Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Lượm lặt - TRUNG QUỐC MỞ RỘNG “GỌNG KÌM” TẠI KHU VỰC TRUNG Á

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
Điểm mặt 4 chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Việt Nam (PLXH). Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Bước tiến của dân chủ, đổi mới  (DV)   — Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã thành công tốt đẹp  (PLVN)
Quốc hội thông qua Nghị quyết đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh(PLVN)   —Quốc hội đề nghị ngành Tòa án rà soát án oan(PLVN)  —Siết chặt các hành vi tham nhũng để xóa tâm lý “chấp nhận đi tù”(PLVN)
Được kiện một trong hai hoặc cả hai  (PLTP)  -Vì nhà báo (cá nhân) và cơ quan báo chí (pháp nhân) cộng tác với nhau làm ra tác phẩm báo chí, cùng chịu trách nhiệm liên đới khi có thông tin gây thiệt hại cho công dân nên nhà báo và cơ quan báo chí đều có thể bị kiện ra tòa.

KINH TẾ
VĂN HÓA-THỂ THAO
Mùa bẫy (Tin tức).
GIÁO DỤC-KHOA HỌC
XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG
Đại diện gói tài trợ 10 tỉ USD lộ chân tướng lừa đảo  (LĐ)   —-Đổ xăng, phóng hoả đốt nhà lúc nửa đêm: Chỉ vì con hàng xóm hay khóc  (LĐ)
Vụ nữ điều dưỡng đâm đồng nghiệp 5 nhát: Vẫn chưa hết bàng hoàng  (TNO)    —-600 bánh heroin lọt qua cửa khẩu vì máy soi 1,2 triệu USD bỗng dưng… bị hỏng?(TNO)    —-  Đột nhập nhà bạn gái để cướp(TNO)    —-Bị chồng sắp cưới khống chế cướp lại nhẫn đính hôn  (MTG)
Thương gia Việt kiều chết thảm vì “tình lỡ” với con gái nuôi  (DV)   —Tử hình kẻ hạ sát bạn gái, cướp tài sản  (DV)   —Nghi vợ ngoại tình, cài bom xăng giết “tình địch”  (DV)   —-Chi tiết cuộc vây bắt tên cướp manh động có súng và lựu đạn  (DV)   —-Đột nhập vào nhà, trút “mưa dao” vào 2 mẹ con bạn gái (DV)   —-  Ghép ảnh sex trên Facebook để tống tiền (DV)
Người trong cuộc nói gì về “cáo buộc” nhà báo Thu Uyên lừa dối?  (DV)   —Hàng trăm người vây tiệm vàng nghi vỡ nợ gần 170 tỷ- (NĐT)   —-Hàng chục chủ nợ vây tiệm vàng trong đêm (NLĐO)
Hàng nghìn người vây quanh hiện trường vụ đốt xác phi tang  – (NĐT)   —Clip: Lái xe ôm bị giết, đốt xác phi tang- (NĐT)   —-Nữ giám đốc ‘ẵm’ hàng tỷ đồng bỏ trốn  (NĐT)   —   ‘Chủ tịch tỉnh Bình Dương trả lời như vậy là phạm luật’ (NĐT)
Thêm một nghi án oan chấn động vùng quê nghèo- (NĐT)   —-Vụ Nguyễn Thanh Chấn: ‘Người bình thường cũng biết là ép cung…’- (NĐT)
Bắt Hoàng “cọt” cùng băng cướp liên tỉnh  (PLTP)    —-Nhóm côn đồ to gan bắt giữ cả cảnh sát hình sự  (PLVN)    —-Mới thụ lý vụ việc, cán bộ điều tra đã vay mượn tiền của đương sự (!?)(PLVN)Chú không vợ 7 năm làm trò loạn luân với cháu ruột thơ dại(PLVN)
Đánh nhau để mua hàng giảm giá ở siêu thị   (TP)    —-Bi kịch chồng ôm 1,5 tỷ đồng kiếm quý tử  (TP)   —-Hoàng Việt tâm sự về mối tình ‘động trời’ với Yvonne Thúy Hoàng  (TP)
Hy hữu: 2 vụ “hoán vợ đổi chồng” có thật ở Việt Nam  (PNTD)

QUỐC TẾ 

Di tích bị xâm hại ở "nội hàm tâm linh"?

Đền Vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư, Ninh Bình.
Dự luận gần đây xôn xao về những vụ việc “yểm bùa”, “đọc chú” có thể triệt hạ long mạch, ngưng trệ nguyên khí của đất nước… Chúng tôi xin đưa ra những phản ánh thực tế mang tính phòng ngừa để có thể tránh những tổn thương trong “nội hàm tâm linh” nếu có.

Tháng 10 vừa qua, Lớp bồi dưỡng Lý luận Phê bình Nghệ thuật biểu diễn được Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho đi thăm quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.
Xung quanh những điều bí ẩn
Khi đến Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, một di tích lịch sử cấp Quốc gia, nơi còn khắc ghi niềm tự hào dân tộc: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An” (Nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt sánh ngang với nước Tống - Kinh đô Hoa Lư bề thế như kinh đô Tràng An), chúng tôi có gặp một nhóm người nước ngoài có những việc làm như đang “hô thần đuổi tượng” của ta vậy. Trong nhóm, có một người đàn ông đi vào sát tận nơi bức tượng của vua Đinh Tiên Hoàng, miệng niệm chú, tay bắt quyết họa phù đồng. Chúng tôi lập tức đi sát, và cử một bạn trong nhóm ra thông báo với Ban quản lý. Khi thấy có người vào, ông ta tỏ vẻ khó chịu và đi ra bên ngoài. Tình trạng này lại diễn ra khi chúng tôi đi sang bên Đền thờ Thái hậu Dương Vân Nga và không thấy có ai trong Ban quản lý Đền trực bên trong.
Lại nhớ đến vụ "yểm bùa" ở Đền Hùng mới đây, hòn đá này cao khoảng 50cm, bề rộng nhất khoảng 35cm, hình cánh buồm, được đặt trên bệ hình bát quái. Mặt trước và sau của hòn đá có nhiều ký tự cổ, dấu ấn vuông, họa tiết phức tạp, khó hiểu… Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, "yểm bùa" ở Đền Hùng ngày nay cũng như "yểm bùa" ở sông Tô Lịch ngày xưa đều nhằm triệt hạ long mạch, ngưng trệ nguyên khí của đất nước, làm suy giảm đại linh, suy giảm linh khí của tổ tiên.
Sau sự việc ở Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, chúng tôi có trao đổi ý kiến với người của Ban Quản lý rằng, khi thấy những hành động lạ, Ban quản lý cần quan tâm, hỏi han và hướng dẫn người nước ngoài cụ thể hơn. Dù những điều kỳ bí “yểm bùa” ở Đền Hùng hay “đọc chú” ở Đền Vua Đinh nêu trên chưa được lý giải một cách khoa học, nhưng rõ ràng có dấu hiệu khác thường trong tâm linh, đặc biệt tại những di tích lịch sử mang tầm quốc gia. Với những sự việc có liên quan đến khách nước ngoài thì chúng ta cũng nên có những yêu cầu, hướng dẫn họ thực hiện đúng pháp luật một cách nghiêm túc.
Luật có nhưng cần cụ thể
Trước xôn xao của dư luận về yểm bùa tại Đền Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh trong phiên chất vấn Quốc hội có trả lời: “Chúng tôi khẳng định đây là việc làm trái với Luật Di sản và có công văn yêu cầu UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo ban quản lý di tích đưa hòn đá ra khỏi Đền Hùng và việc này đã được làm xong”. Bộ trưởng cũng nói rằng: “Theo quy định của Luật thì các di tích phải được bảo vệ nguyên trạng, đền Hùng là di tích quốc gia đặc biệt, việc tu bổ tôn tạo các di tích này đều phải có ý kiến của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Trong trường hợp này, nếu địa phương báo cáo, xin ý kiến Bộ thì chúng tôi sẽ có cả một hội đồng chuyên gia thẩm định thì chắc chắn sẽ không xảy ra sự cố đáng tiếc như vậy”.
Sự việc đã xảy ra nhưng lại không có sự báo cáo kịp thời, phải chăng là những hướng dẫn của Luật còn chưa được cụ thể và lực lượng quản lý các di tích lịch sử đặc biệt là các di tích lịch sự quan trọng của quốc gia còn mỏng? Nên chăng chúng ta cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, để chính nhân dân chủ động nêu cao tinh thần gìn giữ di tích lịch sử để tránh được những tổn thương về “nội hàm tâm linh” nếu có.
Minh Hòa

2134. TRUNG QUỐC MỞ RỘNG “GỌNG KÌM” TẠI KHU VỰC TRUNG Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM (Tài liệu tham khảo đặc biệt)
Thứ Hai, ngày 25/11/2013
TTXVN (Hong Kong 22/11)
Theo Thời báo châu Á trực tuyến, chuyến công du đầy tham vọng gần đây nhất (trong tháng 9) của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước cộng hòa Trung Á đã gây bất ngờ cho giới chính trị trong khu vực. Từ những quan điểm của các quốc gia khu vực Trung Á cho thấy dường như rõ ràng rằng Bắc Kinh đang diễu qua mặt Moskva ở Trung Á cũng có các mối quan hệ bằng cách cung cấp nhiều tiền hơn nữa và ít can thiệp hơn so với các kế hoạch hội nhập thường rắc rối của Điện Kremlin. Tuy nhiên, các mối quan hệ thân mật giữa Bắc Kinh và các quốc gia khu vực Trung Á lại trái ngược hoàn toàn với thái độ của nhân dân các nước này đối với Trung Quốc.

Truyền thông địa phương, các nhóm chống đối và ý kiến của người dân thường hoài nghi về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Trung Á. Mặc dù có sự khác biệt giữa các nước cộng hòa hậu Xô viết trong khu vực, nhưng vẫn có một số chủ đề cụ thể xuất hiện trở lại – mối quan tâm về những lao động người Trung Quốc, các tranh chấp đất đai và lãnh thổ cùng sự hoài nghi về việc quản lý các thỏa thuận thương mại.
Người dân các quốc gia này trải qua cơ hội sáp nhập với sự lo lắng và sự đối kháng. Phản ứng giữa các quốc gia cũng khác nhau, do những sự khác biệt giữa các chính phủ và những chính sách tạo ra các cấp độ quan hệ khác nhau với Trung Quốc, và do đó dẫn đến những kinh nghiệm và thái độ khác nhau giữa người dân của các quốc gia nói chung. Bài viết này minh chứng cách thức mà giới tinh hoa và người dân trong khu vực hình thành quan điểm và thái độ của họ đối với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, cũng như giải thích lý do tại sao và làm thế nào điều đó xẩy ra trong mỗi quốc gia và trên toàn khu vực.
Tư tưởng non trẻ chống Trung Quốc đã biến thành bạo lực ở một số quốc gia trong những năm gần đây, và thường được thể hiện qua thái độ thù địch đối với người di cư Trung Quốc. Phong trào quần chúng nhân dân “Bảo vệ người Kyrgyzstan” tại nước Cộng hòa Kyrgyzstan, được thành lập bởi một cựu chủ tịch quốc hội, nhằm mục đích ngăn chặn các cuộc di cư bất hợp pháp của người lao động Trung Quốc và đối đầu với hoạt động kinh doanh của một Trung Quốc “đói khát”, đã bùng lên thành một chiến dịch công khai tại Kyrgyzstan được tổ chức bởi phái “Tự do Nhân dân” với sự hỗ trợ của giới truyền thông nước này. Sự bất mãn tương tự tồn tại ở nước láng giềng Tajikistan, nơi Đảng Phục hưng Hồi giáo và phong trào quần chúng “Tổ quốc” chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này.
Tuy nhiên, các chính quyền trong khu vực đã chào đón Trung Quốc như một cường quốc kinh tế đang lên ở khu vực Trung Á. Rõ ràng, Trung Quốc đem lại cho họ nhiều điều, cả về kinh tế lẫn một sự thay thế cho điều mà các chế độ này xem như là sự can thiệp chính trị bởi sự củng cố hơn nữa của các cường quốc trong khu vực – Mỹ và Nga. Như Tổng thống Uzbekistan Islam Karimov đã vui vẻ nhận xét: “Trong 22 năm quan hệ song phương giữa Uzbekistan và Trung Quốc, và ngay cả sau này, Trung Quốc không bao giờ đặt ra bất kỳ yêu cầu chính trị nào”.
Các tổng thống và giới tinh hoa cầm quyền xem Bắc Kinh như nơi mang đến một cuộc sống vĩnh viễn cho sự sống còn chính trị của họ trong việc chống lại các đối thủ trong nước và những mối đe dọa từ bên ngoài. Đối với những nhân vật này, dòng tiền mặt của Trung Quốc và các dự án phát triển lớn giúp họ củng cố một hình ảnh lãnh đạo có năng lực và khả năng quản lý kinh tế.
Các chế độ ở khu vực Trung Á cũng coi Trung Quốc như một bức tường chống lại những yêu cầu của phương Tây về nhân quyền và dân chủ.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) về cơ bản do Trung Quốc đứng đầu đã hợp pháp hóa và bảo vệ các chế độ độc tài trên trường quốc tế bằng cách đi theo một “con đường phát triển đặc biệt”. Cuộc đấu tranh của SCO chống lại “thế lực đen tối” là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan, phù hợp với những lợi ích cơ bản của các quốc gia khu vực Trung Á bằng cách tạo ra không gian để vô hiệu hóa những kẻ thù ở trong nước.
Trung Quốc cũng đưa ra một lựa chọn thay thế đáng hoan nghênh đối với chủ nghĩa gia trưởng của Nga. Do kế hoạch hội nhập của Nga tại khu vực Âu-Á hậu Xô viết gây lo ngại trong khu vực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhiều lần nhấn mạnh sự tôn trọng của Trung Quốc đối với chủ quyền khu vực Trung Á. Tình trạng “khát” những bản thỏa thuận năng lượng của Trung Quốc, và việc nước này sẵn sàng đặt những thỏa thuận đó lên trên các vấn đề chính trị, đã làm suy yếu khả năng của Nga trong việc sử dụng những ràng buộc về kinh tế.
Các chế độ này không đủ khả năng chống lại Nga, nhưng có đôi lần họ quay sang Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ nhằm chống lại những yêu cầu của Nga, đặc biệt là trong các tranh chấp về năng lượng. Chẳng hạn Chính phủ Turkmenistan đã thành công trong việc phái triển các dự án năng lượng với Trung Quốc, thoát khỏi áp lực từ Tập đoàn Gazprom của Nga. Turkmenistan đã ủng hộ một đường ống dẫn khí do Trung Quốc tài trợ chạy từ mỏ khí đốt Galkynysh của Turkmenistan qua Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan, kết nối các quốc gia Trung Á. Tương tự như vậy, cựu Tổng thống Kyrgyzstan Kurmanbek Bakiyev, trước khi bị lật đổ, đã phản ứng trước sự can thiệp của Nga vào các vấn đề của nước này bằng cách đề nghị trao các dự án cơ sở hạ tầng chung giữa Kyrgyzstan và Nga cho các doanh nghiệp Trung Quốc.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo khu vực vẫn duy trì các mối quan hệ văn hóa và chính trị mạnh mẽ với Moskva. Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan đã gia nhập Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể của Moskva, và đã tiến tới các khối Liên minh Hải quan và Liên minh Âu-Á của Nga. Việc hợp tác với Trung Quốc cũng bị hạn chế bởi người dân không thoải mái về sức mạnh, ảnh hưởng kinh tế và sự hiện diện vật chất của Trung Quốc thông qua các dự án cơ sở hạ tầng và nguồn lao động di cư.
Kết quả thăm dò ý kiến trong nước về sự hiện diện của Trung Quốc trong khu vực cũng tương đối khác nhau giữa các quốc gia, và kết quả này dường như bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự hiện diện tương đối hay không có tự do ngôn luận, đa nguyên chính trị và truyền thống độc lập. Các cuộc thăm dò trong xã hội tương đối tự do của Kyrgyzstan, Kazakhstan và Tajikistan cho thấy dư luận trái ngược nhau về sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực. Phe đối lập chính trị ở các nước cộng hòa thường sử dụng cách chỉ trích “sự bành trướng của Trung Quốc” để thách thức các chế độ. Ở các nước tương đối độc đoán như Uzbekistan và Turkmenistan, không có cuộc thăm dò ý kiến công chúng nào đáng tin cậy nên gây khó khăn cho việc đánh giá về thái độ của người dân.
Nguồn gốc lớn nhất gây phản đối ở Kyrgyzstan và Tajikistan là lượng lao động nhập cư Trung Quốc. Tại Kyrgyzstan và Tajikistan, sự bùng nổ của lao động người Trung Quốc đã làm gia tăng sự cạnh tranh với các cộng đồng địa phương trong các công việc khai thác mỏ, nông nghiệp, xây dựng, thương mại và giao thông vận tải. Việc tiếp tục gia tăng số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc ở cả hai nước này đang gây nên sự giận dữ trong các hiệp hội thương mại và các cộng đồng địa phương ở Kyrgyzstan, Kazakhstan, Tajikistan và cộng đồng địa phương. Đặc biệt, Uzbekistan đã thiết lập một chế độ thị thực nghiêm ngặt để hạn chế việc di cư nhưng lại chào đón sự đầu tư của Trung Quốc. Tại hai quốc gia giầu có hơn là Kazakhstan và Turkmenistan, nơi mà Bắc Kinh đang tập trung vào lĩnh vực năng lượng, lao động nhập cư không phải là một vấn đề lớn.
Không có những ghi nhận về bạo lực chống lại các công ty hoặc công nhân của Trung Quốc ở Uzbekistan và Turkmenistan, nơi mà các chế độ độc tài có thể có những hành động đàn áp mang tính thù địch, trong khi chế độ Tổng thống Nursultan Nazarbayev của Kazakhstan lại thể hiện sự khoan dung đối với những tình cảm chống Trung Quốc bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những hành vi tấn công. Tại các quốc gia nghèo hơn là Kyrgyzstan và Tajikistan, những cuộc đụng độ bạo lực với công nhân Trung Quốc, các cuộc tấn công vào các công ty Trung Quốc và những vụ ám sát các doanh nhân Trung Quốc thường xuyên xẩy ra.
Các cuộc xung đột lẻ tẻ giữa công nhân Trung Quốc và người dân địa phương đã gia tăng ở Tajikistan trong vòng 5 năm qua, do cả việc di cư và mua lại đất của Trung Quốc ở nước này. Các số liệu thống kê của Cơ quan quản lý lao động di trú Tajikistan cho thấy dòng lưu chuyển ngày càng tăng của công nhân Trung Quốc từ năm 2007. Đến năm 2010, ước tính số người Trung Quốc ở Tajikistan đã đạt 82.000 người. Năm 2011, cộng đồng người Tajikistan đã rất giận dữ khi chính phủ nước này cho Trung Quốc thuê 2.000 ha đất nông nghiệp, một tuần sau quyết định từ bỏ quyền sở hữu 1.100 km2 đất tranh chấp dọc biên giới với Trung Quốc.
Có một quan niệm phổ biến ở khu vực Trung Á rằng Trung Quốc khuyến khích di cư để giảm áp lực quá tải dân số, và sắp xếp các nhóm công dân Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến chính trị tại các quốc gia Trung Á này. Ông Rustam Haidarov, chuyên gia người Tajikistan khẳng định: “Đây là chiến lược của Trung Quốc để tái định cư người dân của họ ở các nước khác nhau. Đó là chính sách của Trung Quốc. Họ chiếm đóng từ từ, thận trọng. Họ hiện thực hóa những mục tiêu của mình ở Tajikistan và gây ảnh hưởng đến chính sách kinh tế của chúng tôi, Theo thời gian, việc này sẽ dẫn đến ảnh hưởng tới lĩnh vực chính trị”. Ông Muhtar Auezov, cựu Đại sứ Kazakhstan tại Trung Quốc, đã mô tả “sự hiện diện đông đảo” của công dân Trung Quốc ở Kazakhstan là kết quả của “vấn đề cơ bản về quá tải dân số của Trung Quốc”.
Những thỏa thuận thương mại và cơ sở hạ tầng cũng gây ra sự hoài nghi và oán giận ở các quốc gia Trung Á, do các nhóm đối lập nghi ngờ về khả năng của các chính phủ trong việc đàm phán và quản lý những thỏa thuận nằm trong lợi ích quốc gia. Mối quan hệ của Kazakhstan với Bắc Kinh là một trường hợp điển hình: Astana đã rất thành công trong việc làm giảm những quan ngại về sự phụ thuộc vào Trung Quốc, nhưng họ đã làm như vậy bằng cách cam kết hạn chế sự tham gia của Trung Quốc vào lĩnh vực năng lượng của đất nước.
Tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Dầu khí Kazakhstan đã cam kết rằng thị phần của Trung Quốc trong sản xuất dầu mỏ và khí đốt ở Kazakhstan sẽ giảm từ mức 24% xuống còn 7-8%. Các chuyên gia công nghiệp độc lập dự đoán rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì phần của họ trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt của Kazakhstan trong phạm vi từ 20% đến 30% – và bản thỏa thuận 5 tỷ USD hồi tháng 6 trong đó Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) tiếp quản 8,7% cổ phần trong công ty dầu mỏ lớn nhất của Kazakhstan, Kashagan, từ tay Tập đoàn ConocoPhillips, đã cho thấy rõ ràng rằng sự hiện diện của Trung Quốc trong lĩnh vực năng lượng của nước này vẫn đang gia tăng. Đánh giá này cũng cho thấy khả năng xẩy ra căng thẳng vì Trung Quốc tiếp tục gây sức ép nhằm có được nhiều thỏa thuận năng lượng hơn nữa với quốc gia này.
Ở Kyrgyzstan, các phe phái dân tộc chủ nghĩa, các tổ chức thanh niên và các nhóm đối lập cho rằng chỗ đứng của Trung Quốc tại nước này là một mối đe dọa sắp xẩy ra đối với các lợi ích quốc gia của họ. Một loạt vụ bê bối được công bố liên quan tới các doanh nhân Trung Quốc hối lộ và tham nhũng đã khiến công chúng trở nên nhậy cảm hơn trong các thỏa thuận kinh doanh với Trung Quốc.
Mặc dù nhiều chuyên gia phân tích chính trị và các chuyên gia kinh tế Kyrgyzstan có quan điểm tích cực về đầu tư cơ sở hạ tầng tổng thể và năng lượng của Trung Quốc, nhưng họ thường xuyên chỉ trích công tác quản lý của chính phủ. Chẳng hạn, cuộc kiểm tra của “Hãng thông tấn 24.kg” có trụ sở ở Bishkek đối với các điều khoản của hợp đồng thương mại giữa Cơ quan truyền tải điện năng Tebian của Trung Quốc và Chính phủ Kyrgyzstan đã kết luận rằng Chính phủ Kyrgyzstan vi phạm luật đấu thầu. Các chuyên gia khác, chẳng hạn như chuyên gia cố vấn chính sách công Azamat Akeleyev, cảnh báo rằng Kyrgyzstan đang gánh chịu các khoản nợ lớn từ Trung Quốc mà nước này sẽ phải hoàn trả sớm.
Nói một cách tổng quát hơn, những người chỉ trích Chính phủ Kazakhstan mô tả chính quyền là ngây thơ và chịu sự thao túng của các nhà ngoại giao Trung Quốc. Cựu Đại sứ Kazakhstan tại Trung Quốc Muhtar Auezov nói rằng Kazakhstan thiếu các chuyên gia về các vấn đề chính trị nội bộ và đối ngoại, khiến cho Astana khó tránh khỏi việc mắc phải những âm mưu lâu dài của Trung Quốc tại nước này và khu vực Trung Á. Ông Muhtar Auezov cũng tỏ ra nghi ngờ về khả năng hiện tại của Cơ quan tình báo đối ngoại Kazakhstan trong việc phân tích những ý định của Trung Quốc đối với nước này trên diện rộng, và nhấn mạnh sự bất lợi đang diễn ra đối với Astana trong những vấn đề quan trọng như các nguồn nước xuyên biên giới hiện được khai thác một cách hiệu quả dưới sự lãnh đạo của Trung Quốc. Những quan điểm tương tự thường được bầy tỏ bởi chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc Kazakhstan.
Như chuyên gia Deirdre Tynan thuộc Nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế nhận xét, “các chính phủ của khu vực Trung Á coi Trung Quốc là một đối tác giầu có và giầu thiện chí, nhưng trên thực tế rất ít việc được thực hiện để giảm bớt căng thẳng giữa lao động Trung Quốc và cộng đồng địa phương nơi họ tới làm việc”. Các chính thể độc tài của khu vực cũng như ưu tiên của Trung Quốc trong việc tập trung ngoại giao vào các nhóm tinh hoa nhỏ, kết hợp với nhau khiến các chương trình tiếp cận cộng đồng địa phương bị xao lãng, đang tạo ra những tranh cãi có thể gây hạn chế hơn nữa cho việc hội nhập kinh tế.
Bất chấp những thách thức trên, chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh nhằm cải thiện những nỗ lực quan hệ công chúng trong khu vực và nhằm mở rộng những nhận thức tích cực về Trung Quốc. Quan trọng hơn, hoạt động thương mại bùng nổ với Trung Quốc và những tiến triển kinh doanh của Trung Quốc tại khu vực Trung Á đã thúc đẩy các nền kinh tế trong khu vực và về lâu dài điều này có thể giúp xóa bỏ mối hoài nghi trong khu vực, mở đường cho hội nhập kinh tế sâu hơn./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét