BA BƯỚC LÙI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mai Hoa (*)Phiên họp Thứ 6 Quốc hội Khóa 13, tưởng nhiều vấn đề, xong thực chất là ẩn giấu một vấn đề cơ bản nhất, đó là bằng mọi cách áp đặt Quốc hội bù nhìn thông qua Hiến pháp sửa đổi nhằm hợp pháp hóa vĩnh viễn tính chính danh của đảng cộng sản là lực lượng duy nhất và vĩnh cửu lãnh đạo xã hội.
1/ BƯỚC LÙI THỨ NHẤT. Khi phát ngôn viên Phan Trung Lý tuyên bố góp ý kiến cho sửa đổi Hiến pháp không có vùng cấm. Tiếp theo là sự đe dọa của Trọng và Hùng (những góp ý không đi đúng với vạch đường của đảng vẽ ra thì bị coi là suy thoái), chiếc gậy và củ cà rốt cùng được đưa ra, vừa lừa mị vừa đe dọa. Xong trái với ý chúng muốn, bản góp ý của 72 nhân sĩ trí thức, hợp lòng dân, cùng hàng ngàn ý kiến được đăng tải trên các trang mạng tiến bộ, Tuyên bố của các công dân tự do, là một gáo nước lạnh dội vào Trọng -Hùng.
Không dễ dàng đạt được ý muốn, chúng chuyển sang bước thứ hai.
2/ BƯỚC LÙI THƯ HAI. Chính quyền cộng sản tung ra hàng nghìn tỷ đồng (rút ruột từ tiền thuế của dân), để in hàng chục triệu cuốn dự thảo Hiến pháp sửa đổi, hàng trăm triệu phiếu góp ý, tất cả được vứt tùy tiện vào nhà dân (nhà tôi một sáng ngủ dậy nhặt được hai cuốn vứt qua khe cửa). Những phiếu góp ý này không có ai thu lại, để rồi có con số cho Trọng lú hỉ hả trong ngày khai mạc, rằng “đa số ý kiến” dân chúng tán thành bản dư thảo.
Xong một lần nữa những ý kiến phản biện như thác lũ tuôn trào, đợt sóng này xô tiếp đợt sóng khác. Diễn đàn Xã hội Dân sự ra đời, tập hợp mọi ý kiến của đa tầng xã hội, Lời kêu gọi của 165 nhân sỹ, trí thức gửi thẳng tới từng đại biểu yêu cầu dừng thông qua bản sửa đổi Hiến pháp không hợp lòng dân, bản Tuyên bố của nhóm Blogger mang đầy hào khí của giới trẻ. Tất cả làm xao động lòng người.
Một số đại biểu quốc hội có lương trí bắt đầu đưa ra những ý kiến phản biện. Ngày 18/11 lẽ ra quốc hội họp thảo luận về dự thảo Hiến pháp. Xong đứng trước tình hình này một cái tát thứ hai vào mặt Nguyễn Phú Trọng. Bài học của Hội nghị TW 7 còn ghi dấu với những giọt nước mắt và gương mặt mếu máo của Trọng. Với bản chất vừa gian manh, vừa ma cô của một tiến sĩ rổm (bảo vệ đảng) do cộng sản Nga Xô (không tự bảo vệ được mình) cấp cho, Trọng bàn với Hùng chuyển qua màn che mắt cuối cùng. Thực ra là:
3/ BƯỚC LÙI THỨ BA của chúng.
Bịt mồm các đại biểu quốc hội lại, với một lá phiếu ghi – bút xa là gà chết, có thằng nào dám chống không? Vả lại dù có những phiếu trắng thì với trò mèo thay đổi trắng đen vốn là một biệt tài của cộng sản, chắc chắn sẽ lại có một bản báo cáo bế mạc đầy hể hả: 100% đại biểu nhất trí thông qua Hiến pháp sửa đổi.
THƯA TOÀN THỂ CÁC BẠN, CỘNG SẢN ĐÃ PHẢI LÙI BA BƯỚC.
THẾ TIẾN CỦA LỰC LƯỢNG DÂN CHỦ ĐANG CÓ ĐÀ. CHÚNG TA ĐANG Ở THẾ CHỦ ĐỘNG.
DÙ TÀN BẠO, NGOAN CỐ VÀ CÒN RẤT LƯU MANH, XONG KHÔNG THỂ CÓ MỘT LỰC LƯỢNG PHẢN ĐỘNG NÀO CẢN ĐƯỢC SỨC MẠNH CỦA LÒNG DÂN KHI ĐÃ GIÁC NGỘ ĐƯỢC QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH.
M.H.
—–
* Bài viết là một phản hồi của độc giả, trong bài Tiến sĩ Nguyễn Quang A: Áp đặt quốc hội thông qua hiến pháp là biểu hiện của sự suy yếu và cho thấy ngày tàn của chế độ này không còn xa.
Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ 7
* BÙI VĂN BỒNG
(tiếp theo - sau một thời gian gián cách - Kỳ 7)
…Các học giả này cho rằng Công ước Pháp - Thanh năm
1887 đã quy định “từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía Đông đến
phía Tây Bắc của Móng Cái, ngoài biên giới đã được hai phái bộ (Pháp và nhà
Thanh) xác định... các đảo Go-tho và các đảo khác nằm phía tây của đường kinh
tuyến thuộc về An Nam”.
Từ quy định đó, phía Trung Quốc lại dựa dẫm, suy diễn
thực dụng nêu lên lập luận vô căn cứ, tréo ngoe rằng họ hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa nằm ở phía đông kinh tuyến Paris 105°43’ nên hai quần đảo này phải
thuộc về Trung Quốc. Đây đơn thuần là một suy diễn lệch lạc hay là một sự cố ý
coi thường lịch sử và bóp méo sự thật ?
Để có cơ sở hiểu rõ hơn đâu là sự thật của vấn đề,
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tên và nội dung của Công ước trên như thế nào? Mục
tiêu của Công ước này là gì? Công ước đó được ký kết trong bối cảnh như
thế nào? Và Công ước này có đề cập gì đến các đảo mà Trung Quốc gọi là có tranh
chấp ở Biển Đông hay không?
Thực hiện điều 3 Hiệp ước Thiên Tân năm 1885, các đại
diện được Tổng thống nước Cộng hoà Pháp và Hoàng đế Trung Quốc cử ra đã hoàn
thành nhiệm vụ khảo sát biên giới giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ và đã quyết định
ghi trong Công ước Pháp - Thanh năm 1887 những điều khoản sau đây nhằm giải
quyết dứt khoát việc hoạch định biên giới nói trên:
1. Những biên bản và những bản đồ đính kèm các biên
bản đó đã được đại diện Pháp và Trung Quốc lập ra và ký tên, nay vẫn được chuẩn
y;
2. Những điểm mà hai Uỷ ban chưa thể thống nhất với
nhau được và những điều chỉnh nói trong đoạn 2, điều 3 của Hiệp ước ngày 9
tháng 6 năm 1885 được giải quyết như sau:
“Ở Quảng Đông, hai bên thoả thuận rằng các điểm tranh
chấp nằm ở phía Đông và Đông - Bắc Móng Cái, ở bên kia đường biên giới như Uỷ
ban hoạch định biên giới đã vạch, được phân cho Trung Quốc. Những đảo ở phía
Đông dọc đường kinh tuyến Paris
105043’ đi qua kinh độ Đông của đảo Tch’a-kou hay Ouen Chou (Trà Cổ) và làm
thành đường biên giới, cũng phân cho Trung Quốc. Quần đảo Cô Tô và các đảo khác
nằm ở phía Tây kinh tuyến này thuộc về An Nam.
Trên biên giới của tỉnh Vân Nam, hai bên thoả thuận là con
đường phân giới sẽ được vạch như sau: ..................”
Các nhà đương cục địa phương Trung Quốc và các viên
chức do Tổng Công sứ Cộng hoà Pháp ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ chỉ định sẽ được giao
trách nhiệm tiến hành việc cắm mốc, theo đúng các bản đồ do Uỷ ban hoạch định
biên giới vẽ và ký, và theo con đường biên giới nói trên.
Kèm
theo văn kiện này có ba bản đồ, mỗi bản đồ làm thành hai bản, được hai bên ký
tên và đóng dấu. Trên các bản đồ này, đường biên giới mới được vẽ thành một
đường đỏ và ghi trên các bản đồ của Vân Nam bằng chữ cái tiếng Pháp và các
tên hàng Can - Chi Trung Quốc.
Mảnh bản đồ thể hiện đường biên giới ở Quảng Đông có
vẽ một đoạn ngắn đường đỏ ở phía Bắc Vịnh Bắc Bộ, từ điểm cuối của đường biên
giới trên đất liền ở Móng Cái xuống phía Nam theo đường kinh tuyến Paris
105°43’. Đoạn đường này không có điểm kết thúc và được kèm theo chú thích là
“tạo thành đường biên giới”.
Như vậy, căn cứ vào tên của Công ước Pháp - Thanh năm
1887 và nội dung của Công ước này chúng ta có thể dễ dàng nhận rõ:
-
Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Công ước Pháp - Thanh năm 1887 là đường
biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc và Bắc Việt Nam.
- Mục tiêu chính của Công ước này là giải quyết dứt
khoát việc hoạch định biên giới trên đất liền giữa Trung Quốc và Bắc Việt Nam.
Mục tiêu phụ của Công ước này là quy thuộc chủ quyền đối với các đảo trong Vịnh
Bắc Bộ. Công ước này không liên quan gì đến vùng biển nằm ngoài Vịnh Bắc Bộ,
không liên quan gì đến các đảo ở Trung Kỳ và Nam kỳ của An Nam.
- Không có bất kỳ câu nào, chữ nào trong Công ước Pháp
- Thanh năm 1887 đề cập đến các đảo mà Trung Quốc gọi là có tranh chấp ở Biển
Đông. Như vậy, Công ước này không liên quan gì đến vùng biển và các đảo ở Biển
Đông.
Cách suy diễn nêu trên của một số học giả người Trung
Hoa là hoàn toàn không có cơ sở. Có thể dễ dàng nhận thấy điều thiếu lô gích
trong cách suy diễn của họ là họ đã tách một phần câu chữ của Công ước Pháp -
Thanh năm 1887 ra khỏi đối tượng, phạm vi điều chỉnh và mục tiêu của Công ước
để diễn giải câu chữ đó trong một ngữ cảnh hoàn toàn khác theo chủ định của
chính họ.
Cách diễn giải nêu trên của một số học giả Trung Hoa
hoàn toàn thiếu khách quan, thiếu trung thực, trái với các thông lệ quốc tế cơ
bản về giải thích các điều ước quốc tế đã được pháp điển hóa trong Công ước
Viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế.
Công ước Viên 1969 nêu trên quy định việc giải thích
các điều ước quốc tế phải mang tính trung thực (bonne foi), phải giải thích văn
bản theo nghĩa thông thường của từ ngữ dưới ánh sáng của đối tượng và mục tiêu
của điều ước (điều 31). Công ước này cũng cho phép xem xét đến bối cảnh và công
việc chuẩn bị trước khi ký kết điều ước trong trường hợp cách giải thích ban
đầu vẫn chưa hết nghi vấn hoặc dẫn đến những kết quả giải thích khác nhau (điều
32).
Vận dụng quy định của điều 32 của Công ước Viên năm
1969, chúng ta thử tìm hiểu thêm liệu bối cảnh và công việc chuẩn bị cho việc
ký Công ước Pháp - Thanh năm 1887 có điểm gì có thể biện minh cho cách diễn
giải nêu trên của một số học giả Trung Hoa hay không.
Xét về bối cảnh, Công ước Pháp - Thanh năm 1887 được
ký vào thời kỳ hậu chiến tranh Pháp - Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng đối với
Việt Nam, với phần chiến thắng thuộc về Cộng hòa Pháp, quân đội nhà Thanh phải
rút khỏi Bắc Việt Nam (Bắc Kỳ) và công nhận sự hiện diện bảo hộ của Pháp đối
với Việt Nam. Tranh thủ thế thắng, người Pháp đã thúc đẩy người Trung Hoa tăng
cường quan hệ thương mại giữa hai bên, tạo thuận lợi cho Pháp chiếm lĩnh thị
trường Trung Hoa (trước sự cạnh tranh của các đối thủ châu Âu khác). Trong bối
cảnh đó, Pháp rất quan tâm đến xác định rõ ràng đường biên giới trên đất liền
giữa Bắc kỳ thuộc Pháp với Trung Hoa để hỗ trợ cho quan hệ thương mại. Không có
chứng cứ lịch sử nào cho thấy hai bên quan tâm tới việc xác định rõ ràng các vùng
biển và các hải đảo nằm ngoài khu vực Vịnh Bắc Bộ vào thời điểm này. Cho tới
nay người Trung Quốc cũng không viện dẫn được bất kỳ chứng cứ nào như vậy.
Xét về các công việc chuẩn bị cho việc ký kết
Công ước Pháp - Thanh năm 1887, các nhà sưu tầm không tìm thấy bất kỳ tài liệu
nào chứng tỏ đã có bên này hay bên kia nêu vấn đề các đảo ở ngoài khu vực Vịnh
Bắc Bộ trong quá trình đàm phán thỏa thuận các điều khoản cụ thể của Công ước.
Nếu có những tài liệu như vậy chắc chắn các học giả Trung Quốc đã không ngần
ngại để đưa ra. Điều này càng được thể hiện rõ nét hơn khi Trung Quốc đã không
viện dẫn Công ước Pháp - Thanh năm 1887 để đòi hỏi chủ quyền đối với các đảo
ven bờ nằm rải rác trên vùng biển Trung Kỳ và Nam Kỳ của An Nam (Việt Nam) và
nằm ở phía Đông đường kinh tuyến Paris 105043’.
Năm 1932, Pháp đã có công hàm kịch liệt chống lại công
hàm của Trung Quốc viện dẫn Công ước Pháp - Thanh năm 1887 để giải thích các
đảo ở Biển Đông thuộc Trung Quốc. Trong công hàm của mình, Pháp giải thích các
điều khoản của Công ước Pháp - Thanh năm 1887 “không có mục đích nào khác là ấn
định đường biên giới biển giữa Trung Quốc và Bắc Kỳ ở khu vực Móng Cái, sáp
nhập vào Trung Quốc một số lãnh thổ và đảo nằm ở phía Đông cửa sông Móng Cái mà
trước đó vốn thuộc về An Nam. Để đơn giản hóa, đường kinh tuyến Paris 105043’ đã được chọn
như là một con đường phân giới. Nhưng từ lời văn của thỏa thuận thấy rõ là điều
khoản này chỉ đặc biệt đề cập đến khu vực Móng Cái. Muốn áp dụng điều khoản đó
cho quần đảo Hoàng Sa nằm cách khoảng 300 hải lý về phía Đông Nam sẽ dẫn tới
việc nói rằng tất cả những gì nằm ở phía Đông của kinh tuyến Paris 105043’ là
thuộc Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc có thể yêu sách phần lớn các đảo ven bờ
của Đông Dương, nhất là đảo Poulo Cecir. Các hậu quả vô lý của lập luận như vậy
chứng tỏ rằng chỉ có thể cho điều khoản của Công ước Pháp - Thanh năm 1887 một
giá trị giới hạn khu vực”.
Những phân tích trên đây chỉ có thể đưa chúng ta đến
một kết luận đúng đắn duy nhất là đường Bắc - Nam chạy qua mũi phía Đông của đảo
Tchá - Kou (Trá Cổ), theo đường kinh tuyến Paris 105043’ đã được quy định trong
Công ước Pháp - Thanh năm 1887 chỉ là đường quy thuộc các đảo trong Vịnh BắcBộ. Về kỹ thuật, vì muốn đơn giản hóa cách thể hiện văn bản nên Công ước đã
không kể tên tất cả các đảo. Cách thể hiện văn bản như vậy vừa nhằm tránh làm
cho văn bản quá công kềnh khi phải kể tên tất cả các đảo hoặc có thể bỏ sót các
tên các đảo nhỏ, vừa tránh phải quy thuộc lại mỗi khi có đảo mới được hình
thành. Có thể nói đây là một lực chọn kỹ thuật có tính chất “nhất cử, lưỡng
tiện”, vừa bảo đảm được tính bao quát, vừa bảo đảm được tính cụ thể. Đây cũng
là cách thể hiện văn bản khá phổ biến trong thực tiễn điều ước quốc tế trong
thời kỳ lúc bấy giờ.
Mặt
khác, theo các tài liệu công khai về kết quả đàm phán giữa Trung Quốc và Việt
Nam về phân định ranh giới các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000 thì hai
nước Trung - Việt đã thống nhất xác định các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ theo
một ranh giới hoàn toàn khác với đường kinh tuyến 105043’ và cũng không có tài
liệu nào nhắc tới hoặc bảo lưu đường kinh tuyến Paris 105043’ đối với các đảo
ven bờ nằm rải rác trên vùng biển miền Trung và miền Nam Việt Nam và nằm ở phía
Đông đường kinh tuyến Paris 105043’. Như vậy, có thể khẳng định bằng việc ký Hiệp
định phân định các vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ năm 2000 hai nước Trung – Việt
đã chính thức coi đường kinh tuyến Paris 105043’ được quy định trong Công ước
Pháp - Thanh năm 1887 chỉ là đường quy thuộc các đảo trong Vịnh Bắc Bộ mà thôi.
Tóm lại: Những phân tích trên đây đã làm sáng tỏ sự
thật lịch sử không thể tranh cãi là việc viện dẫn Công ước Pháp – Thanh năm
1887 để khẳng định rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường thuộc về Trung
Quốc là
không có cơ sở pháp lý và thực tiễn…Chẳng qua, vì lòng tham vô đáy Trung
Quốc đã tự vẽ ra cái "đường lưỡi bò" ngược ngạo để kiếm cớ liếm hết
biển Đồng...
BVB
> (còn tiếp)
'Không im lặng trước sự vô cảm'
Công dân mới của
Việt Nam, Hồ Cương Quyết, khởi xướng kiến nghị trên mạng kêu
gọi 'bảo vệ ngư dân miền Trung trước sự gây hấn của Trung
Quốc'.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Công dân mới của Việt Nam,
Hồ Cương Quyết, khởi xướng kiến nghị trên mạng kêu gọi 'bảo vệ
ngư dân miền Trung trước sự gây hấn của Trung Quốc'.
Ông Hồ Cương Quyết, tên Pháp là André
Menras, lập trang tiêu đề "Bảo vệ ngư dân miền Trung Việt trước sự gây
hấn quân sự của Trung Quốc. Nói không với chủ nghĩa bành trướng của Bắc
Kinh" trên mạng Kiến nghị công dân Avaaz từ ngày 9/11, tới nay đã
có 600 người ký tên.Ông Quyết, người được Chủ tịch Nguyễn Minh Triết cấp thẻ công nhận công dân Việt Nam năm 2009, nói ông quyết định làm công việc này vì thấu hiểu sự vất vả của ngư dân miền Trung, nhất là ngư dân Lý Sơn mà ông đã có thời gian cùng sống và sinh hoạt.
Một lý do khác, theo ông, là sự im lặng vô cảm của chính quyền trong nước trước các hành động hây hấn, đe dọa ngư dân của Trung Quốc.
Nỗi buồn Biển Đông, chào mi?
Thục-Quyên
Tuần lễ qua, nhiều loại bão đã càn quét vùng Đông Nam Á.
Bão
Haiyan (Yolanda /Hải Yến) phát triển rất nhanh, tăng từ cấp bình thường
lên thành siêu bão khi vào đất liền và đã đạt tới mức tàn phá cao độ
tại Philippines khiến số người thiệt mạng lên đến gần 4000 người.
Những
hình ảnh tan hoang tuyệt vọng tại đây đã làm lu mờ những tin về lũ lụt,
mất điện, đổ nát, sau khi bão Hải Yến đổ bộ vào Hải Phòng, Quảng
Ninh/Việt Nam rồi qua Hải Nam/ Trung quốc.
Lu mờ cả những dấu hiệu đầu của một loại bão khác:
-Việt Nam giao trọn vùng đất Ninh Thuận cho tập đoàn Rosatom xây nhà máy điện hạt nhân.
-Việt Nam và Trung Cộng đã trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
Những
gì con mắt nhìn thấy bao giờ cũng có tác động nhanh và mạnh hơn là
những nguy cơ mà giác quan con người không cảm nhận được. Không nhìn,
không ngửi, không nghe, không sờ mó, không nếm được vị, trước những nguy
cơ như vậy, con người phải vận dụng trí khôn và sự hiểu biết.
Khó hơn rất nhiều!
Những
trận cuồng phong với những chấn động ngầm đang ngày một lớn sắp tới với
dân tộc Việt nam, giác quan chúng ta không cảm nhận được. Khí cụ duy
nhất để đo lường những nguy biến đang thành hình là lưu tâm quan sát và
học hỏi từ thế giới.
Cách thoát duy nhất là suy nghĩ thông minh và hành động dũng cảm.
Những
hình ảnh tan hoang tại Tacloban/Philippines trong tích tắc gợi nhớ đến
Fukushima làm thế giới thêm một lần nữa nín thở vì nghĩ tới điều gì có
thể xảy ra, nếu dân tộc và chính phủ Phi khi xưa đã thiếu suy xét, để
cho nhà máy điện hạt nhân Bataan (chỉ cách thủ đô Manilla 100 cây số) đi
vào hoạt động? Một nhà máy điện hạt nhân đáng lẽ là nhà máy đầu tiên
hoạt động tại Đông Nam Á, đã do công ty Mỹ Westinghouse hoàn thành xây
cất với tổn phí là 2,3 tỷ đô la Mỹ năm 1984.
Sau thảm hoạ hạt nhân Three Mile Island, chính
nhà độc tài Ferdinand Marcos cũng phải chiều lòng dân chúng ra lệnh
thành lập một ủy ban chuyên gia để đánh giá tình hình an toàn. Nhưng
bất chấp lời cảnh báo về vị trí gần một núi lửa và các đới đứt gãy có
thể gây động đất, Tập đoàn Điện lực Quốc gia Philippines vẫn sẵn sàng
thực hiện công đoạn cuối cùng: đưa các thanh nhiên liệu uranium vào lò.
Hai sự kiện quan trọng xảy ra vào năm 1986 đã thay đổi tình thế: thảm hoạ tại nhà máy điện nguyên tử Chernobyl và nhà độc tài Marcos bị lật đổ. Chính phủ mới của Philippines với nữ tổng thống Corazon Aquino quyết định không cho nhà máy đi vào hoạt động.
Vào
đầu năm 2011, thảm hoạ Fukushima đã đưa đương kim tổng thống Benigno S.
Aquino III, con trai bà Aquino, tới quyết định đổi cơ sở nhà máy điện
hạt nhân Bataan thành một địa điểm du lịch. Chương trình này đang thành
công vượt bực.
Lời nhận xét của Mauro Marcelo, một kỹ sư hạt nhân của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Philippines thật đáng được chiêm nghiệm: “Lẽ
ra chúng tôi có thể trở thành nước đầu tiên tại châu Á có nhà máy điện
hạt nhân, song chúng tôi đã không thể thực hiện điều đó. Cứ mỗi lần cơ
hội tới thì tai hoạ lại xảy ra. Chúng tôi không cần thuê chuyên gia hạt
nhân, mà chỉ cần thầy phong thủy để xua đuổi vận xui”.
Bão
Haiyan đã mang chết chóc điêu tàn đến, rồi đã ra đi, và cộng đồng thế
giới đang chung sức giúp Philippines khắc phục những hậu quả. Sóng thần
Sendai cũng đã ra đi nhưng để lại một Fukushima còn sôi sục tiềm tàng
những hiểm nguy không lường được, mà ảnh hưởng thì không biết tới bao
thế hệ sau này. Con người chỉ là một thành phần nhỏ bé của Thiên
nhiên. Không thể ngạo mạn đem sự hiểu biết thật ra rất hạn hẹp của mình
để tàn phá thiên nhiên. Hậu quả phải gánh chịu tới nay đã rất tàn khốc
và sẽ đưa đến sự diệt chủng của loài người nếu chúng ta không biết dừng
lại.
Nối tiếp nhau, Fukushima và Haiyan đã làm tình hình tại Biển Đông càng trở nên nghiêm trọng
Với
Nhật Bản suy sụp vì tổn phí ước lượng là 58 tỷ đô la Mỹ để khử nhiễm xạ
vùng Fukushima (nếu may mắn không xảy thêm thảm hoạ) trong khi Nga và
Trung Cộng đang đồng lòng đánh quỵ nước này bằng đường kinh tế: gây khó
khăn cho việc nhập cảng hàng hoá Nhật với lý do nhiễm xạ.
Và
Philippines, quốc gia vững mạnh nhất trong việc đối đầu với sự xâm
chiếm Biển Đông của Trung Cộng thì đang bị một vết thương trầm trọng.
Về
phía Việt Nam, thật dễ hiểu là nhà cầm quyền vừa tay trong tay với
Trung Cộng để vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, sẽ còn yếu nhát
hơn nữa trong việc đối đầu với nước "đàn anh", hòng bảo vệ quyền lợi
quốc gia dân tộc.
Hy vọng Philippines sẽ mau
bình phục vì thái độ khôn ngoan và dũng cảm của tổng thống Benigno
Aquino từ trước tới nay đã đem tới cho người dân Philippines nhiều thiện
cảm và lòng tin của thế giới. Trước khi bão Haiyan tới, ông đã có một
lời tuyên bố trước quốc dân và thế giới đầy ý nghĩa:
“Philippines
chuẩn bị như thời chiến để đối phó với bão Hayan,với 3 máy bay chở
hàng, 32 máy bay trực thăng quân đội và 20 tàu hải quân sẵn sàng nhận
nhiệm vụ.
Không cơn bão nào có thể khiến người Philippines gục ngã!
Tôi hy vọng tất cả chúng ta sẽ an toàn trong những ngày tới.”
Đưa
kiện Trung Cộng trước toà án Liên Hiệp Quốc trong vấn đề Biển Đông,
Tổng thống Aquino đã khôn khéo kéo toàn thế giới vào cuộc để tránh cảnh
bị Trung Cộng ngấm ngầm nuốt chửng như Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam.
Thái
độ vững vàng và quyết liệt này của chính phủ Philippines đã cho các
nước khác dịp để can thiệp và sẵn sàng yểm trợ Philippines chống lại sự
bành trướng của Trung Cộng.
Sự có mặt của thế giới là một cái phao cấp cứu thật hữu hiệu trong lúc này.
Không được cái may mắn của Philippines, liệu Việt Nam với gần 90 triệu dân, có tìm được một phương cách nào khác để tự cứu?
Liệu
người dân Việt có tiếp tục ai oán khóc than "Nỗi buồn Biển Đông, chào
mi" hay tiếp tục vỗ ngực sĩ diện hão đánh Tây đuổi Mỹ (để mất cho Trung
Cộng ) hay lải nhải ngồi nhà chửi Cộng sản mà không trực diện hành động,
hoặc tiếp tục ngồi đổ lỗi cho nhau?
Dân tộc
Việt sẽ chỉ có chỗ đứng trong thế giới nếu chúng ta ra tay hành động cụ
thể. Những tổ chức dân sự Việt Nam phải cấp tốc tham dự vào đời sống
chính trị, văn hoá, xã hội thế giới.
Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đang cần được dân tộc Việt thúc đẩy phải đòi
hỏi nhà cầm quyền Việt Nam trả lời những chất vấn liên quan tới hàng
loạt vụ vi phạm nhân quyền, bắt giữ người hoạt động bênh vực nhân quyền ở
Việt Nam. Đã là thành viên, Việt Nam phải có bổn phận mời các giám sát viên nhân quyền quốc tế đến thăm và điều tra các cáo buộc về những vụ vi phạm nhân quyền trong nước.
Toà
án quốc tế về quyền biển Hamburg, Toà án hình sự quốc tế Den Haag (La
Haye), Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, phải được thấy ý chí
cương quyết của hàng triệu người dân Việt Nam đòi thế giới chặn đứng
tham vọng xâm lược Biển Đông chưa bao giờ ngừng của Trung Quốc và bảo vệ
quyền sống của ngư dân Việt Nam.
Hình ảnh những
ngư dân nghèo, đồng bào ruột thịt, bị bắn giết bởi những tàu Trung
Cộng, xác ướp đá gởi về đòi tiền chuộc, có làm chúng ta ngưng được mọi
việc, mọi hiềm khích với nhau để lấy một phút ký vào kiến nghị sau hay
không?
T. Q.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
“Pétitions Citoyennes d’Avaaz” (Kiến nghị công dân Avaaz),
“Bảo vệ ngư dân miền Trung Việt Nam trước sự gây hấn quân sự của Trung Quốc. Nói không với chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh!”.
Gửi: Toà án quốc tế về quyền biển Hambourg,
Toà án hình sự quốc tế La Haye,
Hội đồng Nhân quyền của LHQ
Tại sao lại quan trọng?
Bảo
vệ quyền sống và quyền an ninh của hàng chục ngàn ngư dân hành nghề
trên những ngư trường như cha ông bao đời nay của họ thuộc vùng chủ
quyền của Việt Nam là một điều hết sức cần thiết. Cần thiết không kém là
can thiệp để Bắc Kinh không châm được ngòi lửa chiến tranh trong một
khu vực giao thông của hơn 50% hàng hải quốc tế.
Một việc cần làm và có thể làm!
Công bố ngày 9.11.2013
HÃY KÝ BẢN KIẾN NGHỊ NÀY HƯỚNG DẪN KÝ TÊN
1. Bấm vào link sau : Protéger les pêcheurs du Centre du Viet Nam
2. Điền địa chỉ email vào ô có chữ “Email” (dưới dòng chữ tím "Indiquez votre adresse email")
3. Bấm tiếp vào ô có chữ “SIGNER”
* * *
VIỆT NAM ÂM MƯU GIẾT CHẾT TRUYỀN THÔNG
Vào trung tuần
tháng 9 năm 2013, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) công bố một ấn phẩm
đặc biệt Báo cáo về tình trạng tự do báo chí ở Việt Nam.
Bảng báo cáo có độ dài hơn 20 trang được tiến hành sau nhiều tháng thu thập dữ liệu và bằng chứng được đặt dưới tiêu đề “Việt Nam: âm mưu giết chết tự do truyền thông”.
Bảng báo cáo có độ dài hơn 20 trang được tiến hành sau nhiều tháng thu thập dữ liệu và bằng chứng được đặt dưới tiêu đề “Việt Nam: âm mưu giết chết tự do truyền thông”.
“Không có mùa Xuân”
Mở đầu bản báo cáo
đã phản ảnh “cái giá lạnh chính trị gia tăng ở Việt Nam” bất chấp việc chuyển mình sang Mùa xuân ở Bắc Phi và Miến Điện.
“Chỉ riêng trong
năm 2012, nhà cầm quyền VN đã truy tố 48 blogger và những người tranh đấu cho
nhân quyền, tuyên án tổng cộng 166 năm tù và 63 năm quản chế”, theo báo
cáo thống kê.
Qua đó RSF lên án việc giam giữ, kết án, bạo hành các nhà báo và blogger tự do, và gọi Việt Nam là "nhà tù lớn thứ hai dành cho giới blogger , sau Trung Quốc".
Qua đó RSF lên án việc giam giữ, kết án, bạo hành các nhà báo và blogger tự do, và gọi Việt Nam là "nhà tù lớn thứ hai dành cho giới blogger , sau Trung Quốc".
Bảng báo cáo còn mỉa
mai “thành tích người hùng mới của Việt Nam” là việc gia tăng nhân sự và kỹ thuật kiểm soát và theo dõi Internet , ban hành
không ngừng những luật lệ và nghị định bóp nghẹt tự do thông tin.
Mệt mỏi vì tuyên truyền, hấp dẫn vì độc lập
Dẫn chứng Việt Nam
có trên 800 cơ quan thông tấn, trên 1000 nhật báo, tạp chí, đặc san, 172 đài
truyền thanh và truyền hình, trên 80 báo mạng và hàng ngàn websites về thời sự.
Nhưng những cơ sở này được RSF nhận định là “đều đặt dưới quyền kiểm soát tuyệt
đối của Đảng, của quân đội và những cơ quan của nhà nước”.
“Trong nhiều năm,
là ký giả nhà nước, tôi phải viết những điều không muốn viết. Như tất cả các đồng
nghiệp, những bài tôi viết không có thảo luận, suy nghĩ gì cả. Chỉ có một mục
tiêu : đạt chỉ số hàng tháng. Những bài viết tào lao đến nỗi ngày nay tôi xấu hổ
đã viết dưới một bút hiệu khác”, nhà báo Trương Duy Nhất thổ lộ cho RSF biết về
những năm tháng viết báo của mình trước khi bị bắt vì cáo buộc vi phạm điều 258
BLHS.
Trước guồng máy kiểm
duyệt, báo chí chính thống không đóng được
vai trò đối lực với nhà cầm quyền, cũng không tạo nổi một diễn đàn cho công luận,
cho nên người dân dần cảm thấy ‘điếc tai và mỏi mệt với tuyên truyền và ý thức
hệ của Đảng’, theo RSF nhận định.
Trong khi đó sự ra
đời của các kênh truyền thông phi chính thống, độc lập trên mạng là một nguồn thông tin hữu ích và cũng
là một trung gian duy nhất cho tiếng nói của người dân.
Sự ra đời của các
báo mạng độc lập như Bauxite, Anh Ba Sàm, Truyền Thông Dòng Chúa Cứu Thế… bên cạnh
nhiều blogs cá nhân như blog Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Tường Thụy, Nguyễn Hữu
Vinh, Người Buôn Gió, đã thu hút càng ngày càng
đông những độc giả muốn đi tìm một nguồn thông tin đa dạng không có trên báo
nhà nước.
Từ đó RSF đánh giá
“tất cả các trang thông tin độc lập này đem lại những cái nhìn
khác, rất được độc giả tán thưởng, ngày càng hấp dẫn độc giả Việt Nam”, và ca ngợi những người chủ xướng các trang mạng
độc lập là những người dũng cảm ‘bất chấp bạo lực đàn áp quả quyết hơn trong việc
đòi thực thi quyền căn bản của công dân."
Tuy nhiên, bảng báo
cáo này cũng bày tỏ lo ngại “hậu quả của thái độ thụ động của những người đấu
tranh cho nhân quyền trong các tổ chức dân sự cũng như trong chính phủ, sẽ đè nặng
hơn bao giờ hết lên tự do thông tin ở Việt Nam.”
Hệ thống kiểm duyệt báo chí
Bảng báo cáo còn chỉ
ra Hệ thống kiểm duyệt báo chí gắt gao này được vận hành bởi một cơ quan đứng đầu
là Ban Tuyên Giáo Trung Ương, hoàn toàn nằm ngoài phạm vi luật định, có quyền lực
hơn cả công an chính trị, với nhiệm vụ hàng tuần triệu tập các cơ quan truyền
thông để khảo sát bài vở và ra chỉ thị…
Hệ thống kiểm duyệt báo chí theo báo cáo của RSF
Khi Ban Tuyên Giáo
Trung Ương quyết định khen thưởng hay trừng phạt một cơ quan truyền thông, Bộ
Thông Tin và Truyền Thông chỉ đứng ra thi hành vì có cơ sở hợp pháp.
Phòng An Ninh Tư Tưởng
Văn Hoá (là PA25 hay PA83) là một đơn vị công an, đảm nhiệm an ninh chinh trị nội bộ và bảo vệ tư
tưởng văn hoá Đảng. Họ là những “công an tư tưởng” có nhiệm vụ cố vấn phối hợp
công an tỉnh hay thị xã, các Tổng cục An ninh và các cơ quan văn hoá để theo
dõi, đe dọa và bắt bớ những người bất đồng trên mạng.
Bên cạnh đó còn có
Đảng Ủy trong mỗi cơ quan, chịu trách nhiệm trước Ban Tuyên Giáo, có
nhiệm vụ thi hành chỉ thị của ban Ban Tuyên Giáo Trung Ương.
RSF đã mô tả đây là "hệ thống kiểm duyệt
không tên, nhưng cực kỳ hữu hiệu".
Trấn áp và phản kháng
Bản báo cáo cũng
đưa ra những đánh giá về hệ thống pháp luật về báo chí, và gọi các điều luật về
báo chí ở Việt Nam rất tốt đẹp và hoa mỹ, nhưng cũng chỉ ra rằng trên thực tế,
khi muốn truy tố một ký giả hay một blogger về một bài viết, ít khi Đảng đả động
tới những luật lệ về báo chí.
“Để hành hạ một
cách hữu hiệu những người làm báo, nhà cầm quyền thường nêu những luật hình sự
quy định các vi phạm một cách rất mơ hồ, cho phép nhà nước truy tố một cách dễ
dàng những ký giả và blogger ra khỏi đường lối Đảng”, báo cáo viết.
Các điều luật được
nhắc tới là điều 79, 88 và 258 BLHS để bắt
giam, truy tố và
kết án cho hành vi phạm “an ninh quốc gia” như đã từng làm đối với Cù Huy Hà
Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày), Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần,
Nguyễn Tiến Trung, Phạm Minh Hoàng, Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn),…
Qua đó
RSF nhận định “hàng loạt những vụ bắt bớ và cầm tù các tiếng nói đối lập trong
những năm gần đây cho thấy là nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng pháp luật
như một công cụ nhằm đàn áp chứ không phải để bảo vệ quyền công dân.’
Khá bất ngờ khi bản báo cáo này không ngần
ngại sử dụng đến cụm từ “état voyou” tức là “nhà nước côn đồ” để nói đến các vụ
tấn công vào các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Võ Quốc Anh, JB Nguyễn Hữu Vinh, Binh Nhì… vì các vụ tấn
công này có sự dính líu trực tiếp hoặc gián tiếp đến công an.
Mẹ và em gái của blogger Nguyễn Hoàng Vi bị tấn công
ngay trước đồn công an phường Phú Thạnh bởi những người được cho là An ninh, một ngày sau buổi Dã ngoại
Nhân Quyền 5/5/2013.
Bên cạnh đó còn có các hình thức như bỏ tù, vu khống, bắt giữ tùy tiện, quản thúc…nhằm dập tắt các tiếng nói đối lập.
Dù vậy nhưng RSF đánh giá dù bạo lực càng gia tăng nhưng các blogger lại càng kiên quyết đấu tranh đòi lại quyền tự do cơ bản của mình. Họ hỗ trợ thường xuyên hơn và ngày một nhanh nhẹn, hiệu quả hơn guồng máy cầm quyền.
Dẫn chứng là hàng loạt các phong trào vừa mới ra đời như Phong trào Con đường Việt Nam, Kiến nghị 72, Tuyên bố 258… và các trang mạng thông tin hoàn toàn dành cho vấn đề bảo vệ nhân quyền như Vietnam Path Movement, Defend the Defenders và Vietnam Humain Rights Commitee đã tạo nên sức bật, có tác động ảnh hưởng tích cực lên đời sống chính trị tại Việt Nam. Đặc biệt báo cáo còn nhận định Tuyên bố 258 là thể hiện “sự trưởng thành của một thế hệ blogger dấn thân” vì chiến lược đưa vấn đề nhân quyền tại Việt Nam ra thế giới.
“Việc
phát triển các khoảng không gian đối thoại và tự do thông tin như thế trên mạng
đã tạo ra một sức bật mới cho phong trào liên kết đấu tranh có khả năng phòng
thủ và đáp trả từng bước tấn công của nhà cầm quyền đối với các nhà đấu tranh
dân chủ”, báo cáo viết.
Kêu gọi tự do thông tin
Từ đó RSF đi đến kết luận cáo buộc nhà nước Việt Nam thiếu thiện chí trong việc hầu thúc đẩy cải thiện tự do thông tin mặc dù Việt
Nam đã được gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế giới , giữ vai trò chủ tịch Hiệp Hội
ASEAN, và được nhận lãnh những khoản vay của các nước phương Tây hay của các tổ
chức quốc tế, thậm chí được ký kết hiệp định tăng cường hợp tác với Liên Hiệp
Châu Âu.
“Cộng đồng
thế giới đã không thúc đẩy được nhà cầm quyền Việt Nam cải thiện đáng kể về
tình hình tự do thông tin và bớt sự
đàn áp đối với các nhà đối lập sử dụng trang mạng tại Việt Nam”, báo cáo nhận định.
Qua đó RSF đặt vấn đề "Cộng đồng quốc tế cần đặt điều kiện cho chính quyền Việt Nam khi viện trợ tài chánh hay những khoản vay mượn nhằm bắt buộc quốc gia này phải cam kết tôn trọng quyền tự do cơ bản, nhất là tự do truyền thông, cũng như nêu vấn đề về các blogger bất đồng chính kiến trong mọi thương thuyết về chính trị hay thương mại."
Thông qua báo cáo, RSF mạnh mẽ yêu cầu nhà cầm quyền trao trả tự do vô điều kiện cho tất cả các blogger, nhà báo và các nhà đối lập công dân mạng đang bị cầm tù bởi những bài viết của mình đăng trên mạng lưới internet; chấm dứt sự kiểm duyệt, ngưng lạm dụng các điều luật về an ninh quốc gia.
Đối với các tổ chức quốc tế phi chính phủ, RSF kêu gọi sự quan tâm chặt chẽ những vi phạm về quyền tự do truyền thông ở Việt Nam, và kêu gọi sự ủng hộ dành cho các nhà báo cấp tiến, các blogger bằng cách cung cấp các phương tiện tác nghiệp theo yêu cầu của họ, để họ có thể tiếp tục những hoạt động thông tin của mình.
RSF cũng kêu gọi báo chí chính thống ở Việt Nam áp dụng những nguyên tắc căn bản về đạo đức nghề nghiệp, tức là chỉ chuyển tải “sự thật thực tế” và từ chối mọi chỉ thị nhắm tới sự tự kiểm duyệt.
Tuy nhiên, các báo cáo của RSF về Việt Nam từ trước tới nay luôn bị chính quyền bác bỏ, và thường bị báo Nhân Dân – một cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam xem là “xuyên tạc, bịa đặt, và bóp méo sự thật”, cũng như không được phép trích dẫn trong các hoạt động nghiên cứu khoa học chính thống tại Việt Nam.
Cùi Các giới thiệu
Bản báo cáo nguyên bản tiếng Pháp: http://vi.scribd.com/doc/185159674/Fr-Rapport-Vietnam-Web2-2Chối tội bức cung, họ tự kết án
* VÕ VĂN TẠO
Nhiều ngày nay,
trên các báo, “lề đảng” lẫn “lề dân”, công luận vô cùng phẫn nộ khi biết tin 6
sĩ quan công an tỉnh Bắc Giang liên can vụ án oan nghiệt Nguyễn Thanh Chấn, bị
giám đốc công an tỉnh yêu cầu viết tường trình, đã đồng loạt trơ trẽn phủ nhận
hành vi dùng nhục hình, bức cung ông Chấn.
Công luận cũng
hết sức bất bình khi chính đại tá Phạm Văn Minh - giám đốc đương nhiệm Công an
Bắc Giang, 10 năm về trước, khi xảy ra vụ ông Chấn, là Thủ trưởng Cơ quan cảnh
sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang; và ông này vừa báo cáo lãnh đạo Tỉnh ủy
Bắc Giang để trả lời báo chí rằng xem xét lại (theo yêu cầu của Tỉnh ủy) quá
trình điều tra vụ án, thấy “không có vấn đề gì”(!?).
Công luận lấy làm lạ khi
ông Minh, với cương vị Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh khi
đó, không phải làm tường trình (dù cấp phó là ông Thái Xuân Dũng – người giúp
việc của ông Minh – ký Kết luận điều tra, đề nghị VSK truy tố, thì theo quy
định của pháp luật, ông Minh vẫn liên đới chịu trách nhiệm). “Cùng hội cùng
thuyền”, mà bây giờ đại tá Minh lại “vô can”, sắm vai “quan thanh tra” trong
scandal này, khỏi động não cũng biết công lý sẽ còn bị nhạo báng cỡ nào!
“Không có vấn đề
gì”(!?). Ô hay! Tỉnh ủy được báo cáo vậy mà chỉ đành biết vậy và trả lời báo
chí như vậy? Không có cách nào buộc các điều tra viên thành khẩn? Cái gọi là
“thiên tài” lãnh đạo “sáng suốt”, “anh minh” của “Đảng ta” biến đâu mất rồi?
Không lẽ đành để mấy tay điều tra viên cục súc giỡn mặt, coi như “thằng Bờm”?
“Không có vấn đề gì” mà VKSNDTC
kháng nghị tái thẩm (và đã được TANDTC chấp nhận), ông Chấn được trả tự do?
Như đã phân tích
trong các bài viết trước, để ký quyết định tạm đình chỉ thi hành án, trả tự do
ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Chấn, VKSNDTC phải cầm chắc 100% ông vô
tội. Không cơ quan, không quan chức nào nào dám thả một nghi can giết người, vì
hệ lụy của chuyện đó là khôn lường (bỏ trốn, tiếp tục gây án…). Vô tội mà bị
các cơ quan tố tụng khép tội đặc biệt nghiêm trọng, nếu không có cha là liệt
sĩ, thì ông Chấn đã bị tử hình! Oan sai là điều không thể phủ nhận. Vậy mà rà
soát lại quá trình làm án, lại thấy “không có vấn đề gì”(!?). Quái lạ! Câu
chuyện có vẻ như còn khó hiểu hơn cái bổ đề của Giáo sư Ngô Bảo Châu!
Những ngày qua,
hàng trăm bài báo đã tường thuật lại vụ án rất đầy đủ và chi tiết. Bằng lý trí
và trái tim mách bảo, công luận tin ông
Chấn – một người dân vốn chất phác, thuần hậu ở ngoài đời; thụ án trại giam
cũng được giám thị cảm nhận như vậy.
Ông Chấn nói bị các điều tra viên
dùng nhiều tiểu xảo, hăm dọa, quát mắng, cho bạn tù đánh đập để bức cung, đạo
diễn thực nghiệm hiện trường, mớm lời nhận tội… các điều tra viên tường trình
rằng không có việc tra tấn, bức cung như ông Chấn nói. Công luận quá biết ai
chất phác trung thực, ai dối trá đến trơ trẽn, vô liêm sỉ.
Rất có thể, bằng
động tác chối tội, các điều tra viên mong thoát được sự trừng phạt của pháp
luật. Thoát hay không, còn phụ thuộc vào trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo
và các điều tra viên của VKSNDTC. Bởi theo quy định hiện hành của pháp luật,
việc điều tra nhóm tội xâm phạm hoạt động tư pháp là của duy nhất VKSNDTC. Rõ
ràng, vụ gây oan sai cho ông Chấn là hành vi vi phạm pháp luật hết sức nghiêm
trọng, có dấu hiệu vi phạm các tội “dùng nhục hình”, “bức cung”, “truy cứu
trách nhiệm hình sự người không có tội”… Với chức trách được luật pháp quy
định, các cá nhân hữu trách trong VKSDNTC sẽ bị coi là vi phạm pháp luật, nếu
không truy cứu trách nhiệm hình sự những người vi phạm pháp luật trong vụ oan
sai của ông Chấn, theo quy định tại điều 294 của Bộ luật Hình sự (Tội không
truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội). Nhưng đó chỉ là khía cạnh pháp
luật.
Bên cạnh pháp
luật, còn có tòa án lương tâm và dư luận xã hội. Qua báo chí phản ánh, mọi
người đều tin chắc đã xảy ra chuyện ép cung ông Chấn, dẫn đến oan sai. Và các
điều tra viên Công an Bắc Giang biết rõ hơn ai hết chuyện ép cung này. Họ cũng
biết chắc chắn rằng, khi họ phủ nhận, chỉ những “thằng Bờm” mới có thể nói “ừ”.
Họ cũng không thể không biết trước rằng công luận thừa biết họ quanh co chối
tội. Thật không còn gì vô liêm sỉ và trơ trẽn hơn! Vì vậy, bình luận vụ chối
tội này, đã có 2 tờ báo “lề đảng” (Tri Thức Trẻ và Soha) đánh động công luận “ĐỪNG
TRÔNG CHỜ VÀO LƯƠNG TÂM KẺ CƯỚP”.
Ai cũng vậy, sai
lầm trong công việc là điều khó tránh. Nhưng thái độ thành khẩn, cầu thị có thể
giúp khắc phục phần nào và cũng giúp tránh lặp lại sai lầm. Trong vụ oan sai
ông Chấn, với hành vi chối tội, chưa biết các điều tra viên Công an Bắc Giang
có tránh khỏi bị pháp luật truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, nhưng chắc
chắn họ đã tự kết án mình một bản án TỬ HÌNH về nhân cách trong tòa án công
luận!
Không, họ làm gì có lương tâm!
Nên công luận cũng đừng mong có một bản án lương tâm dày vò họ!
V.V.T.
(Bản thảo do tác giả
gửi đến BVB)SƠN TRUNG * SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TƯ TƯỞNG GIA CỘNG SẢN
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC TƯ TƯỞNG GIA CỘNG SẢN
Marx
tự hào rằng chủ nghĩa Marx là một khoa học nghĩa là tất cả gì Marx nói
là hoàn toàn đúng không ai có thể cãi được. Thí dụ ngày xưa người ta
nói trời tròn đất vuông, mặt trời chạy quanh trái đất. Ai
cũng thấy là mặt trời sáng mọc phương đông và tối lặn ở phương tây.
Nhưng đó là nói theo cảm tính, theo cái nhìn sai lầm của con mắt mình.
Khoa học chứng minh rằng mặt trời là định tinh, nghĩa là đứng một
chỗ , còn trái đất là hành tình, nghĩa là quay xung quanh mặt trời.
Nay thì ai cũng công nhận điều này đúng, không thể có ý kiến khác. Một thí dụ nhỏ nữa, các nhà khoa học nói rằng nước sôi ở trăm độ, dù ở châu Âu hay châu Á, nước vẫn sôi ở trăm độ, không ai dám nói nước sôi ở 90 độ hay 80 độ. Nói theo cảm tính là sai, vì chủ quan, còn khoa học là đúng vì có chứng minh, kiểm nghiệm.
Engels ca tụng Marx, nghĩa là ca tụng ông và chủ nghĩa duy vật của hai ông. Ông nói rằng triết học Marx là khoa học, triết học Marx như là dầu Nhị Thiên Đường chữa bách bệnh; thuyết lý của Marx là thuyết lý khoa học, định luật khoa học. Ông nói:
Nay thì ai cũng công nhận điều này đúng, không thể có ý kiến khác. Một thí dụ nhỏ nữa, các nhà khoa học nói rằng nước sôi ở trăm độ, dù ở châu Âu hay châu Á, nước vẫn sôi ở trăm độ, không ai dám nói nước sôi ở 90 độ hay 80 độ. Nói theo cảm tính là sai, vì chủ quan, còn khoa học là đúng vì có chứng minh, kiểm nghiệm.
Engels ca tụng Marx, nghĩa là ca tụng ông và chủ nghĩa duy vật của hai ông. Ông nói rằng triết học Marx là khoa học, triết học Marx như là dầu Nhị Thiên Đường chữa bách bệnh; thuyết lý của Marx là thuyết lý khoa học, định luật khoa học. Ông nói:
This law, which has
the same significance for history as the law of the transformation of
energy has for natural science.
Preface to The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1885)
Dialectics constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another.( On Dialectics (1878)
Engels nói như vậy là chẳng hiểu gì về khoa học. Không có định luật nào là chung cho các khoa học huống hồ chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Và Marx cũng như Engels quá tự hào và chủ quan vì triết học Marx cũng chỉ là một khoa học nhân văn, không phải là khoa học thuần túy.
Preface to The Eighteenth Brumaire of Louis Bonaparte (1885)
Dialectics constitutes the most important form of thinking for present-day natural science, for it alone offers the analogue for, and thereby the method of explaining, the evolutionary processes occurring in nature, inter-connections in general, and transitions from one field of investigation to another.( On Dialectics (1878)
Engels nói như vậy là chẳng hiểu gì về khoa học. Không có định luật nào là chung cho các khoa học huống hồ chung cho khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Và Marx cũng như Engels quá tự hào và chủ quan vì triết học Marx cũng chỉ là một khoa học nhân văn, không phải là khoa học thuần túy.
Chủ
nghĩa Marx không phải là khoa học như Marx quả quyết vì có
nhiều lý thuyết gia cộng sản cãi lại lời Marx. Họ là những lãnh tụ cộng
sản, không phải là phản động hay kẻ địch xuyên tạc Marx. Và họ cũng
không phải là những kẻ ngu si, không hiểu gì Marx mà nói bậy. Điều này
cho thấy chủ nghĩa Marx cũng là một loại học thuyết như trăm ngàn học
thuyết khác chỉ có giá trị tương đối mà thôi, cũng bị cải biên, suy
thoái, mất bản săc buổi đầu , bị phê phán và chống đối. Còn khoa học thì
có giá trị tuyệt đối tuy rằng một số vấn đề khoa học theo thời gian
cũng bị đào thải, hoặc sửa đổi.
I. CÔNG NÔNG
Marx viết
Tuyên Ngôn Cộng sản năm 1848, lúc này giai cấp tư sản mới manh nha và
giai cáp công nhân cũng non kém. và họ là những nông dân bỏ ruộng đồng
ra thành thị xin việc làm. Cách mạng công nghiệp mới phát triển tại Anh,
còn toàn cầu vẫn là những quốc gia nông nghiệp. Chính Marx thú nhận
điều này trong bản Tuyên Ngôn Cộng sản:"
" Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân số"(1)
Thế mà chỉ một đám nhỏ, không phải là công nhân mà là trí thức, con nhà tư bản, địa chủ, phú hào tụ họp tại Luân Đôn thảo ra Tuyên Ngôn Cộng sản. Bọn họ có tài thật, từ một bóng ma, họ tuyên truyền cổ vũ khiến cho bóng ma này thành một lực lượng toàn cầu!
Lúc Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản đề cao giai cấp công nhân trừ nước Anh đi đầu tiên trong việc phát triển khoa học còn các nước khác vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu, đa số dân chúng vẫn là nông dân.
Theo Đào Duy Anh, lực lượng thợ thuyền Việt Nam thời Pháp có khoảng 150 ngàn (2). Theo Nguyễn Thế Anh , lực lượng thợ thuyền có khoảng 200 ngàn kể cả trẻ con. Ông cho ta số liệu như sau:
Nguyễn Thế Anh cho rằng những con số trên chỉ có một giá trị tương đối: chúng chỉ bao gồm số công nhân được dùng trong các xí nghiệp tư bản Pháp chứ không kể đến số người làm việc trong những xí nghiệp kỹ nghệ, thương mãi hay nông nghệ Hoa kiều hay của người Việt, chúng lại không bao gồm các công nhân giao thông. hầu hết là phu bắt ở các đia phương, trả theo công nhật. Mặt khác, đa số công nhân không phải là thợ chuyên nghiệp, mà chỉ làm phu, làm thợ theo từng giai đoạn mà thôi. ( 3)
Lúc bấy giờ dân số Việt Nam là 20 triệu. Theo như tài liệu Nguyễn Thế Anh, giai cấp công nhân Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Giai cấp công nhân Nga và Trung Quốc có lẽ cũng tương tự.Ngay tại Nga và Trung Quốc đều chưa có giai cấp tư sản và vô sản . Và cuộc khởi nghĩa tháng 10 Nga là do toàn dân, lực lượng chủ yếu là trí thức và nông dân nổi dậy lật đổ Nga hoàng chứ không phải là cách mạng vô sản vùng lên tiêu diệt tư sản như Marx mong muốn. Hơn nữa cuộc cách mạng này không phải do Lênin và Bolchevich lãnh đạo mà do toàn dân đa số là nông dân. Cách Mạng Nga xảy ra hai lần. Tháng 2/1917, đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga tổng nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ Sa hoàng, thành lập nên Nhà Nước Dân Chủ Cộng Hòa Nga, do hoàng thân Lvov cầm đầu chính phủ Lúc này Lenin ở nước ngoài, Trotsky và đồng đảng Bolshevishs tuyên truyền phản chiến khiến binh sĩ bỏ ngũ cho nên chính phủ suy yếu . Tám tháng sau, tức Cách mạng tháng mười, hầu hết các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ đều bị lực lượng Bolshevik của Đảng Công Nhân Xã Hội do Lenin lãnh đạo loại trừ, cùng chuyển thể Đảng Xã Hội này thành Đảng Cộng Sản. Lúc này số công nhân còn it thì tư bản vẫn còn it, không phải là một lực lương đe dọa giai cấp vô sản. Vô sản không có, tư bản không có, như vậy là Marx suy diễn, thêu dệt cho thế giới nổi lên cuộc chém giết theo cái đầu óc điên cuồng của ông trong chủ trương " đấu tranh giai cấp" của ông.
" Trong những nước như nước Pháp, ở đó nông dân chiếm quá nửa dân số"(1)
Thế mà chỉ một đám nhỏ, không phải là công nhân mà là trí thức, con nhà tư bản, địa chủ, phú hào tụ họp tại Luân Đôn thảo ra Tuyên Ngôn Cộng sản. Bọn họ có tài thật, từ một bóng ma, họ tuyên truyền cổ vũ khiến cho bóng ma này thành một lực lượng toàn cầu!
Lúc Marx viết Tuyên Ngôn Cộng Sản đề cao giai cấp công nhân trừ nước Anh đi đầu tiên trong việc phát triển khoa học còn các nước khác vẫn là những nước nông nghiệp lạc hậu, đa số dân chúng vẫn là nông dân.
Theo Đào Duy Anh, lực lượng thợ thuyền Việt Nam thời Pháp có khoảng 150 ngàn (2). Theo Nguyễn Thế Anh , lực lượng thợ thuyền có khoảng 200 ngàn kể cả trẻ con. Ông cho ta số liệu như sau:
1905
|
1930
|
1938
| |
Công nhân mỏ
|
5.000
|
53.240
|
54.950
|
Công nhân kỹ nghệ và thương mãi
|
12.000
|
86.624
|
61.025
|
Công nhân nông nghiệp
|
81.188
|
70.000
| |
Tổng số
|
221. 052
|
185.975
|
Nguyễn Thế Anh cho rằng những con số trên chỉ có một giá trị tương đối: chúng chỉ bao gồm số công nhân được dùng trong các xí nghiệp tư bản Pháp chứ không kể đến số người làm việc trong những xí nghiệp kỹ nghệ, thương mãi hay nông nghệ Hoa kiều hay của người Việt, chúng lại không bao gồm các công nhân giao thông. hầu hết là phu bắt ở các đia phương, trả theo công nhật. Mặt khác, đa số công nhân không phải là thợ chuyên nghiệp, mà chỉ làm phu, làm thợ theo từng giai đoạn mà thôi. ( 3)
Lúc bấy giờ dân số Việt Nam là 20 triệu. Theo như tài liệu Nguyễn Thế Anh, giai cấp công nhân Việt Nam chỉ chiếm khoảng 1% dân số. Giai cấp công nhân Nga và Trung Quốc có lẽ cũng tương tự.Ngay tại Nga và Trung Quốc đều chưa có giai cấp tư sản và vô sản . Và cuộc khởi nghĩa tháng 10 Nga là do toàn dân, lực lượng chủ yếu là trí thức và nông dân nổi dậy lật đổ Nga hoàng chứ không phải là cách mạng vô sản vùng lên tiêu diệt tư sản như Marx mong muốn. Hơn nữa cuộc cách mạng này không phải do Lênin và Bolchevich lãnh đạo mà do toàn dân đa số là nông dân. Cách Mạng Nga xảy ra hai lần. Tháng 2/1917, đảng Lao động Xã hội Dân chủ Nga tổng nổi dậy lật đổ chế độ quân chủ Sa hoàng, thành lập nên Nhà Nước Dân Chủ Cộng Hòa Nga, do hoàng thân Lvov cầm đầu chính phủ Lúc này Lenin ở nước ngoài, Trotsky và đồng đảng Bolshevishs tuyên truyền phản chiến khiến binh sĩ bỏ ngũ cho nên chính phủ suy yếu . Tám tháng sau, tức Cách mạng tháng mười, hầu hết các nhà lãnh đạo các đảng phái dân chủ đều bị lực lượng Bolshevik của Đảng Công Nhân Xã Hội do Lenin lãnh đạo loại trừ, cùng chuyển thể Đảng Xã Hội này thành Đảng Cộng Sản. Lúc này số công nhân còn it thì tư bản vẫn còn it, không phải là một lực lương đe dọa giai cấp vô sản. Vô sản không có, tư bản không có, như vậy là Marx suy diễn, thêu dệt cho thế giới nổi lên cuộc chém giết theo cái đầu óc điên cuồng của ông trong chủ trương " đấu tranh giai cấp" của ông.
Marx đề cao công nhân, nhưng Mao
Trạch Đông thấy rõ vấn đề hơn nên đã trung dung mà nêu khẩu hiệu công
nông đoàn kết. Công nhân chỉ là 1/100, còn tại nhiều nơi, nông dân chiếm
90%, cần phải đề cao nông dân trong cuộc kháng Nhật và việc cướp
quyền. Công nhân các nước cộng với cộng
sản chỉ có vài chục ngàn, không phải là đa số. Cộng sản lợi dụng lòng
yêu nước, dùng tuyên truyền giả dối và thủ đoạn khủng bố man rợ mà
thành công.
Ngay tại Anh, thành thị mở rộng, hãng xưởng phát triển, nhưng công nhân không phải từ trên trời rơi xuống. Họ là những nông dân bỏ ruộng đồng ra thành phố tìm việc. Cái tâm lý họ, tinh thần của họ vẫn là nông dân. Marx cho rằng giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng nhất nhưng bản chất vẫn là nông dân có khác gì nông dân mà bảo họ có tinh thần cách mạng? Tại Việt Nam, bọn cộng sản phải giả làm công nhân mà khich động họ theo cộng sản, biểu tình và phá hoại. Nếu không tuyên truyền, đem thủ đoạn dụ dỗ và khủng bố thì chẳng ai theo. Giai đoạn đầu không có vô sản mà là trí thức. Đỗ Mười, Võ Chí Công ,Trần Quốc Hoàn ...chỉ theo cộng khi cộng đã mạnh. Các nước khác cũng vậy. Công nhân chỉ theo công sản giai đoạn sau và cộng sản chỉ lợi dụng " vô sản" để họ thành giai cấp thống trị.
Sau cuộc lật đổ chính quyền, các lãnh tụ cộng sản theo Marx giết hại tư sản, tịch thu tài sản tư sản nhưng tư sản đâu có nhiều, cho nên Mao, Hồ phải đem trung nông, phú nông, đôi khi là bần nông lên làm địa chủ để mà đấu tố và giết hại. Theo Trung cộng, địa chủ chiếm 5% dân số. Trong khoảng 1954, nếu ngoài Bắc có khoảng 20 triệu dân thì một triệu dân là địa chủ.Một triệu địa chủ cộng thêm vơ con, nếu mỗi gia đình có ba con, vị chi năm triệu người đau khổ...
Nhưng lý thuyết trọng công nhân của Marx đã bị Mao phủ nhận, rồi sau này Giang Trạch Dân sửa đổi. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên làm "hoàng đế", ông nhận thấy kinh tế Marx Lenin sai lầm, chỉ hại dân tốn của nên đổi sang kinh tế tư bản, tức kinh tế thị trường. Kinh tế tư bản quả nhiên hiệu nghiệm, nó giúp hàng triệu đảng viên thành địa chủ tư bản. Địa chủ, tư bản lúc này chính là cộng sản, không phải là kẻ thù của nhân dân. Họ không phải là kẻ thù mà lại là lãnh tụ của đảng cộng sản Trung Quốc. Tình thế đã đổi thay cho nên Giang Trạch Dân đã sửa cương lĩnh đảng và luật lệ Trung Quốc.
Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết Ba đại diện, thì giai cấp tư sản cùng công nông là ba thành phần quan trọng của đảng Cộng sản. Giang Trạch Dân nêu lên thuyết ba đại diện và nay, trong quốc hội Trung cộng đã có vài trăm tỷ phú và triệu phú, vậy vô sản đi đâu rồi hỡi đảng vô sản? Nếu có mặt họ, thì được bao nhiêu mống? Đảng Cộng sản Trung Quốc nay đã bỏ Marx Lê và Mao vào sọt rác nhưng vẫn theo đường lối cai trị của cộng sản, vẫn treo cờ cộng sản vì ông nhận thấy chính sách bá đạo của cộng sản giúp ich cho ông cai trị Trung Quốc với bàn tay sắt. Nhưng một khi hạ tầng cơ sở là kinh tế tư bản thì thượng tầng kiến trức cộng sản có thích hợp không? Nay Trung Quốc phải thay đổi kinh tế và chính trị, có thành công không?
Nói tóm lại việc Marx đề cao giai cấp công nhân là một điều dối trá vì công nhân chỉ là kẻ bị lợi dụng. Công nhân chẳng thích cộng sản, chỉ trừ công nhân các nước nghèo đói, mất độc lập, nhưng sự thành công tại châu Á là do lòng yêu nước của nhân dân mà đại đa số là nông dân. Công nhân tại các nước tư bản không theo cộng sản. Cộng sản đã thất bại tại các nước công nghiệp mà nơi đây giai cấp công nhân rất lớn mạnh.
Ngay tại Anh, thành thị mở rộng, hãng xưởng phát triển, nhưng công nhân không phải từ trên trời rơi xuống. Họ là những nông dân bỏ ruộng đồng ra thành phố tìm việc. Cái tâm lý họ, tinh thần của họ vẫn là nông dân. Marx cho rằng giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng nhất nhưng bản chất vẫn là nông dân có khác gì nông dân mà bảo họ có tinh thần cách mạng? Tại Việt Nam, bọn cộng sản phải giả làm công nhân mà khich động họ theo cộng sản, biểu tình và phá hoại. Nếu không tuyên truyền, đem thủ đoạn dụ dỗ và khủng bố thì chẳng ai theo. Giai đoạn đầu không có vô sản mà là trí thức. Đỗ Mười, Võ Chí Công ,Trần Quốc Hoàn ...chỉ theo cộng khi cộng đã mạnh. Các nước khác cũng vậy. Công nhân chỉ theo công sản giai đoạn sau và cộng sản chỉ lợi dụng " vô sản" để họ thành giai cấp thống trị.
Sau cuộc lật đổ chính quyền, các lãnh tụ cộng sản theo Marx giết hại tư sản, tịch thu tài sản tư sản nhưng tư sản đâu có nhiều, cho nên Mao, Hồ phải đem trung nông, phú nông, đôi khi là bần nông lên làm địa chủ để mà đấu tố và giết hại. Theo Trung cộng, địa chủ chiếm 5% dân số. Trong khoảng 1954, nếu ngoài Bắc có khoảng 20 triệu dân thì một triệu dân là địa chủ.Một triệu địa chủ cộng thêm vơ con, nếu mỗi gia đình có ba con, vị chi năm triệu người đau khổ...
Nhưng lý thuyết trọng công nhân của Marx đã bị Mao phủ nhận, rồi sau này Giang Trạch Dân sửa đổi. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình lên làm "hoàng đế", ông nhận thấy kinh tế Marx Lenin sai lầm, chỉ hại dân tốn của nên đổi sang kinh tế tư bản, tức kinh tế thị trường. Kinh tế tư bản quả nhiên hiệu nghiệm, nó giúp hàng triệu đảng viên thành địa chủ tư bản. Địa chủ, tư bản lúc này chính là cộng sản, không phải là kẻ thù của nhân dân. Họ không phải là kẻ thù mà lại là lãnh tụ của đảng cộng sản Trung Quốc. Tình thế đã đổi thay cho nên Giang Trạch Dân đã sửa cương lĩnh đảng và luật lệ Trung Quốc.
Trong đại hội 16 của cộng đảng Trung Quốc, tháng 11 năm 2002, Giang Trạch Dân đã đưa ra thuyết Ba đại diện, thì giai cấp tư sản cùng công nông là ba thành phần quan trọng của đảng Cộng sản. Giang Trạch Dân nêu lên thuyết ba đại diện và nay, trong quốc hội Trung cộng đã có vài trăm tỷ phú và triệu phú, vậy vô sản đi đâu rồi hỡi đảng vô sản? Nếu có mặt họ, thì được bao nhiêu mống? Đảng Cộng sản Trung Quốc nay đã bỏ Marx Lê và Mao vào sọt rác nhưng vẫn theo đường lối cai trị của cộng sản, vẫn treo cờ cộng sản vì ông nhận thấy chính sách bá đạo của cộng sản giúp ich cho ông cai trị Trung Quốc với bàn tay sắt. Nhưng một khi hạ tầng cơ sở là kinh tế tư bản thì thượng tầng kiến trức cộng sản có thích hợp không? Nay Trung Quốc phải thay đổi kinh tế và chính trị, có thành công không?
Nói tóm lại việc Marx đề cao giai cấp công nhân là một điều dối trá vì công nhân chỉ là kẻ bị lợi dụng. Công nhân chẳng thích cộng sản, chỉ trừ công nhân các nước nghèo đói, mất độc lập, nhưng sự thành công tại châu Á là do lòng yêu nước của nhân dân mà đại đa số là nông dân. Công nhân tại các nước tư bản không theo cộng sản. Cộng sản đã thất bại tại các nước công nghiệp mà nơi đây giai cấp công nhân rất lớn mạnh.
II. TƯ SẢN, GIAI CẤP BÓC LỘT
Marx căm thù tư bản mặc dầu bố mẹ ông ta và bố mẹ Engels đều là tư bản. Ông đửa ra thuyết đấu tranh giai cấp, cương quyết xóa sạch giai cấp tư sản bóc lột để xây dựng một xã hội không còn bóc lột, một xã hội không có giai cấp. Lenin, Stalin, Mao, Hồ trung thành theo Marx tận diệt tư sản, nhưng không có tư bản thì giết địa chủ, và không có địa chủ thì đôn trung nông, bần nông làm địa chủ mà chém giết. Sau khi cầm quyền, tịch thu tài sản của nhân dân, bắt toàn dân làm nô lệ, cộng sản trở thành chủ nhân ông của đất nước, thành ra " giai cấp mới" mà sau này người ta gọi là tư sản đỏ.
Trong thời bế môn tỏa cảng, cộng sản đã sống huy hoàng. Như trường hợp Rumani, trong khi kinh tế suy sụp, dân chúng đói khổ, vợ chồng Ceausescu sống một cuộc sống xa hoa. Ceausescu có 39 vila sang trọng, được xây dựng ở các vùng khác nhau của Rumani, 21 căn hộ cao cấp giành riêng cho Ceausescu tại các sứ quán của Rumani ở nước ngoài. Đội bay phục vụ Ceausescu với 9 máy bay (trong đó có 2 chiếc IL-62 và 1 Boeing707), ba trực thăng và 3 đoàn tầu hỏa đặc biệt.
Tại Trung cộng và Việt Cộng, sau thời mở cửa, giai cấp mới nắm toàn bộ kinh tế. Trong khoảng 20 năm, Trung Cộng và Việt Cộng đã có hàng ngàn triệu phú và tỷ phú tính theo đô la Mỹ. Thành thử tư sản là cộng sản cho nên Giang Trạch Dân phải đưa ra thuyết " Ba Đại Diện" để cho anh em, con cháu họ vào đảng lãnh đạo. Cộng sản trở thành tư sản, còn vô sản vẫn là vô sản. Chỉ tội cho đám dân lành có một hai sào ruộng bị quy là địa chủ để bị đấu tố và giết hại, còn nay cộng sản hóa thành giai cấp tư bản, ruộng hàng ngàn mẫu, trong tay nắm năm sáu đại công ty, tòa ngang dãy dọc, con cái ra ngoại quốc sống sung sướng, mặc sức đem tiền Ngân hàng nhà nước biền thành tiền riêng đem gửi ngân hàng ngoại quốc. Chỉ oan uổng cho các địa chủ chết oan và hàng triệu người đã hy sinh cho lý tưởng cộng sản công bằng, bình đẳng!
Marx căm thù tư bản mặc dầu bố mẹ ông ta và bố mẹ Engels đều là tư bản. Ông đửa ra thuyết đấu tranh giai cấp, cương quyết xóa sạch giai cấp tư sản bóc lột để xây dựng một xã hội không còn bóc lột, một xã hội không có giai cấp. Lenin, Stalin, Mao, Hồ trung thành theo Marx tận diệt tư sản, nhưng không có tư bản thì giết địa chủ, và không có địa chủ thì đôn trung nông, bần nông làm địa chủ mà chém giết. Sau khi cầm quyền, tịch thu tài sản của nhân dân, bắt toàn dân làm nô lệ, cộng sản trở thành chủ nhân ông của đất nước, thành ra " giai cấp mới" mà sau này người ta gọi là tư sản đỏ.
Trong thời bế môn tỏa cảng, cộng sản đã sống huy hoàng. Như trường hợp Rumani, trong khi kinh tế suy sụp, dân chúng đói khổ, vợ chồng Ceausescu sống một cuộc sống xa hoa. Ceausescu có 39 vila sang trọng, được xây dựng ở các vùng khác nhau của Rumani, 21 căn hộ cao cấp giành riêng cho Ceausescu tại các sứ quán của Rumani ở nước ngoài. Đội bay phục vụ Ceausescu với 9 máy bay (trong đó có 2 chiếc IL-62 và 1 Boeing707), ba trực thăng và 3 đoàn tầu hỏa đặc biệt.
Tại Trung cộng và Việt Cộng, sau thời mở cửa, giai cấp mới nắm toàn bộ kinh tế. Trong khoảng 20 năm, Trung Cộng và Việt Cộng đã có hàng ngàn triệu phú và tỷ phú tính theo đô la Mỹ. Thành thử tư sản là cộng sản cho nên Giang Trạch Dân phải đưa ra thuyết " Ba Đại Diện" để cho anh em, con cháu họ vào đảng lãnh đạo. Cộng sản trở thành tư sản, còn vô sản vẫn là vô sản. Chỉ tội cho đám dân lành có một hai sào ruộng bị quy là địa chủ để bị đấu tố và giết hại, còn nay cộng sản hóa thành giai cấp tư bản, ruộng hàng ngàn mẫu, trong tay nắm năm sáu đại công ty, tòa ngang dãy dọc, con cái ra ngoại quốc sống sung sướng, mặc sức đem tiền Ngân hàng nhà nước biền thành tiền riêng đem gửi ngân hàng ngoại quốc. Chỉ oan uổng cho các địa chủ chết oan và hàng triệu người đã hy sinh cho lý tưởng cộng sản công bằng, bình đẳng!
III. ĐẤU TRANH GIAI CẤP:
Marx đưa ra thuyết đấu tranh giai cấp nhiều người thán phục trong đó có Trần Đức Thảo. Sau 1956, ông bị cộng sản trị tội tham gia Nhân Văn GIai Phẩm, ông nhận thức rằng lối lý luận cộng sản là lý luận ''không con người'' nghĩa là lối lý luận bất nhân, ông vẫn ca người chính sách tàn bạo của cộng sản khi ông viết :" Quan điểm giai cấp là hoàn toàn đúng và căn bản. " (4)
Chính
sách đấu tranh giai cấp và chủ trương sắt máu của vô sản chuyên chính
của Stalin đã bị Trotsky chống đối vì cho là quá tàn nhẫn. Chính sách
đấu tranh giai cấp của Marx lại bị Khruschev loại bỏ khi ông tố cáo tội
ác Stalin và hô hào xét lại. Nội dung chủ nghĩa xét lại hiện đại là phê
phán chủ nghĩa cộng sản độc tài, tàn bạo, hô hào bỏ đấu tranh giai cấp,
tư bản cộng sản sống chung hòa bình. Đi xa hơn, Khrushchev chủ trương
hai miền Nam Bắc Việt Nam hòa bình(5)
Lý
thuyết sống chung hòa bình này bị đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc,
Việt Nam phản đối. Nhưng chính Stalin, Mao Trạch Đông đã sống chung hòa
bình trong đệ nhị thế chiến. Và sau này, Trung Cộng và Việt Cộng cũng
giao thương với tư bản mặc dầu vẫn giữ nhãn hiệu cộng sản.
Milovan Djilas nhận định về điểm này:
Trong lịch sử nhân loại không có gì vô nghĩa hơn chủ nghĩa Marx về biện chứng tự nhiên. Đó là một phần phụ của ý thức hệ giai cấp đấu tranh. Thuyết này chỉ làm cho con người tối tăm, ngu dốt.(Giai cấp mới,, 83)
Thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân, luật thừa kế , chính sách kinh tế thị trường, giao thương với tư bản đã là những phát đại bác bắn vào thành trị cộng sản mặc dầu Trung Quốc, Việt Nam vẫn giữ nhãn hiệu cộng sản.Cuôc vùng dậy của dân Đông Âu và Liên Xô cuối thế kỷ XIX đã đạp đổ thần tượng Marx Engels, Lenin và Stalin. Cộng sản nay chỉ còn tàn dư tại Trung Quốc Việt Nam. Chừng ấy sự kiện lịch sử đã cho thấy nhiều triết gia cộng sản đã it nhiều phủ nhận Marx, và triết thuyết Marx là một chủ thuyết sai lầm và thất bại
Milovan Djilas nhận định về điểm này:
Trong lịch sử nhân loại không có gì vô nghĩa hơn chủ nghĩa Marx về biện chứng tự nhiên. Đó là một phần phụ của ý thức hệ giai cấp đấu tranh. Thuyết này chỉ làm cho con người tối tăm, ngu dốt.(Giai cấp mới,, 83)
Thuyết Ba Đại Diện của Giang Trạch Dân, luật thừa kế , chính sách kinh tế thị trường, giao thương với tư bản đã là những phát đại bác bắn vào thành trị cộng sản mặc dầu Trung Quốc, Việt Nam vẫn giữ nhãn hiệu cộng sản.Cuôc vùng dậy của dân Đông Âu và Liên Xô cuối thế kỷ XIX đã đạp đổ thần tượng Marx Engels, Lenin và Stalin. Cộng sản nay chỉ còn tàn dư tại Trung Quốc Việt Nam. Chừng ấy sự kiện lịch sử đã cho thấy nhiều triết gia cộng sản đã it nhiều phủ nhận Marx, và triết thuyết Marx là một chủ thuyết sai lầm và thất bại
V. NĂM GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Marx
cho rằng xã hội loài người phát triển theo năm giai đoạn mà giai đoạn
cộng sản là tất yếu. Điều này hoàn toàn sai vì khi Marx viết Tuyên Ngôn
cộng sản, có nhiều bộ lạc sống trong rừng, không thay đổi gì cả. Và cho
đến bây giờ, Việt Nam vẫn có nhiều bộ lạc. Tại Anh, Nhật và nhiều nước
khác, quân chủ vẫn tồn tại trong xã hội tư bản. Và cuối thế kỷ XX, cộng
sản đã tiệt tiêu tại Đông Âu và thành trì Liên Xô. Như vậy là chủ thuyết
của Marx sai lầm.
Trong khi Marx chủ trương xã hội phải trải qua năm giai đoạn phát triển, thì Lenin chủ trương các nước có thể "tiến lên cộng sản chủ nghĩa " mà bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy là Lenin suy nghĩ và làm trái với Marx.
Nếu loài người có thể bỏ qua giai đoạn tư bản thì cũng có thể bỏ qua giai đoạn cộng sản. Vậy sau tư bản là chế độ nào?
Sở dĩ Lenin cãi Marx là vì Nga lúc bấy giờ bắt đầu có cơ sở tư bản nhưng thực chất vẫn là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu. Nếu theo Marx thì phải chờ đến trăm năm hay vài trăm năm xây dựng tư bản chủ nghĩa thì lâu quá, Marx và đám cộng sản Nga chết hết rồi còn đâu! Vì vậy, sau khi lật đổ các chính phủ dân chủ, Lenin vội xưng vương và lập nên một triều đại cộng sản độc tài .
Marx rất khôn khi chủ trương muốn phát triển chủ nghĩa cộng sản phải thông qua tư bản chủ nghĩa bởi vì lúc này nền kinh tế tư bản vững vàng, đem chân tay vào cướp nhà giàu thì có sẵn vàng bạc, nhà cửa,heo gà, giường chiếu, mặc sức thu hưởng. Còn cướp nhà nghèo thì chỉ có nhà rách vách xiêu. Lenin đành cướp nhà nghèo, dẫu sao thì Lenin vẫn làm hoàng đế tất nhiên là sống huy hoàng, còn bọn dân đen sống chết mặc tụi nó.
Chủ trương của Marx là tịch thu tài sản tư bản và các tư liệu sản xuất là khôn vì cộng sản cướp của người làm của mình , mình từ tay không nay có một mớ vàng bạc, nhà cửa, xe cộ hãng xưởng thật là sướng. Chủ trương này cũng có lợi là họ có thể tuyên truyền rằng họ tiêu diệt hết giai cấp bóc lột, giải phóng vô sản, và đem của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Tất nhiên những hạng giàu lòng từ bi, nghĩa hiệp và dân nghèo đều hoan hô và quy tụ đông đúc xung quang đảng cộng sản nhưng những đàn kiến khổng lồ!Còn như một số nhóm tổ chức sống theo chủ nghĩa cộng sản mà lương thiện và tự lực thì chật vật, khổ sở lắm.
Trong khi Marx chủ trương xã hội phải trải qua năm giai đoạn phát triển, thì Lenin chủ trương các nước có thể "tiến lên cộng sản chủ nghĩa " mà bỏ qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Như vậy là Lenin suy nghĩ và làm trái với Marx.
Nếu loài người có thể bỏ qua giai đoạn tư bản thì cũng có thể bỏ qua giai đoạn cộng sản. Vậy sau tư bản là chế độ nào?
Sở dĩ Lenin cãi Marx là vì Nga lúc bấy giờ bắt đầu có cơ sở tư bản nhưng thực chất vẫn là một quốc gia nông nghiệp lạc hậu. Nếu theo Marx thì phải chờ đến trăm năm hay vài trăm năm xây dựng tư bản chủ nghĩa thì lâu quá, Marx và đám cộng sản Nga chết hết rồi còn đâu! Vì vậy, sau khi lật đổ các chính phủ dân chủ, Lenin vội xưng vương và lập nên một triều đại cộng sản độc tài .
Marx rất khôn khi chủ trương muốn phát triển chủ nghĩa cộng sản phải thông qua tư bản chủ nghĩa bởi vì lúc này nền kinh tế tư bản vững vàng, đem chân tay vào cướp nhà giàu thì có sẵn vàng bạc, nhà cửa,heo gà, giường chiếu, mặc sức thu hưởng. Còn cướp nhà nghèo thì chỉ có nhà rách vách xiêu. Lenin đành cướp nhà nghèo, dẫu sao thì Lenin vẫn làm hoàng đế tất nhiên là sống huy hoàng, còn bọn dân đen sống chết mặc tụi nó.
Chủ trương của Marx là tịch thu tài sản tư bản và các tư liệu sản xuất là khôn vì cộng sản cướp của người làm của mình , mình từ tay không nay có một mớ vàng bạc, nhà cửa, xe cộ hãng xưởng thật là sướng. Chủ trương này cũng có lợi là họ có thể tuyên truyền rằng họ tiêu diệt hết giai cấp bóc lột, giải phóng vô sản, và đem của nhà giàu chia cho nhà nghèo. Tất nhiên những hạng giàu lòng từ bi, nghĩa hiệp và dân nghèo đều hoan hô và quy tụ đông đúc xung quang đảng cộng sản nhưng những đàn kiến khổng lồ!Còn như một số nhóm tổ chức sống theo chủ nghĩa cộng sản mà lương thiện và tự lực thì chật vật, khổ sở lắm.
Marx,
Lenin, Stalin, Mao, Hồ ra sức xây dựng chủ nghĩa cộng sản nhưng
Khruschev đã phá hoại chủ nghĩa cộng sản gần một nửa. Cuối thế kỷ XX,
Gorbachev đã cố gắng cải tạo với các chính sách
Perestroika và Glasnost nhưng vẫn không vực dậy nổi liên bang Xô viết và nước Nga, ông đành đem chôn cái thây ma cộng sản xuống ba thước đất , và ông tuyên bố:
Perestroika và Glasnost nhưng vẫn không vực dậy nổi liên bang Xô viết và nước Nga, ông đành đem chôn cái thây ma cộng sản xuống ba thước đất , và ông tuyên bố:
“We have retreated from the perennial values. I don't think that
we need any new values. The most important thing is to try to revive the
universally known values from which we have retreated.
As a young
man, I really took to heart the Communist ideals. A young soul certainly
cannot reject things like justice and equality. These were the goals
proclaimed by the Communists. But in reality that terrible Communist
experiment brought about repression of human dignity. Violence was used
in order to impose that model on society. In the name of Communism we
abandoned basic human values. So when I came to power in Russia I
started to restore those values; values of "openness" and freedom.”
Chúng
ta đã rút lui khỏi những giá trị lâu đời. Tôi không tin rằng chúng ta
cần những giá trị mới. Điều quan trọng nhất của là cố gắng làm sống lại
những giá trị mà ta từ bỏ. Khi còn trẻ, tôi thực sự chú tâm vào lý tưởng
cộng sản, Một tâm hồn trẻ không thể chối bỏ những vật như công bằng và
bình đẳng. Đó là mục tiêu của những người cộng sản. Thực tế rất kinh
khủng. Người cộng sản đã đem lại áp bức vào phẩm giá con người. Bạo
lực được dùng làm khuôn mẫu xã hội. Với danh nghĩa xã hội chủ nghĩa,
chúng ta từ bỏ giá trị căn bản của con người. Vì vậy mà khi tôi nắm
quyền lực ở Nga, tôi bắt đầu lập lại , giá trị của cởi mở và tự do.
những giá trị này.(Mikhail Gorbachev. Wikipedia)
You can build a throne with bayonets, but you can't sit on it for long. Communists are incurable, they must be eradicated.
Anh có thể xây ngai vàng bằng lưỡi lê, nhưng anh không thể ngồi lâu trên đó.
Cộng Sản không thể nào sửa chửa, mà cần phải xóa bỏ đi.
( Russia President Boris Yeltsin -Tổng Thống Nga)
Đó là những tư tưởng gia, và cũng là lãnh tụ cộng sản đã kết thúc chủ nghĩa cộng sản.
(1). Tuyên ngônCS, ch.III. B. chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản.
(2).Đào Duy Anh. Việt Nam Văn Hóa Sử Cương. 1938. 68.
(3). Nguyễn Thế Anh.Việt Nam Dưới Thời Pháp Thuộc, Lủa Thiêng, Saigon. 1970, 256).
(4).Trần Đức Thảo. Vấn Đề Con Người
và Chủ Nghĩa Lý Luận Không có Con Người Xuất bản lần đầu
năm 1988, và in lần hai, Saigon, 1989, 122.
(5).Chủ nghĩa Xét lại là quan điểm lí luận chính trị đòi "xét lại" những luận điểm của K. Marx và F. Engels
về cương lĩnh, chiến lược và sách lược cách mạng... xem nó có còn phù
hợp với hoàn cảnh thực tiễn trên thế giới và trong các điều kiện hiện có
trong nước hay không. Những quan điểm xét lại tùy theo trường phái từ
xét lại một phần đến xét lại toàn phần học thuyết của Marx và Engels, do
đo có chủ nghĩa xét lại hiện đại. Chủ nghĩa Xét lại do E. Bernsteinn khởi xướng
( XÉT LẠI HIỆN ĐẠI- WIKIPEDIA.)Trung Quốc sắp "đâm sầm" vào Vạn Lý Trường Thành?
-Nói một cách hình tượng, cỗ máy kinh tế Trung Quốc sắp đâm sầm vào “Vạn
lý Trường thành”. Và câu hỏi hiện giờ chỉ là cái tai nạn sắp xẩy ra này
nghiêm trọng đến tầm cỡ nào mà thôi.
Trung Quốc sắp chuyển mình thần kỳ? Ngày 16/11, ông Trương Đức Giang, nhân vật thứ ba trong Bộ Chính trị ĐCSTQ đã kêu gọi toàn thể đảng viên đoàn kết lại xung quanh chương trình cải cách kinh tế-xã hội vừa được Hội nghị TW3 (TW3) thông qua. Ông nói với các cán bộ đảng: “Cần phải thấu đạt ý nghĩa quan trọng của Hội nghị trung ương vừa rồi. Tất cả muôn người như một hãy áp dụng các quyết định trong chương trình”.
Theo Nhân dân Nhật báo, Trương Đức Giang nhấn mạnh kế hoạch cải cách mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc và yêu cầu cho các đảng viên hãy “dám đảm nhận lấy trách nhiệm”.
Thời báo Hoàn cầu cảnh báo có thể có những kháng cự từ những nhóm bị
thiệt hại vì cải cách. Các nhà phân tích trước đó cũng cho rằng việc
giảm bớt ảnh hưởng của các tập đoàn quốc doanh trong nền kinh tế sẽ là
một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất.
35 năm qua Trung Quốc đã có tới 7 kỳ TW3. Cả 7 kỳ hội nghị hầu như đều lấy cải cách kinh tế làm chủ đề. TW3 khóa 18 ban đầu được kỳ vọng lãnh đạo mới sau Đại hội 18 sẽ đưa ra đường lối/phương hướng minh bạch về cải cách kinh tế lẫn chính trị, chí ít là cho 10 năm cầm quyền của thê đội 5 hiện nay.
TW3 năm nay còn được so sánh với TW3 thời ông Đặng Tiểu Bình khởi động chiến dịch nổi tiếng, “dò đá qua sông” (vừa thăm dò, vừa cải cách). Lần này, ông Tập dóng lên hồi kèn “thâm hóa cải cách” (đẩy mạnh cải cách một cách sâu rộng và toàn diện). Nhưng theo chuyên gia kinh tế trưởng Lục Đình từ Merrill Lynch, TW3 vừa qua đã khiến thị trường thất vọng.
Thất vọng, vì Hội nghị chưa ban bố thời gian biểu và phương án cải cách toàn diện, chi tiết và rõ ràng. Ông Tập và cộng sự dường như chờ gia cố xong nền tảng quyền lực, tranh thủ thêm sự ủng hộ rồi mới đưa ra các chủ trương cải cách triệt để hơn, dứt khoát hơn cho giai đoạn tiếp theo.
“Kế hoạch 383” trên thực tế
Tuy nhiên, những người lạc quan có thể tìm thấy những kết quả nhãn tiền từ các bàn thảo và thỏa hiệp qua bốn ngày (9-12/11) của gần 400 vị trung ủy, đại diện cho nhiều nhóm lợi ích khác nhau. “Thị trường sẽ đóng vai trò quyết định trong việc phân bố tài nguyên”. Câu này trong Thông cáo báo chí được giới phân tích coi là đỉnh.
Các thời trước, thị trường chỉ đóng vai trò cốt yếu.
Từ “cốt yếu” lên “quyết định” quả là đã có sự chuyển hướng. Vai trò của
thị trường sẽ mạnh hơn, chính quyền sẽ giảm bớt can thiệp. Con số 3 đầu
tiên trong “kế hoạch 383” được tung ra trước Hội nghị, biểu đạt mối
tương quan giữa “tam vị nhất thể”: nhà nước – thị trường – doanh nghiệp
như là ba đối tượng chính của tiến trình cải cách.
Kế đó là 8 lĩnh vực hay tám biện pháp cải cách: giảm thủ tục hành chính; thúc đẩy cạnh tranh; cải cách sở hữu đất đai/luật cư trú; tái cơ cấu tài chính thông qua tự do hóa lãi suất và tỷ giá; tăng cường hệ thống tài khóa; cải cách doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích đổi mới/sáng tạo, đặc biệt là công nghệ xanh; phát triển khu vực dịch vụ.
Trước đây, các doanh nghiệp nhà nước chỉ phải trả cho chính phủ từ 5% đến 20% tiền lãi ròng. Theo chính sách mới, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phải rót lại cho nhà nước 30% lợi nhuận thu được để đầu tư cho hệ thống an sinh xã hội.
Cũng đã có sự nhúc nhích trong cải cách đất đai, thuế và tài chính, vì cả ba vấn đề này được đề cập đến đầu tiên và khá nét tại Thông cáo.
Trong mớ bùng nhùng này, chủ trương tăng thêm cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là tạo cơ hội cho các ngân hàng tư nhân xuất hiện. Các ngân hàng này sẽ cho các xí nghiệp tư nhân vừa/nhỏ vay tiền, thay vì bao nhiêu tiền của dân đều “chảy” vào “túi” ngân hàng nhà nước để chuyển cho các xí nghiệp quốc doanh lãng phí.
Tư nhân rồi đây có thể được tham gia góp vốn từ 10-15% vào các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nước và các tập đoàn quốc doanh vẫn giữ vai trò chính yếu, tức là chưa có chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để như đón đợi.
Từ đó, suy ra những lực cản còn khá mạnh từ các trung ủy đang quản lý hệ thống doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều đặc quyền và đặc lợi.
Số 3 sau cùng của “383” là ba mục tiêu của cải cách: hướng về nông thôn, tăng hiệu năng của hoạt động đầu tư và tái cân bằng nền kinh tế. Về điều này thì cần nói rằng, sự biểu đạt về quyền sở hữu đất đai của người nông dân tại Trung Quốc tuy được đề cập nhưng chưa triệt để.
Dựa vào thị trường nhiều hơn để phân bổ nguồn lực đất đai hy vọng sẽ trao lại nhiều quyền hơn cho người nông dân. Song cách làm này cũng giống như cuộc cải cách các doanh nghiệp nhà nước, thực chất vẫn chưa đụng chạm gì đến vấn đề cốt lõi của quyền tài sản, tức là quyền sở hữu, mà chỉ đề cập đến các “cấu thành” phái sinh từ quyền sở hữu.
Thời gian và thủy triều chẳng đợi ai…
Hội nghị này vẫn chưa giải quyết được yêu cầu cải cách chế độ hộ khẩu là điều cực kỳ quan trọng về cả kinh tế lẫn xã hội và thực tế đang là trở ngại cho tiến trình đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhưng một số kết quả quan trọng khác có thể ghi nhận.
TW3 khai sinh ra hai cơ quan mới cho thấy quyết tâm hành động cao của người đứng đầu: Ủy ban An ninh Quốc gia và Ủy ban Thúc đẩy Cải cách Toàn diện. Có thể ông Tập sẽ giữ luôn cả hai “ghế” này. Nếu đúng thế, cùng với ba “ghế” hiện nay: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy, ông Tập sẽ nắm luôn cả 5 đầu mối quyền lực. Và ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Hoa cho đến nay (ngang ngửa/hoặc vượt cả ông Đặng?).
Mục đích của ông là muốn giành quyền kiểm soát toàn cục, cả về chính trị, kinh tế, quân sự lẫn ngoại giao. Ông đã mất cả năm cho việc này. Theo báo chí phương Tây, vì “thời gian và thủy triều chẳng đợi ai” (time and tide wait for none) nên ông Tập muốn hành động.
GS. Jin Canrong, chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định: “Các mối quan hệ đối ngoại và tình hình nội trị của Trung Quốc giờ đây diễn biến phức tạp. Các cơ quan trong nước thì rời rạc và thiếu sự phối hợp chặt chẽ”. Trong khí đó, ông Tập muốn đối phó hiệu quả hơn với Mỹ và Nhật Bản là các đối thủ trên toàn cầu lẫn trong khu vực của Bắc Kinh.
Chưa nói tới giới trung lưu ở Trung Quốc hiện đang cập nhật ngày càng nhiều thông tin và đưa ra nhiều đòi hỏi hơn. Một số cuộc biểu tình đã dẫn tới bạo lực đều bắt nguồn từ sự bất bình của người dân đối với chính quyền. Tính chính thống của chế độ bị đe dọa nghiêm trọng.
Ông Tập vừa muốn níu kéo tính chính thống của đảng, vừa muốn kiểm soát chặt chẽ định chế này (Ông dọa sẽ “hốt” cả ruồi lẫn hổ trong chống tham nhũng). Nhưng giữ được sự cân bằng trong trò bập bênh này thật không dễ! Vụ Bạc Hy Lai chưa phải là phép thử cuối cùng.
Khó nhất cho giai đoạn tiếp theo của cải cách ở Trung Quốc là cái mô hình “xài” 30 năm nay giờ đây thành dĩ vãng. Dựa vào các số liệu do chính Trung Quốc công bố gần đây, Krugman – chủ nhân giải Nobel kinh tế từ 2008 cho rằng, mô hình kinh tế của Trung Quốc đang gặp vấn đề lớn.
Cách làm ăn đưa kinh tế Trung Quốc phát triển tới mức khó tin trong 3 thập kỷ qua đến nay đã kịch giới hạn. Theo Krugman đây không phải là bước lùi nhỏ, mà là vấn đề mang tính nền tảng.
Nói một cách hình tượng, cỗ máy kinh tế Trung Quốc sắp đâm sầm vào “Vạn lý Trường thành”. Và câu hỏi hiện giờ chỉ là cái tai nạn sắp xẩy ra này nghiêm trọng đến tầm cỡ nào mà thôi.
Ở vào bước ngoặt ấy dĩ nhiên lãnh đạo Trung Quốc quá hiểu là đã đến lúc phải thay đổi, vì “giấc mộng Trung Hoa”.
Nhưng từ một nghị quyết (như của TW3 này) trong đó nhiều nội dung còn chưa rõ, các cấp dưới còn phải phân giải thành các chương trình để vận dụng.
Với hệ thống lãnh đạo phức tạp của một quốc gia quá lớn, việc thi hành này sẽ mất một thời gian, còn phải qua nhiều đấu tranh và thỏa hiệp. Bấy giờ mới đến lượt chúng ta là những nhà quan sát đứng ngoài, tùy cảm quan của mỗi vị mà “sờ voi” để đánh giá rằng Trung Quốc sẽ cải cách tiếp theo như thế nào…
Trung Quốc sắp chuyển mình thần kỳ? Ngày 16/11, ông Trương Đức Giang, nhân vật thứ ba trong Bộ Chính trị ĐCSTQ đã kêu gọi toàn thể đảng viên đoàn kết lại xung quanh chương trình cải cách kinh tế-xã hội vừa được Hội nghị TW3 (TW3) thông qua. Ông nói với các cán bộ đảng: “Cần phải thấu đạt ý nghĩa quan trọng của Hội nghị trung ương vừa rồi. Tất cả muôn người như một hãy áp dụng các quyết định trong chương trình”.
Theo Nhân dân Nhật báo, Trương Đức Giang nhấn mạnh kế hoạch cải cách mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc và yêu cầu cho các đảng viên hãy “dám đảm nhận lấy trách nhiệm”.
Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Lê Nhung |
35 năm qua Trung Quốc đã có tới 7 kỳ TW3. Cả 7 kỳ hội nghị hầu như đều lấy cải cách kinh tế làm chủ đề. TW3 khóa 18 ban đầu được kỳ vọng lãnh đạo mới sau Đại hội 18 sẽ đưa ra đường lối/phương hướng minh bạch về cải cách kinh tế lẫn chính trị, chí ít là cho 10 năm cầm quyền của thê đội 5 hiện nay.
TW3 năm nay còn được so sánh với TW3 thời ông Đặng Tiểu Bình khởi động chiến dịch nổi tiếng, “dò đá qua sông” (vừa thăm dò, vừa cải cách). Lần này, ông Tập dóng lên hồi kèn “thâm hóa cải cách” (đẩy mạnh cải cách một cách sâu rộng và toàn diện). Nhưng theo chuyên gia kinh tế trưởng Lục Đình từ Merrill Lynch, TW3 vừa qua đã khiến thị trường thất vọng.
Thất vọng, vì Hội nghị chưa ban bố thời gian biểu và phương án cải cách toàn diện, chi tiết và rõ ràng. Ông Tập và cộng sự dường như chờ gia cố xong nền tảng quyền lực, tranh thủ thêm sự ủng hộ rồi mới đưa ra các chủ trương cải cách triệt để hơn, dứt khoát hơn cho giai đoạn tiếp theo.
“Kế hoạch 383” trên thực tế
Tuy nhiên, những người lạc quan có thể tìm thấy những kết quả nhãn tiền từ các bàn thảo và thỏa hiệp qua bốn ngày (9-12/11) của gần 400 vị trung ủy, đại diện cho nhiều nhóm lợi ích khác nhau. “Thị trường sẽ đóng vai trò quyết định trong việc phân bố tài nguyên”. Câu này trong Thông cáo báo chí được giới phân tích coi là đỉnh.
Các thời trước, thị trường chỉ đóng vai trò cốt yếu.
Ông Tập Cận Bình vừa muốn níu kéotính chính thống của Đảng, vừa muốn kiểm soát chặt chẽ định chế này. Giữ được sự cân bằng trong trò bập bênh này thật không dễ! |
Kế đó là 8 lĩnh vực hay tám biện pháp cải cách: giảm thủ tục hành chính; thúc đẩy cạnh tranh; cải cách sở hữu đất đai/luật cư trú; tái cơ cấu tài chính thông qua tự do hóa lãi suất và tỷ giá; tăng cường hệ thống tài khóa; cải cách doanh nghiệp nhà nước; khuyến khích đổi mới/sáng tạo, đặc biệt là công nghệ xanh; phát triển khu vực dịch vụ.
Trước đây, các doanh nghiệp nhà nước chỉ phải trả cho chính phủ từ 5% đến 20% tiền lãi ròng. Theo chính sách mới, các tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ phải rót lại cho nhà nước 30% lợi nhuận thu được để đầu tư cho hệ thống an sinh xã hội.
Cũng đã có sự nhúc nhích trong cải cách đất đai, thuế và tài chính, vì cả ba vấn đề này được đề cập đến đầu tiên và khá nét tại Thông cáo.
Trong mớ bùng nhùng này, chủ trương tăng thêm cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng là tạo cơ hội cho các ngân hàng tư nhân xuất hiện. Các ngân hàng này sẽ cho các xí nghiệp tư nhân vừa/nhỏ vay tiền, thay vì bao nhiêu tiền của dân đều “chảy” vào “túi” ngân hàng nhà nước để chuyển cho các xí nghiệp quốc doanh lãng phí.
Tư nhân rồi đây có thể được tham gia góp vốn từ 10-15% vào các doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, khu vực kinh tế nhà nước và các tập đoàn quốc doanh vẫn giữ vai trò chính yếu, tức là chưa có chuyện cải cách doanh nghiệp nhà nước một cách triệt để như đón đợi.
Từ đó, suy ra những lực cản còn khá mạnh từ các trung ủy đang quản lý hệ thống doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều đặc quyền và đặc lợi.
Số 3 sau cùng của “383” là ba mục tiêu của cải cách: hướng về nông thôn, tăng hiệu năng của hoạt động đầu tư và tái cân bằng nền kinh tế. Về điều này thì cần nói rằng, sự biểu đạt về quyền sở hữu đất đai của người nông dân tại Trung Quốc tuy được đề cập nhưng chưa triệt để.
Dựa vào thị trường nhiều hơn để phân bổ nguồn lực đất đai hy vọng sẽ trao lại nhiều quyền hơn cho người nông dân. Song cách làm này cũng giống như cuộc cải cách các doanh nghiệp nhà nước, thực chất vẫn chưa đụng chạm gì đến vấn đề cốt lõi của quyền tài sản, tức là quyền sở hữu, mà chỉ đề cập đến các “cấu thành” phái sinh từ quyền sở hữu.
Thời gian và thủy triều chẳng đợi ai…
Hội nghị này vẫn chưa giải quyết được yêu cầu cải cách chế độ hộ khẩu là điều cực kỳ quan trọng về cả kinh tế lẫn xã hội và thực tế đang là trở ngại cho tiến trình đô thị hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhưng một số kết quả quan trọng khác có thể ghi nhận.
TW3 khai sinh ra hai cơ quan mới cho thấy quyết tâm hành động cao của người đứng đầu: Ủy ban An ninh Quốc gia và Ủy ban Thúc đẩy Cải cách Toàn diện. Có thể ông Tập sẽ giữ luôn cả hai “ghế” này. Nếu đúng thế, cùng với ba “ghế” hiện nay: Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy, ông Tập sẽ nắm luôn cả 5 đầu mối quyền lực. Và ông sẽ trở thành nhà lãnh đạo mạnh mẽ nhất của Trung Hoa cho đến nay (ngang ngửa/hoặc vượt cả ông Đặng?).
Mục đích của ông là muốn giành quyền kiểm soát toàn cục, cả về chính trị, kinh tế, quân sự lẫn ngoại giao. Ông đã mất cả năm cho việc này. Theo báo chí phương Tây, vì “thời gian và thủy triều chẳng đợi ai” (time and tide wait for none) nên ông Tập muốn hành động.
GS. Jin Canrong, chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận định: “Các mối quan hệ đối ngoại và tình hình nội trị của Trung Quốc giờ đây diễn biến phức tạp. Các cơ quan trong nước thì rời rạc và thiếu sự phối hợp chặt chẽ”. Trong khí đó, ông Tập muốn đối phó hiệu quả hơn với Mỹ và Nhật Bản là các đối thủ trên toàn cầu lẫn trong khu vực của Bắc Kinh.
Chưa nói tới giới trung lưu ở Trung Quốc hiện đang cập nhật ngày càng nhiều thông tin và đưa ra nhiều đòi hỏi hơn. Một số cuộc biểu tình đã dẫn tới bạo lực đều bắt nguồn từ sự bất bình của người dân đối với chính quyền. Tính chính thống của chế độ bị đe dọa nghiêm trọng.
Ông Tập vừa muốn níu kéo tính chính thống của đảng, vừa muốn kiểm soát chặt chẽ định chế này (Ông dọa sẽ “hốt” cả ruồi lẫn hổ trong chống tham nhũng). Nhưng giữ được sự cân bằng trong trò bập bênh này thật không dễ! Vụ Bạc Hy Lai chưa phải là phép thử cuối cùng.
Khó nhất cho giai đoạn tiếp theo của cải cách ở Trung Quốc là cái mô hình “xài” 30 năm nay giờ đây thành dĩ vãng. Dựa vào các số liệu do chính Trung Quốc công bố gần đây, Krugman – chủ nhân giải Nobel kinh tế từ 2008 cho rằng, mô hình kinh tế của Trung Quốc đang gặp vấn đề lớn.
Cách làm ăn đưa kinh tế Trung Quốc phát triển tới mức khó tin trong 3 thập kỷ qua đến nay đã kịch giới hạn. Theo Krugman đây không phải là bước lùi nhỏ, mà là vấn đề mang tính nền tảng.
Nói một cách hình tượng, cỗ máy kinh tế Trung Quốc sắp đâm sầm vào “Vạn lý Trường thành”. Và câu hỏi hiện giờ chỉ là cái tai nạn sắp xẩy ra này nghiêm trọng đến tầm cỡ nào mà thôi.
Ở vào bước ngoặt ấy dĩ nhiên lãnh đạo Trung Quốc quá hiểu là đã đến lúc phải thay đổi, vì “giấc mộng Trung Hoa”.
Nhưng từ một nghị quyết (như của TW3 này) trong đó nhiều nội dung còn chưa rõ, các cấp dưới còn phải phân giải thành các chương trình để vận dụng.
Với hệ thống lãnh đạo phức tạp của một quốc gia quá lớn, việc thi hành này sẽ mất một thời gian, còn phải qua nhiều đấu tranh và thỏa hiệp. Bấy giờ mới đến lượt chúng ta là những nhà quan sát đứng ngoài, tùy cảm quan của mỗi vị mà “sờ voi” để đánh giá rằng Trung Quốc sẽ cải cách tiếp theo như thế nào…
- Hoàng Dũng Nhân
Đảng Cộng sản Trung Quốc phải « tùy cơ ứng biến » nếu muốn tồn tại
Chân dung Mao Trạch Đông trên đường phố Nam Kinh, Quảng Tây, 17/11/2013
REUTERS/Stringer
Đầu tiên, bài viết tóm tắt lại những chương trình cải cách được
thông qua sau Hội nghị Trung ương 3, bế mạc hôm thứ Ba 12/11/2013. Trên
bình diện xã hội, chương trình cải cách bao gồm ba nội dung chính : Nới
lỏng chính sách một con , xóa bỏ hệ thống lao cải, và cải cách dần
chính sách « hộ khẩu ». Về mặt kinh tế, các cải cách mới quy
định các tập đoàn quốc doanh sẽ phải đóng góp lại cho chính phủ 30% lợi
nhuận của họ, từ đây cho đến năm 2020, cho phép mở ngân hàng tư nhân và
thúc đẩy nhanh hơn tự do hóa tài chính.
Thế nhưng, bài xã luận của báo Le Monde nhận thấy rằng « Bắc Kinh cải cách kinh tế, nhưng không thay đổi chính trị ». Bởi vì, theo nội dung tài liệu do Tân Hoa Xã công bố, một mặt, Tập Cận Bình cam kết sẽ giảm từ từ số các tội có thể lãnh án tử hình và mở một cơ quan khiếu kiện trên mạng. Mặt khác, ông tuyên bố thành lập Ủy ban phụ trách ngăn chặn nạn quan liêu, gây cản trở cho tiến trình cải cách và một Ủy ban An ninh Quốc gia – theo mô hình NSA của Hoa Kỳ. Báo Le Monde nhận định rằng việc thành lập hai cơ chế này dường như củng cố thêm quyền kiểm soát của Tập Cận Bình đối với bộ máy Nhà nước.
Điều này cho thấy, việc mở cửa kinh tế và xã hội không đồng nghĩa với việc Đảng sẽ mở cửa chính trị. Ông hứa hẹn sẽ minh bạch hơn nữa, nhưng đồng thời, ông cũng khóa miệng giới cư dân mạng, đảm bảo nhiều quyền hơn nữa, nhưng ông để cho các kênh truyền hình phát những chương trình « cưỡng chế thú tội ».
Theo Le Monde, giới trí thức, nhất là những người ủng hộ tự do, đón nhận chương trình cải cách với thái độ khá thận trọng. Họ tỏ ra nghi ngờ khả năng thực thi các chính sách đó. « Đảng Cộng sản Trung Quốc có thói quen hứa nhiều. Trước năm 1949, họ cũng đã từng làm như vậy. Thế mà, hiếm khi họ thực hiện. Vì hiện nay họ gặp nhiều vấn đề, nên họ lại đưa ra những lời hứa hẹn. Cần phải dè chừng. Hiến pháp qui định tự do ngôn luận, vậy mà trang blog và tài khoản Vi bác của tôi cũng đã bị kiểm duyệt vào chính ngày bế mạc », sử gia Chương Li Phản nhận xét.
Đảng cộng sản phải « tùy cơ ứng biến » nếu muốn tồn tại
Nhận định về việc nới lỏng chính sách một con và hủy bỏ hệ thống « trại cải tạo », báo le Monde có dịp trao đổi với nhà nghiên cứu Nicolas Bequelin, làm việc cho Tổ chức Quan sát Nhân quyền – Human Rights Watch. Đối với Bequelin, « nới lỏng chính sách một con » chưa phải là một sự tiến bộ về nhân quyền, đó chỉ là một sự cho phép ( có nhiều hơn một con). Hệ thống đó vẫn còn tồn tại, nhưng họ cho phép một nhóm người nào đó quyền được sinh con thứ hai. Điều này sẽ dẫn đến những quyết định tùy tiện.
Về hệ thống trại lao cải, ông Nicolas Bequelin cho rằng tình cảnh hiện nay không như những năm 1950. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng phải « tùy cơ ứng biến » nếu họ muốn sống sót, do bởi chế độ hiện nay đang phải trực diện với một tình trạng mong manh và bất ổn xã hội cao. Trung Quốc bây giờ không còn nằm trong cách thức cải cách chính trị như những năm 1986-1987.
Vậy điều đó có cho thấy là Tập Cận Bình bắt đầu áp đặt dấu ấn của ông hay chưa ? Theo Bequelin, hiện ông Tập Cận Bình đã dần dần củng cố quyền lực của mình. Bây giờ đã có chương trình hành động cho mười năm tới. Mười năm vừa qua coi như thất bại, áp lực xã hội tăng lên và cần phải có một sự thay thế với các chính sách cải cách : Hoặc là kinh tế, hoặc là chính trị. Ở đây, chủ yếu là kinh tế. Điều này cũng chứng tỏ là Đảng phải biết thích hợp, nếu không sẽ nguy khốn. Đây là một đảng theo học thuyết Lênin và thuyết tiến hóa Darwin.
Tại Israel : François Hollande cứng rắn trên hồ sơ hạt nhân Iran
Vòng công du Cận Đông của Tổng thống Pháp là chủ đề thời sự nóng trên các báo Pháp. Theo các báo, sở dĩ ông Hollande được Israel đón tiếp trọng thị là do lập trường cứng rắn của Pháp trên hồ sơ hạt nhân Iran, trong khi mà mối quan hệ Washington và Tel-Aviv đang trở nên nhạt nhẽo.
« Israel, lạnh lùng với Washington, trải thảm đỏ đón ông Hollande », « Hollande trong âm hưởng của những con diều hâu Tel-Aviv », là tựa đề của các bài viết trên nhật báo Le Monde và nhật báo cộng sản L’Humanité. Theo hai tờ báo, thái độ kiên quyết của Pháp trên hồ sơ hạt nhân Iran đã làm hài lòng các nhà lãnh đạo quốc gia Do Thái này.
Libération thì chạy tựa nhận định : « Hollande thay thế Obama trong sự đón tiếp niềm nở của Israel ».
« Tel-Aviv trải thảm đỏ đón Hollande », một sự đón tiếp ngoại lệ vốn chỉ dành cho những người bạn lớn của Israel, mà gần đây nhất là Tổng thống Mỹ Barack Obama, Libération nhận xét. Tại Israel, những nơi nào Tổng thống Pháp sẽ ghé thăm đều thấy cờ Pháp bay phấp phới. Thậm chí một nhật báo phát miễn phí, thân chính phủ, còn đăng tít lớn trên trang nhất : « Nhiệt liệt chào đón ngài Tổng thống ». Sự đón tiếp nồng hậu thêm phần ấm áp khi Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp đáp lại bằng tiếng Do Thái : « Tôi là một người bạn của Israel và tôi sẽ luôn là một người bạn ». Đối với Netanyahu, đây rõ là một làn gió hữu nghị mạnh mẽ, trong lúc mà Israel đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng mới trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhất là trên hồ sơ Iran.
Tuy nhiên, Libération cũng lưu ý là giữa Paris và Tel-Aviv vẫn tiềm ẩn nhiều điểm bất đồng. Những điểm này có thể sẽ lại trồi lên. Bởi vì, Pháp là một trong những quốc gia khởi xướng đưa Palestine vào UNESCO và ủng hộ sự gia nhập của vùng lãnh thổ này vào Liên Hiệp Quốc với tư cách quan sát viên.
Báo Le Figaro chạy tít trên trang nhất : « Tại Jerusalem, Hollande và Nétanyahu vẫn cứng rắn trên hồ sơ hạt nhân Iran ». Như vậy là « Hollande sẽ đồng hành cùng với Israel trên vấn đề Iran », là hàng tựa nhận định trên trang quốc tế. Thái độ cương quyết đó đã được ông Hollande khẳng định ngay khi vừa đặt chân đến phi trường tại Tel-Aviv. Ông nói : « Pháp sẽ không nhượng bộ về việc phổ biến hạt nhân. Chừng nào chúng ta chưa chắc chắn rằng Iran sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân, chừng ấy chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì mọi yêu cầu lẫn các lệnh trừng phạt ».
Tuy nhiên, « lập trường này của Pháp rất có thể sẽ nhanh chóng trở nên bất tiện » theo như nhận định của bài xã luận trên tờ báo. « Điều cần phải hiểu là con gà trống gaulois (biểu tượng của nước Pháp) không săn mồi giống như con diều hâu… Một khi các cụôc thương thuyết được nối lại vào thứ Tư tới tại Geneve (cùng với phía Iran), bởi vì điều cần phải đạt được là một sự thỏa thuận cần phải tìm, dù là không hoàn hảo. Nước Pháp có nguy cơ làm thất vọng những người bạn Israel ».
Đối với nhật báo công giáo La Croix, « François Hollande đang thực thi một chính sách cân bằng tại Jerusalem ». Tờ báo nhận thấy chương trình công du của Tổng thống Pháp phản ảnh một nỗi lo khác : Hòa bình cho Cận Đông. Ông Hollande tái khẳng định nước Pháp phản đối chính sách xây mới các khu định cư hoặc mở rộng các khu định cư này, gây hại cho tiến trình hòa bình tại đây. Trước Thủ tướng Israel, Tổng thống Pháp nhấn mạnh đến sự cần thiết của các cuộc đàm phán. Cuối cùng, tờ báo cho hay hồ sơ kinh tế cũng là điều không thể thiếu trong chuyến công du lần này của ông Hollande.
Ukraina : « Giữa hai làn đạn » Nga và Châu Âu
Một bên là Matxcơva đang gây áp lực lên Kiev. Bên kia là Bruxelles, đòi hỏi phải trả tự do cho cựu Thủ tướng đang bị giam giữ Ioulia Timochenko. Ukraina giờ đây như đang đi trên dây. Chủ đề này được Les Echos phản ảnh lại qua bài viết đề tựa « Những mối đe dọa đè nặng lên thỏa thuận Ukraina-Châu Âu ».
Kể từ khi Tổng thống Ukraina đến thăm chính thức Nga, sự nghi ngờ đang bao trùm lên việc ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác giữa Kiev và Bruxelles vào ngày 28/11 sắp đến. Một bên, Nga tiếp tục đe dọa tăng thuế hải quan và ngăn chặn xuất khẩu của Ukraina nhằm gây áp lực lên các quyết định của Ukraina. Bên kia, Châu Âu đặt điều kiện ký thỏa thuận nếu Kiev trả tự do cho bà Timochenko. Trong khi đó, trong một phiên họp bất thường hôm thứ Tư tuần rồi, Nghị viện Ukraina không đồng tình để bà Timochenko ra nước ngoài chữa bệnh. Không một thỏa thuận nào đã đạt được giữa đa số tại Nghị viện và phe đối lập. Thế mà, từ đây đến ngày 28/11 ít có cơ hội để thông qua vấn đề này. Liệu việc ký kết thỏa thuận hợp tác đối tác Kiev -Bruxelles có bị đe dọa ? Les Echos tự hỏi.
Theo chuyên gia Ina Kirsch, Giám đốc cơ quan tư vấn European Center for a Modern Ukrain, « Tổng thống Ukraina vẫn nghiêng về thỏa thuận với Châu Âu. Ông hoàn toàn nhận thức được rằng Nga sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược đọ sức của họ, cho dù ông đã từng đồng tình với dự án thành lập Liên minh Á-Âu do Putin đề xướng ».
Một lý do khác cũng được nữ chuyên gia trên đưa ra đó là bầu cử Tổng thống đang cận kề. Theo bà , « Victor Ianoukovitch sẽ phải tập hợp được giới trẻ phía đông và phía nam đất nước. Để làm được điều đó, Châu Âu sẽ phải chiếm trọng tâm chiến dịch vận động ».
Tuy nhiên, Les Echos cũng nhận thấy trong vấn đề này Châu Âu cũng có điểm khó xử. Vì nếu Ukraina quay lưng lại với Nga, Matxcơva có nguy cơ khóa vòi ống dẫn khí Droujba, nối liền Châu Âu với Nga băng qua lãnh thổ Ukraina. Và như vậy, mùa đông có nguy cơ sẽ rất băng giá cho các nước Nam Âu. Do đó, vấn đề khí đốt sẽ phải được đưa ra bàn bạc ngay trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu. Trong bối cảnh đó, việc dời ký thỏa thuận hợp tác đối tác vào Thượng đỉnh lần tới, tức đầu năm 2014, là điều rất có thể.
Doris Lessing, Novel văn học 2007 vụt tắt
Một chủ đề khác cũng làm hao tốn giấy mực các báo Pháp hôm nay là sự ra đi vĩnh viễn của giải Nobel văn học 2007, nữ sĩ người Anh Doris Lessing, thọ 94 tuổi vào ngày hôm qua.
Libération chơi chữ giữa từ « Nobel » (giải Nobel) và « rebelle » (sự nổi lọan) trên tít lớn trên trang nhất : « Doris Lessing, le Nobel perd sa rebelle ». « Doris Lessing, sự ra đi của một người phụ nữ tự do », tựa trên La Croix. « Doris Lessing, một nữ tiểu thuyết gia dấn thân » nhận định của Le Figaro. Và « Sự ra đi của một phụ nữ có tâm và trí », là bài viết của L’Humanité.
Doris Lessing tên thật Doris May Tayler, sinh năm 1919 tại Iran. Tuổi thơ của bà chủ yếu trải qua tại Zimbabwe, một cựu thuộc địa của Anh quốc tại Châu Phi. Và những năm tháng khó khăn của những gia đình người Anh đến đây lập nghiệp sau này là những nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của bà.
Phải rời trường học lúc 15 tuổi, bà đã sớm tự lập. Nhưng bà lại có một niềm đam mê mãnh liệt với văn học. Bà cũng từng tham gia đảng Cộng sản, nhưng cũng sớm từ bỏ tổ chức này. Sau khi trở về Anh quốc vào năm 1949, bà quyết tâm dấn thân vào sự nghiệp văn chương. Châu Phi, nạn phân biệt chủng tộc và thân phận phụ nữ là những chủ đề chủ đạo trong các tác phẩm của bà. Trong đó, tác phẩm « Quyển sổ vàng » đã đoạt giải Nobel Văn học năm 2007. Đối với Libé ration, cho đến cuối đời, Doris Lessing vẫn luôn là một người kể truyện truyền cảm, với giọng văn sắc bén và hiện thực về những ao ước của người phụ nữ.
Thế nhưng, bài xã luận của báo Le Monde nhận thấy rằng « Bắc Kinh cải cách kinh tế, nhưng không thay đổi chính trị ». Bởi vì, theo nội dung tài liệu do Tân Hoa Xã công bố, một mặt, Tập Cận Bình cam kết sẽ giảm từ từ số các tội có thể lãnh án tử hình và mở một cơ quan khiếu kiện trên mạng. Mặt khác, ông tuyên bố thành lập Ủy ban phụ trách ngăn chặn nạn quan liêu, gây cản trở cho tiến trình cải cách và một Ủy ban An ninh Quốc gia – theo mô hình NSA của Hoa Kỳ. Báo Le Monde nhận định rằng việc thành lập hai cơ chế này dường như củng cố thêm quyền kiểm soát của Tập Cận Bình đối với bộ máy Nhà nước.
Điều này cho thấy, việc mở cửa kinh tế và xã hội không đồng nghĩa với việc Đảng sẽ mở cửa chính trị. Ông hứa hẹn sẽ minh bạch hơn nữa, nhưng đồng thời, ông cũng khóa miệng giới cư dân mạng, đảm bảo nhiều quyền hơn nữa, nhưng ông để cho các kênh truyền hình phát những chương trình « cưỡng chế thú tội ».
Theo Le Monde, giới trí thức, nhất là những người ủng hộ tự do, đón nhận chương trình cải cách với thái độ khá thận trọng. Họ tỏ ra nghi ngờ khả năng thực thi các chính sách đó. « Đảng Cộng sản Trung Quốc có thói quen hứa nhiều. Trước năm 1949, họ cũng đã từng làm như vậy. Thế mà, hiếm khi họ thực hiện. Vì hiện nay họ gặp nhiều vấn đề, nên họ lại đưa ra những lời hứa hẹn. Cần phải dè chừng. Hiến pháp qui định tự do ngôn luận, vậy mà trang blog và tài khoản Vi bác của tôi cũng đã bị kiểm duyệt vào chính ngày bế mạc », sử gia Chương Li Phản nhận xét.
Đảng cộng sản phải « tùy cơ ứng biến » nếu muốn tồn tại
Nhận định về việc nới lỏng chính sách một con và hủy bỏ hệ thống « trại cải tạo », báo le Monde có dịp trao đổi với nhà nghiên cứu Nicolas Bequelin, làm việc cho Tổ chức Quan sát Nhân quyền – Human Rights Watch. Đối với Bequelin, « nới lỏng chính sách một con » chưa phải là một sự tiến bộ về nhân quyền, đó chỉ là một sự cho phép ( có nhiều hơn một con). Hệ thống đó vẫn còn tồn tại, nhưng họ cho phép một nhóm người nào đó quyền được sinh con thứ hai. Điều này sẽ dẫn đến những quyết định tùy tiện.
Về hệ thống trại lao cải, ông Nicolas Bequelin cho rằng tình cảnh hiện nay không như những năm 1950. Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu rằng phải « tùy cơ ứng biến » nếu họ muốn sống sót, do bởi chế độ hiện nay đang phải trực diện với một tình trạng mong manh và bất ổn xã hội cao. Trung Quốc bây giờ không còn nằm trong cách thức cải cách chính trị như những năm 1986-1987.
Vậy điều đó có cho thấy là Tập Cận Bình bắt đầu áp đặt dấu ấn của ông hay chưa ? Theo Bequelin, hiện ông Tập Cận Bình đã dần dần củng cố quyền lực của mình. Bây giờ đã có chương trình hành động cho mười năm tới. Mười năm vừa qua coi như thất bại, áp lực xã hội tăng lên và cần phải có một sự thay thế với các chính sách cải cách : Hoặc là kinh tế, hoặc là chính trị. Ở đây, chủ yếu là kinh tế. Điều này cũng chứng tỏ là Đảng phải biết thích hợp, nếu không sẽ nguy khốn. Đây là một đảng theo học thuyết Lênin và thuyết tiến hóa Darwin.
Tại Israel : François Hollande cứng rắn trên hồ sơ hạt nhân Iran
Vòng công du Cận Đông của Tổng thống Pháp là chủ đề thời sự nóng trên các báo Pháp. Theo các báo, sở dĩ ông Hollande được Israel đón tiếp trọng thị là do lập trường cứng rắn của Pháp trên hồ sơ hạt nhân Iran, trong khi mà mối quan hệ Washington và Tel-Aviv đang trở nên nhạt nhẽo.
« Israel, lạnh lùng với Washington, trải thảm đỏ đón ông Hollande », « Hollande trong âm hưởng của những con diều hâu Tel-Aviv », là tựa đề của các bài viết trên nhật báo Le Monde và nhật báo cộng sản L’Humanité. Theo hai tờ báo, thái độ kiên quyết của Pháp trên hồ sơ hạt nhân Iran đã làm hài lòng các nhà lãnh đạo quốc gia Do Thái này.
Libération thì chạy tựa nhận định : « Hollande thay thế Obama trong sự đón tiếp niềm nở của Israel ».
« Tel-Aviv trải thảm đỏ đón Hollande », một sự đón tiếp ngoại lệ vốn chỉ dành cho những người bạn lớn của Israel, mà gần đây nhất là Tổng thống Mỹ Barack Obama, Libération nhận xét. Tại Israel, những nơi nào Tổng thống Pháp sẽ ghé thăm đều thấy cờ Pháp bay phấp phới. Thậm chí một nhật báo phát miễn phí, thân chính phủ, còn đăng tít lớn trên trang nhất : « Nhiệt liệt chào đón ngài Tổng thống ». Sự đón tiếp nồng hậu thêm phần ấm áp khi Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp đáp lại bằng tiếng Do Thái : « Tôi là một người bạn của Israel và tôi sẽ luôn là một người bạn ». Đối với Netanyahu, đây rõ là một làn gió hữu nghị mạnh mẽ, trong lúc mà Israel đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng mới trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, nhất là trên hồ sơ Iran.
Tuy nhiên, Libération cũng lưu ý là giữa Paris và Tel-Aviv vẫn tiềm ẩn nhiều điểm bất đồng. Những điểm này có thể sẽ lại trồi lên. Bởi vì, Pháp là một trong những quốc gia khởi xướng đưa Palestine vào UNESCO và ủng hộ sự gia nhập của vùng lãnh thổ này vào Liên Hiệp Quốc với tư cách quan sát viên.
Báo Le Figaro chạy tít trên trang nhất : « Tại Jerusalem, Hollande và Nétanyahu vẫn cứng rắn trên hồ sơ hạt nhân Iran ». Như vậy là « Hollande sẽ đồng hành cùng với Israel trên vấn đề Iran », là hàng tựa nhận định trên trang quốc tế. Thái độ cương quyết đó đã được ông Hollande khẳng định ngay khi vừa đặt chân đến phi trường tại Tel-Aviv. Ông nói : « Pháp sẽ không nhượng bộ về việc phổ biến hạt nhân. Chừng nào chúng ta chưa chắc chắn rằng Iran sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân, chừng ấy chúng tôi vẫn tiếp tục duy trì mọi yêu cầu lẫn các lệnh trừng phạt ».
Tuy nhiên, « lập trường này của Pháp rất có thể sẽ nhanh chóng trở nên bất tiện » theo như nhận định của bài xã luận trên tờ báo. « Điều cần phải hiểu là con gà trống gaulois (biểu tượng của nước Pháp) không săn mồi giống như con diều hâu… Một khi các cụôc thương thuyết được nối lại vào thứ Tư tới tại Geneve (cùng với phía Iran), bởi vì điều cần phải đạt được là một sự thỏa thuận cần phải tìm, dù là không hoàn hảo. Nước Pháp có nguy cơ làm thất vọng những người bạn Israel ».
Đối với nhật báo công giáo La Croix, « François Hollande đang thực thi một chính sách cân bằng tại Jerusalem ». Tờ báo nhận thấy chương trình công du của Tổng thống Pháp phản ảnh một nỗi lo khác : Hòa bình cho Cận Đông. Ông Hollande tái khẳng định nước Pháp phản đối chính sách xây mới các khu định cư hoặc mở rộng các khu định cư này, gây hại cho tiến trình hòa bình tại đây. Trước Thủ tướng Israel, Tổng thống Pháp nhấn mạnh đến sự cần thiết của các cuộc đàm phán. Cuối cùng, tờ báo cho hay hồ sơ kinh tế cũng là điều không thể thiếu trong chuyến công du lần này của ông Hollande.
Ukraina : « Giữa hai làn đạn » Nga và Châu Âu
Một bên là Matxcơva đang gây áp lực lên Kiev. Bên kia là Bruxelles, đòi hỏi phải trả tự do cho cựu Thủ tướng đang bị giam giữ Ioulia Timochenko. Ukraina giờ đây như đang đi trên dây. Chủ đề này được Les Echos phản ảnh lại qua bài viết đề tựa « Những mối đe dọa đè nặng lên thỏa thuận Ukraina-Châu Âu ».
Kể từ khi Tổng thống Ukraina đến thăm chính thức Nga, sự nghi ngờ đang bao trùm lên việc ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác giữa Kiev và Bruxelles vào ngày 28/11 sắp đến. Một bên, Nga tiếp tục đe dọa tăng thuế hải quan và ngăn chặn xuất khẩu của Ukraina nhằm gây áp lực lên các quyết định của Ukraina. Bên kia, Châu Âu đặt điều kiện ký thỏa thuận nếu Kiev trả tự do cho bà Timochenko. Trong khi đó, trong một phiên họp bất thường hôm thứ Tư tuần rồi, Nghị viện Ukraina không đồng tình để bà Timochenko ra nước ngoài chữa bệnh. Không một thỏa thuận nào đã đạt được giữa đa số tại Nghị viện và phe đối lập. Thế mà, từ đây đến ngày 28/11 ít có cơ hội để thông qua vấn đề này. Liệu việc ký kết thỏa thuận hợp tác đối tác Kiev -Bruxelles có bị đe dọa ? Les Echos tự hỏi.
Theo chuyên gia Ina Kirsch, Giám đốc cơ quan tư vấn European Center for a Modern Ukrain, « Tổng thống Ukraina vẫn nghiêng về thỏa thuận với Châu Âu. Ông hoàn toàn nhận thức được rằng Nga sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược đọ sức của họ, cho dù ông đã từng đồng tình với dự án thành lập Liên minh Á-Âu do Putin đề xướng ».
Một lý do khác cũng được nữ chuyên gia trên đưa ra đó là bầu cử Tổng thống đang cận kề. Theo bà , « Victor Ianoukovitch sẽ phải tập hợp được giới trẻ phía đông và phía nam đất nước. Để làm được điều đó, Châu Âu sẽ phải chiếm trọng tâm chiến dịch vận động ».
Tuy nhiên, Les Echos cũng nhận thấy trong vấn đề này Châu Âu cũng có điểm khó xử. Vì nếu Ukraina quay lưng lại với Nga, Matxcơva có nguy cơ khóa vòi ống dẫn khí Droujba, nối liền Châu Âu với Nga băng qua lãnh thổ Ukraina. Và như vậy, mùa đông có nguy cơ sẽ rất băng giá cho các nước Nam Âu. Do đó, vấn đề khí đốt sẽ phải được đưa ra bàn bạc ngay trong nội bộ Liên Hiệp Châu Âu. Trong bối cảnh đó, việc dời ký thỏa thuận hợp tác đối tác vào Thượng đỉnh lần tới, tức đầu năm 2014, là điều rất có thể.
Doris Lessing, Novel văn học 2007 vụt tắt
Một chủ đề khác cũng làm hao tốn giấy mực các báo Pháp hôm nay là sự ra đi vĩnh viễn của giải Nobel văn học 2007, nữ sĩ người Anh Doris Lessing, thọ 94 tuổi vào ngày hôm qua.
Libération chơi chữ giữa từ « Nobel » (giải Nobel) và « rebelle » (sự nổi lọan) trên tít lớn trên trang nhất : « Doris Lessing, le Nobel perd sa rebelle ». « Doris Lessing, sự ra đi của một người phụ nữ tự do », tựa trên La Croix. « Doris Lessing, một nữ tiểu thuyết gia dấn thân » nhận định của Le Figaro. Và « Sự ra đi của một phụ nữ có tâm và trí », là bài viết của L’Humanité.
Doris Lessing tên thật Doris May Tayler, sinh năm 1919 tại Iran. Tuổi thơ của bà chủ yếu trải qua tại Zimbabwe, một cựu thuộc địa của Anh quốc tại Châu Phi. Và những năm tháng khó khăn của những gia đình người Anh đến đây lập nghiệp sau này là những nguồn cảm hứng cho các tác phẩm của bà.
Phải rời trường học lúc 15 tuổi, bà đã sớm tự lập. Nhưng bà lại có một niềm đam mê mãnh liệt với văn học. Bà cũng từng tham gia đảng Cộng sản, nhưng cũng sớm từ bỏ tổ chức này. Sau khi trở về Anh quốc vào năm 1949, bà quyết tâm dấn thân vào sự nghiệp văn chương. Châu Phi, nạn phân biệt chủng tộc và thân phận phụ nữ là những chủ đề chủ đạo trong các tác phẩm của bà. Trong đó, tác phẩm « Quyển sổ vàng » đã đoạt giải Nobel Văn học năm 2007. Đối với Libé ration, cho đến cuối đời, Doris Lessing vẫn luôn là một người kể truyện truyền cảm, với giọng văn sắc bén và hiện thực về những ao ước của người phụ nữ.
Tướng Giáp: Vị chỉ huy của thế kỷ
Tướng Giáp cũng luôn là một nhà yêu nước, một nhà dân tộc, một nhà chiến lược quân sự kiệt xuất.
LTS:Thấm thoắt đã sắp tới 49 ngày, kỷ niệm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong tâm thức người Việt, đây vẫn là một dịp quan trọng để nhắc nhớ về sự ra đi. Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã lên kế hoạch tạm dừng mọi sự thăm viếng tới khu vực Vũng Chùa để tổ chức lễ 49 ngày. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của GS Carl Thayer về những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Đại tướng.
Sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trải dài 64 năm hoạt động. Ông đã cống hiến tích cực cho Đảng Cộng sản, Quân đội Nhân dân Việt Nam và đất nước Việt Nam.
Sự nghiệp của Đại tướng có thể chia làm 5 giai đoạn.
Ở giai đoạn thứ nhất, từ 1927-1944, ông là người tích cực cổ vũ cho phong trào sinh viên, một nhà báo tiên bộ, một nhà hoạt động chính trị, một người tù chính trị, một giáo viên và là một sinh viên sau đại học.
Giai đoạn thứ 2 trong sự nghiệp của ông, từ 1944-1973, là giai đoạn quan trọng nhất.
Đại tướng giữ nhiều vị trí quan trọng như Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị.
Trong
giai đoạn hai, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biến một trung đội chỉ 34
người trở thành một lực lượng quân đội nhân dân mà chỉ trong vòng 10 năm
đã có thể đánh thắng quân Pháp trên chiến trường.
Tướng Giáp, người chưa từng được đào tạo quân sự chính quy lại thành thục và nắm vững triết lí quân sự của Mao Trạch Đông cũng như Napoleon và Clausewitz. Ông đã kết hợp nó tài tình với truyền thống quân sự của Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một nhà chiến lược đầy thao lược, luôn khao khát đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi nước nhà. Ông đặt cuộc kháng chiến ở trong nước trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trong khu vực. Ông đã xây dựng được một hậu phương vững chắc cho quân đội. Chiến lược ấy của ông được phát huy hiệu quả trong trận Điện Biên Phủ. Ban đầu, ông tổ chức đánh nghi binh bằng cách đưa quân sang Lào, sau đó nhanh chóng mở cuộc tiến công tại Điện Biên Phủ. Ở đây, thay vì lắng nghe tư vấn của các cố vấn Trung Quốc, ông đã quyết định sử dụng chiến thuật bao vây Pháp.
Trận đại thắng ở Điện Biên Phủ không chỉ đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương mà là sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
Sau khi đất nước bị chia cắt làm hai miền năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương hiện đại hóa quân đội Việt Nam và tổ chức xây dựng lực lượng hải quân và lực lượng phòng không không quân. Tướng Giáp chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến đấu ở miền Nam khoảng trong thập kỷ 1963-1973.
Trong giai đoạn ba, 1974-80, tướng Giáp giữ vị trí là ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng.
Trong giai đoạn bốn, từ 1981-1991, tướng Giáp dần thôi giữ các trọng trách lớn. Năm 1980, ông thôi làm Bộ trưởng Quốc phòng và đảm nhận trách nhiệm tương đương cấp Bộ trưởng ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ, dân số và sau đó là giáo dục.
Năm 1991, ở tuổi 80, ông rời nhiệm với tư cách Phó Thủ tướng và bước vào giai đoạn 5 của sự nghiệp: giai đoạn nghỉ hưu thực sự.
Trong giai đoạn này, thi thoảng ông công khai phát biểu trong các lễ kỉ niệm quan trọng và tham gia tư vấn cho Chính phủ, cho Đảng về các vấn đề quan trọng. Sự lên tiếng đáng chú ý nhất của ông là vào năm 2009 về vấn đề khai thác bô xít.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi được nhớ đến vì sự nghiệp phát triển quân đội nhân dân Việt Nam và là người đạo diễn cho thất bại của hai cường quốc lớn ở Việt Nam: Pháp và Mỹ.
Ông dành trọn tâm sức của mình theo đuổi sự độc lập và thống nhất quốc gia của Việt Nam. Ông là thành viên trung thành của Đảng, người làm việc chặt chẽ với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Tướng Giáp cũng luôn là một nhà yêu nước, một nhà dân tộc, một nhà chiến lược quân sự kiệt xuất. Ông là chuyên gia của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bằng cách kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự trong một cuộc chiến tranh kéo dài nhằm làm nản lòng đối thủ.
Sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiếm được tình cảm của cả thế hệ trẻ và lẫn thế hệ già ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua Quốc tang ông vừa qua, khi dòng người ở mọi lứa tuổi đổ tới nhà riêng của ông, thắp nến và hương, bày tỏ sự đau buồn.
Tướng Giáp là hiện thân của Việt Nam, biết sử dụng trí tuệ của mình để đưa ra những chiến thuật và chiến lược mà chỉ với vũ khí thô sơ vẫn có thể vượt qua được vũ khí hiện đại và bên có vẻ yếu hơn lại có thể đánh bại kẻ mạnh.
19-11-2013
Nguyễn Văn Thạnh (*)
Hoạt động chính trị chân chính là nhằm tạo ra một thể chế mà ở đó công lý được thực thi. Chúng ta có thể đạt mục tiêu này bằng cách thực hiện những vũ kiện tụng để qua đó cái ác được phán xét, trừng phạt và cũng thông qua kiện tụng, các vấn đề của cuộc sống, những bất công ngang trái được nhận diện rõ hơn. Từ những vụ kiện tụng, có thể là cơ sở cho những sửa đổi pháp luật để luật pháp trở nên công bằng, đúng đắn hơn.
Các hoạt động kiện tụng sẽ tạo ra dư luận rộng khắp quan tâm đến các vấn đề của đất nước, làm thức tỉnh dân quyền. Nền dân chủ chỉ được xây dựng vững chắc khi người dân hiểu được quyền của mình và sử dụng công cụ luật pháp để bảo vệ các quyền đó.
Ban đầu, chị có vẻ cũng ủng hộ ý kiến tôi, nhưng sau đó chủ đầu tư hỗ trợ ma chay, bồi thường tiền cộng với “tác động” nên chị thôi không nộp đơn khởi kiện. Chị nói trong giọng buồn “mình thân cô, thế cô, thấp cổ bé họng, kiện không thắng người ta. Nếu có thắng thì thời gian hầu tòa sẽ mệt mỏi kéo dài, chuyện làm ăn không được. Rồi có thắng thì chi phí cho luật sư, đi lại, còn lại cũng không bao nhiêu. Đằng nào cháu cũng đã mất rồi, bên họ cũng đâu muốn vậy, đây chỉ là tai nạn rủi ro không ai muốn…”.
Nghe chị nói mà lòng tôi buồn ngao ngán, điều chị nói không có gì sai. Gia cảnh khó khăn, chị phải tính toán cho cuộc sống của mình. Đằng nào thì con cũng đã mất, làm to chuyện cũng không lợi lộc gì, theo đuổi kiện tụng cũng chỉ rước mệt mỏi vào thân, có khi còn thiệt vì khi đó tiền nhận được ít hơn.
Có lẽ bao nhiêu người mẹ mất con đều suy nghĩ giống chị nên chưa ai đưa việc tắt trách của đơn vị thi công ra tòa. Đó là nguyên nhân vì sao năm nào cũng có những chuyện thương tâm: em bé rơi cống chết.
Từ những thực tế mắc mứu trên, tôi nghĩ để vụ kiện có thể được thúc đẩy mạnh mẽ và thành công, chúng ta không chỉ kêu gọi người bị thiệt hại tham gia để đòi công lý, bồi thường thiệt hại mà chúng ta còn làm cho nhiều người thấy trách nhiệm trong vụ kiện này. Vụ kiện sẽ góp phần mang lại an toàn cho họ, gia đình họ trong tương lai.
Nguyễn Văn Thạnh
LTS:Thấm thoắt đã sắp tới 49 ngày, kỷ niệm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong tâm thức người Việt, đây vẫn là một dịp quan trọng để nhắc nhớ về sự ra đi. Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đã lên kế hoạch tạm dừng mọi sự thăm viếng tới khu vực Vũng Chùa để tổ chức lễ 49 ngày. Nhân dịp này, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của GS Carl Thayer về những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Đại tướng.
Sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trải dài 64 năm hoạt động. Ông đã cống hiến tích cực cho Đảng Cộng sản, Quân đội Nhân dân Việt Nam và đất nước Việt Nam.
Sự nghiệp của Đại tướng có thể chia làm 5 giai đoạn.
Ở giai đoạn thứ nhất, từ 1927-1944, ông là người tích cực cổ vũ cho phong trào sinh viên, một nhà báo tiên bộ, một nhà hoạt động chính trị, một người tù chính trị, một giáo viên và là một sinh viên sau đại học.
Giai đoạn thứ 2 trong sự nghiệp của ông, từ 1944-1973, là giai đoạn quan trọng nhất.
Đại tướng giữ nhiều vị trí quan trọng như Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị.
Đoàn xe hộ tống linh cữu Đại tướng ra sân bay. Ảnh: Trần Sâm |
Tướng Giáp, người chưa từng được đào tạo quân sự chính quy lại thành thục và nắm vững triết lí quân sự của Mao Trạch Đông cũng như Napoleon và Clausewitz. Ông đã kết hợp nó tài tình với truyền thống quân sự của Việt Nam.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một nhà chiến lược đầy thao lược, luôn khao khát đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi nước nhà. Ông đặt cuộc kháng chiến ở trong nước trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc trong khu vực. Ông đã xây dựng được một hậu phương vững chắc cho quân đội. Chiến lược ấy của ông được phát huy hiệu quả trong trận Điện Biên Phủ. Ban đầu, ông tổ chức đánh nghi binh bằng cách đưa quân sang Lào, sau đó nhanh chóng mở cuộc tiến công tại Điện Biên Phủ. Ở đây, thay vì lắng nghe tư vấn của các cố vấn Trung Quốc, ông đã quyết định sử dụng chiến thuật bao vây Pháp.
Trận đại thắng ở Điện Biên Phủ không chỉ đặt dấu chấm hết cho chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương mà là sự cáo chung của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
Sau khi đất nước bị chia cắt làm hai miền năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chủ trương hiện đại hóa quân đội Việt Nam và tổ chức xây dựng lực lượng hải quân và lực lượng phòng không không quân. Tướng Giáp chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến đấu ở miền Nam khoảng trong thập kỷ 1963-1973.
Trong giai đoạn ba, 1974-80, tướng Giáp giữ vị trí là ủy viên Bộ chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Thủ tướng.
Trong giai đoạn bốn, từ 1981-1991, tướng Giáp dần thôi giữ các trọng trách lớn. Năm 1980, ông thôi làm Bộ trưởng Quốc phòng và đảm nhận trách nhiệm tương đương cấp Bộ trưởng ở các lĩnh vực khoa học và công nghệ, dân số và sau đó là giáo dục.
Năm 1991, ở tuổi 80, ông rời nhiệm với tư cách Phó Thủ tướng và bước vào giai đoạn 5 của sự nghiệp: giai đoạn nghỉ hưu thực sự.
Trong giai đoạn này, thi thoảng ông công khai phát biểu trong các lễ kỉ niệm quan trọng và tham gia tư vấn cho Chính phủ, cho Đảng về các vấn đề quan trọng. Sự lên tiếng đáng chú ý nhất của ông là vào năm 2009 về vấn đề khai thác bô xít.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ mãi được nhớ đến vì sự nghiệp phát triển quân đội nhân dân Việt Nam và là người đạo diễn cho thất bại của hai cường quốc lớn ở Việt Nam: Pháp và Mỹ.
Ông dành trọn tâm sức của mình theo đuổi sự độc lập và thống nhất quốc gia của Việt Nam. Ông là thành viên trung thành của Đảng, người làm việc chặt chẽ với Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng. Tướng Giáp cũng luôn là một nhà yêu nước, một nhà dân tộc, một nhà chiến lược quân sự kiệt xuất. Ông là chuyên gia của nghệ thuật chiến tranh nhân dân bằng cách kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự trong một cuộc chiến tranh kéo dài nhằm làm nản lòng đối thủ.
Sự nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chiếm được tình cảm của cả thế hệ trẻ và lẫn thế hệ già ở Việt Nam. Điều này được thể hiện qua Quốc tang ông vừa qua, khi dòng người ở mọi lứa tuổi đổ tới nhà riêng của ông, thắp nến và hương, bày tỏ sự đau buồn.
Tướng Giáp là hiện thân của Việt Nam, biết sử dụng trí tuệ của mình để đưa ra những chiến thuật và chiến lược mà chỉ với vũ khí thô sơ vẫn có thể vượt qua được vũ khí hiện đại và bên có vẻ yếu hơn lại có thể đánh bại kẻ mạnh.
- Carl Thayer
Đại biểu Quốc hội quan tâm đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn
VOV.VN -Tình trạng nông dân chán ruộng, bỏ ruộng, suy giảm tăng trưởng,
nông sản không có đầu ra… khiến nhiều đại biểu băn khoăn, lo lắng.
Nông nghiệp và nông thôn nước ta có
vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm cho kinh tế - xã hội ổn định
phát triển, tiếp thêm sức để thực hiện nhiệm vụ chống suy thoái kinh tế.
Tuy nhiên, nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã từ lâu tồn tại những
khó khăn, vướng mắc và kể cả những bức xúc.
Những câu chuyện về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn luôn được nhắc đến và đưa ra bàn bạc tại tất cả các kỳ
họp của Quốc hội. Tại kỳ họp này, cử tri nông dân vẫn tiếp tục phản ánh,
kiến nghị những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này và đã có trong tổng
hợp ý kiến cử tri gửi Quốc hội của Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
Nông dân chán ruộng
Nói về thực tế thu nhập hiện nay của
nông dân, Đại biểu Nguyễn Quốc Cường (đoàn Bắc Giang) cho rằng, lao động
nông nghiệp vất vả nhưng thu nhập của nông dân thấp quá. Trung bình một
nông dân thu nhập 1 năm chỉ hơn 4 triệu, tương đương với 200 USD. Tình
trạng phân bón, thuốc trừ sâu giả tràn lan, nông dân nuôi cá tra thì
thua lỗ nặng nề… “Và còn nhiều chuyện khác nữa mà cử tri nông dân đã
phản ảnh, kiến nghị đến nhiều cấp, kể cả Quốc hội nhưng việc giải quyết
và tháo gỡ rất chậm, kết quả đạt thấp” – đại biểu Nguyễn Quốc Cường nói.
Đại biểu Cường cho biết, gần đây trong nông nghiệp và nông dân đang xuất hiện 2 vấn đề rất đáng chú ý và cần được quan tâm.
Vấn đề thứ nhất, trong khi tăng trưởng
chung của kinh tế cả nước đang phục hồi, GDP năm nay khả năng sẽ đạt
5,4% nhưng tăng trưởng của ngành nông nghiệp tiếp tục suy giảm và suy
giảm nặng. Giai đoạn 1995 - 2000 tăng trưởng bình quân của ngành nông
nghiệp là 4,5%. Đến giai đoạn 2001 - 2005 tụt xuống còn 3,8%. Giai đoạn
2006 - 2012 tụt tiếp xuống chỉ còn 3,3 - 3,4%. Năm nay theo báo cáo
trước Quốc hội khả năng tăng trưởng của ngành nông nghiệp chỉ còn có
2,81%. “Đây là mức rất thấp so với tăng trưởng của nông nghiệp những
giai đoạn trước và cũng rất thấp so với mục tiêu Nghị quyết trung ương 7
Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra” – đại biểu đánh
giá.
Vấn đề thứ hai, trong khi lao động nông
thôn thiếu việc làm đang có xu hướng gia tăng thì xuất hiện một bộ phận
nông dân không còn tha thiết với sản xuất nông nghiệp. Ở Bắc bộ và cả
Bắc Trung bộ nông dân bỏ ruộng không làm, có tỉnh diện tích bỏ ruộng lên
đến hàng ngàn hecta. “Đây là điều rất không bình thường. Tại sao và vì
đâu nông dân lại bỏ nghề truyền thống, bỏ nguồn sống chính để tìm việc
khác mưu sinh?” - Đại biểu đặt câu hỏi.
Trả lời cho chính câu hỏi mình đã đặt
ra, đại biểu Quốc Cường cho rằng, hai vấn đề trên có liên quan với nhau
và nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chính là ở chỗ sản xuất
nông nghiệp hiệu quả thấp, nhất là vùng trồng lúa. Ngoài ra, nông dân
còn phải đóng góp nhiều khoản khác mà được bổ theo đầu sào, có nghĩa là
càng làm nhiều ruộng thì đóng góp càng lớn.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là “Thu
nhập và hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp như vậy trong tương lai nông
dân còn giữ được vai trò là chủ thể nữa không? Và có đủ sức để xây dựng
nông thôn mới hay không?” – đại biểu Cường nói.
Nhìn rộng hơn, ở một khía cạnh khác, đại
biểu Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh) nhận xét, tái cơ cấu nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới còn chậm. Cải cách hành chính còn hạn chế. Đây
là cản trở lớn trong hiệu quả đầu tư. Thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt
đới chưa được tận dụng có hiệu quả, chưa có chuyển dịch đáng kể trong
cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, hướng đến các sản phẩm có thị trường tiêu
thụ lớn có giá trị tăng cao của một số sản phẩm chủ lực được người nông
dân làm ra như lúa gạo, cà phê, cao su, hạt điều, tôm, cá da trơn... Đây
là những sản phẩm có tỷ trọng lớn trên thị trường thế giới nhưng không
có thương hiệu Việt Nam mà phải xuất khẩu bằng các nhãn hiệu của nước
khác. “Giống như thân thể là người Việt Nam nhưng áo mặc bên ngoài là
mượn của người khác” – đại biểu ví von.
Cùng chung quan điểm này, đại biểu Huỳnh
Văn Tiếp (đoàn Cần Thơ) cho rằng: Việc quy hoạch, tổ chức sản xuất, tổ
chức thu mua và thị trường tiêu thụ chưa gắn kết được với nhau. Người
nông dân chỉ biết lo sản xuất ra hạt gạo, hạt lúa, trái cây, con cá, con
tôm... nhưng việc hợp đồng tiêu thụ giá bao nhiêu, lợi nhuận sản xuất
sau thu hoạch là bao nhiêu, thị trường tiêu thụ ở đâu người nông dân
hoàn toàn không biết.
Các tổng công ty vẫn chủ yếu mua qua thương lái
Một câu chuyện luôn được nhắc đến khi
nói về nông nghiệp là tình trạng bị động tiêu thụ nông sản của Việt Nam
đã tồn tại nhiều năm, hay điệp khúc “được mùa, mất giá”.
“Các doanh nghiệp, tổng công ty nhà nước
mặc dù được hỗ trợ chính sách bình ổn giá cho người nông dân nhưng chưa
thực sự đầu tư đến nơi, đến chốn mà trải qua nhiều tầng nấc trung gian.
Người nông dân đổ mồi hôi sôi nước mắt thì lại hưởng lợi ít, người
trung gian có lợi thế ngồi mát ăn bát vàng” – đại biểu Nguyễn Thị Khá
nói.
Làm rõ hơn thực tế này, đại biểu Huỳnh
Văn Tiếp (đoàn Cần Thơ) cho biết: Vừa qua, tôi cùng đoàn Ủy ban kinh tế
đến làm việc với các tổng công ty lương thực và được biết việc liên kết
hợp đồng tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 10%, 90% còn lại tổng công
ty mua qua thương lái, không xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt Nam,
buôn bán dưới hình thức trôi nổi, thị trường thế giới thúc thì doanh
nghiệp xuất khẩu bán ra có lời, người nông dân đỡ khổ. Còn thị trường ế,
chợ xuất khẩu khó khăn thì người nông dân chịu lỗ. Đây là một tồn tại
nhiều năm cần có giải pháp khắc phục. Tôi đề nghị Chính phủ giao cho Bộ
Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Bộ Công thương thực hiện đề án quy
hoạch tái cơ cấu tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Thực hiện, xây dựng
và tạo ra thương hiệu sản phẩm gạo, cá tra, trái cây... thương hiệu sản
phẩm Việt Nam. Chỉ đạo quy định cho các tổng công ty và doanh nghiệp
thực hiện ký kết đầu tư, hợp đồng, đặt hàng và tiêu thụ sản phẩm với
nông dân như mô hình Công ty thực vật bảo vệ An Giang đang thực hiện và
qua đánh giá là rất hiệu quả.
Ngoài ra, để chặn đà suy giảm của nông
nghiệp, theo Đại biểu Nguyễn Quốc Cường (Bắc Giang) thì cần thiết phải
điều chỉnh cơ cấu đầu tư đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn hơn
nữa. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung điều chỉnh những chính sách cho nông
nghiệp, nông dân, nông thôn sao cho phù hợp thiết thực hiệu quả và khả
thi và nhất là những chính sách hỗ trợ nông dân phải đến được với nông
dân. Vừa qua chúng ta có những chính sách tốt như chính sách về vốn,
chính sách hỗ trợ để bảo đảm cho nông dân có lãi ít nhất 30% hoặc là thu
mua tạm trữ... nhưng trên thực tế là chưa đến được với nông dân./.
Kiện tại sao không? Và tại sao không kiện? (2)
Đôi lời: Một
mục tiêu quan trọng, có lẽ là hàng đầu và mang ý nghĩa sâu xa trong câu
chuyện kiện tụng của người dân xứ cộng sản, đó là phơi bày bản chất dối
trá trong toàn bộ hệ thống chính trị, pháp luật của nó.
Cũng tương tự
như một số kiến nghị, lời kêu gọi gần đây của đông đảo người dân, những
vụ kiện chính quyền trước hết thức tỉnh người dân về quyền của mình. Kế
đó là lật tẩy bộ mặt thật của kẻ cầm quyền, cho thấy tất cả những lời
lẽ hoa mỹ của nó chỉ là dối trá (điều không phải ai ai cũng biết, đặc
biệt là người dân miền Bắc), khi nó tìm mọi cách tự bao che cho tội ác
của chính nó và nguy hiểm hơn là trói tay người dân bằng hệ thống luật
pháp có cũng như không – tạo điều kiện cho “luật rừng” tung hoành, điển
hình là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Một “lật tẩy” thiết thực, dễ thấy hơn là
về bản chất của một nền kinh tế “ảo”, trong bao năm qua, là một cuộc
cướp phá, tàn phá tài nguyên, môi trường, hy sinh đời sống dân nghèo,
nông dân. Hãy tạm nhìn vào hơn 1.000 “quả bom nước” đang lơ lửng treo trên đầu họ khắp trên cả nước!
Có một điều đáng mừng là một số báo quốc doanh cũng đã dám lên tiếng mạnh hơn trong vụ xả lũ giết người này. Mời xem thêm: + Ai chịu trách nhiệm về việc xả lũ vào dân? (Đất Việt), + Người dân có thể kiện thủy điện xả lũ “phá hoại”? (Infonet).
BT
Dân luận19-11-2013
Nguyễn Văn Thạnh (*)
1. Kiện tại sao không?
Trong loạt bài: “nói với mình và các bạn: vẻ đẹp của chính trị”, với bài “Kiện, tại sao không?”, nhà báo Đoan Trang cho rằng kiện tụng cũng là một hoạt động chính trị. Tôi đồng ý với quan điểm này.Hoạt động chính trị chân chính là nhằm tạo ra một thể chế mà ở đó công lý được thực thi. Chúng ta có thể đạt mục tiêu này bằng cách thực hiện những vũ kiện tụng để qua đó cái ác được phán xét, trừng phạt và cũng thông qua kiện tụng, các vấn đề của cuộc sống, những bất công ngang trái được nhận diện rõ hơn. Từ những vụ kiện tụng, có thể là cơ sở cho những sửa đổi pháp luật để luật pháp trở nên công bằng, đúng đắn hơn.
Các hoạt động kiện tụng sẽ tạo ra dư luận rộng khắp quan tâm đến các vấn đề của đất nước, làm thức tỉnh dân quyền. Nền dân chủ chỉ được xây dựng vững chắc khi người dân hiểu được quyền của mình và sử dụng công cụ luật pháp để bảo vệ các quyền đó.
2. Tại sao không kiện?
Đó là về mặt lý thuyết, nhưng thực tế không phải lúc nào cũng vậy. Xin kể các bạn một cây chuyện: chị N có con 4 tuổi bị rơi xuống cống chết. Nguyên nhân thảm kịch trên là do đơn vị làm đường qua nhà chị đã tắt trách không che đậy nắp cống cho an toàn. Tôi nói với chị: “chị hãy đâm đơn kiện đơn vị thi công ra tòa để làm ra lẽ, như vậy sẽ tránh được những vụ thương tâm như con chị. Chuyện con nít rơi cống chết cũng nhiều nhưng vẫn xảy ra, vì sao vậy? Vì nếu trước đây, có ai kiện tụng ra tòa làm ra lẽ, đề nghị phạt chủ thi công thật nặng, thậm chí là sửa luật nếu luật qui định mức phạt không xứng đáng để răn đe thì có lẽ con chị không bị nạn. Chị hãy làm để tránh cho những bà mẹ khác nỗi đau giống chị”.Ban đầu, chị có vẻ cũng ủng hộ ý kiến tôi, nhưng sau đó chủ đầu tư hỗ trợ ma chay, bồi thường tiền cộng với “tác động” nên chị thôi không nộp đơn khởi kiện. Chị nói trong giọng buồn “mình thân cô, thế cô, thấp cổ bé họng, kiện không thắng người ta. Nếu có thắng thì thời gian hầu tòa sẽ mệt mỏi kéo dài, chuyện làm ăn không được. Rồi có thắng thì chi phí cho luật sư, đi lại, còn lại cũng không bao nhiêu. Đằng nào cháu cũng đã mất rồi, bên họ cũng đâu muốn vậy, đây chỉ là tai nạn rủi ro không ai muốn…”.
Nghe chị nói mà lòng tôi buồn ngao ngán, điều chị nói không có gì sai. Gia cảnh khó khăn, chị phải tính toán cho cuộc sống của mình. Đằng nào thì con cũng đã mất, làm to chuyện cũng không lợi lộc gì, theo đuổi kiện tụng cũng chỉ rước mệt mỏi vào thân, có khi còn thiệt vì khi đó tiền nhận được ít hơn.
Có lẽ bao nhiêu người mẹ mất con đều suy nghĩ giống chị nên chưa ai đưa việc tắt trách của đơn vị thi công ra tòa. Đó là nguyên nhân vì sao năm nào cũng có những chuyện thương tâm: em bé rơi cống chết.
3. Vấn đề kiện thủy điện
Như câu chuyện tôi kể trên, trong vụ xả lũ của thủy điện, người chết cũng đã chết rồi, người thiệt hại cũng đã thiệt hại rồi, phần lớn họ đều là dân đen, nghèo khó, do vậy chuyện kiện tụng đối với họ rất xa vời. Nhất là trong thể chế luật pháp tù mù, tòa án dễ bị đồng tiền lũng đoạn như xứ ta, thì thật là “vô phúc mới đáo tụng đình”. Những người khác-người có tiềm năng là nạn nhân trong tương lai- thì họ cũng không quan tâm, không thấy có trách nhiệm giúp đỡ những người thiệt hại kiện. Nắm được tâm lý này nên những kẻ gieo rắc tai họa vẫn cứ nhởn nhơ, đến mùa lại lại lên, lại cứ ủng dung xả lũ.Từ những thực tế mắc mứu trên, tôi nghĩ để vụ kiện có thể được thúc đẩy mạnh mẽ và thành công, chúng ta không chỉ kêu gọi người bị thiệt hại tham gia để đòi công lý, bồi thường thiệt hại mà chúng ta còn làm cho nhiều người thấy trách nhiệm trong vụ kiện này. Vụ kiện sẽ góp phần mang lại an toàn cho họ, gia đình họ trong tương lai.
Nguyễn Văn Thạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét