Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Bịt miệng đại biểu quốc hội rồi khoe đang “hết mình” & Đường Hồ Chí Minh là nguyên nhân chính khiến lũ miền Trung ác liệt hơn

Bịt miệng đại biểu quốc hội rồi khoe đang “hết mình”

Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội CSVN vừa tuyên bố, các đại biểu Quốc hội đang "làm việc hết mình" để thông qua dự thảo hiến pháp mới vào ngày 28 tháng 11-2013 tới đây.
Đại biểu quốc hội CSVN bấm nút thông qua một đạo luật hồi giữa năm 2012. (Hình: TTXVN)

Ông Hùng nói thêm rằng, chắc chắn dự thảo hiến pháp sẽ được Quốc hội chuận thuận cho dù trong xã hội còn có ý kiến phản đối. Chỉ trích giới lãnh đạo Đảng CSVN “bịt miệng Đại biểu Quốc hội Việt Nam” bùng lên sau khi Văn phòng Quốc hội Việt Nam loan báo, thay vì cùng thảo luận về dự thảo hiến pháp trong tuần này, đại biểu Quốc hội Việt Nam chỉ có thể “góp ý trực tiếp” qua “phiếu góp ý”.
Có những dấu hiệu cho thấy, sự bất bình của công chúng về dự thảo hiến pháp (vẫn duy trì quyền lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, phủ nhận quyền tư hữu đất đai, để kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo) đã tác động mạnh tới các đại biểu Quốc hội.

Điều này khiến giới lãnh đạo Đảng CSVN e ngại nên quyết định hủy cuộc thảo luận về dự thảo sửa đổi hiến pháp tại diễn đàn Quốc hội Hà Nội vào giờ chót. Những cuộc thảo luận tại diễn đàn Quốc hội luôn được giới  truyền thông tường thuật công khai. Thành ra việc hủy cuộc thảo luận cuối cùng về dự thảo hiến pháp, đồng nghĩa với việc tước bỏ cơ hội để dân chúng theo dõi các đại biểu của họ nghĩ gì và đã làm những gì.

Tháng trước, vài ngày sau khi Quốc hội Việt Nam bắt đầu kỳ họp thứ sáu của Quốc hội khóa 13, hệ thống truyền thông tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội đồng loạt loan tin, “các đại biểu Quốc hội tán thành dự thảo hiến pháp”.

Diễn biến sau đó cho thấy, nội tình không phải như vậy.

Thượng tuần tháng 11, trao đổi với các đồng liêu, ông Trương Trọng Nghĩa – một luật sư, đồng thời là một trong những người đại diện cho dân chúng Sài Gòn ở Quốc hội CSVN, cảnh báo, sửa hiến pháp là công việc trọng đại. Hậu thế sẽ đánh giá Quốc hội khóa 13 đã làm gì để thúc đẩy sự phát triển của dân tộc chứ không phải là cản trở tiến bộ.

Cũng hồi thượng tuần tháng 11, trao đổi với tờ Tuổi Trẻ về những nội dung xoay quanh việc sửa hiến pháp, ông Nguyễn Sĩ Dũng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam, cảnh báo, thế giới đã thay đổi, “sống theo cách cũ, sẽ không có tương lai”. Ông này nhấn mạnh, cần lưu ý là không chỉ thế giới đã rất khác, mà dân cũng đã rất khác.

Ngày 15 tháng 11-2013, nhóm soạn thảo “Kiến nghị 72” cũng phát hành một thư ngỏ, nhận định, dự thảo hiến pháp được trình cho Quốc hội Việt Nam xem xét để thông qua “về cơ bản vẫn như hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn tệ hơn trước”. “Điều đó có nghĩa là vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa, đặc biệt là cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội mà cả nước đang lâm vào và vẫn chưa có lối thoát”.

Nhóm này cho rằng, “việc Quốc hội khóa 13 thông qua một hiến pháp như thế sẽ chỉ đẩy đất nước lún sâu hơn nữa vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc, cướp đi cơ hội chuyển đổi một cách ôn hòa thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ, tạo điều kiện đẩy mạnh sự phát triển và bảo vệ tổ quốc”.

Họ kêu gọi các đại biểu Quốc hội “nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp” để “có đủ dũng khí quyết định dừng việc thông qua dự thảo hiến pháp, trả lại quyền lập hiến cho nhân dân”.

Mới đây, ông Nguyễn Quang A, một trong những ngưởi khởi xướng “kiến nghị 72”,  tuyên bố đại ý, nếu dự thảo hiến pháp được “tuyệt đại đa số tán thành” như tuyên bố của giới lãnh đạo Đảng CSVN và tuyên truyền của các tờ Nhân Dân, Quân đội nhân dân thì những cơ quan truyền thông này nên tổ chức tranh luận công khai và ông A thách họ dám làm điều đó.
  (Người Việt)

Đường Hồ Chí Minh là nguyên nhân chính khiến lũ miền Trung ác liệt hơn


Nước ta có con đường huyết mạch là QL1A chạy dọc ven biển, còn con đường Hồ Chí Minh thì chạy lưng chừng dãy Trường Sơn. Hệ thống đường này như con đê chắn ngang dòng nước đổ từ trên cao xuống. Nước chạy dọc con đê công phá rất lớn vào những điểm yếu và tập trung đổ xuống …
Duy Chiến thực hiện
Ông Doãn Mạnh Dũng.
Ông Doãn Mạnh Dũng.
“Ông thủy điện nào cũng muốn tích trữ nước, đợi sát nút mới xả thì thiệt hại, chết người là phải! Và “ông” này xả mà “ông” kia không xả hoặc nấn ná thêm thời gian là cũng đủ chết dân rồi!”, ông Doãn Mạnh Dũng phân tích.
Ông Doãn Mạnh Dũng là Chuyên gia độc lập về biến đổi khí hậu, Phó chủ tịch Hội khoa học kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM, kiêm Tổng thư ký Hội.
Quyền “bấm nút xả lũ trong tay ông thủy điện”
Thưa ông, những trận lũ lụt ở miền Trung đang ngày càng dày đặc hơn và hậu quả khủng khiếp hơn. Ngoài chuyện thiên nhiên đang ngày càng “khó ăn khó ở” thì còn nguyên do từ đâu nữa không?
Có ba nguyên nhân chính khiến tình hình lũ lụt ở miền Trung ngày càng gay gắt, ác liệt.
Thứ nhất là chiến lược phát triển về hướng Tây của các tỉnh miền Trung, tức khai thác rừng phát triển SX trên đất rừng.
Thứ hai, làm con đường Hồ Chí Minh chạy lưng chừng dãy Trường Sơn chẳng khác chi con đê dài ngăn nước từ trên cao đổ xuống mà các giải pháp kỹ thuật không đồng bộ.
Thứ ba, quản trị xả lũ kém. Mạnh “ông” nào “ông” nấy xả cùng thời điểm khiến cho lượng nước đổ về hạ nguồn ồ ạt.
Ba nguyên nhân này đã gây ra tình trạng lũ lụt khủng khiếp mà trong lịch sử chưa hề xảy ra, gây thiệt hại rất nặng nề. Và nguy cơ với tương lai còn lớn hơn nữa nếu không có giải pháp khắc phục sớm.
Ở đây, ta cần nhấn mạnh một nguyên lý, nước là nguồn tài nguyên quý giá nhưng cũng là hiểm họa khủng khiếp nếu chúng ta không biết cách sử dụng hiệu quả!
Ông có bằng chứng gì cho nhận định của mình trong khi nhiêu chuyên gia khác và dư luận xã hội đang “soi” vào hệ thống thủy điện?
Tất nhiên hệ thống thủy điện không thể vô can nếu không nói là “kẻ” trực tiếp gây ra! Nhưngtrước hết tôi sẽ nói các vấn đề tôi vừa nhận định ở trên.
Tư duy tiến về hướng tây rất phổ biến ở các tỉnh khu vực miền Trung từ Quảng Bình cho tới tận vùng Đông Nam Bộ. Tôi đã nghe trực tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của các tỉnh nói công khai. Anh hãy thử lên cửa khẩu Bờ Y (tỉnhKon Tum) xem, đây là ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia. Phía Việt Nam rừng đã bị phá sạch trong khi phía Lào và Campuchia rừng còn nguyên!
Hoặc đi tàu lửa Bắc – Nam đến Quảng  Bình, qua sông Gianh thì đường sắt không còn đi dọc ven biển nữa mà trở lên hướng Tây. Ngồi trên xe lửa bằng mắt thường thấy rất rõ rừng chẳng còn nữa. Sát chân núi là những nương rẫy trồng ngô, khoai. Rõ ràng là việc phá rừng đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát khi chưa có chiến lược giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Tôi đã nghe nhiều diễn đàn công khai nói về chuyện này.
Nước ta có con đường huyết mạch là QL1A chạy dọc ven biển, còn con đường Hồ Chí Minh thì chạy lưng chừng dãy Trường Sơn. Hệ thống đường này như con đê chắn ngang dòng nước đổ từ trên cao xuống. Nước chạy dọc con đê công phá rất lớn vào những điểm yếu và tập trung đổ xuống …
Ngoài ba nguyên nhân nói trên, thì nguyên nhânthứ tư chính là thủy điện. Thủy điện không vô can mà chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thảm họa.
Hệ thống này đang được quản trị rất kém, nằm trong tay những “ông” DN đầu tư và xem nguồn nước như của mình. Không ai có thể kiểm soát được. Điều vô lý nhất là, như tôi đã nói, tài nguyên nước có mặ tlợi và mặt hại, “ông” thủy điện chỉ quan tâm khai thác mặt lợi, còn mặt hại “ông” xả ra mặc cho bao nhiều người dân ở hạ lưu gánh chịu, Nhà nước phải lo lắng!
Hiện nay chẳng ai được sờ vào nút bấm xả lũ cả. Quyền bấm nút trong tay những“ông” chủ thủy điện không hề biết tới hậu quả thật là vô lý và nguy hiểm!
Quyền xả là của “ông”
Theo ông, việc cần phải làm ngay là gì?
Cần phải ngăn chặn ngay kiểu quản trị không hiệu quả như lâu nay! Việc xả nước từ các đập thủy điển cần phải được quản lý tập trung bằng Hội đồng xã lũ. Hội đồng này là những đại diện cho quyền lợi của nhân dân ở vùng hạ lưu.
Ví dụ sông Ba, sông Thu Bồn hay sông Côn đi qua địa phương nào thì địa phương đó có đại diện trong Hội đồng. Phía sau hội đồng là các chuyên gia cung cấp tình hình khí tượng thủy văn và thống kê để Hội đồng quyết định thời điểm “bấm nút” xả.
Vào mùa mưa, nước tràn về, căn cứ vào tình hình và dự báo, Hội đồng sẽ quyết định nhà máy nào phải xả trước bao nhiêu mét. Cứ lần lượt như vậy, các nhà máy phải xả trước khi lũ tràn về để đảm bảo an toàn cho nhân dân ở hạ lưu…
Hội đồng xả lũ làm việc theo nguyên tắc lấy an toàn của nhân dân làm đầu và chịu trách nhiệm với nhân dân và pháp luật.
Nhưng có vẻ như lâu nay chính quyền các địa phương cũng rất quan tâm và thường có chỉ đạo cho việc xả lũ ở các nhà máy thủy điện chứ không phải phó mặc cho các ông chủ?
Việc từng tỉnh quan tâm chỉ đạo như lâu nay không thể có hiệu quả vì hệ thống thủy điệndày đặc nằm trên nhiều địa phương. Chính quyền các tỉnh không thể phối hợp được với nhau. Và việc xả lũ là quyền của các “ông” chủ nhà máy. Từng tỉnh phải “đề nghị” hoặc“yêu cầu”, nên việc vận hành chung thiếu đồng bộ.
Trong khi đó, ông chủ nào cũng muốn tích trữnước, đợi sát nút mới xả thì thiệt hại,chết người là phải! Và “ông” này xả mà “ông” kia không xả hoặc nấn ná thêm thờigian là cũng đủ chết dân rồi!
Nếu vận hành mô hình Hội đồng như ông nói,nhưng các dự báo không chính xác, dẫn đến quyết định không chính xác thì cũng sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư thưa ông?
Giả sử có rủi ro như vậy thì DN phải chịu! Phải lấy lợi ích của người dân lên hàng đầu. Bởi vì liên quan đến mùa màng, nhà cửa, hoa màu và tính mạng của nhân dân cùng hàng loạt cơ sở hạ tầng của các địa phương. Chuyện rất lớn!
So với lợi ích đó, thì số các DN thủy điệnlà thiểu số. Với lại, so ra nếu giảm lợi nhuận trong mùa mưa lũ nhưng đảm bảo an toàn cho dân cư và cơ sở hạ tầng tích lũy làm ra biết bao công sức thì lợi ích này vẫn lớn hơn nếu không nói là vô giá.
Mặt khác, đảm bảo an toàn cho nhân dânhạ lưu nghĩa là giữ được sự ổn định trật tự xã hội. Không thể chỉ vì chăm lo cho lợi ích của nhà đầu tư mà gây hiểm họa cho người dân.
Chẳng phải duy trì tình trạng như hiện nay thìNhà nước cũng vẫn phải nơm nớp lo sợ mỗi khi mùa mưa đến như mấy năm nay đó sao!
Đừng để no vài bữa mà nhà bay sạch
Vậy còn với ba nguyên nhân khác như ông nói ban đầu, cần hướng khắc phục như thế nào?
Đây là dịp để chúng ta nhìn lại các chiến lược phát triển kinh tế và có sự lựa chọn, thay đổi đúng đắn hơn. Chúng ta vẫn đang có nhiều cơ hội để khắc phục những sai lầm như lâu nay. Nói một cách hình ảnh,để giải quyết công ăn việc làm và bảo đảm đời sống của nhân dân bằng cách “phát triển theo hướng tây”, tức phá rừng, khai hoang để SX trên đất rừng thì chẳng khác chi rút tranh, rút củi trên mái nhà để nấu cơm vậy! Có thể được ăn no vài bữa nhưng căn nhà sẽ bay sạch, chẳng còn chỗ trú ngụ nữa!
Hội nghị BCH TƯ lần thứ 4, khóa X đã xác định chiến lược tiến ra biển, phát triển kinh tế biển, đảm bảo thu nhập từ kinh tế biển đạt 53% GDP là rất đúng đắn,khôn ngoan.
Đây là dịp để các tỉnh miền Trung khởi động chiến lược này, thay thế cho “tiến về hướng Tây” như lâu nay. Có như vậy chúng ta mới giữ được rừng. Một số ít nhân dân ở lại rừng được Nhà nước đảm bảo thu nhập để sống và giữ gìn, bảo vệ rừng nghiêm ngặt.
Còn hệ thống đường Hồ Chí Minh chạy dọc lưng dãy Trường Sơn, cần phải xây dựng nhiều cầu để thoát nước chứ cống không thể tải nổi. Việc này tốn kém lắm, cần làm dài lâu. Trong tư duy chiến lược về xây dựng hạ tầng giao thông miền Trung,theo tôi phải xây dựng mạng lưới đông tây trước, tức mạng lưới xương cá chạy dọc theo dòng chảy của nước, sau đó kết nối với trụcbắc – nam. Làm như vậy vừa khai thác có hiệuquả và tránh được cản trở dòng chảy từ Trường Sơn đổxuống. Lũ lụt sẽ được hạn chế dần.
Theo VNN

Dân Campuchia có xu hướng tẩy chay hàng Việt Nam ?

"...Các nhà kinh doanh trên đất Campuchia cũng bộc bạch về thái độ kỳ thị, mua bán, giao thiệp giữa người Việt và Campuchia gần đây trở nên căng thẳng… Vì hiện, khách Campuchia giống như đang rỉ tai nhau không vào các cửa hàng Việt Nam nữa..."
 
thucpham01

Campuchia là một trong những thị trường quan trọng của các doanh nghiệp Việt Nam. Hàng hóa Việt Nam đã từng chiếm tới 70% trên thị trường này, tuy nhiên kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa V, các nhà kinh doanh, siêu thị hàng hóa Việt Nam đã bắt đầu gặp khó. Liệu người Campuchia đang có xu hướng tẩy chay hàng Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng sang thị trường Campuchia nhiều nhất. Ngoại trừ một số mặt hàng như đường, gạo, sữa là chưa cạnh tranh với hàng hóa Thái Lan, còn lại khoảng 70% doanh số bán hàng tiêu dùng như thuốc trừ sâu, phân bón, máy móc, thiết bị điện, da giày, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, sản phẩm trong ngành lâm ngư nghiệp, dược phẩm, và hàng thủ công mỹ nghệ…là của Việt Nam.

Trong năm 2012, theo đánh giá của các đại lý bán hàng Việt Nam và tham tán thương mại Việt Nam tại Campuchia, sản phẩm Việt Nam đã chiếm thị trường xứ này 70%, 25% là của Thái Lan và 5% còn lại là hàng của Maylaysia, Trung Quốc và các nước khác.

Tuy nhiên, kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa V, ngày 28/7 vừa qua, các nhà kinh doanh, siêu thị Việt Nam than thở rằng họ đang gặp khó khăn trên thị trường xứ chùa Tháp. Các công ty nhập khẩu đã ngưng mua hàng từ công ty Việt Nam . Còn hình ảnh tấp nập người ra vào mua bán, không khí sôi động ở các cửa hàng Việt Nam, Hội chợ thương mại Việt Nam chỉ còn mang tiếng hữu nghị, hợp tác và để giữ quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Cụ thể, Hội chợ thương mại Việt Nam-Campuchia năm 2013 do Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Thương mại, Bộ Quốc phòng Campuchia tổ chức tại đảo Koh Pech thuộc thủ đô Phnom Penh, từ ngày 14-18/11 đã chứng minh điều đó.

Hiện tượng kỳ thị sau bầu cử

Phần lớn người dân Campuchia mà RFA được phỏng vấn tỏ ra thái độ phẫn nộ với Việt Nam sau những tác động từ cuộc vận động tranh cử mang đầy tính kích động, phân biệt và chia rẽ của phe đối lập như Việt Nam đang quản lý kinh tế của Campuchia, Việt Nam đã và đang lấn cột mốc biên giới…v.v.

Kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội khóa V, ngày 28/7 vừa qua, các nhà kinh doanh, siêu thị Việt Nam than thở rằng họ đang gặp khó khăn trên thị trường xứ chùa Tháp. Các công ty nhập khẩu đã ngưng mua hàng từ công ty Việt Nam

Họ trả lời giống nhau rằng hàng Việt Nam kém chất lượng, hàng giả, dễ hư hỏng, hàng Việt Nam chỉ để bán cho người Việt sống tại Campuchia. Nhiều người dân còn nói thẳng thắn họ không thích người Việt vì chính phủ Việt Nam là người giật dây cho chính phủ Phnom Penh phá hoại đất nước.

Ông Sokha, một người dân Campuchia sống tại Phnom Penh cho biết : “Gia đình và anh em tôi không dùng hàng Việt Nam. Vì phần lớn hàng Việt Nam có chất hóa học, đặc biệt là rau cải. Ngoài ra, còn có nhiều hàng giả.

Chúng tôi chỉ dùng hàng hóa địa phương. Nếu có tiền thì mua hàng của Thái hoặc Trung Quốc. Theo tôi, hàng Việt Nam chỉ để bán cho người Việt sống ở Campuchia mặc dù Hội chợ có tuyên truyền thông tin rộng rãi.”

Có lẽ chính phủ Việt Nam và Campuchia cũng nhận ra điều đó vì Hội chợ thương mại lần này phía Campuchia đã chỉ đạo hàng chục cảnh sát đến bảo vệ, giữ an ninh tại cửa ra vào. Ngoài sự xuất hiện của cảnh sát, anh ninh chìm nổi của Campuchia, chính phủ còn đặt máy quét hiện đại để quét và kiểm tra khách hàng trước khi bước vào trong tham quan các gian hàng Việt Nam tại Hội chợ.

Chủ Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch vụ-Thương mại Xuất nhập khẩu Duy Minh, là một trong những doanh nghiệp lớn tham gia Hội chợ chia sẻ : “Một năm Công ty chị tham gia hơn 10 phiên chợ nhưng do năm nay tình hình kinh tế khó khăn, ảnh hưởng bão, sức mua không có nên doanh thu năm nay giảm khoảng 70%. Vấn đề chính trị không ảnh hưởng gì vì Campuchia vẫn tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp.

Khách hàng năm nay ít hơn 70%, doanh thu của doanh nghiệp đạt được là kém năm ngoái 70%. Tất nhiên doanh thu năm nay, hầu hết các doanh nghiệp đều lỗ.

Khách hàng năm nay ít hơn 70%, doanh thu của doanh nghiệp đạt được là kém năm ngoái 70%. Tất nhiên doanh thu năm nay, hầu hết các doanh nghiệp đều lỗ.

Tình hình chính trị do phía đối lập kích động, dân Campuchia có xu hướng tẩy chảy cũng là một áp lực lớn. Trong các Hội chợ trước, hàng Việt Nam nhập vào Campuchia được người Campuchia ủng hộ dữ lắm. Nhưng bây giờ như có cái gì đó làm họ phân biệt, họ so sánh hàng Việt Nam và hàng Thái. Đó cũng là một hàng rào cản trở các doanh nghiệp Việt Nam qua đây làm ăn.”

Ngoài những chiến dịch tẩy chay không tuyên bố, khó khăn theo tình hình chính trị bất ổn tại Campuchia, thậm chí hàng Việt Nam còn gặp khó khăn trong quá trình đầu tư như cạnh tranh với các nước trong khu vực, chính sách đất đai chưa rõ ràng, thủ tục xuất nhập khẩu hải quan chưa thật thông thoáng, một số doanh nghiệp chưa hiểu về thủ tục pháp lý, đặc biệt chính quyền địa phương còn đặt ra nhiều loại thuế, khoản phí phải đóng hết sức chóng mặt.

Tiến sĩ Kem Ley, nhà phân tích chính trị độc lập xứ chùa Tháp phát biểu với RFA sau cuộc khảo sát tại Hội chợ rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến hàng Việt Nam gặp khó khăn trên thị trường Campuchia hiện nay. Nó bao gồm nhiều yếu tố như xu hướng chính trị ủng hộ phe đối lập ; người dân quay trở lại dùng hàng Thái ; ảnh hưởng do công ty Việt Nam nhận đất tô nhượng trồng cao su chặt phá rừng ; cuộc vận động tranh cử kích động phân biệt người Việt ; hàng Việt Nam kém chất lượng mà giá bằng hàng hóa địa phương.

Tình hình chính trị do phía đối lập kích động, dân Campuchia có xu hướng tẩy chảy cũng là một áp lực lớn vì đây là thực tế. Cách đây Hội chợ trước, hàng Việt Nam xâm nhập Campuchia và được người Campuchia ủng hộ dữ lắm. Nhưng thật sự bây giờ như có cái gì đó họ phân biệt...

Theo Tiến sĩ, vấn đề chính phủ Việt Nam áp bức sư sãi và cộng đồng Khmer sống ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ; rồi sự phát động phong trào đấu tranh đòi lại đất miền Nam của Việt Nam và đảo Phú Quốc của phe đối lập, và phong trao căm hờn người Việt trên mạng xã hội (Facebook) cũng là những nguyên nhân chính làm dân chúng tự tẩy chay hàng Việt Nam.

Tiến sĩ Kem Ley : “Campuchia vẫn chưa thoát khỏi hàng Việt Nam vì đời sống kinh tế còn nghèo. Tầng lớp nghèo không quan tâm nhiều về chất lượng mà họ thích mua sắm với giá rẻ. Tuy nhiên, hầu hết người đến mua sắm ở Hội chợ là người Việt sống tại Campuchia. Việc tổ chức Hội chợ như vậy là để quảng bá văn hóa, truyền thống Việt Nam với các chương trình văn nghệ có lẽ đúng hơn là giúp tìm thị trường thật sự cho các doanh nghiệp.”

Còn ông Trương Minh Châu, Giám đốc Công ty LILICO chuyên bán đồ lau nhà, chổi quét chia sẻ rằng các doanh nghiệp cần hiểu rõ đặc thù chính trị, văn hóa và thị trường Campuchia. Với chiến lược đầu tư lâu dài, nghiêm túc như LILICO, các doanh nghiệp sẽ chinh phục người tiêu dùng Campuchia.

Ông Trương Minh Châu : “Sản phẩm mình luôn cải tiến thì bán tốt hơn, người dân mua nhiều. Nói chung, thị trường Campuchia dễ làm ăn so với một số người mà cũng khó đối với một số người. Người nào thân thiện, bền chí thì sẽ thành công. Còn người nào chưa gì đã nản chí thì rất khó làm ăn…”

Các nhà kinh doanh trên đất Campuchia cũng bộc bạch về thái độ kỳ thị, mua bán, giao thiệp giữa người Việt và Campuchia gần đây trở nên căng thẳng. Hầu như các hoạt động ngoại giao mang tính hữu nghị và hợp tác chỉ còn ưu ái giữa lãnh đạo Cộng sản Việt Nam và lãnh đạo đảng Nhân dân Campuchia. Vì hiện, khách Campuchia giống như đang rỉ tai nhau không vào các cửa hàng Việt Nam nữa.

Thời gian qua, quan hệ thương mại Campuchia-Việt Nam được cải thiện đáng kể. Trong 9 tháng của năm 2013, lượng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Campuchia đạt 2,294 tỷ USD, trong lúc hàng hóa Campuchia xuất sang thị trường Việt Nam đạt trên 403 triệu USD.

Nhưng để kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 5 tỷ USD trong năm 2015 như giới lãnh đạo hai nước nhiều lần khẳng định, vẫn là một câu hỏi lớn khi hàng Việt Nam bắt đầu đối mặt với xu hướng tẩy chay trên đất Campuchia.
Quốc Việt
  (RFA)

Khuất Đẩu - Thiến!

Khi tôi còn bé, những buổi trưa ở thôn quê thật buồn. Chỉ có nắng ngùn ngụt như bốc khói. Và gió, những cơn gió hừng hực đuổi lũ rơm rạ cuống quít chạy trốn trên đường làng. Cái tiếng gà trưa lúc này nghe ra đúng là thật não nùng. Mà cái tiếng của một ông thợ hoạn lại càng não nùng bi thiết hơn!

He…o thiến hôn?

Âm “he…o” kéo dài tưởng chừng lê lết bỗng đột ngột vút lên cái âm thiến sắc nhọn như lưỡi dao của ông. Lũ heo trong chuồng mà nghe và hiểu được như người chắc là sợ chết khiếp.

Thế rồi đâu đó có tiếng chủ nhà: Ông thiến ơi, vào đây!
 

Những con bị thiến là heo cái chừng hơn một tháng tuổi. Cô ả bị người thợ hoạn treo ngược lên, rạch một đường bên hông, đưa mấy ngón tay mò mẫm rồi lôi ra một chút thịt sống đẫm máu gọi là hoa sung. Sau đó là may với kim thiến heo thật to, không bôi thuốc đỏ mà bôi lọ nghẹ trộn với lá dâm bụt. Cô ả được thả vào chuồng, được chăm chút, chỉ ăn rồi ngủ, để rồi sáu tháng sau hoặc hơn, lại được treo ngược lên một lần nữa, lần này không phải ông thợ hoạn mà là anh đồ tể.

Cái tiếng ụt ịt nũng nịu thầm thì bấy lâu bỗng đổi thành cái tiếng ét chói tai như con tàu kéo hồi còi vĩnh biệt.

Gà, chỉ có gà trống mới thiến. Một khi hai hòn dái giấu kín trong bụng được lấy ra, anh không thèm gáy, không thèm đá lộn, đương nhiên không thèm túc túc cù rủ và nhường con trùn hay con dế cho các chị gà mái nữa, chỉ ăn toàn bắp ngâm nước cho mềm ra để tạo mỡ. Cuối tháng chạp, anh được nhốt trong một chiếc lồng hình con vịt, được các chàng trai khúm núm đem đi tết bố mẹ vợ sắp cưới. Để rồi sau đó anh nằm bảnh chọe trên một chiếc đĩa to kềnh mỡ vàng tươm ai thấy cũng thèm!

Chó bị thiến cũng là chó đực. Thiến để anh không đi tơ, để đêm ngày nằm gác mõm trên thềm nhà canh giữ sự an nguy cho chủ. Vì sợ hai hàm răng trắng nhởn có thể ngoạm vào bất cứ ai trong cơn hốt hoảng, nên người ta vuốt ve cho anh ngúc ngoắc đuôi ngoan ngoãn rồi bất ngờ úp một cái cối giã gạo lên đầu anh. Thế là hai hòn dái quý báu của anh cứ việc phơi ra cho người ta xẻo một nhát đi đứt. Khi được thả ra, anh chạy biến, trốn vào một bụi rậm, nằm liếm mãi cái vết thương cho đến khi khô máu mới dám thập thò trở về nhà. Anh được chủ yêu hơn, cưng chiều hơn, trở thành một thành viên tận tụy của gia đình, đến lúc già chết được đeo mấy đồng tiền vào cổ để đi đò qua sông Mịch La.

*

Với con người, ba tiếng “đau như hoạn” nhất định là thống thiết hơn cái tiếng ét hay tiếng ẳng. Đó là nỗi đau không được làm đàn ông, không được truyền giống, đau vì những người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.

Còn hơn đau, đó là nỗi nhục.

Trong cổ kim, chỉ có một người biến nỗi nhục đó thành vinh, là Tư Mã Thiên. Bị kết tội chết vì bênh vực Lý Lăng, không có tiền chuộc mạng, ông đành nghiến răng chịu thiến. Không đẻ được con bằng xương bằng thịt, ông dành cả đời để đẻ ra đứa con tinh thần bất tử là bộ sử ký vĩ đại của nước Trung Hoa cổ đại.

Nhưng cũng có nhiều kẻ chịu đau chịu nhục chỉ để để trở thành hoạn quan.

Carter Stent miêu tả về việc cát thể (hoạn) ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:

Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi, và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.

Người thái giám lập tức được những “đao tử tượng” dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết.

Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật còn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành “ái nam, ái nữ”.

Kinh hoàng như thế nhưng nhiều người vẫn xâm mình chịu trận, đủ biết cái bả vinh hoa nó có một hấp lực còn mạnh hơn cái bản năng gốc đã được tạo hóa cài đặt từ trong bụng mẹ.

Từ khi có chế độ cộng sản thì cái nước Tàu mênh mông không còn tiếp diễn cái cảnh man rợ đó nữa. Nhưng để được đứng dưới ngọn cờ của Đảng, có biết bao người đã tự hoạn. Hai tiếng “đồng chí” hết sức trung thành đã thay cho hai tiếng “hoạn quan”. Họ không chỉ phục dịch mỗi hoàng đế Mao Trạch Đông mà cả trăm cả ngàn ông hoàng bà chúa bé hơn ở Trung Nam Hải.

Nước Nga đâu khác gì.

Bắc Triều Tiên cũng vậy.

Thì thôi, đành một nhẽ. Dẫu sao họ cũng tự thiến chứ không phải bị đè ra thiến.

Ở xứ ta, từ khi có người gọi đích danh tự do là cái con cặc, thì cả nước bỗng ngớ ra bởi vì, sao trông nó buồn thiu ỉu xìu đến như vậy. Hóa ra nó đã bị thiến tự bao giờ! Cho dù không bị treo ngược lên như heo hay úp một cái cối giã gạo lên đầu, nhưng hơn nửa thế kỷ nay, từ khi vào mẫu giáo, nó đã bị bóp cho nát bét ra cái tư tưởng tự do như hai cái dịch hoàn, thì còn đâu khí thế mà vùng lên được.

Cho nên dẫu có muốn ngồi nhìn hòn dái đâm đinh như nghệ sĩ Pyotr Pavlensky trình diễn Fixation bằng cách đóng đinh bìu dái mình trên Quảng trường Đỏ cũng không còn dái đâu mà đóng.

Ô hô, cả nước bị thiến! Đúng là đau như hoạn!
 
Khuất Đẩu
17/11/2013
© 2013 Khuất Đẩu & pro&contra

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét