Tổng số lượt xem trang

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Lê Đức Thọ: Tội Phạm Chiến Tranh & DÂN CHỦ LÀ GÌ?

Lãnh đạo VN: Vì sao nhiều nhưng không manh, mới nhưng vẫn cũ?

Hai tân Phỏ Thủ tướng Vũ Đức Đam (trái) và Phạm Bình Minh

Ngày 13/11, Quốc hội vừa "nhất trí cao" thông qua việc bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng mới nâng tổng số Phó Thủ tướng của Việt Nam lên con số 5 tròn trĩnh và có lẽ là nhiều nhất thế giới! Cá nhân tôi vốn ngưỡng mộ hai nhân vật này và tin rằng họ sẽ còn tiến xa hơn thế. Điều tôi muốn nói ở đây là cái cách thức lựa chọn và bổ nhiệm lãnh đạo ở Việt Nam và những hệ lụy của nó.

Xung quanh sự kiện này có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến chung nhất cho rằng cách bổ nhiệm lãnh đạo như vậy "chỉ có ở Việt Nam" - đất nước mà  lúc nào cũng ở "thời kỳ quá độ" mãi mê tìm tòi khám phá những điều mà nhân loại đã đi qua rồi! Đó cũng là lý do tại sao Đảng, Chính phủ và Quốc hội liên tục kêu gọi "cải cách hành chính"và "tinh giản biên chế"..., nhưng đội ngũ công chức không ngừng tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế; tại các lễ hội, phần giới thiệu danh sách đại biểu thường dài đến sốt ruột! 

 Sở dĩ việc bổ nhiệm cùng lúc 2 phó Thủ tướng mới được dư luận hoan nghênh trước hết là vì người Việt Nam đã quá thất vọng với giới lãnh đạo già nua bảo thủ và giờ đây rất sẵn lòng chào đón những gương mặt trẽ hơn. Tuy nhiên, đó là thứ tình cảm nhất thời khiến người ta quên đi những điều kiện khác mà Việt Nam đang rất cần, đó là tầm nhìn và bản lĩnh độc lập của người lãnh dạo. Thực tế thế giới cho thấy không phải độ tuổi trẻ hay già mà tầm nhìn và bản lĩnh độc lập mới là yếu tố cần thiết nhất của một nhà lãnh đạo. Ở nhiều nước, kể cả các nước phát triển, độ tuổi lãnh đạo có thể rất trẻ nhưng cũng có thể khá già dặn (như Lý Quang Diệu của Singapore, Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc v.v...) vì ở đó người ta căn cứ vào bản lĩnh và tầm nhìn để lựa chọn lãnh đạo. Tất nhiên tầm nhìn cần được thể hiện công khai, tốt hơn hết là bằng cương lĩnh và chương trình hành động cụ thể, đủ sức thuyết phục trước công chúng. Đó cũng là thước đo để đánh giá công tác trong suốt nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo ngoài việc tuân thủ nguyên tắc công tác và nghĩa vụ đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, điều quan trọng là phải tỏ rõ bản lĩnh và lập trường riêng của mình nhằm đảm bảo thục hiện cương lĩnh hành động đã cam kết. Trong trường hợp cảm thấy không đủ sức thực hiện hoặc bị người khác ép buộc từ bỏ chính kiến của mình thì bản thân họ sẽ tự nguyện từ chức mà không  cần đợi hết nhiệm kỳ. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Đức, Pháp v.v...việc từ chức hoặc bị cách chức là hoàn toàn bình thường nhằm đảm bảo hoạt động của guồng máy  và vì lợi ích của quốc gia. Đó là một đặc điểm của phong cách lãnh đạo trong thế giới hiện đại.  

Tiếc rằng điều này chưa có và có lẽ còn lâu mới có trong nền chính trường Việt Nam-nơi sản sinh ra khái niệm "lãnh đạo tập thể" gây nhiều tranh cãi. Tâm lý "kéo áo nhau" cùng lên, cùng xuống... cũng là một đặc thù của nền chính trị Việt Nam. Còn nhớ sự kiện giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ 8, hàng loạt lãnh đạo chủ chốt đã cùng nhau nghĩ hưu tạo ra một sự "hụt hẩng" không cần thiết, trong đó sự ra đi của ông Võ Văn Kiệt được cho là một sự thiệt thòi" cho đất nước. Như một biện pháp vớt vát người ta đã cho ra đời quy chế "cố vấn" khiến cho cơ chế lãnh đạo càng thêm rườm rà. Đó chỉ là một trong những biểu hiện của cung cách lãnh đạo lạc hậu tại đất nước này. Nghe nói trong quá trình họp Quốc hội vừa qua đã có ý kiến đề nghị 2 vị Phó Thủ tướng được đề cử trình bày chương trình hành động..., nhưng không hiểu vì lý do nào, đến nay vẫn chưa thấy gì ngoài những lời phát biểu chung chung.  Đây chính là một  lổ hổng trong quy trình lựa chọn và đề bạt cán bộ ở Việt Nam như nó vốn dĩ vẫn thế. Vẫn biết, nếu xét từng cá nhận lãnh đạo Việt Nam không thiếu người tài và bản lĩnh, nhưng tiếc thay họ không được tạo điều kiện để thể hiện một cách công khai trước công chúng, do đó sau khi nhận nhiệm mới vụ họ thường dễ trở nên tự mãn, tự phụ và xa dần với quần chúng nhân dân, thậm chí trở nên quan cách, độc đoán. Không có cương lĩnh hành động từ trước, họ thường lúng túng và dẽ bị ảnh hưởng, thậm chí bị thao túng bởi giới lãnh đạo đàng anh. Là thiểu số mới lên họ dẽ bị rơi vào thế "thiểu số phải phục tùng đa số". Rốt cuộc họ chỉ còn cách lựa chọn, một là chịu "bị đồng hóa" bởi ê kíp cũ, hai là bị loại bỏ giữa chừng, ba là "bị liệt vị" không thể phát huy được gì trong một guồng máy tập thể đã an bài.  Nhiều người hẳn còn nhớ trường hợp cố Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã bị "loại bỏ" như thế nào trước sức ép của các thế lực "thù trong giặc ngoài" vào những 1980. Ngay cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp nổi tiếng về phong cách và bản lĩnh cũng đã từng là nạn nhân trong nhiều năm liền. Rất nhiều trường hợp người tài đức đã "biến mất" trong quá trình vận hành nền chính trị của đất nước này. Thực tế cho thấy không chỉ bản thân họ bị "ngã ngựa giữa dòng" và sự nghiệp của đất nước cũng bị ảnh hưởng. Sự thật phủ phàng và trớ trêu đến nỗi nhiều người đã rút ra bài học rằng muốn làm nên sự nghiệp lớn trước hết hãy biết bảo vệ mình...bằng cách dĩ hòa vi quý (!). Nhưng thực ra đó chỉ là cách ngụy biện thuận tiện nhất đối với những kẻ cơ hội chờ thời. Liệu đất nước này có thể cải cách và phát triển với một đội ngủ quan chức với quan niệm đầy thực dụng như vậy không?

Thiết nghĩ, điều Việt Nam đang thiếu hiện nay không chỉ là lãnh đạo trẻ mà là lãnh đạo có bản lĩnh và tầm nhìn với phong cách hiện đại. Họ phải là người dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Chí có những lãnh đạo như thế mới có thể công phá vào cái lô cốt được xây bằng thứ vật liệu của sự dối trá và mị dân cùng những khái niệm mơ hồ như "lãnh đạo tập thể", "nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên", "đấu tranh phê và tự phê" v.v... Khi nào còn thiếu vắng những lãnh đạo như thế thì chưa thể hy vọng đất nước ra khỏi tình trạng trì trệ và bảo thủ đã ăn sâu bám rể trong trong thời gian dài./.               

Hội nghị “Ủy ban Đàn Két Công giáo” sắp tới: Sẽ nhiều trò vui

Hội nghị “Ủy ban Đàn Két Công giáo” sắp tới: Sẽ nhiều trò vui
Linh mục Oanh và Mặt trận Hà Nội nhất trí cử bà Đỗ Thị Thái, đảng viên nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận huyện Thường Tín vừa nghỉ hưu nay đưa sang làm Phó Chủ tịch “đàn két” Hà Nội và định tiến cử vào Đoàn Chủ tịch “ đàn két” Trung ương. Bà Thái đâu có là người Công giáo? Bà này lấy chồng là Thượng tá công an không làm phép cưới, con cái cũng không ai theo đạo, bản thân bà cũng không giữ đạo bao giờ làm sao có thể thay mặt giáo dân Hà Nội?. Không biết xứ La Phù và Tòa TGM Hà Nội có ra thông báo như TGM Bắc Ninh khẳng định Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu ở “đàn két” Bắc Ninh là Hà Nội không có giáo dân nào là Đỗ Thị Thái không?
thumoiUBDK
Theo lịch trình thì đại hội VI của Ủy ban “đàn két” như người dân ở đây vẫn gọi sẽ diễn ra trong 2 ngày 19 và 20-11-2013 tại Nhà hát Âu Cơ. Không biết do ngầm phản kháng lại  dư luận cho rằng mấy vị tham gia Ủy ban “đàn két” chẳng phải người mà là ngợm, là vật nên giấy mời họp lần này in hẳn hai chữ “người” (xem ảnh). Theo logic thì hai lần phủ định là lần khẳng định. Không biết hai lần khảng định như giấy mời có được thành phủ định không? Ban tổ chức lại chọn Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ ở số 8 Huỳnh Thúc Kháng để diễn đại hội. Quả thật ý nghĩa và người ta hy vọng sẽ có nhiều trò hay.
Trước hết là về nhân sự. Năm ngoái, linh mục Nguyễn Công Danh- Chủ tịch cái Ủy ban “đàn két” này nói rằng không thể để cái tổ chức này thành hội người siêu cao tuổi được. Linh mục, tu sĩ nào quá 75 tuổi, giáo dân nào quá 70 tuổi thì nghỉ đi cho người trẻ tham gia. Nhưng khi Tòa TGM Sài Gòn cho cả linh mục Nguyễn Công Danh và Phan Khắc Từ nghỉ coi xứ thì các vị lại có vẻ “ buồn” và muốn tiếp tục đóng góp cho “đàn két” vì sưu tập chưa đủ bộ huân chương mặc dù các cụ lẩm cẩm quá rồi.
lmncdanh
Linh mục Nguyễn Công Danh
Một GSTS đi dự hội thảo do Ủy ban “đàn két” tổ chức ở Đà Nẵng hồi tháng 6-2013 kể rằng, cụ Danh đọc ba lần diễn văn khai mạc mới đúng. Lúc đầu cụ đọc bản bế mạc, người ta bảo đã khai mạc đâu, cụ lại lôi tờ khác ra đọc, lại là hội nghị hôm sau, cuối cùng phải một người lên đưa tờ khai mạc cụ mới đọc đúng. Khổ nỗi đám văn phòng soạn sẵn nhưng đưa cho cụ cả tập nên cụ nhầm. Hôm đại hội “đàn két” ở Sài Gòn, các cụ yếu lắm, phải hai người đi hai bên đỡ nhưng các cụ vẫn giữ ghế. Hội trường nhao nhao: già quá rồi hơn 80 rồi nghỉ đi cho người khác làm. Nhưng khổ, các cụ lại nặng tai có nghe thấy dân tình phản đối đâu?
Linh mục Oanh và Phạm Quang Nghị – Bí thư Cộng sản Thành Ủy Hà Nội
Mặt trận Trung ương cũng chán các cụ quá rồi vì mấy lần đưa các cụ ứng cử Quốc hội khóa 12, 13 cũng trượt cả nên lần này dự định thay. Ông Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương Lê Bá Trình vận động cụ Dương Phú Oanh ( linh mục hưu trí của Hưng Hóa) làm chủ tịch, linh mục Trần Xuân Mạnh (Thanh Hóa) làm Tổng thư ký. Các cụ Danh, Từ nghe tin liền phản đối tận Trung ương: Các vị làm thế là can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi. Một cán bộ văn phòng Ủy ban “đàn két” do ông Vũ Trọng Kim đưa về nhẹ nhàng bảo: Thế ai cho tiền, cho xe các cụ?
LmTranxuanmanh
Linh mục Trần Xuân Mạnh, Chủ tịch Đàn két Thanh Hóa
Các cụ hầm hàm bảo: Chúng tôi sẽ khiếu nại lên Ban Bí thư. Sáng ngày 11-11-2013, cụ Danh, cụ Từ vẫn chủ trì họp báo về đại hội. Cụ Thiện Cẩm ( dòng Đa minh) vẫn nói: Ủy ban này thì ông Danh là ngôi Cha, ông Từ là ngôi Hai còn tôi là ngôi Ba. Bây giờ cụ Thiện Cẩm bị bệnh teo não rồi, đi đại hội cũng chịu, chỉ còn 2 ngôi mà đang có nguy cơ bị cho lướt ván. Cụ Oanh muốn làm Chủ tịch nhưng sợ truyền hình bêu mặt, thế thì Nhà nước bỏ tiền ra áo gấm đi đêm sao nên nhà nước chọn phương án khác nghe nói sẽ bí mật đến phút chót nhưng khi Mặt trận Trung ương cử người đi vận động thì chủ tịch mới sẽ là linh mục Nguyễn Văn Hậu (hưu trí của Bà Rịa Vũng Tàu), còn Tổng thư ký là linh mục Trần Xuân Mạnh.
Các cụ Danh, Từ nghe tin liền phản đối tận Trung ương: Các vị làm thế là can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi. Một cán bộ văn phòng Ủy ban “đàn két” do ông Vũ Trọng Kim đưa về nhẹ nhàng bảo: Thế ai cho tiền, cho xe các cụ?
Tại văn phòng Ủy ban “đàn két” này cũng rất nhiều chuyện. Ông Lâm Văn Cách – Phó Chủ tịch Thường trực thì mâu thuẫn gay gắt với ông Trần Văn Khánh – người của ông Phó Chủ tịch Mặt trận Trung ương Vũ Trọng Kim đưa về. Ông Cách tố cáo, văn phòng Công giáo mà tòan quân vô đạo. Ông tố ông Khánh 10 tội mà nếu là dân thường chắc phải ra tòa nhưng ông Khánh vẫn lên chức chánh văn phòng, Tổng biên tập trang tin của Ủy ban. Ông Cách cú lên nhất “lành làm gảo mẻ làm muôi” nên kiên quyết không cho ông Khánh vào Ban Thường trực. Ông Khánh cũng tố lại ông Cách nên cả hai ông đều rớt võ đài.
Ban tổ chức in chương trình là sáng ngày 19 vào chào Đức TGM Hà Nội, nhưng Tòa TGM báo rằng ngài bận không tiếp được. Ban tổ chức nhờ hẳn ông Chủ tịch Ủy ban  Mặt trận Trung ương là Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Thiện Nhân can thiệp. Tòa TGM Hà Nội vẫn cáo bận, không tiếp.
Cơ quan ngôn luận của “đàn két” là báo Người Công giáo Việt Nam và trang tin vừa đăng bài của tác giả Lê Thị Cúc- cán bộ văn phòng “đàn két” về việc khẳng định tướng Giáp là thánh nay đã được hưởng nhan thánh Chúa. Người ta lấy làm lạ đây là giáo lý của “đàn két” vì ai cũng biết ông Giáo là vô thần, đảng viên cộng sản luôn chống tôn giáo thì làm sao là thánh được.
Ngày khai mạc có chương trình đoàn đại biểu giáo dân Hà Nôi chúc mừng đại hội. Lại Ủy ban “đàn két” Hà Nội được giao tìm kiếm người. Trưởng đoàn được cụ Oanh và Mặt trận Hà Nội nhất trí cử là bà Đỗ Thị Thái, đảng viên nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận huyện Thường Tín vừa nghỉ hưu nay đưa sang làm Phó Chủ tịch “đàn két” Hà Nội và định tiến cử vào Đoàn Chủ tịch “ đàn két” Trung ương. Giáo dân Hà Nội rất bất bình vì bà Thái đâu có là người Công giáo. Bà lấy chồng là Thượng tá công an không làm phép cưới, con cái cũng không ai theo đạo, bản thân bà cũng không giữ đạo bao giờ làm sao có thể thay mặt giáo dân Hà Nội được. Không biết xứ La Phù và Tòa TGM Hà Nội có ra thông báo như TGM Bắc Ninh khẳng định Bắc Ninh không có linh mục Nguyễn Quốc Hiếu ở  “đàn két”  Bắc Ninh là Hà Nội không có giáo dân nào là Đỗ Thị Thái không?
Đại hội lần này “đàn két” cũng muốn bành trướng thành 3 cấp nhưng lo sợ tốn tiền quá nên Trung ương không duyệt, đành phải 2 cấp như hiện nay thôi.
Chỉ còn mấy ngày nữa đại hội “đàn két” nhưng ở đây còn có nhiều trò hay nữa, mời bà con tiếp tục theo dõi.
Hà Nội, 14/11/2013
Thanh Hà
Tướng đi đêm
  |      Contributed by: Admin  |  Views: 42.069
Trần Nhu

Tặng bà Bích Hà, phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp. GS Nguyễn văn Canh: Nhà văn Trần Nhu là Giáo sư sử học tại Hà Nội. Ông vượt biển từ Hải Phòng, sang Hồng Kông, rồi vào tị nạn tại Hoa Kỳ năm 1981. Tác phẩm mới nhất của ông là Tinh Thần Phật Giáo VN Nhập Thế ( 2005).
Ngày 19 tháng 5, trong khi mọi người đang uống rượu sâm-banh ở dinh Chủ tịch mừng sinh nhật bác Hồ, thì ở nhà riêng, Lê Đức Thọ gọi điện thoại cho em ruột của y là Mai Chí , Đại tướng ngành Công an, bộ trưởng Bộ Nội Vụ, yêu cầu hắn liên lạc với tướng Võ Nguyên Giáp, về việc chuẩn bị đi sứ sang nước Tầu.
Trong khi Giáp đang điên đầu về cái chết của hai viên Đại tướng là Lê Trọng Tấn, và Hoàng Văn Thái, cùng với việc mật vụ của anh em Thọ bắt bớ hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu. Tinh thần tướng Giáp xuống thấp một cách tệ hại. Mấy đêm qua ông không ngủ. Ông lấy thuốc an thần uống một liều cực nặng "ba viên" định vào giường nghỉ, thì lại có tiếng chuông điện thoại reo rát tai. Ông cầm ống nghẹ Đầu bên kia, vẫn giọng nói quen thuộc. Mặc dù biết nó đấy! Ông vẫn hỏi:
- Ai? Xin cho biết quý danh?
Đầu bên kia:
- A lộ.. Kính chào Đại tướng, tôi Mai Chí Thọ đây.
- À! Ra ông Bộ trưởng.
- Đại tướng khỏe chứ?
- Vẫn thường thôi.
- Tôi có việc cần muốn thảo luận với Đại tướng.
- Có việc gì, xin ông cứ nói thẳng?
- Vâng, thưa Đại tướng: theo yêu cầu của Bộ Chính Trị, muốn Đại tướng qua thăm hữu nghị Bắc Kinh, nhân dịp họ tổ chức Thế Vận Hội Á Châu.
- Ồ! Xin lỗi ngài Bộ trưởng. Tôi hiểu rồi. Xin ông thứ lỗi cho. Tôi không thể đi đâu trong lúc này. Nhưng tôi muốn biết đây là ý kiến của Bộ Chính Trị, hay của ông Lê Đức Thọ?
Mai Chí, dịu giọng xuống:
- Thưa Đại tướng, đây là vấn đề chung của Đảng.
- Nhưng tôi muốn biết ai đề xuất ra sáng kiến này?
Đầu bên kia:
- Dĩ nhiên ông Thọ.
Giọng bực dọc, Giáp nói:
- Liệu có điều gì xảo trá trong đề nghị đó không?
Mai Chí phân bua:
- Thưa Đại tướng, tôi không nghĩ như vậy. Đó là sáng kiến xây dựng.
Giáp chua cay:
- Tất cả sáng kiến của ông Thọ đều hay. Những gì ông ta làm từ trước đến nay đều tốt. Tôi thành thật khen ngợi ông Thọ. Tôi không có sáng kiến về ngoại giao. Nhưng tôi không thể tuân lệnh ông ta trong việc đi Bắc Kinh. Tôi nghĩ, việc quan hệ với họ lúc này không thuận lợi, không đẹp, và không quan trọng.
- Thưa Đại tướng! Quan hệ với Bắc Kinh thời điểm này có một tầm quan trọng thiết yếu hơn với các quốc gia khác. Và Đại tướng nên hiểu rằng trước sau ông Thọ và tôi đều một lòng vì đảng, vì dân. Tôi tin ông Thọ cũng như tôi, không có động cơ nào khác, ngoài việc phục vụ quyền lợi chung của Đảng. Nỗi lo lắng duy nhất của ông ấy là sự tồn tại của chế độ.
Giáp cũng xuống giọng:
- Người Tầu đâu có ưa gì tôi. Nên quan hệ với họ rất khó khăn. Họ còn cay cú về cuộc chiến tranh ở Căm-Bốt, và cuộc xung đột với ta, ở biên giới mấy năm trước.
Mai Chí:
- Tôi nghĩ, dĩ vãng và hiện tại luôn luôn khác nhau, nó phải biến chuyển theo con đường của nó, theo đà của nó đến các mục tiêu, trên nguyên tắc mở đường cho việc bình thường quan hệ ngoại giao giữa hai đảng trước kia căng thẳng. Và nhân đây tôi cũng cho Đại tướng biết: ông Thọ vừa đi Moscow về nói cho tôi hay. Nội bộ Điện Kremlin có thay đổi khi Gorbachev lên nắm quyền. Tay này giọng điệu y hệt Khruchev, cũng điên cuồng chống Stalin. Và có vẻ nguy hiểm hơn nhiều trong quan hệ đối ngoại, và đối nội. Nên việc gây dựng ý nghĩa quyền lợi chung giữa ta và Trung Quốc có thể lập lại quan hệ thân hữu càng sớm càng tốt, càng có lợi. Tôi mong Đại tướng chia xẻ nhận định này, trách nhiệm đặt lên vai Đại tướng rất lớn, trách nhiệm trước Đảng, trách nhiệm trước lịch sử. Vậy một cử chỉ hòa giải trong chuyến đi của Đại tướng là một bước ngoặt có ý nghĩa...
- Tôi đã nghỉ hưu. Tôi không đại diện cho Đảng, Chính Phủ, Quân đội cũng không. Tôi không hiểu sao tôi phải đi Bắc Kinh? Tôi không thể... Tôi không muốn. Giáp nói chậm.
- Ông Thọ và Bộ Chính Trị đều biết khó khăn... Nhưng Đảng không cần gì khác, ngoài sự có mặt của Đại Tướng trong Đoàn Thể Dục Thể Thao của ta đi dự Thế Vận Hội Á Châu.
- Thế thì cần gì đến tôi. Giáp nói.
Mai Chí:
- Không, theo ông Thọ cho biết; nhân dịp này Đại tướng có thể gặp gỡ một số yếu nhân trong Chính trị Bộ Trung Quốc. Chuyến đi này rất quan trọng. Đảng khẩn thiết yêu cầu Đại tướng đị
- Cụ thể về vấn đề gì? Giáp hỏi.
- Đề nghị hợp tác... bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Tôi thấy rất gay go.
Mai Chí:
- Họ đã nhắn tin... và chìa tay... Ông Thọ đã bắt được tín hiệu... rất tốt đối với tình thế hiện nay, hơn nữa nó cũng nằm trong lĩnh vực quan tâm hàng đầu của Đảng.
Võ Nguyên Giáp:
- Tôi là tướng! Khó nói chuyện với họ về những vấn đề tế nhị như thế. Nhưng tôi biết một người có thể làm được. Ông ta thừa uy tín, có khả năng. Đó là Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Mai Chí xỗ sàng:
- Vô tích sự! Ông ta mù lòa, đui điếc, nói năng lẩm cẩm quá đáng rồi, để ông ấy đi, ông ấy sẽ bán cả nước.
- Vậy thì, ông Đỗ Mười, là hợp lý nhất. - Lại càng tệ hơn. Không thể được, hắn điên nặng, ai chẳng biết.
Vẻ khó chịu, thay đổi hẳn thái độ. Mai Chí nói xẵng giọng như ra lệnh:
- Đại tướng phải đi. Tôi nói vắn tắt, thẳng thừng như vậy đó. Ông Thọ bảo thế. Hắn nhấn mạnh.
- Tôi cũng cho ông và ông Thọ biết. Tôi không đi đâu cả.
Mai Chí phớt tỉnh hỏi lại:
- Đại tướng có muốn trực tiếp gặp ông Thọ không? Và có yêu cầu giúp đỡ gì trong chuyến đi Bắc Kinh sắp tới không?
- Đã nói, tôi không đi.
Mai Chí:
- Xin ngài lưu ý. Đây là chỉ thị của ông Thọ. Không có viện dẫn lý do gì hết. Việc đã sắp xếp như vậy rồi.
*
Ý muốn sắt đá của Thọ được áp dụng trên tất cả bình diện cả về đời sống tư riêng của các ủy viên trung ương Đảng! Và độc quyền đàn áp chính trị là một phương thức để giữ quyền hành và duy trì trật tự trong Đảng. Về phương diện đặc biệt này, Thọ khác với Mafia, Mafia chỉ ở mức độ nào đó thôi chớ không phải tuyệt đối.
Võ Nguyên Giáp, hiểu lệnh của Thọ, tức là luật, nếu từ chối y sẽ lãnh đủ... Giáp bị kẹt và hết cách thoát, y ấp úng. Sự tự tín của y đã tan biến đi đâu mất rất nhanh và giọng nói của y tự nhiên thiếu hẳn âm thanh quyết liệt:
- Anh nói với ông Thọ. Tôi cần thời gian suy nghĩ. Tôi chưa thể đi.
- Nếu vậy thì Đại tướng cần phải gặp ngay ông Thọ.
- Thôi được, để tôi sẽ gặp ngay ông ấy, nói chuyện.
- Tôi đề nghị, thứ ba tuần tới, Đại tướng gặp ông Thọ, ở Trụ sở Đảng số 4 Nguyễn Đức Cảnh.
- Tôi không muốn đến Trụ sở Đảng
- Thế ở đâu? Mai hỏi.
- Nếu ông Thọ, vui lòng đến nhà tôi, hoặc tôi thân hành đến nhà ông ấy cũng được.
- Tôi sẽ làm theo lời yêu cầu của ngài, nói lại việc này với ông Thọ.
Giáp chưa biết có nên nói gì thêm, thì đầu bên kia gác máy.
*
Trước khi tướng Giáp ra xe đi đến nhà Thọ, cả nhà như giữ một sự im lặng dày đặc. Vợ ông bà Bích Hà, cuối cùng thốt lên lời cảnh cáo, là phải hết sức cẩn thận khi nói chuyện với Thọ. Và nhớ đừng có nhận lời đi Bắc Kinh, nó sẽ làm nhục ông đấy.
- Bà yên tâm đi.
Ông nói:
- Tôi sẽ không đi đâu hết. Tôi sẽ...
- Thì tôi bảo ông phải cẩn trọng, mà bao nhiêu lần nó làm nhục ông rồi! Nhưng những cái nhục đó cũng không đáng kể đâu.
- Thì cái nhục gì đáng kể, bà nói tôi nghe ?
- Không những nhục mà còn là tội tầy đình.
- Tội gì ?
- Tôi hỏi ông, việc để mất Hoàng Sa, Trường Sa không phải trách nhiệm của ông sao ?
- Không.
- Thế ông làm tướng để làm gì ? Và còn những ai trách nhiệm nữa ?
- Bà không biết việc này, chính cụ Hồ khi họp Bộ Chính Trị vào ngày mùng 7 tháng 9 năm 58 bàn về vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa, cụ nói: "Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim..."
- Đồ ngu, tôi muốn ỉa vào mặt nó, nợ thì trả, còn đất đai sông núi tổ tiên ta đổ xương máu ra để bảo vệ, gìn giữ. Không một cá nhân nào, một tập đoàn đảng phái nào có quyền sang nhượng cho nước ngoài. Sử ghi: "Năm 1470, tình hình biên giới Tầu-Việt có phần căng thẳng. Vua Lê thánh Tông cho hội quân ở Lục Đầu Giang để biểu dương sức mạnh quân sự. Vua tuyên bố đanh thép:
Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại.
(Trời Nam ngàn năm núi sông vẫn còn)
Và đến năm 1473, trong lời dụ quan Thái Bảo Kiểm Dương với Lê Cảnh Huy được cử tiếp sứ Tầu. Vua còn tỏ ra cương quyết hơn nữa: "Các ngươi nên nhớ rằng, một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ. Ngươi phải cương quyết tranh biện. Chớ có cho giặc lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc, trình bày rõ điều hơn lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước sông, một tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc thì phải tru di.*"
Đó là sử Việt, sử Tầu. Ngày xưa cũng ghi. Mạo Đốn cướp chính quyền, tự lập nước Đông Hồ ở phía đông, nước Nguyệt Thị ở phía tây Hung Nô đều tương đối lớn mạnh, vua Đông Hồ sau khi nghe Mạo Đốn giết cha tự lập, đã cử sứ giả nói với Mạo Đốn: muốn được ngựa Thiên lý của Đầu Mán.
Mạo Đốn và quần thần họp nhau thương nghị việc này. Các quần thần nói: "Thiên lý mã là ngựa quý của Hung Nô, không thể chọ" Trái ngược lại, Mao Đốn nói: "Vì cớ gì lại yêu một con ngựa hơn một nước láng giềng ?" Thế rồi liền đem Thiên lý mã biếu cho vua Đông Hồ.
Vua Đông Hồ cho rằng Mạo Đốn sợ sệt Đông Hồ. Không lâu lại gửi sứ giả tới nói với Mạo Đốn, muốn được người vợ yêu của Mạo Đốn là nàng Át Thị. Mạo Đốn lại triệu tập quần thần tới thương nghị. Các quần thần đều phẫn nộ, bực tức vô cùng nói: "Đông Hồ vô đạo, ngông cuồng muốn cướp vợ yêu của Đan Vu tạ Xin cho được tấn công đánh nước chúng." Mạo Đốn lại nói: "Vì cớ gì mà lại yêu một người đàn bà hơn một nước láng giềng." Nói xong liền đem Át Thị dâng lên cho vua Đông Hồ. Vua Đông Hồ càng thêm kiêu ngạo, cảm thấy Hung Nô nhu nhược đáng khinh. Do đó, không ngừng xâm phạm ở phía tây. Lúc đó, giữa Đông Hồ và Hung Nô có một "mảnh đất bỏ hoang" ước khoảng hơn một ngàn dặm, cả hai bên đều không có sự quản lý thực tế. Vua Đông Hồ lại sai sứ giả đến nói với Mạo Đốn: "Mảnh đất bỏ hoang này, Hung Nô các người cũng chẳng có năng lực khống chế, ta muốn chiếm giữ nó."
Mạo Đốn lại trưng cầu ý kiến quần thần. Có người chủ trương không cho. Có người cho rằng: "Mảnh đất bỏ hoang đó bỏ đi chẳng có tác dụng gì, cho Đông Hồ cũng được." Mạo Đốn bỗng nhiên vô cùng bực tức nói: " Ngựa quý có thể cho, gái đẹp có thể dâng. Còn đất đai là nền tảng của quốc gia, sao lại có thể cho nước khác được ?" Tức thì đem toàn bộ số đại thần cho rằng nên biếu "mảnh đất bỏ đi" cho Đông Hồ, lôi ra chém đầu hết. Ông thấy chưa ? Chuyện "mảnh đất bỏ đi" đâu khác việc dâng đảo Hoàng Sa, Trường Sa chúng nó đều đáng đem chém hết.
Người Tầu đâu chỉ muốn một vài hòn đảo. Họ muốn cả nước ta.
- Xin bà nói nhỏ, đủ nghe thôi. Nguy hiểm quá.
- Chúng mày làm cách mạng mà không chịu xem sử. Cả ông nữa. Tôi kể cho mà nghe: Ngày xưa sử Tầu có ghi,
- Thôi! Tôi mệt muốn chết, trong mấy đêm qua tôi không ngủ. Nói thế là đủ rồi.
Một sự căng thẳng dâng lên trong lòng bà. Lại càng căng thẳng hơn nữa, khi xe ông rời nhà. Lúc ấy là vào khoảng 10 giờ sáng thứ ba. Có thể hơn thế một chút. Chiếc xe hơi ZIS đạn bắn không thủng của Liên Xô chế tạo đã đưa tướng Giáp đến nhà Thọ. Trong khi đó vợ ông nằm soài giữa giường. Hơi thở đứt quãng, nói một mình: "Tôi không thể sống nổi nữa rồi. Mất mặt quá! Không chịu được."
Nhưng bà tự tử, các con sống thế nào? Tình trạng sức khỏe không đến nỗi. Điều đau đớn nhất cho bà là cảm thấy nhục nhã và mất mặt! Mà tự tử thì chẳng hay ho gì. Ưu tư đến suốt ngày hôm ấy bà cứ nằm riết trên giường. Đương nhiên là chờ ông về.
*
Có tiếng động cơ xe hơi ở đằng sau nhà. Thọ bảo tên cận vệ:
- Có tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm tao.
Lập tức cửa được mở ra bởi một vệ sĩ, có đôi mắt cú vọ, và đôi lông mày của một tên giết mướn.
Thọ đứng đón Giáp ở ngoài bao lơn. Giáp cười, nhưng cái cười gượng gạo, cười không có nội dung, không có phương hướng. Cái cười vớ vẩn, phó mặc số phận. Sắc mặt âm thầm ủ dột cùng với nỗi căm giận sâu kín.
Thọ cũng cười, cái cười nham hiểm chết người. Hắn chìa tay ra:
- Hân hạnh, rất hân hạnh được Đại tướng chiếu cố đến nhà thăm tôi.
Tướng Giáp ngắt lời:
- Tôi đến đây với danh nghĩa cá nhân, trái với những gì ông có thể nghĩ. Bởi tôi đã hồi hưu không còn chút quyền gì trong Đảng, cũng không có ai ủy nhiệm.
Vẫn cái tật, chỉ tay lên trán, nụ cười nửa miệng, Thọ nói:
- Thì ta hãy ngồi với nhau nói chuyện đã nào, mà bà nhà và Đại tướng vui khỏe chứ?
- Không được vui lắm. Thưa ông Thọ. Nhất là đối với ông, Vợ con tôi đã bị đe dọa rồi đấy.
- Không. Tôi không nghĩ thế.
Thọ nói. Giáp cắt ngang:
- Thì thằng Võ Điện Biên nhà tôi, học ở Đông Đức, cứ bị sứ quán gọi lên hỏi hoài! Còn con Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan cũng bị mật vụ hỏi thăm thường xuyên, là thế nào?
- Ông hiểu nhầm rồi.
Thọ nói:
- Cuộc điều tra do Tòa Đại Sứ của ta ở Đông Đức, với các sinh viên du học là chuyện bình thường. Luật pháp có trừ ai đâu. Ông không thấy cả con gái của Tổng Bí Thư Lê Duẩn, cũng phải chịu kỷ luật đó sao? Người nào việc ấy, nhiệm vụ của họ mà! Nếu như cháu không có chi sai phạm, mà tôi nghe các anh bên đó báo cáo. Thằng Võ Điện Biên con ông học rất khá, nó giữ kỷ luật tốt, không sai phạm gì ráo. Chắc là không xảy ra chuyện gì đâu. Là tôi hy vọng thế. Ông cứ yên tâm đi. Còn cháu Võ Thị Hòa Bình học ở Ba Lan, hiện nay thì cháu chỉ bị canh chừng thôi. Chứng cớ là họ đã theo dõi bắt được quả tang nó buôn lậu vàng và dollars. Ngày kia hay ngày mốt thì ông bà sẽ đón cháu ở phi trường Nội Bài. Nhưng nếu ông bà không làm gì thì chúng sẽ được về nhà. Sự im lặng của ông bà là cách tốt nhất bảo vệ cho cháu. Và nhân đây tôi cũng nói để ông biết luôn. Con gái lớn của ông Võ Thị Hồng Anh, học ở Nga, nó học thì rất khá đấy. Nhưng hồ sơ cũng không được ngon lành lắm đâu "liên lạc với người phương Tây". Những chữ này quá độc. Có thể là CIA..
Một vài phút căng thẳng im lặng trôi qua. Thọ nói tiếp:
- Tôi có thể bỏ qua tất cả những chuyện đó, nếu...
Tôi sẽ bảo họ trông nom các con ông một cách an toàn, trừ ra có việc gì mà tôi "không được biết", "câu này cực nguy hiểm" lỡ chúng nó giết rồi mới báo cáo thì sao? Nghĩa là tiền trảm hậu tấu. Cái cảm giác không rõ ràng, không chắc chắn là điều đáng sợ nhất với tình trạng của các con ông hiện giờ..." Còn với ông không dính dáng tí gì vào chuyện con ông sai phạm, thanh danh của ông ở trên mọi sự hiểu lầm. Nhưng vì một lẽ hoàn cảnh rất rõ ràng, mà các đồng chí ở nước ngoài phải lập hồ sợ Đó là chuyện tối thiểu phải làm, rõ ràng là như thế. Tôi rất tiếc... Hắn nói như thầy giáo dậy toán cho học trò lười thâm căn cố đế.
Trong khi Thọ nói, Giáp lo sợ con gái lớn của ông có thể bị bắt cóc, thủ tiêu trên đất Nga bất cứ lúc nào. Mà chẳng phải sự lo xa của tướng Giáp là quá đáng đâu.
Khi Thọ nhắc tới con gái Lê Duẩn, là Lê Vũ Anh, đã chết thảm thương. Chuyện này Giáp biết, mà có gì đâu. Chỉ vì Lê Vũ Anh lấy viện sĩ hàn lâm khoa học Maslov Liên Xộ Lê Vũ Anh đã bị chính Lê Đức Thọ cho tay chân của y ở Mạc Tư Khoa thủ tiêu, mặc dù Lê Vũ Anh lúc đó đã có ba con với Maslov. Chuyện này, Lê Đức Thọ có đặt điều kiện với Lê Duẩn: Một là tiếp tục ngôi ghế Tổng Bí Thự Hai là về hưu non để con gái được sống. Lê Duẩn đã ưng thuận điều kiện thứ nhất, nghĩa là thà để mất con, chứ không để mất chức Tổng Bí Thự
Cũng nên nhớ rằng ở cái thời đại Bréjnev - Lê Duẩn, "quan hệ anh em" giữa các nước cùng mang họ Mác-Lê, như Liên Xô, Trung Quốc, Albanie, VN, Bắc Hàn, không được phép lấy nhau. Những cuộc hôn nhân hỗn hợp bị nghiêm cấm tuyệt đối. Mặc dù luật pháp các nước không có ghi thành văn bản, chỉ có sự trao đổi bằng mồm giữa các lãnh tụ. Nhưng nó đã trở thành luật, một thứ luật quái gở. Chính con gái Tổng Bí Thư chết vì thứ luật đó và còn biết bao thảm kịch không tên đã xảy ra đối với các du học sinh khác nữa chứ.
Những chuyện này Giáp hiểu rất rõ. Và ông càng lo cho con gái ông trên đất Ngạ Chưa hết, lại còn đứa con gái út đang học ở Ba Lan bị quy kết tội buôn lậu. Ông hình dung thấy nó đang đứng sau những song sắt nhà tù. Mặt ông bỗng chốc nặng trĩu oán hờn, cam chịu. Phải nuốt những viên thuốc và thấy quả thật là quá đắng. Giọng uất hận, ông nói:
- Tôi thấy chẳng có một bằng chứng nào về con tôi có liên lạc với người phương Tây và đứa khác thì buôn lậu cả. Nhưng tôi biết chắc trong cả hai vụ này, chúng đều có một cái âm mưu gì xấu ngầm trong đó.
Thọ lại cười, nụ cười cá sấu:
- Bên tòa Đại Sứ, họ có gửi cho tôi bản "thú tội" của chính tay các cháu viết. Ông nghĩ sao?
- Cái đó, đối với bọn mật vụ có khó khăn gì? Nên bằng chứng nào của ông dẫn ra, tôi cũng không tin. Tôi biết các con tôi trong trắng, vô tội.
Giáp nói:
- Nhưng đây lại là sự thật. Một trăm phần trăm.
Thọ vừa nói tay vừa rút ngăn kéo bàn lấy ra một bản tự thú của Võ Thị Hòa Bình, chìa về phía trước mặt Giáp:
- Ông coi đây này, rõ ràng tôi đã nói với ông. Giáp giả bộ không hiểu thế là nghĩa lý gì! Có thể thấy rõ ràng, ánh mắt của người bị hạ nhục, chứa sự phẫn uất, hận thù, ông cúi mặt lặng thinh.
*
Lại một sự trớ trêu nữa. Ngay trong khi hai người nói chuyện. Chuông điện thoại cứ réo.
- A lộ.. Ai đấy? Thọ hỏi.
- Thưa anh lớn, tôi Nguyễn Khiêm Đại Sứ ở Moscow đây.
- Có việc gì gấp đấy anh Khiêm?
- Thưa anh lớn. Có một vài trường đại học Mỹ, họ mời Tiến Sĩ Vật Lý địa cầu Võ Thị Hồng Anh qua Hoa Kỳ.
- Về việc gì?
- Thưa anh chưa rõ. Vậy xin anh cho chỉ thị...
- Tối nay tôi trao đổi lại với anh được chứ?
- Dạ, dạ thưa anh được ạ.
- Tôi sẽ gọi lại. Thọ đặt máy xuống ngay.
Chuyện phone rất bình thường. Nhưng cái điều bất bình thường hơn là Giáp có mặt ở đây ngay lúc này. Thật là quỷ mới biết được những phù phép trong bụng dạ hắn.
Ôi! Lại một sự ngẫu nhiên đầy bi kịch. Lại một sự trùng hợp nữa chăng?
Không. Tất cả đã được sắp xếp có chủ ý.
*
Nghe Thọ với Khiêm, nói chuyện về Võ Thị Hồng Anh, Tướng Giáp ngồi như phỗng. Đôi mắt sếch lờ đờ bất động, như mắt lợn luộc. Cái vụ này với vụ con gái út ở Ba Lan dường như hai đòn quá nặng, quá hiểm giáng xuống cùng một lúc. Ông đã mất tinh thần, trong khi đó, đôi mắt mầu lục của Thọ cắm phập vào mắt ông! Mỉa mai, ngạo nghễ, diễu cợt. Như thể nói rằng - Mày có chịu nổi đòn phép của tao chưa? Và dường như muốn để cho Giáp thấm nhuần bài học, Thọ bỏ lửng câu chuyện rắc rối ở đó... Hắn nói:
- Ông hiểu, tôi mời ông đến đây không vì những chuyện riêng tư vụn vặt, mà muốn bàn với ông câu chuyện quốc sự trọng đại kiạ Chắc thằng Mai Chí nhà tôi nó đã thưa với ông rồi. Nhưng tôi rất tiếc là ông có ý định từ chối chuyện này.
- Thế ông có chuyện gì cần đến tôi nào? Giáp hỏi.
- Tôi muốn đề nghị ông cùng tham gia phái đoàn của Đảng công du Bắc Kinh.
Giáp lắc đầu:
- Việc đó bây giờ hoàn toàn xa lạ đối với tôi. Tôi đã nghỉ hưu mà.
Thọ cắt ngang:
- Thực ra ông cũng như tôi - Tuy rằng chính thức là đang nghỉ hưu đó - Nhưng không dừng được. Thế nào thỉnh thoảng cũng phải làm một việc gì. Mà chúng ta không được quên rằng sự lựa chọn của chúng ta trong công vụ không thể nào theo quy luật chung, cũng không có thành vấn đề giữa người tại chức, và người đã hồi hưu, người "tốt" có năng lực, có uy tín, chức vụ.
- Tôi còn chức vụ gì đâu? Giáp nói.
- Thì ông đã từng đội ba cái mũ lớn: mũ thứ nhất Đại tướng Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, mũ thứ nhì Đại tướng Tổng Quân Ủy, mũ thứ ba Phó Thủ tướng Thứ Nhất, và...
- Chuyện đó xưa rồi. Tôi nghĩ rằng chưa có lúc nào, tôi lại có ý nghĩ là mình sẽ hấp dẫn lôi cuốn, vào việc làm một sứ thần. Nhất là đối với Bắc Kinh. Trong trường hợp này có vẻ hài hước hơn hết cả. Những chuyện ông ép tôi làm như Chủ tịch Ủy Ban Sinh Đẻ Có Kế Hoạch trước kia, nay lại là Sứ thần gần như ngoài giới hạn, ý nghĩ của tôi.
- Đại tướng sai rồi - Giọng Thọ lớn hơn - Chuyện này có gì là hài hước đâu! Cũng không phải là chuyện vượt qua hàng rào sắt của nhà binh. Ông không thể nói là ông chỉ làm một việc độc nhất trên đời là đánh giặc. Ông phải nghĩ đến quyền lợi chung.
- Quyền lợi gì? Giáp hỏi.
Thọ:
- Tôi đang nghĩ đến một sự móc nối lại quan hệ giữa hai đảng Trung Quốc và ta. Chúng ta phải cải thiện tình thế, nếu không sẽ bị mắc kẹt, nhân đây tôi cũng cho ông hay: tháng trước tôi đi Moscow mười ngày, gặp Gorbachev hai lần. Ông ta đưa ra những đề nghị cải cách ngược đời xa lạ với đường lối của Đảng từ xưa đến nay. Thật nguy hiểm không thể chấp nhận được.
- Những đề nghị gì? Có quan hệ đến Đảng ta, ông cho tôi hay?
- Gorbachev đề nghị một cuộc cải cách chính trị sâu rộng trong quốc gia, một quốc gia hoàn toàn mới mẻ. Kiểu chế độ Tổng Thống ở Mỹ. Đảng CS chỉ giữ sự lãnh đạo ý thức hệ, còn quyền điều hành quốc gia thuộc về chính phủ. Ông ta đưa ra hai khẩu hiệu chiến lược: thứ nhất "Perestroika" (tái sắp xếp), thứ hai "Glasnost" (cởi mở). Nếu "tái sắp xếp", thật rùng rợn... còn Glasnost "cởi mở" đất rung chuyển... Hiện ông ta đang vận động trong Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CS Liên Xô và cả các lãnh tụ đảng ở Đông Âu nữa. Tôi lo ngại một sự bất trắc có thể xẩy ra, nguy hại cho Đảng; trong đó có tôi và ông, nên chúng ta bằng mọi giá phải nối lại quan hệ với Bắc Kinh. Tôi hiểu rằng khó khăn đấy. Vì họ còn căm giận ta vì nhiều chuyện lắm, nhất là trận chiến hồi năm 79. Tất nhiên không có vấn đề là những thù hằn, mâu thuẫn ấy cứ vĩnh viễn ở mãi một chỗ, trong một tình thế đổi khác.
Thật ra trong lúc này và trong tương lai, tôi chỉ nhìn thẳng vào khả năng: yêu cầu hợp tác giữa hai Đảng CSVN và Trung Quốc, tiếp tục bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa và tập trung mọi nỗ lực vào việc bảo vệ hai đảng. Nhưng tiếp tục một cách tuyệt đối bí mật. Trong khi đó ta theo dõi các biến cố ở Nga Sô để kịp thời ứng đối.
Vì thế tôi đã chỉ thị cho Hồng Hà tham dự vào cuộc hội kiến giữa đại diện hai đảng ở Tòa Đại Sứ của họ ở Công Gộ Cuộc gặp gỡ diễn ra không đến nỗi tệ quá. Vì họ tỏ ra hòa giải với ta, hai bên đều nhất trí về tình hình ở Nga. Và nhiệm vụ của hai Đảng, nghĩa là quan điểm gần như giống nhau, trên phương diện đó tôi nghĩ là cần phải hợp tác với họ, càng sớm càng tốt. Một lần nữa, vấn đề không phải hoàn toàn phụ thuộc ở phương diện nhà nước, mà ở diện quyền lợi chung giữa hai Đảng có hay không? Nếu có sự giúp đỡ của Đảng CS Trung Quốc, chúng ta có thể chống lại những đe dọa của phương Tây. Chúng ta phải tin ở phương diện đó. Chúng ta bất đồng với họ trên nhiều phương diện. Nhưng cái gì chúng ta làm được lúc này và trong tương lai là sự ủng hộ trong bóng tối của họ. Vì họ cùng một lập trường tư tưởng Marxism Leninism như ta, nên việc lập lại quan hệ thân hữu với họ là cần thiết. Họ có thể yểm trợ giúp đỡ những nước xã hội chủ nghĩa nếu quyền lợi của họ bị đe dọa. Tôi tin như vậy.
*
Thọ còn tiếp tục tuôn ra cho tướng Giáp nghe những bài học lịch sử trang nghiêm.. Là nói về bộ mặt thì có cái vẻ trang nghiêm ấy - Nhưng đôi mắt thì vẫn tiếp tục biểu hiện của kẻ cả. Như muốn nói rằng "để xem mày chịu đựng được tao đến đâu nào?".
*
Thọ biết tỏng vợ chồng Giáp rất lo cho mấy đứa con. Sẵn trong tay thanh bảo kiếm, hắn đi những đường rất hiểm độc. Lấy các con của tướng Giáp làm điều kiện mặc cả với Giáp trong chuyến đi đêm với Bắc Kinh. Nên các con của ông đã trở thành con tin trong tay trùm Mafia Lê Đức Thọ, để nó xỏ mũi ông, mà ông đâu còn lựa chọn nào khác, đành buộc lòng nhận lời thằng Thọ qua Bắc Triều, để cứu lấy các con. Tuy nhiên, bệnh ngoan cố còn nặng. Ông phản ứng một cách yếu ớt:
- Tôi đề nghị ông, cử Đỗ Mười đi Bắc Kinh thương thuyết chuyện này là hợp lý nhất.
Thọ ngừng lại, mắt nhìn chằm chằm vào mặt Giáp:
- Có thể là ông Đỗ Mười, đã hoàn toàn bị rối loạn thần kinh. Và như thế thì khá phiền toái. Trong hoàn cảnh này chính ông phải đứng ra đảm nhận nhiệm vụ đó mới được.
- Thế trong Đảng không còn ai đi được nữa à? Giáp hỏi Thọ.
- Ông không phải là người vô danh, đối với Bắc Kinh, mà là người có đủ tầm vóc nói chuyện với họ.
- Tôi sẽ làm theo lệnh của ông. Trong lúc tôi chưa biết những động cơ chính trị của họ. Như thế có lợi gì?
- Tôi sẽ có những tư liệu mới nhất để ông tham khảo...
Giáp:
- Tôi cần biết tới điểm nào chắc của yếu tố về vị trí của người sẽ đối thoại với tôi. Các thể thức trao đổi. Ngoại giao cần thiết ở một thế lực thăng bằng tế nhị. Nếu họ đưa ra một nhân vật tầm thường để tiếp tôi thì còn gì là thể diện quốc gia?
- Về phương diện này, các liên lạc quốc tế trước kia cũng như bây giờ giống nhau. Ngay hồi năm 79, sau khi hai bên ngừng bắn, khi tình hình còn căng thẳng họ cũng cử những đại diện ngang cấp để điều đình với ta. Ông khỏi phải lo chuyện ấy.
- Nhưng khi đó chúng ta có hỗ trợ bởi các lời nói mạnh mẽ bằng những hành động mạnh của người Nga. Còn bây giờ sau ta không có ai, thì không thể thảo luận trên bình diện ngang nhau với giới lãnh đạo Bắc Kinh, nếu không có hậu thuẫn.
- Moscow vẫn bên cạnh chúng ta, ông yên tâm đi, còn nói về nội bộ chính trị ở Nga - là tôi lo xa thế thôi. Hơn nữa ông phải nên biết rằng đây là cuộc "đi đêm" - chúng ta phải chọn phương cách ngoại giao thầm lặng để có thể rút mà không sợ mất mặt. Nghĩa là "bí mật" trong các cuộc thương thuyết không thể để một tiếng sủa của báo chí ngoại quốc. Lẽ dĩ nhiên nó là một mánh khóe hữu ích trong tất cả các cuộc thương thuyết, và cũng là một nguyên tắc sơ đẳng của chiến lược chính trị để đạt mục đích. Như trong cuộc chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, mục tiêu của ta là "thắng trận toàn diện" vô điều kiện. Và chiến lược của ta lúc đó là dùng và phối hợp tất cả phương tiện để đạt mục đích - Khi ta yếu, làm cho người khác tưởng rằng mình mạnh là chiến lược tốt. Ngược lại khi ta mạnh, làm cho người khác tưởng rằng yếu là chiến lược không tốt có thể gây những sai lầm nguy hiểm về tính toán của kẻ thù của mình. Hội nghị Paris năm 73, giữa tôi và Kissinger đã đi đêm một tính toán sai lầm loại đó của Hoa Kỳ. Về phương diện này, tôi đã suy luận kinh nghiệm cá nhân của người từng họp kín với Kissinger, ngoại trưởng của Tổng Thống Nixon. Ông ta cũng đã từng "đi đêm" qua Bắc Kinh để thương thuyết với kẻ thù... Và kết quả của mối liên hệ giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc ra sao thì ông đã thấy... Nên tôi có thể nói với ông rằng. Bí mật là điều kiện tiên quyết để giải quyết các vấn đề quốc tế. Với chúng ta "bí mật" là đặc biệt cần thiết trong sự giao tiếp với Bắc Kinh.
*
Thọ "giảng đạo" nghệ thuật ngoại giao ban đêm. Giáp nhìn nhận rằng y có lý, mà Thọ là sản phẩm của mối liên kết các nguyên tắc bí mật từ trước đến nay. Và nắm quyền lực tuyệt đối. Tuy y không làm vuạ Nhưng biết cách cai trị, quyền hành được sử dụng một cách khéo léo. Còn tướng Giáp, ông không sợ mất phẩm cách. Nhưng không được vui, trước những phiền toái. Có khi cay đắng và có khi căng thẳng. Ông cũng không khóc, không tiếc gì cho ông. Ông có đau khổ chăng? Đồng hồ của thời gian lại bước thụt lùi... Ông vẫn cố gắng một cách tuyệt vọng làm được chừng nào hay chừng ấy công việc Thọ giao, mặc dù ông không có cảm tình với Bắc Kinh.
*
Vài phút im lặng trôi qua. Giáp hỏi:
- Thế phái đoàn của ta gồm những ai?
- Càng ít càng tốt. Thọ trả lời.
- Tôi không được thạo tiếng Tầu, cần một phiên dịch của Bộ Ngoại Giao.
Thọ thong thả bảo:
- Ông không cần thông dịch của Bộ Ngoại giao. Đã có Hoàng Văn Hoan ở đó. Ta coi hắn như người đồng chí xưa... một trong những người được Bắc Kinh cưng và tín nhiệm nhất. Tôi hài lòng. Và ông có thể nói chuyện tự do. Khi mà chúng ta chấp nhận Hoan, chúng ta giành được yếu tố quan trọng, như thế lợi nhiều cho sự giao thiệp của tạ. Cùng trong trường hợp này nếu để một thông dịch viên không có lợi. Còn chuyện phản đảng của Hoan, coi như chuyện đã rồi. Giản dị vì lẽ chúng ta phải hết sức khéo léo nên muốn hữu hiệu, lẽ cố nhiên phải ngăn cản sự khó chịu nho nhỏ với kẻ thù quyền thế, nên chúng ta tỏ thái độ hoan nghênh sự có mặt của Hoan. Và không kết tội nữa. Khi có nhu cầu... Ông có thể hành động như một người giảng hòa với sự ủng hộ của tôi, luôn luôn tỏ ra ý giảng hòa thật rộng rãi và dù Hoan có tội với Đảng. Cũng phải "giữ ý tứ" theo phép lịch sự. Về phương diện này ông gánh một trách nhiệm lớn.
*
Đề nghị của Thọ, làm Giáp kinh ngạc, mà Thọ có lý. Hoan là đồng chí xưa, là Ủy viên Bộ Chính Trị - Chủ Tịch Quốc Hội - Đại Sứ của Hà Nội ở Bắc Kinh suốt tám năm. Sau bị cánh Thọ Duẩn chèn ép phải bỏ chạy qua Bắc Kinh, được Bắc Kinh o bế dùng làm lá bài của họ. Trong cây bài này có tính toán... kẻ lật qua người lật lại.
Đây là một khúc quanh chính trị. Nhưng chỉ một tiếng của vụ Hoan - Giáp gặp nhau mà lộ ra thì Giáp cháy, Bắc Kinh cũng chẳng đẹp gì. Cuộc giao hảo này sẽ bị khinh bỉ và xấu. Bởi Bộ Chính Trị cơ quan tối cao của Đảng "nghi kỵ" Hoan.
Thật khổ cho Đảng lẫn nhà nước. Những thổ lộ về ngoại giao, an ninh quốc gia chẳng ai biết, trừ Lê Đức Thọ. Ông ta khéo lèo lái, khéo dàn cảnh, khéo chọn người.
*
Cuối cùng họ đã thỏa thuận với nhau một cách lạ thường. Giáp nói:
- Thôi! Tôi sẽ đi. Nhưng tôi có thể nói thành thực với ông được không, ông Thọ?
Vẻ khoái chí, hài hước, Thọ nói:
- Xin Đại tướng, đừng mất công như thế làm gì! Ngài cứ việc nói những điều ngài nghĩ. Tôi trước sau vẫn giữ cảm tình với ngài. Và nếu tôi có cam kết với ngài điều gì. Chẳng hạn như cho cháu Võ Thị Hồng Anh đi Hoa Kỳ, thì tôi có thể giữ được những lời cam kết đó.
Thọ cười một cách có vẻ tế nhị, tướng Giáp gật đầu:
- Trước tiên, tôi muốn nói, từ khi nắm chức vụ Trưởng ban Tổ Chức Trung Ương Đảng, Ông đã tiến hành mọi công việc với một bàn tay bậc thày. Tôi chắc là tài năng của ông ngang hàng với tổ sư phù thủy. Còn tay chân của ông thì Mafia còn phải gọi bằng cụ. Vì vậy ông không có vấn đề gì để phải lo về phía Đảng hay chánh quyền phản đối những việc ông làm.
- Tôi đã làm những gì? Ông kể tôi coi? Thọ hỏi.
- Chẳng hạn như việc bắt giữ các tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, bộ trưởng Ung Văn Khiêm hồi năm 1963 khi ông thân Tầu, khi ông thân Nga. Bây giờ để làm vui Bắc Kinh ông hạ thủ những người có ý định cản ông.
Mới đây ông hại hai tướng Hoàng Văn Thái và Lê Trọng Tấn cùng một loạt các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Tôi hỏi ông: tại sao chúng ta phải mất công để loại ra ngoài những phần tử trung kiên, ưu tú nhất của Đảng?
- Thì có nghĩa là những phần tử ưu tú ấy, chắc chắn đã thấy và có thể nghe một điều gì đó, của ai đó... mà lẽ ra họ không được nghe. Tôi nói có rõ không? Thọ nhấn mạnh. Và thế là chúng ta thử hỏi cái việc phải loại bỏ ấy là cái gì? Cực chẳng đã, chúng ta phải lấy những bức hình của Mao Trạch Đông, treo lên bàn thờ từng nhà mỗi gia VN. Việc này lầm lỗi đầu tiên tại ông HCM! Chứ không phải thằng Thọ này! Chính ông ta rước voi về dầy mả tổ. Việc này từ Đảng đến dân ai cũng biết. Ông Hồ lấy tư tưởng Mao Trạch Đông, làm kim chỉ nam. Ông còn trách gì tôi? Ông có nhớ báo cáo chính trị, do ông Hồ đọc ở chiến khu Việt Bắc năm 1951 không?
Giáp ngồi yên lặng vì Thọ nói đúng chính xác. Mà sự thực trong cương lĩnh của đại hội đảng CSVN lần thứ II ơ ở chiến khu Việt Bắc năm 1951, HCM đã lấy "tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam".
Lúc đó cả đảng mừng. Nhưng không lâu họ tỏ ra nghi ngại, và phải trả giá mắc hơn hết trong lịch sử. Nó là một quyết định đường lối chính sách đưa đến hậu quả tai hại cho cả dân tộc. Do sự hiểu biết các thực tế lịch sử của ông ta không được thấu đáo. Nên bản cương lĩnh đó trở thành một bi kịch cho cả dân tộc VN. Một bi kịch tủi nhục về sự lệ thuộc tư tưởng không được xã hội lịch sử tha thứ.
Về điểm này tướng Giáp hơi u mệ Hay là ông mải trận mạc, hoặc là... Nên ông vẫn hỏi Thọ:
- Thế ai đã mời cố vấn Tầu sang nước ta chỉ đạo cách mạng Cải Cách ruộng đất?
-Cũng chính ông ta. Chuyện ấy rõ như ban ngày. Không tốn một que diêm cũng rõ. Mặc dù biết việc dâng Hoàng Sa do HCM, Giáp vẫn hỏi:
- Thế việc dâng đảo Trường Sa cho Bắc Kinh, ông Hồ có thuận không?
Thọ cười, rõ ràng y đã trở lại như cũ rồi, độc ác bí mật như quỷ. Hắn nói:
- Trước khi Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh dâng những hòn đảo này, có một cuộc họp hẹp. Ông Hồ nói: Trung Quốc giúp chúng ta cuộc kháng chiến chống Pháp chín (9) năm ròng về đủ mọi phương diện. Họ viện trợ cho chúng ta từ cây kim, sợi chỉ, trang bị quân đội ta từ đầu tới chân: mũ Trung Quốc, quần áo Trung Quốc, giầy Trung Quốc,
... Bây giờ kháng chiến thắng lợi, họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, lẽ nào ta từ chối. Khi ông Hồ phát biểu như vậy, không có ai phản ứng gì. Tôi nhớ trong đó có Trường Chinh, Phạm Văn Đồng. Và có mặt cả ông trong cuộc họp đó. Ông tắt máy... nghĩa là tán thành rồi còn gì? Đến năm 1963, tôi lại hỏi ông ta về chuyện dâng cho Bắc Kinh những hòn đảo đó. Ông Hồ bảo: Về phương diện ngoại giao, cũng như trong các địa hạt khác trong đời sống, người ta chỉ có được những gì mình cần bằng cách cho kẻ khác những gì họ muốn. Cái sự nhượng bộ của Phạm Văn Đồng trước kia chứng tỏ sự thiện chí của Đảng tạ Trung Quốc đã viện trợ cho ta hàng tỷ dollars trong cuộc kháng chiến chống Pháp, anh biết đấy. Tôi bảo thẳng vào mặt ông ta có thằng Chính ngồi đó. Trung Quốc họ muốn cả nước VN này, chứ không phải chỉ vài hòn đảo, nên nợ có thể trả, chứ đất không nhượng đất. Việc làm của ông và Đồng là khờ khạo và nguy hiểm. Ông ta im lặng, còn thằng Chinh thì lảng đị Tôi nghĩ, nếu muốn nói chuyện quá khứ, nên để dịp khác, tôi sẽ hầu chuyện ông. Còn lúc này tôi khuyên ông nên tỉnh dưỡng để chuẩn bị cho thật tốt chuyến đi này. Cả Đảng chờ đợi sự thành công của ông. Mà ông nhớ cho tôi điều này "giữa đồng chí với nhau không cần thương nhau, chỉ cần dùng lẫn nhau". Nên thư trình bày dưới khía cạnh càng đẹp càng tốt, nhấn mạnh các hy vọng nối lại tình hữu nghị anh em, đưa đến cho hai đảng sự nhất trí... Và sẽ đi đêm cam kết, bảo vệ quyền lợi chung. Và luôn nhớ, ta phải thắng bớt cái bực tức quá khứ.
Giáp nói:
- Tôi chẳng có hứng thú gì về chuyến đi ấy. Nhưng tôi sẽ làm hết mình.
Thọ khuyến khích:
- "Tiếp tục tranh đấu" bảo vệ Đảng. Hãy khỏe, không phải lo chuyện các cháu nữa.
Thọ nói, tay nắm chặt tay Giáp.
*
Biết mình không còn lựa chọn nào khác, phải nhận lời Thọ đi sứ Bắc Kinh. Ông bỗng liên tưởng đến cảnh cố vấn của cụ Mao năm nào, ngồi dựa lưng vào ghế bành lớn, ưỡn bụng ra phía trước, gác đại cả hai chân lên mặt bàn, tay cầm ly rượu Mao Đài, nhổ đờm ào ào xuống thảm, để phán bảo các cán bộ cao cấp của Đảng, hồi cải cách ruộng đất, mà ngay cả những vị bự trong Bộ Chính Trị, đến cả HCM cũng không một người nào dám hé răng, mặc dù biết họ nói càn, làm ẩu, ấy là lúc tình hữu nghị giữa hai đảng còn êm thắm, mặn nồng.
Chứ như bây giờ chắc phải tệ hơn thế nhiều. Ông biết rằng Bắc Kinh sẽ làm nhục ông, mà cảnh ngộ của ông thật bi ai! Lúc này không bạn bè, không một người thân, chỉ toàn những cái gai chọc vào đôi mắt, đám tướng lãnh cũ trung thành, kẻ thì chết, người bị Thọ bức tử, kẻ đi tù, bọn còn lại thì quay quắt từng giờ: rõ ràng là chuyện của cơn ác mộng. Con cái bị đe dọa, bản thân ông thì bị Thọ giam lỏng trong dinh. Lòng ông căm giận vô cùng.
*
Chiếc xe hơi đã đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến nhà của Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng Lê Đức Thọ. Lại đưa ông về nhà.
Đại tướng có quyền được hưởng sự đưa đón của ba người. Một tài xế, hai cận vệ ngồi kèm sát hai bên ghế sau. Cả ba tên đó, đều là mật vụ của Thọ.
Khi ông bước vào trong nhà. Vợ ông, bà Bích Hà, vẻ mặt lo âu, phiền não hỏi:
- Thế nào hở ông?
- Tôi phải đi Bắc Kinh chứ còn sao nữa!
Nghe ông nói "phải đi" Bắc Kinh, mồm bà há hốc ra, người ngồi chết cứng trong chiếc ghế phô tơi. Hai tay run lẩy bẩy, bà gào:
- Điếm nhục quá ông ơi! Sao ông nói không đi cơ mà?
- Bà muốn các con chết sao?
Không ai nói nữa. Căn phòng trở lại im lặng.
Để cố định thần lại, tướng Giáp đi lại trong phòng như người đang bị một cơn giận đẩy lên làm cho nghẹt thở và ông tướng đang có những ý muốn liều trút bom lên đầu thằng Thọ. Cứ mỗi phút trôi qua, mạch tim ông lại chạy nhanh hơn và đã tiến đến một nhịp đập kỷ lục. Vì tức giận.
*
Ông rất có thể, trong lúc còn chưa quá trễ. Xây dựng tiếp một kế hoạch huyền thoại nào đó, bất ngờ tấn công vào sào huyệt của thằng Thọ, trước khi nó về chầu Karl Marx. Nhưng mà ở tình thế này thì chịu! Bởi ông bất lực không điều binh khiển tướng được nữa rồi. Thời của ông đã qua rồi. Ông hồi tưởng lại mới ngày nào, năm nào, rừng người tụ tập ở quảng trường Ba Đình đông như kiến cỏ, tiếng quân nhạc vang lừng, cờ xí rợp trời. Các lãnh tụ đứng trên lễ đài vẫy tay chào. Ông đi xe mui trần duyệt đoàn quân danh dự, dưới trướng của ông có hàng triệu lính. Nay không còn gì.
Ông đã bị nghỉ hưu. Nhưng vốn giầu óc mộng mị, ông ước có một toán quân cảm tử, mượn tạm của Diêm Vương. Nhưng dễ gì Diêm Vương cho mượn, hay là cầu xin Thượng Đế cho một đội quân cứu thế, mới có thể tiêu diệt được thằng Thọ. Chuyện này lại càng khó xảy ra, đối với một vị tướng vô thần. Còn việc tính đến chuyện liên lạc với tướng Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn ở dưới Âm Phủ, mộ một bọn lính biệt kích đánh thuê, lựa trong số những tay thiện xạ nhất thế giới Âm Phủ, kèm với một toán đặc công, một là bắn chết thằng Thọ, hai là bắt sống nó để ông xử tội.
Sự mạo hiểm này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Với lại làm sao việc đi mộ một bọn lính biệt kích, đặc công như vậy, ở dưới đó mà lại không làm tung tóe cả tin tức lên trên thế gian, lộ ra sẽ làm nguy hại đến cả tính mệnh của vợ con. Những ý nghĩ của Đại tướng, đại khái cũng ngộ nghĩnh như vậy.
Giải pháp thứ ba! Tấn công can thiệp của ngoại bang ử Người ta không có thì giờ! Vả lại họ đâu có biết tình cảnh của ông! Hoặc là họ cũng cóc cần đến ông già trên tám chục tuổi, để đóng những tấn tuồng mới. Nên ông cứ phải ở mãi cái thế quy hàng thằng Thọ. Chịu nhận mọi điều kiện theo ý của nó. Đây là cái giá vô liêm sỉ và đắt nhất, mà các vở đã được dựng lên và thực hiện gần như đủ lịch sự. Vì ông là vị Đại tướng đáng kính, tuy bị Mafia trấn lột hết quyền lực đến mức độ cuối cùng. Nhưng trong vòng vài phút đồng hồ ngồi trên xe ông như chết lịm đị Câm lặng. Kẹt cứng dưới con mắt canh chừng nghiêm ngặt của bọn mật vụ, với danh nghĩa những tên cận vệ bảo vệ cho ông. Và rồi đột nhiên, bất thần một tia chớp chói lòa vụt qua trong những tế bào chất xám của ông! Chưa phải là thời điểm tổng phản công. Chưa phải là lúc tiêu diệt chúng nó, mà bây giờ phải làm lại từ đầu và theo đuổi nó đến kỳ cùng. Nếu còn sống được đến năm 2000 lúc đó sẽ thấy rõ ai thắng ai!
Tôi thừa nhận, con đường Đại tướng đi là chính đáng. Nhưng không có nội công, ngoại kích, thì dù là một vị Thống Soái tài ba lỗi lạc, như ông vẫn lâm vào cảnh đơn thương độc mã, mà ngay khi ông mới rỉ tai vài tướng về ý nghĩ diệt thằng Thọ của ông. Như vậy chưa kịp hành động, thì bọn mật vụ của Thọ đã ra tay trước, bắt bớ tống giam hàng loạt, nhanh và gọn hơn cả quỷ sứ Diêm Vương. Với khẩu hiệu "bắt nhầm ngàn người chứ không để bỏ sót một người", nên dù kế hoạch, chiến lược, chiến thuật của Đại tướng có hay như binh pháp của Tôn Tử, thì cuối cùng những mầm mống ông reo vẫn bị sói hùm dọn sạch.
Thất bại. Và thất bại! Tuy nhiên, ông không chịu dừng lại. Không tỏ ra "thối chí ngã lòng" mặc dù thế cô, thấm thía nỗi cô đơn. Ông vẫn tiếp tục. Nhưng thử hỏi: Đại tướng còn bao nhiêu thời gian để làm việc ấy? Khi tuổi đời ông đã tám mươi hai?
Trần Nhu
* Đại Việt Sử Ký Toàn Th ư, trang 719 - Tập II
Ghi chú: Bạn đọc thân mến,
Truyện "Tướng Đi Đêm" là một chương trong số 27 chương của cuốn tiểu thuyết lịch sử Ngôi Sao Sáng Mafia, viết về những hoạt động trong bóng tối của Lê Đức Thọ, trưởng ban tổ chức trung ương Đảng và guồng máy mật vụ do y điều khiển. Tôi viết xong năm 1993 nhưng chưa kịp xuất bản thì gặp nghịch cảnh trong gia đình. Bỏ thất lạc, chỉ còn lại vài chương, tôi nhận thấy vẫn có ích cho bạn đọc, nên phóng lên mạng, ai muốn in ấn, đều được khuyến khích.

Hồi ký Trần Quang Cơ - Chương 15

15. AI LÀ NGƯỜI ĐÁNG LÝ RA PHẢI NHỚ DAI ?


Sau cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô, yêu sách chính của Trung Quốc đối với ta trong vấn đề Campuchia tập trung chủ yếu vào việc đòi ta thực hiện thoả thuận Thành Đô, tác động với PhnomPenh theo hướng: “nhận bầu Sihanouk làm chủ tịch SNC gồm 13 thành viên của 4 bên Campuchia; chấp nhận văn kiện của 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an về vấn đề Campuchia.
6 giờ sáng ngày 9.9.90, đại sứ Trung Quốc đến Ban Đối ngoại (chứ không đến Bộ Ngoại giao) gặp Hồng Hà trao thông điệp báo các bên Campuchia sẽ họp ngày 10.9 tại Jakarta để bàn việc lập SNC và nhấn mạnh yêu cầu Việt Nam tác động theo hướng đã thỏa thuận tại Thành Đô. Ngay sau đó BCT đã họp trao đổi về thông điệp đó và quyết định cử tôi đi Jakarta. Trong cuộc họp này BCT đã quyết định từ nay các tiếp xúc đối ngoại về mặt Nhà nước đều phải qua Bộ Ngoại Giao và phải báo cáo với anh Thạch và bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh (?) vì cách làm của đại sứ Trung Quốc phớt lờ Bộ Ngoại Giao một cách quá lộ liễu.
Trưa ngày 9.9.90 tôi cùng anh Huỳnh Anh Dũng đáp máy bay qua đường Bangkok sang thủ đô Inđônêxia để theo dõi cuộc họp của các bên Campuchia bàn về việc thành lập SNC. Không có “cẩm nang” nào kèm theo chỉ thị đó cả, chỉ có lời dặn ngắn gọn của TBT Nguyễn Văn Linh là cố lập được SNC.
Chiều tối 10.9.90, vừa chân ướt chân ráo từ sân bay về đến sứ quán ta ở Jakarta, tôi đã nhận được một cú điện thoại từ sứ quán Trung Quốc gọi tới. Trương Thanh gọi điện thoại đến nói là chào trước khi rời Jakarta và cảm ơn tôi đã tác động tích cực khiến cho cuộc họp các bên Campuchia này đạt được một số kết quả (!). Tôi trả lời là tôi không dám nhận sự biểu dương đó, nếu như cuộc họp kết quả tốt thì đó là do thiện chí của Nhà nước Campuchia.
Chả là lúc tôi xuống sân bay Jakarta cũng là lúc cuộc họp giữa các bên Campuchia vừa bế mạc sau khi đã thoả thuận lập SNC gồm 12 thành viên, chức chủ tịch còn để trống và tuần tới sẽ họp phiên đầu tại Bangkok để giải quyết nốt vấn đề chủ tịch SNC. Bản tuyên bố chung của cuộc họp có ghi “Các bên Campuchia chấp nhận toàn bộ văn kiện khung của P5 làm cơ sở để giải quyết cuộc xung đột Campuchia”. Tôi nghĩ rằng Bộ Chính trị bảo tôi sang Jakarta có thể là một động tác sách lược để tỏ ra với Trung Quốc là ta tích cực thực hiện thoả thuận Thành Đô. Còn Trương Thanh gọi điện cảm ơn tôi thực ra cũng là một sự vỗ về của Trung Quốc để khuyến khích tôi tiếp tục cố gắng thực hiện thoả thuận Thành Đô ! Nhưng sự khuyến khích đó lại có tác dụng trái ngược lại, làm thức tỉnh cái con người bướng bỉnh trong tôi. Từ đầu, tôi và số anh em chuyên nghiên cứu vấn đề Campuchia và quan hệ với Trung Quốc trong Bộ Ngoại Giao đã rất không thông với thoả thuận Thành Đô vì nhiều lẽ, nay tôi càng thấy mình không thể hành động trái với điều mình cho là lẽ phải.
Ngày 13.9.90 tôi lại được trong nước chỉ thị đi thẳng từ Jakarta sang Bangkok để theo dõi phiên họp đầu tiên của SNC ở đó. Sáng 14.9.90 Bí thư thường trực Bộ Ngoại Giao Thái Kasem mời tôi tới Bộ Ngoại giao Thái Lan nói chuyện. Chủ đề câu chuyện vẫn là vấn đề Campuchia. Kasem hỏi dò tôi về thoả thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc về cơ chế SNC. Tôi trả lời đó chỉ là những tin đồn không căn cứ, không nên tin. Trưa hôm đó, Sok An, thứ trưởng ngoại giao Campuchia, tìm đến gặp tôi. Anh hỏi ý kiến về cuộc họp SNC ở Bankok sắp tới, thái độ ta nên như thế nào nếu đối phương đòi đưa Sihanouk làm chủ tịch SNC và là thành viên thứ 13 cuả SNC ? Tôi gợi ý cần giữ vững nguyên tắc hai bên ngang nhau. Để thiện chí, một lần nữa, ta có thể nhận cho đối phương thêm một người nhưng bên ta cũng phải thêm một người (mỗi bên 7 người). Không 12 thì 14 chứ không nhận 13. Sau đó tôi lại được anh Sok An cho biết là Kraisak, con trai Thủ tướng Chatichai và là thành viên trong nhóm cố vấn của Thủ tướng Thái, đã bảo anh rằng ông ta được Bộ Ngoại giao Thái thông báo là Việt Nam cũng ủng hộ việc lập SNC với 13 thành viên do Sihanouk đứng đầu. Tôi nói với Sok An đấy là điều bịa đặt và tôi sẽ gặp Kraisak dể nói lại. Chiều hôm khi gặp Kraisak, tôi nói khá thẳng rằng: “Không thể coi ông Sihanouk là ông chủ ở Campuchia, là vua trên tất cả. Vấn đề thành phần cũng như chức chủ tịch SNC phải do người Campuchia quyết định. Việt Nam và Trung Quốc không có quyền bỏ phiếu về vấn đề đó”. Sau đó Kraisak kể lại cả cho Kasem. Kết quả là cuộc họp SNC phiên đầu tiên 17.9.90 tại Bangkok đã tan vỡ vì Hunxen không chấp nhận công thức “6+2+2+2+1”, cự tuyệt bầu Sihanouk làm chủ tịch với tư cách là thành viên thứ 13 của SNC. Hẳn Trung Quốc đã gắn trách nhiệm hoặc ít ra cũng là một phần trách nhiệm về thất bại đó cho tôi.
Hạ tuần tháng 9.90, Trung Quốc đón Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trung Quốc và dự lễ khai mạc Á Vận Hội (ASIAD) 11 với tư cách là “khách mời đặc biệt của Chính phủ Trung Quốc” (tuy nhiên báo chí Trung Quốc vẫn đưa tin việc Trung Quốc mời Võ Nguyên Giáp là thể theo yêu cầu của ta, dù rằng ngày 4.9.90 khi tiếp đoàn cấp cao của ta ở Thành Đô chính Giang Trạch Dân đã nói sẽ mời anh Giáp dự khai mạc ASIAD như một cử chỉ thiện chí của họ). Ngày 24.9.90 khi tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Lý Bằng có nói: “Sau cuộc gặp cấp cao ở Thành Đô, cuộc họp Jakarta kết quả tốt, đã ra được tuyên bố SNC 13 người. Song đến khi họp SNC ở Bangkok thì không tốt. Xin nói thẳng thắn với đồng chí là chúng tôi thấy Thứ trưởng Trần Quang Cơ có tác dụng xấu trong việc này. Khi Kasem hỏi có phải thực sự giữa Việt Nam và Trung Quốc đã đi đến thoả thuận lập SNC gồm 13 người hay không? Trần Quang Cơ đã đáp rằng hoàn toàn không có việc đó; đó hoàn toàn là những điều dối trá. Chúng tôi không biết tại sao Thứ trưởng Trần Quang Cơ lại nói những lời như vậy, hoàn toàn truyền đạt thông tin không đúng đắn”. Anh Giáp đáp: “Khi về tôi sẽ hỏi lại về phát biểu của đồng chí Cơ. Nếu có như vậy thì đây không phải là ý kiến của Trung ương chúng tôi. Tôi không biết việc này vì tôi không phụ trách công tác ngoại giao”.
Tiện đây tôi thấy cũng nên ghi lại một chuyện có thể giúp cho chúng ta hiểu thêm đặc điểm của người Trung Quốc: sau khi đến Bắc Kinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đề nghị gặp một số tướng lĩnh trong quân đội Trung Quốc như Dương Đắc Chí (Dương là tổng chỉ huy cuộc chiến tranh đánh Việt Nam năm 1979). Nhưng Dương nói một cách bực tức: “Đời nào tôi lại gặp ông ta. Mộ của các cán bộ chiến sĩ còn chưa xanh cỏ !”. Ngày 1.10.90 Dương cùng một số tướng lĩnh khác còn gọi điện thoại thăm hỏi động viên sĩ quan binh lính ở Vân Nam, Quảng Tây. Nhà văn quân đội Lý Tôn Bảo tác giả cuốn “Vòng hoa dưới chân núi cao” viết về cuộc tấn công vào Việt Nam tháng 2.79, phát biểu: “Xem tin Lý Bằng tiếp Võ Nguyên Giáp mà trong lòng tôi cảm thấy bứt rứt. Giờ đây chúng ta phải xem xét lại xem có gây ra cuộc chiến tranh đó không? Chẳng những phần lớn sĩ quan binh lính dưới đơn vị không thông ngay cả một số tướng lĩnh cao cấp cũng không thông nổi”.
Tư liệu trên đây tôi lấy ở bài “Võ Nguyên Giáp thăm Bắc Kinh gây chấn động” của Quan Nghiệp Thành đăng trên báo “Tranh Minh” xuất bản ở Hồng Kông tháng 11.90. Từ đó đến nay, tôi vẫn phân vân là giữa người Việt Nam và người Trung Quốc đáng lý ra ai là người phải nhớ dai hơn về sự kiện tháng 2.79 ?

Lê Đức Thọ: Tội Phạm Chiến Tranh
Trần Nhu


Có nhiều bạn hỏi về Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng của ông Lê đức Thọ. Nhân buổi phỏng vấn của anh Tường Thắng về vấn đề này, tôi xin trích dẫn một số trang trong cuốn "Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế" (Chương 2 " Phật Giáo Miền Bắc bị  triệt tiêu dưới chế độ Hồ chí Minh" Tập I - Nguồn Sống, 2005).


Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về nhân vật Lê  Đức Thọ. Chúng ta cũng không nên quên rằng tên tuổi của Lê Đức Thọ được cả thế giới biết đến từ khi có hội nghị Paris. Hình ảnh Lê Đức Thọ được sánh  ngang với Henry Kissenger trên các tờ báo lớn và được in trong những cuốn tự điển bách khoa ở các mục danh nhân thế giới như Socrate, Michel-Ange, Descartes, Beethoven, Pasteur, Einstein de Broglie, Churchill, Chaplin, W. Disney, Montessori,  Faulkner, B. Russell, Eisenhower vân vân. Họ là những người có công lớn với nhân loại. nhưng Lê Đức Thọ là một trong số những nhân vật vĩ đại đó sao?  Người ta nêu tiểu sử tóm tắt của Thọ và nhấn mạnh về công trạng tìm kiến hoà bình cho cuộc  chiến tranh Việt Nam trong cuộc hoà đàm Ba Lê với ngoại trưởng Hoa kỳ Henry Kissenger và cả hai được trao giải thưởng Nobel hoà bình.

Thật mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm sao? Một tên tội phạm chiến tranh lại được giải thưởng Nobel hoà bình! Sự kiện rõ ràng mà cả đảng cộng sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ động đưa quân vào  cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200.000 quân Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở lì đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng, vừa là kẻ thực hiện. Đó là một cuộc chiến  tranh không tuyên bố vì quốc hội không được hỏi ý kiến về cuộc chiến tranh này. Quốc hội là "cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia". Theo lẽ thường là như  vậy, nhưng ở Việt Nam nó chẳng có quyền gì cả. Quốc hội do đảng nặn ra, là tay sai của  đảng. Các phần tử trong quốc hội cộng sản là một bọn ngu đần, mang đầu óc nô lệ, cứ cúi đầu khép nép như một bầy đầy tớ ngoan trước ông chủ.

Nên cần phải minh định rằng cuộc chiến tranh ở  Campuchia là cuộc chiến tranh của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam.

Cuộc phưu lưu quân sự được tiến hành theo ý riêng và chỉ đạo của Lê Đức Thọ, làm cho khoảng trên 52.000 lính Việt Nam chết trận, 20.000  lính bị thương, chẳng những thế nó còn làm cho dân tộc Việt Nam bị  nhục nhã trước thế giới trong bộ mặt kẻ xâm lăng, bị tẩy chay, bị trừng phạt  (cấm vận).

Thọ đáng nhẽ ra phải ra đứng trước vành móng ngựa  toà án quốc tế về tội phạm chiến tranh. Thọ không những chỉ gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mà y còn gây ra cảnh nồi da sáo thịt trong đảng Cộng sản  Việt Nam, với cái chiêu bài chống chủ nghĩa xét lại. Việc Thọ làm nhiều người biết là sai quấy, nhưng ai mà dám cả gan phê bình Thọ. Hơn nữa, vào thời  điểm ấy, chiến dịch thanh trừng, với danh nghĩa là bài trừ các tổ chức phản cách mạng và nhóm xét lại  đang diễn ra. Thiếu tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh đệ nhất bí thư của Hồ Chí Minh vân vân... họ là những người cộng sản không làm  điều gì sai trái với Đảng cả, và hiển nhiên không phải thành phần chống đảng, họ bị  mật vụ của Thọ bắt giữ, nhưng không một ai lên tiếng bênh vực họ, kể cả Hồ Chí Minh, ra mặt bênh vực. Làm như vậy,   chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này: tôi là thành  phần xét lại đây.

Tâm tư các đảng viên cộng sản hoang mang từ ngày cải  cách ruộng đất, nên thường khi gặp sự trái tai, họ chỉ còn biết im lặng hay làm ngơ cho vì sự sống còn của bản thân, gia đình, họ buộc phải nói  dối. Đó là phương cách duy nhất để giữ nồi cơm và mạng sống, vì thế họ cân nhắc kỹ lưỡng, không có lựa chọn nào khác. Cái mũ phản động, chống đảng, gián điệp  đến ngày nay đảng cộng sản vẫn còn giữ thói quen chụp mũ nhiều trí thức yêu nước  chỉ vì nói khác đảng. "U tối" tương ứng với "tàn bạo", "văn minh" tương ứngvới "trí tuệ", nền dân chủ tương ứng với kiến thức khoa học, kỹ thuật. Chủ  nghĩa Lê-nin, chế độ cộng sản kiểu Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh tương ứng với kiến thức xã hội phong kiến lạc hậu. Chính sự thiếu kiến thức này  xô đẩy họ vào con đường chuyên chế tàn bạo. Chế độ cộng sản hà khắc hơn ở  các xứ kém mở mang, trình độ dân trí thấp, lạc hậu, nghèo đói. Xét về đại thể giữa trình độ phát triển và trình độ dân trí như ở Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc  chẳng hạn và so sánh với Tầu, Việt Nam, Cao Miên, Bắc hàn, thì Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức có  một truyền thống tranh đấu cho tự do trong lòng dân chúng, và kinh tế cũng mở mang sớm, tân tiến hơn, vì thế ít hà khắc.

Những yếu tố trên tạo thành căn bản xã hội, và ta  không lấy làm ngạc nhiên khi thấy uy quyền của các cá nhân lãnh tụ cộng sản ở các xứ kém phát triển kinh tế, nổi bật hơn ở các nước văn minh. Ở những xứ này,  sự sùng bái cá nhân còn tệ hơn cả thời kỳ phong kiến, và bạo lực thường được dùng để đề cao các lãnh tụ. Họ cho rằng chỉ có súng và nhà tù mới ngăn chặn được các cá nhân khỏi bị các tư tưởng, khuynh hướng khác chi phối. Nên họ  chủ trương sử dụng vũ lực với dân chúng. Như người luyện thú vật, dùng roi vọt, cùm xích để uốn nắn, rèn luyện phẩm cách công dân. Chính quyền phải  luôn luôn cầm sẵn mã tấu trong tay, hơi có nghi ngờ là phạt ngay và phạt không nương tay. Nhưng bất đồng tư tưởng tuyệt đối không được dung thứ. Không một ai được công khai ngờ vực cái định chế hiện hữu, những ý kiến bất đồng  bị dìm ngày càng sâu. Nhân cách cũng như sự dồn nén tâm lý sẽ dẫn đến sự huỷ hoại đời sống tâm linh rất nặng nề bởi các mâu thuẫn được giải quyết bằng  súng và nhà tù. Họ không chỉ giới hạn vào những biểu thức diệt ngầm "đóng cửa" bảo  nhau bằng súng.

Họ tự mình đặt ra những luật lệ và cưỡng bách dân thi hành các điều khoản bằng hình thức các sắc luật và nghị định, nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị. Tuyệt nhiên không có các  cuộc tranh luận, bàn cãi trong đảng, cũng như quốc hội, chính phủ, các cơ quan công quyền, các ngành. Tất cả các phương tiện đời sống quốc gia, dân tộc  đều bị ràng buộc vào một mối giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, nếp sinh hoạt đều trong một  chiều hướng qui định.  Bộ chính trị ôm đồm tất cả toàn bộhoạt động xã hội, mà cái "trục" của nó là "Ban  tổ chức trung ương đảng". Nơi đây mới chính là trung  tâm quyền lực tối cao, một thứ quyền lực ngầm, một thứ quyền lực ghê gớm, được  gọi không quá đáng là mafia.

Nó tác oai, tác quái trong mấy thập niên qua, nhưng vẫn giấu mặt. Nó kiểm soát cả đảng, chính phủ lẫn quốc hội, quân đội,  công an, mật vụ. Nó nắm toàn quyền sinh sát, giải giới bất cứ thành viên nào trong  đảng và chính phủ, quốc hội, các tướng lãnh cao cấp trong Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu, nếu nó muốn. Nó hạ bệ, hoặc đưa ai lên chức vụ Tổng bí  thư, chủ tịch nhà nước, đại tướng tổng tư lệnh, nếu nó muốn. Nó vượt trội tất cả các loại mafia ở các xứ khác ở chỗ nó nắm chính quyền, quân đội, công an trong tay, còn mafia ở các nước Phương Tây như Ý, Mỹ... chỉ là thứ quyền lực gia đình, phe nhóm, ảnh hưởng chi phối phần nào chính phủ của nước họ mà thôi. Đằng này nó nắm quyền lực tuyệt đối, nó hoạt động chính trị và can  thiệp vào công quyền, nhưng bí mật kín đáo.

Bạn có thể đặt câu hỏi: Nó là gì mà ghê gớm thế?  Xin tạm thưa rằng nó gồm một số ban bệ, mà không mấy người biết đến, như Ban kiểm tra trung ương đảng thời Lê Đức Thọ do Trần Quyết làm trưởng ban, Ban nội  chính trung ương đảng do Hoàng Thao làm trưởng ban, Ban bảo vệ bộ chính trị do xếp Nguyễn Đình Hưởng, Ban chỉ đạo trung ương đảng do xếp lớn Nguyễn  Đức Tâm, còn Ban bảo vệ đảng đứng đầu là Nguyễn Trung Thành, Cục chính trị  trung ương đảng: ông Kim Chi, quan lớn có bóng không có hình.
Nhưng tất cả những kẻ đứng đầu các tổ chức ngầm  đan chéo trên cũng chỉ là những chuyên viên của các bộ môn trong ngành mật vụ giúp việc cho trưởng ban tổ chức trung ương đảng Lê Đức Thọ mà thôi.

Nhiệm vụ của nó là thường xuyên theo dõi, giám sát  chặt chẽ các ủy viên trung ương đảng, thẩm tra các ủy viên Bộ chính trị, xem xét về mặt chính trị, tư tưởng của các cán bộ dự kiến bầu vào Ban  chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị, và kiện toàn bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, tổ chức chỉ đạo quốc hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ đạo các  đoàn thể ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo; đặc biệt là kiểm soát, giám sát chặt chẽ quân đội từ Bộ quốc phòng, Bộ tổng tham mưu đến các  quân khu, sư đoàn, trung đoàn đều có Ban bảo vệ cục chính trị đặt dưới  quyền chỉ đạo của cục an ninh Bộ nội vụ.

Chính cục này theo lệnh của Thọ đã cho mật vụ giết  đại tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc phòng. Đó là  các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn phòng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân vân... Họ  đã bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của tướng Hoàng Văn  Thái. Những việc này làm cho các tướng lãnh trong quân đội lo âu, các vị trong Ban chấp hành trung ương đảng thì hốt hoảng, bồn chồn.

Trong quân đội cộng sản, ngành an ninh rất quan trọng.

Nhiệm vụ của ngành bảo vệ là đảm bảo sự trung thành  tuyệt đối của các tướng lãnh sĩ quan trong quân đội đối với đảng, theo dõi, điều tra, phát hiện những 'đồng chí' không thông suốt với đường lối,  chủ trương của đảng. Quyền lực của ngành bảo vệ rất lớn, nghĩa là quyền sinh sát đối với sinh mạng chính trị các tướng lãnh. Lên voi xuống chó cũng do nó,  mà bản thân nó không hề thuộc hệ thống quân đội, không một chức phận  trong quân đội. Nó cũng không có chức vụ trong đảng, chính phủ, nhưng lại nắm thực quyền trong mọi lĩnh vực, chính trị, quân sự, ngoại giao, xã hội... Nó  là một tổ chức vô danh của những kẻ vô danh cấu kết với nhau trong bóng tối, sử dụng bạo lực dưới dạng khủng bố ngầm, trấn áp, núp sau cái bình  phong đảng, chính phủ, quốc hội, rút ruột, rút gan của dân, tài sản của đất nước ở nhiều mức độ, bằng nhiều phương pháp, qua nhiều hình thức khác nhau...

Quả thực, những cái tên như Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn  Đức Tâm, Nguyễn Trung Thành, Trần Quyết, Hoàng Thao, Nguyễn Đình Hưởng trong bao nhiêu năm qua, ngay đối với các ủy viên trung ương đảng cũng mù mịt  không mấy ai biết họ là ai, các công chức cao cấp của chính phủ, các tướng lãnh trong quân đội thì hoàn toàn mù tịt.

Thực ra, chúng là những tên mafia được Thọ "sáng tạo"  theo kiểu mới, siêu hơn cả mật vụ, dưới quyền điều khiển, chỉ đạo  của ông trùm mafia Lê Đức Thọ. Cái tên của ông không nổi bật như Tổng bí thư Lê  Duẩn, Trường Chinh, hay chủ tịch nhà nước Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Võ Chí Công, hoặc đại tướng Bộ trưởng quốc phòng Võ Nguyên Giáp.

Vì thế, có lẽ nhiều người hiểu lầm, hoặc bị làm cho  hiểu lầm bởi nó là một thứ siêu quyền lực, một thứ vua không ngai, ngự trị trên tất cả, nằm trong lòng đảng, lớn mạnh dần trong bóng tối, chế tạo ra  đảng, dàn dựng ra chính phủ, quốc hội, toà án. Nói một cách chính xác, Ban tổ chức trung ương đảng là nơi ráp nối, kiến lập bộ máy đảng lẫn chính quyền.

Tìm hiểu về Ban tổ chức trung ương đảng, ta thấy từ  một cơ quan mang tính chất sự vụ, làm công việc thống kê cán bộ đảng với Lê Văn Lương. Trái lại, Ban tổ chức trung ương đảng trong tay Thọ nó nhanh chóng trở  thành một tổ chức mafia, để nuôi dưỡng một trung tâm quyền lực mới quy tụ những người thân tín với Thọ. Đây hẳn là một sự sáng tạo vĩ đại. Ai bảo cộng sản Việt Nam không có sáng kiến phát minh? Y kiểm soát trung ương đảng chặt  chẽ đến độ không có một giọt nước nào rớt vào trong đó.

Kỹ thuật: Khi các bộ phận rời ráp vào nhau phải vừa vặn khít khao như tay thợ mộc lành nghề đóng đồ, hay một kiến trúc sư  biết tổng hợp các vật liệu rời rạc thành một công trình xây dựng, như gỗ, gạch,  xi-măng, sắt thép thành một ngôi nhà. Nguyên vật liệu là những con người biến chế thành những khối thép, những đinh ốc, những bánh xe siết chặt lấy nhau  trong cái bộ máy cơ khí vô hồn, kẻ nào lệch lạc ra ngoài, lập tức bị nghiền nát ngay không thương tiếc, từ trên xuống dưới, các bộ phận tự  động kiểm soát lẫn nhau, và nhịp nhàng với cái hệ thống xã hội, mà mọi thành  phần được móc nối với nhau một cách chặt chẽ khăng khít vào các khuôn mẫu. Sát nhập các tư duy, các tác phong riêng rẽ vào một biểu tượng của một đường  lối chính trị, trong đó sự rèn luyện tư tưởng chiếm chỗ lớn nhất, tạo thành một căn bản của thể chế hiện hữu, mà giá trị duy nhất cần giành giữ là bảo  vệ đảng, tức nhóm mafia. Nhóm này chủ trương xây dựng nền chuyên chính của  đảng cộng sản bằng bạo lực và khủng bố, xây dựng quyền lực cá nhân quan liêu không giới hạn, đặt nền dân chủ và luật pháp xuống dưới chân họ, thay thế tôn  giáo bằng ý thức hệ vô thần, thúc đẩy đấu tranh giai cấp, kích động hận thù giai cấp bất tận.

Trong một guồng máy chế tạo phức tạp và rộng lớn như  vậy, người chỉ huy việc điều khiển, kiểm soát có nhiệm vụ trực tiếp thanh tra từng bộ phận một cách liên tục thường xuyên. Nhưng vấn đề đại cương vừa  kể trên cần phải có một sự kiểm soát chặt chẽ hữu hiệu để guồng máy có thể  hoạt động, và trong việc hoạch định những đầu mối phải ăn khớp với nhau, và  phải có một sợi dây xích đặc biệt để cột chặt tất cả vào một đầu mối.  Nghĩa là các đồ vật, vật liệu lắp ráp không thể tuột khỏi tay viên kỹ sư chế tạo ra  nó là trưởng ban tổ chức trung ương Lê Đức Thọ. Ông là vua của đảng, là  cha đẻ của các tổ chức công an, mật vụ. Thọ rất yêu quái, trong bộ chính trị, ông ta chẳng có thiện cảm với ai trừ Lê Duẩn, còn ác cảm thì hầu như cả  trong đảng lẫn chính quyền và quân đội. Ta nên hiểu đối với Lê Đức Thọ các phương tiện cần được sử dụng để đạt mục đích duy nhất là quyền lực cá nhân. Trong máu huyết của ông ta, có lẽ có một sự pha trộn giữa "gấu" và "sói" chứ  chả có tí hơi hướm người chút nào cả.

Cũng nên biết thêm rằng tổ chức của Thọ không chỉ  nắm lý lịch đảng viên, mà nó còn nắm cả cán bộ chính quyền từ cấp cao nhất  đến hạng thấp nhất theo hệ thống dọc xuyên suốt. Mọi cá nhân chỉ còn là một cơ  phận nhỏ trong guồng máy lớn. Cơ phận đó tốt, thì cả guồng mày hoạt động tốt. Những cơ phận này chỉ cần một cử chỉ khác thường, một tiếng than vãn, thì  liền bị ném ra ngoài ngay không thương tiếc. Nhiều người chống cộng khờ  khạo nghĩ rằng quyền quyết định của đảng là tối hậu, là tổng bí thư;  người ta quên rằng trên đảng, trên tổng bí thư còn có một vị hoàng đế nữa,  một lãnh tụ quyền uy tối thượng nữa, có quyền kỷ luật bất cứ ai, kể cả tổng bí thư đến các uỷ viên bộ chính trị, và là tác giả của nhiều chiến dịch quân  sự, và tranh đấu để thanh lọc nội bộ đảng là Lê Đức Thọ. Ông ta tuy không tuyên bố là hoàng đế, nhưng  uy danh của ông chẳng kém gì hoàng đế. Là trưởng ban  tổ chức trung ương đảng, Thọ có trách nhiệm cắt cử các vệ sĩ, các y sĩ, các nhân viên phục vụ  cho các yếu nhân cao cấp của đảng, nên Thọ dùng lính  cận vệ và tất cả nhân viên phục vụ này làm công cụ do thám. Nhưng, nhân viên  ấy không phải chỉ có việc báo cáo tình trạng sức khoẻ, mà còn bao gồm cả những hành vi, tư tưởng của các vị đó, qua hệ thống này các cán bộ chóp bu  đến các tướng lãnh cao cấp đều bị mật vụ của Thọ giám sát thường xuyên. Nhất cử nhất động, mật vụ đều ghi lại hết, dù việc lớn việc nhỏ đều phải  báo cáo cho Thọ để ghi vào hồ sơ. Do đó, Thọ nắm chắc trong tay vận mạng của họ,  không những vậy mà cả gia đình vợ con đều nằm trong tầm kiểm soát của Thọ, thí  dụ như trường hợp đại tướng Võ Nguyên Giáp có mấy đứa con học ở nước ngoài đều bị mật vụ của Thọ chiếu cố tận tình, như Võ Điên Biên học ở Đông  Đức, Võ Thị Hoà Bình học ở Ba Lan, Võ Thị Hồng Anh học ở Nga. Do những hệ luỵ này mà tướng Giáp phải trả giá quá đắt. Chúng ta cũng biết con gái của tổng bí thư Lê Duẩn là Lê Vũ Anh, học ở Nga, vì lấy viên sĩ hàn lâm học Maslov, mặc  dù đã có ba con với  nhau, vẫn bị mật vụ của Thọ giết chết một cách rất  thảm chỉ vì cái luật quái gở cấm các sinh viên không được lấy người nước  ngoài. Luật này không thành văn, mà chỉ là luật miệng giữa các lãnh tụ với nhau
.
Mật vụ của Thọ như con bạch tuộc, có trăm ngàn cái  vòi, không chỉ cuộn chặt người trong nước, mà còn vươn vòi của nó ra cái cái  sứ quán nước ngoài...

Trên đây là sơ lược một số nét về con người được  giải thưởng Nobel hoà bình, người viết hy vọng sẽ phục vụ bạn đọc chuyện này ở một số cuốn sách khác. Vậy xin tạm đóng ngoặc ở đây.

 

Não phẳng mà nổ tận trời - "Thư ký của cụ Đồng bắt 7 tướng Đại Hàn"

Trong bài: Người từ chối giải Nobel Hòa bình
Báo Tiền Phong giới thiệu: Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí Lê Đức Thọ (10-10-1911 - 10-10-2011), Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trần Tam Giáp, nguyên thư ký của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xung quanh một số cuộc trao đổi giữa đồng chí Lê Đức Thọ (lúc đó là Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam) với Thủ tướng Phạm Văn Đồng về một số vấn đề đối ngoại.

Moá! anh Kạo giật cả mình khi xem đoạn nài:


Theo Thợ cạo được biết lính Đại Hàn tham chiến ở Việt Nam chỉ có 3 đơn vị là Sư đoàn bộ binh Mãnh Hổ, Sư đoàn bộ binh Bạch Mã và Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Thanh Long hoạt động từ Khánh Hoà ra đến Quảng Nam.
- Hai sư đoàn có 2 ông thiếu tướng chỉ huy, mấy ông ý ở tận sở chỉ huy a lô chỉ chỏ lính oánh nhau chứ đâu ra trận. Đại Hàn sở trường là phục kích, thỉnh thoảng đi càn quanh căn cứ, giao tranh với Việt Công không nhiều, thường là cấp đại đội trở xuống, chưa bao giờ tham gia chiến dịch lớn nào có dấu ấn trong chiến tranh Việt Nam.
- Không thể có tình huống tướng đi trực thăng thị sát mặt trận bị bắn hạ rồi bắt sống vì quân ĐH hoạt động vùng đồng bằng ven biển Miền Trung, phòng không VC không dễ ăn. Giả như máy bay trúng đạn có rơi, nó sẽ băm nát khu vục xung quanh, làm sao tiếp cận để bắt tướng được.
- Còn cho đặc công bò vào cắt rào đột nhập căn cứ, với bọn Mỹ hay VNCH thì hoạ may, riêng ĐH đừng có mơ, nó phòng thủ bằng cách ủi sạch bong xung quanh, đào hào sâu, rào chục lớp kẽm gai mìn lựu đạn, chó mèo chưa chắc đã lọt vào được nói chi người.

Bắt được một tướng của đối phương đã là quý thế mà ngài thơ ký của cụ Đồng móc đâu ra 7 tướng Đại Hàn bị bắt rồi trao trả tù binh dzậy? Sợ mấy ông giúp việc cho các cụ thiệt, báo với chả chí tàn là chiện tào lao xì pộp mà cũng đăng!

Vì sao Tiến sĩ đạo văn Hoàng Xuân Quế kiện Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ra Tòa?

Bộ Luận và Phó Quế. Nguồn Google.image
Bộ Luận và Phó Quế. Nguồn Google.Image
Chu Mộng Long – Vì sao kẻ đạo văn Hoàng Xuân Quế lại khởi kiện Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ra Tòa? Vì lẽ đơn giản, Quế không còn gì để mất. Và vì không còn gì để mất, Quế sẽ làm cho nhiều người khác phải bị mất như mình.
Bị dí vào chân tường, Quế phải làm gì đó để chứng minh Quế còn có… bộ răng!?

Trước, Quế đang có tất cả. Nhờ có Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam đỡ đầu, Quế có được bằng Tiến sĩ, rồi Quế có được hàm Phó giáo sư, nhảy phốc lên Trưởng Khoa rồi Viện phó Viện Tài chính Ngân hàng nhờ tài năng… ăn cắp. Ở các cương vị ấy, Quế đã sai phạm như Hiệu trưởng Nam từng sai phạm (Tại đậy). Quế là chuyên gia làm tiền, thấy tiền không ham mới là chuyện lạ. Nếu không bị đòn thù của nguyên Hiệu trưởng Nam, Quế có thể đã ung dung lên Viện trưởng, rồi có khi đắc thắng bắc thang lên tận nơi cao nhất của lò sản xuất và thu gom tiền như các tiền bối của Quế đã làm trong vụ lũng đoạn Ngân hàng???
Bây giờ,… Quế mất hết. Mất trắng như Quế phải mất!
Ô hô, thương thay! Tiếc cho cây Quế giữa rừng…
Quế quyết kiện, sau khi Quế ôm đầu gối nghĩ, mục đích không đòi bằng, đòi chức. Quế đòi kẻ khác phải bị mất như mình theo cái vòng oan oan tương báo!
Nguyên Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam trước khi rơi bịch khỏi ghế hiệu trưởng vì sai phạm giống Trần Tín Kiệt!
Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam trước khi rơi bịch khỏi ghế hiệu trưởng vì sai phạm giống Trần Tín Kiệt! Nguồn Google.Image
Người bị mất trước tiên phải là GS. Nguyễn Văn Nam, nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, nguyên chủ tịch Hội đồng của luận án mà trò Quế đã ăn cắp từ 10 năm trước, lại là người thầy sau 10 năm đứng ra tố cáo trò Quế đạo văn. Nhưng với thầy Nam, trò Quế quên rằng, Nam tố cáo Quế cũng trong tình trạng không còn gì để mất, vì trước đó chính Quế thừa cơ cấu kết với đồng đảng phản bội thầy mình, hè nhau ném Nam rơi bịch từ ghế Hiệu trưởng xuống bùn đen?!
Các đối tượng khác chưa bị mất gì đến lúc cũng phải bị mất, nếu không đứng ra đỡ đạn cho Quế. Đó chính là người hướng dẫn và những thành viên còn lại của Hội đồng từng bỏ phiếu xuất sắc cho luận án ăn cắp để khuyến khích… sự ăn cắp. Những người ấy xem ra toàn là cộm cán, nguyên vụ trưởng này, vụ phó kia của ngành Tài chính Ngân hàng… nhưng rất tiếc đa số đều đã nghỉ hưu! Mà đã nghỉ hưu thì có đem ra kỉ luật cũng hoàn toàn vô nghĩa!
Vậy là Bộ Giáo dục & Đào tạo phải bị mất cái gì đó chứ, danh dự chẳng hạn? Quế tính rồi, Quế lí sự cùn rằng, bằng Tiến sĩ của Quế do Bộ cấp, Bộ thu hồi tức là Bộ tự phủ nhận chính mình??? Vị Luật sư (tại chức?) của Quế cũng nghĩ thế. Nếu không truy cứu được Bộ thì Quế phải đòi hỏi sự công bằng, rằng thì là, theo Quế biết, ở cái ngành giáo dục của xứ sở này có cả vạn đứa đạo văn chứ đâu riêng Quế, sao Bộ không nhổ đến tận gốc mà cứ nhè tóc Quế mà nhổ?
Luật sư của Quế. Nguồn: Người đưa tin.
Luật sư của Quế. Nguồn: Người đưa tin
Quế trông trẻ vậy mà cay, không gái… thì cũng thuộc trai… già mồm!
Quế tự biết, có bắt thang lên kiện trời thì Quế vẫn bị mất bằng, mất chức, vì sự thật đã được minh chứng mười mươi. Không phải 1 lần mà 2 lần ăn cắp: lần 1 Quế ăn cắp 33% một luận án tiến sĩ; lần 2, chỉ cho có 10 ngày đối phó, hơn nữa cái đầu Quế không nghĩ ra gì hơn nên Quế túng thế làm liều, Quế cuỗm luôn 45 trang của 2 luận văn thạc sĩ nữa độn vào để lấp liếm! Thế là Quế phải đeo 2 lần mo cau, nhưng không sao, mặt Quế thêm dày ra, còn gì để sợ!
Biết là kiện cái… đầu gối, nhưng Quế vẫn kiện, kiện cho lòi ra những thứ khác. Quế ở trong chăn, Quế biết bao nhiêu rận của ngành đào tạo mà Quế từng đứng đầu. Cái ngành làm tiền mà lị! Làm tiền bằng mọi giá. Trên là loại cán bộ lũng đoạn Ngân hàng, dưới là hạng giảng viên tìm mọi cách bốc hốt sinh viên nghèo túng…
Còn nhớ, tại Trường Đại học Quy Nhơn, năm 2007, liên doanh Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt – Nguyễn Văn Nam đã tuyển sinh ngành Kinh tế đầu tư vượt chỉ tiêu gần gấp 4 lần (326/90) để hốt tiền, trong đó có rất nhiều con em lãnh đạo gửi gắm, học xong một năm theo hệ liên kết tại Quy Nhơn, năm sau số con em lãnh đạo ấy được “rửa điểm” để chính thức chuyển ra Hà Nội học tiếp, một số còn lại Kiệt cho lưu ban để… phi tang! (Xem Kết luận Thanh tra số 327/KL-BGDĐT do Thứ trưởng Bành Tiến Long kí ngày 28 tháng 7 năm 2008 về sai phạm của Đại học Quy Nhơn, dù lấp liếm nhiều nội dung nhưng vẫn lồ lộ nội dung này!). Lưu ban một lớp 31 em, toàn là con em nhà nghèo khổ, oan thấu tận trời xanh!
Cũng cần nói thêm, cái Khoa Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Quy Nhơn chính là con đẻ của cái Trường Kinh tế quốc dân (tư bản hoang dã hóa) nổi tiếng này. Nó cũng đã học tập và làm theo gương các sự phụ của nó để không hổ danh là đồ đệ trung thành của bổn phái!
Cái khác nhau giữa vụ án Trần Tín Kiệt của Đại học Quy Nhơn với vụ Nguyễn Văn Nam của Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội là, ở đây nhân dân chúng tôi đấu tranh bằng bàn tay sạch, còn ngoài kia các quan chức đấu đá nhau bằng những bàn tay bẩn. Vì sạch, nên Trường Đại học Quy Nhơn dễ đi vào ổn định và phát triển trên nền tảng một nhiệm kì dân chủ thật sự. Còn một khi đã bẩn thì nó chỉ thay kẻ độc tài này thành kẻ độc tài khác, chúng đánh nhau, trả thù nhau khốc liệt, tung tóe và hôi thối nồng nặc đến tận trời xanh!
Chuyện Nam hay Quế chỉ là cái sảy nảy cái ung, đến lúc mọi thứ sẽ vỡ ra, rữa thối, không thể bưng bít che đậy mãi!
Nghe tin Tòa án Hà Nội đã thụ lí đơn của Quế, Bộ trưởng Luận bình thản trả lời, đó là điều bình thường của Nhà nước pháp quyền. Nhưng Bộ cũng đừng quên rằng, sự hư hỏng và đấu đá nội bộ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có phần lỗi của Bộ: lỗi của nền giáo dục buông thả, chạy theo đồng tiền một cách man dã, lỗi của một thời lợi dụng chức vụ quyền hạn bao che, dung túng cho tiêu cực; kể cả hiện thời, ngay trong vụ Đại học Kinh tế quốc dân vừa qua, dù Bộ đã ra tay xử lí tiêu cực nhưng không rốt ráo, nếu không nói đó chỉ là một sự minh họa cho cuộc cải cách nửa vời!
Tôi tin, bây giờ thì có lẽ Bộ trưởng Luận đã hiểu, nói ra bọn dân chủ cực đoan lợi dụng chống phá, chứ sự mục rữa của nền giáo dục ta là có thật!
May mà số ít nhà giáo chúng tôi còn vững niềm tin chống chèo, nếu không nó đã đổ từ lâu!
 Tham khảo thêm tại: http://hoangxuanque.blogspot.com/
Các Quyết định chuyển ngành học, cho lưu ban một cách ngang ngược để phi tang và đơn kêu cứu của sinh viên gửi lên mục tham kiến Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân trên trang web của Bộ, nhưng cho đến giờ vẫn chìm trong im lặng:
Kinhte1 Kinhte2

CỨ XẢ HẾT VÀO NHÂN DÂN ĐI

Saturday, November 16, 2013


Từ Huế vào Bình Định ngập trắng trong lũ.
Lũ trời 1, lũ do xả nước từ các đập thủy điện lên 2, 3.
Thủy điện là của ai? Của các doanh nghiệp.
Khi phát điện thu tiền từ ai? Từ nhân dân.
Tới khi lũ thì xả nguy hiểm về a? Về nhân dân.
Xả đồng loạt cả 15 đập thủy điện, xả hết lên đầu nhân dân 15 mối nguy hại, mặc người chết, mặc nhà trôi, nhà ngập, mặc cầu gãy, đường đứt. mặc mùa màng.
Mấy năm qua, 15 nhà máy thủy điện này thu lợi nhuận không bằng tí ti cái mất mát vô cùng vô tận của nhân dân, của nhà nước.
Nhưng cái lợi nhuận ấy là của chúng nó- nhóm lợi ích.
Mất mát to lớn là của nhân dân.
Vài lời như thế để thấy, hậu quả của chúng nó vẫn sẽ tiếp tục xả vào nhiều năm nữa, nhiều thế hệ nữa.
Cho nên, Bộ trưởng Bộ công thương Vũ Huy Hoàng đã không thể trả lời một cách rõ ràng những chất vấn của đại biểu về các dự án thủy điện đã được chính Bộ này cấp phép hoặc duyệt cấp phép, khiến đại biểu quốc hội đã phải kêu lên: Tôi không hiểu Bộ trưởng nói gì. Không hiểu vì Bộ trưởng sẽ nói gì khi vây quanh ông là những nhóm lợi ích, vây quanh ông là những hồ sơ dự án thủy điện, mà hồ sơ nào cũng rành rọt, thảnh thót, toen hoét, nhoen nhoét những trang đánh giá tác hại môi trường và cấp thẩm định của các Bộ, trong đó có Bộ ông đều phê chuẩn: Tốt tốt tốt.
Tốt như thế, mạ mình ngày xưa hay nói lái: Tốt làm là táp....L.
Bực và căm phẫn.
--------------------------
Một nhân dân bé nhỏ, chỉ còn tài sản này đây, con chó nhỏ, những kẻ nằm trong " phe thủy điện" sẽ nghĩ sao?

DEMOCRACY IN BRIEF DÂN CHỦ LÀ GÌ?

DEMOCRACY IN BRIEF
DÂN CHỦ LÀ GÌ?

Democracy in Brief touches on topics such as rights and responsibilities of citizens, free and fair elections, the rule of law, the role of a written constitution, separation of powers, a free media, the role of parties and interest groups, military-civilian relations and democratic culture.
Dân chủ là gì? Giới thiệu tóm tắt về các chủ đề như quyền và trách nhiệm của công dân, bầu cử tự do và công bằng, pháp quyền, vai trò của hiến pháp thành văn, phân chia quyền lực, truyền thông tự do, vai trò của các đảng phái và các nhóm lợi ích, mối quan hệ giữa quân sự và dân sự và văn hóa dân chủ .

Introduction: Democracy in Brief
What is Democracy?
Characteristics of Democracy
Rights and Responsibilities
Democratic Elections
Rule of Law
Constitutionalism
Three Pillars of Government
Free and Independent Media
Political Parties, Interest Groups, NGOs
Civil-Military Relations
The Culture of Democracy
Dân chủ là gì?
Những đặc điểm của dân chủ
Các quyền và nghĩa vụ
Bầu cử dân chủ
Pháp quyền
Chủ nghĩa hợp hiến
Ba trụ cột của chính phủ
Giới truyền thông độc lập và tự do
Các đảng phái chính trị, nhóm lợi ích, tổ chức phi chính phủ
Quan hệ quân sự và dân sự
Nền văn hóa dân chủ
INTRODUCTION
GIỚI THIỆU
Democracy may be a word familiar to most, but it is a concept still misunderstood and misused at a time when dictators, single-party regimes, and military coup leaders alike assert popular support by claiming the mantle of democracy. Yet the power of the democratic idea has prevailed through a long and turbulent history, and democratic government, despite continuing challenges, continues to evolve and flourish throughout the world.
Dân chủ là một thuật ngữ mà ai cũng biết nhưng vẫn bị hiểu và dùng sai ở thời điểm mà các nhà độc tài, các chế độ độc đảng và lãnh đạo các cuộc đảo chính quân sự đòi dân chúng ủng hộ vì tự cho rằng mình bảo vệ dân chủ. Tuy nhiên, sức mạnh của ý tưởng dân chủ vẫn phát triển trong suốt chiều dài lịch sử với nhiều biến cố. Các chính phủ dân chủ dù phải đối mặt với nhiều thách thức, vẫn tiếp tục tiến bộ và lan rộng trên toàn thế giới.
What is Democracy?
Dân chủ là gì?
Civilized debate and due process of law are at the core of democratic practice. This woodcut imagines an ancient Greek court on the Areopagus outcrop in Athens.  
Tranh luận văn minh và tiến trình luật pháp đúng đắn là trọng tâm của thực hành dân chủ. Bức tranh khắc gỗ này thể hiện một phiên tòa ở Hy Lạp cổ đại trên đồi Areopagus ở Athens (Phòng Lưu trữ ảnh North Wind)
Democracy, which derives from the Greek word "demos," or "people," is defined, basically, as government in which the supreme power is vested in the people. In some forms, democracy can be exercised directly by the people; in large societies, it is by the people through their elected agents. Or, in the memorable phrase of President Abraham Lincoln, democracy is government "of the people, by the people, and for the people."
Dân chủ - theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhân dân” - về cơ bản được định nghĩa là một hình thức chính phủ trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Dân chủ có thể do người dân trực tiếp thực thi. Ở các xã hội lớn hơn, dân chủ được thực thi bởi các quan chức do nhân dân bầu ra. Hay theo như câu nói nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln, dân chủ là chính phủ “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
In 1215, English nobles pressured King John of England to sign a document known as the Magna Carta, a key step on the road to constitutional democracy. By doing so, the king acknowledged he was bound by law, like others, and granted his subjects legal rights.
Năm 1215, các nhà quý tộc Anh gây áp lực buộc Vua nước Anh John phải ký một văn kiện gọi là Magna Carta (Hiến chương), một bước quan trọng trên còn đường tiến tới nền dân chủ hợp hiến. Làm như vậy nghĩa là nhà vua đã thừa nhận ông phải tuân thủ luật pháp giống những người khác (© Bettmann/CORBIS)
Freedom and democracy are often used interchangeably, but the two are not synonymous. Democracy is indeed a set of ideas and principles about freedom, but it also consists of practices and procedures that have been molded through a long, often tortuous history. Democracy is the institutionalization of freedom.
Tự do và dân chủ thường được dùng thay thế cho nhau. Thực ra hai khái niệm này không đồng nghĩa. Dân chủ không chỉ là một loạt ý tưởng và các nguyên tắc về tự do, mà còn bao hàm cả những thực tiễn và các tiến trình đã được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử vốn phức tạp. Dân chủ là sự thể chế hóa tự do.
In the end, people living in a democratic society must serve as the ultimate guardians of their own freedom and must forge their own path toward the ideals set forth in the preamble to the United Nations' Universal Declaration of Human Rights: "Recognition of the inherent dignity and of the equal and inalienable rights of all members of the human family is the foundation of freedom, justice, and peace in the world."
Cuối cùng, người dân sống trong một xã hội dân chủ phải phục vụ với tư cách là người bảo vệ chính quyền tự do của họ và hướng tới những lý tưởng được đưa ra trong lời nói đầu của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu của Liên Hợp Quốc, đó là “thừa nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng bất khả xâm phạm của mọi thành viên trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hòa bình trên thế giới”.
CHARACTERISTICS OF DEMOCRACY
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA DÂN CHỦ
Democracy is more than just a set of specific government institutions; it rests upon a well-understood group of values, attitudes, and practices – all of which may take different forms and expressions among cultures and societies around the world. Democracies rest upon fundamental principles, not uniform practices.
Dân chủ không chỉ đơn thuần là một loạt thể chế quản lý cụ thể. Dân chủ dựa trên nhóm giá trị, quan điểm và thực tiễn đã được nhận thức rõ. Tất cả các giá trị, quan điểm và thực tiễn đó được thể hiện dưới những hình thức khác nhau tùy theo nền văn hóa và các xã hội trên thế giới. Các nền dân chủ phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản chứ không phải những thực
tiễn thống nhất.
Core Democratic Characteristics
• Democracy is government in which power and civic responsibility are exercised by all adult citizens, directly, or through their freely elected representatives.
• Democracy rests upon the principles of majority rule and individual rights. Democracies guard against all-powerful central governments and decentralize government to regional and local levels, understanding that all levels of government must be as accessible and responsive to the people as possible.
Những đặc điểm dân chủ cơ bản
•  Dân chủ là hình thức chính phủ trong đó quyền lực và trách nhiệm công dân do công dân trưởng thành trực tiếp thực hiện hoặc thông qua các đại diện của họ được bầu lên một cách tự do.
•  Dân chủ dựa trên các nguyên tắc đa số cai trị và các quyền cá nhân.
Các nền dân chủ chống lại các chính phủ trung ương tập quyền và phi tập trung hóa chính quyền ở cấp khu
vực và địa phương, với nhận thức rằng tất cả các cấp độ chính quyền đều phải được tiếp cận và phải đáp ứng người dân khi có thể.
• Democracies understand that one of their prime functions is to protect such basic human rights as freedom of speech and religion; the right to equal protection under law; and the opportunity to organize and participate fully in the political, economic, and cultural life of society.
• Democracies conduct regular free and fair elections open to citizens of voting age.
• Citizens in a democracy have not only rights, but also the responsibility to participate in the political system that, in turn, protects their rights and freedoms.
•  Các nền dân chủ nhận thức rằng một trong những chức năng chính của họ là bảo vệ các quyền con người cơ bản như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo; quyền được pháp luật bảo vệ bình đẳng và cơ hội được tổ chức và tham gia đầy đủ vào đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của xã hội.
•  Các nền dân chủ thường xuyên tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng cho công dân ở độ tuổi bầu cử tham gia.
•  Công dân ở một nền dân chủ không chỉ có các quyền, mà còn có trách nhiệm tham gia hệ thống chính trị. Đổi lại, hệ thống chính trị đó bảo vệ các quyền lợi và sự tự do của họ.
• Democratic societies are committed to the values of tolerance, cooperation, and compromise. In the words of Mahatma Gandhi, "Intolerance is itself a form of violence and an obstacle to the growth of a true democratic spirit."
•  Các xã hội dân chủ cam kết với các giá trị khoan dung, hợp tác và thỏa hiệp. Theo lời của Mahatma Gandhi: “Không khoan dung là biểu hiện của tình trạng bạo lực và cản trở phát triển tinh thần dân chủ thực sự”.
Some local jurisdictions in the United States still practice a form of direct democracy, as in this town meeting in Harwick, Vermont. Schools and taxes tend to be popular issues. (©Toby Talbot/AP Images)
Ở Mỹ, một số thẩm quyền của địa phương được thực hiện dưới hình thức dân chủ trực tiếp, như tại hội nghị của thị trấn ở Harwick, Vermont. Các trường học và các loại thuế là những vấn đề chủ yếu. (©Toby Talbot/AP Images)

Two Forms of Democracy
Hai hình thức dân chủ 
Public discussion on all kinds of topics – personal, cultural, political – is the lifeblood of  democracy. Above:  Nigerian Nobel-prize winner Wole Soyinka at a Swiss book fair.
Thảo luận công khai về tất cả các chủ đề - cá nhân,
văn hóa, chính trị - là huyết mạch của nền dân chủ.
Trên: Người đạt giải Nobel người Nigeria Wole Soyinka tại một hội chợ sách ở Thụy Sĩ (© Georgios
Kefalas/AP Images) 
Democracies fall into two basic categories, direct and representative. In a direct democracy, citizens, without the intermediary of elected or appointed officials, can participate in making public decisions. Such a system is clearly most practical with relatively small numbers of people – in a community organization, tribal council, or the local unit of a labor union, for example – where members can meet in a single room to discuss issues and arrive at decisions by consensus or majority vote.
Có hai loại hình dân chủ cơ bản, đó là dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Trong nền dân chủ trực tiếp, công dân có thể tham gia quyết định công việc chung mà không có sự can thiệp của các quan chức được bầu lên hoặc được bổ nhiệm. Hình thức dân chủ trực tiếp thực tế nhất nếu áp dụng cho một nhóm ít người như một tổ chức cộng đồng, hội đồng bộ lạc, hoặc đơn vị địa phương của một liên đoàn lao động. Thành viên các nhóm này có thể gặp gỡ nhau để bàn bạc các vấn đề và đi đến quyết định bằng sự đồng thuận hoặc biểu quyết đa số.
Some U.S. states, in addition, place "propositions" and "referenda" – mandated changes of law – or possible recall of elected officials on ballots during state elections. These practices are forms of direct democracy, expressing the will of a large population. Many practices may have elements of direct democracy. In Switzerland, many important political decisions on issues, including public health, energy, and employment, are subject to a vote by the country's citizens. And some might argue that the Internet is creating new forms of direct democracy, as it empowers political groups to raise money for their causes by appealing directly to like-minded citizens.
Bên cạnh đó, một số bang ở Mỹ cho phép đưa ra trên phiếu bầu “đề xuất” và “trưng cầu dân ý” - yêu cầu thay đổi luật - hoặc yêu cầu bầu lại các quan chức đã được bầu trong các cuộc bầu cử bang. Những hoạt động này là biểu hiện của hình thức dân chủ trực tiếp, tức là bày tỏ ý chí của đại bộ phận dân chúng. Có nhiều thực tiễn khác mang yếu tố của nền dân chủ trực tiếp. Ở Thụy Sĩ, nhiều quyết định chính trị quan trọng về các vấn đề, trong đó có y tế, năng lượng và việc làm, là những vấn đề lấy biểu quyết của dân chúng cả nước. Một số người có thể cho rằng Internet đang tạo ra những hình tức dân chủ trực tiếp mới, vì nó cho phép các nhóm chính trị gây quỹ cho sự nghiệp của họ bằng cách trực tiếp lôi cuốn những người cùng chung chí hướng.
However, today, as in the past, the most common form of democracy, whether for a town of 50,000 or a nation of 50 million, is representative democracy, in which citizens elect officials to make political decisions, formulate laws, and administer programs for the public good.
Tuy nhiên, ngày nay cũng như trong quá khứ, hình thức phổ biến nhất của dân chủ - dù là của một thành phố với 50.000 dân hay một quốc gia 50 triệu dân - là hình thức dân chủ đại diện. Công dân bầu lên các quan chức để đưa ra các quyết định chính trị, xây dựng luật và điều hành các chương trình vì lợi ích chung.
Majority Rule and Minority Rights
All democracies are systems in which citizens freely make political decisions by majority rule. In the words of American essayist E.B. White: "Democracy is the recurrent suspicion that more than half the people are right more than half the time."
Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số 
Tất cả các nền dân chủ đều là những hệ thống trong đó công dân tự do đưa ra các quyết định chính trị theo nguyên tắc đa số. Theo lời của nhà văn Mỹ E.B. White: “Dân chủ là một niềm tin rằng đa số mọi người đều đúng trong hầu hết các trường hợp”.
But majority rule, by itself, is not automatically democratic. No one, for example, would call a system fair or just that permitted 51 percent of the population to oppress the remaining 49 percent in the name of the majority. In a democratic society, majority rule must be coupled with guarantees of individual human rights that, in turn, serve to protect the rights of minorities and dissenters – whether ethnic, religious, or simply the losers in political debate. The rights of minorities do not depend upon the good will of the majority and cannot be eliminated by majority vote. The rights of minorities are protected because democratic laws and institutions protect the rights of all citizens.
Bản thân nguyên tắc đa số không tự động mang tính dân chủ. Ví dụ, không thể nói một hệ thống là công bằng nếu nó cho phép 51% dân số đàn áp 49% dân số còn lại nhân danh đa số. Trong một xã hội dân chủ, nguyên tắc đa số phải gắn với việc đảm bảo các quyền của cá nhân con người. Đổi lại, các quyền của người thiểu số và những người bất đồng sẽ được bảo vệ - dù đó là những người thiểu số, tôn giáo hay đơn giản là những người thua trong các cuộc tranh luận chính trị. Quyền của các nhóm thiểu số không phụ thuộc vào thiện chí của đa số và cũng không bị tước bỏ bởi nguyên tắc đa số. Quyền của các nhóm thiểu số được bảo vệ bởi vì luật pháp và các thể chế dân chủ bảo vệ quyền của mọi công dân.
Minorities need to trust the government to protect their rights and safety. Once this is accomplished, such groups can participate in, and contribute to their country's democratic institutions. The principle of majority rule and minority rights characterizes all modern democracies, no matter how varied in history, culture, population, and economy.
Các nhóm thiểu số phải tin tưởng chính phủ bảo vệ các quyền và sự an toàn của họ. Một khi điều này được thực hiện, các nhóm đó có thể tham gia và đóng góp vào việc xây dựng các thể chế dân chủ của đất nước. Nguyên tắc đa số và quyền thiểu số là đặc trưng của tất cả các nền dân chủ. Những khác biệt về lịch sử, văn hóa, dân số và kinh tế không ảnh hưởng đến những đặc trưng này.
Pluralism and Democratic Society
In a democracy, government is only one thread in the social fabric of many and varied public and private institutions, legal forums, political parties, organizations, and associations. This diversity is called pluralism, and it assumes that the many organized groups and institutions in a democratic society do not depend upon government for their existence, legitimacy, or authority. Most democratic societies have thousands of private organizations, some local, some national. Many of them serve a mediating role between individuals and society's complex social and governmental institutions, filling roles not given to the government and offering individuals opportunities to become part of their society without being in government.
Đa nguyên và xã hội dân chủ
Trong một nền dân chủ, chính phủ chỉ là một đầu mối trong mạng lưới xã hội gồm rất nhiều thể chế công và tư, các cơ quan luật pháp, các đảng phái chính trị, các tổ chức và các hiệp hội. Sự đa dạng này gọi là đa nguyên. Điều này có nghĩa là các nhóm và các thể thế trong một xã hội dân chủ không phải phụ thuộc vào chính phủ mới được tồn tại, mới mang tính hợp pháp hoặc mới có quyền lực. Hầu hết các xã hội dân chủ đều có hàng ngàn các tổ chức tư nhân ở cấp địa phương và cấp bang. Nhiều tổ chức trong số này có vai trò trung gian giữa các cá nhân và các thể chế xã hội và chính phủ phức tạp của xã hội, thực hiện những vai trò không phải của chính phủ và mang đến cho cá nhân cơ hội để trở thành một phần trong xã hội mà không cần phải tham gia vào chính phủ.
In an authoritarian society, virtually all such organizations would be controlled, licensed, watched, or otherwise accountable to the government. In a democracy, the powers of the government are, by law, clearly defined and sharply limited. As a result, private organizations are largely free of government control. In this busy private realm of democratic society, citizens can explore the possibilities of peaceful self-fulfillment and the responsibilities of belonging to a community – free of the potentially heavy hand of the state or the demand that they adhere to views held by those with influence or power, or by the majority.
Trong một xã hội độc tài, hầu hết những tổ chức như vậy sẽ bị kiểm soát, kiểm duyệt, theo dõi và nếu không thì phải chịu trách nhiệm trước chính phủ. Ở một nền dân chủ, theo luật pháp quy định, quyền lực của chính phủ được xác định rõ và rất hạn chế. Do vậy, các tổ chức tư nhân về cơ bản không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Trong khu vực tư nhân bận rộn này của xã hội dân chủ, công dân có thể tìm kiếm khả năng tự hoàn thành ước nguyện của mình và thực hiện trách nhiệm đối với một cộng đồng mà không chịu sự kiểm soát có thể rất mạnh từ phía nhà nước hoặc phải tuân theo ý chí của những người có ảnh hưởng, quyền lực hoặc tuân theo đa số.
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES
CÁC QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ
In this illustration, Benjamin Franklin, John Adams, and Thomas Jeferson draft the Declaration of Independence. The Declaration laid the groundwork for American democracy by proclaiming, “All men are created equal. …” (Congress Library, LC-USZC4-9904).
Trong ảnh, Benjamin Franklin, John Adams và Thomas Jefferson soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Tuyên ngôn này tạo nền tảng cho nền dân chủ Mỹ khi
khẳng định “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng…”  (Thư viện Quốc hội, LC-USZC4-9904).
Democracies rest upon the principle that government exists to serve the people. In other words, the people are citizens of the democratic state, not its subjects. Because the state protects the rights of its citizens, they, in turn, give the state their loyalty. Under an authoritarian system, by contrast, the state demands loyalty and service from its people without any reciprocal obligation to secure their consent for its actions.
Các nền dân chủ dựa trên nguyên tắc: chính phủ tồn tại để phục vụ nhân dân. Nói cách khác, người dân là những công dân của nhà nước dân chủ, chứ không phải là những người bị giám sát. Do nhà nước bảo vệ các quyền của công dân, nên đổi lại công dân trung thành với nhà nước. Ngược lại, trong hệ thống chuyên quyền, nhà nước yêu cầu dân chúng phải trung thành và phục vụ nhà nước mà không có nghĩa vụ có đi có lại nào để đảm bảo người dân thuận theo những hành động của nhà nước.
Fundamental Rights
This relationship of citizen and state is fundamental to democracy. In the words of the U.S. Declaration of Independence, written by Thomas Jefferson in 1776: We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain inalienable rights, that among these are life, liberty and the pursuit of happiness. That to secure these rights, governments are instituted among men, deriving their just powers from the consent of the governed.
Các quyền cơ bản
Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là nhân tố cơ bản của nền dân chủ. Theo Tuyên ngôn Độc lập Mỹ của Thomas Jefferson năm 1776: Sự thật hiển nhiên là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ phải do dân bầu ra, quyền lực là quyền lực của nhân dân. 
More specifically, in democracies, these fundamental or inalienable rights include freedom of speech and expression, freedom of religion and conscience, freedom of assembly, and the right to equal protection before the law. This is by no means an exhaustive list of the rights that citizens enjoy in a democracy, but it does constitute a set of the irreducible core rights that any democratic government worthy of the name must uphold. Since they exist independently of government, in Jefferson's view, these rights cannot be legislated away, nor should they be subject to the whim of an electoral majority.
Quan trọng hơn, ở các nền dân chủ, các quyền cơ bản hay bất khả xâm phạm này bao gồm quyền tự do ngôn luận và bày tỏ, quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, tự do hội họp và quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Đây không phải là một danh sách toàn diện các quyền mà công dân được hưởng ở một nền dân chủ, mà là một tập hợp các quyền chủ yếu và không thể thiếu mà mỗi chính phủ dân chủ phải tôn trọng nếu muốn xứng đáng được gọi là chính phủ dân chủ. Do các quyền này tồn tại độc lập với chính phủ, nên theo quan điểm của Jefferson, chúng phải được xây dựng thành luật và không bị chi phối bởi ý muốn nhất thời của đa số cử tri.
Speech, Assembly, and Protest
Freedom of speech and expression, especially about political and social issues, is the lifeblood of any democracy. Democratic governments do not control the content of most written and verbal speech. Thus democracies are usually filled with many voices expressing different or even contrary ideas and opinions. Democracies tend to be noisy.
Tự do ngôn luận, hội họp và biểu tình
Tự do ngôn luận và bày tỏ, đặc biệt về các vấn đề chính trị và xã hội, là nguồn sinh khí của bất cứ nền dân chủ nào. Các chính phủ dân chủ không kiểm soát nội dung các phát biểu nói hoặc viết. Do vậy, ở các nền dân chủ luôn tồn tại những quan điểm khác nhau, những ý kiến và ý tưởng trái ngược nhau. Các nền dân chủ có xu hướng phức tạp.
Democracy depends upon a literate, knowledgeable citizenry whose access to information enables it to participate as fully as possible in the public life of society and to criticize unwise or oppressive government officials or policies. Citizens and their elected representatives recognize that democracy depends upon the widest possible access to uncensored ideas, data, and opinions. For a free people to govern themselves, they must be free to express themselves – openly, publicly, and repeatedly – in speech and in writing.
Dân chủ phụ thuộc vào việc công dân cần có tri thức, hiểu biết và việc tiếp cận thông tin cho phép họ tham gia đầy đủ nhất có thể vào đời sống chung của xã hội và chỉ trích các quan chức chính phủ hay các chính sách bất hợp lý và mang tính áp bức. Công dân và các đại diện của họ công nhận rằng nền dân chủ phụ thuộc vào sự tiếp cận một cách rộng rãi nhất có thể đối với các ý tưởng, dữ liệu và quan điểm không bị kiểm duyệt. Để người dân tự do quản lý bản thân, họ phải được tự do bày tỏ chính kiến một cách cởi mở, công khai và liên tục - cả nói lẫn viết.
The protection of free speech is a so-called “negative right,” simply requiring that the government refrain from limiting speech. For the most part, the authorities in a democracy are uninvolved in the content of written and verbal speech.
Bảo vệ quyền tự do ngôn luận là cái được gọi là "quyền phủ định", theo đó chính phủ không được hạn chế quyền tự do ngôn luận. Giới chức ở một nền dân chủ không can thiệp vào nội dung phát biểu dù nói hay viết.
As democracies become stable, they permit  more freedoms. When French voters were given the right to vote by referendum on the proposed European Constitution (here being mailed to them in May 2005), they expressed their binding opinion by rejecting it. (© Patrick Gardin/AP Images)
Khi các nền dân chủ trở nên ổn định, chúng mở ra nhiều quyền tự do hơn. Khi các cử tri Pháp được trao quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý về Hiến pháp châu Âu (trong ảnh đang được gửi cho họ qua đường bưu điện tháng 5/2005), họ đã bày tỏ chính kiến bằng cách bác bỏ hiến pháp đó. (© Patrick Gardin/AP Images)
Protests serve as a testing ground for any democracy – thus the right to peaceful assembly is essential and plays an integral part in facilitating the use of free speech. A civil society allows for spirited debate among those in disagreement over the issues. In the modern United States, even fundamental issues of national security, war, and peace are discussed freely in newspapers and in broadcast media, with those opposed to the administration's foreign policy easily publicizing their views.
Sự phản kháng là thước đo đối với mỗi nền dân chủ. Do vậy quyền hội họp hòa bình là thiết yếu và là một phần thống nhất trong việc thúc đẩy tự do ngôn luận. Xã hội dân sự cho phép những người bất đồng về các vấn đề được tranh luận sôi nổi. Ở nước Mỹ hiện đại, ngay cả những vấn đề cơ bản như an ninh quốc gia, chiến tranh và hòa bình đều được thảo luận tự do trên báo chí và trên các phương tiện phát thanh truyền hình. Qua đó, người những người phản đối chính sách đối ngoại của chính quyền dễ dàng công khai quan điểm của mình.
Freedom of speech is a fundamental right, but it is not absolute, and cannot be used to incite to violence. Slander and libel, if proven, are usually defined and controlled through the courts. Democracies generally require a high degree of threat to justify banning speech or gatherings that may incite violence, untruthfully harm the reputation of others, or overthrow a constitutional government.
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản, nhưng không phải là tuyệt đối và không thể viện dẫn để kích động bạo lực. Tội vu khống và phỉ báng nếu được chứng minh sẽ do tòa án xử lý. Ở các nền dân chủ, nếu muốn cấm phát ngôn hay các buổi tụ họp được cho là có thể kích động bạo lực, làm tổn hại danh tiếng người khác hoặc nhằm lật đổ một chính phủ hợp hiến,
thì phải chứng minh được mức độ đe dọa lớn của những hành động đó.
Many democracies ban speech that promotes racism or ethnic hatred. The challenge for all democracies, however, is one of balance: to defend freedom of speech and assembly while countering speech that truly encourages violence, intimidation, or subversion of democratic institutions. One can disagree forcefully and publicly with the actions of a public official; calling for his (or her) assassination, however, is a crime.
Nhiều nền dân chủ cấm phát ngôn gây phân biệt chủng tộc hoặc hiềm thù sắc tộc. Tuy nhiên, thách thức với tất cả các nền dân chủ là làm sao để cân bằng giữa việc bảo vệ tự do ngôn luận và hội họp, đồng thời phải xử lý những phát biểu thực sự kích động bạo lực, đe dọa, hoặc lật đổ các thể chế dân chủ. Người dân có thể phản ứng trước hành vi của một quan chức một cách công khai và mạnh mẽ; nhưng việc kêu gọi ám sát quan chức đó lại là phạm tội.
Religious Freedom and Tolerance
All citizens should be free to follow their conscience in matters of religious faith. Freedom of religion includes the right to worship alone or with others, in public or private, or not to worship at all, and to participate in religious observance, practice, and teaching without fear of persecution from government or other groups in society. All people have the right to worship or assemble in connection with a religion or belief, and to establish and maintain places for these purposes.
Tự do tôn giáo và khoan dung
Mọi công dân phải được tự do tín ngưỡng. Tự do tôn giáo bao gồm quyền hành đạo một mình hoặc với những người khác, ở nơi công cộng hoặc riêng tư, hoặc cả quyền không theo tôn giáo nào cả và tham gia vào các buổi lễ tôn giáo, hành đạo và giảng dạy tôn giáo mà không sợ bị chính phủ hoặc các nhóm khác trong xã hội ngược đãi. Mọi người đều có quyền hành đạo hoặc hội họp với một tôn giáo hoặc tín ngưỡng, có quyền xây dựng và duy trì các địa điểm dành riêng cho những hoạt động này.
Like other fundamental human rights, religious freedom is not created or granted by the state, but all democratic states should protect it. Although many democracies may choose to recognize an official separation of church and state, the values of government and religion are not in fundamental conflict. Governments that protect religious freedom for all their citizens are more likely to protect other rights necessary for religious freedom, such as free speech and assembly. The American colonies, virtually theocratic states in the 17th and 18th centuries, developed theories of religious tolerance and secular democracy almost simultaneously. By contrast, some of the totalitarian dictatorships of the 20th century attempted to wipe out religion, seeing it (rightly) as a form of self-expression by the individual conscience, akin to political speech. Genuine democracies recognize that individual religious differences must be respected and that a key role of government is to protect religious choice, even in cases where the state sanctions a particular religious faith. However, this does not mean that religion itself can become an excuse for violence against other religions or against society as a whole. Religion is exercised within the context of a democratic society but does not take it over.
Giống với các quyền con người cơ bản khác, tự do tôn giáo không phải do nhà nước tạo ra hay ban cho, nhưng nhà nước dân chủ nào cũng phải bảo vệ quyền tự do đó. Mặc dù nhiều nền dân chủ công nhận có sự tách biệt chính thức giữa nhà thờ và nhà nước, nhưng những giá trị của chính phủ và tôn giáo không vì thế mà xung đột căn bản. Chính phủ nào bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho mọi công dân thì chắc chắn bảo vệ được các quyền khác cần thiết để có tự do tôn giáo, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp. Các thuộc địa Mỹ và hầu hết các nhà nước chính trị thần quyền thế kỷ XVII và XVIII, đã phát triển các thuyết về khoan dung tôn giáo và thuyết dân chủ thế tục. Ngược lại, một số chế độ độc tài thế kỷ XX lại nỗ lực xóa bỏ tôn giáo, coi đó là hình thức tự biểu hiện tín ngưỡng của cá nhân, giống với ngôn luận chính trị. Các nền dân chủ thực sự nhận thức rằng những khác biệt về tôn giáo của mỗi cá nhân phải được tôn trọng và vai trò chủ chốt của chính phủ là bảo vệ lựa chọn tôn giáo, ngay cả trong những trường hợp nhà nước cấm một tín ngưỡng tôn giáo cụ thể. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bản thân tôn giáo có thể là cái cớ để biện minh cho bạo lực chống lại các tôn giáo khác hoặc chống lại cả xã hội. Tôn giáo được thực thi trong bối cảnh một xã hội dân chủ nhưng không thể vượt lên trên xã hội.
Citizen Responsibilities
Citizenship in a democracy requires participation, civility, patience – rights as well as responsibilities. Political scientist Benjamin Barber has noted, "Democracy is often understood as the rule of the majority, and rights are understood more and more as the private possessions of individuals. ... But this is to misunderstand both rights and democracy." For democracy to succeed, citizens must be active, not passive, because they know that the success or failure of the government is their responsibility, and no one else's.
Trách nhiệm của công dân
Tư cách công dân trong một nền dân chủ đòi hỏi sự tham gia, phép lịch sự và sự kiên nhẫn, tức là đòi hỏi cả quyền lẫn trách nhiệm. Nhà khoa học chính trị Benjamin Barber đã khẳng định: “Dân chủ thường được hiểu là nguyên tắc đa số và các quyền ngày càng được hiểu là sự sở hữu tư nhân của mỗi cá nhân… Nhưng như thế là đã hiểu sai về cả các quyền và về dân chủ”. Để một nền dân chủ thành công, công dân phải chủ động, chứ không bị động, bởi vì họ biết rằng sự thành công hay thất bại của chính phủ là trách nhiệm của họ chứ không phải của ai khác.
It is certainly true that individuals exercise basic rights – such as freedom of speech, assembly, religion – but in another sense, rights, like individuals, do not function in isolation. Rights are exercised within the framework of a society, which is why rights and responsibilities are so closely connected.
Tất nhiên là cá nhân thực hiện các quyền cơ bản như tự do ngôn luận, hội họp và tự do tôn giáo. Nhưng mặt khác, các quyền - cũng giống như các cá nhân - không tự hoạt động một cách biệt lập. Các quyền được thực hiện trong khuôn khổ xã hội, chính vì vậy mà quyền và nghĩa vụ luôn đi liền với nhau.
Democratic government, which is elected by and accountable to its citizens, protects individual rights so that citizens in a democracy can undertake their civic obligations and responsibilities, thereby strengthening the society as a whole.
Chính phủ dân chủ - do dân bầu ra và có trách nhiệm trước nhân dân - bảo vệ các quyền cá nhân, từ đó công dân trong một nền dân chủ có thể thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm công dân của mình, góp phần củng cố xã hội.
At a minimum, citizens should educate themselves about the critical issues confronting their society, if only so that they can vote intelligently. Some obligations, such as serving on juries in civil or criminal trials or in the military, may be required by law, but most are voluntary.
Ít nhất thì công dân cũng phải tự nhận thức về những vấn đề quan trọng mà xã hội đang phải đối mặt. Chỉ có vậy họ mới có thể biểu quyết một cách sáng suốt. Một số nghĩa vụ như tham gia vào bồi thẩm đoàn tại các tòa án dân sự, hình sự hoặc tòa án quân đội, có thể do luật pháp quy định, nhưng cũng có thể là tự nguyện.
The essence of democratic action is the peaceful, active, freely chosen participation of its citizens in the public life of their community and nation. According to scholar Diane Ravitch, "Democracy is a process, a way of living and working together. It is evolutionary, not static. It requires cooperation, compromise, and tolerance among all citizens. Making it work is hard, not easy. Freedom means responsibility, not freedom from responsibility." Fulfilling this responsibility can involve active engagement in organizations or the pursuit of specific community goals; above all, fulfillment in a democracy involves a certain attitude, a willingness to believe that people who are different from you have similar rights.
Bản chất của hành động dân chủ là sự tham gia của công dân vào đời sống chính trị của cộng đồng và đất nước họ một cách tự do, chủ động và hòa bình. Theo học giả Diane Ravitch, “Dân chủ là một tiến trình, là cách sống và làm việc. Dân chủ tiến hóa, chứ không phải bất biến. Dân chủ đòi hỏi công dân phải hợp tác, thỏa hiệp và khoan dung. Làm sao để dân chủ vận hành là công việc không hề dễ dàng. Tự do có nghĩa là trách nhiệm, không phải không có trách nhiệm”. Thực thi trách nhiệm này nghĩa là can dự tích cực vào các tổ chức hoặc theo đuổi những mục tiêu cụ thể của cộng đồng. Trên tất cả, thực thi trách nhiệm trong một nền dân chủ liên quan đến một quan điểm nhất định, tức là sẵn sàng tin rằng những người khác cũng có quyền giống như bạn.
DEMOCRATIC ELECTIONS
BẦU CỬ DÂN CHỦ
Free choice is essential in elections. Here, voters in the Democratic Republic of Congo peruse choices in 2006. (© Schalk Van Zuydam/AP Images)
Tự do lựa chọn là nhân tố cơ bản trong các cuộc bầu cử. Trong ảnh, các cử tri ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô đang đưa ra lựa chọn trong năm 2006 (© Schalk Van Zuydam/AP Images)
Free and fair elections are essential in assuring the consent of the governed, which is the bedrock of democratic politics. Elections serve as the principal mechanism for translating that consent into governmental authority.
Các cuộc bầu cử tự do và công bằng là yếu tố cơ bản đảm bảo sự đồng thuận của nhân dân, là trụ cột của nền chính trị dân chủ. Các cuộc bầu cử là cơ chế chủ yếu để chuyển hóa sự đồng thuận đó thành quyền lực của chính phủ.
Elements of Democratic Elections
The late Jeane Kirkpatrick, scholar and former U.S. representative to the United Nations, offered this definition: "Democratic elections are not merely symbolic. ...They are competitive, periodic, inclusive, definitive elections in which the chief decision-makers in a government are selected by citizens who enjoy broad freedom to criticize government, to publish their criticism, and to present alternatives."
Những thành tố của bầu cử dân chủ
Jeane Kirkpatrick từng là học giả và cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa như sau: “Bầu cử dân chủ không chỉ đơn thuần là hình thức… Chúng là những cuộc bầu cử cạnh tranh, theo định kỳ, với thành phần tham gia mở và mang tính quyết định, qua đó các nhà hoạch định chính sách của một chính phủ được nhân dân bầu lên. Nhân dân có quyền tự do chỉ trích chính phủ, công khai phê phán và đề xuất các chính sách thay thế.
Democratic elections are competitive. Opposition parties and candidates must enjoy the freedom of speech, assembly, and movement necessary to voice their criticisms of the government openly and to bring alternative policies and candidates to the voters. Simply permitting the opposition access to the ballot is not enough. The party in power may enjoy the advantages of incumbency, but the rules and conduct of the election contest must be fair. On the other hand, freedom of assembly for opposition parties does not imply mob rule or violence. It means debate.
Bầu cử dân chủ mang tính cạnh tranh. Các đảng phái chính trị và các ứng cử viên đối lập phải có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và đi lại để công khai chỉ trích chính phủ và đưa ra trước cử tri các chính sách và các ứng cử viên thay thế. Nếu chỉ cho phép phe đối lập tiếp cận lá phiếu thì chưa đủ. Đảng cầm quyền có thể có lợi thế vì đang nắm quyền, nhưng các nguyên tắc và thủ tục tranh cử phải công bằng. Mặt khác, quyền tự do hội họp dành cho các đảng đối lập không ám chỉ tình trạng lộn xộn hay bạo lực. Đó là tranh luận.
Democratic elections are periodic. Democracies do not elect dictators or presidents-for-life. Elected officials are accountable to the people, and they must return to the voters at prescribed intervals to seek their mandate to continue in office and face the risk of being voted out of office.
Các cuộc bầu cử dân chủ diễn ra định kỳ. Các nền dân chủ không bầu lên các nhà độc tài hay các tổng thống suốt đời. Các quan chức được bầu lên phải có trách nhiệm trước nhân dân. Nếu muốn tiếp tục được ủy nhiệm nắm quyền, họ phải quay trở lại với cử tri tại các cuộc bầu cử giữa kỳ và phải đối diện với khả năng không được bầu.
Democratic elections are inclusive. The definition of citizen and voter must be large enough to include the adult population. A government chosen by a small, exclusive group is not a democracy – no matter how democratic its internal workings may appear. One of the great dramas of democracy throughout history has been the struggle of excluded groups – whether racial, ethnic, or religious minorities, or women – to win full citizenship, and with it the right to vote, hold office, and participate fully in the society.
Các cuộc bầu cử dân chủ có tính mở. Khái niệm tư cách công dân và cử tri phải đủ rộng để bao gồm tất cả dân chúng trưởng thành. Một chính phủ được bầu lên bởi một nhóm nhỏ, không nhiều thành phần tham gia, thì không phải là một nền dân chủ - dù công việc trong nước vận hành dân chủ đến mức nào đi nữa. Một trong những đặc điểm quan trọng của dân chủ trong lịch sử là cuộc đấu tranh của các nhóm bị đẩy ra
ngoài lề - các nhóm sắc tộc, chủng tộc hoặc các nhóm tôn giáo thiểu số, phụ nữ - nhằm giành quyền công dân đầy đủ và cùng với đó là quyền được bầu cử, nắm giữ các chức vụ và tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội.
Dakar, Senegal election workers count votes by candlelight. (© Rebecca Blackwell/AP Images)
Nhân viên bầu cử kiểm phiếu dưới ánh nến ở Dakar, Sê-nê-gan (© Rebecca Blackwell/AP Images)
Democratic elections are definitive. They determine the leadership of the government for a set period of time. Popularly elected representatives hold the reins of power; they are not simply figureheads or symbolic leaders.
Các cuộc bầu cử có tính quyết định. Chúng quyết định giới lãnh đạo của chính phủ trong một thời gian nhất định. Những quan chức được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu nắm giữ quyền lực, chứ không đơn thuần chỉ là các nhà lãnh đạo bù nhìn.
Democracies thrive on openness and accountability, with one very important exception: the act of voting itself. To minimize the opportunity for intimidation, voters in a democracy must be permitted to cast their ballots in secret. At the same time, the protection of the ballot box and tallying of vote totals must be conducted as openly as possible, so that citizens are confident that the results are accurate and that the government does, indeed, rest upon their "consent."
Các nền dân chủ, phát triển dựa trên sự cởi mở và tính trách nhiệm, với một ngoại lệ quan trọng nhất: bản than việc bầu cử. Để hạn chế tối đa khả năng bị trả thù, các cử tri ở một nền dân chủ phải được bỏ phiếu kín. Đồng thời, việc bảo vệ thùng phiếu và kiểm phiếu phải được tiến hành công khai nhất có thể, để công dân tin tưởng rằng kết quả là chính xác và chính phủ thực sự đã dựa vào “sự đồng thuận” của họ.
Loyal Opposition
One of the most difficult concepts for some to accept, especially in nations where the transition of power has historically taken place at the point of a gun, is that of the "loyal opposition." This idea is a vital one, however. It means, in essence, that all sides in a democracy share a common commitment to its basic values. Political competitors don't necessarily have to like each other, but they must tolerate one another and acknowledge that each has a legitimate and important role to play. Moreover, the ground rules of the society must encourage tolerance and civility in public debate.
Tôn trọng đối thủ
Một trong những khái niệm khó chấp nhận nhất đối với một số người, đặc biệt là ở những quốc gia mà việc chuyển giao quyền lực thường diễn ra bằng bạo lực, đó là “chấp nhận đối thủ”. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng quan trọng. Nó có nghĩa là về cơ bản tất cả các bên trong một nền dân chủ đều có chung cam kết đối với những giá trị cơ bản. Các đối thủ chính trị không nhất thiết phải thích người khác, nhưng họ phải có thái độ khoan dung với họ và thừa nhận rằng mỗi người đều có một vai trò quan trọng và hợp pháp. Hơn thế nữa, các nguyên tắc cơ bản của xã hội phải khuyến khích sự khoan dung và phép lịch sự trong các cuộc tranh luận công khai.
When the election is over, the losers accept the judgment of the voters. If the incumbent party loses, it turns over power peacefully. No matter who wins, both sides agree to cooperate in solving the common problems of the society. The opposition continues to participate in public life with the knowledge that its role is essential in any democracy. It is loyal not to the specific policies of the government, but to the fundamental legitimacy of the state and to the democratic process itself. Democratic elections, after all, are not a fight for survival but a competition to serve.
Khi các cuộc bầu cử đã xong, người thua phải chấp nhận quyết định của cử tri. Nếu đảng cầm quyền thất bại, đảng đó phải chuyển giao quyền lực hòa bình. Bất chấp người thắng là ai, cả hai bên phải nhất trí hợp tác trong việc giải quyết những vấn đề chung của xã hội. Phe đối lập tiếp tục tham gia vào đời sống chung với sự thừa nhận rằng họ đóng vai trò quan trọng ở bất cứ nền dân chủ nào. Phe đối lập không phải trung thành với những chính sách cụ thể của chính phủ mà là trung thành với tính hợp pháp cơ bản của nhà nước và tiến trình dân chủ. Rốt cuộc thì các cuộc bầu cử dân chủ không phải là một cuộc đấu tranh sinh tồn mà là một cuộc cạnh tranh để phục vụ.
Administering Elections
The way public officials in a democracy are elected can vary enormously. On the national level, for example, legislators can be chosen by districts that each elect a single representative, also know as the "winner-take- all" system. Alternatively, under a system of proportional representation, each political party is represented in the legislature according to its percentage of the total vote nationwide. Provincial and local elections can mirror these national models.
Quản lý bầu cử 
Ở mỗi nền dân chủ, cách thức các quan chức được bầu lên rất khác nhau. Ví dụ, ở cấp độ quốc gia, các nghị sĩ có thể do các các khu vực bầu cử bầu ra - trong đó mỗi khu vực bầu một đại diện. Quy định này được gọi là hệ thống bầu cử “người thắng được tất”. Một cách khác, theo hệ thống tỷ lệ đại diện, số đại diện của mỗi đảng ở cơ quan lập pháp tính theo tổng phiếu bầu trên toàn quốc. Các cuộc bầu cử cấp tỉnh và địa phương có thể theo mô hình ở cấp quốc gia này.
Whatever the exact system, election processes must be seen as fair and open so that the election results are recognized as legitimate. Public officials must ensure wide freedom to register as a voter or run for office; administer an impartial system for guaranteeing a secret ballot along with open, public vote counting; prevent voter fraud; and, if necessary, institute procedures for recounts and resolving election disputes.
Dù theo hệ thống nào đi nữa, các tiến trình bầu cử phải được đánh giá là công bằng và cởi mở để kết quả bầu cử được công nhận là hợp pháp. Các quan chức phải đảm bảo quyền tự do rộng mở cho người tham gia đăng ký cử tri hoặc chạy đua vào một chức vụ; điều hành hệ thống công bằng nhằm đảm bảo việc bỏ phiếu kín nhưng kiểm phiếu mở, công khai; ngăn chặn gian lận phiếu bầu và nếu cần thiết kiểm lại phiếu và giải quyết tranh chấp bầu cử.
RULE OF LAW
PHÁP QUYỀN
In democracy,  trials are open to the public. Here, a group of American teens gets a civics lesson and a symbolic choice.
(© Matt Rainey/Star Ledger/CORBIS)
Trong một nền dân chủ, xét xử phải mở công khai cho dân chúng theo dõi. Trong ảnh một nhóm thanh niên Mỹ học về quyền lợi và bổn phận công dân và đưa ra lựa chọn mang tính biểu tượng. 
(© Matt Rainey/Star Ledger/CORBIS)
For much of human history, law was simply the will of the ruler. Democracies, by contrast, have established the principle of the rule of law for rulers and citizens alike.
Trong phần lớn lịch sử nhân loại, luật pháp đơn giản là ý chí của tầng lớp cai trị. Ngược lại, các nền dân chủ đã định ra nguyên tắc pháp trị đối với cả kẻ cai trị lẫn người bị trị.
Equal Adherence to Law
The rule of law protects fundamental political, social, and economic rights and defends citizens from the threats of both tyranny and lawlessness. Rule of law means that no individual, whether president or private citizen, stands above the law. Democratic governments exercise authority by way of the law and are themselves subject to the law's constraints.
Bình đẳng trước pháp luật
Pháp quyền bảo vệ các quyền kinh tế, chính trị và xã hội cơ bản, đồng thời bảo vệ nhân dân trước mối đe dọa của chế độ chuyên chế và tình trạng không luật pháp. Pháp quyền có nghĩa là không một cá nhân nào, cả tổng thống lẫn người dân, được đứng trên luật pháp. Các chính phủ dân chủ sử dụng quyền lực theo pháp quyền và bản thân họ chịu những giới hạn mà luật pháp quy định.
Citizens living in democracies are willing to obey the laws of their society because they are submitting to their own rules and regulations. Justice is best achieved when the laws are established by the very people who must obey them. Whether rich or poor, ethnic majority or religious minority, political ally of the state or peaceful opponent – all must obey the laws.
Công dân sống ở các nền dân chủ sẵn sàng tuân theo luật pháp của xã hội bởi vì họ đang tuân thủ chính những nguyên tắc và quy định của bản thân. Công lý được thực hiện tốt nhất khi luật pháp được người dân xây dựng nên và chính họ phải tuân theo luật pháp đó. Dù giàu hay nghèo, dù là người thuộc phe đa số hay phe thiểu số, dù là đồng minh chính trị của nhà nước hay là những người đối lập hòa bình, tất cả đều phải tuân thủ luật pháp.
The citizens of a democracy submit to the law because they recognize that, however indirectly, they are submitting to themselves as makers of the law. When laws are established by the people who then have to obey them, both law and democracy are served.
Công dân của một nền dân chủ tuân thủ luật pháp bởi vì họ nhận thức rằng, mặc dù gián tiếp, nhưng họ đang tuân theo chính họ với tư cách là những người làm luật. Khi luật pháp do nhân dân xây dựng nên và sau đó bản thân họ phải tuân theo luật pháp đó, thì cả luật lẫn nền dân chủ đều được phục vụ.
Due Process
In every society throughout history, those who have administered the criminal justice system have held power with the potential for abuse and tyranny. In the name of the state, individuals have been imprisoned, had their property seized, have been tortured, exiled, and executed without legal justification and often without formal charges ever being brought. No democratic society can tolerate such abuses.
Tiến trình xét xử đúng luật
Ở mọi xã hội trong lịch sử, những người điều hành hệ thống tư pháp nắm giữ quyền lực có khả năng lạm dụng quyền lực và trở nên chuyên quyền. Dưới danh nghĩa nhà nước, các cá nhân bị bỏ tù, bị tịch thu tài sản, bị tra tấn, trục xuất và hành quyết nhưng không được chứng minh là có tội và thường không bị buộc tội danh chính thức nào cả. Không một xã hội dân chủ nào cho phép xảy ra tình trạng lạm dụng như vậy.
Every state must have the power to maintain order and punish criminal acts, but the rules and procedures by which the state enforces its laws must be public and explicit – not secret, arbitrary, or subject to political manipulation – and they must be the same for all. This is what is meant by due process.
In order to implement due process, the following rules have evolved in constitutional democracies:
Các nhà nước phải có quyền lực để duy trì trật tự và trừng phạt những hành vi phạm tội, nhưng thủ tục tố tục theo đó nhà nước thực thi luật phải công khai và rõ rang - không được xử kín, tùy tiện hoặc bị chính trị hóa - và phải được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người. Đó chính là quy trình xét xử đúng luật.
Để thực hiện tiến trình xét xử đúng luật, dưới đây là các nguyên tắc đã phát triển ở các nền dân chủ theo hợp hiến
• No one's home can be searched by the police without a court order showing that there is good cause for such a search. The midnight knock of the secret police has no place in a democracy.
• No person shall be held under arrest without explicit, written charges that specify the alleged violation. Moreover, under the doctrine known as habeas corpus, every person who is arrested has a right to be brought before a court and must be released if a court finds that the arrest is invalid.
• Persons charged with crimes should not be held in prison for protracted periods before being tried. They are entitled to have a speedy and public trial, and to confront and question their accusers.
•  Cảnh sát không được vào nhà dân lục soát nếu không có lệnh của tòa án cho thấy có lý do chính đáng để tiến hành lục soát. Ở một nền dân chủ không có việc cảnh sát mật được gõ cửa các gia đình vào lúc nửa đêm.
•  Không ai bị giam giữ nếu không có những cáo buộc rõ ràng, bằng văn bản nêu rõ vi phạm. Hơn thế nữa, theo quy định về lệnh đình quyền giam giữ, tất cả những ai bị bắt đều có quyền được đưa ra tòa xử và phải được thả nếu tòa thấy việc bắt giữ là không có cơ sở.
•  Trước khi xét xử, không được giam giữ những người bị cáo buộc tội lâu trong tù. Họ có quyền được xét xử công khai, nhanh chóng và đối chất với nguyên đơn.
• Authorities are required to grant bail, or conditional release, to the accused pending trial if there is little likelihood that the suspect will flee or commit other crimes.
• Persons cannot be compelled to be witnesses against themselves. This prohibition against involuntary self- incrimination must be absolute. As a corollary, the police may not use torture or physical or psychological abuse against suspects under any circumstances.
• Persons shall not be subject to double jeopardy; that is, they cannot be charged with the same crime a second time if they have once been acquitted of it in a court of law.
•  Các nhà chức trách phải cho bảo lãnh hoặc thả có điều kiện bị cáo đang chờ xét xử nếu thấy nghi phạm khó có thể trốn chạy hoặc vi phạm các tội khác.
•  Người dân không bị ép buộc làm chứng chống lại bản thân. Quy định nhằm ngăn chặn tình trạng tự phân biệt đối xử miễn cưỡng này phải là quy định dứt khoát. Do vậy, trong bất cứ hoàn cảnh nào cảnh sát cũng không được tra tấn hoặc xâm phạm về thể chất lẫn tâm lý đối với nghi phạm.
•  Người dân không bị kết án hai lần, có nghĩa là không thể bị cáo buộc hai lần cùng một tội danh nếu họ đã thụ án tại một tòa án.
• Because of their potential for abuse by the authorities, so-called ex post facto laws are also proscribed. These are laws made after the fact so that someone can be charged with a crime even though the act was not illegal at the time it occurred.
• Cruel or unusual punishments are prohibited.
None of these restrictions means that the state lacks the necessary power to enforce the law and punish offenders. On the contrary, the criminal justice system in a democratic society will be effective to the degree that its administration is judged by the population to be fair and protective of individual safety, as well as serving the public interest.
•  Do có khả năng bị các nhà chức trách lạm dụng nên cái gọi là luật hồi tố cũng được xây dựng. Đây là những điều luật đưa ra sau khi xảy ra sự việc, tức là một người vẫn có thể bị cáo buộc tội danh ngay cả khi
hành vi của anh ta ở thời điểm xảy ra chưa được quy định là phạm tội.
•  Cấm các hình thức trừng phạt dã man hoặc bất bình thường.
Không quy định nào trong số những quy định này có nghĩa là nhà nước thiếu quyền lực cần thiết để thực thi luật và trừng phạt người vi phạm. Trái lại, hệ thống tư pháp ở một nền dân chủ sẽ hiệu quả nếu việc điều hành hệ thống đó được nhân dân đánh giá là công bằng và bảo vệ được an toàn cá nhân, cũng như phục vụ lợi ích công cộng.
Rule of law can be complicated: above, a lawsuit alleging wrongful employment termination begins in court in the State of Washington, 2005.
Pháp quyền có thể phức tạp: trên, một vụ kiện cáo buộc thôi việc sai luật bắt đầu tại tòa án ở bang Washington, 2005 (© Ted S. Warren/AP Images) 
CONSTITUTIONALISM
CHỦ NGHĨA HỢP HIẾN
Signing of the U.S. Constitution, Philadelphia, 1787.(Bettmann/CORBIS)
Ký thông qua Hiến pháp Mỹ, Philadelphia, 1787 (© Bettmann/CORBIS)
A constitution, which states government's fundamental obligations and the limitations on state power, is a vital institution for any democracy.
Hiến pháp - văn kiện khẳng định những nghĩa vụ cơ bản của chính phủ và những hạn chế đối với quyền lực của nhà nước - là một thiết chế quan trọng đối với bất cứ nền dân chủ nào.
Constitutions: Supreme Law
A constitution defines the basic purposes and aspirations of a society for the sake of the common welfare of the people. All citizens, including the nation's leaders, are subject to the nation's constitution, which stands as the supreme law of the land.
At a minimum, the constitution, which is usually codified in a single written document, establishes the authority of the national government, provides guarantees for fundamental human rights, and sets forth the government's basic operating procedures. Constitutions are often based on previously uncodified, but widely accepted, practices and precedents. For instance, the U.S. Constitution is based on concepts derived from British common law as well as 18th-century philosophers' attempts to define the rights of man.
Hiến pháp: Luật tối thượng
Hiến pháp quy định những mục đích và khát vọng cơ bản của một xã hội vì lợi ích chung của người dân. Mọi công dân, kể cả các lãnh đạo nhà nước, phải tuân thủ hiến pháp quốc gia. Hiến pháp là bộ luật cao nhất của quốc gia.
Hiến pháp - thường được pháp điển hóa thành một văn kiện riêng biệt - quy định quyền lực của chính phủ quốc gia, quy định bảo vệ các quyền con người cơ bản và quy định trình tự hoạt động cơ bản của chính phủ. Các hiến pháp thường được dựa trên những thực tiễn và tiền lệ chưa được pháp điển hóa trước đó nhưng đã được chấp nhận rộng rãi. Ví dụ, Hiến pháp Mỹ được dựa trên những khái niệm xuất phát từ thông luật của Anh, cũng như nỗ lực của các triết gia thế kỷ XVIII nhằm định nghĩa các quyền con người.
Constitutionalism recognizes that democratic and accountable government must be coupled with clearly defined limits on the power of government. All laws, therefore, must be written in accordance with the constitution. In a democracy, a politically independent judiciary allows citizens to challenge laws they believe to be unconstitutional, and to seek court-ordered remedies for illegal actions by the government or its officials.
Chủ nghĩa hợp hiến công nhận rằng chính phủ dân chủ và có trách nhiệm phải chịu những giới hạn rõ ràng. Bởi vậy, mọi bộ luật phải được soạn thảo phù hợp với hiến pháp. Ở một nền dân chủ, cơ quan tư pháp độc lập về chính trị cho phép công dân có quyền đòi thay đổi những bộ luật mà họ cho là không hợp hiến và yêu cầu tòa án ra phán quyết đối với những hành vi bất hợp pháp của chính phủ hoặc của các quan chức chính phủ.
Despite their enduring, monumental qualities, constitutions must be capable of change and adaptation if they are to be more than admirable fossils. The world's oldest written constitution, that of the United States, consists of seven brief articles and 27 amendments – the first 10 of which are known as the Bill of Rights. This written document, however, is also the foundation for a vast "constitutional" structure of judicial decisions, statutes, presidential actions, and practices that has been erected over the past 200 years and which has kept the U.S. Constitution alive and relevant.
Dù bản chất hiến pháp là lâu dài và có ý nghĩa rất lớn, nhưng vẫn phải có khả năng thay đổi và thích nghi nếu chúng không muốn trở thành thứ đồ cổ chỉ để ngắm mà thôi. Hiến pháp lâu đời nhất trên thế giới - Hiến pháp Mỹ - bao gồm 7 điều khoản ngắn gọn và 27 điều sửa đổi bổ sung. 10 điều sửa đổi bổ sung đầu tiên của Hiến pháp Mỹ được gọi là Tuyên ngôn Nhân quyền. Tuy nhiên, văn kiện này cũng là nền tảng của cấu trúc mang tính “hiến pháp” rộng lớn gồm các quyết định pháp lý, bộ luật, hành động của tổng thống và những thông lệ đã được phát triển trong 200 năm qua, góp phần giữ cho Hiến pháp Mỹ phù hợp đến hôm nay.
In general, there are two schools of thought about the process of amending, or changing, a nation's constitution. One holds that it is best to adopt a difficult procedure, requiring many steps and large majorities for amendment. As a result, the constitution is changed infrequently, and then only for compelling reasons that receive substantial public support. This is the U.S. model.
Nhìn chung, có hai trường phái liên quan đến tiến trình sửa đổi, hoặc thay đổi hiến pháp của một quốc gia. Một trường phái cho rằng tốt nhất là đưa ra một quy trình khó khăn, yêu cầu phải qua nhiều bước và phải có sự chấp thuận của đa số lớn nếu muốn sửa đổi. Như vậy, hiến pháp sẽ thay đổi không thường xuyên và chỉ khi nào có những lý do thật bức xúc thì việc thay đổi hiến pháp mới nhận được sự ủng hộ lớn của dân chúng. Đó là trường phái Mỹ.
A simpler method of constitutional change, which many nations use, is to provide that any amendment may be adopted by approval of the legislature and passed by the voters at the next election. Constitutions revised in this fashion can become quite lengthy.
Phương pháp thay đổi hiến pháp đơn giản hơn, mà nhiều nước sử dụng là quy định rằng bất cứ điều sửa đổi nào đều có thể đưa ra để quốc hội chấp thuận và sau đó cử tri thông qua tại cuộc bầu cử tiếp theo. Những hiến pháp được sửa đổi theo kiểu này có thể sẽ rất dài.
Federalism: Dispersal of Power
When free people choose to live under an agreed constitutional framework, it may be implemented in various ways. Some democracies have unitary administrations. Another solution is a federal system of government – power shared at the local, regional, and national levels.
Chủ nghĩa liên bang: Phân tán quyền lực
Khi người dân tự do chọn sống theo một khuôn khổ hiến pháp được nhất trí, khuôn khổ đó có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Một số nền dân chủ có các cơ quan quản lý đơn nhất. Những nền dân chủ khác theo hệ thống chính phủ liên bang - tức là quyền lực được chia sẻ ở cấp độ địa phương, khu vực và quốc gia.
The United States, for example, is a federal republic with states that have their own legal standing and authority independent of the federal government. Unlike the political subdivisions in nations such as Britain and France, which have a unitary political structure, American states cannot be abolished or changed by the federal government. Although power at the national level in the United States has grown significantly, states still possess significant responsibilities in fields such as education, health, transportation, and law enforcement. In turn, individual U.S. states have generally followed the federal model by delegating many functions, such as the operation of schools and police, to local communities.
Ví dụ, Mỹ là một nền cộng hòa liên bang trong đó các bang có vị trí pháp lý của riêng họ và quyền lực độc lập với chính phủ liên bang. Không giống với sự phân chia chính trị ở các quốc gia như Anh và Pháp - những nước có cấu trúc chính trị đơn nhất - ở Mỹ chính quyền liên bang không có quyền xóa bỏ hay thay đổi các bang. Ở Mỹ, mặc dù quyền lực ở cấp liên
bang ngày càng gia tăng đáng kể, nhưng các bang vẫn có những trách nhiệm quan trọng trong những lĩnh vực như giáo dục, y tế, giao thông và thực thi luật. Đổi lại, các bang ngày càng đi theo mô hình liên bang khi trao bớt chức năng cho cộng đồng địa phương, chẳng hạn như quản lý các trường học và cảnh sát.
In the U.S. federal system, institutions such as police and schools are largely funded and managed at the local level. (© Cheryl Hatch/AP
Images) 
Trong hệ thống liên bang Mỹ, các tổ chức như cảnh sát và các trường học phần lớn được cấp ngân sách và quản lý ở cấp độ địa phương (© Cheryl Hatch/AP
Images) 
The divisions of power and authority in a federal system are never neat and tidy – federal, state, and local agencies can all have overlapping and even conflicting agendas in areas such as education and criminal justice – but federalism can maximize opportunities for the citizen involvement so vital to the functioning of democratic society. Americans believe their federal structure protects their individual autonomy.
Sự phân chia quyền lực trong hệ thống liên bang không bao giờ là rõ ràng. Các cơ quan liên bang, bang và địa phương, tất cả đều có các chương trình nghị sự chồng chéo nhau và thậm chí là xung đột trong những lĩnh vực như giáo dục và luật hình sự. Tuy nhiên, hình thức liên bang có thể tối đa hóa cơ hội tham gia của người dân - nhân tố vô cùng quan trọng đối với sự vận hành của xã hội dân chủ. Người Mỹ cho rằng cấu trúc liên bang của họ bảo vệ được quyền tự trị của cá nhân.
THREE PILLARS OF GOVERNMENT
BA TRỤ CỘT CỦA CHÍNH PHỦ
Some democracies combine elements of presidential and parliamentary systems: above,
Indian President Pratibha Patil arrives at swearing-in ceremony, 2007.(AFP/Getty Images)
Một số nền dân chủ kết hợp những yếu tố của cả hệ thống nghị viện và tổng thống. Trên, Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đến dự lễ nhậm chức, 2007 (© AFP/Getty Images)
As has been noted, through free elections citizens of a democracy confer powers that are defined by law upon their leaders. In a constitutional democracy, the power of government is divided so that the legislature makes the laws, the executive authority carries them out, and the judiciary operates quasi-independently. These divisions are sometimes described as a "separation of powers." In actual practice, however, such divisions are rarely neat, and in most modern democratic states these powers are overlapping and shared as much as they are separated. Legislatures may attempt to manage programs through detailed regulations; executive offices routinely engage in detailed rulemaking; and both legislators and executive officers conduct judicial-style hearings on a wide range of issues.
Như đã trình bày, thông qua các cuộc bầu cử tự do, công dân của một nền dân chủ chuyển giao quyền lực cho các nhà lãnh đạo của họ theo quy định của luật pháp. Trong một nền dân chủ hợp hiến, quyền lực của chính phủ được phân chia để nhánh lập pháp ban hành luật, nhánh hành pháp thi hành luật và nhánh tư pháp hoạt động độc lập ngang với hai nhánh trên. Những quy định này đôi khi được gọi là “chia sẻ quyền lực”. Tuy nhiên trên thực tế, sự phân chia đó hiếm khi rõ ràng và ở hầu hết các nhà nước dân chủ hiện đại, những quyền này vẫn bị chồng chéo và được chia sẻ như chúng đã được tách ra. Các cơ quan lập pháp có thể muốn quản lý các chương trình bằng những quy định chi tiết; các cơ quan hành pháp thường xuyên tham gia vào hoạt động làm luật chi tiết; cả các nghị sĩ lẫn các quan chức chính phủ đều tiến hành điều trần theo kiểu tư pháp về hàng loạt vấn đề.
Executive Authority
In constitutional democracies, executive authority is generally limited in three ways: by separation of powers, just noted, among the national government's executive, legislative, and judicial branches, with the legislature and judiciary able to check the power of the executive branch; by the constitutional guarantees of fundamental rights, and by periodic elections.
Hành pháp
Ở các nền dân chủ hợp hiến, quyền hành pháp nhìn chung bị giới hạn ở ba phương diện: (i) Sự phân chia quyền lực giữa ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp như đã trình bày ở trên trong đó ngành lập pháp và tư
pháp có thể kiểm soát quyền lực của ngành hành pháp; (ii) Các quy định của hiến pháp về việc bảo vệ các quyền cơ bản và (iii) Các cuộc bầu cử theo định kỳ. 
For authoritarians and other critics, a common misapprehension is that democracies, lacking the power to oppress, also lack the authority to govern. This view is fundamentally wrong: Democracies require that their governments be limited, not that they be weak. Executive authority in modern democracies is generally organized in one of two ways: as a parliamentary or a presidential system.
Những người chuyên quyền và những người chỉ trích khác đều hiểu sai khi cho rằng các nền dân chủ thiếu quyền lực để trấn áp, đồng thời cũng thiếu quyền lực để cai trị. Quan điểm này hoàn toàn sai lạc: Các nền dân chủ đòi phải giới hạn quyền lực của chính phủ, chứ không phải họ yếu kém. Quyền hành pháp ở các nền dân chủ hiện đại nhìn chung được tổ chức theo một trong hai cách sau: hệ thống nghị viện hoặc tổng thống.
England’s House of Commons, the lower chamber of the British Parliament, is one of the world’s oldest and most successful democratic institutions. (© Deryc Sands/UK Parliament Copyright) 
Hạ viện Anh là một trong những thiết chế dân chủ thành công nhất và lâu đời nhất trên thế giới (© Deryc
Sands/UK Parliament Copyright) 
In a parliamentary system, the majority party (or a coalition of parties willing to govern together) in the legislature forms the executive branch of the government, headed by a prime minister. The legislative and executive branches are not entirely distinct from one another in a parliamentary system, since the prime minister and members of the cabinet are drawn from the parliament; even so, the prime minister is the national leader.
Trong hệ thống nghị viện, đảng đa số (hoặc liên minh các đảng sẵn sàng cùng nhau nắm quyền) trong cơ quan lập pháp sẽ thành lập chính phủ, đứng đầu là một thủ tướng. Ngành lập pháp và hành pháp không hoàn toàn khác biệt với nhau trong hệ thống nghị viện,
do thủ tướng và các thành viên nội các đều là người của quốc hội; dù vậy nhưng thủ tướng là nguyên thủ quốc gia.
In a presidential system, by contrast, the president usually is elected separately from the members of the legislature. Both the president and the legislature have their own power bases and political constituencies, which serve to check and balance each other.
Ngược lại, trong hệ thống tổng thống, tổng thống thường được bầu lên riêng rẽ từ các thành viên của cơ quan lập pháp. Cả tổng thống lẫn cơ quan lập pháp đều có cơ sở quyền lực và các khu vực cử tri riêng, chúng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
Each system has its own institutional strengths and weaknesses. A principal claim for parliamentary systems, which today make up the majority of democracies, is their responsiveness and flexibility. Parliamentary governments, especially if elected through proportional representation, tend toward multiparty systems where even relatively small political groupings are represented in the legislature. As a result, distinct minorities can still participate in the political process at the highest levels of government. Should the governing coalition collapse or the strongest party lose its mandate, the prime minister resigns and a new government forms or new elections take place – all usually within a relatively short time.
Mỗi hệ thống đều có những điểm mạnh, điểm yếu về thể chế. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nghị viện mà cho đến nay tạo nên đa số các nền dân chủ chính là khả năng ứng phó và linh hoạt của chúng. Các chính phủ trong hệ thống nghị viện, đặc biệt là nếu được bầu lên thông qua tỉ lệ đại diện, có xu hướng hình thành các hệ thống đa đảng, trong đó ngay cả những đảng nhỏ cũng có đại diện tại cơ quan lập pháp. Do vậy, các nhóm thiểu số vẫn có thể tham gia vào tiến trình chính trị ở cấp cao nhất của chính phủ. Nếu như liên minh cầm quyền sụp đổ hoặc đảng mạnh nhất thất bại, thủ tướng từ chức và một chính phủ mới sẽ được hình thành hoặc các cuộc bầu cử mới sẽ diễn ra - tất cả điều diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
The major drawback to parliaments is the dark side of flexibility and power sharing: instability. Multiparty coalitions may be fragile and collapse at the first sign of political crisis, resulting in governments that are in office for relatively short periods of time and unable to address difficult political issues. On the other hand, other parliamentary systems are stabilized by strong majority parties.
Điểm yếu cơ bản đối với hệ thống nghị viện chính là mặt trái của sự linh hoạt và chia sẻ quyền lực, đó là tính bất ổn định. Các liên minh đa đảng có thể lỏng lẻo và sụp đổ ngay khi nổ ra khủng hoảng chính trị, khiến cho các chính phủ cầm quyền chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và không có khả năng giải quyết các vấn đề chính trị khó khăn. Nói cách khác, các hệ thống nghị viện khác sẽ ổn định nhờ có các đảng chiếm đa số mạnh.
For presidential systems, the principal claims are direct accountability, continuity, and strength. Presidents, elected for fixed periods by the people, can claim authority deriving from direct election, whatever the standing of their political party in the congress. By creating separate but theoretically equal branches of government, a presidential system seeks to establish strong executive and legislative institutions, each able to claim a mandate from the people and each capable of checking and balancing the other.
Đối với hệ thống tổng thống, điểm mạnh chủ yếu là trách nhiệm trực tiếp, tính liên tục và sức mạnh. Các tổng thống - được dân bầu lên trong một nhiệm kỳ cố định - có thể khẳng định quyền lực từ các cuộc bầu cử trực tiếp, bất chấp vị thế của đảng họ tại quốc hội. Bằng việc xây dựng các nhánh chính quyền riêng rẽ và bình đẳng về mặt lý thuyết, hệ thống tổng thống muốn xây dựng các thể chế hành pháp và lập pháp mạnh, mỗi thể chế đều được nhân dân uỷ quyền và có khả năng kiểm soát và cân bằng lẫn nhau.
The weakness of separately elected presidents and legislatures is a potential stalemate. Presidents may not possess enough political allies in the legislature to cast the votes to enact the policies they want, but by employing their veto power (the right of the executive under certain circumstances to annul laws passed by the legislature), they can prevent the legislature from enacting its own legislative programs. The late political scientist Richard Neustadt described presidential power in the United States as "not the power to command, but the power to persuade." What Neustadt meant is that a U.S. president who wants Congress to enact a legislative program to his liking – or at least to avoid laws he disagrees with being passed by political opponents – must command political popularity with the public, and be able to forge effective alliances in the Congress.
Điểm yếu của các tổng thống và cơ quan lập pháp được bầu lên riêng rẽ là khả năng dẫn đến bế tắc. Các tổng thống có thể không lôi kéo đủ đồng minh chính trị trong cơ quan lập pháp để bỏ phiếu thông qua các chính sách mà họ muốn. Tuy nhiên, với việc sử dụng quyền phủ quyết (trong các trường hợp nhất định đây là quyền được bác bỏ các luật do quốc hội thông qua), tổng thống có thể ngăn không cho cơ quan lập pháp ban hành các chương trình làm luật riêng của họ. Nhà khoa học chính trị Richard Neustadt đã mô tả quyền lực của tổng thống Mỹ là “không phải quyền ra lệnh, mà là quyền thuyết phục”. Neustadt muốn nói rằng tổng thống Mỹ nào muốn Quốc hội ban hành chương trình nghị sự pháp luật mà được tổng thống ưa thích - hoặc ít nhất là tránh ban hành những luật mà tổng thống không nhất trí vì được các đối thủ chính trị thông qua - đều phải có được sự ủng hộ chính trị của dân chúng và có khả năng lôi kéo liên minh hiệu quả tại Quốc hội.
The Legislative Realm
Elected legislatures – whether under a parliamentary or presidential system – are the principal forum for deliberating, debating, and passing laws in a representative democracy. They are not so-called rubber-stamp parliaments merely approving the decisions of an authoritarian leader.
Legislators may question government officials about their actions and decisions, approve national budgets, and confirm executive appointees to courts and ministries. In some democracies, legislative committees provide lawmakers a forum for these public examinations of national issues. Legislators may support the government in power or they may serve as a loyal political opposition that offers alternative policies and programs.
Lập pháp
Các cơ quan lập pháp được bầu lên - dù là theo hệ thống nghị viện hay tổng thống - đều là diễn đàn chủ yếu để soạn thảo, tranh luận và thông qua luật trong một nền dân chủ đại diện. Những cơ quan này không phải là cái gọi là những quốc hội bù nhìn, chỉ có việc thông qua những quyết định của một lãnh đạo chuyên quyền. Các nghị sĩ có thể chất vấn các quan chức chính phủ về những hành động và quyết định của họ, phê chuẩn ngân sách quốc gia và thông qua thành viên chính phủ bổ nhiệm vào tòa án và các bộ. Ở một số nền dân chủ, các ủy ban lập pháp là diễn đàn cho các nhà làm luật công khai xem xét các vấn đề quốc gia. Các nghị sĩ có thể ủng hộ chính phủ đang nắm quyền hoặc họ có thể là lực lượng chính trị đối lập đề xuất những chính sách hoặc các chương trình thay thế.
Legislators have a responsibility to articulate their views as effectively as possible. But they must work within the democratic ethic of tolerance, respect, and compromise to reach agreements that will benefit the general welfare of all the people – not just their political supporters. Each legislator must alone decide on how to balance the general welfare with the needs of a local constituency. Lacking the separation of powers characteristic of a presidential system, parliamentary systems must rely much more heavily on the internal political dynamics of the parliament itself to provide checks and balances on the power of the government. These usually take the form of a single organized opposition party that "shadows" the government, or of competition among multiple opposition parties.
Các nghị sĩ có trách nhiệm giải thích quan điểm của họ một cách hiệu quả nhất có thể. Tuy nhiên, họ phải làm việc trong khuôn khổ đạo đức dân chủ với sự khoan dung, tôn trọng và thỏa hiệp để có được sự nhất trí có lợi vì lợi ích chung của người dân, chứ không chỉ vì những người ủng hộ họ về mặt chính trị. Mỗi nghị sĩ phải tự mình quyết định cách cân bằng giữa lợi ích chung và nhu cầu của bộ phận cử tri địa phương. Do thiếu đặc điểm phân chia quyền lực của hệ thống tổng thống, nên hệ thống nghị viện phải dựa nhiều hơn vào động lực chính trị bên trong của hệ thống này để kiểm soát và cân bằng quyền lực của chính phủ. Những động lực này thường là phe đối lập được tổ chức riêng rẽ “bao vây” chính phủ hoặc cạnh tranh giữa các đảng đối lập.
An Independent Judiciary
Independent and professional judges are the foundation of a fair, impartial, and constitutionally guaranteed system of courts of law. This independence does not imply judges can make decisions based on personal preferences, but rather that they are free to make lawful decisions – even if those decisions contradict the government or powerful parties involved in a case.
Ngành tư pháp độc lập
Các thẩm phán có chuyên môn và độc lập là nền tảng của một hệ thống tòa án công bằng, vô tư và được hiến pháp bảo vệ. Sự độc lập này không có nghĩa là các thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên ý muốn cá nhân họ. Họ phải được tự do đưa ra các quyết định pháp lý - ngay cả khi những quyết định đó mâu thuẫn với chính phủ hoặc các đảng có quyền lực khác có liên quan tới vụ việc.
In democracies, the protective constitutional structure and prestige of the judicial branch of government guarantees independence from political pressure. Thus, judicial rulings can be impartial, based on the facts of a case, legal arguments, and relevant laws – without restrictions or improper influence by the executive or legislative branches. These principles ensure equal legal protection for all.
Ở các nền dân chủ, cấu trúc hiến pháp mang tính bảo vệ và uy tín của ngành tư pháp bảo đảm sự độc lập trước áp lực chính trị. Do vậy, các phán quyết của ngành tư pháp mới vô tư, dựa trên thực tiễn vụ việc, các lập luận pháp lý và các luật liên quan, không bị chính phủ hoặc cơ quan lập pháp áp đặt hạn chế hoặc gây áp lực. Những nguyên tắc này đảm bảo mọi người đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật.
The power of judges to review public laws and declare them in violation of the nation's constitution serves as a fundamental check on potential government abuse of power – even if the government is elected by a popular majority. This power, however, requires that the courts be seen as fundamentally independent and non-partisan and able to rest their decisions upon the law, not political considerations.
Quyền của các thẩm phán được xem xét lại các bộ luật và tuyên bố các luật đó vi phạm hiến pháp là hình thức kiểm soát cơ bản khả năng chính phủ lạm dụng quyền lực - ngay cả khi chính phủ đó được bầu lên bằng đa số. Tuy nhiên, quyền này đòi hỏi các tòa án phải được nhìn nhận là độc lập và phi đảng phái và có khả năng đưa ra quyết định dựa trên luật pháp chứ không phải các tính toán chính trị.
Whether elected or appointed, judges must have job security or tenure, guaranteed by law, in order that they can make decisions without concern for pressure or attack by those in positions of authority. To ensure their impartiality, judicial ethics require judges to step aside (or "recuse" themselves) from deciding cases in which they have a personal conflict of interest. Trust in the court system's impartiality – in its being seen as the "non-political" branch of government – is a principal source of its strength and legitimacy.
Dù được bầu lên hay được chỉ định, các thẩm phán đều phải được an toàn trong nghề nghiệp hoặc nhiệm kỳ theo quy định của luật pháp, để họ có thể đưa ra những quyết định mà không phải lo ngại những người có quyền lực gây áp lực hoặc tấn công. Để đảm bảo sự vô tư, không thiên vị của họ, đạo đức tư pháp đòi hỏi các thẩm phán phải đứng bên ngoài (hoặc náu mình) không được ra quyết định trong các vụ việc mà họ có xung đột lợi ích cá nhân. Tin tưởng vào sự vô tư, không thiên vị của hệ thống tòa án - tin tưởng vào việc nó được đánh giá là một nhánh chính quyền “phi chính trị” - là nhân tố cơ bản quyết định sức mạnh và tính hợp pháp của ngành tư pháp.
Judges in a democracy cannot be removed for minor complaints, or in response to political criticism. Instead, they can be removed only for serious crimes or infractions through the lengthy and difficult procedure of impeachment (bringing charges) and trial – either in the legislature or before a separate court panel.
Thẩm phán ở một nền dân chủ không thể bị bãi nhiệm vì những khiếu nại nhỏ nhặt, hoặc chỉ là đáp ứng sự chỉ trích chính trị. Thay vào đó, họ chỉ có thể bị bãi nhiệm nếu vi phạm những tội ác nghiêm trọng hoặc vi phạm luật thông qua thủ tục luận tội và xét xử kéo dài và nhiều bước (để đưa ra các cáo buộc) tại cơ quan lập pháp hoặc trước một hội đồng tòa án riêng rẽ.
FREE AND INDEPENDENT MEDIA
GIỚI TRUYỀN THÔNG ĐỘC LẬP VÀ TỰ DO
Freedom of expression relies on vibrant, multi-faceted press and information services. (Romeo Gacad/AFP/Getty Images)
Muốn có tự do bày tỏ quan điểm phải có các dịch vụ thông tin - báo chí mạnh mẽ và đa diện (© Romeo Gacad/AFP/Getty Images)
As modern societies grow in size and complexity, the arena for communication and public debate has become dominated by the media: radio and television, newspapers, magazines, books – and increasingly by newer media such as the Internet and satellite television.
Khi các xã hội hiện đại phát triển cả về quy mô lẫn tính phức tạp, lĩnh vực thông tin, liên lạc và tranh luận công khai ngày càng bị các phương tiện truyền thông đã chi phối, trong đó có phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, đặc biệt là những phương tiện truyền thông mới như Internet và truyền hình vệ tinh.
Whether Web logs (known as blogs) or printed books, the media in a democracy have a number of overlapping but distinctive functions that remain fundamentally unchanged. One is to inform and educate. To make intelligent decisions about public policy, people need accurate, timely, unbiased information. However, another media function may be to advocate, even without pretense of objectivity. Media audiences may benefit from various, conflicting opinions, in order to obtain a wide range of viewpoints. This role is especially important during election campaigns, when few voters will have the opportunity to see, much less talk with, candidates in person.
Dù là nhật ký điện tử hay sách in thì trong xã hội dân chủ chức năng của truyền thông vẫn có sự chồng chéo, nhưng những chức năng riêng vốn có của nó về cơ bản vẫn giữ nguyên, đó là tính thông tin và tính giáo dục. Để đưa ra những quyết sách đúng đắn về chính sách công, người ta cần thông tin chính xác, kịp
thời và công bằng. Tuy nhiên, một chức năng khác nữa của truyền thông là cổ xúy, ngay cả khi tỏ ra thiếu
khách quan. Khán giả của các phương tiện truyền thông có thể tiếp cận những ý kiến khác nhau, thậm chí xung đột nhau, từ đó nắm bắt nhiều loại quan điểm khác nhau. Vai trò này của truyền thông đặc biệt quan trọng trong các chiến dịch vận động tranh cử, vì rất ít cử tri chỉ có cơ hội nhìn thấy các ứng cử viên, nói gì đến việc trò chuyện với họ. 
A second function of the media is to serve as a watchdog over government and other powerful institutions in the society. By holding to a standard of independence and objectivity, however imperfectly, the news media can expose the truth behind the claims of governments and hold public officials accountable for their actions.
Chức năng thứ hai của truyền thông là giám sát hoạt động của Chính phủ và các thể chế quyền lực trong xã hội. Nhờ có sự khách quan và độc lập - mặc dù chưa hoàn hảo - truyền thông đã giúp phơi bày sự thật đằng sau những tuyên bố của chính phủ và buộc các quan chức chính phủ phải có trách nhiệm về những hành động của họ.
The media can also take a more active role in public debate through editorials or investigative reporting, and serve as a forum for groups and individuals to express their opinions through letters and articles, and postings on the Web, with divergent points of view.
Truyền thông cũng có thể đóng một vai trò tích cực hơn trong cuộc tranh luận công khai thông qua các bài xã luận hoặc báo cáo điều tra. Đồng thời, nó là một diễn đàn để các cá nhân và các nhóm bày tỏ quan điểm qua thư và bài viết và những thông tin đưa lên mạng, với rất nhiều quan điểm khác nhau.
Commentators point to another increasingly important role for the media: “setting the agenda.” Since they can't report everything, the news media must choose which issues to highlight and which to ignore. In short, they tend to decide what is news and what isn't. These decisions, in turn, influence the public's perception of what issues are most important. Unlike countries where the news is controlled by the government, however, the media in a democracy cannot simply manipulate or disregard issues at will. Their competitors, after all, are free to call attention to their own lists of important issues.
Các nhà bình luận còn chỉ ra một vai trò ngày càng quan trọng nữa của truyền thông là “xây dựng chương trình nghị sự”. Do không thể thông tin về tất cả, nên các phương tiện truyền thông phải chọn vấn đề nào cần nhấn mạnh và vấn đề nào nên bỏ qua. Tóm lại, họ có xu hướng phải quyết định cái gì là tin tức và cái gì không. Đổi lại, những quyết định này sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của công chúng về vấn đề quan trọng nhất. Tuy nhiên, không giống với các nước mà ở đó truyền thông bị chính phủ quản lý, truyền thông ở một nền dân chủ không thể đơn giản cứ theo ý muốn mà xuyên tạc hay làm ngơ trước các vấn đề. Vì rút cục thì các đối thủ cạnh tranh được tự do kêu gọi sự quan tâm, chú ý đối với danh sách những vấn đề quan trọng của họ.
Citizens of a democracy live with the conviction that through the open exchange of ideas and opinions, truth will eventually win out over falsehood, the values of others will be better understood, areas of compromise more clearly defined, and the path of progress opened.
Công dân ở một nền dân chủ tin tưởng rằng với sự trao đổi cởi mở các ý tưởng và quan điểm, cuối cùng sự thật sẽ chiến thắng, giá trị của những người khác sẽ được hiểu rõ hơn, những lĩnh vực thỏa hiệp sẽ được xác định rõ hơn và con đường tiến bộ sẽ mở ra. Mức độ trao đổi càng lớn càng tốt.
The greater the volume of such exchanges, the better. Writer E.B. White once put it this way: “The press in our free country is reliable and useful not because of its good character but because of its great diversity. As long as there are many owners, each pursuing his own brand of truth, we the people have the opportunity to arrive at the truth and dwell in the light. ...There is safety in numbers.”
Nhà văn E.B. White nhận xét: “Giới báo chí ở đất nước tự do của chúng ta là đáng tin cậy và hữu ích không phải bởi đặc điểm tốt của nó mà bởi chính tính đa dạng của nó. Chừng nào còn nhiều người sở hữu các phương tiện truyền thông, mà mỗi người đều theo đuổi lĩnh vực tìm kiếm sự thật riêng của mình, khi đó chúng ta còn cơ hội đến với sự thật và sống trong sự
thật… An toàn nằm ở số đông”.
Citizens cannot be required to take part in the political process, but without citizen action, democracy will weaken. The right of individuals to associate freely and to organize themselves as they see fit is fundamental to democracy.
Không thể yêu cầu công dân tham gia vào tiến trình chính trị, nhưng nếu không có hành động của công dân, nền dân chủ sẽ bị suy yếu. Công dân có quyền tự do hội họp và thành lập những tổ chức của riêng mình nếu thấy phù hợp. Đó là nhân tố cơ bản của dân chủ.
POLITICAL PARTIES, INTEREST GROUPS, NGOS
CÁC ĐẢNG PHÁI CHÍNH TRỊ, NHÓM LỢI ÍCH, TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
John Sweeney, head of the U.S. Federation in labor organizations, AFL-CIO, addresses a meeting. Trade unions are still important interest groups.
John Sweeney, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Mỹ, AFL-CIO phát biểu tại một cuộc họp. Các nghiệp đoàn vẫn là các nhóm lợi ích quan trọng (© Andrew Lichtenstein/CORBIS)
Political Parties
Political parties recruit, nominate, and campaign to elect public officials; draw up policy programs for the government if they are in the majority; offer criticisms and alternative policies if they are in opposition; mobilize support for common policies among different interest groups; educate the public about public issues; and provide structure and rules for the society's political debate. In some political systems, ideology may be an important factor in recruiting and motivating party members. In others, economic interests or social outlook may be more important than ideological commitment.
Các đảng phái chính trị
Các đảng phái chính trị thu nạp, chỉ định và vận động tranh cử để bầu lên các quan chức; xây dựng các đường lối chính sách cho chính phủ nếu họ là đảng nắm đa số; chỉ trích hoặc đề xuất các chính sách thay thế nếu họ là đảng đối lập; huy động các nhóm lợi ích ủng hộ các chính sách chung; giải thích cho công chúng về những vấn đề công; xây dựng cơ cấu và nguyên tắc tiến hành tranh luận chính trị trong xã hội. Trong một số hệ thống chính trị, ý thức hệ có thể là một nhân tố quan trọng trong việc thu nạp và khuyến khích các thành viên trong đảng. Ở các hệ thống chính trị khác, lợi ích kinh tế hoặc tình hình xã hội có thể quan trọng hơn cam kết về ý thức hệ. 
Party organizations and procedures vary enormously. On one end of the spectrum, multiparty parliamentary systems can be tightly disciplined organizations run almost exclusively by full-time professionals. At the other extreme is the United States, where rival Republican and Democratic parties are decentralized organizations functioning largely in Congress and at the state level – which then coalesce into active national organizations every four years to mount presidential election campaigns. Election campaigns in a democracy are often elaborate, time-consuming, and sometimes silly. But their function is serious: to provide a peaceful and fair method by which the people can select their leaders and determine public policy.
Các tổ chức đảng và những thủ tục hoạt động trong các đảng phái rất khác nhau. Ở một góc độ, hệ thống nghị viện đa đảng là tổ chức được quy định chặt chẽ nhất, hoàn toàn do các nhà chuyên môn điều hành. Dân chủ và Đảng Cộng hòa là những tổ chức phi tập trung hóa hoạt động phần lớn tại Quốc hội và cấp bang. Rồi cứ bốn năm một lần các tổ chức này lại tập hợp lại ở cấp quốc gia để khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống. Các chiến dịch bầu cử ở một nền dân chủ thường phức tạp, tốn nhiều thời gian và đôi khi rất ngớ ngẩn, nhưng vai trò của chúng rất quan trọng. Bầu cử là phương pháp hòa bình và công bằng, theo đó người dân có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo và quyết định chính sách công.
Interest Groups and NGOs.
A citizen of a democracy may be a member of a number of private or volunteer organizations – including interest groups that try, in some fashion, to influence public policy and persuade public officials of their views. Critics may decry the influence of "special interests," but all citizens recognize that every democracy protects the right of such interest groups to organize and advocate for their causes.
Các nhóm lợi ích và tổ chức phi chính phủ 
Công dân ở một nền dân chủ có thể tham gia các tổ chức cá nhân hoặc tình nguyện, trong đó có các nhóm lợi ích. Các nhóm lợi ích cố gắng bằng cách nào đó gây ảnh hưởng đối với chính sách công và thuyết phục các quan chức ủng hộ những quan điểm của họ. Chỉ trích có thể làm giảm ảnh hưởng của những “lợi ích đặc biệt” nhưng nó giúp người dân nhận ra rằng nền dân chủ bảo vệ quyền của những nhóm lợi ích như vậy để tổ chức và đấu tranh cho những quyền lợi của họ.
Many traditional interest groups have been organized around economic issues; business and farm groups, and labor unions still wield powerful influences in most democratic systems. In recent decades, however, the nature and number of interest groups has grown and proliferated enormously to encompass almost every area of social, cultural, and political, even religious, activity. Professional organizations have risen to prominence, along with public interest groups that support causes – from improved health care for the poor to protection of the environment – that may not directly benefit their members. Governments themselves may function as interest groups: in the United States, associations of state governors, big-city mayors, and state legislatures regularly lobby the U.S. Congress on issues of concern to them.
Nhiều nhóm lợi ích truyền thống đã được tổ chức xuất phát từ các vần đề kinh tế; các nhóm kinh doanh và nông nghiệp; các liên đoàn lao động tiếp tục có ảnh hưởng lớn trong hầu hết các hệ thống dân chủ. Tuy nhiên, trong vài thập kỷ gần đây, các nhóm lợi ích đã lớn mạnh cả chất lượng lẫn số lượng, bao quát hầu hết các lĩnh vực như xã hội, văn hóa, chính trị và thậm chí cả các hoạt động tôn giáo. Các tổ chức chuyên môn cũng lớn mạnh cùng các nhóm lợi ích công ủng hộ sự nghiệp của họ từ cải thiện việc chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo đến bảo vệ môi trường - những vấn đề có thể không trực tiếp đem lại lợi ích cho thành viên các nhóm. Bản thân các chính phủ có  thể cũng hoạt động giống các nhóm lợi ích. Ở Mỹ, các hiệp hội thống đốc bang, thị trưởng những thành phố lớn và các cơ quan lập pháp bang thường xuyên vận động quốc hội Mỹ thông qua những vấn đề mà họ quan tâm.
The dynamics of interest group politics can be complex. Numbers matter – groups with large national followings will draw automatic attention and hearings from public officials. But in many cases, small, tightly organized groups that are strongly committed to their issues can exercise influence out of proportion to their numbers.
Động lực của nền chính trị nhóm lợi ích khá phức tạp. Quy mô của các nhóm có vai trò quan trọng, các nhóm với số lượng lớn thành viên trên cả nước sẽ tự động lôi kéo được sự quan tâm chú ý của các quan chức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những nhóm có quy mô nhỏ, được tổ chức chặt chẽ và cam kết mạnh mẽ đối với những vấn đề của họ cũng có thể gây ảnh hưởng lớn so với số lượng thành viên của họ. 
One of the most striking developments in recent decades has been the emergence of internationally based nongovernmental organizations (NGOs). In attempting to serve the needs of a community, nation, or cause, which may be defined globally, these NGOs try to supplement or even challenge the work of the government by advocating, educating, and mobilizing attention around major public issues and monitoring the conduct of government and private enterprise.
Một trong những phát triển đáng kinh ngạc nhất trong vài thập kỷ gần đây là sự xuất hiện các tổ chức phi chính phủ trên quy mô toàn cầu. Với nỗ lực phục vụ nhu cầu của cộng đồng, quốc gia hay vì một sự nghiệp được xác định là những vấn đề toàn cầu, các tổ chức phi chính phủ này cố gắng hỗ trợ, thậm chí thách thức sự điều hành của chính phủ bằng cách ủng hộ, tuyên truyền và thu hút sự chú ý đối với những vấn đề chủ yếu và giám sát hoạt động của chính phủ và khu vực tư nhân. 
Non-governmental organizations work worldwide. Here, a Uganda aid worker uses a solar-powered computer provided by an American NGO. (Euan Deholm/ Reuters - Kamal Kishore/Reuters) 
Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên khắp thế giới. Trong ảnh một nhân viên cứu trợ của Uganda đang sử dụng một máy tính năng lượng mặt trời do một tổ chức phi chính phủ Mỹ cấp. (Euan Deholm/ Reuters - Kamal Kishore/Reuters) 
Governments and NGOs frequently work as partners. NGOs may provide expertise and personnel on the ground for implementation of government-funded projects. NGOs may be politically unaffiliated, or they may be based on partisan ideals and seek to advance a particular cause or set of causes in the public interest. In either model the key point is that NGOs operate under minimal political control of states.
Các chính phủ và tổ chức phi chính phủ luôn là đối tác của nhau. Các tổ chức phi chính phủ cung cấp chuyên gia và hướng dẫn chuyên môn nhằm thực hiện những dự án do chính phủ tài trợ. Các tổ chức phi chính phủ có thể không có liên kết về chính trị hoặc có thể hoạt động trên lý tưởng đảng phái và tìm cách thúc đẩy một sự nghiệp cụ thể hoặc một loạt sự nghiệp nào đó vì lợi ích của nhân dân. Dù hoạt động theo hướng nào thì vấn đề mấu chốt là ở chỗ nhà nước kiểm soát hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ ở mức thấp nhất.
CIVIL-MILITARY RELATIONS
QUAN HỆ QUÂN SỰ VÀ DÂN SỰ
Ukrainian soldiers examine ballots in Kiev in 2002.(© Reuters/CORBIS)
Binh lính Ucraina kiểm tra phiếu bầu ở Ki-ép năm 2002  (© Reuters/CORBIS)
Issues of war and peace are the most momentous any nation can face, and at times of crisis, many nations turn to their military for leadership.
Not in democracies.
Vấn đề chiến tranh và hòa bình là vấn đề trọng yếu nhất mà bất cứ quốc gia nào cũng có thể phải đối mặt, đặc biệt ở những thời điểm khủng hoảng.
Nhiều quốc gia phải đưa quân đội lên nắm quyền lãnh đạo. Điều đó không xảy ra ở các nền dân chủ.
In democracies, defense issues and threats to national security must be decided by the people, acting through their elected representatives. A democracy's military serves its nation rather than leads it: Military leaders advise elected leaders and carry out their decisions. Only those who are elected by the people have the ultimate authority and the responsibility to decide the fate of a nation. This principle of civilian control and authority over the military is fundamental to democracy.
Ở các nền dân chủ, vấn đề quốc phòng và mối đe dọa đối với an ninh quốc gia phải do nhân dân quyết định thông qua các đại diện mà họ bầu lên. Quân đội ở một nền dân chủ phải phục vụ đất nước chứ không lãnh đạo đất nước. Các lãnh đạo quân đội cố vấn cho các nhà lãnh đạo được bầu lên và thực hiện những quyết định của họ. Chỉ có những người được dân bầu lên mới có trách nhiệm và quyền lực tối cao trong việc quyết định vận mệnh của dân tộc. Nguyên tắc kiểm soát dân sự đối với quân đội là nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.
Civilians need to direct their nation's military and decide issues of national defense, not because they are necessarily wiser than military professionals, but precisely because they are the people's representatives and, as such, are charged with the responsibility for making these decisions and remaining accountable for them.
Các lãnh đạo dân sự cần lãnh đạo quân đội quốc gia và quyết định những vấn đề quốc phòng không phải bởi vì họ giỏi hơn các chuyên gia quân sự mà bởi vì họ là đại diện của nhân dân và do vậy họ có trách nhiệm đưa ra những quyết sách và chịu trách nhiệm về những quyết định đó.
The military in a democracy exists to protect the nation and the freedoms of its people. It must not represent or support any particular political viewpoint or ethnic or social group. Its loyalty is to the larger ideals of the nation, to the rule of law, and to the principle of democracy itself. The purpose of a military is to defend society, not define it.
Ở một nền dân chủ, quân đội tồn tại để bảo vệ đất nước và các quyền tự do của nhân dân. Quân đội không được đại diện hay ủng hộ bất cứ quan điểm chính trị nào, không được ủng hộ các nhóm sắc tộc hoặc nhóm xã hội nào. Quân đội phải trung thành với những lý tưởng lớn hơn của dân tộc, trung thành với pháp quyền và nguyên tắc dân chủ. Mục tiêu của quân đội là bảo vệ xã hội chứ không phải định hình xã hội.
Any democratic government values the expertise and advice of military professionals in reaching policy decisions about defense and national security. But only the elected civilian leadership should make ultimate policy decisions regarding the nation's defense – which the military then implements.
Bất cứ một chính phủ dân chủ nào cũng coi trọng chuyên môn và tư vấn của các chuyên gia quân sự trong việc thực hiện các quyết sách về quốc phòng và an ninh quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có lãnh đạo dân sự được bầu ra mới có quyền đưa ra những quyết sách cuối cùng về phòng thủ quốc gia và quân đội sau đó sẽ thực hiện những quyết định đó.
Military figures may, of course, participate as individuals in the political life of their country, just like any other citizens. Military personnel may vote in elections. All military personnel, however, must first withdraw or retire from military service before becoming involved in politics; armed services must remain separate from politics. The military are the neutral servants of the state and the guardians of society.
Tất nhiên các tướng lĩnh quân đội cũng tham gia vào đời sống chính trị với tư cách cá nhân như các công dân khác. Nhân viên quân sự có thể tham gia bỏ phiếu bầu cử. Tuy nhiên, tất cả nhân viên quân sự phải ra khỏi ngành hoặc nghỉ hưu mới có thể tham gia chính trị. Nghĩa vụ quân sự phải tách biệt với chính trị. Quân đội là đầy tớ trung lập của nhà nước và là người bảo vệ xã hội.
U.S. military cadets throw their hats in the air upon graduation. A professional military needs to be as well educated as its civilian overlords. (© Mark Wilson/ Getty)
Các học viên sỹ quan quân đội Mỹ tung mũ lên trời trong ngày tốt nghiệp. Một chuyên gia quân sự cần được đào tạo tốt như những chủ nhân dân sự của họ vậy (© Mark Wilson/ Getty)
THE CULTURE OF DEMOCRACY
NỀN VĂN HÓA DÂN CHỦ
An educated citizenry is, potentially, a free citizenry. (© Ted Spiegel/CORBIS)
Công dân có giáo dục là công dân tự do (© Ted Spiegel/CORBIS)
Human beings possess a variety of sometimes contradictory desires. People want safety, yet relish adventure; they aspire to individual freedom, yet demand social equality. Democracy is no different, and it is important to recognize that many of these tensions, even paradoxes, are present in every democratic society.
Đôi khi con người có những mong muốn mâu thuẫn nhau. Họ muốn an toàn nhưng lại thích thú mạo hiểm; họ muốn có tự do cá nhân, nhưng cũng đòi bình đẳng xã hội. Nền dân chủ cũng vậy. Nhưng điều quan trọng là phải nhận thức được rằng nhiều mâu thuẫn này, thậm chí cả nghịch lý, đều hiển hiện ở mọi xã hội dân chủ. 
Conflict and Consensus
According to scholar and writer Larry Diamond, a central paradox exists between conflict and consensus. Democracy is in many ways nothing more than a set of rules for managing conflict. At the same time, this conflict must be managed within certain limits and result in compromises, consensus, or other agreements that all sides accept as legitimate. An overemphasis on one side of the equation can threaten the entire undertaking. If groups perceive democracy as nothing more than a forum in which they can press their demands, the society can shatter from within. If the government exerts excessive pressure to achieve consensus, stifling the voices of the people, the society can be crushed from above.
Xung đột và đồng thuận
Theo Larry Diamond - học giả đồng thời là nhà văn - giữa xung đột và đồng thuận tồn tại một nghịch lý cơ bản. Ở nhiều phương diện, dân chủ chỉ là một tập hợp những quy định quản lý xung đột. Đồng thời, mâu thuẫn này phải được quản lý trong những giới hạn nhất định và dẫn đến sự thỏa hiệp, đồng thuận hay những hình thức nhất trí khác được tất cả các bên chấp nhận là hợp pháp. Bất cứ sự thiên vị nào đều có thể đe dọa sự cân bằng. Nếu như các nhóm coi dân chủ chỉ là một diễn đàn để họ bày tỏ nhu cầu thì xã hội có thể đổ vỡ từ bên trong. Nếu chính phủ gây sức ép lớn nhằm đạt được sự đồng thuận, bất chấp ý kiến của nhân dân thì xã hội có thể bị đổ vỡ từ bên trên.
Không có giải pháp đơn giản nào để cân bằng xung đột và đồng thuận.
There is no easy solution to the conflict-consensus equation. Democracy is not a machine that runs by itself once the proper principles are inserted. A democratic society needs the commitment of citizens who accept the inevitability of intellectual and political conflict as well as the necessity for tolerance. From this perspective, it is important to recognize that many conflicts in a democratic society are not between clear-cut "right" and "wrong" but between differing interpretations of democratic rights and social priorities.
Dân chủ không phải là một cỗ máy có thể tự vận hành được khi những các nguyên tắc hợp lý được đưa vào. Một xã hội dân chủ cần phải có sự cam kết của người dân, theo đó chấp nhận xung đột chính trị và tri thức là điều tất yếu và điều cần thiết là phải có sự khoan dung. Từ góc độ này, chúng ta phải nhận thức được rằng nhiều xung đột trong xã hội dân chủ không phải là sự xung đột giữa “đúng” hay “sai”, mà là xung đột về cách diễn giải thế nào là quyền dân chủ và ưu tiên xã hội. 
Education and Democracy
Education is a vital component of any society, but especially of a democracy. As Thomas Jefferson wrote: "If a nation expects to be ignorant and free, in a state of civilization, it expects what never was and never shall be."
Giáo dục và dân chủ 
Giáo dục là một phần thiết yếu của bất cứ xã hội nào, đặc biệt quan trọng đối với một nền dân chủ. Thomas Jeferson viết: “Nếu một quốc gia muốn được ngu dốt và tự do trong một nền văn minh hóa có nghĩa là họ mong muốn những gì chưa bao giờ xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra”.
There is a direct connection between education and democratic values: in democratic societies, educational content and practice support habits of democratic governance. This educational transmission process is vital in a democracy because effective democracies are dynamic, evolving forms of government that demand independent thinking by the citizenry. The opportunity for positive social and political change rests in citizen's hands. Governments should not view the education system as a means to indoctrinate students, but devote resources to education just as they strive to defend other basic needs of citizens.
Có sự gắn kết trực tiếp giữa giáo dục và các giá trị dân chủ. Trong các xã hội dân chủ, nội dung và thực tiễn giáo dục hỗ trợ cho những thực tiễn trong quản lý dân chủ. Quá trình truyền bá giáo dục này cực kỳ quan trọng ở một nền dân chủ bởi vì các nền dân chủ
hiệu quả đều năng động, xây dựng những mô hình quản lý yêu cầu người dân phải tư duy một cách độc lập. Cơ hội tạo ra những thay đổi tích cực về chính trị - xã hội nằm trong tay của người dân. Chính phủ không được coi hệ thống giáo dục là phương tiện truyền bá cho học sinh mà cần dành nguồn lực cho giáo dục giống như nỗ lực đảm bảo những nhu cầu cơ bản khác của người dân.
In contrast to authoritarian societies that seek to inculcate an attitude of passive acceptance, the object of democratic education is to produce citizens who are independent, questioning, yet deeply familiar with the precepts and practices of democracy.
Đối lập với các xã hội chuyên chế tìm cách áp đặt thái độ tiếp thu bị động, mục tiêu của nền giáo dục dân chủ là đào tạo ra những công dân độc lập, biết đặt vấn đề và thực sự quen với những quan niệm và thực tiễn dân chủ.
Chester E. Finn Jr., a senior fellow at the Hoover Institution on education policy, has said: "People may be born with an appetite for personal freedom, but they are not born with knowledge about the social and political arrangements that make freedom possible over time for themselves and their children. ...Such things must be acquired. They must be learned." Learning about democracy begins in school; it continues throughout a life of civic involvement, and curiosity about the many kinds of information accessible in a free society.
Chester.E. Finn Jr., nghiên cứu viên cao cấp của Viện Chính sách Giáo dục Hoover nói: “mọi người sinh ra vốn đã có ham muốn tự do cá nhân, nhưng lại không biết về những dàn xếp chính trị và xã hội giúp mang lại tự do lâu dài cho bản thân và con cái họ…Cần phải có những dàn xếp đó. Họ cần phải biết về chúng”. Tìm hiểu về dân chủ bắt đầu từ trường học và tiếp tục khi chúng ta tham gia vào đời sống công dân, đồng thời xuất phát từ sự tò mò muốn biết những loại thông tin có thể tiếp cận được trong một xã hội tự do.
Freedom permits people to live a peaceful, private life. (© Rob Crandell/The Image Works)
Tự do cho phép mọi người sống một cuộc sống riêng tư yên bình. (© Rob Crandell / Các tác phẩm ảnh)
Society and Democracy
Democratic constitutionalism is ultimately the foundation by which a society, through the clash and compromise of ideas, institutions, and individuals, reaches, however imperfectly, for truth. Democracy is pragmatic. Ideas and solutions to problems are not tested against a rigid ideology but tried in the real world where they can be argued over and changed, accepted, or discarded.
Scholar Diane Ravitch observes: "Coalition-building is the essence of democratic action. It teaches interest groups to negotiate with others, to compromise, and to work within the constitutional system. By working to establish coalition, groups with differences learn how to argue peaceably, how to pursue their goals in a democratic manner, and ultimately how to live in a world of diversity."
Xã hội và dân chủ
Chủ nghĩa hợp hiến dân chủ về cơ bản là nền tảng theo đó các xã hội đạt đến sự thật - dù không hoàn thiện - thông qua xung đột và thỏa hiệp các ý tưởng, các thể chế và cá nhân. Dân chủ là thực dụng. Ý tưởng và giải pháp cho các vấn đề không được kiểm nghiệm trên nền tảng một hệ tư tưởng cứng nhắc mà được kiểm nghiệm trong một thế giới thực, ở đó người ta tranh luận, trao đổi, chấp nhận hay loại bỏ chúng. 
Như học giả Diane Ravitch nhận xét: “xây dựng liên minh là bản chất của hành động dân chủ. Xây dựng liên minh là chỉ cách cho các nhóm lợi ích thương lượng với nhau, thỏa hiệp và vận hành trong hệ thống hiến pháp. Bằng việc thiết lập liên minh, các nhóm có quan điểm khác nhau tìm hiểu cách tranh luận một cách hòa bình, theo đuổi mục tiêu của họ một cách dân chủ và cuối cùng để tồn tại trong một thế giới đa dạng”.
Self-government cannot always protect against mistakes, end ethnic strife, guarantee economic prosperity, or ensure happiness. It does, however, allow for public debate to identify and fix mistakes, permit groups to meet and resolve differences, offer opportunities for economic growth, and provide for social advancement and individual expression.
Chính phủ tự quản không phải lúc nào cũng tránh được sai lầm, chấm dứt được xung đột dân tộc, đảm bảo phát triển kinh tế hoặc giữ vững hạnh phúc. Tuy nhiên, nó cho phép tranh luận công khai để xác định và sửa chữa những sai lầm; cho phép các nhóm gặp gỡ và giải quyết những khác biệt; mang đến cơ hội phát triển kinh tế và giúp nâng cao tiến bộ xã hội và sự bày tỏ của cá nhân.
The late Josef Brodsky, Russian-born poet and Nobel Prize winner, wrote, "A free man, when he fails, blames nobody." It is true as well for the citizens of democracy who, finally, must take responsibility for the fate of the society in which they themselves have chosen to live.
Josef Brodsky, cố thi sĩ người Nga và là người đoạt giải Nobel viết: “Một người tự do khi thất bại anh ta sẽ không đổ lỗi cho ai”. Điều này hoàn toàn đúng đối với công dân ở các nền dân chủ. Họ phải chịu trách nhiệm về vận mệnh của xã hội nơi họ sinh sống.
Democracy itself guarantees nothing. It offers instead the opportunity to succeed as well as the risk of failure. In Thomas Jefferson's ringing but shrewd phrase, the promise of democracy is "life, liberty, and the pursuit of happiness."
Bản thân dân chủ không đảm bảo điều gì. Thay vào đó, nó đưa đến những cơ hội thành công và cả nguy cơ thất bại. Trong lời khẳng định mang tính cảnh báo nhưng đầy triết lý của Thomas Jeferson, dân chủ hứa hẹn “cuộc sống, sự tự do và mưu cầu hạnh phúc”.
Democracy is then both a promise and a challenge. It is a promise that free human beings, working together, can govern themselves in a manner that will serve their aspirations for personal freedom, economic opportunity, and social justice. It is a challenge because the success of the democratic enterprise rests upon the shoulders of its citizens and no one else.
Dân chủ khi đó vừa là sự hứa hẹn và là một thách thức. Dân chủ hứa hẹn loài người tự do, hợp tác với nhau, tự quản lý theo cách hướng tới thực hiện những khát vọng về tự do cá nhân, cơ hội kinh tế và công bằng xã hội. Dân chủ là thách thức bởi vì sự thành công của nền dân chủ phụ thuộc vào chính các công dân chứ không phải ai khác. 
 
 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét