõng”.
Đồn công an Trung Mỗ thuộc huyện Từ Liêm cách nhà ông Nguyễn Thanh Giang khoảng một cây số, nằm trong một khu vực nhà cao tầng đang thi công, gạch vữa bặm trợn cùng những khuôn mặt cũng chẳng thiện cảm hơn. Trong đồn, một kế hoạch đã được sắp đặt từ hồi nào để tiếp đón tôi.
Ngồi trên xe và áp tải tôi là Trung, một cán bộ của A67 – Cục bảo vệ chính trị 7 thuộc Bộ Công an. Tuổi trung niên, Trung khá điển trai và có lẽ không thiếu tham vọng. Trung hứa hẹn sẽ chỉ “trao đổi” với tôi khoảng một tiếng đồng hồ.
Nhưng buổi lấy cung đã kéo dài gấp sáu lần so với hứa hẹn ban đầu – một tỷ lệ khiến tôi liên tưởng đến hố phân hóa không tưởng về nợ xấu ngân hàng trong báo cáo của cùng hai cơ quan nhà nước là Ủy ban giám sát tài chính quốc gia – từ 35-37%, và từ Ngân hàng nhà nước – gần 6%.
Tỷ lệ 1/6 cũng là một đặc trưng hiếm có của thể chế độc trị ở Việt Nam: cứ 6 người dân lại có một người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến lực lượng công an.
Có lẽ cũng vì nguyên do bội cung như thế mà buổi hỏi cung tôi tập hợp đến hơn một chục nhân viên an ninh. Cùng với A67, cơ quan chủ trì lấy cung là Phòng PA24 – Cơ quan an ninh điều tra của Công an Hà Nội, chứ không phải PA83 về chính trị nội bộ hay một bộ phận an ninh nào khác. Hai phiên hiệu A67 và PA24 lại chính là cơ chế phối hợp để bắt khẩn cấp và khởi tố tôi về tội danh “Âm mưu lật đổ chính quyền” vào tháng 7/2012.
A67 cũng là một kỷ niệm đáng nhớ trong đời tôi. Thủ trưởng cơ quan đặc biệt này là Hoàng Phước Thuận. Trước chiến dịch bắt giam tôi vào năm ngoái, Hoàng Phước Thuận đóng lon đại tá. Sau đó, ông được thăng hàm thiếu tướng.
Tôi không bị bắt, các ông thấy đấy. . .
Không nhiều thời gian để người dân kiếm sống, nhưng lại quá dư dả thời giờ cho công an quản lý họ.
Một hồ sơ chi tiết về tôi đã được Công an Hà Nội xác lập. Lý lịch cá nhân. Gần 200 bài viết và trả lời phỏng vấn trên các báo quốc tế VOA, BBC, RFA, RFI, ABC… và báo chí hải ngoại. Và tất nhiên cả mục đích chuyến đi Hà Nội cùng các cuộc gặp gỡ vào tháng 11/2013 của tôi với nhiều “đối tượng” như các ông bà Nguyễn Trọng Vĩnh, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân…
Toàn bộ các vấn đề đều được nhân viên an ninh hỏi và ghi chép một cách chu đáo, hoàn toàn không khác với những gì mà tôi đã trải nghiệm trong trại tạm giam B34 ở Sài Gòn. Tất cả đều có thể làm cho bạn hình dung ra một cuộc bắt giữ không chính thức.
Không chính thức vì đơn giản là không có bất cứ một giấy tờ nào liên quan đến thủ tục giữ người mà phải được PA24 thông báo cho tôi – âu cũng là một hiện tượng ngoài lề phổ biến trong hoạt động “bảo vệ an ninh quốc gia” ở Việt Nam.
Không ngạc nhiên và hoàn toàn bình tâm, tôi thỏa mãn cơ bản các câu hỏi của giới điều tra, bất chấp tính chất ngoài lề của họ. Kể cả việc tôi sẵn lòng chịu đựng nếu họ bắt giam tôi thêm một lần nữa.
Điều an ủi duy nhất cho tôi là gương mặt đôn hậu, trung thực và biểu cảm có văn hóa của người hỏi cung chính – một cán bộ thuộc Cơ quan an ninh điều tra Hà Nội. Đức khoảng trên ba chục tuổi, thông minh và mẫn cảm. Nếu không phải vì những cuộc hỏi cung đầy tính sách nhiễu và giáo điều như thế này, những nhân viên an ninh như Đức sẽ không quá xa cách với những người như tôi trong quán cà phê.
Đa số nhân viên an ninh bao quanh tôi cũng trẻ như Đức. Không đề cập đến những bất đồng sắc cạnh xung quanh điều 4 hiến pháp, tôi nhận ra vẻ ưu tư đầy đặn trong mắt họ, trong thần sắc của họ khi tôi nói về nạn tham nhũng kinh hoàng, các nhóm lợi ích và nhóm thân hữu, các bất công kinh tế cùng bất ổn xã hội đang lên đến tột đỉnh. Đó cũng là những nội dung trong các bài viết đăng công khai của tôi.
Ít nhất, tôi không nhận ra thái độ hoàn toàn vô cảm của họ – những người làm công ăn lương như tôi. Tối thiểu, tôi nhận ra họ khác với nhũng quan chức bệ vệ, giả dối và “ăn của dân không chừa thứ gì” như bà phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan từng thốt lên. Và tuy vẫn giữ im lặng, cơ mặt họ đã không tránh khỏi vài co giật bức xúc.
Diễn dịch theo người xưa, trong cái rủi lại có cái may. Không phải tất cả những người có học vây quanh tôi đều thiếu văn hóa đến mức có thể sẵn sàng thượng cẳng chân hạ cẳng tay với dân oan đất đai hoặc giới hoạt động nhân quyền. Lần đầu tiên từ khi rời trại giam, tôi được cọ xát với giới chức an ninh Hà Nội.
Cũng theo cái cách mà họ hài hước là muốn “giao lưu” với tôi.

Sau 16 năm, tôi vẫn không thể hiểu

Văn hóa là sự khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của loài người. Tôi đã nghe một người bạn kể lại chuyện anh bị công an đọc lệnh bắt, và ngay sau đó anh quay lưng lại, cùng lúc vỗ vào… mông.
Nhưng cũng ngay sau cái vỗ mông như một tác phẩm chưa từng có trong hồ sơ văn chương thế giới, tờ lệnh bắt anh đã được cho vào ngăn kéo. Người ta quẳng đồ lại cho anh rồi đẩy anh ra ngoài đường.
Thật kinh khủng! Thật khó hình dung nổi vì sao có những người dân Hà Nội lại chọn cách thức trình diễn như thế để đối sánh với ngành công an.
Không thật tán đồng về cách hành xử của người bạn đó, trong tôi vẫn chằn chặn dấu hỏi: vì cái gì và do ai mà khuynh hướng đối đầu giữa dân chúng và công an ngày càng khẩn trương?
Cũng khẩn cấp đến mức bất đồng về ý thức hệ đã cùng lúc hóa thân vào những xung đột cá nhân?
Bầu không khí Thủ đô đang đậm đặc tia kích nổ. Ở khắp nơi, người ta công khai nói về những nhược điểm và sai lầm quá lớn của chế độ và cá nhân lãnh đạo. Ở nhiều nơi, những đám đông tự phát có thể hiện ra, bùng phát bất cứ lúc nào vì những lý do nhỏ nhặt, và càng ghê gớm nếu lý do liên quan mật thiết đến nhân viên công lực. Dù rằng vẻ nín lặng đến mức kinh ngạc của người Hà Nội vẫn làm cho nhà cầm quyền chưa bỏ được thói quen hoang tưởng về quyền năng của mình, song cái âm ỉ trong dân chúng lại giống với hình ảnh một thùng thuốc súng.
Sẽ ra sao nếu vào một ngày nào đó, con sóng biểu tình sôi trào sẽ khiến không thể cứu vãn mối dây lỏng lẻo còn lại giữa lực lượng an ninh với rất nhiều người dân bị thiệt thòi quyền lợi? Sẽ có bao nhiêu nhân viên an ninh giữ được sự đồng cảm với chính những người đã sinh ra họ hoặc là đồng bào của họ? Hoặc ở một thái cực quá trái ngược, họ sẽ nổ súng vào đoàn biểu tình như quang cảnh đẫm máu đã loang tràn ở Romania dưới thời cai trị độc tài của Ceaucescu?
Công tác an ninh, xét cho cùng, là tư chất và hành động nhân văn. Từ trái tim đến trái tim chứ không thể là cái gì khác. Nhân tâm phải là trái tim để các mạch máu của chế độ và dân chúng chung hòa một mối. Nhân tâm cũng là cứu cánh duy nhất trong thế cùng tắc biến cho một chính thể không còn đủ lý do để tồn tại… Trong 16 năm là cán bộ nghiên cứu về chính sách an ninh, tôi đã rút ra kết luận quý giá này. Giá trị của kết luận đó còn cao cả hơn rất nhiều lần sự tồn tại của một nền chính trị.
Thế nhưng vì sao những người được xem là “bạn của dân” lại đang bị không ít dân chúng coi là “côn đồ”?
Hà Nội làm sao vậy? Trong tận cùng trái tim của Thủ đô, đất trời Hà Nội đang chao đảo bởi một nền văn hóa cướp hoa, nền văn hóa giành giật bánh sushi và bây giờ đang nhanh chóng tiến đến nền văn hóa đấm đá nhân quyền.
Trong tận cùng của nhân quyền lại là quyền lợi sinh tồn của những dân oan đất đai – một đòi hỏi chính đáng và chính danh đến mức không thể bị bất kỳ quan chức xảo ngôn nào đánh tráo khái niệm. Nhưng nhiều năm qua, nhiều nhân viên an ninh đã rơi vào cái vòng xoáy tráo trở ấy, trở thành một thứ công cụ đặc thù và diệu nghiệm để các nhóm lợi ích bất động sản trục lợi. “An ninh quốc gia” được trưng ra như một thứ bùa được trả lương. Còn nếu cuộc đối đầu với dân oan rơi vào thảm cảnh và đổ máu như vụ cưỡng chế gia đình Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, sẽ chỉ có lực lượng công an và người dân bị thí chốt. Trong khi đó, những bóng ma nhóm lợi ích và quan chức nhúng chàm đều biến mất…
Nhưng sau tất cả những suy tưởng mông lung, tôi lại tự cật vấn mình rằng nếu tôi bị công an và dân phòng Hà Nội đánh bầm dập như họ đã hành xử đối với Phương Uyên, Lê Quốc Quyết và một số blogger vào tháng 9/2013, hay với Lê Thị Công Nhân và Trương Dũng vào tháng 11/2013, liệu tôi có giữ được bình tâm để suy nghiệm về cái chân thiện mỹ trong con người cán bộ an ninh thời nay?
Cuộc bắt giữ và câu lưu tôi đã thành công. Tôi không còn thời gian để gặp nhà văn Nguyễn Thanh Giang. Tôi cũng chẳng thể đến nhà thờ Thái Hà để thăm linh mục Nguyễn Nam Phong. Chỉ còn vừa đủ thời gian ra sân bay Nội Bài để về Sài Gòn theo vé khứ hồi đã đặt.
Ngược lại, giới chức an ninh Hà Nội đã có dịp “giao lưu” khá đầy đủ với tôi về những chủ đề thật nhạy cảm như quan điểm của tôi về Diễn đàn xã hội dân sự, những tổ chức “chống đối” như Dân Làm Báo, Việt Tân… Ngay cả những bài viết của tôi đã đăng trên báo chí quốc tế cũng được họ cẩn thận đề nghị tôi lưu bút về “quyền tác giả” – một động tác không thừa nếu sau này họ muốn bắt lại tôi.
Cuối cùng, sau khi đáp lại gợi ý của cán bộ A67 về “ở chơi Hà Nội đến ngày mai” bằng lời chân thành nhất “tôi đã sẵn sàng nếu bị bắt”, tôi được thông báo về một bản cảnh cáo viết tay, không đóng dấu, liên quan đến việc tôi tiếp xúc với các “đối tượng” Nguyễn Thanh Giang, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân. Tất nhiên, tôi không ngần ngại bút ký vào biên bản ấy nội dung “Tôi không vi phạm pháp luật”.
Chỉ có lời tự vấn về phẩm chất và văn hóa an ninh của tôi vẫn còn ở phía trước.

Và những gì còn lại

Nhưng ngay trước cái phía trước ấy lại là một kết quả gây ra sự ồn ào vào ngày 29/11/2013 mà những người chỉ đạo chiến dịch “phân hóa” có lẽ đã không lường hết: vào cuối ngày, báo chí quốc tế và giới truyền thông xã hội đồng loạt đưa tin và bình luận về vụ việc cách ly ông Nguyễn Thanh Giang, tất nhiên không quên trường hợp bị cản trở hôm trước của luật sư Nguyễn Văn Đài. Một người quen ở nước ngoài còn cho tôi biết đã có sự lên tiếng trong giới nghị sĩ quốc hội Australia về câu chuyện đặc biệt này – đặc biệt như một dẫn chứng hùng hồn cho 14 lời cam kết của Nhà nước Việt Nam trước Chủ tịch đại hôi đồng Liên hiệp quốc, và như một minh họa không thể sinh động hơn cho điều được xem là “thành tâm chính trị” của Nhà nước Việt Nam ngay sau khi được chấp thuận vào Hội đồng nhân quyền.
Những người bạn của tôi trong giới truyền thông quốc tế còn nêu lên những câu hỏi không thể lẩn tránh: Ai đã chỉ đạo “chiến dịch” sách nhiễu luật sư Nguyễn Văn Đài, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và bắt câu lưu nhà báo Phạm Chí Dũng? Phải chăng là Bộ Chính trị? Hoặc nếu không phải từ những cấp lãnh đạo tối cao thì lẽ nào các cơ quan cấp dưới đã tự tung vận hành cái thói quen trấn áp và đàn áp của thời phong kiến như thế?
Giới truyền thông cũng bình phẩm về một đặc trưng không thể đặc biệt hơn trong nền chính trị đương đại Việt Nam: ngành công an chính là những chuyên gia tạo event giỏi nhất. Ai và cái gì đã tạo nên khả năng và kỹ năng tuyệt vời gây sự kiện, hơn nữa lại là sự kiện quốc tế, như thế?
Chỉ có điều, mọi lý giải cho những câu hỏi trên có thể đều không còn cần thiết nữa. Trong con mắt giới nhân quyền và các nhà nước dân chủ quốc tế, Nhà nước Việt Nam vừa ghi thêm một điểm xấu về thành tích “bảo đảm quyền con người”.
Nếu không vì sứ mệnh ngoại giao bắt buộc, hẳn những người như viên bí thư Jean Philippe Gavois đã lập tức xách vali rời khỏi đất nước quá giả dối chính trị cộng thêm sự ghẻ lạnh tình người này.
THEO RFA

Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào cuối thập niên 1970 đã nói: “Nếu bạn khống chế dầu mỏ, thì sẽ khống chế tất cả các nước; nếu bạn khống chế lương thực, thì sẽ không chế tất cả mọi người”. Kiểm soát thực phẩm toàn cầu gần như đã đạt được bằng cách giảm sự đa dạng hạt giống thông qua hạt giống biến đổi gen được phân phối chỉ bởi một vài công ty xuyên quốc gia. Nếu hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương (TPP) được thông qua, chúng ta sẽ đối mặt với thực trạng không chỉ thực phẩm mà cả sức khoẻ, môi trường và hệ thống tài chính của chúng ta sẽ có khả năng rơi vào tay những công ty xuyên quốc gia như tập đoàn hoá chất Monsanto (Mỹ).

Monsanto, TPP và sự thống trị lương thực toàn cầu

Bài 1: Hai lá bài “ác độc”
SGTT.VN - Theo một cuộc phỏng vấn của Acres USA với nhà bệnh thực vật học Don Huber, GS danh dự đại học Purdue (Mỹ), hai đặc điểm của loại cây trồng biến đổi gen (GMO) là tính kháng côn trùng và kháng thuốc diệt cỏ gốc glyphosate. Thường được gọi là Roundup theo tên sản phẩm bán chạy nhất của Monsanto, glyphosate gây ngộ độc mọi thứ trên đường đi của nó ngoại trừ cây trồng biến đổi gen.
Lợi nhuận trên cả dân số
Được sử dụng khắp thế giới, glyphosate là thuốc diệt cỏ phổ rộng huỷ hoại không phân biệt, không chỉ trực tiếp diệt cây trồng mà cả các dưỡng chất chính yếu. Thuốc được bán như một thay thế nhẹ nhàng cho các loại thuốc diệt cỏ gốc dioxin gây hại trước kia, nhờ thủ thuật che đậy các dữ liệu thực nghiệm chứng minh glyphosate và thực phẩm GMO kết hợp với nó nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khoẻ, có thể giết chết tế bào phôi thai, nhau thai và dây rốn. Nhưng những nguy cơ ấy được tuỳ tiện bỏ qua.
Việc sử dụng rộng rãi thực phẩm GMO và chất diệt cỏ glyphosate giúp giải thích sự bất thường khi nước Mỹ chi gấp đôi cho việc chăm sóc sức khoẻ dân số tính theo đầu người so với mức trung bình của các nước phát triển. Ngược lại, trong các nước gồm Thuỵ Sĩ, Úc, Áo, Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp, Đức, Hungaria, Luxembourg, Hy Lạp, Bulgaria, Balan, Ý, Mexico và Nga – GMO bị cấm hoàn toàn hoặc một phần, và khoảng 60 nước khác có những hạn chế đáng kể về GMO.
Việc cấm sử dụng GMO và glyphosate có thể cải thiện sức khoẻ của người Mỹ. Nhưng TPP, một hiệp ước thương mại toàn cầu mà chính quyền Obama đang thúc đẩy, có thể ngăn chặn cách tiếp cận nhằm vào nguyên do đối với khủng hoảng sức khoẻ.
Tác dụng xảo quyệt của Roundup
Các loại cây trồng kháng Roundup thoát chết bởi glyphosate, nhưng không tránh được việc hấp thụ nó vào các mô của chúng. Các loại cây trồng “chịu” thuốc diệt cỏ về bản chất chứa dư lượng thuốc diệt cỏ cao hơn các loại cây trồng khác. Thực vậy, nhiều nước đã phải tăng nồng độ cho phép – gấp 50 lần – nhằm hợp thức hoá việc ra đời cây trồng biến đổi gen. Ở EU, dư lượng trong thực phẩm tăng 100 – 150 lần nếu một đề xuất mới của Monsanto được chấp thuận. Trong khi đó, những “siêu hạt giống” chịu được thuốc diệt cỏ đã thích nghi với hoá chất, đòi phải có liều lượng cao hơn nữa và những độc chất mới để diệt cây.
Các enzym của con người khi bị tác động bởi glyphosate giảm khả năng hấp thụ mangan và các khoáng chất cần thiết giúp chuyển hoá thực phẩm – điều đó giải thích dịch béo phì tràn lan ở Mỹ. Theo các nhà nghiên cứu Samsell và Seneff (tháng 4.2013): “Ức chế các enzym cytochrome P450 (CYP) do glyphosate gây ra là một thành phần bị bỏ qua về độc tính của nó đối với loài hữu nhũ. Các enzym CYP giữ vai trò rất quan trọng trong sinh học… Hậu quả bao gồm rối loạn tiêu hoá, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim, trầm cảm, tự kỷ, vô sinh, ung thư và bệnh Alzheimer”.
Hơn 40 chứng bệnh có liên quan đến sử dụng glyphosate, thậm chí nhiều hơn nữa đang xuất hiện. Tháng 9.2013, đại học Quốc gia Rio Cuarto (Argentina) công bố nghiên cứu phát hiện glyphosate giúp nâng cao sự tăng trưởng của nấm sản sinh ra aflatoxin B1, một trong những chất gây ung thư nhất. Sự tăng trưởng của nấm đã tăng mạnh đáng kể trong cây bắp ở Mỹ. Một bác sĩ ở Chaco, Argentina, nói với hãng tin AP: “Chúng ta trải qua từ một dân số khá lành mạnh đến một dân số với tỷ lệ ung thư cao, dị tật bẩm sinh và các bệnh hiếm khi thấy được trước đây”. Glyphosate cũng huỷ hoại trầm trọng đối với môi trường. Theo một báo cáo hồi tháng 10.2012 của viện Khoa học về xã hội (Mỹ): “Ngành kinh doanh nông nghiệp cho rằng glyphosate và cây trồng chịu được glyphosate sẽ cải thiện năng suất, làm tăng lợi nhuận của nông dân và có lợi cho môi trường nhờ giảm thuốc diệt sâu rầy. Chính xác là ngược lại: thuốc diệt cỏ glyphosate và cây trồng chịu được glyphosate đã gây ra những hiệu ứng tai hại trên diện rộng, bao gồm cả những siêu cỏ dại kháng glyphosate, cây độc hại và tác nhân gây bệnh cho gia súc mới, làm giảm sự lành mạnh của cây trồng và mùa màng, phá hoại những loài ngoài mục tiêu từ côn trùng đến loài lưỡng cư và gia súc, cũng như làm giảm sự màu mỡ của đất”.
Ellen Brown (luật sư, chủ tịch viện Public Banking – Mỹ)
Khởi Thức dịch (theo counterpunch.org 26.11.2013)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét