Hiến pháp mới: Đổi hay không đổi?
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi đã
được Quốc hội thông qua hôm 28/11/2013 với đại đa số tán thành, và chỉ
có hai đại biểu không bấm nút thông qua.
Một trong hai người đó là nhà sử học Dương Trung
Quốc. Ông cho rằng những sửa đổi của Hiến pháp chưa thỏa mãn người dân
và chưa thỏa mãn được chính ông.
Hôm 29/11, Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn vị đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan tới Hiến pháp và Quốc hội Việt Nam.
BBC: Thưa ông, so với Hiến pháp (HP) năm 1946 dưới thời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải chăng những Hiến pháp sau này có vấn đề?
Thực ra có vấn đề là nếu nhìn vào lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 có thể gọi là Hiến pháp lập quốc. Nó dựa trên nền tảng của sự lựa chọn chính trị, tức là lấy thiết chế Dân chủ Cộng hòa phổ quát với thế giới đương đại. Và trên cơ sở đó hướng tới mục tiêu giành độc lập dân tộc.
Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, phải chăng qua quá nhiều những khắc nghiệt của chiến tranh, rồi tác động của yếu tố quốc tế về sự lựa chọn con đường phát triển v..v càng ngày HP càng hướng tới một mục tiêu hết sức cụ thể và hết sức ngắn hạn.
Dần dần với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản với tư cách Đảng cầm quyền cho đến thời buổi này, cho đến bản HP sửa đổi này, người ta đã ghi rất rõ trong Lời nói đầu rằng HP chỉ là thể chế hóa cương lĩnh của Đảng thôi.
Mà đây là cương lĩnh được xác định từ năm 1991 cho một giai đoạn lịch sử của thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) và được thể hiện trong HP 1992 sửa đổi một lần, và lần này sửa đổi lần nữa.
Tôi nghĩ rằng có sự thay đổi. Tôi không nói có sự thay đổi từ thể chế Dân chủ Cộng hòa sang Cộng hòa XHCN, mà ở chỗ là HP càng ngày càng rõ, nó là thể chế hóa cho một cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền thôi.
BBC:Như vậy thì hơn ba triệu đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đúng hơn là quyền lực của Đảng, nói một cách nôm na, là nằm ngoài vùng phủ sóng của HP và của pháp luật nói chung?
Không, tôi không nghĩ con số tuyệt đối là lấy số lượng đảng viên, bởi vì bên các nước phát triển cũng thế thôi, các nước châu Âu cũng thế thôi.
Quan trọng là số đảng viên ấy họ tranh thủ được sự ủng hộ của bao nhiêu lực lượng xã hội, quần chúng.
Ở đây đất nước có một Đảng lãnh đạo thôi, cũng như theo HP nói là đại diện cho toàn bộ dân tộc. Và cũng chưa có cơ hội để định lượng toàn bộ dân tộc, chưa có phương thức để trưng cầu dân ý để có thể định lượng được. Nên tôi không nghĩ đây là câu chuyện của mấy triệu đảng viên.
BBC: Ông cũng từng nói với báo chí VN là ông được mời tham gia những ban bàn thảo về lần sửa đổi này. Không phải là đảng viên cộng sản, ông có thấy cô đơn không khi trao đổi ý kiến hay phát biểu với đại đa số đại biểu Quốc hội ở Việt Nam là đảng viên?
Có thể nói là cá nhân tôi sinh hoạt trong Quốc hội tới nay là nhiệm kỳ thứ III, tức là bước vào năm thứ 12 rồi. Và trong lần sửa đổi này tôi được tham gia vào một bộ phận của Ủy ban sửa đổi, tôi thấy hoàn toàn không có sự phân biệt gì, không khí rất thoải mái.
Tôi cũng nói rất thật là tôi thấy rất dân chủ khi được trao đổi. Nhưng vấn đề là tất cả những trao đổi đó sau này có được đưa vào văn bản cuối cùng hay không, chứ tôi hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để tham gia vào sinh hoạt đó.
Tất cả ý kiến của tôi đưa ra đều được tôn trọng, tất nhiên là có những cái được chấp nhận, có những cái chưa được chấp nhận.
Theo quan điểm của tôi, ý tưởng ban đầu chỉ là sửa đổi một số nội dung liên quan đến văn bản HP năm 92 và thực tiễn 20 năm qua đã bắt đầu bất cập rồi.
Thế nhưng khi đặt lên bàn thì phải nói là các nhà lãnh đạo Quốc hội cũng rất muốn mở rộng dân chủ để mọi người cùng tham gia. Có lẽ cuộc thảo luận đó nó đã khá rộng rãi và nó đi quá giới hạn mà theo tôi quan niệm, là vượt quá xa cương lĩnh của đảng Cộng sản cho nên về sau họ có điều chỉnh lại.
Tôi cũng muốn nói thẳng thắn là, nếu như mong muốn của tôi mà tôi bỏ phiếu là một chuyện, nhưng bản thân lần sửa đổi này cũng có rất nhiều sửa đổi chứ không phải như cũ.
Phải khẳng định là nếu phân tích vào điều khoản, câu chữ cụ thể, số lượng phải thay đổi, cấu trúc phải thay đổi rất lớn, những vấn đề nhấn mạnh hơn, đầy đủ hơn như vấn đề quyền con người v..v. cũng được thể hiện. Những yếu tố mà lâu nay người ta e ngại như sở hữu đất đai hay doanh nghiệp nhà nước, tuy không được thay đổi căn bản nhưng cũng có những điều chỉnh chứ không phải hoàn toàn như cũ.
Tôi quan niệm như vậy khi tiếp cận với văn bản và quá trình hình thành văn bản.
BBC: Hai vấn đề là sở hữu tư nhân về đất đai, thực ra là trả lại sở hữu tư nhân về đất đai thôi, và chuyện thể chế các doanh nghiệp nhà nước đã được nói đến nhiều rồi. Nhưng khi những người bên ngoài như chúng tôi nhìn vào dự thảo HP đó thấy nó không được thay đổi. Ông có nghĩ là đằng sau có những nhóm lợi ích hay nhóm đặc quyền ngay trong Quốc hội mà họ không muốn thay đổi?
Chuyện có liên quan đến nhóm lợi ích hay không thì phải phân tích rất cụ thể, nhưng nó liên quan đến cơ chế chính trị này thì điều đó là chắc chắn.
Nên vấn đề đặt ra là có những người muốn chúng ta thay đổi thật căn bản kể cả nền tảng chính trị nữa, thì tôi cho là điều không tưởng trong bối cảnh này.
BBC: Thế về luật đất đai thì sao ạ?
Luật đất đai đã thông qua, đã sửa đổi, và cũng có điều chỉnh. Tất nhiên điều chỉnh tuyệt đối như người ta mong muốn cũng khó.
Tôi lấy ví dụ thay đổi nhiều nhất mà người ta e ngại là nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ cho an ninh quốc phòng thì chắc không ai có ý kiến gì. Nhưng cho mục tiêu phát triển thì người ta e ngại nhất mục tiêu phát triển đó nó có ý nghĩa gì, từ phát triển có khái niệm khá mơ hồ ấy có thể bị lợi dụng như lâu nay.
Nên phát triển nó phải gắn với lợi ích của công cộng, không phải gắn với lợi ích của một nhóm, một cá nhân,hay một nhóm doanh nghiệp nào khác.
Cái đó mới là trên câu chữ, mà tôi nghĩ quan trọng hơn là sau này khi vận dụng vào đời sống thực tiễn mới là vấn đề quan trọng.
Nói rằng không thay đổi là không đúng, nhưng nó chưa thay đổi đến độ người dân thỏa mãn hay cá nhân tôi thỏa mãn thì là vấn đề khác.
BBC: Xin hỏi đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc một chút thôi là phần kỹ thuật, rất nhiều người trên mạng đang bàn là khi bỏ phiếu thông qua hay không thông qua HP, có hai người không bấm nút có ông là một. Nhưng khi bỏ phiếu để quyết định thực hành hiến pháp thì lại đông đủ tất cả. Vì sao?
Tôi không nói chuyện của người khác. Khi tôi không có sự lựa chọn giữa tán thành và không tán thành thì tôi không biểu quyết.
Nhưng khi kết quả biểu quyết ấy nó đã thành hiện thực, tức là đã thông qua rồi, thì tôi nghĩ bản thân là đại biểu Quốc hội tôi cũng phải chấp hành nghị quyết ban hành của Quốc hội, đó là chuyện rất bình thường.
BBC: Trong những giai đoạn trước chiến tranh, HP cũng chỉ là văn bản mang tính thời đoạn, cũng tương tự theo như cách dùng từ của ông, và giai đoạn phát triển kinh tế 20 năm qua. Nhưng bây giờ, khi Việt Nam đã trở thành thành viên có thể nói là sáng giá của khu vực và trong cộng đồng quốc tế, thì HP lại thể hiện giá trị khác mà ông có nói, là tính Đảng, trong khi những giá trị phổ cập khác ở bên ngoài lại giảm đi?
Ở đây có xu thế chung và cả những mâu thuẫn cũng được bộc lộ ở đây. Một trong những mục tiêu để sửa đổi HP này là cũng có mục tiêu là phù hợp với quá trình hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam và thế giới, và đồng thời là những cam kết quốc tế mà Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn.
Nếu đọc kỹ vấn đề quyền con người ở đây nó có những vị trí khác và cũng có những thay đổi. Điều quan trọng đối với chúng tôi là làm sao đưa nó được vào đời sống. Ví dụ như luật biểu tình đã có cách đây khoảng 70 năm rồi nhưng chưa đưa vào đời sống.
HP này có thể có những người chưa hài lòng lắm, nhưng nếu giám sát tốt, đưa vào đời sống, tôi cho nó cũng đã có một tác động nào đó, chứ không phải nó chỉ là một cái gì quá cũ kỹ.
Còn những yếu tố mà bộ phận xã hội đòi hỏi nó đi nhanh, đi mạnh hơn, hội nhập hơn, ví dụ như những vấn đề liên quan đến đa đảng chẳng hạn, thì tôi cho có thể đấy là giá trị phổ cập. Nhưng theo quan điểm của tôi, nó chưa trở thành hiện thực trong bối cảnh và thiết chế chính trị hiện nay.
BBC: Trong những nhóm vận động có tiếng nói phê phán, họ còn nói rằng Quốc hội phải giải tán. Là một dân biểu ông nghĩ sao về những quan điểm như vậy?
Tôi cho đấy là ý kiến của một nhóm người thôi, nhóm người ấy có ảnh hưởng tới xã hội như thế nào thì phải qua thực tiễn. Và tôi nghĩ là nếu chỉ đòi hỏi một cách đơn giản như thế thì đó là quyền của mỗi người tự đặt ra.
BBC: Theo tôi hiểu ý kiến của họ cũng tương đối là phức tạp, chẳng hạn như Thái Lan năm 1995 cũng giải tán Quốc hội để chọn một Quốc hội mới mà họ nói là đầy đủ đại diện hơn. Hay như ở Anh, Pháp cũng vậy thôi, khi cần thì họ có quyền tổng thống với thủ tướng, thì đấy là yếu tố...
Cái đó là theo Hiến pháp. Hiến pháp có quy định chuyện đó không?
BBC: Tức là Hiến pháp Việt Nam chưa có?
Nó phải là một quá trình, tôi rất tôn trọng ý kiến khác biệt và kể cả những ý kiến quyết liệt như thế. Nhưng tôi nghĩ là nếu nhìn bằng con mắt hiện thực thì tôi cho nó chưa phải là chuyện của ngày hôm nay, mặc dù ai cũng mong muốn có gì đó thay đổi, giống như thiên hạ đã làm thế nào thì mình cũng làm như thế.
Nhưng dẫu sao thì mỗi một quốc gia cũng phải có lịch sử của nó, bước đi của nó thôi.
(BBC)Hôm 29/11, Nguyễn Giang, BBC Tiếng Việt đã phỏng vấn vị đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan tới Hiến pháp và Quốc hội Việt Nam.
BBC: Thưa ông, so với Hiến pháp (HP) năm 1946 dưới thời cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, phải chăng những Hiến pháp sau này có vấn đề?
Thực ra có vấn đề là nếu nhìn vào lịch sử lập hiến Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 có thể gọi là Hiến pháp lập quốc. Nó dựa trên nền tảng của sự lựa chọn chính trị, tức là lấy thiết chế Dân chủ Cộng hòa phổ quát với thế giới đương đại. Và trên cơ sở đó hướng tới mục tiêu giành độc lập dân tộc.
Tuy nhiên theo quan điểm của tôi, phải chăng qua quá nhiều những khắc nghiệt của chiến tranh, rồi tác động của yếu tố quốc tế về sự lựa chọn con đường phát triển v..v càng ngày HP càng hướng tới một mục tiêu hết sức cụ thể và hết sức ngắn hạn.
Dần dần với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản với tư cách Đảng cầm quyền cho đến thời buổi này, cho đến bản HP sửa đổi này, người ta đã ghi rất rõ trong Lời nói đầu rằng HP chỉ là thể chế hóa cương lĩnh của Đảng thôi.
Mà đây là cương lĩnh được xác định từ năm 1991 cho một giai đoạn lịch sử của thời kỳ quá độ tiến lên Chủ nghĩa Xã hội (CNXH) và được thể hiện trong HP 1992 sửa đổi một lần, và lần này sửa đổi lần nữa.
Tôi nghĩ rằng có sự thay đổi. Tôi không nói có sự thay đổi từ thể chế Dân chủ Cộng hòa sang Cộng hòa XHCN, mà ở chỗ là HP càng ngày càng rõ, nó là thể chế hóa cho một cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền thôi.
BBC:Như vậy thì hơn ba triệu đảng viên của đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đúng hơn là quyền lực của Đảng, nói một cách nôm na, là nằm ngoài vùng phủ sóng của HP và của pháp luật nói chung?
Không, tôi không nghĩ con số tuyệt đối là lấy số lượng đảng viên, bởi vì bên các nước phát triển cũng thế thôi, các nước châu Âu cũng thế thôi.
Quan trọng là số đảng viên ấy họ tranh thủ được sự ủng hộ của bao nhiêu lực lượng xã hội, quần chúng.
Ở đây đất nước có một Đảng lãnh đạo thôi, cũng như theo HP nói là đại diện cho toàn bộ dân tộc. Và cũng chưa có cơ hội để định lượng toàn bộ dân tộc, chưa có phương thức để trưng cầu dân ý để có thể định lượng được. Nên tôi không nghĩ đây là câu chuyện của mấy triệu đảng viên.
BBC: Ông cũng từng nói với báo chí VN là ông được mời tham gia những ban bàn thảo về lần sửa đổi này. Không phải là đảng viên cộng sản, ông có thấy cô đơn không khi trao đổi ý kiến hay phát biểu với đại đa số đại biểu Quốc hội ở Việt Nam là đảng viên?
Có thể nói là cá nhân tôi sinh hoạt trong Quốc hội tới nay là nhiệm kỳ thứ III, tức là bước vào năm thứ 12 rồi. Và trong lần sửa đổi này tôi được tham gia vào một bộ phận của Ủy ban sửa đổi, tôi thấy hoàn toàn không có sự phân biệt gì, không khí rất thoải mái.
Tôi cũng nói rất thật là tôi thấy rất dân chủ khi được trao đổi. Nhưng vấn đề là tất cả những trao đổi đó sau này có được đưa vào văn bản cuối cùng hay không, chứ tôi hoàn toàn có điều kiện thuận lợi để tham gia vào sinh hoạt đó.
Tất cả ý kiến của tôi đưa ra đều được tôn trọng, tất nhiên là có những cái được chấp nhận, có những cái chưa được chấp nhận.
BBC: Nhìn về mặt lịch sử, tại sao đảng Cộng sản Việt Nam lại đặt ra cả một cuộc vận động, đánh giá sửa đổi HP. Nếu như tin vào báo chí trong nước, thì có tới hơn 20 triệu người đồng ý và rất tốn kém, để cuối cùng kết quả xem ra cũng không có gì thay đổi so với HP 1992?
"Hiến pháp càng ngày càng rõ, là thể chế hóa cho một cương lĩnh chính trị của đảng cầm quyền thôi."
Theo quan điểm của tôi, ý tưởng ban đầu chỉ là sửa đổi một số nội dung liên quan đến văn bản HP năm 92 và thực tiễn 20 năm qua đã bắt đầu bất cập rồi.
Thế nhưng khi đặt lên bàn thì phải nói là các nhà lãnh đạo Quốc hội cũng rất muốn mở rộng dân chủ để mọi người cùng tham gia. Có lẽ cuộc thảo luận đó nó đã khá rộng rãi và nó đi quá giới hạn mà theo tôi quan niệm, là vượt quá xa cương lĩnh của đảng Cộng sản cho nên về sau họ có điều chỉnh lại.
Tôi cũng muốn nói thẳng thắn là, nếu như mong muốn của tôi mà tôi bỏ phiếu là một chuyện, nhưng bản thân lần sửa đổi này cũng có rất nhiều sửa đổi chứ không phải như cũ.
Phải khẳng định là nếu phân tích vào điều khoản, câu chữ cụ thể, số lượng phải thay đổi, cấu trúc phải thay đổi rất lớn, những vấn đề nhấn mạnh hơn, đầy đủ hơn như vấn đề quyền con người v..v. cũng được thể hiện. Những yếu tố mà lâu nay người ta e ngại như sở hữu đất đai hay doanh nghiệp nhà nước, tuy không được thay đổi căn bản nhưng cũng có những điều chỉnh chứ không phải hoàn toàn như cũ.
Tôi quan niệm như vậy khi tiếp cận với văn bản và quá trình hình thành văn bản.
BBC: Hai vấn đề là sở hữu tư nhân về đất đai, thực ra là trả lại sở hữu tư nhân về đất đai thôi, và chuyện thể chế các doanh nghiệp nhà nước đã được nói đến nhiều rồi. Nhưng khi những người bên ngoài như chúng tôi nhìn vào dự thảo HP đó thấy nó không được thay đổi. Ông có nghĩ là đằng sau có những nhóm lợi ích hay nhóm đặc quyền ngay trong Quốc hội mà họ không muốn thay đổi?
Chuyện có liên quan đến nhóm lợi ích hay không thì phải phân tích rất cụ thể, nhưng nó liên quan đến cơ chế chính trị này thì điều đó là chắc chắn.
Nên vấn đề đặt ra là có những người muốn chúng ta thay đổi thật căn bản kể cả nền tảng chính trị nữa, thì tôi cho là điều không tưởng trong bối cảnh này.
BBC: Thế về luật đất đai thì sao ạ?
Luật đất đai đã thông qua, đã sửa đổi, và cũng có điều chỉnh. Tất nhiên điều chỉnh tuyệt đối như người ta mong muốn cũng khó.
Tôi lấy ví dụ thay đổi nhiều nhất mà người ta e ngại là nhà nước có quyền thu hồi đất để phục vụ cho an ninh quốc phòng thì chắc không ai có ý kiến gì. Nhưng cho mục tiêu phát triển thì người ta e ngại nhất mục tiêu phát triển đó nó có ý nghĩa gì, từ phát triển có khái niệm khá mơ hồ ấy có thể bị lợi dụng như lâu nay.
Nên phát triển nó phải gắn với lợi ích của công cộng, không phải gắn với lợi ích của một nhóm, một cá nhân,hay một nhóm doanh nghiệp nào khác.
Cái đó mới là trên câu chữ, mà tôi nghĩ quan trọng hơn là sau này khi vận dụng vào đời sống thực tiễn mới là vấn đề quan trọng.
Nói rằng không thay đổi là không đúng, nhưng nó chưa thay đổi đến độ người dân thỏa mãn hay cá nhân tôi thỏa mãn thì là vấn đề khác.
BBC: Xin hỏi đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc một chút thôi là phần kỹ thuật, rất nhiều người trên mạng đang bàn là khi bỏ phiếu thông qua hay không thông qua HP, có hai người không bấm nút có ông là một. Nhưng khi bỏ phiếu để quyết định thực hành hiến pháp thì lại đông đủ tất cả. Vì sao?
Tôi không nói chuyện của người khác. Khi tôi không có sự lựa chọn giữa tán thành và không tán thành thì tôi không biểu quyết.
Nhưng khi kết quả biểu quyết ấy nó đã thành hiện thực, tức là đã thông qua rồi, thì tôi nghĩ bản thân là đại biểu Quốc hội tôi cũng phải chấp hành nghị quyết ban hành của Quốc hội, đó là chuyện rất bình thường.
BBC: Trong những giai đoạn trước chiến tranh, HP cũng chỉ là văn bản mang tính thời đoạn, cũng tương tự theo như cách dùng từ của ông, và giai đoạn phát triển kinh tế 20 năm qua. Nhưng bây giờ, khi Việt Nam đã trở thành thành viên có thể nói là sáng giá của khu vực và trong cộng đồng quốc tế, thì HP lại thể hiện giá trị khác mà ông có nói, là tính Đảng, trong khi những giá trị phổ cập khác ở bên ngoài lại giảm đi?
Ở đây có xu thế chung và cả những mâu thuẫn cũng được bộc lộ ở đây. Một trong những mục tiêu để sửa đổi HP này là cũng có mục tiêu là phù hợp với quá trình hội nhập ngày càng sâu của Việt Nam và thế giới, và đồng thời là những cam kết quốc tế mà Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn.
Nếu đọc kỹ vấn đề quyền con người ở đây nó có những vị trí khác và cũng có những thay đổi. Điều quan trọng đối với chúng tôi là làm sao đưa nó được vào đời sống. Ví dụ như luật biểu tình đã có cách đây khoảng 70 năm rồi nhưng chưa đưa vào đời sống.
HP này có thể có những người chưa hài lòng lắm, nhưng nếu giám sát tốt, đưa vào đời sống, tôi cho nó cũng đã có một tác động nào đó, chứ không phải nó chỉ là một cái gì quá cũ kỹ.
Còn những yếu tố mà bộ phận xã hội đòi hỏi nó đi nhanh, đi mạnh hơn, hội nhập hơn, ví dụ như những vấn đề liên quan đến đa đảng chẳng hạn, thì tôi cho có thể đấy là giá trị phổ cập. Nhưng theo quan điểm của tôi, nó chưa trở thành hiện thực trong bối cảnh và thiết chế chính trị hiện nay.
BBC: Trong những nhóm vận động có tiếng nói phê phán, họ còn nói rằng Quốc hội phải giải tán. Là một dân biểu ông nghĩ sao về những quan điểm như vậy?
Tôi cho đấy là ý kiến của một nhóm người thôi, nhóm người ấy có ảnh hưởng tới xã hội như thế nào thì phải qua thực tiễn. Và tôi nghĩ là nếu chỉ đòi hỏi một cách đơn giản như thế thì đó là quyền của mỗi người tự đặt ra.
BBC: Theo tôi hiểu ý kiến của họ cũng tương đối là phức tạp, chẳng hạn như Thái Lan năm 1995 cũng giải tán Quốc hội để chọn một Quốc hội mới mà họ nói là đầy đủ đại diện hơn. Hay như ở Anh, Pháp cũng vậy thôi, khi cần thì họ có quyền tổng thống với thủ tướng, thì đấy là yếu tố...
Cái đó là theo Hiến pháp. Hiến pháp có quy định chuyện đó không?
BBC: Tức là Hiến pháp Việt Nam chưa có?
Nó phải là một quá trình, tôi rất tôn trọng ý kiến khác biệt và kể cả những ý kiến quyết liệt như thế. Nhưng tôi nghĩ là nếu nhìn bằng con mắt hiện thực thì tôi cho nó chưa phải là chuyện của ngày hôm nay, mặc dù ai cũng mong muốn có gì đó thay đổi, giống như thiên hạ đã làm thế nào thì mình cũng làm như thế.
Nhưng dẫu sao thì mỗi một quốc gia cũng phải có lịch sử của nó, bước đi của nó thôi.
Với Hiến pháp mới, Việt Nam ít hy vọng thay đổi
Quốc hội Việt Nam tuần qua đã phê chuẩn một Hiến pháp
mới, nhưng có ít lý do để ăn mừng vì hệ thống chính trị cho phép những
sự lạm dụng về lập hiến vẫn không thay đổi.
Đó là một thất vọng. Chính quyền mời công chúng góp ý, nghe đồn rằng đã có hằng triệu phản hồi đòi thay đổi. Các nhà làm luật đã làm ngơ một kiến nghị từ 72 học giả và trí thức gửi đến Ban Soạn thảo Hiến pháp sửa đổi, vẫn để nguyên vị các doanh nghiệp nhà nước héo hắt, mưng tấy và không đem lại lợi ích, và làm ngơ những lời kêu gọi tự do hoá cho phép đầu tư nước ngoài đem đến tính hợp lý cho nền kinh tế. Thay vì thế, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn giữ nguyên vị trí.
Vì thế, đông đảo mọi người tin rằng hiến pháp mới, sẽ hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng 2014, thể hiện tính hai mặt và sự trì hoãn hơn là sự bừng nở cho một kỷ nguyên mới. Hiến pháp này thể hiện ít thay đổi cả về kinh tế lẫn chính trị, nhưng nó sẽ phục vụ đắc lực cho đảng CSVN. Chẳng may là có ít hy vọng đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững cho tương lai lâu dài của đất nước. Các nhà quan sát đã theo dõi sự phát triển của hiến pháp VN với sự bối rối hơn là hy vọng.
Câu hỏi căn bản của hiến pháp mới là xử sự ra sao với Điều 4 tai tiếng, tiếp tục nhấn mạnh quyền lực tối cao vẫn được duy trì cho ĐCS. Nó bị phê phán vì đảng không có năng lực tung ra những cải cách toàn diện. Hiến pháp có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng, đã được 97,59% trong số 488 nhà làm luật trong Quốc hội tán thành.
Mặc dù việc mất lòng tin vào đảng xem ra không thể sửa chữa, vẫn không có tín hiệu về một phong trào cách mạng đang nổi lên trong quảng đại quần chúng. Lý do thật dễ hiểu. Có sự quan ngại rằng đảng đã học được bài học tàn bạo của vụ Thiên An Môn năm 1989, khi chính quyền Trung Quốc đập tan một phong trào sinh viên gây ra hằng trăm cái chết, như thế một cuộc chống đối rộng rãi sẽ cũng bị đạp tan theo cách tương tự. Những người khác thì biện luận rằng con đường thoát duy nhất là dùng những biện pháp hòa bình, bởi vì không ai muốn kinh qua sự sụp đổ của nhà nước và sự hỗn loạn về dân sự.
Mới đây, các vấn đề nhân quyền có sự thụt lùi nghiêm trọng khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 6 bị công an dứt khoát dập tắt, những người biểu tình bị tống lên xe bus. Những vi phạm này là không thể cho phép, nhưng chính quyền không hề sợ phải giải trình các hành động của mình, vẫn không chịu từ bỏ sự kiểm soát.
Trong khi việc bầu VN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 19 tháng 11 có thể có tác động mang tính biểu tượng lớn hơn và tức thời hơn, thì VN vẫn chưa sẵn sàng đặt nền tảng cho bất kỳ cam kết nào về nhân quyền. Trái lại, bằng chứng gần đây khiến người ta nghĩ đến điều ngược lại. Nhiều công an và tòa án là một phần của vấn đề hơn là giải pháp cho vấn đề. Một chiến dịch quốc tế đòi trả tự do cho mọi tù nhân chính trị cụ thể cũng có nghĩa là người đó có thể được thay thế bằng một người khác.
Hiển nhiên là sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng mở rộng. Cải cách kinh tế không đem lợi ích cho người nghèo, và người giàu thường thu lợi quá lớn từ sự tăng trưởng. Trong khi nông dân và công nhân tức giận vì được tưởng thưởng quá ít cho sự đóng góp của mình vào kinh tế quốc dân, họ không có cách nào khác hơn là chấp nhận và lâm vào cảnh nợ nần. Nông dân muốn có sự cải tổ triệt để về luật đất đai để ngăn cản các nhà phát triển ăn cắp đất của họ một cách đơn giản và trắng trợn. Công nhân thì đòi giảm nghèo qua chế độ phúc lợi xã hội tăng tiến. Sự phản đối của họ khiến chính quyền mất bình tĩnh.
Những cuộc đình công xảy ra hằng ngày nhưng nếu chính quyền có hành động thì cũng thường chỉ đưa ra những sự xoa dịu tạm thời. Mặc dù một số cuộc phản đối bằng súng và thuốc nổ mới đây đã gây ra quan ngại về sự mất an ninh lan rộng, nhưng tiên lượng về một cuộc cách mạng là chưa có.
Giới “ưu tú” hậu cách mạng hiểu rõ chính quyền kém cỏi ra sao, nhưng họ tránh đưa ra những vấn đề chính trị trong những bài diễn văn công khai, vì hy vọng được hưởng một cuộc sống vật chất tốt hơn. Phần lớn quan chức cao cấp đến tuổi về hưu chỉ nghĩ đến việc đòi hỏi lương cao và mơ hưởng cảnh điền viên. Một số ít trở nên giàu có và tìm “ô dù” cho cơ hội thăng tiến. Con số người VN cực giàu đã tăng lên 14,7% vào năm 2013, với những người có tài sản cực cao 30 triệu đô la hay hơn, đã tăng lên 195 người, theo một báo cáo của UBS và công ty nghiên cứu Wealth X. của Singapore. TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng nói trong một hội nghị của đảng vào tháng 10 rằng hố ngăn cách về thu nhập đặt ra mối đe doạ đáng lo ngại nhất cho sự sống còn của tổ chức.
Trong khi nhiều người “ưu tú” mua nhà và gửi con cái đi du học, thì ngày càng tăng số sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm và sợ bàn luận về chính trị, họ biện luận rằng mình không có cách gì tác động đến chính sách của chính phủ. Một tinh thần sợ hãi làm cho con người yếu hèn, sự thờ ơ và lãnh cảm thấm sâu vào toàn xã hội. Một số người lập luận rằng để vượt qua tình trạng đó, xã hội dân sự phải trao quyền lực cho nhân dân nhằm khởi ra một tinh thần phản đối phi bạo lực.
Đáng khích lệ rằng có sự đòi hỏi ngày càng tăng về việc có thêm các hình thức thông tin về chính trị. May là bất chấp an ninh mạng, các blogger vẫn hưởng sự tự do ngôn luận trên mạng như một chiếc van xả hơi cho sự bất mãn xã hội.
Những người phê phán kêu rằng các blogger không được trù hoạch (nguyên văn: have no agenda: ý nói không được nhà nước cho phép - ND) để nêu lên những mối quan ngại của công chúng. Nhưng những lời phàn nàn ấy nói không trúng vấn đề. Những ý kiến của các blogger là lời báo động, biểu lộ nghĩa vụ công dân trong việc xướng lên sự quan ngại và động viên hành động. Công an nên ngưng các cuộc tấn công mạng thay vì bắt giữ các blogger vì đã đưa lên lời phê phán chính quyền hay tiếp xúc với các ủng hộ viên nước ngoài.
ultra-high net worth individuals with assets of US$30 million or more has risen to 195 according to a report by UBS and a Singapore research company, Wealth X. Communist Party chief Nguyen Phu Trong told a party
Tuy nhiên, sự kết nối ảo của các nhà hoạt động không thể thay cho sự dấn thân của riêng từng người. Sự tham dự trực tiếp tạo nên nền tảng vững chắc hơn cho nền dân chủ thảo luận. Bầu không khí hiện nay không cho phép sự tham dự trên lĩnh vực chính trị. Có nhiều lý do khác nhau cho việc ấy.
Trước hết, nhiều năm được nuôi bằng những hứa hẹn xuông và giờ đây ngày càng mất kiên nhẫn, công chúng muốn tiếng nói của họ được chính quyền nghe. Biện luận rằng những yêu sách từ người đứng bên ngoài không thực sự giúp vào tiến trình, một số người hy vọng xã hội dân sự có thể có tác dụng hơn là giới chính trị hay thị trường. Chẳng may, các nhà hoạt động trên mạng không được xem như một lực lượng đối lập mạnh. Những tiếng nói đối lập cũng không có một gương mặt lãnh đạo như Aung San Suu Kyi hay một địa điểm tập họp công chúng lừng danh như Quảng trườngTahrir. Thời gian chưa chín muồi.
Hai nữa, chủ nghĩa tư bản thân hữu cộng với một mô hình độc đảng không đem lại bất kỳ một con đường tiến lên nào. Một số người bên trong ĐCS gợi ý rằng đảng nên tự thân biến đổi thành một chính đảng thật sự và cạnh tranh với các đảng khác để cầm quyền, giống như Quốc dân đảng đã làm ở Đài Loan. Văn hóa “không bị trừng phạt” đặc hữu (đặc hữu: người miền Nam VN nói nôm na là “không giống ai” – ND) phải được thay thế bằng một tinh thần trách nhiệm giải trình.
Để thực hiện tiềm năng ấy, các chính khách phụ thuộc nặng nề vào việc có sự tranh luận ngay lúc này – và không chỉ tranh luận một cách hoa mỹ, tranh luận về đạo đức hay từ trên xuống. Có như thế, niềm tin mới có hy vọng được phục hồi và sự ủng hộ của công chúng mới được tăng cường. Nếu chính quyền, giới kinh doanh, và xã hội dân sự có thể làm việc cùng nhau, thì công chúng sẽ cảm nhận rằng một trật tự mới có thể phát triển mạnh trong kỷ nguyên mới bất chấp những triển vọng xấu.
Dẫu thế nào, vẫn có một ý thức ngày càng tăng về nhu cầu thay đổi trong nước, sự thay đổi có thể đưa VN trở lại con đường đúng và hệ thống có thể vận hành từng bước. Bản hiến pháp mới không cho ta sự hứa hẹn ấy.
Đó là một thất vọng. Chính quyền mời công chúng góp ý, nghe đồn rằng đã có hằng triệu phản hồi đòi thay đổi. Các nhà làm luật đã làm ngơ một kiến nghị từ 72 học giả và trí thức gửi đến Ban Soạn thảo Hiến pháp sửa đổi, vẫn để nguyên vị các doanh nghiệp nhà nước héo hắt, mưng tấy và không đem lại lợi ích, và làm ngơ những lời kêu gọi tự do hoá cho phép đầu tư nước ngoài đem đến tính hợp lý cho nền kinh tế. Thay vì thế, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn giữ nguyên vị trí.
Vì thế, đông đảo mọi người tin rằng hiến pháp mới, sẽ hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng 2014, thể hiện tính hai mặt và sự trì hoãn hơn là sự bừng nở cho một kỷ nguyên mới. Hiến pháp này thể hiện ít thay đổi cả về kinh tế lẫn chính trị, nhưng nó sẽ phục vụ đắc lực cho đảng CSVN. Chẳng may là có ít hy vọng đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững cho tương lai lâu dài của đất nước. Các nhà quan sát đã theo dõi sự phát triển của hiến pháp VN với sự bối rối hơn là hy vọng.
Câu hỏi căn bản của hiến pháp mới là xử sự ra sao với Điều 4 tai tiếng, tiếp tục nhấn mạnh quyền lực tối cao vẫn được duy trì cho ĐCS. Nó bị phê phán vì đảng không có năng lực tung ra những cải cách toàn diện. Hiến pháp có hiệu lực vào ngày 1 tháng Giêng, đã được 97,59% trong số 488 nhà làm luật trong Quốc hội tán thành.
Mặc dù việc mất lòng tin vào đảng xem ra không thể sửa chữa, vẫn không có tín hiệu về một phong trào cách mạng đang nổi lên trong quảng đại quần chúng. Lý do thật dễ hiểu. Có sự quan ngại rằng đảng đã học được bài học tàn bạo của vụ Thiên An Môn năm 1989, khi chính quyền Trung Quốc đập tan một phong trào sinh viên gây ra hằng trăm cái chết, như thế một cuộc chống đối rộng rãi sẽ cũng bị đạp tan theo cách tương tự. Những người khác thì biện luận rằng con đường thoát duy nhất là dùng những biện pháp hòa bình, bởi vì không ai muốn kinh qua sự sụp đổ của nhà nước và sự hỗn loạn về dân sự.
Mới đây, các vấn đề nhân quyền có sự thụt lùi nghiêm trọng khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 6 bị công an dứt khoát dập tắt, những người biểu tình bị tống lên xe bus. Những vi phạm này là không thể cho phép, nhưng chính quyền không hề sợ phải giải trình các hành động của mình, vẫn không chịu từ bỏ sự kiểm soát.
Trong khi việc bầu VN vào Hội đồng Nhân quyền LHQ ngày 19 tháng 11 có thể có tác động mang tính biểu tượng lớn hơn và tức thời hơn, thì VN vẫn chưa sẵn sàng đặt nền tảng cho bất kỳ cam kết nào về nhân quyền. Trái lại, bằng chứng gần đây khiến người ta nghĩ đến điều ngược lại. Nhiều công an và tòa án là một phần của vấn đề hơn là giải pháp cho vấn đề. Một chiến dịch quốc tế đòi trả tự do cho mọi tù nhân chính trị cụ thể cũng có nghĩa là người đó có thể được thay thế bằng một người khác.
Hiển nhiên là sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng mở rộng. Cải cách kinh tế không đem lợi ích cho người nghèo, và người giàu thường thu lợi quá lớn từ sự tăng trưởng. Trong khi nông dân và công nhân tức giận vì được tưởng thưởng quá ít cho sự đóng góp của mình vào kinh tế quốc dân, họ không có cách nào khác hơn là chấp nhận và lâm vào cảnh nợ nần. Nông dân muốn có sự cải tổ triệt để về luật đất đai để ngăn cản các nhà phát triển ăn cắp đất của họ một cách đơn giản và trắng trợn. Công nhân thì đòi giảm nghèo qua chế độ phúc lợi xã hội tăng tiến. Sự phản đối của họ khiến chính quyền mất bình tĩnh.
Những cuộc đình công xảy ra hằng ngày nhưng nếu chính quyền có hành động thì cũng thường chỉ đưa ra những sự xoa dịu tạm thời. Mặc dù một số cuộc phản đối bằng súng và thuốc nổ mới đây đã gây ra quan ngại về sự mất an ninh lan rộng, nhưng tiên lượng về một cuộc cách mạng là chưa có.
Giới “ưu tú” hậu cách mạng hiểu rõ chính quyền kém cỏi ra sao, nhưng họ tránh đưa ra những vấn đề chính trị trong những bài diễn văn công khai, vì hy vọng được hưởng một cuộc sống vật chất tốt hơn. Phần lớn quan chức cao cấp đến tuổi về hưu chỉ nghĩ đến việc đòi hỏi lương cao và mơ hưởng cảnh điền viên. Một số ít trở nên giàu có và tìm “ô dù” cho cơ hội thăng tiến. Con số người VN cực giàu đã tăng lên 14,7% vào năm 2013, với những người có tài sản cực cao 30 triệu đô la hay hơn, đã tăng lên 195 người, theo một báo cáo của UBS và công ty nghiên cứu Wealth X. của Singapore. TBT ĐCS Nguyễn Phú Trọng nói trong một hội nghị của đảng vào tháng 10 rằng hố ngăn cách về thu nhập đặt ra mối đe doạ đáng lo ngại nhất cho sự sống còn của tổ chức.
Trong khi nhiều người “ưu tú” mua nhà và gửi con cái đi du học, thì ngày càng tăng số sinh viên tốt nghiệp đại học không có việc làm và sợ bàn luận về chính trị, họ biện luận rằng mình không có cách gì tác động đến chính sách của chính phủ. Một tinh thần sợ hãi làm cho con người yếu hèn, sự thờ ơ và lãnh cảm thấm sâu vào toàn xã hội. Một số người lập luận rằng để vượt qua tình trạng đó, xã hội dân sự phải trao quyền lực cho nhân dân nhằm khởi ra một tinh thần phản đối phi bạo lực.
Đáng khích lệ rằng có sự đòi hỏi ngày càng tăng về việc có thêm các hình thức thông tin về chính trị. May là bất chấp an ninh mạng, các blogger vẫn hưởng sự tự do ngôn luận trên mạng như một chiếc van xả hơi cho sự bất mãn xã hội.
Những người phê phán kêu rằng các blogger không được trù hoạch (nguyên văn: have no agenda: ý nói không được nhà nước cho phép - ND) để nêu lên những mối quan ngại của công chúng. Nhưng những lời phàn nàn ấy nói không trúng vấn đề. Những ý kiến của các blogger là lời báo động, biểu lộ nghĩa vụ công dân trong việc xướng lên sự quan ngại và động viên hành động. Công an nên ngưng các cuộc tấn công mạng thay vì bắt giữ các blogger vì đã đưa lên lời phê phán chính quyền hay tiếp xúc với các ủng hộ viên nước ngoài.
ultra-high net worth individuals with assets of US$30 million or more has risen to 195 according to a report by UBS and a Singapore research company, Wealth X. Communist Party chief Nguyen Phu Trong told a party
Tuy nhiên, sự kết nối ảo của các nhà hoạt động không thể thay cho sự dấn thân của riêng từng người. Sự tham dự trực tiếp tạo nên nền tảng vững chắc hơn cho nền dân chủ thảo luận. Bầu không khí hiện nay không cho phép sự tham dự trên lĩnh vực chính trị. Có nhiều lý do khác nhau cho việc ấy.
Trước hết, nhiều năm được nuôi bằng những hứa hẹn xuông và giờ đây ngày càng mất kiên nhẫn, công chúng muốn tiếng nói của họ được chính quyền nghe. Biện luận rằng những yêu sách từ người đứng bên ngoài không thực sự giúp vào tiến trình, một số người hy vọng xã hội dân sự có thể có tác dụng hơn là giới chính trị hay thị trường. Chẳng may, các nhà hoạt động trên mạng không được xem như một lực lượng đối lập mạnh. Những tiếng nói đối lập cũng không có một gương mặt lãnh đạo như Aung San Suu Kyi hay một địa điểm tập họp công chúng lừng danh như Quảng trườngTahrir. Thời gian chưa chín muồi.
Hai nữa, chủ nghĩa tư bản thân hữu cộng với một mô hình độc đảng không đem lại bất kỳ một con đường tiến lên nào. Một số người bên trong ĐCS gợi ý rằng đảng nên tự thân biến đổi thành một chính đảng thật sự và cạnh tranh với các đảng khác để cầm quyền, giống như Quốc dân đảng đã làm ở Đài Loan. Văn hóa “không bị trừng phạt” đặc hữu (đặc hữu: người miền Nam VN nói nôm na là “không giống ai” – ND) phải được thay thế bằng một tinh thần trách nhiệm giải trình.
Để thực hiện tiềm năng ấy, các chính khách phụ thuộc nặng nề vào việc có sự tranh luận ngay lúc này – và không chỉ tranh luận một cách hoa mỹ, tranh luận về đạo đức hay từ trên xuống. Có như thế, niềm tin mới có hy vọng được phục hồi và sự ủng hộ của công chúng mới được tăng cường. Nếu chính quyền, giới kinh doanh, và xã hội dân sự có thể làm việc cùng nhau, thì công chúng sẽ cảm nhận rằng một trật tự mới có thể phát triển mạnh trong kỷ nguyên mới bất chấp những triển vọng xấu.
Dẫu thế nào, vẫn có một ý thức ngày càng tăng về nhu cầu thay đổi trong nước, sự thay đổi có thể đưa VN trở lại con đường đúng và hệ thống có thể vận hành từng bước. Bản hiến pháp mới không cho ta sự hứa hẹn ấy.
Đỗ Kim Thêm – Asia Sentinel
Bản dịch từ tiếng Anh của BVN
(Ông Đỗ Kim Thêm làm việc với UNCTAD ở Geneva về Luật và chính sách Cạnh tranh, Pháp trị quốc tế. Ông nghiên cứu về Phật giáo và các bản tin vùng về VN)
Bản gốc tiếng Anh do tác giả gửi trực tiếp cho BVN, có thể đọc ở: asiasentinel.com
(Ông Đỗ Kim Thêm làm việc với UNCTAD ở Geneva về Luật và chính sách Cạnh tranh, Pháp trị quốc tế. Ông nghiên cứu về Phật giáo và các bản tin vùng về VN)
Bản gốc tiếng Anh do tác giả gửi trực tiếp cho BVN, có thể đọc ở: asiasentinel.com
Thiếu tướng Lâm Văn Cương - "Cận cảnh" nguyên nhân Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sụp đổ
Dân Luận: "Thiếu tướng" Lâm Văn Cương là em khác cả cha lẫn mẹ với thiếu tướng Lê Văn Cương, người viết bài "Cận cảnh nguyên nhân Liên Xô tan rã" đã được đăng trên Tuần Việt Nam. Ông Lâm Văn Cương được giao nhiệm vụ chuẩn bị những phân tích lý giải sự sụp đổ của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam để đăng ViệtNamNet ngày 19/8/2041. Vì quá yêu thích Dân Luận nên ông đã gửi cho chúng tôi bản thảo để đăng trước. Xin giới thiệu tới độc giả gần xa...
Nhân kỷ niệm 96 năm Cách Mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2041),
bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự sụp đổ của nhà
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam cuối những năm 10 đầu những năm 20 của thế kỷ XXI là một sự kiện đặc biệt quan trọng của khu vực Đông Nam Á, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác-Lênin. Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam vào cuối 2021 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nằm trong vòng vây của thực dân Pháp. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển, với kết quả là kết thúc chiến tranh năm 1954 bằng trận Điện Biên Phủ và sau đó là Hiệp định Geneve.
Sau hơn bảy mươi lăm năm tồn tại, phát triển chậm chạp, vào cuối những năm 20 của thế kỷ XXI, Cộng hòa XHCN Việt Nam đã vượt qua 4 cuộc chiến (45 -54, 54 – 75, Biên giới Tây Nam, Biên giới phía bắc), từ một nước thiếu đói thành một trong những nước xuất khẩu hang đầu về gạo và cà phê. Từ một nước với năng lực hải quân hạn chế đã có hạm đội tàu ngầm, tàu chiến, trở thành một thế lực trong khu vực Đông Nam Á. Với sức mạnh to lớn về quân sự và kinh tế, Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc của người anh em Trung Quốc để bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới.
Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ khi đã đạt đến đỉnh cao.
Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng tám (19/8/1945 – 19/8/2041), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
1. Chính quyền XHCN Việt Nam đã có đóng góp hết sức to lớn vào sự phát triển của khu vực và thế giới.
Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam cuối những năm 10 đầu những năm 20 của thế kỷ XXI là một sự kiện đặc biệt quan trọng của khu vực Đông Nam Á, là một tổn thất hết sức to lớn của những người cộng sản trong quá trình hiện thực hóa học thuyết Mác-Lênin. Sự sụp đổ của chính quyền XHCN Việt Nam vào cuối 2021 đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị khu vực Đông Nam Á cũng như khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa nằm trong vòng vây của thực dân Pháp. Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa non trẻ lâm vào thế "ngàn cân treo sợi tóc". Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã vượt qua thách thức hiểm nghèo để tiếp tục phát triển, với kết quả là kết thúc chiến tranh năm 1954 bằng trận Điện Biên Phủ và sau đó là Hiệp định Geneve.
Sau hơn bảy mươi lăm năm tồn tại, phát triển chậm chạp, vào cuối những năm 20 của thế kỷ XXI, Cộng hòa XHCN Việt Nam đã vượt qua 4 cuộc chiến (45 -54, 54 – 75, Biên giới Tây Nam, Biên giới phía bắc), từ một nước thiếu đói thành một trong những nước xuất khẩu hang đầu về gạo và cà phê. Từ một nước với năng lực hải quân hạn chế đã có hạm đội tàu ngầm, tàu chiến, trở thành một thế lực trong khu vực Đông Nam Á. Với sức mạnh to lớn về quân sự và kinh tế, Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ sức đương đầu với hệ thống tư bản thế giới và có khả năng ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc của người anh em Trung Quốc để bảo vệ hòa bình khu vực và thế giới.
Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ khi đã đạt đến đỉnh cao.
Tại sao?
Đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn bài viết, công trình chuyên khảo và sách lý giải vấn đề này, trong đó các cuốn sách của những người trong cuộc đưa ra lời giải có sức thuyết phục nhất. Nhân kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng tám (19/8/1945 – 19/8/2041), bài viết này nhằm cung cấp một cái nhìn cận cảnh về sự sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Trong nửa sau của thế kỷ XX, trên thế giới có hơn một chục Đảng Cộng Sản cầm quyền, hình thành một hệ thống XHCN hùng mạnh đủ sức kiềm chế mọi hành động đơn phương, hiếu chiến chống phá cách mạng của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là Mỹ.
Chính nhờ sự tồn tại của hệ thống XHCN hùng mạnh, hàng trăm dân tộc bị nô dịch, áp bức đã vùng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc, làm suy sụp chủ nghĩa thực dân cũ, làm thất bại chủ nghĩa thực dân mới. Xét đến cùng, sự hình thành và phát triển của phong trào không liên kết là thành quả của cuộc đấu tranh vô sản - tư sản trên phạm vi toàn cầu, là thành tựu to lớn của các Đảng Cộng sản cầm quyền trong thế kỷ XX. Nói cách khác, chính những người cộng sản, trước hết là các Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước thuộc hệ thống XHCN, đã ghi tạc một mốc son chói lọi vào tiến trình phát triển văn minh nhân loại.
Các Đảng Cộng sản cầm quyền đã xây dựng được một hệ thống xã hội hùng mạnh (hệ thống XHCN), trên nhiều lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội tốt đẹp hơn, ưu việt hơn chủ nghĩa tư bản (CNTB). Cho đến nay, sau 20 năm Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ, vẫn có 9% người Việt được hỏi ý kiến cho rằng ở chủ nghĩa xã hội nhiều điều tích cực hơn là tiêu cực.
Thật trớ trêu, chính các Đảng Cộng Sản cầm quyền, trước hết và chủ yếu là Đảng Cộng sản Việt Nam, lại để mất quyền lãnh đạo, Cần lưu ý rằng Đảng Cộng sản Việt Nam mất quyền lãnh đạo, Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam sụp đổ mà không thông qua một cuộc chiến tranh với chủ nghĩa đế quốc.
Thực chất, Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp và chủ yếu là Bộ Chính trị, BCH Trung Ương đã tha hóa, đã tự đánh mất mình và làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ. Chính những người lãnh đạo cao nhất, các ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN đã thừa nhận điều đó. Tất nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực chống cộng quốc tế thông qua chiến lược "diễn biến hòa bình" cũng là một nguyên nhân làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ, nhưng chắc chắn không phải là nguyên nhân chính, không phải là nguyên nhân chủ yếu.
Sơ bộ có thể nêu ra một số biểu hiện lớn sau đây:
- Một là, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Đi liền với nó là các bệnh tật: độc đoán, chuyên quyền, không chấp nhận những ý kiến khác với mình; coi thường tập thể, coi thường cấp dưới, tự cho mọi ý kiến của mình là chân lý buộc mọi người phải tuân theo, coi những ai có ý kiến ngược lại là chống đối, thậm chí là thù địch, khi cần thiết bảo vệ "cái uy" của mình, họ sẵn sàng đối xử với đồng chí, đồng đội như đối với kẻ thù. Kết quả là trong sinh hoạt, đảng mất hết sinh khí, mất hết tính chiến đấu. Sinh hoạt đảng trở nên tẻ nhạt, khô cứng, độc thoại một chiều. Trong điều kiện đó nhiều đảng viên trung kiên, trong sáng không được trọng dụng, cố nín nhịn để tồn tại, những kẻ cơ hội, nịnh bợ có điều kiện được thăng tiến.
- Hai là, Bộ Chính trị, BCH Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã quan liêu xa rời thực tiễn, để mất quan hệ máu thịt giữa Đảng CSVN với nhân dân Việt Nam. Tệ quan liêu làm cho những người lãnh đạo các cấp của Đảng CSVN xa rời thực tế, không có hiểu biết đúng đắn hiện trạng xã hội mà mình đang lãnh đạo, quản lý. Họ thờ ơ trước những nguyện vọng chính đáng của quần chúng, thậm chí không có rung động, phản ứng trước những nỗi thống khổ, oan ức của một bộ phận quần chúng nhân dân, trong đó có cả một bộ phận đảng viên, cán bộ cấp dưới.
- Ba là, những suy thoái về đạo đức, lối sống của một số lãnh đạo cấp cao giữ vai trò chủ chốt với những biểu hiện nổi bật: Sống ích kỷ, đặt lợi ích của bản thân, gia đình và người thân lên trên lợi ích của Đảng, của nhân dân; cục bộ địa phương, kéo bè kéo cánh đưa những người thân tín với mình, kể cả những người yếu về năng lực, kém về đạo đức, lối sống vào những vị trí lãnh đạo để làm vây cánh, che chắn bảo vệ mình; tham ô, sống xa hoa, nói một đằng làm một nẻo, cá biệt còn tha hoá, suy đồi về đạo đức, lối sống.
Một khuôn mặt đại diện của lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước thời đó
Trên đây là những biểu hiện nổi bật chủ yếu sự thoái hoá của một bộ
phận cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là các cán bộ
chủ chốt ở cấp cao.
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam và các "phiên bản" Đông Âu của nó thuộc trường hợp này.
Thông thường các biểu hiện trên không tồn tại biệt lập, mà luôn song hành, có quan hệ với nhau, tác động với nhau, có lúc cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia tồn tại và phát triển. Những biểu hiện thoái hoá nói trên, không bỗng nhiên xuất hiện, mà có một quá trình từ chớm nở như một ung nhọt nhỏ rồi phát triển qua nhiều giai đoạn. Những bệnh tật này lặng lẽ tích dồn liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm Đảng mất sức chiến đấu, thiếu nhạy bén, không đưa ra được đường lối, quyết sách đúng đắn, khả thi. Trong Đảng CSVN đã thực sự có phân hoá: Một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng do đặc quyền, đặc lợi, đại bộ phận sống khó khăn; nhiều đảng viên nói một đằng làm một nẻo, trong cuộc họp nói khác ngoài cuộc họp, suy nghĩ một đằng phát biểu một nẻo. Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng dần dần nguội lạnh, nhiều đảng viên trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có quan hệ đến vận mệnh của Đảng CSVN.
Theo Nguyễn Phú Trọng, có thể chia 3,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam làm 4 loại: 1, Những đảng viên chân chính thường chiếm tỷ lệ nhỏ, 2. Những người thực hiện, chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng như cái máy (chiếm khoảng hơn 96 %); 3. Những kẻ cơ hội, xu thời, nịnh bợ (phần lớn trong bộ máy công quyền); 4. Những người im lặng (phần lớn họ là những người có hiểu biết nhưng sợ bị trù dập nên họ giữ im lặng, không dám phát biểu).
Trần Xuân Bách, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCS ViệtNam, Bí thư trung ương Đảng (1986 - 1990) cho rằng: Tồn tại hai Đảng trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Một đảng của hàng chục triệu đảng viên bình thường và một đảng của những quan chức chóp bu trong hệ thống đảng, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Những đảng viên nắm quyền lực ở cấp cao ngày càng xa rời, cách biệt với hàng chục triệu đảng viên bình thường. Số đảng viên này, về thực chất, không đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, mà chỉ tìm mọi cách bám giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ.
Do những bệnh tật kể trên, đại bộ phận quần chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thờ ơ đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, thậm chí có một số trông chờ, mong muốn có sự thay đổi. Chính đó là trạng thái trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong xã hội Việt Nam vào cuối những năm 10, đầu những năm 20 của thế kỷ XXI, đêm trước của sự sụp đổ, tan rã (2019 - 2021).
3. Thử bàn về các nguyên nhân
Chỉ khi nào sự thoái hóa, biến chất diễn ra tại trung tâm quyền lực (chóp bu) của Đảng thì mới trở thành nguy cơ đối với Đảng, đó là đêm trước của sự tan rã, sụp đổ. Đảng Cộng sản Việt Nam và các "phiên bản" Đông Âu của nó thuộc trường hợp này.
Thông thường các biểu hiện trên không tồn tại biệt lập, mà luôn song hành, có quan hệ với nhau, tác động với nhau, có lúc cái này làm tiền đề, điều kiện cho cái kia tồn tại và phát triển. Những biểu hiện thoái hoá nói trên, không bỗng nhiên xuất hiện, mà có một quá trình từ chớm nở như một ung nhọt nhỏ rồi phát triển qua nhiều giai đoạn. Những bệnh tật này lặng lẽ tích dồn liên tục trong nhiều tháng, nhiều năm làm Đảng mất sức chiến đấu, thiếu nhạy bén, không đưa ra được đường lối, quyết sách đúng đắn, khả thi. Trong Đảng CSVN đã thực sự có phân hoá: Một bộ phận cán bộ, đảng viên giàu lên nhanh chóng do đặc quyền, đặc lợi, đại bộ phận sống khó khăn; nhiều đảng viên nói một đằng làm một nẻo, trong cuộc họp nói khác ngoài cuộc họp, suy nghĩ một đằng phát biểu một nẻo. Tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng dần dần nguội lạnh, nhiều đảng viên trở nên thờ ơ trước những vấn đề chính trị có quan hệ đến vận mệnh của Đảng CSVN.
Theo Nguyễn Phú Trọng, có thể chia 3,6 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam làm 4 loại: 1, Những đảng viên chân chính thường chiếm tỷ lệ nhỏ, 2. Những người thực hiện, chấp hành chỉ thị, nghị quyết của Đảng như cái máy (chiếm khoảng hơn 96 %); 3. Những kẻ cơ hội, xu thời, nịnh bợ (phần lớn trong bộ máy công quyền); 4. Những người im lặng (phần lớn họ là những người có hiểu biết nhưng sợ bị trù dập nên họ giữ im lặng, không dám phát biểu).
Trần Xuân Bách, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCS ViệtNam, Bí thư trung ương Đảng (1986 - 1990) cho rằng: Tồn tại hai Đảng trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Một đảng của hàng chục triệu đảng viên bình thường và một đảng của những quan chức chóp bu trong hệ thống đảng, nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Những đảng viên nắm quyền lực ở cấp cao ngày càng xa rời, cách biệt với hàng chục triệu đảng viên bình thường. Số đảng viên này, về thực chất, không đại diện và bảo vệ lợi ích của giai cấp, của dân tộc, mà chỉ tìm mọi cách bám giữ quyền lực vì lợi ích cá nhân của họ.
Do những bệnh tật kể trên, đại bộ phận quần chúng nhân dân giảm lòng tin đối với sự lãnh đạo của Đảng CSVN, thờ ơ đối với những vấn đề chính trị trọng đại của đất nước, thậm chí có một số trông chờ, mong muốn có sự thay đổi. Chính đó là trạng thái trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong xã hội Việt Nam vào cuối những năm 10, đầu những năm 20 của thế kỷ XXI, đêm trước của sự sụp đổ, tan rã (2019 - 2021).
Về hoạt động chống phá của Mỹ và các thế lực chống cộng quốc tế thì rõ ràng, có đầy đủ thông tin, tư liệu để khẳng định. Tuyệt đối không được mơ hồ, mất cảnh giác.
Mặt trái của cơ chế thị trường cũng là một nguyên nhân. Nhưng nếu quá nhấn mạnh, cường điệu mặt trái của cơ chế thị trường thì khó lòng giải thích được những thoái hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời kỳ Mao Trạch Đông, Trường Trinh, Lê Duẩn lãnh đạo, vì thời Mao, thời Trường Trinh, thời Lê Duẩn chưa có kinh tế thị trường.
Nghiên cứu kỹ quá trình thoái hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam, kể cả những đảng cầm quyền rồi mất quyền và những đảng hiện nay còn cầm quyền, chúng tôi xin nêu ra hai vấn đề để trao đổi, thảo luận.
- Một là, về mặt tổ chức, trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam chưa xây dựng được cơ chế hữu hiệu để đảm bảo dân chủ thực sự trong sinh hoạt Đảng. Đảng CSVN đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong suốt quá trình hoạt động. Theo chúng tôi, đây là điểm khởi thuỷ, nguồn gốc của mọi biểu hiện khác về sự thoái hoá của Đảng CSVN (quan liêu, tha hoá về tư tưởng chính trị, thoái hoá về đạo đức, lối sống, chia rẽ mất đoàn kết...). Ở đâu và khi nào trong sinh hoạt đảng thể hiện sục sôi dân chủ, thì đảng có sức sống mãnh liệt. Đảng Cộng sản Việt Nam dưới thời lãnh đạo của Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.
Xét đến cùng, do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng nên cơ quan lãnh đạo của Đảng CSVN thiếu thông tin nhiều mặt về một vấn đề, đặc biệt là những vấn đề hệ trọng quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Thiếu dân chủ cho nên trong sinh hoạt đảng thường là độc thoại một chiều từ những người lãnh đạo cao nhất, thiếu hẳn thông tin phản hồi từ dưới lên. Thiếu dân chủ, nên những đảng viên ưu tú, nhạy bén, sắc sảo, thông minh không có chỗ để thể hiện ý tưởng của mình. Trong một tổ chức như vậy, bộ tham mưu cao nhất không có đủ thông tin nhiều chiều, toàn diện, do đó những quyết định về đường lối, sách lược thường không phù hợp với thực tiễn, thậm chí trái ngược với quy luật, ngược với hiện thực khách quan. Phải chăng, đó là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng nghị quyết, chỉ thị rất nhiều nhưng việc đưa vào cuộc sống không được bao nhiêu. Theo ngôn ngữ y học, thuốc rất nhiều nhưng không có loại đặc trị, nên bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng.
Dưới góc độ lý thuyết hệ thống, có thể xem một tổ chức đảng như một hệ thống. Để đảm bảo cho hệ thống đó tồn tại bền vững, nhất thiết phải có trao đổi thông tin. Nếu thiếu trao đổi thông tin (theo 2 chiều thuận - nghịch, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong) thì sớm muộn hệ thống đó sẽ bị đổ vỡ để chuyển sang một trạng thái khác. Thiếu dân chủ trong sinh hoạt đảng, tức là thiếu trao đổi thông tin (trên xuống, dưới lên, trong đảng ra ngoài xã hội và ngược lại). Nếu trạng thái này kéo dài thì sẽ sinh ra thoái hóa của hệ thống đảng dưới nhiều biểu hiện như đã trình bày ở trên. Nếu không khắc phục được, để kéo dài, thì sớm muộn sự thoái hóa của một số đảng viên ở vị trí chủ chốt sẽ dẫn đến sự thoái hóa của đảng cầm quyền.
Hãy trở lại với Đảng Cộng sản Việt Nam để chúng ta hiểu rõ vấn đề dân chủ trong đảng. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt Đảng được ghi rõ trong Điều lệ, Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, qua nhiều lần thay đổi, vẫn là một văn bản quy định rất chặt chẽ, rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của đảng viên. Tại sao không ngăn chặn được những biến thái lệch lạc của Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Sinh Hùng, không ngăn chặn được hành vi lạm quyền, lộng quyền và phản bội của Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam? Cớ sao hàng triệu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam không có phản ứng gì khi Vũ Đức Đam tuyên bố giải tán Đảng? Không thể nói cách khác, thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng và không có cơ chế giám sát quyền lực hữu hiệu, đặc biệt là thiếu hẳn cơ chế giám sát hoạt động của Tổng bí thư, của Bộ Chính trị là nguồn gốc sinh ra tệ lạm quyền, lộng quyền của những người lãnh đạo Đảng CSVN, làm cho đảng có một xác thịt to lớn (hàng chục triệu đảng viên), nhưng không có hồn, không có sức sống.
Thực tế xác nhận: Đảng CSVN trước đây không có lực lượng nào và không có cơ chế nào thực hiện giám sát và phản biện hoạt động của Tổng Bí thư, của Bộ Chính trị. Một nhóm nhỏ này, có khi chỉ dăm ba người nắm quyền lực tối cao, tự tung tự tác, ai có ý kiến khác sẽ bị họ chụp cho cái mũ là "chống đối", "là phản động", "là chống Đảng", thậm chí là "phản bội Tổ quốc"...
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà các thành viên trong tổ chức có quan hệ với nhau rất lỏng lẻo, đảng mất hết sức sống, tính chiến đấu chỉ còn lại trong nghị quyết.
Do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng, mà một thời gian dài trước khi sụp đổ, tan rã, trong Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như trong các Đảng Cộng sản ở các nước XHCN ở Đông Âu đã lặng lẽ diễn ra một quá trình phân hóa trong đảng, cả trong sinh hoạt Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị. Các đảng viên nghĩ một đằng phát biểu một đằng, không dám thể hiện chính kiến của mình ngay cả đối với vấn đề quan hệ đến sinh tồn của Đảng. Trong cuộc họp người ta nói một đằng, mà phần lớn không thật lòng, ngoài cuộc họp người ta nói riêng với nhau lại khác, cấp trên áp đặt, cấp dưới điều chỉnh hành vi cho phù hợp với cấp trên, mọi thông tin chính thức từ trên xuống và đặc biệt là từ dưới lên đều thiếu chân thật. Chưa đến một tháng trước khi tan rã, mất quyền lãnh đạo, những người lãnh đạo của một Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn khẳng định sức chiến đấu của đảng mình, vẫn tuyên bố tuyệt đại bộ phận nhân dân còn ơn đảng, theo đảng, tin đảng và tuyệt đại đa số đảng viên là tin cậy, trung thành...!
Cũng do thiếu dân chủ trong sinh hoạt Đảng mà Đảng CSVN đã mắc sai lầm trong việc đánh giá cán bộ, đào tạo cán bộ, tuyển chọn và bố trí, sử dụng cán bộ vào vị trí chủ chốt trong Đảng, trong Nhà nước. Thiếu dân chủ là bà đỡ của thói nịnh bợ, luồn lọt, là điều kiện tốt cho chủ nghĩa thực dụng, cơ hội vị kỷ phát sinh tồn tại trong đảng, nhất là ở các cơ quan lãnh đạo cấp cao. Ai cũng biết cán bộ quyết định tất cả, và thực tiễn cũng xác nhận điều đó. Nhưng Đảng CSVN phạm sai lầm trong công tác sử dụng, bố trí cán bộ.
- Hai là, sự thoái hóa của Đảng CSVN là do các đảng viên, trước hết và chủ yếu là các đảng viên trước hết giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt ở cấp cao, chưa đủ độ chín muồi về mặt chính trị, chưa thực sự giác ngộ về giai cấp, về lý tưởng cộng sản. Khi kết nạp mọi đảng viên đều tuyên thệ về sự giác ngộ lý tưởng cộng sản của mình, hứa hẹn một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích của giai cấp, của những người lao động, nguyện trung thành với lý tưởng cộng sản... Nhưng khi đã vào đảng rồi thì họ thiếu rèn luyện và trong hoạt động thực tiễn, họ dần dần xa rời những lời tuyên thệ, hứa hẹn của mình. Đó là quá trình tha hóa của đảng viên, và kéo theo sự tha hóa của đảng. Tất nhiên, không phải mọi đảng viên đều diễn ra quá trình tha hóa đó.
Tất nhiên, còn nhiều vấn đề thuộc về nguyên nhân và điều kiện làm cho Đảng CSVN thoái hóa, nước Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ. Ở đây chúng tôi không có điều kiện để trình bày tất cả, chỉ nêu ra những nhân tố quan trọng nhất, cơ bản nhất. Có thể xem nó là nguồn gốc của mọi thoái hóa của Đảng cầm quyền nói chung, của Đảng CSVN nói riêng.
* * *
Năm 2041, nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân loại tiến bộ nói chung, kỷ niệm 96 năm Cách mạng tháng tám (19/8/1945 – 19/8/2041). Chủ nghĩa xã hội đã tồn tại 76 năm tại nước Việt Nam (1945 - 2021) và Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ đã 20 năm (2021 - 2041). Người Việt Nam nói riêng, nhân loại tiến bộ nói chung, còn phải tiếp tục nghiên cứu lý giải một cách cặn kẽ và có sức thuyết phục về những vấn đề liên quan đến sự sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Sau chừng ấy thời gian, cho phép chúng ta khái quát ba vấn đề lớn sau:
- Một là, từ Cách mạng tháng tám đến khi sụp đổ của Cộng hòa XHCN Việt Nam (1945 - 2021) có thể phân kỳ như sau: 1. Thế hệ cách mạng đầu tiên do Hồ Chí Minh lãnh đạo đã đưa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vượt qua thử thách "ngàn cân treo sợi tóc" 1945 - 1954 để tồn tại và phát triển; 2. Thế hệ lãnh đạo thứ hai do Lê Duẩn lãnh đạo đã đánh đuổi đế quốc Mỹ và thống nhất đất nước; 3; Thế hệ lãnh đạo thứ ba ở Việt Nam từ Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, Lê Khả Phiêu là những người đã tham gia chiến tranh chống Mỹ và họ đã đưa Việt Nam từ một nước thiếu đói trở thành nước xuất khẩu gạo và cà phê hàng đầu; 4. Thế hệ lãnh đạo thứ tư với hạt nhân là Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam, là những người sinh ra trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và ít nếm trải thử thách của chiến tranh.
Chính thế hệ lãnh đạo thứ tư đã làm cho Đảng CSVN mất quyền lãnh đạo, làm cho Cộng hòa XHCN Việt Nam sụp đổ.
- Hai là, thế hệ lãnh đạo thứ tư ở Việt Nam với Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Đức Đam là hạt nhân đã nắm trong tay mọi quyền lực và mọi nguồn lực của đất nước, nhưng họ không thuận theo lòng dân, không được dân ủng hộ nên đánh mất toàn bộ cơ đồ sự nghiệp và bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Hóa ra, việc thâu tóm được mọi quyền lực và mọi nguồn lực quốc gia không khó bằng nắm được lòng dân. Những ai không nắm được lòng dân thì họ đã thất bại ngay khi đang nắm quyền lực.
- Ba là, các đảng cộng sản đang cầm quyền và chưa cầm quyền cần rút ra bài học từ thất bại của Đảng CSVN, từ sự tan rã của Nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam để vượt qua chính mình vì hạnh phúc của nhân dân và sự hưng thịnh của đất nước.
Sai lầm và khuyết điểm rất khó tránh, nhưng không thực sự nguy hiểm. Điều nguy hiểm nhất là không dám thừa nhận sai lầm, khuyết điểm, đặc biệt là không có quyết tâm chính trị để tránh sai lầm, khắc phục khuyết điểm.
Thiếu tướng Lâm Văn Cương(Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Quốc Phòng)
(Dân luận)
Nguyên hiệu trưởng ĐH Hùng Vương kiện UBND TP HCM
Ông Lý cho rằng, quyết định không công nhận ông là hiệu trưởng của UBND
TP HCM đã làm cán bộ ĐH Hùng Vương hơn 5 tháng liền không có lương, cả
ngàn sinh viên không được thi và nhận bằng.
Chiều 3/12, TAND TP HCM xét xử vụ kiện quyết định hành chính trong lĩnh
vực giáo dục giữa người khởi kiện là ông Lê Văn Lý (62 tuổi, nguyên
hiệu trưởng trường đại học Hùng Vương) và bên bị kiện là UBND TP HCM.
Nguyên hiệu trưởng ĐH Hùng Vương Lê Văn Lý. Ảnh: Hải Duyên.
|
Trước đó, ngày 14/6/2013, UBND TP HCM ra quyết định không công nhận
Hiệu trưởng ĐH Hùng Vương đối với ông Lê Văn Lý, đồng thời yêu cầu ông
bàn giao nhiệm vụ, con dấu, hồ sơ và giấy tờ liên quan cho Hội đồng quản
trị của trường.
Theo UBND TP HCM, trong quá trình giữ chức hiệu trưởng, ông Lý đã có những sai phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của trường, nhất là đối với các sinh viên và cán bộ, nhân viên. Ngoài ra, ông Lý còn phát tán trong trường các tài liệu trái pháp luật và không đủ chuyên môn để giữ chức hiệu trưởng.
Cho rằng, quyết định trên không có căn cứ, trái luật và xâm hại đến uy tín, danh dự cũng như quyền lợi hợp pháp của mình, ngày 19/7, ông Lý đã làm đơn kiện ra tòa yêu cầu hủy quyết định trên.
Theo ông Lý, việc bãi nhiệm chức hiệu trưởng trường đại học thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, còn UBND TP HCM chỉ là cơ quan chủ quản ở địa phương nên không được quyền. Hơn nữa, trong suốt quá trình giữ chức hiệu trưởng, ông đã thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của mình theo đúng pháp luật, tuy nhiên chưa xong nhiệm kỳ thì UBND TP HCM đã ban hành quyết định không công nhân ông là hiệu trưởng.
Theo UBND TP HCM, trong quá trình giữ chức hiệu trưởng, ông Lý đã có những sai phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của trường, nhất là đối với các sinh viên và cán bộ, nhân viên. Ngoài ra, ông Lý còn phát tán trong trường các tài liệu trái pháp luật và không đủ chuyên môn để giữ chức hiệu trưởng.
Cho rằng, quyết định trên không có căn cứ, trái luật và xâm hại đến uy tín, danh dự cũng như quyền lợi hợp pháp của mình, ngày 19/7, ông Lý đã làm đơn kiện ra tòa yêu cầu hủy quyết định trên.
Theo ông Lý, việc bãi nhiệm chức hiệu trưởng trường đại học thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT, còn UBND TP HCM chỉ là cơ quan chủ quản ở địa phương nên không được quyền. Hơn nữa, trong suốt quá trình giữ chức hiệu trưởng, ông đã thực hiện trách nhiệm và nhiệm vụ của mình theo đúng pháp luật, tuy nhiên chưa xong nhiệm kỳ thì UBND TP HCM đã ban hành quyết định không công nhân ông là hiệu trưởng.
Ngày mai phiên tòa sẽ tiếp tục làm việc. Ảnh: Hải Duyên.
|
Tại tòa, đại diện UBND TP HCM cho rằng, sau khi phát hiện những sai
phạm của ông Lý, Ủy ban TP đã gửi các văn bản yêu cầu ông phải sửa sai
và tự kiểm điểm trong cuộc họp đại hội cổ đông toàn trường, nhưng ông Lý
không làm. Khi biết ĐH Hùng Vương có nhiều khúc mắc, Ủy ban đã cùng
đứng ra giải quyết nhưng sự việc ngày càng trầm trọng.
"Khi chúng tôi ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của ông Lý và yêu cầu ông bàn giao con dấu cùng những việc liên quan cho người khác giải quyết, ông Lý cũng không thực hiện. Còn quyết định không công nhận hiệu trưởng đối với ông Lý, chúng tôi đã lấy ý kiến của các thành viên HĐQT nhà trường", vị đại diện của UBND thành phố nói.
Lý giải về việc không bàn giao con dấu và công việc, ông Lý cho rằng do nội bộ trường xảy ra nhiều mâu thuẫn, Hội đồng quản trị chia làm hai phe. Hơn nữa, các Phó hiệu trưởng vẫn có thể quyết định được mọi việc mà không cần phải phụ thuộc vào con dấu của ông.
"Trong thời gian bị đình chỉ công tác, nhiều việc tại trường không thể giải quyết được. Khi tôi quay lại làm việc thì phải giải quyết mọi việc từ lớn đến nhỏ... Những văn bản và quyết định của Ủy ban tôi không nhận được, cho đến khi làm đơn ra tòa mới biết. Nếu có một hiệu trưởng khác lên thay tôi theo đúng pháp luật, tôi sẽ bàn giao con dấu ngay", ông Lý nêu ý kiến.
Trước quan điểm của nguyên đơn, đại diện UBND TP HCM phản biện rằng, để ký các quyết định, những người cấp dưới đều phải thực hiện dưới quyền của hiệu trưởng, phải đóng dấu và ký thay hiệu trưởng. Vì vậy, nếu không có con dấu thì sẽ không giải quyết được gì.
Tiếp tục đưa ra phản bác, ông Lý còn cho rằng, chính quyết định không công nhận hiệu trưởng của UBND TP HCM đã làm “rối tung” các hoạt động của ĐH Hùng Vương. "Cán bộ nhân viên nhà trường hơn 5 tháng liền không có lương, hơn 1.000 sinh viên không được thi và nhận bằng tốt nghiệp, phải chuyển sang trường khác", ông Lý nêu. Về cáo buộc phát án tài liệu chính trị, ông Lý phản bác rằng những tài liệu này chỉ lưu hành trong nội bộ.
Kết thúc phiên xử, tòa mới dừng lại ở phần hỏi các bên. Dự kiến, ngày mai HĐXX sẽ tiếp tục làm việc và chuyển sang tranh luận.
Hải Duyên
(VnExpress)
"Khi chúng tôi ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ hiệu trưởng của ông Lý và yêu cầu ông bàn giao con dấu cùng những việc liên quan cho người khác giải quyết, ông Lý cũng không thực hiện. Còn quyết định không công nhận hiệu trưởng đối với ông Lý, chúng tôi đã lấy ý kiến của các thành viên HĐQT nhà trường", vị đại diện của UBND thành phố nói.
Lý giải về việc không bàn giao con dấu và công việc, ông Lý cho rằng do nội bộ trường xảy ra nhiều mâu thuẫn, Hội đồng quản trị chia làm hai phe. Hơn nữa, các Phó hiệu trưởng vẫn có thể quyết định được mọi việc mà không cần phải phụ thuộc vào con dấu của ông.
"Trong thời gian bị đình chỉ công tác, nhiều việc tại trường không thể giải quyết được. Khi tôi quay lại làm việc thì phải giải quyết mọi việc từ lớn đến nhỏ... Những văn bản và quyết định của Ủy ban tôi không nhận được, cho đến khi làm đơn ra tòa mới biết. Nếu có một hiệu trưởng khác lên thay tôi theo đúng pháp luật, tôi sẽ bàn giao con dấu ngay", ông Lý nêu ý kiến.
Trước quan điểm của nguyên đơn, đại diện UBND TP HCM phản biện rằng, để ký các quyết định, những người cấp dưới đều phải thực hiện dưới quyền của hiệu trưởng, phải đóng dấu và ký thay hiệu trưởng. Vì vậy, nếu không có con dấu thì sẽ không giải quyết được gì.
Tiếp tục đưa ra phản bác, ông Lý còn cho rằng, chính quyết định không công nhận hiệu trưởng của UBND TP HCM đã làm “rối tung” các hoạt động của ĐH Hùng Vương. "Cán bộ nhân viên nhà trường hơn 5 tháng liền không có lương, hơn 1.000 sinh viên không được thi và nhận bằng tốt nghiệp, phải chuyển sang trường khác", ông Lý nêu. Về cáo buộc phát án tài liệu chính trị, ông Lý phản bác rằng những tài liệu này chỉ lưu hành trong nội bộ.
Kết thúc phiên xử, tòa mới dừng lại ở phần hỏi các bên. Dự kiến, ngày mai HĐXX sẽ tiếp tục làm việc và chuyển sang tranh luận.
Hải Duyên
(VnExpress)
Một người dân chết bất thường tại trụ sở công an xã
Ngày 3.12, thượng
tá Vũ Hòa Bình, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã
hội (PC45) Công an tỉnh Đăk Lăk, cho biết đã tạm giữ hình sự đối với
Trương Văn Hiếu và Y Phiên Adrơng (công an viên của Công an xã Ea Bhốk,
huyện Cư Kuin) để điều tra về việc một người dân chết bất thường tại trụ
sở Công an xã Ea Bhốk.
Cái chết bất thường
Nạn nhân là anh Y Két Bdap (sinh năm 1977), sống ở nhà chị gái H’Kinh Bdap ở buôn Ea Kmar, xã Ea Bhốk.
Công an xã Ea Bhốk đưa quan tài anh Y Két ra nghĩa trang mai táng |
Nạn nhân là anh Y Két Bdap (sinh năm 1977), sống ở nhà chị gái H’Kinh Bdap ở buôn Ea Kmar, xã Ea Bhốk.
Theo lời kể của chị H’Kinh, khoảng 9 giờ sáng ngày 27.11, hai mẹ con chị đang ở nhà thì có hai người là công an xã đến hỏi thăm Y Két. Lúc này Y Két đang giã cà đắng chuẩn bị ăn sáng thì họ còng tay và dẫn Y Két đi. Chị cho biết một người tên là Trương Trung Hiếu, khi hỏi nguyên nhân bắt thì anh này nói: “Cứ đi theo rồi sẽ biết”.
Đến khoảng 12 giờ trưa cùng ngày, ông Trương Văn Phụng, Trưởng công an xã Ea Bhốk, đưa giấy mời hẹn chị H’Kinh 13 giờ 30 phút đến UBND xã để làm việc. Nhưng chị cho biết ông Phụng hẹn gặp ngay ở nhà riêng của ông Phụng chứ không phải tại trụ sở UBND xã. Lúc đó chị đã không đi vì không có người ở nhà trông cháu.
Anh Y Dhốk Bdap (anh trai của Y Két) kể: “Khoảng 13 giờ chiều, khi vợ chồng tôi đi làm về thì nghe em trai bị bắt và bị đánh tại công an xã. Tôi và người nhà đã lên UBND xã hỏi thăm tình hình nhưng không được ai cho biết điều gì.
Lên lần thứ hai (lúc đó khoảng 14 giờ), họ cho biết em tôi đã chết tại bệnh viện đa khoa huyện Cư Kuin. Sau khi Y Két chết, họ gọi tôi lên bệnh viện ký một số giấy tờ để có thể đưa xác về nhà. Họ còn đưa cho gia đình chúng tôi 3 triệu đồng để lo đám ma cho cậu ấy”.
“Tôi nghe họ nói nguyên nhân chết là do bị “đói” và bị “đánh”. Chúng tôi nghèo nhưng không đến nỗi nghèo đến mức để người trong nhà phải chết đói. Hơn nữa, người Êđê chúng tôi có tập quán ma chay riêng, khi một người chết thì phải mổ một con heo rồi mới cho xác vào hòm. Chúng tôi không biết vì sao khi đưa hòm Y Két từ bệnh viện về nhà, để qua một đêm rồi đến khi chôn, công an không cho người trong gia đình mở nắp, thậm chí là đến gần. Tất cả việc đào mộ, xây mộ và chôn em trai tôi hầu như do các công an viên thực hiện”. Anh Y Dhốk nói.
Những ngày qua, gia đình nạn nhân vẫn chưa hết ngỡ ngàng vì cái chết quá bất thường của Y Két. “Nó là thanh niên nên khỏe mạnh lắm, ít ốm đau bệnh tật, sao có thể tự nhiên chết được? Từ khi em trai chết đến giờ, gia đình chúng tôi chưa nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan chức năng về nguyên nhân cái chết của nó”. Chị H’Kinh thắc mắc.
Chưa rõ nguyên nhântử vong
Ông Y Lem Byă, Phó công an xã Ea Bhốk cho biết sáng ngày 27.11, công an xã nhận được được thông tin của một người dân cùng huyện thông báo việc bị mất một con bò. Công an xã đã tiến hành xác minh, biết được Y Két Bdap và Y Biu Bkrông (ở cùng buôn) là những nghi can ăn cắp con bò.
Lãnh đạo công an xã đã cử cán bộ xuống triệu tập các đối tượng để làm rõ vụ việc. Được biết trong quá trình cán bộ công an khai thác thông tin từ đối tượng, Y Biu khai nhận hành vi trộm bò nhưng Y Két một mực không khai vì cho rằng mình không liên quan đến vụ trộm.
Chiều tối ngày 27.11, Công an tỉnh Đăk Lăk đã khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân tử vong là do có tác động ngoại lực.
Thượng tá Vũ Hòa Bình cho biết hiện chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan pháp y về nguyên nhân tử vong nên chưa thể khẳng định nguyên nhân cái chết của anh Y Két.
Thế nhưng vào ngày 28.11, Công an tỉnh Đăk Lăk đã ra quyết định tạm giữ hình sự hai công an viên Công an xã Ea Bhốk để phục vụ công tác điều tra.
Lê Phước
(Một thế giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét