Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

Thứ Sáu, 11-04-2014 - Dùng ODA như thế nào? - Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?

CHÍNH TRỊ
Trường Sa, Lương tri Thế giới (DCV). - Đoàn Việt kiều lần thứ ba đi thăm Trường Sa: Vòng tay hòa giải đang được siết chặt (LĐ).
Tham lam và ngang ngược (Phi Vũ). - Việt Nam, về đâu? (Phần 2) (DLB).
- Cách thức đảng CSVN biến đất nước thành một tỉnh của Trung Quốc (DLB).
Việt–Nga hợp tác để đối trọng với Trung Quốc (TCPT).

- Việt Nam – Philippines sẽ đấu bóng chuyền giao hữu trên đảo Trường Sa (RFA). - Hải quân Việt Nam-Philippines liên kết để đối phó với Trung Quốc (VOA).
Thủ tướng Trung Quốc đề ra chính sách Biển Đông (VOA). - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ: Trung Quốc nguy hiểm (VOA).
Mỹ Tăng Cường Phòng Thủ Hải Quân ở Nhật Bản (ĐKN).
Giám Mục phụ tá Manila: Thái độ của Mỹ tại Biển Đông chỉ làm tình hình xấu đi (DCCT).
- Được, mất ở siêu dự án Formosa – Kỳ 2: “Vùng đất đi đày” kêu cứu (TP).
Dân Choa – Chuyện anh Cù xuất ngoại (DL). - Cù Huy Hà Vũ đấu tranh để được đi Mỹ? (Người Buôn Gió). - Trần Trung Đạo – Chọn lựa của đời người (DL). - Thấy gì qua việc phóng thích Ts Cù Huy Hà V? (FB Nhất Nam). - Từ bờ bên kia (DCV). - Phạm Chí Dũng : Hãy để yên cho ông Cù Huy Hà Vũ sống như một người bình thường (RFI).  - Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ – từ “ô nhục” đến “tự do” (DLB).
Bà Trần Thị Ngọc Minh thỉnh cầu quốc hội và chính phủ Đức đòi trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh (DĐXHDS).
Hòa hợp là khát vọng, là con đường sống của dân tộc (Văn Việt). - Hòa giải, vẫn còn nhiều khó khăn trước mặt (RFA).  - Hòa giải – Hòa hợp dân tộc hay chém gió? (DLB).
Mai Xuân Dũng – Nhà nước làm ngơ trước thảm cảnh của dân sao? (DL). – Cơ quan chính quyền phường Quang Trung, tp Quy Nhơn chèn ép dân nghèo (DLB).
Công an tỉnh Vĩnh Long tiếp tục hành hung tín đồ PGHH  (DCCT).
- Luật sư Ngô Ngọc Trai: Làm sao chấn chỉnh công an Việt Nam? (BBC).
Dân Hà tĩnh bao vây, trói, đánh 4 công an, ném đá làm nhiều công an khác nhập viện (Xuân VN).
Luật sư Nguyễn Văn Đài – Đa đảng là loạn??? (DL).
- Thư của “quân Giải Phóng” gửi “Ngụy Quân” (DLB). – Món nợ 62 năm (DLB). – Tò te… Tò te!
- Nguyễn Lễ: Khi gốc gác át tài năng (BBC).
HẺM BUÔN CHUYỆN – KỲ 153 : Thằng “sẹo mặt”. (Nhật Tuấn).
- Thủ tướng: “Đối với các phần tử tham nhũng và hành vi tham nhũng, thái độ của chúng tôi không nhân nhượng” (Chép sử Việt). - “PHÊ VÀ TỰ PHẾ” – LÝ THUYẾT BẢO VỆ BỌN THAM NHŨNG (Ngô Minh). – Dự án tặc (DLB). - Đại án kinh tế bầu Kiên: Hồ sơ thiếu một văn bản quan trọng? (ĐS&PL).
Vạn Lý Trường Chinh cũng phải tránh sân Tennis (Jonathan London). - Nắn đường né nhà quan: Tác giả quy hoạch ‘vạch trần’ sự thật (NĐT).
BỘ GIÁO DỤC NHÀ NƯỚC CSVN CÓ TIẾP TỤC LÀM VÀ ĐỒNG TÌNH VỚI NHỮNG VIỆC PHẢN GIÁO DỤC ??? (Nguyễn Tường Thuỵ).
Xin cảm ơn ngài Chủ tịch (PLTP).  - Kháng án vụ CA Phú Yên đánh chết người (BBC). - 5 công an đánh chết nghi can: Bị cáo Thành kháng cáo kêu oan (PLTP). - Vụ công an dùng nhục hình: “Chúng tôi không nghe thông tin gì cả” (!) (NLĐ). - Về việc xét xử vụ án “Dùng nhục hình” ở Tuy Hòa, Phú Yên: Tòa án nhân dân tối cao đôn đốc chỉ đạo giải quyết (CL).
Bảo đảm quyền xây dựng của người dân vùng quy hoạch (TTXVN).
Người chết vẫn ký nhận tiền chính sách (NLĐ).
Đòi thêm nước cho sông Vu Gia (NLĐ).
- Bô-xít Tây Nguyên từ tuyệt vọng chuyển sang kỳ vọng: biến bùn đỏ thành … thép (CP/VTV/Đảng Xanh).
- Thủy điện: tư bản đỏ rừng rú phất lên từ phá rừng và “luật rừng” (Đảng Xanh).
Kỳ lạ hai xe ô tô chung biển số xanh “san bằng tất cả” (DT).
Hà Nội siết chặt quản lý hai khu “đất vàng” đang bị xẻo thịt (ND).
- Lê Mạnh Hùng – Lịch sử và viết lại lịch sử (TQ).
Nelson Mandela – Bước đường dài đến tự do (14) (DL).
Họp Báo Mậu Danh Phủ Nhận Giết Người, Mấy Vạn Dân Chúng Tề Tụ Hô Hào Thả Người (ĐKN). - Video: Hậu Thảm sát Côn Minh, Dân Trung Quốc Bất An (ĐKN). - Trung Quốc : Tín đồ Thiên Chúa giáo đòi chấm dứt phá dỡ nhà thờ (RFI).
Trung Quốc : Thêm một nhà tranh đấu chống tham nhũng thứ ba bị xét xử (RFI). - Trung Quốc chặt tiếp vây cánh của Chu Vĩnh Khang (TP). - Công tác chống tham nhũng của Trung Quốc sẽ không có “vùng cấm” (VTV)
Sinh viên Đài Loan chấm dứt biểu tình ngồi lỳ 24 ngày ở quốc hội (VOA). - Sinh viên Đài Loan trả lại trụ sở Quốc hội (RFI).
Cam Bốt : Chính quyền và đối lập sắp đạt thoả thuận (RFI).
Hàn Quốc cảnh báo Triều Tiên về vụ thử hạt nhân mới (VOV).
- Nước Nga hôm qua, nước Nga hôm nay (Vương Trí Nhàn).
Ukraine hứa ân xá người biểu tình thân Nga nếu chịu buông vũ khí (VOA). - Ukraine hứa ân xá người biểu tình (NLĐ).
Mỹ: Có ‘vô số bằng chứng’ Nga kích động biểu tình ở đông Ukraine (VOA).
Nga nêu điều kiện tham gia cuộc gặp bốn bên về Ukraine (VOV). - Nga thông báo “tình hình nguy cấp” về nợ khí đốt của Ukraine (TTXVN). - Quan chức chính phủ Nga và Ukraine “mới” lần đầu gặp mặt (KT).
Phân tích bất ngờ của chuyên gia Mỹ về khả năng Nga đưa quân vào Ukraine (DV).

Tràn ngập lao động Trung Quốc không phép (DV). Những ngày gần đây, người dân nhiều nơi rất bức xúc bởi thông tin về số lao động Trung Quốc sang làm việc trái phép tại Việt Nam ngày càng tăng cao. Hầu như địa phương nào cũng xuất hiện tình trạng này.”
- CTQH Nguyễn Sinh Hùng: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu” – cùn hết chỗ nói! (VnEco/Chép sử Việt). Ghi chú: Sau khi đăng tải bài này, chiều nay, thấy tựa bài đã được sửa thành “Đầu tư công: Quyết sai thì ai chịu?
KINH TẾ
Vì sao cố tình giấu nợ xấu? (BBC).
Tổng quan chuyển động BĐS ngày 10-4-2014 (Vietfin).
Đường Ra Biển Lớn (Alan Phan).
Về lỗ hổng bảo mật: Hệ thống ngân hàng vẫn an toàn (TTXVN).
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 11/4 (ĐTCK). - 12 doanh nghiệp trên HOSE và HNX trả cổ tức bằng tiền (VnEco). - Nhận định chứng khoán ngày 11/4: “Dao động đi ngang” (VnEco). - Thị trường đi vào vùng tích lũy (TBNH).
Nỗi khổ của doanh nghiệp bất động sản? (PT). - Cấp phép xây dựng vẫn rối rắm (VNN). - “Ngộp” với thủ tục, tiền sử dụng đất (NLĐ).
Nên bỏ quy định đăng ký ngành nghề kinh doanh (VOV).
“Hậu thế” của Vinashin sẽ cổ phần hóa năm tới (VnEco).
Giá tôm thẻ trắng gấp 5 lần cá tra (VOV).
Nhật Bản và Mỹ chưa thể thu hẹp bất đồng về TPP (TTXVN).
IMF và WB đưa ra dự báo tươi sáng cho kinh tế Ấn Độ (TTXVN).
IMF: Các nước giàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu (VOA).
Lúa gạo và kinh tế thị trường nửa mùa (RFA).Câu chuyện này đã kéo dài ít nhất 20 năm cho tới giờ phút này và gánh nặng sức ép luôn luôn thuộc về người nông dân chứ không phải nhà nước. “
VĂN HOÁ
Trương Nhân Tuấn – “Quốc Tổ” của Việt Nam hiện đại là ai? (DL).
Hình thành, định hình, trưởng thành, phân hóa (Văn Việt ). – Câu chuyện văn học II.
MỘT CHÚT HẠ (Nguyễn Tường Thuỵ).
Ca sỹ Khánh Ly ‘sẽ hát ở Hà Nội’ (BBC).
Tính xấu người Việt: Đi xa, năn nỉ… nhớ giùm (TT).
Từ giải Thanh Tâm đến Trần Hữu Trang: Thiếu nghệ sĩ xứng tầm (NLĐ).

GIÁO DỤC
Góc nhìn giới trẻ: Lê Hoài Thương – 5 lý do khiến chúng ta học nhiều nhưng không hiệu quả? (THĐP/DL).
Học và Đọc, phần 4: Từ vựng là bạn thân (Soi).
Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học… trung cấp (*): Chớ chặn liên thông “xuôi” (NLĐ).
Hoang mang với đổi mới đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn (TTXVN). - Đề thi Ngữ văn: “Người ra đề không bắt học sinh phải viết nhiều” (GDVN).
Tốt nghiệp THPT: Văn bản đề thi chắc chắn không lấy trong sách giáo khoa (ANTĐ).
Chấn động video sập cầu làm 22 học sinh ngã xuống sông (Soha).
Khởi động Chương trình đào tạo và giáo dục từ xa cho cán bộ quản lý giáo dục (GDVN).
GS Thomas Vallely: Cho rằng mình ‘ngoại lệ’ là rất nguy hiểm (MTG).

XÃ HỘI
Bé sơ sinh bị tát tím mặt, lãnh đạo khoa sản đe dọa sản phụ? (ĐS&PL).
Hoàng Xuân – Áp dụng đúng luật để trị những kẻ cướp chó (DL).
Nước mắt “khoai tây” (LĐ).
Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm cần nỗ lực khắc phục khó khăn (Tin tức).
Dịch thuật công chứng sẽ là nghề kinh doanh có điều kiện? (PLXH).
Hà Nội: Xử lý nghiêm các đối tượng ép khách ở bến xe (VOV).
Xe thô sơ, tự chế: Cấm vẫn cứ chạy! (NLĐ).
Gian nan thi hành án nợ BHXH (NLĐ).
Bất ngờ với sự thờ ơ đáng sợ của người Hà Nội (CATP).
Vụ tàu cháy trên vịnh Hạ Long: Đình chỉ công ty chủ quản (VOV).

QUỐC TẾ
Trung Quốc điều “cua đồng” nào đi đua xe tăng ở Nga? (KT).
Mỹ đưa quân vào Châu Âu đối phó với Nga? (VnM).
Mỹ phá “cây cầu” Ukraine giữa Nga và EU (VnM).
Nga bị tước quyền bỏ phiếu ở Hội đồng châu Âu (KT). - Nga cáo buộc NATO lợi dụng khủng hoảng Ukraine để lôi kéo thành viên mới (MTG). - Lo ngại Nga, ‘hàng xóm’ tính chuyện gia nhập NATO (MTG).
Không quân Mỹ – Hàn tập trận lớn chưa từng có trong lịch sử (KT).
Kyrgyzstan bắt giữ nhiều người biểu tình quá khích (TTXVN).

Hòa giải, vẫn còn nhiều khó khăn

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, Chủ nhiệm Hội liên lạc người Việt ở nước ngoài. 
Nghe tường trình
Trong thời gian gần đây lời kêu gọi hòa giải của ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đã gây rất nhiều tranh cãi trong khi Việt Nam đang đón nhận một đợt Việt kiều từ nhiều nước trên thế giới về giỗ tổ Hùng Vương và thăm đảo Trường Sa như một nỗ lực hòa giải người Việt trong và ngoài nước. Mặc Lâm phỏng vấn nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình, Chủ nhiệm Hội liên lạc người Việt ở nước ngoài để tìm hiểu thêm chính sách hòa giải này.

Mặc Lâm: Thưa ông theo chúng tôi biết thì ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn vừa tuyên bố là chúng ta nên cởi mở để trong cũng như ngoài nước hòa giải với nhau. Theo nhận xét của ông sau một thời gian làm việc trực tiếp với người Việt hải ngoại thì ông thấy thái độ của họ đối với chuyện hòa giải họ có mở rộng lòng ra hay không, hay vẫn còn những e ngại nào?

Ô. Nguyễn Phú Bình: Theo tôi có lẽ đánh giá thì không thể đánh giá chung được tất cả mọi người, bởi vì bây giờ đất nước cũng đã thống nhất được gần 40 năm rồi và đang phát triển. Thế thì, tiếng nói chung để cùng nhau phát triển đất nước thì ngày càng nhiều lên. Bà con ở trong đã đành, nhưng mà ở ngoài mọi người cũng đều thấy đất nước đang phát triển đang đi lên, cố nhiên cũng còn vấn đề này, vấn đề kia thì đất nước nào cũng có. Tiếng nói chung thì nó vẫn nhiều hơn nhưng đâu đó chắc còn nhiều người người ta cũng chưa phải là đã hiểu, thậm chí người ta cũng chưa từng về nước sau khi rời khỏi đất nước vài chục năm.




Tôi cũng nghĩ là những cố gắng đều phải đến từ hai phía. Về phía nhà nước, tôi thấy rằng nhà nước cũng chủ động nhiều thay đổi về luật pháp, về các quy định ngày càng nhiều cởi mở hơn. Tôi nghĩ luật quốc tịch là một ví dụ

Ô. Nguyễn Phú Bình
Cho nên những tiếng nói khác biệt thì chúng tôi nghĩ rằng không có gì là khó hiểu cả. Nhưng tôi nghĩ là cái xu thế chung chắc chắn là những tiếng nói chung với đất nước càng ngày thì càng nhiều hơn.

Mặc Lâm: Nhìn chung về vấn đề hòa giải thì người Việt hải ngoại dù sao họ vẫn còn mặc cảm vì bị đối xử không thích đáng. Theo ông thì nhà nước Việt Nam nên làm thêm những gì để họ vững tin hơn về sự chân thành của nhà nước đối với vần đề hòa giải thưa ông?

Ô. Nguyễn Phú Bình: Thưa ông, tôi cũng nghĩ là những cố gắng đều phải đến từ hai phía. Về phía nhà nước, tôi thấy rằng nhà nước cũng chủ động nhiều thay đổi về luật pháp, về các quy định ngày càng nhiều cởi mở hơn. Tôi nghĩ luật quốc tịch là một ví dụ. Nhưng luật quốc tịch thì hiện nay chúng tôi vẫn kiến nghị tiếp tục phải có cải tiến để mở rộng hơn nữa, thí dụ như vấn đề thời hạn để đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam chẳng hạn thì ông thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng đã nói.

Hàng năm đông đảo dân chúng và kiều bào tham dự chương trình Lễ giỗ Tổ Hùng Vương. (Nguyentandung.org)
Những người bây giờ muốn tham gia vào công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài thì chúng tôi đề nghị là không nên lấy cái ngày mùng Một tháng Bảy tới như là thời hạn để kết thúc việc đăng ký giữ lại quốc tịch Việt Nam thì đấy cũng là một ví dụ. Chắc cũng còn tiếp tục có thay đổi hoặc là những luật về nhà ở hay về đất đai cũng đang tiếp tục có những thay đổi. Tất nhiên là những việc này nó cũng phù hợp với xu thế chung là hội nhập quốc tế.

Ông cũng biết là sắp tới chúng ta sẽ tham gia vào cộng đồng ASEAN thì  luật của chúng ta cũng đang phải thay đổi để làm sao hội nhập cùng với ASEAN hoặc TPP. Tôi nghĩ rằng tất cả những điều này nó hòa chung với xu thế hội nhập, còn đối với bà con ta ở nước ngoài thì nó lại gần gũi hơn, bởi vì chúng ta cũng là con một Mẹ mà ra cả. Cho nên lúc nhất thời, ở trong thời gian còn có những suy nghĩ khác nhau, xuất phát từ lịch sử nó cũng có phức tạp. Tôi nghĩ gần 40 năm trôi qua khi đất nước đã kết thúc chiến tranh và bắt đầu thống nhất rồi, tôi rất mong hòa giải dân tộc càng ngày càng mạnh mẽ.




Chúng ta cũng là con một Mẹ mà ra cả. Cho nên lúc nhất thời, ở trong thời gian còn có những suy nghĩ khác nhau, xuất phát từ lịch sử nó cũng có phức tạp. Tôi nghĩ gần 40 năm trôi qua khi đất nước đã kết thúc chiến tranh và bắt đầu thống nhất rồi, tôi rất mong hòa giải dân tộc càng ngày càng mạnh mẽ

Ô. Nguyễn Phú Bình
Mặc Lâm: Thưa ông về luật quốc tịch thì theo nhận xét của riêng chúng tôi cũng có người muốn xin giữ quốc tịch Việt Nam vì những lý do riêng của họ, tuy nhiên trong quá trình đơn từ hành chánh thì họ gặp rất nhiều trở ngại không khác gì người dân trong nước đang gặp. Theo ông thì những trở ngại có tính quan liêu đó phải được giải quyết như thế nào vì người Việt ở nước ngoài vốn đã quen với sự nhanh lẹ khi giải quyết đơn thư tại nước họ đang cư ngụ thưa ông?

Ô. Nguyễn Phú Bình: Tôi nghĩ là những ý kiến của bà con ở ngoài rất là chính đáng, và chúng tôi sẽ cố gắng cùng với cơ quan của chính quyền. Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài cũng sẽ có những đóng góp để cho các cơ quan chức năng cải tiến và thông thoáng hơn nữa để làm sao việc đăng ký giữ quốc tịch cũng như tất cả mọi việc làm giấy tờ khác được thuận lợi hơn. Thưa, ông cũng phải thông cảm cho là việc này cũng không phải là một sớm một chiều có thể xong ngay được, bởi vì các cơ quan hành chính thường là tệ quan liêu vẫn còn khá là phổ biến.

Thế nhưng với cố gắng của chúng tôi những quy định đó sẽ càng ngày càng đơn giản và thông thoáng hơn. Tôi hy vọng rằng bà con sẽ ngày càng hài lòng hơn, mặc dù sẽ không hoàn toàn hài lòng. Cái này nó cần có thời gian,




Theo tôi, nhà nước bây giờ đã cởi mở. Cũng không có hạn chế nào đâu, cố nhiên là vị nào về nước lại có những hành động vi phạm pháp luật VN thì tất nhiên là Chính phủ VN không hoan nghênh, nhưng nhìn chung tôi thấy không có những cản trở hay hạn chế.

Ô. Nguyễn Phú Bình
Mặc Lâm: Trong nỗ lực kêu gọi hòa giải thì chúng tôi được biết chính phủ Việt Nam có tổ chức các chuyến đi mời gọi người Việt Hải ngoại về thăm Trường Sa. Thưa ông đối với những người đã từng có những hoạt động chống đối chính phủ Việt Nam thì lần này nhà nước có mở rộng tay cho phép họ về để họ thấy thực trạng Việt Nam hay không hay họ còn cần thêm một thời gian nữa?

Ô. Nguyễn Phú Bình: Theo tôi, nhà nước bây giờ đã cởi mở. Cũng không có hạn chế nào đâu, cố nhiên là vị nào về nước lại có những hành động vi phạm pháp luật Việt Nam thì tất nhiên là Chính phủ Việt Nam không hoan nghênh, nhưng nhìn chung tôi thấy không có những cản trở hay hạn chế. Tuy nhiên việc đi thăm các đảo ở Việt Nam, ông cũng biết là ở Việt Nam thời gian mà đi thăm được chỉ có trong vòng cuối tháng Ba cho đến đầu tháng Năm thôi còn ngoài ra thời tiết nó rất là khắc nghiệt không đi được.

Sắp tới sẽ có một chuyến mà bà con ta nhân dịp về dự giỗ tổ, ngày hôm nay là giỗ tổ Hùng Vương bà con về thì Ủy ban nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài có tổ chức cho một đoàn đi thăm Trường Sa và việc ấy nó đang diễn ra. Tôi hy vọng sau này phương tiện nó tốt hơn thì việc đi thăm Trường Sa ngày càng ngày dễ dàng hơn. Số đông bà con ở ngoài có nguyện vọng sẽ được đáp ứng.

Nhưng đáp ứng tất cả thì cũng khó, do thời tiết và tổ chức thôi chứ việc hạn chế bà con ở ngoài thì theo tôi không có hạn chế nào về chính trị đâu.

Mặc Lâm: Xin cảm ơn ông.

Mặc Lâm,
biên tập viên RFA, Bangkok
Theo RFA
========
Nghe bài này

Dùng ODA như thế nào?

(TBKTSG) - Việc phụ thuộc lâu dài vào ODA phải được xem như là sự thất bại của chiến lược phát triển.

Gần đây dư luận xôn xao về việc Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC) khai hối lộ 16 tỉ đồng cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam để được thắng thầu trong các dự án xây dựng bằng ngân sách từ vốn vay viện trợ phát triển (ODA) do Chính phủ Nhật cung cấp.

Tin này cho thấy tình hình sử dụng và quản lý vốn nước ngoài ở Việt Nam đang có vấn đề. Thứ nhất, một sự kiện tương tự mới xảy ra sáu năm trước, khi Công ty Tư vấn Thái Bình Dương (PCI) của Nhật hối lộ quan chức ở TPHCM trong dự án xây dựng đại lộ Đông Tây bằng ODA của Nhật. Người ta có thể nghi ngờ rằng còn nhiều vụ tương tự khác nữa chưa được đưa ra ánh sáng. Thứ hai, cả hai vụ hối lộ đều do phía Nhật phát hiện. Việt Nam nói nhiều về phòng chống tham những nhưng có vẻ chẳng có kết quả.

Các sự kiện này dĩ nhiên làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Việt Nam trên thế giới không phải chỉ vì có những quan chức thiếu đạo đức mà còn vì sự kém cỏi của bộ máy nhà nước, sự thiếu quyết tâm của nhà nước trong việc tuyển chọn quan chức, trong việc tạo cơ chế hữu hiệu để phòng chống tham những.

Nhưng trong bài này tôi muốn bàn về một vấn đề lớn hơn: hiểu và dùng ODA (Official Development Assistance) như thế nào cho đúng?

ODA và phát triển kinh tế


Không phải nước nào nhận ODA cũng thành công trong phát triển kinh tế. Cho đến nay, số trường hợp thất bại nhiều hơn hẳn những nước thành công. Trên phương diện nghiên cứu cũng đã có hai ý kiến khác nhau về vai trò của ODA. Chẳng hạn Giáo sư Jeffrey Sachs (Đại học Columbia, Mỹ) đánh giá tích cực vai trò của ODA nhưng Giáo sư William Easterly (Đại học New York) thì có ý kiến ngược lại. Thật ra dưới một số điều kiện nhất định, ODA có vai trò thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và khi không có những điều kiện đó thì sẽ thất bại. Như vậy lãnh đạo của những nước tiếp nhận nhiều ODA phải hiểu rõ những điều kiện thành công và nỗ lực tạo ra những điều kiện đó.

Đối với một nước ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, ODA có hai tác dụng tích cực. Một là lấp được khoảng thiếu hụt vốn để đầu tư. Do nhu cầu đầu tư xây dựng hạ tầng rất lớn nhưng tiết kiệm trong nước còn nhỏ vì thu nhập đầu người còn thấp nên các nước này phải đối mặt với khoảng chêch lệch giữa đầu tư và tiết kiệm. Thứ hai là lấp được khoảng thiếu hụt ngoại tệ vì khả năng xuất khẩu còn nhỏ nhưng nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư để đầu tư là lớn. Là nguồn cung cấp ngoại tệ, ODA do đó yểm trợ mặt nhập khẩu để xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

ODA phần lớn là tiền vay mượn. Trừ những khoản ODA dành cho giáo dục, y tế, văn hóa (chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ) là không hoàn lại, còn ODA dùng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như sân bay, bến cảng, đường sá... là tiền vay sẽ phải hoàn lại trong tương lai. Chẳng hạn, trong tổng kim ngạch ODA của Nhật cung cấp cho Việt Nam từ năm 1992 đến cuối năm 2011 (hơn 2.000 tỉ yen), 80% là tiền cho vay. Vì lãi suất thấp hơn trên thị trường và sẽ trả lại trong thời hạn rất dài nên ODA được xem là viện trợ, hỗ trợ (assistance). Như vậy nếu ODA không được sử dụng hiệu quả, không thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế thì việc vay mượn ODA sẽ trở thành bi kịch cho các thế hệ sau.

Thế nào là sử dụng ODA hiệu quả? Những nước thành công trong việc dùng ODA thường có các đặc tính sau. Thứ nhất, nỗ lực tăng tiết kiệm để hạn chế việc vay mượn nước ngoài và không lãng phí các nguồn vốn cả trong và ngoài nước. Một mặt chi tiêu phung phí ngân sách và không có chính sách động viên tiết kiệm trong xã hội, một mặt vay mượn nhiều từ nước ngoài là hiện tượng không lành mạnh và bị thế giới chê cười.

Thứ hai, ODA được sử dụng vào những dự án đầu tư có chọn lựa, nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đặc biệt dùng ODA đầu tư vào các dự án hạ tầng hướng đến việc kích thích đầu tư tư nhân, kể cả FDI, trong các ngành xuất khẩu hàng công nghiệp sẽ vừa kích thích tăng trưởng vừa bảo đảm có ngoại tệ để trả nợ trong tương lai.

Thứ ba, đặt kế hoạch chấm dứt nhận ODA trong một tương lai không xa. Giới chuyên gia gọi đây là nỗ lực “tốt nghiệp ODA”. Có ý thức sẽ tốt nghiệp ODA mới luôn quan tâm đến việc hạn chế nhận ODA và sử dụng ODA hiệu quả.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan

Tại Á châu, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước thành công trong phát triển kinh tế và “tốt nghiệp ODA” trong thời gian ngắn. Hàn Quốc vay mượn nước ngoài nhiều từ khoảng năm 1960. Như hình 1 cho thấy, ODA trên đầu người cao nhất trong giai đoạn 1960-1972 nhưng chỉ độ 10 đô la Mỹ, sau đó giảm dần và từ năm 1982 nguồn ODA vào nước này hầu như không đáng kể. Từ năm 1993, ODA trên đầu người chuyển sang số âm vì lúc này Hàn Quốc không nhận ODA nữa mà chuyển sang vị trí là nước cung cấp ODA cho nước ngoài (kể cả tiền hoàn trả các khoản ODA trong quá khứ). Như vậy Hàn Quốc chỉ nhận ODA trong khoảng 20 năm, với kim ngạch tương đối thấp (tính theo đầu người), và hoàn toàn tốt nghiệp trong vòng 30 năm.

Trường hợp Thái Lan, ODA được tiếp nhận cũng từ khoảng năm 1960 và cũng ở mức thấp, tính trên đầu người chỉ vài đô la mỗi năm. Thái Lan tiếp nhận ODA tương đối nhiều (hơn 5 đô la Mỹ trên đầu người) từ giữa thập niên 1970 và kéo dài độ 25 năm, đến năm 2002. Sau đó ODA trên đầu người chuyển sang số âm hoặc trên dưới 0 đô la. Nếu kể cả giai đoạn tiếp nhận vài đô la mỗi năm thì Thái Lan tốt nghiệp ODA trong khoảng 40 năm, nếu kể thời gian nhận nhiều ODA (trên 5 đô la) thì Thái Lan tốt nghiệp ODA trong khoảng 25 năm. Như hình 1 cho thấy Thái Lan lúc nhận ODA nhiều nhất cũng chỉ khoảng 15 đô la Mỹ trên đầu người.

Ở đây có thể so sánh Thái Lan và Philippines để thấy ODA không phải lúc nào cũng đi liền với thành quả phát triển. Hai nước này đều được Nhật chú trọng trong quan hệ ngoại giao và ưu tiên cung cấp ODA. Lũy kế ODA Nhật cung cấp từ trước cho đến cuối năm tài chính 2012 cho Philippines là 2.329 tỉ yen, trong khi cho Thái Lan là 2.164 tỉ yen. Hai con số xấp xỉ nhau nhưng thành quả phát triển của hai nước thì hoàn toàn khác. Năm 1960, GDP đầu người của Philippines gấp đôi Thái Lan nhưng đến giữa thập niên 1980 Thái Lan đã theo kịp Philippines và khoảng năm 2000, GDP đầu người của Thái Lan đã tăng lên gấp đôi Philippines.

ODA và kinh tế Việt Nam

Cuối năm 1992, Nhật nối lại viện trợ cho Việt Nam và đóng vai trò cốt lõi trong việc kêu gọi cộng đồng thế giới lập lại quan hệ bình thường và giúp nước ta phát triển. Từ năm 1993, các nước tiên tiến và các định chế quốc tế như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế hằng năm gặp nhau bàn về nhu cầu phát triển và quyết định vốn viện trợ (ODA) cho Việt Nam. Đối với Việt Nam, cho đến nay Nhật luôn là nước cung cấp ODA nhiều nhất. Nhìn từ Nhật Bản, từ năm 2011, Việt Nam cũng trở thành quốc gia nhận ODA nhiều nhất của nước này. ODA của Nhật cấp cho Việt Nam từ năm 1992-2011 tổng cộng đã lên tới 2.000 tỉ yen, chiếm độ 30% trong tổng ODA mà thế giới cấp cho nước ta (Ngân hàng Thế giới xếp thứ hai, chiếm 22%).

Về việc sử dụng ODA tại Việt Nam, ta có thể nêu lên các đặc điểm sau:

Thứ nhất, đồng vốn ODA chưa được xem xét trong tổng thể chung với vốn trong nước. Như đã nói ở trên, ODA chỉ cần thiết khi trong nước, khả năng tiết kiệm còn hạn chế, không đủ vốn để đầu tư. Nhưng ở Việt Nam, đã có điều tra cho thấy có sự thất thoát lớn trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công nên phí tổn xây dựng hạ tầng rất cao. Ngoài ra, ngân sách nhà nước chi tiêu cho nhiều dự án không cần thiết, không có hiệu quả kinh tế. Hiệu quả của đồng vốn ODA phải được xem xét trong tổng thể với vốn trong nước. Không thể một mặt lãng phí nguồn lực trong nước và mặt khác lệ thuộc nhiều vào vốn nước ngoài.

Một điểm có liên quan đến vấn đề này là báo chí đã cho thấy nhiều lãnh đạo, quan chức ở trung ương và địa phương đang có cuộc sống rất xa hoa, không tương xứng với trình độ phát triển của đất nước, không phù hợp với chính sách tiếp nhận nhiều ODA từ nước ngoài.

Thứ hai, Chính phủ Việt Nam nhiều lúc cho thấy thiếu thận trọng trong việc chọn lựa các dự án đầu tư, không xét đến khả năng trả nợ và hiệu quả tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chẳng hạn kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc (với dự toán kinh phí lên tới 56 tỉ đô la Mỹ) được đưa ra năm 2010 đã gây bức xúc trong giới trí thức trong và ngoài nước.

Thứ ba, do sự lãng phí nguồn lực nên Việt Nam phải nhận nhiều ODA (trên đầu người) so với kinh nghiệm của Hàn Quốc và Thái Lan (so sánh hình 2 với hình 1). Từ khi nhận ODA từ các nước tư bản tiên tiến và các định chế quốc tế, ODA đầu người tăng nhanh và hiện nay đã đạt mức trên dưới 40 đô la Mỹ.

Việt Nam cần đặt ra kế hoạch giảm ODA trong 10 năm tới, tiến tới “tốt nghiệp ODA” trong 15-20 năm tới. Không kể thời kỳ nhận viện trợ từ Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, Việt Nam cũng đã nhận ODA hơn 20 năm rồi, bây giờ là lúc cần nghĩ đến việc giảm và tốt nghiệp ODA trong một mốc thời gian không quá xa. Có như vậy đồng vốn trong nước và vốn ODA mới được quan tâm sử dụng hiệu quả. Việc phụ thuộc lâu dài vào ODA phải được xem như là sự thất bại của chiến lược phát triển.
Trần Văn Thọ (*)
(*) Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo

Việt Nam sẽ ra sao khi Lào trở thành một tỉnh của Trung Quốc?

Đó là suy nghĩ của người viết bài này, và có thể cũng là suy tư của rất nhiều người Việt Nam khi nghĩ về hiện tình Việt Nam và Lào hiện nay. Nguy cơ mất nước của người Lào về tay Trung Quốc là rất cao, nếu như nhân dân Lào, ngay từ bây giờ không nhận thức được một cách đầy đủ, thường trực về điều đó!

1. Nguy cơ Lào mất nước nhìn từ Việt Nam

Không khó để nhận ra rằng, Bắc Kinh đang làm chủ cuộc chơi tại Việt Nam và tại Lào trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hóa…. Quan hệ Trung-Việt, cũng như Trung-Lào hiện nay, đã vượt ra khỏi khái niệm “láng giềng hữu nghị”.

Nhìn cách mà Trung Quốc mua chuộc, điều hành quan chức từ Trung ương, đến địa phương ở Việt Nam, thông qua việc hơn 90% công trình trọng điểm quốc gia đều rơi vào tay người Trung Quốc; Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong tổng số 240 quốc gia và vùng lãnh thổ quan hệ kinh tế, thương mại với Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam-Trung Quốc năm 2013 lên tới 50,2 tỷ USD, trong đó nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Trung Quốc là 36,9 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 28,1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (1)… đủ cho ta dự đoán, rằng Lào cũng chẳng thế khác hơn, thậm chí nguy cơ Lào bị mất nước lớn hơn Việt Nam nhiều lần.

Lào (diện tích 236.800 km2, dân số 6,80 triệu người, mật độ dân số 26,70 người/ km2), với mật độ dân số rất thấp, chỉ bằng một phần mười so với Việt Nam (259 người/ km2 -năm 2012) là mảnh đất vô cùng màu mỡ và thuận lợi để Trung Quốc thực hiện di dân thông qua chính sách đầu tư tại Lào.

Cách đây hơn một năm, ngày 02/01/2013, báo infonet.vn, trong bài viết có tựa đề “Lào có thể phải trả giá vì nhận tiền đầu tư của Trung Quốc”(2), cho biết: “Chính phủ Lào đã phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường sắt dài 470 km nối liền miền Bắc nước này tới tỉnh Vân Nam Trung Quốc, bất chấp những cảnh báo của các chuyên gia kinh tế quốc tế về cái giá mà nước này sẽ phải trả”.

Một quốc gia dân cư thưa thớt như Lào, GDP hàng năm chỉ khoảng 8 tỷ USD, việc Lào đầu tư tuyến đường sắt nói trên, rõ ràng, chỉ có những kẻ bán nước Lào cho Trung Quốc mới cố tình để làm như vậy.

Về nhân lực để thực hiện dự án này, bài báo cho biết:

“Wang Quan, một ông chủ khách sạn người Trung Quốc tại một thị trấn ở vùng núi nhiệt đới miền Bắc nước Lào, đang chờ đợi khoảng 20.000 công nhân Trung Quốc đầu tiên sẽ đến đây sớm để bắt đầu xây dựng một tuyến đường sắt mới.

Các tuyến đường sắt do Trung Quốc tài trợ cho Lào khá dài và “ngoằn ngoèo”, thông qua hàng chục đường hầm, cầu, mà mục đích cuối cùng của nó là liên kết miền nam Trung Quốc với Bangkok, Thái Lan và sau đó là Vịnh Bengal ở Myanmar, mở rộng đáng kể khu vực thương mại hiện đã rất lớn của Trung Quốc với Đông Nam Á”.
clip_image002
Bản đồ hiển thị tuyến đường sắt nối giữa Vân Nam, Trung Quốc và Viên Chăn, Lào dài 420 km, dự kiến tiêu tốn của Lào 7 tỷ USD và vô số những vấn đề phát sinh đối với đất nước và con người nước này

Không chỉ nhân dân Lào lo lắng cho vận mệnh của đất nước mình, các nhà phân tích kinh tế quốc tế cũng quan ngại và cho rằng: “hầu hết các lợi ích sẽ “chảy” về Trung Quốc, trong khi hầu hết các chi phí sẽ do nước chủ nhà gánh chịu. Dự án đường sắt dài 420 km, trị giá 7 tỷ USD, gần bằng GDP 8 tỷ USD của Lào. Lào sẽ vay hầu hết số tiền này từ Trung Quốc”.

"Lào sẽ vấp phải “một sai lầm đắt giá” nếu các điều khoản này được ký kết. Lào sẽ phải dùng các tài nguyên thiên nhiên, các khoáng chất quý như kali và đồng để làm tài sản thế chấp cho khoản vay khổng lồ của mình", tờ The New York Times bình luận”.

Mưu đồ của Trung Quốc đang từng bước chiếm lĩnh các địa danh quan trọng trong chiến lược di dân của họ tại Lào, thông qua bài báo ta có thể nhận thấy:

“Ở Luang Prabang, một điểm du lịch nổi tiếng, nơi tuyến đường sắt chạy qua, Trung Quốc đã xây dựng các bệnh viện, nâng cấp sân bay.

Theo tờ The New York Times, rất nhiều người dân Lào không hài lòng với sự hiện diện ngày càng nhiều của Trung Quốc, đã khiếu nại rằng đất nước của họ đang dần trở thành một tỉnh, hay nói cách khác, là một nước "chư hầu" của Trung Quốc”.

Để trả một khoản nợ khổng lồ như thế (không chỉ có đường sắt nói trên, mà nhiều dự án khác nữa, lên đến hàng chục tỷ USD), Lào chỉ có thể bán tài nguyên cho Trung Quốc, là cơ hội để Trung Quốc đưa người sang khai thác và qua đó, là cơ hội lớn để thực hiện chính sách di dân của họ.

Với một chính thể ngập ngụa về tham nhũng, rõ ràng, không phải ai khác, chính Việt Nam, nước có ảnh hưởng đặc biệt với Lào, là nước “xuất khẩu” mô hình tham nhũng sang Lào, và đến lượt nó, nay đã và đang phát huy tác dụng và đe dọa nguy cơ mất nước không chỉ của Lào mà còn cả Việt Nam.

2. Bài học Ukraine với Lào và Việt Nam

Không khó để nhận ra rằng, đến cuối thế kỷ này, dân số Lào vào khoảng 15 đến 20 triệu người. Khi đó người Hán tại Lào sẽ chiếm khoảng hơn 60% dân số lại Lào. Người Lào trở thành một dân tộc thiểu số ngay trên quê hương của họ. Một cuộc “trưng cầu dân ý” như đối với bán đảo Crimea của Ukraine như đã được Bắc Kinh lập trình từ lâu.

Mối quan hệ đặc biệt Việt-Lào, với khoảng vài trăm ngàn bộ đội Việt Nam hy sinh tại Lào trong thế kỷ XX sẽ trở nên vô ích.

Một khi Lào đã là một tỉnh, hoặc trở thành một khu tự trị của Trung Quốc, thì Việt Nam, cho dù có sự đề kháng mạnh mẽ thế nào đi chăng nữa, thì cũng chỉ là “cá nằm trên thớt”. Cùng với “đường lưỡi bò”, một gọng kìm từ phía Biển Đông, kết hợp với gọng kìm từ phía Lào sẽ bóp nát ý chí của người Việt, và cái tên Việt Nam rất có thể sẽ biến mất sau hơn một trăm năm nữa.

3. Kết luận

Không còn nghi ngờ gì nữa, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (thực chất là những người cộng sản Lào), thì nguy cơ Lào bị Trung Quốc thôn tính là rất rõ ràng và hiện thực. Nếu Việt Nam và Lào không kịp thời chuyển đổi thể chế hiện hành sang thể chế Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự thực sự, với cơ chế “Tam quyền phân lập”… thì nguy cơ cả Việt Nam và Lào bị Trung Quốc thôn tính xem như đã được thiết lập.

Dân số của Lào chỉ tương đương với dân số của hai tỉnh là Thanh Hóa (3,412 triệu) và Nghệ An (2,943 triệu) cộng lại. Đúng ra, Việt Nam phải là một nước tiên phong, trở thành cường quốc… để làm chỗ dựa cho Lào về mọi mặt. Phải xác định rằng, sự toàn vẹn của Lào cũng là sự toàn vẹn của Việt Nam. Tiếc thay, những người cộng sản Việt Nam không có được tư duy đó. Phải chăng, việc hàng trăm ngàn bộ đội Việt Nam hy sinh tại Lào trong thế kỷ XX, chỉ là cách nhìn ngắn hạn của những người cộng sản Việt Nam trước đây, vì chỉ muốn có con đường vào miền Nam Việt Nam trên lãnh thổ Lào?

Nghĩ lại, ta thấy tư duy của người Nhật thật sáng suốt. Việt Nam cách Nhật Bản hàng vạn dặm, nhưng với tầm nhìn về tuyến hàng hải trên Biển Đông, người Nhật đã từng muốn thuê cảng Cam Ranh để khống chế Trung Quốc, qua đó làm chủ tuyến hàng hải tối quan trọng đối với Nhật. Qua đó, người Nhật đã không tiếc tiền của để giúp Việt Nam trở nên hùng mạnh bằng việc viện trợ vốn ưu đãi cho Việt Nam trong hơn vài chục năm qua.

Ngược lại, những người cộng sản Việt Nam, với tư duy và tầm nhìn hạn hẹp, luôn xem người Tàu là bậc thầy của mình, luôn tự ti, yếu thế… trước Bắc Kinh, nên đã không nắm được những vận hội cho Dân tộc và đang sa lầy như hiện nay.

10.4.2014

Hoàng Mai

Bài tham khảo:

(1) http://www.moit.gov.vn/vn/tin-tuc/2850/27-thi-truong-xuat-khau-va-17-thi-truong-nhap-khau-cua-viet-nam-dat-kim-ngach-tren-1-ty-usd-trong-nam-2013.aspx

(2) http://infonet.vn/lao-co-the-phai-tra-gia-vi-nhan-tien-dau-tu-cua-trung-quoc-post49670.info

Tác giả gửi BVN.

Bàn cờ mới: Trung Quốc được lợi

Tôi định không viết về vụ Crimea ở Ukraine nữa nhưng không cách nào gạt vấn đề này ra khỏi đầu óc. Mà hình như không phải chỉ có một mình tôi. Chỉ cần rảo quanh trên các tờ báo lớn trên thế giới, chúng ta cũng sẽ thấy có vô số bình luận gia vẫn thường xuyên trăn trở về vấn đề này. Chuyện Nga chiếm Crimea có thể coi như đã ngã ngũ; trước mắt, hầu như không ai có thể giành lại được. Bàn về nó kể cũng vô ích. Nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó vẫn còn kéo dài và có khả năng làm thay đổi bàn cờ chính trị thế giới trong ít nhất vài thập niên sắp tới. Đó mới là những chuyện đáng thảo luận.

Sự thay đổi đầu tiên là qua sự kiện ấy, Nga lại trở thành một tâm điểm cuốn hút sự chú ý của thế giới. Kể từ khi chế độ Cộng sản và Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, hầu như trên thế giới, người ta quên bẵng Nga; hoặc nếu nhớ, chỉ nhớ những sự bất hợp tác, thậm chí, quấy rối của Nga trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, liên quan đến một số điểm nóng nào đó, ví dụ, gần đây nhất, Iran và Syria. Tầm quan trọng duy nhất của Nga trên bàn cờ chính trị thế giới hầu như chỉ nằm ở cái ghế thành viên cố định trong Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (cùng với Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc); với cái ghế đó, Nga có quyền phủ quyết tất cả các nghị quyết không hợp ý họ. Hết.  Ngay cả khi, vào năm 2008, Nga xua quân tấn công Georgia, không ai cảm thấy lo lắng thái quá. Nói theo ngôn ngữ của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Nga chỉ còn là một cường quốc trong khu vực. Có tham vọng hay không tham vọng; tham vọng ấy, nếu có, dù lành hay dữ, chúng cũng không có tác động nào đến bàn cờ thế giới vốn nghiêng hẳn về Tây phương.

Bây giờ thì khác. Việc Nga trắng trợn cưỡng đoạt Crimea của Ukraine và hiện đang hăm he đòi lấn chiếm thêm ít nhất một số vùng khác thuộc lãnh thổ của Ukraine khiến mọi người giật mình. Đã đành Nga không còn là một siêu cường quốc lớn trên thế giới, nhưng Nga thừa sức xâm lấn nhiều nước bên cạnh, đặc biệt các nước trước đây vốn thuộc Liên bang Xô Viết, vốn nhỏ và yếu, hơn nữa, từng nằm trong vòng kiềm tỏa của Nga trong cả gần một thế kỷ. Nếu chiếm hết các nước ấy, với vũ khí hạt nhân trong tay, Nga có thể đe dọa cả các nước cựu cộng sản nay đã thuộc Liên hiệp Âu châu như Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Hungary, Bulgary và Romania, vốn hoặc giáp biên giới với Nga hoặc với Ukraine. Đe dọa với các nước vừa kể cũng có nghĩa là đe dọa châu Âu nói chung.

Trước đây, mọi người đều biết phần lớn các quốc gia ở châu Âu đều lệ thuộc vào nguồn dầu khí do Nga cung cấp. Biết, nhưng người ta không lo lắng quá. Lý do: Người ta không tin là Nga có thể sử dụng nguồn dầu khí ấy như một thứ vũ khí vì làm thế, kinh tế Nga, vốn dựa chủ yếu trên việc xuất cảng dầu khí, sẽ bị sụp đổ, hoặc ít nhất, chao đảo.

Một đầu óc tỉnh táo sẽ không bao giờ chấp nhận cái giá quá đắt như vậy. Bây giờ, sau các hành động lấn chiếm Crimea thô bạo của Nga, người ta thấy Vladimir Putin có thể làm bất cứ điều gì, kể cả việc làm cho kinh tế Nga suy sụp. Tham vọng và dã tâm của ông lớn hơn tất cả những toan tính lợi hại bình thường. Bởi vậy, người ta nhận ra: Với Tây phương, tuy Nga chưa phải là một đe dọa; nhưng Putin lại là một đe dọa. Chừng nào ông còn cầm quyền, những hành động khiêu khích và gây hấn của ông đối với các nước láng giềng, với Tây phương nói chung, và với Mỹ nói riêng, vẫn còn tiếp tục. Vấn đề là, hiện nay Putin mới có 61 tuổi, ông còn cầm quyền đến cả chục năm nữa.

Sự thay đổi thứ hai, như là hệ quả của sự thay đổi thứ nhất vừa kể, là Mỹ chưa thể trút được gánh nặng ở châu Âu được. Trước, kể từ sau Đệ nhị thế chiến, Mỹ bỏ công sức để xây dựng và phát triển khối NATO để đương đầu với Liên bang Xô Viết và khối Warsaw (bao gồm Liên bang Xô Viết, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Czechoslovakia và Đông Đức). Sau năm 1991, Liên bang Xô Viết tan rã, khối Warsaw cũng tan rã nốt.

NATO không những không còn bị ai đe dọa mà còn có thể phát triển thêm với nhiều thành viên mới từ khối Cộng sản trước đây, nâng tổng số thành viên của NATO lên 28 nước. Ngỡ với khối thành viên đông đảo như vậy, cùng với việc giảm nhiệt tại Iraq và Afghanistan, Mỹ có thể phần nào rút ra khỏi châu Âu. Nay thì khác. Bàn cờ đã đổi. Dù muốn hay không, Mỹ cũng phải ở lại châu Âu, nơi nguy cơ bất ổn vẫn còn rất cao. Cao đến độ không hiếm chính khách ví Putin với Hitler ở giai đoạn mở đầu chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Thứ ba, như là hệ quả của điểm thứ hai vừa nêu, chiến lược quay lại châu Á của Mỹ chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Ở Mỹ, kinh tế vẫn chưa hồi phục sau cơn khủng hoảng kéo dài. Ngân sách quân sự bị cắt giảm trầm trọng. Sau mười mấy năm tham chiến ở Afghanistan và Iraq, dân chúng Mỹ cũng đã bắt đầu thấm mệt. Trong hoàn cảnh như thế, thật khó mà tưởng tượng được là Mỹ có thể an tâm chuyển 60% lực lượng trên biển sang vùng châu Á Thái Bình Dương như họ trù tính. Trong trường hợp xảy ra xung đột lớn ở châu Á, khả năng can thiệp của Mỹ, do đó, sẽ bị hạn chế rất nhiều.

Cuối cùng, như là hệ quả của điểm trên, nước có lợi lớn nhất trong cuộc xâm lấn Crimea của Nga vừa rồi chắc chắn là Trung Quốc. Lợi ở hai điểm chính: Một, kế hoạch bao vây và kiềm chế Trung Quốc của Mỹ chắc chắn sẽ chậm lại và yếu hơn; như vậy, Trung Quốc sẽ có đủ thời gian để phát triển quân sự ở châu Á; hai, việc Nga lấn chiếm Crimea một cách dễ dàng như vậy cũng tạo nên một tiền đề pháp lý và chiến lược để một ngày nào đó, Trung Quốc nhân danh một lý do lịch sử cũng như việc bảo vệ Hoa Kiều ở đâu đó có thể xua quân lấn chiếm lãnh thổ hoặc một phần lãnh thổ của các nước khác. Đối tượng đáng lo nhất trước mắt là nhóm đảo Điếu Ngư / Senkaku hiện đang tranh chấp với Nhật, đảo Hoàng Nham / Scarborough hiện đang tranh chấp với Philippines; Trường Sa và rộng hơn, Biển Đông hiện đang tranh chấp với Việt Nam.

Chuyện liên quan đến Nhật và Philippines thì đã có hai nước ấy lo; còn chuyện liên quan đến Việt Nam thì sao? Ai lo?

Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt

Châu Á trông đợi gì vào chuyến thăm của Tổng thống Mỹ

000_Par7833759-600.jpg
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun -hye , Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tổ chức một cuộc họp ba bên tại đại sứ quán Mỹ ở The Hague vào ngày 25 tháng ba năm 2014 sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân (NSS). AFP photo
Tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ lên đường đến thăm một số nước châu Á vào cuối tháng này. Các nước nằm trong lịch trình bao gồm Philippines, Malaysia, Nhật bản và Nam Hàn. Đây là chuyến đi được nhiều nước châu Á quan tâm, nhất là giữa lúc Trung Quốc tiếp tục có những hành động và lời nói gây quan ngại liên quan đến các tranh chấp chủ quyền của nước này với các nước láng giềng ở châu Á. Nhân dịp này, Việt Hà phỏng vấn giáo sư Carl Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc về chuyến đi sắp đến này.
Hoa Kỳ đạt được gì?

Việt Hà:Thưa ông, xin ông cho biết Hoa kỳ trông đợi đạt được những gì từ chuyến đi sắp tới của Tổng thống Mỹ tới châu Á?

GS. Carl Thayer: Trước tiên tôi nghĩ Hoa Kỳ muốn hồi phục lại  hình ảnh từ năm ngoái khi Tổng thống Obama không thể đến Malaysia, Indonesia vì vấn đề nội bộ ở Mỹ. Chuyến đi này ông cũng sẽ nhắc lại chủ đề mà ông đáng nhẽ đã có cơ hội vào năm ngoái nếu đến châu Á, tức là Mỹ khẳng định cam kết chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á, không những chỉ về mặt quân sự mà còn bao gồm mặt kinh tế. Ông sẽ có mặt để khẳng định với các nước châu Á là Hoa Kỳ vẫn giữ cam kết ở châu  Á nhưng ông sẽ đẩy mạnh  hơn nữa tiến trình TPP (Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương) để hội nhập kinh tế trong khu vực, và đưa ra những cơ hội trong một loạt các lĩnh vực  hợp tác khoa học, công nghệ, giáo dục là những mặt mạnh của Mỹ, tức quyền lực mềm, với các nước Đông Nam Á. Ngoài ra ông cũng sẽ đến thăm các đồng minh của Mỹ ở châu Á là Nhật Bản và Nam Hàn.

Việt Hà: Theo ông, những cơ hội và khó khăn nào đang chờ đón Tổng thống Obama trong chuyến đi này?
Trước tiên tôi nghĩ Hoa Kỳ muốn hồi phục lại  hình ảnh từ năm ngoái khi Tổng thống Obama không thể đến Malaysia, Indonesia vì vấn đề nội bộ ở Mỹ.  - GS. Carl Thayer
GS. Carl Thayer: Vấn đề là về Malaysia đang cân nhắc việc gia nhập TPP, lo ngại là một vài điều trong các đàm phán hiện tại có thể là hơi khó cho kinh tế nước này để điều chỉnh. Các nước trong khu vực cũng biết là Trung Quốc không tham gia TPP, nhưng Trung Quốc cũng đưa ra đề nghị về một hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực mang tính cạnh tranh với TPP. Một vài nước trong đó có Australia, tham gia cả hai. Câu hỏi đặt ra là liệu Malaysia có thể được thuyết phục để trở thành một thành viên của TPP hay không. Ở Philippines, các đàm phán về thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước đang đi kết thúc, đây là điều mà Pentagon tìm kiếm để gia tăng sự có mặt của quân đội Mỹ ở Philippines. Điều này xảy ra vào đúng lúc Trung Quốc đang trở nên hung hăng trong cả lời nói, ngoại giao và hành động ở các vùng biển như ở bãi Cỏ Mây với Philippines.

Việt Hà:Những gì xảy ra gần đây ở Crimea, Ukraina có ảnh hưởng thế nào đến chuyến đi này của Tổng thống Obama đến châu Á?

GS. Carl Thayer: Thứ trưởng phụ trách Đông Á Thái Bình Dương của Mỹ, Daniel Russel đã nói đến vấn đề Crimea và Trung Quốc và báo chí Trung Quốc đã lên tiếng phản đối. Theo tôi quan ngại chủ yếu của Hoa Kỳ là đặt chỉ dấu đối với vùng quần đảo Senkaku, đó là điểm then chốt. Trung Quốc không thể áp dụng như ở Crimea có nghĩa là sử dụng lực lượng áp đảo để lấy vùng này và khiến Nhật Bản phải lựa chọn hoặc là im lặng hoặc là phải phản ứng bằng quân sự. Theo tôi điều này không xảy ra với bãi Cỏ mây vì bãi này nhỏ và phần lớn nằm dưới mực nước biển nên khó cho các tàu tuần duyên đỗ lại.
Liệu TQ có lo ngại?
 
000_Par7833280-250.jpg
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại The Hague hôm 25/3/2014. AFP photo
Việt Hà:Trong khi các đồng minh của Mỹ ở châu Á có thể trông đợi nhiều vào chuyến đi này của Tổng thống Obama, liệu Trung Quốc có phải lo ngại về chuyến đi này không?

GS. Carl Thayer: Hãy nhớ lại năm ngoái đáng nhẽ ra cả Obama và Tập Cận Bình đã có mặt cùng nhau ở Malaysia vào cùng khoảng thời gian và họ cùng phát biểu tại thượng đỉnh Đông Á. Cho nên quan hệ giữa hai cường quốc đang bình thường trên nhiều cơ chế. Đây không phải là một cuộc chiến tranh lạnh nhưng nó cũng không phải là quan hệ gần gũi nhất. Trung Quốc nhìn Mỹ như người bên ngoài nhưng điều này không có nghĩa là Mỹ không thể can dự vào khu vực. Trung Quốc vẫn phải làm việc chung với Mỹ. Họ có các vấn đề  về Bắc Hàn và Nhật Bản.

Năm ngoái ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đưa ra hình ảnh một Trung Quốc trỗi dạy hòa bình và muốn hợp tác với các nước Đông Nam Á và họ ở tâm điểm chú ý khi mà Obama không có mặt ở châu Á vào năm ngoái. Cho nên họ sẽ nhìn vào chuyến đi này một cách cẩn trọng về mặt quốc phòng. Nhưng về thương mại, Trung Quốc không phải lo ngại.

Đối với nhiều nước trong khu vực, Trung quốc vẫn là đối tác thương mại số 1, Malaysia là đối tác thương mại chính với Trung Quốc và Mỹ không thể làm gì để thay đổi điều này. Cho nên Trung Quốc cứ an tâm ngồi đó và xem xét những diễn tiến. Sẽ không có gì lớn xẩy ra để thay đổi một cách đáng kể vị thế của Trung Quốc trong thời gian dài.
Tổng thống Mỹ sẽ phải nói đến các vấn đề khác để cho thấy là Mỹ thực sự tham gia tích cực vào châu Á Thái Bình Dương.  - GS. Carl Thayer
Việt Hà:Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây nói Mỹ sẽ triển khai thêm hai tàu chiến tên lửa đến Nhật bản và nói là để kiềm chế Bắc Hàn và Trung Quốc. Đây là một trong rất những hành động gần đây của Mỹ tại châu Á như để minh chứng cho sự chuyển dịch trọng tâm chiến lược về châu Á Thái Bình Dương. Nhưng cũng có lo ngại rằng đây chỉ là trình diễn hơn là thực chất. Ông có nhận xét thế nào?

GS. Carl Thayer: Tất nhiên là một sự trình diễn khá lớn về sức mạnh quân sự với việc triển khai tàu chiến hay máy bay loại hiện đại nhất. Nhưng điều này để đảm bảo là Hoa Kỳ đang hỗ trợ các đồng minh của mình và làm các nước khác thấy rằng Hoa Kỳ đang kiềm chế Trung Quốc về quân sự. Nhưng điều này cũng còn tùy thuộc vào Tổng thống Obama, liệu đây có thực sự là một sự chuyển trục chiến lược của Mỹ về châu Á, như tôi đã nói trước kia. Nó không chỉ là về mặt quân sự, mà còn phải bao gồm về kinh tế, giáo dục, thay đổi khí hậu.

Tổng thống Mỹ sẽ phải nói đến các vấn đề khác để cho thấy là Mỹ thực sự tham gia tích cực vào châu Á Thái Bình Dương. Theo tôi thì việc gửi tàu chiến không chỉ là một việc biểu trưng mà là một sức mạnh có thật, và đó là một phần lý do vì sao mà Trung Quốc phải hiện đại hóa và hung hăng hơn vì họ không có sức mạnh trên biển như Hoa Kỳ để tạo ảnh hưởng.

Nhưng Trung Quốc rất muốn được như Mỹ. Trong vài thập kỷ tới, Mỹ vẫn là cường quốc biển trên thế giới nhưng Trung Quốc sẽ có thể thu hẹp được khoảng cách nhưng chắc chắn là sẽ không có được 10 hay 11 tàu sân bay như Mỹ có hay các tàu chiến hiện đại nhất như của Mỹ.

Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này.
  Việt Hà, phóng viên RFA 
2014-04-10 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét