Công an Bắc Giang nhận sai trong vụ “án oan” Nguyễn Thanh Chấn: Tự “nhận tội” hay bị “ép cung” ?
Ls Trần Hồng Phong
Thông tin trên báo chí về việc chiều ngày 4-12-2013, lãnh đạo tỉnh Bắc
Giang cho hay công an tỉnh này đã thừa nhận “có sai sót trong quá trình
tổ chức điều tra, có những nguyên nhân chủ quan dẫn đến oan” với ông
Nguyễn Thanh Chấn tuy không bất ngờ, nhưng rõ ràng đã làm cho những
người quan tâm đến vụ án này cảm thấy an tâm hơn cho số phận anh Chấn.
Mặc dù cho tới giờ phút này theo quan điểm của TANDTC, về mặt pháp lý
anh Chấn vẫn đang là bị cáo, bị truy tố về tội giết người. Chưa oan!
Công an nhận sai tuy không bất ngờ, nhưng điều bất ngờ chính là sự thay đổi trong “lời khai” của họ. Bởi ban đầu, họ đều đã khẳng định quá trình điều tra, hỏi cung anh Chấn hoàn toàn không có chuyện ép cung, nhục hình. Tóm lại là đúng, là bình thường.
Thế mà chỉ sau khoảng nửa tháng, họ đã bất ngờ thay đổi “lời khai” đến 180 độ, nhận sai. (Tất nhiên là với điều kiện lãnh đạo tỉnh đưa thông tin chính xác).
Việc những điều tra viên trong vụ án anh Chấn nhận sai trong bối cảnh hoàn toàn tự do về thân thể và quyền công dân (không bị khởi tố bị can, không bị tạm giam, không bị hỏi cung …vv) cho thấy nhiều khi một người không cần bị ai ép cung vẫn có thể thay đổi ý kiến, lời khai của mình, thì việc một bị can bị “đàn áp” về mặt tinh thần, giữa bốn bức tường bê tông – sẽ phải chịu áp lực lớn đến mức nào. Và việc họ đôi khi phải “nhận tội” dù không có tội là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chính vì vậy, pháp luật mới có quy định tuyệt đối không được ép cung, dùng nhục hình. Tuyệt đối không được lấy lời khai nhận tội của bị can, bị cáo làm căn cứ duy nhất để kết tội.
Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn là các điều tra viên nhận sai là do họ tự nguyện (có thể so sánh với việc “tự nhận tội”) hay là họ bị “ai đó” hăm dọa, ép họ phải nhận? Và nếu họ nhận sai, và nếu pháp luật được thực thi, thì liệu sau này khi bị truy tố ra tòa án họ có “kêu oan” như anh Chấn hay không?
Vì nếu thật sự sai, họ chắc chắn sẽ bị khởi tố hình sự về một trong các tội danh như: tội dùng nhục hình, tội bức cung, tội làm sai lệc hồ sơ vụ án (theo các điều 298, 299, 300 Bộ luật hình sự). Họ sẽ phải trả giá rất lớn, sẽ mất rất nhiều: từ công danh sự nghiệp, cho đến uy tín, nhân thân, thậm chí ảnh hưởng đến gia đình, người thân. Nói khác đi, không dễ mà họ nhận sai.
Mặc dù theo nguyên tắc “cặp phạm trù” của chủ nghĩa mác – lê, thì trong cuộc sống luôn có quy luật nhân - quả. Tức là nếu anh Chấn oan, thì công an phải sai. Nhưng ở xứ Việt Nam mình nhiều khi không hẳn là vậy. Đã từng có những vụ án có người bị kết tội đưa hối lộ (do khai nhận) nhưng lại không có người nhận hối lộ. Hay như chuyện quản lý tài sản nhà nước dù ai cũng thấy thất thoát sai phạm khắp nơi, nhưng cuối cùng không có ai sai, mọi thứ đều “đúng quy trình”!
Cá nhân tôi cho rằng mỗi người luôn cần phải linh động, chuyển biến về mặt nhận thức (đây cũng chính là một quy luật của chủ nghĩa mác – lê). Cái gì có lợi cho bản thân và cũng có lợi cho người dân, đất nước thì nên làm, mà không cần cứ phải “kiên định con đường”. Như chuyện bà thủ tướng Thái Lan mới đây đã đột ngột thay đổi thái độ với những người biểu tình. Hay ông Enxin đang là bí thư thành ủy thủ đô Moskva (Liên Xô) đã thay đổi lý tưởng, rời bỏ đảng cộng sản, đưa nước Nga đi vào con đường dân chủ, đa đảng. Hay như vua Bảo Đại tự nguyện thoái vị, tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng phe cách mạng …vv - chẳng phải là đáng cho nhiều người phải học hỏi hay chí ít là suy ngẫm hay sao?
Các anh công an trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn có lẽ cũng không cần phải kiên định mình luôn “trong sạch vững mạnh”, mình luôn luôn đúng. Các anh hãy hành xử cho đúng với lương tâm và trách nhiệm công dân của mình. Có thể các anh sẽ bị khai trừ khỏi đảng, nhưng chính là các anh sẽ trở về và hòa vào 87 triệu người dân Việt còn lại không phải là đảng viên. Các anh mất nhưng chính là được, trong sự mến yêu, tha thứ và chia sẻ của mọi người.
Nếu thật sự các anh đã tự nhận sai mà không bị ép cung, tôi xin gửi lời chia sẻ và bày tỏ lòng tôn trọng các anh.
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giảÁn tử hình không nên "ngoại lệ" với tội phạm vị thành niên?
►Theo kiến nghị của cử tri, tội phạm vị thành niên ngày càng gia tăng là do mức xử phạt còn quá nhẹ...
Sát thủ Lê Văn Luyện gây án khi còn ở độ tuổi vị thành niên.
NGUYỄN LÊ
Lo lắng về nạn vi phạm pháp luật phức tạp trong thanh thiếu niên hiện nay, tội phạm ngày càng trẻ hóa, cử tri Đồng Tháp cho rằng trong điều kiện thông tin như hiện nay người từ đủ 16 tuổi đã có thể ý thức hành vi của mình, do đó, nhiều ý kiến đề xuất giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ xuống 16 tuổi để xử lý nghiêm minh các đối tượng phạm tội.
Còn theo cử tri tỉnh Ninh Thuận, hiện nay điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển nên nhận thức hành vi của người từ 14 đến dưới 16 tuổi đã được nâng lên, tình trạng trẻ hóa người phạm tội ngày càng nhiều. Để khắc phục tình trạng này, nên sửa luật theo hướng quy định người đủ 14 tuổi trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tất cả các hành vi phạm tội của mình, kể cả tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Cử tri tỉnh Vĩnh Long cũng lo ngại khi nhiều trường hợp giết người dã man, giết nhiều người do đối tượng vị thành niên thực hiện nhưng không thể xử phạt với mức án cao nhất, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Để tăng tính răn đe, tránh trường hợp việc lợi dụng tuổi vị thành niên để vi phạm các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, cử tri gợi ý sửa đổi Bộ luật hình sự theo hướng tăng án phạt đối với trẻ vị thành niên, đồng thời giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Tương tự, cử tri tỉnh Bình Thuận chờ đợi việc sửa đổi Bộ luật Hình sự theo hướng tăng nặng khung hình phạt đối với các trường hợp vị thành niên phạm tội đặc nghiêm trọng. Dẫn lại vụ Lê Văn Luyện, nhóm ý kiến này cho rằng, phải tăng mức hình phạt đến “tử hình” để đủ sức răn đe tội phạm.
Nhân dân An Giang phản ánh, hiện nay, tội phạm cướp giật, giết người chưa giảm, người phạm tội, trong độ tuổi thanh thiếu niên ngày càng tăng, cần hạ tuổi chịu trách nhiệm hình sự để răn đe vị thành niên phạm tội. Cử tri tỉnh này cũng đề nghị xem lại Bộ luật Hình sự, bổ sung theo hướng tăng hình phạt để nâng tính răn đe.
Cho rằng nguyên nhân quan trọng khiến tình hình phạm pháp trong nhóm người phạm tội ở độ tuổi vị thành niên (dưới 18 tuổi) ngày càng gia tăng là do mức xử phạt dành cho nhóm tội phạm này quá nhẹ, cử tri Kiên Giang cũng đặt vấn đề sửa luật theo hướng có mức xử phạt tù thích đáng, thậm chí áp dụng hình phạt cao nhất tới tử hình với các trường hợp phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Tại văn bản trả lời chung cho nhóm vấn đề này, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhận định, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội là nhân đạo, bên cạnh mục đích trừng trị còn nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Bộ luật hình sự quy định không áp dụng hình phạt chung thân, tử hình, hình phạt tiền, hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.
Tuy nhiên, cơ quan này xác nhận, trong những năm gần đây, tình trạng người chưa thành niên phạm tội có chiều hướng gia tăng, xảy ra nhiều vụ giết người, cướp tài sản đặc biệt nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận. Trong quá trình tổng kết việc thực hiện Bộ luật hình sự hiện nay, những vấn đề cử tri kiến nghị Ủy ban Tư pháp đang nghiên cứu và sẽ xem xét trong quá trình thẩm tra, chỉnh lý Bộ luật hình sự (sửa đổi), bảo đảm chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được sửa đổi phù hợp với tâm, sinh lý của lứa tuổi, các Điều ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam đã tham gia, đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trong tình hình hiện nay.
Cơ quan này cũng "hứa", thông qua hoạt động giám sát sẽ lưu ý các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm Nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật. Trong đó, cần xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các đối tượng chưa thành niên phạm tội, nhất là trong các trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; kiến nghị, yêu cầu các cơ quan tư pháp khẩn trương ban hành các thông tư liên tịch hướng dẫn xử lý vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật để xử lý nghiêm các trường hợp người chưa thành niên phạm tội.
Cũng trong lĩnh vực tư pháp, cử tri nhiều nơi còn băn khoăn về hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc. Nhiều cử tri Tp.HCM kiến nghị xem xét lại việc này vì những vướng mắc khiến người thi hành án phải chờ đợi, gây tâm lý không tốt trong nhân dân. Cử tri Hà Nội cũng nêu con số gần 400 tử tù đủ điều kiện thi hành án mà vẫn “tồn đọng” (từ 1/7/2011 đến nay) để đề nghị nghiên cứu cho áp dụng hình thức xử bắn và sử dụng tình nguyện viên để thực hiện thi hành án.
Cử tri tỉnh Tiền Giang lại đề nghị Quốc hội chọn phương án dùng điện trong xử tử hình để hạn chế tốn kém, đạt hiệu quả chính xác, và đảm bảo tính răn đe của pháp luật đối với các loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
Chia sẻ những bức xúc của cử tri về việc chậm trễ trong thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc, Ủy ban Tư pháp cũng khẳng định, hiện Chính phủ đã hoàn tất các điều kiện cần thiết, bắt đầu triển khai thi hành án tử hình đối với những người bị kết án đã đủ điều kiện thi hành từ ngày 5/8/2013. Uỷ ban cho biết sẽ tăng cường giám sát hoạt động thi hành án tử hình để bảo đảm cho các quy định của pháp luật được thực thi nghiêm túc, góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật.
Bánh mì gì vậy sếp Quang?
Nguyên Anh (Danlambao) - “Thật
là một vị Bộ trưởng thương binh yêu lính gì đâu! Theo lời sếp Quang
ngành CSGT Việt Nam làm việc rất căng thẳng, một người phải phụ trách
địa bàn là 70 km và sau khi lập biên bản phạt xong tiền phải nộp về Bộ
Tài chính cho nên phần chiết khấu chậm đến, ngoài ra với mức bồi dưỡng
100. 000/ca anh em rất kham khổ chỉ đủ ăn…. bánh mì lót dạ, nhưng sếp
lại úp mở không nói rõ đó là bánh mì gì?”...
*
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang cho hay, do thiếu lực lượng tuần tra
nên nếu chia bình quân, mỗi cảnh sát giao thông phải phụ trách 70 km
quốc lộ.
“Đứng một chỗ không được, cảnh sát phải tuần tra rất căng thẳng.
Nhiều khi dự luận hiểu không rõ, tưởng phạt nhiều cảnh sát giao thông
được nhưng số tiền này, theo quy định phải nộp về Bộ Tài chính. Mỗi ca
trực anh em cũng chỉ được mua thêm cái bánh mỳ”, Bộ trưởng Quang nói.
Theo người đứng đầu ngành công an, hiện nay có nhiều tỉnh phạt nhiều
nhưng thu ít; trong khi Hà Nội, TP HCM phạt rất nhiều, có những năm mấy
trăm tỷ đồng nhưng chi phí không đến. “Nếu chuyển tiền phạt về Bộ Công
an cân đối, điều hòa sẽ thuận lợi hơn. Vì vậy, đề nghị Thủ tướng, Chính
phủ quan tâm xử lý”, ông Quang đề xuất.
Bộ trưởng Quang chia sẻ, nếu cảnh sát nào có ca trực, phải đi tuần
tra, kiểm soát thì được bồi dưỡng, làm vậy sẽ giảm được bớt tiêu cực.
Phần tiền còn lại sẽ thực hiện theo cơ chế khoán mua xăng xe, điện
thoại, trang bị thêm camera, xe tuần tra… phục vụ kiểm soát giao thông. [1]
Thật là một vị Bộ trưởng thương binh yêu lính gì đâu! Theo lời sếp Quang
ngành CSGT Việt Nam làm việc rất căng thẳng, một người phải phụ trách
địa bàn là 70 km và sau khi lập biên bản phạt xong tiền phải nộp về Bộ
Tài chính cho nên phần chiết khấu chậm đến, ngoài ra với mức bồi dưỡng
100. 000/ca anh em rất kham khổ chỉ đủ ăn…. bánh mì lót dạ, nhưng sếp
lại úp mở không nói rõ đó là bánh mì gì?
Theo lời thiếu tướng Nguyễn văn Tuyên cục trưởng cục CSGT đường bộ đường
sắt cho biết mức lương của thiếu úy, trung úy hiện nay là 5 đến 6 triệu
đồng. Như vậy ngoài phần lương chính thức còn có tiền bồi dưỡng khi
trực và cái mức lương đó cũng không xa với các bộ phận đang tham gia chế
độ như giáo viên, binh sỹ lực lượng vũ trang.
Cho nên người đầu ngành là tướng Trần Đại Quang lo lắng, đòi hỏi phần
discount cho đám lính của mình sẽ bị đói! Bây giờ chúng ta cùng tính chi
phí thực tế của một người CSGT với chế độ 100. 000/ca
- Một ổ bánh mì (thịt, heo quay, chả, pate) cũng không quá 20. 000
- Hai chai nước suối chính hãng Lavie cũng không đến 20. 000
- Một gói thuốc lá 555 nếu người đó nghiện cũng không đến 25. 000
Vẫn còn dư 35. 000 trong túi thì sao sếp Quang lại cho rằng không đủ mua
bánh mì nhỉ? Thế nhưng vấn đề đáng nói không phải ở chỗ đó!
Các binh lính CSGT dưới quyền của anh rất thích… đứng đường, vì có đừng
đường mới có cớ hoạnh họe đám dân đen và với trình độ dân trí thấp,
không am hiểu luật pháp họ sẵn sàng móc tiền túi hối lộ để khỏi lập biên
bản từ đó đem lại lợi nhuận cho bộ phận công quyền, có thể nói CSGT đã
không thổi thì thôi, nếu đã bị thổi thì chắc chắn sẽ tìm ra lý do để
phạt!
Thị trường đứng đường béo bở đến nỗi các chiến sỹ thi nhau dành được
trực, từ đó hình thành một cái giá để được sắp xếp vào đội ngũ tuần tra
với mức đóng tiền tháng theo barem cho các vị quan chức có nhiệm vụ phân
công mà còn gọi nôm na ẩn dụ là đóng hụi chết, còn những ai không biết
điều, biết chuyện thì được phân công làm việc khác.
Ngoài lực lượng CSGT đầy tham nhũng, anh Quang còn có các tên côn đồ an
xuất thân từ thành phần có học vấn thấp bị tuyên truyền, nhồi sọ sẵn
sàng đàn áp dân lành, dưới nữa là các tên thất nghiệp lười lao động tham
gia đội ngũ dân phòng, chúng hoạnh họe ta đây đi dọn chợ, dẹp đường cầm
cây ma trắc sẵn sàng phang vào đầu bất cứ ai chống đối, một lũ dưa hơi
khốn nạn!
Với chính sách ngu dân để trị đảng không muốn cho người dân có thu nhập
cao như các quốc gia khác vì khi đã no cơm ấm cật tất nhiên họ sẽ nghĩ
đến những cái mình còn thiếu như Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền và sẽ làm
rung rinh chế độ, đảng chỉ muốn 90 triệu người dân cầm hơi lây lất sống
qua ngày thành ra cái cơ chế của đảng luôn đặt một mặt bằng giá chung
thấp xa các nước trong khu vực và bộ phận phục vụ cũng cùng chung số
phận. Từ đói, từ nghèo họ sẽ nãy ra lòng tham không đáy tâm hồn chỉ nghĩ
đến vơ vét, và sau khi no cơm ấm cật sẽ biết ơn và bảo vệ chế độ khi
nhờ ơn mưa móc của đảng đã lột xác mình từ một tên nghèo nàn ngu dốt
thành một tầng lớp trung lưu chế độ.
Vì vậy anh Quang xin cho một bộ phận CSGT là còn ít đấy anh cứ nói với
thủ tướng Ba Ếch chi cho bạo cho nhiều vào mới có đủ tiền hào phóng ban
phát cho cái đám còn đảng còn tiền, từ tên côn an, an ninh chìm nổi cho
đến bọn dân phòng, người dân tự phát anh nhé!
Còn những người khác như bộ đội, giáo viên, công nhân, nông dân, lao
động tự do thì kệ cha chúng, ai biểu chúng… ngu dại không chịu chui vào
trong gia đình hạt giống đỏ để trở thành người chiến sỹ côn an nhân dân
thì khổ ráng mà chịu, trách ai bây giờ…
__________________________________
Chú thích:
[1]. http://trandaiquang.net/bo-truong-tran-dai-quang-moi-ca-truc-cua-csgt-chi-mua-duoc-cai-banh-my.html
ZONE 9 CẦN ANH CỨU, THƯA ANH VŨ ĐỨC ĐAM.
Tôi bảo đảm rằng, những người đang quyết tâm ra quyết định đóng cửa Zone 9- Quận nghệ thuật, là chưa hề đặt chân tới đây
Và tôi trân trọng mời anh tới một lần, anh Vũ Đức Đam.
Để anh hiểu rằng vì sao giới trẻ Hà Nội chúng ta lại đam mê tới QUẬN NGHỆ THUẬT này đến như thế, và anh biết không, gần 50% khách tới đây lại là khách nước ngoài.
Hà Nội có thêm dấu ấn lãng mạn, dấu ấn lạ, dấu ấn thu hút, dấu ấn hai thế hệ, dấu hai thế kỷ chính là ở Zonne9 này, nó không chỉ là các chuỗi hoạt động nghệ thuật hôm nay do nhiều nghệ sĩ tên tuổi thực hiện và đang hút hồn giới trẻ, nó chính là cấu trúc, chính là bối cảnh của một thời chiến tranh lửa đạn, một thời Hà Nội máu và hoa, một thời bao cấp, nó là địa chỉ hiếm hoi, quý giá, là cầu nối cho chúng ta giữa hiện tại và quá khứ.
Zone9 đã thành cái tên Quận Nghệ thuật, cái tên đó được vinh danh không phải bằng ngôn từ quảng cáo, nó được vinh danh bởi chính cái hoạt động tuyệt vời, cái không gian nghệ thuật, không gian văn hóa, không gian thư giãn, không gian sáng tạo, không gian mở trong mọi cuộc giao lưu của các bạn trẻ với bên ngoài, cái không gian cộng đồng mà ở nước ta không nơi nào có được.
Zone9 là điểm nhấn văn hóa lạ, mới mẻ, hấp dẫn, vừa sôi động vừa trầm lắng, vừa ấn tượng vừa lãng mạn, mất Zone9, Hà Nội thiệt thòi vô cùng, thưa anh.
Zone9 vừa bị hỏa hoạn, nhưng điều đó không có nghĩa là cứ thế dẹp bỏ, điều dó không có nghĩa lại thôi thúc một dự án nhà cao cấp, không có gì cao cấp hơn nếu biết cách, có cơ chế, có phương pháp giữ hồn giữ vía cho một địa chỉ đang dâng ngập nhiều kỷ niệm của Hà Nội, đang là nơi thu hút hàng vạn các bạn trẻ trong 1 tuần và hàng ngàn khách du lịch nước ngoài trong một ngày, với một không gian văn hóa đẹp, đẹp vì cũ, vì tàn tích, đẹp vì hiếm, đẹp vì hồi ức, một không gian lịch lãm, văn minh, nơi mà ở đó giới trẻ Hà Nội và cả nước có thêm một địa chỉ Hà Nội thu nhỏ, một Hà Nội thẳm sâu, một Hà Nội ngập tràn kỷ niệm, một Hà Nội tài hoa, một Hà Nội của những người Hà Nội.
Đầu tiên là mời anh tới caphe, xem tranh, thưởng lãm không gian nghệ thuật với các bạn trẻ.
Rồi với tâm thế một trí thức, tâm thế một người yêu Hà Nội, tâm thế một Phó Thủ tướng, tôi tin, không khó để anh có những ý kiến rạch ròi, không khó để có được sự ủng hộ của anh giữ lại Zone9, không chỉ là vài năm mà là giữ mãi, vì với không gian Zone9, càng giữ càng giá trị.
Zonne9 và giới trẻ Hà Thành mong anh tới-anh Vũ Đức Đam, mong chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tới, mong Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị tới.
Thị trưởng thành phố Beclin đã tới đây và vô cùng ấn tượng khi được tham dự ngày " Beclin sống giữa lòng Hà Nội".
Vì Hà Nội thôi thưa anh, vì lớp trẻ của chúng ta thôi thưa anh, hãy giữ lấy Zonne 9.
AFR Dân Nguyễn - " Ngoại cảm” và nhà chính trị.
AFR Dân Nguyễn
Theo blog Quê Choa
Đó là phát ngôn của ông tiến sỹ Vũ thế Khanh.
Không thấy nói ông Vũ Thế Khanh có bằng tiến sỹ về lĩnh vực gì. Cũng không ai biết chắc đó là bằng học hay bằng mua. (Nhưng nghe ông phát ngôn đoán là cán bộ đảng viên).
Điều khiến người ta nhìn ông lúc này, không phải là tấm bằng thật bằng giả, hay cái bằng tiến sỹ của ông nó chứng chỉ nghề gì mà ông đang hành; Người ta đang băn khoăn làm sao ông Khanh-một tiến sỹ, tức một trí thức, (chắc là trí thức xã hội chủ nghĩa!), lại có thể phát ngôn như vậy, phát ngôn rằng “Lập mộ giả là việc làm nhân văn!?”.
Để diễn giải tính “Nhân văn” trong việc lập mộ giả, ông Khanh tiến sỹ còn đưa ra những lập luận rất “dễ thương”, như là có những bà mẹ chỉ có thể nhắm mắt tắt hơi khi nhìn thấy hài cốt con mình- hài cốt “Anh bộ đội cụ Hồ”. Và người thực hiện sứ mệnh cao cả này chỉ có thể là các “Nhà ngoại cảm”- Những người luôn khẳng định họ có thể nói chuyện được với các liệt sỹ, tức người đã chết, những người ở cõi âm! Và họ tìm mộ liệt sỹ là vì “Uống nước nhớ nguồn”, chứ không có động cơ nào khác (!?)
Phải nói rằng có nhiều bà mẹ khóc đã cạn nước mắt, đã ngóng trông con mấy mươi năm ròng. Không phải ngóng trông nó khoác chiếc ba lô con cóc trở về, mà là ngóng trông nó trở về trong hình hài một chiếc tiểu sành, trên đó người ta phủ lên một lá cờ màu máu!
Đất nước này đã đi qua bao nhiêu cuộc chiến, từ thuở các Vua Hùng ?
Có sử sách nào thống kê nổi số chiến sỹ ngã nơi chiến địa?
Có sử sách nào ghi chép đủ số hài cốt chiến sỹ còn thất lạc trong rừng sâu, trên sa trường, hay dưới lòng bể sâu trong những trận hải chiến?
Và có bà mẹ Việt Nam nào bắt vạ tìm cho được xác con mẹ nơi chiến trường?
Có một thực tế, trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào, số tử sỹ của cả bên này hay bên kia, là khó thống kê nổi.
Số mất tích cũng là con số thực và khổng lồ.
Và đó là hiện thực khách quan, dù muốn hay không, các bên liên quan cũng phải chấp nhận.
Thực tế này là nỗi đau riêng, cũng là nỗi đau chung.
Thế nên không bà mẹ Việt Nam nói riêng, và bà mẹ nào trên thế giới có con là liệt sỹ không sẵn sàng đón nhận thực tế đau thương này.
Hậu quả của bất kỳ cuộc chiến nào cũng đều ghê gớm, để lại những di chứng lâu dài, còn lâu mới khắc phục nổi.
Đi lính là nghĩa vụ công dân của bất kỳ quốc gia nào.
Nó là thiêng liêng và đặc biệt kỷ luật.
Không một nhà nước, một chính thể nào có nghĩa vụ phải tìm cho đủ số binh lính chết hay mất tích!...
Nhưng họ PHẢI TÌM. Phải làm hết khả năng có thể…
Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, số người Mỹ mất tích (Bao gồm binh sỹ và cả cố vấn quân sự, dân sự), gọi tắt là MIA (Missing in action)-những người mất tích trong khi làm nhiệm vụ, là con số không hể nhỏ, từng làm đau đầu các đời tổng thống Mỹ.
Chính phủ và nhân dân Mỹ làm tất cả những gì có thể (Trong đó có việc chi khá nhiều tiền cho việc tìm kiếm người mất tích)
Những người phụ nữ Mỹ cũng có nỗi đau như các bà mẹ, những người vợ Việt Nam, bởi vì, cũng giống như những người phụ nữ bên này bờ Thái Bình Dương, họ cũng chịu mất đi những người đàn ông thương yêu nhất đời mình, nếu không muốn nói rằng nỗi đau của họ còn lớn hơn, còn khắc khoải và day dứt hơn.
Người mẹ, người vợ bên này đại dương đau thương khi cuộc chiến đã lùi vào quá khứ mấy mươi năm mà chồng con vẫn bặt vô âm tín.
Nhưng họ lại được an ủi vì có niềm tự hào, vì biết chắc chắn rằng chồng con mình đang nằm đâu đó trên chính mảnh đất của quê hương Việt Nam yêu dấu.
Thân xác họ làm xanh tốt đồng ruộng quê hương!...
Còn những phụ nữ bên kia bờ đại dương thì sao?
Nhiều người trong số họ chưa một lần đặt chân tới VN.
Thậm chí họ chưa hình dung nổi cái sứ sở nhiệt đới lành ít dữ nhiều, nơi mà chồng con họ đã bỏ xác không ngày về!
Họ không biết xác những người đàn ông thân yêu của họ bị vùi trong rừng sâu, nơi đồng hoang hay dưới đầm lầy.
Họ không biết xác chồng con họ đã tan từng mảnh trong một cuộc pháo kích của đối phương, hay vẫn còn bị quân du kích (Mà họ hình dung là mọi rợ) đang cầm giữ ở đâu đó trên cái vùng đất xa xôi mà người ta gọi là Bán đảo Đông Dương, hoặc bị thủ tiêu, hoặc đã giơ tay xin hàng vẫn bị bắn vào đầu và hất xác xuống khe suối cách tức tưởi!...
Nên nỗi đau của họ khó mà diễn tả nổi. Nó đau đáu khôn nguôi, hy vọng trong tuyệt vọng!...
Để xoa dịu nỗi đau cho dân chúng, chính phủ Hoa Kỳ qua các đời tổng thống luôn coi trọng việc tìm kiếm tin tức người Mỹ mất tích trên bán đảo Đông Dương. Vấn đề người Mỹ mất tích, có lúc được lấy làm đề tài tranh cử tổng thống, hay là điều kiện áp lực nhà nước cộng sản để đánh đổi xóa bỏ Lệnh cấm vận, đủ thấy chính giới và nhân dân Mỹ quan tâm tới người của họ dường nào (Dù họ biết những người này chỉ còn phần triệu hy vọng sống sót…). Thậm chí họ còn cử nhân viên chuyên trách lần mò tới tận các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á, hỏi han xem ai có thể cung cấp tin tức liên quan tới người Mỹ mất tích sẽ được họ “Trao giải Nobel-cho định cư tại Hoa Kỳ!)
Mỗi khi được bên hợp tác cung cấp tin tức về nơi có hài cốt lính Mỹ, họ đến nơi, tổ chức khai quật cẩn thận tỷ mỷ không kém các nhà khảo cổ khi khai quật di tích một ngôi mộ cổ.
Rồi sau đó khoa học vào cuộc, kiểm tra DNA.
Khác VN, họ không có các Nhà ngoại cảm. Và có lẽ họ cũng không tin vào các nhà ngoại cảm, cho dù xứ sở họ là quê hương của khoa học kỹ thuật cũng như xứ sở của tự do tín ngưỡng đích thực!...(Người ta phải hiểu các Nhà ngoại cảm ở VN là cái loại người gì? Cụ thể hơn, họ-những Nhà ngoại cảm hoạt động dựa trên nền tảng nào, tôn giáo hay khoa học? tôn giáo thì tôn giáo nào? Khoa học thì thuộc ngành nào mà Mỹ lại chưa có để vận dụng trong công việc tương tự???).
Về “Nhà ngoại cảm”, người ta đã được biết đến hàng chục năm trước. Nhưng nó đặc biệt rộ lên thời gian gần đây. Đây là một loại “Nhà” mới. Vì từ xưa tới nay người ta chỉ nghe nói nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học, nhà sư, nhà hảo tâm, nhà tư bản…
Rất nhiều người thậm chí bây giờ mới biết có loại “Nhà” này. Một phần do họ mải bươn chải cuộc sống cơ cực. Một mặt truyền thông chính thống cũng không có nói quá nhiều tới loại nhà này. Đùng một cái, rộ lên việc truyền thông nhà nước, mà dẫn đầu là VTV, đã “Hồ đồ…” “Vạch mặt” những người mà không lâu trước đó vẫn được họ đưa tin hay phỏng vấn kiểu mớm lời.
Truyền thông chính thống có công rất lớn trong việc truyền bá “danh tính” các “Nhà” loại này.
Rồi bây giờ chính họ trước tiên (Chứ không phải báo lề trái) “Hạ bệ” danh các Nhà trên, khiến một trong những nhà hàng đầu phải nổi giận mà mạt sát VTV một cách không khoan nhượng.
Đã có khá nhiều bài báo phân tích, bình luận đánh giá về sự kiện này trong một thời gian ngắn. Nhưng dù người ta thông minh cỡ nào, dù có đọc hết tất tật những bài đăng trên lề trái lề phải thì cũng khó lòng đưa ra một đánh giá hay nhận xét thỏa đáng về những “Nhà” này, ít nhất là cho đến giờ.
Nhưng có hai bài báo có thể hướng dư luận xã hội tới cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề “Nhà ngoại cảm”. JB Nguyễn Hữu Vinh, với cái title, cũng là câu hỏi: Vì đâu các “Nhà ngoại cảm có đất sống”. Và bài của Minh Diện, gọi đích danh những Nhà ngoại cảm và những kẻ dung túng cho bọn người này là TỘI ÁC.
Có thể nói hai bài báo trên đã điểm huyệt, đã bắt đúng mạch.
-Vì sao NÓ có đất sống ư?- Vì nó có “Sự vào cuộc”, nếu không là toàn bộ thì hầu như cũng gần đủ mặt của cả “Hệ thống chính trị”. Nghĩa là có đủ mặt cả nhà chính trị, nhà kinh tế, nhà khoa học, cả giới truyền thông chính thống. Nhà chính trị- Một nhân vật cỡ bự của đảng từng ký giấy khen cho 38 nhà ngoại cảm. Nhà kinh tế mà đúng nghĩa hơn là nhà tài trợ-Ngân hàng chính sách xã hội. Nhà khoa học-Viện nghiên cứu tiềm năng con người, với biết bao “Tiến sỹ”. Và giới truyền thông “Hồ đồ VTV”.
Đó, cả cái “Hệ thống” này chính là “Đất sống” của các “Nhà ngoại cảm”. Không chỉ là đất sống, mà còn là mảnh đất quá MÀU MỠ là đằng khác.
Vì sao có thể gọi nó là TỘI ÁC!
Vì nó không chỉ RÚT ruột ngân khố quốc gia, mà nó còn Bòn từng đồng tiền còm của bà mẹ, của gia đình thân nhân liệt sỹ tằn tiện chắt chịu. Không là tội ác thì là gì, khi nó không chỉ lừa tiền, mà còn lừa cả niềm tin, lừa cả tâm linh. Đến mức một vị “Giáo sư” như ông Vũ Thế Khanh còn trắng trợn: “Lập mộ giả là nhân văn”, thì chỉ có…đảng mới hiểu nổi. Cỡ tuyên huấn của đảng còn thua một cái…miệng!
Những sự việc tìm mộ liệt sỹ lộ nguyên hình là lừa đảo, khỏi cần phải dùng tới khoa học kiểm tra DNA (NHư trường hợp “liệt sỹ” Thuần trở về) và biết bao trường hợp khác… tưởng đã có thể khép tội hình sự và còn hơn thế cho bọn người này…
Rồi đây sự kiện các “Nhà ngoại cảm” với việc tìm kiếm mộ liệt sỹ sẽ chìm lắng xuống, giống như bao sự kiện từng gây bức xúc và xúc động trong xã hội, chỉ sau một thời gian, thậm chí thời gian rất ngắn là chìm lắng chứ không hề được giải quyết và khỏi ai phải giải quyết. Nó chỉ là một bè trong cái dàn hợp xướng tội ác đang được tấu lên trong xã hội VN đương đại. Lúc đầu thì có vẻ gây ngạc nhiên cho xã hội, nhưng xét cho cùng nó chẳng có gì đặc biệt. Khi LỪA DỐI lên ngôi, thì tội ác được XÃ HỘI HÓA cũng chẳng có gì lạ. Khi “Người ta ăn không từ thứ gì của người dân” mà vẫn được coi là VÌ DÂN, thì lấy xương động vật thay cho xương liệt sỹ được coi là “Đền ơn đáp nghĩa”, Lập mộ giả là nhân văn… có gì là khó hiểu!...
Người sống khổ. Người chết cũng không thoát khổ. Người sống bị lừa. Người chêt cũng chưa hết bị lừa. Có đâu như ở VN không!?
Có rất nhiều cách xoa dịu nỗi đau của người mẹ, người vợ liệt sỹ. Hãy nói thật với những người phụ nữ đáng thương này rằng chồng con họ là những người anh hùng, rằng Tổ Quốc vinh quang là của họ, rằng họ bất diệt với non sông. Tất cả những người phụ nữ, cả Nhân Dân tự hào về những liệt sỹ đã anh dũng hy sinh. Thân xác họ, dù đang nằm lại nơi đâu, thì cũng trên quê hương, trên đất mẹ TỔ QUỐC…
Thậm chí có thể động viên, an ủi những người phụ nữ tội nghiệp này với triết lý Cát bụi về với cát bụi. Sự chết mới là vĩnh hằng!...
Nhưng những người có quyền thế đã không làm thế. Họ đã thả rông tội ác. Thậm chí còn a dua vào hùa.
Khi nhà chính trị thối tha và quỷ quyệt, luôn luôn “Nói dzậy mà không phải dzậy”.
Thì “Nhà ngoại cảm” khơi khơi tuyên bố họ có thể “Nói chuyện với các liệt sỹ” mà không “Run tay”, chỉ là “Chuyện nhỏ!”...
=Trong bạt ngàn những ngôi mộ này, có bao nhiêu ngôi mộ mà bên dưới là xương động vật, bao nhiêu ngôi bên dưới chỉ là…đất. (Một nghĩa trang ở Miền Trung).
-Đây là một nghĩa trang liệt sỹ ở bang OHIO, Hoa Kỳ. Nhìn những nấm mồ chiến binh quá đơn giản, (Dù Mỹ là nước giàu có), khiến ta nghĩ tới triết lý“Cát bụi trở về cát bụi!”. Có điều chắc chắn những nấm mồ đó không có cái nào chứa xương động vật hoặc lộn danh tính…
-Mộ một lính Mỹ trận vong tại Việt Nam.
Dec/3rd/2013
AFR Dân Nguyễn
Bài tẩy cuối cùng đã bị lật – Đi về đâu hỡi… Ma?!
Chu Mộng Long
– Các nhà Ma học mang học hàm, học vị của Giáo dục Việt Nam, từ Giáo sư
Phạm Minh Hạc, Giáo sư Nguyễn Lân Trung, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh… đến Tiến
sĩ Luật sư Trần Đình Triển, đã phô diễn hết mức trình độ khoa học của
mình bằng mọi cách biện hộ cho những hoạt động phản khoa học của giới
đồng bóng. Họ cũng là những đảng viên cộng sản, trình độ lí luận chính
trị trung hoặc cao cấp (vì có người từng làm đến Phó Thủ tướng, Bộ
trưởng), nhưng lại phản bội lại ý thức hệ của mình bằng cách mượn danh
khoa học để mưu toan lập ra một thứ tôn giáo kì quặc đẩy nhân dân vào
cuộc sống của một “Quốc gia Âm” (chữ dùng của Giáo chủ Hoàng Thiên Long Nguyễn Thị Điền).
K.Marx,
với phần lớn trước tác của mình đã dành cho cuộc đấu tranh chống tôn
giáo, loại bỏ thứ “thuốc phiện” ấy ra khỏi đời sống của nhân dân, nếu
còn sống, chắc chắn không khỏi ngạc nhiên khi các tín đồ của ông, những
người mang thẻ đỏ được nói trên kia, đã lộn ngược ý thức hệ do chính ông
xác lập để tạo nên một thứ tà giáo với mưu toan trục lợi và thống trị
đời sống tinh thần con người.
Những người này định đánh tráo chủ nghĩa cộng sản khoa học sang chủ nghĩa cộng sản đồng bóng ư?
Dưới góc nhìn triết học, hoạt động đồng bóng nổi lên như nấm, có tổ chức, lôi kéo cả một đám đông lên đồng là dấu hiệu của một sự tự tha hóa cùng cực
(K.Marx) của một giai đoạn lịch sử – giai đoạn thống trị của cường
quyền nương theo thần quyền đã từng bị nhân loại tống vào quá khứ. Trong
khi chính Marx đã từng đặt ra một nhiệm vụ chính trị cực kì quan trọng
hàng đầu của lịch sử hiện đại là:
“Nhiệm vụ của lịch sử – sau khi cái chân lí của thế giới bên kia đã mất đi – là xác lập chân lí của thế giới bên này. Sau khi cái hình tượng thần thánh của sự tự tha hóa của con người đã bị bóc trần thì nhiệm vụ cấp thiết của cái triết học đang phục vụ lịch sử là bóc trần sự tự tha hóa trong những hình tượng không thần thánh của nó. Như vậy, phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị.” (K.Marx – Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel).
Sai lầm tệ hại của Hegel là tạo ra một thế giới quan lộn ngược,
từ đó sinh ra một kiểu nhà nước pháp quyền mà trật tự thống trị thô bạo
của nó được xem như là bản sao của thế giới thần quyền. Kết quả là
những kẻ thống trị đối xử với nhân dân “như với những sinh vật chỉ sống
dựa vào ân huệ của kẻ bề trên“, và đến lượt “kẻ bị thống trị, bị cai quản, bị chiếm hữu cũng buộc phải thừa nhận và tuyên truyền rằng, đó là ân huệ của trời ban cho!” “Sự vĩ đại của kẻ thống trị trở thành tỉ lệ nghịch với nhân số của nó” là nguyên nhân sinh ra sự ươn hèn của dân chúng! (K.Marx, Sđd).
Sự nô lệ hóa, thậm chí động vật hóa con người bắt đầu từ cái bộ máy tuyên truyền đồng bóng ấy!
Đến
lúc cần nhấn mạnh, không có chân lí nào của thế giới bên kia, kể cả
thánh thần hay ma quỷ, vì tất cả chỉ là trò chơi ảo của diễn ngôn quyền
lực, không củng cố địa vị của kẻ thống trị thì cũng nhằm mưu toan trục
lợi trên sự mê lú của một đám đông dân trí thấp!
Hoạt động đồng bóng mà cũng có dự án(*) để moi tiền thì lịch sử xưa nay chưa từng có!
Ma
thuật có thể điều hành cả một đám đông, cho nên từ hoạt động tín ngưỡng
chuyển sang lũng đoạn chính trị nguy hiểm là một bước không xa bởi trò
hợp thức hóa hay nhà nước hóa của nó. Ít nhất, có ngày con người chúng
ta bị mang ra tế thần, tế ma nếu không thoát ra khỏi sự mê lú hiện thời!
Sự
buông lỏng cho hoạt động đồng bóng hoành hành, không thể không có trách
nhiệm của cơ quan quản lí văn hóa, tín ngưỡng. Chuyện buôn thần bán
thánh trong các lễ hội hàng năm không phải không liên can đến hoạt động
đồng bóng này!
Tín
ngưỡng là một hoạt động văn hóa cần được bảo tồn, nhưng mưu toan lợi
dụng thần quyền, ma quyền để thống trị hay trục lợi là một thảm họa, đến
lúc phải bị vạch trần đến nơi đến chốn, nếu không, không chỉ ô danh cho
những người cộng sản chân chính mà còn gây bạc nhược cho đời sống tinh
thần của người dân, suy thoái cả giống nòi.
Ma
thuật, cầu cúng phản ánh sự mất niềm tin vào năng lực cá nhân và sự suy
nhược của cả cộng đồng, đẩy lùi lịch sử về thời hoang dã!
Từ
khi trò bịp của Cậu Thủy đã bị phanh phui, giới Ma học biện bạch đủ
điều xảo trá, kể cả đe dọa bằng dây xích của nhà nước pháp quyền mà họ
nghĩ là có thể quay về nhà nước kiểu Hegel, trong đó luôn lấy con át chủ
bài Phan Thị Bích Hằng với những thành tích được cho là đã chứng thực
với ảo tưởng người nghe chỉ có thể thừa nhận và tin tưởng chứ không thể
phủ nhận. Bây giờ thì con át chủ bài ấy đã bị lật tẩy hoàn toàn: sự thật
về những vụ tìm mộ đình đám của Phan Thị Bích Hằng có liên quan đến các
nhân vật chính trị mà giới Ma học thường mang ra dọa thì ra cũng chỉ là
trò Lý Thông cướp công Thạch Sanh?!
Có đúng thế không? Các nhà Ma học nói gì thêm nữa đi?
———
(*) Ít nhất đã có 2 dự án của ngành Ma học: Dự án trồng lúa bằng nhân điện, Dự án tìm và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ!!!
——————————————–
LẬT TẨY NHỮNG VỤ TÌM MỘ ĐÌNH ĐÁM LÀM NÊN TÊN TUỔI “NHÀ NGOẠI CẢM” PHAN THỊ BÍCH HẰNG
Sau
những “lùm xùm”, tranh cãi về phần thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên, khi
nói về bà Phan Thị Bích Hằng nhiều người vẫn tin rằng bà có khả năng
thật sự nhưng nay tạm “mất lộc” nên có thể cho kết quả sai.
Các
đơn vị quản lý như UIA, Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người
thì luôn đem những vụ “huyền thoại” như tìm hài cốt nhà cách mạng
Nguyễn Đức Cảnh, nhà văn Nam Cao, em giáo sư Trần Phương ra làm bằng
chứng hùng hồn không thể chối bỏ vì nó có “kết quả giám định hẳn hoi”.
Tổng
giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, TS Vũ Thế
Khanh cho biết, trong hơn hai 20 năm “ăn lộc”, nhà ngoại cảm Phan Thị
Bích Hằng đã tìm được hơn 1000 hài cốt liệt sỹ, trong đó có một số vụ
nổi tiếng và có bằng chứng thẩm định độ chính xác: nhà văn Nam cao, Bí
thư đầu tiên của Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Đức Cảnh, em giáo sư Trần
Phương…
“Vụ
Nguyễn Đức Cảnh, nhà văn Nam Cao là có thẩm định ADN còn hài cốt bà Vũ
Thị Kính, người chỉ huy Đội nữ du kích Hoàng Ngân, giáo sư Trần Phương
đã lấy máu nhỏ vào hài cốt và khẳng định đó đúng là em gái mình”, ông Khanh khẳng định.
I- Tìm hài cốt cụ Nguyễn Đức Cảnh- chỉ là “thày bói nói dựa”
Nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh
Gần tìm được mộ thì bà Hằng chạy đến… ngoại cảm
Theo các tài liệu, hành trình tìm mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh bắt đầu từ 4/3/2007 và có kết quả vào 19/9/2007.
Bài
viết “ Hành trình đi tìm mộ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh” trên báo An ninh
thủ đô ngày 11/11/2007 cho biết, sau khi nhận lời đề nghị của Liên đoàn
Lao động tỉnh Thái Bình, ngày 4/3/2007 “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích
Hằng đã có buổi làm việc đầu tiên ở nhà tưởng niệm lãnh tụ Nguyễn Đức
Cảnh tại Diêm Điền, Thái Bình.
Những
thông tin từ cuộc tiếp xúc đầu tiên cho thấy di hài của liệt sỹ đang
được chôn ở một nghĩa địa gần pháp trường, sau khu vực một nhà thờ, đi
qua phố Dinh, qua một cây cầu đá sang bên kia sông.
Sau
khi có thông tin này, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình, và Hải Phòng
đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, khớp các thông tin và xác định thi thể
cụ Nguyễn Đức Cảnh có thể được chôn ở trong khu vực Nhà máy giày Thống
Nhất, hiện là một bãi rác rậm rạp. Trước kia khu vực của nhà máy là
nghĩa địa An Dương II.
Ngày
19/9/2007, đoàn tìm mộ bắt đầu tìm kiếm nhưng mọi người đào rất sâu mà
không thấy tiểu, dùng cả thuốn xuống lòng đất nhưng vẫn bặt vô âm tín.
Nhưng cuối cùng thì đoàn đã tìm thấy được hai cái tiểu giống nhau, nhưng
hai tiểu này lại nằm úp ngược, lật hai chiếc tiểu lên là hai bộ cốt
không có đầu…và nó chính là hài cốt của ông Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ
Hồ Ngọc Lân.
Trong
bài viết này cũng cho biết, phần hài cốt ông Nguyễn Đức Cảnh đã được
Viện Pháp y Quân đội kết luận kết quả giám đinh ADN là chính xác.
Với
những thông tin trên, dư luận cho rằng tìm được hài cốt lãnh tụ Nguyễn
Đức Cảnh là công lao của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng. Tuy nhiên,
với những “lùm xùm” về “nhà ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng thời gian gần
đây, nhất là sự việc liên quan đến phần thủ cấp liệt sỹ Phùng Chí Kiên
được viện pháp y quân đội xác định vật duy nhất được cho là hài cốt chỉ
là chiếc răng lợn, một số ý kiến cho rằng cần phải lật lại những vụ
ngoại cảm đình đám của nhà ngoại cảm này để “thẩm định” bà Hằng có khả
năng ngoại cảm thật hay không?
Để
rộng đường dư luận, phóng viên đã đem những băn khoăn này trao đổi với
ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên Viện trưởng Viện Pháp y Quân đội. Ông Toàn
xác nhận ông là người giám định ADN hài cốt liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh
nhưng kết quả giám định chỉ đúng một nửa, là phần thân của ông Cảnh.
Nói
về cuộc tìm kiếm phần mộ có thi thể bí thư Nguyễn Đức Cảnh, ông Toàn
cho biết, về cơ bản đoàn tìm kiếm đã xác định được địa điểm, hoàn cảnh
bắn chết nên việc khoanh vùng, tiến hành tìm kiếm chắc chắn sẽ có kết
quả.
“Ông
Nguyễn Đức Cảnh và liệt sỹ Hồ Ngọc Lân bị chết chém, thực dân Pháp chôn
phần thân ở nơi xử chém, phần đầu vứt xuống sông Cấm. Giữa năm 2007,
công đoàn tỉnh Thái Bình tổ chức tìm kiếm và đã đến nơi chết chém, đằng
sau nhà máy Giầy Hải Phòng bây giờ. Địa điểm chết, hoàn cảnh chết của
ông Cảnh đều rõ ràng nên việc khoanh vùng tìm kiếm không có gì khó, việc
tìm kiếm có thể mất thời gian nhưng chắc chắc đào hết khu vực đó sẽ
thấy. Khi đoàn đào khá lâu mà chưa thấy thì bà Hằng ở đâu xuất hiện và
nói là ngoại cảm được, lúc sau thì tìm được hai cái tiểu chứa hài cốt
không có đầu”, ông Toàn kể.
“Huyền thoại ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng được gắn với công lao tìm được hàng nghìn hài cốt liệt sỹ? Ảnh: giaoduc.net
Kết quả giám định ADN chỉ đúng phần thân
Về
kết quả giám định ADN phần hài cốt tìm được ông Toàn cho biết, khi nhận
lời, Viện pháp y quân đội đã lấy mẫu xương hài cốt ông Nguyễn Đức Cảnh
để tách chiết ADN. Số liệu phân tích cho thấy gene của mẫu xương và gene
của mẫu máu lấy từ người cháu gọi liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh bằng cậu ruột
giống nhau. Từ đó, Viện đã có văn bản kết luận phần hài cốt tìm được
đúng là của liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh. Những thông tin này đã được công bố
rộng rãi. Tuy nhiên, về giám định phần đầu liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh được
“nhà ngoại cảm” vớt lên từ sông Cấm sau đó đến nay vẫn chưa được công
bố vì nó cho kết quả không chính xác.
“Phần đầu ông Nguyễn Đức Cảnh vứt ở sông Cấm, khi “nhà ngoại cảm”
chỉ định vớt lên được mẫu xương cho vào thờ đến khi giám định thì là
xương động vật. Chúng tôi cũng đã có văn bản trả lời tới đơn vị tổ chức
đoàn tìm kiếm nhưng không công bố”, ông Toàn nói.
Cũng
theo ông Toàn, khi Viện giám tổ chức Lễ công bố kết quả giám định hài
cốt (phần thân) liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh, bà Hằng mặc dù không có trong
danh sách khách mời nhưng vẫn đến tham dự và “nhiệt tình” chụp ảnh cùng
lãnh đạo viện.
Khi Viện giám tổ chức Lễ công bố kết quả giám định hài cốt (phần thân)
liệt sỹ Nguyễn Đức Cảnh, bà Hằng mặc dù không có trong danh sách khách
mời nhưng vẫn đến tham dự và “nhiệt tình” chụp ảnh cùng lãnh đạo viện
Trao đổi với phóng viên, tiến sĩ, đại tá Đỗ Kiên Cường khẳng định “Phan Thị Bích Hằng không thể tìm được mộ” và con số hàng chục ngàn hài cốt tìm được chỉ là con số tự phong, hoặc do mấy cơ sở ngụy khoa học cung cấp.
Tuy
nhiên, ông Cường cho rằng, trường hợp tìm thấy hài cốt thực sự tuy rất
hiếm thấy nhưng cũng đã có như trường hợp nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh
mà từ trước đến nay dư luận vẫn cho là công của bà Phan Thị Bích Hằng.
Trong
trường hợp này, các thông tin rõ ràng và đầy đủ đã giúp tìm đúng hài
cốt liệt sỹ, sự xuất hiện của nhà ngoại cảm chỉ là “đúng lúc”. Do đó,
công lao tìm kiếm được hài cốt ông Nguyễn Đức Cảnh phải thuộc về chính
quyền, gia đình và đồng đội liệt sỹ chứ không phải “nhà ngoại cảm”.
“Tại
sao mọi người có xu hướng phủ nhận công lao của mình mà khẳng định đó
là công của nhà ngoại cảm? Phan Thị Bích Hằng không thể tìm mộ bằng
ngoại cảm hoặc áp vong nhưng chúng ta tin tưởng vào một khả năng không
có thật là do “chúng ta muốn tin”. Đó chính là bản chất sinh học của sự
mê tín”, ông Cường lý giải.
Theo H. Minh/ Người Đưa tin
II- Tìm hài cốt cụ Nam Cao- Phan Thị Bích Hằng tranh công
Nhận đúng mộ nhà văn Nam Cao không khó
Đầu năm 1996, một chương trình mang tên “Tìm lại Nam Cao” được Hiệp hội
Câu lạc bộ Unesco Việt Nam tổ chức với sự góp mặt của các nhà ngoại cảm
do UIA mời đến.
Theo đó, sáng 24/11/1996 đoàn “nhà ngoại cảm” gồm 4 người, trong đó có
bà Phan Thị Bích Hằng đã cùng đoàn hành trình từ Hà Nội về UBND huyện
Gia Viễn (Ninh Bình). Theo thông tin bà Phan Thị Bích Hằng thu thập được
bằng ngoại cảm, số mộ của nhà văn Nam Cao trùng lặp với số tuổi đời khi
ông hy sinh: 36.
Đem thông tin này chiếu vào thực tế, đoàn tìm kiếm đã suy luận ngôi mộ
đang có hài cốt nhà văn Nam Cao có số đánh dấu là 306 (thêm số 0 vào
giữa con số bà Hằng ngoại cảm). Mẫu hài cốt lấy từ ngôi mộ được đưa tới
Viện Khoa học Hình sự (KHHS) – Bộ Công an giám định và cho kết quả trùng
hợp với đặc điểm nhận dạng nhà văn Nam Cao mà gia đình đã cung cấp. Do
đó, đoàn tìm kiếm đã khẳng định hài cốt trong ngôi mộ 306 là của nhà văn
Nam Cao. Điều này đồng nghĩa với việc ghi nhận kết quả ngoại cảm của bà
Phan Thị Bích Hằng là chính xác.
Nhà văn Nam Cao
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Việt Vùng, nguyên giám đốc Trung
tâm giám định pháp y, Viện Khoa học hình sự- Bộ Công an cho biết, khi
đó, theo yêu cầu của gia đình, Trung tâm chỉ giám định hình thái, không
thử ADN. Các chỉ số giám định hình thái Trung tâm đưa ra đều được gia
đình xác nhận là phù hợp, đúng với đặc điểm hình dạng lúc ông sống và
những thông tin về hoàn cảnh hy sinh của ông gia đình nhận được.
“Tôi không trực tiếp tham gia hành trình tìm và giám định pháp y hài
cốt nhà văn Nam Cao nhưng cán bộ, lãnh đạo trung tâm tôi tham gia. Lúc
đó, chúng tôi mới đưa ra kết quả giám định hình thái: kích cỡ xương,
hình thái hàm răng, trên trán có vết thủng, có viên đạn trong hộp sọ…thì
người nhà của nhà văn Nam Cao đã xác nhận là đúng và không yêu cầu làm
các khâu giám định khác”, ông Vùng cho biết.
Nói về tỷ lệ chính xác của việc giám định hình thái mà không cần chỉ số
phân tích ADN, theo ông Vùng khó có thể đưa ra con số cụ thể nhưng việc
các chỉ số hình thái trùng nhau là có thể xảy ra. Trong trường hợp hài
cốt nhà văn Nam Cao, ông Vùng cho rằng, phạm vi tìm kiếm giới hạn hẹp
chỉ là một trong 3 ngôi mộ đã được khoanh vùng nên việc dùng phương pháp
loại trừ để đưa ra phán đoán chính xác về ngôi mộ không khó.
“Trung tâm chúng tôi chủ yếu tham gia đánh án, các vụ giám định hài cốt
liệt sỹ chỉ rất ít nên khó đưa ra được số liệu thống kê đúc kết về xác
xuất đúng sai của tìm hài cốt liệt sỹ bằng ngoại cảm. Nhưng nhiều gia
đình tìm bằng phương pháp này đến trung tâm để giám định thì đều cho kết
quả không đúng”, ông Vùng nói.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng Toàn, nguyên viện
trưởng viện Pháp Y quân đội cho biết, kết quả giám định hài cốt nếu có
chỉ số phân tích ADN sẽ cho độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên, phương
pháp phân tích ADN ty thể được đưa vào VN từ năm 2002 nên các trường hợp
giám định hài cốt liệt sỹ những năm trước đó thường không được qua khâu
giám định ADN và chủ yếu dựa vào các di vật chôn cùng hài cốt.
“Mọi kết luận phải dựa trên phân tích dấu vết, hình thái, thi thể chứ
không thể dựa vào di vật, di vật chỉ là một căn cứ chứ không thể là cơ
sở để đưa ra kết luận ông nói”, ông Toàn nói.
Theo GS Lê Đình Lương, Chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam, trong một
số trường hợp giám định hình thái cho kết quả xác định rất chính xác
nhưng phải dựa trên nhiều chỉ số như kích thước xương, chiều cao, hàm
răng…. Với trường hợp nhận liệt sỹ bằng cách nhỏ máu của người nhà lên
hài cốt, ông Lương khẳng định “việc này hoàn toàn bậy”, không có cơ sở
khoa học.
“Phan Thị Bích Hằng không thể tìm được mộ”, đại tá, tiến sĩ Đỗ Kiên Cường.
“Bà Hằng không thể tìm được mộ, tìm đúng chỉ là ăn may”
Với những thông tin từ các nhà khoa học cung cấp, phần hài cốt tìm được
của nhà văn Nam Cao và nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh là chính xác nhưng
công tìm được có thuộc về nhà ngoại cảm hay chỉ là do ăn may kết hợp
với kinh nghiệm tính toán giống như người chơi sổ số, nếu chơi liên tục
rồi cũng có lần trúng?
Theo tiến sĩ, đại tá Đỗ Kiên Cường, trường hợp “thần tượng ngoại cảm”
Phan Thị Bích Hằng tìm đúng mộ nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh, nhà văn
Nam Cao rơi vào trường hợp đầu tiên trong 5 trường hợp nhờ “giới ngoại
cảm” tìm hài cốt thân nhân. Trong trường hợp này, các thông tin rõ ràng
và đầy đủ đã giúp tìm đúng hài cốt liệt sỹ.
“Với các gia đình liệt sỹ đã nhờ giới ngoại cảm tìm hài cốt thân nhân,
tuy từng trường hợp có thể khác nhau, nhưng chung quy lại thì chỉ có thể
có các trường hợp: 1) Tìm thấy hài cốt thực sự và xét nghiệm gien cho
kết quả chính xác; 2) Tìm thấy ngôi mộ vô danh tại một nghĩa trang cụ
thể nào đó; 3) Tìm thấy cốt tại một địa điểm tìm kiếm và đào bới đâu đó;
4) Tìm thấy một vị trí mà trong đất có vẻ có cốt; và một số trường hợp
khác. Trường hợp tìm thấy hài cốt thực sự tuy rất hiếm thấy nhưng cũng
đã có trường hợp Phan Thị Bích Hằng tìm đúng hài cốt (xét nghiệm ADN
khẳng định điều đó) và Phan Thị Bích Hằng đã hùng hồn tuyên bố, điều đó
chứng tỏ tâm linh có thật. Tuy nhiên với trường hợp tương tự, “nhà ngoại
cảm” Vũ Thị Minh Nghĩa trung thực và sòng phẳng hơn, khi đưa ra nhận
định, “công của cô Năm chỉ là 1% thôi, 99% thuộc về chính quyền, gia
đình và đồng đội liệt sỹ”, ông Cường nói.
Tiến sỹ Cường cho rằng, trường hợp thứ 2 – tìm thấy mộ vô danh tại một
nghĩa trang nào đó phổ biến hơn trường hợp trên rất nhiều. Cụ thể, khá
nhiều gia đình liệt sỹ đã tìm thấy mộ thân nhân tại một nghĩa trang liệt
sỹ hoặc một nghĩa trang thường nào đó. Các gia đình tin đó là ngôi mộ
của người thân vì “nhà ngoại cảm” mô tả chính xác ngôi mộ từ xa ngàn
dặm. Thế nhưng đó chỉ là sự lừa gạt, cả chủ ý và không chủ ý, mà giới
tâm lý học gọi là lừa gạt mức ý thức và lừa gạt mức vô thức.
“Có trường hợp hài cốt liệt sỹ đã được quy tập về một nghĩa trang cụ
thể, và giới ngoại cảm biết điều đó (thông qua chính quyền, đồng đội
hoặc gia đình liệt sỹ), thậm chí nhà ngoại cảm đã tới nghĩa trang và tâm
trí đã ghi nhận trong não một số thông tin về sơ đồ, đặc điểm một số
ngôi mộ còn chưa xác định danh tính liệt sỹ. Khi thân nhân liệt sỹ nhờ
tìm, nhà ngoại cảm liền lên đồng và khi tâm trí đã ở trạng thái vô thức,
một ngôi mộ vô danh sẽ được gán tùy tiện cho gia đình đang nhờ tìm mộ.
Gọi là lừa gạt vô thức vì lúc đó nhà ngoại cảm đang lên đồng nên họ lừa
gạt mà không biết mình đang lừa gạt. Có thể do ngẫu nhiên mà hài cốt
được gán có thể chính là hài cốt mà gia đình cần tìm; tuy nhiên khả năng
gia đình liệt sỹ này đang thờ cúng hài cốt liệt sỹ khác có xác suất cao
hơn nhiều. Trong trường hợp này, nhà ngoại cảm đã chơi trò xổ số với
gia đình và hương hồn của các liệt sỹ.
Trường hợp lừa gạt mức ý thức, đáng lên án hơn cả. Để thực hiện được kế
hoạch, “nhà ngoại cảm” cố tình tìm các nghĩa trang liệt sỹ có nhiều mộ
vô danh và ra sức ngụy tạo chứng cứ để tạo sự tin tưởng”, ông Cường phân
tích, lý giải.
Với trường hợp thứ 3, theo ông Cường đó là tìm thấy cốt ngoài nghĩa
trang, thường là trong rừng. Trong trường hợp này, “nhà ngoại cảm” tìm
kiếm dựa trên các ám hiệu địa hình: giữa một vùng đất khô cằn, dưới một
khóm cỏ hoặc bụi cây có thể có cốt và cốt đó có thể là xương người hoặc
xương động vật.
“Nếu là cốt người thì có đúng là của liệt sỹ cần tìm hay không? Chỉ xét
nghiệm gien mới có thể trả lời được. Mà như tôi được biết, trong số
hàng chục ngàn hài cốt mà giới ngoại cảm khoe tìm được, số cốt được giám
định ADN không quá mười đầu ngón tay”, ông Cường nói.
Trường hợp thứ 4, theo ông Cường là tìm thấy một vị trí mà đất có vẻ có
cốt. Vị trí có thể ở dưới một bụi cây hoặc khóm cỏ, đào lên thấy cốt
thì tốt (bất kể xương người hay xương thú), nếu không thì một chút đất
đen đen, mun mủn cũng được xem là dấu tích của cốt. Và trường hợp thứ 5
là do may mắn mà nhà ngoại cảm tình cờ tìm được mộ nhưng trường hợp này
vô cùng hiếm gặp.
“Tôi khẳng định Phan Thị Bích Hằng
không thể tìm được mộ. Chúng ta có thể thử nghiệm bằng nhiều cách. Nếu
có điều kiện, hãy để một bộ hài cốt có danh tính (qua xét nghiệm gien)
vào một trong mười quan tài giống nhau và đề nghị giới ngoại cảm tìm ra
quan tài có cốt. Nếu không có điều kiện, hãy “bịa” ra một nhân thân
người chết giả và đề nghị “nhà ngoại cảm” đi tìm. Hoặc đề nghị “nhà
ngoại cảm” tìm một ngôi mộ tại nghĩa trang địa phương nơi gia đình liệt
sỹ đang sinh sống.Tôi tin rằng sau vài thử nghiệm đơn giản như thế, mọi
người sẽ dễ dàng nhận ra chân tướng của giới ngoại cảm”, ông Cường khẳng
định.
Theo H.Minh/Người Đưa tin10 đại án tham nhũng: Xử... vẫn là "cú đấm bịch bông"!
(Kienthuc.net.vn) - Các “đại án” tham nhũng sắp được xét xử tới đây
là một dấu hiệu đáng mừng, nhưng chưa thể là “quả đấm thép” bởi chỉ
giải quyết phần ngọn...
Theo LS
Hoàng Nguyên Hồng, nguyên chuyên viên cao cấp Ủy ban Kiểm tra Trung
ương, người có nhiều năm miệt mài phòng chống tham nhũng, cho biết: Nếu
“phần gốc” không được xử lý thì sẽ lại có những Dương Chí Dũng, những
Bầu Kiên khác. Mà cái gốc mới là cái khó nhất.
Người tham nhũng vẫn nhơn nhơn
Trong
tháng 12 này, các cơ quan tố tụng sẽ đưa ra xét xử các vụ “đại án” tham
nhũng gây nhức nhối xã hội là vụ Dương Chí Dũng cùng đồng bọn và vụ
Nguyễn Đức Kiên tức Bầu Kiên. Là người tiếp xúc với nhiều án tham nhũng,
có nhiều năm chống tham nhũng, lại là một luật sư, ông nhìn nhận sự
việc này thế nào?
Xưa nay
không phải là không xử án tham nhũng. Công tác phòng chống tham nhũng
cũng đã được thực hiện từ lâu lắm rồi. Vấn đề là nói về nội dung hay là
hình thức của việc xét xử đó. Nói đến người tham nhũng bị xử thì nghe
chừng là ai cũng kỳ vọng nhưng đi vào bản chất thì phải xem xét lại.
LS Hoàng Nguyên Hồng, nguyên chuyên viên cao cấp Ủy ban Kiểm tra Trung ương. |
Ông thấy nội dung và hình thức của việc xét xử chống tham nhũng có gì đáng bàn?
Nếu chỉ làm một cách hình thức thì họ
sẽ làm đúng quy trình như thế, nhưng việc xét xử chỉ là để hợp thức hóa
những cái khác. Còn nội dung vụ án mới là cái đáng bàn. Tôi hy vọng tới
đây xét xử những vụ này sẽ làm tốt, nếu các cơ quan có thể giám sát lẫn
nhau, Viện Kiểm sát có thể giám sát việc điều tra của công an, giám sát
việc xét xử xem có đúng quy trình pháp luật hay không. Nếu nội dung này
làm không tốt thì người tham nhũng thật vẫn cứ nhơn nhơn.
Có ý kiến cho rằng, trong xét xử
án tham nhũng có hiện tượng lờ đi, giảm bớt tội danh do người bị xét xử
có chức vụ, có quen biết, có “chạy chọt”?
Đó là một cái vô cùng dở. Khi xét xử
hay điều tra vụ án phải xem xét bản chất vấn đề là gì, sự thật là cái
gì. Đằng này cứ ông A chỉ đạo, ông B chỉ đạo, thì điều tra kiểu gì, xét
xử kiểu gì. Trong khi đó, ở các nước, chỉ cần quan chức mua nhà, mua ô
tô là họ truy ngay xem tiền ở đâu mà ra. Nhưng quan chức Việt Nam sắm
nhà cao cửa rộng đầy ra đấy mà có ai hỏi đâu. Vấn đề là mình không quản
lý từ gốc, không quản lý từ nguồn thu.
Vậy vì sao trước đây ta rất ít những “đại án” tham nhũng?
Vì tinh thần thượng tôn pháp luật chưa
được đặt lên cao. Chỉ cần có chỉ đạo của ông A, của ông B là thôi không
điều tra nữa. Đằng này cứ đụng đến ông này lại phải xin ý kiến ông kia,
thì làm sao mà làm nổi. Giờ cứ thực hiện đúng Nghị quyết của Đảng, pháp
luật công bằng với tất cả mọi người, không ai ở ngoài pháp luật cả. Khi
xét xử là xét xử cá nhân của lãnh đạo vi phạm, chứ không xét xử cái
chức vụ ấy. Thế nên để chống tham nhũng thì không thể cứ xét xử là lại
phải xin ý kiến. Pháp luật có rồi, cứ thế mà làm thôi chứ.
Tài thánh cũng không “đục” chừng ấy cấp được
Không ít người cho rằng chống tham nhũng đến nay còn yếu, ông lý giải thế nào?
Nhận
thức của nhiều người không tốt, vai trò của nhân dân cũng không rõ. Ở
các nước khác, chỉ cần tiện điện tiền nước hằng tháng của tôi tăng cao
bất thường là người ta đã điều tra tôi rồi. Nhưng ở Việt Nam thì họ xây
nhà to tổ bố ra như thế mà cũng không ai biết. Nhưng mấu chốt tham nhũng
mà không xử được hoặc xử nương nhẹ là do ai, là bởi chính các lãnh đạo
cũng tham nhũng. Chỉ riêng về đất đai thôi, nhiều khu đất đẹp thuộc sở
hữu của lãnh đạo. Chắc không có luật nào quy định họ được sở hữu đất đó.
Và chắc là thu nhập từ lương thì cũng không đủ tiền để mà mua được.
Trở
lại với những “đại án” như ở Công ty Vifon, Công ty cho thuê tài chính 2
hay những vụ sắp xử, rõ ràng đó đâu phải là những lãnh đạo?
Đó chỉ
giải quyết phần ngọn. Ai để cho Dương Chí Dũng làm được như thế, một
mình ông ấy liệu có làm được hay không? Vậy cái gốc nó là ở đâu, vì cái
gì. Người duyệt dự án là ai, người đề xuất là ai, người kiểm tra là
ai... Một mình Dương Chí Dũng thì có tài thánh cũng không thể “đục”
chừng ấy cấp để mà qua mắt được. Giả sử bố mẹ có để lại tiền cho hắn mua
cả một dây quan chức thì cũng không tiền nào mua được hết cả.
Vì sao qua bao nhiêu cấp như thế mà lại vẫn lọt những dự án như trong vụ Dương Chí Dũng?
Ta để
lọt vì ta làm theo kiểu úp nơm bắt cá. Ông này nhìn thấy mảnh đất “ngon”
quá, thế là lấy luôn cái nơm úp xuống, xí chỗ. Mỗi người thò tay vào
một tí xem có được con tôm con tép nào không. Trong khi đó, đáng lẽ khi
làm một dự án thì phải đi từ bìa làng đi vào. Nghĩa là phải điều tra dự
án từ thực tế, xem tác động với người dân thế nào. Còn ta thì chạy chọt
lo lót từ trên xuống. Chạy từ “ông to” trước rồi mới đến mảnh đất đẹp,
dự án hay. Trên lo được thì dưới cũng sẽ xuôi. Đấy, nó lọt là vì thế.
Cú đấm bị bông
Nhiều
người kỳ vọng, việc xét xử các án tham nhũng một cách quyết liệt sẽ là
“cú đấm thép” vào mặt trận phòng chống tham nhũng. Ông có tin là thế?
Xử là
tốt, nhưng vẫn chưa phải là “cú đấm thép” mà mới chỉ là “cú đấm bị bông”
mà thôi. Nó chưa là cái gì cả. Vấn đề tham nhũng đâu phải là một hai cá
nhân cụ thể. Nó mấu chốt ở chỗ là cái hệ thống ăn dây với nhau. Những
người có chức vụ, có quyền hạn nhưng không thực hiện đúng nhiệm vụ của
mình, cấu kết với nhau ăn chia, hoặc để cho người khác có cơ hội lợi
dụng tham nhũng. Đó mới chính là cái phải giải quyết, cái cốt lõi để
giải quyết vấn đề tham nhũng.
Vậy phải làm thế nào mới xứng tầm là “cú đấm thép” thưa ông?
Ai chỉ
đạo, ai liên quan đến những việc đó. Bộ, ngành nào, cấp nào nữa... thì
cũng đều liên quan hết. Nếu là “cú đấm thép” thì phải quyết liệt xử lý
hết tất cả những người liên quan đến quy trình tham nhũng đó. Còn nếu
chỉ lấy một vài người ra để làm vì, để cho có, để thấy là “tôi cũng xử
quyết liệt đây” thì rồi đâu lại vào đấy cả thôi.
Nhưng rõ ràng là có những dấu hiệu đáng mừng rồi?
Đúng là
thế, người dân cũng cảm thấy mừng vì đã có những người tham nhũng bị xử
nặng. Nhưng cắt u này thì biết bao nhiêu cái u nhọt khác nó lại mọc lên
thôi. Nếu không xử lý tận gốc. Nó giống như cái cây mà chỉ héo vài quả
mà gốc vẫn còn thì nó sẽ lại ra quả mới, chồi non mới.
Vậy theo ông phải làm gì để tham nhũng bị đẩy lùi thực sự?
Thực ra
nước nào cũng có tham nhũng, nhưng ở mức độ nào. Chống tham nhũng không
quan trọng bằng xây. Xây dựng hệ thống quản lý như thế nào, hệ thống cơ
quan giám sát thế nào, điều tra khi phát hiện có tham nhũng thế nào...
Tất cả phải được làm quyết liệt thì mới có hiệu quả được.
Xin cảm ơn ông!
Quan liêu cũng là tham nhũng. Có trách nhiệm mà không làm, lơ đi để cho
kẻ dưới nó làm. Đó là hành vi tham nhũng lớn nhất. Làm lãnh đạo mà không
kiểm tra đôn đốc thì đâu phải là lãnh đạo nữa. Chỉ có mỗi việc đó mà
không làm thì làm lãnh đạo làm gì. Thế nên để chống tham nhũng đạt kết
quả, ngoài việc xử lý nghiêm để làm gương, toàn hệ thống cũng phải thay
đổi, chính những người lãnh đạo phải làm gương.
Tô Hội (Thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét