Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Ngày 19/11/2013 - SỢ HÃI TỪ HAI PHÍA

TIN LÃNH THỔ


TIN XÃ HỘI


TIN KINH TẾ

TIN GIÁO DỤC

TIN ĐỜI SỐNG

TIN CÔNG NGHỆ

TIN VĂN HÓA GIẢI TRÍ


TIN THẾ GIỚI

SỢ HÃI TỪ HAI PHÍA

Sợ hãi là môt thuộc tính, một phản xạ, một cơ chế tự bảo vệ của hệ thần kinh. Vài trường hợp khác có nguồn gốc bệnh lý. Cuộc sống hiện đại tạo ra khá nhiều nỗi sợ.
Nhiều người cảm thấy bất an khi bên mình thiếu chiếc điện thoại. Hội chứng lo sợ thường trực đó giới chuyên môn gọi là hội chứng nomophobia.
Người Việt Nam có một “nền văn hóa”… sợ. Nó tác động vào cuộc sống của tất cả chúng ta hàng ngày, hàng giờ.
Phổ biến trong giới trẻ là hội chứng “sợ bỏ lỡ” (fomo). Điều đó xảy ra khi bạn không tham dự các sự kiện xã hội. cảm giác này thường gắn liền với nhận thức, địa vị xã hội, nó có thể gây ra cho con người cảm giác bất an, lo sợ bị lạc hậu,bỏ rơi. Nhiều người vì lỡ buổi tiệc chiêu đãi, lỡ một buổi ra mắt cuốn sách, tác phẩm nghệ thuật, buổi họp đồng hương, họp mặt bạn bè trong một group nào đó trước từng từng tham gia sẽ cảm thấy mình đơn lẻ, bị mọi người bỏ rơi (hoặc có người cảm thấy mình ít nổi bật hơn so với người có tham dự các sinh hoạt cộng đồng đó).
Bạn đã từng sợ toát mồ hôi khi bị yêu cầu phát biểu trước đám đông? Tôi đọc được một báo cáo của Viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần Mỹ, có khoảng 15 triệu người Mỹ cảm thấy sợ hãi đến mức hoảng hốt khi phải nói trước đám đông. Một số người, tệ hơn e thẹn toát mồ hôi khi ăn trước mặt những người lạ. Những sợ hãi này thường bắt đầu từ khi họ còn nhỏ, thường là từ tuổi 13. Chính tôi khi lên 9 tuổi có cảm giác không thể ăn uống thoải mái nổi trong nhà ăn tập thể đông người. Một số cháu nhỏ không thể tiểu tiện được ở bất kỳ nhà vệ sinh nào không phải trong nhà chúng.
Bạn đã từng đi trên các tuyến đường CSGT chặn bắt gắt gao? nếu để ý sẽ thấy nhiều xe dân sự 4 dến 16 chỗ lấp ló cái mũ công an trên ca pô. Mẹo vặt như thế mà nhiều lần các cậu CSGT đã đưa còi lên miệng lại thả xuống giơ tay chào.
Một sự thật, các xế hộp loại sang nếu mang biển đẹp (lộc phát lộc, số gánh, kép 66, 88,99 chẳng hạn), đố anh CSGT nào dám giơ gậy ách xe.
Không cần phải đến mức đó. Nếu bạn ngồi gần điểm “làm ăn” của CSGT dễ thấy các anh thường ngó lơ khi những chiếc SH do những thanh niên mặc may ô, tay, ngực xăm trổ chở “đào” không đội mũ bảo hiểm lượn ngay trước mũi CSGT lại còn vượt đèn đỏ đố anh nào dám “tuýt” còi.
Chuyện không ít người tìm kiếm mọi cơ hội chụp ảnh với lãnh đạo đảng và nhà nước đem phóng to treo ở phòng làm việc, phòng khách nhà riêng coi như một thứ bùa ngải để nát công an hoặc đối tác làm ăn là chuyện không mấy ai không biết.
Đặc biệt, hội chứng sợ chụp ảnh trở nên rất phổ biến. Ở Việt nam, căn bệnh này là “sở hữu độc quyền” của những người làm việc tại các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là ngành Công an, cảnh sát. Kể từ khi bức ảnh “Bịt Miệng” trong Phiên Tòa Tiền Chế Tại Huế Ngày 30/03/2007 được đăng lên, đáng lẽ ngành công an thay vì phải rút ra bài học tôn trọng luật pháp nhưng họ lại đối phó theo một lối tiêu cực hơn nữa là đặt làm thật nhiều tấm biển Cấm quay phim chụp ảnh đem dựng nhan nhản ở khắp công sở thâm chí cả công viên, vườn hoa làm như nơi đó là khu vực “an ninh quốc phòng” đặc biệt nguy hiểm có nguy cơ lộ bí mật quốc gia?
Bịt mồm tại tòa đã là một sự hèn yếu người ta lại tỏ ra hèn mạt khi cố gắng tìm cách “bịt mắt” dân, bịt mắt dư luận bằng cách bắt các “tay máy” nghiệp dư khi họ chụp ảnh quay phim video các sự kiện xã hội. Trong các hoạt động dân sự được Hiến pháp quy định cho phép như Biểu tình, khiếu kiện, những người chụp ảnh luôn bị công an làm khó, nhẹ thì ngăn cấm đe dọa, nặng thì cướp máy ảnh, đánh người, kể cả phóng viên nước ngoài công an ta cũng “phang” như thường. Hẳn bạn đọc chưa quên mấy năm trước, trưởng đại diện Bản tin AP Ben Stocking tại Hà Nội đã bị công an Hà nội tịch thu máy ảnh, “đấm, bóp cổ và đập vào đầu khi đưa tin về cuộc cầu nguyện của giáo dân” gần khu vực Nhà thờ lớn Hà nội. Chuyện om xòm, gây bức xúc lớn đến mức Phát ngôn viên đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội, bà Angela Aggeler đã phải gửi lời phản đối chính thức lên chính quyền Việt Nam.
Phải nói cho rõ rằng, việc chụp ảnh quay phim là quyền thậm chí còn là nghĩa vụ (giám sát) của mọi công dân được ghi trong Hiến pháp và được luật pháp thừa nhận. Công dân có quyền kiểm tra giám sát việc thực thi luật pháp của các cơ quan nhà nước. Chụp ảnh và quay phim chỉ bị hạn chế ở một số nơi đặc biệt nhằm bảo đảm bí mật, an ninh quốc gia.
Những bức ảnh, những đoạn clip chỉ là những tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống xã hội và là hoạt động dân sự hết sức bình thường.
Tại sao họ sợ chụp ảnh như vậy?
Một người đàng hoàng tử tế và một thằng ăn cướp thì ai sẽ là kẻ sợ chụp ảnh? Dĩ nhiên chỉ kẻ làm việc xấu mới sợ bị chụp hình.
Nhưng ngăn cản chụp hình và có ngăn được hay không là một việc khác. Liệu người ta có thể ngăn cấm được các bức ảnh hay không khi trong thời đại công nghệ, mỗi chiếc điện thoại là một máy ảnh và mỗi người dân là môt “phóng viên”? Câu trả lời là: Không bao giờ. Ngăn chặn những tấm ảnh là hành động vô vọng giống như lấy bàn tay che mặt trời. Sự thật có thể có lúc bị xuyên tạc, che lấp nhưng cố công tiêu diệt bằng được sự thật là một việc bất khả thi.
Không biết đến khi nào người ta mới hết sợ những thứ vớ vẩn như thế?
Ngay cả những người dân lương thiện hiện nay cũng mắc căn bệnh sợ hãi tiềm thức.Nỗi sợ hãi đè nặng khiến con người ta không dám nói tiếng nói của riêng mình để rồi tự tha hoá đi lúc nào không biết và tạo cho kẻ ác lộng hành và góp phần làm xã hội trở nên bại hoại.
THEO FB MAI XUÂN DŨNG

Tử hình với tội phạm kinh tế, khi nào?

Cuối tuần qua, TAND TP. HCM đã tuyên hai án tử hình trong vụ án xảy ra tại Công ty Cho thuê tài chính II, thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Xung quanh vấn đề án tử hình đối với tội phạm kinh tế, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty Luật Basico.
Thưa ông, hình phạt tử hình có ý nghĩa như thế nào trong hệ thống pháp luật hình sự?
Tử hình là biện pháp trừng phạt dành cho một người đã bị kết tội khi mà tòa án cũng như cơ quan tư pháp thấy cần phải loại bỏ vĩnh viễn người đó ra khỏi đời sống xã hội. Trên thực tế, không ai thích thú với hình phạt này.
Cần phải nhìn nhận án tử hình là thất bại của nền tư pháp, của chế độ xã hội, khi mức độ quản lý con người chưa đạt đến độ phòng hơn là chống. Đây là điều mà chúng ta đã nói mãi, trừng phạt không phải là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tội phạm, mà cần có cơ chế để ngăn ngừa tội phạm.
Việc áp dụng án tử hình còn phản ánh trình độ của xã hội, trình độ của quản lý nhà nước. Rõ ràng, người xấu, người tốt luôn tồn tại song song ở mọi chế độ xã hội, mọi thời đại, điều quan trọng là nhà nước phải quản lý xã hội hài hòa hơn, tốt đẹp hơn, có sự ngăn chặn hiệu quả.
Công lý, chứ không phải trả thù, phải là nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật hình sự.
Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam vẫn còn áp dụng khung tử hình với những tội danh nào, thưa ông?
Trong Bộ luật Hình sự ban hành năm 1999, có hiệu lực từ năm 2000, nhiều tội danh có khung tử hình, từ tội cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội giết người, tội buôn lậu, tội hiếp dâm…
Khi sửa đổi Bộ luật Hình sự vào năm 2009, nhiều tội danh đã bỏ khung hình phạt tử hình, hiện còn 22 tội danh có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Như vậy, chúng ta đã hai lần hạn chế hình phạt tử hình, trước đó là từ 44 tội (Bộ luật Hình sự 1985) xuống còn 29 tội (Bộ luật Hình sự 1999). Nhưng thực tế, có một số tội rất ít khi tòa xử phạt đến tử hình, thậm chí có tội chưa bao giờ tòa áp dụng mức hình phạt cao nhất này.
Đến nay, sau 4 năm áp dụng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, với tình hình thực tế, tôi cho là với một số tội danh, có thể bỏ hẳn khung tử hình. Ví dụ như các tội thông thường như cướp tài sản, buôn lậu…
Trước mắt, với tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, việc bỏ hẳn hình phạt tử hình là chưa nên, nhưng phải giảm bớt, chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp với một số loại tội danh nhất định. Một số tội chỉ cần áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân vẫn có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm.
Chẳng hạn như tội phá hủy các công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
Tuần qua, tòa đã tuyên 2 án tử hình trong vụ án xảy ra ở Công ty Cho thuê tài chính II-Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Vậy những tội danh liên quan đến kinh tế nào có khung tử hình? Định lượng để xác định khung hình phạt này là bao nhiêu?
Hiện nay, trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu thì tội cướp tài sản vẫn còn khung tử hình, nhóm tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế còn tội buôn lậu, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh. Nhóm tội phạm về chức vụ có tội tham ô, tội nhận hối lộ.
Với tội tham ô, người tham ô tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình. Hoặc nếu phạm tội có nhiều tình tiết ở khung trước đó như: phạm tội có tổ chức, có tài sản từ 300 đến dưới 500 triệu đồng, gây hậu quả rất nghiêm trọng… thì cũng thuộc khung hình phạt từ 20 năm đến chung thân, tử hình.
Về tội nhận hối lộ, người nhận của hối lội có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù 20 năm, chung thân, tử hình.
Theo Nghị quyết số 01 của TAND Tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1999, thì với tội tham ô, nếu không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ sẽ áp dụng khung hình phạt tử hình với tài sản tham ô có giá trị từ 3 tỷ đồng trở lên.
Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, mà không hoặc có ít hơn tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt tử hình nếu chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên.
Với tội hối lộ, trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thì xử phạt tử hình nếu của hối lộ có giá trị từ 2 tỷ đồng trở lên. Trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, ít hoặc không có tình tiết giảm nhẹ thì xử phạt tử hình, nếu của hối lộ có giá trị từ 800 triệu đồng trở lên.
Tuy nhiên, với các tội danh này, việc khắc phục hậu quả là yếu tố quan trọng để xem xét hình phạt. Nếu như bản thân bị can hoặc gia đình đã khắc phục đáng kể giá trị của hối lộ (từ 50% trở lên) thì có thể không xử phạt tử hình.
Với các tội danh kinh tế, hình phạt tử hình đóng vai trò đến đâu đối với việc ngăn ngừa tội phạm? Theo ông, quan trọng nhất để phòng chống các tội phạm kinh tế là gì?
Án kinh tế rất phức tạp, bởi không ít vụ án ngày hôm nay chúng ta nhận định đó là hành vi gây tác hại to lớn cho xã hội, nhưng sau 5 – 10 năm thì cách nhìn nhận sự việc đã khác. Với việc phòng chống tội phạm kinh tế, thì khâu phòng ngừa quan trọng hơn là chống.
Cần phải nhìn nhận điều gì, cái gì, cơ chế nào đã tạo ra cơ hội để những người đó có thể tận dụng thực hiện được hành vi phạm tội? Làm sao để không còn cơ hội cho người ta thực hiện hành vi tham ô, chứ không phải là phạt tử hình bởi người này chết, lại có kẻ khác mọc ra.
Lấy ví dụ, chúng ta đều biết đến cặp bài trùng đưa – nhận hối lộ, thực tiễn nhiều trường hợp người nhận hối lộ chưa xử xong thì người đưa hối lộ đã nhận án tù. Nhưng nếu có quy định miễn hoàn toàn trách nhiệm pháp lý cho người đưa hối lộ khi chủ động tố giác tội phạm, chắc chắn việc chống tham nhũng sẽ có kết quả khác hẳn.
Nhìn chung, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng cao thì việc thu hẹp dần phạm vi áp dụng, tiến tới loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là xu hướng tất yếu.
Theo Đầu tư Chứng khoán

Đầu tư công sai, cấp nào chịu trách nhiệm?

Theo đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM), một nguyên nhân dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí như lâu nay là do cơ quan dân cử không kiểm soát được đầu tư.

Chiều 18-11, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật đầu tư công và dự án Luật phá sản (sửa đổi). Đa số ý kiến đại biểu đều thống nhất sự cần thiết phải có Luật đầu tư công để hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, gây lãng phí nghiêm trọng ngân sách nhà nước.
Dự án Luật đầu tư công được trình Quốc hội lần này chứng tỏ có sự đổi mới rất mạnh mẽ về thể chế, giúp chúng ta tái đầu tư công mạnh mẽ hơn.
Đại biểu Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) nêu dẫn chứng: Như đường cao tốc của ta có chi phí đến 12 triệu USD/km, trong khi Trung Quốc làm chỉ có 5 triệu USD/km, còn Mỹ thì chỉ mất 4,5 triệu USD/km. Rồi đường Hà Nội – Hải Phòng quá nhiều bất cập mà không làm, đường Hồ Chí Minh ta quan tâm rất nhiều nhưng hiệu quả thấp, rất ít người đi: đi đêm là không dám đi, ban ngày mà xe không tốt cũng không dám đi vì không có nơi sửa chữa. Ông Thạch cho rằng nguyên nhân của những bất cập khiến đầu tư của ta rất dàn trải, lãng phí, kém hiệu quả là do thời gian đó ta chưa có luật đầu tư công.

Dự án cấp nào – cấp đó quyết

Theo đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM), một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí như lâu nay là do cơ quan dân cử không kiểm soát được đầu tư. “Tôi nói thẳng Quốc hội đâu có nhìn thấy từng dự án đầu tư, chúng ta không thấy dự án nào cả, HĐND cũng vậy. Chúng ta chỉ quyết định bội chi từng này, ngân sách từng kia chứ đâu có nhìn thấy dự án nào. Lẽ ra cơ quan nào quyết định đầu tư, cấp ngân sách thì cơ quan ấy phải kiểm soát được từng dự án. Đây là nguyên tắc cả thế giới đều làm, chỉ khi nào VN làm được như vậy thì mới kiểm soát tốt được đầu tư công” – ông Lịch phân tích.
Từ những lập luận trên, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị quy định việc quyết định chủ trương đầu tư không nên phân theo dự án nhóm A, B, C như dự thảo luật mà nên phân theo dự án thuộc ngân sách cấp nào thì cấp đó quyết định. Ví dụ dự án to nhưng nguồn từ ngân sách địa phương thì HĐND địa phương quyết định chủ trương đầu tư, dự án nhỏ nhưng do ngân sách trung ương tài trợ hoàn toàn thì phải do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.
Đại biểu Bùi Mạnh Cường (Gia Lai) cho rằng đầu tư công lâu nay bên cạnh những mảng sáng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm. Chẳng hạn tình trạng có dự án đầu tư không mang lại hiệu quả nhưng vẫn cho đầu tư, đến khi tái cơ cấu thì mới phát hiện với khoản đầu tư đến vài ngàn tỉ đồng đó nếu tiếp tục đầu tư thì lỗ, vì cho ra sản phẩm không cạnh tranh được bởi hai nguyên nhân là chọn công nghệ và chọn địa bàn không đúng.
Ông Cường cho rằng ban soạn thảo dự thảo luật này cần nghiên cứu kỹ lưỡng về định mức, tiêu chuẩn của công trình, tránh tình trạng khi xây dựng định mức, tiêu chuẩn thì kê lên nhiều lần so với thực tế, chính vì xây dựng định mức quá cao nên nếu có “rút ruột” một phần cũng không ảnh hưởng nhiều đến công trình.
Ông Cường cũng đặt vấn đề trường hợp quyết định đầu tư dàn trải, đầu tư sai thì ai chịu trách nhiệm? Quốc hội quyết định chủ trương sai thì trách nhiệm thế nào? Cần quy định trách nhiệm của Quốc hội chứ không chỉ đối với Chính phủ hay các bộ ngành, và với Chính phủ cũng tương tự như vậy, trong các quy định có liên quan cần phải thể hiện nội dung về trách nhiệm chứ không chỉ nhiệm vụ, quyền hạn.
Điều 55 dự thảo luật quy định các công trình, dự án đầu tư công phải chịu sự giám sát của cộng đồng. Điều này khiến nhiều đại biểu băn khoăn. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi: “Vậy ai là cộng đồng? Một công trình đang xây dựng mà mấy ông dân ở đâu chạy vào đòi giám sát thì có khi bị đuổi đánh chạy không kịp. Nói là quyết định đầu tư sai thì phải chịu trách nhiệm, vậy chịu trách nhiệm thế nào?”.Theo ông Nghĩa, cần phải quy định là người đứng đầu nếu quyết định đầu tư sai thì phải đem ra xem xét cho thôi chức.
Đại biểu Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) nhận định: “Trong Luật đầu tư công, cái khó là xác định chủ đầu tư. Trong đầu tư công thì chủ đầu tư công không có vốn mà chỉ là cấp có thẩm quyền. Mà như thế thì tham mưu thế nào ta làm thế đó. Điều này dẫn tới hậu quả các dự án vượt trần dự toán rất lớn và khi lãng phí thì chẳng ai bị gì cả”. Ông Khiết cho rằng đây là một yếu tố tạo điều kiện cho tham nhũng rất lớn, đề nghị dự thảo luật phải xác định cho rõ chủ đầu tư các dự án công là ai.

Doanh nghiệp “chết” nhiều, “chôn” ít

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đưa ra con số: “Thực hiện Luật phá sản: trong 10 năm chỉ tuyên bố phá sản được 83 trường hợp. Nếu so sánh 3 năm gần đây mỗi năm khoảng 50.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động thì thấy rằng phá sản theo thủ tục của luật là rất ít”. Phân tích nguyên nhân, ông Ngân cho rằng do Luật doanh nghiệp hiện nay cho phép đăng ký kinh doanh quá dễ dàng, khi doanh nghiệp “chết” rồi người ta vẫn để đó và làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp mới. Ở nhiều nước, chỉ khi đăng ký “khai tử” doanh nghiệp này thì mới được “khai sinh” doanh nghiệp khác.
Đồng quan điểm này, đại biểu Phạm Huy Hùng (Hà Nội) ví von: “Chết thì phải chôn, chết không chôn thì ô nhiễm môi trường”. Theo ông Hùng, việc thực hiện nghiêm túc Luật phá sản là một trong những yếu tố đánh giá sự lành mạnh của nền kinh tế. Tuy nhiên, dự thảo luật vẫn chưa xác định rõ tiêu chí phá sản.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga đặt vấn đề tình hình doanh nghiệp “chết mà không chôn được” lâu nay, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có phải do Luật phá sản hay không? Theo bà Nga, đối với doanh nghiệp tư nhân khi càng làm càng lỗ thì người ta tự nhiên phải tính toán phương án có lợi nhất theo nhu cầu, như vậy dự thảo luật sửa đổi lần này phải trả lời được câu hỏi liên quan đến DNNN nêu trên.
Theo tờ trình của Chính phủ, trong bối cảnh hiện nay việc triển khai xây dựng Luật phá sản (sửa đổi) là cần thiết và cấp bách, nhằm thực hiện đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, bà Lê Thị Nga cho rằng ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra phải làm rõ mối liên quan giữa phá sản và tái cơ cấu, nhất là tái cơ cấu DNNN (như đã được đặt vấn đề trong tờ trình) nhằm tránh tình trạng lẽ ra DNNN phải phá sản theo luật thì lại tái cơ cấu theo hướng chia nhỏ một cách cơ học, càng làm tình trạng thua lỗ kéo dài hơn.
“Khi đặt nhiệm vụ cho Luật phá sản (sửa đổi) là nhằm thực hiện tái cơ cấu thì nội dung sửa đổi để phục vụ mục đích này là ở chỗ nào?”, bà Nga nói.
THEO TUỔI TRẺ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét