Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Hoan hô hiến pháp

Trung Quốc - CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ - Kỳ cuối

* BÙI VĂN BỒNG
                               (tiếp theo và hết) 
... Vậy là, TQ kích động lũ ngu và ác “Khơ-me đỏ” ráo riết diệt chủng. Thực chất, lòng tham sinh tội ác, TQ diệt hết người dân Khơ-me, mà theo cách gọi của chúng là dân “hắc hầu” (khỉ đen) để thay người TQ vào chiếm lĩnh toàn bộ diện tích Vương quốc Cam-pu-chia. TQ xúi Khơ me đỏ trục xuất Việt kiều và kiều dân nhiều nước khác ra khỏi Phnompenh, còn người K gốc Hoa vẫn được ở lại. Nhu thế, TQ mới sớm đứng chân được trên đất Cam-pu-chia. Khi đó, chắc chắn cái thế thượng phong của TQ sẽ mạnh chưa từng thấy. Và khi đã đạt được mục tiêu chiến lược ấy, khi mưu sâu kế hiểm “đại thành công”, cả Đông Dương sẽ là của TQ.
Khi đã chiếm được Cam-pu-chia làm bàn đạp chiến lược, thì biên giới phía Bắc ép xuống, biến giới phia Tây Nam nén chặt, VN có mà hết cựa quậy. Rơi vào trạng huống ấy, VN không chịu phục tùng TQ thì có mà ra bã. Khi đã “lấy” được VN thì nghiễm nhiên TQ sẽ đặt tên cả lãnh thổ VN là tỉnh Quảng Nam. Bởi vì TQ đã có tỉnh Quảng Đông, có tỉnh Quảng Tây, riêng cái địa danh Quảng Nam còn để giành lại đó, chờ thời cơ mới tính.
Trong ý đồ thôn tính lâu dài, chừng nào mũi Cà Mau chưa trở thành điểm cuối của tỉnh Quảng Nam (thuộc TQ !?) thì TQ vẫn còn nhiều rắp tâm và thủ đoạn khó lường. Có thể với ý đồ đó lại thêm bản tính thù dai của TQ, thì đời nay, đến đời con, cháu…nước ta cũng chưa dễ gì được yên với thế lực áp sát phía Bắc. Dân số của VN tương đương dân số tỉnh Quảng Đông và chưa đủ gấp đôi tỉnh Quảng Tây. Thế nên, TQ mong sớm nghĩ mọi kế sách “Nam tiến” để sớm có được tỉnh Quảng Nam. TQ có tỉnh Vân Nam, chứ không đặt là Quảng Nam; “vọng vân Nam Hải hùng chinh phạt”, Vân Nam là nhìn theo mây phương Nam mà vững chí mở rộng cõi bờ  Hoa Quốc. Mao Trạch Đông khi đàm thảo với TBT Lê Duẩn còn bộc lộ ý đồ: “Cả Đông Dương tưởng lớn lắm à, chỉ bằng mộ tỉnh của Trung Quốc” (?!).
 Việt Nam bị Pôn-pốt gây chiến tranh biên giới Tây Nam, xua quân tràn sang suốt toàn tuyến biến giới, tàn sát dã man dân thường VN, cũng là thực hiện ý đồ thâm độc của TQ “tọa sơn quan hổ đấu”, “trai cò mổ nhau, ngư ông đắc lợi”. Ý đồ hết sức hiểm độc và đầy tham vọng này của TQ là: “Chúng mày cứ đánh nhau nữa đi, đánh nhau mạnh vào, thằng nào chết tao sẽ ăn thị thằng còn lại. Hơn nữa, gây hấn với VN còn là “mũi tên trúng hai con chim”, khi cần thì Pôn-pốt cứ lên tiếng, thầy Tàu đây luôn sẵn sàng nhảy sang Cam-pu-chia ứng cứu “đệ tử” ngay. Cho nên, TQ không những huấn luyện đào tạo lũ diệt chủng Khơ-me đỏ, mà còn giúp chúng xây dựng quân đội. TQ trang bị cho Pôn-pốt các loại súng bộ binh, mìn lá, mìn nhảy, mìn zip, cả quân trang, quân dụng, quân lương cho quân đội Pôn-pốt trên chiến trường Cam-pu-chia. Khi quân tình nguyện VN đánh sang Cam-pu-chia, thu được các loại vũ khí, quân trang, quân dụng, cả quân lương phần lớn đều là của TQ. 
Cả thế giới đều biết:Khơ-me Đỏ là chính quyền được TQ dựng nên. Trong những năm đó TQ tài trợ cho Khơ-me Đỏ tổng số vũ khí và tiền bạc lên đến 1,5 tỷ USD. Mọi chuyện xảy ra bắt đầu xuất phát từ việc Đặng Tiêu Bình lên ngôi. Âm mưu của Đặng trước tiên là xâm chiếm xuống phía Nam.Thực sự thì có rất nhiều âm mưu và suy tính trong nước cờ xâm chiếm việt nam năm 1979 củaTQ. Không chỉ là lãnh thổ, tài nguyên mà còn cả về mặt củng cố quyền lực của Đặng, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa cũng không nằm ngoài những suy tính nói trên.
Lực lượng Khơ-me Đỏ gồm có 19 sư đoàn, với các phiên hiệu: 164, 170, 290, 310, 450, 703, 801, 902…Các sư đoàn này được trang bị tốt bằng vũ khí của Trung Quốc, được chỉ huy bởi các chỉ huy dày dạn kinh nghiệm trong các cuộc chiến tranh vừa qua, gồm nhiều binh lính trung thành đến cuồng tín, nhưng các sư đoàn này cũng đã bị nhiều hao tổn trong những lần giao tranh trước, và quân số mỗi sư đoàn chỉ chừng dưới 4.000 người, gần bằng nửa quân số của sư đoàn Việt Nam. Trang bị của quân đội Pôn –pốt do TQ rót như: Một số máy bay chiến đấu T-28; phân đội MiG-19 do Trung Quốc sản xuất, số Mig-19 này không kịp tham chiến vì không có phi công và rơi vào tay quân Việt Nam khi họ chiếm Phnom Penh; một sư đoàn thủy quân lục chiến; một sư đoàn hải quân; một sư đoàn không quân, nhưng chiến đấu như bộ binh khi giao tranh nổ ra và còn hiều đơn vị xe tăng và trọng pháo.
Trong hơn hai năm, Pôn-pốt giết hại hơn 2 triệu người dân Cam-pu-chia.  Thế nên, khi VN vừa bảo vệ biên giới Tây Nam, vừa làm nghĩa vụ quốc tế đưa quân sang truy diệt bè lũ Pôn-pốt, cứu nguy cho đất nước Chùa Tháp thoát nạn diệt chủng, TQ tức lồng lộn lên. Các chuyên gia quân sự TQ chạy tẩu thoát bằng máy bay và đường bộ sang Thái Lan.
Cũng cần nói thêm là người viết bài này khi cùng bộ đội hải quân đánh chiếm đảo Cô Tang (Cam-pu-chia), tháng 1-1979,  thấy trên nhà sàn bằng gỗ sao đỏ sang trọng của chuyên gia TQ còn vứt lại cả đồng tài liệu huấn luyện quân sự, chính trị. Bên góc nhà sàn chuyên gia này có hàng trăm căn cước, giấy tờ  mang tên người dân đảo Thổ Chu của VN. Pôn-pốt đã đánh chiếm đảo Thổ Chu, bắt đi hơn 500 người dân, đưa về đảo Cô Tang sát hại. Suy ra từ căn cứ những giấy căn cước còn để lại ở  góc sàn ngôi nhà chuyên gia TQ  trên sườn phía Bắc đảo Cô Tang, thì việc đánh chiếm đảo Thổ Chu là do các chuyên gia quân sự TQ ở Cam –pu –chia, lính Pôn-pốt chí là tay sai. Cũng tại phía bắc đảo Cô Tang, mới vài năm mà TQ đã cho đào một hầm phóng ngư lôi khoét sâu vào núi đá, ăn thông với biển, hướng thẳng sang vùng biển Thái Lan. Hầm phóng ngư lôi mà TQ làm dở chừng, nay vẫn còn, cây cỏ mọc um tùm. 
TQ mất Cam-pu-chia, lồng lộn như hổ đói mất mồi. VN giải phóng Cam-pu-chia ngày 7-1-1979, thì hơn một tháng sau (ngày 17-2-1979), TQ rầm rộ xua quân gây chiến tranh biên giới phía Bắc: “Dạy cho Việt Nam bài học”.
Thế thì, đã quá rõ là khi TQ bị vỡ nát mưu đồ lấy Cam-pu-chia làm bàn đạp chiếm toàn Đông Dương, không được ăn thì đạp đổ, phá hôi, trả thù cho hả bớt cơn giận. Chế độ diệt chúng Pôn-pốt bi đập tan, TQ thua một cú đau hơn bị bò đá. Toàn bộ âm mưu và chiến lược, sách lược độc chiếm Đông Dương của TQ bị VN đánh tan, công toi, hết còn đường cứu gỡ. Đúng ra, xử tội lũ diệt chủng Pôn-pốt phải lôi kẻ chủ mưu, kẻ tổ chức, tên đầu trò là TQ ra ánh sáng pháp luật, nhưng VN vì chính sách đối ngoại, lại mới giải phóng đất nước có nhiều việc phải làm, kinh tsse-xã hội thời đó nhiều khó khăn, VN đã  nhân hậu bỏ qua không tố cáo TQ lên Tòa án Quốc tế, mà các nước thì cũng biết vậy thôi, không thích dây đến ông Tàu.
Hiện nay, TQ vẫn tìm mọi cách theo con đường “hợp tác kinh tế” để tiếp tục ý đồ làm chủ Đông Dương. Theo nhận xét của báo mạng Asia Times ra ngày 23/8/2011 thì viên Thượng Nghĩ Sĩ Lao Meng Khin nhiều quyền lực của Đảng Nhân dân Campuchia hiện nay sẽ hợp tác với Công Ty Đầu Tư Nội Mông Erdos Hongjun trong hai dự án nhà máy thủy điện và khai thác quặng mỏ trị giá khoảng 2 tỷ USD. Campuchia có thể không cần sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới khi họ dựa vào tài chính của Trung Quốc mà không phải bị bó buộc vào bất cứ điều kiện nào.
Giới quan sát đã đặc biệt ghi nhận chiều hướng tăng cường hợp tác PhNom Pênh - Bắc Kinh vào lúc quan hệ Trung Việt có căng thẳng vì hồ sơ Biển Đông. Trong khi ngoài Biển Đông, Trung Quốc làm cho các nước trong khu vực, đặc biệt là Philipines và Việt Nam lo ngại về tấm hải đồ tự vẽ của Trung Quốc mang tên “Đường Lưỡi Bò”, thì ở trên bộ, sát biên giới phía Tây của Việt Nam, Trung Quốc lại từng bước tiến hành chiến lược nắm quyền chi phối các nước từng nằm trong vòng ảnh hưởng của Việt Nam là Lào và CPC.
Nếu ý đồ chiến lược của Trung Quốc được hoàn thành thì coi như lãnh thổ Việt Nam bị bao vây trong một gọng kềm, trên Biển Đông và tuyến trên bộ kéo dài từ biên giới tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) xuống Lào, đến Campuchia và vùng biển Nam Campuchia, nơi đây mở ra hai hướng phát triển, một đi ra Vịnh Thái Lan, hai đi về biển Cà Mau và tiến đến Trường Sa.
Mưu đồ vương bá của TQ trong khu vực, trước hết phải thực hieeenj tại bán đảo Đông Dương. Chế độ diệt chủng Khơ-me đỏ ở CPC bị đánh tan là nỗi thất bại lớn về ý đồ thôn tính của TQ trên toàn bộ 3 nước Đông Dương, một thời cơ ngàn năm không hề trở lại. Xem cách đối ngoại quân sự, viện trợ và đầu tư kinh tế, thấy rõ ý đồ của TQ không ngừng tiến tới tạo thế đứng chân ở địa bàn chiến lược quan trọng này (CPC) vẫn theo đuổi đến cùng trong chính sách mở rộng vai trò trùm khu vực của TQ.
Hồi đầu tháng 5-2010, Trung Quốc tặng CPC 257 chiếc xe quân sự và viện trợ 50.000 bộ quân phục kèm theo 16 triệu USD. Sự kiện này đã có không ít người đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hai nước này và đặc biệt là về sự viện trợ quân sự mà Trung Quốc dành cho CPC. Bắt đầu từ năm 1997, Trung Quốc trở thành nước viện trợ quân sự lớn nhất của CPC với khoản tiền viện trợ hàng năm lên tới hơn 5 triệu USD. Nếu so với GDP của Campuchia thì con số này là quá lớn (tính đến cuối năm 2007, GDP của Campuchia mới đạt khoảng 8,4 tỷ USD với thu nhập bình quân đầu người đạt 589 USD/người. Mức này mới chỉ gần gấp hai lần năm 1997).
Hiện trong trang bị của Quân đội Hoàng gia CPC còn có rất nhiều loại vũ khí do Trung Quốc sản xuất và viện trợ như xe tăng chiến đấu chủ lực Type 59 (200 chiếc), Type 62 (30 chiếc), Type 63 (20 chiếc); Xe chiến đấu WZ 501 được Trung Quốc sản xuất theo mẫu BMP-1 của Liên Xô; Roket giàn 107 mm Type 63, 122 mm Type 81/83; Pháo M1954, Type 59-1 130 mm, pháo Type 60 122 mm; Cối Type 56 75 mm, cối Type 53 82 mm. Cũng phải kể đến nhiều loại súng bộ binh và súng máy phòng không các loại.
             Báo “Bưu điện Phnôm Pênh” (CPC) ngày 22/8 dẫn nhận định của nhà phân tích chính trị Lao Mong Hay cho rằng mặc dù việc tăng cường hợp tác này được các quan chức Campuchia và một số tập đoàn trong nước hoan nghênh, song điều đáng lưu tâm là phần lớn giá trị đầu tư này xuất phát từ Trung Quốc. Ông phân tích: “Khi Trung Quốc ngày một khẳng định ảnh hưởng tại Campuchia, đất nước này sẽ càng trở nên '”quỵ lụy” vào Trung Quốc”. Chuyên gia này cho rằng bề ngoài, dường như Trung Quốc chỉ chú trọng vào thương mại khu vực và những nguồn tài nguyên dồi dào của Campuchia, nhưng mục tiêu chính của nước này lại mang tầm chiến lược. 
Chuyên gia Lao Mong Hay phân tích rằng trong khi Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục có những tranh chấp đầy căng thẳng ở khu vực Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) giàu tiềm năng dầu khí, thì Bắc Kinh coi Campuchia như là “Vành đai an ninh” trong khu vực. Báo chí Campuchia cho biết các thỏa thuận được ký kết trước sự chứng kiến của Thủ tướng Hun Sen và ông Chu Vĩnh Khang gồm nhiều lĩnh vực. Hàng loạt thỏa thuận và Bản ghi nhớ (MoU) được tập trung vào các khu vực viện trợ quốc phòng, năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp và xây dựng đường sá.
Bộ trưởng thông tin CPC, ông Khieu Kanharith, cho biết Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất cũng như là nước cho vay và viện trợ cho nước ông nhiều nhất mà ‘không bao giờ đi kèm với bất cứ điều kiện nào’ Ông nói: “Đầu tư của Trung Quốc ở đây là 8,8 tỷ đô la. Đây là số tiền đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Với khoản đầu tư này, Campuchia có thể tái thiết cơ sở hạ tầng, có được độc lập chính trị và đóng vai trò thích hợp trên trường quốc tế. Cho đến nay, mối quan hệ song phương của chúng tôi đã đạt đến mức độ đối tác chiến lược toàn diện”.
Campuchia sẽ không đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh Asean diễn ra vào đầu tháng Tư tới tại Phnom Pênh. Quyết định này của Campuchia diễn ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sẽ có chuyến thăm đến Phnom Penh vào tuần tới, theo tin từ Tân Hoa Xã. Chuyến thăm bốn ngày của ông Hồ diễn ra từ ngày 30-3 đến ngày 2-4-2012, tức là kết thúc ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Asean.
Nhìn xa hơn hut hút về lịch sử nghìn năm bị phương Bắc xâm đô hộ, cha ông ta từ thuở Hùng Vương dựng nước, đến  Triệu (bà Triệu), trải Đinh, Lý, Trần, Lê, Hậu Lê, hết đời này sang đời khác đánh giặc phương Bắc giữ nước, giữ nền độc lập-tự do, đã có biết bao xương máu của nhiều đời không kể xiết mà “thằng em” này đã phải đổ xuống mảnh đât chỉ nhỏ bằng một tỉnh của “ông anh”. Việt Nam vừa đánh Mỹ-ngụy,giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, TQ không những không giúp VN mà còn lợi dụng thời cơ thôn tính, thực hiện ý đồ chinh phục lâu dài.
Những năm đó, VN ta thật là lao đao, trong nước thì kiệt quệ, đói kém, ngoại biên thì giặc giã quấy phá. Trong 14 năm đầu sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, toàn dân tộc VN phải đối phó gay gắt và lại phải đổ xương máu vì âm mưu xâm chiếm toàn bộ Đông Dương của TQ sau năm 1975, với “điểm” phát hỏa tại Cam-pu-chia, gây chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc, những cuộc đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, rồi liên tục nhiều cuộc gây bất ổn trên biển Đông…
Tính ra, từ năm 1989, sau khi rút toàn bộ quân tình nguyện ở Cam-pu-chia về nước, Việt Nam mới coi là thực sự có hòa bình. Tháng Tư nay là 37 năm giải phóng, nhưng tương đối yên bề xây dựng, đổi mới đất nước mới được 22 năm (1990-2012).
Ôi! Cho đến nay, người dân nước Việt đã có quá nhiều bài học với nước lớn láng giềng phía Bắc rồi. Cả dân tộc Việt Nam cần tỉnh táo, luôn luôn phải cảnh giác cao. Ông “láng giềng hữu nghị 4 tốt-16 chữ” đã dùng cái lưỡi bò dài ngoằng liếm Hoàng Sa, Trường Sa, nay lại liếm sâu đến tận khu mỏ đầu khí DK1 thì thật là quá đáng. Lại nhiều lần bắt ngư dân đang hành nghề trên vùng biến của VN. Nhưng, tốt nhất là TQ khỏi cần phải lo “dạy cho VN bài học” nào nữa, mới đây, thấy tàu TQ ngang nhiên xuất hiện lù lù tận gần Côn Đảo đã biết quá những lời hữu hảo với những hứa hẹn ngon ngọt “16 chữ” rồi.
Hay là TQ cũng muốn VN phục hồi lại nhà lao Côn Đảo để giam hàng binh của TQ xâm lược? Khổng Tử nói: "Kẻ không biết ngấm đòn còn ngu hơn cả cái roi". Ngay như đơn giản, dễ nhớ nhất là 7 điều vô ích mà Khổng Tử đã dạy cho đến tận thời nay nhà cầm quyền Trung Quốc cũng không nhớ được hay sao?
 Xin nhắc lại: Cái vô ích thứ nhất là "Tâm còn chưa thiện", cái vô ích thứ 5 là "Làm trái lòng người", rồi đến cái vô ích thứ 7 là "Thời vận không thông". Bài học cả mấy nghìn năm nay, kể cả sự trả giá quá đắt và đại ô nhục của bao đời viễn cựu cố tổ mà nay nhà cầm quyền TQ vẫn không thấm thía được gì, thì đúng là, nếu cần, một lần nữa Việt Nam phải dạy thêm cho Trung Quốc một bài học, nếu không hạ hỏa được máu bá quyền, kúc nào cũng  lăm le đụng đến nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Trong đối ngoại hiện nay, Trung Quốc đang làm mất lòng cả thế giới cũng vì đời này sang đời khác cứ bám riết lấy “con số 5 giữa hfa đồ”, nhu ứng với ‘cái vô ích tứ 5’ mà Khổng Tử đã đúc kết: “Làm trái lòng người”.
                       BVB

Ông Trọng không lú!

NguyenPhuTrongTổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thở than tại Quốc hội “Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội (CNXH) hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.”
Ông Trọng là một chính trị gia, tuổi Giáp Thân, cầm tinh con khỉ mà tinh tướng con heo.  Ông khá khôn ngoan và uyển ngữ. Ông đưa ra một câu hỏi, nhưng không để hỏi ai, và câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Ai muốn hiểu thế nào cũng được.
Lời cảm thán của ông như một tiếng thở dài gợi tôi nhớ đến bài thơ sau:
Ông Lénine ở nước Nga
Cớ sao lại tới vườn hoa nước này?
Ông dậm chân, ông khuỳnh tay
Ông bảo chủ nghĩa xã hội xứ này còn xa
Hãy coi gương của nước Nga
Bảy mươi năm xây dựng chưa ra đếch gì
Tác giả bài thơ hẳn là một tay thuộc thế lực thù địch. Hắn dám nhại thơ của thần đồng, dám kỳ thị Lénine. Quyền hành gì mà hắn hỏi “Cớ sao?” Lénine là một người Nga, phàm đã là người Nga thì vào Việt Nam không cần xin visa. Lénine có dậm chân, chỉ tay, trợn mắt, quát mắng ở vườn hoa Hà Nội thì cũng giống như bao nhiêu người Nga khác đang làm như vậy ở bờ biển Vũng Tàu, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Nẵng.
Ông Trọng là tiến sỹ, viện sỹ, là một gương mặt đại diện cho giới hàn lâm nên cách diễn đạt của ông cũng rất hàn lâm. Việt Nam bắt đầu xây dựng CNXH từ năm 1954 đến nay đã được 60 năm. Còn những 87 năm nữa mới hết thế kỷ này. Tổng cộng sẽ là 147 năm xây dựng CNXH mà không biết đã xong chưa.
Tác giả bài thơ quả là một kẻ to gan dám bỏ vào miệng Lénine một bài xẩm chợ với thứ ngôn từ của đám phàm phu tục tử.
Ông Trọng dùng chữ nghĩa của giới tinh hoa. Tác giả bài thơ thì bỗ bã kiểu dân kẻ chợ. Hai cách thể hiện khác nhau, nhưng cùng chung nhận thức. Con đường đến CNXH còn xa xôi, mơ hồ lắm. Chúng ta đang đi, mà không biết đi đâu, đến đâu, không đích, không hướng, phía trước tràn ngập sương mù, và đầy những rủi ro, cạm bẫy.
Xin bạn đọc đôi phút để tôi kể chuyện này. Lớp tôi học ngày xưa có một thằng tên Võ. Hắn thích ngồi uống trà, bốc phét trong quán cóc hơn là nghiêng mình bên trang sách trong thư viện. Hôm thi môn triết học Marx – Lénine, Võ bốc thăm trúng câu: “Chủ nghĩa đế quốc là gì ?” Võ trả lời đầy tự tin: “Chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn tột cùng của CNXH”. Thầy hỏi thi đã cho hắn thêm cơ hội để trả lời lại, nhưng hắn không đổi ý.
Hiển nhiên là Võ rớt, nhưng ngẫm lại thì hắn không sai. Vài năm sau đó, khi nhà văn Lê Lựu đi thăm Mỹ về đã đưa ra một ẩn dụ đầy ấn tượng. Khi ở Liên Xô, ông tưởng mình đang trên đất của đế quốc Mỹ. Khi ở Mỹ thì ông lại tưởng mình đang giữa thiên đàng CNXH Liên Xô.
Tôi không có ý định đưa ra một định nghĩa về CNXH, nhưng theo những gì tôi được học thì đó là một đất nước giàu có để giúp đỡ người nghèo, là một quốc gia hùng mạnh để bênh đỡ kẻ yếu.
Nhìn lại những gì đang diễn ra ở biển Đông hẳn bạn hiểu. Ai có thể đủ sức mạnh để giúp Việt Nam cắt cái lưỡi bò tham lam kia, nếu không phải là Mỹ. Những anh bạn vàng Lào, Cuba, Angola có muốn giúp cũng không thể làm nên cơm cháo gì.
Nhìn hậu quả của cơn bão Haiyan tàn phá miền trung Phillipine. Ai là người đến cứu nạn nhân? Cũng là Mỹ. Chẳng thấy mặt cháu Ủn đâu cả.
Mỹ bênh kẻ yếu. Mỹ giúp người nghèo. Mỹ đích thực là một nước theo CNXH!
Khi tôi đang viết những dòng này thì các em học sinh Việt Nam đang giải bài toán đố tìm ra có bao nhiêu tên ác ôn bị o du kích nhỏ tiêu diệt. Các thi sỹ thi đua làm thơ thánh Gióng lên giời, thánh Giáp về quê. Các bác sỹ thi đua ném xác bệnh nhân xuống sông. Các nhà tâm linh thi đua dùng răng lợn thay cho răng liệt sỹ. Công an thi đua ép cung để đạt thành tích phá án nhanh. Tuyên giáo thi đua tiêu diệt thế lực thù địch. Quân đội thi đua làm thất bại diễn biến hòa bình…
Cứ thi đua kiểu này thì không theo kịp Miến Điện nói gì đến chuyện theo kịp Mỹ. Xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã xong chưa. Lần này ông Trọng nói đúng. Ai còn dám gọi ông là “Trọng lú”?
27/11/2013
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Xích Tử - Hoan hô hiến pháp

Xích Tử
Tác giả gửi tới Dân Luận

Cuối cùng, theo đúng kế hoạch và mục đích đã được chuẩn bị cho kỳ họp, sáng ngày 28/11/2013, “quốc hội” Việt Nam đã biểu quyết thông qua hiến pháp (xin được viết thường) 2013 trên cơ sở sửa đổi hiến pháp 1992.
Kết quả thống kê cho thấy có 486/488 người dự họp biểu quyết thuận thông qua, đạt 97,59%; 2 người không có ý kiến (phiếu trắng).
Về 2 người không có ý kiến, có thể do nhầm lẫn kỹ thuật khi bấm nút (rủi ro); cũng có thể họ không biết làm chủ hoặc không chịu thực hiện quyền làm chủ; và mặt khác, đó là phiếu trắng chứ không phải là phiếu chống, nên cũng có thể đoán rằng họ được phân công biểu quyết như vậy để không làm tròn thuận 100%, chứng tỏ sinh hoạt quốc hội có “dân chủ”. Biết đâu, chính những người lãnh đạo cao nhất của đảng, nhà nước nhận nhiệm vụ phân công này.
Tuy nhiên, tỉ lệ mà họ tạo nên quá nhỏ, thậm chí chả có ý nghĩa gì. Nhờ vậy, ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới nhận xét rằng việc biểu quyết đó là thể theo “tinh thần dân làm chủ”. Bởi những người dự họp và tham gia biểu quyết hiến pháp sáng ngày 28/11/2013, có thể họ không là đại biểu cho bất cứ người dân nào; người dân không biết, không được lựa chọn để bầu họ, không cần sự đại diện của họ, thậm chí bị thiệt hại do sự đại diện của họ; song trước hết họ cũng là những người dân, có quyền làm chủ tại cái tổ chức do họ lập ra, được gọi là quốc hội. 488 người dân dự họp, biểu quyết đại diện cho chính mình và chấp hành ý chí chính trị của tổ chức đảng của mình trong dáng dấp của những người máy, làm phương tiện để hợp hiến hóa những cái đã được quyết định bởi một cái đảng duy nhất độc quyền lãnh đạo đó . Vậy và chỉ vậy mà thôi. Tối hôm nay, không biết bao nhiêu người dân sẽ quan tâm đến thông tin này, và qua đó, cũng để biết rằng, vận hành một người máy như vậy cho những mục đích sử dụng có tính công cụ đó, phải tiêu tốn hơn 2 tấn lúa mỗi ngày, bằng một tháng lương trung bình của một công nhân và khoảng 8 tháng thu nhập trung bình của một nông dân trên cả nước.
Về nội dung, sau những tranh luận đó đây, cuối cùng, cái hiến pháp được thông qua cũng chỉ là của đảng. Có một vài khía cạnh đổi mới, thay đổi màu sắc, thêm một số khái niệm mới, thay đổi cách diễn đạt cho có vẻ hiện đại và giống người ta hơn; song những cái chốt bảo thủ nhất như điều 4, sở hữu toàn dân về đất đai, đảng hóa quân đội, công an thì không thể khác được. Cả cái đổi mới lẫn cái bảo thủ đều có ý nghĩa làm rào dậu để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ trong tình thế hội nhập quốc tế và xu hướng đòi hỏi dân chủ hóa ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân trong nước.
Trong những nội dung bảo thủ không thể sửa đổi, có lẽ quan trọng nhất là việc giữ điều 4. Kết quả biểu quyết thông qua với sự giữ nguyên hiến định này đã được biết trước khi công bố kết quả lấy ý kiến “nhân dân” trong các cuộc họp của Ủy ban dự thảo và những ngày gần đây, với những tâm sự thống thiết của các ưu sĩ Nguyễn Trung, Huỳnh Ngọc Chênh, Phạm Đình Trọng...Bởi bỏ điều 4 “là tự sát” như phát biểu của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Ông Triết nói điều ấy trước quân đội, tức là ông nói với đảng, với đảng viên, chứ không phải nói với dân hiểu theo nghĩa bình thường. Vậy thì việc 488 người dự họp quốc hội thông qua hiến pháp giữ điều 4 cũng có nghĩa là họ thống nhất tuyên bố rằng họ không muốn tự sát, họ muốn tiếp tục sống, lãnh đạo, thụ hưởng lợi quyền, chứ không phải là đại diện để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng nhân dân gì cả. Bỏ điều 4, nhân dân có tự sát tập thể đâu ?
Việc đã rồi. Sinh hoạt chính trị theo chủ nghĩa hợp hiến của Việt Nam, cùng với lấy phiếu tín nhiệm, thi đua yêu nước, học tập làm theo, họp hội đồng lý luận trung ương để làm công tác định nghĩa, ngụy biện cho học thuyết, định hướng dư luận, đấu tranh phản bác...chỉ là loay hoay với những kịch bản chính trị trẻ con, nói như Nguyễn Trung, là thấp hơn những nước khác mấy cái đầu.
Xích Tử

Độc tài và sở thích “đồng thuận cao” - Crazy about "High Consensus"

Một trong các biểu hiện bên ngoài giúp ta dễ nhận ra chế độ độc tài, đó là: Trong một chính thể độc tài, tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu ủng hộ (lãnh đạo hoặc chủ trương, chính sách của lãnh đạo) bao giờ cũng cao ngất.
Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba xây, bốn chống”, “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “ba dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt.
Lịch sử thế giới thế kỷ XX và XXI đã có rất nhiều thành viên của “câu lạc bộ 90 phần trăm”, mà sau đây chỉ là một vài ví dụ:
- Năm 1973, Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ 95% đại biểu Hội đồng Nhân dân ủng hộ. Cũng năm đó, Philippines tiến hành trưng cầu dân ý với câu hỏi “có muốn Tổng thống Marcos tiếp tục tại vị không”, và 90,67% câu trả lời là có.
- Năm 1979, cuộc trưng cầu dân ý của Giáo chủ Khomeini ở Iran thu được kết quả 98% người bỏ phiếu tán thành việc xây dựng nước cộng hòa Hồi giáo Iran.
- Năm 2002, Tổng thống Iraq Saddam Hussein tái đắc cử, được 100% phiếu bầu.
- Năm 2012 Tổng thống Turkmenistan (Turkmenia) Gurbanguly Berdimuhamedov tái đắc cử với tỷ lệ 97% số phiếu ủng hộ. Trước đó, năm 1992, người tiền nhiệm của ông này, Saparmurat Niyazov, còn được “tín nhiệm” cao hơn thế nữa: 99,5%.
- Anh em nhà Tổng thống Cuba, Fidel và Raul Castro, thường xuyên được 99% phiếu bầu.
-Các cuộc bầu cử ở Liên Xô ngày trước, tỷ lệ trúng cử của đảng viên cộng sản vào các xô viết địa phương trung bình là 99%.
Và hôm nay, 28/11/2013, là ngày Quốc hội Việt Nam (với 95% thành viên là đảng viên cộng sản, số còn lại là không tham gia đảng phái nào hoặc (có lẽ) sắp được kết nạp vào Đảng Cộng sản) bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi với kết quả như trong hình.

Ảnh chụp màn hình/ Screen capture by Facebooker Anh Chí
* * *
CRAZY ABOUT 'HIGH CONSENSUS'
Photo: Voting results: How the Vietnamese National Assembly deputies adopted revisions to the Party's Constitution
Attendants: 488 deputies - - - - - - - - - - - - - - - - - - 97.99%
Approval: 486 deputies - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 97.59%
Disapproval: 0 deputies - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 0.00%
No voting (abstention?) 2 deputies - - - – - - -- - - - 0.40%
One of the apparent traits that distinguish a dictatorial regime from democratic ones is the very high turnout and percentage of approval.
This may be traced back to a common psychological trait of dictators, particularly the communists, that is, they are very fond of numbers and quantification. In Vietnam's wartime, for instance, communist propagandists even quantified and shortened many terms unrelated to numbers such as “three sides, four conflicts” to describe the world’s political situation, “three preparations” to describe three qualities required from youths and “three responsibilities” to mean the same for women.
Dictators are also crazy about statistical figures in favor of their rule, at least ones that can get them in the 90-percent club.

- In 1973, Philippine President Ferdinand Marcos proclaimed the new Constitution with 95% of the barangays' votes. In that same year, a referendum was held whose ballot question was whether the people wanted President Marcos to continue his rule. 90.67% of the voters said yes.
- In 1979, Khomeini's referendum in Iran won 98% of the votes, reinforcing the ruler's will to build an Islamic republic.
- In 2002, Iraqi president Saddam Hussein was re-elected with an absolute triumph: 100% of the votes.
- In 2012 Turkmen President Gurbanguly Berdimuhamedov was re-elected with 97% of the votes. Ten years before that, his predecessor Saparmurat Niyazov won even larger confidence of 99.5%.
- The Castro rulers in Cuba very often received 99% of the votes.
- Elections in the Soviet Union saw the average percentage of votes for communist candidates in local soviets reached 99%.
Today, Thursday, November 28, 2013, is the day the Vietnamese National Assembly voted on adopting the amendments of the 1992 Constitution as drafted by the ruling Communist Party. Further, what is worth noting is that 95% of its deputies are members of the Communist Party; the remaining five percentage are either non-partisan or going to be sworn in as communists.
And the result is what we must have foreseen. 

Bình luận sau khi Hiến Pháp được Quốc hội thông qua

Đây là ý kiến (STT) của nhà báo Nguyễn Vạn Phú và nhà báo Đoan Trang, Osin Huy Đức đăng trên Facebook của mình sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp.
hien phap 2013Nhà báo Nguyễn Vạn Phú: Ủa, sao lạ vậy. Theo báo cáo của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mới đây (ghi ngày 17-10-2013) tổng hợp ý kiến của các đại biểu Quốc hội thì:
- Có 88/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Phương án 1 nêu rõ các thành phần kinh tế và vai trò của từng thành phần kinh tế như đã ghi trong Cương lĩnh;
- Có 145/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Phương án 2 quy định khái quát vai trò của các thành phần kinh tế nhưng cần khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước;
- Có 158/357 đại biểu Quốc hội tán thành với Phương án 3 quy định khái quát mà không quy định cụ thể vai trò của thành phần kinh tế để vừa thể hiện được nội dung Cương lĩnh, vừa phù hợp với tính chất và cách thể hiện của Hiến pháp.
Nói cách khác, khi được hỏi ý kiến (ghi phiếu đàng hoàng à nghe) thì đa số đại biểu nói là không nên quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Nhưng nay khi bỏ phiếu thông qua Hiến pháp thì gần như tất cả đều đồng ý với nội dung “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.
Cái này chưa hiểu vì sao 158 vị này thay đổi ý kiến nhanh thế?
Cuối năm tôi thường đọc lướt qua chồng báo của cả năm để cảm nhận được những vấn đề chính của năm đó. Thật bất ngờ khi đọc lại thấy tin lớn nhất của tuần lễ đầu tiên của năm 2013 là gì, các bạn biết không? Đó là dự thảo Hiến pháp mới nhất (lúc đó) không còn quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nữa.
Vì sao đến cuối năm lúc Hiến pháp sắp sửa được thông qua người ta lại quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo? Đó là câu chuyện hấp dẫn của năm nay mà có lẽ vài ba năm nữa mới được tiết lộ đầy đủ.
Vấn đề là bây giờ dường như mọi người không còn quan tâm nữa. Ai ưa nói gì thì nói. Chẳng hạn một ông “chuyên gia kinh tế” nói như thế này mà cũng chẳng có ai thèm phản ứng mảy may: “Về nội hàm thống kê nhà nước, Kinh tế nhà nước bao gồm:…. các đơn vị tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội như Đảng Cộng sản VN, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc; Các tổ chức xã hội nghề nghiệp, như: Liên minh HTX, Hội nhà văn, Hội điện ảnh, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật, Hội nhà báo, Hội sân khấu, Hội luật gia…”
Hì hì. Đúng là ai ưa nói gì thì nói. Và có lẽ cũng không ai quan tâm ông “chuyên gia kinh tế” này là ai nữa.
Thêm nữa: Trong số 25 thành viên Chính phủ được lấy ý kiến về một số vấn đề của Hiến pháp (các thành viên này đồng thời là đại biểu Quốc hội, có tên tuổi đầy đủ) thì:
-24/25 vị không đồng ý quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Nay cả 24 vị này đều đổi ý.
-12/25 vị không nhất trí với quy định thu hồi đất vì lý do phát triển kinh tế và đề nghị chỉ thu hồi đất “trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”. Nay 12 vị này cũng đổi ý luôn.
Đây là tài liệu công khai trên trang duthaoonline.quochoi.vn chứ không có gì gọi là nhạy cảm cả nhé.
* * *
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang: Một trong các đặc điểm giúp ta dễ nhận ra độc tài nhất, đó là tỷ lệ người đi bầu và tỷ lệ bỏ phiếu tán thành chủ trương chính sách bao giờ cũng cao thật là cao.
Độc tài đúng là rất thích các con số, thích lượng hóa, kiểu như “ba phe, bốn mâu thuẫn”, “năm dòng thác cách mạng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, v.v. Độc tài cũng thích những con số thống kê có lợi cho họ, tức là phải rất cao, ít nhất là trên 90%, còn thì càng gần sát mức tuyệt đối càng tốt.
Năm 1973, Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố thông qua Hiến pháp mới với tỷ lệ 95% đại biểu Hội đồng Nhân dân ủng hộ. Cũng năm đó, Philippines tiến hành trưng cầu dân ý với câu hỏi “có muốn Tổng thống Marcos tiếp tục tại vị không”, và 90,67% câu trả lời là có.
Năm 1979, cuộc trưng cầu dân ý của Giáo chủ Khomeini ở Iran thu được kết quả 98% người bỏ phiếu tán thành việc xây dựng nước cộng hòa Hồi giáo Iran.
Năm 2002, Tổng thống Iraq Saddam Hussein được 100% phiếu bầu.
Năm 2012 Tổng thống Turkmenistan Berdimuhamedov tái đắc cử với tỷ lệ 97% số phiếu ủng hộ. Năm 1992, người tiền nhiệm của ông này, Niyazov, còn được “tín nhiệm” cao hơn thế nữa: 99,5%.
Anh em nhà Tổng thống Cuba, Fidel và Raul Castro, thường xuyên được 99% phiếu bầu.
Các cuộc bầu cử ở Liên Xô ngày trước, tỷ lệ trúng cử của các đảng viên vào các soviet địa phương trung bình là 99%.
Và hôm nay, 28/11/2013, là ngày Quốc hội Việt Nam (với 95% thành viên là đảng viên cộng sản, số còn lại là không tham gia đảng phái nào hoặc (có lẽ) sắp được kết nạp vào Đảng Cộng sản) bỏ phiếu thông qua bản Hiến pháp sửa đổi với kết quả như trong hình.
* * *
Osin Huy Đức: Tại sao nhiều người lại tỏ ra quá bức xúc khi 97% đại biểu quốc hội biểu quyết thông qua Hiến pháp? Tôi nhớ khi nghe Trần Quang Đức nói, ngay tượng Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm, người ta cũng cho ngài mặc bộ trang phục có cái dải quần của đàn bà. Tôi quắc mắt: “Những người có học ở đâu, sao lại để cho người ta làm thế?”. Đức nói: “Anh ơi, nếu làm gì họ cũng hỏi dân chúng để làm cho đúng thì hóa ra chúng ta không phải đang sống trong thời mạt pháp sao!”.
 

Về Triết Lý Kinh Tế «Mèo Trắng Mèo Đen» Của Đặng Tiểu Bình Và Thuyết “Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa » Của Việt Nam Cộng Sản

Nguyễn Thanh Bạch

Đặng Tiểu Bình & Tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter
Theo tài liệu lịch sử cận đại của Trung hoa cộng sản, có một câu nói của ông Đặng Tiểu Bình liên quan đến Cộng sản Việt nam, tiếng Pháp như sau: Si les petits enfants sont désobéissants, il faut leur donner une bonne fessée, tạm dịch Nếu con cháu không vâng lời thì phải cho chúng một trận đòn vào đít. Ông Đặng Tiểu Bình đã nói như vậy với Tổng thống Hoa kỳ Jimmy Carter trong cuộc viếng thăm vào năm 1979, với ẩn ý là báo trước việc Trung cộng sắp xua quân tràn qua biên giới đánh Việt nam để cho một bài học. Thời đó, Cộng sản Việt nam đang dựa vào đàn anh Liên xô, đã tấn công Kampuchia để lật đổ «Khờ me đỏ» mà «Khờ me đỏ» thì đang được Trung cộng che chở. Đặng Tiểu Bình còn nói lên nhiều câu triết lý « để đời », chẳng hạn như : Phải làm việc nhiều và nói ít (On devrait travailler plus et moins bavarder) – Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý (La pratique est le seul critère de la vérité) – Để cho một số người làm giàu trước tiên, sau đó những người khác sẽ làm theo, rồi sự giàu có sẽ thành sự giàu có cho tất cà mọi người. (Laisser certains s’enrichir d’abord, les autres suivront et la richesse sera générale)…
Nhưng câu nói có tính cách lịch sử đã tạo nên bước tiến nhảy vọt cho nền kinh tế của nước Trung hoa trong hơn ba thập niên qua là: Mèo đen, mèo trắng, con mèo tốt là con mèo bắt được chuột (Chat noir, chat blanc, le bon chat est celui qui attrape les souris ). Đặng Tiểu Bình (ĐTB) nói ra câu nầy từ năm 1962 trong bối cảnh  của một nước Trung hoa đang gặp khó khăn và nền kinh tế có nguy cơ sẽ bị khủng hoảng trầm trọng. Một số chiến dịch do Mao Trạch Đông phát động đã gây thiệt hại to lớn và làm cản trở sự phát triển của nước Trung hoa như :
Cải cách ruộng đất năm 1953. đấu tố địa chủ, làm nhiều người làm ăn tử tế bị thiệt mạng.
Đại nhảy vọt (1958-1961) (1)  gây nên thảm hoạ kinh tế với 20 triệu người bị chết đói.
Cách mạng văn hoá (1966-1971) (2)  giết hại tầng lớp trí thức và huỷ hoại nền khoa học trong nườc.
ĐTB là tướng quân đội và từng là phó Thủ tướng dưới thời Mao nhưng trong thời kỳ Cách mạng văn hoá bị Mao buộc tội là hữu khuynhvà bắt đi lao động cải tạo cho đến năm 1976. Khi Mao chết, Hoa quốc Phong lên thay đã khôi phục lại ĐTB, và sau đó ĐTB đã trở thành nhà lãnh đạo cao nhất.
Vì muốn thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn, trong ngành nông nghiệp, một số địa phương đã áp dụng hình thức khoán sản lượng đến từng hộ gia đình. Mặc dầu hình thức nầy giúp phần nào khôi phục sản xuất nhưng trong cơ chế quản lý tập thể xã hội chủ nghiã, hình thức nầy bị coi là bất hợp pháp. ĐTB đã dùng cách so sánh «mèo trắng, mèo đen» để diển tả ý nghĩa là, trong quan hệ sản xuất, không thể hoàn toàn áp dụng một hình thức cố định, bất biến. Hình thức nào, tại địa phương nào, có thể khôi phục sản xuất và phát triển thì áp dụng hình thức đó.
Trong thời gian ĐTB lãnh đạo Cộng hoà nhân dân Trung hoa (CĐNDTH), sau đây là một số biểu hiện cụ thể của triết lý kinh tế «Mèo trắng mèo đen»:
Từ năm 1978, CHNDTH bắt đầu đợt cải cách triệt để về kinh tế. Kinh tế thị trường, là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản, không bị coi là xấu nữa.. Cho phép kinh tế tư nhân, miễn sao phát triển được kinh tế. Các hợp tác xã nông nghiệp, là mô hình của nông nghiệp XHCN, được xoá đi, phân lại đất cho nông dân tư hữu, nhằm tăng sản lượng nông nghiệp.
Về mặt đối ngoại, CHNDTH giao dịch với bất cứ chế độ chính trị nào, bất cứ thế lực cầm quyền nào, miễn sao có lợi về kinh tế. Không còn phân biệt « địch, ta » về ý thức hệ nữa. Chẵng hạn như khi Taliban nắm quyền ở Afghanistan thì TH chơi với Taliban, nhưng khi Taliban bị lật đỗ thì TH lại chơi ngay với Chính phủ mới lên thay, nhằm chiếm giữ quyền khai thác khoáng sản.
Theo triết lý «mèo trắng, mèo đen» thì tên gọi tư bản hay cộng sản không quan trọng, miễn sao có lợi về kinh tế.
Một trong những biện pháp quan trọng để thực hiện đường lối kinh tế cởi mở của ĐTB là mô hình các đặc khu kinh tế (ĐKKT) được thành lập từ năm 1980.
Đầu tiên, có 4 ĐKKT ở gần biên giới Hongkong, đặc biệt là Thâm quyến. Các doanh nhân từ Hong kong sang, thành lập các xí nghiệp ngành may mặc, sản xuất đồ chơi, giày dép.. Chẵng bao lâu sau đó, Thâm quyến có sân golf, nhà chọc trời, những con đường mới…Đến cuối năm 1980, có thêm ĐKKT thứ năm là Hải Nam. Theo tài liệu của Ngân Hàng Thế Giới, đến năm 1993, đã có tới 3000 ĐKKT (thường được xây dựng dọc theo duyên hải, dài hơn 14 000 km).
Các ĐKKT  được thành lập phỏng theo mô hình của Hongkong, dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư về thuế khoá, cơ sở vật chất…với mục đích thu hút đầu tư từ nước ngoài, kích thích thương mại quốc nội, tiếp thêm sức lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Thể chế ưu tiên của các ĐKKT, khác hẵn với thể chế áp dụng trong nước  tới mức «  một quốc gia trong một quốc gia », có sức hấp dẫn để thu hút đầu tư về vốn, về kỹ thuật, phương pháp quản lý…
Kết quả 30 năm áp dụng chủ nghĩa thực dụng của ĐTB, từ năm 1978, tổng sản lượng mỗi năm tăng khoảng 9, 10 % . CHNDTH trở thành nước xuất cảng nhiều nhất thế giới. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR : Center for Economic & Business Research), Anh quốc, đưa ra ngày 16/12/2012, dự báo danh sách 10 nền kinh tế mạnh nhất thế giới năm 2012 và trong 10 năm tới, CHNDTH đứng hàng thứ hai, chỉ sau Hoa kỳ :
Hoa kỳ :
GDP năm 2012 là 15.643 tỷ USD
GDP năm 2022 là (dư báo) là 23.496 tỷ USD
CHNDTH :
GDP năm 2012 là 8.249 tỷ USD
GDP năm 2022 (dự báo)  là 19.516 tỷ USD
(1) Đại Nhảy Vọt là kế hoạch xã hội và kinh tế của CHND Trung hoa thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng nhân số khổng lồ để chuyển tiếp nhanh chóng Trung hoa  từ môt nền kinh tế nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. ĐNV là môt đại thảm họạ kinh tế , số người chết lên đến trên 20 triệu.
(2) Đại Cách mạng văn hoá giai cấp vô sản là một giai đoạn hỗn loạn xã hội diễn ra trong 10 năm (1966 – 1976), gây tác động lớn lên mọi mặt của cuộc sống, làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức. Mục tiêu chính thức của cuộc cách mạng nầy là loại bỏ những phần tử « tư sản tự do ». Nhưng mục đích chính của Mao là lấy lại quyền lực  sau sự thất bại của Đại Nhảy Vọt  và loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Lưu thiếu Kỳ, Đặng tiểu Bình, Bành đức Hoài…
Sai lầm lớn nhất của người cộng sản Việt Nam là đã cho áp dụng ngay mô hình kinh tế của miền Bắc cho cả nước ngay sau khi thôn tính được miền Nam năm 1975, khẳng định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội cho cả nước.. Các biện pháp thi hành tại miền Nam sau ngày 30 tháng tư đã xoá bỏ những yếu tố tích cực của nền kinh tế tư nhân và của thị trường tự do tại  miền Nam :  cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các ngành sản xuất  canh nông,  kỹ nghệ và thương mại, xoá bỏ tư sản « mại bản », đưa người ở thành phố Sài gòn về các « vùng kinh tế mới », thống nhất tiền tệ (đổi tiền).
Về ngành nông nghiệp 
Theo kế hoạch hợp tác hoá, ruộng đất được tập hợp lại để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp. Máy móc của người nông dân bị trưng mua để thành lập các tập đoàn phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các tập đoàn sản xuất có nghĩa vụ bán sản phẩm của Nhà nước theo giá kế hoạch, thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Bù lại, Nhà nước cung cấp vật tư và hàng hoá tiêu dùng. Tuy nhiên, tình hình kinh tế miền Nam không thích hợp với mô hình hợp tác hoá vì chương trình « Người cày có ruộng » của Việt nam Cộng Hoà vào đầu thập niên 1970 đã phân phối ruộng đất khiến đa số nông dân miền Nam thuộc hạng trung nông với năng suất khá cao. Do đó, nông dân không hưởng ứng, các tổ chức  (1286 hợp tác xã và hơn 15.000 tổ sản xuất) tan rã vào cuối năm 1979. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp sút giảm trong khi dân số tăng, gây ra cảnh thiếu thực phẩm, dân chúng miền Nam lần đầu tiên phải « ăn độn » bo bo, khoai,sắn.. đồng thời Việt Nam phải nhập cảng 5,6 triệu tấn thực phẩm từ năm 1976 đến năm 1980. Nạn đói kém  đã xảy ra tại nhiều nơi.
Về các ngành công thương nghiệp
Vào năm 1975, thành phố Sài gòn của VNCH đã có một cơ sỏ vật chất, kinh tế, kỹ thuật lớn nhất miền Nam, là nơi tập trung hơn 80% năng lực sản xuất,  với 38.000 cơ sở kỹ nghệ, tiểu công nghê lớn nhỏ, 766 công ty.  Sau hai đợt cải tạo công thương nghiệp, nhà cầm quyền cộng sản đã quốc hữu hoá tài sản của 171 tư sản mại bản. 59 tư sản thương mại cở lớn, cho thành lập 400 xí nghiệp quốc doanh, 14.000 cơ sở tiểu công nghệ.
Chiến dịch đánh vào tư sản mại bản bắt đầu từ tháng 9 năm 1975. Nhiều nhà tư bản lớn của miền Nam đã bị bắt, tài sản của họ bị tịch thâu.
Nhà cầm quyền Việt Nam còn gián tiếp cho phép (có thâu tiền) người Việt gốc Hoa  tổ chức vượt biển hàng loạt, trốn sang nước ngoài, gọi là « vượt biên bán chính thức ».
Một số đông gia đình người Việt Nam đã lo lót với Việt cộng để có giấy tờ giả là người Hoa và nộp tiền để vượt biên trong dịp nầy
Song song với việc cải tạo công thương nghiệp, còn có chiến dịch di dân thành phố về nông thôn, đưa những người buôn bán về các vùng kinh tế mới . Thừa dịp nầy, Cộng sản Việt Nam đã buộc những gia đình có hợp tác với chế độ VNCH đi ra khõi thành phố. Phương pháp cưỡng bức dân thành thị đi vùng kinh tế mới gồm có thu hồi hộ khẩu, rút thẻ mua gạo và các nhu yếu phẩm, và cấm trẻ em nhập học.. Chỉ tiêu là 1.200.000 dân  trong thành phố Sài gòn phải bỏ nhà cửa đi ra vùng kinh tế mới để sinh sống. Các vùng kinh tế mới là một sự thất bại lớn về kinh tế, đã gây ra sự đau thưong cho bao nhiêu gia đình và cũng là môt cách trả thù thâm độc của Cộng sản đối với những người quốc gia.
Đổi tiền
Nhà cầm quyền Cộng sản đã dùng phương thức đổi tiền nhiều lần từ ngày 30 tháng tư năm 1975, mục đích là « tước đoạt lại phần thu nhập của bọn đầu cơ tích trử, bọn ăn cắp và những nguồn thu nhập không chính đáng khác, gópphần đấu tranh nhằm xoá bỏ bóc lột, xoá bỏ lối làm ăn phi pháp, phá rối thị trường của tư thương, phục vụ và thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền Bắc, đưa cả nước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa ».
Sau ngày 30 tháng tư năm 1975, tiền VNCH phải đổi thành tiền Giải phóng vớí giá 500 đồng VNCH cho mỗi đồng Giải Phóng.
Vào năm 1976, say sưa trong chiến thắng, đảng Lao động đổi tên là đảng Cộng sản, giải tán Chánh phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt nam và cho ra đời Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam. Đồng tiền được thống nhất bằng cuộc đổi tiền vào tháng 5 năm 1978. Tỷ giá đổi tiền là, ở miền Bắc, 1 đồng cũ thành 1 đồng Thống Nhất, ở miền Nam, 1 đồng Giải Phóng thành 0,80 đồng tiền Thống Nhất. mỗi hộ đôc thân được đổi đến mức tối đa, ở thành thị là 100 đồng, ở nông thôn là 50 đồng.
Cải cách giá-lương-tiền năm 1985 với nội dung chính như sau :
- Tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất
- Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá cả
- Đảm bảo tiền lương thực tế
- Xác lập quyền tự chủ về tài chánh của các ngành và các cơ sở kinh tế
Cuộc cải cách nầy  đã làm cho nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng.
Chi ngân sách Nhà nước cho tiền lương tăng vọt nhưng thu ngân sách lại không tăng bao nhiêu. Lạm phát bùng nổ. Những vòng xoáy điều chỉnh giá-lương-tiền càng làm cho lạm phát leo thang nhanh chóng trong năm 1986. Tiền phát hành nhiều mà vẫn không đủ. Vật tư , hàng hoá khan hiếm. Giá bán lương thực dầu tăng 10 lần vẫn không đủ bù đắp chi phí.. Sản xuất nông nghiệp sa sút. Đầu tư trong ngành kỷ nghệ giảm. Tháng 12 năm 1986, giá bán lẻ hàng hoá tăng 845,3% (587% so với năm 1985). Do đồng tiền mất giá, người ta quay sang lấy vàng làm bản vị, khiến giá vàng tăng vọt, còn nhanh hơn cả sự gia tăng của giá hàng hoá. Khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Việt Nam không thực hiện được mục tiêu cơ bản là ổn định tình hình kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Theo đảng cộng sản Việt nam, các nguyên nhân chính của sự khủng hoảng là :
- Chủ quan, nóng vội trong con đường đi lên xã hội chủ nghĩa
- Áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội bao cấp
- Công nghiệp hoá giản đơn, tập trung vào công nghiệp nặng
Sai lầm về kinh tế  của Chính phủ : Bệnh chủ quan, duy ý chí – Lối suy nghĩ về hành động đơn giản – Nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan – Khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế xã hội – Không chấp hành nghiêm chĩnh đường lối nguyên tắc của đảng, vừa tả khuynh, vừa hữu khuynh.
Trong bối cảnh đó, đảng cộng sản Việt nam, vào tháng 12 năm 1986 đã quyết định chủ trương « Đổi mới ». Mô hình « kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa» ra đời. Theo đảng cộng sản Việt nam, đổi mới không có nghĩa là thay đổi mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà được hiểu là thay đổi cách thức để đạt được mục tiêu chủ nghĩa xã hội. Đổi mới về kinh tế sẽ chuyển động từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong đó cải cách giá cả là vấn đề then chốt, kế đến là việc giải toả tình trạng ngăn sông cấm chợ. Lâu nay tình trạng nầy làm cản trở sự lưu thông hàng hoá tự do trên thị trường. Đồng thời phải để quy luật cung cầu được vận hành, đưa hàng hoà từ nơi thừa đến nơi thiếu. Đổi mới sẽ xoá bỏ kinh tế bao cấp, thực hiện kinh tế nhiều thành phần, đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế kế hoạch hoá, theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Về phương diện chính trị, đổi mới quan hệ hợp tác quốc tế theo chiều hướng mở cửa, kêu gọi và hợp tác đầu tư với nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung cảnh pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt nam. Phải đợi đến năm 1991, luật doanh nghiệp tư nhân và luật công ty mới ra đời. Sau đó là luật đất đai, luật thuế, luật phá sản, luật môi trường…và các cải cách hành chánh giai đoạn 2001-2010 về các thủ tục hành chánh, về cơ chế quản lý kinh tế cần thiết cho nền kinh tế thị trường.
Cho đến nay, chính đảng Cộng sản Việt nam cũng thừa nhận rằng chưa nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là « nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. » Người cộng sàn Việt nam cho rằng hệ thống kinh tế nầy hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử. Thật ra, đó là một lối lập luận để chối bỏ sự « theo đuôi » chủ thuyết kinh tế tư bản của họ. Ông Adam Smith là người có công lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận về chủ thuyết kinh tế  tư bản tự do (3) đã nói rõ về khái niệm kinh tế thị trường (market economy) và về danh từ thị trường. Thị trưòng (market) là một bàn tay vô hình hướng dẫn quyền lợi cá nhân của mỗi người, là một cơ chế vận hành tốt nhất cho nền kinh tế. Trong một nền kinh tế thị trường, các quyết định của các cá nhân về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm cho ai đều được thực hiện dưới sự tác động của giá cả thị trường . Khác hẵn với kinh tế thị trường là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (command-economy hay centrally-planned economy) theo chủ thuyết Cộng sản, là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào và phân phối cho ai. Theo Marx, lập luận về ưu thế của nền kinh tế kế hoạch tập trung là như sau :
- Không lãng phí các nguồn lực vì không tạo ra sản phẩm thừa.
- Hưóng nguồn lực khan hiếm vào những ngành sản xuất có ích cho quá trình phát triển.
- Triệt tiêu sự bất công vì thặng dư của quá trình sản xuất sẽ được đưa vào ngân sách rồi tái phân phối cho người lao động.
Mô hình đó đã thất bại vì nó dựa trên quá nhiều giả định không tưởng về bản chất con người va đi ngược lại các quy luật cơ bản của cơ chế thị trường theo chủ nghĩa tư bản  với những nguyên tắc là :
- Tam quyền phân lập
- Có sự phân chia và kiểm soát giữa các nhánh quyền lực
- Công khai và minh bạch trong các lãnh vực hoạch định, thi hành chính sách. 
Vì chủ trương kinh tế nhà nưóc  giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên Công sản Việt nam cho thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty. Từ đó, có thể nói kinh tế Việt nam đã trở thành kinh tế tư bản nhà nước. Tuy nhiên, hiện không ít doanh nghiệp nhà nước lớn nầy hoạt động không hiệu quả hoặc thua lỗ triền miên ( như trường hợp Tổng công ty Vinashin, đã thua lỗ hơn 4 tỷ USD), đã dẫn tới yêu cầu tái cấu trúc và cổ phần hoá các doanh nghiệp nầy.
Vì nhà nước (thông qua các doanh nghiệp nhà nước) nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoáng sản, tín dụng, vv.. nên có sư lạm dụng tiêu cực, cán bộ tham nhũng, có sự thất thoát lãng phí. Do đó, nền kinh tế đạt hiệu quả thấp.. Kém hiệu quả nhất là khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do việc chuyễn giá giữa công ty mẹ với các công ty con. Ví dụ, để có giá trị tăng thêm tương đương với 1 đồng, thì Việt nam phải đầu tư 5,1 đồng (năm 2008) so vói 4,1 đồng của Thái lan. Muốn trở thành một nưóc công nghiệp hoá như Đại hàn, Singapore, Đài loan, Hongkong, Việt nam phải tốn kém gấp 1,5 lần. Như vậy, mục tiêu công nghiệp hoá sẽ khó đạt được.
Có người cho ràng vì khái niệm kinh tế thị trưòng định hưóng xã hội chủ nghĩa (KTTTĐHXHCN) còn rất mập mờ nên cần đưọc xác định lại, để tránh trường hợp áp dụng kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Đúng lý ra thì nhà nước XHCN phải bảo đảm sự công bình tương đối về xã hội và có chế độ an sinh xã hội cho người dân. Nhưng trên thực tế, hiện nay không có sự bảo đảm nầy. Người dân vẫn phải đóng bệnh viện phí, vẫn phải đóng học phí. Mới đây, nhà nước cộng sản còn quyết định tăng bệnh viện phí và học phí, làm tăng thêm gánh nặng cho người dân nghèo.
Tại sao, sau hơn 20 năm chuyển sang kinh tế thị trường mà doanh nghiệp vẫn còn èo uột, và chủ yếu lấy cơ chế « xin-cho » làm tôn chỉ hành động, không tăng được năng lực cạnh tranh?  
Theo tin báo chí truyền thông, mới đây, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt nam Nguyễn phú Trọng đã nói « …xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ nầy, không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt nam hay chưa ». Ngày nào đảng Cộng sản Việt nam còn tồn tại thì vận mệnh của đất nước Việt nam vẫn còn đen tối !. Ông Tràn Phương nguyên là phó Thủ tướng và hiện là Chủ tịch Hội khoa học kinh tế Việt nam đã khuyến cáo đảng CS VN là đừng tiếp tục lừa bịp dân và cần đoạn tuyệt với CNXH Mác-Lê nin để theo con đường kinh tế thị trường của các nước thuộc thế giới tự do theo đúng nghĩa của nó.
CNXH chỉ là một ảo tưởng. còn nói chi đến chủ nghĩa cộng sản, là ý thức hệ của người cộng sản, với các thuyết tam vô (vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo) và « làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu » !. Cũng chỉ là ảo tưởng, không bao giờ thành tựu được! Thực tế đã chứng minh nó sai. Sau 70 năm xây dựng tại Liên xô, người dân đã dứt khoát từ bỏ nó và Liên xô đã tan rã, kéo theo sự từ bỏ CNXH của các nước  chư hầu XHCN tại Đông Âu.
Nguyễn Thanh Bạch
Tham khảo
1. Oded Shenkar, “The Chinese Century-The rising Chinese economy and its impact on the global economy…” Wharton School Publishing, New Jersey USA, 2006.
2. “The evolving role of China in the global economy”, edited by Yin-Wong Cheung and Jakob de Haan, MIT Press, Cambridge , Massachusetts, 2013.
3.“ The Vietnamese economy and its transformation to an open market system”, William T. Alpert, editor, M.E.Sharpe Armonk, Neww York, 2005.
4. “Ombres et lumières sur le Vietnam actuel”, AAFV, L’ Harmattan, Paris, 2003.
5. Wikipedia.  

Ông ‘Hoàng An Ninh’ lâm nạn

Ông Bạc Hy Lai đi phía sau ông Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu ủy ban chính pháp, Phó thủ tướng Lý Khắc Cường, và người đứng đầu cơ quan tuyên truyền Lý Trường XuânÔng Bạc Hy Lai đi phía sau ông Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu ủy ban chính pháp, Phó thủ tướng Lý Khắc Cường, và người đứng đầu cơ quan tuyên truyền Lý Trường Xuân

Bùi Tín
Đây là chuyện bên Tàu. Trong 2 số ra tháng 8 và tháng 10 vừa qua, báo South China Morning Post đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, một nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, đang lâm nạn. Có tin ông hiện bị giam lỏng để điều tra, có thể là để chờ ngày bị bắt giữ và xét xử.

Mới đầu dư luận ở Bắc Kinh cho rằng ông Chu Vĩnh Khang bị sờ gáy vì ông là người che chở cho ông Bạc Hy Lai, bí thư thành ủy đảng CS Trùng Khánh, và từng tỏ ý muốn đưa ông Bạc Hy Lai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 người (hiện còn 7 người) để vận động đưa lên cao nữa. Chính vợ chồng Bạc Hy Lai khai ra nhiều chuyện bê bối về ông. Thế rồi có tin thật ra tội của ông Chu còn lớn hơn thế nhiều.

Chu Vĩnh Khang là ai? Ông người gốc tỉnh Giang Tô, gần Thượng Hải, năm nay 71 tuổi, vào đảng CS khi 22 tuổi, tốt nghiệp Học viện dầu khí Bắc Kinh, từng giữ các chức thứ trưởng Bộ Dầu khí, năm 1996 là tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, năm 1998 là bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 1999 là bí thư tỉnh ủy Tứ Xuyên, đến năm 2002 làm Bộ trưởng Công an, đồng thời vào Ban thường vụ Bộ Chính trị gồm có 9 người có thế lực nhất của đảng CS TQ. Từ năm 2007 ông nhận chức Chủ nhiệm Ủy ban Chính trị Pháp luật của Trung ương đảng, thay ông La Cán về hưu. Ủy ban này chỉ đạo các hoạt động của các cơ quan an ninh, tình báo, tư pháp, trùm lên trên lực lượng công an, tình báo, phản gián, hệ thống tòa án và kiểm sát. Theo báo South China Morning Post, số ra tháng5/2013, ông Chu là nhân vật có quyền lực cực lớn, tuy thường được xếp thứ 9 trong Ban Thường vụ 9 người, nhưng thực tế có thể coi ông là thứ nhì, chỉ sau tổng bí thư, do ủy ban ông nắm có rất nhiều quyền hạn, không hạn chế về chuyên chính, lại nắm ngân sách năm 2012 lên đến $111 tỷ US, vượt ngân sách của Bộ Quốc phòng.

Ông Chu Vĩnh Khang bị thất sủng sau khi vụ Bạc Hy Lai nổ ra, vì ông từng công khai ủng hộ những chủ trương của họ Bạc như huy động thanh niên theo kiểu Hồng Vệ binh của Mao ngày xưa. Ông đặc biệt gắn bó với Giang Trạch Dân trong chủ trương đàn áp khốc liệt Pháp Luân Công. Chính Chu Vĩnh Khang cũng là người chủ trương đàn áp mạnh tay luật sư Trần Quang Thành và ông Lưu Hiểu Ba.

Cuối năm 2012 khi đảng CS TQ họp đại hội 18, ông Chu Vĩnh Khang đến tuổi nghỉ hưu. Nhân vụ Bạc Hy Lai, mạng Do Wei cho biết bà con Pháp Luân Công tố cáo ông Chu là kẻ chủ mưu tàn sát Pháp Luân Công một cách tàn bạo nhất, đặc biệt là ông gắn các mối quan hệ gia đình như bố mẹ, anh chị em, vợ chồng, bạn bè… để kết tội liên quan, mở rộng diện khủng bố tràn lan. Mạng này cho biết hiện nay người của Pháp Luân Công tại 10 nước đang vận động để tòa án các nước đó truy tố đích danh ông Chu Vĩnh Khang về tội diệt chủng. Dân Tây Tạng, Tân Cương cũng công bố nhiều đơn tập thể tố cáo ông Chu về tội đàn áp và diệt chủng trên quy mô lớn.

Theo báo South China Morning Post, đã có nhiều đơn gửi đến tổng bí thư, tòa án tối cao, ban kiểm tra kỷ luật cũng như ủy ban chính pháp mà ông từng là chủ nhiệm, về một loạt tội phạm nghiêm trọng của ông Chu, trong đó nổi nhất là các vụ giết người, tra tấn, bắt cóc và dâm ô, tham nhũng lớn. Có đơn tố cáo chính ông đã giết vợ cũ để sau đó lấy bà vợ hiện tại là cháu của ông Giang Trạch Dân. Ông được họ Giang đặc biệt nâng đỡ. Rồi việc ông lập ra cơ quan an ninh tình báo mật, bí danh là Phòng 610 có quyền lực không hạn chế, đứng trên luật pháp. Nhiều đơn của công dân, đảng viên, cán bộ chỉ rõ dưới quyền của ông Chu, hơn 10 năm qua lực lượng Công an được tuyển mộ kiểu phe cánh, ăn chia, được nuông chiều, nâng cấp, khen thưởng bừa bãi, buông lỏng giáo dục, trở thành một tổ chức kiêu binh, cậy quyền thế, nhũng nhiễu dân lành.

Rõ ràng hồ sơ bị tố cáo của ông Chu Vĩnh Khang nặng hơn của ông Bạc Hy Lai nhiều. Suốt 63 năm cầm quyền của đảng CS, chưa có vị nào ở cấp Thường vụ Bộ Chính trị phải đối mặt với luật pháp, bị đưa ra xét xử. Vì lẽ đó lãnh đạo hiện nay rất bối rối, chưa đưa ra một văn kiện chính thức nào về vụ việc cực kỳ hệ trọng này. Theo tiết lộ gần đây nhất của mạng Do Wei (ngày 13/11), Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã giao cho Thứ trưởng Công an kiêm Giám đốc Công an Bắc Kinh Phó Chính Hoa đứng đầu cơ quan điều tra đặc biệt về vụ trọng án này. Kết quả đến đâu ông Phó Chính Hoa phải trực tiếp đến báo cáo riêng cho tổng bí thư. Đây cũng là một vấn đề lớn đặt ra cho ông Vương Kỳ Sơn và Ban Kiểm tra kỷ luật của Trung ương đảng do ông làm chủ nhiệm. Thường vụ Bộ Chính trị phải tính kỹ, vì ông Chu từng được bộ máy đảng tâng bốc là có công đầu trong công tác gìn giữ ổn định xã hội, nay vụ này lại có thể tạo nên bất ổn xã hội lớn, chưa nói đến bất ổn trong đảng.

Đưa tin từ Hồng Kông hồi đầu tháng liên quan đến vụ này, hãng thông tấn AFP cho biết đã có 1 tỷ phú ở tỉnh Tứ Xuyên thân cận với ông Chu là Ngô Bình bị bắt giữ trong tháng 6/2013, và sau đó trong tháng 8 nguyên phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên là Quách Vĩnh Tường cũng bị bắt giữ. Cũng liên quan đến ông Chu, tháng 9 vừa qua, ông Tưởng Khiết Mẫn, nguyên là chủ tịch Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý Giám sát Tài sản nhà nước, đã bị cách chức để điều tra.

Báo South China Morning Post cho biết ông Chu Vĩnh Khang là quan chức có quyền lực cực lớn, nay cũng được biết là vợ chồng ông có tài sản riêng không dưới $1 tỷ US, do thu vén trong 50 năm gọi là hoạt động cách mạng, phục vụ nhân dân. Người dân gọi ông là 'Công an Hoàng thân' - Ông Hoàng Công an, là nhân vật bất khả xâm phạm của triều đình Cộng sản, chỉ ở dưới Ngai Vua CS là tổng bí thư. Dân Tây Tạng, dân Tân Cương, bà con Pháp Luân Công gọi ông là 'Con Cọp Dữ' - Siêu Hổ - theo nghĩa hổ dữ đặc biệt chuyên ăn thịt người.

Nay con người không ai dám đụng đến chuyên ngồi trên pháp luật đang sa lưới pháp luật, có thể ra vành móng ngựa. Con Cọp Dữ đanh đứng trước nguy cơ bị lùa vào chuồng.

Được biết ý định của ông Tập Cận Bình là nhân vụ án lớn này sẽ kiểm tra toàn bộ lực lượng công an và an ninh từ trên xuống dưới trong cả nước, cố gắng trong sạch hoá bộ máy chuyên chính này, một lực lượng chỉ mang lại bất an cho dân lành. Đây là một ý định tốt lành, nhưng chắc chắn chỉ là ảo tưởng hão huyền trong một hệ thống độc đảng toàn trị, lại ở thời kỳ cuối trào rữa nát.

Rất nên là một tấm gương cảnh tỉnh cho toàn ngành công an Việt Nam, đang giống ngành công an Trung Quốc như hai giọt nước.

* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Tín

Nhà báo Bùi Tín hiện sống tự do ở Pháp, là một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế, và là cộng tác viên thường xuyên của đài VOA. Ðối tượng chính của nhà báo Bùi Tín là giới trí thức trong và ngoài nước, đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam quan tâm đến quê hương tổ quốc.

Mười hai tư duy trị quốc mới của Tập Cận Bình

 * NGUYỄN TIẾN THỊNH
Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư TƯ Đảng Cộng sản Trung Quốc đến cuối tháng 5/2013, ông Tập Cận Bình đã có tổng cộng 36 bài phát biểu. Theo nguồn thạo tin ở Bắc Kinh, sau khi nghiên cứu các bài phát biểu này, các chuyên gia, học giả thuộc các cơ quan trung ương Trung Quốc đã tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, kết luận và yêu cầu mới thành 12 nội dung.
Những tư duy này, theo cây bút chuyên mục Cổ Lữ (Gu Lu) của tờ Thái Dương, sẽ trở thành nội hàm của “chủ nghĩa Tập Cận Bình” sau này. Dưới đây là nội dung cụ thể của mười hai tư duy trị quốc mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình: 
1. Lần đầu tiên tuyên bố rõ ràng rằng đảng cầm quyền phải dẫn dắt nhân dân Trung Quốc thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” – giấc mộng phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa, gồm: đất nước giàu mạnh, dân tộc chấn hưng và nhân dân hạnh phúc. Ông Tập Cận Bình đồng thời cũng giải thích một cách hệ thống nội hàm thực chất, con đường thực hiện, lực lượng cần phải dựa vào và ý nghĩa lịch sử của “giấc mộng Trung Hoa”, để “giấc mộng Trung Hoa” trở thành khúc nhạc hối thúc, tư tưởng dẫn dắt và ngọn cờ tinh thần của những tiến bộ phát triển của Trung Quốc ngày nay. 
2. Thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” phải kiên trì con đường Trung Quốc, tức là con đường xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc. Phải tiếp tục kiên định tự tin về con đường, tự tin về lý luận và tự tin về chế độ (đã chọn), tiến cùng thời đại phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, không ngừng làm phong phú đặc sắc thực tiễn, đặc sắc lý luận, đặc sắc dân tộc và đặc sắc thời đại của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. 
3. Lạc hậu sẽ chịu đau đớn, phát triển mới có thể tự cường. Phát triển là con đường cơ bản để xây dựng nền tảng vật chất, văn hóa của “giấc mộng Trung Hoa”, là vấn đề cốt lõi giải quyết tất cả các khó khăn gặp phải trên con đường tiến lên phía trước. Phải kiên trì lấy việc phát triển khoa học làm chủ đề, lấy việc đẩy nhanh công tác chuyển đổi phương thức phát triển làm biện pháp chủ đạo, thúc đẩy điều chỉnh mang tính chiến lược về cơ cấu kinh tế, quyết không hi sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. 
4. Cải cách mở cửa là một lần thức tỉnh vĩ đại trong lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kiên trì đưa công cuộc cải cách mở cửa đi vào chiều sâu, là sức sống của sự tiến bộ phát triển của Trung Quốc, là con đường tất yếu của việc kiên trì và phát triển chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, cũng là biện pháp then chốt quyết định vận mệnh của Trung Quốc, việc thực hiện “hai mục tiêu trăm năm” (tới năm 2020, nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập được 100 năm, đưa GDP bình quân đầu người lên mức gấp đôi so với năm 2010 và tới giữa thế kỷ 21, nghĩa là khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập được 100 năm, hoàn thành việc xây dựng Trung Quốc trở thành xã hội khá giả toàn diện, văn minh, dân chủ, hài hòa) và công cuộc phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Cải cách mở cửa chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc. 
5. Kiên trì nguyên tắc một phút một giây cũng không được quên ý thức tôn chỉ. Quần chúng liên quan tới sự tồn vong của đảng, phải kiên trì ý thức tôn chỉ toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, duy trì mối liên hệ máu thịt với quần chúng nhân dân mới có thể không chuốc lấy thất bại, phải kịp thời, sẵn sàng tìm hiểu suy nghĩ, nguyện vọng, lo lắng và nhu cầu bức thiết của quần chúng, thực hiện công tác quần chúng một cách sát thực, sâu sắc, tỉ mỉ và thấu đáo. Khá giả hay không khá giả, vấn đề then chốt là phải nhìn vào vùng nông thôn. 
6. Lần đầu tiên đề cập tới mục tiêu mới của việc xây dựng “Trung Quốc pháp trị”, lần đầu tiên đưa ra phương châm “lập pháp khoa học, chấp pháp nghiêm minh, tư pháp công chính”, lấy đây làm bước đi quan trọng thực hiện “giấc mộng pháp trị” và “giấc mộng Trung Hoa”, đề cao phương châm chiến lược cơ bản “trị quốc theo hiến pháp” và “trị quốc theo pháp luật”, nhấn mạnh tới việc hình thành môi trường pháp trị để mọi người “không muốn vi phạm pháp luật, không thể vi phạm pháp luật và không dám vi phạm pháp luật”, nỗ lực để quần chúng nhân dân đều cảm thấy công bằng chính nghĩa trong từng sự kiện liên quan đến pháp luật.
 7. Hiện nay, việc kiên trì thực hiện phương châm “đảng phải quản lý đảng, nghiêm trị đảng” trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Lý tưởng cách mạng của người đảng viên cộng sản là trên hết, kỉ luật sắt là truyền thống (của đảng), quyết không cho phép xảy ra chuyện “trên có quyết sách, dưới có đối sách”. Cán bộ lãnh đạo các cấp phải lấy mình làm gương, gương mẫu đi đầu, thực hiện 8 quy định về cải tiến tác phong của Trung ương, loại bỏ “bốn tệ nạn” là chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng lạc và lối sống xa hoa mà quần chúng ghét cay ghét đắng, để dân chúng không ngừng nhìn thấy hiệu quả và những thay đổi thực tế. 
8. Đưa công tác chống tham nhũng và xây dựng sự thanh liêm vào chiều sâu. Trong 36 bài phát biểu của Tập Cận Bình, có 13 bài nói tới vấn đề chống tham nhũng và xây dựng sự thanh liêm, chỉ rõ phải kiên trì nguyên tắc “đánh cả hổ (quan chức cấp cao ở trung ương) lẫn chuồn chuồn (quan chức địa phương)”, nhấn mạnh phải để quyền lực vận hành nơi ánh sáng, nhốt quyền lực vào “lồng chế độ”, hình thành cơ chế trừng phạt để không dám tham nhũng, cơ chế phòng ngừa để không thể tham nhũng, cơ chế bảo đảm để không dễ tham nhũng, bảo đảm cán bộ lãnh đạo làm tới chức vị cao, nhưng không lạm quyền, giữ chức vụ cao, nhưng không tư lợi. 
9. Thực hiện “giấc mộng Trung Hoa” tức là giấc mộng cường quốc, phải đồng thời thực hiện giấc mộng cường quân (quân đội mạnh). Trung Quốc phải xây dựng quân đội nhân dân nghe theo sự chỉ huy của đảng, có thể đánh thắng trận và có tác phong tốt đẹp. Quân đội mạnh phải có sức mạnh “phản kích hạt nhân” bảo vệ an ninh quốc gia, lấy đây làm biện pháp phản kích cuối cùng trong trường hợp bất đắc dĩ. Quân đội Trung Quốc mạnh nhưng mạnh không phải để xưng bá, vĩnh viễn không xưng bá và không tranh bá. 
10. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ hai bờ (eo biển Đài Loan) phát triển hòa bình, thúc đẩy hai bờ hòa bình thống nhất, xúc tiến hợp tác kinh tế giữa hai bờ theo tinh thần đồng bào cùng một nhà, tăng cường đối thoại cấp cao trong lĩnh vực kinh tế, nâng cao mức độ chế độ hóa trong hợp tác kinh tế; đồng bào hai bờ đoàn kết hợp tác, chung tay làm “giấc mộng Trung Hoa” trở nên viên mãn. 
11. Trung Quốc kiên trì đi theo con đường phát triển hòa bình, nhưng “quyết không hi sinh lợi ích cốt lõi của đất nước, bất cứ nước nào cũng đừng hi vọng chúng ta (Trung Quốc) đem lợi ích cốt lõi ra trao đổi, đừng hi vọng chúng ta ăn quả đắng từ việc làm tổn hại chủ quyền đất nước, an ninh quốc gia và lợi ích phát triển của chúng ta”. Trung Quốc là nước đang phát triển, kiên trì phát triển mở cửa, phát triển hợp tác và phát triển cùng thắng. 
12. Một loạt bài phát biểu của ông Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm duy vật lịch sử và phép biện chứng của Chủ nghĩa Mác. Ví dụ: lần đá qua sông và tăng cường thiết kế thượng tầng là thống nhất biện chứng; hay như con đường phát triển của một quốc gia có thích hợp hay không, chỉ có người dân quốc gia đó mới có quyền phát ngôn lớn nhất… Tập Cận Bình kiên trì nguyên tắc mọi việc phải xuất phát từ thực tế, tất cả đều phải được thực tế kiểm nghiệm./.
/Theo tờ “Tín báo” của Hồng Công số ra ngày 15/7 - Thuỳ Anh (gt)/

Ông Hoàng Xuân Quế không chỉ "đạo văn" một người

Bìa cuốn sách chuyên khảo của PGS.TS Hoàng Xuân Quế có nhiều nội dung “đạo” của người khác
Bìa cuốn sách chuyên khảo của ông Hoàng Xuân Quế có nhiều nội dung “đạo” của người khác
 
Với lý do “nộp nhầm bản nháp”, ông Hoàng Xuân Quế được nộp lại Luận án Tiến sĩ sau 10 năm, tuy nhiên nhiều nội dung luận án này vẫn “đạo” của người khác.
 
PGS.TS Hoàng Xuân Quế, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) trong Luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 đã sao chép y nguyên khoảng 33% (50 trang) từ Luận án của TS. Mai Thanh Quế bảo vệ trước đó 1 năm. Với lý do “nộp nhầm bản nháp”, ông Hoàng Xuân Quế được nộp lại Luận án tiến sĩ sau 10 năm, tuy nhiên nhiều nội dung luận án này vẫn “đạo” của người khác.
 
“Đạo” về nội dung
 
Mặc dù được nộp lại luận án “chính thức” sau 10 năm, Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế dễ dàng nhận thấy một số phần “gia cố”, những dấu vết thay ghép nhiều trang và đặc biệt là các hình vẽ, công thức trình bày trong các trang từ 17 đến 21, chỉ có phần mềm Microsoft Word phiên bản năm 2007 mới hỗ trợ được, trong khi ông Hoàng Xuân Quế bảo vệ luận án này năm 2003? 
 
Tiếp tục xác minh nội dung bản Luận án mà ông Hoàng Xuân Quế khẳng định là bản “chính thức” và nộp cho Bộ GD&ĐT ngày 10/7, chúng tôi phát hiện nhiều nội dung vẫn còn “đạo” đến 45 trang.
 
Cụ thể, nội dung mục 2.2.4 trong luận án này, ông Hoàng Xuân Quế đã sao chép 10 trang không ghi trích dẫn nội dung mục 2.2 từ Luận văn Thạc sĩ “Giải pháp đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Khách, Mã số LV60/03, bảo vệ năm 2002 (trước 1 năm so với thời điểm ông Hoàng Xuân Quế bảo vệ Luận án Tiến sỹ) tại Thư viện Học viện Ngân hàng.
 
Cũng trong trong bản Luận án “chính thức” nộp 10/7, tại mục 2.2.3, PGS.TS Hoàng Xuân Quế đã “đạo” hoàn toàn khoảng 11 trang từ mục 2.2.1.1 của Luận văn Thạc sĩ, mã số 48/03, bảo vệ năm 2002 tại Thư viện Học viện Ngân hàng với đề tài “Giải pháp hoàn hiện sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay” của Thạc sĩ Hoàng Thị Kim Thanh.
 
Như vậy, cộng thêm với khoảng 24 trang trong chương 3 đã “đạo” y nguyên nhưng chưa kịp sửa chữa hết những phần sao chép (mới dừng ở việc thêm bớt vài từ còn ý nghĩa, nội dung từng đoạn không thay đổi) từ luận án của TS. Mai Thanh Quế, bản “Luận án chính thức” nộp lên Bộ GD&ĐT của ông Hoàng Xuân Quế vẫn còn “đạo” đến 45 trang từ những công trình của người khác.
 
Hình thức trái với quy định
 
Ngày 10/7/2013, ông Quế nộp cho Bộ GD&ĐT hai cuốn luận án, một cuốn bìa mềm và một cuốn bìa cứng có xác nhận của hai thành viên Hội đồng bảo vệ, khẳng định rằng “đây mới là bản chính thức”.
 
Ngoài ra, ông Quế còn nộp thêm hai cuốn bản sao luận án bìa mềm không có chữ ký xác nhận của thành viên hội đồng. Trong đó, một cuốn ông Hoàng Xuân Quế ghi cuốn luận án này lấy từ nhà Giáo sư C.C.B là phản biện, một cuốn bản thảo bìa mềm có chữ ký xác nhận của giáo viên hướng dẫn và giấy xác nhận của cửa hàng photocopy, xác nhận in và đóng nhầm 15 bản luận án cho ông Hoàng Xuân Quế cách đây 10 năm?
 
Về hình thức, điều vô lý nữa là có đến 4 cuốn bìa mềm, một cuốn có chữ ký xác nhận của thành viên Hội đồng và 3 cuốn không có chữ ký. Theo quy định tại khoản 4 Điều 20, Quy chế đào tạo sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 18/2000/QĐ-BGDĐT ngày 8/6/2000 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định: Luận án nộp cho Hội đồng bảo vệ chính thức phải được đóng bìa cứng. Như vậy, chưa cần giám định tuổi mực, tuổi giấy và chữ viết trên những bản luận án mới nộp cũng có thể khẳng định việc nộp các bản luận án với bìa mềm cho Bộ GD&ĐT là sự biện minh không hợp lý.
 
Tiếp tục xác minh, phóng viên nhận thấy cuốn sách “Bàn về các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam hiện nay” của ông Hoàng Xuân Quế, Nhà xuất bản Thống kê năm 2004 (Số giấy phép xuất bản 335-133/XB-QLXB, Cục Xuất bản cấp ngày 13/2/2004, in xong và nộp lưu chiểu tháng 4/2004 với số lượng 1.000 cuốn để nộp xét phong học hàm Phó Giáo sư có đến 98% từ nội dung Luận án Tiến sĩ “đạo văn” từ công trình của 3 nhà khoa học khác (TS. Mai Thanh Quế, ThS. Nguyễn Văn Khách và ThS. Hoàng Thị Kim Thanh).
 
Sau một thời gian thẩm định nghiêm túc và khách quan, ngày 16/7/2013, Hội Đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thành lập thông qua Quyết nghị, theo đó đã đề nghị Bộ trưởng thu hồi văn bằng tiến sỹ đã cấp cho ông Hoàng Xuân Quế.
 
Theo báo Công lý

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét