Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Tuổi trẻ Việt Nam: Mù lòa chính trị & thế hệ bị vứt bỏ - Đừng chờ đợi những anh hùng dân chủ & Luật cư trú và chuyện công an gõ cửa nhà dân vào lúc đêm khuya

Lịch-sử-của-những-cái-cớ

Hoàng Ngọc-Tuấn (12.03.2013)
Trong bài “‘Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện’ là cái quái gì vậy?”, tôi đã vạch ra rằng cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện” chỉ là một cái cớ để Đảng Cộng Sản Việt Nam lừa đảo người dân, bắt người dân phải tiếp tục hy sinh xương máu cho tham vọng quyền lực vô hạn của tập đoàn thống trị.
Phải nói ngay rằng lịch sử của tất cả những chế độ độc tài Cộng Sản từ Tây sang Đông, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, đều là lịch-sử-của-những-cái-cớ, nghĩa là các chế độ độc tài Cộng Sản đã tồn tại trên chính những cái cớ mà họ tạo ra — từ những cái cớ hoàn toàn trừu tượng mang tính lý thuyết, chẳng hạn "xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một nước", "xây dựng chủ nghĩa xã hội hoàn thiện", v.v. đến những cái cớ có vẻ như cụ thể, chẳng hạn "để chống lại âm mưu diễn biến hòa bình", "để bảo vệ thành quả cách mạng", "để xoá bỏ sự phân biệt giai cấp", "để xây dựng kinh tế mới", v.v.
Thật vậy, sự tồn tại của các chế độ độc tài Cộng Sản chỉ dựa trên những cái cớ và xoay quanh những cái cớ. Đằng sau những cái cớ, chỉ là những tham vọng quyền lực vô hạn.
Để mô tả và phân tích rành mạch cho hết những cái cớ của tất cả những chế độ độc tài Cộng Sản từ Tây sang Đông, từ đầu thế kỷ 20 đến nay, chắc hẳn các nhà nghiên cứu lịch sử chính trị sẽ phải viết hàng trăm pho sách dày cộm thì mới xuể.
Tuy nhiên, những ai đã sống dưới chế độ Cộng Sản (ngoại trừ những kẻ hoàn toàn bị tẩy não hay hoàn toàn bị bưng bít về thông tin) thì ít nhất cũng có thể phát hiện ra thực chất của một vài cái cớ này hay một vài cái cớ nọ mà Đảng Cộng Sản đã tạo ra. Ngay cả những người cả tin, bị đánh lừa bởi sự tuyên truyền của Đảng, và không thể thấy được thực chất của những cái cớ ngay trong thời gian những cớ ấy được ban hành, thì một thời gian sau đó, khi tỉnh táo nhìn lại, cũng có thể thấy được ít nhiều thực chất của những cái cớ ấy và cái giá mà bản thân họ đã phải trả.
Nhìn lại những gì đã xảy ra trong suốt hơn nửa thế kỷ qua dưới chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam (ở miền Bắc trước 30/4/1975, và cả nước từ sau 30/4/1975 đến nay), chúng ta có thể thấy rõ tất cả những diễn biến chính trị ở Việt Nam đều dựa trên những cái cớ và xoay quanh những cái cớ. Chúng ta thấy rõ, nhưng không dễ mà tóm gọn tất cả những điều ấy trong một bài viết. Hy vọng rằng một ngày nào đó sẽ có một sử gia Việt Nam viết một pho sách tỉ mỉ và rành mạch về tất cả những điều ấy.
Hôm nay, tôi xin tạm thời mời các bạn đọc một đoản văn của Eduardo Galeano có nhan đề "Những cái cớ" ["Coartadas"]. Với cách viết ngắn gọn và sắc sảo của một nhà văn (chứ không phải của một sử gia), ông trình bày cho chúng ta thấy một số "những cái cớ" dưới chế độ Cộng Sản của Stalin ở Liên Xô.
NHỮNG CÁI CỚ
Họ đã nói, họ vẫn nói: những cuộc cách mạng xã hội, trong lúc đang bị đe doạ bởi những xung đột từ bên trong và bị tấn công bởi những thế lực thù địch của bọn đế quốc từ bên ngoài, thì sự tự do là điều xa xỉ không thể kham nổi.
Thế nhưng, chính trong những năm đầu tiên của cuộc Cách Mạng Nga, khi nó đang phải đương đầu với sự quấy nhiễu của kẻ thù, nội chiến, và ngoại xâm, thì năng lực sáng tạo của nó lại tuôn tràn một cách tự do nhất.
Thế rồi, trong những thời điểm khả quan hơn, khi người Cộng Sản đã kiểm soát cả đất nước, thì guồng máy độc tài quan liêu lại khống chế tất cả bằng một thứ sự thật duy nhất do nó đề ra, và nó kết án mọi quan điểm khác là tà thuyết bất khả dung tha.
Các hoạ sĩ Marc Chagall và Wassily Kandinsky bỏ nước ra đi và không bao giờ trở lại.
Thi sĩ Vladimir Maiakovsky bắn một viên đạn xuyên qua tim mình.
Một thi sĩ khác, Sergei Esenin, tự thắt cổ.
Văn sĩ Isaac Babel bị bắn chết.
Vsevolod Meyerhold, người đã tạo nên một cuộc cách mạng kịch nghệ trên những sân khấu không phông màn, cũng bị bắn chết.
Nikolai Bukharin, Grigory Zinoviev, và Lev Kamenev, những nhà lãnh đạo cách mạng từ thuở ban đầu, cũng bị bắn chết, trong khi đó thì Leon Trotsky, người sáng lập Hồng Quân, bị đuổi theo ám sát trên đường lưu vong.
Trong hàng ngũ những người khởi đầu cuộc cách mạng, không còn một ai sót lại. Tất cả đều bị thanh trừng: họ bị chôn sống, bị bắt giam, hay bị trục xuất. Và họ bị xoá bỏ khỏi những bức ảnh chính thức và những cuốn sách viết về lịch sử.
Cuộc cách mạng đã tôn vinh lên ngai vàng kẻ thô lậu nhất trong hàng ngũ lãnh đạo của nó.
Stalin giết hết những người mà hắn không thấy vừa lòng, những người nói “không”, những người không nói “dạ”, những người mà hắn thấy nguy hiểm cho hôm nay, và những người mà hắn thấy có thể sẽ trở nên nguy hiểm cho ngày mai, hắn giết họ vì những gì họ đã làm và những gì mà họ có thể sẽ làm, hắn giết để trừng phạt, hay để phòng ngừa.
***
Qua đoản văn trên, chúng ta có thể thấy rằng, đằng sau những cái cớ do chế độ độc tài Cộng Sản đề ra, thì thực chất chỉ là những tham vọng quyền lực vô hạn; và những tham vọng quyền lực vô hạn ấy đòi hỏi sự hy sinh xương máu vô hạn của nhân dân dưới bàn tay sắt của chế độ.
Hoàng Ngọc-Tuấn (Sydney, Australia)

Luật sư Trần Thanh Hiệp: Đừng chờ đợi những anh hùng dân chủ

Trần Quang Thành
TTHIEPSau một thời gian dài tốn bao công sức, tiền của để soạn thảo, cũng như hơn 9 tháng diễn trò hề  lấy ý kiến toàn dân, rốt cuộc đến ngày 28/11 vừa qua ở Việt Nam một bản hiến pháp mới áp đặt vừa ra đời gây nhiều tranh cãi trong dư luận ngưởi Việt ở  trong và ngoài nước.
Từ Paris, thủ đô nước Pháp, luật sư Trần Thanh Hệp, Chủ tịch Trung tâm nhân quyền Việt Nam đã có cuộc trao đổi với nhà báo Trần Quang Thành về bản  hiến pháp năm 1992, sửa đổi năm 2013.

Nhà báo Trần Quang Thành (TQT): Kính chào luật sư Trần Thanh Hiệp!
Luật sư Trần Thanh Hiệp (TTH): Vâng, kính chào nhà báo!
TQT: Thưa luật sư, quốc hội Việt Nam đã thông qua bản Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2013, luật sư đánh giá thế nào về sự thông qua nay?
TTH: Vâng, thì cũng như tất cả mọi người, tôi cũng đọc thấy tin rằng quốc hội khóa 13 tại kỳ họp thứ 6 ngày 28/11/2013 đã thông qua dự thảo Hiến pháp do Đảng đưa ra. Tôi thấy rằng cần phải rõ ràng ngay từ đầu, theo tôi không thể nói là quốc hội đã thông qua bởi vì cái thủ tục thông qua ý nó không phải là thủ tục thông qua của mọi quốc hội bình thường, của quốc hội dân chủ trên thế giới này. Tại sao như vậy? Chúng ta biết rằng ĐCS không có phải có cái sinh hoạt bình thường dân chủ mà ĐCS chỉ có sinh hoạt dân chủ giả hiệu để mà che đậy tính chất độc tài đảng trị bởi vì thế cho nên ĐCS đã bao vây chặt chẽ việc dân chúng bày tỏ ý kiến đối với dự thảo do đảng đưa ra. Chúng ta biết rằng ĐCS giữ độc quyền về dư luận, báo chí, tất cả các cơ quan truyền thông đều phải ở “lề phải”, tức là dưới cái sự kiểm soát của đảng, rồi thì cái việc người dân phát biểu ý kiến cũng không được tự do, in ra xong rồi đem cho dân, bắt dân có ý kiến bằng cách viết vào tức là gián tiếp hăm dọa người dân: nếu mà anh chống đối thì chúng tôi biết ai chống đối, ai ủng hộ cho nên dân cũng phải giả đò viết hoặc là chung chung hoặc là tán thành. Cái sự bao vây đó thậm chí phát biểu của các dân biểu cũng không để cho được tự do thảo luận mà chỉ có bấm nút thôi. Vậy thì cái đó không phải là thông qua, theo tôi phải nói là đảng đã áp đặt một bản Hiến pháp do đảng đặt ra thì tất nhiên khi đã áp đặt cái bản Hiến pháp do đảng đặt ra tức là một văn bản mà trong đó đảng đã tìm cách tước đoạt hết mọi quyền của dân nhưng vẫn trình bày dưới hình thức là quốc hội đã thông qua Hiến pháp và coi Hiến pháp đó như là của dân.
TQT: Thưa luật sư Trần Thanh Hiệp, Hiến pháp mà quốc hội Việt Nam vừa thông qua dưới sự chỉ đạo gắt gao và triệt để của ĐCSVN, phải chăng là biểu thị cái thế mạnh của đảng đang lên hay là biểu thị một cái thế như thế nào, bình luận thế nào thưa luật sư?
TTH: Theo tôi nghĩ thì ta không nên nói rằng ĐCSVN có thế mạnh đang lên, bởi vì ĐCSVN hiện nay bây giờ không có cái địa vị trước lịch sử như ngày trước, tạm coi là tranh đấu đòi độc lập dân chủ mưu cầu hạnh phúc cho dân, mà ĐCSVN suốt từ khi cầm quyền cho đến bây giờ đã để lộ bộ mặt thực của mình đó là một đảng có thể nói là phản dân tộc, phản con người rồi thì đứng ngoài lề thế giới nhưng vẫn tìm cách để hội nhập vào thế giới văn minh đó là lý do tại sao đảng mỗi ngày một xuống. Chính đảng viên cũng nói chứ đừng nói nhân dân, đảng không còn là của nhân dân nữa, bây giờ đảng chỉ còn bám trụ vào cái quyền của mình là vì đảng có công an, có nhà tù, có tòa án và nhất là có luật pháp do mình đặt ra để mà đàn áp tất cả những cái xu hướng nào không theo đường lối của đảng. Tại sao mà mình lại cứ nghĩ rằng đảng cộng sản vẫn còn giữ được cái thế chủ động ngày xưa, không có, vì ĐCS rõ ràng là trên bình diện quốc tế từ đầu thập niên 90 đã sang Thành Đô để khấu đầu trước Bắc Kinh rồi sau đó lại phải có liên hệ với cái gọi là kẻ thù cũ của mình là nước Mỹ để nhờ có đó mới có được cái nguồn đầu tư của nước ngoài vào trong nước. Vậy thì cái sức mạnh kinh tế của đảng bây giờ là do các nguồn đầu tư ở hải ngoại vào và phụ thuộc vào những thế lực tài chánh quốc tế. Rồi còn về nhân dân thì không có tự nguyện của nhân dân để cùng với đảng quản trị đất nước, đảng chỉ đàn áp và bắt ép nhân dân như chúng ta thấy vừa rồi đây là cái hành vi gọi là bắt ép dân, cưỡng bức dân, áp đặt chế độ độc tài rất là rõ rệt qua cái việc mà gọi là thông qua Hiến pháp nhưng kỳ thực là áp đặt một bản Hiến pháp mà bản Hiến pháp đó không phải là những cái điều khoản bảo đảm cho nhân quyền, dân quyền mà là chính sách cai trị của đảng tức là một văn bản thể chế hóa đường lối cai trị độc tài của đảng. Chúng ta nói rằng, chúng ta nhận thấy mà cũng không cần phải chứng minh nữa là ĐCS đã bị bắt quả tang trên hành vi phạm pháp về đủ mọi mặt là tiếm đoạt của dân nhất là đại diện của dân và thay mặt dân để thì hành tất cả mọi biện pháp kể cả chuyện hưởng dụng những tài sản và tài nguyên của đất nước.
TQT: Với cái bản Hiến pháp mới này trong thời gian sắp tới đây triển vọng phong trào dân chủ tự do ở Việt Nam ta sẽ phát triển mạnh lên hay sẽ bị những cái khống chế này nó đè nén ạ?
TTH: Trên nguyên tắc nếu bây giờ ta cứ lý luận trên giấy tờ không thôi ý thì dân chả có cái quyền gì cả nhưng mà như các cụ ngày xưa của ta đã nói “tức nước thì phải vỡ bờ”, ĐCS quá quắt lắm bởi vì rằng cái Hiến pháp gọi là sửa đổi này đã tạo nên tình trạng mới như thế nào, theo tôi là không có tình trạng mới, vẫn có tình trạng cũ nhưng mà được trình bày qua những ngôn từ mới dù ngôn từ mới có nói cách nào đi chăng nữa thì bản Hiến pháp này vẫn đem lại cho ĐCS cái địa vị độc quyền, cầm quyền trên đất nước, cai trị trên đất nước, cái đó gọi là độc quyền lãnh đạo, cả đất nước, cả xã hội kể cả con người. Trên giấy tờ thì có thể là dân chủ tuyệt vời nhưng về mặt thực tế thì tôi thấy không phải như vậy. Là bởi vì rằng chưa bao giờ cái sự chống đối mà gọi là hiển lộ như bây giờ, người dân gọi là từ bất cứ tầng lớp nào cũng bày tỏ thái độ là không chấp nhận đường lối cai trị độc đảng ấy của ĐCS nữa và họ đã tranh đấu đòi và không những tranh đấu đòi mà công khai. Trước tiên là chúng ta phải nói có một số trí thức trở lại với thái độ của người trí thức đúng theo danh từ của mình, không còn là công cụ của đảng như thời XHCN hay là mỹ từ dân chủ XHCN nữa. Những người trí thức bây giờ họ đã lấy lại cái quyền tự do tư tưởng, tự do phát biểu. Chúng ta thấy có một cái ví dụ cụ thể mà cái ví dụ đó vừa mới diễn ra chỉ cách đây có hơn 2 tháng đó là cách đây Diễn đàn xã hội dân sự, trong Diễn đàn xã hội dân sự chẳng những trí thức, tầng lớp nào cũng có những người đã trình bày ra đợi làm cho nó rõ sự thật là hiện nay không có dân chủ. Tất cả các quyền, dân quyền, nhân quyền bị tước đoạt hết nhưng mà chúng ta còn nhận thấy rằng bên cạnh cái đó nếu mà chúng ta mà vào đọc cái Diễn đàn xã hội dân sự thì chúng ta thấy phần quan trọng là phần phản hồi ý của người dân, mỗi một bài viết ra thì có rất nhiều những phản hồi. Trong tất cả hàng trăm tiếng nói phản hồi thì chỉ có 3 tiếng nói là đi ngược đường và bênh vực đó là tiếng nói của báo Nhân dân, đó là tiếng nói của QĐND và đó là tiếng nói của An ninh thế giới, An ninh thành phố hay cái gì đó đại khái như vậy. Ba tiếng nói của đảng chứ ngoài ra không ai nói điều gì mà có thể nói là ủng hộ đảng, chưa kể rằng nếu đọc kỹ từng cái lời của từng người dân một thì chúng ta thấy rằng dân chúng bây giờ thi đua để mà chỉ trích chính phủ, tìm ra những cái lỗi chính phủ và như tôi đã nói rằng chính quyền đã bị bắt quả tang trong cái hành vi gọi là áp đặt dân chủ của mình, trong cái hành vi đi ngược lại quyền lợi của dân chủ mà tịch thu tất cả mọi quyền để mà hành động thì cái cuộc tranh đấu đó không thể nào mà dừng lại ở cái bản bị ngăn chặn khi mà ĐCS vẫn coi thường dân chúng gọi là áp đặt, gọi là thông qua cái dự thảo Hiến pháp để thành cái Hiến pháp mới năm 2013.
Nếu một mặt ta có thể nói rằng ĐCS đã coi thường dân thì chúng ta cũng phải nói ngay rằng hiện thời ĐCS, chính ĐCS, tất mọi người cũng đã nhìn thấy dân bắt đầu coi thường đảng. Vậy thì trong tương lai tôi nghĩ rằng cái cuộc tranh đấu dân chủ không có thể bị dập tắt được bởi vì có mấy yếu tố. Yếu tố đảng thì đảng hết rồi, trong lòng dân hết rồi, Trần Độ đã nói từ lâu rồi đảng không phải là của dân nữa thế thì đảng như thế là không bắt rễ được trong dân chúng nữa bây giờ chỉ còn bám trụ vào quyền của mình bằng vũ lực, tức là dùng công cụ đàn áp là công an, nhà tù, tòa án, luật pháp.
Về phía dân, nói về dư luận thì không có một chút nào chỗ đứng nào cho đảng từ trong tim của mình cũng như trong đầu óc, cũng như trong cửa miệng đời sống hàng ngày. Nhưng mà dân đã đi đến một cái kết luận và trí thức cũng đi đến kết luận là thông qua cái bản dự thảo Hiến pháp để đưa ra bản Hiến pháp mới năm 2013 là có tội với dân, là có tội trước lịch sử.
Như vậy nói có tội với lịch sử nghĩa là thế nào, nghĩa là chờ đợi ĐCS đang ở thời kỳ chờ đợi, mặc dù rằng có vẻ mạnh so với dân là mạnh, thế nhưng mà so với quốc tế thì không có cái gì có sức mạnh nào hết cả. Chỉ có cái sức mạnh trong nước đàn áp dân thôi. Thế thì khi đã nói rằng có tội trước lịch sử tức là phải chờ đợi tòa xét xử của tòa án lịch sử. Tòa án lịch sử, ai triệu tập, để chúng ta biết rồi, dân chúng sẽ triệu tập, tòa án lịch sử tùy hoàn cảnh. Hiện nay ở Việt Nam dân chúng chưa lập được tòa án lịch sử mà đang ở thời kỳ gọi là thiết lập hồ sơ thu thập và lên án tức là lập một bản cáo trạng về tội ác của ĐCS mà tôi thấy rằng đã có những cái tiền lệ trước mắt từ mấy năm nay rồi. Ở Bắc Phi và Trung Đông cho thấy rằng nếu dân chúng cứ bị đàn áp và cái sự tình trạng bất công nó kéo dài hoài, mãi thì tất yếu sẽ phải có ngày dân phải đứng lên và thời điểm đó lịch sử sẽ họp tòa án và sẽ xét xử.
 Tôi còn muốn thêm một nhận định sau cùng nữa là thái độ quốc tế. Chúng ta thấy rằng quốc tế qua những biến cố ở dải Bắc Phi, Trung Đông đã cho thấy rằng quốc tế không còn ủng hộ những lực lượng độc tài chống dân chủ bởi vì rằng thiên niên kỷ thứ ba này là thiên niên kỷ của dân chủ thì ĐCS vẫn có chỗ đứng bình thường ở trong xã hội thì phải từ bỏ con đường độc đảng, trả lại quyền hiến định cho nhân dân. Nếu không làm được cái điều đó thì nhân dân sẽ đòi và nhất định rằng 90 triệu không thể nào thua 4 -5 triệu đảng viên ĐCS được. Nếu quốc tế mà thấy những điều gì diễn ra tại Việt Nam đi đúng theo chiều hướng gọi là xu thế của lịch sử thì quốc tế sẽ ủng hộ như đã từng ủng hộ Ai Cập, như đã từng ủng hộ Lybia, như đang ủng hộ Syria thì đó là cái điều mà theo tôi nó làm cho tôi một phần lớn đặt hy vọng vào tương lai dân chủ.
Nhưng tôi muốn nhấn mạnh ở một điểm tương lai dân chủ của Việt Nam ra sao thì chính người Việt Nam phải bỏ công ra mà xây dựng chứ đừng trông đợi ở bất cứ ở một nước nào khác họ sẽ xây dựng dân chủ giùm mình. Nếu nhân dân quyết tâm xây dựng dân chủ thì quốc tế họ sẽ ủng hộ, trường hợp mà nhân dân hững hờ thì quốc tế họ cũng lại để cho người cộng sản tiếp tục cầm quyền cai trị theo đường lối đảng trị mà thôi. Cho nên tương lai dân chủ sẽ sáng ngời, mùa xuân dân chủ sẽ đến nếu người Việt Nam có nhiều con én mang mùa xuân đến tức là người Việt Nam dám có phần tranh đấu để mà đòi dân chủ và nhất là để mà chấm dứt cái nạn độc tài trên đất nước của mình, không nước nào ở ngoài sẽ lo giùm mình điều đó, nếu tự nhân dân không đứng ra mà đảm nhận cái trách nhiệm đó trước lịch sử. Hiện thời thì có rất nhiều triệu chứng cho thấy rằng nhân dân đang bắt đầu xắn tay áo lên để mà xây dựng dân chủ ở Việt Nam.
TQT: Chúng ta và toàn thế giới đang hướng tới kỷ niệm 65 năm tuyên bố nhân quyền, Việt Nam cũng vừa mới được gia nhập vào cái 14 nước trong ủy ban nhân quyền trong danh sách ủy ban nhân quyền của LHQ, luật sư nghĩ thế nào về cái bước phát triển sắp tới của cuộc đấu tranh đòi nhân quyền cho Việt Nam?
TTH: Trước tiên bộ máy tuyên truyền ĐCS huênh hoang rằng cái việc ĐCS được chấp nhận làm thành viên của hội đồng nhân quyền thế giới là một thắng lợi coi như là ghê gớm của chế độ nhưng mà thực ra thì ai cũng biết rằng là cái cuộc đó, trên thế giới thì cái việc lựa chọn đại diện của các vùng mà tham gia hội đồng nhân quyền là đã định sẵn vùng nào được mấy đại biểu, vùng nào được mấy đại biểu, tất yếu là phải chọn thôi. Mà chọn, mà nếu không có ai ra tranh cử thì đương nhiên những ai có tư cách người ở trong vùng đó được cử thì ĐCS cũng được chấp nhận làm cái việc làm thành viên của hội đồng nhân quyền. Đó không phải là thành tích gì ghê gớm cả. Bởi vì rằng một khi LHQ vẫn còn nhận cộng hòa XHCNVN là thành viên của LHQ thì trong hội đồng nhân quyền nếu có đại diện của thành viên đó thì cũng là chuyện bình thường chứ không phải là thắng lợi gì ghê gớm như ĐCS muốn làm cho dân phải khiếp sợ sức mạnh của mình trên quốc tế chưa kể rằng là về mặt thực tế vào hội đồng nhân quyền tức là cũng đi vào cái định chế mà trong đó anh phải biết cách ứng xử cho nó ra hồn, tức là phải tôn trọng luật pháp chứ đâu có phải anh vào đó anh tự do anh hoành hành, anh muốn làm gì thì làm, giày xéo lên nhân quyền đâu có được. Cho nên đối với tôi đã có một tiền lệ ví dụ cá nhân tôi, đây là kinh nghiệm cá nhân. Ngày trước khi tôi còn ở trong văn bút quốc tế thì tôi thấy có một lần tôi đã ủng hộ chính Trung cộng gia nhập làm thành viên của văn bút quốc tế, thì khi vào đó, Trung cộng phải coi tất cả những cái qui phạm về tinh thần cũng như là về các quyền của người cầm bút, không thể nào coi thường, giày xéo lên nó như ở trong nước của mình. Rồi khi mà mình vào như vậy thì chỉ 3 năm sau thì Trung cộng lại tìm cách ra khỏi văn bút chứ không dám ở nữa. Thì bây giờ đại diện của Việt Nam nằm ở trong thành viên hội đồng nhân quyền là phải tôn trọng và chúng ta đã có một chỉ dấu mới là đại diện của LHQ về văn hóa, về quyền văn hóa tại Việt Nam đã làm phúc trình, đã bày tỏ đã khuyến cáo những cái điều mà ĐCS tôi nghĩ rằng không thể nào mà coi thường, tức là ĐCS vì là thành viên của hội đồng nhân quyền nên đã phải bắt đầu đi vào con đường mà thế giới đang đi tức là con đường của tôn trọng nhân quyền và dân quyền.
Cho tới nay thì đối với người Việt Nam chúng ta nên đặt vấn đề nhân quyền là những vi phạm nhân quyền do ĐCS độc quyền cai trị đã phạm rất nhiều tội ác và phải chấm dứt cái đó. Chúng ta ưu tiên phải đặt vấn đề nhân quyền ở đó, chúng ta phải lo rằng báo cho thế giới biết, phải trình bày cho thế giới biết, lập cho thế giới biết một hồ sơ vi phạm nhân quyền rất là có hệ thống và gọi là thường trực tại Việt Nam để dư luận quốc tế hợp với lại dư luận trong nước, ngoài nước của người Việt Nam đòi hỏi rằng đảng cầm quyền trong cái khuôn khổ của hội đồng nhân quyền phải tìm cách để thực hiện nhân quyền ở Việt Nam. Chúng ta đòi chấm dứt những hành vi vi phạm nhân quyền có hệ thống và thường trực tại Việt Nam thì tất nhiên chúng ta đã có nhiều những kết quả cụ thể thì trong vòng có vài ba năm nay thôi chúng ta thấy ở Việt Nam dân chúng đã xuất hiện dưới hình thức rất là mạnh khỏe cũng như là đứa trẻ mà chập chững đi thì bây giờ chúng ta thấy nó cũng bắt đầu đã lớn lên và nó đi. Mình phải tự tin vào tương lai của đất nước. Nhưng tin thì tin thôi chứ không phải ngồi không mà cầu thượng đế, cầu phật tổ, cầu bất cứ ai, lực lượng thần quyền nào ở ngoài mà chính mình phải tranh đấu. Vậy thì cái sự tin tưởng, cái sự lạc quan của tôi là có điều kiện người dân mình phải có tranh đấu, và nếu tranh đấu thì cơ hội tranh đấu đã đến rồi chứ không phải bị đóng kín như cái thời gian mà cách đây mấy thập niên. Hiện nay bây giờ cái cơ hội đó đang mở ra, chúng ta phải nhân dịp đó mà bung ra mà tranh đấu để cái hàng ngũ tranh đấu cho dân chủ ngày một mở rộng, ngày một bình thường. Chúng ta đừng có chờ đợi những anh hùng dân chủ, chúng ta chỉ nên chờ đợi có những người dân bình thường tranh đấu đòi quyền nhân quyền, dân quyền cho mình một cách bình thường mà thôi.
TQT: Xin cảm ơn luật sư Trần Thanh Hiệp. Chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hội luận vào những dịp khác. Xin cảm ơn luật sư!

Tuổi trẻ Việt Nam: Mù lòa chính trị & thế hệ bị vứt bỏ

LMH Tuấn (Danlambao) - Ngày Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất đi (dù dư luận có nhiều chiều hướng nhận định khác nhau), với tôi – đó là thời điểm mà giá trị niềm tin, giá trị sống lớn nhất và cuối cùng của chế độ được tiễn đưa. 
Cũng bởi thế hệ trẻ thời đại Hồ Chí Minh hiện nay là thế hệ vứt đi. Nơi mà niềm tin của giới trẻ không được gây dựng – phát triển mà ngược lại luôn bị phá bỏ, đạp đổ. Vì thế mà giá trị sống luôn niềm trong tình trạng lung lay, khủng hoảng.
Sự khủng hoảng niềm tin đó hình thành nên một xã hội bất ổn, đạo đức suy đồi, chính trị hủ hóa, văn hóa hỗn tạp, kinh tế trượt dốc không phanh... Và cái bức tranh tạp màu đó lại quay trở ngược tấn công vào niềm tin – giá trị sống của giới trẻ.
Thành ra, giới trẻ bất mãn nhìn vào nền kinh tế định hướng hút tài nguyên đi bán, là nền xã hội dụ dỗ nhau bằng những sản phẩm độc hại, là nền văn hóa – giáo dục thành tích, đục khoét... Một Việt Nam với đầy bất ổn và sự giả tạo với nụ cười cay đắng, nhưng họ vẫn không hiểu tại sao mình lại không thể thay đổi được điều đó – hiệu chứng bất lực mới chăng?
Không! Không! Không! Không phải giới trẻ bất lực trước những điều đó. Mà chính cái thứ chính trị dơ bẩn mang tên Bộ chính trị - nước CHXHCN Việt Nam đã khiến giới trẻ bất lực.
Một ngày nhàn rỗi, thử bật VTV1 lúc 7h hay tìm đọc các trang báo (điện tử hoặc chính thống), sẽ thấy không ít các chính trị gia nước nhà, doanh nhân thành đạo “chém gió, diễn hề” trước bàn dân thiên hạ mà không biết ngượng. Họ không biết là mình đang sống ở thế kỷ 21 hay họ vẫn nhầm tưởng người dân vẫn còn sống ở thế kỷ 20, 19?
Rời tivi, ra ngoài xã hội thì chỉ thấy rặt một xã hội chỉ biết hôm nay, không biết đến ngày mai. Một xã hội “sống chế mặc bay” từ dân đến quan theo đúng nghĩa. Từ những người thiếu niên mới chập chững lớn đến những ông già chính trị gia. Họ sống bằng thủ đoạn, lọc lừa, bằng phương chấm “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, bằng sự bôi trơn, bằng cái thay trắng đổi đen, gạ tình lấy điểm, gạ điểm lấy quyền, những cái chết bất chợt từ trên trời rơi xuống... Vậy thì trông mong gì?
Tôi cố gắng vực dậy niềm tin cuộc sống, xã hội, chế độ này bằng cách tìm hiểu, cái nguồn gốc của vấn đề khủng hoảng niềm tin là gì? Tôi như mịt mù trong sự tìm kiếm đó cho đến khi tôi và nhiều bạn trẻ lên tiếng về thực trạng chính trị - xã hội nước nhà. Và ngay lập tức bị an ninh mời đi uống nước, gia đình, nơi học tập – công tác thậm chí chỗ tá túc bị bị quấy nhiễu. Vì cái tội “không lo làm việc, học tập để cống hiến xã hội, xây dựng đất nước” mà lại đi làm ba chuyện trên trời dưới đất, phê phán chính quyền, phê phán xã hội – nói gọn lỏn là được an ninh gán cho cái tội “làm chính trị”.
Khủng hoảng giá trị sống vì niềm tin sống ở các khía cạnh xã hội-thể chế bị lung lay, phá bỏ. Các khía cạnh xã hội đó bị khủng hoảng vì một nền chính trị khủng hoảng và tìm cách giấu diếm sự khủng hoảng. 
Nhưng chính trị là gì? Chính trị là gì mà an ninh – mật thám của nước CHXHCN Việt Nam – một nước đang hướng có khẩu hiệu hướng tới “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” lại lo sợ người dân, tri thức, trong đó có giới trẻ quan tâm/ liên quan đến? Chính trị là gì mà khiến thạc sĩ, tiến sĩ của một trường phải run rẩy, luồn cúi trước đám an ninh – mật thám, hống hách – đe dọa trên ngôn từ, văn bản ngăn cấm sinh viên tham gia, tìm hiểu về nền chính trị quốc gia? Chính trị là cái quái gì mà sao từ miệng, văn bản chỉ đạo của an ninh – mật vụ lại nặng nề, nhạy cảm đến thế? – Nếu nói như Bertolt Brecht thì ta mới biết, vì “kẻ dốt nát tệ hại nhất chính là kẻ dốt nát về chính trị. Hắn không nghe gì cả, không thấy gì cả, không tham gia bất cứ vai trò gì trong đời sống chính trị. Có vẻ như hắn không biết là chi phí sinh hoạt, giá cả của đậu, của bột mì, tiền thuê nhà, giá cả thuốc men...tất cả đều phụ thuộc vào các quyết định chính trị. Hắn thậm chí còn tự hào về sự thiếu hiểu biết chính trị của mình,ưỡn ngực ra mà khoe ta đây ghét chính trị. Đứa ngu dốt này không biết rằng chính sự thờ ơ với chính trị của hắn mà từ đó nảy sinh nạn mại dâm, trẻ em bị bỏ rơi, nạn cướp bóc, và tệ hơn tất cả là nạn quan chức tham nhũng tay sai của các tập đoàn bóc lột đa quốc gia.”
Ra là vậy. Chính vì nền chính trị bịt miệng người dân để khiến cho người dân, giới trẻ trở nên “mù lòa chính trị” nhằm mục đích không cho họ thấy những kẻ đang làm chính trị đã khiến cho mọi thứ trở nên hỗn loạn, suy đồi về mọi mặt. Những kẻ cơ hội, những chính trị gia phi nhân tính (Bộ chính trị) đang nắm vận mệnh quốc gia hình chữ S đang và đã gia tăng để che giấu điều đó.
Do đó, trong khi tìm cách ngăn người dân, giới trẻ tìm đến chính trị hoặc những thứ tương tự như chính trị thì các chính trị gia, các đàn anh, chị trong các đoàn – hội – nhóm nhà nước (vốn là cánh tay đắc lực của Bộ chính trị) CHXHCN Việt Nam lại tìm thêm cách để gia tăng niềm tin cách mạng ở thanh niên một cách bâng quơ.
Niềm tin đó là gì:
- Niềm tin Hiến pháp 2013 – QH Khóa 13 sẽ được sửa đổi để đất nước vươn lên?
- Niềm tin Nguyễn Bá Thanh – Ông vua đất ở Đà Nẵng sẽ là một Bao Thanh Thiên nơi đất kinh kỳ?
- Niềm tin Nguyễn Tấn Dũng – Từ chức vì tham nhũng hoặc mạnh tay đưa nước Việt Nam trở thành một nước dân chủ với cương vị Tổng thống không xa?
- Niềm tin Nguyễn Thị Kim Tiến – Từ chức vì các vấn đề nảy sinh quá nóng ở ngành mà bà ta không thể giải quyết được?
- Niềm tin các anh CSGT - 'Mỗi ca trực của CSGT chỉ mua được cái bánh mỳ' như ông tướng Quang phát biểu?
- Niềm tin Việt Nam - Xếp thứ 116 trên tổng số 177 về xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận về mức độ tham nhũng trong khu vực công là do bọn đế quốc đánh phá cách mạng?
- Niềm tin bà Phan Thị Ninh (Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh) – người làm đơn xin được “chuyển ra” Hà Nội không phải vì bà ta biết mình không thể tại vị, và việc khi chuyển sang đơn vị mới sẽ còn có nhiều liên đới trách nhiệm?
- Niềm tin ông Nguyễn Thành Khương – nguyên Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Buôn Đôn bị Sở GD&ĐT Đắk Lắk kỷ luật – cách chức vì liên quan đến việc làm giả, ký khống học bạ là một sự vu oan của phía điều tra?
- Niềm tin ông Nguyễn Thanh Chấn là có tội và 200kg heroin bị lọt là do máy hư đúng lúc; thủy điện xả lũ...gây chết người, mất của người dân là đúng quy trình...
- Niềm tin ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi đã nói đúng về nguyên nhân vỡ Quỹ BHXH là do Tuổi hưu quá thấp là đúng!
Niềm tin, niềm tin & niềm tin. Những niềm tin cách mạng đó bị thực tiễn đánh bạt tay và cũng vì thế, càng kêu gào “giới trẻ có niềm tin cuộc sống, niềm tin xã hội, niềm tin chế độ” thì hiệu ứng càng ngược lại. Vì thế, giới trẻ lại tìm về với quá khứ, đôi khi chỉ qua một vài dòng chữ được viết ở thế kỷ trước. 
Ví như:
- Tiêu gần nửa tỷ để làm những đường ô tô mà trên đó không hề lưu thông một tấn hàng hoá nào; để xây dựng những dinh thự và phòng giấy cho đám công chức đang mọc đầy rẫy lên ở Đông Dương như cỏ cây vùng nhiệt đới; trong khi ấy thì những công trình đã được thừa nhận là cần thiết và đã được Nghị viện thông qua, lại bị bỏ rơi! 
- Để xoa dịu lòng công phẫn, người ta vờ phái sang đó một viên thanh tra. Viên thanh tra này kiểm tra giỏi đến nỗi chưa thèm xét gì đến đơn khiếu nại của nhân dân đã cuốn gói chuồn thẳng tìm chỗ bổ dụng bạn bè con cháu thân thuộc và bọn vận động bầu cử của những bậc quyền thế có thể làm chỗ dựa cho mình “So với bọn viên chức thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người lương thiện!”. 
- “Sau khi cướp hết những ruộng đất màu mỡ, bọn cá mập đánh vào những ruộng đất cằn cỗi những thứ thuế vô lý gấp trăm lần thuế đất thời phong kiến”. Những người mất ruộng khiếu nại. Người ta bắt họ bỏ tù. 
- Thi hành một chính sách ngu dân triệt để. Cho nên, theo sắc lệnh năm 1898, báo chí bản xứ phải chịu kiểm duyệt trước khi in. 
- Mỗi năm, vào kỳ khai giảng, nhiều phụ huynh phải đi gõ cửa, chạy chọt mọi nơi thần thế, có khi chịu trả gấp đôi tiền nội trú, 
- Trong số 12 triệu đồng của ngân sách Nam Kỳ, thì l0 triệu đã tìm đường chui sâu vào túi các ngài viên chức rồi. 
- Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay vǎn học như ta thấy ở châu Âu và các nước châu á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hoá và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy. 
- Cấm ngặt những tờ thông tin ấy không được đả động gì đến những vấn đề chính trị hay tôn giáo, mà chỉ được đǎng những tin tức thông thường, những vấn đề xét ra có lợi cho Nhà nước.
Cái quái gì thế này? Ai đã viết những dòng này, ai đã viết những dòng đi sâu vào vùng cấm của an ninh – mật vụ thế này? 
Và đau đớn hơn cả là giới trẻ lại có niềm tin vào những dòng chữ được viết cách đó gần 1 thế kỷ đó chỉ bởi nó phản ánh quá đúng về thực trạng xã hội hiện tại. Bất ngờ hơn cả là người viết là người đã sáng lập ra chế độ mà giới trẻ đang mất niềm tin này – Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh). Và giới trẻ lại có niềm tin, niềm tin vào giá trị thực tiễn của những dòng chữ trên ở thời kỳ hiện tại. Niềm tin vào chế độ này, xã hội này là một niềm tin về sự kéo dài của xã hội thực dân – phong kiến trước đó, dưới lớp vỏ mĩ miều “XHCN” chứ không phải điều gì đó tốt đẹp mà chính quyền đang cố gắng chuyển tải đến giới trẻ.
Còn với chế độ - xã hội hiện tại, chính quyền tìm cách xoa dịu sự bất mãn của giới trẻ bằng các liều vắc-xin tuyên truyền lẫn đe dọa. Nhưng không ai biết rằng nó phản tác dụng đến dường nào. Cũng giống như mỗi ca trực của CSGT chỉ đủ mua 1 ổ bánh mì trên tuyên truyền, nhưng người dân nói chung, giới trẻ nói riêng lại nghĩ... đó là bánh mì kẹp... thịt dân.
Chỉ vì nền chính trị trở nên kệch cỡm, đổi chác. Mọi con mắt nhìn vào chỉ thấy lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm lên ngôi trong khi miệng bô bô “vì nhân dân, vì quốc gia” thì niềm tin vào xã hội – đạo đức – văn hóa – kinh tế còn có sao?
Niềm tin ấy gắn liền với sự bất mãn, nhưng sao họ không dám đứng lên thay đổi, lẽ nào chế độ - xã hội này “mị dân”; “ru ngủ” thanh niên tinh vi hơn, thủ đoạn hơn so với chế độ mà Nguyễn Ái Quốc đã từng đau đớn chắp bút để viết nên. 
Hay thế hệ trẻ hiện nay là thế hệ... vứt bỏ!

Luật cư trú và chuyện công an gõ cửa nhà dân vào lúc đêm khuya.

Cùi Các 
Không biết ở các nước Tư bản Chủ nghĩa có hay xảy ra tình trạng cảnh sát gõ cửa nhà người dân vào lúc đêm khuya chỉ để kiểm tra nhân khẩu hay không? Còn tại Việt Nam, chuyện này rất thường xảy ra, khoảng từ 23h cho đến 00h30, công an khu vực thường hay đi làm công việc này.
Công việc của họ là kiểm tra trong nhà đang bao gồm những ai, có đăng ký tạm vắng, tạm trú, chủ hộ có tiến hành đăng ký lưu trú cho người thân, bạn bè đã ở lại qua đêm tại nhà mình hay không...
Chuyện kiểm tra lần đầu tiên
Vì tính tôi ham vui, có chút nhậu nhẹt là tôi không muốn về sớm. Cũng chính vì thế mà sau khi chè chén xong thì trời đã khuya, người lại xay xỉn nên thường ngủ qua đêm tại nhà bạn.
Nhờ thế nên tôi có cơ may được trải nghiệm 2 lần cảnh công an gõ cửa nhà bạn tôi vào lúc đêm khuya để kiểm tra nhân khẩu.
Lần đầu tiên là lúc 23h30, khá đông công an mặc thường phục và sắc phục, cùng nhiều dân phòng đứng trước cổng gõ cửa gọi tên chủ nhà.
Nghe tiếng gõ cửa và gọi tên, bạn tôi ra hỏi có chuyện gì, thì một người trong số họ trả lời: "chúng tôi đến để kiểm tra nhân khẩu".
Bạn tôi hỏi lại: "các anh đến kiểm tra thì cần gì đi đông thế này? Các anh vào nhà tui đông thế này, tui không theo dõi được hết, lỡ nhà tui mất đồ thì sao?
Một công an trả lời: "chúng tôi là công an thì sao nhà anh mất đồ được".
Bạn tôi đáp: "Ai mà biết được các anh. Vì người đàng hoàng không ai đi gõ cửa nhà người khác vào giờ này. Nếu nhà các anh bị người ta gõ cửa làm phiền vào giờ này thì các anh thấy như thế nào?
Thế nhưng bạn tôi vẫn mở cổng cho họ vào nhưng cương quyết chỉ cho  2 người công an mặc đồng phục vào nhà, và yêu cầu tất cả những người còn lại phải đứng bên ngoài.
Khi 2 công an chen qua cánh cổng sắt vào nhà,  một người ngồi tại phòng khách ghi biên bản, còn một người yêu cầu bạn tôi dẫn đi khắp nhà để kiểm tra. Cứ mỗi lần đi qua bất kỳ phòng nào, người công an này cũng đưa mắt vào từng phòng mà ngó vào, kể cả phòng ngủ của chị em phụ nữ, và họ cũng không quên thò đầu vào cái toilet xem có ai "trốn" trong đó không.
Sau khi đi khắp nhà kiểm tra xong, họ cùng nhau lập biên bản về việc có chấp hành việc đăng ký lưu trú hay không.
Không đợi công an hỏi về việc thông báo lưu trú của chúng tôi, chúng tôi đã chủ động nói "chúng tôi đến đây lúc 23h01', nên mai chúng tôi mới thông báo lưu trú". Chắc có lẽ, công an kiểm tra cũng biết cái lợi hại ở chỗ 01 phút đó,  thế là họ không đá động gì tới chúng tôi nữa.
Trong lúc ngồi lập biên bản, bạn tôi hỏi: "sao giờ này các anh không ở nhà ngủ với vợ con mà lại đi làm những việc như thế này?"
Một công an viết biên bản trả lời: "chúng tôi cũng muốn thế nhưng vì nhiệm vụ nên phải làm thôi!"
Sau đó họ ra về mà không phát hiện được gì, và một phép lịch sự tối thiểu là "xin lỗi vì làm phiền chủ nhà" cũng không có.
Lần thứ hai
Khoảng 20 ngày sau, lúc 12h đêm, cũng với quân số như lần đầu tiên, họ tiếp tục gõ của thực hiện "nhiệm vụ" này một lần nữa ở nhà bạn tôi.
Không biết xui rủi hay sao mà hôm đó tôi cũng có mặt tại ngôi nhà đó. Tất nhiên, lần này bạn tôi không giấu được vẻ bực bội, văng tục mấy câu rồi phán: "dek mở cửa nữa!”. 
Sau đó tắt đèn rồi bỏ lên lầu  nhìn xuống mặc cho họ gõ cửa và gọi tên bạn tôi.
Qua 10 phút gõ cửa nhưng không thấy bạn tôi lên tiếng trả lời, họ không biết làm gì hơn là người đứng, người ngồi, người thì đi tới đi lui trước cửa nhà, đặc biệt người mặc thường phục tay cầm điện thoại nói chuyện liên tục như để "xin chỉ đạo", nhưng họ đều có điểm chung là cứ nhìn đăm đăm vào nhà.
Không thấy hồi đáp từ chủ nhà, chắc có lẽ những người này muốn gỡ gạc chút ít cho "nhiệm vụ" của mình, bằng cách  gõ cửa ngôi nhà sát bên cạnh để kiểm tra.
Thế là nhà bên cạnh mở đèn lên, chúng tôi đứng ở trên nhìn xuống, cảm giác rằng công an khu vực kiểm tra nhân khẩu như đang cần chút ánh sáng cho nhiệm vụ của mình.
Đứng trên lầu nhìn xuống, bạn tôi bình luận: "Giả sử hai vợ chồng nhà kế bên đang giữa lúc cao trào chuẩn bị "lên đỉnh", mà tụi nó lại đập cửa, réo tên người ta lên thế này, Đ.M chịu sao nổi.
"M. vô Hội đồng Nhân quyền cái đ. gì? Quyền tự nhiên sung sướng nhất của con người là lúc nửa đêm vợ chồng người ta đang "chịch chịch"  mà cũng muốn phá là sao?
Rồi sau này vợ chồng người ta đang nuôi con nhỏ,  nửa đêm cũng phải phải mở cửa cho tụi nó thò đầu vô coi", bạn tôi lắc đầu nói. Chính vì thế nên bạn tôi quyết định: "Sẽ không bao giờ mở cửa nữa, cho vào một lần rồi ăn quen!"
Thế là sau khoảng 30 phút vật vờ trước cửa nhà, việc vào bạn tôi để nhà kiểm tra nhân khẩu trở thành một "nhiệm vụ bất khả thi" do sự quyết liệt của một "thanh niên cứng" như bạn tôi, nên công an đành kéo nhau ra về.
Và lần kiểm tra thứ ba
Cứ tưởng sau vụ kiểm tra bất thành này, họ thấy có chút gì hổ thẹn mà không làm cái “nhiệm vụ” này nữa. Nhưng không ngờ đúng một tuần sau, lực lượng kiểm tra lần này được tăng cường còn đông hơn hai lần trước, gần 20 người, bao gồm công an và dân phòng, và rất đông người mặc thường phục.
Rất tiếc là đêm đó tôi không có mặt, nhưng nghe bạn tôi nói lại rằng không biết có phải cay cú vì không hoàn thành "nhiệm vụ" lần trước, và rút ra được kinh nghiệm từ cái "01 phút" của chúng tôi như lần kiểm tra đầu tiên hay không, mà lần này công an khu vực lại "canh me" đúng 23h01' thì họ kéo đến.
Cũng sự quyết liệt như mọi lần, có 3 công an mặc sắc phục, có bảng tên đàng hoàng thì bạn tôi mới cho vào, và thêm một bà tổ trưởng tổ dân phố.
Cũng như mọi khi, bên công an yêu cầu dẫn đi kiểm tra xem trong nhà có bao nhiêu người và đề nghị những người trong nhà xuất trình CMND để lập biên bản. Lần này Công an bắt đầu lập biên bản bạn tôi vi phạm lưu trú vì không thông báo lưu trú cho một  người sinh viên vừa vào nhà ở trọ vào lúc sáng.
Tuy nhiên, bạn tôi nhất quyết không ký biên bản mà ra khóa cửa lại để công an khu vực ngồi nghe chị em của anh ta "giảng" về luật pháp và cũng như cách hành xử của những người thực thi pháp luật. 

http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=YP_EcULI71w
Video được thực hiện bởi blogger Châu Văn Thi

 “Luật vớ vẩn”
Như vậy, qua câu chuyện nhà của một người dân bị công an gõ cửa vào lúc đêm khuya đến 3 lần chỉ trong thời gian một tháng, nhưng không phát hiện được gì, cũng không xử phạt được, có cho thấy điều gì bất ổn từ luật pháp và những người thi hành luật pháp hay không?
Điều 31 Luật cư trú quy định về việc Lưu trú và thông báo lưu trú
1. Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình và không thuộc trường hợp phải đăng ký tạm trú.
2. Gia đình, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở khác khi có người từ đủ mười bốn tuổi trở lên đến lưu trú có trách nhiệm thông báo việc lưu trú với Công an xã, phường, thị trấn. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trực tiếp hoặc bằng điện thoại. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thông báo địa điểm, số điện thoại nơi tiếp nhận thông báo lưu trú cho nhân dân biết.
3. Việc thông báo lưu trú được thực hiện trước 23 giờ, nếu người đến lưu trú sau 23 giờ thì thông báo lưu trú vào sáng ngày hôm sau; trường hợp ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu, anh, chị, em ruột đến lưu trú nhiều lần thì chỉ cần thông báo lưu trú một lần.

Thứ nhất, Điều luật này định nghĩa: Lưu trú là việc công dân ở lại trong một thời gian nhất định tại địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn ngoài nơi cư trú của mình.
Vậy để làm rõ cụ thể cho quy định "ở lại trong một thời gian nhất định" là ở lại trong bao lâu thì cần tiến hành đăng lý lưu trú? Hiện nay không có quy định nào nói rằng “ở lại trong một thời gian nhất định” là như thế nào? Nếu đã không xác định được "ở lại trong một thời gian nhất định" là bao lâu (đến mấy giờ và đi mấy giờ), thì sẽ không có ai là đối tượng điều chỉnh của việc lưu trú.
Thứ hai, nếu chiếu theo khoản 3 của điều luật luật này, tức là lấy mốc thời gian trước và sau 23h để thực hiện công việc thông báo lưu trú, thì người kiểm tra lưu trú cũng sẽ chẳng phạt được ai.
Bởi lẽ, công an chỉ được phép tiến hành kiểm tra đăng ký lưu trú sau 23h, thì người bị kiểm tra cũng đều có thể trả lời như rằng "tôi đến đây vào lúc 23h01', nên tôi sẽ thông báo lưu trú vào ngày mai".
Không lẽ công an "núp lùm" ghi hình lại hình ảnh người đó vào nhà trước 23h để để lấy đó làm bằng chứng đợi tới sau 23h mà không thấy chủ nhà thực hiện việc thông báo lưu trú thì tiến hành kiểm tra để xử phạt?
Giả sử người kiểm tra có "canh me" gõ cửa thực thi nhiệm vụ vào lúc đúng 23h01' như lần thứ ba ở nhà bạn tôi, thì ai cũng có thể trả lời rằng: “tôi đang gọi điện để đăng ký lưu trú đây, nếu các anh đã đến thì bây giờ tôi đăng ký luôn.”
Qua đó cho thấy điều luật này vớ vẩn ở chỗ dù gọi là luật nhưng ai đã từng đọc qua nó thì đều có thể lách được. Cái điều luật này chỉ có thể dành phạt vạ cho những người dân ít có cơ hội tiếp xúc với luật, hay "giở trò" cúp máy khi người dân gọi điện đến thông báo lưu trú, để rồi sau đó kiểm tra và sách nhiễu, như trường hợp của bạn tôi.
Công an được phép gõ cửa kiểm tra trong trường hợp nào?
Theo khoản 1, điều 26 thông tư số 52/2010/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú, Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25-6-2007 và Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24-5-2010, thì “hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự”. 
Cũng theo khoản 4, điều 26, Thông tư 52 thì “cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý."
Những văn bản pháp luật này là cơ sở cho phép công an khu vực gõ cửa lúc nửa đêm bất kỳ nhà người dân nào .
Cũng qua một khu rừng luật quy định về việc cư trú này thì ta mới được biết việc gõ cửa nhà dân lúc nửa đêm là do yêu cầu... "phòng chống tội phạm, gìn giữ an ninh, trật tự."
Với lý do “phòng chống tội phạm, gìn giữ an ninh, trật tự”, công an khu vực có thể gõ cửa bất kỳ nhà người dân nào nếu họ muốn.
Không biết công an đã phát hiện và bắt được bao nhiêu tội phạm nhờ vào việc gõ cửa nhà người dân vào lúc đêm khuya như thế này? Nhưng qua 3 lần đến kiểm tra một ngôi nhà, ung dung đi vào rồi lại lủi thủi đi ra, cũng đủ cho chúng ta thấy hiệu quả của việc phát hiện và bắt tội phạm bằng phương pháp này.
Mà nếu có bắt được tội phạm trong trường hợp này cũng thật đáng ngại vì nó cho thấy sự yếu kém của của những người bảo vệ pháp luật. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc may rủi, giống như việc gõ cửa đại, hên thì biết đâu trúng một kẻ đang có lệnh truy nã, và thế là sẽ có thành tích, bất chấp việc gây phiền hà và sách nhiễu cho người dân.
Còn việc gìn giữ an ninh, trật tự thì không biết tới đâu, nhưng trước mắt dễ dàng nhận ra rằng với một "đội ngũ hùng hậu" công an, dân phòng vác gậy đi lon ton giữa đêm khuya, tiến hành kiểm tra một căn nhà trong một khu phố, dù các anh có đi chầm chậm, nhẹ nhàng như lê gót hồng, hay có phép lịch sự tối thiểu là tắt máy xe ở đằng xa đi chăng nữa, thì đám chó cũng sẽ đánh hơi ra và sủa lên, làm huyên náo một khu phố vào đêm khuya.
Ở các thành phố thì còn đỡ vì mỗi nhà thường có cửa kiếng cách âm và ít chó. Nhưng ở những vùng quê thì hầu như nhà nào cũng nuôi chó cả bầy, nửa đêm khuya mà chúng đua nhau sủa thì cho dù có hiền như Bụt cũng không tránh khỏi bật dậy, và phàn nàn: "Mấy con chó này! Sao giờ này mà sủa hoài, không để cho ai nghỉ nghơi!"
Từ chỗ thực thi nhiệm vụ gìn giữ an ninh, trật tự nhưng những người thực hiện nhiệm vụ này lại  trở thành người gây mất an ninh, trật tự, làm ảnh hưởng đến sự bình yên nhân dân.
Về thẩm quyền kiểm tra cho việc cư trú này, chỉ cần là công an xã, phường thì đều có quyền thực hiện việc gõ cửa bất kỳ nhà người dân nào trên địa bàn mà mình đang quản lý để kiểm tra.
Người dân nào chỉ cần làm họ phật lòng thì đều có khả năng bị gõ cửa "định kỳ hoặc đột xuất" vào lúc nửa đêm.
Bởi vậy người dân sinh sống trên địa bàn thường hay sợ công an khu vực nên hay cung phụng cho họ để đổi lấy sự yên lành là vậy.
Qua đó có thể thấy, với những quy định này đã góp phần tạo điều kiện cho công an khu vực có được sự tùy tiện, lạm quyền để sách nhiễu người dân.
Luật vi hiến
Đứng về phương diện khoa học pháp lý, xem xét hành vi của công an khi vào nhà người dân để tiến hành kiểm tra nhân khẩu, thì có thể coi đây là một hình thức của việc "khám xét chỗ ở của công dân" được quy định tại điều 73 Hiến Pháp hiện hành.
Cả Hiến pháp hiện hành và Hiến pháp vừa mới thông qua đều quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.”
Thế nhưng, hành vi "vào chỗ ở của người khác" để tiến hành khám xét trong nhà dưới cái gọi  là "kiểm tra nhân khẩu" thì không cần đến bất kỳ một lệnh nào của Tòa án, Viện Kiểm Sát, hay Thủ trưởng Cơ quan điều tra...
Để làm việc này, các công an cấp xã, phường chỉ cần đứng trước cổng nhà, đập cửa thật mạnh, gọi tên chủ nhà thật to, sau đó thì ung dung đi vào nhà, đi tới đi lui khám xét tất cả mọi ngỏ ngách trong nhà.
Vi hiến một cách lộ liễu như thế, sách nhiễu cho sự bình yên của người dân như vậy, mà giờ này Luật cư trú và một rừng văn bản dưới luật như Thông tư, Nghị định quy định chi tiết về vấn đề này vẫn còn tồn tại!?
Vi phạm nhân quyền
Qua sự việc này chúng ta thấy mỗi lần công an thực thi "nhiệm vụ" đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Thứ nhất, xâm phạm đến quyền được nghỉ ngơi.
Điều 24, Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền 1948 viết: Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi...
Việc công an gõ cửa nhà dân vào đêm khuya chỉ để kiểm tra mỗi nhà có chấp hành đúng quy định của luật Cư trú hay không, đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, giấc ngủ của không chỉ riêng những người trong nhà bị kiểm tra, mà ảnh ảnh chung đến những người hàng xóm xung quanh. Nó đã xâm phạm nghiêm trọng đến quyền nghỉ ngơi chính đáng của người dân.
Không biết có phải vì “khác biệt nhân quyền” hay không, mà hiện nay Hiến Pháp hiện hành và Hiến Pháp 2013 vừa mới thông qua vẫn chưa  ghi nhận "quyền nghỉ ngơi" theo Tuyên ngôn Nhân quyền, mà chi có cụm từ "chế độ nghỉ ngơi" dành cho người lao động.
Thứ hai, hạn chế "quyền được mưu cầu hạnh phúc"
Nói như cách của bạn tôi, vào giờ thực thi “nhiệm vụ” kiểm tra này, cũng là giờ mà nhiều người đang…"chuẩn bị lên đỉnh”.
Vấn đề sinh hoạt tình dục hơi tế nhị vì thế pháp luật cũng không mô tả cụ thể quyền này, nhưng chúng ta có thể hiểu sinh hoạt tình dục của vợ chồng trong mỗi gia đình là một phần của quyền "mưu cầu hạnh phúc"
Tuy chưa có thống kê nào nói chuyện chăn gối của các cặp vợ chồng có thường diễn ra trong khoảng thời gian công an khu vực "thực hiện nhiệm vụ" này hay không. Nhưng nếu nhìn vào thời gian sinh hoạt trong mỗi gia đình, thì có thể nói rằng, lúc khoảng nửa đêm từ 23h đến 00h là thời gian thường để dùng cho việc ân ái vợ chồng.
Khi vợ chồng đang “lâm trận”, mà chẳng may bị công an đứng bên ngoài đập cửa, gọi tên, thì cũng ngậm ngùi... "cụt hứng", đành  "gác kiếm, hoãn binh", vùng dậy như con lật đật, xỏ vội bộ quần áo để "tiếp" các anh đang làm "nhiệm vụ".
Thứ ba, vi phạm quyền tự do cá nhân
Trong gia đình, cha mẹ không nhất thiết đòi hỏi con cái khi đã trưởng thành phải thông báo cho cha mẹ biết khi mình lưu trú qua đêm ở đâu. Nhưng đối với chính quyền, thì chính quyền luôn muốn biết một  người từ 14 tuổi trở lên cho đến lúc hết một đời, khi qua đêm lưu trú ở đâu thì phải thông báo cho chính quyền sở tại biết, nếu không thông báo cho chính quyền biết là đã vi phạm pháp luật.
Sự “quan tâm” này của chính quyền đối với công dân còn hơn cha mẹ đối với một người con, ngẫm có đáng buồn cười không???
Cũng chẳng thể hình dung nổi, một người đến nhà bạn chơi, nhậu xỉn không về được, nên ở lại qua đêm mà không thông báo cho chính quyền sở tại biết, nửa đêm bị công anh đến dựng dậy kiểm tra, thế là bị phạt 1.500.000 đồng.
Bởi vậy pháp luật Việt Nam bị chỉ trích là chỉ nhằm hạn chế quyền tự do của của công dân là vậy.
Tóm lại, các quy định pháp luật cư trú là bất khả thi trên thực tế, nó cũng chẳng giúp ích gì cho việc quản lý xã hội, mà trái lại đã tạo điều kiện cho phép sự tùy tiện của những người thi hành pháp luật, dẫn đến việc sách nhiễu người dân. Nó là một luật vi hiến, xâm phạm đến tự do và quyền con người nghiêm trọng.

Gần đèn mà…cứ hôi tanh mùi bùn!

AFR Dân Nguyễn. 
Hoan hô thủ tướng Thái Lan.

Kính chào em- con người đẹp nhất!...

 He he. Không biết em đi thi người đẹp ở Battaya, bãi biển quê em chưa; chứ nếu em đến thi ở bãi biển Nha Trang quê anh, đảm bảo em vào thẳng trung khảo, vì chắc chắn một điều cả ban giám khảo tới toàn thể Nhân Dân VN sẽ “Đầu phiếu” cho em không chần chừ. Ít nhất cũng phải đạt số phiếu 98,…lẻ vài số như phiếu QH VN click thông qua Bản HP vừa mấy bữa trước.


Em đẹp…từ trong ra ngoài!... Anh không biết cái tri thức của em có đạt đỉnh cao như quan lại quê anh không; Nhưng chắc chắn em đẹp, nhất là cái đẹp BÊN TRONG! Tâm hồn em. Đạo đức em. Mọi người, chẳng riêng quân áo đỏ áo đen nơi quê em, mà ngay chính quê anh đây (Và có lẽ trên T.G nữa) cũng đang ngả mũ kính chào em…
Càng nhìn em, càng yêu em hơn, và yêu em mãi!...hi hi. Anh không biết tên em, nghĩa tiếng Thais là gì, có đẹp không; Nhưng con người em thì đẹp cách trọn vẹn. Mới hôm nào em “Ngoan ngoãn” chấp hành phán quyết của tòa QT Lahay, thể hiện sự biết điều rất cần thiết. Điều này không chỉ làm hình ảnh riêng em đẹp, mà còn làm cho T.G nhìn người Thais với ánh mắt rất thiện cảm.
Hôm qua em thua đẹp người Cambodia- người nước ngoài. Không ai có thể lên án em nhu nhược.
Hôm nay em thua người Thais- thua chính nhân dân mình. Đó là những bàn thua…đẹp mắt, không ai bảo em ươn hèn!...hi hi.
Hãy xem biển người ít giờ trước giận giữ đang rút đi trong trật tự và trên môi cười.
Người ta sẽ bảo: Người Thais rất thân thiện, rất hiền hòa. Từ thủ tướng cho tới cảnh sát- công cụ bảo vệ an ninh quốc gia cũng hiền!
Thua nhân dân mình đi đâu mà thiệt!
Đó là suy nghĩ đúng. Nhưng nó chỉ có ở những cái đầu xuất chúng, những bộ óc văn minh, và rất mực nhân bản. Cho dù em không còn được điều hành chính phủ chăng nữa, nhưng Nhà vua sẽ cám ơn em. Nhân dân Thais biết ơn em.
Và đã không có ai phải đổ máu. Đó mới là điều quan trọng, chứ không phải chiếc ghế thủ tướng. Phải không em!
 Mấy năm trước anh tới quê hương em, thăm Bankok, thăm Battaya…thăm cả mộ vì vua từ đầu thế kỷ trước, (Anh quên tên rồi)- người có công đưa rước chủ nghĩa tư bản Tây phương vào Thailand; Để đến hôm nay đất nước của người Thais mới có bộ mặt như hôm nay.
Để người Thais mới được tự do biểu đạt ý nguyện của mình như hôm nay mà không hề sợ xe tăng của quân đội và không hề ăn dùi cui của cảnh sát…
Và để hôm nay người Thái có được người nữ thủ tướng đáng kính, đáng trân trọng, đáng LOVE như em…
Một lãnh đạo tối cao như em, trách nào đất nước không tiến bộ, văn minh!...
Chỉ một lỗi rất nhỏ nơi em, mà em sẵn sàng nhường nhịn dân, sẵn sàng lùi bước…
Nhìn em cười. Nghĩ tới hành động biết “Kính trên nhường dưới” của em, anh lại nhớ Bankok, nhớ Battaya đến nao nao…
Và dù anh có cái niềm tự hào của riêng anh là con Lạc Cháu Hồng; Nhưng sao lúc này anh mơ được là người Thais quá đi mất.
Anh thấy vui và sung sướng (!) vì được làm người hàng xóm của em.
Anh thấy yên tâm vì có người láng giềng như em.
Anh cũng xấu hổ vì dù sống gần em, là láng giềng của người tốt mà anh vẫn xấu xa, không thể có được những cư xử cao thượng như người Thais.
Bởi vì anh tin rằng, nếu người dân nơi quê anh chỉ cần chưa vào đến sân tòa nhà chính phủ nơi quê anh, thì họ đã bị xe tăng của quân đội “Tuyệt đối trung thành với đảng” nghiền thành Pate rồi!
Và vì lý do đó, nếu giả sử người dân quê anh có vào được sân tòa nhà chính phủ, họ không thể rút đi với nụ cười trên môi hay bắt tay cảnh sát. Họ chỉ rút khi tưới xăng và châm lửa, và phải lùng sục được dăm kẻ trong ống cống mới có thể thanh thản rút ra…
 Đó là điều làm tan nát lòng anh!
 Dec/4th/2013
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả

BÌNH ẢNH


Mình thích tấm ảnh này ( lấy lại trên http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/canh-sat-thai-vut-hoi-cay-lay-hoa-hong-2918764.html).
Hóa ra bên đó và nhiều nước nữa, một khi xảy ra sự biến, cảnh sát làm nhiệm vụ vãn hồi trật tự như đúng chức trách của họ: Làm hàng rào người để ngăn chặn, dựng hàng rào chắn, kiềm chế tối đã sự xô xát, và chắc chắn là không chửi, không thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, chắc chắn là không "lùa bò" dân chúng.

Hóa ra họ, Chính phủ và cảnh sát đều có cùng mục đích với nhân dân: ĐẤT NƯỚC, vì thế khi dân chúng xuống đường bày tỏ bất bình, Chính phủ và cảnh sát tôn trọng sự xuống đường, lắng nghe sự bất bình, hai phía tìm đến tiếng nói chung trong khả năng cao nhất có thể.
Hóa ra họ, cảnh sát và dân chúng ngay lập tức có thể ôm lấy nhau, tặng hoa cho nhau khi sự xuống đường vãn hồi, vì họ, cảnh sát và dân chúng luôn cho nhau biết, và cho cả thể giới biết, họ là những con người có văn hóa, vì mục đích tối thượng là danh dự đất nước và sự phồn thịnh của đất nước.
Hóa ra họ, Chính phủ và cảnh sát luôn treo trước mặt mình câu hỏi: Vì sao dân chúng phẫn nộ, vì sao dân chúng không hài lòng và cuối cùng, để cứu vãn hòa bình, cứu vãn sự ổn định, ngay cả Thủ tướng cũng sẵn sàng từ chức, ngay cả chính phủ cũng sẵn sàng giải tán để nhân dân bầu lại.
Trong sự biến biểu tình, dân chúng và cảnh sát có thể ở hai phía, nhưng ngay sau khi kết thúc, họ là bạn, bạn đúng nghĩa rất đẹp của từ này.
Tôi ngắm những bông hồng người biểu tình cắm trên áo cảnh sát và đây mới thực sự là nên viết thành sách về kinh nghiệm ứng xử giữa lực lượng bảo vệ pháp luật và nhân dân này, phải không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét