Tuyên từ bỏ Đảng cộng sản VN của ông Lê Hiếu Đằng
Tôi tên LÊ HIẾU ĐẰNG là ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VN, hơn 40 tuổi đảng. Nay tôi tuyên bố công khai ra khỏi đảng CSVN vì:
ĐCSVN bây giờ không còn như trước (đấu
tranh giải phóng dân tộc) mà đang suy thoái biến chất, thực chất chỉ là
đảng của những tập đoàn lợi ích, trở thành lực cản cho sự phát triển
đất nước, dân tộc, đi ngược lại lợi ích dân tộc, nhân dân.
Tôi xin xác định đây là quyết định của tôi.
Lê hiếu Đằng
(chữ ký)
Học sinh Việt Nam giỏi hay không?
|
PISA, thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế thế giới (OECD), tổ chức thi kiểm tra kiến thức của học sinh tuổi 15 ở một loạt các nước và học sinh Việt Nam có thứ hạng cao hơn học sinh của Anh, Pháp và Mỹ.
Thứ hạng dựa trên khảo sát với sự tham gia của hơn nửa triệu học sinh trên toàn cầu.
Bình luận về chuyện Việt Nam đứng thứ 17 trong bảng xếp hạng của PISA, một trong các nhà giáo đi đầu trong việc cải cách giáo dục ở Việt Nam nói:
"Đó là một thành tích vô bổ. Đó là một thành tích không dẫn đến một cái gì có ích cả."
Ông nói thêm: "Hiện nay ở Việt Nam tất cả các giá trị đều là những giá trị giả cả. Cái nguy hiểm nó là ở chỗ ấy.
"Học giỏi cũng không chắc đã là giỏi, mà có một thể chế dân chủ cũng chưa chắc là dân chủ, có tình trạng tự do cũng chưa chắc là tự do."
'Lối sống mới'
Nhà giáo Phạm Toàn nói việc học phải được đặt trong bối cảnh chung của sự phát triển xã hội.
Trong một lần trả lời phỏng vấn dài với trang tin VietnamNet, ông Toàn từng nói:
Nhìn xa hơn thì chúng ta phải nghiên cứu hệ thống dạy trẻ con một lối
sống mới, lối sống ấy phải có một nguyên lý mà từ ông Thủ tướng đến
thằng bé con phải tuân theo."
» Nhà giáo Phạm Toàn
|
"Đó là cái gì? Đó là đi tìm sự đồng thuận bằng cách đi tìm sự xung đột, xử lý xung đột ở ngay xung quanh: Trong gia đình, trong lớp học... Đến khi lên làm thủ tướng thì đã sẵn phản ứng nhạy bén với những "mùi xung đột" để mà xử lý, xây dựng một xã hội hiện đại, ổn định.
"Con người thời hiện đại phải có cung cách sống đồng thuận. Cách làm giáo dục của chúng tôi là làm thế nào để cho cả ba đối tượng: Con trẻ, cha mẹ và nhà trường đồng thuận được với nhau về những công việc mình phải làm."
'Chảy máu trẻ con'
Khi nói chuyện với BBC hôm 4/12, ông Toàn tỏ vẻ bi quan:
"Việt Nam bây giờ có sản xuất được cái gì đâu, cho nên người ta đi buôn hàng Tàu có lãi hơn là sản xuất.
"Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đóng cửa, vậy thì mảnh đất để cho trẻ con và người lớn phát triển tài năng hình như chưa có.
|
"Hôm nay tôi vừa gặp một anh, tôi hỏi 'thế cháu đang làm gì?', mọi khi cháu dịch tôi hay hiệu đính hộ.
"Anh ấy bảo 'à, bây giờ nó là công dân Pháp rồi'.
"[Tôi] bảo thế còn đứa nữa?
"[Anh ấy] bảo 'đứa nữa là công dân Mỹ rồi.'
"Tôi mới trêu tôi bảo 'thế thôi ông bố ở nhà làm công dân Trung Quốc đi cho nó thành cái chân kiềng.
"[Đó là] bối cảnh buồn phiền, người ta không thấy một niềm tin, không thấy tương lai, người ta không thấy chỗ để đầu tư vào, chứ không phải chuyện học nữa mà là chuyện xã hội học của việc học."
Khảo sát PISA một lần nữa khơi dậy tranh luận về chất lượng giáo dục của Việt Nam.
Thứ trưởng giáo dục Nguyễn Vinh Hiển giải thích: “Vì PISA chưa đánh giá được toàn diện học sinh, những năng lực khác của chúng ta cũng còn yếu”.
Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam nói sẽ phân tích kỹ hơn báo cáo kết quả PISA để xác định các yếu tố ảnh hướng lớn đến kết quả học tập của học sinh.
Theo BBC
Một tòa án LHQ kêu gọi trả tự do cho LS Lê Quốc Quân
Luật sư Lê Quốc Quân tại Tòa án Hà Nội ngày 02/10/2013 ( Ảnh do VNTTX cung cấp). (REUTERS/Doan Tan/VNA/Handout via Reuters)
Thanh Phương (RFI)
Một tòa án về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vừa lên án Việt Nam về việc
giam giữ luật sư Lê Quốc Quân, một blogger và nhà hoạt động nhân quyền
ở Việt Nam, xem đây là một sự vi phạm quyền tự do ngôn luận và quyền
được xét xử công bằng của ông.
Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một tòa án được thành lập trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp lần thứ 67, từ ngày 26 đến 30/08/2013, đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân đã trở thành mục tiêu tấn công ( của chính quyền ) do những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và viết blog.
Phán quyết này được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/11/2013.
Nhóm Làm việc kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân hoặc để cho một tòa án độc lập xét lại bản án. Nhóm còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân về thời gian mà ông bị giam giữ tùy tiện như vậy.
Phán quyết của toà án Liên Hiệp Quốc là nhằm trả lời kiến nghị hồi tháng Ba của tổ chức Media Legal Defence Initiative, phối hợp với nhiều tổ chức nhân quyền khác, như Phóng viên không biên giới, Luật sư không biên giới....
Trong thông cáo đề ngày 29/11/2013, tư vấn pháp lý cao cấp của tổ chức Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, cho rằng, do các tòa phúc thẩm của Việt Nam không được độc lập, cho nên, cách duy nhất để Việt Nam tuân thủ phán quyết của Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc là trả tự do ngay lập tức cho ông Lê Quốc Quân.
Ngày 20/11, Liên hiệp các Luật sư đoàn của Pháp cũng đã ra thông cáo cho biết trong cuộc họp toàn thể vào ngày 15/11 đã nhất trí thông qua kiến nghị đòi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân.
Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vào ngày 27/12/2012 do bị cáo buộc tội trốn thuế. Trong phiên xử ngày 02/10/2013, ông Lê Quốc Quân đã bị kết án 30 tháng tù giam và bị phạt tiền 1,2 tỷ đồng. Ông Quân đã kháng án lên tòa phúc thẩm.
Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, một tòa án được thành lập trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, trong phiên họp lần thứ 67, từ ngày 26 đến 30/08/2013, đưa ra phán quyết rằng Lê Quốc Quân đã trở thành mục tiêu tấn công ( của chính quyền ) do những hoạt động đấu tranh cho nhân quyền và viết blog.
Phán quyết này được Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/11/2013.
Nhóm Làm việc kêu gọi chính quyền Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân hoặc để cho một tòa án độc lập xét lại bản án. Nhóm còn đề nghị Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho ông Lê Quốc Quân về thời gian mà ông bị giam giữ tùy tiện như vậy.
Phán quyết của toà án Liên Hiệp Quốc là nhằm trả lời kiến nghị hồi tháng Ba của tổ chức Media Legal Defence Initiative, phối hợp với nhiều tổ chức nhân quyền khác, như Phóng viên không biên giới, Luật sư không biên giới....
Trong thông cáo đề ngày 29/11/2013, tư vấn pháp lý cao cấp của tổ chức Media Legal Defence Initiative, Nani Jansen, cho rằng, do các tòa phúc thẩm của Việt Nam không được độc lập, cho nên, cách duy nhất để Việt Nam tuân thủ phán quyết của Nhóm Làm việc về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc là trả tự do ngay lập tức cho ông Lê Quốc Quân.
Ngày 20/11, Liên hiệp các Luật sư đoàn của Pháp cũng đã ra thông cáo cho biết trong cuộc họp toàn thể vào ngày 15/11 đã nhất trí thông qua kiến nghị đòi trả tự do ngay lập tức cho luật sư Lê Quốc Quân.
Luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vào ngày 27/12/2012 do bị cáo buộc tội trốn thuế. Trong phiên xử ngày 02/10/2013, ông Lê Quốc Quân đã bị kết án 30 tháng tù giam và bị phạt tiền 1,2 tỷ đồng. Ông Quân đã kháng án lên tòa phúc thẩm.
Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ thăm Việt Nam
Thanh Quang, phóng viên RFA
2013-12-04
Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ trong lĩnh vực văn
hoá, vừa kết thúc chuyến viếng thăm VN trong gần 2 tuần, bắt đầu từ ngày
18 tháng 11 vừa rồi. Tại VN, bà Shaheed đã đi qua nhiều tỉnh, tiếp xúc
nhiều người, kể cả giáo dân Cồn Dầu để rồi phúc trình về các quyền văn
hóa của người dân Việt Nam. Một số giáo dân Cồn Dầu, tại VN và cả ở
Bangkok, đã gặp Đặc sứ này của LHQ.
Thăm Cồn Dầu
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 29 tháng 11 vừa rồi, bà Farida Shaheed, Đặc sứ LHQ về Quyền Văn Hóa, sau chuyến thị sát Cồn Dầu, đã nhắc đến vấn đề Cồn Dầu như một thí dụ điển hình về hậu quả của việc cưỡng chế đất đai, phá vỡ nếp sống văn hóa truyền thống của một xứ đạo và làng quê VN,và yêu cầu chính quyền VN giải quyết trường hợp này. Đại ý, bà Farida cho biết:
Tôi cũng quan ngại trước những trường hợp đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng thiểu số đã bị các chương trình phát triển phá vỡ hoàn toàn. Ví dụ, tôi được biết rằng người dân ở giáo phận Cồn Dầu tại Đà Nẵng tiếp tục bị cưỡng chế khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời, để dọn đường cho một dự án nhà ở tư nhân lớn. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ kịp thời can thiệp để giải quyết trường hợp cụ thể này. Nhìn chung hơn, tôi khuyến nghị Chính phủ bảo đảm việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho những cộng đồng có ước muốn duy trì và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông, ngư nghiệp, chăn nuôi.
Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ trong lĩnh vực văn hoá. UN.org
Bà Farida đã đến Cồn Dầu và sau đó gặp gỡ hai đại diện giáo dân trong hai tiếng đồng hồ tại Đà Nẵng để tìm hiểu sâu xa hơn về ảnh hưởng đến đời sống cũng như nguyện vọng của họ mà họ muốn bà truyền đạt lại. Một trong hai giáo dân vừa nói là bà Nguyễn thị Loan. Giáo dân Nguyễn Thị Loan kể lại rằng vào một buổi trưa, khi đang đi trên đường thì tình cờ gặp bà Farida. Bà hỏi đường vào Nhà Thờ và nhân tiện hỏi giáo dân này là người ở đâu, làm gì. Giáo dân Nguyễn Thị Loan trình bày tình cảnh của gia đình chị cũng như các giáo dân còn ở lại Cồn Dầu, như sau:
Chúng tôi là những Con Chiên của Giáo xứ Cồn Dầu, không vì mục đích lợi nhuận cá nhân. Chúng tôi chỉ vì muốn bảo tồn văn hóa của Giáo xứ Cồn Cầu, muốn bảo tồn những gì quý báu của ông bà để lại từ bao đời nay. Thì bây giờ chúng tôi phải hy sinh hết cho những việc đó, cho cộng đồng này, chứ không vì bất cứ gì cho cá nhân, bản thân mình. Như vậy chúng tôi quyết định không đi, ra sức giữ lại quê hương chôn nhau cắt rốn của mình, giữ lại tên tuổi của giáo xứ Cồn Dầu. Chúng tôi không chịu đi thì người ta cưỡng chế nhà mình, cày ủi, san bằng hết, không còn gì cả. Chúng tôi phải đi thuê nhà ở.
Cuộc sống rất khó khăn. Bởi vì trong thời gian này, chính quyền Đà Nẵng đã lấy hết tất cả đất đai, bán cho người giàu chứ không phải người ta làm công ích, làm bệnh viện, trường học hay làm những gì gọi là phúc lợi cho người dân. Người ta chỉ làm chỉ để phúc lợi cho họ thôi. Còn người ta bắt chúng tôi phải đi nơi khác, phải rời xa Nhà Thờ này. Họ muốn xóa sổ tên tuổi của Cồn Dầu này. Người ta không muốn cái gì còn lại là Cồn Dầu cả. Giáo xứ Cồn Dầu có trên 135 năm rồi, chứ không phải mới có một ngày, hai ngày gì.
Cồn Dầu năm 2010 cảnh sát ngăn cản đám tang một giáo dân. RFA files
Vẫn theo giáo dân Nguyễn Thị Loan thì Cồn Dầu bây giờ còn 117 hộ chưa đi. Họ quyết bám trụ ở lại cho bằng được, lấy lại cho bằng được tên tuổi của Giáo xứ Cồn Dầu. Giáo dân này nhớ lại trước đây, người dân Cồn Dầu, già trẻ, gái trai gì cũng vậy, sáng lễ chiều kinh. Việc sinh hoạt trong Xứ Đạo rất vui vẻ, đầm ấm. Thí dụ, trong tháng 11, họ cầu cho các đảng linh hồn, cầu cho ông bà tổ tiên, thì giáo dân lại lên nghĩa địa vốn chỉ lanh quanh trong phạm vi Xứ Đạo gần đó…
Nhưng bây giờ không còn được như vậy nữa ! Giáo dân này lưu ý thêm, khi xưa có người qua đời thì giáo dân đọc kinh cầu nguyện, không tốn đồng nào. Bởi vì làm lễ xong, người ta đưa linh cữu qua nghĩa địa chôn cất. Còn bây giờ, nghĩa địa dời đi rất xa khiến mỗi lần chôn cất phải tiêu tốn mấy chục triệu đồng…Do đó, giáo dân bây giờ chỉ mong ước được ở lại Cồn Dầu, được tái định cư tại chỗ, tại ngay quê hưởng của mình, được “giữ lại quê hương”, được duy trì bản sắc Xứ Đạo Cồn Dầu.
Trước khi Đặc sứ LHQ Farida Shaheed sang VN, thì tại Bangkok, một giáo dân Cồn Dầu là ông Nguyễn Hữu Liêm đã tham gia buổi họp tại văn phòng của tổ chức BPSOS. Giáo dân Nguyễn Hữu Liêm, một cựu tù nhân, cho biết:
Vấn đề trăn trở của chúng tôi trong vấn đề Cồn Dầu vốn đã xảy ra hơn 3 năm rưỡi mà chính quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp. Chính vì sự trăn trở này mà chúng tôi đã trình bày với TS Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS. Từ đó, TS Nguyễn Đình Thắng đã tạo điều kiên cho tôi được gặp bà Farida Shaheed, Đặc sứ LHQ về Văn Hóa trước khi bà đi VN. Khi đến gặp bà thì tôi trao cho bà một số hình ảnh và kiến nghị với bà về những yếu tố chúng tôi cần.
Giáo dân Nguyễn Hữu Liêm nhân tiện cho biết trong buổi họp vừa nói có đại diện của những người sắc tộc như Hmong, Katu…, nói chung là các dân tộc Tây Nguyên. Họ cũng trình bày những nét văn hóa riêng của họ và cáo giác rằng chính quyền CS lợi dụng để phục vụ khách hành hương, khách du lịch nhằm thu lợi nhuận riêng, chứ chính những sắc tộc thiểu số của họ ở địa phương không được hưởng gì mấy.
Hiện giờ, giáo dân Cồn Dầu bày tỏ mong mỏi của mình, như bà Nguyễn Thị Loan cho biết:
Người dân Cồn Dầu chúng tôi bây giờ thấp cổ bé họng, không thể kêu cứu gì được ! Chỉ biết cầu mong Đặc sứ LHQ Farida cùng các cấp lãnh đạo trên thế giới giúp giáo dân Cồn Dầu được ở lại tại quê hương để Giáo xứ Cồn Dầu không bị xóa sổ, để giữ lại được bản sắc văn hóa của Giáo xứ Cồn Dầu.
Chúng tôi được biết tất cả số giáo dân Cồn Dầu hiện còn lại 41 người trên đất Thái Lan, trong số này, 30 người đã được hòan tất về thủ tục pháp lý, đã được phỏng vấn xong, có người đã chích thuốc ngừa 2 lần, có người mới một lần, và chờ đi định cư. Còn số 11 người còn lại coi như cũng được tốt đẹp về thủ tục pháp lý trong tiến trình định cư của họ.
Thăm Cồn Dầu
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 29 tháng 11 vừa rồi, bà Farida Shaheed, Đặc sứ LHQ về Quyền Văn Hóa, sau chuyến thị sát Cồn Dầu, đã nhắc đến vấn đề Cồn Dầu như một thí dụ điển hình về hậu quả của việc cưỡng chế đất đai, phá vỡ nếp sống văn hóa truyền thống của một xứ đạo và làng quê VN,và yêu cầu chính quyền VN giải quyết trường hợp này. Đại ý, bà Farida cho biết:
Tôi cũng quan ngại trước những trường hợp đời sống và văn hóa của cộng đồng địa phương hoặc cộng đồng thiểu số đã bị các chương trình phát triển phá vỡ hoàn toàn. Ví dụ, tôi được biết rằng người dân ở giáo phận Cồn Dầu tại Đà Nẵng tiếp tục bị cưỡng chế khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời, để dọn đường cho một dự án nhà ở tư nhân lớn. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ kịp thời can thiệp để giải quyết trường hợp cụ thể này. Nhìn chung hơn, tôi khuyến nghị Chính phủ bảo đảm việc công nhận sở hữu tập thể đối với đất đai cho những cộng đồng có ước muốn duy trì và phát triển nếp sống truyền thống của họ, thường là dựa vào nông, ngư nghiệp, chăn nuôi.
Tôi được biết rằng người dân ở giáo phận Cồn Dầu tại Đà Nẵng tiếp tục bị cưỡng chế khỏi mảnh đất họ đã sống lâu đời, để dọn đường cho một dự án nhà ở tư nhân lớn. Tôi hy vọng rằng chính phủ sẽ kịp thời can thiệp để giải quyết trường hợp cụ thể nàyTrước khi bà Farida và phái đoàn lên đường đi VN, đại diện giáo dân Cồn Dầu tại hải ngọai, ông Trần Thanh Tùng cư ngụ ở Hoa Kỳ đã nộp bản báo cáo về hành động vi phạm quyền văn hóa của giới cầm quyền VN trong việc cưỡng chế đất đai tại Cồn Dầu, đồng thời làm việc với đại diện của bà Farida tại Bangkok, mời bà đến thị sát Cồn Dầu để chứng kiến tận mắt cảnh hoang tàn đổ nát cũng như trực tiếp gặp các nạn nhân.
bà Farida Shaheed
Bà Farida Shaheed, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ trong lĩnh vực văn hoá. UN.org
Bà Farida đã đến Cồn Dầu và sau đó gặp gỡ hai đại diện giáo dân trong hai tiếng đồng hồ tại Đà Nẵng để tìm hiểu sâu xa hơn về ảnh hưởng đến đời sống cũng như nguyện vọng của họ mà họ muốn bà truyền đạt lại. Một trong hai giáo dân vừa nói là bà Nguyễn thị Loan. Giáo dân Nguyễn Thị Loan kể lại rằng vào một buổi trưa, khi đang đi trên đường thì tình cờ gặp bà Farida. Bà hỏi đường vào Nhà Thờ và nhân tiện hỏi giáo dân này là người ở đâu, làm gì. Giáo dân Nguyễn Thị Loan trình bày tình cảnh của gia đình chị cũng như các giáo dân còn ở lại Cồn Dầu, như sau:
Chúng tôi là những Con Chiên của Giáo xứ Cồn Dầu, không vì mục đích lợi nhuận cá nhân. Chúng tôi chỉ vì muốn bảo tồn văn hóa của Giáo xứ Cồn Cầu, muốn bảo tồn những gì quý báu của ông bà để lại từ bao đời nay. Thì bây giờ chúng tôi phải hy sinh hết cho những việc đó, cho cộng đồng này, chứ không vì bất cứ gì cho cá nhân, bản thân mình. Như vậy chúng tôi quyết định không đi, ra sức giữ lại quê hương chôn nhau cắt rốn của mình, giữ lại tên tuổi của giáo xứ Cồn Dầu. Chúng tôi không chịu đi thì người ta cưỡng chế nhà mình, cày ủi, san bằng hết, không còn gì cả. Chúng tôi phải đi thuê nhà ở.
Cuộc sống rất khó khăn. Bởi vì trong thời gian này, chính quyền Đà Nẵng đã lấy hết tất cả đất đai, bán cho người giàu chứ không phải người ta làm công ích, làm bệnh viện, trường học hay làm những gì gọi là phúc lợi cho người dân. Người ta chỉ làm chỉ để phúc lợi cho họ thôi. Còn người ta bắt chúng tôi phải đi nơi khác, phải rời xa Nhà Thờ này. Họ muốn xóa sổ tên tuổi của Cồn Dầu này. Người ta không muốn cái gì còn lại là Cồn Dầu cả. Giáo xứ Cồn Dầu có trên 135 năm rồi, chứ không phải mới có một ngày, hai ngày gì.
Cồn Dầu năm 2010 cảnh sát ngăn cản đám tang một giáo dân. RFA files
Chúng tôi là những Con Chiên của Giáo xứ Cồn Dầu, không vì mục đích lợi nhuận cá nhân. Chúng tôi chỉ vì muốn bảo tồn văn hóa của Giáo xứ Cồn Cầu, muốn bảo tồn những gì quý báu của ông bà để lại từ bao đời nayƯớc mơ của giáo dân Cồn Dầu
Giáo dân Nguyễn Thị Loan
Vẫn theo giáo dân Nguyễn Thị Loan thì Cồn Dầu bây giờ còn 117 hộ chưa đi. Họ quyết bám trụ ở lại cho bằng được, lấy lại cho bằng được tên tuổi của Giáo xứ Cồn Dầu. Giáo dân này nhớ lại trước đây, người dân Cồn Dầu, già trẻ, gái trai gì cũng vậy, sáng lễ chiều kinh. Việc sinh hoạt trong Xứ Đạo rất vui vẻ, đầm ấm. Thí dụ, trong tháng 11, họ cầu cho các đảng linh hồn, cầu cho ông bà tổ tiên, thì giáo dân lại lên nghĩa địa vốn chỉ lanh quanh trong phạm vi Xứ Đạo gần đó…
Nhưng bây giờ không còn được như vậy nữa ! Giáo dân này lưu ý thêm, khi xưa có người qua đời thì giáo dân đọc kinh cầu nguyện, không tốn đồng nào. Bởi vì làm lễ xong, người ta đưa linh cữu qua nghĩa địa chôn cất. Còn bây giờ, nghĩa địa dời đi rất xa khiến mỗi lần chôn cất phải tiêu tốn mấy chục triệu đồng…Do đó, giáo dân bây giờ chỉ mong ước được ở lại Cồn Dầu, được tái định cư tại chỗ, tại ngay quê hưởng của mình, được “giữ lại quê hương”, được duy trì bản sắc Xứ Đạo Cồn Dầu.
Trước khi Đặc sứ LHQ Farida Shaheed sang VN, thì tại Bangkok, một giáo dân Cồn Dầu là ông Nguyễn Hữu Liêm đã tham gia buổi họp tại văn phòng của tổ chức BPSOS. Giáo dân Nguyễn Hữu Liêm, một cựu tù nhân, cho biết:
Vấn đề trăn trở của chúng tôi trong vấn đề Cồn Dầu vốn đã xảy ra hơn 3 năm rưỡi mà chính quyền CSVN vẫn tiếp tục đàn áp. Chính vì sự trăn trở này mà chúng tôi đã trình bày với TS Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành BPSOS. Từ đó, TS Nguyễn Đình Thắng đã tạo điều kiên cho tôi được gặp bà Farida Shaheed, Đặc sứ LHQ về Văn Hóa trước khi bà đi VN. Khi đến gặp bà thì tôi trao cho bà một số hình ảnh và kiến nghị với bà về những yếu tố chúng tôi cần.
Người dân Cồn Dầu chúng tôi bây giờ thấp cổ bé họng, không thể kêu cứu gì được! Chỉ biết cầu mong Đặc sứ LHQ Farida cùng các cấp lãnh đạo trên thế giới giúp giáo dân Cồn Dầu được ở lại tại quê hương để Giáo xứ Cồn Dầu không bị xóa sổĐiều quan trọng nhất là qua những thông tin, bà nói là đã nghe và đã biết tình hình Cồn Dầu. Nhưng bà muốn gặp gỡ một số nhân chứng. Và tôi yêu cầu bà tới Cồn Dầu thị sát thực tế để thấy được sự đau đớn của người dân Cồn Dầu hiện nay. Vì đó là cái nếp văn hóa mà người dân Cồn Dầu đã tạo dựng nên trên 135 năm. Mà chính 135 năm nay đã hình thành một nền tảng văn hóa riêng. Nhưng chính người CS đã và đang phá hủy. Vì lẽ đó, chúng tôi yêu cầu bà đến thị sát thực tế để thấy rõ được hình ảnh của người Cồn Dầu đau thương như thế nào.
bà Nguyễn Thị Loan
Giáo dân Nguyễn Hữu Liêm nhân tiện cho biết trong buổi họp vừa nói có đại diện của những người sắc tộc như Hmong, Katu…, nói chung là các dân tộc Tây Nguyên. Họ cũng trình bày những nét văn hóa riêng của họ và cáo giác rằng chính quyền CS lợi dụng để phục vụ khách hành hương, khách du lịch nhằm thu lợi nhuận riêng, chứ chính những sắc tộc thiểu số của họ ở địa phương không được hưởng gì mấy.
Hiện giờ, giáo dân Cồn Dầu bày tỏ mong mỏi của mình, như bà Nguyễn Thị Loan cho biết:
Người dân Cồn Dầu chúng tôi bây giờ thấp cổ bé họng, không thể kêu cứu gì được ! Chỉ biết cầu mong Đặc sứ LHQ Farida cùng các cấp lãnh đạo trên thế giới giúp giáo dân Cồn Dầu được ở lại tại quê hương để Giáo xứ Cồn Dầu không bị xóa sổ, để giữ lại được bản sắc văn hóa của Giáo xứ Cồn Dầu.
Chúng tôi được biết tất cả số giáo dân Cồn Dầu hiện còn lại 41 người trên đất Thái Lan, trong số này, 30 người đã được hòan tất về thủ tục pháp lý, đã được phỏng vấn xong, có người đã chích thuốc ngừa 2 lần, có người mới một lần, và chờ đi định cư. Còn số 11 người còn lại coi như cũng được tốt đẹp về thủ tục pháp lý trong tiến trình định cư của họ.
VN sẽ nói gì về vùng phòng không TQ?
Liệu máy bay quân sự của Việt Nam có thể tự do bay trên Biển Đông nếu Trung Quốc áp đặt vùng phòng không?
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự
đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên
vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam
Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.
Thạc sỹ Hoàng Việt nói ông trông đợi Việt Nam trong trường hợp đó sẽ có phản ứng mạnh mẽ như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Kế Thanh, nói rằng nước bà có ‘quyền chủ quyền để thiết lập một vùng phòng không tại một vùng biển khác tương tự như họ đã làm trên Biển Hoa Đông', hãng tin Mỹ AP đưa tin.
Trong một cuộc họp báo vào tối thứ Hai ngày 2/12, khi được các phóng viên hỏi về khả năng Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, bà Mã nói rằng Trung Quốc có quyền quyết định ‘thời gian và khu vực thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới’.
Tuy nhiên vào lúc này bà không thể nói liệu Trung Quốc có làm điều này hay không, bà cho biết.
Bà Mã cũng nói rằng vùng phòng không trên Biển Hoa Đông lẽ ra không làm cho mọi người phải quan ngại.
“Tự do hàng không bình thường trong khu vực sẽ không bị cản trở nếu các chuyến bay đều báo cáo cho chính quyền Trung Quốc,” bà nói.
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ tại Manila, ông Philip Goldberg, đã gọi hành động của Bắc Kinh là ‘nguy hiểm’.
“Chúng tôi không tin rằng hành động này có mục đích xây dựng lòng tin hay cải thiện tình hình bằng bất cứ cách nào mà ngược lại chỉ tạo ra căng thẳng và khả năng tính toán sai,” Goldberg nói với các phóng viên.
Ông Việt cho rằng Bắc Kinh đã tính toán rất kỹ khi đưa ra động thái này và nhận định rằng đó là ‘phép thử’ phản ứng của Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang muốn nắn gân Mỹ với việc thành lập vùng phòng không trên Biển Hoa Đông?
“Họ muốn xem mức độ cam kết và thực hiện của Mỹ đến đâu,” ông nói.
“Nếu Chính phủ Mỹ không có phản ứng thích đáng thì sẽ đe dọa vị trí của Mỹ, đặc biệt cam kết của Mỹ quay trở lại châu Á và niềm tin của các đối tác châu Á của Mỹ cũng sẽ lung lay,” ông nói thêm.
“Nếu Hoa Kỳ và các nước đồng minh không có phản ứng tương xứng thì Trung Quốc sẽ có động thái tương tự trên Biển Đông.”
“Cá nhân tôi trông chờ chuyến đi (Bắc Kinh) của ông phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có những hành động nhất định với Trung Quốc để ngăn chặn hành động này của Trung Quốc tiếp tục,” ông nói.
Ông Việt phân tích rằng Trung Quốc có động thái này trên Biển Hoa Đông trước vì ‘cái khó nhất là Senkaku mà Trung Quốc có thể thành công thì họ có thể áp dụng cho những nơi khác’.
Nhận định về vùng phòng không trong tranh chấp chủ quyền, Thạc sỹ Việt nói vùng phòng không ‘bổ sung’ cho yêu cầu chủ quyền và gây bất lợi cho các quốc gia khác có tranh chấp.
Ông nói ông trông chờ Việt Nam cũng phản ứng như Nhật Bản và Mỹ nếu như Trung Quốc thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông.
“Nhưng vấn đề là Việt Nam có đủ năng lực làm điều đó hay không,” ông nói.
“Việt Nam có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông nhưng điều quan trọng là Việt Nam có làm được hay không,” ông nói thêm, “Nếu tuyên bố mà không thực hiện được thì đó cũng là một vấn đề.”
(BBC)
Thạc sỹ Hoàng Việt nói ông trông đợi Việt Nam trong trường hợp đó sẽ có phản ứng mạnh mẽ như Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, bà Mã Kế Thanh, nói rằng nước bà có ‘quyền chủ quyền để thiết lập một vùng phòng không tại một vùng biển khác tương tự như họ đã làm trên Biển Hoa Đông', hãng tin Mỹ AP đưa tin.
Trong một cuộc họp báo vào tối thứ Hai ngày 2/12, khi được các phóng viên hỏi về khả năng Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, bà Mã nói rằng Trung Quốc có quyền quyết định ‘thời gian và khu vực thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới’.
Tuy nhiên vào lúc này bà không thể nói liệu Trung Quốc có làm điều này hay không, bà cho biết.
Bà Mã cũng nói rằng vùng phòng không trên Biển Hoa Đông lẽ ra không làm cho mọi người phải quan ngại.
"Trung Quốc có quyền quyết định thời gian và khu vực thiết lập một vùng nhận dạng phòng không mới."
Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Kế Thanh
“Tự do hàng không bình thường trong khu vực sẽ không bị cản trở nếu các chuyến bay đều báo cáo cho chính quyền Trung Quốc,” bà nói.
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ tại Manila, ông Philip Goldberg, đã gọi hành động của Bắc Kinh là ‘nguy hiểm’.
“Chúng tôi không tin rằng hành động này có mục đích xây dựng lòng tin hay cải thiện tình hình bằng bất cứ cách nào mà ngược lại chỉ tạo ra căng thẳng và khả năng tính toán sai,” Goldberg nói với các phóng viên.
‘Mỹ phải ngăn chặn’
Thạc sỹ Luật Hoàng Việt, người chuyên theo dõi các diễn biến trên Biển Đông, bình luận với BBC rằng Trung Quốc ‘có khả năng sẽ làm điều tương tự trên Biển Đông nếu Hoa Kỳ và các quốc gia trong khu vực không có phản ứng rõ ràng’.Ông Việt cho rằng Bắc Kinh đã tính toán rất kỹ khi đưa ra động thái này và nhận định rằng đó là ‘phép thử’ phản ứng của Mỹ và đồng minh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang muốn nắn gân Mỹ với việc thành lập vùng phòng không trên Biển Hoa Đông?
“Họ muốn xem mức độ cam kết và thực hiện của Mỹ đến đâu,” ông nói.
“Nếu Chính phủ Mỹ không có phản ứng thích đáng thì sẽ đe dọa vị trí của Mỹ, đặc biệt cam kết của Mỹ quay trở lại châu Á và niềm tin của các đối tác châu Á của Mỹ cũng sẽ lung lay,” ông nói thêm.
“Nếu Hoa Kỳ và các nước đồng minh không có phản ứng tương xứng thì Trung Quốc sẽ có động thái tương tự trên Biển Đông.”
“Cá nhân tôi trông chờ chuyến đi (Bắc Kinh) của ông phó Tổng thống Mỹ Joe Biden có những hành động nhất định với Trung Quốc để ngăn chặn hành động này của Trung Quốc tiếp tục,” ông nói.
Ông Việt phân tích rằng Trung Quốc có động thái này trên Biển Hoa Đông trước vì ‘cái khó nhất là Senkaku mà Trung Quốc có thể thành công thì họ có thể áp dụng cho những nơi khác’.
"Nếu Hoa Kỳ và các nước đồng minh không có phản ứng tương xứng thì Trung Quốc sẽ có động thái tương tự trên Biển Đông."Đến lúc này, ông Việt cho rằng ‘chưa thể nói được Trung Quốc đã thành công hay chưa’ nhưng ‘Trung Quốc đã chủ động trong việc đưa ra chiến thuật này trong khi Mỹ tỏ ra bị động’.
Thạc sỹ Hoàng Việt
Nhận định về vùng phòng không trong tranh chấp chủ quyền, Thạc sỹ Việt nói vùng phòng không ‘bổ sung’ cho yêu cầu chủ quyền và gây bất lợi cho các quốc gia khác có tranh chấp.
Ông nói ông trông chờ Việt Nam cũng phản ứng như Nhật Bản và Mỹ nếu như Trung Quốc thiết lập vùng phòng không trên Biển Đông.
“Nhưng vấn đề là Việt Nam có đủ năng lực làm điều đó hay không,” ông nói.
“Việt Nam có thể tuyên bố vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông nhưng điều quan trọng là Việt Nam có làm được hay không,” ông nói thêm, “Nếu tuyên bố mà không thực hiện được thì đó cũng là một vấn đề.”
(BBC)
Vùng phòng không : Phó tổng thống Mỹ đến Bắc Kinh để giải tỏa căng thẳng
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại phi trường Bắc Kinh - REUTERS /Ng Han Guan
Anh Vũ (RFI)
Sau Nhật Bản, hôm nay 4/12/2013, ông Joe Biden tới Trung Quốc. Sứ mệnh
chủ yếu của Phó tổng thống Mỹ trong chuyến công này là tìm cách tháo gỡ
căng thẳng trên biển Hoa Đông đang bùng lên kể từ khi Bắc Kinh đơn
phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không chồng lấn lên không phận của
các nước láng giềng.
Tại Bắc Kinh, ông Joe Biden có cuộc tiếp kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến công du này được giới quan sát đánh giá là khá nhạy cảm. Báo chí chính thức ở Trung Quốc đón ông Biden bằng những đề nghị đừng có những phát biểu thiên lệch bênh vực bên này hay bên kia. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại bắc Kinh tường trình :
Phó tổng thống Mỹ là một người có được ít nhiều thiện cảm ở Trung Quốc, nhưng qua một câu chữ thôi, chỉ số uy tín của ông sẽ bị sụp đổ. Đó là những từ trên tờ báo China Daily ra sáng nay. Tờ báo Anh ngữ này khẳng định không có chuyện Phó tổng thống Mỹ lặp lại những « ghi nhận sai lầm » đã phát biểu tại Nhật Bản.
Là đồng minh của Nhật, Hoa Kỳ đã chỉ trích vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11/2013 vừa qua, nhưng khác với Tokyo và Seoul, Washington đã đề nghị rõ là các hãng hàng không Mỹ nên khai báo với Trung Quốc khi bay qua vùng trời trên biển Hoa Đông.
Chuyến viếng thăm của Phó tổng thống Mỹ diễn ra đúng vào thời điểm tế nhị, theo như nhận định của các nhà phân tích được Tân Hoa Xã trích dẫn. Theo đó, ông Joe Biden phải bù vào khoảng trống do chuyến công du của tổng thống Barack Obama phải hủy bỏ hồi tháng 10 vì chuyện khủng hỏang ngân sách.
Phó Tổng thống Mỹ có nhiệm vụ xoa dịu bức xúc của các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc về vùng phòng không của Trung Quốc. Ông Joe Biden trở thành một nhà trung gian hòa giải bất đắc dĩ.
Cư dân mạng Trung Quốc vẫn còn nhớ hình ảnh một vị Phó tổng thống Mỹ ngồi ăn món miến Trung Quốc ở trong phố của thủ đô Bắc Kinh, hay hình ảnh ông cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2012.
Trong hoàn cảnh tế nhị như hiện nay Phó Tổng thống Mỹ khó có thể chỉ trích chủ nợ của mình. Trung Quốc giờ đây vẫn là quốc gia nắm nợ chính của Hoa Kỳ. Trong số báo ra bằng tiếng Trung, tờ Global Times viết : « Trung Quốc và Hoa Kỳ là 2 nước lớn, Nhật Bản chỉ là một chú lính nhỏ ».
Tại Bắc Kinh, ông Joe Biden có cuộc tiếp kiến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chuyến công du này được giới quan sát đánh giá là khá nhạy cảm. Báo chí chính thức ở Trung Quốc đón ông Biden bằng những đề nghị đừng có những phát biểu thiên lệch bênh vực bên này hay bên kia. Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tại bắc Kinh tường trình :
Phó tổng thống Mỹ là một người có được ít nhiều thiện cảm ở Trung Quốc, nhưng qua một câu chữ thôi, chỉ số uy tín của ông sẽ bị sụp đổ. Đó là những từ trên tờ báo China Daily ra sáng nay. Tờ báo Anh ngữ này khẳng định không có chuyện Phó tổng thống Mỹ lặp lại những « ghi nhận sai lầm » đã phát biểu tại Nhật Bản.
Là đồng minh của Nhật, Hoa Kỳ đã chỉ trích vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11/2013 vừa qua, nhưng khác với Tokyo và Seoul, Washington đã đề nghị rõ là các hãng hàng không Mỹ nên khai báo với Trung Quốc khi bay qua vùng trời trên biển Hoa Đông.
Chuyến viếng thăm của Phó tổng thống Mỹ diễn ra đúng vào thời điểm tế nhị, theo như nhận định của các nhà phân tích được Tân Hoa Xã trích dẫn. Theo đó, ông Joe Biden phải bù vào khoảng trống do chuyến công du của tổng thống Barack Obama phải hủy bỏ hồi tháng 10 vì chuyện khủng hỏang ngân sách.
Phó Tổng thống Mỹ có nhiệm vụ xoa dịu bức xúc của các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc về vùng phòng không của Trung Quốc. Ông Joe Biden trở thành một nhà trung gian hòa giải bất đắc dĩ.
Cư dân mạng Trung Quốc vẫn còn nhớ hình ảnh một vị Phó tổng thống Mỹ ngồi ăn món miến Trung Quốc ở trong phố của thủ đô Bắc Kinh, hay hình ảnh ông cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2012.
Trong hoàn cảnh tế nhị như hiện nay Phó Tổng thống Mỹ khó có thể chỉ trích chủ nợ của mình. Trung Quốc giờ đây vẫn là quốc gia nắm nợ chính của Hoa Kỳ. Trong số báo ra bằng tiếng Trung, tờ Global Times viết : « Trung Quốc và Hoa Kỳ là 2 nước lớn, Nhật Bản chỉ là một chú lính nhỏ ».
Ông Biden gặp Chủ tịch TQ, không công khai nói tới vùng phòng không
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 4/12/2013.
04.12.2013
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm
nay đã gặp nhau tại Bắc Kinh, nhưng cả hai đều không công khai bình
luận về vùng phòng không mới của Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng
trong khu vực.
Sau cuộc gặp lúc đầu bên trong Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Biden nói rằng quan hệ giữa đôi bên phải được dựa trên sự tin tưởng.
Nhưng ông Biden không đề cập tới vùng phòng không ADIZ, vốn là trọng tâm của các cuộc thảo luận của ông tại Nhật Bản hôm thứ ba.
Ông Tập Cận Bình cũng không trực tiếp nhắc tới vụ tranh cãi này, mà chỉ nói rằng quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh nói chung đã duy trì “sự phát triển tích cực” nhưng “các điểm nóng khu vực” không ngớt xuất hiện.
Trước đó, vị phó tổng thống của Mỹ đã hứa sẽ nêu vấn đề này trong các cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình và các giới chức cấp cao khác của Trung Quốc.
Trước khi ông Biden tới Bắc Kinh, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết quyết tâm của họ trong việc bảo vệ vùng phòng không này là “không thể lay chuyển và họ có đầy đủ năng lực để hành sử quyền kiểm soát hữu hiệu.”
Tờ Trung Quốc Nhật báo do nhà nước kiểm soát cũng cảnh cáo trong một bài bình luận ngày hôm nay là ông Biden “không nên trông đợi sẽ có tiến bộ đáng kể nếu ông tới Trung Quốc chỉ để lập lại những phát biểu sai trái và một chiều.”
(VOA)
Sau cuộc gặp lúc đầu bên trong Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ông Biden nói rằng quan hệ giữa đôi bên phải được dựa trên sự tin tưởng.
Nhưng ông Biden không đề cập tới vùng phòng không ADIZ, vốn là trọng tâm của các cuộc thảo luận của ông tại Nhật Bản hôm thứ ba.
Ông Tập Cận Bình cũng không trực tiếp nhắc tới vụ tranh cãi này, mà chỉ nói rằng quan hệ giữa Washington với Bắc Kinh nói chung đã duy trì “sự phát triển tích cực” nhưng “các điểm nóng khu vực” không ngớt xuất hiện.
Trước đó, vị phó tổng thống của Mỹ đã hứa sẽ nêu vấn đề này trong các cuộc họp với Chủ tịch Tập Cận Bình và các giới chức cấp cao khác của Trung Quốc.
Trước khi ông Biden tới Bắc Kinh, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết quyết tâm của họ trong việc bảo vệ vùng phòng không này là “không thể lay chuyển và họ có đầy đủ năng lực để hành sử quyền kiểm soát hữu hiệu.”
Tờ Trung Quốc Nhật báo do nhà nước kiểm soát cũng cảnh cáo trong một bài bình luận ngày hôm nay là ông Biden “không nên trông đợi sẽ có tiến bộ đáng kể nếu ông tới Trung Quốc chỉ để lập lại những phát biểu sai trái và một chiều.”
(VOA)
Bí ẩn vẫn bao trùm vụ cách chức nhân vật số 2 của Bình Nhưỡng
Jang Song-Thaek, chú của Kim Jong-Un, từng là Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng - REUTERS/Kyodo/File
Thanh Phương (RFI)
Hôm qua 03/12/2013, các cơ quan tình báo ở Seoul loan tin là người chú
dượng của lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un, nhân vật lãnh đạo số 2
của chế độ Bình Nhưỡng, tướng Jang Song-Thaek đã bị cách chức. Nhưng
các phương tiện truyền thông chính thức của Bắc Triều Tiên hôm nay hoàn
toàn im lặng về sự kiện này.
Như vậy là cần phải có nhiều thời gian để thẩm tra tính xác thực của thông tin nói trên và qua đó đo lường tác động của sự kiện đó lên bộ máy cầm quyền ở Bình Nhưỡng, mà cho tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn.
Theo nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, hai năm sau khi Kim Jong-Un lên lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bộ máy cầm quyền ở Bình Nhưỡng vẫn đang được tổ chức lại, liên quan đến những nhân vật thân cận nhất.
Tướng Jang Song-Thaek không phải là người đầu tiên trong gia đình họ Kim bị thất sủng như vậy. Vào thập niên 1970, cha của Kim Jong-Un, Kim Jong-Il, tuy chưa lên nắm quyền, cũng đã từng thanh trừng một người chú mà ông cho là quá nhiều thế lực.
Thật ra thì báo cáo công bố ngày hôm qua của các cơ quan tình báo Hàn quốc chỉ dựa trên những suy đoán, bởi vì Bắc Triều Tiên vẫn là một trong những quốc gia bí mật nhất và khép kín nhất thế giới.
Theo nhận định của hãng tin AFP, việc Bình Nhưỡng hoàn toàn giữ im lặng về vụ cách chức tướng Jang Song-Thaek không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, dầu sao ông cũng là Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng, được coi như là cơ quan có quyền lực mạnh nhất ở Bắc Triều Tiên.
Thông thường, những thay đổi nhân sự lãnh đạo của ủy ban này vẫn được báo chí chính thức Bắc Triều Tiên loan tải, như ghi nhận của một trang mạng chuyên giám sát tình hình Bắc Triều Tiên, North Korea Leadership.
Những thay đổi nhân sự đó thường được thông báo một cách gián tiếp qua danh sách các lãnh đạo cao cấp hiện diện trong các sự kiện chính thức, trong đó tên của nhân vật bị thanh trừng được thay thế bởi một tên mới.
Các kết luận của các cơ quan tình báo Hàn Quốc dưa trên hai sự kiện : Vụ hành quyết hai nhân vật thân cận của của tướng Jang Song-Thaek và việc viên tướng này đã mất dạng từ ngày 06/11/2013.
Nhưng ông Kim Yong-Hyun, một chuyên gia về chế độ Bình Nhưỡng tại trường đại học Dongguk ở Seoul, nhắc lại rằng các cơ quan tình báo Hàn Quốc thỉnh thoảng cũng bị nhầm. Tại Bắc Triều Tiên vẫn thường có chuyện một nhân vật thân cận với lãnh đạo tối cao biệt tăm biệt tích suốt nhiều tháng trời, nhưng sau đó lại thấy xuất hiện.
Trong những năm 2009, 2010 và 2011, cũng đã từng có những tin đồn về việc cách chức tướng Jang Song-Thaek. Năm 2004, viên tướng này cũng đã từng mất dạng trong suốt 2 năm, khiến mọi người tưởng rằng ông ta đã bị thất sủng, nhưng sau đó nhân vật này lại xuất hiện trước công chúng.
Bây giờ, các nhà quan sát tình hình Bắc Triều Tiên đang chú tâm theo dõi nhất cử nhất động của vợ tướng Jang Song-Thaek, bà Kim Kyong-Hui, cô của lãnh tụ Kim Jong-Un, để xem bà có tiếp tục xuất hiện trước công chúng hay tiếp tục được nhắc đến tên hay không. Theo AFP, dường như trong những tháng gần đây, bà đã nhiều lần nhập viện do tình trạng sức khoẻ suy kiệt.
Từ cách đây một năm, chuyên gia Alexander Mansurov, một người hiểu rất rành về chế độ Bình Nhưỡng, đã tiên đoán là tướng Jang Song-Thaek trước sau gì cũng bị cách chức. Lúc đó, chuyên gia này đã viết : « Thống chế trẻ họ Kim sẽ sử dụng khi nào còn cần đến, nhưng chắc chắn đến một lúc nào đó sẽ loại bỏ người chú dượng này, giống như cha của ông ta đã loại bỏ người chú ruột của mình. »
Như vậy là cần phải có nhiều thời gian để thẩm tra tính xác thực của thông tin nói trên và qua đó đo lường tác động của sự kiện đó lên bộ máy cầm quyền ở Bình Nhưỡng, mà cho tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn.
Theo nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc, hai năm sau khi Kim Jong-Un lên lãnh đạo Bắc Triều Tiên, bộ máy cầm quyền ở Bình Nhưỡng vẫn đang được tổ chức lại, liên quan đến những nhân vật thân cận nhất.
Tướng Jang Song-Thaek không phải là người đầu tiên trong gia đình họ Kim bị thất sủng như vậy. Vào thập niên 1970, cha của Kim Jong-Un, Kim Jong-Il, tuy chưa lên nắm quyền, cũng đã từng thanh trừng một người chú mà ông cho là quá nhiều thế lực.
Thật ra thì báo cáo công bố ngày hôm qua của các cơ quan tình báo Hàn quốc chỉ dựa trên những suy đoán, bởi vì Bắc Triều Tiên vẫn là một trong những quốc gia bí mật nhất và khép kín nhất thế giới.
Theo nhận định của hãng tin AFP, việc Bình Nhưỡng hoàn toàn giữ im lặng về vụ cách chức tướng Jang Song-Thaek không có gì đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, dầu sao ông cũng là Phó chủ tịch Ủy ban quốc phòng, được coi như là cơ quan có quyền lực mạnh nhất ở Bắc Triều Tiên.
Thông thường, những thay đổi nhân sự lãnh đạo của ủy ban này vẫn được báo chí chính thức Bắc Triều Tiên loan tải, như ghi nhận của một trang mạng chuyên giám sát tình hình Bắc Triều Tiên, North Korea Leadership.
Những thay đổi nhân sự đó thường được thông báo một cách gián tiếp qua danh sách các lãnh đạo cao cấp hiện diện trong các sự kiện chính thức, trong đó tên của nhân vật bị thanh trừng được thay thế bởi một tên mới.
Các kết luận của các cơ quan tình báo Hàn Quốc dưa trên hai sự kiện : Vụ hành quyết hai nhân vật thân cận của của tướng Jang Song-Thaek và việc viên tướng này đã mất dạng từ ngày 06/11/2013.
Nhưng ông Kim Yong-Hyun, một chuyên gia về chế độ Bình Nhưỡng tại trường đại học Dongguk ở Seoul, nhắc lại rằng các cơ quan tình báo Hàn Quốc thỉnh thoảng cũng bị nhầm. Tại Bắc Triều Tiên vẫn thường có chuyện một nhân vật thân cận với lãnh đạo tối cao biệt tăm biệt tích suốt nhiều tháng trời, nhưng sau đó lại thấy xuất hiện.
Trong những năm 2009, 2010 và 2011, cũng đã từng có những tin đồn về việc cách chức tướng Jang Song-Thaek. Năm 2004, viên tướng này cũng đã từng mất dạng trong suốt 2 năm, khiến mọi người tưởng rằng ông ta đã bị thất sủng, nhưng sau đó nhân vật này lại xuất hiện trước công chúng.
Bây giờ, các nhà quan sát tình hình Bắc Triều Tiên đang chú tâm theo dõi nhất cử nhất động của vợ tướng Jang Song-Thaek, bà Kim Kyong-Hui, cô của lãnh tụ Kim Jong-Un, để xem bà có tiếp tục xuất hiện trước công chúng hay tiếp tục được nhắc đến tên hay không. Theo AFP, dường như trong những tháng gần đây, bà đã nhiều lần nhập viện do tình trạng sức khoẻ suy kiệt.
Từ cách đây một năm, chuyên gia Alexander Mansurov, một người hiểu rất rành về chế độ Bình Nhưỡng, đã tiên đoán là tướng Jang Song-Thaek trước sau gì cũng bị cách chức. Lúc đó, chuyên gia này đã viết : « Thống chế trẻ họ Kim sẽ sử dụng khi nào còn cần đến, nhưng chắc chắn đến một lúc nào đó sẽ loại bỏ người chú dượng này, giống như cha của ông ta đã loại bỏ người chú ruột của mình. »
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét