Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Lượm lặt - Đổi mới giáo dục, nhìn từ phía sinh viên

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- Xem clip “Hành trình thắp sáng biển tây” (TT).

- Phạm Đình Trọng: CHỈ CÓ HAI NGƯỜI (DĐXHDS).

- Nghĩa vụ (TTVH).
Liêu Ninh xuống Biển Đông để áp đặt vùng phòng không?  (ĐV)
Thủ tướng phê duyệt quan trọng về Thác Bản Giốc  (ĐV)  -Phát triển Khu du lịch Thác Bản Giốc trở thành trọng điểm du lịch của Quốc gia và tỉnh Cao Bằng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh và khu vực gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng. 

Bộ Quốc phòng không đồng ý đóng tiền thay nhập ngũ  (ĐV)    —-Chính thức ban hành mẫu chứng minh thư mới  (ĐV)

Hiến pháp kết tinh giữa ý Đảng, lòng dân  (Tintuc)   —-Hiến pháp sửa đổi thể hiện rõ quyền con người (Tintuc)   —Hiến pháp sửa đổi là nguyện vọng của nhân dân (Tintuc)

KINH TẾ
- Giải mã thức uống đắt nhất hành tinh – Kỳ cuối: Hiện thực trong mơ (TP).
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
- TS Nguyễn Tiến Dũng – ĐH Toulouse – Pháp: Đổi mới giáo dục, nhìn từ phía sinh viên (MTG).
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Đất và người Bắc Hà: Chuyện ở “xã hai vợ” (NNVN).
QUỐC TẾ 
THƯ GIÃN: KỂ CHUYỆN CHO CÁC BẠN NGHE VỀ TRUNG QUỐC

Chuyến đi vừa rồi, Thùy Trang ghé qua Quảng Châu. Đây là một tỉnh lớn nhất nhì Trung Quốc. Trung Quốc họ tính theo tiền đô cho một khách sạn loại 3 sao chỉ là 25 đô. Thùy Trang ở đó 1 tuần thì có đại hội Đảng của Quảng Châu nên các khách sạn lớn nhỏ điều bị các Quan chiếm chỗ.

Từ giá 25 đô, nó tăng vụt lên 120 đô trong một đêm vì thiếu chỗ. Dân chúng Quảng Châu đa số là bán hàng quán, thanh niên thì chạy xe ôm, đội một loại mũ nhựa màu vàng, loại mũ là nón an toàn, nón nầy dùng ở công trường. Ít khi thấy anh xe ôm nào đội mũ bảo hiểm như kiểu Việt Nam mình.

Hàng quán ăn uống tương đối là rẻ vì người Tàu hay nấu món có nhiều dầu mỡ rất khó ăn. Đặc biệt là mỗi quán ăn ở một vài tiệm, cứ mỗi bàn là có một cô tiếp viên. Khách ăn xong thì cô tiếp viên đứng cạnh hầu thay đĩa mới, chén mới.

Tiếp viên họ không nhận tiền boa của khách, dù cố ép họ cũng không nhận. Đây là điểm khá đặc biệt của nhà hàng ăn Trung Quốc ở Quảng Châu.

Vào khoảng 7 giờ chiều, khi ánh sáng mặt trời buông xuống thì từng cặp trai gái trẻ ôm nhau đi diễu phố. Cặp nào có tiền thì vào chỗ nhảy nhót, mình gọi là vũ trường còn họ gọi là Disco. Dù cho phong trào nhạc Disco đã qua từ lâu nhưng các nơi nhảy vẫn dùng tên nầy.

Vào tham quan trong một chỗ Disco ở ngay trung tâm Quảng Châu mới thấy kinh. Giới trẻ, thanh niên Trung Quốc rất man dại, họ sống như không cần ngày mai. Mới bước vào thì thấy ngay trên sân khấu đếm được ít nhất là 21 nhân viên bảo vệ. Chỗ Disco cũng khá rộng nhưng số người thì quá đông. Khung cảnh sơn màu đen ngòm, nhạc rất lớn cùng với ánh đèn màu chớp liên tục.

Từng cặp trẻ ngồi với nhau cứ thoải mái không sợ người bên cạnh nhìn. Khói thuốc bay ngợp trời như làn sương mỏng trải dài trên sàn nhảy. Ở ngay tại sàn nhảy, không cần phải có cặp với nhau, cả đống trai gái cứ xuống nhảy nhót như người điên loạn...

Phía cạnh vũ trường Disco là một dãy phòng gần nhau, mỗi phòng nầy dành cho khách VIP. Đứng phía ngoài của mỗi phòng đều có 2 cô gái mặc cũn ngắn kêu gọi khách vào phòng. Nói rõ hơn, nơi nầy là những phòng dành cho mại dâm. Trung Quốc mại dâm ở Quảng Châu gần như công khai và lộ liểu.

Taxi ở đây là máy chém, nếu bác tài biết là dân du lịch thì họ chém thoải mái, đồng hồ tính tiền chạy loạn xạ. Nếu lỡ may đường mình đi buộc phải dùng đường xa lộ thì khách phải trả tiền cho các trạm ở xa lộ. Trung Quốc làm xa lộ giống ở Âu Châu nhưng bị tính tiền từng quảng đường. Nhiều xe khách phải né xa lộ, chạy đường trong để khỏi đóng mãi lộ.

Đến 10 giờ đêm thì họ bày hàng ra bán đêm. Về áo quần thì khỏi nói, ở TQ rất rẽ vì bị cạnh tranh. Nhiều người Việt sang đây mua áo quần về bán lại.

Phi trường ở Quảng Châu thì toàn bọn thảo khấu, nếu mình mang hành lý thì sẽ bị chúng nó đòi cột chặt. Mang ra ngoài thì trể chuyến bay, còn thuê chúng cột thì mỗi vali nó đòi 25 đô tiền cột. Chiêu nầy là chiêu làm tiền trắn trợn của bọn Hải Quan Trung Quốc.

Thùy Trang bị nó chặt đẹp, đòi 25 đô tiền cột một cái vali và thêm 100 tiền quá trọng lượng, nên Thùy Trang quẳng luôn trước mặt bọn nhà nó. Trong vali áo quần thì làm gì tới số tiền mà bọn TQ nó muốn moi móc.

Nhờ đi nhiều chỗ bên đó nên cũng học được cái tính của bọn Khựa là hay nổ, láo khoét và hay đánh lừa người khác.

Nguyễn Thùy Trang

TS Nguyễn Tiến Dũng - ĐH Toulouse - Pháp:

Đổi mới giáo dục, nhìn từ phía sinh viên

  MỘT THẾ GIỚI 
Minh Nguyễn

Là TS Toán, GS đại học Toulouse - Pháp, Nguyễn Tiến Dũng thỉnh thoảng về nước giảng dạy tại Đại học Khoa học tự nhiên, Bách khoa Hà Nội và TP.HCM. Nhiều năm qua, ông từng trực tiếp phỏng vấn nhiều sinh viên Việt Nam du học Pháp, hướng dẫn, giúp đỡ, kiếm học bổng cho họ. Trong một cuộc trao đổi về đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, ông có một cách nhìn khác, từ phía sinh viên…
* Nhiều nhà tuyển dụng là các doanh nghiệp lớn của Việt Nam hay các công ty nước ngoài đều than phiền sinh viên Việt Nam kém cả kiến văn lẫn kỹ năng.  Là người sống và giảng dạy ở một môi trường đại học khá lý tưởng của Pháp, có điều kiện tiếp cận sinh viên Việt Nam, ông nghĩ gì về nhận xét này?
Theo tôi được biết, sinh viên ở VN khá phí phạm thời gian trong mấy năm học đại học, không học được nhiều về chuyên môn. Một người bạn tôi hàng năm phải phỏng vấn tuyển việc hàng trăm sinh viên ngành điện tử viễn thông từ những trường được coi là tốt nhất ở Việt Nam, cho biết số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vẫn bị hổng quá nhiều về kiến thức cơ bản.
Ngành toán của tôi cũng tương tự. Khi các bạn học xong đại học hơn 4 năm ở Việt Nam sang Toulouse học lại năm thứ 4 (gọi là Master 1) vẫn kêu chương trình ở Toulouse quá khó. Vấn đề không phải là chương trình của Toulouse khó so với mặt bằng chung của châu Âu, mà là các bạn  được chuẩn bị kiến thức quá hạn chế khi học đại học ở Việt Nam.
Vì sao sinh viên lại học được quá ít kiến thức so với thế giới và so với nhu cầu công việc sau này? Tôi thấy có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn:
"Đầu vào thì khó nhưng đầu ra dễ”: ở phổ thông,  sự cạnh tranh để vào đại học rất cao, nhưng khi vào đại học rồi thì không còn cạnh tranh về kiến thức nữa. Bằng cấp và điểm số chỉ là hình thức, còn khi đi xin việc lại cần quan hệ, chạy chọt hơn là kiến thức.
Tình trạng sính bằng cấp ở Việt Nam dẫn đến nhiều chương trình đào tạo cử nhân, thạc sĩ được mở ra với chất lượng không đảm bảo, như thể cứ đóng tiền… là thành thạc sĩ.
Chương trình học quá nhiều môn không cần thiết chiếm thời giờ của các môn quan trọng hơn. Có những môn thậm chí ít tính khoa học, không kể các môn xã hội học có tính gượng ép, ngay cả môn liên quan đến chuyên môn cũng vậy.
Lấy một ví dụ là môn "phương pháp nghiên cứu khoa học". Ở các nước tiên tiến, người ta cho sinh viên tập nghiên cứu bằng cách thực tập những đề tài khoa học hay ho, với những nhà khoa học thực thụ, có công trình công bố quốc tế hướng dẫn.
Còn ở Việt Nam, học môn "nghiên cứu khoa học" là "học chay", và bản thân người dạy, phần lớn cũng chưa từng nghiên cứu ra kết quả khoa học có công bố quốc tế nào.
Kiểu học vẹt và nhồi nhét ở phổ thông làm cho các bạn trẻ bị giảm sút nhiều khả năng suy nghĩ chủ động, độc lập, sáng tạo, trực giác và đi vào bản chất vấn đề - những đức tính rất cần thiết để phát triển tốt ở bậc đại học hoặc cao hơn nữa. Nếu ở đại học cũng học vẹt thôi, thì "kiến thức giảng đường" chỉ là một mớ giáo điều lộn xộn không áp dụng được.  
* Nhưng đó đâu phải là lỗi của sinh viên, thưa ông?
Điều kiện giảng dạy còn thiếu thốn, giảng viên trình độ còn khiêm tốn và luôn bị quá tải, dạy quá nhiều giờ, dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa được cao. Một giảng viên đại học ở Việt Nam có khi phải dạy đến 1.000 tiết/năm, gấp 5-7 lần mức trung bình của thế giới.
Thu nhập chính thức của giảng viên đại học, kể cả các giáo sư tiến sĩ, quá thấp, khiến họ phải dạy thêm hoặc làm các thứ "tay trái" quá nhiều, mất tập trung vào việc nghiên cứu và đào tạo chính thức. Họ ít có thời gian cập nhật kiến thức, nên khó thay đổi chương trình và cách dạy cho phù hợp với nhu cầu hiện tại.
Và hậu quả là sinh viên phải gánh tất cả hậu quả. Người ta nói không sai rằng người thầy thế nào thì sinh viên thế ấy…
* Vậy theo ông, để nâng cao chất lượng đại học mà cụ thể là chất lượng sinh viên, phải bắt đầu từ đâu và như thế nào?

Cải tổ đại học một cách cơ bản là một vấn đề rất khó, đòi hỏi thay đổi rất nhiều thứ, trong đó có cả quan niệm của ngay đội ngũ giảng viên. Bởi vậy, cần phải có cả một chương trình thay đổi dài hạn, với các biện pháp và hướng đi đúng đắn, thì may ra sau nhiều năm sau mới thấy chuyển biến trong chất lượng sinh viên ra trường.
Tôi đã có nhiều lần kiến nghị về việc cần thay đổi cách tính thu nhập cho giảng viên đại học. Mức thu nhập chính thức quá thấp và kiểu "lương ít bổng nhiều" luôn là một cản trở lớn cho việc khuyến khích mọi người làm việc nghiêm túc và thu hút người giỏi.
Một việc khác là cần thay đổi cách quản lý đại học và cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo đai học. Sau hơn 10 năm của thế kỷ 21 rồi, mà Việt Nam vẫn còn quá nặng nề về mặt lý lịch khi bổ nhiệm các cấp lãnh đạo, thì tất nhiên sẽ loại ra rất nhiều người tốt có trình độ cao, khiến họ không có điều kiện đóng góp một cách hiệu quả trong việc xây dựng các trường đại học.
Chưa kể nạn tham nhũng và gian lận quá lớn, là vấn nạn của không chỉ riêng ngành đại học, gần như vô phương cứu chữa tại thời điểm hiện tại. Muốn chữa nạn tham nhũng, thì ngay từ bộ luật tốt cao là Hiến pháp phải được viết sao cho có được cơ chế kiểm soát quyền lực theo kiểu "tam quyền phân lập" đàng hoàng, may ra mới chống được lạm quyền và tham nhũng.
Ngoài ra còn rất nhiều điều cần thay đổi. Nói riêng về tự chủ đại học, như tôi từng phát biểu, tự chủ đại học là hướng đi đúng đắn, nhưng không nên nhầm lẫn tự chủ hóa với thương mại hóa. Tự chủ đại học ở Việt Nam có thể là một biện pháp nằm nâng cao hiệu quả và sự minh bạch của các đại học, trả thu nhập xứng đáng hơn cho giảng viên, v.v.. 
Các đại học lớn ở các nước tiên tiến thường có quyền tự chủ rất cao. Thậm chí việc tự chủ này còn được ghi vào hiến pháp. Nhưng có một xu hướng nguy hiểm rình rập Việt Nam là xu hướng nhập nhèm biến tự chủ hóa hay "xã hội hóa" thành thương mại hóa các trường công lập: khi đó các trường này, vốn là tài sản của toàn xã hội, đem lại lợi ích cho toàn xã hội, biến thành tài sản của tư nhân đem lại lợi ích chủ yếu cho một nhóm thiểu số nhà giàu.
Ở các trường đại học tiên tiến, các giáo sư thường có quyền tự chủ cao, không bị ép buộc dạy y theo một khung chương trình chi tiết nào, một giáo án có sẵn nào, một kiểu dạy cố định nào, mà có thể linh hoạt đưa vào bài giảng những cái mình thích, dạy theo lối mình thích, miễn sao nghiêm túc và truyền đạt được kiến thức cho sinh viên.
Giờ giấc cũng linh hoạt, để các giáo sư khi bận dự hội nghị khoa học, công tác, họp hành... có thể dịch chuyển thời gian dạy sau khi thỏa thuận với sinh viên. Bản thân các môn học cũng linh hoạt, có thể thay đổi theo năm.
Sự linh hoạt này tất nhiên cao hơn nhiều so với ở các trường phổ thông, và cần thiết để giáo sư giới thiệu cho sinh viên những kiến thức mới nhất. Tôi nghĩ chất lượng sinh viên bắt nguồn từ sự năng động ấy của đội ngũ giảng viên đại học.
* Nhưng người ta hay tự hào rằng trẻ em Việt Nam thông minh chẳng thua kém ai, đoạt nhiều giải thưởng quốc tế…
Nếu so sánh trẻ em Việt Nam với trẻ em các nước tiên tiến, tôi nghĩ trẻ em Việt Nam phải học quá nhiều, học cho đến mụ mẫm, mất ăn mất ngủ, nhưng kiến thức thực sự có được vẫn thua trẻ em nước ngoài. Kiểu học vẹt và nhồi nhét rất phản tác dụng.
Ý kiến “giáo dục Việt Nam nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” tôi e rằng không đúng.
Về vế dạy chữ, không phải là "nặng" (nếu "nặng" thì phải đem lại nhiều "chữ") mà là nhồi nhét kiểu học nhiều mà hiểu ít, hình thức, giáo điều. Còn về vế "nhẹ về dạy người": đúng là có nhiều kiến thức xã hội phục vụ cuộc sống mà trẻ em còn chưa được học ở trường, ví dụ như pháp luật hay triết học (triết học đúng nghĩa, chứ không chỉ đơn giản hóa thành một "tư tưởng chủ đạo"), là những nội dung học sinh nước ngoài được học đầy đủ để hình thành một phương pháp tư duy.
Ngay lịch sử, môn quan trọng giúp tăng hiểu biết về lịch sử phát triển của xã hội loài người hay lịch sử dân tộc, cũng bị biến thoái. Riêng về tính cách con người, trẻ em học trước hết là qua các "bài học thực hành" trong cư xử hàng ngày chứ không phải qua các bài mẫu trong sách vở. Nếu như chỉ học được ít nhưng học đúng thì không sao.
Nguy hiểm hơn là khi trẻ bị "học sai" về cư xử thế nào là tốt. Chẳng hạn, khi thầy cô cũng khuyến khích trẻ khai gian để lập thành thích, thì như thế không còn là "nhẹ về dạy người" mà là "sai về dạy người". Công bằng mà nói, tôi vẫn thấy có nhiều giáo viên rất mô phạm, rất đàng hoàng và yêu thương trẻ, dạy được cho trẻ các đức tính tốt.
Nói về mục đích của giáo dục, theo tôi thì như Epictetus có nói "chỉ người có học mới tự do", mục đích cao cả nhất của giáo dục chính là để giúp con người đạt đến tự do. Sự tự do dựa trên hiểu biết chứa cả đạo đức trong đó.  
* Ông nhìn thấy lớp trẻ, nhất là sinh viên Việt Nam có tư duy tự do và tự chủ trong cuộc sống? Giáo dục đại học Việt Nam có tạo ra được các thế hệ sinh viên có bản lĩnh như vậy?
Nếu không có được sự tự do tư tưởng thì học thuật sẽ như thiếu khí để thở, khó mà phát triển. Bởi vậy câu hỏi cần đặt ra có lẽ là "phải cải cách giáo dục đại học thế nào để đạt được tự do tư tưởng trong học thuật"?
Đối với những người nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng lớn đến xã hội (như an toàn thực phẩm, hay liên quan tới những dự án tỷ đô, những đường lối chính sách lớn...), thì đây là vấn đề nan giải, vì rất có thể các kết luận đúng đắn của các nghiên cứu rất nghiêm túc sẽ lại bị xếp xó, không được công bố.
Chỉ có những đề tài "vô thưởng vô phạt", chẳng ảnh hưởng đến ai, là được tự do phát biểu. Chính vì vậy, vai trò đóng góp và phản biện  của các nhà khoa học cho xã hội bị cản trở, tôi không nhìn thấy rõ trong các thế hệ sinh viên (tất nhiên cũng có những cá biệt) phẩm chất này.
Ông Sugata Mitra (một chuyên gia nổi tiếng thế giới về giáo dục học hiện tại) có nói, một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của người thầy là khơi dậy sự quan tâm, tò mò về vấn đề muốn dạy đối với học sinh (when there is interest, there is education).
Khi học sinh có được sự quan tâm, tò mò đó, thì sẽ tập trung, ham thích tìm hiểu nó, “học mà như chơi”, và như thế học sẽ hiệu quả, nhanh vào. Còn nếu bắt học sinh học vẹt, nhồi nhét, không hứng thú, thì sau khi thi xong chữ thầy sẽ lại trả thầy.
Chấm dứt tình trạng này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng đầu ra của sinh viên đại học Việt Nam là câu chuyện rất dài, và chúng ta phải bắt đầu từ bậc thang thứ nhất…
Theo Người Đô Thị
Ảnh đại diện: Internet (Chỉ mang tính chất minh họa)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét