Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Điều 4 – Phải đâu cứ muốn là được? & Kết quả bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp mới sai sót: Những con số nhảy múa

Hai mươi năm sau sẽ thấy quyết định của ngày hôm nay là tai hại vô cùng

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã sẵn sàng cho việc tăng cường kiểm soát nền kinh tế khi họ khẳng định vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản cầm quyền và sự chi phối của khối doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong bản hiến pháp sửa đổi mà Quốc hội sẽ thông qua tuần này.
Sau khi tỏ ý hồi tháng Giêng rằng họ có thể tận dụng dịp sửa đổi hiến pháp để từng bước tiến tới một hệ thống theo định hướng thị trường nhiều hơn và nâng tốc độ tăng trưởng từ mức thấp nhất trong 13 năm gần đây, các nhà lãnh đạo lại quyết định duy trì vai trò chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế. Các DNNN của Việt Nam đã góp phần tạo ra tỷ lệ nợ xấu cao nhất Đông Nam Á.
Việc tiếp tục củng cố chế độ khiến những cải cách cần thiết như tăng cường độ minh bạch càng đứng trước rủi ro bị trì hoãn trong bối cảnh bất ổn xã hội gia tăng bởi những vấn đề như chủ quyền đất đai – đấy là nhận định của các nhà đầu tư, trong đó có Mark Mobius. Thái độ không hài lòng với tình hình kinh tế đã khiến Quốc hội lần đầu tiên tổ chức cuộc bỏ phiếu tín nhiệm dành cho các vị lãnh đạo và một số đảng viên thậm chí còn đề xuất một bản hiến pháp mới cho phép “cạnh tranh chính trị”.
“Đó là sự sửa soạn để chuẩn bị ứng phó với thảm hoạ”, Carlyle Thayer – giáo sư danh dự tại Học viện Quốc phòng Australia (Canberra) – nhận xét. “Nền kinh tế sẽ không đạt được tốc độ tăng trưởng 7% mà họ muốn. Bất cứ khi nào xẩy ra tình trạng bất ổn thì giải pháp mặc định cũng đều là duy trì sự kiểm soát.”
Các quan chức chính phủ dự báo nền kinh tế sẽ tăng trưởng 5,4% năm nay và 5,8% năm tới, nghĩa là 7 năm liền dưới mức 7%. Nợ xấu của Việt Nam, mà theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế và các hãng xếp hạng tín nhiệm thì cao hơn mức 4,52% tổng dư nợ được báo cáo vào cuối tháng Chín, đã kìm hãm tăng trưởng tín dụng và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.

Một người bộ hành đội nón đi bộ trên cầu đi bộ tại Hà Nội. Chính phủ tiên đoán rằng kinh tế sẽ tăng trưởng 5.8% vào năm 2014, có nghĩa là 7 năm nay đều tăng trưởng dưới 7%. Photographer: Justin Mott/Bloomberg
Nỗi bất an của các nhà đầu tư
Việc trì hoãn cải cách có thể gây bất an cho các nhà đầu tư nước ngoài vốn dĩ đã ngán ngẩm với hệ thống rối rắm của Việt Nam, Mobius (người chịu trách nhiệm quản lý 53 tỷ USD tài sản trên cương vị chủ tịch điều hành của Templeton Emerging Markets Group) nhận xét.
“Nếu bạn đang kinh doanh ở Việt Nam thì vai trò của chính phủ là rất, rất lớn”, ông nói qua điện thoại. “Chúng tôi gần như phải đoán mò về những gì sắp xẩy ra. Bạn phải đối mặt với một nhà nước độc đảng và các quyết định thì được đưa ra sau những cánh cửa khép kín. Chúng tôi cần được thấy nhiều minh bạch hơn nữa.”
Xuất khẩu của Việt Nam trong tháng Mười tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều hơn hai lần tốc độ của Trung Quốc, và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cam kết tăng 54% lên 20,8 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm. Chính phủ sẽ muốn duy trì nhịp độ đó, Mobius nói.
“Tôi chắc chắn là có một nhóm trong đảng muốn chứng kiến thêm cải cách”, ông nhận xét.
Mobius và các nhà đầu tư chứng khoán khác đã góp phần vào tốc độ tăng trưởng ngoạn mục 24% của VN Index năm nay, với kỳ vọng chính phủ sẽ nâng trần sở hữu nước ngoài trong các doanh nghiệp niêm yết. Chỉ số thị trường chứng khoán của Việt Nam đã tăng 0,4% lên 510,96 điểm lúc mở cửa ngày hôm nay.
Bản dự thảo hiến pháp mới nhất khẳng định một “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu và thành phần kinh tế”, trong đó “kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo”. Nó vẫn duy trì quy định là tất cả các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
Cơ hội nhỡ nhàng
Các công ty và nhà đầu tư nước ngoài “sẽ nhận thấy rằng hiến pháp không có những thay đổi quan trọng và họ có thể cho rằng chúng ta không thực sự muốn thay đổi và đó sẽ là một tín hiệu sai lầm”, ông Lê Đăng Doanh (chuyên gia kinh tế độc lập từng cố vấn cho hai thủ tướng Phan Văn Khải và Nguyễn Tấn Dũng) nhận xét. “Một số nhà đầu tư có thể coi đây là sự ổn định nhưng số khác lại có thể xem là đình trệ.”
Giới lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế nhằm ứng phó với hiện tượng tăng trưởng đang chậm lại, đồng thời thể hiện thái độ sẵn sàng hơn trong việc cải cách DNNN, ông nói thêm.
“Chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội lớn để thực sự tạo ra một số thay đổi”, ông Lê Đăng Doanh (người nằm trong số 72 vị nhân sỹ, trí thức ký tên vào bản hiến pháp thay thế mà họ đề xuất cho Quốc hội) bình luận. “Chúng ta có thể sẽ phải trả giá cho bản hiến pháp mới này. Nó sẽ không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi thành phần kinh tế nhà nước kém hiệu quả lại dẫn dắt nền kinh tế.”
Tình trạng dễ bị tổn thương của nền kinh tế
Bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 cũng tăng cường mức độ ảnh hưởng của đảng bằng cách đặt lực lượng công an và quân đội dưới quyền kiểm soát của nó và trao cho chính phủ những quyền hạn lớn hơn để hạn chế tự do ngôn luận.
Từng một thời là điểm đến phát triển nhanh nhất mà các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn, sự tăng trưởng của Việt Nam đã chậm lại sau khi sớm bùng nổ nhờ những cải cách kinh tế năm 1986 mà người ta gọi là “Đổi mới” (lần đầu tiên kể từ khi cuộc chiến với Mỹ kết thúc doanh nghiệp tư nhân được phép chính thức hoạt động).
DNNN là một nguyên nhân chính khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận xét hồi tháng Tám.
Khu vực kinh tế nhà nước là một trụ đỡ của nền kinh tế, giúp đảm bảo sự ổn định trong bối cảnh suy thoái toàn cầu gần đây – đó là phát biểu của Đại biểu Quốc hội Trần Minh Diệu mà báo điện tử VietNamNet đưa tin ngày 6.11.
“Vẫn cần thiết”
“Mặc dù còn có những khiếm khuyết trong hoạt động quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh nhưng vẫn cần tăng cường vai trò của loại hình này”, ông Trần Minh Diệu nói.
Các nhà lãnh đạo Việt Nam chịu áp lực phải thay đổi. Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tháng Sáu vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị gần 1/3 số Đại biểu Quốc hội đánh giá thấp. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhận được số phiếu “tín nhiệm thấp” từ 42% số đại biểu, những người bỏ phiếu kín.
Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam, DNNN được biết đến với cái tên Vinashin, gần như sụp đổ hồi năm 2010 vì không xoay xở được nợ nần. Doanh nghiệp này hiện đã đổi tên thành Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu.
Các nhà lãnh đạo đã tỏ ra do dự trước việc liệu bản hiến pháp sửa đổi có nên chứa đựng những ngôn từ điều chỉnh lại vai trò của nhà nước hay không, chuyên gia kinh tế phụ trách Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) Dominic Mellor bình luận.
“Ở đây có các nhóm lợi ích cùng một số nhóm khác không muốn thay đổi”, ông nói qua điện thoại. “Tuy nhiên, mức độ bất ổn trong vài năm qua và thành tích nghèo nàn của những DNNN quản lý yếu kém đã tạo ra cuộc tranh luận.”
Theo Tim Condon, chuyên gia trưởng về kinh tế Châu Á của công ty ING Financial Markets (Singapore), người trước kia từng làm cho Ngân hàng Thế giới (WB), ngôn từ của bản hiến pháp mới có lẽ sẽ không gây ra hiện tượng giảm sút đầu tư trong ngắn hạn. Tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy cộng với chi phí nhân công thấp là những nhân tố đang thu hút các doanh nghiệp rời bỏ Trung Quốc sang Việt Nam, ông nói.
“Nếu việc công bố bản hiến pháp mới tạo ra bất kỳ hiệu ứng gì thì nó cũng chỉ được cảm nhận trong dài hạn: một tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với kỳ vọng”, Condon nhận xét. “Hai mươi năm tới chúng ta có thể sẽ nhìn lại quyết định này và xem đó như một quyết định vô cùng tai hại.”
Nguồn Bloomberg News 
27.11.2013
Bản dịch của Lê Anh Hùng
  (Defend the Defenders)

Nguyễn Văn Tuấn - Tỉ lệ đại biểu thông qua hiến pháp và tỉ lệ thi tốt nghiệp THPT


Tôi tự nhủ rằng không nên ảo tưởng về tư duy độc lập của đại biểu Quốc hội. Họ phải bầu (nhấn nút) theo chỉ thị thôi. Do đó, không ngạc nhiên khi thấy hiến pháp được thông qua gần như tuyệt đối. Nhưng tôi ngạc nhiên về tính toán của báo … Nhân Dân!

Nhân Dân cho biết “Ngày 28-11, Quốc hội biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với 486/488 đại biểu tán thành, chiếm 97,59%”. Báo Vietnamnet cũng trích con số 97.6% đó. Nhưng nhìn kĩ thì 486 và 488 chỉ cách biệt có 2, thì làm sao mà 97% được. Tôi thử tính lại thì tỉ lệ đúng phải là 99.6%. Chín mươi chín chấm sáu phần trăm. Các nhà báo chẳng lẽ không biết tính phần trăm?

Nhưng chúng ta thử đặt ra một tình huống khác: nếu Quốc hội có 488 đại biểu, và nếu họ được yêu cầu bỏ phiếu thông qua hiến pháp 100 lần, thì tỉ lệ sẽ dao động bao nhiêu? Chỉ cần một vài tính toán tôi có câu trả lời: trong 100 lần biểu quyết, thì sẽ có 95 lần biểu quyết với tỉ lệ thông qua dao động từ 98.5% đến 99.9%. Nói chung là gần 100%. Trước năm 1975 ở miền Nam, tôi nhớ chưa có lần nào Quốc hội thông qua với tỉ lệ cao như thế.

Thời gian gần đây người ta đã bàn về thi cử trung học, và có nhiều ý kiến cho rằng nếu tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đều trên 95% thì nên bỏ kì thi đó đi. Với tính toán trên, tôi nghĩ mấy người có ý kiến này chắc cũng đồng ý là trong tương lai Quốc hội không nên tổ chức thông qua hiến pháp làm gì cho mất thì giờ và mất công của đại biểu. 
Nguyễn Văn Tuấn
(FB  Nguyễn Văn Tuấn)

Điều 4 – Phải đâu cứ muốn là được?

Thời gian qua, thảo luận sửa đổi Hiến pháp cũng như phát biểu, trả lời phỏng vấn của “vô thiên lủng” (mượn lời nhà văn Nguyễn Quang Lập) các giáo sư, tiến sĩ, tướng, tá, đặc biệt tại kỳ họp thứ 6 QH 13, nhiều đại biểu khẳng định phải giữ điều 4, lại còn phải thêm “đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất” cho mạch lạc…

10 giờ ngày 28/11/2013 ý chí ấy đã được QH (gồm hơn 90 % là đảng viên) thông qua với 97,59% số phiếu, với lý do muôn thuở: Đảng có công lao giải phóng dân tộc, đưa nước ta lên CNXH, “tổ chức mọi thắng lợi”…


Mọi lãnh đạo, nhà cầm quyền đều muốn mình mãi mãi nắm vận mệnh một dân tộc thậm chí cả thế giới. Với đảng CSVN cũng không phải ngoại lệ: Năm 1992 khi khối XHCN đông Âu sụp đổ mất chỗ dựa mọi mặt lãnh đạo đảng CSVN phải vội ghi vào hiến pháp điều 4 để mình nghiễm nhiên cầm quyền mãi mãi đất nước này.

Ở các triều vua, chúa ngày xưa còn có ý chí độc quyền cai trị hơn thế: Vạn, vạn, vạn… tuế.

Thời phong kiến, để mong cầm quyền mãi mãi, ngoài dùng vũ lực trấn áp tàn bạo bất cứ ai làm trái ý, chống lại triều đình, các quan văn, mưu sĩ… không ngớt tuyên truyền công lao trời biển của “tiên đế”, vua, triều đình, làm theo di huấn của “tiên đế”, vua là “con trời” sai xuống trị dân. Các cận thần bịa ra các chuyện ly kỳ, các câu “sấm” để làm cho dân tưởng việc vua mãi mãi cầm quyền là xứng đáng, là ý trời, thần, quỷ… Bằng cách này, dù các đời vua về sau suy thoái, sa đọa, thối nát, nhưng do thông tin xấu bị bưng bít nên nhiều người dân vẫn an phận mà chấp nhận, cam chịu. Chỉ đến khi triều chính quá thối rữa, phe phái nổi lên tranh đoạt quyền bính, dân vùng lên khởi nghĩa, thì vua mới bị người khác thay thế trở thành “kẻ thất phu, cả giàu sang, nặng oán thù; Máu tươi lai láng xương khô rã rời…” (Nguyễn Du).

Một trong những triều đại anh hùng có công lao lớn với dân tộc Việt Nam là nhà Trần: Ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông, rồi biến Đại Việt thành quốc gia hùng cường đến các triều đại nhà Minh, Thanh ở Trung Quốc sau này vẫn phải kinh sợ. Những triều vua đầu: Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông… đất nước hùng mạnh, dân ra đường “không thèm nhặt của rơi”… Thế nhưng, theo quy luật, chế độ độc tài không ai giám sát, cạnh tranh ngày càng thối nát, sa đọa, nên đến đời vua Trần Thiếu Đế đã bị nhà Hồ cướp ngôi. Các “tiên đế” nhà Trần có công lao với dân tộc lớn như thế có thể làm ra luật lệ ghi rõ: “Nhà Trần, đội tiên phong của quân, dân Đại Việt, đại biểu trung thành quyền lợi của thần dân lao động và của dân tộc, theo tư tưởng của Ngọc Hoàng, thần, quỷ, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” ai chống lại thì cứ chiểu theo luật đó mà bắt tù. Như thế thì Hồ Quý Ly không dám cướp ngôi nhà Trần sau 175 năm cầm quyền của nhà Trần chăng?

Đến nhà Lê cũng diễn ra tương tự. Lê Lợi từ người áo vải nằm gai nếm mật, trực tiếp cầm gươm ra trận khởi nghĩa 10 năm đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, gây dựng nên nhà Lê danh thơm lừng lẫy. Nhưng cũng do chế độ độc tài không có giám sát nên đến thời Lê trung hưng triều chính thối nát, Trịnh-Nguyễn phân tranh, đất nước kiệt quệ, kiêu binh nổi loạn, “trộm cướp nổi lên như ong”. Khi ấy, nếu bộ luật Hồng Đức có ghi “Nhà Lê được lịch sử giao phó là đội tiên phong của dân Đại Việt… do đã có công lao đánh đuổi giặc Minh mang lại giang sơn cho dân tộc Đại Việt…” thì Nguyễn Huệ sẽ không dám đem quân từ miền Trung ra Bắc để vua Lê Chiêu Thống phải chạy sang Tàu rồi chết rạc ở đó?

Tất cả lịch sử nhân loại dù có những khúc quanh trái quy luật, nhưng tổng thể vẫn theo đúng quy luật, đúng nguyên tắc: triều đại, chế độ văn minh, dân chủ hơn thay thế triều đại, chế độ độc tài lạc hậu…

Chính vì cái bệnh nan y của chế độ độc tài mà năm 1789 dân Pháp mới phải vùng lên phá ngục Basty, tử hình vua Luis 16, phá bỏ chế độ độc tài để sau này lập nên chế độ cộng hòa tam quyền phân lập, dân phán xét bầu ra lãnh đạo, để có hàng trăm nước dân chủ hùng cường, văn minh, hiện đại như ngày nay. Sự ưu việt của chế độ dân chủ đến mức cả 28 nước châu Âu thành một mái nhà chung, nương tựa, giúp đỡ nhau khi khó khăn. Ngược lại, ở các nước độc tài thì mọi thứ đều trì trệ, xâm chiếm, đánh giết lẫn nhau…

Thế mà đến nay một số đảng cộng sản lại làm cái việc phi khoa học, phi thực tế, trái quy luật đó để làm gì?

Phải chăng để tiếp tục trấn áp những người bất đồng chính kiến, những dân oan… đảng vẫn giữ vững điều 4 để bất khả xâm phạm? Căn cứ vào “luật gốc” đó sẽ đẻ ra các nghị định, quyết định… tạo thành bộ giáp cho đảng, ai nói, làm khác ý đảng sẽ được gọi là “chống đảng, chống phá, lật đổ nhà nước”, cứ chiểu theo luật mà tống giam, bắt tù… để nhiều người sợ hãi mà khuất phục?

Tuy nhiên, không có cái lợi gì là tuyệt đối. Do có “căn cứ”, đảng sẽ mạnh tay hơn trong việc trấn áp “thế lực thù địch” thực chất là nhân dân bất đồng chính kiến, oan sai, mất đất… thì chỉ tổ tích lũy thêm tội ác.

Như ta đã thấy trên thực tế và lịch sử, những chế độ độc tài khi còn đương quyền thì dù rất dã man, tàn bạo nhưng vẫn được tôn vinh đến tận mây xanh. Ví dụ như chính quyền của đảng cộng sản Liên Xô, Đông Âu trước kia, chính quyền Gadhafi ở Lybia, Saddam Husein ở Iraq… gần đây. Trước khi bị lật đổ, ông Gadhafi còn là bạn bè trọng thị của phần lớn các nước trên thế giới, được tung hô là lãnh tụ châu Phi, động một tí là cả triệu dân biểu tình hô Gadhafi muôn năm!… Thế nhưng, khi không còn quyền lực thì cha con, họ tộc của ông bị moi ra cơ man tội ác, kể cả ông bắt hàng trăm bé gái nô lệ tình dục, hơn 200 tỷ USD ở các ngân hàng bí mật bị phong tỏa… Chính quyền ông Saddam Husein của Iraq, chế độ ông Mubarak ở Ai Cập… cũng tương tự. Vừa qua, dù đảng cộng sản Trung Quốc đang tại vị, nhưng một lãnh đạo Trung Quốc đã bị chính phủ Tây Ban Nha phát lệnh truy bắt. Giả thử chính quyền CSTQ sụp đổ thì có lẽ “trúc Vân Nam không ghi hết tội” của nhiều lãnh đạo, đảng CSTQ. Theo quy luật thì ngày đó chắc chắn sẽ đến.

Chính vì vậy, theo tôi, có ghi một chứ ghi nhiều điều 4 vào Hiến pháp thì tác dụng cũng chẳng đáng là bao, thậm chí còn ngược lại.

Phải đâu, cái gì cứ muốn là được.
Nguyễn Đình Ấm 
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Kết quả bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp mới sai sót: Những con số nhảy múa

Bổ sung (11h, ngày 28/11/2013): Vào hồi 9h53′, ngày 28/11/2013, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, với 486 phiếu tán thành, 2 ”không biểu quyết”, 0 có ý kiến “không tán thành”. Tuy nhiên, trong thời gian chưa đến 60 giây trong quá trình bỏ phiếu, trên bản điện tử hiển thị có những diễn biến khó hiểu, đã có lúc ghi nhận có 3 ý kiến “không tán thành”, 21 “không biểu quyết” … Phải chăng đã có đại biểu nhanh chóng thay đổi quyết định trong thời gian bỏ phiếu ngắn ngủi, hay đã có sự tác động của… máy móc? Xin được ghi lại qua hình ảnh:

133.png
Dưới đây là video do Diễn đàn Xã hội Dân sự thực hiện ghi lại trực tiếp từ màn hình TV:
12h40′: Thế nhưng, dường như đã có câu trả lời cho “diễn biến khó hiểu” nêu ở trên, lúc 12h trưa nay 28/11/2013, trong chương trình Thời sự của VTV1, diễn biến được hiển thị trên màn hình trong quá trình bỏ phiếu đã không xuất hiện, mà chỉ có hình ảnh về kết quả cuối cùng:


Vậy mà vẫn chưa hết cái sự lạ! Ở đoạn cuối chương trình của VTV còn hiện lên hình ảnh với con số còn “đẹp” hơn nữa (không hiểu họ lấy đâu ra?):

(Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự)

Hiến pháp được thông qua với đồng thuận cao là tất yếu dân chủ, là kết quả của chân lý ý Đảng lòng dân

Ngay sau khi Quốc hội thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG đã dành riêng cho Báo ĐBND sự chia sẻ nồng nhiệt và ân tình.
ĐBND trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
(Điều 1 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
(Trích Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
(Trích Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) năm 2013)
PV: Thưa Tổng bí thư, 9h54 phút ngày 28.11.2013, QH biểu quyết thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi) với tỷ lệ 97,59% tổng số ĐBQH tán thành. Ngay sau đó, tất cả ĐBQH và khách mời đã đứng dậy vỗ tay chào mừng bản Hiến pháp mới. Xin Tổng bí thư cho biết cảm xúc về sự kiện này?
 
TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Cảm xúc, cảm tưởng thì có nhiều. Nói ngắn gọn là tôi thật sự vui mừng, xúc động nhưng không bất ngờ.
Vui mừng, xúc động là vì thấy QH bày tỏ chính kiến của mình thống nhất rất cao vớái bản Hiến pháp (sửa đổíi). Sự thống nhất của các ĐBQH phản ánh tâm nguyện, ý chí của từng ĐBQH, phản ánh ý chí của đại đa số nhân dân, của cử tri và phản ánh tính đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng định hướng, tư tưởng chỉ đạo của Đảng. Nói rộng ra, đây cũng là thể hiện một tinh thần, một sức mạnh đại đoàn kết toàn dân ngay trong một công việc cụ thể là sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Sửa đổi Hiến pháp là vấn đề rất lớn, hệ trọng và thiêng liêng. Bản Hiến pháp (sửa đổi) lần này đã đạt được sự đồng thuận rất cao của QH, gần như tuyệt đối, chỉ có 2 vị ĐBQH không biểu quyết và không có ĐBQH nào không tán thành. Cho nên, nói vui mừng và xúc động là vì thế.
Còn không bất ngờ, vì đây là kết quả tất yếu của cả một quá trình làm việc hết sức công phu, nghiêm túc, bài bản, thật sự dân chủ. Có lẽ trong lịch sử làm luật, làm Hiến pháp và trong sinh hoạt chính trị của chúng ta, hiếm có cuộc nào dân chủ sâu rộng và thực chất như thế này. Chuẩn bị rất kỹ, rất công phu. Tính riêng từ khi thành lập Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là hai năm rưỡi. Nói xa hơn thì trước đó từ cuối nhiệm kỳ QH Khóa XII, khi làm Chủ tịch QH, tôi nhớ là đã giao chuẩn bị bộ phận tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992. Cho nên cả một quá trình lâu dài từâ lấy ý kiến toàn dân, phát huy được ý chí, nguyện vọng của nhân dân; cử tri và nhân dân góp ý kiến tâm huyết đến ĐBQH phát biểu ý kiến, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 giải trình, tiếp thu. Lúc đầu thì ý kiến phát biểu rất rộng, sau đó thu hẹp dần các vấn đề khác nhau và cuối cùng đã tìm được tiếng nói chung. Làm việc tốt như thế thì kết quả tất yếu là bản Hiến pháp đượåc thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao.
PV: Thưa Tổng bí thư, ngay sau khi biểu quyết thông qua bản Hiến pháp (sửa đổi), nhiều ĐBQH đã xúc động: đây là bản Hiến pháp của ý Đảng, lòng dân...?
TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Như tôi đã nói, biểu quyết thông qua Hiến pháp lần này là sự thống nhất của cả Quốc hội, phản ánh ý chí của nhân dân và sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị theo đúng tư tưởng, định hướng chỉ đạo của Trung ương, của Đảng. Chỉ đạo rất chặt chẽ và có định hướng nhưng không gò ép, áp đặt, hoàn toàn thoải mái, thảo luận dân chủ. Như thế là có sự gặp nhau rất lớn ở ý tưởng về sửa đổi Hiến pháp lần này. Cho nên, nói ý Đảng, lòng dân là rất đúng, hoàn toàn phù hợp, không gượng ép. Đảng không ép và dân rất thoải mái chấp nhận bởi vì nó hợp lý - là chân lý thì mọi người đều chấp nhận.

PV: Trong Điều 4 của Hiến pháp lần này, QH có bổ sung một điểm mới, đó là Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Tổng bí thư đánh giá như thế nào về sự bổ sung này?
TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG: Sự bổ sung đó là cần thiết. Thực ra điều này không phải là mới mà nó phản ánh thực tế lâu nay: Đảng ta luôn luôn gắn bó mật thiết với nhân dân. Điều này không ghi trong Hiến pháp thì cũng được ghi trong Cương lĩnh của Đảng, Điều lệ của Đảng. Cho nên, ngay câu: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc đã thể hiện điều đó. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Cho nên Đảng ra đời là vì dân, xuất phát từ dân và phục vụ nhân dân. Bác Hồ nói, người lãnh đạo là đầy tớ trung thành của nhân dân. Cho nên, việc khẳng định Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng gắn bó với dân đó là quy luật tồn tại, phát triển của Đảng. Cho nên lần này sự thể hiện trong Hiến pháp về mối liên hệ gắn bó giữa Đảng với dân là tất yếu. Thực tế là chúng ta luật pháp hóa, thể chế hóa điều mà lâu nay Đảng ta đã nói, đã làm và đang làm.
Vế thứ hai, đã gắn bó với nhân dân thì Đảng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Bác Hồ còn nói là Đảng phải chịu trách nhiệm, không chỉ những cái lớn mà từ những cái như “tương, cà, mắm, muối”, “cái kim, sợi chỉ”. Một người dân đói là Đảng phải chịu trách nhiệm. Dân ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, Đảng phải chịu trách nhiệm. Cho nên, việc thể hiện trong Hiến pháp lần này là bước tiến so với Hiến pháp hiện hành.

PV: Xin chân thành cám ơn Tổng bí thư!
Thanh Tâm thực hiện; Ảnh: Lâm Hiển
(Đại biểu Nhân dân)

Bộ Quốc phòng không đồng ý đóng tiền thay nhập ngũ

"Quan điểm có thể đóng tiền thay cho việc tham gia nghĩa vụ quân sự chỉ là ý kiến của một số ít vị đại biểu Quốc hội. Bộ Quốc phòng không bao giờ nghĩ tới điều này”.
Thượng tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thành viên Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, Ủy viên Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương đã chia sẻ với Đất Việt trước một số ý kiến của đại biểu về việc đóng tiền thay việc tham gia nghĩa vụ quân sự.
PV: - Mấy ngày nay, dư luận đặc biệt quan tâm tới phương án cho phép thanh niên được đóng tiền thay vì đi nghĩa vụ quân sự. Thượng tướng có thể nói rõ hơn cơ sở của việc cho phép đóng tiền thế thân nghĩa vụ quân sự này?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - Trong đợt sửa đổi Hiến pháp vừa qua có ý kiến đại biểu đề xuất ý kiến có thể thay thế nghĩa vụ khác thay vì tham gia nghĩa vụ quân sự.

Hiện Bộ Quốc phòng đang trong quá trình sửa đổi lại Luật Nghĩa vụ quân sự. Có thể hiểu thay đi nghĩa vụ quân sự bằng nghĩa vụ thay thế có thể là đi công an, làm nhiệm vụ đặc biệt vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo, hay nộp tiền…

PV: - Trước nhiều ý kiến cho rằng trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng là của toàn dân, không phân biệt  giàu hay nghèo càng không thể quy thành tiền...., quan điểm của ông ra sao?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - Bộ Quốc phòng không đồng tình quan điểm có thể nộp tiền thay vì đi nghĩa vụ quân sự.

Lý do là vì đi nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân, vừa là nghĩa vụ nhưng đồng thời cũng là vinh dự cho nên việc đại biểu nói có thể nộp tiền thì có thể khẳng định một lần nữa là Bộ Quốc phòng không đồng ý quan điểm này.

Trong Luật Nghĩa vụ quân sự sửa đổi tới đây Bộ Quốc phòng cũng không bao giờ đưa quan điểm này vào Luật.
Thượng tướng Lê Hữu Đức thăm hỏi, động viên chiến sĩ đồn biên phòng Bù Đốp (Bình Phước)
Thượng tướng Lê Hữu Đức thăm hỏi, động viên chiến sĩ đồn biên phòng Bù Đốp (Bình Phước)

PV: - Nhưng có ý kiến lại cho rằng hiện chúng ta chưa đủ điều kiện để huy động hết lực lượng thanh niên trong lứa tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Ví dụ trong 1 vạn người thì chỉ huy động được 1.000 người, còn 9.000 thanh niên kia nếu không nộp tiền thì như là không có nghĩa vụ với Tổ quốc. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - Quân đội ta khác với quân đội các nước là do Đảng và bác Hồ sáng lập, có truyền thống rất vẻ vang. Người lính ra trận để bảo vệ Tổ quốc có thể hy sinh cả xương máu.

Thực tế này đã minh chứng qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã có biết bao nhiêu đồng chí hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Nếu bây giờ nộp tiền mà nói là để thay việc đi nghĩa vụ quân sự thì sẽ gây ra sự bất công. Người giàu có có thể nộp tiền, còn người dân, người lao động bình thường không có tiền để nộp thì dễ dẫn đến ý nghĩ chỉ có người nghèo đi bộ đội.

Nói như thế còn có thể động chạm đến lòng tự tôn dân tộc, vi phạm vào truyền thống của quân đội.

PV: Ðiều 77 của Hiến pháp Việt Nam quy định rõ: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Căn cứ vào điều này thì phương án đóng tiền thay vì đi nghĩa vụ quân sự có bị coi vi hiến không, tại sao, thưa Thứ trưởng?

Thượng tướng Lê Hữu Đức: - Đấy mới chỉ là ý kiến của một số ít vị đại biểu Quốc hội thôi. Còn khi đưa ra chính thức thì tôi tin là Quốc hội và người dân sẽ không đồng tình. Đặc biệt là Bộ Quốc phòng không bao giờ nghĩ tới điều này.

Hiến pháp vừa được thông qua với tỉ lệ phiếu đồng thuận rất cao. Hiến pháp là đạo luật gốc cho nên mọi quy định đều phải dựa vào đạo luật này.

Cho nên tôi xin khẳng định lại trong Luật Nghĩa vụ quân sự sẽ không bao giờ có điểm quy định như vậy nên không nên bàn đến vấn đề này nữa.

Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!
Bích Ngọc (Thực hiện)
  (Đất Việt)

Hút thuốc và khói bụi, hai thứ chết người ở Trung Quốc

Lu Chen, Epoch Times
November 25, 2013
Một người đàn ông (L) mang một chiếc mặt nạ, như một khách khác đang bịt miệng trong chuyến thăm Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 11 năm 2013. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có một triệu bệnh nhân ung thư phổi vào năm 2025 do ảnh hưởng của thuốc lá và ô nhiễm không khí, theo Hội nghị Cấp cao lần thứ 6 về Ung Thư Phổi Bắc-Nam Trung Quốc - tổ chức tại Bắc Kinh ngày 16-ngày 17 tháng 11. (Wang Triệu / AFP / Getty Images)

Một người đàn ông (L) mang một chiếc mặt nạ, như một khách khác đang bịt miệng trong chuyến thăm Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 11 năm 2013. Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có một triệu bệnh nhân ung thư phổi vào năm 2025 do ảnh hưởng của thuốc lá và ô nhiễm không khí, theo Hội nghị Cấp cao lần thứ 6 về Ung Thư Phổi Bắc-Nam Trung Quốc – tổ chức tại Bắc Kinh ngày 16-ngày 17 tháng 11. (Wang Triệu / AFP / Getty Images)

Không khí không dễ hít thở và việc hút thuốc lá đang cùng nhau mang đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân Trung Quốc.

Đến năm 2025, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ có một triệu bệnh nhân ung thư phổi, đây là con số lớn nhất của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, theo Hội Nghị Cấp Cao lần thứ 6 về Ung Thư Phổi – Bắc – Nam Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh ngày 16-17 Tháng 11.

Thống kê từ Bộ Y tế Trung Quốc cho thấy ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số tất cả các loại ung thư ở Trung Quốc và tỷ lệ đã tăng 465% trong suốt 30 năm qua.

Theo Bộ Y tế tỷ lệ mắc ung thư phổi tăng trung bình 26,9 phần trăm mỗi năm.

Một phần ba số người hút thuốc trên toàn thế giới

Các chuyên gia tại hội nghị thượng đỉnh cho rằng hút thuốc là nguyên nhân chính cho sự gia tăng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi ở Trung Quốc, và cho biết việc kiểm soát hút thuốc lá sẽ là một biện pháp quan trọng để ngăn ngừa ung thư phổi.

Khoảng 1 triệu người Trung Quốc chết vì các bệnh tật do hút thuốc lá mỗi năm. Các chuyên gia tại hội nghị dự đoán rằng khoảng 2 triệu người sẽ chết vì các bệnh liên quan đến hút thuốc vào năm 2025, nếu không có những biện pháp kiểm soát thuốc lá, các báo cáo chính thức nói.

Trung Quốc là nước sản xuất nhiều thuốc lá nhất trên thế giới mỗi năm 1,7 nghìn tỷ điếu thuốc lá, cao gấp 2,5 lần so với Hoa Kỳ, theo báo cáo chính thức của Trung Quốc. Trung Quốc có 350 triệu người hút thuốc, chiếm gần một phần ba trong số 1,1 tỷ người hút thuốc trên toàn thế giới.

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí là có liên quan chặt chẽ với ung thư phổi và các bệnh tim mạch khác.

Sự huện hữu với một mức độ nhất định của các hạt mịn trong không khí, được ước tính đã gây ra 3,2 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch trên toàn thế giới trong năm 2010, theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc Tế về Ung thư, là một phần của Tổ chức Y Tế Thế giới WHO.

Báo cáo cho biết 223.000 ca tử vong là ung thư phổi, và hơn một nửa số ca tử vong ung thư phổi là do các hạt nhỏ trong môi trường xung quanh ở Trung Quốc và các nước Đông Á khác.

Tình trạng không khí tồi tệ và sương mù dày đặc ở Trung Quốc đã được báo cáo thường xuyên trong năm nay. Một số trường tiểu học, sân bay, đường cao tốc bị đóng cửa ở các khu vực Bắc, Trung, và các vùng ven biển Trung Quốc vào tháng trước do sương mù dày đặc, mà nguyên nhân được cho là ô nhiễm nghiêm trọng và nguy hiểm.

Bắc Kinh sẽ đầu tư 15 tỷ nhân dân tệ (2,5 tỷ USD) để kiểm soát sự ô nhiễm không khí trong năm 2014, theo Ủy ban Phát Triển và Cải cách Bắc Kinh. Bắc Kinh đã bố trí 8 tỷ nhân dân tệ (1,3 tỷ USD) để kiểm soát sự ô nhiễm không khí trong năm nay.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Tổ Chức Y Tế Thế Giới về ô nhiễm không khí ngoài trời ở 1100 thành phố trên 91 quốc gia trong những năm 2008 và 2009, 21 trong số 100 thành phố tồi tệ nhất về mức độ ô nhiễm không khí là ở Trung Quốc.

Đầu tháng này, một bé gái 8 tuổi ở tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc được chẩn đoán bị ung thư phổi, khiến cô bé trở thành bệnh nhân ung thư phổi trẻ nhất trên toàn thế giới. Các bác sĩ địa phương đổ lỗi cho ô nhiễm không khí là nguyên nhân chính, họ chỉ ra rằng cô bé đã hít vào quá nhiều hạt mịn bởi cuộc sống của cô bé nằm bên cạnh một con đường giao thương hạng nặng trong nhiều năm.

Cô giáo mầm non ngồi đè lên "ghế thịt người" xếp từ học sinh

Cư dân mạng Trung Quốc đang rất phẫn nộ trước tấm ảnh một cô giáo mầm non ngồi đè lên "ghế thịt người" do khoảng 20 em học sinh xếp thành

Ngày 27/11 vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện một bức ảnh khiến cư dân mạng Trung Quốc vô cùng phẫn nộ. Trong ảnh là mấy chiếc đệm chồng lên nhau, kẹp giữa là khoảng hơn 20 em học sinh chia làm ba lớp và trên cùng là một cô giáo ngồi lên trên với biểu cảm rất thoải mái và còn vô tư tạo dáng, mặc dù bên dưới các em học sinh đang nhăn nhó, khó chịu.
 Cô giáo mầm non ngồi đè lên "ghế thịt người" xếp từ học sinh 1
Theo điều tra, bức ảnh này được chụp ở Học Viện Sư Phạm mẫu giáo số 1 Trường Sa tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc và do một giáo viên up lên nhóm chat QQ của phụ huynh học sinh. Khi nhìn thấy những bức ảnh này, các bậc phụ huynh đã rất ngạc nhiên và bức xúc: "Cô giáo, cô ngồi trên đó thoải mái và vui lắm sao, cô có nhìn thấy các em học sinh đang nhăn nhó không?"; "Các cô làm như thế này thử hỏi chúng tôi có thể tin tưởng khi để con ở đây không?"; "Chúng tôi thật thất vọng".
Chị Vương Huy, phụ huynh của em Tiểu Hi,  4 tuổi đang theo học tại đây cho biết, trưa ngày 27/11, chị nhận được điện thoại của một phụ huynh khác nói rằng mau xem bức ảnh vừa được up lên. "Mới đầu tôi không chú ý, vì mấy bức đầu không có gì lạ, nhưng đến bức cuối cùng thì tôi giật mình". Chị Vương cho biết, cô giáo trong ảnh này là cô giáo quản lý về cuộc sống hàng ngày của học sinh trong lớp. "Nguy hiểm nhất là những em ở hàng cuối cùng, nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao?" .

Các phụ huynh đều không hiểu được ý đồ của các cô giáo khi làm như vậy. Họ cho rằng trường học nên dành cho các con tình yêu thương nhiều hơn chứ không phải là lấy các con ra làm trò đùa nguy hiểm như vậy.
Về phía nhà trường, người phụ trách Xuê cho biết, đây là một buổi huấn luyện thân thể cho các em, buổi học này có tên gọi là "Hamburger ", mục đích là để rèn luyện thể chắc và khả năng kháng lực của các em. Cách rèn luyện như thế này mấy năm nay để rất phổ biến ở Thượng Hải, vì vậy sẽ không có nguy hiểm gì cho các em cả. 
(Afamily)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét