Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Bùn đỏ titan tràn lênh láng như lũ - Giá điện và những cơn lũ - Thủy điện giết sông

Bùn đỏ titan tràn lênh láng như lũ, trôi 3 xe máy

TTO - Khoảng 8g sáng nay 18-11, một moong (hồ chứa - PV) khai thác titan của công ty CP đầu tư khoáng sản và thương mại Bình Thuận (xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) bị rò rỉ nước. Sau đó bờ moong bị vỡ, nước cuốn theo bùn đỏ từ trong công ty ra đường nhựa.
Bùn đỏ lênh láng gây cản trở việc đi lại của người dân - Ảnh: Nguyễn Nam
Nhiều nhân chứng cho biết lúc này có một nhóm người đi qua con đường này. Bùn đỏ đã cuốn trôi 3 xe máy và làm trượt chân một người. Rất may người này đã chạy thoát kịp thời. “Nước bùn đỏ giống như nước lũ”, một nhân chứng cho biết.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, vào lúc hơn 8g, gần 100 ô tô và xe máy phải đứng chờ hai bên đường vì dòng bùn chảy xiết. Lực lượng công an xã Tiến Thành (TP Phan Thiết) và Đội CSGT Công an TP Phan Thiết có mặt tai hiện trường điều tiết giao thông.
Nước bùn đỏ chảy từ phía trong công ty cuốn theo nhiều vật dụng khai thác bằng kim loại nằm ngổn ngang trên đường. Một trụ điện phía trong công ty bị ngã đổ. Lượng bùn đóng trên mặt đường ngập đến đầu gối.
Do lượng bùn đỏ đổ ra quá lớn, tràn sang các khu rừng thông và đi vào nhiều resort đang được xây dựng tại khu vực giáp ranh giữa huyện Hàm Thuận Nam và TP Phan Thiết. Nước bùn đỏ còn tràn sang một số nhà dân lân cận. Còn lượng nước chảy từ công ty đa phần băng qua đường nhựa và đổ thẳng ra phía biển.
Anh Nguyễn Văn Khải, một người dân cho biết khi nghe vợ gặp nạn thì anh chạy đến ngay hiện trường. Vợ anh là chị Đoàn Thị Hinh đi xe máy qua khu vực này đúng lúc nước buồn đỏ cuồn cuộn chảy ra ngoài. Chị Hinh bị trượt bánh xe té ngã nhưng rất may không hề hấn gì, còn chiếc xe máy bị cuốn trôi.
Đến khoảng 9g40, công ty trên cho máy xúc dọn dẹp mặt đường và ô tô đã có thể qua lại, nhiều người đi xe máy không dám qua vì sợ trượt ngã.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Tiến Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, cho biết đã chỉ đạo tổ công tác của tỉnh cùng công ty khống chế dòng chảy, san cát, giải tỏa giao thông.
TTO sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến vụ việc.
Hiện trường bùn đỏ chảy ra ngoài - Ảnh: Nguyễn Nam
Gần 100 ô tô và xe máy phải đứng chờ hai bên đường vì dòng bùn đang chảy xiết - Ảnh: Nguyễn Nam
NGUYỄN NAM

Những tha hóa trong nghề thầy giáo thời nay

CÓ PHẢI LÀ THẤT ĐỨC?

     Xã hội hiện đại là cả một guồng máy khổng lồ nó cuốn người ta đi và sự thực là nhiều khi chưa biết rõ việc làm của mình có ý nghĩa gì, nhiều người đã phải lao vào hành động để đáp lại sự đòi hỏi của hoàn cảnh cũng như để tạo nên những bước đi thích ứng với các đồng loại.
     Đến khi có dịp nhìn lại những lần "nhắm mắt đưa chân" kiểu ấy, người ta không khỏi bỡ ngỡ, như là ai khác chứ không phải mình đã làm việc này việc nọ.
     Song thì giờ dành cho phản tỉnh đâu có nhiều?
     Thế là các kịch bản cũ lại được tiếp diễn, kể cả các bi kịch.
     Và tôi ngờ rằng dù đã tỉnh táo đến đâu, nhiều khi chúng ta vẫn không hình dung hết quy mô của tấn bi kịch mà chúng ta đã thể nghiệm.
      Từ đây, lại dễ sinh ra thói xuê xoa, lấp liếm, thái độ lảng tránh sự thực, tức là cái bi kịch về sau thường đá thêm một chút sắc thái hài kịch.
      Dưới đây, tôi thử nêu lên một bi kịch nhỏ, mà một số người quen của tôi đã và đang trải qua.Tôi thành thật tin rằng các nhân vật của bi kịch không phải không nhìn thấy tình thế của mình.
    Có điều, nói như A.Camus, khi đã xuống thuyền rồi người ta không thể quay trở lại được nữa.
      Ấy là câu chuyện về một công việc đáng lẽ rất sang trọng. Việc một số giáo sư tham gia đào tạo lớp người kế tục, các phó tiến sĩ (nay đã đổi là tiến sĩ).

     Từ nhiều năm nay, anh Ng. tôi quen thường xuyên phải làm việc đó, bởi trong chuyên ngành nghiên cứu văn học, anh thuộc loại đầu đàn. Thời gian đầu, mỗi khi gặp nhau anh rất hay đả động tới chuyện này. Luôn luôn anh nhăn nhó và kể với tôi là các ông bà phó tiến sĩ tương lai ấy buồn cười lắm. Việc học ở ta, từ lớp dưới, vốn đã rất yếu nên sau mười mấy năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, mang tiếng là đã xong đại học mà nhiều khi các học giả  tương lai đó "chẳng hiểu nếp tẻ gì cả" (trong ngôn ngữ hàng ngày, Ng. thường thích lối nói thậm xưng một chút như vậy).
     Nhưng có lẽ do sự nhạy cảm đặc biệt trước nhu cầu thời đại, phần lớn họ lại rất sính bằng cấp, có thể nói là muốn đạt tới bằng cấp bằng mọi giá.
     Thế là hình thành nên một nhu cầu mà những người như Ng. phải lấp đầy.
     Song làm mà vẫn ngại, vừa làm vừa chán chường.
      "Nhiều khi phải tự nhủ là mình đang làm những việc chả dây dưa gì đến văn chương thì mới dám tiếp tục" - anh Ng. có lần tâm sự.
     Nhiều năm đã trôi qua, mọi chuyện hầu như không có gì thay đổi nếu không muốn nói cứ đuối dần đi nữa. Tôi hiểu như vậy, khi thấy dạo này Ng. ít nói tới chuyện đào tạo.
     Trong hoàn cảnh của một người đã đến tuổi về hưu sắp lo làm sổ, anh chỉ còn mải miết tính nốt những việc đang dở dang và đáng lẽ nên để cho anh yên thì phải hơn.
     Thế nhưng trong cuộc đời này, ai dám bảo đảm là đã vắt kiệt cái máu Đông Ki-sốt trong người?
     Không hiểu ma đưa lối, quỷ đưa đường thế nào, chính tôi lại có lần máy mồm trở lại hỏi han về cái chuyện đào tạo của Ng:
- Thế sao anh vẫn tiếp tục nhận hướng dẫn?
- Đây là việc nhà trường giao cho, từ chối sao tiện? Hàng năm từ trên bộ đã có chỉ tiêu là phải đào tạo từng này từng kia người.
- ...
- Với lại không mình hướng dẫn thì người khác hướng dẫn. Guồng máy chung nó chạy theo hướng  của nó, mình có đi ngược lại cũng vô ích.
    Đến chỗ này thì tôi hiểu. Và tôi chợt nhớ ra những lời đồn đại của mọi người chung quanh về khía cạnh chính của vấn đề.
    Là không vất vả như luyện thi, nhưng công tác đào tạo trên đại học bây giờ cũng vớ bẫm lắm, càng học trò ở các tỉnh xa hoặc loại kém cỏi không biết gì càng nộp những phong bì nặng cho thầy.
    Không ai công bố con số cụ thể bao nhiêu, song người ta vẫn nói giăng giăng với nhau cả chỗ riêng tư lẫn chỗ đông người như vậy.
    Chẳng cần tinh ý gì lắm cũng có thể nhận ra sự thay đổi rõ rệt của Ng.
    Từ chỗ chê ỉ chê eo, anh đã hồn nhiên nhập cuộc.
     Bao nhiêu tài năng và nghị lực vốn có được anh đem dồn tất cả cho cái mục đích cụ thể mà người ta đã cột anh vào.
    Anh mang lại cho nó những ý nghĩa bất ngờ. Anh say sưa. Anh mê mải.
    Giờ đây có ai đó trong đám bạn bè tâm huyết lảng vảng định nói tới những bất cập trong công tác hướng dẫn luận án, anh không bắt lời nữa. Khi nói xa khi nói gần, anh gợi cho người ta cảm tưởng đây là chuyện mâm cơm nhà anh, và thiên hạ sẽ bất lịch sự, nếu cứ nhìn vào đó một cách soi mói.

    Không phải chỉ riêng anh Ng. của tôi rơi vào tình thế nói trên. Mà ở ngành nào, người ta cũng nghe những lời than thở và cách xử lý tương tự. Bởi vậy, tôi muốn được phép bàn rộng ra một chút.
     Các cụ xưa có hai tiếng "thất đức" để chỉ những việc làm để lại di hại cho nhiều đời sau.
     Giá bây giờ tôi bảo với những người như anh Ng. rằng công việc các anh làm có thể phải gọi là thất đức, lập tức sẽ có nhiều lý lẽ phản đối.
     Các anh là những giáo sư giỏi. Các anh chỉ đi dạy học, lo truyền thụ kiến thức cho người khác. Xưa nay, ở xứ ta, nghề dạy học cũng như nghề làm thuốc bao giờ cũng được trọng vì người làm nghề chỉ lo trồng cây đức cho thêm tốt tươi, chứ sao gọi là thất đức được?
     Nhưng thử nghĩ, dưới tay anh Ng. - "mang nhãn hiệu của anh Ng." - bên cạnh những cán bộ khoa học tạm được, cũng đã có bao nhiêu tiến sĩ rởm. Mà càng những người kém chuyên môn càng giỏi xoay xỏa, leo trèo. Sau khi có bằng cấp, một số trong họ sẽ đóng những vai trò trọng yếu trong nghiên cứu khoa học và đào tạo các lớp người sau. Nói cách khác, lớp người có bằng cấp rởm sẽ đông lên theo cấp số nhân.
     Mà truy tìm cú hích đầu tiên, vẫn phải gọi tên của Ng. và những đồng sự của anh. Tôi chưa hẳn yên tâm khi dùng chữ thất đức, nhưng chưa tìm ra chữ khác đích đáng hơn.

Đã in trong  Nhân nào quả ấy, 2004
     

  ĐƯƠNG NHÂN BẤT NHƯỢNG Ư SƯ !                                                            
      Luận  ngữ  là cuốn sách số một, sách cái của đạo Nho. Trong đoạn 35 của chương Vệ Linh Công, học trò từng ghi lại một lời dạy của Khổng Tử: Đương nhân bất nhượng ư sư ( làm điều nhân thì dẫu thầy mình, mình cũng không nhường.)
      Đạo Nho thường được miêu tả là hay đưa ra những lễ nghi nghiêm khắc, những ràng buộc tuyệt đối. Sư ( thầy học)  là một trong ba ngôi bề trên (quân sư phụ) mà người ta phải phục tùng vô điều kiện.
      Vậy mà ở đây, Khổng Tử lại giả định cho người ta một khả năng “nổi loạn” với nghĩa có những việc không nhường thầy. Tại sao vậy ?

      Để trả lời câu hỏi này, trước tiên cần nói qua về khái niệm nhân. Đây không phải chữ nhân là người. Mà chữ nhân này trong ký tự gồm chữ nhân đứng và chữ nhị, để chỉ quan hệ hai người, và mở rộng là quan hệ người với người nói chung.
      Thông thường ở ta, các bậc trí giả chỉ xem nhân như nhân từ nhân ái, tức yêu người thương người. Còn theo cách giải thích của các nhà nghiên cứu Nho giáo Trung quốc hiện nay, thì nhân trong câu trên nghĩa là “cái đạo lý khiến cho con người trở thành người”.
      ( Nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê khi dịch Luận ngữ đã chú thích “nhân là điều ai cũng nên làm, hết sức mà làm“, tức những việc lớn ở đời, cũng đã khá gần với cách hiểu hiện đại nói trên).

     Nhưng hãy trở lại với cái ý tổng quát trong câu Đương nhân bất nhượng ư sư. Ở đây có ẩn một quan niệm về giáo dục cũng như về lễ nghĩa. Tự nó giáo dục không phải là mục đích. Sở dĩ việc học quan trọng vì nhờ nó người ta có thể hoàn thiện mình để mang mình ra giúp đời.
     Và quan hệ thầy trò không phải là những quy định xã hội ép chặt từng cá nhân vào một chỗ cố định, càng không phải là những giới hạn ràng buộc người ta trong hành động.
     Quay trở lại với tình hình giáo dục Việt Nam.
     Khi bàn về giáo dục và ông thầy, câu đầu tiên mà người ta nhắc nhau là Nhất tự vi sư bán tự vi sư.     
      Đằng sau lối nói số học “nửa chữ cũng là thầy “, người nói ngầm đe người nghe rằng ở đây có những giới hạn, và giới hạn này là tuyệt đối.
      Tôi đã là thầy anh một lần thì mãi mãi là thầy anh, không bao giờ anh vượt được tôi cả.
      Rộng ra mà nói, lớp hậu sinh phải biết yên phận trong những gì quá khứ đã vất vả chiếm lĩnh. Và sẽ vĩnh viễn là cái trật tự đã hình thành, người đi sau cứ phải theo đó mà đi, đừng tính chuyện làm khác.
       Từ góc độ của một người từng đi học và khi ra đời sống với những người làm nghề chữ nghĩa, tôi đọc được ở đây cái lời cảnh cáo ngầm như vậy.
      Có thể Nhất tự vi sư bán tự vi sư  cần thiết cho những học trò lười biếng ngỗ ngược. Thế nhưng đối với lớp hậu sinh có chí khí có tài năng và nghị lực thì là cả một bước ngăn trở.
     
  Khổ một nỗi là cái tinh thần nệ cổ này, từ ngành giáo dục đang trở thành một kiểu tư duy của người mình, một nguyên lý chi phối cả xã hội.
     Nhân danh lễ nghĩa, người ta hạn chế khao khát sáng tạo của lớp trẻ.
     Đáng lẽ phải lo đào tạo cho được một lớp trẻ ngày một khá hơn—con hơn cha là nhà có phúc -- thì người ta lấy lớp già ra làm cái trần, làm giới hạn, làm chân trời của họ.
     Đáng lẽ phải lo trung thành với tương lai thì người ta chỉ biết kêu gọi trung thành thụ động với quá khứ.
     Tại sao lại thịnh hành một lối nghĩ như vậy? Chỉ có thể hiểu được điều này nếu nhìn thẳng vào thực trạng non kém của nghề thầy giáo suốt thời trung đại và còn kéo đến tận ngày nay.
     Phan Kế Bính trong Việt nam phong tục (1915) đã nói tới cái tình trạng “mấy ông đồ quèn học hành chưa hiểu vỡ mạch sách, văn chương chưa thuộc đủ lề lối, mà đã đi về các vùng quê tìm nơi thiết trường, gõ đầu năm ba đứa trẻ để hồ khẩu“( hồở đây  vốn có nghĩ là keo dính; từ cổ hồ khẩu có nghĩa kiếm sống).
      Đám thầy này rất hay vòi vĩnh “nào khi nhà thầy có giỗ nào khi thầy lấy vợ” việc gì cũng lôi đồng môn ( tức đám học trò và kéo theo là phụ huynh gia đình họ) ra bắt gánh vác.
      Đã có tình trạng ăn bám (được Phan Kế Bính gọi là cái mọt của thiên hạ),  thì tự nhiên có sự huyênh hoang lên mặt. Người ta thích nhắc đi nhắc lại rằng mình là khuôn vàng thước ngọc. Chữ lễ theo nghĩa tốt đẹp của đạo Nho bị tầm thường hóa, biến thành sợi dây ràng buộc và che giấu cho sự trì trệ.    
      Tình trạng này đến nay vẫn đang được tiếp tục và có lúc trở nên kỳ quặc quá quắt nữa.
      
      Một nền giáo dục tốt đẹp thường có những ông thầy lớn, niềm tự hào chủ yếu của họ là đào tạo được những học trò tài giỏi hơn mình. Chính là ở chỗ vượt thầy mà người đi sau thể hiện sự tôn trọng cao nhất đối với thầy, và tiến bộ xã hội nhờ đó mà được đẩy tới.
      Nhưng ở ta, khi vào dịp thân tình, tôi hỏi một vài giáo sư đầu ngành khoa học xã hội rằng ông có đào tạo được người học trò nào hơn mình không thì các ông đều lúng túng. Thông thường các ông cho rằng đòi hỏi như thế là quá cao, trước mắt phải chấp nhận hoàn cảnh Việt Nam đã.
      Câu chuyện khi tới chỗ ấy tôi đành lảng và lạy trời tha lỗi, mạo muội đoán thêm rằng trong thâm tâm, hình như vấn đề này không có trong đầu óc các vị nữa.
     Cũng như trong đầu óc các vị không hề có chuyện đương nhân bất nhượng ư sư!
V.T.Nhàn

Nhân quyền ở Việt Nam chứ không phải nhân quyền ở Liên hợp quốc!

Nguyễn Mộng Hoài 
Với số phiếu thuận 184 trên 193 thành viên có đại diện ở tổ chức LHQ đã bỏ phiếu tán thành Việt Nam là thành viên trong Hội đồng Nhân quyền khóa tới của LHQ. Công bằng mà nói, đây là một trong những "tín hiệu vui" trên mặt trận "đối ngoại" của Việt Nam. Các nhà ngoại giao và các nhà lâu nay cố công "phò vua" thì không giấu nổi niềm sung sướng, có người còn nhảy cẫng lên và lập tức lên tiếng "chỉ trích" thậm chí "đả kích lên án" những kẻ "bất đồng chính kiến" hoặc "thế lực thù địch, không muốn cho Việt Nam "ngóc đầu lên được !"


Vâng, trên các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo chí, công cụ tuyên truyền thông tin của Đảng và Nhà nước và rất nhiều các phương tiện truyền thông nước ngoài, các trang blog đều viết bài phân tích khá đầy đủ việc Việt Nam được bầu với đại đa số phiếu vào Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc. Chúng ta hoan nghênh các chính khách, các phương tiện thông tin toàn cầu đã cổ vũ chúng ta nhân sự kiện này.
 Tôi là một người dân Việt Nam đã khá nhiều tuổi, vượt qua cái "mốc" cổ lai hi xưa nay hiếm" (bây giờ thì không hiếm) khi nghe tin này cũng giống như nghe tin Ông Thủ tướng Việt Nam nói về "lòng tin chiến lược", ông Chủ tịch nước nói về "đối tác chiến lược và toàn diện" khi tiếp xúc với các đoàn đại biểu cấp cao một số nước. Vui lắm chứ. Không vui sao được khi mà vị thế nước ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, luôn được củng cố và nâng cao trên phạm vi thế giới.
 Trong hơn ba mươi năm chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và xây dựng "chủ nghĩa xã hội" trong vị thế một nước Việt Nam thống nhất và có hòa bình, ngoại giao và các hoạt động quốc tế của ta luôn là một mặt trận có nhiều chiến công hiển hách. Đạt được điều này, theo ý chúng tôi, trước hết và quan trọng có ý nghĩa quyết định là "vấn đề trong nước" là kết quả của sự hi sinh xương máu của hàng chục triệu người trong mấy chục năm chiến trường máu lửa, trong chiến đấu chống thiên tai và cả trong lòng dân khi có được niềm tin vào con đường mình đang đi tới.
 Đó chính là kết quả từ "nội tri" quyết định thắng lợi của ngoại giao nói riêng và "đối ngoại" nói chung. Trên đời này, không kết quả nào chỉ hoàn toàn là ngẫu nhiên và nghiêng về một phía. Những thắng lợi của nền ngoại giao nước ta không chỉ là kết quả của "quan chức ngoại giao" khéo ăn khéo nói, mà đó chính là kết quả của sự phát triển của đất nước, mặc dù phải trải qua không ít khó khăn thử thách, phải vượt qua không ít ghềnh thác. Và bây giờ, trong nửa đầu của thế kỷ 21 này, chúng ta không thể "ngồi mà gậm nhấm dĩ vãng" tự hào đi đến tự kiêu và mờ mắt về những chiến công trong quá khứ, quên mất hiện tại và chưa có đường hướng rõ rệt, sáng tỏ về tương lai.
 Trong khi đó thế giới đã và đang có những chuyển biến hết sức mau lẹ về tất cả các vấn đề chính trị, thể chế, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, quản lý Nhà nước và đặc biệt là coi trọng lực lượng quyết định là nhân dân ở mỗi nước. Nhiều nhà lãnh đạo các nước trên thế giới nhận thức được tầm quan trọng của vai trò nhân dân nên họ luôn nghĩ đến nhân dân, tức là tầm bao quát nghĩ đến nhân quyền. Nhân quyền là quyền làm người, mà trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu bản tuyên ngôn lịch sử này bằng việc trích các Tuyên ngôn của Mỹ và Pháp nhấn mạnh sâu sắc đến "quyền con người", "quyền được hưởng tự do độc lập", quyền được sống và quyền được mưu cầu hạnh phúc.
 Đó cũng là đỉnh cao của Tuyên ngôn Nhân quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều này, trong tiến trình lịch sử phát triển của nước ta 68 năm qua cũng như quá trình phát triển của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã có những sai lầm vấp váp rất nghiêm trọng, cụ thể là đã vi phạm nghiêm trọng đến "nhân quyền". Nhiều khi cái "quyền tối thiểu" của người dân là quyền được sống cũng bị vi phạm không chỉ một vài nước vài vùng lãnh thổ mà còn khá phổ biến trong các chế độ phong kiến và tư bản chủ nghĩa. Nhiều vi phạm nhân quyền trong lịch sử phát triển của nhân loại bây giờ nghĩ lại, nhớ lại loài người không khỏi rùng mình ghế sợ. Đó là các chế độ nông nô, chế độ phong kiến vua quan, chế độ độc tài, phát xít, chế độ độc trị của thế lực chính trị nào đó.
 Đó là những chế độ gần đây nhất mà loài người còn ghi nhớ, là chế độ đế quốc, phát xít độc tài, tiêu biểu là "Phát xít Hit-le", chế độ độc tài biến tướng dưới thời Stalin ở Liên Xô, chế độ "Mao-ít" ở Trung Quốc và chế độ hà khắc cai trị ở các nước trung cận đông, châu Phi...Ngay ở nước ta, lịch sử cũng đã chứng kiến sự "mất nhân quyền" ở các chế độ thực dân, phong kiến hoặc phong kiến mới, "độc tài mới" dân đến sự sụp đổ của các chế độ này mà bằng nhiều cách kể cả quân đội và bom đạn cũng không cứu vãn nổi.

Những sai lầm nghiêm trọng trong đường lối chính sách của chúng ta cũng đã dẫn đến những vi phạm nhân quyền mà lịch sử cận đại đã chứng kiến và hậu quả của nó còn làm nhân dân ta vô cùng nhức nhối. Những sai lầm trong thời kỳ đầu có Đảng Cộng sản lãnh đạo như "khởi nghĩa non" của Xô-viết Nghệ Tĩnh, như Nam Kỳ khởi nghĩa, như cuộc cải cách ruộng đất đợt cuối (1955-1956) ở miền Bắc Việt Nam, cuộc chiến chống Nhân văn giai phẩm, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở miền Bắc v...v...đã "kéo lùi" lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước hàng chục năm mà nếu như chúng ta có được một chế độ dân chủ thật sự, chế độ tôn trọng nhân quyền một cách toàn diện thì có thể chúng ta tiến bộ không kém gì các nước bầu bạn ở Châu Á - Thái Bình Dương cũng như một số nước trên thế giới. 
Suy cho đến cùng, trong chiến tranh, nhất là chiến tranh ái quốc, chống xâm lược, vai trò con người là quyết định, chứ không phải khoa học kỹ thuật về vũ khí là quyết định. Chín năm kháng chiến chống Pháp, chúng ta gần như bằng tay không chống lại và giành thắng lợi trước  một đội quân thiện chiến được trang bị đến tận răng của chủ nghĩa thực dân cũ.
 Và trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đối đầu với một cường quốc cả về kinh tế tài chính lẫn lực lượng vũ trang hiện đại như đế quốc Mỹ và một đội quân tay sai không kém chủ nó, chúng ta vẫn là một nước vừa ra khỏi cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, mới một nửa nước được giải phóng, tiềm nắng kinh tế còn lạc hậu, vũ khí trang bị cơ bản nhất cho quân đội cách mạng của chúng ta là lòng yêu nước và mục tiêu chiến đấu của chiến sĩ là giải phóng dân tộc, tức là giải phóng nhân quyền, trả lại quyền làm người cho mọi người dân, mọi dân tộc đã và đang sống trên mảnh đất hình chứ S Việt Nam. 
Chúng ta đã chiến thắng. Nhân quyền Việt Nam đã chiến thắng và càng rực rỡ hơn ở một nửa thế kỷ 20. Từ khi "phe xã hội chủ nghĩa căn bản sụp đổ" những thập niên cuối cùng thế kỷ 20 cho đến những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, điều quan trọng nhất và quyết định nhất kéo lùi lịch sử phát triển của Việt Nam là không theo xu thế phát triển của thế giới, vẫn bảo thủ giữ độc quyền lãnh đạo vào một tổ chức chính trị mà ngày càng bị thoái hóa, lạc hậu về chủ trương chính sách cũng như phương thức lãnh đạo tổ chức của mình, trong đó hầu như quên mất vai trò nhân dân, tức là không tôn trọng đầy đủ nhân quyền. Trong đó nổi bật nhất là thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước từ tháng Tư 1975, đến nay hầu như vẫn chưa có nhiều thay đổi, vẫn chưa có sự hòa hợp dân tộc một cách thực chất, vẫn nặng nề phân biệt người bên này, người bên kia chiến tuyến.
 Đặc biệt, hình thành một lực lượng, một hệ thống chính trị ngày càng xa rời đường lối quần chúng, phi nhân dân, có một bộ phận không nhỏ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân và không ít kẻ cậy chức cậy quyền làm giầu bất chính, đàn áp, ức hiếp nhân dân, vi phạm nhân quyền. Tất nhiên, chúng ta chỉ "hòa hợp" với những ai yêu nước thương dân chung sức chung lòng xây dựng và bảo vệ tổ quốc chứ không thể "hòa hợp" với những kẻ chống đối, khác nào "nuôi ong tay áo". Nhưng nhận thức về vấn đề này vẫn còn những ngây thơ, phiến diện, "tả khuynh" gây nên những bất công về đối xử với nhân dân, tôn trọng quyền làm người của nhân dân. Ngay trong Hiến pháp là Luật cơ bản của một quốc gia, điều này cũng chưa được quy định rõ ràng thấu đáo và sau đó là các luật cơ bản về nhân quyền cũng chưa quán triệt tinh thần "nhân quyền" như Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1945. 
Ấy là chưa nói đến phe phái chia rẽ trong nội bộ bộ máy lãnh đạo đất nước, những "nhóm lợi ích" những nhóm thân hữu ngày càng lộ chân tướng "làm tàng" xa rời lợi ích quốc gia, dân tộc. Điều này thể hiện rõ trong gần một năm phát động "lấy ý kiến" nhân dân góp ý vào bản Hiến pháp 1992 để có thể trở thành Hiến pháp mới của đất nước. Nhưng xem ra, tốn kém 400 tỷ đồng cho cuộc vận động này, cuối cùng vẫn chỉ là số không hoặc vẫn y nguyên như Hiến pháp năm 1992, cho dù bị bắt buộc phải thông qua thì nó vẫn là bước thụt lùi, vẫn là chưa quan trọng bằng Cương lĩnh của Đảng.
 Trong khi ý chí của đội ngũ trí thức, của các tầng lớp nhân dân đông đảo đến 90 triệu trong đó có hàng chục triệu cử tri, những người đã từng tham gia bầu ra Quốc hội và HĐND các cấp, thì vẫn không bằng ngót 4 triệu đảng viên của Đảng mà thật sự thì dân chủ trong đảng cũng không được thực hiện đến nơi đến chốn, vẫn mất dân chủ trong đảng, thì còn nói gì đến bào đảm dân chủ trong dân. Mất dân chủ rộng rãi và thực chất tức là mất luôn "quyền làm người" "quyền được sống và "quyền mưu cầu hạnh phúc" Chúng ta có ai đau lòng không, khi thấy oan sai quá nhiều, nhà tù cũng có rất nhiều, chế độ đối xử với người bị bắt giữ, dù là tạm giam hay thành án vẫn chưa thật có nhân quyền, ấy là chưa nói bất kỷ "chỗ nào cũng có tiêu cực". hoặc "người ta "ăn" không từ một cái gì !". Kinh tế mấy năm nay xập xệ, khoảng cách giầu nghèo càng sâu hoăm hoắm, đội ngũ người nghèo càng "xóa đói giảm nghèo" càng đông đảo và cơ cực hơn...

     Vậy thì trong thời cơ được là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, chắc chắn, chúng ta sẽ có điều kiện nhìn ra những vấn đề "nhân quyền" còn xộc xệch, méo mó, thậm chí có nhiều vi phạm ở nước ta để tạo nên bước nhày vọt về dân chủ nhân quyền ngay trong đất nước mà đã có đại diện ở Hội đồng Nhân quyền LHQ !"
Tác giả gửi Quê Choa
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.

Mừng Việt Nam ta vô Hội (Đòng) Nhơn Quyền

slide-mask
Rứa là Việt Nam ta đã chơi một suất cứng đét ở Hội Đòng Nhơn Quyền LHQ. (Thay vì “hội đòng”, tui thích gọi là ‘hội’ hơn.) Mà là suất cao phiếu nhất hé, chứng tỏ VN ta có nhiều nhơn quyền nhất thế giới! Thiệt mừng vô kể. Với cái vị trí đó trong Hội, tui tin chắc Đảng ta sẽ hướng dẫn cho cả thế giới xây dựng xã hội nhơn quyền!
Bây giờ tui xin đố quý vị: Làm cách nào mà VN ta lại trúng cử vô cái hội nớ? Tui thì tui nghĩ như ri.
Thứ nhứt, Đảng ta quan niệm nhơn quyền trước hết là quyền được sống. Đã sinh ra làm người thì cái quyền đầu tiên phải là quyền được sống. Cái quyền ni chiếm tỉ trọng 60% của nhơn quyền. Sinh ra mà chết ngay thì còn nói nhơn quyền cái chó chi? Quyền được sống, ở động vật, chó, mèo, trâu, ngựa chẳng hạn, thì gọi “cẩu quyền”, “miêu quyền”, “ngưu quyền”, “mã quyền”, còn ở con người thì gọi “nhơn quyền” chớ sao! Mà ở VN ta, nếu không chống Đảng thì Đảng không bao giờ bắt chết, như vậy là có cái mục quan trọng nhứt của nhơn quyền rồi. Nếu có viết blog thì cùng lắm chỉ ngồi tù mấy năm. Có đi biểu tình thì cũng chỉ bị đạp vô mặt hoặc bị bắt đi trung tâm phục hồi nhơn phẩm chứ có ai giết đâu!
Nhơn quyền cũng bao gồm quyền được ăn. Cái quyền ni chiếm tỉ trọng 30%. Quý vị có thấy ở VN ta có đồng chí quan chức nào bảo người dân phải nhịn đói đến chết không? Thậm chí, ai bị đói thì nhà nước còn mang đến cho mà ăn. Bị lụt lội chẳng hạn nhé, ít nhứt cũng có mỳ tôm cầm hơi. Cơn bão “Hay Ăn” to rứa, dữ rứa, làm ở Phi chết hàng ngàn người mà VN ta có ai bị chết, nhất là chết đói đâu?
Như rứa, Sống và Ăn, hai cái quyền cơ bản nhứt đã chiếm tỉ trọng vị chi 90% rồi nhé! Còn lại, ba cái “quyền tự do” chi chi còn cần làm quái chi nữa. Ai cần thì cần, dân ta cóc cần. Có cần thì cũng chỉ cần “tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng” là đủ. Tự do quá trớn như gia súc thả rông, không ai chăn dắt, biết nơi nào có thức ăn mà tìm!
Những cái lý (hay luận điểm) trên của Đảng ta làm chi có ai bắt bẻ được? Rõ ràng, đó là thế mạnh để VN ta đòi phải có một ghế ở Hội Nhơn Quyền.
Thứ nhì, Đảng ta làm ngoại giao cực giỏi! Tui có thể hình dung ra ri. Mỗi lần có thượng khách nước ngoài, nhà nước ta tỏ ra hiếu khách đến mức tận tình, cho người hầu hạ không còn điểm gì đáng chê, và tặng những món quà thật hậu hĩnh. (Ở các nước có lắm đảng thì cóc làm được rứa; đem tiền thuế của dân ra mà xài vô tội vạ có mà bị đảng khác nó vạch mặt ra, đâu được! Ở ta thì chiều khách kiểu chi là bí mật quốc dza, chỉ có các đồng chí lãnh đạo biết, làm chó chi nhau!) Đến khi đàm phán, chủ nhà nêu ra yêu cầu đối tác phải đồng ý và vận động để VN ta được vô Hội Nhơn Quyền, đối tác đã thấy nể, khó từ chối.
“Nhưng mà này”, trưởng đoàn đối tác hạ thấp giọng, có vẻ hơi ngượng. “Ba cái vụ bắt “bờ lốc gơ” với đạp vào mõm người biểu tình khó biện minh quá…”
“À à…”, chủ nhà cũng hạ giọng. “Đúng là có vài cái vụ ấy thật. Nhưng các đồng chí (lẽ ra là “các ngài”, nhưng đôi khi lãnh đạo ta giả vờ quên, gọi rứa cho thân mật), các đồng chí thấy đó, báo chí cứ thổi phồng lên. Tất nhiên tui biết rằng trong giới lãnh đạo nước tui cũng còn vài thế lực bảo thủ, còn nặng tay với những người chống đối. Nhưng các đồng chí cứ thuận cho chúng tui vô Hội Nhơn Quyền đi, thì cái thế của lực lượng cách tân ở VN mới mạnh được, mới áp đảo được cánh kia. Mà rồi với vị thế đó, cánh tui càng có cớ để cải thiện nhơn quyền ở VN chớ sao! Ngoài ra, chúng ta cùng ghét Mỹ, có vô thì mới phối hợp chống anh ta được. Các đồng chí cũng đừng ngại nước khác cười vì ủng hộ VN: họ cũng đã ưng thuận cả rồi mà… vân vân và vân vân…”
MICHAEL LANG

Anh hùng Việt Nam


Uyển Thi (Danlambao) - Để có chữ Việt Nam như hôm nay? trong suốt lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của ông cha thời nào cũng có anh hùng. Cho dù đó là gái hay trai già hay trẻ, dòng máu anh hùng của người Việt đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác cho dù 1000 ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm đô hộ giặc Tây (bài hát của cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn). Nhưng hai chữ Việt Nam vẫn ngạo nghễ bên cạnh cường quốc Đại Hán, mà không trở thành Tây Tạng hay Tân Cương, có được vinh quang đó cha ông ta đã phải đánh đổi bao đầu rơi chất thành núi, bao máu chảy biến thành sông, nhưng dân tộc ta không bao giờ chấp nhận làm nô lệ để hai chữ Việt Nam vẫn tồn tại cho đến ngày nay
Là người con dân Việt Nam cho dù sống ở đâu, có làm nghề gì đi chăng nữa thì cứ đến ngày giao thừa cho dù có bận đến mấy, thì ai cũng có một mâm cỗ cúng ông bà và đón mừng tết cổ truyền nhằm để dậy cho con cháu biết đến nguồn cuội, và quá khứ hào hùng của dân tộc. Dòng máu anh hùng đã được chứng minh qua nhiều biến cố lịch sử Việt Nam, đã đánh bại các cường quốc hung hãn nhất như Thành Các Tư Hãn, Quang Trung đại phá quân Thanh, Pháp, Mỹ và kể cả Trung Quốc năm 1979.
Những anh hùng của dân tộc cũng là những con người bằng da bằng thịt như tất cả chúng ta, không không chấp nhận bị áp bức, bị bóc lột, bị mất tự do để trở thành nô lệ nên họ đã đứng lên chống lại các ác bá cường hào, những vị vua chúa độc tài, và kẻ thù xâm lược. Trước khi trở thành anh hùng Thánh Gióng cũng là một đứa trẻ ba năm không biết nói biết cười, anh em nhà Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ cũng sống bình thương, Nguyễn Nhạc còn đi buôn trâu nên có biệt danh là anh Hai Trâu (1) nhưng khi đất nước quê hương cần, họ đã trở thành những anh hùng và được người đời ca tụng.
Ở đâu cũng có anh hùng
Thời nào cũng có thằng khùng thằng điên
Câu ca dao ấy là lời ru của các bà mẹ Việt Nam và gắn liền tuổi thơ của hàng triệu đứa trẻ người Việt khi còn nằm trong nôi, để đến ngày hôm nay những thằng được cho là khùng, đang bán nước bằng cách này hay cách khác cho ngoại bang, thì bên cạnh đó cũng có những anh hùng xuất hiện, cho dù cuộc sống họ có đầy đủ dư ăn dư mặc, nhưng khi nhìn thấy nhân dân tộc bị áp bức bóc lột bởi đảng cộng sản, họ vẫn sẵn sàng đứng lên tranh đấu cho quê hương
Trước khi bị bắt và bị kết án tù tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ đã từng tốt nghiệp tiến sỹ luật ở Pháp, thay vì sống an phận ở nước ngoài những với dòng máu anh hùng. Ông quyết định về nước đấu tranh cho cho Việt Nam thành đa nguyên đa đảng, và kiện cả đương kim TT Nguyễn Tấn Dũng, và bị ông ta trả thù bằng bản án chống phá chế độ với bảy năm tù giam.
Ở trong nước bà Tạ Phong Tần trước khi tranh đâu cho quê hương với trang blog (Công Lý Và Sự Thật), bà từng là sỹ quan công an và là đảng viên ĐCSVN với cuộc sống hết sức là đầy đủ, nhưng khi nhìn thấy sự sai trái bất lương và vô lý của chế độ cầm quyền CS, bà đã đứng lên tranh đấu cho những người cùng khổ, bị áp bức bóc lột đến tận xương tủy. Nên bà đã bị ĐCSVN bắt kết án với 10 năm tù với tội danh như luật sư Cù Huy Hà Vũ
Và còn nhiều nữa những anh hùng sẵn sàng chịu chết để nòi giống được trường tồn trước nguy cơ Hán hóa từng ngày, những cái tên đã đi vào lịch sử hiện đại như ông Điếu Cày, Lê Thanh Hải, luật sư Lê Quốc Quân, LS Lê Công Định, Minh Hạnh, Đinh Nguyên Kha, Trương Duy Nhất, Phương Uyên, Đinh Nhật Kha... và còn nhiều nữa những anh hùng trong thời cộng sản, họ không thể ăn ngon mặc đẹp khi nhìn thấy đồng loại thân yêu của mình đang ngày đêm bị cộng sản áp bức, bóc lột mà không đứng lên để bênh vực cho dù có bị tù đày.
Những người con dân Việt dù ờ Đức hay Mỹ, ở Anh Hay ở Pháp... Cuộc sống có tự do nhưng chỉ là tự do cá nhân, cuộc sống có đầy đủ hơn nhưng đầy đủ của một gia đình. Là người yêu nước họ không thể nhìn quê hương đất tổ đang bị cộng sản bán cho Tàu mà chịu ngồi yên, Nhìn thấy đồng loại bị bóc lột áp bức mà có thể cầm nước mắt, những trang mạng ngày đêm tranh đấu cho tự do của dân tộc một cách vô vị lợi, cho dù họ có mất thời gian tiền bạc nhưng vẫn muốn đem lại tự do hạnh phúc cho quê hương. Và Cái tên Việt Nam còn mãi mãi.
Đem cái nhìn khác đến với dân tộc để mọi người dân trong nước hiểu ra sự sai lầm của CS có thể dẫn đến mất nước, và tình trạng tham nhũng tràn làn! những tiếng nói mà chính quyền cộng sản đã dùng tường lửa ngăn chặn, họ gọi là phản động như trang VOA, Danlambao, Quê Choa, Bauxite, Châu Xuân Nguyên... và còn nhiều trang khác để ngăn chặn người dân không biết vượt tường lửa sẽ không thể truy cập, nhằm bịt hết những thông tin đa chiều để duy trì lâu hơn nữa cái chế độ thối nát của nhà cầm quyền.
Tuổi trẻ của chúng ta ngày nay cũng sẽ là người yêu nước, và là những anh hùng trong tương lai nếu tất cả chúng ta dám đứng lên làm chứng cho công lý và sự thật, chấp nhận tù đày và có thể bị bách hại. Để dân tộc Việt Nam ta được mãi mãi trường tồn, nếu tất cả chúng ta không sớm nhận ra sự thật là đảng cộng sản đang bán nước thì con cháu chúng ta sẽ có quốc tịch Hán ngày mai.
________________________________

Chúng ta tranh đấu vì một quốc gia Cộng hòa

Nguyên Anh (Danlambao) - Tại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản người dân đã bị bịt mắt nhiều thế hệ! Với học thuyết Mác xít Lê nin nít nhà cầm quyền đã củng cố chế độ bằng cách đánh lận con đen như chủ nghĩa CS quang vinh muôn năm, yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội (!)
Họ đã giáo dục nhiều người rằng Tổ Quốc và đảng là một cho nên một bộ phận người dân cứ nghĩ chỉ cần tham gia vào một đảng phái là quá đủ, nổi ám ảnh về đảng là nhà nước, là chính quyền dưới sự tuyên truyền CS đã ăn sâu vào bộ óc người dân, vô hình chung họ đã và đang vô tình đánh mất cái quyền Dân Chủ của chính mình!
Ở thế kỷ 21 với sự khai sáng của kỷ nguyên thông tin toàn cầu, những luận điểm của chủ nghĩa Mác xít đã thành món đồ cổ mà bất cứ quốc gia nào cũng từ chối vì nó dẫn đưa dân tộc xuống vực thẳm nghèo nàn lạc hậu và các quyền con người trong xã hội bị rẻ rúng. 
Làn sóng đòi hỏi một chế độ Dân chủ đa nguyên với sự hình thành manh mún của các đảng phái đã bắt đầu nhen nhóm nhưng các đảng phái vẫn lúng túng trong mệnh đề chủ nghĩa. 
Các nhà tranh đấu cho Dân chủ và Nhân quyền hôm nay hãy suy nghĩ sau những tranh đấu đòi hỏi của mình với nhà cầm quyền Hà Nội, nếu thành công thì việc gì sẽ tiếp diễn? Các đảng phái đối lập xuất hiện cùng tham chính với chính quyền cộng sản?
Để trả lời cho điều đó hãy nhìn lại lịch sử cướp chính quyền của CS, họ không từ bỏ bất cứ thủ đoạn nào, thậm chí bước trên những xác đồng loại trong tổng công kích Mậu Thân hoặc đại lộ kinh hoàng thì liệu họ có chấp nhận đối thoại trong ôn hòa không khi quyền lực nằm trong tay họ?
Gần đây nhất có ý kiến cho rằng chiến sỹ Dân chủ Phương Uyên được trả tự do vì làn sóng của phong trào của các nhà Dân chủ đối lập gây sức ép!
Tất cả đều lầm to!
Nhà cầm quyền CS từ trong quá khứ cho đến hiện tại không hề xem trọng người dân, nếu ở thời tranh tối tranh sáng đám phiến quân của họ nửa đêm gọi cửa, đập đầu người dân bỏ bao bố thì ngày hôm nay tuy khoác bộ áo văn minh hơn nhưng bản chất của họ vẫn không hề thay đổi, họ sẵn sàng tước bỏ quyền tự do công dân của bất cứ ai khi họ muốn!
Và nếu giả thiết nhà cầm quyền Hà Nội chấp nhận một chính phủ đa đảng phái thì liệu đảng đối lập có còn đủ uy tín dẫn dắt người dân không khi mình chỉ là một đảng cùng thỏa thuận tham chính, chấp nhận hình tượng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa cộng sản tuy nhiên có nới rộng về Dân chủ cho nên tạm gọi là những người cộng sản cấp tiến?
Các phong trào tranh đấu của người dân hôm nay không phải chỉ đi đến những yêu sách được đáp ứng mà phải đi đến đích cuối con đường, cùng nhau nhận thức một điều:
- Đảng CS đã thoái trào trên toàn thế giới và cái biến tướng của nó CSVN chỉ là chế độ của một bè lũ cường quyền, dựa hơi lẫn nhau, bóc lột người dân!
Do đó đảng cộng sản phải bị xóa sổ!
Một quốc gia Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa sẽ ra đời và đó cũng là động lực, lý tưởng tranh đấu của chúng ta. Tại sao lại là Việt Nam Cộng Hòa mà không phải một thể chế chính trị khác?
Vì chỉ có nền Đệ Tam Cộng Hòa mới đủ uy tín đem lại cho người dân (đặc biệt người dân miền Bắc chưa từng được sống qua) một xã hội Dân chủ với đa đảng phái cùng điều hành đất nước và bảo vệ được chủ quyền Quốc gia đang bị xâm hại nghiêm trọng!
Những ai còn hồ nghi, nghi ngại hãy tìm hiểu thật kỹ về nền Cộng Hòa đệ nhất và Đệ nhị trước năm 1975 để xác tín. 
Nước Việt Nam mới sắp ra đời sẽ được điều hành bằng thể chế tam quyền phân lập gồm Lập pháp, Tư pháp và Hành pháp nhằm ngăn chặn sự chồng chéo và vi phạm pháp luật, trong đó sẽ có Thượng và Hạ nghị viện bao gồm đại diện các đảng phái có uy tín được người dân bầu ra tham chính. 

Một Quốc Gia Dân Chủ Cộng Hòa Pháp Trị

Về Hiến Pháp, nhằm đảm bảo Dân chủ phổ cập đến tất cả người dân, Hiến pháp mới của nền Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa sẽ được tham khảo và xây dựng dựa trên Hiến Pháp của quốc gia Dân chủ nhất hành tinh: Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ. 
Đây không phải là một sự sao chép, vong bản mà chính là con đường tiến bộ mà nhiều quốc gia khác đã làm theo như Nhật Bản, và ngày hôm nay họ đã là cường quốc trên thế giới. 
Về Dân chủ, nền Đệ Tam VNCH sẽ đem lại cho người dân quyền tự do ngôn luận, phát biểu chính kiến trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm chấn hưng Dân trí, Dân khí, tự do tôn giáo được đảm bảo với tất cả các tín ngưỡng, tự do báo chí với nền báo chí tư nhân ra đời và những bất cập xã hội đều được công bố rộng rãi cho toàn dân được biết.
Các hội đoàn tôn giáo, các đoàn thể hướng đạo, phong trào thanh niên, phụ nữ được khuyến khích nhân rộng nhằm giáo dục công dân và đóng góp cho xã hội mà không cần phải xin phép bất cứ ai vì họ được pháp luật hoàn toàn thừa nhận. 
Về giáo dục, chính phủ sẽ xây dựng một chương trình mới phù hợp hầu bắt kịp với thế giới văn minh trong đó chương trình sinh ngữ là điều tối quan trọng sẽ được phổ cập đến các em học sinh từ bậc tiểu học, các lớp học ngoại ngữ với ban giáo viên thỉnh giảng nước ngoài sẽ phổ cập miễn phí đến mọi người dân nhằm tạo điều kiện cho sinh sống làm việc được dễ dàng. 
Chế độ hộ khẩu phi Dân chủ sẽ bị xóa bỏ, người dân chỉ cần một mã số ID là có thể truy cập tất cả thông tin: nhân thân, trình độ, cư trú và quyền tự do cư trú sẽ được đảm bảo xuyên suốt trên toàn lãnh thổ, thậm chí công dân cư ngụ tại nước ngoài sẽ không còn biên giới với người dân trong nước. 
Về an sinh xã hội tất cả người dân đều có trách nhiệm đóng góp vào ngân quỹ thuế được công bố công khai định kỳ nhằm đảm bảo chi trả, và chăm lo người già, tàn tật, trợ cấp thất nghiệp, tạo việc làm, các chương trình sẽ được chính phủ và người đầu ngành công bố cho toàn dân được biết. 

Về Độc lập và chủ quyền

Nền Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa là thế hệ kế thừa và có đủ tư cách để phủ nhận công hàm bán nước của phạm văn đồng vì những trao đổi thời kỳ nội chiến nhằm đảm bảo đủ nguyên vật lực xâm chiếm miền Nam. Công hàm 1958 đã vi phạm luật pháp quốc tế trầm trọng khi quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc lãnh thổ nước Việt Nam Cộng Hòa, giải pháp kiện ra tòa án quốc tế hoặc quyết định dùng vũ lực giành lại thuộc về Chính phủ mà đứng đầu là Tổng Thống do người dân bầu ra. 
Đây chỉ là một vài nét về một nhà nước Dân Chủ thật sự mà toàn thể người dân nên quan tâm tìm hiểu, tất nhiên trong một bài viết không thể nào nói hết về một chính thể chưa quay lại nhưng hy vọng rằng người đọc sẽ hình dung ra được một xã hội mà mình sẽ làm mục tiêu vươn tới, trong đó các giá trị hữu thần, phạm trù Chân Thiện Mỹ sẽ được tôn vinh. 
Và chúng ta sẽ là những nhân tố để đem lại điều đó cho người dân Việt Nam!

Từ thảm họa Haiyan tại Phi, nhớ tới nạn đói Ất Dậu 1945 và những ngày trơ xương tắt trắng tại VNCH, sau tháng 4-1975


VRNs (17.11.2013) – VietBao - Gần cả tuần nay, hầu như toàn thế giới đổ xô về Phi Luật Tân, để giúp nuớc này cựu trợ hàng triệu nạn nhân trong thảm họa tàn khốc, do siêu bảo Haiyan đã gây ra trên đất nước nghèo nàn và tội nghiệp này. ” Lá lành đùm lá rách “, từ trong cái ý nghĩa thiêng liêng và hào nhoáng trên của câu phong dao, lần này nhân loại đã rút ra được những bài học về lòng thương người của Hoa Kỳ, Nhật, Úc.. và Trung Cộng, Nga Xô, VC..qua hai biểu tượng ” Thiện và Ác “. Câu chuyện thời sự nóng bỏng, khiến cho người Việt không khỏi xót xa ngậm ngùi, khi nhớ tới Nạn Đói Năm Ất Dậu và Những Ngày Trơ Xương Mắt Trắng tại VNCH, sau tháng 4-1975.khi miền Nam lọt vào tay CS.
Thế chiến 2 tuy chính thức mở màn từ tháng 9-1939 giữa phe trục Đức-Ý và Đồng Minh (Anh, Pháp, Hà Lan) nhưng tới ngày 10-5-1940, Hitler mới khai hoả cuộc chiến tại Âu Châu. Ngày 14-6-1940 chính phủ Pháp do nội các Reynaud cầm đầu, di tản chiến thuật xuống tận Bordeaux rồi sụp đổ. Đồng lúc kinh đô Paris bị bỏ ngõ để quân Đức vào chiếm đóng.
Ngày 17-6-1940 tướng Pétain lãnh đạo lâm thời nước Pháp, ký hiệp ước đầu hàng Đức. Biến cố trên được coi như là một bước ngoặt quan trong nhất trong dòng lịch sử cận đại của VN, vì chính nó đã mở đường để quân phiệt Nhật vào Đông Dương (1940-1945), gây nên thảm kịch 2 triệu người VN bị chết đói năm Ất Dậu 1945.
Cọng sản đệ tam quốc tế do Hồ Chí Minh đứng đầu, lúc đó đang núp trong Mặt Trận Việt Minh, đã tàn nhẩn lợi dụng nạn đói trên cùng những biến chuyển lịch sử trong thế chiến II, làm sụp đổ chính phủ Trần Trọng Kim và cướp được chính quyền lúc đó đang bị các phe phái bỏ ngỏ. Do những bí ẩn của lịch sử chưa được khai quật tron vẹn trong nấm mộ thời gian, nên chúng ta cũng đừng ngạc nhiên, khi thấy ngụy quyền cộng sản Hà Nội từ đó đến nay, vẫn tỉnh queo trước biến cố dân chết đói năm Ất Dậu 1945. Đã thế các sử gia đỏ còn to mồm một mực đổ thừa cho Pháp-Nhật là nguyên nhân gây nên thảm kịch trên.
Nhưng giấy làm sao gói được lửa và thúng cũng chẳng úp giấu được voi bao lâu, nên ngày nay chẳng những người Việt mà cả thế giới, đều biết chính bọn cọng sản quốc tế trong Mặt Trận Việt Minh lúc đó, cũng là những tòng phạm giấu mặt, đã cùng với Pháp-Nhật gây nên thảm án thiên cổ kinh hoàng nhất trong dòng sông lịch sử Hồng Lạc.
Ngày 30-4-1975 Miền Nam VN sụp đổ hoàn toàn vì thù trong giặc ngoài, khiến cho cả nước từ trên xuống dưới, giàu nghèo khôn dại, già trẻ trai gái đều phải ngoai ngóp sống trong vũng bùn ô uế của xã nghĩa thiên đàng, kéo dài từ đó đến nay cảnh đói nghèo bất công tàn bạo vẫn không chấm dứt cho dù VN nói là đã đổi mới.
Cũng từ đó, thảm kich đói cơm ăn áo mặc và không khí tự do thở hít, đã thường trực hằng hằng làm cho người dân Miền Nam trơ xương mắt trắng, khi phải đối diện với cái ưu việt của nền kinh tế quốc doanh, lấy hộ khẩu và sổ tem phiếu làm cơ bản, được mang từ Hà Nội vào để thay thế nền kinh tế tư bản của VNCH, bị đảng kết tội là bóc lột xấu xa và phồn vinh giả tạo vì chỉ biết lệ thuộc vào đồng tiền viện trợ của Mỹ Nhật.
Do đó người Việt gần như cả nước, trong số này có rất nhiều thành phần từng đâm sau lưng người lính trận miền Nam đã cùng những cây cột đèn, liều chết vượt biển vượt biên đi tìm tự do trong cái chết. Phong trào bỏ quê làng đất mẹ ra đi, trốn lánh sự kềm kẹp man rơ của giặc Hồ, có một không hai trong lịch sử của nhân loại và Dân tộc Hồng-Lạc. Nhờ đó đã đánh thức được lương tâm mù lòa của thế giới, cũng như một số khoa bản-trí thức, học cho nhiều mà tim óc thì ù ù cạc cạc, nghĩ suy nông cạn, tuyên bồ hồ đồ, trong suột chiến cuộc Đông Dương lần thứ ba (1945-1975), do đệ tam quốc tế Nga-Tàu khởi xướng.
Năm 1945 Nhật Pháp và Việt Minh gây nên thảm nạn 2 triệu người chết đói từ Quảng Trị ra tới Miền Bắc VN. Tháng 4-1975, Cọng sản đệ tam quốc tế Hà Nội lại gây nên cơn hồng thủy biển Đông, mà mở màn từ những ngày di tản tại Huế, Đà Nẳng.. vào đầu tháng 4-1975. khi Quân Đoàn 1 mất. Sự thèm khát tự do của người VN vẫn tiếp nối tới nay chưa bao giờ chấm dứt, kéo thêm nổi oan khiên trầm thống của cả một dân tộc đang sống dưới ách đô hộ của đế quốc thực dân đỏ do ngụy quyền việt gian Hà Nội cầm đầu.
Cái giá tự do mà người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới ngày nay đã có, đã phải trả cho Việt Cộng bằng vàng, tiền, nước mắt, máu xương bản thân gia đình, cùng với những sự hãi hùng trên biển Đông, khi đối diện với sóng gió và nạn hải tặc tàn bạo dã man Thái Lan. Năm 1945 những người VN chết đói, chỉ mới có ăn cỏ cây xác động vật nhưng sau năm 1975, những người tị nạn VN trên biển Đông, chết đói, đã phải ăn thịt người thân của mình để sống sót.
Ba mươi tám năm qua rồi nay cũng đã đến lúc phải lột trần lịch sử, để trả lại sự oan khiên cho triệu triệu hồn ma uổng tử, đang sống vất vưởng trên vạn nẻo đường đất nước và trong lòng biển xanh mông mênh. Tất cả đều do Hồ Chí Minh và đảng CSVN gây ra từ năm 1930 tới bây giờ, những tội lỗi trong muôn ngàn tội lỗi không sao dung thứ được, trong đó có tội bán nước Việt cho Tàu đỏ ” kẻ thù truyền kiếp ngàn đời của Dân Tộc Việt ” !
Hưng thịnh và tồn vong của một triều đại, ngoài việc để cho nhân thế về sau viết nhớ, phê phán khen chê nhưng tội ác đối với dân tộc mà ngụy quyền Hà Nội đã làm hơn 80 năm qua, chẳng những bị lịch sử bôi đen mà còn mãi mãi nằm trong bia miệng đay nghiến muôn đời
” thằng khùng thì đã vượt biên
còn thằng ở lại, nửa điên nửa khùng
bác hồ chết giữa ngày trùng
để toàn dân tộc nửa khùng nửa điên “

1 – Nạn Đói Năm Ất Dậu 1945
Nhờ Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đất nước nên Nhật đã trở thành một cường quốc Châu Á, đánh bại Mãn Thanh lẫn Nga Hoàng và nuôi mộng làm bá chủ Đế Quốc Đại Á. Từ đó Nhật bành trướng thế lực quân sự không ngừng. Thập niên 20-30, Nhật chiếm Cao Ly, Mãn Châu và Bán Đảo Liêu Đông. Tháng 7-1937, Nhật gây chiến với Trung Hoa và gần như chiếm trọn nước Tàu, đuổi Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Trung Hoa kháng chiến chạy tới Trùng Khánh và bắt đầu dòm ngó Đông Dương.
Tháng 2-1939 Nhật chiếm Đảo Hải Nam, Hoàng Sa và Trường Sa, khiến Pháp phải cử tướng Georges Catroux làm Toàn Quyền Đông Dương, để lo phòng thủ và chống đỡ. Cùng lúc Kỳ Ngoại Hầu Cường Để cũng từ Đông Kinh về Thượng Hải, thành lập VN. Phục Quốc Đồng Minh Hội (VNPQĐMH), trong đó có Nguyễn Hải Thần, Hồ Học Lâm, Trần Trọng Khắc.. chuẩn bị trở về VN lật đổ thực dân Pháp.
Ngày 19-6-1940, Bộ Ngoại Giao Nhật gủi tối hậu thư đòi Toàn Quyền Đông Dương phải chấm dứt tiếp tế cho Chính phủ Kháng Chiến Trung Hoa ở Hoa Nam, đồng thời cho quân Nhật vào đóng tại Bắc Việt. Ngày 17-7-1940, Decoux thay Catroux làm Toàn Quyền, qua thái độ phách lối trong lúc đã yếu thế, tạo thêm cớ để Nhật tiến vào VN, Miên, Lào, nhất là lúc phe quân phiệt cuồng sát của Tướng Tojo Hideki đang nắm quyền.
Khi năm đói 1945 đi qua
Khi năm đói 1945 đi qua
Ngày 1-8-1940 Nhật công khai thiết lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, bao gồm Đông Dương thuộc Pháp và Đông Ấn (Indonesia) thuộc Hòa Lan. Tóm lại chỉ vì quyền lợi mà thực dân Pháp đã muối mặt ký với Nhật một hiệp ước ngày 30-8-1940. Theo đó, Nhật cho Pháp làm chủ Đông Dương và ngược lại Pháp hợp tác với Nhật, để cùng chia xẽ những quyền lợi tại bản xứ, đồng thời cho quân Nhật vào Bắc Việt cũng như được di chuyển khắp lãnh thổ Đông Dương.
Từ đó Nhật mới chính thức gia nhập Khối Trục với Đức-Ý, đưa Quân Đoàn Viễn Chinh Đông Dương (Indoshina Hakengun ) do Thiếu Tướng Nishimurs Takuma làm tư lệnh, vào đóng khắp Việt-Miên-Lào. Nói chung, suốt thời gian 1940-9/1945, trên danh nghĩa Nhật vẫn để cho Pháp coi về Hành Chánh, An Ninh mà thội, còn tất cả tự thao túng một mình một chợ, gây nên nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu 1945, khiến hơn hai triệu đồng bào phải chết tức tủi trong oan khiên khổ nhục vì cổ phải mang tới bốn tròng (Pháp, Nhật, Quốc Gia và Việt Minh CS).
Ngày nay, qua các tài liệu lịch sử được giãi mật, cho thấy Nạn Đói Năm Ất Dậu 1945, do nhiều nguyên nhân gây ra từ Pháp-Nhật, Chiến Tranh, Thiên Tai và Bàn Tay đẫm máu của Việt Minh. Qua dòng lịch sử, ta biết Dân Tộc VN từ thời lập nước Văn Lang Vua Hùng đầu tiên, tới nay do lấy nông nghiệp làm căn bản, nên không bao giờ bị đói, nếu như đất nước không bị chiến tranh hay thiên tai bất thường. Đói là nguyên nhân gây chiến tranh và làm sụp đổ nhiều triều đại trên thế giới nhất là nước Tàu.
Trong dòng Việt Sử thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, vùng đất Bắc và Nam Bố Chánh từ Thanh Nghệ vào tới Thuận Quảng luôn là bãi chiến trường, khiến cho dân chúng phải hứng chịu nhiều đau khổ. Hơn nửa vùng này lại là trung tâm bảo tố thiên tai của VN, nên luôn luôn bị mất mùa đói kém. Từ năm 1774-1778, ở Nghệ An mất mùa khiến nhiều người phải chết đói, trong lúc đó tại Thuận Hóa tình hình cũng không khá gì hơn, vì thiên tại nên không đủ gạo.
Vả lại dù có gạo nhưng giá bán quá mắc mõ, một chén tới một quan nên dân chúng chết đói nằm la liệt ngoài đường. Thời nhà Nguyễn (1802-1945) cũng nhiều lần dân bị đói, vì cảnh loạn lạc, chiến tranh và nhất là bị thiên tai, hạn hán, nạn châu chấu phá hại mùa màng…. nhưng hầu hết chỉ có tính cách địa phương và được Triều đình giải quyết nhanh chóng chỉ trong một thời gian ngắn.
Nhưng tất cả các lần đói trên, dù có căn cứ vào Việt Sử hay tài liệu của các nhà truyền giáo Pháp như La Bartette.thì chỉ là muối đem bỏ biển, trước mức độ thiệt hại trên 2 triệu người bị chết đói, từ Quảng Trị ra Miền Bắc vào năm Ất Dậu 1945.
Năm 1942 nhà văn tiền chiến nổi tiếng Tô Hoài, đã viết ” Quê Người “. Qua tác phẩm này, ta đã thấy được sự báo trước tai họa đói kém của miền quê Bắc Việt, thường cùng sống chung một nghề, để rồi cả làng tổng cùng chịu những tai biến như nhau khi bị hoạn nạn. Do hàng ế ẩm, mọi người phải nghĩ và đổ xô đi làm thuê, còn đồng lúa thì mất mùa, khiến gạo càng thêm kém.
Rồi thì nạn đói ập đến thật khủng khiếp, trong cảnh ngàn ngàn vạn vạn người khắp các nẻo đường đất Bắc vào tận Quảng Trị, Đồng bào bị Thực dân Pháp lẫn Quân Phiệt Nhật, bóc lột tận xương tủy khi quy vào đất ruộng mà thu thóc, không cần biết có làm ruộng hay không. Bởi vậy cả miền trung châu sông Hồng, vốn là cái vựa lúa toàn miền, cũng phải lâm vào cái cảnh không còn gạo để mà nấu. Túng quẩn, mọi người phải ăn gia súc, khoai sắn cây cỏ, chuột mèo và những gì có thể ăn được. Sau đó cả làng bỏ nhà cùng đi lần ra tỉnh thành và Hà Nội để xin ăn và cùng chết gục dần mòn trên đường hành khuất.
Đó là một trong những trang vong quốc sử thời Pháp thuộc, từ lúc chúng sang cai trị cho tới khi bị đánh đuổi nhục nhã phải rời VN trở về cố quốc. Trong gần trăm năm cưỡng chiếm nước ta, thực dân ngoài việc bóc lột và đàn áp đồng bào mình, chúng còn dùng rượu, thuốc phiện, bài bạc và văn chương thi phú lãng mạn để ru ngũ, đầu độc mọi tầng lớp thanh niên nam nữ trụy lạc, vong bản để không còn chống đối giặc thù cướp nước..
Theo tài liệu của Toàn quyền Đông Dương Decoux, ghi lai trong ” À la barre de L’indochine “, thì chỉ riêng thời gian từ tháng 10-1940 tới tháng 3-1945, thực dân Pháp đã cướp của VN số bạc lên tới 723 triệu đồng Đông Dương để dâng nạp cho Nhật Bổn, đánh đổi chủ quyền về Hành Chánh-An Ninh tại Việt ốMiên-Lào. Từ năm 1943-1945, tuân theo lệnh Đông Kinh, Pháp bắt nông dân phải nộp 3/4 hay nhiều hơn số thóc đã thu hoạch được hay nhiều hơn, số lượng đã gặt tại ruộng. Sự bóc lột tàn nhẫn quá đáng này, là nguyên nhân chính đã gây ra nạn đói năm Ất Dậu 1945.
Trên tờ Thanh Nghị số 110 ngày 26-5-1945, Vũ Đình Hòe đã viết bài ” GiáÀ thóc phải nộp cho nhà nước “, cho thấy Pháp lẩn Nhật đã tận tuyệt vơ vét bóc lột nông dân VN lúc đó, để lập các kho dự trữ phòng bị chiến tranh khắp cả nước, từ Bắc vào Nam. Điều vô lý bất nhân của thảm kịch là Pháp Nhật đã ” quân phân ” số lương thu mua thóc, tới tất cả mọi người. Trong lúc đó theo nguyên tắc, chính quyền Bảo Hộ chỉ nên thu mua gạo lúa của các đại điền chủ có ruộng đất cò bay thẳng cánh, gạo thóc núi bồ, cho mọt ăn trong khi đợi các chủ chành gạo Ba Tàu-Chợ Lớn tới chở về Sài Gòn và các tỉnh thị, đầu cơ tích trữ, bán lại cho dân nghèo bằng cái giá cắt cổ, theo qui định của bọn thực dân Pháp và quân phiệt Nhật, đang làm trùm tại Đông Dương.
Theo các nguồn sử liệu còn lưu trữ, thì thực dân Pháp lúc đó, chỉ cần thu mua lúa gạo, từ các điền chủ có số ruộng trên 13 mẫu cũng dư sức lập kho dự trữ lúa gạo, theo ý chúng là 120.000 tấn, mà không cần phải vơ vét thu mua gạo thóc của các tiểu điền chủ, nông dân nghèo.
Cuối cùng Pháp và Nhật trong mưu đồ chính trị riêng, đã công khai đồng lõa với bọn nhà giàu bản xứ mà phần lớn là Hoa kiều, khi miễn trừ đem luật trừng phạt gian thương ( Requisitionner) của luật pháp hiện hành, để bắt đại điền chủ bán gạo cho nhà nước khi cần thiết. Một điều quan trọng khác, là Pháp-Nhật khi thu mua gạo lúc đó, đã không theo giá thị trường mà lại áp dụng một thứ giá đặc biệt rất thấp, khiến cho đại đa số đồng bào VN với 90 % sống bằng nghề làm ruộng, tức khắc bi thương tổn vì thu hoạch không đủ bù vào tiền vốn cầy cấy, nên phải vơ vét hết gạo thóc để dành trong mùa sau, đem bán lấy tiền trả nợ hoặc sống qua ngày. Về lý thuyết thì giá gạo trên thị trường, năm 1943 đối với năm 1940 có tăng từ 11$50-14$50/1tạ, nhưng trong lúc đó vật giá, cũng đã tăng lên tới 300%, nên giá thóc phải được ấn định là 35$/1ta, còn gạo 75$/1tạ mới hợp lý, theo sinh hoạt giá cả năm 1943 đã tăng gấp 3 lần năm 1940.
Cũng liên quan tới thảm kịch chết đói năm 1945, một Pháp kiều ở VN đã viết ” Témoignages et documents Francais relatifs à la colonization Francais au VN “, tố cáo sự kiện thực dân Pháp gây nên trận đói năm Ất Dậu, làm chết 2 triệu người từ Quảng Trị ra đất Bắc, chỉ nhằm hai mục đích chính, như Thống Sứ Bắc Kỳ lúc đó là Chauvet đã tự nhận: Bắt dân VN chết đói để nhận chìm phong trào cả nước đang nổi lên khắp nơi chống sự đô hộ của giặc Pháp, lúc đó bản quốc tại Âu Châu, cũng đang sống ô nhục dưới gót giầy sắt của Phát Xít Đức. Gây nạn đói, khi cho phép các công ty Pháp-Nhật ( Cenis Frères và Mitsubishi ) độc quyền thu mua bốc lột gạo thóc với giá rẻ mạt, khiến cho dân chúng lâm vào đường cùng. Từ đó mới có nhiều người đi làm phu đồn điền cao su và hầm mỏ cho thực dân tại thuộc địa ở đảo Nouvelle Calédonie gần Úc Châu.
Một tác giả Nhật tên Yoshizawa Minami trong tác phẩm ” Chiến tranh Châu Á, trong tiềm thức của chúng ta ” đã xác nhận là sự hiện diện của 80.000 quân Thiên Hoàng và hơn 200.000 Nhật Kiều từ năm 1940-1945, đã làm cho đất nước VN hỗn loạn cùng cực, khi Nhật lấy Đông Dương làm vị trí then chốt, trong việc cung cấp lương thực, chẳng những cho quân Nhật đang chiến đấu tại đây, mà còn cả Châu Á và Thái Bình Dương. Đây mới chính là nguyên nhân gây chết đói năm 1945.
Vì muốn duy trì quyền lợi tại Đông Dương trong lúc yếu thế, thực dân Pháp qua toàn quyền Decoux bất chấp thủ đoạn và lương tâm con người, đã bán đứng Dân Tộc cũng như Đất nước VN cho quân phiệt Nhật qua các hiệp ước bất bình đẳng, chỉ làm tổn hại cho VN mà lợi cho cả Pháp và Nhật lúc đó, quan trọng nhất là sự kiện Pháp càng lúc càng xuất cảng sang Nhật thêm nhiều lúa gạo, thực phẩm là tài nguyên mà VN dành nuôi sống người trong nước.
Để thực hiện cái kế hoạch lưu manh trên, từ tháng 12-1942 Decoux cho thành lâp Uỷ Ban Ngủ Cốc ( Comité des Céréales), độc quyền cấp giấy phép cũng như mua bán các loại nhu yếu phẩm này. Ngoài ra Pháp còn ra lệnh cho nông dân cả nước phải dành một số đồng ruộng để trồng bông vải, day, gai, thầu dầu.. theo đòi hỏi của Nhật. Sự kiên trên đã làm cho đất đai miền Bắc và Bắc Trung Phần, vốn đã ít ỏi lại càng bị thu hẹp hơn, đã khiến cho nông dân bình thường vốn chỉ đủ gạo để mà ăn nếu không bị thiên tai mất mùa, nay bị đói là điều không sao tránh được.
Rồi giữa lúc nạn đói đã bắt đầu dân chúng nông thôn phải ăn độn khoai sắn, thì Pháp lại ra lệnh phải bán hết số thóc gạo dự trữ của mình, để chúng lâp kho quân lương tại Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ.. từ tháng 3/1944-1945. Song song quân Nhật cũng lập kho dự trữ gạo dành cho Quân Đoàn 38.
Trong lúc đó, tại Bắc Việt và vùng Thanh-Nghệ-Tỉnh-Quảng Bình, từ năm 1936-1945 không năm nào là không có bảo tố, lụt lội, khiến cho mùa màng bị hư hại vì ngập nước, làm cho nhiều gia đình quá nghèo, không đủ tiền mua gạo giá chợ đen, phải dắt díu nhau ra tỉnh thành xin ăn qua ngày.
Rồi chiến tranh càng lúc càng ác liệt sau khi Hoa Kỳ trực tiếp tham dự vào Thế Chiến II, đối đầu với Nhật ở Châu Á. Tại Đông Dương từng giờ, tàu ngầm tàu chiến, máy bay Đồng Minh không ngớt oanh tạc tấn công các đơn vị Nhật trấn đóng tại VN, khiến cho mọi phương tiện chuyên chở, giao thông, từ Nam ra Bắc đều bị bế tắc. Tình trạng trên khiến cho gạo trong Nam chất đống như núi tại bến cảng, nhà kho, trong khi ngoài Bắc không có một hột, làm cho nhiều người lâm cảnh đói. Ngoài ra, thay vì phải tận dụng số phương tiện còn lại thật ít ỏi lúc đó, để chở gạo ra Bắc cứu dân đói nhưng Pháp và Nhật đã cùng chiếm lĩnh các phương tiện này, trong đó có xe lửa, để chuyển quân đội và quân trang dụng mà thôi.

2- Chính Phủ Trần Trọng Kim cứu đói và Việt Minh lợi dụng nạn đói để cướp chính quyền
Ngày 9-3-1945 quân phiệt Nhật chính thức xóa bỏ sự cầm quyền của thực dân Pháp tại bán đảo Đông Dương, kéo dài hơn 80 năm thống trị và đô hộ các quốc gia Việt Miên Lào. Biến cố lịch sử trọng đại này, lại ngẫu nhiên trùng hợp với nạn đói năm Ất Dậu 1945 tại miền Bắc và bắc Trung Kỳ, càng tô thêm sự bi thảm của Dân Tộc VN, trong thời kỳ cận sử.
Nhưng đây cũng chính là thời cơ, để cho Mặt Trận Việt Minh MTVM) một tổ chức ngoại vi của đảng cọng sản Đông Dương, do Hồ Chí Minh cầm đầu từ năm 1941, lợi dụng tình trạng đói kém của đồng bào để mà tuyên truyền lôi kéo mọi người vào đảng:
“Đồng bào hãy vùng dậy !
quyết tâm theo bác hồ
nông dân sẽ có đất
người nghèo sẽ có ăn
gạo lúa sẽ đầy sân
đả đảo địa chủ
đả đảo cường hào ác bá “
Nương theo thời cơ và sự giúp đỡ của Mỹ do nhu cầu tình báo lúc đó, Việt Minh đã trương bảng hiệu ” Chống phát xít Nhật và thực dân Pháp “.Theo các tài liệu mật được giải mã, thì chính sự giúp đỡ của Đại Uý Archimede L.Patti, một nhân viên OSS (tiền thân của CIA), qua vũ khí đạn dược, thuốc men cũng như sự công nhận của Mỹ, làm cho Việt Minh, chẳng những không bị Nhật tiêu diệt và còn có cơ hội cướp được chính quyền vào mùa thu tháng tám năm 1945, trong lúc cả Hoa Kỳ lẫn Patti đều biết Hồ Chí Minh là một điệp viên ngoại hạng của Đệ Tam Cọng Sản Quốc Tế, làm việc cho điện Câm Linh (Liên Xô và Trung Cộng ).
Sau ngày 9-3-1945 Nhật lật đổ thực dân Pháp, thì phong trào quốc gia ngày một sôi sục và dâng cao khắp nước, khiến cho Người Nhật lúc đó phải ủng hộ vai trò cầm quyền của vua Bảo Đại để đối kháng với Mặt trận Việt Minh, được người Mỹ giúp đỡ trong vai trò chống Nhật. Ngày 17-3-1945 Hoàng Đế tuyên cáo nước VN độc lập, dù chỉ liên quan tới Bắc và Trung Kỳ, đồng thời với sự ra đời của Chính Phủ Trần Trọng Kim (17/4/1945-25-8-1945).
Tuy Chính phủ này chỉ hiện diện trên chính trường VN một thời gian ngắn ngủi và trong quá khứ đã không ngớt bị cộng sản xuyên tạc bôi bác là ” Cải Cách Giấy “Nhưng nay qua sự soi sáng của lịch sử, ta mới biết được Thủ tướng Kim và nội các chính phủ, đã làm được rất nhiều chuyện có lợi ích cho quốc dân VN, đồng thời đã phản ảnh được quan điểm chung của tầng lớp thương lưu trí thức đương thời.
Ngày 4-5-1945 chính phủ quyết định lấy lại quốc hiệu Việt Nam, để chỉ sự vẹn toàn lãnh thổ ba miền Bắc-Trung-Nam như năm 1801, khi vua Gia Long thống nhất được đất nước. Việc làm ý nghĩa này, tức khắc được quốc dân cũng nhu cả thế giới chấp nhân. Cũng từ đó nhân loại mới dùng danh từ ” Vietnamese ” để chỉ người VN và loại bỏ các danh xưng khiếm nhã trước đó của Tàu gọi chúng ta như An Nam, Giao Chỉ.. và của Pháp sau này, với ác ý làm nhục cũng như phân chia nước Việt thành ba miền riêng biệt để cai trị.
Ngày 2-6-1945 chính phủ đã chọn lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ theo hình Quẻ Ly, làm Quốc Kỳ Mới của Quốc Gia VN. Đồng thời vào ngày 30-6-1945, lại chọn bài ” Đăng Đàn Cung ” làm Quốc Thiều.
Giữa lúc đất nước hỗn loạn vì chiến tranh, cộng thêm nạn đói hoành hành và trên hết là sự chống phá của phe nhóm thưc dân Pháp theo DeGaulle và Việt Minh được Mỹ yểm trợ, trong khi Chính Phủ Trần Trọng Kim không có quân đội và phương tiện, để thực thi những quốc sách. Tuy nhiên nhờ uy tín và tài năng từ vị Thủ Tướng, cũng như nhiều Bộ Trưởng trong nội các, nên vào tháng 7-1945 Nhật trên nguyên tắc, đồng ý trao trả Nam Việt lại cho VN.
Đối với Nạn Đói năm Ất Dậu 1945 tuy phương tiện và nhân lực rất hạn chế, Chính Phủ Kim cũng đã dồn hết nỗ lực để cứu giúp đồng bào trong cơn hoạn nạn. Một mặt Ông yêu cầu Nhật bỏ lệ thu mua gạo tại Miền Trung, đồng thời Miền Bắc chỉ thu mua gạo cho ai có trên 3 mẫu ruộng. Bộ trưởng Tiếp tế là Nguyễn Hữu Thí cũng được cử vào Sài Gòn, lo việc chuyên chở gạo Miền Nam ra Bắc cứu đói, bằng các chuyến thuyền buồm và ghe bầu.
Ngoài ra còn cho phép các tư nhân được tự do và toàn quyền mua bán gạo, nhưng nghiêm trị những gian thương, đầu cơ tích trữ lúa gạo bằng hình luật tử hình và tịch biên tài sản. Chính phủ cũng cho tập trung tất cả những nạn nhân vụ đói còn sống sót, cũng như thành phần vô gia cư, vào các Trung Tâm Cứu Trợ Đặc Biệt, để chăm sóc họ. Báo chí trong nước đều tham gia kêu gọi cưu trợ.
Nhờ vậy đến cuối tháng 4-1945, miền Bắc đã thành lập được Tổng Hội Cứu Tế, do Nguyễn Văn Tố cầm đầu và tới cuối tháng 5-1945 đã quyên góp được 783.403 đồng tiền Đông Dương. Ở Nam Kỳ qua lời kêu gọi của Chính Phủ Kim, chỉ trong tháng 5-1945, đã quyên góp được 1.677.886 đồng, cùng 1.592 tạ gạo, mà tiền mua và chuyên chở ra Bắc tốn hết 481.403 đồng. Tuy hầu hết các ghe bầu chạy buồm bị Nhật trưng dụng và Hải cảng Hải Phòng bị Hoa Kỳ phong tỏa và oang tạc, nhưng cuối cùng việc chuyển gạo từ Nam ra Bắc cứu đói của Chính Phủ Trần Trọng Kim, cũng đạt được hiệu quả, giảm bớt phần nào thảm trạng đau khổ của nạn nhân, đồng thời tạo cơ hội cho đồng bào cả nước, nhất là giới trẻ và trí thức, đoàn kết nhau trong các sinh hoạt xã hội..
Nhưng hỡi ơi lòng tham của con người thật là tàn nhẫn, trong lúc Chính Phủ Quốc Gia banh ruột xẻ gan để cứu trợ hơn hai triệu người bị chết đói, bỏ xác phơi thây khắp cc nẻo đường, thì Việt Minh bằng mọi cách phá hoại các công tác nhân đạo dành cứu trợ đồng bào đang chết đói. Một mặt Hồ cho du kích chận đường cướp gạo cứu tế từ trong Nam ra, nơi đường biển lẫn đường bộ. Nhưng quan trọng nhất là Việt Minh không ngớt xúi dục đồng bào, đánh phá cướp giựt các kho vựa chứa gạo lúa của Chính Phủ dành tiếp tế cứu đói.
Ngoài ra Việt Minh còn cho người ám sát hay tuyên truyền bôi nhọ, những nhân vật cầm đầu các Hội Từ Thiện. Nhưng tàn ác vô nhân đạo nhất, vẫn là cung cấp tin tình báo cho Hoa Kỳ về ngày giờ các chuyến xe lửa hay ghe bầu chở gạo, trong Nam ra Bắc cứu đói. Nhỡ vậy Người Mỹ đã đạt được chiến thắng vinh quang, khi oanh tạc trúng phóc những chuyến tàu thuyền chở gạo cứu đói, làm cho Miền Bắc phải lâm vào thảm kịch Chết đói năm Ất Dậu, có một không hai trong Việt Sử.
Nhờ sự tận tâm vô bờ của Chính Phủ Quốc Gia, đồng thời do Trời Phật thương xót nên trong vụ lúa tháng 5-1945 Miền bắc được mùa, nên đã giải quyết phần nào nạn đói và chấm dứt hẳn, khi các tàu chở gạo trong Nam cấp được các bến trên đất Bắc. Ngày 25-8-1945 chính quyền Nhật tại Đông Dương bị sụp đổ khi Mỹ dội hai trái bom nguyên tử trên Đất Nhật, kéo theo sự tan vỡ của người Quốc Gia. Trong lúc đó, Việt Minh từ bưng tiến về Thành, qua sự yểm trợ hùng hậu của người Mỹ, nên đã thừa lúc dâu đổ bìm leo, cướp được chính quyền lúc đó, đang lăn lóc bên vệ đường trong cơn hỗn loạn chính trị.
Tóm lại trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 làm chết đói hơn 2 triệu người, do Pháp và Nhật gây nên. Ngoài ra còn có Mặt Trận Việt Minh đã thừa nước đục thả câu, lợi dụng nạn đói, cướp giựt thực phẩm tiếp tế dành cho đồng bào, để tuyên truyền chống Pháp-Nhật, theo nhu cầu của người Mỹ lúc đó, khiến cho người dân chết đói càng thêm bi thảm tận tuyệt.
Thế chiến II chấm dứt, bao nhiêu thảm kịch của nhân loại lần lượt được phơi bày ra ánh sáng công lý nhưng thảm kịch hai triệu người VN bị chết đói năm Ất Dậu 1945, vẫn chưa thấy Pháp, Nhật hay Việt Cộng nhắc tới. Thời VNCH, người Nhật bồi thường chiến tranh 39 triệu US, đồng thời cho Chính phủ vay tiền xây dựng hệ thống thủy diện Đa Nhim, nên vụ chết đói 1945 coi như được xóa sổ.
Sau tháng 4- 1975 VC cưỡng đoạt và làm trùm cả nước, sống nhờ tiền Nhật đầu tư cũng như viện trợ và cho vay tiền để thực hiện các cơ sở hạ tầng, nên nguy quyền cũng câm họng, ngậm miệng ăn tiền. Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, nếu Người Trung Hoa và Triều Tiên, chỉ vì một thiểu số đàn bà con gái bị Nhật bắt làm phương tiện giải quyết tình dục, đã không ngớt đòi bồi thường hay hạ nhục nước Nhật trên công luận quốc tế, thì người VN sớm muộn, cũng sẽ bắt Pháp -Nhật và kẻ tòng phạm mang mặt nạ là Việt Minh, phải công khai nhận trách nhiệm giết người, trước lương tâm nhân loại.

3- Những ngày trơ xương mắt trắng tại Miền Nam VN sau tháng 5-1975
Ngay khi VNCH bị sụp đổ, ngoài thành phần Quân,Công, Cán, Cảnh của Miền Nam bị trả thù, cọng sản Hà Nội còn tận tuyệt hủy diệt các tầng lớp tư sản qua tội danh bóc lột, phồn vinh giả tạo.. Tại Đại Hội đảng lần thứ IV vào tháng 5-1975, Lê Duẩn đã vênh váo tuyên bố ‘ từ nay người VN sẽ đi trên thảm vàng, đồng thời đuổi kịp rồi qua mặt Nhật Bản trong vòng 15 năm tới’. Trên thực tế ai cũng biết trước tháng 4-1975, Bắc Việt chỉ có hai công trình vĩ đại nhất là Lăng Hồ Chí Minh tại Ba Đình Hà Nội và Khách sạn quốc tế trên bờ Hồ Tây, do Fidel Castro của Cu Ba xây tặng.
Trong lúc đó tại VNCH, đâu đâu cũng có những cơ sở kỹ nghệ nặng và nhẹ, đều được trang bị máy móc mới và tối tân, nhất là các ngành dệt, điện, lắp ráp các loại hàng sản xuất tiêu thụ. Khi VC vào, đã tận tình vơ vét máy móc đem về Bắc, khiến nhiều nhà máy ngưng hoạt động hay biến thành quốc doanh, hữu danh vô thực.
Song song với kế hoạch trả thù và tận diệt các tầng lớp trên, VC còn bày thêm quốc sách kinh tế mới vào cuối năm 1975, để đuổi hết số gia đình có liên hệ tới chế độ VNCH, đang sống tại Sài Gòn và các tỉnh thành, đi lao động canh tác tại rừng sâu, núi cao, ma thiêng nước độc. Kế hoạch thâm độc này, vừa tống khứ được những thành phần còn lại mà VC đã xếp loại nguy hiểm, sau khi chồng con thân nhân của họ đã bi đảng gạt vào tù. Có như vậy, VC mới chiếm được nhà cửa ruộng vườn và các tiện nghi của Miền Nam, để phân phối cho cán bộ miền Bắc, lúc đó chỉ có súng đạn, tăng pháo, răng vẫu mõ quắp vì hít quá nhiều thuốc lào và mớ lý thuyết trên trời dưới biển của Mác-Lê-Mao-Hồ mà thôi.
Ai đã từng là tù nhân của VC dù có ở trong Nam hay bị đưa ra miền Bắc, dù bị nhốt lâu hay mau, chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ quên nổi những đau đớn về vật chất và nhất là sự tủi nhục tinh thần, khi bị bọn VC gọi chúng ta là ngụy quân, ngụy quyền,đĩ điếm lưu manh, là những đống rác bẩn thỉu, cặn bã của xã hội, đánh giặc thuê cho Mỹ, Pháp, Nhật..
Ai đã từng bị VC cướp của, cướp nhà,giực vợ hiếp con, đày đoạ lên tận miền rừng núi để phát triển kinh tế mới. Đa số đã ngã quỵ vì không chịu nổi mưa nắng, cùng cảnh ma thiêng nước độc, bệnh sốt rét rừng, ghẻ lở, kiết lỵ.. mà không có thuốc uống. Cuối cùng những người còn sống, kiệt sức vì đói bệnh, nên đã bỏ rừng chạy ngược về thành. Họ đã trở nên vô gia cư và ở bất cừ nơi nào, kể cả nghĩa địa, gầm cầu, chùa miễu.. ăn sống, phó mặc cho định mệnh và bọn công an, tới hốt bắt, đưa lên lại vùng kinh tế mới, rồi họ lại về.Rốt cục huề cả làng, và càng ngày càng có nhiều người vô gia cư sống khắp mọi nẻo đường đất nước, trong xã nghĩa thiên đường.Trong số này chắc chắn có không ít người nay được may mắn tới được bến bờ tự do nhưng không biết họ còn nhớ hay đã quên những ngày tủi nhục đớn đáu trước kia ?
Đầu tháng 4-1975, Người Mỷ đã bắt đầu chạy khỏi Nam VN bằng chuyến bay định mệnh, đưa 250 trẻ mồ côi và 37 nhân viên của Dao đi theo săn sóc. Nhưng chiếc C5 đó đã bị rớt ngay đầu phi đạo ngay khi vừa cất cánh, chỉ còn 175 em sống sót với một số người lớn may mắn. Tai nạn này đã báo trước những thảm kịch sắp tới cho làn sóng người bỏ nước ra đi vì không muốn sống chung với rợ Hồ, giết người cướp của, càng ngày càng trở nên công khai ghê rợn cho dù chiến tranh đã chấm dứt hơn 33 năm.
Ngày 15-4-1975, thượng viên Hoa Kỳ thông qua đạo luật cho phép 200.000 dân tị nạn Đông Dương, được vào sống trên đất Mỹ. Song song, chính phủ Mỹ cũng mở chién dịch Frequent Wind tại Sài Gòn, để di tản các công dân Mỹ và 17.000 người Việt có liên hệ. Máu lệ và thảm kịch VN đã khơi nguồn từ đó vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ngàn ngàn vạn vạn người với đủ mọi phương tiện tiến ra biển Đông, để mong được Đệ Thất Hạm Đội cứu vớt những chỉ tới ngày 2-5-1975 thì chấm dứt.
Tóm lại từ tháng 5-1975 tới bây giờ, người Việt vẫn tiếp tục bỏ nước ra đi bằng đủ mọi lý do trong đó có cả chuyện đem đời con gái ra đổi chác số phận, để tìm tự do và đất sống, hoàn toàn chấp nhận may rủi ” một sống chín chết “, trong hoàn cảnh bơ vơ tự cứu. Do trên hầu hết những người đến được bờ đất hứa, đã phải trả một giá thật đắt, trong đó một dạo có hằng trăm ngàn câu chuyện, bi thảm não nùng của thuyền nhân VN, bị HẢI TẶC THÁI LAN cướp giết, trôi giạt vào hoang đảo và đã ĂN THỊT NGƯỜI lẫn nhau để mà sống.
Sau khi cưỡng chiếm xong VN đảng Hồ và đảng Mao trở mặt, nên VC đã quy tội cho Hoa kiều Sài Gòn-Chợ Lớn là mối đe dọa, rồi đòi Trung Cộng phải qua hốt hết 1,2 triệu người Việt gốc Hoa về nước. Sự kiện được Tàu Cộng chấp nhận, phái hai chiến hạm tới các hải cảng VN để nhận người.
Nhưng đến cho có mặt chứ Tàu Cộng đâu có ngu, lãnh đám dân nghèo này về nước đê nuôi ăn, vì vậy nửa đêm nhổ neo rút cầu âm thầm về nước. Sáng ngày 24-3-1978 trên khắp các nẻo đường Sai Gòn-Chợ Lớn bổng xuất hiện rất nhiều xe vận tải, chở công an, bộ đội và hằng ngàn thanh niên nam nữ đeo băng đỏ trên tay áo. Theo đài phát thanh của VC thông báo, thì đây là chiến dịch ” Đánh Tư Bản ố Diệt Thương Gia “.Trước đây vào sáng ngày 20-3-1978, bắt lính, bắt đi kinh tế mới và đòi được trở về Tàu, sống với Trung Cộng.
Một góc Sài Gòn năm 1978
Một góc Sài Gòn năm 1978
Lần này, cuộc bố ráp qui mô không phải để bắt người Hoa chống đối hôm trước, mà là xộc vào từng nhà cùng các cửa tiệm, để kiếm tiền đôla và vàng cất dấu, cũng như kiểm kê tất cả hàng hóa kể cả cây chổi, ngoại trừ hình ” bác ” và lá cờ ” đảng “, máu đỏ sao vàng. Nghe nói lần đó, đảng đã hốt của Người Hoa gần 7 tấn vàng và cả mấy chục bao tiền đô Mỹ, khiến cho mấy chục người uất hận phải tự tử chết. Vậy là đảng đã ba bước nhảy vọt, chiến thắng tư bản chủ nghĩa, bước lên thiên đàng xã nghĩa ưu việt. Cũng từ đó đã có trên 250.000 Hoa phải bỏ nước ra đi và theo thống kê của Cao Ủy Tị Nạn năm 1983, trong số này có trên 50.000 người đã chết trên biển vì sóng gío và hải tặc Thái Lan.
Sau ngày 30-4-1975 khi Miền Nam bị VC Hà Nội cưởng chiếm, thì Biển Đông đã trở thành cửa ngỏ để đồng bào vượt thoát tìm tự do. Nhưng đồng thời biển cũng đã biến thành hỏa ngục và trên hết, đảng VC đã thưc hiện được công trình vĩ đại nhất trong Việt Sử. Đó là KỸ NGHỆ XUẤT CẢNG NGƯỜI, từ cho thuyền nhân vượt biển chính thức, tới các chương trình ra đi có trật tự (ODP), hồi hương con Mỹ Lai và Mua Vợ Bán Chồng giả.
Tất cả các nghiệp vụ trên, đều giúp cho tập thể lãnh đạo đảng giàu to nhờ thu vào được nhiều vàng, tính tới cuối năm 1989, đảng thu vào chừng 3.000 triệu mỹ kim, con số nhìn vào thấy rởn tóc gáy nhưng lại là sự thật. Bởi vậy đâu có ngạc nhiên, khi biết xã nghĩa VN, là một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, lại có nhiều tỷ phú đứng hàng đầu nhân loại.
Theo sử liệu thì năm 1978 là năm VC chính thức trục xuất người Hoa ra biển. Đây cũng là thời gian đảng xuất cảng người nhiều nhất, mà theo thống kê của Cao Uỷ Tị Nạn, số người tạm trú tại các Trại khắp Đông Nam Á, lên tới 292.315 người. Cũng theo tài liệu của Hồng Thập Tự Quốc Tế, thì từ năm 1977-1983 đã có khoảng 290.000 người đã chết hay mất tích trên biển Đông.
Ngày 15-1-1990 khi mà Mỹ chuẩn bị bãi bỏ lệnh cấm vận và lập bang giao với VC, thì tại vùng biển Nakhon Si Thammarat, có 11 thi thể PHỤ NỮ VIỆT NAM, tất cả đều trần tuồng thê thảm, trôi tắp vào bờ. Theo Thiếu tá cảnh sát Thái Chumphol, người có trách nhiệm lập biên bản khám nghiệm cho báo chí biết, thì tất cả các nạn nhân, có tuổi từ 18-20. Họ bị giết sau khi bị hải tặc Thái Lan hãm bức nhiều làn.
Đây cũng chỉ là một trong ngàn muôn thảm kịch máu lệ của thân phận VN, từ khi VC cưỡng chiếm được đất nước. Đã có hằng triệu người chết lòng biển, khi tìm tới những địa danh Songkla, Pulau Tanga, Pulau Bidong, Galang.. Có nhiều cái chết của thuyền nhân thật tức tưởi và oan khiên mà không bút mực nào viết cho nổi, chẳng hạn như tàu của Chủ Khách Sạn ” Lộc Hotel ” ở An Đông chở trên 500 người, đi bán chính thức nhưng khi tới Gò Công thì bị gài bom nổ, chết sạch chỉ có tài công và 3 người may mắn sống sót. Tàu Lập Xương di bán chính thức ngày 22-1-1979, chở 200 người, cũng bị gài bom nổ ngoài biển, chỉ còn một vài người may mắn sống sót được tàu Panama cứu đem vào trại Tị Nạn. Đây cũng chỉ là một vài chuyện nhỏ trong ngàn muôn thảm kịch mà thuyền nhân, đã chịu từ khi phong trào vượt biển bùng nổ vào đầu năm 1977-1989.
Người vượt biển tìm tự do, ngoài sóng gió bão tố bất thường không biết trước, còn chịu thêm cảnh săn đuổi của công an, bộ đội biên phòng và ghe tàu đánh cá quốc doanh có trang bị súng máy và súng cá nhân. Nhưng hãi hùng nhất vẫn là Nạn Hải Tặc Thái Lan. Bọn này rất hung ác, tàn bạo, sau khi chận bắt thuyền vượt biển, chúng cướp giựt hết tất cả tài sản, đánh đập mọi người, hãm hiếp phụ nữ và bắn bỏ những ai muốn trốn hay chống lại. Sau đó để phi tang, chúng đốt thuyền cho chìm, giết hết đàn ông và bắt đem theo phụ nữ, hành lạc cho tàn tạ và đem về đất liền bán cho các động đĩ.
Câu chuyện của một chiếc tàu vượt biển lênh đênh sau 32 ngày bị hải tặc Thái Lan đánh cướp chỉ còn có 52 người sống sót, thì gặp được Chiến Hạm USN.Dubuque, do Đại Tá Alexander chỉ huy, nhưng bị từ chối không cứu vớt khiến cho số người trên chết gần hết. Những người sống sót phải ăn thịt bạn bè để cầu sinh. Viên Đại Tá Mỹ vô nhân đạo trên, bị Bộ Hải Quân Mỹ lột chức và truy tố ra Tòa Quân Sự.
Cũng do hằng ngàn câu chuyện đứt ruột của người vượt biển tìm tự do, mà nhân loại ngày nay có thêm một danh từ độc đáo ” Boat People “, giống như trước kia người Do Thái, qua cuộc hành trình tìm đường về đất hứa, cũng đã làm nảy sinh danh từ ” Holocaust “.Tuy nhiên, nếu đem so sánh, kể cả chuyện người Do Thái bị Đức Quốc Xã tàn sát trong thế chiến 2, thì thảm kịch vượt biển của người VN trên biển Đông, vẫn bi đát hơn nhiều.
Năm 1945, VC núp trong Mặt Trận Việt Minh, lợi dụng nạn đói năm Ất Dậu, để tuyên truyền và cướp chính quyền từ trong tay người Quốc Gia, nhờ vào súng đạn của người Mỹ. Từ năm 1955-1975 VC gây nên cuộc chiến Đông Dương lần thứ hai, và đã cưỡng chiếm được VNCH, nhờ Nixon-Kissinger dàn dựng lên Hiệp định ngưng bắn 1973, hợp thức hóa sự chiếm đóng của cọng sản Hà Nội trên lãnh thổ Miền Nam.
Ngày nay, VC lại đem tình thương nhớ quê hương VN ra khuyến dụ người tị nạn, mong mọi người hòa hợp hòa giải, xóa bỏ hận nước thù nhà. Nhưng VC đã lầm, cho dù đã có nhiều người tị nạn trở về VN nhưng thực tế hầu hết chỉ vì gia đình. Sau đó ai cũng quay lại miền đất tự do, để chờ một ngày chính thức được theo sau gót voi của Quang Trung Đại Đế về giải phóng Thủ Đo Sài Gòn-Huế-Hà Nội. Ngày đó chắc không xa, vì hiện nay cả nước đều biết chế độ cọng sản đã sụp đổ toàn diện, từ ý thức hệ, lãnh đạo, kể cả huyền thoại Hồ Chí Minh, cho tới đời sống tinh thần, kinh tế, xã hôi. Chính sự xét lại của đảng, đã minh chứng sự sụp đổ trên.
Bổng thấy thấm thía vô cùng, khi nhớ lại câu nói của nhà cách mạng vĩ đại trong thế kỷ XX là Phan Bội Châu “Tòng Lai Quốc Dân Sở Dĩ Suy Đồi, Chỉ vì Hai Nguyên Nhân: BỤNG ĐÓI VÀ ÓC ĐÓI “. Từ năm 1930-2009, cọng sản VN đã đấu tranh đẫm máu, giết hại triệu triệu người, cũng chỉ muốn đạt cho được mục đích là đưa Dân Tộc vào con đường cách mạng vô sản, bằng thống trị ngục tù, bằng gầy mòn đói khát., bằng áp chế dối gian. Nhưng tất cả ngày nay đã trở thành những chiếc đinh rỉ, đóng cứng chiếc quan tài đỏ, trong đó có chứa bao triệu oan hồn VN,kể cả những người đã chết đói năm Ất Dậu 1945,những người sinh bắc tử nam, những thuyền nhân chết trên biển. Tất cả là những nhân chứng, bia miệng ngàn đời bôi đen VC trong dòng sử dân tộc.
Từ giữa năm 2008 tới nay, tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu đã kéo tuyệt đại tầng lớp đồng bào nghèo VN xuống sát đáy địa ngục trầm luân. Thêm vào đó VC trước ám ảnh sắp bị đền tội vào giờ thứ 25 nên ác sinh thú tính, công khai bắn giết đồng bào vô tội khắp nơi để cướp giựt nhà cửa ruộng đất và tiền bạc.
Quả báo nhản tiền, lưới trời lồng lộng luôn chực chờ VC trong món nợ ‘ thế kỷ ‘ mà Hồ và đồng bọn đã vay của quốc dân và non nước VN. Đừng tưởng rằng nay đã chuyển ngân, rữa tiền, đem con cái ra ngoạiquốc chờ giờ ‘ chẩu ‘ là xong chuyện. Hãy nhìn cái gương của vợ chồng Marcos (Phi Luật Tân) hay các bạo chúa khắp thế giới mà bớt đi tội ác, kẻo hối hận không kịp.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy
MƯỜNG GIANG

Nguyễn Thanh Chấn: 'Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu'

“Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu, mặt đỏ phừng phừng, tay lăm lăm búa đinh hoặc dao, mắt đỏ lừ, nhìn đã thấy sợ rồi”, ông Chấn bần thần kể lại.

“Tôi có làm gì nên tội?”
Sau khi được trả tự do, ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, trú tại xóm Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) - “nhân vật chính” trong vụ án rúng động dư luận dường như vẫn chưa thực sự hiểu hết những gì đã, đang và sẽ xảy đến với mình. Chưa một ai trong gia đình kịp thấy ông Chấn cười, kể cả khi hàng xóm kéo đến báo tin vui: “Phiên tái thẩm đã quyết định hủy án sơ, phúc thẩm để điều tra lại từ đầu”.
Chiều 6/11, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã xem xét lại vụ án Nguyễn Thanh Chấn phạm tội giết người theo trình tự tái thẩm. Theo đó, Hội đồng Thẩm phán đã chấp nhận quyết định kháng nghị số 01 ngày 4/11/2013 của Viện trưởng VKSNDTC, tuyên hủy bản án hình sự sơ thẩm và phúc thẩm để điều tra lại từ đầu. Hội đồng Thẩm phán nhận định, ngày 25/10/2013, Lý Nguyễn Chung (SN 1988) ra đầu thú và khai nhận đã thực hiện hành vi giết chị Nguyễn Thị H. vào tối 15/8/2003 để cướp tài sản. Đây là tình tiết mới làm thay đổi bản chất vụ án.
...khóc nghẹn cùng người thân ngày trở về.
Nghe tin tốt lành đưa về từ Hà Nội, người nhà ông Chấn vỡ òa sung sướng, còn hàng xóm thì rạng rỡ chia vui. Ai nấy đều vui mừng vì quyết định vừa tuyên của Hội đồng Thẩm phán TANDTC. Đây là căn cứ pháp lý để ông Chấn tiếp tục hành trình kêu oan, “giải án” của mình. Nếu quá trình điều tra lại, có đủ căn cứ chứng minh Lý Nguyễn Chung là hung thủ thực sự trong vụ án giết chị Nguyễn Thị H. thì điều đó đồng nghĩa với việc ông Nguyễn Thanh Chấn đã bị khởi tố, truy tố và xét xử oan. 
Nhận tin vui nhưng cho đến tận thời điểm này, ông Chấn vẫn chưa thể mỉm cười. Hàng xóm của ông nghẹn ngào bảo nhau: “Chỉ thấy ông Chấn khóc. Khi không khóc, mặt ông Chấn thẫn thờ, trông buồn thảm hoặc trông không hề có cảm xúc. 10 năm ngồi tù có thể khiến ông ấy vẫn chưa kịp hoàn hồn”.
Xã Nghĩa Trung (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) vẫn còn rất nghèo và lạc hậu so với mặt bằng chung của các vùng quê khác, với hầu hết là nhà ngói, tường gạch không trát, hàng rào đá ong và đường đất, thế nhưng đối với ông Chấn, đó là cả một sự thay đổi quá lớn mà cá nhân ông chưa biết bao giờ mới có thể hòa nhập nổi. Trở về với người thân, với hàng xóm láng giềng, nhưng Chấn thậm chí vẫn quen cách xưng hô trong trại giam, gọi tất cả những người xung quanh là “cán bộ”!?
Vẫn với vẻ mặt vô hồn mà chúng tôi chứng kiến suốt mấy ngày qua, vẫn với giọng nói chầm chậm, đều đều và không chứa đựng nhiều cảm xúc, ông Chấn tâm sự với PV: “Thay đổi nhiều quá, tôi không nhận ra. Mười năm trước, làm gì làng xóm đã khang trang như bây giờ...”.
Ông Chấn cũng tỏ ra ngạc nhiên khi không còn thấy hình bóng của chiếc điện thoại bàn ở trong bất cứ gia đình nào. Chiếc điện thoại và một cuộc điện thoại từ máy cố định, một tình tiết ngoại phạm tưởng chừng không thể xác đáng hơn để chứng minh sự vô tội của ông Chấn đã bị tòa phúc thẩm năm 2004 gạt đi không thương tiếc. Bây giờ nghĩ lại, mắt ông Chấn vẫn cay xè, trái tim càng quặn thắt vì đau đớn.
Nụ cười chưa một lần nở trên môi người tù chung thân Nguyễn Thanh Chấn, kể cả khi biết tin được hủy án.
Theo lời kể của người trong cuộc, thời ấy, nhà ông Chấn có mở một quán tạp hóa, bán dăm thứ bánh kẹo linh tinh và mắc một chiếc điện thoại cố định phục vụ bà con trong làng. Trước thời điểm nghi ngờ ông Chấn giết chị H. chỉ vài phút, ông Chấn đang bấm máy cho anh Nguyễn Văn Thực (người cùng làng) gọi điện thoại đi và việc đó có bà Phạm Thị Nhâm (người cùng làng) đến mua kẹo làm chứng. Bảng kê chi tiết điện thoại của ông Chấn sau đó cũng được luật sư bào chữa cho ông đưa ra làm bằng chứng trước tòa nhưng cũng bị bác bỏ bởi lập luận: “Bảng kê không thể là bằng chứng vào thời điểm thực hiện cuộc gọi, Chấn là người bấm máy. Còn lời khai của bà Nhâm và anh Thực về việc Chấn bấm máy cũng không có tài liệu nào khác hơn để kiểm chứng”.
“Họ bác bỏ toàn bộ những chứng cứ có lợi cho tôi và chỉ công nhận những gì bất lợi. Tôi có làm gì nên tội mà sao họ cứ phải làm thế với tôi?”, ông Chấn ngước mắt nhìn chúng tôi rồi giọng nghẹn đi, hỏi một câu mà chúng tôi không thể trả lời.
Ông Thân Ngọc Hoạt – người kiên trì 10 năm thu thập chứng cứ để giải án oan cho ông Chấn.
“Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu...”
10 năm thụ án trong trại giam, với hàng xấp đơn kêu oan gửi tới các cơ quan chức năng từ địa phương tới trung ương, đến khi được tạm tha trở về nhà, sức khỏe của ông Nguyễn Thanh Chấn đã yếu đi rất nhiều. Ngoài chứng đau đầu kinh niên, không nói được nhiều, toàn thân bị ê ẩm nhói buốt mỗi khi trái gió trở trời, ông cũng thường xuyên bị chứng mất ngủ hành hạ. Một câu hỏi dài, nhiều nội dung cũng có thể làm ông bị bối rối, bóp trán. Chỉ cần ai đó nhắc đến từ “oan” cũng có thể khiến ông bật khóc.
>> Rúng động: Những hình ảnh nghi phạm bị đánh đập, ép cung
Suốt 10 năm ròng rã chuyển lần lượt từ trại giam Kế (Bắc Giang) đến trại giam Vĩnh Quang (Vĩnh Phúc) với liên tiếp những cơn ác mộng ghê sợ, có lẽ đây là lần đầu tiên ông Chấn được ngồi trong tư thế của một công dân để kể về những tủi nhục cay đắng của quãng thời gian dài thụ án. Với trí óc đã mụ mị đi nhiều phần, trong suốt 10 năm, có nhiều việc ông đã quên, nhưng riêng việc bị ép cung thì ông Chấn không sao quên được. Nó khiến ông nghẹn khóc mỗi khi nghĩ đến công lý, nghĩ đến gia đình ở quê nhà.
Phải động viên rất nhiều, ông Chấn mới bình tâm trở lại, kể rằng, về phía cơ quan điều tra, người trực tiếp điều tra vụ việc là điều tra viên Nguyễn Hữu T., Trần Nhật L. và Ngô Đình D.. Về phía VKS, kiểm sát viên là một thanh niên còn khá trẻ, tên là Nguyễn Hữu V. Những người này, theo lời “tố” của ông Chấn, đã thường xuyên đánh đập để ép ông phải nhận những tội mà ông không hề gây ra.
“Trước khi đánh đập tôi, họ đều uống rượu, mặt đỏ phừng phừng, tay lăm lăm búa đinh hoặc dao, mắt đỏ lừ, nhìn đã thấy sợ rồi”, ông Chấn bần thần kể lại. “Điều tra viên L. hỏi “mày có khai không, tao cho mày chết”. Một điều tra viên khác đánh tôi, bắt tôi tập đi tập lại các động tác từ trong trại giam để đi thực nghiệm tại hiện trường”, ông Chấn nói.
Trong đơn kêu oan đề gửi Thanh tra bộ Công an, ông Chấn nêu, ngày 30/8/2003, ông nhận được giấy mời lần 1 đến công an huyện Việt Yên để làm việc. Cụ thể, cơ quan điều tra lấy dấu chân và dấu vân tay, đồng thời hỏi ông có biết gì về cái chết của cô H., ông trả lời “không biết gì cả”. Đến 20/9/2003, ông nhận được giấy triệu tập lần 2 và vẫn trả lời “không biết gì” về cái chết của cô H. Sáng hôm sau, ông đến theo hẹn thì cán bộ Nguyễn Hữu T. lại lấy dấu chân, dấu tay nhiều lần rồi tra hỏi, đánh ông rất đau. Từ đó, khoảng 5-6 người thay nhau canh ông suốt đêm này sang đêm khác, không cho về và không cho ngủ, dọa nạt, ép buộc ông. “Cán bộ Trần Nhật L. bắt tôi vẽ dao, tôi không vẽ loại dao gì lại bảo “cho mày cái búa vào đầu cho mày chết bây giờ”. Cán bộ T. trên tay lúc nào cũng cầm dao hăm dọa, ép buộc tôi phải nhận. Tiếp đó, cán bộ Ngô Đình D. đọc và bắt tôi viết đơn tự thú ngày 28/9/2003. Thế là đến chiều chuyển tôi về trại Kế - Bắc Giang”, trong đơn của ông Chấn có đoạn viết.
Theo lời kể, thời gian bị tạm giam ở trại giam Kế, có đêm ông Chấn bị chuyển tới 3-4 buồng khác nhau. “Có lần vừa vào buồng của phạm nhân Phạm Duy Hồng, tôi bị dùng dép đánh vào 2 mang tai sau đó bị bắt phải hát. Bị bắt từ ngày 20 đến ngày 28, hầu như không ngày nào tôi được ngủ, đầu óc quay cuồng, lâng lâng. Sau này, các cán bộ còn dạy tôi tập đâm, tôi phải tập đâm bên nọ, đâm bên kia. Họ cho một tù nhân giả làm cô H., cán bộ đưa cho tôi cái thìa, cái lược để làm hung khí. Tôi phải tập nhiều lần cho thành thạo, làm đi làm lại để đúng ý họ. Sau đó, họ mượn nhà dân, bắt tôi diễn lại và quay phim thực nghiệm hiện trường” - ông Chấn nhớ lại.
Bà Thân Thị Hải (phải) kể cho PV về nỗi oan của chồng bà (ông Hoạt) trong quá trình kêu oan cho ông Chấn.
Ngồi cạnh ông Chấn trong quá trình trò chuyện với chúng tôi là người em “cọc chèo” Thân Ngọc Hoạt (SN 1958) – “người hùng” thực sự trong hành trình 10 năm ròng rã kêu oan cho ông Chấn cũng không giấu nổi sự xúc động nghẹn ngào, cho biết: “Lúc ở tòa sơ thẩm, giữa chốn công đường, anh tôi chỉ mặt kiểm sát viên Nguyễn Hữu V. rồi nói, chính người này đã mang hồ sơ viết sẵn sang bắt anh tôi ký nhưng anh tôi không chịu và ngay lập tức bị đánh. Anh Chấn cũng kể ra việc bị ép cung, luật sư bào chữa cho anh ấy đã yêu cầu thay đổi thành phần hội đồng xét xử, nhưng tòa bác toàn bộ những yêu cầu ấy, yêu cầu phải có bằng chứng, nhưng một người bị giam trong 4 bức tường thì lấy đâu ra bằng chứng?”.
Ông Hoạt cũng làm đơn kiến nghị, tại sao không có vân tay của ông Chấn mà cơ quan tố tụng vẫn kết tội? Nếu đúng bản tự thú do ông Chấn viết tại sao gần một tháng sau, cơ quan điều tra mới dựng hiện trường? “Sự vô lý thể hiện ngay ở trong quá trình thực nghiệm, anh tôi nhớ đến từng chi tiết nhỏ trong nhà cô H., điều đó là không thể với trí nhớ của một nông dân quanh năm chân lấm tay bùn như anh Chấn. Ra tòa, chúng tôi mới biết đó là do anh ấy bị bắt tập như tập kịch, dựng hiện trường cho thành thạo thì mới thực nghiệm”, ông Hoạt gay gắt nói.
Chân dung nghi phạm Lý Nguyễn Chung.
Hành trình “điều tra” của những “thám tử nghiệp dư”
Trong nỗi mừng vui chộn rộn, ông Chấn cũng khắc cốt ghi tâm công lao “trời biển” của 3 con người đã sát cánh bên ông trong suốt 10 năm đi tìm công lý. Tuy nhiên, những người đóng vai trò chính trong hành trình kêu oan này là vợ ông Chấn, bà Nguyễn Thị Chiến (SN 1965); người em rể Thân Ngọc Hoạt và cuối cùng, lạ lùng hơn tất thảy là bà Lê Thị Hải (SN 1958, trú tại làng Sắn, xã Nghĩa Trung), một người chẳng hề có họ hàng gì với ông Nguyễn Thanh Chấn. Theo lời kể, bà Hải, vì quá thương xót trước cảnh oan trái của ông Chấn mà tự nguyện vào giúp đỡ, không quản khó khăn, vất vả. “Mẹ tôi là người cùng làng với Chấn và tôi quen biết với nhà Chấn qua mẹ, nhưng hai bên gia đình rất quý mến nhau”, bà Hải cho biết.
Kể về hành trình kêu oan cho ông Chấn, ông Hoạt nhớ lại: “Lúc anh Chấn bị công an bắt vì tội giết người, cả nhà tôi rất ngạc nhiên vì anh ấy hiền lành nhưng cũng chưa dám nghĩ là bị oan. Không có lửa sao lại có khói”.
Sau khi ông Chấn bị tạm giam ở trại giam Kế, gia đình cũng không nhận được thông báo gì. Xót ruột, ông Hoạt cùng bà Chiến tìm  đến nhà bà Hải (có chồng là cán bộ phòng Quản lý hồ sơ của công an tỉnh Bắc Giang) để xin một “ân huệ” là được vào trại để tiếp tế cho Chấn. “Ân huệ” được chấp nhận, tại buổi gặp gỡ, ông Chấn hoang mang, tiều tụy, khóc nức nở và nói với ông Hoạt: “Chú mà cũng nghĩ anh làm được thế sao?”. Và chính câu nói đó đã khiến “bộ ba” hơn 10 năm trời chạy vạy khắp các cửa, với cả ngàn lá đơn kêu cứu.
Về nhà, bằng cảm tính của những công dân lương thiện, 3 người đã họp lại với nhau và quyết định phải làm rõ trắng đen toàn bộ câu chuyện này. Và rồi khi càng đi vào tìm hiểu nội dung vụ án, nhiều kẽ hở của quá trình điều tra, truy tố, xét xử đã được bộc lộ nhưng các cơ quan tố tụng nhất định không chấp nhận. “Trong suốt 10 năm miệt mài đi gửi đơn kêu oan cho ông Chấn, chưa một lần chúng tôi nhận được phản hồi về việc tiếp nhận đơn để giải quyết việc kêu oan. Những lá đơn kêu oan cứ im lìm sau mỗi lần gửi, chỉ còn những cuống thư chuyển phát của những lần gửi qua đường bưu điện là vẫn còn”, ông Hoạt cho biết.
Để lưu giữ được những tình tiết trong các cuộc nói chuyện và để làm căn cứ sau này, ông Hoạt, bà Chiến đã phải bán thóc, bán lợn gà để mua sắm máy ghi âm, rồi tiếp xúc với mọi người trong thôn mà gia đình ông nghi ngờ hoặc có thể là nhân chứng của vụ việc. Từ việc tiếp xúc với gia đình chị H. (nạn nhân vụ án), đến la cà quán nước, nhà hàng xóm cứ mỗi khi nghe ai nói chuyện liên quan đến “vụ án Chấn giết người” và ngày xảy ra vụ án ai ở trong làng đi đâu, làm gì gặp ai, ông Hoạt lại thu thập rồi tổng hợp xâu chuỗi lại với nhau. Khi tổng hợp xong, bất kể đêm hôm khuya khoắt, ông lại liên lạc với bà Hải, bà Chiến họp nhau lại để bàn tính đường đi nước bước mới.
Trong quá trình tìm hiểu, ông Hoạt cũng có nghi ngờ đối tượng Lý Nguyễn Chung (SN 1988) ở Lạng Sơn nhưng thỉnh thoảng lại về nhà bố đẻ đang sống cùng bà vợ hai ở thôn Me, Nghĩa Trung.
“Khi tổng hợp được tương đối đầy đủ thông tin nghi vấn về tên Chung, tôi đã nhờ người đến nhà ông Lý Văn Chúc, bố tên Chung, để nói chuyện và ghi âm về những biểu hiện bất thường của đối tượng này. Tuy nhiên khi mang máy ghi âm ra định ghi thì lại không được. Khi có niềm tin, tôi đã bảo trực tiếp vợ anh Chấn đến nhà ông Chúc nói chuyện và bí mật ghi âm cuộc nói chuyện này. Và khi đã có đầy đủ thông tin, tôi mới làm giấy cam kết để ông Chúc trực tiếp ký vào là ngày hôm đó Chung đi đâu, làm gì, ai nhìn thấy...”, ông Hoạt kể lại.
Để tìm hiểu kỹ hơn, ông Hoạt đã xác định rõ chỗ ở của Chung ở Đắk Lắk. Chỉ khi đã có đầy đủ thông tin trong tay thì gia đình ông mới xuống Hà Nội gửi trực tiếp những chứng cứ này cho VKSNDTC. May mắn thay, lúc này “hồ sơ kêu oan” của gia đình ông Chấn đã được cơ quan này tiếp nhận và thụ lý.
Thêm một “bản án oan” cho người em đồng hao với ông Chấn!
Trong suốt hành trình kêu oan cho ông Chấn, ông Thân Ngọc Hoạt như một vị “tổng đạo diễn”, chỉ đạo “phân vai” cho từng thành viên trong nhóm, ai làm gì, làm lúc nào và làm thế nào. Thế nhưng, chính cũng trong ngần ấy thời gian, ông Hoạt bị mang một “bản án oan trái” – bản án từ búa rìu dư luận.
Bà Hải kéo PV ra được một góc vắng, khá xa những người dân đang ầm ĩ mừng vui trong căn nhà cấp 4 lụp xụp của vợ chồng ông Chấn thẳng thắn đề nghị: “Đã đến lúc cần phải lấy lại tiếng thơm cho chú Hoạt”.
Theo lời bà Hải, trong những tháng ngày đầu tiên mới kêu oan, khi thấy cả ba người luôn hí húi với nhau, ghi ghi chép chép nói là sẽ minh oan cho Nguyễn Thanh Chấn, thì làng xóm tỏ vẻ tin tưởng và ủng hộ. Tuy nhiên, đến một vài năm sau, thấy sự việc chẳng có gì thay đổi, khi có bản án khẳng định ông Chấn đích thị là kẻ hiếp dâm bất thành sau đó giết người đã đóng đinh trong đầu dư luận thì làng quê lại chuyển sang một câu chuyện hoàn toàn khác: “Ông Hoạt lấy cớ để chim chuột bà Chiến”. Làng trên xóm dưới truyền tai nhau, nửa đêm gà gáy thấy ông Hoạt và bà Chiến đi với nhau, thì thà thì thụt, không biết làm gì, họ nghi ngờ rằng, ông Hoạt tranh thủ lợi dụng lúc bà Chiến (chị vợ) vắng chồng để “xin một cái” như cách ông Chấn đã từng “xin” nạn nhân H. nhưng bị thẳng thừng từ chối và sau đó bị sát hại dã man.
Ở cái làng quê nghèo này, tin bay đi như gió, gây bão táp khủng khiếp trong cả hai gia đình của ông Hoạt và bà Chiến. Chuyện không đơn thuần là việc “chim chuột” với nhau, mà còn nặng nề vấn đề đạo đức, đạo lý. Ông Hoạt và bà Chiến đã có những thời điểm tưởng chừng không sống nổi với búa rìu dư luận.
“Thế nhưng anh Hoạt vẫn rất kiên cường, bỏ ngoài tai để làm việc nghĩa. Chỉ có tôi là người hiểu tất cả, anh Hoạt là một người tuyệt vời, một đấng trượng phu thực sự”, bà Hải nghẹn lời cho biết. Và theo nguyện vọng của bà Hải, khi sự việc đã ngã ngũ, rất mong dư luận hiểu được tấm lòng thực sự của ông Thân Ngọc Hoạt.
Cũng trong hành trình kêu oan cho ông Nguyễn Thanh Chấn, có một người đã góp sức không nhỏ là bà Nguyễn Thị Lành (44 tuổi, cùng trú thôn Me). Bà Lành là mẹ kế của đối tượng Lý Nguyễn Chung, kẻ đã thừa nhận mình chính là hung thủ gây ra vụ án giết người nói trên. Do bị đe dọa nên dù phát hiện sự việc từ khá lâu nhưng mãi sau này bà mới có cơ hội để nói ra tội ác của Lý Nguyễn Chung và mở ra một trang mới cho cuộc đời của “người tù nổi tiếng” Nguyễn Thanh Chấn.
Cơ quan điều tra “dựng” lên nhân chứng giả?
Mặc dù bác bỏ lời khai của hai nhân chứng (đều là người cùng làng) khẳng định họ đã nhìn thấy ông Chấn bấm máy điện thoại cố định cho anh Thực gọi điện tại quán nước nhà mình vào lúc 19h20’ ngày 15/8/2003 nhưng tòa phúc thẩm lại dễ dàng ghi nhận lời khai của một người ngụ cư.
Theo đó, tại trang 9, bản án phúc thẩm số 1241/PTHS có ghi lời khai của nhân chứng Nguyễn Văn An, SN 1984, quê ở Hà Nam (tại thời điểm án mạng xảy ra đang làm thuê tại địa phương) rằng: “Khoảng 19h25’ tối 15/8/2003 do tôi (An) bị ốm, tôi có nhờ Lê Văn Giới cùng làm thợ xây với tôi lấy xe đạp chở tôi vào nhà ông Đệ mua thuốc vì bị sốt… Lúc Giới đèo tôi qua cửa nhà chị H. là 19h30’. Tôi thấy nhà mở cửa…, trong nhà bật đèn tuýp sáng… tôi nhìn thấy một thanh niên cởi trần, bê người phụ nữ đập xuống đất khoảng 30-40cm. Tôi chỉ thấy tiếng khóc của người phụ nữ, không thấy tiếng kêu nên tưởng vợ chồng đánh nhau nên tôi và Giới đi qua…”.
Sau đó, tòa kết luận: Xét thấy lời khai của nhân chứng Nguyễn Văn An phù hợp với tình tiết Nguyễn Thanh Chấn khai nhận “Chấn cúi người dùng hai tay bê phía hai bên bả vai nâng đầu chị H. lên khỏi nền nhà rồi đập xuống 2-3 lần…” và khẳng định không có chuyện An  vu oan cho Chấn.
Giờ đây, khi hung thủ thực sự (Lý Nguyễn Chung) đã lộ diện, một câu hỏi lớn đã đặt ra với cơ quan điều tra lúc đó rằng, có hay không việc dựng một nhân chứng giả tên An như trên.       
Long Nguyễn – Cao Tuân

Vì sao ông Nguyễn Thanh Chấn chưa thoát khỏi “ách” bị can?

Đăng Bởi -
Trong vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, kháng nghị tái thẩm số 01/QĐ-VKSTC-V3 ngày 4.11.2013 của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao trong phần “xét thấy” đã phân tích tương đối kỹ những vi phạm pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án.
Quy trình đẻ ra án oan và cơ chế minh oan cho người vô tội
Mâu thuẫn trong kháng nghị tái thẩm
Trong phần “xét thấy” của kháng nghị tái thẩm nêu trên có hai mục (trích):
 “1. Đây là vụ án bắt người trong trường hợp không phạm tội quả tang, quá trình điều tra, truy tố, xét xử đối với Nguyễn Thanh Chấn có nhiều sai sót…:”
Tại mục này có đoạn phân tích: “Tại các biên bản ghi lời khai ban đầu từ ngày 30.8.2003 đến ngày 27.9.2003 (đây là thời điểm chưa có quyết định khởi tố bị can), tại các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và sau khi xét xử phúc thẩm đến nay Nguyễn Thanh Chấn đều không nhận tội, kêu oan và khai rằng những lời khai nhận tội trước đây là do bị ép cung, được điều tra viên hướng dẫn khai báo sự việc, hướng dẫn vẽ sơ đồ hiện trường, được luyện tập nhiều lần để thực nghiệm điều tra”.
Lời kết của mục 1: “Từ những tình tiết nêu trên, thấy rằng tòa án các cấp kết án Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người là chưa đủ căn cứ”.
Bị án Nguyễn Thanh Chấn không thực hiện hành vi phạm tội giết người, nhưng lại coi việc Lý Nguyễn Chung ra đầu thú là “tình tiết mới” để căn cứ vào đó kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là không đúng.
Mục 2 của phần “xét thấy” ghi:
“2. Về tình tiết mới của vụ án:
Ngày 9.7.2013, Cục Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao tiếp nhận đơn của bà Nguyễn Thị Chiến (là vợ của Nguyễn Thanh Chấn) trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tố giác các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Giang đã điều tra, truy tố, xét xử oan sai đối với Nguyễn Thanh Chấn.
Chị Chiến cho rằng người gây ra vụ án giết chị Nguyễn Thị Hoan ngày 15.8.2003 không phải Nguyễn Thanh Chấn mà là Lý Nguyễn Chung. Quá trình điều tra, xác minh lấy lời khai bà Nguyễn Thị Lành (mẹ kế của Lý Nguyễn Chung), ông Lý Văn Chúc (bố đẻ Lý Nguyễn Chung) đều khai Lý Nguyễn Chung là người đã giết chị Nguyễn Thị Hoan.
Ngoài ra, còn một số người là hàng xóm của gia đình ông Chúc, bà Lành như ông Nguyễn Hữu Thiêm, ông Nguyễn Văn Bình… khai có được nghe ông Chúc nói về việc Chung giết chị Hoan”.
“Ngày 25.10.2013, đối tượng Lý Nguyễn Chung sinh năm 1988 là con trai ông Lý Văn Chúc, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã ra đầu thú và khai nhận hành vi giết chị Nguyễn Thị Hoan để lấy tiền và 2 chiếc nhẫn của chị vào tối 15.8.2003”.
Lời kết của đoạn này: “Đây là tình tiết mới có thể làm thay đổi toàn bộ bản chất của vụ án, cần phải được giải quyết theo thủ tục tái thẩm”.
Chính trong nội dung “kháng nghị tái thẩm” của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã có sự mâu thuẫn. Những vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng hình sự trong khi điều tra, truy tố và xét xử đã được phân tích tương đối kỹ, thể hiện bị án Nguyễn Thanh Chấn không thực hiện hành vi phạm tội giết người, nhưng lại coi việc Lý Nguyễn Chung ra đầu thú là “tình tiết mới” để căn cứ vào đó kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là không đúng.
Lẽ ra phải kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, vì bản thân hồ sơ vụ án đã được phát hiện là có vi phạm pháp luật nghiêm trọng dẫn đến việc kết tội người không thực hiện hành vi phạm tội.
Hội đồng tái thẩm xử quá chóng vánh
Ngày 4.11.2013, viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành kháng nghị tái thẩm.
Ngày 6.11.2013, Hội đồng tái thẩm (Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao) đã quyết định hủy bản án hình sự sơ thẩm số 145/HSST ngày 30.9.2004 của Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang; bản án hình sự phúc thẩm số 166/HSPT ngày 2.3.2005 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Hà Nội đối với Nguyễn Thanh Chấn để điều tra lại vụ án theo quy định của pháp luật.
Chỉ trong vòng hai ngày kể từ khi viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao ký kháng nghị tái thẩm, Hội đồng tái thẩm đã đưa ra quyết định hủy án, điều tra lại từ đầu, mặc dù trong kháng nghị tái thẩm của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã toát lên sự vô tội của người bị kết án, nhưng người bị kết án lại phải trở lại thân phận một bị can của 10 năm trước.
Một câu hỏi đặt ra là: có phải thực sự “Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã xem xét kháng nghị của viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao một cách thận trọng, khách quan, toàn diện nhằm giải quết triệt để vụ án”  như lời ông chánh án Tòa án nhân dân Tối cao phát biểu trước báo giới không? Vì trong thời gian hai ngày, liệu các thành viên trong Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao (với số lượng ít nhất là 14 người, nhiều nhất là 17 người) có thay nhau đọc hết được hồ sơ vụ án 10 năm kêu oan?
Chính quyết định tái thẩm của Hội đồng tái thẩm (Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao) đang làm khó các cơ quan tiến hành tố tụng của cả trung ương và địa phương.
Hai vụ án song song: một án đúng và một án oan!
Như đã phân tích ở trên, việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm vụ án Nguyễn Thanh Chấn là sai. Lẽ ra Hội đồng tái thẩm, cụ thể là Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao phải biểu quyết ra quyết định không chấp nhận kháng nghị, đồng thời kiến nghị viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao hoặc chánh án Tòa án nhân dân Tối cao kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án đã có hiệu lực pháp luật, đình chỉ vụ án và tuyên bố người bị kết án Nguyễn Thanh Chấn không phạm tội giết người.
Chính quyết định tái thẩm của Hội đồng tái thẩm (Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao) đang làm khó các cơ quan tiến hành tố tụng của cả trung ương và địa phương. Vì trên thực tế đang tồn tại hai vụ án được khởi tố điều tra:
- Một vụ do Viện kiển sát nhân dân Tối cao khởi tố vụ án và khởi tố bị can đối với Lý Nguyễn Chung về tội giết người, mà người bị hại là bà Nguyễn Thị Hoan.
- Một vụ được điều tra lại theo quyết định của Hội đồng tái thẩm với quyết định khởi tố vụ án và khởi tố bị can Nguyễn Thanh Chấn về tội giết người cách nay hơn 10 năm của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, người bị hại cũng là bà Nguyễn Thị Hoan.
Dường như việc Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lý Nguyễn Chung về tội giết người chưa đúng với thẩm quyền của cơ quan này được quy định tại Điều 18 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự.
Điều 18. Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao
1. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân Tối cao điều tra các vụ án hình sự về một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân.
2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án quân sự. (Trích Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004)
Luật sư – thạc sĩ Trịnh Minh Tân

Giá điện và những cơn lũ

SGTT.VN - Tuần trước, tại nghị trường Quốc hội, bộ trưởng bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nói: “Quy hoạch thuỷ điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Ảnh: TTXVN
Không ít người đã phải bàng hoàng, lo ngại trước một phát biểu như vậy. Bởi trong mấy năm nay, hàng vạn, hàng chục vạn hộ dân sống ở các vùng dày đặc các dự án thuỷ điện như ở miền Trung đã phải gánh chịu không ít hậu quả từ những trận lũ lụt, những vụ xả lũ, những cơn địa chất có nguồn gốc từ xây đập thuỷ điện… tạo nên. Đã có những cái chết thương tâm, những nhà cửa bị ngập, bị đổ nát… Có những người dân bỏ cả nhà cửa, ruộng vườn chạy vào rừng, lên chỗ núi… để trốn tránh hậu quả do động đất thuỷ điện Sông Tranh 2, do những đợt xả lũ bất ngờ từ các hồ, đập thuỷ điện.
Nhưng cuối cùng, trách nhiệm về hậu quả, như bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói, là “chúng ta nói về chúng ta”…
Đại biểu quốc hội Ngô Văn Minh hôm đó đã nói rằng: “Tôi không hiểu bộ trưởng nói gì?”
Và cũng thật trùng hợp, chỉ 2 – 3 hôm sau lời phát biểu gây lo ngại ấy của bộ trưởng bộ Công thương, những đợt xả lũ bất thần từ 15 nhà máy thuỷ điện ở miền Trung, có nơi chỉ báo cho dân là sẽ xả lũ trước 5 – 10 phút, đã nhấn chìm nhiều vùng, miền ở Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Cho đến hôm qua, theo các con số thống kê của các địa phương bị lũ, lụt, đã có tới 31 người chết, hàng chục người mất tích, bị thương… Hàng chục vạn ngôi nhà, xóm, làng, khu phố bị chìm ngập trong biển nước. Hàng vạn hecta đồng ruộng, hồ ao, đầm… nuôi cá đến kỳ thu hoạch đã mất trắng. Hàng chục công trình được đầu tư hàng ngàn, hàng tỉ đồng bị xuống cấp, hư hỏng. Tất cả, chưa được thống kê hết nhưng nó như một lời đáp đầy nghiệt ngã, ngay lập tức sự vu vơ về “trách nhiệm” – được nói ra từ bộ trưởng Hoàng – người đứng đầu một bộ có tiếng nói quan trọng nhất trong vấn đề quy hoạch thuỷ điện, phê duyệt các dự án thuỷ điện.
Cũng trong tuần trước, Thủ tướng đã phê duyệt khung giá mức giá bán lẻ điện bình quân giai đoạn 2013 – 2015, theo đó, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu trong giai đoạn này là 1.437 đồng/kWh và tối đa là 1.835 đồng/kWh (chưa thuế VAT). Quyết định này cũng sẽ giúp tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xử lý khoản lỗ vài chục ngàn tỉ đồng, đảm bảo cho EVN kinh doanh có lãi.
Điều này được hiểu là giá điện sẽ tiếp tục tăng trong các năm sau, EVN và các nhà đầu tư tư nhân vào các dự án thuỷ điện ở vùng miền Trung sẽ có lãi, nhất là thuỷ điện. Người ta đã tính rằng, trong các loại hình đầu tư nhà máy điện thì thuỷ điện có lãi nhất, đơn giản vì nó chạy bằng... sức nước. Và đó là lý do đầu tư vào thuỷ điện, như một phong trào, rầm rộ như những cơn lốc vào các tỉnh miền Trung – nơi có nhiều sông suối, có độ dốc cao, dễ làm thuỷ điện trong những năm qua.
Cho dù, đã có sự bừng tỉnh nhất định khi liên tiếp trong mấy năm vừa rồi, các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và một số đoàn kiểm tra của bộ Công thương… đã kiểm tra, rà soát lại quy hoạch thuỷ điện và loại bỏ ra 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch. Nhưng dường như cũng đã chậm. Hàng trăm dự án thuỷ điện còn lại đã quét đi hơn 50.000ha rừng (số liệu của bộ Công thương), hàng ngàn hecta đất ở, đất trồng trọt của người dân… khiến họ phải chuyển nhà, chuyển cửa, mất nghề… lao đao trong sinh hoạt. Và như một hậu quả nhãn tiền, những cơn mưa không thực sự lớn đã tạo lên những cơn lũ hung hãn – bởi rừng không còn giữ nước, các hồ thuỷ điện dung tích lại nhỏ, không điều hoà được cả mùa mưa, mùa khô… Những cơn lũ ấy, đã gây nên những hậu quả đau lòng thế nào thì bất cứ ai xem hình ảnh, tường thuật trên báo chí, trên đài truyền hình đều thấy rõ.
Nhưng cuối cùng, cứ như lời của bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, trách nhiệm của địa phương hay của bộ Công thương hay của Quốc hội – do không giám sát kỹ ? Không ai rõ, không ai truy và câu hỏi đó luôn có một câu trả lời luẩn quẩn: chúng ta nói về trách nhiệm của chúng ta. Không có cá nhân nào chịu trách nhiệm cả. Không ai bị cách chức vì cấp phép cho những dự án đã gây tác động môi trường lớn cho những thảm hoạ tiềm tàng. Mặc dù, lợi nhuận của việc bán từng kWh điện từ các nhà máy thuỷ điện vẫn đến những tài khoản cụ thể: của chủ đầu tư, của người điều hành dự án, và có thể, còn đến tài khoản của những người cấp phép cho những dự án đã xả những đợt lũ bất thần, chết chóc ấy và cả những dự án may mắn không bị loại ra khỏi quy hoạch.
Mạnh Quân
33 người chết, mất tích, ba người bị thương vì mưa lũ
Theo TTXVN, tin từ văn phòng uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết, tính đến 7 giờ sáng 17.11, mưa lũ đã làm 31 người chết (Bình Định: 13 người, Quảng Ngãi: 13 người, Quảng Nam: hai người, Phú Yên: một người, Gia Lai: một người, Kon Tum: một người); hai người mất tích tại Quảng Nam và Gia Lai do lũ cuốn trôi; ba người bị thương ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Mưa lũ cũng làm gần 100.000 nhà bị ngập, sập và tốc mái; ngập úng 431ha lúa và hoa màu. Đà Nẵng có năm xã của huyện Hoà Vang và ba phường của quận Cẩm Lệ bị ngập sâu từ 0,5 – 0,7m.Tỉnh Quảng Nam có 29 xã thuộc bốn huyện Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nông Sơn và bốn phường ở thị xã Hội An bị ngập; tỉnh Quảng Ngãi có chín xã thuộc ba huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành ngập sâu từ 0,5 – 1,5m; thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định bị ngập sâu từ 0,2 – 0,5m. Các địa phương đã tổ chức di dời 17.889 hộ với 63.091 người ở các tỉnh, thành phố gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên ra khỏi khu vực nguy hiểm, các vùng bị cô lập và ngập úng đến nơi an toàn. Các ngành chức năng Bình Định và các đơn vị thi công đã kịp thời huy động thiết bị ngay trong mưa lũ, nên đến 21 giờ ngày 16.11, quốc lộ 19 (đoạn qua đèo An Khê) đã được thông tuyến cho hai làn xe qua lại an toàn.
PV

Thiên nhiên gọi tiếp hồn ai !?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - (Những hình ảnh biết nói)
Liệu những hình ảnh thực tế nói trên có làm cho nhà nước,đảng CSVN “mở to mắt” tĩnh ngộ trong giấc mộng phiêu lưu Nhà máy điện hạt nhân?
*
 Siêu bão Haiyan sức gió trên 300/km/h - Đưa những con tàu hằng 100.000tấn lên bờ hơn nữa cây số.
Đủ sức chưa? Đưa 2 NMĐ hạt nhân Ninh Thuận VN vào 2 cổ quan tài?
Như một phép lạ! Siêu bão Haiyan đưa những con tàu hàng chục ngàn tấn từ biển vào nằm giữ lòng khu dân cư.

Không khác gì sóng thần Nhật bản

“Nhà tôi chỗ nào?”
“Trở về từ cõi chết”

 “Ảo thuật của thiên nhiên”

“Ai còn ai mất ? - Ác mộng giữa ban ngày”

 “Chúng ta cùng lên taxi... Ship”!?

“Xóa bài làm lại 

“Sức mạnh của thiên nhiên”

“Stop” bất đắc dĩ

“Những bước chân âm thầm ”

“Tan hoang ”

Ảnh chụp vệ tinh, cơn bão Haiyan vào Biển Đông hướng đến VN (ảnh: EPA)
Hơn 300 km/h sóng biển không còn là sóng mà là (Cơn cuồng nộ của biển)
“Khi đài không lưu… không người”

“Sân bay Tacloban thành …..sân chứa phế thải” (ảnh: Reuters)
Liệu những hình ảnh thực tế nói trên có làm cho nhà nước,đảng CSVN “mở to mắt” tĩnh ngộ trong giấc mộng phiêu lưu Nhà máy điện hạt nhân??
(lược soạn từ Internet) 

Thủy điện giết sông

Tình trạng sạt lở, bồi lấp, cạn kiệt xảy ra trên các dòng sông do thủy điện gây ra đang ngày càng nghiêm trọng.

 Thủy điện 1
Sau mỗi đợt xả lũ thủy điện, bờ sông Quảng Huế (qua H.Đại Lộc) lại sạt lở kinh hoàng - Ảnh: Hoàng Sơn
>> Miền Trung đối phó lũ chồng lũ
>> Thanh Niên cứu trợ khẩn cấp dân vùng lũ Bình Định, Quảng Ngãi
>> Nỗi lo lũ chồng lũ
>> Lũ bất thường vì thủy điện xả lũ cấp tập
>> Clip: Dân bị lũ cô lập, phường vẫn tổ chức tiệc tùng
Sau 3 năm xây dựng, Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A công suất 64 MW do Công ty CP thủy điện Buôn Đôn làm chủ đầu tư chuẩn bị đưa vào vận hành. Điểm khác biệt là Sêrêpốk 4A không phải xây đập chắn dòng sông mà lấy nước từ kênh xả dưới chân thủy điện Sêrêpốk 4 ở xã Ea Wer. Từ đây, nước được dẫn theo dòng kênh nhân tạo dài 14 km về nhà máy phát điện, sau đó mới trả lại sông Sêrêpốk ở cuối xã Krông Na. Như vậy, dòng nước tự nhiên không còn chảy qua đoạn sông uốn lượn dài hơn 20 km qua hàng chục buôn làng nữa.
 

Trong những mùa khô gần đây, khi các hồ thủy điện đầu nguồn tích nước thì lòng sông phía hạ nguồn Nhà máy Sêrêpốk 4 chỉ còn là bãi đá lởm chởm

Ông Nguyễn Trụ, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH du lịch sinh thái Bản Đôn

Ngay từ giai đoạn lập dự án, nhiều ý kiến bày tỏ quan ngại đoạn sông Sêrêpốk trên sẽ biến thành sông chết khi nhà máy đi vào hoạt động. Tuy nhiên, báo cáo đánh giá tác động môi trường của công trình này vẫn được thông qua khi chủ đầu tư cam kết “nhả” cho đoạn sông trên lưu lượng 8,23 m3/giây, cùng với lượng nước bổ sung của một vài dòng suối trong lưu vực chừng 9 m3/giây. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, lưu lượng trên chỉ đủ tráng lòng sông, nên đoạn sông Sêrêpốk rộng mênh mông chỉ còn là con suối nhỏ, không đủ duy trì sự sống cho hệ động thực vật thuộc khu vực bảo tồn Vườn quốc gia (VQG) Yók Đôn và sinh hoạt của hàng ngàn cư dân dọc bên bờ sông.
Vườn quốc gia chết mòn, du lịch than trời
Ông Trần Văn Thành, quyền Giám đốc VQG Yók Đôn, nhận định tác động của công trình thủy điện này đối với hệ sinh thái của VQG là rất lớn. Ngay trong giai đoạn thi công, ảnh hưởng của việc nổ mìn phá đá, hoạt động của con người cùng các phương tiện cơ giới, máy móc, sự thay đổi địa hình, địa vật cũng đã khiến hàng loạt chim, thú quý không còn hiện diện trong khu vực bảo tồn của VQG. “Kênh dẫn của thủy điện lấy nhiều đất sản xuất nông nghiệp đã khiến người dân trong vùng phải lấn chiếm đất rừng của VQG để canh tác. Mặt khác, trong tương lai không xa, dòng sông chính khô cạn sẽ tác động xấu và lâu dài đối với việc bảo tồn hệ sinh thái dựa vào sông lâu nay, hàng loạt loài thú rừng, thủy sản quý hiếm trong khu vực này sẽ biến mất”, ông Thành nói.
Ông Nguyễn Trụ, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH du lịch sinh thái Bản Đôn, cho rằng việc sa mạc hóa dòng sông cũng ảnh hưởng lớn tới hoạt động du lịch. Sông Sêrêpốk gắn liền với sự hình thành và phát triển của vùng đất Buôn Đôn, với sự tích săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và truyền thống văn hóa lâu đời của các tộc người trong vùng… Nếu sông không còn nước, không chỉ đời sống dân sinh của nhiều buôn làng dọc sông bị ảnh hưởng mà còn mất đi nếp sinh hoạt bản địa, văn hóa voi gắn với dòng sông, du lịch văn hóa - sinh thái Buôn Đôn khó có cơ hội tồn tại. “Trong những mùa khô gần đây, khi các hồ thủy điện đầu nguồn tích nước thì lòng sông phía hạ nguồn Nhà máy Sêrêpốk 4 chỉ còn là bãi đá lởm chởm, các công ty du lịch đều kêu trời. Sắp tới toàn bộ nước chuyển sang kênh dẫn Sêrêpốk 4A thì sông không đủ nước cho du lịch sinh thái, những danh thắng trên sông như thác Bảy Nhánh sẽ lộ lên như núi đá trơ trọi, khó lòng thu hút khách du lịch về vùng này nữa”, ông Trụ thất vọng nói.
Dân chài treo lưới, nông dân mất đất
Hạ lưu sông Vu Gia (tỉnh Quảng Nam) đang bị cát bồi lấp ngày càng nặng nề.
Kể từ khi thượng nguồn sông Vu Gia bị những “lát cắt” thủy điện bậc thang như A Vương, Đăk Mi 4, Sông Bung 4A chắn ngang, dòng sông này trở nên rất hung hãn. Mùa hè sông cạn kiệt nước, mùa mưa các thủy điện đua nhau xả lũ, nước cuồn cuộn gây sạt lở bờ sông nặng nề, làm mất nhiều diện tích đất sản xuất của dân. Sau cơn bão số 11 vừa qua, trên dòng Vu Gia chảy qua các xã Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Minh... (H.Đại Lộc, Quảng Nam) cát bồi thành từng dải rộng hàng trăm mét, khiến giao thông đường thủy trở nên vô cùng khó khăn. Đặc biệt, đoạn sông gần cầu Hà Nha bị cát bồi đến mức xe xúc có thể ra tận giữa lòng sông để khai thác cát. Dải cát rộng đến mức dòng sông qua đây chỉ còn là một eo nhỏ.
 Thủy điện 2
Thủy điện 3
Lòng sông Vu Gia bị cát bồi lấp khủng khiếp
Theo ông Nguyễn Văn Thẩm (48 tuổi), trú xã Đại Hồng, H.Đại Lộc, lòng sông tắc nghẽn khiến ghe thuyền không thể hoạt động, người dân đành phải kéo ghe thuyền lên bờ. “Lưới đánh cá bỏ xó cho chuột cắn vì sông không còn cá để bắt. Không chỉ riêng người dân Đại Hồng mà tất cả người dân sống phụ thuộc vào dòng sông này đều bị ảnh hưởng”, ông Thẩm nói.
 

Lưới đánh cá bỏ xó cho chuột cắn vì sông không còn cá để bắt. Không chỉ riêng người dân Đại Hồng mà tất cả người dân sống phụ thuộc vào dòng sông này đều bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Văn Thẩm, trú xã Đại Hồng, H.Đại Lộc, Quảng Nam

Trong khi đó, sau mỗi mùa mưa bão, hàng trăm người dân sống tại thôn Phước Yên (xã Đại An, H.Đại Lộc) lại thấp thỏm lo âu vì bờ sông Quảng Huế sạt lở kinh hoàng. Chỉ trong vòng 3 năm, con sông này đã ngốn sâu vào bờ 50 m, rất nhiều bụi tre giữ đất đã chìm nghỉm dưới lòng sông. Ông Nguyễn Văn Tao, Tổ trưởng tổ 3 thôn Phước Yên, xã Đại An, cho biết cứ mỗi lần thủy điện thượng nguồn xả lũ, bờ sông lại sạt lở nghiêm trọng. “Trong cơn bão số 11 vừa qua, nước lũ thượng nguồn đổ về khủng khiếp khiến bờ sông sạt lở thêm 15 m. Kể từ khi có thủy điện, con sông này trở nên dữ dằn hơn rất nhiều”, ông Nguyễn Văn Tao nói. Còn theo chị Nguyễn Thị Nguyên (30 tuổi), có nhà gần bờ sông Quảng Huế, bờ sông bắt đầu sạt lở cách đây khoảng 2 năm, đất sản xuất của bà con mất đi trong khi lòng sông thì cạn dần.
Theo ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch UBND H.Đại Lộc, nhiều địa phương dọc sông Vu Gia như Đại Hồng, Đại Minh… đã bị mất nhiều đất sản xuất do bị sạt lở. Đi dọc sông Vu Gia có thể thấy hiện tượng lở, bồi không như xưa nữa. Ông Tính cũng cho rằng cần thiết phải có sự chỉnh trị dòng sông, nhưng hiện địa phương đang thiếu kinh phí nên vấn đề nạo vét sông là rất khó.
 Thủy điện 4
Lòng sông trở thành sa mạc đá khi bị thủy điện Sêrêpốk 4A lấy hầu hết lượng nước - Ảnh: T.N.Q
Chuyên gia thủy lợi Nguyễn Minh Tuấn (Sở NN-PTNT Quảng Nam), khi đánh giá về những tác động của các hồ thủy điện trên địa bàn, cho rằng việc hình thành các hồ chứa sẽ phân nhỏ dòng sông vùng thượng lưu và trung lưu thành các đoạn sông và làm mất đi tính liên tục của dòng chảy. Việc xây dựng đập và hồ chứa làm thay đổi căn bản lưu lượng dòng chảy ở cả phía trên đập lẫn phía sau đập. Theo ông Tuấn, cần sớm lập quy hoạch lưu vực sông và thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn để làm cơ sở quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý. Đồng thời, cần sớm nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về mối tương quan giữa hoạt động các hồ thủy điện với xói lở ở hạ lưu và xâm nhập mặn vùng hạ lưu sông Vu Gia  - Thu Bồn.
Cửa Đại hình thành một cửa biển mới
Trên sông Thu Bồn cũng xuất hiện nhiều điểm bồi lấp dẫn đến thay đổi dòng chảy, gây xói lở, bồi lấp ngược. Trong đó, phần dải cát nổi giữa sông ở khu vực 2 xã Điện Thọ - Điện Quang (H.Điện Bàn) đã khiến dòng nước bị thay đổi đột ngột. Đáng chú ý, hạ lưu con sông này tại khu vực Cửa Đại (TP.Hội An) đang bị nước biển xâm thực nghiêm trọng cộng với việc nước từ thượng lưu đổ về đã gây xói lở, tạo thành một cồn cát ngay cửa sông.
Hoàng Sơn - Trần Ngọc Quyền

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét