- Việt Nam trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Đại sứ Trung Quốc (TG&VN).
- Trung Quốc dọa đáp trả các ‘hành động gây hấn’ ở biển Đông (TN). - Thủ tướng Trung Quốc tuyên bố chính sách Biển Đông (PT).
- Ủy ban Bảo vệ nhà báo tỉnh táo cảnh báo trò “phân hóa” của CSVN (Chép sử Việt).
- Sống và chết dưới thời CSXHCN (Blog RFA).
- Chống tham nhũng hay là diệt gốc sinh ra tham nhũng (VHNA). - “Không khó giải thích tài sản lãnh đạo thanh tra” (VnEco). - Thanh tra Chính phủ nói về tài sản của ông Ngô Văn Khánh (GDVN). - Thu nhập của Tổng Thanh tra Chính phủ cao hơn Thủ tướng? (Infonet). - Thu nhập Tổng TTCP chỉ 18 triệu/tháng, nhà đâu nhiều thế? (KT).
- Đại biểu Quốc hội nói về đường Trường Chinh bị uốn cong (TP). - Thanh tra Chính phủ chưa nhận tố cáo việc “bẻ cong” đường Trường Chinh (DT). - Thanh tra Chính phủ đề nghị xử lý dứt điểm vụ uốn cong đường (DV). - Thanh tra Chính phủ lên tiếng vụ bẻ cong đường Trường Chinh (VnEco).
- Bộ Tài chính: Không thu phí mới “hành” người dân? (Infonet).
- Công dân bất bình, cán bộ hờ hững (NCT).
- CHDCND Triều Tiên khẳng định có quyền thử tên lửa (TT). - Triều Tiên chỉ trích Mỹ “đạo đức giả, hành xử hèn hạ” (TTXVN). - Hàn Quốc kết luận các UAV lạ là của Triều Tiên (VNN). - Triều Tiên điều 3 máy bay do thám Hàn Quốc (VOV).
- Căng thẳng Ukraina: Dân quân Ukraina cầu cứu Nga giúp đỡ (LĐ). - Lãnh đạo quân ly khai đông Ukraine tới Nga kêu gọi hỗ trợ (Infonet). - Nga sẽ không dẫn độ ông Yanukovich về Ukraine (TTXVN). - Nga sẵn sàng hợp tác với IMF và EU để giúp Ukraine (VOV). - 48 giờ “dẹp loạn” sắp hết, lính đánh thuê Mỹ hiện diện ở đông Ukraine? (ANTĐ).
- Mỹ, Nato tố cáo Nga “dối trá”, khống chế Ukraine bằng năng lượng (Soha). - Sự trỗi dậy của Nga và chính sách quốc phòng Mỹ sau khủng hoảng Ukraine (Tin tức). - Nga nói ‘không’ điều binh, NATO bảo ‘có’ (TP).
- Tổng thống Nga đe dọa dừng chuyển khí đốt sang châu Âu (VOV). - Phương Tây đánh lộn “bằng chứng” cũ thành mới, chống Nga (ANTĐ).
KINH TẾ
- Bao nhiêu khoản vay còn chịu lãi suất cao? (VnEco). - Ngân hàng Nhà nước: Mặt bằng lãi suất cho vay giảm hơn 50% (TTXVN).
- Độc chiêu sáp nhập PG Bank? (VnEco). - Chủ tịch PGBank: Chưa chốt phương án sáp nhập vào Vietinbank (ĐT).
- Thừa tiền, ‘đại gia’ nước mắm tặng cổ đông 5.800 tỷ đồng (VTC). - Phiên cuối tuần, 2 sàn ‘đỏ rực’ (TN). - Phiên giao dịch chiều 11/4: Gắng sức “cứu” mốc 600 (ĐTCK). - Chứng khoán chiều 11/4: Ai “phá đám” ở MSN, SSI? (VnEco).
- Doanh nghiệp BĐS gặp khó vì thủ tục hành chính (VTV). - Sửa Luật Xây dựng: Thà chậm còn hơn thất thoát (CafeLand). - Mua đất, xây nhà ở Hà Nội: “Một tiền gà, ba tiền thóc” (CafeLand). - Thị trường căn hộ loạn giá chênh (ĐTCK). - Thị trường Căn hộ TPHCM: Nguồn cung và giao dịch tăng trong quý 1/2014 (Tầm nhìn).
- Giá dầu giảm, giá xăng giữ nguyên (DĐDN). - Giá dầu giảm từ 15h ngày 11/4, giá xăng giữ nguyên (Tin tức). - Giữ ổn định giá xăng, giảm giá các mặt hàng dầu (TC). - Quỹ bình ổn “thừa” 842 tỷ đồng: Dầu giảm giá, xăng “đứng yên” (GDVN).
- Phân bón tốt ế thừa, phân “lừa” bán chạy (Stockbiz).
VĂN HOÁ- Chuyện những vùng đất long mạch của vua chúa Việt ‘phát’ như thế nào? (P.2) (MTG).
- “Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam”: Giới thiệu ẩm thực ba miền (CP). - Bản sắc văn hóa Việt trong ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam (PLVN).
- Chiêm ngưỡng “hàng độc” cổ xưa của Công tử Bạc Liêu (Infonet).
GIÁO DỤC- Thi ĐH: Lúng túng khi trường đổi khối thi (KP).
- Loay hoay tìm lời giải bài toán giáo dục đạo đức học sinh (TTXVN). - Lo lắng về đạo đức học đường (HQ). - Có biểu hiện suy thoái về đạo đức lối sống trong HS-SV (SGGP). - Thế chân kiềng cho giáo dục đạo đức học đường (GD&TĐ).
XÃ HỘI- Phu vàng đào thoát: Những phần nghìn tia hy vọng (TP).
- Bảo dưỡng cẩu thả, máy bay VNA rơi ốp quạt làm mát (Seatimes).
- Nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ (PLXH).
QUỐC TẾ- Nga: Dầu đổi hàng với Iran sẽ theo quy định Liên hợp quốc (TTXVN).
Có cần giám sát sự tin tưởng của chính quyền vào nhân dân?
Trong cuộc sống, chúng ta hay đánh giá niềm tin của người dân vào
chính quyền. Ví dụ ở Việt Nam có Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính
công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đánh giá sự hài
lòng của người dân và doanh nghiệp vào chính quyền địa phương. Tuy
nhiên, có một chỉ số quan trọng khác mà chúng ta cần phải đánh giá, đó
là chỉ số niềm tin của chính quyền vào nhân dân. Chỉ số này quan trọng
vì nó ảnh hưởng đến cách ứng xử của đội ngũ công quyền với người dân.
Gần đây, truyền thông và người dân có nói đến việc chính quyền cấm
người dân chế tạo máy bay hoặc tàu ngầm. Rõ ràng, phản ứng này xuất phát
từ sự nghi ngại của chính quyền hơn là sự tin tưởng vào năng lực và
động cơ sáng tạo của người dân. Khi chính quyền nghi người dân có ý xấu
thì họ sẽ ngăn cản tất cả những gì “bất thường”, “khác biệt”, “chưa có
tiền lệ”. Ngược lại, nếu chính quyền tin tưởng vào người dân thì họ sẽ
thấy đây là cơ hội phát triển và khuyến khích người dân có những đột phá
và sáng tạo.
Tương tự như vậy có những hoạt động tập thể của thanh niên, sinh viên trong bảo vệ môi trường, giúp đỡ người yếu thế, hoặc bảo vệ quyền con người. Với định kiến sẵn có về những “thế lực thù địch” thì việc ngăn cản thanh niên tụ họp dễ xảy ra hơn sự tạo điều kiện cho sinh viên và thanh niên hoạt động tự do. Khi nghi ngờ về “thể lực thù địch” lớn hơn niềm tin vào khao khát học hỏi, vươn lên, làm việc tốt, và giúp đỡ người khác của thanh niên thì những hạch sách, cấm đoán hoặc ngăn cản sinh viên hoạt động dễ xảy ra hơn. Điều này không những làm nhụt chí lớp trẻ, mà còn gây bức xúc không cần thiết trong họ. Nếu đi quá xa nó sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của giới trẻ và sinh viên vào chính quyền vì những thực hành bình thường của một con người tự do cũng bị nghi ngờ cấm đoán.
Một ví dụ khác đó là thái độ với việc người dân khiếu kiện đông người. Trước hiện tượng này, nhiều người cho rằng có kẻ xấu đứng sau xúi giục nhân dân, thậm chí có thế lực thù địch đứng phía sau giật dây. Với thái độ nghi ngờ như vậy chính quyền rất dễ tập trung vào việc bắt người “cầm đầu” thay vì tìm ra nguyên nhân của khiếu kiện, giúp người dân giải quyết mâu thuẫn và vãn hồi công lý. Điều này rất có hại vì khiếu kiện đông người là vũ khí cuối cùng của những người dân cùng khổ, không có quyền lực. Họ phải dựa vào tập thể để tăng sức nặng, gây sự chú ý của xã hội và nhà nước. Việc trừng phạt người đứng đầu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì ngoài việc làm cho những người khác sợ hãi không dám đứng ra tổ chức nhân dân đấu tranh lại sự bất công, nó còn triệt tiêu những người có tiềm năng lãnh đạo cộng đồng. Nếu một đất nước mà cứ trừng phạt những người “cầm đầu” thì đất nước đó khó phát triển vì mất những người ưu tú nhất của mình.
Niềm tin vào nhân dân cũng quyết định cách nhà nước quản lý xã hội. Khi không tin vào nhân dân chính quyền sẽ tìm cách dậy dỗ và hướng dẫn nhân dân sinh sống như thế nào cho tiến bộ, học tập như thế nào cho đúng cách, và thưởng thức nghệ thuật gì cho lành mạnh. Chính quyền sẽ quản lý văn hóa nghệ thuật bằng cách cấp phép cho triển lãm, biểu diễn và xuất bản. Chính quyền tung ra các chiến dịch tuyên truyền về gương tốt, việc tốt để người dân học tập và noi theo. Chính cách quản lý này làm người dân mất tự do sống theo cách của mình, họ phải gò vào những khuôn mẫu trong suy nghĩ, trong hành động và trong cuộc sống. Khi đó, sự sáng tạo sẽ bị triệt tiêu và sự bức xúc sẽ lan rộng, điều này sẽ dẫn đến giảm niềm tin vào chính quyền.
Rõ ràng niềm tin của nhà nước vào nhân dân rất quan trọng. Nó quyết định thái độ của chính quyền với những điều xảy ra trong cuộc sống. Nếu tin vào người dân, chính quyền sẽ biết cách trao quyền, bảo vệ sáng tạo và khuyến khích tính chủ động của người dân. Khi đó, đất nước sẽ phát triển, người dân sẽ có tự do, và chính quyền sẽ có được niềm tin của người dân vào sự quản lý của mình. Ngược lại, khi chính quyền không tin vào nhân dân thì họ sẽ tìm mọi cách để quản lý nhân dân, có thái độ tiêu cực, dè chừng và kiểm soát hơn là khuyến khích người dân. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước, và tự do của nhân dân.
Tương tự như vậy có những hoạt động tập thể của thanh niên, sinh viên trong bảo vệ môi trường, giúp đỡ người yếu thế, hoặc bảo vệ quyền con người. Với định kiến sẵn có về những “thế lực thù địch” thì việc ngăn cản thanh niên tụ họp dễ xảy ra hơn sự tạo điều kiện cho sinh viên và thanh niên hoạt động tự do. Khi nghi ngờ về “thể lực thù địch” lớn hơn niềm tin vào khao khát học hỏi, vươn lên, làm việc tốt, và giúp đỡ người khác của thanh niên thì những hạch sách, cấm đoán hoặc ngăn cản sinh viên hoạt động dễ xảy ra hơn. Điều này không những làm nhụt chí lớp trẻ, mà còn gây bức xúc không cần thiết trong họ. Nếu đi quá xa nó sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của giới trẻ và sinh viên vào chính quyền vì những thực hành bình thường của một con người tự do cũng bị nghi ngờ cấm đoán.
Một ví dụ khác đó là thái độ với việc người dân khiếu kiện đông người. Trước hiện tượng này, nhiều người cho rằng có kẻ xấu đứng sau xúi giục nhân dân, thậm chí có thế lực thù địch đứng phía sau giật dây. Với thái độ nghi ngờ như vậy chính quyền rất dễ tập trung vào việc bắt người “cầm đầu” thay vì tìm ra nguyên nhân của khiếu kiện, giúp người dân giải quyết mâu thuẫn và vãn hồi công lý. Điều này rất có hại vì khiếu kiện đông người là vũ khí cuối cùng của những người dân cùng khổ, không có quyền lực. Họ phải dựa vào tập thể để tăng sức nặng, gây sự chú ý của xã hội và nhà nước. Việc trừng phạt người đứng đầu sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, vì ngoài việc làm cho những người khác sợ hãi không dám đứng ra tổ chức nhân dân đấu tranh lại sự bất công, nó còn triệt tiêu những người có tiềm năng lãnh đạo cộng đồng. Nếu một đất nước mà cứ trừng phạt những người “cầm đầu” thì đất nước đó khó phát triển vì mất những người ưu tú nhất của mình.
Niềm tin vào nhân dân cũng quyết định cách nhà nước quản lý xã hội. Khi không tin vào nhân dân chính quyền sẽ tìm cách dậy dỗ và hướng dẫn nhân dân sinh sống như thế nào cho tiến bộ, học tập như thế nào cho đúng cách, và thưởng thức nghệ thuật gì cho lành mạnh. Chính quyền sẽ quản lý văn hóa nghệ thuật bằng cách cấp phép cho triển lãm, biểu diễn và xuất bản. Chính quyền tung ra các chiến dịch tuyên truyền về gương tốt, việc tốt để người dân học tập và noi theo. Chính cách quản lý này làm người dân mất tự do sống theo cách của mình, họ phải gò vào những khuôn mẫu trong suy nghĩ, trong hành động và trong cuộc sống. Khi đó, sự sáng tạo sẽ bị triệt tiêu và sự bức xúc sẽ lan rộng, điều này sẽ dẫn đến giảm niềm tin vào chính quyền.
Rõ ràng niềm tin của nhà nước vào nhân dân rất quan trọng. Nó quyết định thái độ của chính quyền với những điều xảy ra trong cuộc sống. Nếu tin vào người dân, chính quyền sẽ biết cách trao quyền, bảo vệ sáng tạo và khuyến khích tính chủ động của người dân. Khi đó, đất nước sẽ phát triển, người dân sẽ có tự do, và chính quyền sẽ có được niềm tin của người dân vào sự quản lý của mình. Ngược lại, khi chính quyền không tin vào nhân dân thì họ sẽ tìm mọi cách để quản lý nhân dân, có thái độ tiêu cực, dè chừng và kiểm soát hơn là khuyến khích người dân. Điều này chắc chắn sẽ không có lợi cho sự phát triển bền vững của đất nước, và tự do của nhân dân.
Bình Lê
(Diễn Ngôn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét