Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Thứ Sáu, 29-11-2013 - Khi Mỹ bóp cò Thì Ngân Hàng Trung Quốc Sụp Đổ

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
2- Hướng về Trường Sa và DK1 (Tin tức).  – Trẻ thơ Trường Sa (QĐND). =>
- Về bộ truyện tranh Thần đồng đất Việt – Hoàng Sa, Trường Sa: Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã: Thêm một “kế hoạch nhỏ” giữ men yêu nước (VNCA).
- Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ cuối (Bùi Văn Bồng). – Phượng Yêu (Tập 26) (DLB).
- Mỹ thách thức vùng phòng không TQ: Dằn mặt Tàu Cộng hay Việt Cộng (DLB).

- Lãnh đạo Philippines bất đồng quan điểm về vụ tàu sân bay Trung Quốc xuống Biển Đông (RFI).
- Biden sẽ nói với TQ về quan ngại của Mỹ (BBC).  – Nhật, Nam Hàn bất chấp vùng phòng không.  – Máy bay Nhật Bản, Nam Triều Tiên bay qua không phận tranh chấp (VOA).  – Hiệp định Mỹ-Nhật bao gồm các đảo bị tranh chấp.  – Hàn Quốc muốn vẽ lại ADIZ, Trung Quốc “lắc đầu” (DV).  – Nhật Bản trang bị tàu hiện đại bảo vệ bờ biển (Tin tức). – Ẩn ý điều B52 của Mỹ tới Hoa Đông (VNN).  – Trung Quốc “chỉ muốn dọa nước nhỏ” (NLĐ).  – Mỹ – Nhật tập trận cảnh báo Trung Quốc.  – Video Mỹ và Nhật Bản tập trận chung tại biển Hoa Đông (TTXVN).  – Trung Quốc sẽ hủy vùng nhận dạng phòng không mới trong vòng 44 năm (TN).  – Vùng nhận dạng phòng không mới của Trung Quốc: Các chuyến bay Việt Nam vẫn khai thác bình thường.
- Tóm tắt về nhân quyền (II) (TCPT). – Làm thế nào Nguyễn Tất Thành vào được hội nghị Versailles để đọc bản kiến nghị Nhân quyền cho nước Việt Nam (DLB).
- Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (RFA). – Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam – Tham luận cho cuộc Kiểm Điểm Thường Kỳ Phổ Quát Việt Nam lần thứ 2 (Quê mẹ/DL). – Phụ nữ nhân quyền Việt Nam: liên kết và thay đổi (DCCT).
- CUỘC GẶP VỚI ÔNG JEAN PHILIPPE GAVOIS – ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP (Nguyễn Tường Thụy).
- Lê Thăng Long: Thức = Đột phá + Mạo hiểm (Nguyễn Tường Thụy).
- Hàng ngàn dân oan biểu tình ! (Xuân Việt Nam). – Hồ sơ Dân oan Tuần 32 & 33 (DCCT). – “Quậy” trụ sở UBND huyện, 2 người bị truy tố (DV).
- BẢN YÊU CẦU TRẢ LỜI ĐƠN TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN (Nguyễn Tường Thụy). – BẢN YÊU CẦU ĐIỀU TRA VÀ KHỞI TỐ VỤ ÁN. – Chương trình Cà phê tối của VRNs ngày 27.11.2013.
- Trách nhiệm của ai khi đất nước suy tàn, dân tộc lầm than? (DLB). – TRƯ CUỒNG (kỳ 3) (Thùy Linh).
- Phan Châu Thành: Yếu tố công nghệ mới trong thành bại của các phong trào dân chủ (DL).
- Về Nghị định 174 “phạt nặng người ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trên mạng xã hội” (VOA/RFI/DĐXHDS). – Người Việt Nam sẽ bị phạt vì chỉ trích chính quyền trên các mạng xã hội (Kichbu). – “Thò Lò Mũi Đỏ”: CSVN Sẽ Không Bỏ Tù Nữa Mà Sẽ Phạt Tiền… (Việt Thức).
- Viết tiếp (Boxitvn).
- Nguyễn Hưng Quốc: Việt Nam: Mềm hay cứng?  (Blog VOA). “Trong phạm vi quốc gia, với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu vào cuối thập niên 1980 và sự sụp đổ của nhiều chế độ độc tài ở Trung Đông trong mấy năm vừa qua, người ta càng thấy rõ việc sử dụng quyền lực cứng đối với dân chúng không những không có hiệu quả mà còn không có triển vọng tồn tại lâu dài”.
- Ông Trọng không lú! (ĐCV).

- Phỏng vấn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân (ĐBND).  – Phỏng vấn Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Đảng là Đảng ta, của dân tộc ta.  – Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2013): Sự kiết tinh giữa ý Đảng – lòng dân.   – Ý Đảng, lòng dân (NLĐ). – Đảng phải nghe hết ý dân (TVN).
- Quốc hội VN thông qua Hiến pháp sửa đổi (BBC).  – Phỏng vấn GS Tương Lai: ‘Quốc hội có tội với tổ quốc và nhân dân’. “hiến pháp này không thể là hiến pháp của dân. Đây là hiến pháp kéo lùi bước phát triển của dân tộc, và những người thông qua nó, phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, trước dân tộc”. – Audio:  ‘Quốc hội khóa 13 có tội với dân tộc’.   – Từ ‘không cấm kỵ’ đến ‘phút lịch sử’ (VNN).
- Doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong bản Hiến pháp mới tại Việt Nam (TCPT). – Thống kê Xã Hội Chủ Nghĩa (RFA). – Về Triết Lý Kinh Tế «Mèo Trắng Mèo Đen» Của Đặng Tiểu Bình Và Thuyết “Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa » Của Việt Nam Cộng Sản (Việt Thức).
- Luật đất đai (sửa đổi) đã đủ điều kiện để thông qua? (VOV).
- “Quên” doanh nghiệp nhà nước trong Luật Đầu tư công? (VnEco).  – Luật đầu tư công: Cấp bách, nhưng cần chặt chẽ (DĐDN).  – Đầu tư công: Phải quy được trách nhiệm cá nhân (TBNH).
- Tham nhũng và nợ (RFA). – Hải Phòng: Tạm đình chỉ Chánh tòa kinh tế để điều tra nghi án nhận hối lộ (NLĐ).
- Giờ mới biết tại sao Ngọc Trinh xứng đáng… (FB Đào Tuấn/Phước béo).
- Câu chuyện của Thu Uyên, và… (TN). – CUỘC CHIẾN HẰNG – UYÊN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHÚNG TA (FB Dương Tiêu).
- Con số nào đúng? (TBKTSG). Cấp thứ trưởng – cấp quan chức không hề thấp trong Chính phủ – thế mà “biên chế” đã xấp xỉ hai lần con số cho phép. Thử hỏi, liệu các cấp thấp hơn có tuân thủ các nguyên tắc, quy định về tổ chức nhân sự hay không? Ai sẽ là người kiểm tra vấn đề này và biện pháp gì sẽ được áp dụng để chấm dứt tình trạng này?”.
2<- Lũ lớn: Trách nhiệm của ai? (NLĐ).  – THẢM HỌA ĐÃ LỘ DIỆN: Hậu quả ngày càng nặng nề.  – Thủy điện mùa lũ này có tội hay không? (ĐBND). – “Ông thủy điện” xả lũ chuẩn, dân chết không đúng quy trình(!?) (DV).
- Vỡ hồ bùn thải: thiếu cơ sở pháp lý hay buông lỏng quản lý? (TBKTSG).
- Hàng chục hộ nghèo ở Kon Tum bị “ỉm” tiền chế độ (VOV).
- Rình rang kỷ niệm thành lập quận (TP).
- Bắt giam 3 giám đốc lừa tiền của VietinBank Hoàng Mai (ĐT).
- Chính phủ đồng ý cho Hà Nội lập hai quận mới (VnEco).  – Hà Nội sẽ tách huyện Từ Liêm thành 2 quận mới (VOV).
- Phát trả hồ sơ: Gãi đúng chỗ ngứa (NLĐ).
- Tản mạn ngày Lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ (Phi Vũ).
- Huỳnh Trọng Hiếu: Tương quan giữa mô hình chính thể và phát triển quốc gia (VOA).  – Chiến lược châu Á của Bắc Kinh (ĐBND).
- Viện Khổng Tử là công cụ tuyên truyền của Trung Cộng ở hải ngoại (Kỳ 2) (Phạm Vũ Lửa Hạ).
- Bùi Tín: Ông ‘Hoàng An Ninh’ lâm nạn (Blog VOA). – Mười hai tư duy trị quốc mới của Tập Cận Bình (Bùi Văn Bồng). – Trung Quốc tự khen ngợi đã quét dọn sạch sẽ internet (RFI).
- Bắc Triều Tiên đã chi 500 triệu USD để ngợi ca các nhà lãnh đạo (Kichbu).
- CHDCND Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng hạt nhân? (VOV).  – Tàu của Bắc Triều Tiên có thể rời Panama (VOA).
- Bà Aung San Suu Kyi yêu cầu cải tổ hiến pháp (VOA).

- Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu: Các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật (TP).
- “Sau 5 năm, bỗng dưng khởi tố tội cướp tài sản”: Viện KSND Tối cao yêu cầu kiểm tra lại vụ án (TP).
KINH TẾ
- Kinh tế đang trên đà phục hồi (TBKTSG).
- Thu cổ tức của Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước: Lẽ ra phải thu sớm (TBKTSG).
- 3 người Việt chi 55,5 triệu USD mua gần 15% cổ phần VPBank (VnEco).  – Vừa “thuần nội”, VPBank đã có đối tác ngoại hỏi thăm (ĐT).
- Gửi tiết kiệm VND được chọn (TBNH).
- Các doanh nghiệp vẫn mạnh tay mua vàng (NLĐ).
- Thưởng Tết: Cố gắng bằng năm ngoái! (NLĐ).
- VNPT: Làm ít, hưởng nhiều (NLĐ).
- Việt Nam là một trong 20 nước nhập sữa nhiều nhất (VnEco).  – Video: Cùng 1 loại sữa: Giá chênh lệch tới gần 50% (VTV).
- Bình Thuận: Nhiều nông dân bỏ lúa trồng thanh long (TBKTSG).
2
- Hiệp hội Điều bác thông tin ép giá nông dân (TQ).
- Hoa Đà Lạt khi tiêu thụ buộc phải dán tem (TBKTSG). =>
- Các nền kinh tế ASEAN đối mặt với nỗi lo lạm phát (TTXVN).
- Trung Quốc sẽ đóng cửa các mỏ than (Kichbu).
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Khi Mỹ bóp cò Thì Ngân Hàng Trung Quốc Sụp Đổ (Việt Thức).
- Vì sao kinh tế Venezuela bị đẩy tới miệng vực?  (VnEco).

VĂN HÓA-THỂ THAO
- Vĩnh biệt nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Ngọc Liễn (Chu Mộng Long).
- NHỚ KỲ NHÂN LÊ XUÂN QUANG (Trần Mỹ Giống).
2- LỜI TỰA “TRỊNH THANH SƠN TOÀN TẬP” (Nguyễn Trọng Tạo).
<- Văn học nghệ thuật thiếu tác phẩm hay (NLĐ).
- Tin VUI: Giữa hai khoảng trống của Kiều Maily đoạt Giải thưởng Hội VHNT Các DTTS Việt Nam năm 2013 (Inrasara).
- VÁY ĐÌNH BẢNG – thơ Nguyễn Khôi (Nguyễn Duy Xuân). – RẰNG TỪ… (Tương Tri). – NGÀY MAI CON ĐI LẤY CHỒNG (Văn Công Hùng). – LÀNG RỀN (Bùi Văn Bồng). – Tro bụi buổi chiều (Da màu). – Tôi chỉ là rêu.
- Người gác cổng (Da màu). – Vai diễn nào cho em… (Tương Tri).  – DỌC MIỀN TRUNG (17) (NGuyễn Trọng Tạo).
- YÊU THỜI ĐỒ ĐỂU ( KỲ 99) (Nhật Tuấn).
- Hai ấn phẩm lưu hành bất hợp pháp (LĐ).
- Phát triển điện ảnh, không nên “dàn hàng ngang” (SGGP).  – Quy hoạch Điện ảnh: Không nên dàn trải, lãng phí (TQ). – Phải đề cao trách nhiệm và tấm lòng của các văn nghệ sĩ (PNTP).  – Điện ảnh – kết nối đam mê: Câu chuyện về những vai diễn nhí (VTV).
- Nhiều rạp chiếu phim chỉ được “cái mặt” đẹp (QĐND).
- Cấp thẻ hành nghề cho ca sĩ, người mẫu: Chiếc thẻ cần cho ai? (LĐ).
- NSƯT Minh Vượng: Những gì đánh đổi không vô nghĩa (PNTP).

GIÁO DỤC-KHOA HỌC
2- Mô hình trường học mới: Thiếu tự tin thí điểm (NLĐ).
- Thư gửi Bộ trưởng giáo dục… vài chục năm sau (TTC).
- Bình Định: Thiếu sách giáo khoa sau lũ (PNTP). =>
- Người thầy nặng gánh con chữ trên đôi chân tật nguyền (CAND).
- Nỗi đau của cô giáo vùng cao (NLĐ).
- Tân cử nhân: Chưa làm đã vòi đãi ngộ (MTG).
- Bưng cơm không lương, chủ cho ăn no để chiều đi học” (ĐCV).
- SV ĐH Hùng Vương TP.HCM “tố” hội đồng bảo vệ luận văn “lệch pha” (DV).
- Ông Hoàng Xuân Quế không chỉ “đạo văn” một người (Công lý/GD&TĐ).
- Bao nhiêu đường trong một lon Coca? (BBC).

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
- Sơn La: Một trẻ tử vong sau khi tiêm vaccine “Hib 5 trong 1” (VOV).  – Bệnh sởi trở lại (PNTP).
- Quá tải bệnh viện nhìn từ ngành y tế (ĐBND).
- Vụ nữ điều dưỡng bị đồng nghiệp đâm: Hồ sơ xin việc ghi “đủ sức khỏe làm việc” (LĐ).
- Người vô hình ở xứ sở Bạch Dương (BBC).  – Video: Người Việt nhập cư bất hợp pháp ở Nga.
2<- Lạc lõng giữa lưng trời – Kỳ 2: Những “thiên thần” côi cút (PNTP).
- Người Sài Gòn lại bì bõm sau cơn mưa trái mùa (VNN).
- Câu chuyện về tấm lòng giúp con lai người Việt tìm cha đẻ Mỹ (VOA).
- Tổ chức cứu trợ tìm cách ngăn nạn bóc lột nạn nhân bão Philippines (VOA). – Đi bộ gây quỹ ở California để giúp nạn nhân bão Philippines (RFA).
- Các ca lây nhiễm HIV mới gia tăng tại Đông Âu (VOA).

QUỐC TẾ 
foxnews- Syria sẽ tham gia hội nghị hòa bình (VOA).  – Quân đội Syria tái chiếm thị trấn chiến lược Deir Attiyeh (Tin tức). =>
- Iran – Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi ngưng bắn để bảo đảm thành công cho Hội nghị Geneve 2 (RFI).
- Iran mời IAEA đến thăm các vị trí hạt nhân (VOA).  – Iran tuyên bố không bao giờ ngưng tinh luyện uranium.
- Thủ Tướng Pakistan bổ nhiệm tân Tư lệnh Quân đội (VOA).
- 6 nhân viên cứu trợ Afghanistan bị sát hại (VOA).
- Ai Cập tố cáo các nhà hoạt động khích động biểu tình (VOA).
- NSA do thám G8 và G20 với sự trợ giúp của Canada (VOV).
- Sau Ukraina, Nga sẽ dồn ép tiếp Moldova, Gruzia? (VOA).
- Năm lý do tại sao người Nga chết sớm hơn người châu Âu (Kichbu).
- Thủ tướng Đức lập chính phủ liên minh với đảng Dân chủ Xã hội (RFI).
- Cựu Thủ tướng Berlusconi mất ghế trong Quốc hội Ý (VOA).  – Ông Berlusconi chưa chịu “đầu hàng” (NLĐ). – Ý: Berlusconi mất ghế Thượng nghị sĩ (RFI).
- Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc biểu quyết bất tín nhiệm (VOA).  – Thủ tướng Yingluck qua ải bất tín nhiệm (BBC).  – Biểu tình Bangkok ‘có thể sắp giải tán’.  – Biểu tình vẫn tiếp diễn tại Thái Lan (Tin tức).  – Biểu tình ở Thái Lan đã xảy ra đụng độ (TNNN/TP).  – Thái Lan: Bao giờ mới thấy Nụ cười? (TQ).  – Thử thách lớn nhất của bà Yingluck (NLĐ). – Thái Lan : Đảng Dân chủ và chiến lược giành lại chính quyền (RFI).

* Video:  + Bản tin video sáng 28-11-2013; + Biển Đông bão tố sau cơn dậy sóng biển Hoa Đông?; + Cuộc Sống Quanh Ta 27-11-2013; + Dịch lở mồm long móng lan truyền ở miền trung sau lũ lụt; + Mỹ điều B-52 thách thức vùng phòng không Trung Quốc; + Việt Nam sẽ phạt nặng ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trên mạng xã hội.

* VTV: + Chào buổi sáng – 28/11/2013;  + Điểm báo – 28/11/2013;  + Cuộc sống thường ngày – 28/11/2013;  + 360 độ Thể thao – 28/11/2013; + Tài chính tiêu dùng – 28/11/2013;  + Tài chính kinh doanh sáng – 28/11/2013;  + Tài chính kinh doanh trưa – 28/11/2013;  + Đối thoại chính sách – 27/11/2013;  + Tin quốc tế 17h – 28/11/2013;  + Thời sự 12h – 28/11/2013;  + Thời sự 19h – 28/11/2013.

Khi Mỹ bóp cò Thì Ngân Hàng Trung Quốc Sụp Đổ

Nhân việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ có Thống Đốc mới, điều này sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế của Trung Quốc và các nước châu Á, trong đó có Việt Nam như thế nào ?

Hôm Thứ Năm 14/11, bà Janet Yellen ra điều trần trước Ủy ban Ngân hàng của Thượng viện Hoa Kỳ. Đấy là thủ tục thông thường để Quốc hội biểu quyết và phê chuẩn đề nghị của Tổng thống là bổ nhiệm bà Yellen vào chức vụ Chủ tịch Hội đồng Dự trữ Liên bang, nôm na là làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, kể từ đầu năm tới.
Đang ngồi ghế Phó Thống đốc bên cạnh Chủ tịch Ben Bernanke sắp mãn nhiệm, Janet Yellen là kinh tế gia nổi tiếng, có ông chồng George Akerlof cũng là kinh tế gia, đã đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001. Bà sẽ là phụ nữ đầu tiên lên lãnh đạo hệ thống ngân hàng trung ương của nước Mỹ. Chuyện ấy đã hấp dẫn.
Hấp dẫn hơn vậy, giới nghiên cứu về đầu tư theo dõi rất sát cuộc điều trần, để từ chủ trương đường lối của bà Yellen mà dự đoán quyết định của Ngân hàng Trung ương Mỹ. Nhưng tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, lãnh đạo kinh tế và ngân hàng của Trung Quốc cũng nên chú ý tới chuyện này. Vì Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể vô tình làm sụp đổ hệ thống ngân hàng của Bắc Kinh và gây ra một vụ suy thoái kinh tế, tức là một vụ khủng hoảng chính trị.
Vô tình chiết liễu… liễu tan hoang.
Chúng ta phải đi từ đầu câu chuyện kinh tế mang ý nghĩa như một…. câu phú tử vi: “cố ý trồng hoa, hoa chẳng mọc!…”
Từ vụ khủng hoảng tài chánh năm 2008 rồi nạn suy trầm kinh tế 2008-2009 và sự hồi phục quá yếu ớt sau đó, Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ đã cắt lãi suất tới sàn. Thực tế là áp dụng “Chính sách ZIRP” – là lãi suất bằng số không. Tiếp theo là ba đợt bơm tiền qua một thuật lạ gọi là “quantitative easing” (nâng mức lưu hoạt tiền tệ có định lượng) vào Tháng 11 năm 2008, rồi Tháng 11 năm 2010 và Tháng Chín năm 2012. Quyết định lần thứ ba (QE3) có kích thước rất lớn là mỗi tháng bơm ra 85 tỷ đô la.
Nói cho dễ hiểu là làm cho kinh tế có tiền nhiều và rẻ hơn, với hy vọng giảm bớt và thu hồi lại nếu kinh tế phục hoạt, thất nghiệp giảm và lạm phát tăng…
Tháng Năm vừa qua, Chủ tịch Ben Bernanke thông báo là nhờ tình hình kinh tế khả quan hơn, Ngân hành Trung ương có thể “vuốt lại chính sách tiền tệ” – “tapering” – kể từ Tháng Chín. Nôm na là giảm bớt lượng tiền bơm ra hàng tháng và còn hút về lượng tiền đang lưu hành. Kết quả là tiền sẽ hiếm hơn nên lãi suất có thể tăng.
Chúng ta đụng vào một nghịch lý là tin mừng về kinh tế (chỉ dấu phục hoạt), lại dẫn tới tin buồn về tài chánh (làm tăng lãi suất ngân hàng và phân lời trái phiếu), khiến trị trường chứng khoán sụt giá mạnh. Và cả thế giới bị chấn động, vì sau nhiều năm tiền nhiều và rẻ khiến Mỹ kim sụt giá thì người ta đi vào một chu kỳ mới, là hối suất Mỹ kim sẽ tăng cùng lãi suất tại Hoa Kỳ. May là tình hình kinh tế Hoa Kỳ chưa khả quan, biện pháp thu hồi tiền tệ chưa được áp dụng.
Đấy là lúc giới đầu tư chú ý đến người sẽ lên thay ông Bernanke làm Thống đốc vào năm tới… Mà chuyện ấy liên quan gì tới Trung Quốc?
Thưa rằng vì trái đất hình tròn và đồng tiền biết lăn.
Đồng tiền mà nằm bên Mỹ thì ăn lời rất ít vì lãi suất quá thấp. Người khôn ngoan bèn vay tiền rất rẻ bên Mỹ để kiếm lời ở nơi cao giá nhờ có lãi suất cao hơn. Khôn nhất là các đấng con trời tại Bắc Kinh hay Thượng Hải, Hong Kong, Singapore, v.v….
Họ vay đô la rẻ tại Mỹ, chuyển sang đồng Nguyên, có cái tên rất bịp là “Nhân dân tệ”, Renminbi, dưới nhiều hình thức như đầu tư trực tiếp hay xuất cảng, để cho vay với lãi suất cao hơn. Phần sai biệt giữa hai lãi suất Hoa-Mỹ là mức lời bỏ túi. Thuật ngữ kinh tế gọi phép kinh doanh đó là “carry trade”, nếu dịch là “giao dịch lợi sai” hay “dung tư xáo lợi” thì cũng chẳng rõ nghĩa hơn!
Mà không chỉ có vậy.
Năm 2008, khi Hoa Kỳ cắt lãi suất thì cũng là lúc Trung Quốc ào ạt bơm tiền để kích thích kinh tế vì tình trạng co cụm của thị trường xuất cảng cả Âu lẫn Mỹ. Lãnh đạo xứ này bơm qua hai ngả là tín dụng và công chi. Vì đặc tính xã hội chủ nghĩa của xứ này là khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tín dụng từ hệ thống ngân hàng của nhà nước ưu tiên rót vào doanh nghiệp cũng của nhà nước, hay các công ty đầu tư địa phương do các cấp chính quyền địa phương lập ra.
Khối tín dụng tăng vọt từ những năm 2009 tạo ra phép ảo là kinh tế tăng trưởng mạnh khi toàn cầu đang bị suy trầm. Cái phép ảo còn kinh hại hơn vậy là nạn bong bóng đầu cơ trên thị trường gia cư địa ốc. Đất đai vốn thuộc quyền sở hữu của toàn dân, nhưng do nhà nước thống nhất quản lý. Và nhà nước phân quyền cho các địa phương tha hồ giành giật chia chác, vì đem lại 40% thu nhập ngân sách địa phương. Do đó, các ngân hàng của nhà nước, doanh nghiệp của nhà nước, cùng các đảng bộ ở địa phương thi nhau thổi bóng và tay chân cùng thân nhân của đảng viên cán bộ đều trở thành đại gia trong nền kinh tế ảo diệu này.
Khi núi nợ đã lên quá cao, lãnh đạo Bắc Kinh muốn kiểm soát hệ thống ngân hàng thì lại gặp một quy luật kinh tế khác, là “bít lỗ hà ra lỗ hổng”.
Đó là sự xuất hiện của các hình thức tín dụng ảo, là nghiệp vụ “shadow banking”, những hình thức đầu tư và cho vay mờ ám, thiếu sổ sách phân minh mà thừa rủi ro. Núi nợ tín dụng của Trung Quốc nay đã cao gấp đôi Tổng sản lượng nội địa và phân nửa là loại “ảo ảnh” sẽ bốc thành khói. Bên trong là những khoản tiền cho vay bằng kỹ thuật “carry trade”, vay tiền Mỹ với giá rẻ để tài trợ bằng loại tiền âm phủ là đồng Nguyên. Gọi là tiền âm phủ vì có giá trị của vàng mã.
Đấy là lúc chúng ta trở về với Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ.
Trong quá khứ, nhiều nước Đông Á cũng đã khôn ngoan như vậy là vay tiền rẻ của Mỹ theo loại tín dụng ngắn hạn để tài trợ các nghiệp vụ dài hạn. Khi Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ nâng lãi suất là nhà nhà đều lật đật rút tiền về Mỹ. Nạn “tư bản tháo chạy” như nước thủy triều đã gây ra vụ khủng hoảng tài chánh Đông Á vào năm 1997, dẫn tới suy thoái kinh tế 1998, và khủng hoảng ở nhiều nơi khác, kể cả Liên bang Nga.
Nhưng chính là vụ khủng hoảng đã khiến các nước Đông Á phải cải cách. Bị trước tiên mà sợ liều thuốc đắng, Thái Lan trì hoãn cải cách đến hơn chục năm mới thấy khá. Nam Hàn thì nuốt liều thuốc đắng và tháo gỡ vai trò của các tập đoàn “chaebol” – nguyên nghĩa là “tài phiệt” – nên sau khi chìm rất sâu thì đã bật lên rất mạnh.
Khi biến cố này bùng nổ vào đầu Tháng Bảy năm 1997, Bắc Kinh còn đang hồ hởi với vụ Hương Cảng hồi quy cố quốc trước đó một ngày. Và thời đó, kinh tế Trung Quốc chưa hội nhập vào thế giới hình tròn của “toàn cầu hóa”, của nền kinh tế “nhất thể hóa”. Ngày nay thì đã khác xưa.
Luồng tư bản nóng đã như thủy triều chảy vào Trung Quốc và nhờ định hướng của nhà nước, với màu sắc Trung Hoa, đã dẫn đến nạn đầu cơ và cho vay ảo. Khi Ngân hàng Hoa Kỳ điều chỉnh chính sách tiền tệ và nâng lãi suất, ta sẽ thấy thủy triều rút. Để lại đằng sau là những trái bóng bể, là ngân hàng vỡ nợ, là nạn suy thoái kinh tế. Vì vậy, chúng ta sẽ chứng kiến một sự lạ.
Đó là Hoa Kỳ bóp cò bên này, bên kia đại dương là hàng loạt bóng bể và ngân hàng phơi thây.
Hoa Kỳ không là thủ phạm, nhưng dân Trung Quốc vẫn là nạn nhân, chỉ vì lãnh đạo kiêu căng và tay chân thì tham lam tưởng bở. Phải chăng, “tham sân si” cũng là một quy luật kinh tế?
TS Nguyễn Xuân Nghĩa 
Theo Việt Thức 

2132. CUỘC “TẤN CÔNG NGOẠI GIAO” CỦA TRUNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 25/11/2013
TTXVN (Algiers 21/11)
Theo tạp chí “Tin Trung Hoa”, ba tháng vừa qua được đánh dấu bằng nhiều hoạt động của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Dấu ấn của Trung Quốc lại đậm nét hơn khi Chính quyền Obama, vì bế tắc trong vấn đề ngân sách liên bang, nên buộc phải hủy việc tham gia các hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bali ngày 1/10 và ASEAN ngày 10/10 tại Brunei.

Từ năm 2011, trong khi Washington chỉ trích ý đồ của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và hoạt động của “gián điệp mạng” Trung Quốc, làn gió cáo buộc đã chuyển hướng 180 độ. Tại Trung Quốc nở rộ các bài viết phê phán mạnh mẽ tính ích kỷ của Washington vì “đáng lẽ phải đảm nhận trách nhiệm đối với toàn cầu, song Mỹ lợi dụng vị thế siêu cường của mình để tìm cách tạo ra một đế chế riêng cho mình bằng cách áp đặt trật tự thế giới, kích động căng thẳng trong các khu vực và tranh chấp lãnh thổ, phát động chiến tranh dưới chiêu bài nói dối, đồng thời đẩy rủi ro tài chính sang người khác” (Tân Hoa Xã). Lối nói này của Tân Hoa Xã là không gì rõ ràng và trực diện hơn, đồng thời đánh dấu một sự tiến triển ít nhất cũng là trong cách hành văn so với trước đây. Khi đó Trung Quốc chỉ phê phán Mỹ bằng lời bóng gió, chẳng hạn như “thế giới vẫn luôn tìm cách hồi phục sau thảm họa kinh tế do giới tinh hoa Phố Wall gây ra, trong lúc các cuộc không kích và các vụ giết chóc trở thành chuyện thường ngày ở Iraq sau khi Washington huênh hoang đã giải phóng người Iraq khỏi ách độc tài”.
Cũng như ở châu Âu, những lời phê phán được tung ra từ các nước Đông Nam Á trong vụ bê bối nghe trộm của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), tuy nhiên với phương thức nhẹ nhàng hơn và ít thống nhất hơn vì Campuchia, Thái Lan và Myanmar tìm cách giảm nhẹ vụ việc. Trái lại, Bắc Kinh và Jakarta yêu cầu Canberra và Washington giải thích về hệ thống nghe trộm đặt trong các Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh, Bắc Kinh, Kuala Lumpur, Naypidaw và Bangkok như tờ “Sydney Morning Herald” tiết lộ. Ngày 1/11, các Đại sứ Mỹ và Australia tại Kuala Lumpur được Bộ Ngoại giao nước chủ nhà triệu lên. Hành vi đó cũng là một trong những yếu tố cho thấy Trung Quốc phản công chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á.
Nếu có khu vực nào trên thế giới nơi sự kình địch Mỹ-Trung diễn ra quyết liệt thì đó là Đông Nam Á vì trên thực tế, các mối quan hệ quốc tế trong khu vực dựa trên những điều trái ngược nhau mặc dù ở đây vẫn có sự khác biệt lớn. Có thể và ít nhất vào lúc này, những điều trái ngược nhau đó không “bổ sung cho nhau” mà hoàn toàn đối nghịch nhau. Washington và Bắc Kinh đều giương cờ của mình để tiến lên ở vùng đất rất chiến lược đối với cả hai này.
Đối với Washington, ngọn cờ an ninh và ổn định được tô điểm thêm bằng nhân quyền vốn là lý tưởng không thể phủ nhận nhưng thường bị chính Mỹ xâm phạm. Đối với Bắc Kinh, ngọn cờ lịch sử, văn hóa, thương mại và quyền lực tập trung và không thể chia cắt mang hương vị hệ thống chính trị của mình dựa trên nền tảng Lêninít nhưng được bổ sung chủ nghĩa tư bản nhà nước đậm mầu thương mại. Cả hai đều ngấm ngầm nuôi dưỡng ý đồ đế quốc và giầu hy vọng trước kho dầu mỏ ở khu vực này. Từ đó mới lộ ra tranh cãi ở Biển Đông và nỗ lực của cả hai người khổng lồ này để chinh phục các nước trong khu vực vốn không thống nhất với nhau.
Sau khi Washington hồi đầu năm 2012 tuyên bố xoay trục sang châu Á, đồng thời tổ chức tập trận và tăng thêm quân ở Australia và Singapore, với các dự án thương mại quy mô lớn trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng không để Trung Quốc tham gia, giờ là lúc của Trung Quốc khi thời của Mỹ dường như đã lùi xa, cộng với việc Bắc Kinh kêu gọi “phi Mỹ hóa” thế giới. Trong một loạt lời bình luận về “hồi kết của đồng USD” trong bối cảnh mối lo ngại đồng tiền Mỹ mất giá nghiêm trọng trong khi lượng dự trữ ngoại hối được Trung Quốc đầu tư vào trái phiếu liên bang Mỹ đến cuối tháng 9/2013 đã lên tới 1.268 tỷ USD trong tổng số 3.660 tỷ USD tổng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc (34,6%).
Ngày 3/10, Chủ tịch Tập Cận Bình là nguyên thủ nước ngoài đầu tiên được mời phát biểu trước Nghị viện Indonesia tại Jakarta. Thông điệp của ông rất rõ ràng và có hai dụng ý: trong lúc Trung Quốc chuẩn bị thúc đẩy với nhịp độ chưa từng thấy trao đổi thương mại với các nước ASEAN – với mục tiêu 1.000 tỷ USD vào năm 2020, không nên để các vấn đề về chủ quyền ở Biển Đông gây trở ngại. Tập Cận Bình cũng ký một hiệp định hợp tác trị giá 30 tỷ USD và đưa ra cam kết của Trung Quốc về khai thác khoáng sản và dự án hạ tầng.
Tại Malaysia, ý định của Bắc Kinh cũng rất rõ ràng: khẳng định ảnh hưởng văn hóa và kinh tế của Trung Quốc. Trong cuộc gặp nguyên thủ nhà nước Malaysia, Abdul Halim Mu’adzam, và Thủ tướng Nijib Razak ngày 4/10, Tập Cận Bình nói đến các chuyến thăm của Đô đốc Trịnh Hòa vào thế kỷ 15, với 5 lần đến Malacca. Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh đến ảnh hưởng lịch sử của Trung Quốc trong khu vực và tầm quan trọng đối với Bắc Kinh của các tuyến đường biển đi sang phía Tây, đến châu Phi và Trung Đông. Trao đổi thương mại song phương sẽ được nâng từ 95 tỷ USD vào năm 2013 lên 160 tỷ bắt đầu từ năm 2017. Điều này được Tập Cận Bình khẳng định trước 1.000 doanh nhân trong cuộc gặp gỡ với ông. Đồng thời, một kế hoạch 5 năm được xúc tiến để mở rộng hợp tác song phương về công nghệ, tài chính và dịch vụ. Việc thắt chặt mối quan hệ diễn ra trong khuôn khổ có từ trước của khu thương mại tự do giữa 6 nước ASEAN và Trung Quốc, được thành lập ngày 1/1/2010. Cách thức cởi mở và không mấy bắt buộc của hình thức hợp tác này khác hẳn với điều kiện rất chi li trong TPP của Mỹ, cộng với những đòi hỏi phải minh bạch và trong đó không có Trung Quốc.
Ngày 7/10, Tập Cận Bình có mặt ở Bali và đọc một bài phát biểu dài tại hội nghị thường niên các nước ven Thái Bình Dương (APEC) – bao gồm 21 nước và vùng lãnh thổ trong đó có Nga, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada, Papua New Guinea, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, 7 nước. ASEAN (Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Singapore, Malaysia, Indonesia, Brunei), Hong Kong, Đài Loan – với 40% dân số thế giới, 55% tổng sản phẩm quốc nội và 44% trao đổi thương mại của thế giới. Chủ tịch Trung Quốc không hề nói bóng gió đến sự vắng mặt của người đồng nhiệm Mỹ người được thay thế bằng Ngoại trưởng John Kerry – mà tập trung nhận xét về các cuộc cải cách đang diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc và sự cần thiết đối với nước này phải tăng cường mối quan hệ với các nước ven Thái Bình Dương. Trong lúc tình hình kinh tế của nhiều nước trong khu vực còn mong manh, phần lớn trong số đó hướng về Trung Quốc để có thể có được vốn và hợp tác mọi mặt như nước này đề xuất. Trái lại, sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ khiến việc thúc đẩy TPP bị trục trặc.
Lúc này, ngoài Singapore và Brunei là những nước thành viên sáng lập năm 2005, không một nước châu Á nào tham gia hiệp định của Mỹ. Việt Nam tiến hành thương lượng từ năm 2006, Malaysia từ năm 2010, Đài Loan và Nhật Bản từ năm 2013. Tại Ball, Hàn Quốc và Malaysia trả lời còn chờ xem. Không có một thông tin nào về ý định của Thái Lan cũng như Philippines. Indonesia nghiêng hẳn về phía Trung Quốc và chưa bao giờ tỏ ý quan tâm đến TPP. Có thể sự vắng mặt của Tổng thống Obama được cảm nhận nhiều nhất tại Jakarta trước cỗ xe lu tài chính Trung Quốc. Trong bầu không khí ảm đạm ít có lợi cho Mỹ đó, niềm an ủi đến từ người đồng minh cũ Singapore thông qua tiếng nói của Lý Hiển Long. Vị thủ tướng này, cũng giống như cha mình, thích thú khi nhắc lại rằng “không một nước nào có thể thay thế được cam kết của Mỹ ở châu Á, kể cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản”.
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Brunei, Thủ tướng Lý Khắc Cường là người đại diện cho Trung Quốc, trong khi John Kerry phát biểu thay mặt cho Washington. Một lần nữa, sự kình địch Mỹ-Trung lại thể hiện rất rõ. Cả hai nước quả thực đều đưa ra lập luận về phát triển và hợp tác theo chuẩn mực của mình. Trung Quốc rõ ràng bỏ xa Mỹ trong việc thiết lập một khu vực thương mại tự do. Trái lại, về vấn đề cũ liên quan đến yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông, căng thẳng là rất rõ ràng, đến mức 10 nước định tìm cách cân bằng mối quan hệ giữa hai người khổng lồ và tiến hành hai cuộc họp riêng, một với Trung Quốc và một với Mỹ.
Khi Washington định tìm cách thúc đẩy thống nhất hành động trong khu vực đối với Trung Quốc, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ can thiệp và nhắc lại yêu cầu của mình chỉ thương lượng song phương với các nước có tranh chấp. Lần này, Trung Quốc đi trước một bước. Từ giữa tháng 9/2013 tại Tô Châu, Bộ Ngoại giao bắt đầu thương lượng với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Việc này đã được chuẩn bị trong hai chuyến đi của Ngoại trưởng Vương Nghị, một đến Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei vào mùa Xuân và một trong tháng 8/2012 đến Malaysia, Lào, Campuchia và Việt Nam. Các cuộc thương lượng tiến triển rất chậm trên cơ sở “tuyên bố ứng xử” được ký tại Phnom Penh ngày 4/11/2002, khích lệ các bên kiềm chế, hiểu biết lẫn nhau và loại trừ khiêu khích và sử dụng vũ lực. Tuyên bố ứng xử xác định 5 lĩnh vực hợp tác (bảo vệ môi trường nghiên cứu biển, an ninh các tuyên đường giao thông và quyền tự do hàng hải, cứu nạn trên biển, đấu tranh chống tội phạm có tổ chức, cướp biển và buôn lậu các loại). Cho đến nay mới chỉ thành lập được 4 nhóm công tác nhưng không một dự án nào được thực hiện.
Tại Bangkok, tình hữu nghị Trung Quốc-Thái Lan được khẳng định trong khi ở Hà Nội, căng thẳng suy giảm nhưng vẫn còn hoài nghi. Là nhà kiến tạo thực sự một kế hoạch quốc tế đã được ông trình bầy tại Nam Ninh tháng 9/2013 và kế hoạch này được coi là xương sống của chiến dịch tấn công chớp nhoáng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, Thủ tướng Lý Khắc Cường đến Bangkok và Hà Nội. Tháng 5/2013, ông đi thăm Ấn Độ để tháo ngòi nổ tình hình căng thẳng ở biên giới và cũng vào tháng 9/2013 ông gặp Tổng thống Myanmar, Thein Sein, trong một cuộc gặp kéo dài.
Tại Thái Lan, Lý Khắc Cường ký 6 thỏa thuận với Thủ tướng nước chủ nhà Yingluck Shinawatra trong nhiều lĩnh vực: thương mại, hạ tầng, năng lượng và khai thác biển. Ngày 11/10, khi phát biểu trước nghị viện Thái Lan, ông hứa hẹn Trung Quốc sẽ mua thêm cao su và giúp nước này phát triển hệ thống tàu cao tốc hai làn đường để biến Thái Lan thành một trung tâm giao thông đường bộ khu vực kết nối với tỉnh Vân Nam của Trung Quốc qua Lào. Để thực hiện kế hoạch này, Thái Lan vay của Trung Quốc 70 tỷ USD. Thủ tướng Yingluck Shinawatra đề nghị sẽ trả từng phần bằng số gạo dư thừa của nông dân Thái Lan được Bangkok trợ giá cao hơn giá thị trường. Mọi thứ cho thấy Bắc Kinh sẽ chấp nhận đề nghị này. Trong chuyến thăm này, Lý Khắc Cường cùng Hoàng hậu Sirikit chủ trì lễ khai trương triển lãm về công nghệ tàu cao tốc Trung Quốc.
Cuộc chạy đua ngoại giao đường trường trên mọi phương diện của Lý Khắc Cường kết thúc ở Việt Nam vào ngày 16/10. Bối cảnh của chặng dừng chân này, với dấu ấn là một loạt cuộc tranh cãi lãnh thổ làm tổn hại mối quan hệ giữa hai bên từ giữa những năm 1970, chắc chắn ít dễ chịu hơn đối với Thủ tướng Trung Quốc. Nhưng thiện chí của cả hai bên muốn làm dịu căng thẳng tích tụ từ năm 2011 là rất rõ ràng. Chiến lược của Trung Quốc thể hiện trong các tuyên bố của mình là không thay đổi: gạt sang một bên các yêu sách về lãnh thổ cần giải quyết về dài hạn và trên phương diện song phương, đồng thời nỗ lực trong hợp tác kinh tế. Mọi việc đã được chuẩn bị trước trong các chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 6/2013 của Chủ tịch Việt Nam, Trương Tấn Sang, và Nam Ninh của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lý Khắc Cường và người đồng nhiệm Việt Nam thông báo hai nước đã thành lập một nhóm công tác để cải thiện cơ sở hạ tầng, phối hợp về tài chính và hợp tác trên lĩnh vực biển trong Vịnh Bắc Bộ, xoay quanh các thỏa thuận song phương được kín đáo ký kết trong chuyến thăm năm 2011 của Tập Cận Bình lúc đó còn là Phó Chủ tịch. Nhưng không phải không có ý nghĩa khi nói rằng Lý Khắc Cường đến Hà Nội vào lúc diễn ra lễ quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người theo chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và có cuộc đời khiến người khác nhớ lại những biến động lớn của đất nước, mối quan hệ đôi khi vấp váp với Trung Quốc, nơi ông từng sống lưu vong trong thời kỳ thực dân Pháp. Gần đây, Tướng Giáp lưu ý các chính trị gia Việt Nam về sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tại Myanmar, Bắc Kinh chủ trương thực hiện chính sách thực tiễn, còn Philippines bị trừng phạt. Chiến dịch quy mô mà Trung Quốc tiến hành tại các nước Đông Nam Á – vốn là sân sau từ lâu của nước này – có thể sẽ không trọn vẹn nếu không có cuộc gặp giữa Lý Khắc Cường và Tổng thống Myanmar, Thein Sein, ngày 2/9 tại Nam Ninh. Cuộc hội kiến diễn ra trong bối cảnh tại vùng đất có tính chiến lược đối với Trung Quốc này – với đường ống dẫn dầu nối tỉnh Vân Nam với vịnh Bengal, bỏ qua Eo biển Malacca và tránh được con đường vòng qua Biển Đông – ảnh hưởng của Trung Quốc đang mất dần từ khi Myanmar phát đi tín hiệu mở cửa, từ đó cho phép phương Tây, cụ thể là Mỹ, dần lấy lại ảnh hưởng của mình.
Trong bối cảnh đảo lộn đó, đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar giảm mạnh do ít nhiều bị tác động bởi sự thay đổi chính trị và làn sóng phản kháng của xã hội dân sự đối với các dự án thủy điện quy mô lớn hay khai khoáng, như mỏ đồng tại Letpadaung ngừng hoạt động từ một năm nay và đập chắn nước Myitsone, nơi Trung Quốc đã đầu tư 3,6 tỷ USD và việc xây dựng bị dừng lại từ năm 2011. Thêm vào đó là tình hình không chắc chắn dọc theo 2.210 km đường biên giới chung, trở nên phức tạp hơn do các vấn đề sắc tộc và ký ức về thời kỳ hỗn loạn với các đội quân vũ trang tư nhân, trong đó một phần trước đây được Trung Quốc tài trợ. Cách đây không lâu, các đội quân này là nỗi ám ảnh của giới quân sự cầm quyền và bị đàn áp không thương tiếc. Tình hình càng nhậy cảm hơn đối với Bắc Kinh khi các vùng biên giới ở phía Đông Mandalay có rất đông người Trung Quốc sinh sống, vốn là thương nhân mới di cư sang, và người Myanmar gốc Trung Quốc, con cháu của người di cư sau khi nhà Minh sụp đổ (thế kỷ 17). Trước tình hình rối rắm đó, nhưng ý thức được sự được mất về phương diện chiến lược nẩy sinh từ Myanmar, Bắc Kinh quyết tâm lấy lại ảnh hưởng đã bị sứt mẻ của mình. Bộ chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc chấp nhận chạy đua với phương Tây và thay đổi chính sách như một “cơ hội” và sẽ nỗ lực giảm thiểu hệ quả xấu do việc kiểm soát đất nước quá chặt chẽ, năng lực yếu kém của các nhà ngoại giao được cử đến Myanmar, và điều chỉnh các nhà đầu tư của mình nếu cần thiết.
Cần tin rằng hành động của Trung Quốc, được tiến hành trong dài hạn và xoay quanh lợi ích và ván cá cược cốt yếu của mình, sẽ không đi trệch hướng đã định. Chắc chắn phương pháp này sẽ mang lại kết quả vì đã từng khiến phương Tây nhiều phen phải lao đao, được minh chứng qua các phân tích với nhãn quan một chiều theo đó mối quan hệ quốc tế trong khu vực là một cuộc chơi được mất ngang nhau. Trong khi chỉ cách đây không lâu, Trung Quốc cáo buộc xã hội dân sự và phe đối lập vào hùa với nhóm quân sự cầm quyền, nhưng bây giờ nói sẵn sàng đối thoại với tất cả các bên, kể cả Liên đoàn dân chủ quốc gia. Khi đến thăm Nghị viện châu Âu ngày 23/10 để nhận giải thưởng Sakharov được các nghị sĩ trao cho bà năm 1990, Aung San Suu Kyi phân tích một cách rất thực tiễn mối quan hệ giữa Myanmar và Trung Quốc, cẩn thận tránh phê phán chế độ Bắc Kinh, đồng thời khích lệ các nghị sĩ tiếp tục gây áp lực với các nhà lãnh đạo nước mình.
Thái độ lạc quan của Trung Quốc thể hiện qua cuộc tấn công ngoại giao dường như có vẻ là một cuộc phản công chống lại việc Mỹ vào năm 2012 quyết định xoay trục sang châu Á. Nhưng thái độ lạc quan của Trung Quốc không được trọn vẹn do bất đồng sâu sắc với Philippines. Trong câu chuyện này, chắc chắn Mỹ ủng hộ người đồng minh Philippines, nước đầu tiên trong lịch sử tiến hành kiện Trung Quốc lên Tòa án quốc tế về luật biển, vì nhiều lý do, trong đó có tình hình căng thẳng liên quan đến bãi cạn Scarborough. Trong cả thời kỳ sôi động dân chủ bắt đầu từ khi êkíp mới lên nắm quyền vào tháng 3/2013 và vừa kết thúc bằng việc hai nhân vật hàng đầu trong Thường vụ Bộ chính trị chỉ trong chưa đầy hai tuần lễ đã tham dự hai hội nghị thượng đỉnh quốc tế và đi thăm 4 nước Đông Nam Á, Bắc Kinh cố tình bỏ qua Manila. Bộ chính trị và phe dân tộc chủ nghĩa trong dư luận nhanh chóng huy động lực lượng về các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và nhận thấy sáng kiến của Philippines là một tội “phạm thượng”. Tháng 9/2013, Bắc Kinh cho Tổng thống Benigno Aquino biết rằng ông sẽ không được hoan nghênh tại Hội chợ thương mại hàng năm của các nước Đông Nam Á tại Nam Ninh, sau khi ông từ chối rút đơn kiện. Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị, thận trọng tránh đến Manila trong chuyến công du của ông vào mùa Xuân và mùa Thu năm 2013.
Theo ông Paul Reichier, thuộc Cabinet Foley Hoag và là người được Philippines thuê để đại diện cho mình tại Tòa án quốc tế do Trung Quốc quyết định không tham gia vụ kiện nên việc xét xử có thể sẽ diễn ra vào khoảng từ tháng 4 đến háng 10/2014. Theo vị luật sư người Mỹ này, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Spratley (Trường Sa của Việt Nam) và bãi cạn Scarborough là không có cơ sở – vì đây không phải là các hòn đảo nhỏ – và Manila có thể sẽ thắng kiện. Trả lời câu hỏi của tờ “Wall Street Journal”, Reichler cho rằng Trung Quốc do cố bám lấy hình ảnh cường quốc chống đế quốc nhưng thân thiện của mình nên có thể sẽ tuân thủ phán quyết, như những gì từng xẩy ra trong 95% các vụ kiện được Tòa án quốc tế thụ lý. Tuy nhiên, điều đáng nhớ là Đảng Cộng sản Trung Quốc không dễ chấp nhận để cho hình ảnh của mình bị sứt mẻ ở trong nước./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét