Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC KHÔNG PHẢI ĐẶC QUYỀN CỦA RIÊNG AI & Nhân quyền…mồm

LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC KHÔNG PHẢI ĐẶC QUYỀN CỦA RIÊNG AI

Vương Trí Dũng
Quản lý đất nước – không phải đặc quyền riêng một nhóm người
Tổng thống Mỹ Ronald Reagan là một diễn viên. Tổng thống Nga Putin là một điệp viên KGB. Thủ tướng Đức Angela Merkel là nhà vật lý. Có biết bao nhiêu thí dụ chứng minh rằng quản lý nhà nước không phải là nghề riêng của một nhóm người nào đó. Không chỉ những người làm chính trị mới mới được đặc quyền quản lý nhà nước. Vậy mà ở Việt Nam chỉ có đảng cộng sản mới có quyền lãnh đạo đất nước. Quyền lãnh đạo được đảng cộng sản hiến định trong Hiến pháp. Tuy vậy chỉ một nhóm rất nhỏ trong số hơn ba triệu đảng viên cộng sản mới thực sự được tham gia bộ máy điều hành đất nước. Thật phi lý.
Lớp bồi bút
Điều phi lý đó đang bị xã hội lên án. Trong thời gian góp ý sửa đổi Hiến pháp vừa qua, hàng trăm ngàn nhân sỹ trí thức học sinh sinh viên đã cất tiếng nói mạnh mẽ đòi hủy bỏ điều 4 Hiến pháp ghi quyền lãnh đạo đất nước chỉ dành riêng cho đảng cộng sản. Nhà cầm quyền hiện thời đã gọi họ là “Thế lực thù địch”.
Nhiều người nghiên cứu trong các lĩnh vực văn học, toán học, vật lý, công nghệ và kỹ thuật đã tham gia góp ý sửa đổi Hiến pháp cũng như phản biện đối với các chính sách của chính quyền. Đó là quyền lợi và nghĩa vụ đương nhiên của một công dân. Việc tự do thể hiện chính kiến là một tiêu chuẩn dân chủ sơ đẳng. Thế nhưng một số người bảo vệ sự độc trị của đảng cộng sản đã phản ứng một cách rất hoang dã:
1. Một cách hàm hồ, họ gọi những người phản đối sự độc trị của đảng cộng sản là “Thế lực thù địch” và cố tình gán ghép đấy là “Thế lực thù địch” với Tổ quốc. Để từ đó áp dụng những biện pháp trấn áp bao gồm cả tù đày khủng bố. Ngang nhiên trắng trợn, họ tự đồng nhất đảng cộng sản với Tổ quốc.
2. Họ chê bai những trí thức tham gia phản biện là dốt kém chuyên môn mà lại đi phán chuyện chính trị. Họ cho rằng các chuyên gia trong lĩnh vực văn học, toán học và các khoa học khác không đủ trình độ để bàn luận chính sách lãnh đạo quản lý đất nước. Theo cách nhìn của họ thì chỉ những người đang nằm trong đội ngũ cầm quyền hiện nay mới xứng đáng để nói về chính sách quản lý nhà nước, bất chấp trước đó họ xuất thân từ nghề gì.
3. Đi xa hơn, một số còn bảo vệ mù quáng cho chính sách lệ thuộc vào người láng giềng phương Bắc. Họ chửi bới miệt thị tất cả những ai thể hiện chính kiến độc lập tự chủ với Trung Quốc. Vô tình hay cố ý họ đã trở thành lớp bồi bút bảo vệ sự “Bắc thuộc”.
4. Trong số đó, không loại trừ là có cả những người Tàu đang sống đầy rẫy trên khắp đất nước Việt Nam, đã lập ra các trang mạng để đả kích lăng nhục với tất cả những ai muốn có chính sách không phụ thuộc vàoTrung Quốc.
Lãnh đạo đất nước không thể là đặc quyền riêng của đảng cộng sản. Bảo vệ đảng cộng sản là tùy chính kiến từng người. Nhưng vì nó mà biến mình thành bồi bút phục vụ ngoại bang thì không chỉ nhục nhã mà còn có tội với Tổ quốc. Thật là nguy hiểm khi trong lòng đất nước chúng ta lại đang hình thành lớp bồi bút như vậy.
V.T.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

VÌ SAO LŨ KÉP THIÊN TAI VÀ NHÂN TAI Ở MIỀN TRUNG

Tô Văn Trường
(Bài viết cho Hội thảo của Chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 của Bộ Khoa học và Công nghệ )
Chưa bao giờ dân ta lại thấy thấm thía như bây giờ câu nói đúc kết kinh nghiệm ngàn đời của ông cha ta khi xếp thứ tự bốn loại tai họa: thủy, hỏa, đạo, tặc. Năm nay, đang nổi lên vấn đề thời sự là miền Trung dù đã được chuẩn bị ứng phó vẫn bị thiệt hại về người và của do ảnh hưởng của bão lũ và việc xả lũ của các nhà máy thủy điện. Lũ chồng lên lũ, người dân phải gồng mình chống lũ kép thiên tài và nhân tai.
Theo báo Tuổi Trẻ sáng 22 tháng 11, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói: “Theo thống kê của các địa phương, thiệt hại rất đau xót khi có tới 43 người chết, 4 người mất tích, 70 người bị thương, trên 400 căn nhà bị sập, hàng trăm nghìn căn nhà bị ngập, 400.000 gia cầm chết, 30.000 gia súc chết… Diện tích lúa và hoa màu bị ngập rất lớn”.
Chia sẻ với đau thương mất mát của đồng bào miền Trung, nhưng trên mạng xã hội, nhiều ý kiến không đồng tình với phát biểu của Phó Thủ tướng cho rằng: “Đến nay, chưa có báo cáo nào nói có hồ nào đó xả lũ sai quy trình và các địa phương có hồ chứa đều khẳng định như vậy"!
Nhà thơ Thái Bá Tân viết:
“Phó thủ tướng cho biết
Việc xã lũ vừa rồi
Đúng qui trình, chỉ tại
Nước lớn quá mà thôi.
Thế thì chỉ biết nói
Thủy điện luôn thông minh,
Chỉ dân ta ngu dốt,
Chết không đúng qui trình”.
Khách quan nhận xét, nếu chỉ căn cứ vào các báo cáo thì phát biểu của Phó thủ tướng không sai, nhưng thực tế có đúng như vậy không, cần được giải đáp. Trong chương trình nghiên cứu khoa học KC08/11-15 của Bộ Khoa học & Công nghệ có một số đề tài nghiên cứu về thiên tai bão lũ ở miền Trung, tiếc rằng đang trong quá trình thực hiện nên chưa có đủ cơ sở dữ liệu và kết quả tính toán để “mổ xẻ” cho thấu đáo vấn đề nói trên. Trong phạm vi hiểu biết hạn hẹp của mình, tôi cố gắng lý giải dưới góc nhìn khách quan và khoa học trên nguyên tắc là dù quy trình vận hành xả lũ đã được phê duyệt nhưng thực tế gây thảm họa cho người dân ở hạ du thì vẫn cần phải xem xét, đánh giá lại quy trình.
Bài toán an ninh năng lượng quốc gia và thủy điện
Để phát triển kinh tế xã hội bền vững, ngành điện cần đi trước một bước. Nguồn năng lượng điện ở Việt Nam từ trước đến bây giờ vẫn chủ yếu dựa vào các nguồn nhiên liệu chính là than đá, khí (nhiệt điện) và nước mặt ở các dòng sông (thủy điện), trong đó nguồn thủy điện luôn duy trì tỉ trọng lớn khoảng gần 40% trong cơ cấu nguồn điện ở Việt Nam từ trước đến nay.
Trong bài toán năng lượng của nước ta, thủy điện luôn được đánh giá cao vì giá thành tương đối rẻ, năng lượng sạch có khả năng tái tạo, dễ điều chỉnh nên thường được sử dụng để phủ đỉnh trong sơ đồ phát điện. Bởi thế, hầu hết các công trình thủy điện lớn và vừa đã và đang được khai thác triệt để ở nước ta là điều dễ hiểu.
Trong lưới điện của bất cứ quốc gia nào, người ta đều phải tính toán để có nhiều chủng loại các nhà máy điện khác nhau để đề phòng sự cố và quá lệ thuộc vào một loại nguyên nhiên liệu đầu vào nào đó. Cụ thể là phải có thủy điện để phòng khi giá dầu biến động, có nhiệt điện phòng khi khô hạn. Ở Việt Nam, trước đây chỉ phổ biến nhiệt điện chạy than, nhiệt điện chạy dầu, sau đó, có thêm các nhà máy turbine khí hỗn hợp, đặc biệt là thủy điện chiếm khoảng gần 40%. Nguyên tắc khi thiết kế các nhà máy thủy điện lớn nằm trong hệ thống điện quốc gia thường chọn tần suất thiết kế đảm bảo 95% có nghĩa là 20 năm bình quân mới có 1 lần thiếu nước so với công suất được đưa vào cân bằng hệ thống điện. Bởi vậy, không thể đổ thừa mỗi khi không đủ nguồn nước là do ông Trời. Do khâu tổ chức thiếu nhất quán, chưa định lượng hóa lợi ích mang lại cho các ngành theo phương án vận hành điều tiết cho cấp điện, cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp, và duy trì dòng chảy tối thiểu, cho đến nay mới phê duyệt được quy trình vận hành liên hồ chứa về xả lũ của một số lưu vực quan trọng. Ngay liên hồ chứa Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang (chưa kể thêm hồ chứa Sơn La) đến nay, vẫn chưa phê duyệt quy trình vận hành cho bài toán mùa cạn.
Hiện nay công suất đỉnh khoảng hơn 18000 MW, tức là chưa tới 20000 MW. Mỗi năm nếu EVN chỉ đưa vào được khoảng 2000 MW, tức 10%, thì chắc chắn thiếu điện, do tốc độ tăng trưởng thương phẩm khoảng 15%/năm. Muốn có an ninh năng lượng, hay nói cách cụ thể hơn là an ninh điện năng, cần phải đẩy mạnh tiến độ xây dựng và chất lượng của các nhà máy điện. Thời gian vừa qua, công luận bức xúc về thiếu điện còn do nguyên nhân nhiều dự án dàn trải, tốc độ xây dựng chậm trễ, một số chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, sự yếu kém và thiếu kinh nghiệm trong các khâu thủ tục đấu thầu, v.v. Nhiều dự án kinh tế trọng điểm liên quan đến tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng phần lớn do Trung Quốc thắng thầu thực hiện theo EPC bao gồm toàn bộ từ thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư xây lắp. Các nhà máy nhiệt điện ở Cẩm Phả, Hải Phòng do Trung Quốc thi công chậm trễ so với kế hoạch đến hơn 20 tháng lại thường xuyên gặp sự cố kỹ thuật! Chi phí khâu phát điện thường chiếm đến 72% lại chưa có khung giá phát điện chuẩn nhiều nhà máy nhiệt điện xây xong chưa ký được hợp đồng mua bán với EVN.
Quy hoạch phát triển thủy điện trong khi tiềm năng sắp cạn
Nhìn chung cả nước, quy hoạch ngành năng lượng rất nhiều nhưng lại rất thiếu: ngành điện, than và dầu khí đều có quy hoạch riêng nhưng thiếu một quy hoạch tổng thể cho toàn ngành năng lượng. Ở cấp độ địa phương, quy hoạch lại bị chồng chéo, đặc biệt ở quy hoạch thủy điện nhỏ, các địa phương cấp phép xây dựng thủy điện nhỏ vô tội vạ nhằm thu hút vốn đầu tư và thu thuế cho địa phương. Sự chậm chễ trong tiến độ đưa vào vận hành các công trình điện (nhà máy, đường dây, trạm...): theo các thống kê trong những năm gần đây gần như 100% các nhà máy điện đưa vào hệ thống chậm hơn một vài năm so với kế hoạch.
Chúng ta đều biết điện sử dụng bằng điện sản xuất cộng điện nhập khẩu trừ đi điện tiết kiệm. Phương trình này đơn giản nhưng không phải là bài toán dễ giải. Thủy điện là nguồn điện rẻ, sạch, có khả năng tái tạo nên các quốc gia có tiềm năng về thủy thế, nguồn nước đều ưu tiên coi trọng thủy điện. Tuy nhiên, nhìn tổng thể bài toán cơ cấu nguồn điện năng của nước ta thì thủy điện chiếm tỉ lệ quá cao trong tổng sơ đồ điện. Thủy điện đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng tác động đến môi trường cũng không nhỏ, phải di dân tái định cư, thay đổi dòng chảy tự nhiên, môi trường sinh thái động thực vật, đa dạng sinh học, đặc biệt tàn phá rừng.
Tiềm năng lý thuyết thủy điện Việt Nam khoảng 75.000 MW, tiềm năng kỹ thuật khoảng 31.000 MW và tiềm năng kinh tế - kỹ thuật khoảng 20.000 MW. Năm 2001, công suất max hệ thống khoảng 6.000 MW nhưng đến năm 2009 con số này đã là khoảng 14.000 MW (trung bình tăng 1.000 MW/năm với tỉ lệ tăng khoảng 12%/năm), trong đó thủy điện chiếm 6.500 MW. Hiện tại, công suất thủy điện trong hệ thống khoảng 11.000 MW. Dự báo đến các năm 2020 và 2030, tổng công suất hệ thống là khoảng 75.000 MW và 150.000 MW, trong đó thủy điện tương ứng là 17.000 MW (23%) và 18.000 MW (12%).
Như vậy, rõ ràng là trong giai đoạn 2001-2010, một thập niên bùng nổ thủy điện, gần như tiềm năng kinh tế - kỹ thuật nguồn thủy điện đã được khai thác rất lớn. Trong những năm tiếp sau 2010, chỉ còn một vài dự án lớn như Sơn La 2.400 MW, Lai Châu 1.200 MW cùng một số thủy điện vừa và nhỏ khoảng 2.100 MW sẽ được khai thác đến năm 2015 là gần như hết tiềm năng thủy điện Việt Nam. Chỉ còn lại một ít dự án thủy điện tích năng sẽ được tiếp tục khai thác sau năm 2020.
Mặc dù vai trò nguồn thủy điện trong cơ cấu nguồn điện chiếm tỉ trọng lớn nhưng việc đầu tư cho công tác quy hoạch chưa tương xứng với tiềm năng. Đối với quy hoạch tổng sơ đồ điện, từ trước đến nay đã qua 7 kỳ quy hoạch và nhiều lần hiệu chỉnh quy hoạch, việc quy hoạch chủ yếu dựa trên tiêu chí tối ưu chi phí đầu tư và vận hành hệ thống điện, theo nhu cầu năng lượng của quốc gia song lại không chú trọng tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường. Chi phí cho một kỳ quy hoạch tổng sơ đồ phát triển điện quốc gia (5 năm/lần) rất hạn chế nên khó đáp ứng cho việc đánh giá tác động môi trường từ các dự án nguồn, trong đó có thủy điện. Việc đánh giá tác động môi trường lại được “lồng ghép” cho quy hoạch từng dự án cụ thể hoặc đánh giá chung chung khi lập quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch cấp tỉnh nên chất lượng rất hạn chế.
Đối với quy hoạch thủy điện theo lưu vực sông, chỉ một số ít có quy hoạch cụ thể và cũng chỉ có các dự án trên 30 MW mới được xem xét. Một số lưu vực trước đây khi lập quy hoạch, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có thuê tư vấn nước ngoài lập với chi phí đáng kể thì vấn đề môi trường được đánh giá khá chi tiết và có khuyến cáo cụ thể khi xếp hạng ưu tiên khai thác, hay nói cách khác là các dự án được xếp hạng theo tiêu chí kinh tế, kỹ thuật, môi trường. Đối với quy hoạch thủy điện vừa và nhỏ thì được cấp tỉnh phê duyệt, nội dung nghiên cứu quy hoạch cũng chưa chú trọng nhiều đến vấn đề môi trường.
Con người gánh trọn hậu quả
Các tác động của thủy điện thì ai cũng nhìn thấy, cả mặt lợi và hại. Xét trên tổng thể nền kinh tế quốc gia, nhu cầu năng lượng quốc gia, việc khai thác thủy điện để cung cấp năng lượng là tốt vì đây là nguồn năng lượng tái sinh. Vấn đề của Việt Nam là con người, kể cả người thực hiện, chủ đầu tư và người quản lý. Có một lỗ hổng trong quy trình quản lý nên việc quản lý, cấp phép và giám sát môi trường chưa chặt chẽ dẫn đến các tác động ngoài mong muốn mà một bên không thể dễ dàng nhận trách nhiệm. Một số tác động gần đây như lũ tăng bất thường, động đất kích thích, vỡ đập, phá rừng, biến đổi sinh thái và hình thái hạ lưu sông… là kết cục tất yếu của một quá trình lâu dài hơn 10 năm khai thác thủy điện nhưng các chế tài chưa phù hợp với phong trào “nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện”.
Nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại môi trường quá mức từ các dự án thủy điện là do chúng ta chưa có tiêu chí đánh giá lựa chọn dự án khai thác tổng thể theo sự tiến bộ về nhận thức của xã hội, nghĩa là chỉ có tiêu chí kinh tế - kỹ thuật mà chưa có tiêu chí kinh tế - môi trường - kỹ thuật. Dự án để được triển khai phải có tên trong quy hoạch (tổng sơ đồ điện quốc gia và quy hoạch thủy điện tỉnh). Trong thực tế, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) có chất lượng chưa tốt do hạn chế ở khâu kinh phí, nguồn nhân lực (kể cả những người lập báo cáo lẫn hội đồng xét duyệt). Chính sự dễ dãi, thậm chí lơi lỏng trong giám sát, đã bắt môi trường tự nhiên và người dân phải hứng chịu mọi hậu quả.
Lời nguyền tài nguyên có câu “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, ngẫm suy thật chuẩn xác vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ hại với môi trường sinh thái tự nhiên. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, sự tiếp tay của những phần tử thoái hóa trong chính quyền thì việc phát triển thủy điện tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia, chính là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi…, phá hủy các cơ sở hạ tầng, làm nhiều người bị rơi vào cảnh màn trời chiếu đất, đặc biệt là cướp đi biết bao sinh mạng của người dân vô tội.
Rừng là bộ phận kết cấu hạ tầng sinh thái của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nhận xét, không có thủy điện vẫn có giải pháp khác thay thế, còn khi mất rừng là mất tất cả! Ước tính mỗi MW thủy điện , ngốn hết hơn 10 ha rừng.
clip_image001
Nhiều khu vực ở TP. Huế bị lũ nhấn chìm. Ảnh: Dân Việt
Đặc điểm của miền Trung
Miền Trung với đặc điểm các con sông đều ngắn, dốc, lưu vực nhỏ nên đỉnh lũ nhọn, hễ mưa lớn hầu như sẽ có lũ. Địa hình miền Trung hẹp ngang, có nơi chỉ 40 km, dãy Trường sơn kéo dài từ Bắc vào Nam, có nơi núi đâm ra tới biển (Đèo Cả, đèo Hải Vân); địa hình không có vùng trung du nên lũ tập trung rất nhanh. Các cửa sông luôn bị đưa lên phía Bắc do tác động của dòng hải lưu gần bờ và bị bồi lấp bởi gió mùa Đông Bắc. Hàng năm, chịu ảnh hưởng trung bình 6-7 cơn bão, có năm lên tới 10 cơn bão với lượng mưa kéo dài từ tháng 6- tháng 12 .
Các trung tâm kinh tế-xã hội ở miền Trung đều tập trung ở các vùng ven biển thường xuyên bị ngập lụt khi có lũ lớn, đặc biệt khi có lũ kết hợp triều cường; đường quốc lộ 1 và đường sắt chạy dài từ Bắc vào Nam như một tuyến đê ngăn lũ, chênh lệch mực nước giữa thượng và hạ lưu khi có lũ lên tới 2,3 m.
Mỗi khi lũ lụt xảy ra, gây thiệt hại lớn, người ta thường đổ cho nguyên nhân chính là do mưa lớn/thiên tai xảy ra trong năm nay quá đặc biệt so với nhiều năm. Rồi sẽ hứa là rà lại qui trình một cách nghiêm khắc, nâng cao công tác dự báo, v.v.
Chỉ tính riêng số công trình thuỷ lợi các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá tới Khánh Hoà có 2.855 hồ chứa, 2.524 đập dâng và đê các loại 3.535 km. Các công trình này được xây dựng qua nhiều thời kỳ, đã xuống cấp, phần lớn không có dung tích phòng lũ. Riêng các công trình được đầu tư sửa chữa bằng nguồn vốn vay  của ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Á Châu (ADB) hoặc trái phiếu Chính phủ thì còn đảm bảo chống lũ theo tần xuất thiết kế.
Vì sao năm nay Miền Trung bị thiệt hại do lũ?
Nhìn lại năm 1999, miền Trung thực sự bị lũ lịch sử gây ra thảm họa thiên tai cả về người và của. Năm nay (2013) lũ nhỏ hơn năm 1999, ngoại trừ một vài nơi có lũ lớn như Quảng Bình, Quảng Ngãi, v.v. Năm 1999 thời gian mưa 5 ngày với lượng mưa đến 1700 mm. Năm nay, lượng mưa chủ yếu từ 24-48 giờ với lượng mưa 800 mm. Các trạm đo An Chí, Ba Thê, Minh Long cho thấy cường độ mưa rất lớn hơn 100 mm/giờ. Sông Trà Khúc vượt lũ lịch sử do cường độ mưa quá cấp tập.
Nguyên nhân gây ra lũ là các trận bão liên tiếp từ cơn bão số 10 đến 15 và áp thấp nhiệt đới gây ra cường độ mưa lớn và liên tục. Lư ợng mưa gây ra bởi ảnh hưởng của các cơn bão này cũng rất lớn, trong đó có những vùng như Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Phú Yên, Bình Định có những trận mưa lên tới 500-600 mm tập trung trong vòng có 1-2 ngày. Có thể thấy đây là nguyên nhân chính gây lên tình hình ngập úng nặng tại miền Trung vừa qua. Cũng do mưa lớn kéo dài liên tục, vừa dứt đợt trước lại tiếp tục có đợt mưa mới nên lượng nước sẵn có trên bề mặt, trong các sông suối, kênh mương chưa kịp tiêu thoát hết. Chịu tác động tương tự là các hồ chứa, lượng nước về hồ chưa kịp xả hết lại đón nhận đợt lũ tiếp theo.
Do nguyên nhân mưa lớn kéo dài, chính quyền và nhân dân phải liên tục đối phó trong tình trạng khó khăn về mọi mặt, giao thông, liên lạc bị chia cắt, năng lượng không đảm bảo, nhu yếu phẩm khó khăn, khiến cho công tác ứng phó gặp nhiều khó khăn và thiệt hại tăng lên rất nhiều.
Mặt khác, rừng đầu nguồn bị khai thác nhiều, không còn là vùng đệm và khả năng điều hòa dòng chảy. Cơ sở hạ tầng phát triển không theo quy hoạch, nhiều vật cản kể cả đường giao thông làm cho khả năng thoát lũ chậm. Một số cửa sông bị bồi lấp như cửa Đại (Vu Gia - Thu Bồn), cửa Lở (Trà Khúc), cửa Đà Rằng (sông Ba) làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ làm thời gian lũ ngập lâu hơn và mực nước lũ cao hơn.
Các hồ chứa thủy điện, thủy lợi ở miền Trung không có khả năng chống lũ chính vụ mà chỉ tham gia chống lũ sớm và lũ muộn. Khác hẳn với lưu vực sông Hồng là các hồ chứa như Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Thác Bà đều tham gia chống lũ chính vụ.
Hệ thống công trình hồ chứa ở miền Trung khi thiết kế và thi công, hầu hết chỉ coi trọng nhu cầu phát điện, không có dung tích phòng lũ hữu hiệu. Chất lượng công tác dự báo kém cho nên quy trình vận hành xả lũ lúng túng không phù hợp với thực tế. Lũ rất nhanh mà trong quy trình chỉ thông báo trước 2 giờ, lại không kịp đến tất cả người dân, cho nên nếu gặp thời điểm xả lũ vào ban đêm hay đồng loạt xả lũ thì nguy cơ đến tính mạng người dân là điều dễ hiểu.
clip_image003
Thủy điện sông Ba Hạ (tỉnh Phú Yên) bất ngờ xả lũ gây khốn đốn cho người dân ở hạ du
Ảnh: HỒNG ÁNH
Năm nay lũ về nhanh và tàn phá nhiều vùng do mưa lớn kết hợp với việc thủy điện lo sợ vỡ đập đã cùng nhau xả lũ khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Gia Lai là những nơi chịu lũ vì thủy điện. Riêng Quảng Nam lũ xảy ra do tác động của lượng mưa quá lớn. Những nơi bị lũ tràn về thật khó mà tả cho hết nỗi đau do mất mát của người dân.
Các bất cập khi lập quy trình vận hành hồ chứa
Lập quy trình vận hành liên hồ chứa rất phức tạp và còn khá mới mẻ đối với nước ta, cho đến nay chưa có quy trình vận hành mùa kiệt nào được phê duyệt. Lợi ích về năng lượng của thủy điện đã rõ, nhưng bầm dập do phá rừng, xả lũ chưa hợp lý, thay đổi dòng chảy tác động xấu đến môi trường của nhiều đập thủy điện như vết sẹo để lại thì vẫn còn mãi mãi.
Mặc dù thủy điện chiếm tỷ trọng đáng kể nhưng toàn bộ hệ thống không có dự phòng cho nên bất cứ biến động nhỏ nào như bất lợi về thủy văn, ngưng bảo trì, sửa chữa do sự cố, biến động giá xăng dầu, khan hiếm than, khí thì hệ thống rơi ngay vào tình trạng thiếu điện. Nếu hệ thống có độ dự phòng, thì thủy điện có thể tích nước phòng khi khô hạn. Trong khi đó, cả hệ thống phải ăn đong từng ngày, thì thủy điện, cũng ăn đong từng mét nước. Đấy là chưa kể còn phải đi mua điện tận Trung Quốc, dễ gặp nhiều rủi ro không lường trước.
Hầu hết các hồ chứa thủy điện vừa và nhỏ do chủ đầu tư đứng ra thuê tư vấn lập quy trình vận hành hồ chứa phục vụ cho mục đích riêng của mình nên có nhiều bất cập. Quy trình vận hành hồ chứa, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhiều khi các hồ chứa chỉ làm cho có, báo cáo kỹ thuật để thuyết minh quy trình không đủ để chứng minh các số liệu thể hiện trong quy trình. Các công trình thuỷ lợi chỉ có quy trình vận hành bảo đảm an toàn cho công trình và theo biểu đồ cấp nước. Quy trình vận hành liên hồ mùa lũ mới chỉ có lưu vực sông Vu Gia-Thu Bồn, Sông Ba do Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt nhưng còn nhiều vấn đề cần xem xét lại.
Nguyên tắc lập quy trình vận hành là dựa trên các tài liệu địa hình, khí tượng thủy văn xác định lưu lượng đến hồ đươc tính toán bằng mô hình thủy văn mưa dòng chảy (mô hình NAM). Tính toán mô hình thủy lực hệ thống sông bằng mô hình thủy lực hệ thống sông (mô hình MIKE 11) . Biên trên của mô hình thủy lực là quá trình lưu lượng theo thời gian Q = f(t). Biên dưới của mô hình thủy lưc là quá trình mực nước theo thời gian Z = f(t) tại các cửa sông đổ ra biển.
Các vết lũ lịch sử 10/1999 được sử dụng trong quá trình mô phỏng để chọn bộ thông số cho mô hình thủy lực. Tính toán mô phỏng và kiểm định mô hình xem xét giữa sai số thực đo và tính toán với bộ thông số của mô hình.
Trong bài toán vận hành hồ chứa, có 2 khối rất quan trọng đó là khối quy trình vận hành bao gồm xả nước, đón lũ, điều tiết cắt giảm lũ và diễn toán lũ sau khi điều tiết qua các hồ chứa và mạng sông về dưới hạ lưu.


clip_image004


clip_image005
Một số tồn tại chủ yếu: Quy trình vận hành hồ chứa xả lũ xây dựng trên nền tảng của công tác dự báo, trong khi chất lượng dự báo dòng chảy trên sông chỉ đạt 50-65% do nhiều nguyên nhân kể cả do mật độ phân bố trạm mưa không đều, địa hình bị chia cắt, phân hóa mạnh cho nên quy trình vận hành hồ chứa mùa lũ của lưu vực Vu Gia – Thu Bồn và sông Ba mặc dù mới được Thủ tướng phê duyệt đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết.
Tiêu chí xây dựng hồ chứa thủy điện ở miền Trung ưu tiên theo thứ tự : An toàn công trình; Phát điện; Cấp nước cho hạ du; Chống lũ. Thực tế quy trình việc cấp nước cho hạ du không rõ ràng. Với nhận thức tầm nhìn mới, phải đảo lại thứ tự ưu tiên: An toàn công trình; Cắt giảm hoặc chống lũ cho hạ du; Đảm bảo nhu cầu dùng nước tối thiểu cho hạ du; Phát điện. Nếu đổi lại thứ tự ưu tiên , phải hy sinh phần phát điện cho mục tiêu chống lũ ở những vùng cần thiết thì phải điều chỉnh lại bài toán quy trình vận hành hồ chứa thủy điện.
Kiến nghị
Cần rà soát, bổ sung lại quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch của các ngành, và địa phương trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tính toán lại một cách hệ thống lũ khả năng lớn nhất ở những công trình trọng điểm ảnh hưởng trực tiếp đô thị và dân cư sống ở vùng hạ lưu đập. Tùy điều kiện có thể ứng dụng các phương pháp đơn giản như tính mưa khả năng theo phương pháp thống kê, nếu đủ tài liệu tính theo phương pháp cực đại hóa trận mưa hoặc chuyển vị bão. Kiểm tra lại toàn bộ cơ sở hạ tầng, các tuyến đường giao thông phải có đủ khẩu độ tràn. Các hồ chứa sau khi kiểm tra thấy cần thiết phải mở rộng tràn hoặc xây thêm tràn sự cố hay còn gọi là tràn dự phòng để đảm bảo thoát lũ khi cần thiết. Cần đẩy mạnh việc nghiên cứu cơ sở khoa học để sớm ban hành quy trình vận hành cho tất cả liên hồ chứa còn lại kể cả mùa lũ và mùa cạn. Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi cho các công trình thủy điện nên xem xét quy định "dòng chảy tối thiểu " cho hợp lý.
Cần nâng cấp các cống tiêu, nạo vét các trục để tăng cường khả năng tiêu thoát. Nâng cấp hệ thống đê biển và đê vùng cửa sông, xây dựng các tuyến đê mới để chống được mức nước triều với tần suất P=5% có gió bão cấp 9, 10 cộng thêm mức tăng do nước biển dâng.
Đẩy mạnh công nghệ khoa học, nâng cao chất lượng công tác dự báo, để tăng hiệu ích của hồ chứa. Duy trì dung tích phòng lũ theo thời đoạn. Thay đổi quy trình thông báo xả lũ trước 2 giờ thành 6 giờ để người dân kịp thời ứng phó. Khi có thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới có khả năng gây mưa thì các hồ phải điều tiết trước để có khả năng đón lũ.
Ban hành quy định quy trách nhiệm, chế tài xử lý cấp quyết định đầu tư, chủ đầu tư công trình khi công trình gây sự cố. Ban hành quy định quy trách nhiệm, chế tài xử lý tổ chức, cá nhân trình phê duyệt, và phê duyệt quy trình không đảm bảo chất lượng, để xảy ra thiệt hại, sự cố.
Ban hành quy định phối hợp quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch phòng chống thiên tai. Điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ các hồ thủy điện hiện có trên các lưu vực sông để hài hòa lợi ích, ưu tiên bảo đảm nhiệm vụ cho an toàn công trình, an toàn vùng hạ du và vùng lân cận.
Coi trọng các biện pháp phi công trình như tăng cường độ chính xác cho công tác dự báo mưa lũ, chuyển đổi cơ cấu sản xuất thích hợp với biến đổi thời tiết, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ven biển. Để chủ động ứng cứu tại chỗ cần xây dựng các khu nhà phòng tránh kiên cố, nơi cư trú an toàn, dự trữ lương thực, thuốc men, ghe thuyền, phao cứu hộ. Việc đầu tư cho các khu nhà ở kiên cố, đường cứu hộ là biện pháp hữu hiệu, an toàn, rẻ rất nhiều so với sự mất mát, tàn phá của lũ lụt như hàng chục năm qua.
Kết luận
Đối với nước nghèo như Việt Nam lại nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, bão lũ xảy ra thường xuyên, vấn đề này càng trở nên đặt biệt nghiêm trọng. Nhà nước đã có nhiều giải pháp và bài học kinh nghiệm phòng tránh thiên tai nhưng xem ra đây vẫn là một thách đố lớn!
Biến đổi khí hậu là vấn đề hệ trọng của sự phát triển, là thách thức lớn nhất đối với mục tiêu phát triển bền vững, hiểm họa tiềm tàng đối với nhân loại. Thích ứng một cách chủ động, có các biện pháp công trình kết hợp với phi công trình là yêu cầu tất yếu đối với các nước, đặc biệt là nước còn nghèo như Việt Nam. Để phòng tránh thiên tai và “nhân tai” một cách hữu hiệu, cần phải quyết liệt thực hiện các biện pháp có tính hệ thống và đồng bộ.
Từ mảnh sắt con người làm ra cây dao, nhưng tên con dao có khác nhau theo mục đích sử dụng : công cụ lao động với bà nội trợ, vũ khí tự vệ để giết thú dữ và hung khí gây án của kẻ côn đồ. Nếu quy hoạch, tính toán thiết kế, thi công và quản lý vận hành các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi sai thì những công trình này sẽ là những thuỷ tai, “thuỷ hại”. Với tầm nhìn, mục tiêu phát triển bền vũng và yêu cầu của cuộc sống, thiết nghĩ đã đến lúc phải có tổ chức mới đủ mạnh cho ngành tài nguyên nước, đảm bảo nguyên lý quản lý tổng hợp theo lưu vực sông để khai thác tiềm năng có ích mà vẫn phòng tránh thiên tai một cách hiệu quả.
Tài liệu tham khảo
1. Hunter regulated river NSW Australia, Mark Hamstead.
2. Flood control and planning, To Van Truong.
3. Water management strategy for sustainable development, To Van Truong.
4. Thiên tai phòng chống thế nào, Tô Văn Trường.
5. Thủy điện xả lũ lương tâm trách nhiệm và bổn phận, Tô Văn Trường.
6. Thủy điện sau bùng nổ là trả giá, Tô Văn Trường.
7. Lỗi đâu chỉ tại ông trời, Tô Văn Trường.
8. Loạn thủy điện nhỏ, Tô Văn Trường.
9. Ăn của rừng rưng rưng nước mắt, Tô Văn Trường.
10. Lỗ hổng về quản lý an toàn hồ chứa, Tô Văn Trường.
11. Chống lụt ở miền Trung – tầm nhìn và giải pháp, Tô Văn Trường.
12. Báo cáo tóm tắt quy trình vận hành hồ chứa lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn, Bộ Tài nguyên & Môi trường.
13. Báo cáo tóm tắt quy trình vận hành hồ chứa A Vương, Dak Mi 4, Sông Tranh trong mùa lũ hàng năm, Bộ Tài nguyên & Môi trường.
T.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

CSVN và những âm mưu Hán hóa Việt Nam

Nguyễn Chính Nghĩa (Danlambao) - Ngày 23/11/2013 Báo điện tử QĐND đăng bài: 3000 Thanh Niên Việt Nam (TNVN) tập trung ở các cửa khẩu: Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh và lên đường sang Trung Quốc dự liên hoan giao lưu Thanh Niên Việt Nam và Thanh niên Trung Quốc, tổ chức lần 2 bắt đầu từ ngày 24 đến 27 tháng 11 tại các thành phố: Liễu Châu, Bắc Hải, Khâm Châu, Quý Cảng, Ngọc Lâm, Phòng Thành, Sùng Tả và Nam Kinh.
Đoàn TNVN được chia làm 7 nhóm đi 7 thành phố, tham gia các hoạt động như: Lễ khởi công xây dựng của khẩu Đông Hưng. Thăm một số di tích gắn liền với cách mạng VN và chủ tịch Hồ Chí Minh. Tọa đàm phát triển công nghiệp, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao với thanh niên địa phương Trung Quốc. Sau cùng là trồng cây hữu nghị "Thanh niên Việt Trung".
Chúng ta thấy gì qua sự kiện này? 
Tôi thiết nghĩ đây là một âm mưu xâm lược thâm hiểm của đảng Tàu cộng cùng cấu kết với đảng cộng sản VN để âm thầm chuẩn bị biến VN thành một tỉnh của Tàu cộng - Một nước chư hầu không hơn không kém.
Tôi xin được đưa ra một vài nhận định, để cùng quý vị tham khảo về những ý đồ và mục đích mà đảng CSVN lồng ghép trong sự kiện giao lưu nêu trên như sau:
1- CSVN đào tạo đội ngũ kế thừa bán nước
Chắc chắn những thanh niên được đi giao lưu này phải là những thành phần cốt cán được tuyển chọn từ trong hàng ngũ đảng, đoàn CS. Họ sẽ là những nhân tố kế thừa trong thời gian sắp tới. Khi mà quy luật thời gian sẽ đào thải lớp lãnh đạo thần phục Trung cộng này ra khỏi quyền lực, thì đội ngũ thanh niên này sẽ tiếp tục con đường bán nước, duy trì sự tồn tại của đảng và bảo vệ các lợi ích của nó. Đây rõ ràng là một kế sách chính trị của CSVN và CSTQ liên kết với nhau tạo ra một đội ngũ kế thừa trung thành với đường lối chủ trương sát nhập của hai đảng cộng sản này trong tương lai.
2- Tạo ra một thế hệ thanh niên thân Tàu cộng
Với một nền giáo dục không cần đến lịch sử dân tộc như hiện nay, đa số thanh niên mới lớn họ không biết, hoặc biết rất lờ mờ về 1000 năm Bắc thuộc, và kẻ thù truyền kiếp của dân tộc VN là bá quyền TQ, vì họ đã được nhồi nhét dạy dỗ bằng lịch sử dối trá từ trong nhà trường, trong các tổ chức đoàn thể của CS. Đó chính là điều mà đảng CSVN mong muốn, để tạo ra một thế hệ tương lai coi Tàu cộng là bạn quý như 16 vàng 4 tốt, xem đảng cộng sản TQ là ân nhân của dân tộc VN như lời ông đại tá PGS-TS Học Viện Chính Trị Trần Đăng Thanh tuyên bố trước các nhà giáo trong một buổi thuyết giảng về Biển Đông.
Để thực hiện những chủ trương đó, đảng CSVN đang gấp rút tổ chức những cuộc giao lưu giữa thanh niên VN và thanh niên TQ một cách hoành tráng to lớn như vậy, lên đến cả mấy nghìn người. Và rồi đây, chắc chắn sẽ có thật nhiều những lần giao lưu như thế, và số lượng thanh niên sẽ đông hơn rất nhiều, để tạo cho họ quen dần với thanh niên và người dân TQ. Nói tóm lại đảng CSVN đang muốn tạo ra một thế hệ thanh niên mới, thân Tàu cộng, chỉ biết vâng dạ và hỗ trợ họ trong mưu đồ sát nhập bán nước.
CSVN rất mưu mô xảo quyệt, tính toán rất quy trình bài bản, và rất ư nham hiểm. Với mục đích hèn hạ bỉ ổi là duy trì được quyền thống trị đất nước của đảng và những tài sản cướp được của dân của nước một cách lâu dài. CSVN sẵn sàng cam tâm đào tạo một thế hệ TN thân Tàu để nay mai tiếp tay cho đảng tiếp tục bán nước để duy trì quyền lợi của đảng. Việc đảng CSVN làm đã hủy hoại và giết chết bao mầm mống tinh hoa của dân tộc Việt, một thế hệ thanh niên bị chúng nhồi sọ, bịp bợm và dối trá.
3- Âm mưu Hán hóa
Chúng ta đã nghe và đã thấy CSVN và CSTQ đang âm mưu Hán Hóa người Việt chúng ta qua các việc họ làm:
a- Về văn hóa: Ngành giáo dục VN có chủ trương dạy tiếng Tàu trong chương trình cấp một. Sách giáo khoa in hình trường lớp và cờ Tàu cộng bay cao phất phới, nhà nước CSVN vừa đồng ý cho Tàu cộng lập viện Khổng Tử ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, cờ đỏ 6 sao được các em thiếu nhi VN vẩy chào đón tiếp Tập Cận Bình và các khu phố Tàu như trăm hoa đua nở trên mọi miền đất nước, ở đâu cũng thấy người Tàu, nhà hàng Tàu, tiệm ăn Tàu, biển hiệu đầy dẫy chữ nghĩa Tàu, tất cả đều là Tàu, Tàu, Tàu không sao kể xiết.
b- Về kinh tế: Hiện nay kim ngạch buôn bán của nhà nước CSVN, Tàu cộng nắm giữ hơn 70%. Các hợp đồng quan trọng tầm cỡ quốc gia thì 90% là Tàu cộng trúng thầu. Các công ty cơ sở làm ăn của người tàu trên đất Việt thì hằng hà sa số, đủ mọi ngành nghề. Hàng hóa thực phẩm mang nhãn mác Tàu thì trùng trùng điệp điệp, tràn ngập thị trường, nơi đâu cũng có. Một nền kinh tế do người Tàu làm chủ, quyết định.
c- Về chính trị: Đảng CSVN lệ thuộc Hán Triều. Các sự kiên quan trọng đều phải xin chỉ thị của đảng Tàu cộng, nhất là về vấn đề nhân sự. Thay đổi hoặc bầu mới vào các chức vụ quan trọng trong "Tứ Trụ" thì không thể thiếu bàn tay lông lá Tàu cộng xen vào, buộc phải theo ý chúng. Đảng CSVN luôn cúi đầu tuân thủ, và sẵn sàng để trở thành những tên thái thú nô dịch cho Thiên Triều Tàu cộng, miễn sao đảng tồn tại, dù phải bán đi giang sơn gấm vóc nghìn đời cha ông gầy dựng bằng xương bằng máu. Lãnh đạo đảng CSVN không phải con người, và chắc chắn không phải là người VN, nên sẵn sàng tiếp tay cho âm mưu Hán hóa của bọn bá quyền phương bắc. Và hôm nay đảng CSVN vẫn đang tiếp tục con đường Hán hóa cả một thế hệ thanh niên qua những chương trình giao lưu qua lại như trên. Đảng CSVN rất thâm độc nham hiểm, biết lợi dụng bản tính "Ngựa non háu đá" khờ khạo của một số những người trẻ tuổi. Những thanh niên này sẽ được hứa hẹn về lợi ích, quyền lực và bổng lộc, nên họ sẵn sàng biến mình thành những tên nô lệ, nửa Việt nửa Hán, là những tuyên truyền viên, dư luận viên. Đảng dùng họ làm lực lượng đối trọng với lực lượng Thanh Niên Yêu Nước của dân tộc, đang ngày một phát triển mà đảng CSVN rất là lo sợ. Đảng biến những thanh niên này thành những công cụ, tay sai đắc lực để đảng sai khiến lợi dụng. Tiếp tay cho đảng chống lại nhân dân, phản bội lại quê hương tổ quốc, phục vụ cho chương trình Hán hóa của cả 2 đảng Việt cộng và Tàu cộng đang tiến hành từng ngày từng giờ trên đất nước VN thân yêu.
Kính thưa tất cả quý vị. Đứng trong một góc độ hạn hẹp, người viết tôi chỉ thấy được một vài âm mưu thủ đoạn của đảng CSVN. Chắc chắn sẽ còn rất nhiều những ý đồ nham hiểm của họ tiềm ẩn trong cái gọi là "Giao Lưu TNVN & TNTQ". Rất mong quý thôn dân và quý còm sỹ cùng nhau vạch trần những "Âm Mưu Nham Hiểm" của đảng CSVN như hồi chuông gióng lên cảnh tỉnh Thanh niên Việt Nam và nhân dân ta trước thảm họa vong quốc Hán hóa do đảng CSVN gây ra. Xin chân thành cảm ơn và chúc tất cả quý vị luôn dồi dào sức khỏe.

CÙNG NHAU MÚA CHUNG QUANH VÒNG...

...VUI CÙNG VUI MÚA VUI. He he, vui thật, đàn anh Trung cộng, hằng năm mời hàng ngàn thanh niên ưu tú nhất trong lực lượng ưu tú của VN sang ăn chơi, hát hò, nhảy múa, giao lưu với thanh niên cũng rất ưu tú của nước họ.

Đàn anh rất tốt bụng vì mọi kinh phí, anh lo hết, các em cứ vô tư sang ăn chơi, yến tiệc.
Các em là ai? Đó là những đoàn viên thanh niên ưu tú trong hệ thống cánh tay mặt của đảng. Đoàn TNCSHCM được khẳng định là lực lượng hậu bị ưu tú của đảng, mà những thanh niên được chọn đưa đi giao lưu hằng năm đương nhiên là những người con ưu tú nhất trong lực lượng ưu tú, là những người chắc chắn được xây dựng để chuẩn bị kế thừa các vị trí lãnh đạo đất nước. Ông  Nguyễn Thiện Nhân, một trong 16 ông lãnh đạo cao nhất nước, đang cầm tay nhảy múa "chung quanh vòng" kia không đi lên từ cán bộ đoàn là gì. Chưa nói đến những ông lãnh đạo khác như Nguyễn Minh Triết, Lê Thanh Hải...cũng xuất thân từ cán bộ đoàn, là những hạt giống ưu tú nhất trong bao giống đỏ ưu tú đấy thôi.
Những người ưu tú được chọn
Như vậy là đang có 3000 thanh niên ưu tú nhất đang được đưa qua nước đàn anh để vui chơi nhảy múa, để tay nắm tay với lực lượng cũng ưu tú nhất của đàn anh, để nối vòng tay lớn, để thắt chặt tình đoàn kết, để dang rộng vòng tròn, dang rộng ra Hoàng Sa-Trường Sa, dang rộng hết cái biển Đông và xuống tận mũi Cà Mau rồi vòng lên Tân Cương, Tây Tạng...Đúng là một vòng tay lớn.
Thật ra 3000 bạn trẻ là lực lượng kế thừa ấy không phải chỉ qua ăn chơi nhảy múa mà còn đi thăm quan để thấy sự giàu có, hùng mạnh của đàn anh nhất là sự hùng mạnh về quân sự. Ngay khi các bạn đang có mặt, để phục vụ, đàn anh đã sẵn sàng chịu tốn kém đưa ngay tàu sân bay Liêu Ninh cùng đoàn tàu chiến hùng hậu đi vào biển Đông tập trận biểu diễn cho các bạn thưởng ngoạn. Khi những thanh niên ưu tú của nước anh đang hiền hòa, thân ái nắm tay 3000 bạn trẻ nước em và cả tay của ông Nguyễn Thiện Nhân nhảy múa thì những thanh niên cũng rất ưu tú khác trên những con tàu chiến ấy tay ôm chặt súng, mặt đằng đằng sát khí, cũng sẵn sàng nhảy múa, nhưng mà nhảy múa với những ngư dân khốn khổ của ta trên biển Đông.
Tàu sân bay Liêu Đông được đưa vào biển Đông tập trận biểu diễn để mua vui cho 3000 thanh niên ưu tú VN đang có mặt ăn chơi nhảy múa tại Trung cộng
Rồi chắc chắn 3000 bạn trẻ đó, ngoài việc được bồi dưỡng vật chất hậu hỉ, còn được bồi dưỡng tinh thần trên cả mức hậu hỉ. Bởi lẽ hệ thống chính trị của hai anh em giống nhau nên nhận thức chính trị của các em sẽ được nâng cao lên một nấc khi được các anh tích cực bồi dưỡng và rèn luyện.
3000 bạn trẻ đó vốn là hạt giống đỏ nên đã được đảng đưa vào danh sách đỏ để quản lý, để bồi dưỡng và dẫn dắt để dần dần trở thành những nhà lãnh đạo trong tương lai. Con đường hoạn lộ của các bạn vốn đang rạng rỡ phía trước nay lại tiếp tục rạng rỡ và vững chắc thêm muôn phần khi các bạn cũng được đưa vào danh sách đỏ của đảng anh. Tên tuổi, lý lịch, hồ sơ của các bạn sẽ được đảng anh ghi lại đầy đủ. Từ nay từng bước đi của các bạn sẽ được ban nhân sự của đảng anh dõi theo, chiếu cố và giúp đỡ khi cần thiết. Rồi các bạn sẽ còn được tiếp tục mời qua nước anh trong vô số những dịp khác để đảng anh tiếp túc bồi dưỡng vật chất và tinh thần để tiếp tục được rèn luyện nâng cao tài đức.
3000 bạn trẻ ưu tú nhất thân mến! Được sự chăm sóc bồi dưỡng và nâng đỡ của cả hai đảng, thì chuyện lên nắm các cương vị lãnh đạo cao nhất của các bạn  trong tương lai là điều chắc chắn. Chúc mừng các bạn và cũng không quên nhắc các bạn một điều, khi đã đạt được ước nguyện rồi thì các bạn hãy nhớ rằng người VN chúng ta có truyền thống "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn" do vậy các bạn đừng quên công ơn như trời biển của đảng Trung cộng đàn anh nhé.
Thôi, bây giờ các bạn hãy tiếp tục vui chơi nhảy múa, học hành và dang rộng vòng tay đi!
Chào đoàn kết hữu nghị và quyết thắng!
Tinh thần quốc tế vô sản muôn năm!

Nhân quyền…mồm

Gà tây và hươu cùng chung sống.
Gà tây và hươu cùng chung sống.
Trong tháng 11-2013, Việt Nam đã làm được hai việc quan trọng:  Ký Công ước UN về chống tra tấn và Tham gia vào HĐ Nhân quyền UN. Nhưng cuối tháng 11 lại ra một Nghị định mới về xử phạt hành chính nếu có hành vi tuyên truyền chống phá Nhà nước.

Đây là kiểu trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Tham gia quốc tế thì cứ tham gia cho oai, trong nước cấm vẫn cứ cấm.
Ngày 7/11, tại UN New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, đã thay mặt Chính phủ VN ký Công ước UN về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác (gọi tắt là Công ước chống tra tấn).
Gần một tuần sau, 12/11, cùng với 14 nước bao gồm Nga, Trung Quốc, và một số nước khác, Việt Nam cũng được bầu vào Hội đồng Nhân quyền của UN.
Sau hai tuần, ngày 27-11-2013, Nghị định 174/2013/NĐ-CP mới được ban hành thông báo rằng, các hành vi vi phạm đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt nặng. Theo đó, hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước Việt Nam và truyền bá tư tưởng phản động bị phạt nặng nhất, mức phạt từ 70 đến 100 triệu đồng.
Nghị định cho biết những hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng có nội dung “tuyên truyền chống phá nhà nước” hoặc truyền bá “tư tưởng phản động, xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu của cách mạng, v.v” sẽ bị phạt hành chính từ 70 triệu đến 100 triệu đồng.
Nghị định 174, có hiệu lực vào ngày 15-4-2013, cũng không nói rõ những bình luận như thế nào thì được xem là hành vi phạm tội hình sự có thể bị phạt tù, hay chỉ là “vi phạm hành chính” phải nộp tiền phạt.
Hình như ở nước ta, Bộ Ngoại giao và các Bộ khác không có tiếng nói chung. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao kiêm PTT Phạm Bình Minh và các đại sứ đi công du nước ngoài chắc cũng buồn vì cảnh nhân quyền…mồm.
HM. 27-11-2013

Hiểu và áp dụng NGHỊ ĐỊNH 174/2013/NĐ-CP như thế nào đây, thưa các bác??

TƯỜNG THỤY
Thấy cư dân mạng bàn tán xôn xao về nghị định 174 phạt tới 100 triệu đồng về tội chống phá gì đấy, nhà cháu cũng thử đi tìm xem nó ra răng.
Chưa kịp bàn về nội dung thì nhà cháu giật mình khi thấy cùng một hành vi nhưng mức xử phạt lại rất khác nhau:
Trước hết mời các bác xem 2 ảnh nhà cháu chụp lại từ bản của Thư viện pháp luật hẳn hoi
147.2147.1
 Cùng những hành vi giống hệt nhau:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
thì ở Điều 64 Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, tại khoản 4 các bác qui định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Thế nhưng cũng với những hành vi giống hệt như thế, thì Điều 65 Vi phạm các quy định về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội, tại khoản 5 các bác qui định phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, nhóm hành vi:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đều được đưa vào 2 điều khoản khác nhau với mức xử phạt khác nhau.
Hẳn đây lại là lỗi của “cậu đánh máy”. Với 1 bài báo, việc cải chính có thể đơn giản nhưng với một văn bản pháp qui cấp chính phủ thì lại không thế. Chắc chắn, Chính phủ lại phải ra một nghị định khác để sửa đổi.
Điều cần nói thêm là, văn bản này ra ngày 13/11/2013, đã được gửi đi:
 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Kiểm toán Nhà nước;
– UB Giám sát tài chính QG;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
và tiếp tục sao gửi đến các cơ quan có trách nhiệm thực hiện nhưng đã nửa tháng rồi mà chẳng bác nào phát hiện ra. Lười đọc văn bản quy phạm thế thảo nào các các cứ áp dụng tùy hứng để xử phạt, xử tội dân.
Các bác tiêu tốn bao nhiêu tiền thuế của dân để làm ra một cái nghị định như thế này?
28/11/2013

Bộ trưởng Thăng càng “trảm tướng” càng giàu, càng nhiều đệ tử cung phụng, lại càng nổi danh

Phan Châu Thành (Danlambao) - Mấy năm nay trò hề “trảm tướng” của bộ trưởng Thăng thỉnh thoảng lại rộ lên trên các báo lá cải - à quên: lá đảng, liên tục không ngừng từ khi Thăng lên bộ trưởng GTVT. Thăng “nổ” mà không lên bộ GTVT thì chắc PetroVietnam hôm nay đã đi theo Vinashin, Vinalines luôn rồi, chẳng cần phải đợi dăm ba năm nữa. Nhưng đó là chuyện khác.
Bài này tôi chỉ muốn nói về, muốn vạch trần trò hề “trảm tướng” của Thăng vốn đã trở thành trò cười và “thương hiệu đặc sản” của Thăng từ thời anh cán bộ đoàn “năng” ít “nổ” nhiều của Sông Đà này được “trên” thăng lên làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí PV.
Ở PV thời Thăng “nổ”, ai cũng biết “trảm tướng” là vở kịch hài, để Thăng giương oai và củng cố vị thế CT của mình trong Tập đoàn PV, vì ngoài khả năng “nổ” và khả năng “định hướng XHCN”- tức là lưu manh chính trị ra, không có nhiều lĩnh vực để Thăng có thể xây dựng uy tín lãnh đạo của mình đối với thuộc cấp và ban lãnh đạo Tập đoàn, nhất là với lĩnh vực khai thác dầu khí thì có thể hình dung Thăng ở PV như một chuyên gia hoạn lợn đột nhiên được lên làm tư lệnh hải quân.
“Trảm tướng” chỉ là vở tuồng Thăng diễn cho thiên hạ xem và dùng “mạng” của cán bộ cấp thấp (ngoài công trường) để trảm - trảm thế nào chúng ta sẽ nói rõ sau.
Còn ở tổng hành dinh Thăng mới dùng võ bẩn thật - võ chính, để xây dựng vương quyền. Đó là tác phong làm việc lạnh lùng, coi người như rác, luôn “xử lý công việc nhanh gọn” bằng “Một tờ A4” của Thăng. Có nghĩa là, Thăng luôn biết và chỉ biết bài lạm dụng quyền của mình để dọa hoặc bất ngờ chuyển công tác các cán bộ dưới quyền bằng một quyết định ngắn gọn trong “Một tờ A4”. Đó luôn là những quyết định “phân công công tác theo nhu cầu công việc của Tập đoàn” do Chủ tịch Thăng ký mà đối với người nhận “tờ A4” đó không khác gì một quyết định kỷ luật, khi đương sự bị Thăng bứng ra một vị trí lạ hoắc thường là “ngồi chơi xơi nước”, mà không ai dám công khai chống lệnh, và chỉ có một con đường duy nhất: vác “gạch” hay “đạn” đến nhà Thăng “tâm sự”... (“gạnh” là vàng và “đạn” là tiền đô, đơn vị tính là “tấn” hay “tạ”, “tấn” là 100 nghìn đô, “tạ” là 10 nghìn đô...)
Sau vài lần “tâm sự” đương sự mới có thể yên tâm ở vị trí cũ nhưng “tinh thần thái độ” thì đã và phải thần phục Thăng hoàn toàn, nếu được Thăng “chấm” thì sẽ có cơ may được Thăng cho thăng tiến tiếp. Nếu Thăng không tiếp tại nhà mà chỉ cho người nhà nhận “đạn”, thì coi như đương sự mất cả chì lẫn chài, mà cái ghế thì vẫn phải “nhường trong đau đớn” cho đệ tử của Thăng. Tất cả chỉ vì Thăng luôn có “định hướng XHCN” như trên...
Với “tác phong một tờ A4” Thăng đã làm lộn tùng phèo cả một Tập đoàn lớn hàng đầu quốc gia là PV chỉ trong vài tháng đầu nhiệm kỳ. May mà ở cấp tập đoàn “tác phong A4” của Thăng không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh dầu khí của PV, chứ nếu Thăng làm thế ở cấp công ty, tổng công ty thì PV... chỉ có sập tiệm ngay lập tức, chìm nhanh hơn cả Vinashink.
Đó là cách Thăng “xây dựng đội ngũ”, củng cố vị thế, xây dựng uy quyền (Thăng từng tuyên bố uy quyền đẻ ra uy tín!) cho mình, trong nội bộ, đúng như một nhà độc tài dần dần nắm hết toàn quyền. Những kẻ Thăng ở PV (và chắc nay là ở bộ GTVT) đưa lên thường giống Thăng y chang: coi thường (vì kém) chuyên môn nhưng thích nổ, nặng về xảo trá dựa trên uy quyền của Thăng, và tất nhiên: cung phụng Thăng như thờ Thánh...
Còn với bên ngoài Thăng PR, đánh bóng tên tuổi của mình rất tích cực, bằng tiền và rất nhiều thủ thuật. Một trong những trò Thăng thích thú và hay diễn là màn “trảm tướng”. Tôi đã chứng kiến tại trận vài vụ “trảm tướng” của Thăng và để ý theo dõi một thời gian dài nên có thể tạm đúc kết thành kịch bản “trảm tướng” của Thăng như sau:
Đầu tiên, Thăng chọn rất kỹ hiện trường để trảm tướng, là những công trình, dự án lớn, trọng điểm và “hot” - tức là được cấp trên, người dân và báo chí quan tâm. Nếu không “hot” thì Thăng không quan tâm, dù nó thiết thực quan trọng với ngành đến thế nào.
Tiếp theo là Thăng giao đám chân tay chuẩn bị “đội ngũ” đi ra trận. Đội ngũ của Thăng ở đây là dàn phóng viên các báo, đài, TV lớn trong nước – “cái bọn đói tin và đói tiền”, theo cách nói của Thăng - phải được lính của Thăng “nhân danh anh Chủ tịch TĐ” thân mến mời đi cùng, Thăng bao hết, và đưa thêm phong bì “tiêu vặt” từ trước. Mỗi chuyến đi như thế riêng tiền phong bì cho phóng viên là hàng trăm triệu, không kể chi phí ăn ở, xe cộ Thăng lo hết. Không hiểu sao, bao giờ các báo, đài, tv cũng đều cử phóng viên chân dài đi theo Thăng, không biết viết lách phỏng vấn có giỏi không nhưng ngoại hình thì toàn dự thi hoa hậu được.
“Ra trận”, đoàn của Thăng luôn rất đông đảo và có trật tự được dàn xếp kỹ càng hoành tráng như đoàn đóng phim sử liệu. Sau khi tác nghiệp tại hiện trường cùng với Thăng và cán bộ công trường xong, các phóng viên được quân của Thăng mời đi chiêu đãi bí tỉ, chỉ một số ít được tham dự cuộc họp chuyên môn của Thăng tại công trường, và họ được phép ghi âm, quay hình.
Chính trong những “cuộc họp chuyên môn” đó Thăng thường biểu diễn động tác mà các phóng viên thường bù lu bù loa lên là “trảm tướng”. Đó là, sau khi nghe sơ hai bên A và B báo cáo - thường là kể công của mình và đổ tội cho bên kia, bất luận tình thế thế nào Thăng cũng thường đứng hẳn về phía bên B (vì bên A thường là quân của Thăng, chủ đầu tư), và Thăng dùng lý luận của bên B để đập lại tơi bời chính quân của mình, với lời lẽ thường vô cùng gay gắt, “cả vú lấp miệng” và nhiều khi lập luận sai vì Thăng thường không hiểu chuyên môn của bên B - nhà thầu, trước sự ngỡ ngàng của cả hai bên. Rồi Thăng luôn kết luận với yêu cầu kỷ luật quân của mình, bắt “kiểm điểm sâu sắc” với lời dọa kiên quyết: tôi sẽ cho thay anh, sẽ kỷ luật anh... Kết quả vở diễn, qua tường thuật của phóng viên, luôn là “vỡ òa”, “bừng tỉnh”... Hình ảnh “một vị tư lệnh chiến trường Thăng sâu sát, mạnh mẽ, công bằng, vô tư, nghiêm khắc v.v...” sẽ đến với hàng triệu người sau đó.
Sau màn diễn thuần thục của Thăng, băng âm và hình được cung cấp đầy đủ cho các phóng viên với lới tri ân là các phong bì dầy cộp “thù lao trước” cho các bài phóng sự “sẽ có ngay”.
Còn các vị tướng “bị trảm tại trận” thì sao? Không ai bị mất chức hay mất việc. Tôi biết khá rõ, một số họ còn được thăng chức sau đó, vì ngay sau khi “bị trảm” họ sợ quá tưởng mất việc thật nên ôm ngay “đạn tấn”, “đạn tạ” đến nhà Thăng xin chịu tội. Có “vị tướng cụt đầu” Thăng không nhận “đạn” mà bắt họ đưa cho đàn em Thăng. Những tay đàn em này cầm “đạn” còn chê: “Chỉ đủ chi cho một chuyến đi hiện trường của Chủ tịch...” Thế là đám “bị trảm” hay “bị cụt đầu” đó trở thành đàn em tin cậy của Thăng. Có kẻ “bị trảm” nay đã lên đến phó chủ tịch Tập đoàn PV…
Thế cho nên, càng “trảm tướng” Thăng càng giàu và càng nhiều kẻ cung phụng, mà danh tiếng Thăng càng nổi như cồn, qua dàn đồng ca lá đảng. Dân ta thích những vở tuồng như thế, vì thời đại đói anh hùng, tưởng Thăng là anh hùng là thật.
Vẫn biết tất cả quan lại cộng sản hiện nay, tất tật lũ bộ trưởng hay tỉnh trưởng, hay các chánh phó thủ tướng... đều đểu, đều bẩn và đều giả như Thăng, đều không sửa được, nhưng cái cách Thăng cứ diễn mãi vở tuồng “trảm tướng” và cách dân ta vẫn cứ tin và hy vọng, thấy tội dân mình quá, cứ bị một thằng đểu xỏ mũi hoài, tôi đành viết mấy dòng trên.
Mong sao mọi người đừng quá ngây thơ tin hoài vào những vở ca hí kịch của cộng sản nữa! Nói chung, đừng tin vào những con người cộng sản.

Đọ sức trên Biển Hoa Đông (Nguyễn Văn Huy tổng hợp)

"...khi quyết định cử hai chiếc B-52 thâm nhập vào vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương quy định trên Biển Hoa Đông, Mỹ đã muốn truyền đạt thông điệp ngầm rằng Washington hoàn toàn không có ý định để cho Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Hoa Kỳ đang muốn tăng cường ảnh hưởng..."
 
Trung Quốc bất lực trước đòn thị uy của Mỹ
B52bomber01
Máy bay B-52 của Mỹ bay qua vùng "phòng không " của Trung Quốc
"Quân đội Trung Quốc đã theo dõi toàn bộ quá trình bay (của hai chiếc B-52), đã thực hiện trong một thời hạn hợp lý việc nhận dạng và xác định rõ đó là loại máy bay Mỹ nào". Trên đây là nội dung thông cáo vào hôm nay, 27/11/2013, của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, liên quan đến sự kiện hai pháo đài bay B-52 của Mỹ đã đột nhập mà không hề báo trước vào vùng phòng không mà Bắc Kinh vừa thành lập bao trùm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Phản ứng này được coi là một lời thừa nhận sự bất lực của Bắc Kinh trong việc buộc nước khác công nhận hành vi đơn phương mở rộng khu vực vùng gọi là "nhận dạng và phòng không" của Trung Quốc nhằm áp đặt chủ quyền của họ trên một vùng cho đến nay vẫn được coi là không phận quốc tế.
Các nhà phân tích ghi nhận hai yếu tố trong phản ứng ngắn gọn ban đầu của Bắc Kinh trước hành động rõ ràng là thách thức Washington : Thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc rất thận trọng, tránh đổ lỗi cho Mỹ, đồng thời tìm cách vớt vát thể diện cho Bắc Kinh khi khẳng định rằng : "Trung Quốc có khả năng thực hiện việc kiểm soát hiệu quả không phận của mình".
Theo giới quan sát, dù không nói ra, nhưng khi quyết định cử hai chiếc B-52 thâm nhập vào vùng phòng không mà Trung Quốc đơn phương quy định trên Biển Hoa Đông, Mỹ đã muốn truyền đạt thông điệp ngầm rằng Washington hoàn toàn không có ý định để cho Bắc Kinh tiếp tục lấn lướt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi Hoa Kỳ đang muốn tăng cường ảnh hưởng.
Quyết định của Mỹ, theo hãng tin Pháp AFP, đã gửi một đến Bắc Kinh một lời cảnh cáo rõ ràng rằng Washington sẵn sàng đẩy lùi mọi hành vi bị cho là hung hăng, hiếu chiến của Trung Quốc trong khu vực. Động thái của Mỹ cũng là tín hiệu cho thấy hậu thẫn mạnh mẽ của Mỹ đối với Nhật Bản, hiện đang bị Trung Quốc tranh giành vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Phi vụ không báo trước của hai chiếc B-52 vào hôm qua đã công khai đi ngược lại các đòi hỏi quan trọng nhất của Trung Quốc khi thiết lập vùng phòng không mở rộng trên Biển Hoa Đông. Đó là mọi phi cơ bay qua khu vực này phải nộp trước kế hoạch bay, tự động báo cáo danh tính, duy trì liên lạc vô tuyến và làm theo hướng dẫn của chính quyền Trung Quốc. Nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc có quyền can thiệp.
Vấn đề đặt ra là quy định vùng phòng không mở rộng là một chuyện, nhưng có phương tiện để buộc nước khác tôn trọng vùng đó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Cần phải có đến nào là phi cơ radar, nào là máy bay chiến đấu có khả năng phản ứng nhanh chóng và bay trên một hành trình dài để ngăn chặn bất kỳ kẻ xâm nhập nào, hay để buộc đối tượng thay đổi đường bay và áp tải phi cơ lạ ra khỏi vùng phòng không. Thông thường, các biện pháp cưỡng chế như trên - mà tột cùng là việc bắn hạ phi cơ lạ - chỉ áp dụng trên không phận của nước có liên quan.
Sự kiện hai chiếc B-52 của Mỹ thâm nhập vùng phòng không do Trung Quốc áp đặt trên Biển Hoa Đông mà không hề gặp phản ứng có thể được hiểu là vì Bắc Kinh tránh gây sự cố, hoặc là vì quân đội Trung Quốc chưa có khả năng để buộc các nước tôn trọng vùng phòng không của mình.
Trong cả hai trường hợp, câu hỏi đặt ra là phải chăng Bắc Kinh đã xem thường phản ứng của Mỹ, và của cộng đồng quốc tế khi tự động mở rộng vùng phòng không ra ngoài Biển Hoa Đông. Dẫu sao thì trong vụ này, Trung Quốc tự nhiên biến thành kẻ sinh sự, bị Hoa Kỳ tố cáo là đã mưu toan "đơn phương thay đổi nguyên trạng tại vùng Biển Hoa Đông".
Trọng Nghĩa (RFI)
Vùng phòng không của Trung Quốc, bài trắc nghiệm cho chính sách của Mỹ ở Châu Á
Việc Trung Quốc đơn phương đưa ra quyết định lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, chồng lấn lên vùng phòng không của Nhật Bản đã đẩy căng thẳng tranh chấp biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh lên một nấc. Quyết định này đã gây bất ngờ cho nhiều nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc cũng như với cả Washington, vốn gần đây muốn khẳng định sự có mặt ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Vùng phòng không của Bắc Kinh đưa ra bao gồm một không phận trải rộng phần lớn vùng biển Hoa Đông, phủ trên nhiều khu vực đang tranh chấp với các nước láng giềng, trong đó đặc biệt là quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư, hiện do Tokyo quản lý, nhưng Bắc Kinh đòi chủ quyền. Từ cuối tuần qua, Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay muốn đi qua không phận trên phải thông báo trước hành trình bay và phải duy trì liên lạc với bộ phận kiểm sóat của Trung Quốc, nếu không Bắc Kinh sẽ có quyền « dùng các biện pháp khẩn cấp ».
Là đồng minh thân cận của Tokyo, đồng thời có nhiều căn cứ quân sự trong quần đảo Nhật Bản, Hoa Kỳ không thể làm ngơ trước đòi hỏi mới của Trung Quốc mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của quân Mỹ trong khu vực.
Ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố hôm 23/11 thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Washington bày tỏ quan ngại sâu sắc đồng thời cam kết sẽ bảo vệ Tokyo.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry yêu cầu Trung Quốc "thận trọng và kiềm chế", đồng thời cảnh báo nước này về việc áp dụng vùng phòng không đơn phương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel nhấn mạnh, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp, nằm trong sự điều chỉnh của hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Điều này đồng nghĩa với việc Washington sẽ bảo vệ đồng minh của mình nếu khu vực này bị tấn công.
Ông Hagel nói rõ rằng Mỹ, hiện có hơn 70.000 binh sĩ đồn trú tại Nhật và Hàn Quốc, sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền vùng phòng không của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phògn Mỹ khẳng định : “Tuyên bố của Trung Quốc (về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không) sẽ làm thay đổi cách Mỹ triển khai các chiến dịch quân sự tại khu vực này”.
Bên cạnh những tuyên bố chính thức như vậy, chính quyền Mỹ cũng đánh tiếng một cách không chính thức rằng sắp tới họ sẽ có những quyết định mạnh mẽ đáp lại đòi hỏi của Trung Quốc. Tuy nhiên theo lời một quan chức chính quyền Mỹ, hành động của Washington sẽ còn phụ thuộc vào việc sau khi phân tích « động cơ của Bắc Kinh » trong vụ việc này.
Theo giới quan sát, ứng xử với « vụ vùng phòng không » của Bắc Kinh sẽ là một trắc nghiệm quan trọng cho Washington, đặc biệt trong lúc này, khi Hoa Kỳ không ít lần khẳng định chiến lược xoay trục về Châu Á. Chiến lược này đến nay vẫn chỉ được nghe nói đến nhiều trong ngôn từ của các nhà ngoại giao Mỹ, mà chưa có dịp kiểm nghiệm bằng thực tế.
Hoa Kỳ đã thông báo ý định tập trung khoảng 60% lực lượng tấn công trên toàn thế giới về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, từ nay đến cuối thập kỷ này. Nhiều cường quốc châu Á vẫn tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có thể thực hiện được sự cân đối lại lực lượng như vậy và liệu quyết tâm đó có thể làm yên tâm các đồng minh Châu Á của Mỹ hay không, nhất là mỗi khi nảy sinh những đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc như kiểu thiết lập vùng phòng không lần này.
Việc Tổng thống Mỹ Obama vắng mặt tại hai cuộc Thượng đỉnh Châu Á hồi tháng 10 vừa qua vì khủng hoảng ngân sách ở trong nước, hay việc Ngoại trưởng John Kerry vẫn mải miết tập trung vào các hồ sơ hạt nhân Iran hay cuộc chiến ở Syria đã để lại một khoảng trống trong niềm tin của các đồng minh Châu Á của Mỹ.
Anh Vũ(RFI)
Mỹ "gấp rút" củng cố căn cứ Thái Bình Dương phòng Trung Quốc
Lầu Năm Góc đang khẩn trương củng cố các căn cứ quân sự tại Thái Bình Dương và sửa chữa những căn cứ không quân từng sử dụng trong Thế chiến thứ hai nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công từ lực lượng tên lửa của Trung Quốc nhằm vào những trụ sở quan trọng trên đảo Okinawa và nhiều khu vực khác.
Hành động củng cố các căn cứ quân sự tại khu vực Thái Bình Dương là một phần trong chính sách trục châu Á của chính quyền Tổng thống Barack Obama, bao gồm việc xây dựng một căn cứ phía bắc Australia.
Lâu nay, hệ thống tên lửa của Trung Quốc trở thành mối lo ngại với các chiến lược gia Mỹ bởi Bắc Kinh có thể sử dụng tên lửa để ngăn chặn hoạt động tiếp cận khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng hệ thống tàu thuyền, máy bay và điều binh sĩ của Mỹ.
Theo giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương RAnhân dân - Michael Lostumbo, hiện nay, các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc được đánh giá là một trong những mối "đe dọa nguy hiểm nhất" với mọi căn cứ quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương.
Một bản báo cáo của RAnhân dân cho thấy 90% căn cứ quân sự của Mỹ nằm trong phạm vi 1.080 hải lý của Trung Quốc - khoảng cách được liệt vào mối đe dọa nghiêm trọng.
"Chúng tôi so sánh mức độ đe dọa tại Thái Bình Dương với các khu vực khác. Toàn bộ các căn cứ quân sự tại Thái Bình Dương hiện đang nằm trong phạm vi tấn công của hệ thống tên lửa đạn đạo Trung Quốc", ông Lostumbo nói.
Theo RAND, Mỹ có 3 lựa chọn để loại trừ các mối đe dọa từ lực lượng tên lửa Trung Quốc bao gồm : di chuyển các căn cứ khỏi phạm vi tấn công của tên lửa, tăng cường sức bền của các kho chứa máy bay và di tản máy bay nhằm giới hạn tối đa mức độ thiệt hại nếu bị tấn công.
Một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho hay các chiến lược gia Lầu Năm Góc hiện đang tái thiết nhiều căn cứ như Kadena trên đảo Okinawa bởi căn cứ này được đánh giá là dễ bị Trung Quốc tấn công nhất.
Một số căn cứ hiện đang được quân đội Mỹ đầu tư phát triển tại châu Á :
Darwin, Australia
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang được tăng cường tới căn cứ Darwin. Hồi năm ngoái, Mỹ đã lần đầu tiên điều 200 lính thủy đánh bộ tới căn cứ này. Theo phát ngôn viên lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ - Đại úy Eric Flanagan, 2.500 binh lính Mỹ đang được luân chuyển tới căn cứ Darwin tham gia lực lượng không quân.
Đảo Guam
Theo Cơ quan Nghiên cứu quốc hội, kể từ năm 2000, Lầu Năm Góc đã liên tục tăng cường lực lượng tới vùng cực tây lãnh thỗ Mỹ. Trong đó, khoảng 8.000 binh sĩ thuộc lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đang được điều động tới căn cứ đảo Guam.
Trong bản báo cáo ngày 15/11, Cơ quan Nghiên cứu quốc hội Mỹ nói rõ việc củng cố căn cứ đảo Guam và tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ phía Trung Quốc.
Hiện nay, đảo Guam là nơi cư trú của hai căn cứ quan trọng của Mỹ bao gồm : căn cứ Apra phục vụ Hải quân và căn cứ Anderson cho Không quân.
Trong đó, Lầu Năm Góc lo ngại đảo Guam sẽ bị các tên lửa của Trung Quốc và Triều Tiên tấn công. Ngoài ra, Mỹ còn đầu tư hàng trăm triệu USD để tăng độ bền cho các bể chứa nhiên liệu và nhà chứa máy bay.
Lực lượng Không quân Mỹ hiện đang nghiên cứu một "cơ sở vững chãi" chứa các máy bay ném bom, máy bay vận tải và máy bay tiếp dầu. Nhà chứa này được thiết kế với phần mái bê tông dày hơn 1 m.
Phát biểu trước Quốc hội, trong tháng 11, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Mark Welsh cho biết chỉ huy lực lượng binh sĩ Mỹ tại Thái Bình Dương đã yêu cầu tăng cường khả năng phòng thủ trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của đối phương. Theo ông Welsh, chi phí củng cố hạ tầng phòng thủ tiêu tốn khoảng 256 triệu USD.
"Việc củng cố các căn cứ trên đảo Guam nhằm tăng khả năng chống chọi của đảo Guam trước những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ hệ thống tên lửa đất đối đất", ông Welsh nói.
Đảo Tinian và Saipan
Lầu Năm Góc cho biết hai hòn đảo Tinian và Saipan nằm trên khu vực Bắc Thái Bình Dương thuộc lãnh thổ Mỹ và gần đảo Guam là một trong những khu vực được lựa chọn làm nơi chứa máy bay được di tản khỏi các căn cứ quân sự khác.
Không quân Mỹ đã chi 115 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng trên đảo Saipan phục vụ cho hoạt động tập trận và hạ cánh khẩn cấp cho máy bay Mỹ khi gặp thời tiết xấu.
Lâu nay, hai hòn đảo Tinian và Saipan giữ vị trí quan trọng chiến lược đối với quân đội Mỹ. Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Mỹ đã chiếm hai hòn đảo này từ tay quân đội Nhật Bản vào năm 1944 và thành lập căn cứ chứa máy bay ném bom B-29 trên đảo Tinian, chuyên tổ chức các cuộc tấn công nhằm vào Nhật Bản.
Vào tháng 8/1945, từ đảo Tinian, 2 máy bay mang tên Enola Gay và Bock’s Car đã mang theo bom nguyên tử và ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki.
Minh Thu (Infonet)

Bất ổn Thái Lan : Vì sao và như thế nào ? (Jonathan Head)

"...Trong khi đó ông Thaksin, hiện đang sống lưu vong, đã trả lời phỏng vấn và cả quyết rằng việc ân xá diện rộng như vậy là cách tốt nhất để tiến bước vì đạo luật sẽ cho đất nước cơ hội bắt đầu lại từ đầu và xóa mọi xung đột xảy ra từ khi ông còn tại nhiệm..."
 


batonthailan01
Cảnh sát đã gia tăng sự hiện diện trước làn sóng biểu tình mới
Trong vài tuần qua, một giai đoạn tương đối bình lặng trong chính trường Thái Lan đã tan vỡ. Hàng chục ngàn người biểu tình đã xuống đường ở Bangkok giống như những phong trào phản kháng trước đây vốn đã dẫn tới một cuộc đảo chính của phe quân đội, chiếm giữ sân bay quốc tế của phe áo đỏ, hai thủ tướng phải từ chức theo lệnh của tòa án cũng như chiến dịch của quân đội ở Bangkok khiến hơn 90 người chết hồi năm 2010.
Những năm bất ổn xoay quanh vị cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra làm cho Thái Lan sốc và kiệt sức vào năm 2010. Trong ba năm qua không ai muốn có thêm đối đầu.
Những cố gắng của phe hoàng gia cứng rắn nhằm khơi dậy biểu tình chống chính quyền của em gái ông Thaksin, Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã không mang lại kết quả.
Tất cả đã thay đổi trong tháng trước khi đảng Pheu Thai của ông Thaksin bỗng nhiên mở rộng một đề nghị ân xá, vốn ban đầu chỉ ảnh hưởng tới những thường dân tham gia biểu tình trong quá khứ, thành việc xóa bỏ tất cả những vụ kết tội liên quan tới những xung đột chính trị kể từ năm 2004 tới nay.
Dự luật có vẻ xóa bỏ không chỉ bản án lạm quyền đối với ông Thaksin hồi năm 2008 mà còn gỡ trách nhiệm cho những người ra lệnh xả súng vào những người ủng hộ ông vào năm 2010.
Ủy ban chống tham nhũng của Thái Lan cũng ước tính khoảng hơn 25.000 vụ tham nhũng có thể bị ảnh hưởng bởi đề nghị ân xá.
Chỉ có vài trăm vụ bị xử theo luật khi quân hà khắc là không thuộc diện được ân xá.
Điều quan trọng là dự luật có vẻ mở đường cho ông Thaksin trở về sau hơn năm năm sống lưu vong.
Khí thế
Những cuộc biểu tình lần này rất rộng khắp và đầy khí thế. Tham gia xuống đường có các học giả, thẩm phán, bác sỹ, y tá, sinh viên, nhân viên văn phòng cũng như các đối thủ truyền thống của ông Thaksin từ Đảng Dân chủ đối lập và từ các nhóm áo vàng đã khiến ông và các đồng minh mất quyền trong giai đoạn 2006-2008.
Ngay cả một số người trong phong trào áo đỏ từng xuống đường ủng hộ ông Thaksin nay cũng biểu tình phản đối đạo luật.
"Đây không chỉ là chính trị đảng phái mà là sự chống lại đạo luật đã khiến cả nước cùng phản đối" - đó là nhận định của cựu bộ trưởng tài chính Korn Chatikavaij, người từ chức phó chủ tịch Đảng Dân chủ để có thể tổ chức biểu tình.
Bỗng dưng những người của Đảng Dân chủ, vốn đã không thể đánh bại đảng Pheu Thai trong bầu cử hay ở quốc hội, thấy mình ở tuyến đầu của một phong trào phản kháng đang lan rộng nhằm hạ gục chính quyền.
Làm sao một đảng chiếm đa số trong quốc hội và đã rất tự tin đi theo nghị trình mị dân của họ từ khi lên cầm quyền lại có thể mắc sai lầm đến thế.
Điều rõ ràng là ông Thaksin đã can thiệp vào dự luật.
Trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng, bà Yingluck luôn bị cáo buộc rằng bà chỉ là con rối và rằng tất cả các quyết định quan trọng đều do ông anh đưa ra.
Những cáo buộc đó không phải khi nào cũng đúng và cách cầm quyền mang tính hòa giải của bà khiến ngay cả các đối thủ cũng khen ngợi.
Nhưng về dự luật ân xá, vấn đề cá nhân và hóc búa nhất mà bà từng phải giải quyết, bà thủ tướng thậm chí cũng không giả vờ ra quyết định.
Bà đã không có mặt tại hạ viện khi dự luật được thông qua và nói rằng đảng của bà chứ không phải bà muốn có dự luật này.
Trong khi đó ông Thaksin, hiện đang sống lưu vong, đã trả lời phỏng vấn và cả quyết rằng việc ân xá diện rộng như vậy là cách tốt nhất để tiến bước vì đạo luật sẽ cho đất nước cơ hội bắt đầu lại từ đầu và xóa mọi xung đột xảy ra từ khi ông còn tại nhiệm.
Vấn đề cũ
Trên thực tế nó đã có hiệu quả ngược lại. Sự phân cực rõ rệt trong xã hội Thái lại một lần nữa được phơi bày.
Và thành phần rộng khắp của đợt chống đối dự luật ân xá, cho dù chủ yếu chỉ ở Bangkok, có nhiều điểm giống như các cuộc biểu tình hồi đầu năm 2006, vốn đã khiến Thủ tướng Thaksin lúc bấy giờ phải kêu gọi bầu cử sớm và cuối cùng bị đảo chính hồi tháng Chín.
Khi đó ông đã tính toán sai lầm phản ứng của công chúng đối với vụ bán tập đoàn Shin Corp mà gia đình ông được lợi lớn. Dường như lại một lần nữa ông đi quá đà. Nhưng lần này tình hình cũng có những khác biệt quan trọng.
Đảng Pheu Thai đang cố gắng xây dựng quan hệ tốt với giới lãnh đạo cao cấp thân hoàng gia trong quân đội.
Ngay cả vị tư lệnh quân đội đôi khi bạo miệng, Tướng Prayuth Chan-ocha, đã khá yên lặng về vụ ân xá và các cuộc biểu tình. Một cuộc đảo chính khác có vẻ khó xảy ra.
Và cả phong trào áo vàng cứng rắn, thành tố quan trọng của bất kỳ phong trào xuống đường nào nhằm gây sức ép lên chính phủ, cũng không còn mạnh như xưa.
Như thế Đảng Dân chủ, vốn đang tăng thanh thế trong mấy tuần qua, lại phải vật lộn với vấn đề cũ : làm sao đánh bại ông Thaksin, cho dù ông ở trong hay ở ngoài Thái Lan, trong bầu cử.
Đây là vấn đề mà đảng lâu đời nhất ở Thái Lan vẫn chưa có giải pháp.
Jonathan Head
BBC News, Bangkok
Đây là bản trích dịch bài báo của tác giả Jonathan Head, đăng lần đầu trên BBC News Online hôm 7/11. Dự luật ân xá sau đó bị Thượng viện Thái Lan bác bỏ, nhưng vẫn châm ngòi cho các cuộc biểu tình đang diễn ra.

Bị bức cung, "bịt miệng", cảnh sát cũng phải "xin chết"

Trung Phạm - theo Trí Thức Trẻ 

(Soha.vn) - Một sỹ quan cảnh sát bị buộc tội giết vợ vì ghen. Bị đồng nghiệp cũ bức cung bằng nhục hình, bị quan tòa hủy chứng cứ, anh đành “xin tội chết”.

Mời độc giả đọc loạt bài BỨC CUNG, NHỤC HÌNH VÀ NHỮNG VỤ ÁN OAN CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI:
"Ông Nguyễn Thanh Chấn" ở Trung Quốc và vụ án "người chết" trở về
Người 9 lần nhận tội "giết người" được chánh án cúi đầu tạ lỗi
Cảnh sát cũng bị oan
Vụ án “Du Peiwu giết vợ” cho thấy khía cạnh “công bằng” trong các án oanTrung Quốc: ai cũng có thể bị dùng nhục hình, bức cung, cho dù đó từng là một cảnh sát.
Tháng 4/1998, nữ cảnh sát Wang Xiaoxiang, vợ của Du Peiwu và một đồng nghiệp nam bị bắn chết trong một chiếc xe hơi. Du Peiwu, khi đó là sỹ quan tại một trung tâm cai nghiện ma túy ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam đã bị bắt giữ vì bị coi là nghi phạm chính, giết vợ vì ghen tuông.
Ngày 5/2/1999, Tòa án trung cấp thành phố Côn Minh xử Du Peiwu tội giết người với mức án tử hình được hoãn thi hành 2 năm.
Hơn 1 năm sau đó, tháng 6/2000, cảnh sát Vân Nam phá được một băng nhóm tội phạm chuyên ăn cắp xe hơi. Trong quá trình xét hỏi, một tên trong nhóm thú nhận y mới là thủ phạm giết hại vợ Du Peiwu và đồng nghiệp.
Khám nhà tên này, cảnh sát đã tìm thấy khẩu súng lục của nạn nhân, cũng chính là hung khí giết người chưa được tìm thấy trong vụ án năm 1998. Với chứng cứ mới này, Ủy ban nhân dân thành phố Côn Minh đã yêu cầu cảnh sát, Viện kiểm soát và Toà án cùng phối hợp điều tra lại vụ án. Ngày 11/7/2000, Tòa án nhân dân tỉnh Vân Nam tuyên bố Du Peiwu vô tội.
Bị chính đồng nghiệp tra tấn
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Du Peiwu lại nhận tội, dù rằng là người trong ngành, anh chắc chắn hiểu rõ sau việc nhận tội giết người là án tử? Vả lại, khi mới bị bắt, Du đã cương quyết phủ nhận mọi cáo buộc, thì sao sau đó lại “sốt sắng” nhận tội?
Vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang đã gây chấn động dư luận Việt Nam những ngày qua. Trên thế giới, cũng từng có những án oan tày đình như vậy. Dù địa điểm, tính chất có thể khác nhau, nhưng sự khổ đau, mất mát không gì bù đắp nổi mà nó gây ra cho những người chịu oan ức thì lại rất giống nhau.
Đó cũng là nội dung chính mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc qua loạt bài BỨC CUNG, NHỤC HÌNH VÀ NHỮNG VỤ ÁN OAN CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI.
Sau này, khi kể lại với công ty luật bảo vệ cho anh, Du Peiwu nói: “Từ 30/6 đến 19/7, liên tục 21 ngày đêm tôi bị tra tấn cho tới khi thể chất và tinh thần không thể chịu đựng được nữa. Rất nhiều chi tiết mà tôi không muốn nói ra ở đây. Chỉ biết khi ấy tôi không muốn sống thêm chút nào nữa và quyết định sẽ chết đi càng sớm càng tốt. Để làm điều đó, tôi đã nhận tội với điều tra viên và bịa ra câu chuyện tôi đã thực hiện hành vi giết người như thế nào”.
Hồ sơ điều tra lại cho thấy, hai điều tra viên chính được giao thẩm vấn Du Peiwu đã sử dụng rất nhiều thủ đoạn bức cung tàn bạo với chính đồng nghiệp cũ của mình. Ngoài việc không cho ngủ (một kiểu tra tấn được áp dụng với hầu hết các phạm nhân “cứng đầu” không chịu nhận tội), hai người này còn trực tiếp đấm đá Du trong tất cả các buổi lấy cung. Thậm chí khi đã mệt, họ còn sai các cảnh sát khác đấm đá giúp.
Một “kỹ thuật” lấy lời khai khác là cho Du Peiwu đứng trên ghế đẩu và trói hai tay anh lên song cửa rồi liên tục đá chiếc ghế để cơ thể anh treo lơ lửng. Đến khi Du Peiwu không thể chịu được nữa, phải thốt lên những tiếng kêu đau đớn thì các điều tra viên này lấy giẻ bịt miệng lại rồi bắt anh quỳ xuống sàn nhà và đánh anh bằng dùi cui điện.
"Kiềng 3 chân" siết cổ người oan ức
Khi ra tòa lần thứ nhất, Du Peiwu đã cởi bỏ áo ngoài để cho mọi người thấy rõ các vết thương, dấu tích của những vụ tra tấn đau đớn trong trại tạm giam. Nhưng thẩm phán đã phớt lờ lời cầu cứu của anh.
Sang phiên xét xử thứ hai, Du Peiwu bí mật giấu được một chiếc áo sơ mi đẫm máu mang tới tòa bằng cách quấn nó quanh hông. Anh đưa nó cho thẩm phán, nhưng vị này buộc anh phải cởi ra và đề nghị chấp hành viên mang đi mà không thèm kiểm tra bất cứ dấu vết nào. Sau phiên toà, Du Peiwu liên tục đòi trả lại chiếc áo sơ mi làm vật chứng nhưng lời cuối cùng của tòa án dành cho anh là “nó đã bị đốt”. Tuyệt vọng, Du Peiwu đã nhận tội trước tòa và xin được chết.
Du Peiwu trên giường bệnh, sau một thời gian dài điều trị các thương tích, di chứng của các trận bức cung bằng nhục hình
Du Peiwu trên giường bệnh, sau một thời gian dài điều trị các thương tích, di chứng của các trận bức cung bằng nhục hình
Điều gì đã khiến những vụ án như của Du Peiwu thường xuyên xảy ra tại Trung Quốc? Và điều gì đã khiến cả một hệ thống, từ cảnh sát tới tòa án đồng lòng với nhau để buộc vào cổ một con người vốn không có tư thù cá nhân gì với họ, tội giết người?
Theo Phó giáo sư Huang Shiyuan, Đại học Sơn Đông thì “Tại Trung Quốc, sau mỗi vụ án lớn được giải quyết, những người tham gia thường sẽ được tặng thưởng và thăng chức. Chính vì động cơ cũng như áp lực này, các điều tra viên thường dùng hình thức tra tấn để buộc nghi phạm phải thú tội”.
Trong khi đó, tiến sỹ luật Jiang Na, Đại học sư phạm Bắc Kinh cho rằng: “Các vụ án oan xét cho cùng là kết quả của việc cảnh sát, viện kiểm soát, tòa án mong muốn đặt được tỷ lệ xét xử cao. Ba cơ quan được ví như “kiềng 3 chân” này thường thà “kết án oan người vô tội còn hơn bỏ sót”.
Trở lại vụ án của Du Peiwu, tháng 8/2001, hai điều tra viên trực tiếp tham gia tra tấn Du Peiwu đã bị ra tòa và nhận mức án từ 12-18 tháng tù treo.
Sau 26 tháng ngồi tù với biết bao cay đắng, Du Peiwu đã được trả tự do và được chính quyền địa phương bồi thường bằng tiền mặt. Nhưng cũng kể từ ngày được hưởng tự do trở lại, Du Peiwu liên tục phải chịu đựng những cơn đau đầu khủng khiếp. Bác sỹ cho biết não anh đã bị tổn thương nghiêm trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét