Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Hà nội: Hàng ngàn dân khiếu kiện và biểu tình! & Chỉ có hai người (không đồng ý Hiến pháp mới)

Phạm Đình Trọng - Chỉ có hai người


Đang chạy xe máy trên đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, tôi nhận được cuộc gọi của anh Lê Phú Khải: Chúng nó nhấn nút thông qua Hiến pháp rồi. Về nhà bật máy tính, vào mạng VNXPRESS: “Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi. 10h sáng nay, với 97% đại biểu tán thành, toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã được thông qua...” Mặc dù đã biết trước kết quả này nhưng tôi vẫn buồn rũ. Buồn như có người thân bị bệnh hiểm nghèo biết rằng không thể cứu chữa nhưng khi điều xấu nhất đến vẫn bàng hoàng, buồn rũ! Bữa trưa ăn muộn không muốn ăn.
“Với 486 đại biểu tán thành trong tồng số 488 đại biểu có mặt (chiếm 97%), hai đại biểu không biểu quyết”. Trong đám người được gọi là “đại biểu Quốc hội” chỉ có hai người là người Việt Nam chân chính. Chỉ có hai người còn biết đến Nhân Dân đau khổ bị mất đất, mất tự do, mất quyền làm người, mất quyền công dân vì bản Hiến pháp này. Chỉ có hai người còn biết đến đất nước càng tan hoang, càng bị các nhóm lợi ích bất lương chia nhau tàn phá, xâu xé, bòn rút, vơ vét mà không có một chút trách nhiệm với mảnh đất thấm đẫm máu, mồ hôi, nước mắt của cha ông, không có một chút trách nhiệm với các thế hệ mai sau vì bản Hiến pháp này. Chỉ có hai người còn biết đến lịch sử. Lịch sử sẽ nghiêm khắc lên án bản Hiến pháp phản dân tộc Việt Nam, làm nguy khốn đất nước Việt Nam, làm li tán giống nòi Việt Nam, kìm hãm sự phát triển của đất nước Việt Nam. Chỉ có hai người còn biết đến sự phán xét nghiêm khắc, công bằng của lịch sử, của chính con cháu họ ở các thế hệ mai sau đối với sự biểu quyết của họ hôm nay. Vì thế chỉ có hai người không biểu quyết.

Còn 486 người bấm nút tán thành Hiến pháp này đã tự thú với Nhân Dân rằng: Không, họ không phải là đại biểu của Nhân Dân. Họ chỉ là công cụ bấm nút theo sự cài đặt của đảng mà thôi. Nhân Dân bao dung, độ lượng sẽ tha thứ cho họ. Nhưng lịch sử vốn công bằng và nghiêm khắc sẽ không tha thứ. Cũng như lịch sử sẽ không tha thứ cho những người đã thỏa hiệp với nước ngoài chia đôi đất nước Việt Nam, chia đôi dân tộc Việt Nam, đẩy hai nửa dân tộc Việt Nam vào cuộc chiến nồi da xáo thịt dằng dặc hai mươi năm trời. Lịch sử không tha thứ cho những kẻ gây ra cuộc phân chia đẳng cấp, tàn sát dân tộc Việt Nam, hủy diệt văn hóa đạo lí Việt Nam trong cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, trong vụ nhân văn giai phẩm độc ác, trong vụ án xét lại man rợ trung cổ.

Với bản Hiến pháp này, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ càng ngạo mạn coi thường Nhân Dân, càng đi sâu vào con đường chống Nhân Dân, càng tiếp tục dựng lên các vụ án chống Nhân Dân như vụ Đỗ Minh Hạnh, vụ Cù Huy Hà Vũ, vụ Trần Huỳnh Duy Thức, vụ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, vụ Lê Quốc Quân... Nhân Dân càng lầm than. Dân tộc càng li tán. Đất nước càng bất ổn, trì trệ, càng lạc lõng phía sau loài người văn minh.

* * *

Nhà báo Nguyễn Vạn Phú: Ủa, sao lạ vậy. Theo báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới đây (ghi ngày 17-10-2013) tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thì:

- Có 88/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Phương án 1 nêu rõ các thành phần kinh tế và vai trò của từng thành phần kinh tế như đã ghi trong Cương lĩnh;

- Có 145/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Phương án 2 quy định khái quát vai trò của các thành phần kinh tế nhưng cần khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước;

- Có 158/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Phương án 3 quy định khái quát mà không quy định cụ thể vai trò của thành phần kinh tế để vừa thể hiện được nội dung Cương lĩnh, vừa phù hợp với tính chất và cách thể hiện của Hiến pháp.

Nói cách khác, khi được hỏi ý kiến (ghi phiếu đàng hoàng à nghe) thì đa số đại biểu nói là không nên quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Nhưng nay khi bỏ phiếu thông qua Hiến pháp thì gần như tất cả đều đồng ý với nội dung “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Cái này chưa hiểu vì sao 158 vị này thay đổi ý kiến nhanh thế?
Cuối năm tôi thường đọc lướt qua chồng báo của cả năm để cảm nhận được những vấn đề chính của năm đó. Thật bất ngờ khi đọc lại thấy tin lớn nhất của tuần lễ đầu tiên của năm 2013 là gì, các bạn biết không? Đó là dự thảo Hiến pháp mới nhất (lúc đó) không còn quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nữa.

Vì sao đến cuối năm lúc Hiến pháp sắp sửa được thông qua người ta lại quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo? Đó là câu chuyện hấp dẫn của năm nay mà có lẽ vài ba năm nữa mới được tiết lộ đầy đủ.

Vấn đề là bây giờ dường như mọi người không còn quan tâm nữa. Ai ưa nói gì thì nói. Chẳng hạn một ông “chuyên gia kinh tế” nói như thế này mà cũng chẳng có ai thèm phản ứng mảy may: “Về nội hàm thống kê nhà nước, Kinh tế nhà nước bao gồm:…. các đơn vị tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội như Đảng Cộng sản VN, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, như: Liên minh HTX, Hội nhà văn, Hội điện ảnh, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội nhà báo, Hội sân khấu, Hội luật gia...”

Hì hì. Đúng là ai ưa nói gì thì nói. Và có lẽ cũng không ai quan tâm ông “chuyên gia kinh tế” này là ai nữa.

Thêm nữa: Trong số 25 thành viên Chính phủ được lấy ý kiến về một số vấn đề của Hiến pháp (các thành viên này đồng thời là đại biểu Quốc hội, có tên tuổi đầy đủ) thì:

-24/25 vị không đồng ý quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Nay cả 24 vị này đều đổi ý.

-12/25 vị không nhất trí với quy định thu hồi đất vì lý do phát triển kinh tế và đề nghị chỉ thu hồi đất “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”. Nay 12 vị này cũng đổi ý luôn.

Đây là tài liệu công khai trên trang duthaoonline.quochoi.vn chứ không có gì gọi là nhạy cảm cả nhé.

* * *

Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang: Một trong các đặc điểm giúp ta dễ nhận ra độc tài nhất, đó là tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu tán thành chủ trương chính sách bao giờ cũng cao thật là cao.

Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “năm dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt.

Năm 1973, Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ 95% đại biểu Hội đồng Nhân dân ủng hộ. Cũng năm đó, Philippines tiến hành trưng cầu dân ý với câu hỏi “có muốn Tổng thống Marcos tiếp tục tại vị không”, và 90,67% câu trả lời là có.

Năm 1979, cuộc trưng cầu dân ý của Giáo chủ Khomeini ở Iran thu được kết quả 98% người bỏ phiếu tán thành việc xây dựng nước cộng hòa Hồi giáo Iran.

Năm 2002, Tổng thống Iraq Saddam Hussein được 100% phiếu bầu.

Năm 2012 Tổng thống Turkmenistan Berdimuhamedov tái đắc cử với tỷ lệ 97% số phiếu ủng hộ. Năm 1992, người tiền nhiệm của ông này, Niyazov, còn được “tín nhiệm” cao hơn thế nữa: 99,5%.

Anh em nhà Tổng thống Cuba, Fidel và Raul Castro, thường xuyên được 99% phiếu bầu.

Các cuộc bầu cử ở Liên Xô ngày trước, tỷ lệ trúng cử của các đảng viên vào các soviet địa phương trung bình là 99%.

Và hôm nay, 28/11/2013, là ngày Quốc hội Việt Nam (với 95% thành viên là đảng viên cộng sản, số còn lại là không tham gia đảng phái nào hoặc (có lẽ) sắp được kết nạp vào Đảng Cộng sản) bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi với kết quả như trong hình.
 
Phạm Đình Trọng
Theo FB Phạm Đình Trọng

Hà nội: Hàng ngàn dân khiếu kiện và biểu tình!

Sáng nay, tại trụ sở tiếp dân nhà nước ở Ngô Thì Nhậm Hà đông có hàng ngàn dân tới đây từ các khắp nơi khiếu kiện, chủ yếu về đất đai.
Tại trụ sở tiếp dân:
Biểu tình trên phố Nguyễn Trãi:

Hơn một ngàn dân Văn giang đại diện cho hơn 800 trăm hộ dân phản đối dự án Ecopark lấy ruộng của họ chưa đền bù.

Trụ sở tiếp dân nhà nước tại Hà đông ngày càng nhiều dân oan đến khiếu kiện, tố cáo, hậu quả của việc tham nhũng đất đai tại các địa phương ngày càng trầm trọng, các cấp không nơi nào xử lý được.
  (Xuân Việt Nam)

-HÌNH ẢNH NHỮNG NGƯỜI DÂN PHẢN ĐỐI CHẾ ĐỘ ĐẤT ĐAI THUỘC SỞ HỮU TOÀN DÂN

Boxitvn
Thái Văn Dậu
Thay mặt 32 hộ nông dân khu liên hợp Bình Dương
Đây là những người dân bị cưỡng chế lấy đất làm khu liên hợp công nghiệp dịch vụ đô thị Bình Dương.
Không có điều kiện ra Hà Nội để gặp Quốc hội, xin gởi những hình ảnh biểu tình tại chỗ cho QH xem trước khi thông qua Hiến pháp và luật đất đai sửa đổi.
clip_image001


clip_image003
clip_image005
clip_image007
clip_image009
clip_image011
clip_image013
clip_image015
clip_image017
clip_image019
clip_image021
clip_image023
clip_image025
clip_image027
clip_image028
clip_image030
clip_image032
clip_image033
clip_image035
clip_image037
clip_image039
clip_image040
T.V.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Thống kê Xã Hội Chủ Nghĩa

Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc mở một cuộc họp kín để đưa ra chính sách quan trọng thúc đẩy kinh tế hôm 09/11/2013. AFP photo
Tuần qua, khi các chuyên gia và đại biểu quốc hội tại Việt Nam tranh luận về số liệu không đáng tin của Tổng cục Thống kê thì hôm 16, Cục Thống Kê Quốc Gia của Trung Quốc loan báo nhiều thay đổi trong hệ thống kế toán quốc gia để trình bày tình hình kinh tế cho trung thực hơn. Diễn đàn Kinh tế kỳ này sẽ yêu cầu chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa phân tích chuyện thống kê kinh tế để làm sáng tỏ vấn đề.


∇ Nghe tường trình
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau khi chấm dứt chương trình kỳ trước, chúng tôi có yêu cầu là tuần này tiết mục chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu về thống kê kinh tế. Sở dĩ như vậy, thưa ông là vì sau nhiều kỳ họp của Quốc hội Việt Nam, các đại biểu và chuyên gia ở trong nước đã nêu vấn đề về trình độ không đáng tin của thống kê Việt Nam do Tổng cục Thống kê thu thập và công bố. Trên diễn đàn này, từ nhiều năm trước, ông cũng phân tích vì sao thống kê kinh tế của Trung Quốc có quá nhiều sai lệch và tuần qua, dường như Cục Thống kê Quốc gia của Bắc Kinh đã thông báo nhiều thay đổi sẽ áp dụng. Ông nghĩ sao về đề tài này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nhớ đến một câu nói của Victor Hugo, một văn hào người Pháp vào Thế kỷ 19, rằng "không có gì mạnh hơn một ý kiến khi đã đến thời của nó".

Cùng kỳ họp vừa qua của Quốc hội Việt Nam, tại Bắc Kinh, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng vừa hoàn tất Hội nghị Trung ương Kỳ ba của Khoá 18. Lập tức, Cục Thống kê Quốc gia của họ loan báo hôm Thứ Bảy 16, việc áp dụng năm thay đổi lớn trong hệ thống kế toán quốc gia để cuối năm tới hay đầu năm 2015, họ sẽ có dữ kiện trung thực hơn về kinh tế quốc dân, đặc biệt là về Tổng sản lượng Nội địa GDP. Chúng ta thấy hai quốc gia này đều không hài lòng về những báo cáo kinh tế của các cơ quan hữu trách và muốn cải tiến để mọi người cùng nắm vững tình hình một cách trung thực hầu có quyết định đúng đắn hơn, thay vì vẫn chạy theo chủ nghĩa thành tích, đã làm láo mà còn báo cáo sai.

Vũ Hoàng: Thưa ông, đầu đuôi thì vì sao lại có cái nạn sai lạc trong cách thiết lập thống kê?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là nếu xét tới đầu nguồn thì nên trả lại cho Marx những sai lầm của ông ta và đây cũng là một ý kiến đã đến thời của nó dù là quá trễ.

Trước tiên, qua chuỗi lý luận phức tạp có tham vọng kết hợp khoa học với đạo lý để biện minh cho "cách mạng vô sản", Karl Marx nói đến khái niệm gọi là "giá trị thặng dư". Với nhiều thí dụ bằng con số, ông ta khơi khơi đề ra một luận cứ rằng phần tư bản biến thiên hay sức lao động luôn luôn bằng với phần tư bản cố định, cho nên giá trị thặng dư hay tỷ số giữa lao động và siêu lao động luôn luôn cao bằng 100%. Ông ta nêu ra một con số về tỷ lệ bóc lột 100% mà chẳng cần chứng minh gì cả! Đấy chỉ là một sự ngụy biện thiếu tinh thần khoa học.

Quý thính giả có thấy điều vừa trình bày là khó hiểu thì đừng lo vì nhiều nhà lãnh đạo cộng sản từ ông Hồ Chí Minh trở đi cũng chẳng hiểu gì về chuyện này. Thật ra họ không thể đọc hết bộ Tư Bản của Marx hay Bút ký Triết học của Lenin mà vẫn cứ đề cao chủ nghĩa Mác-Lenin! Tinh thần phi khoa học từ đầu nguồn mới giải thích những tai họa ngày nay, khi người ta không thiết lập nổi một hệ thống khảo sát và chẩn đoán thực tế cho nghiêm túc và trung thực mà vẫn cứ đòi lấy những quyết định nghiêm trọng về cuộc sống của người khác.

Thí dụ thứ hai để trở lại với hiện tại là "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại" hay Đại Dược Tiến của Trung Quốc thời Mao. Từ đầu năm 1958 đến cuối năm 1961, chỉ gần bốn năm mà đã có 36 triệu người chết đói dù chẳng bị mất mùa. Chỉ vì họ muốn tiến hành công nghiệp hóa một cách duy ý chí, y như cuộc cải cách ruộng đất trước đó mà họ đã dạy cho lãnh đạo Hà Nội thi hành. Vụ thống kê trong câu chuyện thảm khốc này là lãnh đạo ở trên không nắm vững thực tế của đời sống mà ở dưới lại không dám báo cáo sự thật lên trên. Y như Marx đã gian dối với giá trị thặng dư 100%, đời sau tiếp tục gian dối và gây ra thảm họa cho người dân.

Vũ Hoàng: Nhưng thưa ông phải chăng tình hình đã có thay đổi tại Trung Quốc và Việt Nam?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Dĩ nhiên là có thay đổi, nhưng quá chậm so với xứ khác và quan trọng nhất thì não trạng vẫn chưa đổi. Tôi xin được đi từng bước trong cách trình bày thì ta mới hiểu vì sao một ý kiến đã đến thời của nó và người ta phải đổi cách suy nghĩ.

Nói về kế toán thì trong một giai đoạn quá lâu đến gần nửa thế kỷ, người cộng sản chỉ có hệ thống kế toán một cột và hai dấu. Tất cả những gì thu vào thì đánh dấu cộng và chi ra thì đánh dấu trừ trên một cột số để có kết toán về thực tế bằng một con số. Hệ thống này quá đơn giản và lạc hậu. Họ không biết và cũng chẳng cần biết về hệ thống kế toán đối phần là hai cột đã có từ mấy trăm năm. Bất cứ một tư liệu nào ghi bằng một con số cũng có hai phần, là thứ nhất, từ đâu mà có, thí dụ như từ vốn riêng hay đi vay, vả thứ hai, dùng vào việc gì, với kết quả ra sao? Hệ thống kế toán đối phần này phát triển ra bản năng trách nhiệm khi khai thác, là làm gì cũng phải ý thức được kết quả và nhất là việc trả nợ, chứ không thể sử dụng miễn phí và làm hao hụt phương tiện sản xuất. Việc gây hoang phí và vô trách nhiệm là thuộc tính của xã hội chủ nghĩa, với nhiều thí dụ quá đắt đỏ vẫn là hiện đại sau khi hai quốc gia này đã cải cách hay đổi mới. Chuyện thống kê không đáng tin xuất phát từ đó.

Nhân viên phân loại các gói hàng tại một công ty chuyển phát nhanh tại Beijing hôm 12/11/2013. AFP photo
Vũ Hoàng: Ông rất thận trọng trình bày từ đầu về lý luận rồi kỹ thuật thu thập thống kê trong các nước xã hội chủ nghĩa với tàn dư còn tồn tại đến ngày nay tại Trung Quốc và Việt Nam. Thưa ông, vì đi trước, Trung Quốc đã cải cách những gì và có điều gì đáng học hỏi?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đã chứng kiến "Bước Nhảy Vọt Vĩ Đại", Đặng Tiểu Bình ý thức được sự mù lòa của lãnh đạo ở trên nếu không có thông tin thực tế và thống kê đáng tin. Cho nên sau khi tiến hành cải cách từ đầu năm 1979 thì ông ta cố hiện đại hóa hệ thống thu thập thống kê và tiêu chuẩn hóa cách đo lường cho khoa học hơn. Nhưng ba chục năm sau thì tình hình chưa khá. Cứ hai ba năm thì Cục Thống Kê Quốc Gia trong Quốc vụ viện, tức là Hội đồng Chính phủ, lại đưa ra một đề nghị cải cách và mỗi năm lại có vài ba vụ phàn nàn các tỉnh về chuyện thống kê sai lạc. Ví dụ điển hình và đến năm nay vẫn còn đúng là dữ kiện về GDP. Nếu cộng chung sản lượng của 31 tỉnh và thành phố thì Trung Quốc có Tổng sản lượng cao hơn con số của Cục Thống kê đến bốn năm trăm tỷ đô la, như vậy, số nào là đúng? Thí dụ khác là Tháng Bảy rồi Tháng Chín vừa qua Cục Thống kê đả kích tỉnh Vân Nam rồi tỉnh Quảng Đông vì những dữ kiện được thổi phồng gấp đôi hay gấp bốn lần thực tế.

Vũ Hoàng: Thưa ông, hệ thống thu thập thống kê của Trung Quốc có nhược điểm gì nên gây ra những sai lạc như vậy dù xứ này đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ năm 2001?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là vì WTO không đòi hỏi phải có bộ máy thống kê tiêu chuẩn hóa, chỉ cần có phương pháp phù hợp với các quốc gia đối tác mà thôi nên Trung Quốc chưa cải tiến tiêu chuẩn của họ. Một ví dụ là cho đến nay, Trung Quốc chỉ đếm mức thay đổi hàng năm của Tổng sản lượng, là so với cùng kỳ vào năm ngoái, thay vì theo từng tháng hay từng quý. Trong một thế giới mà mỗi giây lại có 400 triệu nghiệp vụ giao dịch trên các thị trường tài chính thì lối đếm này quá chậm và không kịp cập nhật. Ví dụ khác là họ chủ yếu lấy sản lượng công nghiệp làm cơ sở đo đếm Tổng sản lượng trong khi các nước tiên tiến lại dùng con số tiêu thụ thực tế làm căn bản nên có dữ kiện chính xác hơn. Quyết định vưa do Cục Thống kê Bắc Kinh công bố cho thấy là họ cố học theo hệ thống Kế toán Quốc gia của Liên Hiệp Quốc và của Hoa Kỳ để có khả năng thẩm định sát với thực tế và gần bằng các xứ khác. Đấy là một tiến bộ mà Việt Nam nên chú ý. Tuy nhiên, việc cải tiến kỹ thuật và phương pháp thôi vẫn chưa đủ.

Vũ Hoàng: Một số chuyên gia trong nước cho là Việt nam phải có cơ quan thống kê độc lập, ông nghĩ sao về ý kiến này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng Việt Nam phải có một nhà nước độc lập với đảng thì mới có tương lai! Và ít ra là có thống kê khả tín và khả dụng. Tôi xin được giải thích lý do.

Trung Quốc hiện có hai hệ thống thu thập thống kê song hành. Một hệ thống là Cục Thống kê Quốc gia tại Bắc Kinh với chức năng hội nhập và đúc kết số liệu từ cơ sở do nhân viên ở mọi cấp bên dưới báo cáo về trung ương ở trên. Hệ thống kia là của các phủ bộ ban ngành của nhà nước, nơi nào cũng có nhiệm vụ thu thập thống kê thuộc phạm vi chức năng của mình, như Bộ Tài chánh có thống kê về tài chánh, thuế khoá, Bộ Thương mại có con số về đầu tư nước ngoài, và các tỉnh cũng có báo cáo từ dưới đưa lên trên. Hai hệ thống này rõ ràng là độc lập với nhau cho nên thế giới bên ngoài cứ tưởng rằng họ sẽ thi đua phục vụ sự thật và báo cáo trung thực.

Nhưng sự thật là mọi công chức cao cấp ở mọi nơi đều phải là đảng viên. Trong hệ thống đảng, họ thăng quan tiến chức là nhờ thượng cấp ở trên chứ không chịu trách nhiệm gì với người dân ở dưới. Hệ thống đó thiếu dân chủ và chưa tách đảng ra khỏi guồng máy nhà nước khiến cả guồng máy này phục vụ đảng và cấp dưới phải làm vừa lòng cấp trên ở trong đảng. Kết quả thì mỗi cấp ở dưới lại tô hồng báo cáo khi đưa lên thượng cấp và sau nhiều đợt tô hồng như vậy thì trung ương ở trên cùng lại có nhiều bức tranh màu hồng về thực tế có khi xám ngắt ở dưới. Vấn đề vì vậy không phải là kỹ thuật thu thập thống kê hay định nghĩa về từng trương mục hay tài khoản của hệ thống kế toán quốc gia. Vấn đề nó nằm trong cơ chế chính trị của một chế độ cứ lấy đà tăng trưởng kinh tế làm ưu tiên nên mọi cấp đều tăng đà báo cáo sai.

Vũ Hoàng: Thưa ông, lãnh đạo Trung Quốc đã có ý chuyển hướng từ lượng sang phẩm và việc cải cách về thống kê của họ vì vậy cũng phải thay đổi. Liệu tình hình sau này có khá hơn chăng và Việt Nam có rút tỉa kinh nghiệm gì của xứ láng giềng này khi đang đối mặt với một thực tế khó khăn mà khó đến mức nào thì chính lãnh đạo cũng không biết?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là nếu Cục Thống kê Trung Quốc áp dụng năm biện pháp cải tổ vừa thông báo thì con số về sản lượng sẽ tăng chứ không giảm vì họ bao gồm nhiều yếu tố khác, như khu vực dịch vụ hay sức tiêu thụ và cả những phí tổn về nghiên cứu và phát triển. Đây là điều có lợi cho lãnh đạo về mặt tuyên truyền, mà cũng có lợi về quản lý vì dùng chuẩn mực của các nước tiên tiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn tiềm ẩn giữa hệ thống lãnh đạo ở trung ương, mà ông Tập Cận Bình đang muốn tăng cường, với hệ thống đảng bộ ở địa phương vẫn gia tăng và các địa phương sẽ phản công trên mặt trận thống kê nên sau cùng thì xứ này chưa có công cụ thống kê khả tín vì chưa có chế độ chính trị thích hợp cho một xứ phức tạp và đa diện như vậy.

Về phía Hà Nội, Việt Nam có thể học kỹ thuật hiện đại nhờ viện trợ quốc tế lẫn các chuyên gia Việt Nam ở trong và ngoài nước. Nhưng dù có cải tiến phương pháp và kỹ thuật, cơ chế chính trị hiện nay chưa khắc phục được bài toán chính trị của tổ chức thống kê. Nếu việc sửa đổi Hiến pháp và các dân biểu mà dám đề cập tới bài toán chính trị này, may ra tình hình sẽ khá hơn. Điều ấy chưa xảy ra và thống kê của Việt Nam vẫn có giá trị dưới mức trung bình của thế giới, và 10 năm qua lại còn giảm sút so với thiên hạ.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về phần trao đổi này.

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa
Theo RFA

Trần Huỳnh Duy Thức = Đột phá + Mạo hiểm

Nhắc đến Trần Huỳnh Duy Thức bạn sẽ nghĩ gì về Con Người này? Yêu hay ghét, ngưỡng mộ hay coi thường?! Phải chăng lúc này có người sẽ nói anh là “nhà yêu nước”, là “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền” xuất chúng, có người đã từng coi anh là “kẻ thù không đội trời chung”, tên “phản động cực kỳ nguy hiểm” …! Mọi người đang nghĩ về anh nhiều chiều khác nhau, kể cả rất trái ngược nhau. Hết sức cảm xúc! Suy nghĩ về anh đang không đồng nhất. Người yêu tối đa, kẻ đã từng ghét hết mực, người khác thì vẫn còn nghi ngờ … thật muôn màu muôn vẻ. Và có lẽ theo tôi họ đều có lý theo góc nhìn của mỗi người!

Vậy anh là ai hả Thức?!

Bạch hóa về Thức, theo chủ quan của tôi, chúng ta có thể tham khảo một phần quan trọng trong cuốn sách e-book: Trần Huỳnh Duy Thức và Con đường nào cho Việt Nam?

Còn đối với tôi: Thức = Đột phá + Mạo hiểm ?!
image001_0.png

Trở lại năm 1997, với sự dẫn dắt của Thức, công ty TNHH tin học Duy Việt (EIS) đã đột phá vào lĩnh vực tích hợp hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam. Vào thời điểm đó, anh đã không e sợ các người khổng lồ về CNTT thế giới để đưa công ty mình vào đấu thầu cạnh tranh công bằng với họ trong việc xây dựng hệ thống hạ tầng mạng truy cập Internet đầu tiên của Việt Nam tại VDC. Tiếp theo là các cuộc đua đẳng cấp để đấu thầu xây dựng các hạ tầng CNTT-viễn thông cho các khu công nghệ phần mềm đầu tiên trên cả nước tại: Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng...và nhiều dự án CNTT đỉnh cao khác. Và trí tuệ Việt đã thắng! Chiến thắng trước lối mòn tư duy của không ít quan chức Việt Nam chỉ biết “sính ngoại”, “sợ ngoại” và xem các công ty Việt Nam ở một tầm thấp như những đại lý bán hàng hay chỉ là “sân sau” cho các quan chức. Không ít các quan chức, các đối thủ cạnh tranh lúc đó đã từng coi anh là kẻ thù của họ. Nhưng cũng không ít người sau đó đã thay đổi cách nhìn về anh. Đó chính là sự “đột phá” + “mạo hiểm” trên nền tảng tri thức và cái tâm đau đáu vì đất nước.

Năm 2003, Công ty cổ phần Internet Một Kết Nối OCI là một công ty thành viên của công ty cổ phần CNTT EIS do Thức làm Tổng giám đốc. Với sự tự tin, Thức lại dẫn dắt OCI một lần nữa “đột phá” + “mạo hiểm” vào lĩnh vực viễn thông và CNTT của Việt Nam. Tại thời điểm đó điện thoại Internet mới ra đời. Thức đã tìm hiểu và dẫn dắt công ty mua lại công nghệ lõi của nước ngoài, từ đó cùng các kỹ sư CNTT, viễn thông Việt Nam phát triển thành công nghệ và dịch vụ điện thoại Internet đột phá mang thương hiệu toàn cầu One-Connection. Bất ngờ, OCI đã khuyến mãi cho toàn dân Việt Nam có thể điện thoại Internet quốc tế miễn phí đi 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới trong suốt một tháng. Đây là sự kiện giật gân chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam trong lịch sử tới thời điểm đó. Nó khiến tất cả các công ty viễn thông quốc doanh lúc đó phải “ngã ngửa”, “giãy nảy”! Họ thực sự ngạc nhiên! Các quan chức bộ bưu chính viễn thông và bộ thương mại lúc đó hoảng sợ. “Nồi cơm” có nguy cơ bị mất, “quyền lực” có nguy cơ bị tuột khỏi tay! Và họ quay lại ngăn cấm OCI ngay lập tức bằng các văn bản được cho là theo luật. Lúc đó, tôi đang là chủ tịch HĐQT OCI đã sắp bị bắt vì dám xâm nhập vào “vùng cấm địa” và người bị bắt tiếp theo sẽ là Thức! Nhiều lý do được đưa ra, trong đó “an ninh quốc gia” là lý do nghe ghê sợ và có vẻ hợp lý nhất để bảo vệ cho đặc quyền, đặc lợi và những kẻ chây lười, bảo thủ nhưng muốn ăn trên, ngồi trốc. Nhưng OCI đã lùi một bước và tiếp tục tiến lên nhiều bước, đã vượt qua cơn hiểm nguy và chiến thắng. Kể từ đó, lĩnh vực viễn thông và các dịch vụ gia tăng CNTT, internet đã phát triển rực rỡ tại Việt Nam. Giá cả ngày càng giảm, doanh thu, lợi nhuận của ngành này ngày càng tăng, kể cả trong thời điểm suy thoái kinh tế của đất nước những năm qua. Các công ty quốc doanh VNPT, Vietel không chết như lo sợ mà ngày càng phát triển. Để ngày nay ai cũng có thể dùng Internet, điện thoại di động một cách thoải mái với các dịch vụ đa dạng, giá rẻ chưa từng có… phải chăng chúng ta hãy thầm cảm ơn những kẻ dám tiên phong “cầm đèn đi trước ô tô”, có tư duy “hoang tưởng” mở lối ra cho đất nước như Thức. Có lẽ kể cả những kẻ đã từng coi Thức và chúng tôi như kẻ thù không đội trời chung, nay đang hưởng lợi ở những lĩnh vực hết sức cạnh tranh, không còn rào cản ngăn cấm, đang âm thầm cảm ơn là đã có những người tiên phong như Thức.

Năm 2009, tháng 5,6,7, chúng tôi - Thức, Long, Định, Trung - lần lượt bị bắt vì dám “đột phá” + “mạo hiểm” chạm đến lãnh địa khác có tầm vóc “khủng” hơn nhiều: chính trị, kinh tế, xã hội. Lần này thì bị bắt thật, chứ không phải “xém” bị bắt nữa. Và điều họ kết tội chúng tôi là dùng “thủ đoạn” “diễn biến hòa bình” để “âm mưu”,“hoạt động (chính trị) nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trong bài trả lời phỏng vấn đài Việt ngữ quốc tế BBC mới đây hôm 22/11/2013, tôi đã nói tôi bị ép cung từ lúc điều tra đến khi xét xử và khẳng định cả 4 người chúng tôi vô tội. Đó chỉ là một phần sự thật mà tôi có thể nói lên lúc này. Thực sự, tôi không có bất cứ cáo buộc cá nhân nào với những an ninh, cảnh sát đã điều tra, bắt, giam giữ chúng tôi hay những kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm đã làm sai đối với chúng tôi vô tình hay cố ý. Trong cơ chế, thể chế như thời gian qua, họ không có cách nào khác. Lỗi chính không thuộc về họ. Chúng ta sẽ có dịp trở lại chủ đề này vào một lúc khác.

Vậy thực chất “âm mưu” đó là gì? “Âm mưu” đó đã được bạch hóa trong cuốn sách “Trần Huỳnh Duy Thức và con đường nào cho Việt Nam”. Xin mời quý vị vào tải cuốn sách e-book đó về để tìm hiểu chi tiết. Tôi chỉ xin “bật mí” những thông tin thêm như sau:

Đó là những trao đổi về văn hóa Việt Nam, trong đó có những nhận định Việt Nam là trung tâm giao lưu văn hóa Đông Tây. Chúng ta có chữ viết theo kiểu phương Tây nhưng cách phát âm và văn hóa theo kiểu phương Đông. Nên Việt Nam sẽ là nơi hội tụ và là trung tâm tri thức, văn hóa Đông – Tây, là cái chợ quốc tế, nơi trung lập, trung chuyển tri thức của toàn thế giới về kinh tế, văn hóa, chính trị.

Đó là những trao đổi về giáo dục, mà có lẽ nhiều người hết sức bất ngờ là nên phát triển, đào tạo cả hai ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Hoa từ bậc phổ thông cấp tiểu học càng sớm càng tốt cho thế hệ trẻ Việt Nam. Việt Nam sẽ hưởng lợi từ đó. Đó cũng chính là không phân biệt hay định kiến về Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng khen ngợi và đề nghị học cái hay của Trung Quốc khi phát triển việc giáo dục lịch sử dân tộc bằng điện ảnh hết sức sâu sắc và hoành tráng.

Đó là không phân biệt đối với người “bên thắng cuộc” hay “bên thua cuộc”. Cần tôn trọng nhau thực sự, khép lại quá khứ, hướng tới một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Đó cũng chính là không phân biệt về chính trị, về bất cứ một chủ thuyết nào, cần chắt lọc tinh hoa của nhân loại và loại bỏ những sai lầm của bất cứ chủ thuyết nào, bất cứ ai, bất cứ đảng phái chính trị nào để tìm ra con đường sáng cho dân tộc.

Đó là việc cảnh báo những nguy cơ bị thôn tính về kinh tế, về chủ quyền quốc gia, về “nội xâm”. Nguy cơ đó bất kể từ đâu, từ các bầy thú điện tử sừng ngắn, sừng dài; từ quan chức tham nhũng; từ bán rẻ tài nguyên, tàn phá môi trường; từ sự bảo thủ, lạc hậu …

Đó là việc tìm kiếm các giải pháp cho dân tộc trong thời đại mới: tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, phát triển dân sinh. Là nghiên cứu các mô hình phát triển hàng đầu thế giới của các nước tiên tiến để áp dụng cho đất nước ta sớm trở thành cường quốc. Là sử dụng sức mạnh của thời đại, của công nghệ mới, của kinh tế tri thức, của văn hóa Lạc Hồng để chấn hưng đất nước và góp phần quan trọng vào hòa bình và hạnh phúc nhân loại.

V.v... và v.v…

Thomas Friedman, tác giả các cuốn sách nổi tiếng về toàn cầu hóa, trong tác phẩm “Thế giới phẳng” đã viết có đoạn đại ý như sau: Tương lai của thế giới thuộc về những người dám mở lối, có những ý tưởng gần như hoang tưởng! Thức là như vậy, dám dấn thân, mạo hiểm, không ngại điều tiếng, dèm pha để dân tộc Việt Nam được bừng tỉnh, thoát khỏi kiếp đói nghèo, lạc hậu. Với tình yêu quê hương như máu thịt, Thức có cái hào sảng, bộc trực của người miền Nam, cái sâu lắng, tinh tế của người miền Bắc. Thức là thế, dám vì mọi người, dám đương đầu với khó khăn nguy hiểm vì mục đích trong sáng và tối hậu cho dân tộc Việt Nam bừng sáng. Nhiều người ngày càng hiểu ra và ủng hộ anh. Nhiều người từ chỗ căm ghét anh đã hiểu ra anh và ủng hộ anh. Đồng đội anh ngày càng nhiều, họ đang dấn thân trong âm thầm hay công khai trên mọi nẻo đường của đất nước và trên khắp thế giới để gieo hạt mầm may mắn, yêu thương, thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc cho mọi người, cho dân tộc Việt Nam.

Thức = Đột phá + Mạo hiểm !

Mọi người sẽ nhớ đến anh. Họ đã kết án anh trên 20 năm (16 năm tù và 5 năm quản chế), bởi vì như trước đây họ đã từng vô cùng hoảng sợ trước những gì quá mới. Anh đang đối mặt với những rủi ro và nguy hiểm hàng ngày trong nhà tù. Nhưng đó cũng là sứ mệnh của anh: “đột phá” + “mạo hiểm” để khép lại quá khứ. Những người tiên phong như anh không bao giờ chết trong lòng dân tộc. Lịch sử sẽ ghi công anh. Và tôi tin rằng họ sẽ sớm “ngộ” ra để sớm đưa anh về nguyên vẹn trong vòng tay gia đình và nhân dân.

Ngày mai 28/11/2013, quốc hội hiện tại sẽ biểu quyết để thông qua hay không sửa đổi hiến pháp 1992 lần này. Không biết họ đã “ngộ” ra chưa?!

Ngày mốt 29/11 là ngày sinh nhật Thức. Viết về anh để mong nhiều người trong chúng ta sớm “ngộ” ra một sứ mệnh của dân tộc Việt Nam, dân tộc Lạc Hồng thân yêu: vì hòa bình và hạnh phúc nhân loại!

Kỷ niệm ngày sinh của anh, nhớ về anh và tri ân về tất cả những Con Người Yêu Nước đã hy sinh hay đang âm thầm chịu đựng bao nhiêu gian khổ, hiểm nguy vì một tương lai rực rỡ cho dân tộc Việt Nam.

Bỗng nhớ đến Long Quân, cậu con trai bé nhỏ của tôi mới hỏi: “Ba ơi,“ngộ” là gì hả ba?”!

Còn bạn thì sao, bạn có chia sẻ góc nhìn của tôi về Trần Huỳnh Duy Thức?!:

Thức = Đột phá + Mạo hiểm !

Thức ơi, thôi lâu rồi, về sớm đi nhé, tôi nhớ ông lắm, Thức ạ!

Sài Gòn, Việt Nam, 27/11/2013 - Kỷ niệm ngày sinh Trần Huỳnh Duy Thức 29/11.

Lê Thăng Long, đồng khởi xướng Phong trào Con đường Việt Nam

LS. Nguyễn Văn Đài - Cuộc gặp với ông Jeann Philppe Gavois - Bí thư thứ nhất ĐSQ Pháp

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Update_on_the_situation_of_imprisoned_dissident_NguyenVanDai_GMi-20070822.html/NguyenVanDai200.jpg

10 giờ sáng nay, 28 tháng 11 năm 2013, tôi có hẹn với ông Jean Philippe Gavois, Bí thư thứ nhất về chính trị của Đại sứ quán Pháp tại quán café Gecko ở Bách khoa. Trên đường từ nhà tới quán café, tôi đã thấy 1 lực an ninh đông đảo từ quận, thành phố, bộ và công an phường, ước chừng trên dưới 20 chiến sĩ. Họ được dải suốt từ nhà tôi tới quán Gecko, họ dụng điện thoại, camera, máy nghe từ xa để theo dõi. Đúng 10 giờ, xe của ông Gavois tới nơi hẹn, tôi tới và nói với ông ấy là nhân viên an ninh đang bao vây xung quanh chúng ta, ông có thấy bất tiện không? Ông ấy nói là ông ấy muốn xem an ninh sẽ hành xử thế nào, bởi cuộc gặp của chúng ta là hợp pháp. An ninh đứng xung quanh dùng điện thoại để chụp ảnh chúng tôi, ông Gavois cũng lấy điện thoại ra để chụp lại họ(Tôi sẽ xin ông ấy bức ảnh và gửi tới các bạn). Chúng tôi quyết định lên quán café ngồi, đồng thời chờ anh Phạm Chí Dũng tới.
Chúng tôi ngồi trò chuyện chưa được 10 phút thì người chủ quán tới thông báo là trưởng công an phường gọi điện yêu cầu đuổi khách đi, nếu không quán sẽ gặp rắc rối. Chúng tôi cố ngồi thêm vì anh Phạm Chí Dũng chưa tới. Nhưng chỉ được vài phút, thì người chủ quán lại nài nỉ vì bị công an phường gọi thúc giục. Người phiên dịch thông báo lại cho ông Gavois, và chúng tôi quyết định rời quán và định chờ ô tô của Sứ quán tới rồi lên xe ngồi nói chuyện. Vừa lúc đó anh Dũng tới.
Chúng tôi đang chờ xe thì an ninh đứng xung quanh càng nhiều, nên ông Gavois quyết định chuyển tới quán café gần đó để nói chuyện. Chúng tôi vừa ngồi được khoảng 5 phút, thì bà chủ quán với nước mắt vòng quanh chạy lên và nói: Tôi là chủ quán, tôi không biết các anh là ai, nhưng công an ép tôi phải đuổi các anh, và họ đang thu hết đồ của quán tôi. Mong các anh thông cảm. Người phiên dịch thông báo cho ông Gavois. Ông ấy nói: Các anh thật vất vả, hoạt động thật khó khăn, tôi đã hiểu về VN nhiều hơn qua sự kiện này, các anh không cần phải nói nhiều về tình trạng nhân quyền. Tôi chứng kiến như vậy là quá đủ. Thông tin này sẽ được chia sẻ tới các đồng nghiệp của tôi.
Chúng tôi chia tay và hẹn gặp lại vào thời gian thích hợp.
Tuy cuộc gặp diễn ra ngắn ngủi, nhưng những gì cần thì đã được trao đổi và thực tiễn sảy ra đã giúp cho cuộc gặp thành công hơn mong đợi.
LS. Nguyễn Văn Đài

Biden sẽ nói với TQ về quan ngại của Mỹ

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ truyền đạt đến phía Trung Quốc quan ngại của Mỹ về việc nước này tuyên bố xác lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm các quần đảo có tranh chấp với Nhật Bản trên Biển Hoa Đông, Nhà Trắng thông báo.

Ông Biden sẽ đến ba nước Trung, Nhật, Hàn

Ông Biden sẽ đến thăm Trung Quốc vào tuần tới trong khuôn khổ chuyến công du đã được lên kế hoạch từ lâu bao gồm các trạm dừng chân ở Nhật Bản và Nam Hàn.

Hôm thứ Tư ngày 27/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tái khẳng định rằng Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật cũng sẽ được áp dụng với quần đảo trên Biển Hoa Đông mà hiện nay Bắc Kinh và Tokyo đang tranh chấp.

Trước đó, ông Hagel đã trao đổi với người đồng cấp Nhật Itsunori Onodera. Ông đã khen ngợi Chính phủ Nhật đã ‘kiềm chế đúng mức’ trước hành động tuyên bố vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc.

Ông cũng đảm bảo với ông Onodera rằng động thái của Trung Quốc sẽ không có cách nào thay đổi các hoạt động quân sự của Mỹ. Ông thông báo với phía Nhật rằng các chuyến bay thường xuyên và được lên kế hoạch lâu nay của quân đội Mỹ vẫn diễn ra như thường, phát ngôn nhân Lầu Năm Góc cho biết trong một thông cáo.

‘Giải thích rõ ràng’

Phó Tổng thống Biden sẽ lên đường vào ngày 2/12 trong một sứ mạng ngoại giao kéo dài một tuần lễ để bàn bạc điều mà chính quyền Barack Obama gọi là ‘kiểu hành xử ngày càng thể hiện rõ của Trung Quốc vốn làm cho các nước láng giềng cảm thấy bất an và đặt ra những câu hỏi về liệu Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong không gian quốc tế và Trung Quốc làm thế nào để xử lý những vấn đề bất đồng’.

Giới chức Mỹ cho biết chuyến đi Bắc Kinh của ông Biden là để ‘nói chuyện trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh về vấn đề này (Vùng nhận dạng phòng không), truyền đạt trực tiếp mối quan ngại của chúng tôi và muốn nghe lời giải thích rõ ràng của Trung Quốc về ý định của họ khi đưa ra động thái này vào lúc này’.

Trong thông báo tuyên bố thiết lập vùng phòng không, Bộ Quốc phòng Trung Quốc yêu cầu các máy bay đi vào vùng này phải báo cáo đường bay, giữ sóng liên lạc hai chiều và ‘trả lời kịp thời và chính xác’ trước các yêu cầu nhận dạng.

Ông Biden phát biểu trong buổi đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ-Trung

“Các lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ có các biện pháp phòng vệ khẩn cấp nếu như máy bay không hợp tác nhận dạng hay không tuân theo chỉ thị,” thông báo viết.

Hoa Kỳ hiện có hơn 70.000 quân đóng ở Nhật và Nam Hàn. Trước đó họ đã nói rằng họ không tuân thủ vùng phòng không mà Bắc Kinh áp đặt.

Mỹ cũng đã điều hai máy bay B-52 bay vào vùng trời trên vùng đảo tranh chấp để thách thức vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc.

‘Cuộc chơi quyền lực’

Ông PJ Crowley, một cựu quan chức ngoại giao của chính quyền Obama, nói rằng hành động này của Mỹ ‘chắc chắn làm cho nhiều quốc gia trong khu vực đang quan ngại về một Trung Quốc ngày càng quả quyết cảm thấy an tâm’.

“Việc Trung Quốc muốn chơi ván cờ quyền lực trên vấn đề đảo tranh chấp làm một ví dụ nữa cho thấy họ đang cố gắng tranh giành ảnh hưởng trong khu vực,” ông nói với BBC.

Đài Loan, vốn cũng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này, đã bày tỏ ‘lấy làm tiếc’ với hành động của Trung Quốc và cam kết quân đội của họ sẽ có những biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.

Ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc hôm thứ Ba ngày 26/11 để than phiền rằng ‘thời gian và cách mà Trung Quốc tuyên bố vùng phòng không’ là ‘không có ích nếu xét trên những căng thẳng hiện nay trong khu vực’.

Các hãng hàng không Japan Airlines và All Nippon Airlines của Nhật đã cho biết họ sẽ dừng báo cáo kế hoạch bay cho Trung Quốc khi bay vào ‘vùng phòng không’ sau khi có yêu cầu của Chính phủ Nhật.
Theo BBC

486 đại biểu Quốc hội đã thông qua Hiến pháp sửa đổi


Vào hồi 9h50 sáng 28/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thời khắc lịch sử quan trọng đã đến, Quốc hội bắt đầu biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).
Tham gia biểu quyết có 486/488 vị đại biểu Quốc hội có mặt, bằng 97,99% tổng số đại biểu, 486 đại biểu đồng ý, không có vị nào nhấn nút không thuận và 2 vị không biểu quyết.

Trước khi Quốc hội biểu quyết, toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) đã được Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý trình bày.

Theo đó, Hiến pháp sửa đổi gồm 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, trong lời phát biểu đầu phiên họp này đã khẳng định, bản Hiến pháp là kết quả quá trình làm việc cần mẫn tâm huyết, tận tụy của Quốc hội và cử tri cả nước, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đã thể hiện tinh thần đổi mới, thể hiện được ý Đảng, lòng dân.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, khi kết thúc báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét, thông qua cũng nhấn mạnh, bản dự thảo  Hiến pháp trình Quốc hội thông qua lần này đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Theo dự thảo nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp sẽ được Quốc hội thông qua sau khi biểu quyết về Hiến pháp thì Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2014 và được công bố chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua
Trước đó, hồi 8 giờ sáng nay (28/11), trong một phiên họp toàn thể được truyền hình trực tiếp, Quốc hội bắt đầu các khâu cuối cùng để chuẩn bị bấm nút biểu quyết về dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).
Đây cũng là phiên họp duy nhất có riêng chương trình chi tiết được gửi đến các vị đại biểu từ chiều 27/11.
Theo đó, bản Hiến pháp được trình Quốc hội thông qua có tên là Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).

Và, thay vì Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý, Phó chủ tịch Quốc hội, Phó chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Uông Chu Lưu sẽ trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Hiến pháp và dự thảo nghị quyết về việc thi hành Hiến pháp. 

Tiếp đó, Quốc hội sẽ nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Trưởng ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 Phan Trung Lý trình bày toàn văn dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi). 

Vào kỳ họp tháng 8/2011, Quốc hội khóa 13 đã bắt đầu xem xét việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992.

Sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ tư (cuối 2012), dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được công bố để lấy ý kiến nhân dân từ 2/1 đến 31/3/2013.

Trải qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh sửa, hình thức dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ sáu đã thay đổi đáng kể khi được sửa từ nói đầu, và 147 điều của Hiến pháp hiện hành chỉ giữ 7 điều, 140 điều viết lại thành mới 113 điều mới.

Để hoàn thiện lần cuối bản dự thảo, từ 10 ngày trước, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã đề nghị các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu, sửa trực tiếp vào các điều khoản của dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Đồng thời, cho ý kiến về một số nội dung của dự thảo được thể hiện trong phiếu xin ý kiến gửi các vị đại biểu Quốc hội. 

Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi sẽ tiếp tục nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo với mong muốn có bản dự thảo Hiến pháp với chất lượng tốt nhất, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, trình Quốc hội xem xét, thông qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết tại báo cáo tiếp thu giải trình gần đây nhất.

Mở đầu phiên họp đặc biệt này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói hôm nay 28/11 nhằm ngày 26/10/2013 Quốc hội xem xét quyết định thông qua dự thảo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi).

Đây là sự kiện có tính chất lịch sử đánh dấu thời kỳ mới đưa đất nước ta hội nhập và phát triển, Chủ tịch nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch, Bản Hiến pháp là kết quả quá trình làm việc cần mẫn tâm huyết, tận tụy của Quốc hội và cử tri cả nước, với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, đã thể hiện tinh thần đổi mới, thể hiện được ý Đảng, lòng dân.

Chủ tịch cũng báo cáo với cử tri cả nước là mỗi vị đại biểu Quốc hội đã làm việc hết sức mình, thảo luận nhiều phiên với tinh thần lắng nghe, thấu hiểu, tiếp thu chắt lọc tinh hoa trí tuệ của toàn dân vào bản Hiến pháp này.

Chúng tôi cũng hiểu rằng một bộ phận, một số người trong các tầng lớp nhân dân và một số vị đại biểu cũng còn ý kiến khác ở khoản này điều nọ, tuy nhiên tuyệt đại đa số nhân dân và đại biểu đã đồng tình cao với bản Hiến pháp thông qua lần này.

“Tôi xin khẳng định lại, bản Hiến pháp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí của nhân dân, ý Đảng hợp với lòng dân, có thể yên tâm thông qua. Đây là bản Hiến pháp đổi mới cho thời kỳ mới của đất nước chúng ta”, Chủ tịch nhấn mạnh.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội xem xét thông qua, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu cho biết, bố cục của dự thảo gồm 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp 1992.

Bố cục của Hiến pháp như vậy là hợp lý, chặt chẽ và khoa học, nội dung và kỹ thuật trình bày bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài, Phó chủ tịch báo cáo.

Đi vào các nội dung cụ thể,  giải trình thêm nhiều ý kiến đại biểu, nhưng nhiều vấn đề Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn xin được giữ như dự thảo.

Đó là hiến định về nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các thành phần kinh tế, quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội….

Với điều 4, Phó chủ tịch báo cáo, điều 4 của Hiến pháp năm 1992 đã quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong điều kiện một đảng lãnh đạo thì quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội đã hàm nghĩa Đảng ta là đảng cầm quyền, là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quy định như dự thảo là kế thừa quy định tại điều 4 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta. 

Dự thảo đã bổ sung quy định về bản chất của Đảng, đó là: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Marx - Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng”. Chính do bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng như vậy nên nhân dân ta thừa nhận vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiến pháp - đạo luật cơ bản của Nhà nước. 

Tiếp thu ý kiến của nhân dân và đại biểu Quốc hội, dự thảo Hiến pháp đã bổ sung vào điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tại chương 2, báo cáo giải trình nêu rõ, việc ghi nhận các quyền con người trong dự thảo đã bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người theo các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên. Dự thảo đã tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 1992. Đồng thời, dự thảo cũng đã bổ sung một số quyền mới là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân.
Về ý kiến đề nghị bỏ quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” hoặc quy định cụ thể nội hàm của kinh tế nhà nước, Phó chủ tịch giải trình, để bảo đảm định hướng xã hội của nền kinh tế nước ta thì việc quy định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là cần thiết, khẳng định vai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Quy định như vậy không ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế khác. Mặt khác, kinh tế nhà nước là một phạm trù rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nguồn lực, trong đó doanh nghiệp nhà nước chỉ là một trong nhiều yếu tố đó. Do vậy, Ủy ban thấy rằng, không cần thiết phải quy định chi tiết về kinh tế nhà nước trong dự thảo. Việc xác định nội hàm kinh tế nhà nước sẽ được cụ thể trong các đạo luật liên quan, Phó chủ tịch báo cáo.

Sau khi nghe báo cáo giải trình tiếp thu, Quốc hội nghe Trưởng ban Biên tập Phan Trung Lý trình bày toàn văn dự thảo Hiến pháp sửa đổi.

Liên quan đến quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban đã giải trình một số ý kiến đề nghị cần mạnh dạn phân cấp hơn nữa cho địa phương trong lĩnh vực ngân sách, theo đó, địa phương có thẩm quyền quyết định dự toán, quyết toán ngân sách cấp mình.

Quan điểm của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp là việc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương về ngân sách là cần thiết để địa phương chủ động trong việc triển khai ngân sách nhằm hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, việc tách bạch hoàn toàn giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là không phù hợp với tình hình thực tế hiện nay ở nước ta. Nhà nước Việt Nam là thống nhất, tài chính nhà nước và ngân sách nhà nước là thống nhất trong quản lý, Quốc hội đại diện cho cử tri cả nước. Việc qu‎yết định dự toán ngân sách nhà nước và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước phải thuộc trách nhiệm của Quốc hội.

Với nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch nước, Phó chủ tịch cho biết, tiếp thu ý kiến của đại biểu, dự thảo đã làm rõ thẩm quyền của Chủ tịch nước trong từng lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp và quy định mối quan hệ giữa Chủ tịch nước với Quốc hội, Chính phủ, cơ quan tư pháp.

Đồng thời, dự thảo đã làm rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang của Chủ tịch nước trong việc quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam…; cùng với đó là bổ sung quy định thẩm quyền của Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch quyết định việc lực lượng vũ trang nước ta tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

Về  nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tuyệt đại đa số ý kiến tán thành với quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, báo cáo giải trình nêu rõ.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo mới nhất cũng đã được chỉnh lý theo hướng phân định rõ thẩm quyền của tập thể Chính phủ trong việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ và thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong quyết định và chỉ đạo việc đàm phán, chỉ đạo việc ký, gia nhập điều ước quốc tế thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; tổ chức thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Với hiến định về chính quyền địa phương, tiếp tục giữ quy định về các đơn vị hành chính như Hiến pháp năm 1992 song dự thảo đã bổ sung quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, đơn vị hành chính tương đương với quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Phó chủ tịch cho biết.

Còn về tổ chức chính quyền địa phương, dự thảo quy định khái quát theo hướng: “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.

Trong việc sửa đổi Hiến pháp, báo cáo giải trình nêu rõ, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân. Ý kiến khác đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội trong việc quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp.

Theo Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, thực tiễn lập hiến ở Việt Nam cho thấy, nhân dân tham gia vào tất cả các công đoạn của quy trình lập hiến, từ việc tổng kết thi hành Hiến pháp đến việc xây dựng và tham gia ý kiến vào dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua. Do đó, về thực chất, dự thảo Hiến pháp trước khi trình Quốc hội thông qua đã thể hiện ý chí và trí tuệ của nhân dân. Vì vậy, Hiến pháp đã giao Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân quyết định việc trưng cầu dân ý. Trưng cầu ý dân về Hiến pháp là việc hệ trọng nên cần phải được cân nhắc một cách toàn diện, phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng giai đoạn phát triển của nước ta.

Do đó, Ủy ban đề nghị Quốc hội cho giữ quy định “Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định” để kết hợp giữa thẩm quyền của Quốc hội và chủ quyền của nhân dân trong việc xây dựng Hiến pháp.

Kết thúc giải trình, Phó chủ tịch Uông Chu Lưu nhấn mạnh, dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này đã được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 3 kỳ họp Quốc hội, 2 lần trình hội nghị Ban Chấp hành Trung ương khóa 11 và rất nhiều lần xin ý kiến của Bộ Chính trị và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan. Đồng thời, Dự thảo cũng đã được công bố để lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp nhân dân, phát huy cao độ tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm, động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội thông qua lần này đã phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.
Nguồn: VnEconomy

Nhìn lại án oan của nhân vật "huyền thoại" Tạ Đình Đề

Dù đã nghỉ hưu được 3 năm nhưng TS Dương Thanh Biểu, nguyên phó Viện trưởng viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (viện KSNDTC) vẫn quan tâm đến những hoạt động của ngành.

  35 năm gắn bó trong ngành, từng thụ lý những vụ án oan mà ông phải mất cả năm trời để chứng minh trái - phải. Ông bảo: "Qua mỗi vụ án, tôi luôn tự răn mình rằng, dù trong hoàn cảnh nào cũng phải làm đúng lương tâm và trách nhiệm cao nhất, bởi vì đằng sau những trang hồ sơ vụ án, không chỉ là tội phạm mà còn là số phận của mỗi con người...”. Trong ký ức của ông, vụ án Tạ Đình Đề, một con người huyền thoại bị truy tố trước pháp luật khiến ông từng mất ăn, mất ngủ để giải oan.

Sự đổi vai kỳ diệu

Trò chuyện với chúng tôi TS. Dương Thanh Biểu vẫn rưng rưng cảm xúc khi kể về con người huyền thoại ấy. Thời đó, từ người già cho đến trẻ con, không ai là không biết Tạ Đình Đề, con người cả cuộc đời như một thiên tiểu thuyết.

Sở dĩ người ta gọi Tạ Đình Đề là con người huyền thoại bởi cuộc đời ông đã gắn với câu chuyện Tạ Đình Đề được kẻ địch cử đi ám sát Bác Hồ, nhưng được Bác cảm hóa rồi trở thành cận vệ cho Bác.
TS. Dương Thanh Biểu tâm sự:
TS. Dương Thanh Biểu tâm sự: "Vui nhất là khi Tạ Đình Đề được thả tự do, người dân đã rất hoan hô, ủng hộ".
 Chuyện kể rằng hôm ấy, Bác đã ngồi vào bàn ăn cơm nhưng chưa dùng vội mà quay sang nói với đồng chí bảo vệ thật to rằng cho Bác xin thêm đôi đũa và cái bát vì hôm nay Bác có khách. Dù ngạc nhiên nhưng đồng chí bảo vệ vẫn mang bát đũa ra đặt lên bàn và hỏi: "Thưa Bác, sao khách vẫn chưa đến à?". Bác điềm nhiên trả lời: "Vị khách đã đến lâu rồi nhưng các chú không biết để tiếp đón đấy thôi". Rồi Bác hướng mắt về phía buồng ngủ nói to: "Xin mời chú Tạ Đình Đề xuống xơi cơm với Bác!"...
Bỗng nhanh như chớp, một người từ tầng hai nhảy xuống đất, lách nhanh vào phòng ăn và đứng ngay trước mặt Bác. Các chiến sĩ bảo vệ thủ thế, sẵn sàng đối phó để bảo vệ Bác nhưng Bác khoát tay rồi mỉm cười thân thiện với vị khách đặc biệt: "Trông chú dạo này già dặn hơn trước nhiều, song có phần gầy và đen hơn lúc mới ra trường. Chắc chú vất vả lắm?"... Nhìn ánh mắt nhân từ, bao dung của Bác, vị khách lễ phép đáp: "Thưa Bác, trước hết cháu xin bày tỏ lòng khâm phục của cháu đối với Bác... Cháu xin hứa chấm dứt công việc của địch giao cho và xin phục tùng dưới sự điều hành, sai bảo của Bác". Cũng từ đó, Tạ Đình Đề trở thành người cận vệ trung thành của Bác - một trường hợp đổi vai kỳ diệu trong lịch sử nước ta.

Xin nói thêm, ở thời điểm xét xử vụ án Tạ Đình Đề, vụ Kiểm sát điều tra án an ninh (2C) vừa được tách ra từ Vụ 2B. Thời gian này, Vụ 2C được giao nhiệm vụ thụ lý kiểm sát điều tra vụ án Tạ Đình Đề phạm tội về tội an ninh. Ngày 15/9/1985, Tạ Đình Đề bị bắt giam, sau hơn 1 năm, cơ quan điều tra đề nghị viện KSNDTC gia hạn giam đặc biệt.

Lục lại tập hồ sơ đã cũ được TS. Dương Thanh Biểu lưu giữ cẩn thận, ông kể: Ngày 4/7/1975 Tạ Đình Đề đã từng bị bắt giam, truy tố, xét xử về tội Cố ý làm trái chế độ, tham ô và hối lộ. Tuy nhiên, khi xét xử, chủ tọa phiên tòa lúc đó là bà Phùng Lệ Trân đã phân tích sâu sắc và lần lượt bác bỏ thẳng thừng các lập luận của cáo trạng đã quy kết cho bị cáo. Khi Hội đồng xét xử quyết định Tạ Đình Đề không phạm tội và tuyên bố tha bổng ông tại phiên tòa thì hàng nghìn người dự khán đã vỗ tay nhiệt liệt.

Hôm đó, người thanh niên trẻ Dương Thanh Biểu cũng đến tham dự nhằm để bổ sung thêm kinh nghiệm cho mình. "Khi tòa tuyên án Tạ Đình Đề, một cảnh tượng xúc động hiện ra mà tôi chưa gặp lần nào trong đời: Rất nhiều người ào ào vào công kênh Tạ Đình Đề lên vai. Rất nhiều bó hoa tươi thắm tặng cho con người huyền thoại ấy. Những chiến sĩ công an trước đây khóa tay dẫn giải ông thì giờ mở còng và dẫn đầu mở lối cho ông ra với nhân dân, đồng đội, bạn bè và người thân... Tất cả như hòa trộn vào nhau như bản hòa ca chân thực chứa đựng nhiều cung bậc và âm hưởng của tình người...", ông bồi hồi nhớ lại.

Nhớ lại lúc cầm trong tay bộ hồ sơ Tạ Đình Đề bị truy tố về một tội an ninh, ông kể, khi ôm tập hồ sơ trên tay mà đồng chí Phan Xuân Bá, phó vụ trưởng giao nghiên cứu hồ sơ và đề xuất phê chuẩn theo đề nghị gia hạn giam đặc biệt của cơ quan an ninh điều tra, lòng ông trĩu nặng. Bởi vụ án gần 10 năm về trước, trong ông còn hiện hữu: "Lúc ấy, tôi không hiểu vì sao một vụ án nghiêm trọng, được huy động lực lượng điều tra và kiểm tra hùng hậu, các ngành chuẩn bị khá công phu, chu đáo nhưng rốt cuộc bản cáo trạng của VKSNDTC lại bị TAND thành phố Hà Nội bác bỏ một cách thẳng thừng như vậy? Sự bác bỏ đó nghe ra đầy thuyết phục, được dư luận nhân dân tham dự tại phiên tòa nhiệt liệt hoan nghênh".

Và sự băn khoăn trên đã giúp ông thấm thía một điều mà sau này khi đã trở thành cán bộ cao cấp của ngành cũng luôn luôn tâm niệm: Công tác điều tra, truy tố, xét xử một con người, nhất là người đó lại có ảnh hưởng trong xã hội phải hết sức thận trọng, khách quan và toàn diện.
Tạ Đình Đề, một nhân vật được ví như huyền thoại.
Tạ Đình Đề, một nhân vật được ví như huyền thoại.
 Bác bỏ "lệnh tạm giam đặc biệt"
Trở lại vụ án, khi nghiên cứu mấy tập hồ sơ vụ án Tạ Đình Đề dày cộm, có quá nhiều tài liệu khiến ông băn khoăn. Đặc biệt là những công văn báo cáo cấp trên hoặc trao đổi thông tin xoay quanh việc bắt Tạ Đình Đề, việc gia hạn tạm giam đặc biệt. "Không ít lần tôi tự nhủ, hãy cứng cỏi trong tư cách, bản lĩnh của cán bộ bảo vệ công lý". Ông nhớ lại cảm xúc đan xen về sự lựa chọn của người bảo vệ công lý và tình cảm con người trong quyết định báo cáo của mình.

Với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, ông thấy hành vi lượm lặt ca dao hò vè có tính chất châm biếm của Tạ Đình Đề xuất phát từ động cơ bất mãn chứ không có ý thức chống đối chế độ, Nhà nước. Và theo bộ luật hình sự thì hành vi đó không phạm tội. Ông bảo, mặc dù đã được cấp trên yêu cầu "nghiên cứu thế nào, báo cáo như vậy" nhưng ông cảm thấy lo lắng khi báo cáo quan điểm vụ án này vì trong hồ sơ có những vị quyền cao, chức trọng đã khẳng định chắc nịch phải xử Tạ Đình Đề về tội chống đối chế độ. Do vậy, ông cũng không vội vàng gì và tiếp tục nghiên cứu hồ sơ.

Trải qua một thời gian nghiên cứu hồ sơ và chỉnh sửa chi tiết bản báo cáo, phân tích đúng sai về hành vi của Tạ Đình Đề, ngày 8/1/1987, Viện trưởng VKSNDTC lúc đó là ông Trần Lê đã có công văn trả lời bộ Công an về việc không cần thiết giam cũng như đưa Tạ Đình Đề ra truy tố, xét xử. Sau đó là hàng loạt báo cáo của VKSNDTC được gửi đi cũng như tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành, bởi quan điểm vẫn chưa thống nhất. Sau một thời gian dài, với những lập luận đầy cơ sở, ngày 7/12/1987, VKSNDTC đã quyết định trả tự do cho Tạ Đình Đề.

Sau 9 năm ngày mất của Tạ Đình Đề, (ông mất ngày 29/2/1998), căn cứ vào thành tích tham gia kháng chiến chống Pháp và xây dựng đất nước của ông, ngày 11/5/2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định truy tặng Tạ Đình Đề Huân chương Độc lập Hạng Ba. Tuy muộn nhưng cũng là một kết quả có hậu cho Tạ Đình Đề.

TS. Dương Thanh Biểu nói thêm: "Ông mất đi nhưng những huyền thoại về Tạ Đình Đề thì không bao giờ mất. Như trong điếu văn về ông mà thiếu tướng Văn Phác, nguyên chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Tây Tiến có đoạn: ...Anh Tạ Đình Đề ơi! Xin anh hãy yên nghỉ cùng với những chuyện như huyền thoại đẹp về anh...".
 
Cái tâm giúp vượt qua mọi trở ngại Tuy nhiên, ông vẫn giữ vững quan điểm ban đầu nhưng nghĩ đến việc báo cáo ông đã hơi run rồi. "Nếu lãnh đạo không đồng ý với mình thì không những sẽ kéo thêm những ngày tháng đau khổ cho Tạ Đình Đề mà mình còn bị đánh giá là hữu khuynh, không kiên quyết đấu tranh chống tội phạm. Nhiều lúc mệt mỏi quá, tôi chặc lưỡi hay cứ báo cáo đề xuất đề nghị của cơ quan điều tra, có khi lại hay cho mình. Nhưng cuối cùng, cái tâm con người giúp tôi vượt qua mọi trở ngại, tôi mạnh dạn đề xuất không cần thiết phải tiếp tục tạm giam bị can thêm nữa", ông nói. Những ý kiến phân tích về vụ án của ông sau đó được phó vụ trưởng Phan Xuân Bá gật đầu đồng ý. Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến quy kết cho ông có  tư tưởng hữu khuynh, không kiên quyết đấu tranh chống tội phạm...

(Theo nguoiduatin.vn)
 

Hà Nội: Lật tẩy công nghệ chế cân điêu, móc túi người tiêu dùng

(Dân trí) - Trong một bộ phận giới dân buôn ở Hà Thành lâu nay vẫn có một luật ngầm đó là… không bao giờ cân đủ cho khách mua hàng để kiếm lời bất chính. Để làm được điều này, dân buôn chuyên sử dụng loại cân đồng hồ "đặc biệt" đã được chế lại tinh vi.
Cao thủ chuyên "độ" cân điêu Hà Thành
Trong vai một người mới đi buôn muốn mua một chiếc cân đồng hồ đã được chế lại để cân điêu cho dễ, lân la qua nhiều mối tiểu thương, cuối cùng phóng viên Dân trí cũng tìm được một tiểu thương "tốt bụng" dẫn mối đến "địa chỉ vàng" chuyên làm cân điêu trên đường 32, khu vực gần Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
Theo lời quảng cáo chắc như đinh đóng cột của tiểu thương dẫn mối, ở Hà Nội có nhiều chỗ độ cân điêu nhưng ông H, chủ cửa hàng chuyên làm cân điêu trên đường 32 này có lâu năm kinh nghiệm và rất nổi tiếng trong giới dân buôn ở Hà Thành. Giá làm cân điêu tại đây luôn rẻ hơn các nơi khác và làm rất nhanh.
Không khó để chúng tôi tìm tới nhà của "cao thủ" H. Ở ngay mặt đường lớn với tấm biển cũ kỹ đề dòng chữ "Sửa, bán cân các loại", cửa hàng của "cao thủ" độ cân điêu thực chất nhìn khá giống một cửa hàng chuyên thu mua đồ đồng nát. Sau vài phút làm quen, ngắm nghía một hồi vị khách lạ với ánh mắt đầy nghi ngờ, ông chủ cửa hàng chuyên làm cân điêu này mới chịu đồng ý sẽ chế lại chiếc cân đồng hồ loại 5kg chuyên bán hoa quả.
Hà Nội: Lật tẩy công nghệ chế cân điêu, móc túi người tiêu dùng
Chỉ cần với vài thao tác nhanh gọn, "cao thủ" độ cân này đã "hô biến" chiếc cân bình thường trở thành chiếc cân điêu
"Dùng loại cân này là vừa phải. Cánh buôn hoa quả thường xuyên qua nhà tôi nhờ độ cân nên loại này chỉ cần ít phút là xong thôi. Cậu muốn ăn gian bao nhiêu mà chẳng được nhưng theo kinh nghiệm của tôi làm cho dân buôn lâu nay thì nên… "ăn" ít thôi. Thường 1kg chỉ ăn gian khoảng 0,2kg là vừa", người đàn ông luôn miệng "khuyên" phóng viên nên làm ăn… "tử tế".
Do là "gà mới" lần đầu đi buôn nên phóng viên đành phải mua một chiếc cân đồng hồ mới tinh ở ngay cửa hàng của "cao thủ" độ cân để nhờ "độ" lại. Với giá được "chào" 25.000 đồng một lần, "cao thủ" độ cân điêu tự hào tuyên bố đã từng "độ" hàng nghìn chiếc cân điêu cho cánh dân buôn khắp Hà Nội và thậm chí "độ" cân điêu chuyên nghiệp cả chục năm qua nên có thể "xử" được tất cả các loại cân to nhỏ, lớn bé. 
Những chiếc cân đã được độ lại
Những chiếc cân đã được "độ" lại
"Tôi làm cái nghề này (độ cân điêu - PV) mãi rồi. Ở Hà Nội nhiều chỗ không làm được nhưng qua chỗ tôi đảm bảo làm được hết. Đố khách hàng phát hiện ra được", chủ cửa hàng độ cân điêu nói. Miệng nói, tay làm liên tục, theo quan sát của phóng viên, người đàn ông này bắt đầu "phù phép" một chiếc cân đồng hồ mới tinh trở thành một chiếc cân điêu rất nhanh và điệu nghệ. Ngạc nhiên hơn, dụng cụ người đàn ông dùng để chế cân điêu không phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Thực chất "đồ nghề" để độ cân của người đàn ông này chỉ cần một chiếc kìm nhỏ để tháo lò xo của cân và một chiếc cân đồng hồ chuẩn để so sánh với cân điêu để khách tiện đường nhìn.
Cao thủ độ cân đi mua hàng cũng bị… cân điêu
Với thao tác rất nhanh gọn, "cao thủ" độ cân điêu mở nắp của chiếc cân đồng hồ loại 5kg chẳng mấy khó khăn và bắt đầu "phù phép" từ một chiếc cân bình thường thành "chiếc cân ma thuật" giúp dân buôn gian lận của khách. Tuy nhiên, người đàn ông này luôn tỏ vẻ cảnh giác với vị khách lạ hoắc đang ngồi trước mặt mình. Có lẽ sợ bị… ăn cắp nghề nên "cao thủ" độ cân này liên tục xoay trái, xoay phải chiếc cân để phóng viên không thể nhìn được các thao tác rất nhanh với chiếc lò xo bên trong ruột của chiếc cân.
Chưa đầy 15 phút, "cao thủ" độ cân này đã chế xong một chiếc cân điêu cho khách. Để khẳng định chiếc cân điêu hoạt động tốt, H dùng một vật nặng và một chiếc cân chuẩn. 
Cao thủ chuyên làm cân điêu nhưng cũng có lúc đi mua hàng bị... cân điêu
"Cao thủ" chuyên làm cân điêu nhưng cũng có lúc đi mua hàng bị... cân điêu
Theo lời giải thích của "cao thủ" độ cân, thì số cân của vật nặng trên chiếc cân đồng hồ chuẩn là 1kg nhưng sau khi đặt lên chiếc cân đã được chế lại thành cân điêu là 1,2kg. Như vậy, với mỗi kg, dân buôn có thể ăn gian được của khách hàng là 0,2kg. Khách hàng càng mua nhiều thì cánh dân buôn càng dễ ăn gian.

"Ở cả cái Hà Nội này cậu có mua hàng ở đâu, ngoài đường, ngoài chợ, chỗ nào không cân thiếu tôi… bỏ nghề luôn. Không cân điêu lấy đâu ra lãi mà nhiều người đi buôn như vậy. Có người ban đầu buôn mãi không thấy lãi đâu sau phải mang cân qua cho tôi "độ" lại mới ăn thua đấy", "cao thủ" độ cân khẳng định.

Cũng theo người đàn ông này, cân điện tử cũng làm được nhưng nhanh hỏng nên dân buôn ít người dùng, họ chuộng dùng cân đĩa là dễ ăn gian nhất mà cũng dễ tránh được khách hàng để ý, đặc biệt, muốn ăn gian bao nhiêu cũng được.

Thấy tôi còn phân vân về việc ăn gian được… ít quá, "cao thủ" này chia sẻ "kinh nghiệm": "Cậu ăn dày vừa thôi. Ăn quá khách nó phát hiện ra phiền đấy. Cứ nghe tôi chỉnh khoảng 0,2kg là ổn nhất. "Luật" chung là như vậy rồi. Cậu có đi vào khu vực phố cổ mấy cửa hàng chuyên độ cân cũng làm như tôi thôi. Còn ở khu này, dọc đường 32 đa phần là cân do tôi độ lại hết".

"Cao thủ" chuyên độ cân điêu này còn dạy thêm "vài chiêu" và mánh lới của cánh dân buôn: "Dân buôn khôn lắm. Nhìn mặt khách hàng biết ngay là dân buôn bán hay khách vãng lai mà "chặt chém". Với cánh nhà hàng chuyên mua về bán thì họ sẽ dùng một loại cân khác vì kiểu gì cũng bị phát hiện. Còn bình thường như ngay cả bản thân tôi nhiều khi mua hàng còn bị… cân điêu. Nhưng đành phải chịu chứ biết sao. Do cuộc sống cả mà. Vấn đề ăn ít hay ăn nhiều thôi".

Để có được một chiếc cân điêu chỉ cần mất 25.000 đồng nhưng lợi nhuận nó mang lại là không hề nhỏ. Vì vậy, một bộ phận không nhỏ cánh tiểu thương tự sắm cho mình một chiếc "cân ma thuật" kiểu này để thu lợi bất chính, móc túi khách hàng càng nhiều càng tốt. 

Xuân Ngọc

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét