Nói Vậy Nhưng Không Phải Vậy
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng đảng luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính
những đảng viên của đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người
;đảng nói “một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì
chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;đảng nói “đảng bao gồm những
người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầ̀y rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn
bám,đục khoét tiền bạc của nhân dân;đảng nói “học thuyết Mác-Lê Nin và
xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân
loại”, vậy tại sao lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư bản?Trong tháng này, trang blog của RFA, vừa có thêm hai cây viết mới: Hoàng Ngọc Tuấn và Nguyễn Lân Thắng. Cả hai đều là những khuôn mặt khả ái và quen thuộc với cư dân mạng. Người sau (xem hình) trông trẻ trung hơn và (xem chừng) cũng vui vẻ hơn kẻ trước:
Trở về nhà trên xe của bộ Công an sau 18 tiếng "làm việc" cùng
cơ quan an ninh, tôi đã có một cuộc tranh luận nho nhỏ ngoài biên bản
với các chiến sỹ an ninh về tự do ngôn luận, tự do biểu đạt, chuyện trao
Tuyên bố 258... Chuyện thì cũng vui vui thôi, nhưng đến cuối cùng chị T
cục A67 nhắc nhẹ: "...Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện
khác nhé..."
Lời dặn dò cuối cùng cứ văng vẳng trong đầu làm tôi suy nghĩ
mãi, không biết lời dặn này có phải là có ý cho phép tôi cứ nói đi, còn
làm nên dè chừng...??! Có một câu chuyện vui thế này: "Cả thế giới đều
phải kiêng nể người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Nhưng người Mỹ lại sợ
người Nhật vì người Nhật làm rồi mới nói. Người Nhật lại sợ Trung Quốc
vì Trung Quốc không nói mà làm. Nhưng rồi tất cả chúng nó sợ ai??? Xin
thưa, sợ nhất Việt Nam vì Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…"
Tôi thực lòng không dám dở trò láu cá, mới (giả lả) khen
Nguyễn Lân Thắng là “trẻ trung, vui vẻ” rồi lại liền buông lời
than phiền hay chỉ trích (này nọ) nhưng “câu chuyện vui” mà ông
bạn đồng nghiệp vừa kể – nói nào ngay – cái kết luận nghe
không vui gì lắm: Việt Nam nói một đằng làm một nẻo…"
-Ủa, chớ người Việt nào mà kỳ cục dữ vậy cha nội? Phải
chỉ rõ: ai, đứa nào, con nào, thằng ào, lũ khốn nạn nào
chuyên môn “nói một đằng làm một nẻo” mới được, chớ nói năng lạng
quạng – ba chớp ba nháng – như vậy (nghe) sao dễ mích lòng quá
hà!
Tui cũng (làm bộ) hỏi cho vui vậy thôi, chớ câu hỏi dễ ẹc
này, đã có người đã trả lời (xong xả) lâu rồi. Trong cuốn Hồi Ký Vi Đức Hồi, tác giả đã nhắc đi nhắc lại gần đến cỡ chục lần rằng đảng luôn luôn nói một đằng, làm một nẻo:
Chẳng hạn đảng nói “xây dựng xã hội không có bóc lột”thì chính
những đảng viên của đảng lại là những người trực tiếp bóc lột người
;đảng nói “một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản”thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng;đảng nói “đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất” nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ lười lao động, ăn
bám,đục khoét tiền bạc của nhân dân;đảng nói “học thuyết Mác-Lê Nin và
xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là đỉnh cao của nhân
loại”, vậy tại sao lại sụp đổ ?Tại sao nước ta ngày nay lại trở lại thể chế của xã hội tư bản?
Sau đó, tất nhiên, ông Vi Đức Hồi phải đi tù (nghe đâu) gần cả chục năm vì tội “tuyên truyền chống nhà nước.”
Tù là phải. Đương sự không chỉ đụng tới Đảng (quang vinh) mà
còn chạm tới Bác (anh minh) của toàn thể đồng bào:
Năm 1946 khi đến thăm lớp cán bộ bình dân học vụ đầu tiên do
nhóm ông Nguyễn Hữu Ðang tổ chức, ông Hồ chỉ trích những người viết sách
vỡ lòng trong đó có câu mẫu "Nó ở tù" để dạy ghép vần có nguyên âm u:"Các đồng chí không còn thí dụ nào hay hơn sao mà dùng cái thí dụ ác thế ? Làm hại đầu óc trẻ con. Xin tìm câu khác".
Mẹ tôi đi dự lớp huấn luyện này. Bà thường kể câu chuyện trên
cho mọi người nghe như một thí dụ về lòng nhân ái cách mạng. Trong kháng
chiến chống Pháp, ông Hồ gặp một tù binh co ro trong cái rét cắt da của
rừng Việt Bắc. Ông cởi tấm áo trấn thủ của ông cho anh ta, và câu
chuyện lan truyền trong tù binh như một huyền thoại. (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nded. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).
Và cái huyền thoại này, vẫn theo nhà văn Vũ Thư Hiên, đã chết trong lòng thân mẫu của ông – không lâu– sau đó:
Trong những ngày này, mẹ tôi kể, bà nghĩ đến thần tượng của bà
rất nhiều. Ðêm đêm bà ngồi một mình trong căn nhà vắng lặng. Bà đã tin
ông Hồ Chí Minh. Bà đã tin ông lắm lắm. Còn hơn tin, bà sùng kính ông,
người anh cả của cách mạng, lãnh tụ của bà. Bức chân dung cỡ 18x24 ông
Hồ Chí Minh tặng bà với dòng chữ "Thân ái tặng thím Huỳnh" trước ngày
ông lên đường dự hội nghị Fontainebleau năm 1946 được bà gìn giữ như của
gia bảo...
Nhiều người khuyên bà hãy cầu cứu ông Hồ. Dù muốn dù không Lê
Duẩn và Lê Ðức Thọ vẫn còn phải nể ông, họ nói. Mọi người tin chắc ông
không biết việc xảy ra. Nếu ông biết, ông không bao giờ để xảy ra chuyện
nồi da nấu thịt thế này. Vài năm nay, do sức khỏe kém, ông Hồ không còn
trực tiếp điều khiển công việc đất nước.
Mẹ tôi không tin. Bà cho rằng để khởi lên một vụ lớn như thế
này, Lê Duẩn và Lê Ðức Thọ không thể không hỏi ý kiến ông Hồ, ông không
thể không biết. Vụ bắt bớ chỉ được tiến hành một khi có sự đồng ý của
chủ tịch nước... Chính do những suy nghĩ như vậy mà mẹ tôi không nghe theo lời khuyên của bè bạn. Bà không xin gặp, không thèm viết một dòng nào cho ông Hồ Chí Minh(V.T.H. Sđd, 22 -24).
Với nhiều người khác thì huyền thoại về lòng nhân ái của
Bác được trực nhận dễ dàng hơn, dù họ bao giờ chưa được tiếp
cận với ông, và sinh sống cách ông cả hàng ngàn cây số:
Năm 1954, sau chín năm ê chề mòn mỏi vì chiến tranh, thấy hòa
bình ai nấy nhẹ nhõm; nếu có kẻ nào lúc đó mà xếp đặt một cuộc tàn sát
nữa, kẻ ấy tất gan đồng dạ sắt. Thì Hồ Chí Minh đã xếp đặt cuộc tàn sát
ngay vào thời kỳ ấy.
Năm 1968, sau hăm ba năm chiến tranh thảm khốc, nghe nói hòa
bình mọi người mừng rơn. Nghĩ tới hàng triệu người đã bỏ thây trong thời
gian qua, ai cũng tưởng làm người Việt Nam mà có kẻ dám để ý nghĩ mon
men đến chiến tranh nữa, thì kẻ ấy mặt dầy mày dạn, tán tận lương tâm.
Thì Hồ Chí Minh chính đang xếp đặt thêm một cuộc chiến. [(Võ Phiến. “Bắt Trẻ Đồng Xanh”. (Trích Tuyển Tập Võ Phiến, 2nded. Westminsre, CA: Người Việt, 2006)].
Sự “tán tận lương tâm” của Bác cũng có thể được nhận ra
khi nhìn vào những “huyền thoại” khác. Ông Tôn Thất Tần (người
mà “Jean Valjean gọi bằng cụ,”) là một trong những huyền thoại
loại này – theo nhà văn Phạm Đình Trọng:
Hai mươi bảy tuổi, anh thanh niên Tôn Thất Tần đã trở thành
người tù Cộng sản chỉ vì anh bộc lộ chính kiến phản đối Hiệp định
6.3.1946 do Hồ Chí Minh kí với Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền
Bắc Việt Nam thay thế quân Tàu Tưởng giải giáp quân Nhật. Năm mươi chín
tuổi, ông già Tôn Thất Tần mới bước ra khỏi nhà tù Cộng sản.
Cuộc đời người tù của cụ Tôn Thất Tần kéo dài qua đời ba đảng
Mác xít: Đảng Cộng sản Đông Dương, đảng Lao động Việt Nam, đảng Cộng sản
Việt Nam. 96 năm có mặt trên cõi đời thì một phần ba cuộc đời cụ Tôn
Thất Tần, 32 năm (1946 - 1977), để lại trong nhà tù Cộng sản.
Hồ Chí Minh là chủ tịch nước VNDCCH từ năm 1945 cho đến năm
1969. Trong suốt thời gian này Tôn Thất Tần bị giam giữ không
một phiên toà xét xử. Trong hai mươi bốn năm đó Bác cất “lòng
nhân ái cách mạng” của mình ở đâu?
Có thể ông Hồ Chí Minh không biết ông Tôn Thất Tần là ai
nhưng chắc chắn ông phải biết ông Nguyễn Hữu Đang, ông Hoàng Minh
Chính, ông Đặng Kim Giang, ông Vũ Đình Huỳnh.. chớ? Lòng nhân
ái của Bác ở đâu trước bản án 15 tù và 15 năm quản chế mà
chế độ của ông dành cho “chú” Đang với cái tội danh (gián
điệp) mà đứa trẻ lên ba ở miền Bắc VN cũng biết là ngụy tạo!
Lòng nhân ái cách mạng của Bác để đâu khi các đồng chí
của mình: chú Chính, chú Giang, chú Huỳnh ... đang nằm sống dở
chết dở hàng chục năm trong trại giam Hoả Lò vì “đi theo chủ
nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài” ?
Trước khi người cộng sản xuất hiện, ngôn ngữ Việt đã có
sẵn thành ngữ “nói một đằng làm một nẻo” nhưng phải đợi cho
đến khi Hồ Chí Minh đặt cho nền móng thì nó mới có thể dần
trở thành truyền thống (cho cả đảng) và kéo dài cho mãi đến
hôm nay – theo như lời chị T. cục A67 nhắc nhẹ: "...Anh lưu ý, nói là một chuyện, làm là một chuyện khác nhé..."
Chính cái “khác” này mà chế độ dân chủ (hơn vạn lần tư
bản) ở VN đã tạo ra những bản án 32 năm dành cho Tôn Thất Tần,
33 năm dành cho người tù Trương Văn Sương, 37 năm cho người tù
Nguyễn Hữu Cầu, và hơn chục năm cho người tù Trần Huỳnh Duy
Thức, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần ...với những tội danh hoàn
toàn bịa đặt!
Nguồn ảnh: tranhuynhduythucofficial
Và để biết thêm về hệ thống trại giam hiện nay, ở Việt Nam, xin đọc qua vài đoạn bài
trong bài viết mới nhất (“Có Hay Không Việc Trần Huỳnh Duy Thức Bị Tra Tấn?”) của ông Trần Văn Huỳnh, sau chuyến đi thăm tù vào hôm 8 tháng 11 vừa qua:
... tôi cùng mấy đứa con, cháu lên đường đi Xuyên Mộc mà
lòng đầy bất an sau khi nhận được tin Thức bị ép cung bằng roi điện.
Trong tâm trạng lo lắng, tôi nghĩ đến những tình huống xấu nhất. Tôi cố
trấn an mình bằng những suy nghĩ tích cực, nhưng sau đó nỗi lo vẫn quay
trở lại vì tôi nhận ra trong điều kiện thiếu thốn, khan hiếm thông tin
thì mọi khả năng đều có thể xảy đến…
Chia tay Thức ra về, nhìn dáng Thức bước đi lầm lũi vào sâu bên
trong trại mà không quay lại vẫy tay chào gia đình như mọi khi, tôi chợt
thấy không yên trong lòng. Xâu chuỗi lại những sự việc khác lạ của buổi
thăm gặp lần này, có cơ sở để nghi ngờ rằng đang có một sự việc bất
thường diễn ra đối với Thức. Đằng sau sự việc này dường như có uẩn khúc
mà hiện giờ tôi chưa khẳng định được. Thông tin gia đình nhận được hôm
trước liệu có là đúng, và Thức đang chịu một áp lực nên không thể báo
cho gia đình?
Tôi chỉ mong câu trả lời của Thức là sự thật để tôi biết con
mình được bình yên. Việc Thức bị biệt giam đã là sự trấn áp về mặt tinh
thần rất lớn. Nay nếu Thức tiếp tục bị tra tấn về thể xác thì người cha
già này không thể chịu đựng nổi.
Tôi không muốn nuôi trong lòng những mối nghi ngờ. Nhưng khi mà
sự minh bạch trong thông tin là không có, trong khi có quá nhiều những
việc không thể hiểu được đã xảy ra với con tôi, thật tôi không biết phải
tin vào điều gì nữa.
Thay mặt gia đình, xin chân thành cám ơn sự nhiệt tình sẵn sàng
giúp đỡ của mọi người với Thức và gia đình tôi. Có mọi người tôi cảm
thấy không cô đơn và có thêm sức mạnh để tiếp tục con đường đòi tự do
cho Thức.
Tháng 11/2013
Trần Văn Huỳnh
Kiến nghị công dân
Bảo vệ ngư dân miền Trung trước sự gây hấn quân sự của Trung Quốc!
Kiến nghị công dân Avaaz :
«Bảo vệ ngư dân miền Trung Việt Nam trước sự gây hấn quân sự của Trung Quốc. Nói không với chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh!»
André Menras
Lời giới thiệu
Đây là một Kiến nghị để gửi đến Tòa án
quốc tế về quyền biển Hamburg, Tòa án hình sự quốc tế Den Haag (La
Haye), Hội đồng Nhân quyền của LHQ, thông qua mạng quốc tế Kiến nghị
Công dân
(Pétitions Citoyennes Avaaz.org)
nhằm đưa vấn đề bảo vệ quyền sống của
ngư dân Việt Nam đặt vào tay những cơ quan này, buộc họ có trách nhiệm
chính thức, lên tiếng cảnh báo với thế giới tham vọng xâm lược biển
Đông chưa bao giờ ngừng của Trung Quốc, và can thiệp trực tiếp để con
sói già Bắc Kinh chùn tay trong âm mưu châm ngòi lửa vào lúc nhân loại
lơ là cảnh giác với chúng.
Bản gốc được viết bằng tiếng Pháp,
chúng tôi đăng dưới đây kèm theo bản dịch tiếng Việt và vài lời cùng
người đọc Việt Nam của tác giả.
Xin bà con đăng ký trực tiếp trên
trang Kiến nghị của André Menras Hồ Cương Quyết
(bấm
vào đây), và theo chỉ dẫn (tiếng Pháp, dịch lại dưới đây)
Diễn Đàn
Vài lời của tác giả
Thân gửi các bạn,
Tôi vừa đưa một bản
kiến nghị lên mạng «Pétitions
Citoyennes d’Avaaz» (Kiến nghị công
dân Avaaz), dưới tiêu đề «Bảo
vệ ngư dân miền Trung Việt trước
sự gây hấn quân sự của Trung
Quốc. Nói không với chủ nghĩa
bành trướng của Bắc Kinh!».
Các bạn cũng biết tôi
hết sức thiết tha với sự nghiệp
này. Tôi thiển nghĩ chúng ta nên
cùng nhau hành động, dù chỉ
đứng trên bình diện đơn thuần
nhân đạo. Mục đích kiến nghị
này là tập hợp được tối
đa chữ ký vào đúng lúc mà
Bắc Kinh xin gia nhập Hội đồng Nhân
quyền LHQ. Tôi mong được sự giúp
đỡ của các bạn để thắp
lên một ngọn đèn đỏ trong
nhiều ngọn đèn đỏ, chứng tỏ
rằng chúng ta không chấp nhận cho tàn
bạo và khủng bố ngự trị trên
hành tinh này.
Để biết rõ hơn về
bản kiến nghị, xin bấm
vào đây.
Xin các bạn dành một chút
thời gian để giúp ngư dân và
nhân dân Việt Nam bằng cách phổ
biến kiến nghị này trong giới bạn
bè: những phong trào kiến nghị như
vậy thường khởi động chật
vật, phải đến khi những người
như các bạn trực tiếp tham gia mới
có thể lan rộng trên một quy mô
lớn.
Thay mặt các ngư dân và
gia đình của họ, xin cảm ơn các
bạn.
André Quyết
***
NỘI DUNG KIẾN NGHỊ (Tiếng Việt)
Bảo vệ ngư dân miền trung Việt Nam chống lại những cuộc gây hấn quân sự Trung Quốc. Nói KHÔNG với chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh!
Kiến nghị do André M. khởi
xướng
Gửi Tòa án quốc tế
về quyền biển Hambourg, Tòa án hình
sự quốc tế La Haye, Hội đồng Nhân
quyền của LHQ
Tại sao lại quan trọng?
Bảo vệ quyền sống và
quyền an ninh của hàng chục ngàn ngư
dân hành nghề trên những ngư
trường như cha ông bao đời nay của
họ thuộc vùng chủ quyền của Việt
Nam là một điều hết sức cần
thiết. Cần thiết không kém là
can thiệp để Bắc Kinh không châm
được ngòi lửa chiến tranh trong
một khu vực giao thông của hơn 50% hàng
hải quốc tế. Cần thiết và hoàn
toàn có thể !
Công bố ngày 9.11.2013
HÃY
KÝ BẢN KIẾN NGHỊ
NÀY
Chúng tôi kêu gọi các
bạn ủng hộ mọi hành động
nhằm làm cho luật pháp quốc tế
được tôn trọng, nhằm bảo vệ
ngư dân và gia đình của họ,
nhằm tố cáo những hành động
gây hấn và mọi hành động
hải tặc do hải quân Trung Quốc gây
ra tại vùng biển quần đảo Hoàng
Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Các
bạn hãy ghi địa chỉ email của mình trong khung dưới dòng chữ tím
"Indiquez votre adresse email", sau đó bấm vào chữ "SIGNEZ"
Và nếu muốn, thì trong
dòng có tiêu đề «Pourquoi c’est
important pour moi» là lý do tại sao ký
kiến nghị là quan trọng đối với
bạn.
Nếu bạn muốn rút chữ
ký hay thay đổi các thông tin cung
cấp, hãy gửi thư về
unsubsribe@avaaz.org hay sử
dụng dòng nối kết trong mỗi email.
Avaaz cam kết bảo vệ những thông tin cá
nhân mà bạn cung cấp và không
chia sẻ những thông tin này với bất
cứ ai khác.
Hãy phát triển cuộc vận động ký
kiến nghị này trên Facebook
|
|
Kiến nghị này do André M.
khởi xướng, có thể không phải
là lập trường của Avaaz.
Người dịch : GS Nguyễn Ngọc
Giao
* * *
HƯỚNG DẪN KÝ TÊN
1. Bấm vào link sau : Protéger
les pêcheurs du Centre du Viet Nam
2. Điền địa chỉ email
vào ô có chữ « Email » (dưới dòng chữ tím "Indiquez
votre adresse email")
3. Bấm tiếp vào
ô có chữ « SIGNER »
* * *
NỘI DUNG KIẾN NGHỊ (Tiếng Pháp)
Protéger les pêcheurs du centre du Vietnam contre les agressions militaires chinoises. Non à l'expansionnisme de Pékin!
Créée par André M.
,
France
Tribunal international du droit de la
mer à
Hambourg; Cour pénale internationale de La Haye; Conseil des
Droits de l'Homme à l'ONU.
Pourquoi c'est important
Il est essentiel de protéger le droit à
la vie et à la sécurité de dizaines de milliers
de pêcheurs exerçant leur métier sur leurs
terrains de pêche ancestraux sous souveraineté
vietnamienne. Il est également essentiel d'intervenir pour que
Pékin n'allume pas le feu de la guerre dans cette région
du monde où transite plus de 50% du trafic maritime
international. C'est nécessaire et possible!
Publiée Novembre 9, 2013
SIGNEZ CETTE PÉTITION
|
|
Nous vous appelons à soutenir toutes
les
actions visant à faire respecter la loi internationale, à
protéger les pêcheurs et leurs familles ainsi qu'à
dénoncer les agressions et autres actes de piratages perpétrés
par la marine de guerre chinoise dans la zone archipélagique
des Paracels, sous souveraineté vietnamienne.
Entrez votre adresse email
Email
Pourquoi c’est important pour moi
(facultatuf)
Pour vous désinscrire ou modifier
vos données à tout instant, écrivez à unsubscribe@avaaz.org, ou
utilisez le lien disponible dans chaque e-mail. Avaaz protégera vos
informations personnelles et ne partage jamais les données avec des
tiers.
|
|
Partager cette campagne sur Facebook
Cette pétition a été lancée
par André M. et ne représente peut-être pas un
positionnement d'Avaaz
A. M. H. C. Q.
Việt-Trung nhất trí về cơ chế làm việc của nhóm tham vấn phát triển hàng hải chung
15.11.2013
Truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin cuộc họp có sự tham dự của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam, Trần Duy Hải, và Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Hải dương Trung Quốc, Dịch Tiên Lương.
Mục đích cuộc họp nhằm thực thi sự đồng thuận cùng nhau phát triển trên biển mà hai nước đạt được nhân chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới Việt nam hồi tháng 10.
Buổi làm việc ngày 14/11 cũng chuẩn bị cho cuộc họp khoáng đại của đoàn đại biểu thương thuyết về vấn đề biên giới của hai chính phủ Việt-Trung.
Nguồn: Xinhua/China.org.cn
Những bài viết của LS Trần Vũ Hải nhân Kỳ họp 6 Quốc hội Khóa 13 (Bài 6): Kiến nghị
(Đề nghị chất vấn
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, người đứng đầu cơ quan hành pháp và
một số Bộ trưởng về việc một số vụ người dân kiện quyết định thu hồi đất
không được giải quyết vì những quan điểm mâu thuẫn nhau giữa các cơ
quan Nhà nước, và kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích luật)
Kính gửi: Ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc Hội
Đồng kính gửi: – Ông Uông Chung Lưu – Phó Chủ tịch Quốc Hội (Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội)- Ông Nguyễn Văn Hiện – Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội
Tôi – luật sư Trần Vũ Hải, hành nghề tại 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội và 66 Huỳnh Khương Ninh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, đang trợ giúp pháp lý cho nhiều hộ dân khiếu nại việc thu hồi đất tại một số địa phương, xin kiến nghị như sau đến Quý Vị nhân kỳ họp Quốc hội đang diễn ra:
Chúng tôi thấy trong các vụ thu hồi đất, có khá nhiều trường hơp có quyết định thu hồi đất chung của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh cho một hoặc nhiều dự án. Chính quyền địa phương cấp huyện đã sử dụng những quyết định này để thu hồi đất của nhiều hộ dân nhưng không thông báo và giao cho họ quyết định thu đó. Trong những quyết định thu hồi đất này cũng không ghi tên người bị thu hồi đất, diện tích đất của họ bị thu hồi.
Lý giải về việc không giao quyết định thu hồi đất đến từng hộ dân, chính quyền một số địa phương đã viện dẫn văn bản số 361/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/01/2008 (xin gửi kèm theo – TL1), theo đó trường hợp… đã có quyết định thu hồi đất trước Luật đất đai 2003….thì UBND cấp huyện không phải ban hành quyết định thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân.
Chúng tôi cho rằng văn bản 361/BTNMT-ĐĐ trái quy định của Luật đất đai năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung những năm 1998, 2001) và Luật khiếu nại, tố cáo 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005). Cụ thể:
Điều 21 Luật đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.
Điều 28 Luật đất đai 1993 quy định: “Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất nào thì có quyền thu hồi đất đó.
Điều 31 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi bổ sung 2004, 2005) quy định: “Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính”.
Khoản 10, Điều 2 Luật khiếu nại, tố cáo 1998 định nghĩa về quyết định hành chính như sau: “Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính”.
Như vậy, việc thu hồi đất phải căn cứ bằng một quyết định hành chính, trong đó ghi tên (hoặc gắn liền một danh sách) một hoặc một số hộ dân cụ thể, cùng diện tích đất bị thu hồi của từng hộ dân. Người dân phải nhận được quyết định hành chính (có ghi rõ tên họ và diện tích bị thu hồi) để chấp hành hoặc thực hiện quyền khiếu nại.
Do việc thu hồi đất không đúng pháp luật vì nhiều lý do, trong đó có lý do quyết định thu hồi đất không được thực hiện như trên, nhiều hộ dân chúng tôi đang trợ giúp đã khiếu nại, khởi kiện, tố cáo nhưng hầu hết hiện nay đều rơi vào bế tắc do các cơ quan liên quan đều né tránh hoặc không chịu thụ lý.
Chúng tôi xin nêu một số ví dụ sau đây:
1. Trường hợp của ông Nguyễn Xuân Ngữ, quận 9, tp Hồ Chí Minh:
a. Ngày 27/6/2002, UBND tp Hồ Chí Minh ban hành Quyết định 2666/QĐ-UB thu hồi 804 ha đất mà theo UBND Quận 9 có diện tích đất của ông Ngữ. Tuy nhiên, quyết định 2666/QĐ-UB không được giao cho ông Ngữ và các hộ dân khác, không có tên ông Ngữ và diện tích đất của ông Ngữ bị thu hồi.
b. Ngày 11/8/2011, ông Ngữ đã gửi đơn đến Tòa án nhân dân Tp Hồ Chí Minh (TAND TP HCM) khởi kiện “Hành vi hành chính của Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc không tống đạt quyết định hành chính (QĐ 2666/QĐ-UB), không giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo”.
Ngày 13/10/2011, TAND TP HCM trả lại đơn khởi kiện với lý do hết thời hiệu khởi kiện. Sau đó, ông Ngữ khiếu nại lên Tòa án nhân dân Tối cao (TANDTC). TANDTC bác đơn khiếu nại với lý do nội dung trong Đơn khởi kiện ngày 11/8/2011 của ông Ngữ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng vụ án hành chính (xin gửi đính kèm – TL2).
c. Trong khi đó, tại văn bản số 199/KTrVB của Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp ngày 16/8/2013 trả lời ông Nguyễn Xuân Ngữ ghi rõ “Trường hợp Ông cho rằng, các văn bản hành chính của …UBND thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến thu hồi đất làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình thì Ông có thể khiếu nại đối với các quyết định hành chính đó hoặc có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính” (Xin gửi đính kèm – TL3).
2. Trường hợp về Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, liên quan đến Khu phố 1, Phường Bình An, Quận 2:
Ngày 10/5/2002, UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định 1997/QĐ-UBND thu hồi 6.214.328 m2 đất, theo UBND Quận 2 có đất của ông Nguyễn Đình Đệ. Tương tự quyết định 2666/QĐ –UBND nêu trên, quyết định này không ghi tên ông Đệ, diện tích đất của ông Đệ bị thu hồi và không giao cho ông Đệ. Ông Đệ khởi kiện quyết định 1997 này ra TAND TP HCM, tòa này đã trả lại đơn kiện của ông Đệ với lý do quyết định 1997 không phải là quyết định hành chính nên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Xin gửi đính kèm – TL4)
3. Trường hợp những hộ nông dân Văn Giang bị thu hồi đất trong Dự án Ecopark:
a. Việc thu hồi đất ở Văn Giang – Hưng Yên để xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang (Dự án Ecopark) có nguồn gốc từ 02 quyết định do Phó Thủ tướng Chính phủ ký (quyết định 303/QĐ-TTg và quyết định 742/QĐ-TTg). Trong đó, Bộ TN-MT và chính quyền tỉnh Hưng Yên cho rằng quyết định 742/QĐ-TTg là quyết định thu hồi đất có hiệu lực đối với các hộ dân liên quan tại Văn Giang, mặc dù không giao quyết định này cho họ, không ghi tên những người bị thu hồi đất, diện tích đất của từng người bị thu hồi.
b. Hàng ngàn hộ nông dân Văn Giang đã liên tục khiếu nại, tố cáo, khởi kiện từ năm 2006 đến nay (có đính kèm trong tập tài liệu kiến nghị 05 mà chúng tôi đã gửi tới Chủ tịch Quốc hội) nhưng không có cơ quan nào thụ lý, giải quyết. Các luật sư trợ giúp pháp lý cũng đã gửi 05 đơn kiến nghị và hàng loạt thư đề nghị, thông báo khác đến Quý Vị và các cơ quan chức năng khác nhưng không thấy phản hồi nào.
Như vậy, cùng một vấn đề khá đơn giản đó là việc xác định quyết định thu hồi đất chung có phải là quyết định hành chính có áp dụng những người bị thu hồi (và do đó có phải thực hiện hành vi hành chính giao cho người bị thu hồi hay không), nhưng Tòa án và Bộ Tư pháp đã có quan điểm khác nhau, dẫn đến quyền khiếu nại, khởi kiện của công dân bị xâm phạm, không thực hiện được.
Vì vậy, chúng tôi đề nghị Ông Chủ tịch Quốc hội yêu cầu Thủ tướng Chính phủ (cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và môi trường), Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, trả lời trong phiên chất vấn tới của kỳ họp Quốc hội về những vấn đề sau:
(i) Dựa trên những căn cứ pháp lý nào Thủ tướng Chính phủ và các chính quyền địa phương (với sự tham mưu của Bộ Tài nguyên và Môi trường và sự bỏ qua của Bộ Tư pháp) đã ban hành quyết định thu hồi đất nhưng không giao quyết định cho những người bị thu hồi, không ghi tên và diện tích bị thu hồi của họ.
(ii) Tại sao tòa án các cấp không thụ lý những khiếu nại liên quan đến những quyết định thu hồi đất (như những ví dụ nêu trên).
Đồng thời chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch Quốc hội và đặc biệt ông Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chung Lưu (Chủ tịch Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội) yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện nhiệm vụ giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh theo khoản 3 điều 91 Hiến pháp 1992 để giải thích điều 21 Luật đất đai 1993 “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần làm rõ theo quy định của điều luật này (và những quy định khác của pháp luật), quyết định thu hồi đất của người đang sử dụng đất có phải giao cho người bị thu hồi và ghi rõ tên họ, diện tích đất bị thu hồi không? Có phải là quyết định hành chính không?
Do những vấn đề trên rất quan trọng, liên quan đến việc tháo gỡ bế tắc cách giải quyết, thụ lý cho hàng ngàn, thậm chí có thể hàng vạn vụ kiện, khiếu nại, tố cáo ở Việt Nam, chúng tôi rất mong Quý Vị quan tâm, giải quyết trong thời gian sớm nhất.
Trân trọng./.
Luật sư Trần Vũ Hải
Địa chỉ liên hệ: số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
Nơi gửi:
- Như trên
Tài liệu kèm theo Kiến nghị này: ( các bản photo)
- Văn bản số 361/BTNMT-ĐĐ của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30/01/2008;
- Văn bản số 553/2012/QĐ-THC ngày 19/11/2012 của Tòa án nhân dân tối cao v/v giải quyết đơn khiếu nại;
- Văn bản số 199/KTrVB của Cục kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật – Bộ Tư pháp ngày 16/8/2013;
- Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 1601/QATP-VP ngày 12/8/2013 của TAND TP HCM;
VN cần chứng minh bằng hành động sau khi ký Công ước LHQ Chống Tra tấn
15.11.2013
Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình tại Việt
Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề
hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy
tiện, người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư.
Trong số những điều bôi đen thành tích nhân quyền của Việt Nam lâu nay không thể không kể đến nạn công an gây chết người và tình trạng tra tấn, nhục hình, bức cung. Một ví dụ điển hình gần nhất là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, người vừa được tuyên bố vô tội sau 10 năm ngồi tù, tố cáo bị tra tấn ép cung dẫn tới bản án chung thân về tội danh ‘giết người’ oan trái.
Đại sứ Thường trực của Việt Nam tại Liên hiệp quốc Lê Hoài Trung nói qua việc trở thành thành viên mới nhất của Công ước, Việt Nam tái khẳng định ‘cam kết bất di bất dịch’ ngăn chặn bất cứ hành động tàn ác hay đối xử vô nhân đạo và bảo vệ tốt hơn nhân quyền căn bản.
Trong cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ, Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn OMCT, ông Gerald Staberock, nói cộng đồng quốc tế cần Hà Nội cần chứng tỏ trách nhiệm và thiện chí bảo vệ nhân quyền bằng hành động cụ thể hơn là những lời tuyên bố khoa trương.
Ông Gerald Staberock: Bất cứ nước nào phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc Chống tra tấn, vốn là văn kiện của toàn cầu ngăn chặn tra tấn, đều đáng được hoan nghênh vì đó là một tín hiệu hứa hẹn. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi phê chuẩn họ phải thực thi những điều ký kết, phải có những sự thay đổi thật sự.
VOA: Làm thế nào để đảm bảo rằng những nước phê chuẩn Công ước áp dụng những điều ký kết vào thực tế, thưa ông?
Ông Gerald Staberock: Trước tiên, đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không phải là một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình trạng bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không phải là một cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang tính ràng buộc pháp lý. Phê chuẩn Công ước, Việt Nam có nghĩa vụ pháp lý với quốc tế phải hình sự hóa tội tra tấn theo đúng định nghĩa trong Công ước, cần lập ra một hệ thống hữu hiệu chống tra tấn chẳng hạn như cho phép bị can được tiếp cận với luật sư ngay sau khi họ bị bắt, rà soát lại hệ thống giam giữ, và phải có luật bồi thường cho các nạn nhân bị tra tấn. Tóm lại, Công ước Chống Tra tấn cung cấp khung pháp lý rất chặt chẽ nhưng điều quan trọng là nước phê chuẩn phải áp dụng vào thực tiễn.
VOA: Nếu những điều được ký kết không được thực thi trong thực tế, có biện pháp chế tài nào đối với các nước phê chuẩn Công ước nói mà không làm không?
Đây là một Công ước pháp lý của Liên hiệp quốc chứ không phải là
một bản tuyên bố về ý nguyện hay dự định. Công ước chỉ ra các phương
pháp phải tiến hành để thực thi vào thực tế bảo vệ người dân tránh tình
trạng bị tra tấn. Cho nên, ký Công ước là một nghĩa vụ pháp lý chứ không
phải là một cam kết chính trị và nó có cơ cấu cưỡng hành. Công ước mang
tính ràng buộc pháp lý.
VOA: OMCT đánh giá tình trạng tra tấn và chống tra tấn tại Việt Nam như thế nào?
Ông Gerald Staberock: Chúng tôi dĩ nhiên rất quan ngại về nạn tra tấn nhục hình tại Việt Nam. Có những báo cáo rất đáng tin cậy cho thấy thật sự có các vấn đề hết sức nghiêm trọng ở Việt Nam được tiếp tay bởi nạn công an bắt bớ tùy tiện, người bị bắt không được tiếp cận đầy đủ với luật sư. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác cũng đã nêu lên các quan ngại trầm trọng về nạn bắt bớ, ngược đãi những người bị giam giữ kể cả những người bị đưa vào các trung tâm cai nghiện ma túy hay phục hồi nhân phẩm..v.v..Đáng quan ngại là nạn tra tấn ở Việt Nam thường được bưng kín và rất khó đưa ra ánh sáng. Quan ngại của chúng tôi đối với tình trạng tra tấn ở Việt Nam là nếu không có một xã hội dân sự độc lập có thể vào những nơi giam giữ để theo dõi, lập hồ sơ báo cáo thì chúng ta không bao giờ biết hết được bức tranh toàn cảnh thật sự như thế nào.
VOA: Việt Nam lâu nay bị chỉ trích rằng tham gia nhiều Công ước quốc tế nhưng thực thi thì yếu kém. Làm thế nào thúc đẩy hữu hiệu để Việt Nam tuân thủ những điều ký kết với quốc tế ngoài những lời tố cáo hay kêu gọi?
Ông Gerald Staberock: Điều đáng nói ở đây là chúng ta cần một sự cam kết thực sự từ chính phủ Hà Nội, cho phép giới bảo vệ nhân quyền được hoạt động và có biện pháp cụ thể bài trừ tra tấn. Lúc đó mới có thể thấy được một sự thay đổi thật sự chứ không phải chỉ là những lời hoa mỹ khi ký kết Công ước. Việc mà Việt Nam cần làm để chứng tỏ thiện chí và nhiệt tâm chống tra tấn là cho phép các báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc trong lĩnh vực chống tra tấn đến Việt Nam quan sát. Các chuyên gia độc lập này trước nay từng yêu cầu được đến mục kích sở thị tại Việt Nam để giúp đưa ra các đánh giá xem cần phải có những thay đổi thế nào, nhưng yêu cầu của họ chưa được Hà Nội đáp ứng. Những gì chúng ta được biết đáng báo động, nhưng những gì chúng ta chưa được biết hết có lẽ còn đáng báo động hơn. Để chống tra tấn, chúng ta cần có một hệ thống giam giữ minh bạch nhưng Việt Nam thì gần như không hề minh bạch trong lĩnh vực này. Các nước giữ kín những chuyện này cho thấy họ có gì đó để che giấu. Chúng tôi kêu gọi một cách đáp ứng khác tích cực từ chính phủ Việt Nam đối với các vấn đề nhân quyền đáng báo động bị quốc tế lưu ý, trong đó có tình trạng tra tấn và bạc đãi tù nhân.
VOA: Xin chân thành cảm ơn Tổng Thư ký Tổ chức Thế giới Chống Tra Tấn, ông Gerald Staberock, đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.
“Ngày các tác giả bị cầm tù” – Chủ tịch Văn Bút Đức: “Các blogger bị bịt miệng”!
DPA – Hãng thông tấn CHLB Đức14-11-2013
Người phỏng vấn: Joachim Baier / dpa
Bản dịch: Trần Việt (Forum Vietnam 21)
Ngày 15 tháng 11 là “Ngày các tác giả bị cầm tù”, một ngày truyền thống hằng năm của tổ chức Văn Bút Quốc Tế, nhân dịp này, ông Josef Haslinger, chủ tịch Trung tâm Văn Bút Đức đã dành cho ký giả Joachim Baier của thông tấn xã dpa một cuộc phỏng vấn. Theo nhận định của Trung tâm Văn Bút Đức, những nước độc tài càng ngày càng kiểm soát gắt gao các thông tin đưa lên mạng Internet để dập tắt tiếng nói trái chiều của các tác giả. Trung Quốc và Việt Nam cực kỳ nghiêm ngặt, chủ tịch Văn Bút Đức Josef Haslinger (58 tuổi) nói với thông tấn xã dpa nhân “Ngày các tác giả bị cầm tù” (15 tháng 11). Sau đây là bài phỏng vấn do Trần Việt dịch.
Tại những nước nào các tác giả bị đàn áp nhiều nhất?
Ở Syria, năm nay tình hình đã trở nên khá phức tạp. Dẫn đầu trước sau vẫn là Trung Quốc. Ở đó khôi nguyên Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba đang ngồi tù, ngoài ra còn ít nhất 40 tác giả, nhà báo và blogger mà tên tuổi đuợc biếr rõ, trong đó Kunchok Tsephel Gopey Tsang, người đang thụ án tù 15 năm về tội đã bảo hành một trang mạng Tây Tạng. Trong số các nước châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ và Bạch Nga (Belarus) có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất. Tại Bạch Nga thì Lohvinau, một nhà xuất bản văn học quan trọng nhất vừa bị đóng cửa và nhà văn nữ Swetlana Alexijewitsch vẫn không được xuất bản những tác phẩm của bà đã được dịch tại nhiều nơi trên thế giới.
Tự do của những tác giả mạng?
Khó khăn của các blogger trên toàn thế giới đã tăng lên, nhất là tại Trung Quốc, Việt Nam và các xứ Ả Rập. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, Fazil Say bị kết tội lăng mạ tôn giáo bởi vì ông đã tuýt (twitt) lên mạng những lời văn học của ông. Tại Iran, các blogger đang bị giam giữ hy vọng tình trạng sẽ biến đổi với tổng thống mới Hassan Ruhani.
Đối với các tác giả sách in thì sao?
Đó là những tác giả mà trong tình huống đặc biệt chưa bao giờ đuợc phổ biến sách hay một bài báo nào. Họ bị trừng trị vì đã phát biểu ý kiến trên mạng.
Đâu là đặc điểm ở các blog?
Họ dùng ngôn ngữ (cú pháp) rất thoáng, gần với lời nói hơn. Những rào cản trong việc phổ biến cũng thấp hơn. Các blogger tìm cách nói chuyện với độc giả của mình. Các diễn đàn đang thực sự trở nên hiệu quả và có tính hướng dẫn dư luận. Mùa xuân Ả Rập đã chỉ ra điều đó. Và bây giờ tình báo Ả Rập cho thấy họ bịt miệng các blogger như thế nào. Các blogger bị trả thù không phải là điều ngẫu nhiên.
Tình trạng đàn áp ra sao?
Các trang mạng bị phá và ngăn chặn bằng tường lửa. Các tác giả bị tấn công, bị hỏi cung, bị bắt giam. Họ cũng bị tịch thu hộ chiếu hay bị quản thúc tại gia, nhiều trường hợp thân nhân trong gia đình cũng bị như thế. Từ nhiều nước đã có báo cáo về sự tra tấn, từ Triều Tiên (Bác Hàn), Trung Quốc, Việt Nam, từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng có. Và ai cũng biết là ngay CIA cũng thường có những phương pháp tra tấn mới.
Nguồn: bài phỏng vấn của Joachim Baier / thông tấn xã dpa được nhiều báo Đức đăng.
Đây là một nguồn: http://www.op-marburg.de/Nachrichten/Medien/Uebersicht/PEN-Chef-Autoritaere-Staaten-setzen-Blogger-staerker-unter-Druck
Ảnh DPA: Ông Josef Haslinger, chủ tịch Trung tâm Văn Bút Đức: ”Trung Quốc và Việt Nam cực kỳ nghiêm ngặt.
Lại om chi sòm "Danh nhân văn hóa thế giới": Ai đậu ai rớt?
http://baodientu.chinhphu.vn/van-hoa-the-thao/dai-thi-hao-nguyen-du-la-danh-nhan-van-hoa-the-gioi/185680.vgp
Bài hiện tại đã xóa câu: "Như vậy cho đến nay, Việt Nam đã có 2 "Danh nhân Văn hóa thế giới" là Nguyễn Trãi và Nguyễn Du." (Bài còn lưu ở Baomoi)
Bản tin báo Thanh niên còn nguyên:
Báo chí Việt Nam lâu nay thường đưa tin UNESCO vinh danh Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh là "Danh nhân văn hóa thế giới". - Thợ anh chỉ theo nghiệp dụ cạo và cạo để xem nó cái dzề, có thật dzậy hông? hổng bình loạn dông dài phù mỏ!
Trích vài thông tin về cái gọi là vin danh của U nét sờ cô
Ý kiến thảo luận trên Vi.wiki
Trước hết, cần biết là tổ chức UNESCO không có danh hiệu "danh nhân văn hóa". Chỉ là ra nghị quyết kỷ niệm sinh nhật các vĩ nhân của thế giới thôi. Do đó, cái gọi là "danh nhân văn hóa" này là không hợp lí. Vì vậy, trên thế giới, trừ Việt Nam ra, không có quốc gia nào đưa ra một bản danh sách "danh nhân văn hóa thế
Có rất nhiều danh nhân được UNESCO ra nghị quyết mừng sinh nhật.- xem thêm ở bài nài
Vi.wikipedia trước đây có trang “Danh nhân văn hóa” nay đã xóa.
Quan U nét sờ cô vịt xác nhận
Được hỏi liệu có danh hiệu Danh nhân Văn hóa Thế giới, Ủy ban Unesco VN cho biết Unesco thực tế không sử dụng khái niệm “danh nhân văn hóa thế giới” mà có một danh sách đề nghị của các nước thành viên về việc tổ chức lễ kỷ niệm cho các danh nhân với những tiêu chí rất chặt chẽ. Ngoài tiêu chí danh nhân phải có đóng góp trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học tự nhiên - xã hội và thông tin, Unesco còn quy định bước tuổi là 50 năm đối với năm sinh, năm mất của danh nhân (50 năm tổ chức một lần).
Về cụ Minh
Nghị quyết bản tiếng anh có đoạn như thế này:
Centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture (1990)
Noting that the year 1990 will mark the centenary of the birth of President Ho Chi Minh, Vietnamese hero of national liberation and great man of culture,
Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hoá lớn - xem thêm: UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Về cụ Trãi
Truyền thông Việt cho là Năm 1980, UNESCO công nhận ông là Danh nhân văn hóa thế giới.
TTXVN viết thế này: Năm 1980, nhân kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Nguyễn Trãi đã được UNESCO chính thức công nhận là danh nhân văn hóa thế giới, nhà quân sự lỗi lạc, nhà chính trị thiên tài.
Vi.wiki về Nguyễn Trãi cũng cho là như thế, nhưng cũng không dẫn được nguồn tin cậy nào.
Thợ cạo tìm ở websits Unesco.org chỉ có Một bài viết gọi là tài liệu tham khảo về Di sản tư liệu thế giới: Văn miếu - Quốc Tử Giám, câu liên quan đến Nguyễn Trãi như thế này:
"In 1890, Nguyen Trai was commemorated by UNESCO as a Great Poet and Great Man of Culture of the world."
Tuy nhiên tìm không thấy thông tin về kỷ niệm ngày sinh của Nguyễn Trãi.
Về vụ Du
Trước đây truyền thông đưa tin: 200 năm ngày sinh (1765 -1965) Nguyễn Du đã được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hoá thế giới. Nhưng thực ra là năm 1965 Tổ chức Hòa bình Thế giới (thuộc phe ta) vin danh, xem như nhà thơ lớn chưa thi ở sân U nét sờ cô.
Thợ cạo xem Nghị quyết 191/EX32 ở Unesco.org thì không thấy chữ nào là "danh nhân văn hóa thế giới" hay đại loại như thế, trong danh sách có câu này:
(93) 250th anniversary of the birth of Nguyen Du, poet (1765-1820) (Viet Nam)
Số thứ tự 93, kỷ niệm 250 năm ngày sinh Nguyễn Du, nhà thơ (1765-1820) (Việt Nam)
Hổng biết U nét sờ cô dìm hàng hay các quan đối ngoại chậm chân nên tên tuổi cụ xếp cuối bảng.
Cho nên TTXVN đưa tin chạy tựa:
UNESCO ra Nghị quyết vinh danh đại thi hào Nguyễn Du
(trong bài không có câu "là Danh nhân văn hóa thế giới?
Túm lại, muốn U nét sờ cô thừa nhận một danh nhân nào đó, nước ấy lập hồ sơ đề nghị, họ xét duyệt thông qua kỷ niệm ngày sinh danh nhân nước ấy cho những nước thành viên biết. Năm nay có 159 hồ sơ, đậu 93 vị, việc này họ tổ chức hàng năm thì nhân ra con số lên hàng vạn người trên toàn thế giới. Nó mang tính ghi nhận đóng góp của cá nhân một nước vào kho tàng chung tri thức của nhân loại, còn diễn ra ý nghĩa là sự tôn vinh, vinh danh của thế giới là tuỳ hỉ...
UNESCO đã vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào?
Trang bìa: Tập biên bản của
Đại hội đồng UNESCO
Khóa họp 24 tại Pa-ri,
ngày 20-10 - 20-11-1987,
Quyển 1: Nghị quyết.
Ðể có một văn bản tiếng Việt chuẩn đưa ra trưng bày, giới thiệu cùng công
chúng, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đề nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam giúp thẩm
định lại từ bản gốc tiếng Pháp và tiếng Anh. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu
toàn văn bản dịch của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về Nghị quyết của Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) về Kỷ niệm 100 năm
Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
"18. 65 Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ðại hội đồng,
Nhận thấy việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới,
Nhắc lại Nghị quyết số 18 C/4.351 thông qua tại Khóa 18 Ðại Hội đồng UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân và việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại,
Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam,
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
1- Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người;
2- Ðề nghị Tổng Giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam".
"18. 65 Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ðại hội đồng,
Nhận thấy việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh các nhân vật trí thức lỗi lạc và các danh nhân văn hóa trên phạm vi quốc tế góp phần thực hiện các mục tiêu của UNESCO và đóng góp vào sự hiểu biết trên thế giới,
Nhắc lại Nghị quyết số 18 C/4.351 thông qua tại Khóa 18 Ðại Hội đồng UNESCO về việc tổ chức kỷ niệm ngày sinh của các danh nhân và việc kỷ niệm các sự kiện lịch sử quan trọng đã để lại dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại,
Ghi nhận năm 1990 sẽ đánh dấu 100 năm Kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam,
Nhận thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh, một biểu tượng xuất sắc về sự tự khẳng định dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội,
Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc,
1- Khuyến nghị các quốc gia thành viên cùng tham gia Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng việc tổ chức các hoạt động cụ thể để tưởng niệm Người, qua đó làm cho mọi người hiểu rõ tầm vóc vĩ đại của những tư tưởng và những cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của Người;
2- Ðề nghị Tổng Giám đốc UNESCO triển khai các biện pháp thích hợp để Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và hỗ trợ các hoạt động kỷ niệm được tổ chức nhân dịp này, đặc biệt là những hoạt động sẽ diễn ra ở Việt Nam".
Nguồn Nhandan và Vietnamnet
*****
Cơn thịnh nộ của thiên nhiên từ bàn tay con người
Tôi
sinh ra và lớn lên tại thành phố Đà Nẵng, một thành phố ở
miên Trung Việt Nam. Từ thuở ấu thơ đến khi trưởng thành khoảng
năm tôi 20 tuổi và rời Đà Nẵng cho mãi đến bây giờ cũng đã
gần 40 năm, thành phố Đà Nẵng hầu như năm nào cũng hứng chịu
một vài trận bão lớn nhỏ. Phải công nhận một điều là vào
thời điểm đó tức là trước năm 1975, Đà Nẵng tuy bị bão nhưng
mà cũng chẳng có trận bão nào gây nên những tai ương kinh
hoàng. Cũng tương tự như vậy, Philippine tuy rằng năm nào cũng
hứng chịu nhiều trtận bão, nhưng mức thiệt hại cũng chỉ vừa
vừa tức là con người vẫn có thể chịu đựng được. Thế nhưng,
chỉ trong vòng chưa tới 10 năm trở lại đây, vùng Đông Nam Á đã
hứng chịu hai trận thiên tai kinh hoàng: trận sóng thần năm 2004
tàn phá Indonésia, Malaysia, Thái Lan và trận bão Haiyan tàn
phá Philippine vừa qua là một trận bão mà sự tàn phá là
khủng khiếp nhất từ trước cho đến nay.
Các
nhà khoa học cũng như những nhà môi trường học trên thế giới
đều công nhận một điểm chung: sự phát triển kỹ nghệ tăng cao
mà không chú trọng đến vấn đề môi trường, không chú trọng đến
vấn đề làm thế nào để giảm thiểu đến mức tối thiểu những
chất thải độc hại ra ngoài bầu khí quyển là sẽ dẫn đến vấn
đề hiệu ứng nhà kính. Mà hiệu ứng nhà kính lại là nguyên
nhân chính của việc biến đổi khí hậu của trái đất. Những
thiên tai như bão lụt, những trận cuồng phong xảy ra trên trái
đất càng ngày càng nhiều hơn và sức mạnh cũng như sức hủy
diệt của chúng cũng càng ngày càng tăng cường độ nhiều hơn.
Nếu cách đây khoảng 30 năm trở về trước chúng ta không có nhiều
lắm những trận thiên tai với sức hủy diệt nặng nề thì thời
gian sau này chúng lại xảy ra thường xuyên hơn. Mà những thiên
tai này xảy ra với cường độ mạnh hơn trong những thế kỷ trước
cũng hoàn toàn là do con người. Con người đã phát triển kỹ
nghệ bừa bãi mà không chú trọng đến môi sinh làm tăng cường sự
biến đổi khí hậu. Chúng ta cũng không quên năm nay ở tại Trung
Cộng, thành phố Bắc Kinh và thành phố Cáp Nhĩ Tân đã phải bị
những màn mây ô nhiễm dày đặc bao phủ bầu trời khiến mọi sinh
hoạt của hai thành phố này phải tạm thời ngưng trệ trong một
thời gian. Phải nói Trung Cộng hiện nay là nước mà kỹ nghệ
phát triển nhiều và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng đứng
đầu thế giới. Chính vì có những nước coi trọng việc phát
triển kỹ nghệ mà coi nhẹ vấn đề môi trường cho nên khí hậu
toàn cầu đã có sự biến đổi. Cho nên ta cũng có thể nói là
sự thịnh nộ của thiên nhiên cuồng dữ cũng chính là do bàn tay
con người mà ra cả.
Phi Vũ
Ngày 15 tháng 11 năm 2013.
Mạng xã hội và thông tin đa chiều
Khi tra cứu trên mạng internet,
tôi bắt gặp những hình ảnh hàng trăm người dân Văn Giang ở đủ mọi lứa
tuổi, đang tham quan tại dự án Khu đô thị Thương mại & Du lịch Văn
Giang (Ecopark).
Điều này, làm cho tôi không khỏi trăn trở, bởi
trước đó, trên các trang facebook, blog của một số cá nhân đã có rất
nhiều những hình ảnh băng rôn, khẩu hiệu khiếu kiện các cơ quan nhà
nước, từ Trung ương, đến địa phương Hưng Yên, xoay quanh các vấn đề liên
quan đến dự án Khu đô thị tầm cỡ này.Một câu hỏi khá đơn giản được đặt ra cho chúng ta trước những hình ảnh đó, thế thì đâu mới là “nhân dân” thực sự?
Sao ai cũng có thể nhân danh “nhân dân” được? Và việc chuyển tải những thông tin trên mạng xã hội về các sự kiện đang diễn ra hàng ngày hàng giờ xung quanh chúng ta, mức độ khách quan đang được đong đếm như thế nào?
Phải chăng văn hóa tiếp cận mạng xã hội đang có vấn đề?
"Đại đa số các tờ báo chí chính thống của Việt Nam, trên thực tế đang càng ngày càng đánh mất ưu thế trước các công cụ mạng xã hội. Mức độ “lá cải” của họ ngày càng tăng"
Điều này lại càng chính xác hơn với các dự án BĐS có quy mô, tầm cỡ, và nhất là mang yếu tố giáp ranh với địa bàn hành chính của thủ đô, như Ecopark là một ví dụ điển hình.
Khi thực tế các cấp chính quyền ở Việt Nam đang khá lúng túng với việc tiếp dân theo quy mô lớn, chưa thực sự đáp ứng được tính chuyên nghiệp cần thiết của nó.
Khi phản xạ của truyền thông chính thống chưa bắt kịp với nhu cầu thông tin của người dân và dư luận quan tâm, thì có thể xem mạng xã hội như là một công cụ hữu hiệu trước mắt để người dân có thể nhanh chóng thể hiện quan điểm, chia sẻ suy nghĩ của mình, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của dư luận.
Với ưu điểm của mạng xã hội và những hiệu ứng hỗ trợ của cộng đồng mạng, nếu được tiến hành đúng hướng, ắt hẳn sự tích cực, hiệu quả được mang lại cho người dân là không nhỏ.
Không ít thông tin đã được đưa một cách vội vã, chưa được kiểm chứng và gây hiểu nhầm, thậm chí gây hoang mang trong dư luận.
Có không ít người quan tâm tới các sự kiện chính trị - xã hội và họ cũng muốn lan tỏa các vấn đề đó đến với dư luận rộng rãi hơn, nhưng thật tiếc, những thông tin họ đưa chỉ thuần túy một chiều, hoặc là họ không có thông tin đa chiều, hoặc là họ chỉ chọn phương án lan tỏa đúng với “chiều sở thích” của họ, bất biết rằng hậu quả cho những sự thiên lệch đó là như thế nào!
Chính thống, lá cải và rối nhiễu?
Tôi đặt câu hỏi vai trò của báo chí chính thống đang như thế nào?Đại đa số các tờ báo chí chính thống của Việt Nam, trên thực tế đang càng ngày càng đánh mất ưu thế trước các công cụ mạng xã hội.
"Thiết nghĩ, tiếp cận mạng xã hội một cách bộp chộp, thiếu sự thận trọng và bình tĩnh cần thiết, đang là một đặc điểm rất đặc trưng trong xã hội thông tin hiện đại của Việt Nam"
Những người thạo tin, muốn quan tâm thực sự tới hiện tình của đất nước, xã hội, không còn cách nào khác là chấp nhận gửi gắm niềm tin vào các trang mạng xã hội, một hình thức đặt cược niềm tin theo lối năm ăn năm thua khá may rủi!
Cách đây hơn một năm (04/2012), ngay trong đợt chính quyền tỉnh Hưng Yên tiến hành cưỡng chế, hỗ trợ thi công bàn giao một phần mặt bằng dự án Ecopark cho Nhà đầu tư là công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng, trên một số trang mạng cá nhân đã phát đi thông tin cho rằng, bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Chủ tịch HĐQT của nhà đầu tư này.
Đây là một thông tin hoàn toàn không chính xác, xuất phát từ sự hiểu nhầm cơ bản về hai công ty có cùng tên là Việt Hưng (một ở TP HCM, và một ở Hưng Yên).
Mặc dù đã được đính chính, nhưng mức độ lan tỏa của thông tin này là khủng khiếp, đã gây không ít sóng gió trong dư luận.
Một việc bất đắc dĩ phải làm mà ngẫm ra, khá thú vị và buồn cười trong thời buổi thông tin hiện đại!
Rõ ràng, đây cũng là một ví dụ điển hình về sự mập mờ thông tin trong bối cảnh không gian mở của mạng internet, mà những người quan tâm tới các dữ kiện, biến động trong đời sống chính trị - xã hội Việt Nam cần phải khách quan và nghiêm túc hơn khi tiếp cận nó!
Thiết nghĩ, tiếp cận mạng xã hội một cách bộp chộp, thiếu sự thận trọng và bình tĩnh cần thiết, đang là một đặc điểm rất đặc trưng trong xã hội thông tin hiện đại của Việt Nam.
Một người bạn của tôi đã từng ví von khá hóm hỉnh, hài hước, rằng phong cách “chơi mạng” của dân mình, chả khác gì một gã trọc phú làng, sáng mai bất ngờ thức dậy với một chiếc vest sặc sỡ, cầu kỳ, và họ tự tin ra đường với thiên hạ để chứng minh đẳng cấp của mình.
Nhưng cũng vì bộp chộp quá mà họ đã quên khuấy mất một điều rằng, trên đôi chân vòng kiềng của họ, vẫn đang là quần đùi, không hơn không kém!
Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, người đang sinh sống ở Việt Nam.
CHÚNG TA ĐÃ TỪNG RẤT DUY VẬT
Duy vật đến mức con tố cha, vợ tố chồng, chả tin cái gì thuộc thế giới siêu hình cả, chỗ nào cũng treo ảnh mấy ông tây râu ria xồm xoàm, trong khi ông bà tổ tiên thì quên béng...
Tự nhiên đến giờ, cả nước như một lò... đồng. Đủ mọi thứ dị đoan nổi lên. Đến họp mà người ta cũng coi giờ coi ngày. Các cơ quan đều có bàn thờ, cuối năm là xì xụp cúng kiếng. Người người coi giờ, nhà nhà coi ngày, từ động thổ các công trình to uỳnh đến xoay cái bệ ngồi toilet cũng rước thầy về coi. Các ông thầy cúng, thầy phong thủy, thầy bịp xuất hiện nhan nhản và sống vô tư. Có cơ quan một năm mấy lần xoay cổng, có ông một tháng đổi ghế mấy lần, hòn đá vô tri bỗng trở thành linh vật...
Con người tự dưng phụ thuộc hoàn toàn vào cõi âm. Làm bất cứ điều gì cũng xin người âm, rồi từ đó coi người âm mới là cõi thực, dẫn đến phỉ báng người âm, như gửi đồ xuống cho họ, ngoài quần áo hương đèn... còn có ti vi tủ lạnh, và cả... ô sin, ca ve...
Các công trình tâm linh nổi lên như những công trình trọng điểm. Người nghìn nghịt đến cúng bái lễ lạt, biến cả vùng ấy thành vùng "tâm linh", dân ở đấy có thêm một nghề sống là nghề cò cỗ, cò dẫn đường, cò bưng mâm, cò viết sớ, cò khấn hộ...
Dấu ấn của các vị lãnh đạo ở đấy cũng khá nhiều, ít là những cung tiến công khai, đến thăm, nhiều là... không nói nữa...
Thế nên ngay việc tìm hài cốt liệt sĩ, một việc rất thiêng liêng, cũng trở thành nơi để lừa đảo, để cả các nhà khoa học, các trí thức nhảy vào tố nhau. Mình nói thẳng mấy lần rồi, các ông bà đã từng duy vật thẳng băng, giờ lại mê tín duy tâm nhất, một cách thái quá và kỳ quái. Nhiều bác trí thức nhớn cũng mê tín bỏ xừ, cũng làm bất cứ điều gì cứ phải âm dương đồng xu phát mới an tâm... Không biết ngủ với vợ các bác có coi giờ không? Ngủ thông thường như ăn cơm uống nước thì không nói, chứ ngủ để sinh con theo ý muốn là có coi giờ đấy ạ.
Ngay ở huyện Đăk Pơ bây giờ, ở cây số 15 Mang Yang ấy, vẫn còn 147 hài cốt liệt sĩ trong trận GM 100 chưa tìm thấy, chưa kể hàng trăm hài cốt của phía bên kia nữa. Các cựu chiến binh rất bức xúc, ăn không ngon, ngủ không yên. Tôi là người viết cái bút ký về việc này, hiện nay cũng không biết trả lời các bác CCB trung đoàn 96 đang sống tản mác khắp nước thế nào, khi các bác nghĩ rằng, một gã thợ viết như tôi có thể giúp các bác tìm được hài cốt các liệt sĩ, chí ít cũng xây một cái đền tưởng niệm để các bác liệt sĩ có chỗ đi về, các bác CCB và mọi người có nơi dâng hương... Các nhà ngoại cảm mà có thật, cõi âm mà có thật thì chắc chắn các bác liệt sĩ sẽ nhập vào các nhà ngoại cảm, hoặc bà con, chứ không để các bác phải vất vưởng thế?
Cái thư của bạn từ Đức đây ạ, không thể không nghĩ nhé:
"Kính gởi Anh Văn công Hùng!
Tôi tình cờ mở Internet và đọc bài của Anh " thêm một ý kiến về ngoại cảm" . Tôi thấy Anh viết rất hay và đọc đi đọc lại nhiều lần.
Tôi tên là N M N, sống và làm việc đã gần ba mươi năm ở Đức. Tôi xin phép Tâm sự với Anh một chút.
Tôi biết rằng ,ở Châu Âu trong chiến tranh chết mấy chục triệu người, gia đình bạn bè người Đức xung quanh tôi không có nhà nào không ca người thiệt mạng lúc đó nhưng tôi chưa từng được biết một trường hợp nào gọi hồn tìm mộ. Thêm nữa, tại sao người Mỹ cũng không bao giờ ngoại cảm gọi hồn để tìm thi hài lính Mỹ ở VN? Tại sao ở nước mình nhiều" nhân Tài" ngoại cảm thế? Các cường Quốc khoa học kĩ thuật kém hơn Việt nam(?)
Sau chiến tranh nước mình xuất hiện nhiều điều quá lạc hậu , cùng với nạn xì ke ma tuý, nạn bói toán lên đồng, ngoại cảm tràn lan. Bọn lừa đảo ảnh hưởng đến nhiều gia đình cán Bộ cao cấp , giầu có rồi làm bàn đạp tấn công gây đau khổ cho bao gia đình khác . Đáng thương nhất là các gia đình liệt sĩ đang tim tòi,trông chờ tin tức con mình....
Những chuyện như không thể tin được mà đó là sự thực như viện nghiên cứu tiềm năng con người, thục ra là tổ chức trá hình tiếp tay cho ngoại cảm mê tín nhân dân, một ngân hàng trả tiền cho "cậu Thủy" lừa đảo rồi siêu lừa đảo Phan Thị Bích Hằng được cả tỉnh Ủy Bình định đến làm chuyện nhảm nhí! Tôi nghĩ chắc cứ đà này thì không mấy chốc mà bà PTBH mượn vua Quang Trung để lập chính phủ mới(!).
Chúng tôi đã từ lâu không tin ngoại cảm nhưng chẳng tiện nói ra. Vừa qua chị thu Uyên đã lên tiếng vạch mặt bọn lừa đảo này chúng tôi rất phấn khởi. Nhũng bài báo của Anh công hùng cũng rất có sức mạnh để đập vào chúng, bọn lừa đảo và bọn theo đuôi. Chúng tôi xin cảm ơn Anh rất nhiều đã dùng "bút " của mình đẻ góp sức mạnh vào sự nghiệp bảo vệ nền Văn hoá Việt trong sáng , và bảo vệ cho các gia đình liệt sĩ. Xin chúc Anh luôn luôn viết khỏe như vây!
Đã gửi từ iPad của tôi"
Chúng ta vẫn tuyên bố là theo chủ nghĩa duy vật, nhưng những gì đang hành xử thì nó lại là duy tâm. Mình thì, cứ cái gì đúng thì mần, thì theo, không ngu tín, dù thi thoảng vẫn phải thỏa hiệp, huhu...
Chúng ta đang sống trong một đất nước, mà nhiều thứ đang bị phá hủy ???
Có
bạn giục giã trên blog: viết bài mới đi chứ!
Giật
mình nhìn lại, hơn “một tuần” rồi không có gì mới. Nhưng từ lâu nhận
thấy một điều, blog không còn là nhật ký nữa. Không ai lên blog để chia
sẻ nhưng status ngắn gọn, nhưng súc tích và rất...thời sự như facebook.
Mới
hơn một tuần mà mình cảm thấy như đã “câm nín” lâu lắm rồi. Vì hàng ngày dạo
quanh facebook, thực lòng thấy buồn nhiều hơn vui. Vui đây cũng chỉ là những
câu chuyện hài hước, tiếu lâm chứ chẳng phải tin tốt lành gì. Trong lòng luôn
chứa chất ngút ngàn những nỗi niềm, nhưng lại toàn là những điều thiên hạ đã
nói cả rồi. Hôm nay nhìn thấy những dòng chữ trong tấm ảnh này, cảm giác như
mình đang nhìn vào một tấm gương lớn vậy.
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=686614321358533&set=p.686614321358533&type=1&theater
Trong tiếng Anh, từ destroy có nghĩa là phá hủy, hủy diệt (cũng có thể ví như giết chết cái gì đó...).
Vậy ta có thể hiểu những dòng chữ trên
là: chúng ta đang sống trong một đất nước mà các bác sĩ (thay vì cứu
chữa) lại là người đang hủy hoại sức khỏe của cộng đồng. Các nhà làm
luật thì phá vỡ mọi điều luật. Các trường học (thay vì truyền dạy kiến
thức) lại hủy hoại kiến thức. Chính quyền thì bóp nghẹt tự do. Báo chí
(thay vì phản ánh trung thực) thì dối trá và bóp méo sự thật. Tôn giáo
thì hủy hoại đạo đức và Ngân hàng thì lũng loạn nền kinh tế.
Phải chăng thế giới trước đây đã từng thế? Và chúng ta đang đi vào vết xe đổ đó?
|
Nguyễn Đình Cống - Chó sủa ngoài đường!
Nguyễn Đình Cống
Theo FB Nguyễn Đình Cống
Giáo sư NG là bạn và đồng nghiệp của tôi. Sau khi xem ý kiến của tôi về đề nghị từ bỏ chủ nghĩa Mác, GS nói với một số thày giáo trẻ rằng ông Cống bây giờ đã như con chó ra ngõ để sủa. Tôi đã bắt tay và cám ơn sự đánh giá rât hay, rất đúng của GS trước sự ngõ ngàng, đầy thắc mắc của các thầy trẻ. GS NG nhận thấy điều ấy mới bảo: Các cậu hỏi ông Cống, ông ấy giải thích cho mà nghe. Mọi người đồng thanh: Giải thích đi thầy.
Tôi nói, đây là xuất phát từ một sự tích (giống như tích Kết cỏ ngậm vành, sự tích Lá thắm chỉ hồng... trong truyện Kiều). Có lần thầy và GS NG cùng một số bạn bè đàm luận về trí thức VN, nhận thấy ngoài những ưu điểm căn bản, trí thức VN có một nhược điểm là HÈN. (thiếu dũng cảm). Trừ một số rất ít có thể đếm trên đầu ngón tay các vị trí thức có một chút dũng cảm vừa phải nào đó, dám nói một cách trung thực ý kiến của mình không đồng ý với lãnh đạo tại các cuộc họp công khai của Quốc hội, của Chính phủ, còn lại phần lớn là hèn. Mọi người đồng ý và xếp thành 3 mức:
A- Hèn nhất là loại xu nịnh, luôn tìm cách ca ngợi, chứng minh đã là lãnh đạo, là có quyền thì luôn luôn sáng suốt, bao giờ, cái gì cũng đúng.
B- Hèn vừa vừa là loại mũ ni che tai, có biết có thấy sự thật sai trái nhưng sợ quá, không dám nói, chỉ lo làm tròn bổn phận.
C- Hèn ít, nhưng vẫn cơ bản là hèn, đó là loại hơi có một chút trung thực, dám nói nhưng chỉ nói ở trong nhà, nói giữa vài ba người bạn, nói mà không muốn cho nhiều người nghe được, càng không dám nói cho cấp trên nghe, sợ bị liên lụy.
Tôi tham gia thảo luận và nói một câu được ghi nhớ là "Trí thức loại C là MỘT LŨ CHÓ SỦA VƯỜN HOANG. Một bạn chỉ vào tôi, hỏi: Thế ông thuộc loại nào. Trả lời, tôi là một trong những con chó đó. Đấy, sự tích chó sủa là như vây. (ông Cống tự nhận mình là một con chó sủa vườn hoang).
Sau khi tôi có ý kiến nên từ bỏ chủ nghĩa Mác thì GS NG đã nâng tôi lên cao hơn những con chó chỉ sủa trong vườn hoang thành con chó đã vượt hàng rào của vườn để ra đứng sủa ngoài ngõ. Thế là vinh dự cho tôi quá còn gì. Sau khi viết và công bố bài "Một số nhầm lẫn của Mác", tôi còn được GS NG nhận xét là "bây giờ chó đã ra sủa ở đường cái". Ừ , chó sủa ở đường cái thì nhiều người nghe hơn nhưng tựu chung vẫn là đồ hèn, vẫn là đồ chó chỉ biết sủa mà không biết, không dám làm gì, vẫn sợ bị đưa lên Nhật Tân [*].
_________________
[*] Nhật Tân là nơi tập trung làm thịt chó ở Hà nội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét