Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Thứ Sáu, 29-11-2013 - Tương quan giữa mô hình chính thể và phát triển quốc gia

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
- NGÀY KHÔNG QUÊN CỦA NO-U CẢ NƯỚC 27-11-2011 (Bùi Hằng).
- Xin đừng ” chỉ đạo làm rõ ” nữa. (Người Buôn Gió). – KHÔNG CÀ PHÊ (Nguyễn Quang Vinh).
Quốc Hội Việt Nam thông qua bản hiến pháp sửa đổi  (RFA)   —Hiến pháp : Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định độc quyền lãnh đạo  -(RFI)  -PV. GS. Nguyễn huệ Chi
‘Số đông tán thành không hẳn là chân lý’  (BBC /nghe) -Trao đổi với BBC từ Hà Nội, Tiến sỹ Đỗ Thiên Kính từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam, nói:  “Chủ nghĩa Mác – Lênin nói số đông cũng không phải là chân lý, thì tôi nghĩ rằng cái số đông bỏ phiếu tán thành hiện nay cũng không phải là chân lý,
‘Quốc hội khóa 13 có tội với dân tộc’  (BBC /nghe) – Trao đổi với BBC ngày 28/11, ngay sau khi Hiến pháp sửa đổi được thông qua, Giáo sư Tương Lai nhận định rằng bản Hiến pháp mới này là ‘một bước lùi’ vì ‘sẽ đưa dân tộc vào con đường khó khăn trước những thách thức của thời đại, khi thế giới đang có rất nhiều biến động’.   Ông kể rằng trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp thì thì ‘một số anh em ngồi với nhau sáng nay vẫn hồi hộp hy vọng rằng chắc sẽ có một số phiếu phủ quyết của những người đại biểu có suy nghĩ, có lương tri và lương tâm’
Ông lên án Quốc hội khóa 13 là ‘có tội với Tổ quốc và nhân dân’ và cá nhân các đại biểu Quốc hội đã ấn nút thông qua ‘sẽ chịu trách nhiệm nặng nề trước tổ quốc, trước dân tộc’.
Ý kiến người dân về Bản hiến pháp sửa đổi mới được QH thông qua  -(RFA)    —-Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam  -(RFA)
Từ ‘không cấm kỵ’ đến ‘phút lịch sử’  (VNN)   -Cùng nhìn lại chặng đường gần 1 năm kể từ tuyên bố của ông Phan Trung Lý “không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp” cho đến “giờ phút lịch sử” bản Hiến pháp sửa đổi được thông qua.


Điện Biên Phủ và một thế kỷ thực dân Pháp ở Đông Dương  -(RFI)    —-Được phép mang thai hộ vì lý do nhân đạo  (RFA)    —-Thống kê Xã Hội Chủ Nghĩa  (RFA)
Câu chuyện về tấm lòng giúp con lai người Việt tìm cha đẻ Mỹ  (VOA)
Ngày Thanksgiving kể chuyện thi quốc tịch Mỹ  (NV) -Trong khi nhiều người hội nhập vào văn hóa Mỹ, xem ngày Thanksgiving như một kiểu ngày Tết cổ truyền, để nhớ về ông bà, cha mẹ, để các đứa con xa tìm về mái nhà xưa
Sự thật dinh thự khủng và 100ha cao su của Chủ tịch Bình Dương   (VNN) (Theo báo Kinh doanh & Pháp luật)
Chủ tịch tỉnh Bình Dương bị phanh phui tài sản kếch xù  (NV)   —Quốc tế chê Việt Nam quản lý thực phẩm quá kém  (NV)   —Sài Gòn: Sứ quán ngoại quốc than cướp lộng hành  (NV)
Lũ tại trời, thủy điện có công đâu có tội  (VEF)   —-Chính phủ cho Hà Nội lập 2 quận mới  (VNN)
Phó Chủ tịch QH nói về trách nhiệm của Đảng trước nhân dân  (GDVN)    —-QH thông qua Hiến pháp sửa đổi: “Thời khắc lịch sử quan trọng đã đến”(GDVN)    —-   GS Đặng Hùng Võ: Dự thảo Luật đất đai chưa có gì đổi mới đáng kể(GDVN)
Trên 70% sữa nước tại Việt Nam là.. sữa pha lại  (GDVN)
VNPT: Làm ít, hưởng nhiều  (NLĐ)  -Chi lương tăng đến 30% trong khi năng suất lao động giảm 2%, VNPT có khả năng phải thu hồi tiền lương đã chi cho người lao động    —Thưởng Tết: Cố gắng bằng năm ngoái!  (NLĐ)
Lũ lớn: Trách nhiệm của ai?  (NLĐ)   — Ý Đảng, lòng dân (NLĐ)   —-Việt Nam cần tiếp tục cải thiện khung pháp lý (NLĐ)
Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi: Hiến pháp đã thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn dân  (LĐ)   —-Quyền lực của nhân dân được đề cao trong Hiến pháp sửa đổi  (Infonet)    —-  Hiến pháp của thời kỳ đổi mới  (TVN)  —Đảng nghe hết ý dân  (TVN)- Có nói không thôi , không ai bắt buộc à nghen. Cái này cũng ý đảng lòng dân :   Lũ qua, dân sống lều tạm  (TT)   —-Quy trình đúng, sao thảm họa vẫn ập xuống?  (TVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Tuyệt đại đa số nhân dân và đại biểu đã đồng tình cao với bản Hiến pháp thông qua lần này.  (VnEc)   —-Hiến pháp sửa đổi và “một thông điệp rất quan trọng”  (VnEc)
Phát trả hồ sơ: Gãi đúng chỗ ngứa   (NLĐ) -Dịch vụ phát trả kết quả hồ sơ hành chính công tận nhà đang được nhiều người dân TP HCM ủng hộ vì giúp họ tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại
Tham nhũng vặt không vặt như ta nghĩ  (LĐ)   —    Hà Nội: Sẽ chất vấn xử lý vi phạm đất đai, dự án bỏ hoang (LĐ)
Một chữ “công” cho ra nhiều sự thật…  (Đào Tuấn -LĐ)   —-Chuyện những tình nguyện viên trong Liên hoan Thanh niên Việt – Trung(LĐ)
Dự án điện hạt nhân số 1 tại Ninh Thuận: Nga sẵn sàng “chìa khóa trao tay”  (LĐ)   —Đánh cược mạng sống cả gia đình dưới gầm cầu gỗ mục  (LĐ)
Vacxin vô bào an toàn gấp 10 lần vacxin tiêm chủng miễn phí  (Infonet)    —  Kiểm soát tài sản người có chức quyền: 2014 ra hướng dẫn chi tiết  (VnEc)  >>> Những ai phải kê khai 9 loại tài sản, thu nhập từ 16/12?
Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam  (ĐV)   -Bọn phản động chống lại Tổ quốc và Đồng bào VN.Hán hóa VN.
Phát hiện đường dây “phù phép” tem kiểm định cho ô tô hết đát  – (MTG)   —-“Người dân phải được biết Bộ GTVT thu phí làm gì?“- (MTG)
Việt Nam: Mỗi giờ có hai người bị chết vì bệnh lao- (MTG)    —Người Hà Nội đang sống phí? – (MTG)   —Đắm tàu cá, 10 ngư dân mất tích- (MTG)   —–“Phá sản” mô hình chòi tránh lũ – (MTG)   —-Sao không cho nam thanh niên lựa chọn thời điểm đi lính?- (MTG)
________________________________________________________________________
Tương quan giữa mô hình chính thể và phát triển quốc gia  -(Huỳnh trọng Hiếu -VOA)
Ông ‘Hoàng An Ninh’ lâm nạn  – (Bùi Tín -VOA) -  Trong 2 số ra tháng 8 và tháng 10, tờ South China Morning Post đưa tin ông Chu Vĩnh Khang, nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc, đang lâm nạn
Lão Nông – Vẫn nước non này?   -(DL)    —Đốp Catherine – Làm người chứ làm gì? -(DL)
TanNG – Di sản của bầu Đức cho đất nước này là gì? -(DL)    —-Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp mới: Những con số nhảy múa -(DL)    —-Xích Tử – Hoan hô hiến pháp -(DL)
Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam – Tham luận cho cuộc Kiểm Điểm Thường Kỳ Phổ Quát Việt Nam lần thứ 2 -(DL)
Phạm Đình Trọng – Chỉ có hai người -(DL)   —-Xuân Việt Nam – Hàng ngàn dân khiếu kiện và biểu tình! -(DL)
Hiệu Minh – Nhân quyền… mồm -(DL)   —-Lê Thăng Long – Thức = Đột phá + Mạo hiểm! -(DL)
Ông Trọng không lú! »  – -(ĐCV) - Ông Trọng là tiến sỹ, viện sỹ, là một gương mặt đại diện cho giới hàn lâm nên cách diễn đạt của ông cũng rất hàn lâm. Việt Nam bắt đầu xây dựng…
Hồ sơ tội ác lại dày thêm  -(J.B Nguyễn hữu Vinh -RFA)
Điều 4 – Phải đâu cứ muốn là được?  -Nguyễn Đình Ấm  -(Boxitvn)
Viết tiếp  -Hồ Ngọc Nhuận –(Boxitvn)
TRỰC TIẾP: 1.500 DÂN OAN KÉO VỀ HÀ NỘI VÀ BẮT ĐẦU BIỂU TÌNH  -Nguyễn Xuân Diện –(Boxitvn)
TOÀN CẢNH DÂN OAN BIỂU TÌNH NGÀY QUỐC HỘI BẤM NÚT HIẾN PHÁP  (Tễu)
Độc tài và sở thích “đồng thuận cao”  -Đoan Trang  --(Boxitvn)
Nhân quyền…mồm  -Blogger Hiệu Minh --(Boxitvn)
SOI KẾT QUẢ BẤM NÚT THÔNG QUA HIẾN PHÁP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM  -(Tễu)
TẢN MẠN CHUYỆN LIÊN XÔ, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM (3) -(XHDS)   -Mời xem: Phần 1: Chuyện Liên Xô sụp đổPhần 2: Trung Quốc cải cách.
Trung Quốc – CON SỐ 5 GIỮA HÀ ĐỒ – Kỳ cuối  -(Bùi văn Bồng)
ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ HẬU STALIN – Số 1  – (BVB)
TRƯ CUỒNG 3 – (Thùy Linh)   —- TRƯ CUỒNG 2   —TRƯ CUỒNG 1

KINH TẾ
Lạnh ngắt trong khu đô thị… nguội  (VL)    —-Các doanh nghiệp vẫn mạnh tay mua vàng  (NLĐ)    —  Ô tô nội bị đè bẹp  (NLĐ)
Đề xuất miễn thuế cho chủ nhà trọ  (NLĐ)   — Độc chiêu “tái cơ cấu nợ” của chồng bà Diệu Hiền  (NLĐ)   —Chồng đại gia Diệu Hiền: Chuyên gia cứu nợ bất đắc dĩ  (VEF)
Mùa tết thê thảm, xe máy ‘ngáp ruồi’ chờ khách  (VNN)   —-Xe máy cuối năm: Ế cứ ế, tăng giá cứ tăng  (Infonet)   —-Ba nhóm hàng nguy cơ tăng giá trong dịp Tết  (Infonet)
Bỏ thuế suất 25% đối với chuyển nhượng BĐS  (TN)    —Metro An Phú và Bình Phú cũng bán thịt nhiễm khuẩn  (TT)
Được tiếng làm ngân hàng: Lương bèo, sức kiệt  (VEF)   —-Giá BĐS Hà Đông: Ôm ‘bom nổ chậm’  (VL)   —-Doanh nghiệp bất động sản ‘mắc bệnh kêu’?  (VL)
Chính phủ: 127 tập đoàn, tổng công ty nợ gần 1,35 triệu tỷ đồng  (VnEc)   —Vietinbank mua lại gần 3.300 tỷ đồng nợ của một doanh nghiệp  (VnEc)    —  Các NHTM không còn giấu được nợ xấu  (VOV)
Trung Quốc đã khống chế ngành dầu lửa Ecuador như thế nào?  - (VnEc)   —-Giá đất Hồng Kông, Trung Quốc đang quá “chát”- (VnEc)
 
VĂN HÓA-THỂ THAO
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
Xe máy chạy bằng xăng lẫn điện  (NLĐ)
Chuẩn ngoại ngữ quốc tế kiểu… Việt Nam  (TN)    —-Chúng ta đang chạy theo điều gì? (TT)
Internet có thêm tên miền .camera, .singles và .clothing  (TT)
Những ngôn từ mới của giáo dục (VNN)   —-Đổi mới sư phạm: Chuyển ưu đãi sinh viên sang người thầy  (VNN)

XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Hé lộ nguyên nhân 600 bánh heroin lọt qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất    (VNN)   —Người Sài Gòn lại bì bõm sau cơn mưa trái mùa Photo  (VNN)
Vụ Cát Tường: Đang tìm thi thể chị Huyền ở Bát Tràng    (VNN)   –Video: Công an cần vào cuộc điều tra vụ đánh người dã man trên phố  (GDVN)
Chi tiết vụ đình chỉ Chánh tòa Kinh tế do bị tố nhận 130 triệu đồng “bôi trơn”  -(LĐ)
Bà Rịa – Vũng Tàu: Hàng trăm người cao tuổi bị lừa mất tiền vì “chụp ảnh miễn phí”-(LĐ)
Xử “đại án” tham nhũng tại Vifon: Chưa làm rõ bản chất đích thực của vụ án-(LĐ)
Bình Phước: Đấu giá sai 323,3ha caosu, 3 “quan” tỉnh bị đề nghị truy tố-(LĐ)
Công ty Unicity tiếp tục giăng bẫy -(NLĐ)   —-Tạm đình chỉ Chánh tòa kinh tế để điều tra nghi án nhận hối lộ  (NLĐ)   —Tìm thấy xác người bị vùi sâu dưới đất đá  (NLĐ)    —  Truy sát tới cùng, đâm chết bạn chú rể tại đám cưới (NLĐ)   —Dừng đèn đỏ, được cô gái làm quen rồi gạ tình (NLĐ)
Đại diện gói tài trợ 10 tỉ USD lộ chân tướng lừa đảo  (LĐ)   —-Đổ xăng, phóng hoả đốt nhà lúc nửa đêm: Chỉ vì con hàng xóm hay khóc  (LĐ)
Vụ nữ điều dưỡng đâm đồng nghiệp 5 nhát: Vẫn chưa hết bàng hoàng  (TNO)    —-600 bánh heroin lọt qua cửa khẩu vì máy soi 1,2 triệu USD bỗng dưng… bị hỏng?(TNO)    —-  Đột nhập nhà bạn gái để cướp(TNO)    —-Bị chồng sắp cưới khống chế cướp lại nhẫn đính hôn  (MTG)

QUỐC TẾ 
Biểu tình Bangkok ‘có thể sắp giải tán’  (BBC /nghe xem)  -Theo phân tích của phóng viên BBC tiếng Việt tại Bangkok, cuộc biểu tình có thể sẽ kết thúc trong vài ngày tới dù họ chưa đạt được mục tiêu lật đổ chính quyền để chuẩn bị cho sinh nhật của Quốc vương Thái Lan.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thăm Châu Á vào tuần tới  (RFA)
Nhật, Nam Hàn bất chấp vùng phòng không  -(BBC)   —-Hoa Kỳ sẽ nói với TQ về quan ngại  (BBC)   —Gây rủi ro? (BBC)   —Báo chí Trung Quốc : Bắc Kinh phản ứng quá chậm trước B-52 của Mỹ   -(RFI)    —-B-52 của Mỹ tiếp tục công phá uy tín của Trung Quốc-(RFI)
Nhật Bản thách thức vùng phòng không mới của Trung Quốc-(RFI)    —-Phi cơ quân sự Hàn Quốc cũng phớt lờ vùng phòng không của Trung Quốc -(RFI)    —Bắc Kinh làm châu Á Thái Bình Dương mất ổn định ?-(RFI)    —–Bắc Kinh sẵn sàng chịu giông bão ngoại giao nhưng không dám khiêu chiến-(RFI)   —-Máy bay Nhật Bản, Nam Triều Tiên bay qua không phận tranh chấp  (VOA)
Trung Quốc tự khen ngợi đã quét dọn sạch sẽ internet-(RFI)    —Trẻ con Trung Quốc có cha mẹ mà vẫn “mồ côi”-(RFI)   —-Trung Quốc, những thành phố không tương lai  (RFI)
Lãnh đạo Philippines bất đồng quan điểm về vụ tàu sân bay Trung Quốc xuống Biển Đông-(RFI)   —-Philippines: tàu sân bay Liêu Ninh tạo căng thẳng biển Đông  (RFA)    —  Tổ chức cứu trợ tìm cách ngăn nạn bóc lột nạn nhân bão Philippines  (VOA)
‘Tình đồng chí’  (BBC) -Từ vụ Bala cầm tù phụ nữ ở đến các đảng cộng sản châu Âu
Iran – Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi ngưng bắn để bảo đảm thành công cho Hội nghị Geneve 2 -(RFI)   —Iran mời IAEA đến thăm các vị trí hạt nhân  (VOA)
Thủ tướng Đức lập chính phủ liên minh với đảng Dân chủ Xã hội-(RFI)
Brazil : Hai người chết do sập cần cẩu ở sân vận động Sao Paulo-(RFI)    —-   Ý: Berlusconi mất ghế Thượng nghị sĩ-(RFI)
Tàu của Bắc Triều Tiên có thể rời Panama  (VOA)   —-Cựu Thủ tướng Ý cam kết tham gia chính trị bất chấp cuộc bỏ phiếu khai trừ(VOA)   —-Bà Aung San Suu Kyi yêu cầu cải tổ hiến pháp(VOA)
Mỹ – Nhật tập trận cảnh báo Trung Quốc  (NLĐ)    —-Mỹ “gấp rút” củng cố căn cứ Thái Bình Dương phòng Trung quốc  -(Infonet)   —-Liên Hợp Quốc kêu gọi Nhật – Trung đàm phán về đảo tranh chấp  – (Infonet)
Trung Quốc điều tiêm kích tuần tra vùng phòng không mới(TNO) Thay vì triển khai máy bay ngăn chặn sự xâm nhập của máy bay Mỹ, Hàn, Nhật vào vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập ở biển Hoa Đông, Trung Quốc vào hôm 28.11 chỉ điều động một số chiến đấu cơ cùng một máy bay cảnh báo sớm tuần tra vùng này. >> Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ neo đậu tại đảo Hải Nam
Trung Quốc toan tính gì trên biển Hoa Đông?  (TT)
Động đất gần nhà máy hạt nhân Iran, 8 người chết  (TT)    —Động đất ở Iran, ít nhất 8 người chết  (TN)   —-Đại sứ quán Nga bị tấn công ‘khủng bố’  (TN)
Ủy ban Điều hành Quốc hội Mỹ: Ðàn áp ở Tây Tạng là vấn đề nghiêm trọng của TQ  (VOA)

2133. Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!

Jonathan London
29-11-2013
Ở khắp Việt Nam và trên toàn thế giới những người quan tâm đến Việt Nam hiện đang cố hiểu ý nghĩa (hay sự vô nghĩa) của các sự kiện diễn ra hôm Thứ Năm, khi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (và Đảng Cộng sản cầm quyền) chính thức phê chuẩn hiến pháp được sửa đổi sau hơn một năm tranh luận với mức độ công khai trước nay chưa từng thấy về các ưu điểm và khiếm khuyết của một hiến pháp vẫn giữ nguyên hiện trạng. Ngay lúc này có thể có ba nhận định rất thích hợp như sau.

Thứ nhất, về mặt thời sự, việc thông qua hiến pháp chẳng phải là tin tức mới mẻ và chắc chắn đã không được nhiều người chú ý nếu không có cuộc tranh luận toàn quốc về hiến pháp này. Quốc hội – từ thuở ban đầu đến nay – là một cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, do Đảng lập nên, và phục vụ cho Đảng. Nói như vậy chẳng có ai cãi, và chí ít cũng giúp lý giải kết quả 486 đại biểu tán thành và 0 đại biểu không tán thành trong một cơ quan tự cho mình là đại diện của toàn dân. Thật tình chẳng có gì đáng ngạc nhiên về bản thân kết quả này ngoại trừ chuyện nó gợi ý ít nhiều về tuồng kịch diễn ra xung quanh cuộc họp này; tuồng kịch mà bản thân nó do những tác động nhìn chung không liên quan đến chính Quốc hội.
Thứ hai, tuy có lẽ phản ánh các quan điểm của “đại đa số đại biểu” của Quốc hội, việc thông qua hiến pháp cung cấp rất ít thông tin về thực trạng chính trị ở Việt Nam. Tuy kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy có kỷ cương Đảng trong số 488 người được chọn lựa kỹ càng có quyền bỏ phiếu, còn có hàng trăm đảng viên ngang tầm hay có vị thế cao hơn đã và sẽ tiếp tục cổ xúy những cải cách căn bản. Hiện nay, bất cứ ai có chút ít hiểu biết về chính trị ở Việt Nam đều biết rằng ở dưới cái vỏ ngoài đoàn kết và đồng thuận, sự cạnh tranh, sự bất hòa và sự mất đoàn kết bên trong Đảng (nếu không nói là trong Quốc hội) đang ở mức độ vô tiền khoáng hậu. Tỉ lệ 98% tán thành hiến pháp sửa đổi sắp bằng với mức độ “đồng thuận” của Bắc Hàn.
Thứ ba, tuy ý nghĩa lịch sử của quá trình sửa đổi hiến pháp Việt Nam vẫn còn chưa rõ, chúng ta có đủ lý do để nghĩ rằng những hiệu ứng quan trọng nhất của quá trình này sẽ không được thể hiện ở các thể chế chính thức của Việt Nam, mà suy cho cùng các thể chế này chỉ có những thay đổi hầu như không đáng kể; mà là sẽ được thể hiện ở các thay đổi khá lớn mà chúng ta đã quan sát được trong văn hóa chính trị của Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử cai trị của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đất nước này đã chứng kiến sự gia tăng thảo luận chính trị công khai gần như không bị can thiệp. Với nguồn sinh lực từ một bản kiến nghị ban đầu có chữ ký của 72 vị trí thức và nhân sĩ có những mối quan hệ lâu đời với đảng và nhà nước, Việt Nam ngày nay có một văn hóa chính trị sống động hoàn toàn trái ngược với những gì có thể quan sát được ở Trung Quốc, và cho đến nay đã chống chọi được sự đàn áp của nhà nước.
214Đối với người Việt và nhiều người bạn của Việt Nam, còn đôi chút thất vọng. Ngay cả những người, như tác giả bài này, thông cảm với các lý tưởng xã hội chủ nghĩa cũng không thể không thấy thất vọng ít nhiều về điều dường như là một cơ hội mang tính lịch sử để giải quyết những hạn chế thể chế căn bản hiện đang kìm hãm Việt Nam. Riêng phần tôi, tôi sẽ tiếp tục dành tâm huyết và sức lực để hiểu và lý giải rõ hơn các bước phát triển đương đại ở Việt Nam với tư cách là một nhà phê bình thân thiện bên cạnh những người bạn trong và ngoài nhà nước hiện đang phấn đấu vì một tương lai tươi sáng. Việt Nam còn đầy hứa hẹn. Nhưng kết quả hôm nay khiến ta có lý do để tạm ngừng lại trước khi tiếp tục. Quan điểm riêng của tôi là thách thức lớn nhất mà Việt Nam đang đối mặt xuất phát từ sự thiếu tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hệ thống chính trị của mình; các đặc điểm thể chế mà đã trở thành gánh nặng nặng nề, phá hoại các nền tảng của sự tăng trưởng nhanh bền vững và công bằng xã hội.
Hôm trước khi diễn ra buổi bỏ phiếu về hiến pháp, nhà nước Việt Nam lại ban hành thêm một nghị định nữa hứa phạt những người nói xấu nhà nước hay đảng trên các mạng xã hội; điều này diễn ra ở một nước mà chỉ mới cách đây hai tuần lấy được ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Khi được bầu vào hội đồng đó, Việt Nam đã cam kết cổ xúy nhân quyền trên toàn cầu và ngay tại Việt Nam. Đây quả thực là những giá trị mang lại nguồn cảm hứng tạo nên hiến pháp đầu tiên của Việt Nam. Thế rồi có đôi chút oái ăm. Hiến pháp do chính Hồ Chí Minh thẩm định và phê chuẩn vào năm 1946 có thể nói tiến bộ hơn và ủng hộ nhân quyền hơn hiến pháp được thông qua nhân danh ông 67 năm sau. Than ôi, quyết định của ông Hồ sau đó tước mất của Quốc hội bản chất dân chủ của cơ quan này vẫn còn ám ảnh Việt Nam hiện nay và rất có thể đe dọa các triển vọng tăng trưởng của nước này.
Ở Việt Nam, và thậm chí trong bộ máy nhà nước của nước này, không thiếu những người thông minh, có năng lực và tận tụy. Cái mà nước này thiếu là các thể chế cần thiết cho một nền kinh tế có hiệu năng cao. Với vị trí địa lý và vai trò đang trỗi dậy của Việt Nam trong thương mại thế giới, nền kinh tế của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Nhưng tốc độ, những cách phân phối, và chất lượng của sự tăng trưởng đó sẽ còn đáng ngờ chừng nào nước này vẫn còn được cai trị theo cách không minh bạch. Có nhiều điều có thể học hỏi từ việc lắng nghe những nhà phê bình thân thiện ở cả trong lẫn ngoài nước, và trong lẫn ngoài nhà nước.
Đối với những người cố giữ hiện trạng, và những người có thiên hướng bắt chước thái độ đắc thắng kiểu Trung Quốc cho rằng mô hình độc đảng là khôn ngoan, việc thông qua hiến pháp và vào hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc là những dịp để dè bỉu những nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nơi ủng hộ chủ nghĩa tự do và dân chủ (được xem là) ‘của phương Tây’. Thực ra, chủ nghĩa tự do và (nhất là) chủ nghĩa tân tự do và dân chủ phương Tây đang gặp khủng hoảng ở nhiều nơi; mà Mỹ là ví dụ điển hình. Nhưng có lẽ có thể rút được bài học từ cả phe Leninist [định hướng] thị trường lẫn phe tân tự do. Trong cả hai bối cảnh, giới quyền thế chính trị và kinh tế đã nắm quyền kiểm soát cỗ máy nhà nước để phục vụ cho các mục tiêu ích kỷ của họ. Điều cần thiết ở cả hai bối cảnh này là các thể chế và tinh thần hoạt động [chính trị và xã hội] mà có thể buộc chính trị phải phục vụ nhân dân.
Các hiến pháp có ý nghĩa hay vô nghĩa nhờ vào nội dung thì ít, mà nhờ nhiều vào mức độ ủng hộ và chấp nhận dành cho hiến pháp đó. Hôm nay ở Việt Nam, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ các sở nguyện của họ. Người ta tự hỏi quá trình cải tổ hiến pháp đã có kết quả ra sao nếu như Việt Nam đã có một hiến pháp khác, một hiến pháp bảo đảm cho người Việt được quyền có các quyền mà cả hiến pháp 1946 lẫn Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền đều hứa hẹn. Nếu có một hiến pháp như vậy, người Việt với mọi thiên hướng chính trị từ tả sang hữu, trong đó có Đảng Cộng sản, có thể đóng góp vào sự phát triển của đất nước trên một sân chơi công bằng hơn và minh bạch hơn. Cuộc bỏ phiếu hôm nay có thể được nhiều giới đón nhận với cảm giác thất vọng. Nhưng về mặt chính trị, Việt Nam hiện nay khá hơn nhiều so với cách đây chỉ một năm. Việt Nam ngày nay có một môi trường bàn luận chính trị sống động, nhìn chung không bị can thiệp, và rõ ràng là đa nguyên.
Sáng hôm qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói trước cuộc bỏ phiếu rằng sẽ có việc phải làm “sau khi chúng ta thông qua hiến pháp”, cho thấy trước cuộc kiểm phiếu cuối cùng rằng “gạo đã nấu thành cơm”. Ông cũng tuyên bố, với vẻ hơi tình cảm ủy mị, rằng giới lãnh đạo ủy ban hiến pháp của Quốc hội rất trân trọng thậm chí cả nhiều quan điểm bất đồng đã được trình bày trong và xung quanh quá trình sửa đổi hiến pháp. Chúng ta hãy hy vọng rằng ông và những người Việt khác thực sự chia sẻ tình cảm này.
Thay vì trấn áp ý kiến bất đồng bằng các chỉ thị, Việt Nam nên khuyến khích môi trường bàn luận chính trị công khai mới chớm nở và sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với chính trị. Những người cổ xúy cải cách, trong đó có tác giả bài này, tin rằng con đường đi đến thịnh vượng đòi hỏi phải có một hiến pháp thích hợp với những đòi hỏi bắt buộc về trách nhiệm giải trình và tính minh bạch hơn hiến pháp được thông qua hôm nay. Có ai bảo chính trị là chuyện dễ đâu. Nhưng, Việt Nam ơi, đừng tuyệt vọng!
Chào đoàn kết,
JL 

Xin đừng '' chỉ đạo làm rõ '' nữa.

Mỗi khi trong xã hội xảy ra một vụ việc gì gây bức xúc trong dư luận, khi dư luận lên gần đỉnh điểm của sự phẫn nộ. Thế nào cũng có một quan chức cấp cao, thậm chí là rất cao đứng ra phán - cần phải làm rõ, quyết liệt làm rõ, phải xem xét trách nhiệm, không bao che.....

Những vụ xa xôi như vụ sập cầu Cần Thơ, chìm tàu, đắm đò.....xa xôi chả nói làm gì. Dù người chết mộ còn chưa xanh cỏ mà nói '' xa xôi '' cũng bởi nhiều vụ liên tiếp xảy ra quá. Nên chỉ nói vụ gần.

Vụ nổ kho pháo trên Phú Thọ, dư luận ầm ĩ. Bí thư tỉnh ủy vào cuộc, rồi bộ trưởng quốc phòng vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Kết cục là gì, là chìm xuồng. Nguyên nhân được làm rõ là '' có thể là ''

- pháo hoa tự gây nổ.

Vụ trẻ em tiêm vắc xin chết , bộ y tế vào cuộc chỉ đạo làm rõ. Nguyên nhân '' không loại trừ khả năng''

- Sốc phản vệ.

Vụ án oán của ông Chấn Bắc Giang đang được chỉ đạo làm rõ, nguyên nhân thì chưa đưa ra kết quả. Nhưng có ông tiến sĩ đã lên báo phong phanh dạm tinh thần dư luận trước là .

- Một phần cũng do ông Chấn tự nhận tội mới thành thế.

Vụ xả lũ thủy điện chết hàng chục mạng người, thiệt hại của nhân dân hàng chục tỷ, nhiều gia đình táng gia bại sản sau khi được đề nghị làm rõ thì là do chưa biết, nhưng việc xả lũ là do đúng quy trình. Lúc lũ nhiều nhất dân chết ít, sau lũ dân chết nhiều.

Trích lời PTT Hoàng Trung Hải trả lời phóng viên.

''  Tại sao thông tin truyền đạt đến mọi người như vậy nhưng số lượng người chết vẫn nhiều?

Tôi đã yêu cầu các địa phương làm rõ việc này. Họ nói rằng khi lũ về mạnh thì số người chết lại ít nhất, những vùng ngập sâu, ngập nặng thì lại không chết nhiều bằng những vùng ngập ít hơn và lũ nhẹ. Không những thế, người chết sau lũ lại nhiều hơn, tức lũ xuống rồi, đang giảm rồi, dân ra đi làm đồng, nhặt con cá, con tôm, hay đi giúp đỡ nhau… đều rất đáng tiếc.''

Ầm ĩ nhất là vụ Vinashin thất thoát hàng chục nghìn tỷ ( có lúc nói hơn trăm nghìn) sau khi chỉ đạo quyết liệt làm rõ sai phạm thì Vinashin biến mất bởi đòn tái cơ cấu, số nợ của tập đoàn này để lại cho đất nước gánh chịu.
Tìm kiếm cụm từ '' chỉ đạo làm rõ '' trên trang tìm kiếm google thấy kết quả thật kinh hoàng
Khoảng 70.700.000 kết quả (0,15 giây) 
Bảy mươi triệu bảy trăm nghìn kết quả, con số thật ấn tượng cho một cụm từ. Điều đó có nghĩa có vô số muôn vàn cái câu '' chỉ đạo làm rõ '' được ban bố, được nhắc đến như là một sự nghiêm túc của chính quyền khi làm việc. Thậm chí nó còn như một sự ban ơn nữa.
Nhưng thử hỏi bao nhiêu phần triệu trong số đó có được kết quả  làm rõ thỏa lòng người dân.
Nước có phép nước, có luật pháp, có hiến pháp, có các bộ máy ban ngành đầy đủ chức năng. Việc sai phạm xảy ra, cơ quan nào có trách nhiệm tự khắc cơ quan đó phải vào cuộc giải quyết giải quyết. Tại sao phải cần '' chỉ đạo làm rõ '' . Chả lẽ không có chỉ đạo thì không cơ quan chức năng nào làm rõ hay sao.? Nhiều quốc gia đã có lúc vô chính phủ hay chính phủ ngừng hoạt động, nhưng các bộ máy công quyền, cơ quan chức năng vẫn làm việc tốt mà không cần thành viên chính phủ nào đứng ra chỉ đạo làm rõ cả. 
Vậy ''chỉ đạo làm rõ '' ở nước ta là để làm gì.?
Xin thưa, là để tìm ra một nguyên nhân nào đó khiến dư luận cứng họng, khiến không kẻ nào có thể phê phán được người có trách nhiệm. '' Chỉ đạo làm rõ '' nguyên nhân sự việc nói một cách dễ hiểu là chỉ đạo tìm nguyên nhân nào đó để vụ việc chìm xuồng. Chấm dứt sự bàn tán của dư luận.
Bởi thế 260 kg ma túy đi vào VN, đóng vào thùng loa, phủ socola, đưa qua các khâu kiểm tra rồi lên máy bay ra nước ngoài. Sau khi được '' chỉ đạo làm rõ '' thì nguyên nhân là tại máy soi hỏng đúng hôm đấy.?
Đã bao lần dư luận bùng lên  phẫn nộ, rồi dịu xuống khi thấy một quan chức cấp cao đứng ra hò hét '' chỉ đạo làm rõ ''. Rồi sau đó kết quả làm rõ là một sự tẽn tò cho những người bức xúc.
Chúng ta ( những người dân ) hãy thử ngẫm xem, bao nhiêu lần quan chức cao cấp của đất nước này hò hét '' chỉ đạo làm rõ '' và bao nhiêu phần triệu trong số đó được làm rõ một cách khách quan.
Có lẽ đến lúc phải chắp tay lạy các ông chính phủ, xin ông đừng chỉ đạo làm rõ nữa, chúng tôi biết nguyên nhân rồi, khổ lắm, nói mãi.

KHÔNG CÀ PHÊ



Mình mở đầu bình luận sáng nay bằng cái tin này, vâng, không cà phê là kết quả kiểm định của Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Quảng Ngãi với 4 mẫu cà phê. A há, hay nha, 4 mẫu cà phê đều gần như không có cà phê. 100 % gian dối. Võ ngoài thì ngoạc mồm tuyên bố ta là caphe nhưng ruột thì cà.. khác. Cái này có vẻ giông giống nhiều thứ ở nước mình, nhỉ?


Không cà phê- cũng như cái chuyện nhân vụ Chánh án huyện Nam Đàn bị bắt vì tội nhận hối lộ, ông Chánh án tỉnh Nghệ An là cấp trên trực tiếp trả lời báo chí nói đúng như cách nói của o Tiến: "Chúng tôi có nghị quyết và các văn bản nâng cao đạo đức, chính trị trong ngành, in thành cuốn phát cho các cán bộ rồi". Ha ha. Nói như vậy là vì cái ông chánh án huyện này là cán bộ đảng viên mà hóa ra không phải, kiểu như là cà phê mà không cà phê nên mới hư hỏng thế. Ông Chánh án tỉnh còn nói, do chánh án huyện Nam Đàn tham quá. He he. Đúng rồi, tham quá thì chết là phải, chứ cứ tham vừa vừa, nghĩa là có tí ti cà phê thì vẫn là caphe, nhi?

Không cà phê- đang thuộc về chủ tịch tỉnh Bình Dương, khi có căn siêu nhà 20 tỉ và 100 heta cao su giá trị trăm tỉ. Một lãnh đạo đứng đầu một tỉnh gương mẫu chịu khó thế gì nữa, ngoài việc lo cho dân, lo cho nước, còn chịu khó tăng gia sản xuất phụ thêm vào lương, nhỉ? Nói thật, nếu lấy tiêu chuẩn cà phê trong người ông này so ra với tiêu chuẩn cán bộ, e rằng, ông này cũng không caphe luôn, ha?

Không cà phê- đã hé lộ nguyên nhân để lọt 600 bánh heroin qua của khẩu Tân Sơn Nhất rồi các bác ạ, thế mới là nguyên nhân chứ, nguyên nhân nghe cái cảm động liền, ô hô, hóa ra cái máy soi trị giá 1,2 triệu đô la nó hỏng các bác ạ. Mả bố cái máy, mày không hỏng lúc nào lại nhè vào cái lúc 600 bánh heroin đi qua mày hỏng là răng? Chỉ có những kẻ "không cà phê" về nhân cách, về sự dối trá mới lấy cái lý do máy hỏng để hòng thoát tội, nhỉ?

Không cà phê thuộc số liệu nào? Mình tin tỉ lệ bỏ biếu bất tín nhiệm đối với sự lãnh đạo của Thủ tướng Thái Lan xinh đẹp Yingluck giúp bà vượt qua một cách dễ dàng cuộc thử thách: với 297 phiếu ủng hộ và 134 phiếu phản đối, hơn là tin vào con số 100% luôn và luôn xảy ra ở nước Việt ta.
-----------------
100% nhân dân, hay nói cách khách, tuyệt đại đa số nhân dân đã có phương tiện đi lại

Đã làm Quan thì chớ làm hề

question markVăn học nghệ thuật phải chịu trách nhiệm một phần trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ.

GS Đình Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin có lần kể lại chuyện ông suýt “vỡ nồi cơm” khi dựng vở Bạch đàn liễu. Vở diễn kể “câu chuyện nhỏ” về một chủ tịch xã tên Quyền, muốn cậy quyền chiếm hai cây bạch đàn của một gia đình nông dân.
Phê phán nạn tham nhũng, cửa quyền của một cán bộ loại “khoeo chân”, cẩn thận đến mức “không dùng phương pháp tả thực mà sử dụng gián cách” với hậu trường thể hiện một trang báo lớn với những tin tức tích cực. Rồi “thủ pháp” bóng lão Quyền to dần, trùm lên bóng của đôi thanh niên. Rồi dùng cầu bập bênh để ám thị một ý niệm: sở dĩ có kẻ ngồi được trên cao là do có người cam tâm ngồi dưới thấp…
Ấy thế mà ngay sau khi công diễn, xuất hiện liền câu vè: Đình Quang tiến sĩ tài ba/ Dựng chuyện cây liễu chửi cha chính quyền.
Số phận của Bạch đàn liễu bấy giờ như một thân bạch đàn bầm dập trong bão phê phán, đùn đẩy, sửa chữa, duyệt lên duyệt xuống.
Đúng là “hài kịch”. Ngay cả khi tác giả đổi tên nhân vật từ “Quyền”, thành “Quyết”, thì không ngờ lại trùng tên một cán bộ cao cấp của… Bộ Công an.
Sáng tạo ở ta khổ thật. Đến nỗi GS Quang tự trào bằng cái câu chèo của Tào Mạt: “Đã làm Hề thì đừng làm Quan”.
Nhắc lại câu chuyện “Bạch đàn liễu” là vì hôm qua, GS Quang tái xuất hiện để thử trả lời câu hỏi vì sao Việt Nam “có rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc”- câu hỏi đang được đặt ra trong một hội nghị toàn quốc về sáng tạo văn học do Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương tổ chức.
Trong cái hội nghị đó, các văn nghệ sĩ hẳn phải dựng lông tóc khi nghe Chủ tịch Hội đồng, PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh lý giải “Một số văn nghệ sĩ vẫn còn tâm lý e dè, ngại bộc lộ chính kiến, còn thờ ơ, né tránh mặt trái của đời sống xã hội, những biểu hiện tiêu cực của bộ máy công quyền vì sợ bị “chụp mũ”, bị “định kiến”… nghệ sĩ chưa dám dấn thân, chưa hết mình cho đứa con tinh thần của mình nên sáng tác của họ không phản ánh được khát vọng nhân dân, không phải tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội”.
Còn PGS-TS Đào Duy Quát thì lên án: “Văn học nghệ thuật phải chịu trách nhiệm một phần trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay”.
Đấy nhé, văn nghệ sĩ các vị kém, phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái của “bộ phận không nhỏ” là vì các vị nhát, chưa viết đã sợ bị “chụp mũ”, “định kiến”. Là vì các vị không dám dấn thân. Là vì con các vị là con ghẻ. Là vì các vị cứ né bên này, đúng lề bên kia chứ nào có ai cấm đoán gì.
“Ở trên trời nhìn xuống đám đông” ư? Đó là dâm thư. Không chấp.
“Đại gia” ư? Nhạy cảm, cường điệu, nhận định chủ quan, không có lợi cho người đọc.
Cái mà chúng tôi cần là sự dấn thân. Dấn thân giữa cái tốt và cái tốt hơn, chứ không phải giữa cái xấu và cái xấu xa.
Thì chính GS Đình Quang hôm qua cũng xác nhận “tính xung đột của sân khấu” đã “khai tử” từ những năm 50 của thế kỷ trước, với “đao phủ” là thuyết vô xung đột ở Liên Xô cũ. Theo đó, “trong xã hội chủ nghĩa, mâu thuẫn giai cấp đối kháng đã được giải quyết, không có xung đột thật sự mà chỉ có mâu thuẫn giữa cái tốt và cái tốt hơn”.
Tiếc là GS Quang đã không đọc nốt vế sau cái câu của anh hề già đã nói với nhà vua “Đã làm Quan thì chớ làm hề”.

Qui trình của… Hà Bá!

(Dân trí) - Kính thưa các nhà “thủy điện học”! Những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn?
 >>  “Mổ xẻ” chuyện hồ thủy điện gây lũ
(Minh họa: Ngọc Diệp)
 
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Hiện nay, thủy điện đã và đang là mối kinh hoàng của người dân không chỉ vùng chân đập. Nó thật sự đã biến thành “thủy quái” sẵn sàng bắt tay với thiên tai cuốn trôi người, nhà cửa, tài sản, hoa màu của cả một vùng rộng lớn trong chớp mắt.
Vì sao vậy? Nguyên nhân thì nhiều và đã có quá nhiều những bài phân tích sâu sắc. Tóm lại là đáng lý, nó phải là một chiến lược kinh tế được thực hiện từng bước, có thí điểm, phân loại và có tổng chỉ huy.
Thế nhưng tiếc thay những năm qua, nó đã biến thành một… "phong trào rộng lớn". Người người làm thủy điện, nhà nhà làm thủy điện, huyện, tỉnh đua nhau làm thủy điện…
Thế là tất cả các con sông, con suối bất kể to nhỏ, bất kể hậu quả gây ra cho môi sinh như thế nào đều được “đắp đập, be bờ” làm thủy điện.
Môi sinh bị tàn phá. Những dòng sông, con suối trước đây dù mùa khô vẫn  đầy ắp nước thì bây giờ luôn trong tình trạng khô cạn khiến cả một vùng hạ lưu trù phú thường xuyên hạn hán. Lúa mất mùa, hoa màu cằn cỗi, đời sống người dân đã khó khăn lại càng khó khăn.
Rừng thì bị tàn phá không thương tiếc. Phá để xây dựng các nhà máy thủy điện, rừng còn bị phá bởi trò “thừa gió bẻ măng” nên những nơi có dự án thủy điện, về cơ bản, rừng đã phá xong.
Rừng mất thì sinh ra lũ lụt. Các hồ chứa trên lý thuyết là để điều hòa nhưng giờ đây là quả bom nước đặt lơ lửng trên đầu dân chúng.
Đáng lý khi có mưa lớn, các hồ này phải trữ nước để điều hòa thì ngược lại, nó lại tiếp tay cho Hà Bá bằng cách… đổ thêm lũ vào mưa.
Thế là trên trời thì Thiên Lôi hoành hành. Ngoài biển thì Hà Bá dâng nước. Dưới  đất thì “thủy quái điện” xả lũ đã đẩy người dân xả thân, xả phận vào chốn đói nghèo vì nhà cửa, tài sản mất hết.
Thế mà đau xót thay là không ai chịu trách nhiệm cả.
Câu nói “mơ hồ” đến mức nghe xong chả mấy ai hiểu (kể cả một số đại biểu Quốc hội) và có lẽ sẽ trở thành “kinh điển” của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng tại kỳ họp Quốc hội vừa qua đã nói lên cái bản chất “rối rắm”, “cha chung không ai khóc”, lỗi chung không ai nhận: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Thế nhưng trơ tráo là trong vụ đại hồng thủy kinh hoàng ỏ Đại Lộc (Quảng Nam) vừa qua, các chủ hồ đều tuyên bố xanh rờn rằng họ đã… xả lũ đúng qui trình!?.
Qui trình do họ hoặc những người cùng phía với họ là tác giả nên nói thẳng thừng như ông Nguyễn Văn Ngũ - Bí thư Huyện ủy Đại Lộc tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam lần thứ 17, khóa XX (bài Quy trình xả lũ bị mắng “xối xả” – Việt Nam Nét ngày 28/11):”Hồ chứa thủy điện xả lũ đúng qui trình. Nhưng chỉ là đúng qui trình với chính… chủ hồ thủy điện”.
Còn GĐ Sở NN&PTNN Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Quang thì ví von:“Thủy điện không gây ra lũ lụt, thiên tai tạo ra nước. Nhưng chính thủy điện tiếp sức gây ra lũ lụt! Quy trình xả lũ do chính thủy điện đề ra! Nói xả lũ đúng quy trình? Nó chỉ đúng với chủ hồ, nhưng nó không đúng với cuộc sống người dân!”.
Còn người dân như cụ Nguyễn Văn Minh, Đại Cường - Đại Lộc thì chỉ biết ngậm ngùi: "… bà con tui ở vùng rốn lũ ni biết chi mấy cái qui trình của các ông! Hồi chưa có thủy điện, mỗi khi trên nguồn mưa lớn là lũ về. Nhưng lũ không tàn khốc và gây thiệt hại lớn như bây giờ".
Kính thưa các nhà “thủy điện học”, những người dân như chúng tôi tuyệt nhiên không biết và không cần biết về cái gọi là “qui trình”, “qui treo” của các vị. Chúng tôi chỉ biết một điều, cái mà “tiếp sức” cho lũ để người chết, nhà chìm thì đích thị là qui trình của… Hà Bá, phải không các bạn?

Bùi Hoàng Tám
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!

GS Võ Tòng Xuân:

Ai tiếp tay cho giống lúa Trung Quốc tràn vào Việt Nam

(Thị trường) - Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc. Đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo đã được thông qua nhưng theo GS Võ Tòng Xuân, chuyên gia về Nông nghiệp, đề án này không có tính khả thi.
GS Võ Tòng Xuân
GS Võ Tòng Xuân
PV:Mặc dù Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng đầu vào như giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu lại nhập khẩu 50-70% từ Trung Quốc. Xin ông cho biết nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là gì?
 
GS Võ Tòng Xuân:- Nông dân hiện vẫn tự do sản xuất, không có người chỉ đạo, muốn cấy giống gì thì cấy, bón phân loại nào thì bón. 
 
Thấy sản phẩm được thương lái mua nhiều, họ sẽ ồ ạt trồng theo kiểu của họ. Bón phân cũng sai, mật độ trồng sai dẫn đến nhiều sâu bệnh, sau đó phải mua thuốc để phun. 
 
Nguyên nhân sâu xa do nhà nước đã bỏ mặc, không quan tâm tới người nông dân, dù có khuyến nông nhưng nông dân lại không mặn mà, tin tưởng vì chưa đủ trình độ để quản lý, tham gia tư vấn.
 
Giống lúa việt Nam do các viện làm ra nhưng quảng cáo không mạnh bằng những công ty nhập giống của Trung Quốc. Ngoài ra, giống lúa Trung Quốc cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền, khuyến khích dân mua giống lúa đó. 
 
PV:- Dù chất lượng gạo của lúa lai Trung Quốc không cao, độ dinh dưỡng không bằng giống lai hoặc lúa thuần của VN sản xuất tuy nhiên năng suất lại cao hơn nhiều và phù hợp với từng trà đất, từng mùa vụ. 
 
Tại sao Việt Nam lại không tự sản xuất lúa giống để phục vụ thị trường trong nước và tự cung cấp giống cho nông dân sản xuất, thưa ông?
 
GS Võ Tòng Xuân:- ĐH Nông nghiệp Hà Nội và những viện, trung tâm làm được nhưng năng suất hạt giống của mình không thể địch nổi với giống Trung Quốc. 
 
Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam. 
Phụ thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
Phụ thuộc đầu vào từ TQ, chuỗi giá trị như giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ còn lỏng lẻo là những rào cản khiến VN khó sản xuất lúa chất lượng cao để xuất khẩu.
 
PV:- Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thông qua đề án phát triển sản phẩm quốc gia cho mặt hàng gạo. Mục tiêu là chọn ra 5- 7 giống lúa thơm, ngắn ngày, có chất lượng cao, hướng đến xuất khẩu với giá 600- 800 USD/tấn để có thể cạnh tranh với gạo chất lượng cao của Thái Lan vào năm 2020. Xin ông cho biết, đề án liệu có khả thi không?
 
GS Võ Tòng Xuân:- Theo tôi, tính khả thi của đề án hầu như không có vì không có sự tổ chức đồng bộ. Việc phát triển ngành lúa gạo còn rời rạc từng ban ngành, mạnh ai người ấy lo trong khi người nông dân cần nguyên một chuỗi giá trị nhưng giống, kỹ thuật, chế biến, tiêu thụ với mức giá tốt.
 
Dưới danh nghĩa tái cơ cấu tỉnh nào cũng nói mình trồng giống lúa chất lượng cao nhưng không biết ai mua và người nông dân cứ trồng theo họ.
 
Ngoài ra, sức cạnh tranh từ 2 thị trường Thái Lan, Ấn Độ cũng rất lớn vì họ cùng sản xuất lúa gạo trong mùa khô. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan hiện 800 USD/tấn trong khi của mình là gần 1.000 USD/tấn. 
 
Nếu cứ để nông dân tự phát thì không đời nào chấm dứt tình trạng này, không thể có sản phẩm độc đáo trên thị trường. 
 Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hương My

DÂN CHỦ HOÁ TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ Ở CÁC XÃ HỘI ĐÔNG Á

* TRẦN NGỌC VƯƠNG
    (Đại học Quốc gia  Hà Nội)
1.- Dân chủ - một ý niệm khó tưởng tượng trong truyền thống Đông Á.
Ở bài viết "Dân chủ và văn hoá Trung Quốc" (in trong sách "Nho gia với Trung Quốc ngày nay") học giả Vi Chính Thông sau khi cố gắng gạn tìm những biểu hiện hiếm hoi từ các thư tịch nổi tiếng của Trug Quốc cổ xưa những câu chữ xa gần có thể được thích nghĩa là gần gũi với ý niệm dân chủ, đã sòng phẳng khẳng định "Một mặt, chúng tôi đã vạch rõ sự suy diễn và ngộ nhận đối với tư tưởng dân chủ cổ đại (Trung Quốc- TNV thêm); mặt khác, chúng tôi không phủ nhận Trung Quốc cổ đại từng có giai đoạn mầm mống tư tưởng dân chủ. Lẽ thường, đã có mầm mống thì phát triển và lớn mạnh.
Nhưng trên thực tế, trong lịch sử Trung Quốc, giai đoạn mầm mống đó đã kéo dài trên 2000 năm mà không phát triển lên được". Theo ông, sự đình trệ của tư tưởng dân chủ trong truyền thống Trung Quốc thể hiện qua mấy điểm chính: Biết trọng ý dân, nhưng không biết nên thực hiện ý dân như thế nào; "dân bản" không đồng nghĩa với "dân sinh" tức "dân bản" không phải là "dân chủ' và quan trọng hơn, ở Trung Quốc truyền thống "chưa từng hiểu tự do". Ông còn viết: "Theo hiểu biết của chúng tôi, ở Trung Quốc trước đây chẳng có một người nào được tự do"[1].Điểm lại sự phát triển của tư tưởng dân chủ ở Trung Quốc trên dưới 100 năm gần đây qua một số nhà tư tưởng chính yếu (Dung Hoằng, Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Hồ Thích...), đáng chú ý khi Vi Chính Thông đề cập đến "những trở lực mới" đối với việc phát triển và hiện thực hoá tư tưởng dân chủ thời hiện đại, ông không ngần ngại chỉ ra những sự ngộ nhận hay xuyên tạc mới. Theo ông, có bốn trở lực chính, theo trình tự là :
1. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa tràn lan,
2. Niềm tin đối với dân chủ không vững,
3. Thiếu nền giáo dục bồi dưỡng chủ nghĩa cá nhân lành mạnh,
Và 4. Sự động loạn kéo dài.
Vào thời điểm hiện nay, sau hơn 30 năm cải cách - mở cửa, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã bước đầu hiện thực hoá khát vọng trở lại vị trí là một siêu cường trong thế giới đa - nhưng không quá nhiều - cực. Rất nhiều những chỉ số trên nhiều bình diện đã chứng tỏ một cách hùng hồn rằng Trung Quốc thời điểm này thực sự đã có khả năng chi phối thế giới và khu vực. Nhưng cũng không ít học giả, từ nhiều góc nhìn khác nhau, vẫn bày tỏ sự nghi ngờ sâu sắc tính bền vững của mô hình và cách thức phát triển, cả quỹ đạo phát triển nữa, của siêu cường mới tỉnh dậy này. Một câu hỏi lớn tiếp tục vang lên mà chưa thấy nhiều những lời đáp khẳng định, đó là đa số cư dân Trung Quốc đã thực sự có hạnh phúc hay chưa, và với tư cách một cộng đồng cư dân, đó có phải là một cộng đồng hạnh phúc hay không. Ít lời đáp theo chiều khẳng định, bởi dân chủ chính là vấn đề trước hết của đa số, hạnh phúc là tiêu chí nhân sinh hàng đầu của mỗi và mọi cá nhân.
Bàn tới dân chủ là bàn tới quyền lực chính trị, tới mô hình và tính chất của chế độ xã hội, cũng là bàn tới một trong những thành tố hàng đầu của quyền con người.Dân chủ không phải là thứ hiện hữu trong các khát vọng, các lý tưởng, các giấc mơ cá nhân và/ hoặc tập thể. Đó phải trước hết là và chủ yếu là thực tiễn chính trị.
Đây không phải chỗ bàn tới những vấn đề mang tính lý thuyết, dù việc hiểu đúng, nắm vững những cội nguồn lịch sử cũng như cấu trúc lý luận của các học thuyết và truyền thống tư tưởng dân chủ hiển nhiên có một ý nghĩa trọng đại. Bài viết này chỉ hy vọng đưa ra một cái nhìn ít nhiều chuyên biệt về những đặc thù của truyền thống dân chủ trong một khu vực địa - chính trị xác định, trong khung khổ của những niên đại lịch sử cũng có tính xác định.
Với tư cách là một thực tiễn chính trị, chưa một giai đoạn nào trong lịch sử khá dằng dặc của các thể chế chính trị từng tồn tại trên đất Trung Hoa cho tới tận thời kỳ Tôn Trung Sơn lãnh đạo cuộc Cách mạng lập nên nhà nước Trung Hoa dân quốc có thể lấy làm ví dụ dù chỉ cho một cuộc diễn tập mô hình dân chủ xã hội. Có một thời kỳ khá dài, và dư ba của nó vẫn cờn tới tận hiện nay, không ít người đã nỗ lực thuyết minh nhằm tạo ra một ảo giác rằng khởi nghĩa nông dân là một trong những biểu hiện điển hình của tinh thần dân chủ và thậm chí là tinh thần cách mạng. Mà khởi nghĩa nông dân thì dường như là một trong những "truyền thống lớn" của lịch sử Trung Quốc: ít nhất người ta có thể viết lịch sử vài nghìn năm của loại phong trào xã hội này từ Trần Thiệp - Ngô Quảng, qua khởi nghĩa Khăn Vàng, cho tới tận những giai sự về 108 anh hùng Lương Sơn Bạc, rồi tới cuộc khởi nghĩa lớn kết hợp với khát vọng "phục quốc" đánh đổ nhà Nguyên lập nên nhà Minh, và cuộc Đại khởi nghĩa nông dân cuối cùng trong thời kỳ thống trị của thể chế quân chủ chuyên chế là Thái Bình Thiên Quốc.Nhưng, nói một cách vắn tắt, nếu chúng ta đọc và tiếp thu chính xác tư tưởng của các nhà kinh điển macxit, đặc biệt qua "Chiến tranh nông dân ở Đức", thì ít nhất ta cũng không thể dựa vào họ để khẳng định rằng có thể đồng nhất khởi nghĩa nông dân với Cách mạng, rằng khởi nghĩa nông dân là việc thực hiện nhiệm vụ "phản phong", và rằng đó chính là thực tiễn chính trị của quá trình hiện thực hoá tư tưởng dân chủ.
Trung Quốc là quốc gia có truyền thống chính trị quân chủ chuyên chế lâu bền và liên tục nhất so với mọi và bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới. Mô hình chế độ chuyên chế ở Trung Quốc bộc lộ trong lịch sử thành ba dạng thức chủ yếu: chuyên chế quân sự/ quân phiệt, chuyên chế pháp trị và chuyên chế quan liêu. Người nghiên cứu Trung Quốc nào cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng, giữa ba dạng thức đó, mô hình chuyên chế quan liêu - cũng tức chuyên chế kiểu Nho gia - là mô hình giữ vai trò chủ đạo và có truyền thống đậm nét nhất, liên tục và lâu dài nhất. Nhiều thời kỳ, giai đoạn trong lịch sử Trung Quốc, thiết chế chính trị hiện thực là sự dung hợp, pha phách, thêm bớt những yếu tố của ba dạng thức này.
Sự ngộ nhận tư tưởng "dân vi bang bản" trong truyền thống tư tưởng Nho giáo thành tư tưởng dân chủ là một sự ngộ nhận kéo dài, cả ở Trung Quốc lẫn ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực, cả ở giới chính khách, cả ở các giới xã hội khác, cả ở các nhà nghiên cứu bản địa lẫn các nhà nghiên cứu ngoại quốc. Cần kiên quyết "giải ảo" đối với sự ngộ nhận này.
Trên một loạt những phương diện, truyền thống chính trị chuyên chế của xã hôi Nhật Bản cũng không kém gì Trung Quốc. Ở Nhật Bản, cho tới nay vẫn còn tồn tại một "công án chính trị" chưa tìm được lời giải đáp có sức thuyết phục, ít nhất cho những người có não trạng duy lý: đó là bí mật của sự tồn tại bền vững và đi kèm với điều đó là sự sùng bái đối với Nhật Hoàng đến mức thành một tín ngưỡng , thành "dân tộc tính". Tôi chưa biết có quốc gia nào là quốc gia thứ hai trên thế giới mà dòng họ cầm quyền xuất hiện tận từ thời huyền sử cho tới ngày nay vẫn chưa từng bị thay thế như hoàng tộc Nhật Bản. Trong tiếp xúc, toạ đàm hay trao đổi khoa học, không ít lần tôi nêu câu hỏi về nguyên nhân của sự sùng bái như đã đề cập và "sức bền" của ngôi vị Thiên hoàng đối với các học giả Nhật Bản, nhưng hầu như tất cả họ, những người mà bình thương tôi rất nể trọng, khâm phục vì tính chính xác tỷ mỷ và tính triệt để trong nhận thức và lập luận, đều cơ hồ "ngớ ra" và đều không đưa ra lời giải thích nào khả dĩ chấp nhận, một số lớn thậm chí trả lời thẳng thắn là chính họ cũng không giải thích được!
Trên đại cục, Nhật Bản xa lạ với tư tưởng dân chủ cho tới tận thời Minh Trị Duy Tân. Ngay nội dung và động lực của công cuộc duy tân mà Nhật Bản đã thực hiện quá đỗi thành công thì cũng không phải là công cuộc lấy nguồn cảm hứng chủ đạo từ tư tưởng dân chủ hoá xã hội. Sau khi đã trở thành một đế quốc trẻ, tự xếp và được xếp ngang hàng với các đế quốc Âu - Mỹ khác, Nhật Bản cũng không "theo gương" họ mà xây dựng một thiết chế chính trị dân chủ. Chỉ có thể nói đến thực tiễn chính trị dân chủ và dân chủ hoá thực thụ ở Nhật Bản sau thất bại của họ khi kết thúc cuộc Đại chiến thế giới thứ II. Nhưng dù cho nền dân chủ ở Nhật Bản ngày nay có đạt tới sự hoàn bị và triệt để đến thế nào đi nữa, được chính các chính khách Âu Mỹ xưng tụng ra sao, thì về thiết chế tối hậu, thuộc tính tối cao của chính thể Nhật Bản vẫn là nhà nước quân chủ lập hiến, chứ không phải là nhà nước cộng hoà, dân chủ hay dân chủ nhân dân.Quốc danh của Nhật Bản, ở thời điểm hiện nay, không phải, không còn là đế quốc đã đành, không phải là vương quốc, mà cũng không là "cộng hoà" "dân chủ", "cộng hoà dân chủ" hay "dân chủ nhân dân". Đơn giản đó là "Nhật Bản quốc".
Không bàn tới Bắc Triều Tiên, thì Đại Hàn dân quốc cũng chưa thể tự hào là mình có được một nền dân chủ sâu rộng, xum xuê đầy hoa trái với những thiết chế dân chủ hoá mạnh mẽ. Cho tới tận những năm 80 của thế kỷ trước, nền chính trị Hàn Quốc vẫn còn "rên xiết" và "ngột ngạt" bởi sự hà khắc của một chuỗi các nhà độc tài. Không mấy người không biết đến tên tuổi của những Lý Thừa Vãn, Pắc Chung Hy, Chun Đô Hoan, Ro Thê U...của thời kỳ nửa sau thế kỷ XX vừa qua. Dĩ nhiên ở vào thời điểm hiện nay, nền dân chủ ở Hàn Quốc đang dần tới độ chín, kéo theo những biến đổi thiết chế dân chủ hoá khá toàn diện và sâu sắc. Nhưng đó là chuyện của chỉ một vài thập kỷ gần đây.
Tuy nhiên, dù sao mặc lòng, vẫn phải khẳng định rằng dân chủ là một trong những động lực và cũng phải là đích đến của các quá trình hiện đại hoá, ít nhất điều đó đúng với tuyệt đại đa số các quốc gia đã trở thành các nước phát triển.
2.- Dân chủ hoá và hiện đại hoá ở khu vực Đông Á nhìn theo quan hệ chiều sâu:
2.1.- Một thế kỷ dân chủ hoá trên đất Trung Hoa:
Có lẽ với tính cách là một con người xã hội, rất ít cá thể thuộc các truyền thống khác phải chịu nhiều những mối liên hệ, những tính quy định và cả sứ mệnh chuyển tải những thông điệp giá trị tầng tầng lớp lớp như con người Trung Quốc. "Con người chức năng" ở Trung Hoa xưa ngay từ thuở mới lọt lòng đã được định đoạt bởi hàng loạt những thuộc tính xã hội mang tính tiên nghiệm. Từ trong gia đình, con người đó được định tính bởi trước hết sự phân biệt giới tính, vị trí trong trật tự trưởng ấu, thậm chí ở các gia đình phụ hệ đa thê còn có cả vấn đề vị trí trong gia đình ăn theo vị trí và "nhân thân" của người mẹ đẻ. Mở rộng hơn khung khổ gia đình hạt nhân (tức gia đình chỉ gồm hai thế hệ bố mẹ và con cái) cá thể đó sẽ được xác định "thân danh" trong các mối quan hệ huyết tộc nhằng nhịt với quy mô ít nhất là tới 4 thế hệ. Sau "gia" là "tộc", sau các quan hệ huyết thống thực có là những liên hệ huyết thống hoá giả tạo (quan hệ thông gia, quan hệ kết giao) nhưng mang đầy đủ sức mạnh và những ràng buộc thực tế.Trung Quốc có lẽ cũng là xứ sở mà một cá thể có được "nhiều nhất" những mối liên hệ và kèm theo đó đương nhiên là những sự ràng buộc với các cấp chính quyền, từ thôn xã qua những khâu "trung gian" ấp tổng huyện phủ châu quận trấn tỉnh lộ đạo cho tới cấp trung ương.Ngay ở cái thực thể "cấp trung ương" ấy người ta còn cần phải "lỏng gối mòn trán" với vô số những công đường ty môn cục sảnh quán các điện cung. Đó cũng là xứ sở của vô số những tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tôn giáo, đoàn thể...mà một cá nhân bất kỳ nào cũng có thể "sa lưới".
Ngoài việc "con người chức năng" bị "đóng đinh câu rút" vào "xã hội luân thường" (chữ dùng của cố học giả Trần Đình Hượu) với sự trưởng thành qua thời gian các cá thể nhỏ nhoi ấy còn có thể bị chia vụn và tiêu tán tự do của mình vào các mối quan hệ mà cũng là những sự ràng buộc của những học hiệu tổ đường giáo quy hội chế...Có quá nhiều bổn phận để thực thi, con người sẽ chỉ còn lại quá ít năng lực và sinh khí để thoả mãn những ham muốn và nhu cầu, cho dẫu đó là những ham muốn và nhu cầu chính đáng.
Tổ chức và truyền thừa một thiết chế xã hội theo đường hướng đại thống nhất, đại tập trung, lịch sử Trung Quốc trên những đường nét lớn nhất là lịch sử của những đế chế. Trong một bài viết trước đây, tôi đã cố gắng giải mã "Mẫu hình hoàng đế và con đường tìm kiếm sự thể hiện bản ngã trong triết học và văn học khu vực Đông Á".Xin được lặp lại ở đây một vài nhận xét và tổng kết:
"1. Nếu như mọi mục đích tối hậu của bất kỳ quá trình cá thể hoá nào cũng là khẳng định quyền tồn tại, truyền thừa, phát triển những thuộc tính mang tính đặc trưng và cá biệt của cá thể vào trong cộng đồng, thì do sự chi phối của tiến trình lịch sử các khu vực trên thế giới diễn ra không giống nhau, đã xuất hiện các phương thức và giải pháp cá nhân hoá không như nhau. Bao giờ và ở đâu, vấn đề cá nhân cũng luôn luôn được đặt ra và giải quyết trong quan hệ với các loại quyền lực (thần quyền hay thế quyền), với các loại thiết chế chính trị, kinh tế, pháp luật và rộng hơn, thiết chế văn hoá. Mức độ thành công của quá trình cá thể hoá phụ thuộc vào mức độ độc lập, tự do, hiện thực hoá bản ngã, cao hơn, quy mô tác động trở lại của cá thể đó vào lịch sử phát triển của thiết chế, của cộng đồng.
Về đại thể, chúng tôi cho rằng ở phương Tây đã hình thành và phát triển (thậm chí cực đoan hoá) một loại hình (có thể là chính thường hơn, điển hình hơn trong lịch sử nhân loại) cá nhân: đó là cá nhân đồng loạt , cái cá nhân trong tương tác hàng ngang với xã hội, vì vậy nó cũng được xã hội hoá đến mức cao độ. Loại hình cá nhân này, ở dạng cực đoan nhất của nó, được diễn đạt trong châm ngôn hành xử : "Địa ngục là người khác" (L'Enfer, C'est L'Autre) theo lối nói của J. P. Sartre, ngụ ý rằng sự tồn tại của cá nhân bất kỳ nào khác đều đã hạn chế "tự do, độc lập" của chủ thể. Con người cá nhân đó, dù nghịch lý cách mấy, buộc phải chấp nhận sự tồn tại của đồng loại, của các cá thể khác trong tư cách đồng hạng, bình quyền, bình đẳng. Con người cá nhân kiểu đó đòi hỏi sự tồn tại của các khế ước xã hội, đòi hỏi tính nghiêm mật của luật pháp, sự thừa nhận phổ biến đối với cá tính và tư hữu.
Nếu như cá nhân phương Tây được đo bằng các hệ métrique "theo hàng ngang" (horizontale) thì ngược lại, định hướng phát triển đặc trưng của quá trình cá thể hoá ở phương Đông đều chuyển động hướng thượng "theo chiều dọc" (verticale).....
2.- Con đường hình thành cá nhân theo cách như vậy quy định trở lại cách giao tiếp, thế ứng xử vàcũng xác định mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và cộng đồng theo cách khác. Trong ngôn ngữ chính trị lẫn ngôn ngữ văn học, ở các nướcnhư Trung Quốc hay Việt Nam, các hình dung từ để khẳng định cá nhân đều mang một nội dung hướng thượng như vậy: xuất sắc, phi phàm, phi thường, siêu việt, kiệt xuất, hào kiệt, anh hùng... Không bao giờ các cá nhân tìm cách tự khẳng định trong mối quan hệ hàng ngang với đồng loại...Mọ sự khẳng định bản ngã đều hướng tới chỗ hơn đời, khác người, chứ không tính toán xếp đặt trong khuôn khổ khôn ngoan vặt vãnh kiểu "Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" như tâm lý đại chúng. Mọi cá nhân phát triển như vậy đều cô đơn: cô đơn trong khát vọng, cô đơn trong tính toán hành xử, cô đơn cả trong xúc cảm thường nhật.
Và tất cả đều có những liên hệ quy chiếu với một loại hình cá nhân đặc biệt: Hoàng đế. Cả sự tìm kiếm sự siêu việt trong tôn giáo (Thiền hay Đạo, luyện đan cầu trường sinh hay chứng ngộ cảnh giới thông với Đại hồn) đều là sự biểu hiện của một khát vọng hướng tới cõi vô cùng, cõi bất tử như thế.
            Sự chi phối, ám ảnh sâu sắc và toàn diện của loại hình nhân cách hoàng đế khiến ta phải nghĩ tới không phải chỉ là sự thủ tiêu con người cá nhân của chế độ chuyên chế, mà còn cả sự áp đặt của nó đối với mọi biểu hiện tìm tòi của sự giải phóng cá nhân. Chắc chắn rằng có một phương thức thể hiện cá nhân khác biệt với phương Tây mà chúng ta còn phải dày công tìm hiểu".[2]
Con người Hoàng đế với tư cách "cá nhân đại diện cộng đồng" ấy không phải đã "về với quá khứ tuyệt đối" sau Cách mạng Tân Hợi. Quán tính ghê gớm của những truyền thống lịch sử đã tiếp tục truyền hơi thở nồng nàn của nó để thời hiện đại trên đất Trung Hoa vẫn tiếp tục xuất hiện những nhân cách Hoàng đế mới, thậm chí trên một vài bình diện còn mạnh mẽ hơn cả ngày xưa. Từ sau Hội nghị Tuân Nghĩa, sắc thái dân chủ hoá vừa nhen nhóm ít nhiều trong đời sống tinh thần ở những vùng của chính quyền Cộng sản đã nhanh chóng nhạt nhoà. Sau những đợt điền địa cải cách, chỉnh huấn chỉnh phong, đỉnh điểm của sự thủ tiêu tinh thần dân chủ và đường hướng giải phóng cá nhân bộc lộ "một cách hoàn hảo" nhất ở thời kỳ được mệnh danh là Đại Cách mạng văn hoá vô sản (1966 -1976). Chỉ sau cái chết của vị Hoàng đế mới vài năm, những biểu hiện của làn sóng dân chủ hoá mới được ầm ào vỗ lại trên những bờ bãi cũ.
Đối với đông đảo cư dân Trung Quốc đương đại, Đặng Tiểu Bình và một số cộng sự của ông được coi là những đấng cứu tinh. Trung Quôc của Đặng thận trọng bước những bước dò dẫm theo hướng dân chủ hoá kiểu châu Âu.
Nhưng với sự kiện Thiên An Môn, rồi tiếp theo là hàng loạt những vụ việc đàn áp các phong trào và tổ chức bất đồng chính kiến lớn nhỏ khác, thậm chí cả đối với những nhân vật đứng ở thượng đỉnh của toà tháp quyền lực, Trung Quốc của dăm bảy nhiệm kỳ qua vài ba đời Tổng Bí thư gần đây nhất vẫn chứng tỏ rằng dân chủ ở xứ sở Vạn Lý Trường Thành vẫn chỉ mới là một cánh cửa mở hé.Một nền "dân chủ nhỏ có kiểm soát lộ trình" được dẫn dắt bởi một cơ chế "chuyên chế mềm" đã lần lượt nới lỏng tự do tư tưởng cho một bộ phận có chọn lọc của giới trí thức văn nghệ sĩ, đẩy mạnh giao lưu học thuật, văn hóa, nghệ thuật với thế giới bên ngoài, mở lối vào "cống đỏ" cho cả những cá nhân các nhà tư sản thực thụ, ...là một vài trong số những bằng chứng của một quá trình dân chủ hoá có kiểm soát như vậy . Điểm tập trung cao độ và chắc chắn mang ý nghĩa đột biến của quá trình này là việc Quốc hội Trung Quốc thông qua (lần đầu tiên trong lịch sử) điều bổ sung Hiến pháp về tính chính đáng và quyền được bảo vệ của tư hữu, kể cả tư hữu những tư liệu sản xuất mang tính nền tảng như ruộng đất.
Theo suy nghĩ riêng, tôi cho rằng việc duy trì cơ cấu và tinh thần một thiết chế quyền lực chính trị mang tính chuyên chế (cho dù là chuyên chế một cách mềm dẻo) ở Trung Quốc ngày nay vẫn còn là một tất yếu. Não trạng (quân chủ hoá) 5000 ngàn năm mang tính thích nghi của cộng đồng cư dân lớn nhất hành tinh này không thể nào dễ dàng biến thái trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, dăm bảy năm hay thậm chí vài ba chục năm. Hệ thống đặc quyền đặc lợi, quán tính và thói quen trong cách thức quản lý, lãnh đạo và điều hành, sự chi trì của các nhóm lợi ích đặc quyền... cùng nhiều những lý do và nguyên cớ khác khiến cho quá trình dân chủ hoá, tự do hoá của xã hội Trung Quốc sẽ vẫn còn chuyển động quanh co, theo những quỹ đạo thăng trầm phức tạp.
2.2. Ngoái lại lộ trình dân chủ hoá ở Nhật Bản và Hàn Quốc
Chắc chắn rằng một (hay những) xã hội đang trên con đường chuyển đổi không bao giờ là một xã hội cần và có thể áp dụng được một thiết chế chính trị dân chủ toàn vẹn và triệt để. Ngược lại, căn cứ vào lịch sử khu vực giai đoạn cận hiện đại, đã không ít nhà quan sát đồng tình với nhận xét rằng mô hình "nhà độc tài sáng suốt" kết hợp với một tinh thần dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt nhưng không cực đoan và một chủ nghĩa công lợi tỉnh táo hẳn sẽ là "chủ thể quyền lực" thích hợp nhất mang tính quá độ cho các quốc gia mong muốn hiện đại hoá thành công.
Từ giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản chính là quốc gia đi tiên phong so với các nước trong khu vực và châu Á trên con đường ấy. Đài Loan đã kinh qua con đường ấy dưới bóng gia tộc họ Tưởng. Malaixia, Singapore, Inđônêxia ở Đông Nam Á đã / đang đi trên con đường ấy.
Có lẽ không cần phải chứng minh rằng chính sự "cất cánh" không kém thần kỳ so với Nhật Bản của Đại Hàn Dân Quốc từ những năm 70 của thế kỷ XX là hiện tượng gắn bó với tên tuổi và thời kỳ nắm quyền khá lâu dài của Park Chung Hy, người nổi danh thế giới như một nhà độc tài khét tiếng, khét tiếng tới mức rốt cuộc phải trả giá bằng chính mạng sống cá nhân. Tiếp theo, trên một ý nghĩa khá xác định đóng vai trò thừa kế di sản của nhà độc tài tiền nhiệm là một loạt những tên tuổi của những nhà độc tài Hàn Quốc "lớn nhỏ" khác.
Song le, dân chủ hoá "từng bước, từng bộ phận, tiến tới toàn diện và triệt để, vững chắc" lại chính là bước đi tiếp theo ở các quốc gia vừa đề cập sau khi công cuộc hiện đại hoá đã thu về những thành tựu rõ rệt.
Tôi cho rằng dân chủ hoá trong trường hợp này là một quá trình hợp với lôgic phát triển tự nhiên. Không dân chủ hoá thực sự, thật khó tìm ra cách thức nào hữu hiệu hơn để bảo vệ những thành quả của quá trình hiện đại hoá.
Như đã nói, dân chủ hoá trong những trường hợp như thế này cũng là cá thể hoá, cá nhân hoá ( "một cách lành mạnh" - theo diễn ngôn của Vi Chính Thông) và một khi đã cá thể hoá "theo hàng ngang" nghĩa là "rộng khắp", "theo kiểu cá nhân hoá Âu - Mỹ" thì cũng có nghĩa là những thành tựu đã được tiếp thu và kế thừa bởi đa số thành viên cộng đồng chứ không phải bởi những thiểu số đặc quyền đặc lợi.Sự biến thái, hủ hoá của "loại hình nhân cách Hoàng đế mới" sẽ được bộc lộ qua các dạng thức, biến tướng khác nhau tệ nạn tham nhũng, một loại tệ nạn mà ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực đã có chiều hướng biến thành "quốc nạn".
Nhưng cũng chắc chắn, loại tệ nạn này, dù khéo đậy điệm và che giấu đến đâu, rốt cuộc, cũng sẽ bị quá trình dân chủ hoá làm cho "lộ tẩy".
Tất cả những điều vừa nói đều đã/ đang được quan sát thấy ở Trung Quốc, ở Đài Loan, ở Nhật Bản, ở Hàn Quốc.
Vậy còn ở Việt Nam?
Làng Võng tháng 2/ 2009
T.N.V
----------------------.
[1] Vi Chính Thông . Nho gia với Trung Quốc ngày nay. Nxb Chính trị quốc gia. H. 1996, các trang 198 - 234.
[2] Xem toàn văn bài viết trong :Trần Ngọc Vương - Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục 1997.

ẢNH HƯỞNG CỦA TRUNG QUỐC THỜI KỲ HẬU STALIN - Số 1

 Không chỉ có Moskva: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Âu và Bắc Việt thời kì hậu Stalin
·                                                   *  TRỊNH ÁNH HỒNG
                                       + Lê Quỳnh dịch
[Thư của tác giả Trình Ánh Hồng (Yinghong Cheng) gửi độc giả Việt Nam ] 
Tôi rất cảm kích công sức mà ông Lê Quỳnh đã dành cho bản dịch này. Kể từ đầu năm 2006, chúng tôi đã liên lạc thường xuyên với nhau để chia sẻ ý kiến và thông tin về Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt từ cái nhìn lịch sử. Tôi cũng học được nhiều từ thân mẫu của dịch giả về kiến thức lịch sử và vấn đề dịch thuật Trung - Việt. 
Tôi muốn bổ sung một vài ghi chú quan trọng cho tiểu luận mà nay được dịch sang tiếng Việt. Tiểu luận của tôi viết trong giai đoạn 2002-2003, nhưng kể từ đó, tôi đã phát hiện thêm nhiều và đi đến một số kết luận quan trọng. Một bài viết khác của tôi sẽ được in trong Modern China Studies (một tạp chí học thuật Hoa ngữ đặt ở Mỹ, số mùa Xuân 2007) – bài này dựa một phần từ tiểu luận tiếng Anh đầu tiên, nhưng các phân tích và kết luận về Việt Nam được làm rõ hơn. 
Nói chung, tôi cho rằng từ 1955 đến 1957, những sự kiện ở Trung Quốc và Việt Nam là phản ứng thách thức học thuyết và những hành động Mao-it, nhiều hơn là một sự giải ảo Stalin. Khi tôi được đọc nhiều hơn những tư liệu về sự phản kháng của trí thức Việt Nam, tôi đi đến kết luận rằng họ trực tiếp chống đối một biến thể của chủ nghĩa Mao ở Việt Nam, chứ không phải là biến thể của chủ nghĩa Stalin (về mặt lịch sử, áp dụng đúng hơn cho Đông Âu.) Biến thể Mao-it này chủ yếu gồm ba khía cạnh: cải cách ruộng đất, cải tạo tư tưởng, và các chính sách và thể chế nhằm kiểm soát và lung lạc nghệ sĩ, nhà văn nhằm mục đích ý thức hệ và chính trị. Cả ba yếu tố này, trong chừng mực phát triển ở Việt Nam, hầu như không tìm thấy trong chủ nghĩa Stalin hay hiện thực ở Liên Xô thập niên 1950, nhưng chúng đã hiện diện ở Trung Quốc của Mao từ thập niên 1940. Trung Quốc của Mao, hay cụ thể hơn là cách tiếp cận Mao-it về một chính thể độc đảng và về sự chuyển biến từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, cần được xem là đã chịu trách nhiệm cho nhiều thảm trạng ở Việt Nam thập niên 1950. 
Tôi chỉ muốn dùng một ví dụ về cải cách ruộng đất. Theo các nguồn gần đây của Trung Quốc, người cộng sản Trung Quốc bắt đầu thúc các đồng chí Việt Nam thực thi cải cách ruộng đất (xúi giục đấu tranh giai cấp, loại bỏ địa chủ và trừng phạt những ai có cảm tình với họ, chia lại ruộng đất, và thậm chí để những tay du thủ du thực quá khích ở làng nắm quyền sinh sát) ngay từ mùa Hè 1949, khi Lưu Thiếu Kỳ bí mật gặp Hồ Chí Minh ở Moskva. Ông Hồ đã ngần ngừ, vì ông cho rằng Bắc Việt đang trong giai đoạn cách mạng dân tộc (tức là chống Pháp) vì vậy tầng lớp tinh hoa nông thôn cần được đưa vào mặt trận dân tộc. Lưu Thiếu Kỳ kể lại cho Stalin về thái độ của Hồ và Stalin đã khiển trách Hồ. Vì chuyện này, các lãnh đạo Trung Quốc đã quy cho ông Hồ là “kẻ cơ hội cánh hữu lạc hậu”. Chính Lưu Thiếu Kỳ đã tiết lộ tình tiết này trong một cuộc gặp năm 1962. 
Bài viết sắp tới của tôi bằng tiếng Hoa là một ghi chép và phân tích chi tiết về việc làm thế nào ba yếu tố Mao-it kể trên (cải cách ruộng đất, cải tạo tư tưởng và các chính sách với trí thức) đã được phản ánh ở Bắc Việt từ cuối thập niên 1940 và sau đó bị trí thức Việt Nam chống đối từ năm 1955 (các hoạt động do Trần Dần dẫn đầu) đến mùa hè 1957. Còn bài tiểu luận dưới đây về căn bản thể hiện suy nghĩ của tôi vào năm 2003. [1] 
*
Năm 1956 và 1957 đánh dấu cuộc khủng hoảng trầm trọng đầu tiên trong khối cộng sản toàn cầu thời Chiến tranh Lạnh với nhiều sự kiện quan trọng. Bài nói chuyện mật của Nikita Khrushchev tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô tháng Hai 1956 tiết lộ những tội ác của Stalin đã gây sốc cho thế giới cộng sản và châm ngòi cho giai đoạn hạ bệ Stalin, mà không lâu sau đó đã tạo nên những thách thức cho chính hệ thống cộng sản, qua những cuộc nổi loạn ở Ba Lan và Hungary tháng 10 và tháng 11 năm 1956. Tại các nơi khác ở Đông Âu, mặc dù nhìn chung không nổ ra các phản kháng chính trị quyết liệt, nhưng những tranh luận trong nội bộ Đảng và bất bình của trí thức diễn ra phổ biến, đi kèm là những cuộc biểu tình và bãi khoá lẻ tẻ của công nhân và sinh viên. Ở các nước cộng sản châu Á, sự bất bình trong giới trí thức và phê phán Đảng trở nên dễ thấy ở Trung Quốc, đặc biệt vào mùa xuân 1957, khi có phong trào Trăm hoa Đua nở và thời kì Chỉnh huấn, kèm theo là một số vụ đình công của công nhân và bãi khoá của sinh viên. Ở miền Bắc Việt Nam, người trí thức đã trực tiếp thách thức Đảng trong phong trào gọi là Nhân văn - Giai phẩm (tên của hai ấn phẩm chỉ trích Đảng) trong giai đoạn mùa Thu 1956, gắn liền với biến cố nông dân nổi loạn ở tỉnh Nghệ An và bất ổn tại các đô thị. Cách mạng Hungary bị đàn áp tháng 11-1956, và môi trường ở Liên Xô và Đông Âu trải qua những thay đổi đầy kịch tính. Tuy nhiên, vì các trí thức Trung Quốc vẫn còn được khuyến khích chỉ trích Đảng vào mùa Xuân 1957, trí thức ở Việt Nam lại một lần nữa mở cuộc chỉ trích chính quyền. Nhưng vào tháng Sáu 1957, Trung Quốc mở chiến dịch chống quan điểm hữu khuynh và chấm dứt thời kì “giải phóng”, và Việt Nam cũng làm như vậy khi bước vào năm 1958. Và như thế cuộc khủng hoảng trong thế giới cộng sản được giải quyết xong.
Khi kể lại và phân tích các sự kiện trên, các sử gia đã chủ yếu dựa vào một sườn diễn giải lấy Moskva làm trung tâm. Đa số các nhà sử học lấy Moskva – đặc biệt là Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô – làm trung tâm của thay đổi chính trị trong khi đặt các nước cộng sản khác ở đường biên. Những nhà nước ở ngoại vi này ban đầu có phản ứng bị sốc và lúng túng trước Moskva, nhưng rồi nhiều nước đã nhanh chóng sử dụng cơ hội để khẳng định tư tưởng cải tổ của họ, tư tưởng mà bình thường sẽ khó mà biện hộ được. Cái sườn diễn giải lấy Moskva làm trung tâm này nhìn chung phản ánh sự thật lịch sử vì ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo của Liên Xô trong cộng đồng cộng sản thời kì ấy và còn vì thứ tự thời gian căn bản của các sự kiện. Nhưng khi áp dụng một khung diễn giải bao quát cho lịch sử, ta cần cảnh giác trước những nhược điểm của nó. Nhược điểm chính của các diễn giải lấy Moskva làm trung tâm là khuynh hướng bỏ qua và đánh giá thấp những điểm gốc tạo nên thay đổi chính trị ngoài những điểm gốc ở Moskva cùng những liên hệ và sự tương tác không nhất thiết tập trung ở Moskva. Trong một số trường hợp, điều này đưa đến sự giản lược hoá một hoàn cảnh lịch sử phức tạp và diễn giải sai lầm những liên hệ và sự tương tác giữa các nước cộng sản. 
Bài viết này xem xét tiến trình phê phán Stalin, hay còn hiểu là giải phóng, từ góc nhìn dựa vào sự liên hệ với Trung Quốc tại Đông Âu và Việt Nam – một góc nhìn đã hoặc bị đánh giá thấp hoặc bị bỏ qua trong những phân tích lấy Moskva làm chính [2] . Thuật ngữ “sự liên hệ với Trung Quốc” có ý nghĩa là một ảnh hưởng trực tiếp của Trung Quốc hoặc những diễn biến song song giữa các nước này và Trung Quốc. Bài viết này giới thiệu và liên hệ hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất là ảnh hưởng của Trung Quốc tại một số nước Đông Âu, và thậm chỉ cả ở Liên Xô, từ 1955 đến 1958. Thứ hai là sự thách thức chính quyền của các trí thức Việt Nam và phản ứng của chính quyền, cả hai cho thấy những sự tương tự thú vị giữa hai quốc gia. Sự liên hệ với Trung Quốc ở cả trường hợp Đông Âu và Việt Nam cho thấy rõ là có một nguồn gốc khác góp phần vào quá trình hạ bệ Stalin và thậm chí gợi ý về một khung thời gian mở rộng của các biến cố ngay từ đầu năm 1955 (tức là trước “Báo cáo mật” của Khrushchev) đến tận cuối 1958 (một năm sau khi Liên Xô dập tắt cuộc nổi dậy ở Hungary), và như thế giúp làm giàu thêm hiểu biết của chúng ta về cuộc khủng hoảng cộng sản toàn cầu nhờ các nguồn rộng hơn và khung thời gian dài hơn. 
 *          *           *
Trường hợp Đông Âu 
Đối với đa số các sử gia, ảnh hưởng quan trọng của Trung Quốc tại Đông Âu sau cái chết của Stalin bắt đầu với vai trò của nước này trong việc giải quyết khủng hoảng chính trị ở đó vào tháng 10 và 11 năm 1956[3] . Nói ngắn gọn, khi Moskva quyết định dùng vũ lực dập tắt cuộc nổi dậy của công nhân Ba Lan vào giữa tháng 10-1956, Bắc Kinh đã phản đối quyết định này với lý do là vấn đề Ba Lan xảy ra không phải vì âm mưu chống chủ nghĩa xã hội của phương Tây mà chủ yếu là do “chủ nghĩa sôvanh nước lớn” (ám chỉ sự kiêu ngạo và can thiệp của Moskva vào công việc nội bộ của các nước). Ngược lại, khi Moskva còn nhùng nhằng giữa việc dùng vũ lực hay để yên trước cuộc khủng hoảng Hungary vào cuối tháng 10, Bắc Kinh đã thúc giục Moskva gửi quân vào Budapest. Theo một số nguồn tư liệu Trung Quốc được công bố vào cuối thập niên 1990, từ ngày 19 đến 31 tháng Mười 1956, thời điểm khi cuộc khủng hoảng Ba Lan – Hungary lên đến cao trào, liên lạc và thảo luận giữa Moskva và Bắc Kinh cũng liên tục và dồn dập đến bất thường. 
Ngày 19-10, sau khi Đảng Cộng sản Ba Lan chọn Wladislaw Gomulka, người mà Kremlin xem là có thái độ đáng ngờ với Moskva, làm lãnh đạo mới, thì Pavel Yudin, đại sứ Liên Xô tại Trung Quốc, đã thông báo cho Bắc Kinh về tình hình gay go ở Warszawa, ám chỉ khả năng quân đội Liên Xô sẽ can thiệp ở Ba Lan. Mao Trạch Đông tức khắc mở cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng và quyết định không đồng ý với sự can thiệp quân sự do Moskva dẫn dắt. Ngày hôm sau, Mao gặp Yudin và yêu cầu ông thông báo cho Moskva về quyết định của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngay tức thì và “đúng từng chữ”. Ngày 21-10, Mao lại triệu đại sứ Liên Xô đến, một lần nữa bày tỏ lo ngại, và cũng cho biết sự không hài lòng trước việc Khrushchev công kích Stalin, điều mà phía Trung Quốc cho là đã tạo nên khủng hoảng. Cùng lúc đó, tình hình ở Hungary trở nên căng thẳng hơn và Moskva không còn nghĩ rằng kênh đại sứ là đủ hiệu lực. Vì thế, theo yêu cầu của Moskva, một phái đoàn Trung Quốc do Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình dẫn đầu đã đến Moskva ngày 23-10 và ở lại đó đến 31-10, khi mà xe tăng Nga tiến vào Budapest. Trong thời gian ở lại, phái đoàn Trung Quốc được thông báo về diễn biến ở Hungary và mỗi ngày đều nhận được sự tham vấn từ Khrushchev và các lãnh đạo khác của Liên Xô. Các thành viên trong đoàn thậm chí đã tham dự các cuộc họp khẩn của đoàn chủ tịch Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 24 và 26-10 ...
(còn tiếp)
----------------
Chú thích:
[1]Ghi chú của talawas: Do sự chậm trễ từ phía chúng tôi, bản dịch của Lê Quỳnh đã được hoàn thành từ lâu, nay mới có thể công bố trên talawas. Xin chân thành cáo lỗi cùng tác giả và dịch giả.
[2]Ví dụ, các sách tiếng Anh The Rise and Fall of Communism (tác giả Richard H. Hudelson, New York: Westview, 1993), The Communist Movement Since 1945 (Willie Thompson, Oxford: Blackwell, 1998),Eastern Europe Since 1945 (Geoffrey Swain và Nigel Swain, New York: St. Martin's, 1998) và The Rise and Fall of Communism in Eastern Europe(Ben Fowkes, New York: St. Martin's, 1993) không nhắc đến vai trò của Trung Quốc trong giai đoạn hạ bệ Stalin và giải quyết khủng hoảng Ba Lan – Hungary trong khi vẫn bám vào cách diễn giải nhấn mạnh đến Moskva. Việt Nam lại càng không nằm trong khuôn khổ phân tích lấy Moskva làm chính, và nhiều sử gia cộng sản thậm chí không biết tới trường hợp Việt Nam trong giai đoạn hạ bệ Stalin. Một tác giả viết rằng “Rõ ràng không đảng nào ở Nam Á hay Đông Nam Á bị rối loạn vì sự kiện hạ bệ Stalin, có lẽ vì cách nhìn của họ, vì là các tổ chức chủ yếu dựa vào nông dân và không dính đến Phòng Thông tin Cộng sản Quốc tế, ít gắn bó hơn với thái độ của Liên Xô hoặc sự quan trọng của ký ức về Stalin so với các đảng Đông Âu…” Phát ngôn này rõ ràng tách Việt Nam khỏi cuộc khủng hoảng trong thế giới cộng sản năm 1956-1957 chỉ vì cách mạng Việt Nam dựa vào nông dân và ít chịu ảnh hưởng hơn từ Moskva. Willie Thompson, The Communist Movement Since 1945, trang 77.
[3]Một ví dụ trong các tác phẩm ban đầu mang quan điểm này là “China and the Communist 'Thaw” của G. F. Hudson. Đây là lời bạt cho quyểnThe Hundred Flowers Campaign and the Chinese Intellectuals của Roderick Macfarquhar (New York: Praeger, 1960), trang 299. Một ví dụ gần đây của quan điểm này là quyển Mao's China and the Cold War của Jian Chen (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2001), trang 145.

(Nguồn: Yinghong/Talawa, bản tiếng Việt)

Tương quan giữa mô hình chính thể và phát triển quốc gia

Huỳnh Trọng Hiếu
Mới đây, Bắc Kinh vừa công bố một chương trình “cải cách sâu rộng” liên quan đến các vấn đề kinh tế và xã hội. Những hạng mục mà chính quyền Trung Quốc đang có kế hoạch thực thi giúp chúng ta xác nhận một cách chắn chắn hơn về tính chất nghiêm trọng của những bất ổn kinh tế và biến động chính trị - xã hội đang diễn ra tại quốc gia này.

Xuất phát từ tình hình an ninh thế giới và khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang ngầm chứa nhiều bất ổn, có nguy cơ dẫn đến những cuộc xung đột võ lực trên quy mô lớn khiến chính quyền Trung Quốc ngày càng chú trọng hơn đến các vấn đề trị an nội chính. Thông qua các cải cách mới mẻ này, Tập Cận Bình cùng giới lãnh đạo chóp bu muốn nhanh chóng ổn định tình hình chính trị quốc nội và kiện toàn bộ máy nhà nước để tập trung toàn lực giải quyết các tranh chấp quốc tế.

Cùng nhìn lại lịch sử nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ sau năm 1949. Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản đem chủ thuyết Mác-xít thay thế cho văn hóa truyền thống phong kiến Trung Hoa. Họ chối bỏ, thậm chí hủy hoại chủ thuyết Khổng giáo và áp đặt chủ thuyết Duy vật của Mác để biển đổi toàn bộ nền văn hóa, chính trị và kinh tế của Trung Hoa với ảo tưởng sẽ đưa dân tộc Hán trở thành một dân tộc vĩ đại.

Sau gần ba thập niên áp dụng chủ nghĩa Mác-xít vào quản lý nhà nước, nền văn hóa truyền thống tồn tại hàng ngàn năm bị tàn phá, xã hội trở nên điên đảo, kinh tế ngày càng khánh tận khiến Trung Hoa từ một cường quốc trở thành một quốc gia nghèo đói.

Mục tiêu cải cách của Đặng

Sớm nhận thấy nguyên nhân của những bất ổn kinh tế trong học thuyết Mác-xít, Đặng Tiểu Bình cùng với một số thành phần trong đảng quyết định đi vào cải tổ, biến nền kinh tế Trung Quốc từ một nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế tư bản. Mục tiêu của Đặng không ngoài điều gì khác hơn là khôi phục trật tự xã hội, đưa nền kinh tế Trung Quốc đến chỗ phồn thịnh, xiển dương văn hóa Khổng giáo.

Mặc dù những cải tổ của Đặng đưa đất nước đi theo con đường hiện đại hóa như các quốc gia Phương Tây nhưng Đặng cùng giới lãnh đạo từ chối mọi thay đổi chính trị. Có nhiều nguyên nhân khiến Đặng Tiểu Bình không đi theo mô hình dân chủ Phương Tây (hiện đại hóa nhưng không Tây phương hóa). Trong đó, ông tiếp tục duy trì ở Trung Quốc một chính quyền trung ương mạnh để trấn áp những quốc gia đòi tự trị với mục tiêu bảo tồn một lãnh thổ Trung Hoa toàn vẹn.

Những chính sách mà Đặng theo đuổi là để khôi phục và xây dựng nền văn minh Trung Hoa, khuếch trương chủ nghĩa Dân tộc đại Hán. Những tưởng thay đổi kinh tế có thể giải quyết được rốt ráo mọi vấn nạn quốc gia do quá khứ phong kiến và thời kỳ Cộng sản Mao để lại. Ông ta không nhìn thấy được mô hình chính thể Mác-xít là một trở ngại to lớn đối với sự phát triển quốc gia. Cho đến lúc chết, Đặng vẫn tin chắc rằng mô hình chính trị  Mác-xít cộng với một nền kinh tế tư bản sẽ đưa đất nước Trung Quốc trở thành một đại cường.

Trung Hoa ngày nay, sau hơn ba thập niên cải cách kinh tế, đang phải đối mặt với những thách thức mới. Những thách thức to lớn ngày hôm nay bắt nguồn từ sự sai lầm trong việc lựa chọn mô hình chính thể. Đặng Tiểu Bình đã không đủ sáng suốt cũng như quyền lực để thực hiện những nước đi cần thiết, có thể giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn đến mọi bất ổn.

Nền kinh tế tư bản chịu sự điều phối và can thiệp của nhà nước đã lộ rõ nhiều nguy cơ dẫn đến khủng hoảng và đổ vỡ. Việc chú trọng quá mức vào phát triển kinh tế dẫn đến sự hủy hoại môi sinh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Quản lý xã hội đáng lẽ ra phải được cân nhắc một cách khoa học bằng việc xây dựng các thành phần xã hội dựa trên sự bình đẳng. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc đã dùng đến sức mạnh võ lực để kiềm chế những xáo trộn thay cho hành động điều hòa các xung đột một cách tự nhiên.

Các quan chức nhà nước ngày càng giàu có nhờ tham nhũng và lạm quyền. Bộ máy nhà nước tổ chức không đồng bộ và thiếu minh bạch, các phe phái trong đảng tranh chấp quyền lực dẫn đến sự thiếu nhất quán trong chính sách ngoại giao và đối nội. Điều quan trọng nhất là chính quyền Trung Quốc đánh mất niềm tin trong dân chúng. Sự cộng hưởng của những bất ổn vừa kể sẽ trở thành nhân tố cốt lõi làm suy yếu nhà nước Trung Hoa.

Dân chủ và những biện pháp cải cách của Tập?

Thảm nạn của đất nước Trung Hoa ngày nay là hệ lụy tất yếu của việc áp dụng chủ nghĩa Mác-xít phi khoa học vào mô hình quản lý xã hội. Bị thôi thúc bởi những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của đất nước, Tập Cận Bình đề ra những biện pháp cải cách tình thế để đối phó với bất ổn. Những nổ lực mà Tập Cần Bình cùng giới lãnh đạo hiện nay đang thực hiện chỉ mang lại kết quả nhất thời, nó không đủ hiệu năng để làm cho đất nước Trung Hoa trở nên hài hòa và bền vững hơn.

Một thiết chế dân chủ mới là mô hình lý tưởng để giải quyết mọi bất ổn chính trị - kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Chính thể dân chủ tự thân có khả năng hoàn chỉnh một cách tự nhiên mà không bị sự áp đặt duy ý chí của bất kỳ thế lực nào. Bên cạnh đó, sự minh bạch trong mọi hoạt động chính trị, cơ chế kiểm soát và kiềm chế nhau trong các cơ quan công quyền, và một nền tảng luật pháp nghiêm minh cũng là điều kiện tối quan trọng để vận hành hữu hiệu bộ máy chính phủ.

Một ví dụ gần gũi để chúng ta dễ nhận biết tầm quan trọng của mô hình chính thể đối với quản lý quốc gia. Singapore và Đài Loan là hai tiểu quốc có đa số dân là người Hán, hai tiểu quốc này đã chứng minh hùng hồn cho khả năng quản lý kinh tế, chính trị, xã hội bền vững bằng thiết chế dân chủ. Trên đất nước này, đời sống dân chúng hạnh phúc, người dân được tôn trọng vì họ là chủ nhân của đất nước. Ở những quốc gia như thế, tinh thần dân tộc không cần kích động bằng thủ đoạn chính trị cũng sẽ hình thành một cách tự nhiên.

Trước những diễn biến quốc tế  khó tiên đoán, giờ đây chính quyền Bắc Kinh đang ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan để phục vụ cho những mưu đồ chính trị bên trong. Sẽ vô cùng khó khăn để thực hiện thành công chương trình này vì một thời gian dài, chính quyền đã đánh mất sự tin tưởng của dân chúng. Trong cuộc đối đầu với các cường quốc trên thế giới, chính quyền Bắc Kinh hoàn toàn đơn độc vì không nhận được sự ủng hộ từ nhân dân Trung Hoa. Những cải cách mà chính quyền vừa đưa ra sẽ không giải quyết được tất cả mọi vấn đề. Cách duy nhất là đảng Cộng sản phải hủy bỏ hệ thống chính trị Mác-xít mới đáp ứng được nhu cầu mà thực tế đòi hỏi.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. 

Huỳnh Trọng Hiếu

Huỳnh Trọng Hiếu là blogger tự do trẻ trong nước đấu tranh cho tự do, dân chủ cho Việt Nam.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét