Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Nỗ lực thông qua Dự thảo Hiến pháp

Thư gửi Quốc hội của 32 hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật


Bình Dương, ngày 11 tháng 11 năm 2013

Kính gởi: Quốc hội nước CHXHCN VIỆT NAM

đang họp tại Hà Nội.

Chúng tôi là 32 hộ nông dân có đất bị chính quyền cưỡng chế thu hồi để làm Khu Liên hợp Bình Dương. Nhân Quốc hội đang họp và sắp quyết định một số vấn đề quan trọng như sửa đồi hiến pháp, sửa đổi luật đất đai, chúng tôi xin gởi đến Quộc hội một số ý kiến như sau:

1.Hiến pháp hiện hành quy định: “Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước.”

Trên thực tế, đại đa số người dân Việt Nam hiện nay không ai muốn diện tích đất mình đang sử dụng “thuộc sở hữu toàn dân”.

Thế nhưng tại sao dự thảo Hiến pháp sửa đổi và Luật đất đai sửa đổi vẫn cứ xác định đất đai là thuộc sở hữu toàn dân?

Đưa vào dự thảo như vậy để đem ra thảo luận và biểu quyết thông qua là Quốc hội làm theo ý chí và nguyện vọng của ai?

2. Có phải vì 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN, nên phải làm theo cương lĩnh và nghị quyết của đảng CSVN. Nhưng nếu như vậy thì quốc hội có còn là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” như Hiến pháp đã quy định hay không? Và có phải khi Quốc hội thông qua Hiến pháp và Luật đất đai sửa đổi như vậy là Quốc hội đã phản lại nhân dân, là làm trái lại ý chí và nguyện vọng của nhân dân hay không?

3. Lúc còn chiến tranh, những người cộng sản hứa với nhân dân là khi hòa bình lập lại, người cày sẽ có ruộng. Người dân tin như vậy nên đã sẵn sàng hy sinh cho độc lập của đất nước. Chúng tôi đâu có hứa là khi hòa bình lập lại, người dân sẽ giao hết quyền lực cho những người cộng sản, muốn dẫn dắt nhân dân đi đâu tùy ý, muốn quyết định thế nào cũng được. Vậy mà nay đảng CSVN nhân danh xây dựng chủ nghĩa xã hội, quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân để căn cứ vào đó mà tước đoạt hết đất đai của chúng tôi, làm giàu cho bọn tham nhũng, đẩy chúng tôi vào hoàn cảnh mất hết đất đai, tài sản không còn gì để sống.

Được bầu làm đại biểu, ngồi vào Quốc hội thì phải làm theo ý chí và nguyện vọng của nhân dân; chứ tại sao lại làm theo ý đảng của các ông?

4. Hơn mười năm nay chúng tôi đã gởi rất nhiều đơn khiếu nại, tố cáo UBND tỉnh Bình Dương cố ý làm trái pháp luật trong việc thu hồi đất của chúng tôi đang sử dụng. Họ đã công khai và trắng trợn làm ngược lại với các quy định pháp luật do chính Quốc hội đã ban hành. Chưa có quy hoạch sử dụng đất và chưa có đề án được chính phủ phê duyệt, Chủ tịch tỉnh đã ban hành quyết định thu hồi trên 4.000 ha đất người dân đang sử dụng hợp pháp. Thu hồi đất theo Luật đất đai 2003 nhưng lại bồi thường đất theo nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998. Đến năm 2008-2009 mới ra quyết định bồi thường cho dân, nhưng lại tính toán tiền bồi thường theo nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 đã hết hiệu lực từ năm 2004. Thu hồi sai, bồi thường không đúng quy định hiện hành, chúng tôi chưa chịu nhận tiền giao đất thì ra quyết định và tổ chức cưỡng chế hằng trăm hộ để lấy đất rồi bỏ hoang từ 4, 5 năm nay. Nhà cửa bị ủi sạch, vườn tược bị phá nát, tài sản không còn gì, nhiều người trong chúng tôi đã sống cảnh ăn bờ ngủ bụi suốt bốn năm nay.

Nhưng hằng trăm đơn của chúng tôi đã gởi cho một số đại biểu Quốc hội, cho các Ủy ban của Quốc hội, cho Ban Thường vụ Quốc hội và cho Chủ tịch Quốc hội vẫn không được trả lời.

Trong năm 2012, chúng tôi ba lần cử hàng chục người đại diện ra Hà nội. Mỗi lần cả tháng trời phải lang thang trong công viên, trên đường phố mà không bao giờ được lọt vào Quốc hội để gặp những người đại biểu của dân. Với quyền hành được Hiến pháp dành cho rất lớn, tại sao Quốc hội không kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật, xử lý tham nhũng và trả lại những quyền lợi hợp pháp cho nhân dân? Tại sao Quốc hội ngoảnh mặt làm ngơ để cho bọn tham quan cướp đoạt hết của cải đất đai làm cho người dân phải trắng tay, không còn nhà cửa, phải sống lang thang năm nầy qua năm khác?

Phải chăng vì hầu hết Đại biểu Quốc hội là cùng phe cùng đảng với những kẻ đã làm trái để cướp đất của chúng tôi? Và quyền lợi của những người cùng phe đảng lớn hơn nhiều so với trách nhiệm của người đại biểu phải đại diện và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân?

5. Từ thực tế cuộc sống, chúng tôi đã thấy rõ tuy hiến pháp hiện hành ghi rõ nhà nước nầy là của dân, do dân và vì dân. Nhưng việc làm đã chứng tỏ toàn bộ nhà nước- kể cả Quốc hội- là của đảng, do đảng và vì đảng CSVN mà thôi. Chúng tôi gởi thơ nầy cho Quốc hội là vì, như nhiều người khác đã gởi thơ cho Quốc hội trong những ngày qua, chúng tôi hy vọng trong lương tri của một số đại biểu vẫn còn một chút tự trọng, không thể để người dân nhìn mình như nhìn một kẻ phản bội.

Tuy nhiên, nếu trong kỳ họp nầy, Quốc hội vẫn thông qua hiến pháp và luật đất đai sửa đổi như nội dung dự thảo hiện nay, là các đại biểu đã tự lột áo đại biểu của mình và Quốc hội Việt Nam coi như đã tự giải nhiệm không còn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân nữa. Người dân chúng tôi không thể coi là người đại diện những kẻ không bảo vệ mà lại làm hại nhân dân.

Mong Quốc hội quan tâm những ý kiến nêu trên.

32 người cùng ký tên với địa chỉ cụ thể đính kèm.
Địa chỉ liên lạc: Ông Thái văn Dậu, khu phố 3 Phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương.
clip_image002
clip_image004
Bài được gửi trực tiếp đến BVN

Phạm Chí Dũng - “Tui chẳng biết hội đồng nhân quyền là cái gì…”

Dịch hạch và dịch tả

2013 là một năm kỳ diệu và không kém phần kỳ quặc. Lần đầu tiên Nhà nước Việt Nam được “đặc cách” vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc với 96% phiếu thuận - một tỷ lệ chỉ có thể so sánh với công tác bầu bán vào thời thịnh trị của chính thể luôn đau đáu với điều 4 Hiến pháp, hoặc ngang ngửa với con số mà Tổng thống Saddam Hussein nhận được trong cuộc bầu cử cuối cùng trước khi ông bị lật đổ ở Iraq.

Toàn bộ giới ngoại giao, tuyên giáo và báo chí khối đảng lại một lần nữa bày tỏ thái độ đắc thắng trước các “thế lực thù địch”. Một tuyên truyền viên cao cấp ngay lập tức cho rằng thành công vào Hội đồng nhân quyền của Nhà nước Việt Nam là một đòn mạnh giáng vào luận điệu xuyên tạc của những thế lực không mấy trong sáng đó.

Trước đó, một trong những “thế lực thù địch” - ông Vũ Quốc Dụng, nguyên tổng thư ký Hiệp hội nhân quyền quốc Tế, ISHR (Đức), ẩn dụ rằng theo một câu châm ngôn của Tây phương, sẽ chỉ là một sự chọn lựa giữa bệnh dịch hạch và bệnh dịch tả nếu bất cứ quốc gia nào được bầu dù là Trung Quốc, Ả Rập Xê Út hay Việt Nam.


Câu châm ngôn độc địa trên lại bị xem là phát tác không thể tốt lành hơn trên mảnh đất tuyên giáo màu mỡ Việt Nam. Dù giữ thái độ im lặng và biểu tả tự ti một cách rất không bình thường trước thời điểm Nhà nước “lên bàn mổ” của Hội đồng nhân quyền, các báo đảng lại đồng loạt vỡ òa niềm vui ngay sau đó.

Cường điệu và khoa trương đến mức bất chấp liêm sỉ cũng là một căn bệnh luôn được định dạng như một thói tật rất, rất thiếu trong sáng của người Việt.

“Dân khốn khổ đến tận cùng rồi!”
Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người” là một khẩu ngữ mang tính thể diện duy nhất để đối phó với bất kỳ thế lực vô liêm sỉ nào.

Việt Nam nào?

Và quyền con người cho ai?

Cùng thời gian diễn ra cuộc bầu bán ở Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, vụ việc 10 năm tù oan của ông Nguyễn Thanh Chấn ở một vùng nông thôn miền Bắc đã nổ ra. Một kiểm sát viên có thâm niên thổ lộ rằng đó chỉ là vụ hãn hữu được phát hiện, nằm trong rất nhiều án oan khác còn phải trình diện mỗi buổi sáng trong các buồng giam tối mít.

Tui chẳng biết hội đồng nhân quyền là cái gì, mấy ông chính quyền vô đó làm chi. Chỉ thấy rằng mấy ổng đã làm cho dân khốn khổ đến tận cùng rồi!” - một bà lão dân oan đất đai, người ròng rã mang đơn khiếu kiện từ Nam chí Bắc cả hàng chục năm qua và còn bị công an xô dập mặt, hổn hển thốt lên.

Từ khóe mắt bà thảng thốt tuôn lăn những giọt nước mắt.

Rất, rất nhiều trường hợp oan trái lẫn đau xót như thế đã hầu như không được các cơ quan phát ngôn của Đảng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Mặt trận Tổ quốc nhắc đến.

Cũng không một lần, các tờ Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân và Đại Đoàn Kết dám nói lên tiếng lòng xé ruột của dân chúng về bản chất lobby chính sách về thu hồi đất đối với các dự án kinh tế xã hội - tác nhân đã gây ra biết bao thảm cảnh tột cùng cho một tầng lớp dân oan thời đại cùng tư tưởng sống chết giữ đất.

Ngay cả hàng loạt vụ xả lũ thủy điện như một cách “giết sống” đến vài chục người người dân vùng rốn lũ mà đã dồn dập xảy ra trong thời gian “kinh tế - xã hội vẫn cơ bản ổn định” của Quốc hội thứ 6 khóa XIII - nơi đang tìm mọi cách rút ngắn chặng đường sửa đổi Hiến pháp, cũng không làm cho các đại biểu dân bầu động lòng. Còn báo đảng cũng theo đó mà chìm vào một trạng thái mà người dân Hà Nội thường chì chiết: cấm khẩu.

Hoặc đã gần một phần tư thế kỷ lặng cúi từ khi Hiến pháp 1992 ban hành, nhưng điều không thể hiểu nổi là những chủ đề thiết thân về quyền con người như Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý vẫn chỉ gục đầu trên bàn nghị sự của gần 500 nghị viên.

Rất, rất nhiều chuyện cần và phải được đặc tả về thực hư quyền con người ở Việt Nam, kể từ thời điểm 1982 khi quốc gia này ký kết Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, hoặc không ít cái chết của dân thường trong các đồn công an mà đã làm nên một sắc thái ngọt ngào cho gương mặt nhân quyền của chế độ trên trường quốc tế.

Hương sắc ngọt ngào ấy lại là một nghịch lý của hệ thống báo đảng: trong khi vồ vập phát bài về “thắng lợi chính trị và ngoại giao” và điều được coi là thành tích vào Hội đồng nhân quyền, chẳng mấy tin tức xuất hiện trên báo đảng về câu chuyện Nhà nước Việt Nam rốt cuộc đã phải ký Công ước quốc tế về chống tra tấn.

Cũng không hề đề cập đến chi tiết việc ký Công ước chống tra tấn chỉ diễn ra 5 ngày trước khi Liên hiệp quốc xem xét cho giới lãnh đạo đầy tham vọng của Việt Nam một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền - như một chủ trương đối thoại thay cho đối đầu của cơ quan làm nhiệm vụ hài hòa thế giới.

Và càng không có bất kỳ thông tin nào về những cái chết luôn bị lấp liếm là “đột tử” của người dân trong đồn công an.

Cũng như câu chuyện buôn bán người nhan nhản và còn hơn cả nhẫn tâm đang tràn ngập ở các địa phương trên đất nước này…

Quyền con người cho ai? Hoặc vì ai?
Cái áo không làm nên thày tu
Sự khác biệt còn lại chỉ là thái độ nhận biết và biểu hiện “tẩy chay” của báo chí phi lề đảng, làm nên một biên giới chưa từng thấy với giới tuyên giáo và nội bộ báo đảng.

Chiếm ít nhất 90% trong tổng số gần 1.000 báo in và báo điện tử ở Việt Nam, tuyệt đại đa số báo giới đã đồng loạt không đăng phát bài về sự kiện Nhà nước Việt Nam được bước qua khe cửa Hội đồng nhân quyền.

Bất chấp định hướng tuyên truyền đầy khích lệ của Ban tuyên giáo trung ương, một số tờ báo đã chỉ xếp tin tức “Luôn tôn trọng và bảo đảm quyền con người” vào mục tin vắn, cùng chỗ với loại tin thu hút nhiều người đọc như vụ một nhà sư giết người tình rồi phi tang xác chết…

Phạm Chí Dũng

Tác giả trực tiếp gửi cho BVN
 

Nỗ lực thông qua Dự thảo Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói Dự thảo đã tiếp thu được 'tinh hoa trí tuệ dân tộc'
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố các đại biểu đang "làm việc hết mình" để thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92 ngày 28/11 tới.

Cho tới thời điểm này, gần như chắc chắn bản dự thảo sẽ nhận được sự chuẩn thuận của Quốc hội cho dù trong xã hội còn có ý kiến phản đối.

Sáng thứ Hai 18/11, các đại biểu đóng góp ý kiến trực tiếp vào dự thảo và qua phiếu thu, thay vì thảo luận tại hội trường như định trước.

Ông Nguyễn Sinh Hùng được báo Tuổi Trẻ dẫn lời phát biểu sau phiên đóng góp ý kiến: "Sau khi các vị đại biểu sửa trực tiếp vào dự thảo hôm nay, Ủy ban [Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992] sẽ tiếp tục hoàn chỉnh một vòng nữa, tiếp thu tận cùng những ý kiến xác đáng, hợp lý để có thể yên tâm là dù còn ý kiến khác nhau nhưng Quốc hội đã làm việc hết trách nhiệm".

Tuy nhiên được biết các ý kiến phút chót này chủ yếu đi vào câu chữ, còn nội dung gần như đã được các dân biểu tán thành từ sau phiên thảo luận hội trường hôm 5/11.

Quá trình thu thập ý kiến đóng góp từ người dân cũng khép lại từ mấy tháng trước.

Mới hôm 15/11, một nhóm trí thức còn gửi thư lên Quốc hội yêu cầu dừng thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 92, tuy nhiên theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, "có một số ý kiến đề nghị nhưng đó chỉ là một số ý kiến thôi nên chúng tôi không tiếp thu được”.
'Tinh hoa trí tuệ dân tộc'
Ông Hùng khẳng định: "Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã làm việc cần mẫn, khiêm tốn, cầu thị để tiếp thu cho được ý kiến của đại biểu Quốc hội và tinh hoa trí tuệ của nhân dân".

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, người đồng thời là Trưởng ban biên tập Dự thảo, Phan Trung Lý cho biết: "... Các vị đại biểu Quốc hội đều cơ bản tán thành với dự thảo và cho rằng Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã kịp thời nghiên cứu, giải trình, tiếp thu một cách nghiêm túc, đầy đủ ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, ý kiến của nhân dân".

Về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định trong Điều 4 Hiến pháp sửa đổi, ông Lý nói: “Tuyệt đại đa số ý kiến tán thành với quy định tại Điều này".

Góp ý của các đại biểu Quốc hội chỉ là chỉnh lý nhỏ, thí dụ thay quy định Đảng “chịu trách nhiệm về những quyết định của mình” bằng quy định Đảng “chịu trách nhiệm về sự lãnh đạo của mình”.

Trong khi đó, thư gửi Quốc hội ngày 15/11 của Nhóm khởi xướng và ủng hộ Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp, còn gọi là Kiến nghị 72, nhận định "Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, như đang được thảo luận và chuẩn bị thông qua tại Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIII, về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước".
(BBC)

Cứu trợ Philippines, quân Mỹ được coi như thiên sứ

Nhiều người dân trên đảo Leyte và Samar của Philippines, nơi vừa bị siêu bão Haiyan san phẳng, coi quân đội Mỹ như thiên sứ.
Lính Mỹ giúp đỡ một người Philippines bị thương sau bão Haiyan. Ảnh: Nypost
Lính Mỹ giúp đỡ một người Philippines bị thương sau bão Haiyan. Ảnh: Nypost.
Chiến dịch cứu trợ nhân đạo trên quy mô lớn không chỉ để giúp đỡ đồng minh mà còn là mỏ vàng chiến lược cho quân đội Mỹ mà sự hiện diện của họ ở châu Á, các nhà phân tích nhận định.

“Thảm họa thiên nhiên không phải chỉ xảy ra ở Philippines. Điều này sẽ gửi tín hiệu đến tất cả quốc gia Đông Nam Á, châu Á, rằng Mỹ rất nghiêm túc về sự hiện diện của họ ở đây”, nhà phân tích chính trị Philippines Ramon Casiple nhận xét.

“Có thể suy từ khả năng ứng phó thảm họa thiên nhiên ra khả năng xử lý các tình huống chiến tranh. Đây là định hướng mới của các lực lượng đặc nhiệm”, ông Casiple nói với báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc).
Tính đến ngày 15/11, Philippines nhận được hỗ trợ từ các chính phủ và các tổ chức nước ngoài cho nạn nhân bão Haiyan với tổng số tiền 5,48 tỷ peso (126,8 triệu USD), Bộ Ngoại giao Philippines cho biết. Các nguồn tài trợ đến từ 43 quốc gia và các tổ chức quốc tế. Đến nay, Mỹ là nước đóng góp lớn nhất với việc điều một nhóm 8 tàu do tàu sân bay USS George Washington dẫn đầu tới Philippines.
Từ khía cạnh quân sự, những sứ mệnh nhân đạo như chiến dịch Damayan ở Philippines hiện nay mang lại nhiều lợi ích cụ thể. Đó là cơ hội hoạt động ở những nơi xa xôi, xây dựng đồng minh quân sự và luyện tập khả năng phản ứng thực tế - những nhiệm vụ rất cơ bản trong chiến đấu và chiến thắng.

“Kế hoạch phản ứng với thảm họa là kỹ năng cần thiết của quân đội, nên cơ hội luyện tập phản ứng với thảm họa là điều rất tốt cho nhóm lập kế hoạch”, Phó đô đốc Mark Montgomery, chỉ huy nhóm tàu tấn công USS George Washington (Mỹ) đang đỗ tại vùng biển ngoài khơi vịnh Leyte, nói.

Sau khi hứng chịu bão Haiyan, Philippines bắt đầu nhận hỗ trợ từ các lực lượng quân sự khắp khu vực. Úc, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều gửi máy bay hoặc nhân sự.

Brunei, Anh, New Zealand và Thái Lan có thể cũng sớm hỗ trợ. Nhưng không nước nào thực hiện được như Mỹ, trong khi đối thủ khu vực của Mỹ là Trung Quốc chưa đưa bất kỳ đội quân nào đến giúp, còn hỗ trợ tài chính không đáng là bao.

“Mọi việc đang diễn ra làm nổi bật phản ứng ít ỏi của Trung Quốc - đó là chính trị. Người ta nói rằng, Trung Quốc không thực sự là bạn của khu vực”, ông Capsiple nói.

Theo chuyên gia này, đối với các đồng minh khu vực của Mỹ như Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan, và ở chừng mực nào đó là cả Indonesia, đây là một sự khẳng định rằng Mỹ sẵn lòng hỗ trợ. Với các nước khác thân với Trung Quốc hơn, thông điệp được gửi đi là Mỹ vẫn là cường quốc mạnh nhất trong khu vực.

Cứu trợ cũng như tập trận

Chỉ vài giờ sau khi bão mạnh ập đến, Hải quân Mỹ đã xuất phát từ các căn cứ ở Nhật Bản đến Philippines để đánh giá thiệt hại và lên kế hoạch phản ứng. Chỉ trong vài ngày, tàu George Washington đã rời Hong Kong và dẫn đầu đội hơn chục tàu chiến đến vịnh Leyte.

Đến nay, đội máy bay chiến đấu Mỹ đã thực hiện 480 giờ bay, đưa gần 1.200 nhân viên cứu hộ đến thành phố Tacloban bị tàn phá và đưa gần 2.900 người dân mất nhà ra khỏi vùng thảm họa. Chỉ riêng hôm 16/11, họ đã đưa hơn 119 tấn thực phẩm, nước uống và đồ dùng đến những khu vực bị tàn phá nặng nhất gồm Tacloban, Borongan và Guian.

Hơn 600 lính Mỹ đang có mặt ở Philippines. Tàu USS George Washington đưa thêm hơn 6.200 thủy thủ đến hỗ trợ các chiến dịch trên không, và 1.000 lính thủy quân lục chiến và thủy thủ cùng đơn vị viễn chinh biển thứ 31 dự kiến sẽ có mặt trong tuần này.

Đại tá Miguel Okol, phát ngôn viên của Không quân Philippines, nói rằng, ông cảm thấy biết ơn trước sự giúp đỡ của Mỹ, và cũng hiểu rằng những hoạt động này mang hàm ý quân sự.

Theo Đại tá Okol, bằng việc cùng thực hiện sứ mệnh nhân đạo, lính Mỹ và Philippines đang thực hiện các bài tập trận chung, ví dụ việc vận chuyển bằng máy bay C-130. Mỹ đã triển khai 15 chiếc máy bay loại này đến Philippines.

Trong khi đó, Philippines đang đối mặt nhiệm vụ tái thiết vô cùng khó khăn sau bão Haiyan, với số người thiệt mạng được xác nhận là 3.681 người và số người mất tích là 1.186. Nhiều khu vực bị cô lập vẫn chưa nhận được nhiều cứu trợ. Ước tính, 4 triệu người bị mất nhà sau siêu bão. Hầu hết hàng hóa cung cấp cho các khu vực xa xôi đều được đưa đến bằng trực thăng của Mỹ.

TRÚC QUỲNH tổng hợp
(Tiền phong)

Phạt xe chính chủ, tận thu để xây sân bay?

Sau khi chúng tôi đăng tải bài viết "Lại phạt xe không chính chủ từ ngày 1/1/2014" đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều đáng suy ngẫm của độc giả quanh vấn đề này.
Theo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt mới được ban hành, kể từ ngày 1/1/2014, đối với những xe máy và ô tô không chính chủ sẽ bị xử phạt.
Mức phạt với cá nhân là chủ xe máy, mô tô từ 100.000-200.000 đồng. Với tổ chức là chủ xe, hành vi này bị phạt từ 200.000-400.000 đồng.
Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng đối với cá nhân là chủ ô tô... từ 2-4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô nếu vi phạm quy định này.
Tận thu lấy tiền xây sân bay?
'Không phạt, rút lại, nghiên cứu rồi đùng một cái lại phạt. Thái độ của các quan phụ mẫu khiến người dân hoa mắt, chóng mặt vì bị xoay như chong chóng. Đó là còn chưa kể, thông tin rối như canh hẹ, mỗi người hiểu một kiểu, ai cũng có lý của mình.
Lãnh đạo các bộ ngành ai cũng chứng minh quy định là ích nước, lợi nhà là tốt cho quản lý, giảm tai nạn giao thông... Nhưng dư luận không phục, họ cho rằng đang bị làm khó, bị tận thu, bị coi là nguồn kiếm chác...'.
Đầu tiên là lời ca thán của độc giả Hoàng Hà: "Dân nghèo có chiếc xe máy mua lại người khác! Vậy mà bao kẻ nhằm vào để kiếm chác. Thật bất bình lắm thay".
Sự bất bình của dư luận hẳn nhiên là có lý, đếm trên đầu mỗi loại xe họ đã phải chịu cả chục loại thuế, phí, nhưng tai nạn không giảm, đường xấu vẫn phải đi.
Trong khi đó, lại có cả hàng loạt các quy định ra đời, mà quy định nào cũng chỉ phạt, muốn phạt.
Phạt xe chính chủ, tận thu để xây sân bay?

Độc giả Tuanvinh thở dài: "Lại điệp khúc phạt, phạt nữa,... , phạt mãi". Còn độc giả Dân thì cho rằng: "Cứ tình trạng này thì Lợi thì có Lợi nhưng chắc Răng của người Dân chẳng còn".
Tỏ ra chia sẻ với khó khăn chung của các bộ ngành, trong 9 tháng đầu năm mà bộ ngành nào cũng than khó, hết tiền. Đến cả ngân sách Nhà nước năm nay cũng được Bộ Tài chính thừa nhận hụt thu.
9 tháng mà thu ngân sách mới chỉ đạt có 66,6% (so với các năm là 80%), điều này khiến Bộ Tài chính tin rằng sẽ không thể đạt dự toán, buộc phải xin nới trần bội chi ngân sách.
Độc giả Dung bảy tỏ: "Phải phạt là đúng rồi, Bộ GTVT đang thiếu tiền để xây sân bay Long thành và nhiều dự án khác nữa vì thế phải tăng cường phạt thôi. Nhà nước và nhân dân cùng làm mà, giờ đang bội chi ngân sách không có tiền phải dở chiêu này thôi".
Biết chấp nhận thực tế hơn, độc giả Kiến Kim đưa ra lời khuyên "dân nên chấp nhận và đừng có kêu ca".
Độc giả này giải thích, trước thực tế suy thoái kinh tế cần tăng thu nhập ngân sách, bằng mọi giá phải đề xuất thu đủ để bù vào lỗ hổng đang ngày càng tăng về các khoản chi phí thì việc thu là cần thiết.
Xác định ranh giới xe chính chủ, xe mượn như thế nào?

Nhưng cứ cho "vì dân nên phải đóng tiền" để dư luận có thể chia sẻ được, để nhân dân và Nhà nước cùng làm. Vấn đề, các quy định xử phạt này làm thế nào để thuyết phục được người dân, khiến dân chấp nhận nộp tiền mà không phải băn khoăn.
Ví như làm sao xác định được xe mượn, hay xe chính chủ, xe người nhà hay xe ăn trộm để mà xử phạt. Khi nào thì phạt 100.000, lúc nào sẽ phạt 200.000 đồng.
Hay như, một gia đình có 10 người thì tất cả đều phải có xe máy, nghĩa là phải xây thêm một căn nhà với diện tích tương đương để chứa những xe này. Hay đi ra đường, nếu muốn đi xe của bố hoặc mẹ thì phải mang cả người chính chủ đi theo hay phải làm thế nào?
"Vấn đề ở chỗ xác định xe không chính chủ với xe mượn, xe của người trong gia đình thế nào. Hay mỗi lần mượn xe lại phải mượn luôn chủ xe đi cùng hay qua chỗ công an để họ chứng nhận cho?", độc giả Nam Việt đặt câu hỏi.
Đó cũng là câu hỏi của độc giả Đại Việt Vua: "Nhà tôi có 1 xe. Bố tôi đi, con tôi đi, vợ tôi đi thì bị phạt hết à?".
Hay như lời hài hước, mỉa mai của độc giả Phandai: "Không có vợ chồng con cháu gì hết, xe ai nấy đi. Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi. Kỳ nầy dân ta chơi sang hơn tây í".
Còn độc giả Ngô Hải lại đòi hỏi sự công bằng: "Con mượn xe của bố, em mượn xe của anh... cũng bị phạt à? Sao vô lý thế mà các ông cũng đề xuất được!"
Độc giả này lập luận, việc này chỉ làm tăng túi tiền của mấy ông cảnh sát giao thông, chỉ dân là khổ. "Sao các ông không nghĩ ra cái gì đó để giảm tai nạn giao thông đi mà chỉ nghĩ đến phạt tiền của dân?", độc giả Ngô Hải nói.
Thế giới không làm thế!

Thực tế, quy định đổi xe chính chủ không phải chỉ ở Việt Nam mới có. Luật là để xử phạt. Để khỏi bị xử phạt thì phải làm theo Luật. Tuy nhiên, luật gì thì cũng phải gần với dân được dân chấp nhận thì mới thực hiện được.
Độc giả Thanh Thien chia sẻ kinh nghiệm từ nước Đức cho biết:
"Tôi đã ở nước Đức, đã mua xe cũ để sử dụng. Luật tại đây quy định trong vòng 10 ngày, phải làm xong thủ tục sang tên. Điều khác biệt là không phải đóng bất cứ khoản phí, thuế nào, trừ tiền làm lại giấy chính chủ rất thấp.
Thủ tục cũng đơn giản: Người mua cầm giấy viết tay có đủ thông tin của người bán và giấy chính chủ đến nộp cảnh sát, 15 phút sau là có giấy mới tên mình. Quý vị biết kỷ luật của Đức rồi, tốt nhất là làm ngay, nếu không muốn bị phạt".
Đó là còn chưa nói tới tình trạng ngồi trên mây ra văn bản trên trời, vừa gây lãng phí vừa làm khổ dân.
Độc giả Trần Hùng chỉ ra một thực tế: "Các loại văn bản luật hay dưới luật, các quy định chế tài của ta luôn luôn được thay đổi, bổ sung còn nhiều và nhanh hơn cả trẻ con thay Bỉm. Quá chán cho những ông làm luật vì trình độ của họ quá kém".
Cũng không oan, khi độc giả này nói như vậy khi chỉ trong một thời gian ngắn, những phát ngôn của các lãnh đạo ngành đã quay ngoắt 180 độ.
Thực tế, hành vi này đã được quy định tại Thông tư số 11 (ban hành ngày 1/3) với mức phạt từ 800.000-1,2 triệu với mô tô, xe máy; 6 - 10 triệu đồng đối với ô tô.
Tuy nhiên, quy định này đã gặp phải nhiều phản đối từ phía người dân và một số chuyên gia pháp luật về tính khả thi và tăng mức phạt.
Sự ồn ào của dư luận buộc Bộ trưởng Bộ GTVT phải lên tiếng yêu cầu rút lại dự thảo, không phạt xe chính chủ để tiếp tục nghiên cứu.
Lý do Bộ trưởng Thăng đưa ra là Thông tư 11 không có tính khả thi cao, chi phí tốn kém và điều khoản thực hiện khó.
Quan điểm này lập tức gặp sự phản ứng gay gắt từ phía Bộ Công an, đại diện Bộ Công an thậm chí còn dùng từ ngữ "chùn tay", "thiểu năng" khi nói về phóng viên và lãnh đạo Bộ GTVT trước quyết định không xử phạt.
Sau 1 thời gian xem xét, nghiên cứu, ngày 4/9, Bộ GTVT đã có công văn hỏa tốc gửi Chính phủ đề nghị phạt chủ phương tiện thực hiện hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.
Thái độ thiếu nhất quán của lãnh đạo Bộ GTVT khiến nhiều độc giả bức xúc, dân bị rối không biết tin vào ai.
Độc giả Trần Trung ngao ngán: "Lại phạt xe không chính chủ, thật không hiểu ra làm sao cả. Cứ như thời tiết Sài gòn, sáng nắng, chiều mưa, trưa hâm hấp lòng".
Cùng tâm trạng, độc giả Minh Phúc thở dài: "Lúc nói không phạt, chưa phạt giờ lại nói phải phạt ngay 2014... kiểu gì vậy?? Hình như động cơ là tận thu thì phải?
Thái An
(Đất Việt)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét