Nguyễn Lân Thắng - Tự do ở trong chuồng
13.30 giờ GMT ngày 1 tháng 4 năm 2014, BBC Việt Ngữ đưa lên mạng một đoạn audio dài 7’25’’, phỏng vấn anh Na Sơn trong loạt bài cho chương trình tìm hiểu khái niệm Tự do được nhìn nhận và thi hành như thế nào trên thế giới. Nguyên văn lời giới thiệu của BBC: "Nhân dịp này, BBC Tiếng Việt trò chuyện với nhiếp ảnh gia Na Sơn, từ Hà Nội, bàn về Tự do trong tư cách một nhà báo, một công dân đang sống ở Việt Nam."
“Tự do là được làm những gì mình thích, nói những gì mình muốn nói.”...
“Với tôi, trong chừng mực nào đó, tôi khá tự do ở Việt Nam,” anh Na Sơn chia sẻ.
Tôi đã định không viết ra vì nghĩ đó chỉ là trò đùa ngày cá tháng tư, nhưng xét thấy những điều anh ấy nói trong đoạn phỏng vấn trên đụng chạm đến nhiều vấn đề, nhiều con người đang sống trong xã hội Việt Nam, nên tôi quyết định viết những dòng suy nghĩ của mình trên tinh thần tự do ngôn luận, bởi tôi nghĩ rằng, anh Na Sơn đang nói một cách nghiêm túc với sự tự do ngôn luận của anh ấy.
Tôi gặp anh Na Sơn kể từ những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược mùa hè năm 2011 tại Hà Nội. Trong những ngày tháng đó, tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều nhà báo tên tuổi ở Việt Nam như Mai Kỳ, Đoan Trang, Hoàng Đình Nam... hay những người như kiến trúc sư Chu Kim Đức, kỹ sư Nguyễn Quang Thạch, luật sư Trịnh Hữu Long... và nhiều người thú vị khác nữa. Những hình ảnh ghi lại vào mùa hè năm đó còn lưu truyền mãi trên nhiều trang blog, Facebook và đó sợi dây vô hình gắn kết chúng tôi, những người đã bước chân xuống đường làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh dân sự cho đến tận bây giờ. Chúng tôi vẫn theo dõi từng bước đi của nhau, dù có thể không cùng sinh hoạt chung trong một nhóm nữa. Thế rồi theo thời gian, tôi dần khám phá ra ai là ai trong đám đông ngày ấy.
Anh Na Sơn tên thật là Nguyễn Quang Sơn, sinh năm 1974. Về nghệ danh Na Sơn, như anh ấy từng chia sẻ, anh ấy thích ăn na và yêu nhiếp ảnh. Cũng như nhiều nghệ sỹ, nhà báo khác như Na Dũng, Na Chính, anh Sơn lấy chữ NA là viết tắt của hai từ Nhiếp Ảnh.
Nếu xét theo tiêu chuẩn Việt Nam, một người làm việc liên tục cho một cơ quan báo chí thì mới được cấp thẻ thì anh Na Sơn chả bao giờ là nhà báo cả. Việc anh phát ngôn, mình làm việc cho hãng thông tấn AP của Mỹ chỉ là sự ngộ nhận. Thực chất, AP có dùng anh Na Sơn với tư cách cộng tác viên (stringer) vụ việc. Khi họ cần cái ảnh nào thì họ có thể gọi Na Sơn. Điều này ai cũng có thể làm được và AP có thể làm với bất kỳ ai. Tìm kiếm trên hệ thống của AP thì có thể thấy, anh Sơn cộng tác với AP một năm đôi lần sau khi hãng AP không tiếp tục duy trì một vị trí phóng viên ảnh chính thức tại Hà Nội. Anh cũng viết bài, gửi ảnh cho nhiều nơi trong và ngoài nước. Vì thế, nếu anh Sơn nhân danh của chính bản thân mình và tự do cộng tác hay làm việc cho các cơ quan báo chí thì đúng hơn là nhân danh làm việc cho hãng thông tấn hàng đầu thế giới AP.
Ở nước ngoài, khi xảy ra những vấn đề gì đó, anh Na Sơn thích xuất hiện ở đó và đưa lên Facebook những status ỡm ờ kiểu như anh được hãng AP cử đi như sự kiện siêu bão Haiyan ở Philippines năm 2013, hay bầu cử ở Miến Điện năm 2010. Còn ở Việt Nam, thực chất là khi có việc gì cần, hãng AP đăng ký với chính quyền Việt Nam để thu xếp cho anh Na Sơn được tác nghiệp. Anh ấy được tự do tác nghiệp trong sự kiện mà đã được chính quyền tổ chức và cho phép.
Xét ở góc độ của sự dấn thân để làm chứng cho sự thật của một nhà báo, anh Na Sơn đã có mặt ở đâu? Đã có ảnh nào?
Có lẽ sự kiện nhạy cảm nhất anh Na Sơn dám có mặt là liên quan đến những cuộc xuống đường biểu tình chống Trung Quốc từ mùa hè năm 2011. Nhưng những ngày mà anh Na Sơn có mặt thì nó như những cuộc dạo chơi mà ai cũng có thể có mặt như nhà báo công an Hoàng Minh Trí, kiến trúc sư Chu Kim Đức, họa sỹ Quảng Hà hay nhà báo lão làng Nguyễn Trí Dũng. Những ngày mà chính quyền cấm đoán để rồi nhiều nhà báo như Đinh Trần Trung Hậu (AP), Lại Thị Thanh Bình (Asahi Shimbun), Trần Văn Vinh (NHK), Trần Thị Minh Hà (AFP), Hoàng Đình Nam (AFP) phải xông pha, thậm chí bị bắt về Lộc Hà thì người ta đâu thấy anh Na Sơn có mặt.
Phải chăng điều đó được anh ta gọi là khôn?
Tôi đã quay video được việc anh Na Sơn cụp máy xuống lảng đi khi thấy bóng dáng xe bus an ninh đi bắt người biểu tình trên đường Tràng Thi ngày 9 tháng 12 năm 2012. Lúc về nhà xem lại video thì mới hiểu được anh ấy “khôn” như thế nào.
Tôi dám chắc, kể cả chế độ hà khắc về kiểm duyệt báo chí như Bắc Triều
Tiên thì không nhà độc tài nào cấm chụp chim, hoa, cá, gái như Na Sơn
vẫn chụp. Thử hỏi Na Sơn đã bao giờ có mặt ở nơi xung đột với nhà cầm
quyền chưa? Đã bao giờ Na Sơn chụp ảnh để bênh vực cho những kẻ yếu
đuối, thiệt thòi chưa? Đã bao giờ Na Sơn có mặt ở chỗ thu hồi đất hay
căng thẳng như Ben Stocking
đến Nhà Chung chưa? Đã bao giờ Na Sơn đến chỗ cưỡng chế đất như Frank
Zeller (AFP) hay Bill Hayton (BBC) trốn chui chốn lủi ở phố Nguyễn Quý
Đức để tránh công an chưa?
Xét với tư cách nhà báo Việt Nam, Na Sơn đã bao giờ vào chỗ buôn lậu như Thế Dũng (Người Lao Động) chưa? Đã vào chỗ cưỡng chế Văn Giang như Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm chưa? Đã bao giờ vào Xuy Xá, Mỹ Đức như Nguyễn Duy Long và Trần Văn Dương (VTC16) chưa?
Đúng là anh ta tự do. Anh ta có thể tự do đổ lỗi cho Báo Tuổi Trẻ về việc anh ta phải đền tiền bộ áo giáp chống đạn trong chuyến đu theo phóng viên Uyên Ly đi Lebanon năm 2009, trong khi anh ta không hề phải bỏ ra xu nào. Anh ta được tự do nhận mình là người của hãng AP khi mà anh ta chỉ là một người cộng tác. Anh ta tự do post ảnh một người bạn với cô bạn gái cũ đúng ngày anh bạn này cưới vợ. Anh ta tự do lên Facebook quy chụp người đấu tranh dân chủ là cơ hội, là lưu manh. Một người nhận điều không phải của mình và đặt điều xấu xa cho người khác như anh ta mới chính là kẻ lưu manh cơ hội. Còn nhiều điều nữa về đời tư cá nhân Na Sơn mà rất nhiều bậc đàn anh báo chí lão làng Việt Nam biết cả, nhưng tôi không thèm nhắc tới làm gì.
Có một điều lạ là tại sao BBC lại phỏng vấn anh ta trong tư cách một nhà báo nói về tự do ở Việt Nam.
Anh ta có thực sự là điển hình của một nhà báo đang hành nghề ở Việt Nam, đang dấn thân làm chứng cho công lý và sự thật? hay chỉ là một kẻ cầm máy chụp ảnh kiếm tiền? Anh ta có là người đang dấn thân thúc đẩy thông tin tiến bộ?
Phải chăng cô Hạnh Ly, em cô Uyên Ly không còn ai khác để hoàn thành bài viết?
Phải chăng Hạnh Ly nói riêng và BBC nói chung quá ngây thơ và hồn nhiên một cách hoang dã khi đưa phỏng vấn này lên?
Hay BBC đang lobby để có thể mở văn phòng tại Việt Nam?
Hay BBC đang lobby để chính quyền không cấm nhập cảnh cho những nhân sự của mình vào Việt Nam?
Dẫu thế nào thì cuộc đấu tranh cho các quyền dân chủ tự do cơ bản của con người ở Việt Nam vẫn diễn ra, cho dù Na Sơn có nói gì. Sự thật vẫn là sự thật. Sự thật sẽ giải phóng mọi người./.
Xét với tư cách nhà báo Việt Nam, Na Sơn đã bao giờ vào chỗ buôn lậu như Thế Dũng (Người Lao Động) chưa? Đã vào chỗ cưỡng chế Văn Giang như Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm chưa? Đã bao giờ vào Xuy Xá, Mỹ Đức như Nguyễn Duy Long và Trần Văn Dương (VTC16) chưa?
Đúng là anh ta tự do. Anh ta có thể tự do đổ lỗi cho Báo Tuổi Trẻ về việc anh ta phải đền tiền bộ áo giáp chống đạn trong chuyến đu theo phóng viên Uyên Ly đi Lebanon năm 2009, trong khi anh ta không hề phải bỏ ra xu nào. Anh ta được tự do nhận mình là người của hãng AP khi mà anh ta chỉ là một người cộng tác. Anh ta tự do post ảnh một người bạn với cô bạn gái cũ đúng ngày anh bạn này cưới vợ. Anh ta tự do lên Facebook quy chụp người đấu tranh dân chủ là cơ hội, là lưu manh. Một người nhận điều không phải của mình và đặt điều xấu xa cho người khác như anh ta mới chính là kẻ lưu manh cơ hội. Còn nhiều điều nữa về đời tư cá nhân Na Sơn mà rất nhiều bậc đàn anh báo chí lão làng Việt Nam biết cả, nhưng tôi không thèm nhắc tới làm gì.
Có một điều lạ là tại sao BBC lại phỏng vấn anh ta trong tư cách một nhà báo nói về tự do ở Việt Nam.
Anh ta có thực sự là điển hình của một nhà báo đang hành nghề ở Việt Nam, đang dấn thân làm chứng cho công lý và sự thật? hay chỉ là một kẻ cầm máy chụp ảnh kiếm tiền? Anh ta có là người đang dấn thân thúc đẩy thông tin tiến bộ?
Phải chăng cô Hạnh Ly, em cô Uyên Ly không còn ai khác để hoàn thành bài viết?
Phải chăng Hạnh Ly nói riêng và BBC nói chung quá ngây thơ và hồn nhiên một cách hoang dã khi đưa phỏng vấn này lên?
Hay BBC đang lobby để có thể mở văn phòng tại Việt Nam?
Hay BBC đang lobby để chính quyền không cấm nhập cảnh cho những nhân sự của mình vào Việt Nam?
Dẫu thế nào thì cuộc đấu tranh cho các quyền dân chủ tự do cơ bản của con người ở Việt Nam vẫn diễn ra, cho dù Na Sơn có nói gì. Sự thật vẫn là sự thật. Sự thật sẽ giải phóng mọi người./.
Nguyễn Lân Thắng
(Blog Nguyễn Lân Thắng)
CT QH Nguyễn Sinh Hùng - “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.
Từng được bàn thảo nhiều chiều tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ phiên
họp tháng 2/2014, quy định xử lý trách nhiệm liên quan đến quyết định
chủ trương đầu tư công tại dự án Luật Đầu tư công lại tiếp tục gây tranh
cãi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 11/4.
Theo dự thảo luật mới nhất, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thực hiện gây thất thoát, lãng phí do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Dự thảo luật cũng quy định, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đặt câu hỏi, Quốc hội phê chuẩn dự án sai liệu có kỷ luật được Chủ tịch Quốc hội không, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng nếu quyết định chủ trương đầu tư là tập thể, thì không thể kỷ luật được.
Nhận xét lĩnh vực đầu tư công vốn nhiều tai tiếng, thất thoát, tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng quyết định chủ trương đầu tư sai là gốc của lãng phí tham nhũng. Vì thế, đề xuất đầu tư sai thì phải xử lý.
Ông Minh phân tích, đã quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, là có dấu hiệu phạm tội. Nên nếu chỉ nói phải bồi thường thiệt hại và kỷ luật là không đúng mà phải xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đại biểu Minh cũng đặt vấn đề, quy định tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm là cách chơi chữ, hay có vùng cấm gì chỗ này? Quy định như vậy theo ông Minh còn rất mập mờ, cần chỉnh sửa cho chặt chẽ hơn nữa.
Trở lại quan điểm đã phát biểu ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết chủ trương đầu tư và quyết dự án là hai chuyện khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.
Tuy nhiên, không phải tất cả công trình đều đưa ra Quốc hội và hội đồng nhân dân quyết, mà Quốc hội chỉ quyết chủ trương các công trình đặc biệt quan trọng tác động đến toàn bộ nền kinh tế, vì thế tiêu chí của dự án đưa ra Quốc hội quyết chủ trương đầu tư là phải rõ trong luật, Chủ tịch lưu ý.
Theo Chủ tịch, Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.
“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Ông cũng cho rằng Quốc hội không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch ủy ban quyết.
Với nhận xét quy định về trách nhiệm tại dự thảo luật vẫn như dòng sông êm đềm không vướng víu, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị cần phải phân định rõ trách nhiệm của người quyết định chủ trương đầu tư và quyết dự án cụ thể.
Bởi có dự án được trình Quốc hội quyết chủ trương nhưng trên thực tế đại biểu không nắm được đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định chính xác. Đồng thời hàng năm, địa phương phải báo cáo công trình nào đầu tư sai không hiệu quả để khắc phục, đi liền với xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
Nếu chỉ nói xử lý theo quy định của pháp luật thì nghe êm đềm lắm, đại biểu Bùi Văn Phương đồng tình với đại biểu Đương.
Cho rằng còn một số vấn đề lớn sẽ mắc khi sửa Luật Ngân sách, đại biểu Đinh Văn Nhã đặt vấn đề nên lùi việc thông qua Luật Đầu tư công đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 thay vì thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.
NGUYỄN LÊ
Theo dự thảo luật mới nhất, người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thực hiện gây thất thoát, lãng phí do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
Dự thảo luật cũng quy định, tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đặt câu hỏi, Quốc hội phê chuẩn dự án sai liệu có kỷ luật được Chủ tịch Quốc hội không, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền cho rằng nếu quyết định chủ trương đầu tư là tập thể, thì không thể kỷ luật được.
Nhận xét lĩnh vực đầu tư công vốn nhiều tai tiếng, thất thoát, tham nhũng làm xói mòn niềm tin của nhân dân, đại biểu Ngô Văn Minh cho rằng quyết định chủ trương đầu tư sai là gốc của lãng phí tham nhũng. Vì thế, đề xuất đầu tư sai thì phải xử lý.
Ông Minh phân tích, đã quyết định chủ trương đầu tư các chương trình, dự án sai, kém hiệu quả, là có dấu hiệu phạm tội. Nên nếu chỉ nói phải bồi thường thiệt hại và kỷ luật là không đúng mà phải xử lý theo quy định của pháp luật, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đại biểu Minh cũng đặt vấn đề, quy định tổ chức, cá nhân liên quan đến lập, thẩm định dẫn đến quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả do lỗi mình gây ra phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và bị xử lý vi phạm là cách chơi chữ, hay có vùng cấm gì chỗ này? Quy định như vậy theo ông Minh còn rất mập mờ, cần chỉnh sửa cho chặt chẽ hơn nữa.
Trở lại quan điểm đã phát biểu ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội về quyết chủ trương đầu tư và quyết dự án là hai chuyện khác nhau, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, quyết chủ trương đầu tư là cơ quan dân cử, quyết dự án là thủ trưởng cơ quan hành pháp.
Tuy nhiên, không phải tất cả công trình đều đưa ra Quốc hội và hội đồng nhân dân quyết, mà Quốc hội chỉ quyết chủ trương các công trình đặc biệt quan trọng tác động đến toàn bộ nền kinh tế, vì thế tiêu chí của dự án đưa ra Quốc hội quyết chủ trương đầu tư là phải rõ trong luật, Chủ tịch lưu ý.
Theo Chủ tịch, Quốc hội là cơ quan lập pháp, nếu quyết sai cũng phải nhận khuyết điểm chứ không phải kỷ luật, Chủ tịch Quốc hội cũng không phải người đứng đầu Quốc hội. Vì thế, không thể vì cả 500 đại biểu bỏ phiếu mà kỷ luật cả 500 vị hay kỷ luật ông Chủ tịch.
“Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Ông cũng cho rằng Quốc hội không nên quyết các vấn đề quá cụ thể của các dự án đầu tư công, mà phải để Thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch ủy ban quyết.
Với nhận xét quy định về trách nhiệm tại dự thảo luật vẫn như dòng sông êm đềm không vướng víu, đại biểu Đỗ Văn Đương đề nghị cần phải phân định rõ trách nhiệm của người quyết định chủ trương đầu tư và quyết dự án cụ thể.
Bởi có dự án được trình Quốc hội quyết chủ trương nhưng trên thực tế đại biểu không nắm được đầy đủ thông tin để đưa ra quyết định chính xác. Đồng thời hàng năm, địa phương phải báo cáo công trình nào đầu tư sai không hiệu quả để khắc phục, đi liền với xử lý trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan.
Nếu chỉ nói xử lý theo quy định của pháp luật thì nghe êm đềm lắm, đại biểu Bùi Văn Phương đồng tình với đại biểu Đương.
Cho rằng còn một số vấn đề lớn sẽ mắc khi sửa Luật Ngân sách, đại biểu Đinh Văn Nhã đặt vấn đề nên lùi việc thông qua Luật Đầu tư công đến kỳ họp Quốc hội thứ 8 thay vì thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới.
NGUYỄN LÊ
(VnEconomy)
Đầu mùa nắng nóng, bệnh sởi bùng phát, ở hai bện
Tôi cứ nhìn mãi hình ảnh những đứa bé bệnh tật ốm yếu phải trải chiếu nằm ngoài hành lang bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và bệnh viện Nhi Đồng (TP Hồ Chí Minh) trên các trang báo ngày hôm qua, 10.4 mà rơm rớm nước mắt.
Chỉ có những người làm cha làm mẹ mới thấu hiểu tình cảnh của những gia đình bệnh nhi ấy, con nhỏ ốm đau không có giường bệnh, quá tải chen chúc 4-5 trẻ/giường, sợ bị lây chéo bệnh sang nhau, nên họ phải đi mua chiếu trải ra cho các bé nằm ngoài hành lang. Nhìn mà thấy lòng nghẹn đắng.
Bệnh nhi khóc ở hành lang và 150 triệu USD cho Asiad
h viện lớn của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, bệnh nhi tràn ra nằm hành lang. Hình ảnh đó thật xót xa, đặt bên cạnh nỗi phập phồng về chuyện có quyết đổ tiền ra cho Asiad hay không, lại càng buốt ruột.Tôi cứ nhìn mãi hình ảnh những đứa bé bệnh tật ốm yếu phải trải chiếu nằm ngoài hành lang bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và bệnh viện Nhi Đồng (TP Hồ Chí Minh) trên các trang báo ngày hôm qua, 10.4 mà rơm rớm nước mắt.
Chỉ có những người làm cha làm mẹ mới thấu hiểu tình cảnh của những gia đình bệnh nhi ấy, con nhỏ ốm đau không có giường bệnh, quá tải chen chúc 4-5 trẻ/giường, sợ bị lây chéo bệnh sang nhau, nên họ phải đi mua chiếu trải ra cho các bé nằm ngoài hành lang. Nhìn mà thấy lòng nghẹn đắng.
Bệnh nhân nằm tràn ra cả hành lang. Ảnh: Dân trí |
Cứ bảo dân mình khổ quen rồi nên cứ thế chấp nhận đi, nhưng làm sao có
thể chấp nhận nổi chuyện những đứa bé ốm đau quặt quẹo phải rải chiếu ra
hành lang bệnh viện mà nằm? Cùng một kiếp người mà tại sao con cái
chúng ta phải khổ thế? Bao nhiêu năm nay cái điệp khúc quá tải bệnh viện
mãi vẫn chưa được cải thiện, là vì lý do gì?
Đặt chuyện dân thiếu bệnh viện, thiếu trường học, thiếu cầu để đi lên một bàn cân, bên kia là con số 150 triệu USD (mà nghe đâu đã tăng gấp đôi lên 300 triệu trong bản dự chi trong phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ngày 18/3 vừa qua của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), các quan chức của quý Bộ này có thấy có buốt ruột không nhỉ?
Chắc chắn là không, bởi họ chỉ chăm chắm lo cho việc quảng bá và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trước bạn bè năm châu bốn biển, lo cho phong trào thể thao nước nhà, lo thu hút khách du lịch… toàn những lý do “khủng” cả.
Nhưng dân đang đói khổ thế này, thì những lý do đó, nghe có hợp lý không?
Hãy đi hỏi bà mẹ đang ngồi cạnh đứa bé nằm còng queo trên manh chiếu nhỏ trải ở hành lang bệnh viện xem giờ chị mong ước gì. Một cái giường bệnh tử tế cho con hay là cái sân vận động lòng chảo để đua xe đạp trị giá hơn 400 tỷ đồng để cho người dân được mở mày mở mặt với bạn bè thế giới?
Tất nhiên chẳng ai dại gì mà đi hỏi chị, chẳng ai dại gì mà đi hỏi những người dân vùng sâu vùng xa đang cho con đi học trong những ngôi trường tranh tre nứa lá rách thủng tứ bề, chẳng ai đi hỏi những đứa bé vùng cao đang phải bắt chuột để được ăn miếng thịt trong bữa cơm khoai sắn.
Những ngày này, những người làm báo chúng tôi đang phập phồng với câu hỏi: liệu Chính phủ có quyết dừng việc đổ tiền ra cho Asiad 2019 hay không. Những lời can gián tâm huyết của những người có trách nhiệm đã nói ra hết rồi, chỉ mong rằng nó không bị rơi vào hố đen thăm thẳm.
Quay trở lại với hành lang bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai nói trên báo thế này: “Người nhà bệnh nhân, bệnh nhân nằm tràn ra hành lang, trước phòng bác sĩ… nhưng cũng may là còn hành lang để nằm. Có những thời điểm, hết cả dây dẫn ôxy cho bệnh nhân. Một cọc vào ôxy lẽ ra dùng cho một người bệnh nay phải nối thêm ống dây cho trẻ khác thở. 7 máy thở lúc nào cũng trong tình trạng chạy hết công suất”.
Tôi ước sao có ai in những lời đau xót của các bác sĩ này ra giấy thật to rồi chuyển lên đặt cạnh bộ hồ sơ các dự án sẽ được xây dựng để phục vụ Asiad 2019 kia, xem thử nó có tác dụng gì không.
Cầm bằng được thì mừng cho dân nghèo biết bao nhiêu, còn không thì có lẽ cũng đành bó tay rồi bó luôn cả chiếu.
(Đất Việt) Đặt chuyện dân thiếu bệnh viện, thiếu trường học, thiếu cầu để đi lên một bàn cân, bên kia là con số 150 triệu USD (mà nghe đâu đã tăng gấp đôi lên 300 triệu trong bản dự chi trong phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ngày 18/3 vừa qua của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch), các quan chức của quý Bộ này có thấy có buốt ruột không nhỉ?
Chắc chắn là không, bởi họ chỉ chăm chắm lo cho việc quảng bá và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trước bạn bè năm châu bốn biển, lo cho phong trào thể thao nước nhà, lo thu hút khách du lịch… toàn những lý do “khủng” cả.
Nhưng dân đang đói khổ thế này, thì những lý do đó, nghe có hợp lý không?
Hãy đi hỏi bà mẹ đang ngồi cạnh đứa bé nằm còng queo trên manh chiếu nhỏ trải ở hành lang bệnh viện xem giờ chị mong ước gì. Một cái giường bệnh tử tế cho con hay là cái sân vận động lòng chảo để đua xe đạp trị giá hơn 400 tỷ đồng để cho người dân được mở mày mở mặt với bạn bè thế giới?
Tất nhiên chẳng ai dại gì mà đi hỏi chị, chẳng ai dại gì mà đi hỏi những người dân vùng sâu vùng xa đang cho con đi học trong những ngôi trường tranh tre nứa lá rách thủng tứ bề, chẳng ai đi hỏi những đứa bé vùng cao đang phải bắt chuột để được ăn miếng thịt trong bữa cơm khoai sắn.
Những ngày này, những người làm báo chúng tôi đang phập phồng với câu hỏi: liệu Chính phủ có quyết dừng việc đổ tiền ra cho Asiad 2019 hay không. Những lời can gián tâm huyết của những người có trách nhiệm đã nói ra hết rồi, chỉ mong rằng nó không bị rơi vào hố đen thăm thẳm.
Quay trở lại với hành lang bệnh viện, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai nói trên báo thế này: “Người nhà bệnh nhân, bệnh nhân nằm tràn ra hành lang, trước phòng bác sĩ… nhưng cũng may là còn hành lang để nằm. Có những thời điểm, hết cả dây dẫn ôxy cho bệnh nhân. Một cọc vào ôxy lẽ ra dùng cho một người bệnh nay phải nối thêm ống dây cho trẻ khác thở. 7 máy thở lúc nào cũng trong tình trạng chạy hết công suất”.
Tôi ước sao có ai in những lời đau xót của các bác sĩ này ra giấy thật to rồi chuyển lên đặt cạnh bộ hồ sơ các dự án sẽ được xây dựng để phục vụ Asiad 2019 kia, xem thử nó có tác dụng gì không.
Cầm bằng được thì mừng cho dân nghèo biết bao nhiêu, còn không thì có lẽ cũng đành bó tay rồi bó luôn cả chiếu.
Tạp luận: Việc trái đạo lý kiểu gì cũng có thể xẩy ra
Nhiều năm trở lại đây, đặc biết kể từ thời điểm “nhóm lợi ích ” được
định danh chính thức trên các diễn đàn long trọng, ám chỉ (ám chỉ thôi
!) các thế lực ( tạm dùng lại từ) tài phiệt thao túng nền kinh tế và đôi
ba người đứng đầu chính thể quyết liệt. . . chỉ trích bầy sâu tham
nhũng “ăn hết phần của dân”, thì người ta thấy biết bao sự việc lớn nhỏ ở
nước mình đến giầu tưởng tượng hư cấu như các nhà văn. . . không tưởng
và hoang tưởng cũng không sao hình dung được. Ví như dăm bẩy vụ người
dân được gọi đến công an làm việc, phòng ốc nào cũng chữ đỏ viền vàng
lời dậy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi trở về chỉ là cái xác đầy thương
tích thoi thóp thở; và vụ việc ở thị xã Tuy Hòa rúng động công luận tới
mức người đứng đầu quốc gia phải lên tiếng , “vào cuộc”. Ví như, ví như.
. . quả thật là “đố ai quét sạch lá rừng” . Mới đây lại thêm việc một
ông kỹ sư “tháo tung” truyện thơ Kiều tuyệt đỉnh ngôn từ nghệ thuật Việt
thế kỷ 18, thành cái gọi là ” Truyện Kiều Nguyễn Du với tiếng Việt hiện
đại phổ thông đại chúng và trong sáng”.
Tác phẩm “siêu hiện đại” ” trên cả tuyệt vời ấy” ấy được công bố dưới hình thức sách pho to biếu đại biểu trong cuộc hội thảo mang cái tên vừa văn hoa lại vừa khoa học (chuẩn không phải chỉnh nhé !) là “Giòng chẩy văn hóa xứ Nghệ từ truyện Kiều đến phong trào thơ mới”. Và không kém phần quan trọng “cộng” long trọng, là được một nhà văn, nhà khoa học xã hội, nhà. . . . anh hùng lao động XHCN lão thành cổ vũ hết lời .
Với “tinh thần khoa học rất nghiêm túc” ông kỹ sư ấy đã tháo tung truyện Kiều như người ta bổ máy, đại tu ô tô xe máy, nhắm cái đích “phổ cập hóa truyện Kiều cho quảng đại quần chúng”. Muốn làm được công việc văn hóa “vì dân ta” như thế, trước hết ông kỹ sư “gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ tiếng Việt”-như lời đề dẫn của nhà khoa học xã hội đầu ngành lão thành có tên gọi Vũ Khiêu. Thật không thể nào hiểu nổi nữa! Nói nôm na truyện Kiều mãi mãi được người mình yêu, nàng Kiều mãi mãi được người mình quý, có lẽ trước hết bởi thơ Kiều đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đại chúng, nghĩa là của tuyệt đại đa số dân Việt, cả người bình dân lẫn người có học, từ các bậc thức giả khả kính “sách gối đầu giường” đến người . . . một chữ bẻ đôi không biết (thời phong kiến cả làng chỉ có ông đồ Nho là “có chữ”). Thế nên trên dưới ba thế kỷ qua, chuyện “bà già nhà quê” truyền miệng nhau thơ Kiều, có người đọc ngược từ câu cuối lên câu đầu hơn ba ngàn câu thơ Kiều ,”không sai một chữ”, đâu có còn là huyền thoại và người “yêu Kiều” đến thế đâu chỉ có ở một vùng miền nào, Nam Định, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh. . . đâu đâu cũng có hết. Và biết bao nhiêu cây bút thời danh đời nào chẳng hiện diện, biết bao nhiêu học giả, người làm công việc nghiên cứu văn học, phê bình văn học, kể cả các bậc chính nhân quân tử, chính khách có tiếng, chí sĩ ái quốc lừng danh . . . đã bàn thảo ,đã luận định, thẩm định, luận giải, bình giải giảng giải về thơ Kiều hàng trăm năm nay. Truyện Kiều có cần phải viết lại, làm mới lại không dưới chiêu bài “đại chúng hóa, hiện đại hóa”? Hàng nghìn câu thơ Kiều có cần phải một ông kỹ sư làm cái việc vô bổ ” vẽ rắn thêm chân” (tôi không nghĩ nó có hại gì đáng kể vì người biết đọc biết viết tiếng Việt không ai đọc nổi “Kiều mới” ngô ngọng kiểu đó, trừ số ít người, xin bỏ quá cho, nói thật, thiểu năng trí tuệ-thiểu năng văn học).Tiếng Việt trong truyện Kiều có cần phải làm cho trong sáng không – như mục đích cao cả của những người tung hô …tân Kiều (đối lập cựu Kiều !) Người viết kiến văn hạn hẹp, mỹ cảm văn chương cấp độ “gốc nhà quê” không dám lạm bàn, xin giành để các vị mũ cao áo dài tài cao học rộng làm chức phận cao cả của mình. Người viết chỉ xin mạo muội “ngồi góc cột nhà” nói … leo vài ý. Một trong những “thành tố” làm nên giá trị cổ điển của thơ Kiều là điển cố văn học. Người ta sợ chữ Hán, điển cố văn học Trung Hoa, “ngại Hán” đến mức câu thơ “cựu Kiều” (!)” Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi Trương” thành câu “tân Kiều” (!) ” Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”. Hay câu ” Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều “điển cố nói tham vọng của Tào Tháo thời Tam Quốc nổi danh lịch sử Trung Hoa phong kiến cổ muốn san bằng đất Đông Ngô, nhằm cái đích đem “nhị kiều” xứ này (vợ Ngô Tôn Quyền và vợ Chu Du, hai chị em ruột có tiếng mỹ nhân )) về đền Đồng Tước hoa lệ “sủng ái”, được người ta viết lại thành “Buồng đào nơi tạm khóa xuân hai kiều” thì thật không còn biết nói gì thêm nữa, không còn muốn nói gì thêm nữa… Hay câu thơ “Thực là tài tử giai nhân – Châu Trần còn có Châu Chần nào hơn”- lời ông quan xử án khen thơ Kiều “giá đáng thịnh Đường” và khen Kiều với Thúc Sinh đẹp đôi, điển cố nhắc chuyện đời xưa bên Trung Hoa có hai họ Châu và họ Trần đời đời kết thông gia với nhau, nay một câu được ông kỹ sư sáng tác thành “Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn”. Chán đến thế là cùng! Có thể các cụ già làng tôi, làng anh, làng chị thuộc lòng từng đoạn hoặc cả tập thơ Kiều, chữ quốc ngữ chỉ biết lỗ mỗ, không đọc “Điển cố văn học”, không có trong tay bộ “Từ điển truyện Kiều’ của cụ Đào Duy Anh khả kính như các bậc… học giả, nhưng không vì thế mà người ta thấy tiếng Việt truyện Kiều thiếu trong sáng, khó hiểu, đến mức không muốn “thuộc” thơ Kiều, không muốn ngâm thơ Kiều, lấy thơ Kiều để ru con ru cháu ngủ hay đưa truyện Kiều vào các cuộc “tập Kiều”, “đố Kiều” thi tài trí, không muốn âm thầm hoặc đọc to lên câu Kiều ứng với số phận, thân phận của mình trong một ngữ cảnh nào đó. Và cấp độ cao hơn, lấy truyện Kiều cùng với tầm ảnh hưởng rộng lớn, đa diện phong phú của một tác phẩm văn học làm nên danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du làm nguyên liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ, văn hóa văn chương Việt… Thể thơ lục bát ví như dòng nước trôi xuôi vô tận quen với lỗ tai thẩm thơ hàng nghìn đời truyền miệng, quen với tâm hồn tình cảm người Việt. Có ai vì điển cố văn học cổ trong đó, có ai vì những từ Hán Việt, từ Việt cổ trong đó mà “bài bác” Kiều, mà “phê’ Kiều vô lối ? Và những điển cố văn chương đó lại được các bậc thức giả cổ kim mấy trăm năm “sướng khoái” vì đáp ứng nhu cầu hiểu sâu biết rộng của họ. Cứ cái đà hiện đại hóa truyện Kiều, đại chúng hóa truyện Kiều kiểu “kỹ sư chế tạo máy” thế này thì rồi đây, tuyên ngôn chữ Hán của cụ Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, “Hịch tướng sĩ” của cụ Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của cụ Nguyễn Trãi ” Bạch đằng giang phú” của cụ Trương Hán Siêu, rồi thơ “Cung oán ngâm khúc” của cụ Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” của hai cụ Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm” vân vân biết đâu sẽ có kẻ “điếc không sợ súng” nêu gương, noi gương “làm trong sáng tiếng Việt, hiện đại hóa thơ cổ “của các cụ giống như ông kỹ sư nào đó đang “danh nổi như phao” thì sao ? Chưa biết chừng, các vị ấy sẽ cao đàm khoát luận mà rằng các em các cháu học sinh thơi a-còng bây giờ không biết chữ Hán Việt, không biết điển cố văn học cổ, thì ngoài cách “tháo dỡ” ra viết lại, thì có cách gì để các thế hệ tương lai hiểu văn học cổ nữa !!!
Thương quá cho những câu thơ Kiều không phải bị ” biên tập ” mà là viết lại, đổi chữ. Mà tác phẩm văn học ví như ngôi nhà tinh thần xây bằng những viên gạch chữ nghệ thuật, thay chữ thì còn gì là tác phẩm nguyên bản nữa, còn gì là giá trị văn chương mang dấu ấn lịch sử văn hóa nữa (chưa nói tới xâm hại bản quyền)! Mà viết lại, đổi chữ mới hay ho làm sao. Ví như câu thơ có điển cố “thiếp Lan Đình”, người có học một chút đều hiểu là thiếp viết chữ đẹp, viết thơ bằng… thư pháp tuyệt vời của danh sĩ Vương Hy Chi nước Trung Hoa cổ, được “con cháu hậu thế” sáng tạo thành “thiếp xem tình” thì còn gì là Kiều nữa hả trời! Tự nhiên tôi nhớ tới chuyện thật “trăm phần trăm”: có một cháu tầm tuổi ba mươi không biết do nhầm nhọt sang… trồng trọt, hay “kiến văn lỗ mỗ’ chót nhớ… sai câu thơ Kiều tuyệt hay “Vừng trăng ai xẻ làm đôi-Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường ” thành. . . ” Nửa in gối chiếc nửa soi… gậm giường ” (!). Tôi… thương cháu và thương cho cả các thầy cô nào ở đủ loại cấp học đã giảng Kiều cho cháu nghe. Thôi đành tạm chấm dứt trang tạp cảm buồn… lê thê này vậy. Chuyện thật mà như đùa đại loại thế còn đỡ, chuyện giơ bức bình phong vì dân, vì đại chúng, lại còn thêm vì khoa học nghệ thuật nữa mà làm cái việc “tháo dỡ truyện Kiều” như ông kỹ sư nào đó “bổ xe máy xịn . . . ngoại” thay phụ tùng nội địa chợ Giời “toàn phần giả và rởm” thì quá là chẳng ai nghĩ nó lại xẩy ra ở Việt Nam năm thứ mười bốn thế kỷ 21 ! . / .
Tác phẩm “siêu hiện đại” ” trên cả tuyệt vời ấy” ấy được công bố dưới hình thức sách pho to biếu đại biểu trong cuộc hội thảo mang cái tên vừa văn hoa lại vừa khoa học (chuẩn không phải chỉnh nhé !) là “Giòng chẩy văn hóa xứ Nghệ từ truyện Kiều đến phong trào thơ mới”. Và không kém phần quan trọng “cộng” long trọng, là được một nhà văn, nhà khoa học xã hội, nhà. . . . anh hùng lao động XHCN lão thành cổ vũ hết lời .
Với “tinh thần khoa học rất nghiêm túc” ông kỹ sư ấy đã tháo tung truyện Kiều như người ta bổ máy, đại tu ô tô xe máy, nhắm cái đích “phổ cập hóa truyện Kiều cho quảng đại quần chúng”. Muốn làm được công việc văn hóa “vì dân ta” như thế, trước hết ông kỹ sư “gạt bỏ những câu chữ khó hiểu từ tiếng Hán để thay bằng ngôn ngữ tiếng Việt”-như lời đề dẫn của nhà khoa học xã hội đầu ngành lão thành có tên gọi Vũ Khiêu. Thật không thể nào hiểu nổi nữa! Nói nôm na truyện Kiều mãi mãi được người mình yêu, nàng Kiều mãi mãi được người mình quý, có lẽ trước hết bởi thơ Kiều đáp ứng nhu cầu thưởng thức của đại chúng, nghĩa là của tuyệt đại đa số dân Việt, cả người bình dân lẫn người có học, từ các bậc thức giả khả kính “sách gối đầu giường” đến người . . . một chữ bẻ đôi không biết (thời phong kiến cả làng chỉ có ông đồ Nho là “có chữ”). Thế nên trên dưới ba thế kỷ qua, chuyện “bà già nhà quê” truyền miệng nhau thơ Kiều, có người đọc ngược từ câu cuối lên câu đầu hơn ba ngàn câu thơ Kiều ,”không sai một chữ”, đâu có còn là huyền thoại và người “yêu Kiều” đến thế đâu chỉ có ở một vùng miền nào, Nam Định, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh. . . đâu đâu cũng có hết. Và biết bao nhiêu cây bút thời danh đời nào chẳng hiện diện, biết bao nhiêu học giả, người làm công việc nghiên cứu văn học, phê bình văn học, kể cả các bậc chính nhân quân tử, chính khách có tiếng, chí sĩ ái quốc lừng danh . . . đã bàn thảo ,đã luận định, thẩm định, luận giải, bình giải giảng giải về thơ Kiều hàng trăm năm nay. Truyện Kiều có cần phải viết lại, làm mới lại không dưới chiêu bài “đại chúng hóa, hiện đại hóa”? Hàng nghìn câu thơ Kiều có cần phải một ông kỹ sư làm cái việc vô bổ ” vẽ rắn thêm chân” (tôi không nghĩ nó có hại gì đáng kể vì người biết đọc biết viết tiếng Việt không ai đọc nổi “Kiều mới” ngô ngọng kiểu đó, trừ số ít người, xin bỏ quá cho, nói thật, thiểu năng trí tuệ-thiểu năng văn học).Tiếng Việt trong truyện Kiều có cần phải làm cho trong sáng không – như mục đích cao cả của những người tung hô …tân Kiều (đối lập cựu Kiều !) Người viết kiến văn hạn hẹp, mỹ cảm văn chương cấp độ “gốc nhà quê” không dám lạm bàn, xin giành để các vị mũ cao áo dài tài cao học rộng làm chức phận cao cả của mình. Người viết chỉ xin mạo muội “ngồi góc cột nhà” nói … leo vài ý. Một trong những “thành tố” làm nên giá trị cổ điển của thơ Kiều là điển cố văn học. Người ta sợ chữ Hán, điển cố văn học Trung Hoa, “ngại Hán” đến mức câu thơ “cựu Kiều” (!)” Lứa đôi ai dễ đẹp tày Thôi Trương” thành câu “tân Kiều” (!) ” Lứa đôi từng thấy những ngày trái ngang”. Hay câu ” Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều “điển cố nói tham vọng của Tào Tháo thời Tam Quốc nổi danh lịch sử Trung Hoa phong kiến cổ muốn san bằng đất Đông Ngô, nhằm cái đích đem “nhị kiều” xứ này (vợ Ngô Tôn Quyền và vợ Chu Du, hai chị em ruột có tiếng mỹ nhân )) về đền Đồng Tước hoa lệ “sủng ái”, được người ta viết lại thành “Buồng đào nơi tạm khóa xuân hai kiều” thì thật không còn biết nói gì thêm nữa, không còn muốn nói gì thêm nữa… Hay câu thơ “Thực là tài tử giai nhân – Châu Trần còn có Châu Chần nào hơn”- lời ông quan xử án khen thơ Kiều “giá đáng thịnh Đường” và khen Kiều với Thúc Sinh đẹp đôi, điển cố nhắc chuyện đời xưa bên Trung Hoa có hai họ Châu và họ Trần đời đời kết thông gia với nhau, nay một câu được ông kỹ sư sáng tác thành “Lứa đôi còn có gì cần nhiều hơn”. Chán đến thế là cùng! Có thể các cụ già làng tôi, làng anh, làng chị thuộc lòng từng đoạn hoặc cả tập thơ Kiều, chữ quốc ngữ chỉ biết lỗ mỗ, không đọc “Điển cố văn học”, không có trong tay bộ “Từ điển truyện Kiều’ của cụ Đào Duy Anh khả kính như các bậc… học giả, nhưng không vì thế mà người ta thấy tiếng Việt truyện Kiều thiếu trong sáng, khó hiểu, đến mức không muốn “thuộc” thơ Kiều, không muốn ngâm thơ Kiều, lấy thơ Kiều để ru con ru cháu ngủ hay đưa truyện Kiều vào các cuộc “tập Kiều”, “đố Kiều” thi tài trí, không muốn âm thầm hoặc đọc to lên câu Kiều ứng với số phận, thân phận của mình trong một ngữ cảnh nào đó. Và cấp độ cao hơn, lấy truyện Kiều cùng với tầm ảnh hưởng rộng lớn, đa diện phong phú của một tác phẩm văn học làm nên danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du làm nguyên liệu quý giá cho các công trình nghiên cứu văn hóa ngôn ngữ, văn hóa văn chương Việt… Thể thơ lục bát ví như dòng nước trôi xuôi vô tận quen với lỗ tai thẩm thơ hàng nghìn đời truyền miệng, quen với tâm hồn tình cảm người Việt. Có ai vì điển cố văn học cổ trong đó, có ai vì những từ Hán Việt, từ Việt cổ trong đó mà “bài bác” Kiều, mà “phê’ Kiều vô lối ? Và những điển cố văn chương đó lại được các bậc thức giả cổ kim mấy trăm năm “sướng khoái” vì đáp ứng nhu cầu hiểu sâu biết rộng của họ. Cứ cái đà hiện đại hóa truyện Kiều, đại chúng hóa truyện Kiều kiểu “kỹ sư chế tạo máy” thế này thì rồi đây, tuyên ngôn chữ Hán của cụ Lý Thường Kiệt “Nam quốc sơn hà nam đế cư”, “Hịch tướng sĩ” của cụ Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô Đại Cáo” của cụ Nguyễn Trãi ” Bạch đằng giang phú” của cụ Trương Hán Siêu, rồi thơ “Cung oán ngâm khúc” của cụ Nguyễn Gia Thiều, “Chinh phụ ngâm” của hai cụ Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm” vân vân biết đâu sẽ có kẻ “điếc không sợ súng” nêu gương, noi gương “làm trong sáng tiếng Việt, hiện đại hóa thơ cổ “của các cụ giống như ông kỹ sư nào đó đang “danh nổi như phao” thì sao ? Chưa biết chừng, các vị ấy sẽ cao đàm khoát luận mà rằng các em các cháu học sinh thơi a-còng bây giờ không biết chữ Hán Việt, không biết điển cố văn học cổ, thì ngoài cách “tháo dỡ” ra viết lại, thì có cách gì để các thế hệ tương lai hiểu văn học cổ nữa !!!
Thương quá cho những câu thơ Kiều không phải bị ” biên tập ” mà là viết lại, đổi chữ. Mà tác phẩm văn học ví như ngôi nhà tinh thần xây bằng những viên gạch chữ nghệ thuật, thay chữ thì còn gì là tác phẩm nguyên bản nữa, còn gì là giá trị văn chương mang dấu ấn lịch sử văn hóa nữa (chưa nói tới xâm hại bản quyền)! Mà viết lại, đổi chữ mới hay ho làm sao. Ví như câu thơ có điển cố “thiếp Lan Đình”, người có học một chút đều hiểu là thiếp viết chữ đẹp, viết thơ bằng… thư pháp tuyệt vời của danh sĩ Vương Hy Chi nước Trung Hoa cổ, được “con cháu hậu thế” sáng tạo thành “thiếp xem tình” thì còn gì là Kiều nữa hả trời! Tự nhiên tôi nhớ tới chuyện thật “trăm phần trăm”: có một cháu tầm tuổi ba mươi không biết do nhầm nhọt sang… trồng trọt, hay “kiến văn lỗ mỗ’ chót nhớ… sai câu thơ Kiều tuyệt hay “Vừng trăng ai xẻ làm đôi-Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường ” thành. . . ” Nửa in gối chiếc nửa soi… gậm giường ” (!). Tôi… thương cháu và thương cho cả các thầy cô nào ở đủ loại cấp học đã giảng Kiều cho cháu nghe. Thôi đành tạm chấm dứt trang tạp cảm buồn… lê thê này vậy. Chuyện thật mà như đùa đại loại thế còn đỡ, chuyện giơ bức bình phong vì dân, vì đại chúng, lại còn thêm vì khoa học nghệ thuật nữa mà làm cái việc “tháo dỡ truyện Kiều” như ông kỹ sư nào đó “bổ xe máy xịn . . . ngoại” thay phụ tùng nội địa chợ Giời “toàn phần giả và rởm” thì quá là chẳng ai nghĩ nó lại xẩy ra ở Việt Nam năm thứ mười bốn thế kỷ 21 ! . / .
Đào Dục Tú
(Blog Bà Đầm Xòe)
Trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái-Hạ Long sẽ rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc?
Trung Quốc gần đây đã xây dựng kịch bản tấn công Việt Nam.
Lê Anh Hùng -VOA
Móng Cái xưa nay vốn là cửa ngõ thông thương giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại, Móng Cái là một trong ba cửa khẩu quốc tế đường bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc (cùng với CKQT Hữu Nghị ở tỉnh Lạng Sơn và CKQT Lào Cai ở tỉnh Lào Cai). Đây là cửa ngõ thông thương rất quan trọng, chiếm đến 40% tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu qua các tỉnh biên giới phía bắc.
Đó là về mặt kinh tế, còn về mặt an ninh quốc phòng thì sao? Từ xưa đến nay, Móng Cái luôn là một trong những hướng tấn công chính của Trung Quốc trong các cuộc xâm lược Việt Nam. Trong cuộc xâm lược Việt Nam tháng 2/1979, Móng Cái là hướng tấn công của quân đoàn 55A và đây cũng là một trong những nơi phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất của cuộc chiến.
Vì thế, có lẽ không một người Việt Nam bình thường nào lại không khỏi giật mình trước nguy cơ trục đường cửa ngõ chiến lược ven biển Móng Cái – Hạ Long sắp rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc thông qua dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái.
Báo Đầu Tư ngày 18/10/2013 đăng bài “Quảng Ninh tạo cơ chế xây 110 km đường cao tốc”, trong đó viết:
…Không phải ngẫu nhiên mà thông tin Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 8506/VPCP – KTN đề nghị Bộ Giao thông - Vận tải nghiên cứu xử lý đề xuất của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phân kỳ đầu tư tuyến cao tốc Hạ Long - Móng Cái được cộng đồng các nhà đầu tư hạ tầng trong và ngoài nước khá quan tâm.
Trước đó, cuối tháng 9/2013, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép phân chia Dự án Xây dựng đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái dài 134 km, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2,1 tỷ USD.
...Được biết, tại cuộc làm việc giữa Bộ Giao thông - Vận tải và UBND tỉnh Quảng Ninh cuối tháng 8/2013, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng cơ bản thống nhất với phương án đầu tư tuyến cao tốc Hạ Long - Móng Cái, đồng thời xây dựng phương án cụ thể để Bộ này trình Chính phủ đưa vào chương trình làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc.
Báo Quảng Ninh ngày 15.1.2014 đưa tin “Nhà đầu tư Trung Quốc tìm hiểu Dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái” với nội dung:
Chiều 15-1, tại TP Hạ Long, đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc làm việc với đoàn công tác của Công ty Hữu hạn tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc do đồng chí Châu Hằng Vũ, Phó Tổng Giám đốc Công ty làm trưởng đoàn về Dự án đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái.
…Tại cuộc làm việc, phía Công ty Hữu hạn tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc cũng giới thiệu với tỉnh Quảng Ninh về năng lực của công ty và các công trình dự án trong và ngoài nước. Đồng thời mong muốn được nghiên cứu dự án và nếu tỉnh Quảng Ninh là chủ đầu tư thì công ty được làm tổng thầu EPC.
Công ty đề nghị tỉnh xem xét, nghiên cứu hình thức vay vốn ưu đãi và vốn tín dụng ưu đãi người mua của Chính phủ Trung Quốc để đầu tư dự án. Công ty sẵn sàng giúp đỡ tỉnh Quảng Ninh trong quá trình vay vốn của Chính phủ Trung Quốc và được thực hiện làm tổng thầu EPC.
Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh ghi nhận các ý kiến của Công ty Hữu hạn tập đoàn cục 6 đường sắt Trung Quốc, đồng thời đề nghị công ty sớm có văn bản chính thức gửi UBND tỉnh Quảng Ninh làm cơ sở cho tỉnh nghiên cứu xem xét quyết định.
Báo Du Lịch Hạ Long ngày 4.3.2014 đăng bài “Dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái”, trong đó viết:
Chiều 4-3, tại TP Hạ Long, đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh có buổi tiếp xã giao Liên danh Công ty TNHH Phát triển công cộng Ý-Thái (ITD) và Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC) đến nghiên cứu đầu tư Dự án đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái.
Tại buổi tiếp, ông SakChai, Phó Chủ tịch ITD giới thiệu với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối tác quan trọng của ITD trong thực hiện dự án là Tập đoàn xây dựng đường sắt Trung Quốc (CRCC), cũng như quá trình nghiên cứu dự án.
Ông Hồ Phàn, Phó Tổng giám đốc CRCC khẳng định ITD là đối tác chiến lược và đánh giá cao những nghiên cứu của ITD trong thực hiện dự án này. Đồng thời khẳng định CRCC có thể thực hiện dự án và đảm bảo tiến độ thi công theo cam kết khi dự án triển khai.
…Phát biểu tại buổi tiếp, đồng chí Đỗ Thông, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đánh giá cao thiện chí hợp tác của Liên danh ITD –CRCC.
Đồng chí khẳng định, đây là dự án có tính khả thi cao, rất quan trọng trong hình thành kết nối giao thông vùng Bắc Bộ và quốc tế. Tỉnh và ITD đã bàn chi tiết về giải pháp kỹ thuật, nguồn vật tư triển khai tuyến đường này; công tác GPMB để tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án.
Hiện vấn đề lớn nhất là thu xếp nguồn vốn đầu tư và phương thức đầu tư. Phía tỉnh Quảng Ninh mong muốn phía ITD và CRCC sớm nghiên cứu đầu tư dự án theo hình thức BOT.
Nếu kiểm soát được trục đường chiến lược Móng Cái – Hạ Long, các đội quân xâm lược đến từ phương Bắc sẽ gặp thuận lợi hơn rất nhiều khi tiến từ Móng Cái về Hạ Long. Từ Hạ Long chúng có thể tiến về Hà Nội và Hải Phòng theo hai ngả là đường cao tốc Hạ Long – Nội Bài và tuyến cao tốc nối Hạ Long với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (sắp được triển khai). Đó là về lâu dài, còn trước mắt tuyến đường cao tốc Móng Cái – Hạ Long chắc chắn sẽ góp phần đắc lực vào mục tiêu bóp chết nền sản xuất trong nước bằng những hàng hoá rẻ tiền và độc hại của Trung Quốc.
Kịch bản trục đường cửa ngõ chiến lược Móng Cái – Hạ Long rơi vào tay Trung Quốc lại càng gần với hiện thực hơn bao giờ hết bởi những lý do sau:
- Ông Hoàng Trung Hải, một người Hán trá hình,
là phó thủ tướng phụ trách kinh tế, vừa trực tiếp chỉ đạo Bộ Giao thông
Vận tải vừa là Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng
điểm ngành Giao thông Vận tải (tình trạng 90% các công trình trọng điểm
quốc gia rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc là nhờ “công lao” của ngài PTT Tàu này; ông ta cũng chính là người đã và đang âm mưu “dâng” cả nền kinh tế Việt Nam cho Trung Quốc, đặc biệt là ngành điện lực, ngành khai khoáng hay thậm chí cả khu vực vô cùng hiểm yếu Vũng Áng – cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh);
- Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh vốn có tầm nhìn “bên kia bên giới cũng là quê hương”: (i) hàng chục năm nay, lãnh đạo tỉnh này đã làm giàu cho Trung Quốc và tàn phá Việt Nam khi làm ngơ (thậm chí tiếp tay) cho tình trạng xuất lậu khoáng sản và nhập lậu hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá độc hại, từ Trung Quốc về Việt Nam; (ii) ông Hồ Đức Việt, cựu Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, từng là người ủng hộ dự án Bauxite Tây Nguyên; (iii) ông Nguyễn Văn Đọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, nói rằng việc lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho Cty Innov Green (Trung Quốc) thuê hàng chục ngàn ha đất trồng rừng ở những khu vực nhạy cảm về an ninh - quốc phòng không phải là để tăng nguồn thu ngân sách mà là để tăng độ che phủ rừng và họ không quan niệm yếu tố trong hay ngoài nước khi cấp phép đầu tư; (iv) ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh, mới đây thậm chí còn “đề xuất” cho Trung Quốc thuê đất với thời hạn lên đến… 120 năm.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp mặt Lãnh đạo qua các thời kỳ
http://www.tuyengiao.vn/Video/Thoi-s...ua-cac-thoi-ky
Quote:
Nhân câu nói bất hủ của ngài Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”,
ngài vừa nói hôm qua tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng
11/4, có thể coi đây là phát ngôn bất hủ nhất mọi thời đại (Xem tại đâyĐầu tư công: Quyết sai thì ai chịu?), mình xin trích một số câu bất hủ khác của ông để cười 1.Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng trả lời chất vấn trước Quốc hội:" “Đồng chí Lợi hỏi tôi có yên tâm với đường sắt cao tốc không, tôi yên tâm, chúng ta không thể không làm đường sắt cao tốc”
http://vneconomy.vn/20100612021457983P0C9920/pho-thu-tuong-khong-the-khong-lam-duong-sat-cao-toc.htm
2.Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra: “Tôi thì vẫn chưa lo” http://dantri.com.vn/xa-hoi/co-su-lan-lon-giua-thu-nhap-va-luong-tai-scic-401064.htm
3. Ngài trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008: “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/that-chat-nhung-phai-linh-hoat-217238.htm
4. Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh thêm ý của ngài: "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng". http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/04/779904/
5. Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt", ngài nói:"Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn"
2.Ngày 8/6/2010, PTT vừa cười vô tư vừa nói câu này khi được các phóng viên hỏi về những lo ngại về hiệu quả kinh doanh tại Vinashin trong kỳ họp Quốc hội. Chỉ 1 tháng sau, tháng 7/2010, thông tin về vụ bê bối ở Vinashin bung ra: “Tôi thì vẫn chưa lo” http://dantri.com.vn/xa-hoi/co-su-lan-lon-giua-thu-nhap-va-luong-tai-scic-401064.htm
3. Ngài trả lời phỏng vấn Báo Tuổi trẻ ngày 6/3/2008: “Với những chính sách điều chỉnh thị trường hiện nay, tôi đảm bảo TTCK sẽ lên giá và có chất lượng hơn. Nếu là nhà đầu tư chứng khoán thì lúc này tôi sẽ mua cổ phiếu”. http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/that-chat-nhung-phai-linh-hoat-217238.htm
4. Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh thêm ý của ngài: "Thị trường đã giảm đến đáy, nên trong điều hành Chính phủ quyết tâm không để giảm thêm. Thời điểm này, nếu nhà đầu tư nào bán tháo cổ phiếu thì sẽ thất bại, ngược lại người nào có quyết định mua vào thông minh sẽ thắng". http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/2008/04/779904/
5. Trả lời than thở của Phạm Thanh Bình, TGĐ Vinashin trong cuộc họp ngày 23/4/2008: "Vốn chủ yếu vay từ ngân hàng, nhưng lãi suất cao. Chúng tôi đã trình đề án xin phát hành trái phiếu sáu tháng nay nhưng chưa được phê duyệt", ngài nói:"Ai dám hạn chế không cho các anh phát hành trái phiếu. Chính phủ sẽ không để xảy ra ngừng trệ vốn kinh doanh cho các tập đoàn"
6. Ngài giải thích về những lo ngại của các đại biểu Quốc hội là Việt
Nam không đủ nguồn lực làm ĐSCT: "GDP năm nay của Việt Nam tuy chỉ có
106 tỷ USD, nhưng đến 2020 sẽ tăng lên 300 tỷ USD và năm 2030 là 700 tỷ,
đến 2040 ước đoán cỡ 1,2 - 1,4 nghìn tỷ USD. Đến 2050, khi hoàn thành
toàn tuyến, con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi”. Và: "Thu nhập bình
quân đầu người hiện nay là 1.200 USD, nhưng với tốc độ tăng trưởng kinh
tế tương lai thì đến 2020 sẽ là 3.000 USD, và lần lượt tăng lên mức
6.000, rồi 12.000 và sẽ đạt 20.000 vào năm 2050". http://vneconomy.vn/20100612021457983P0C9920/pho-thu-tuong-khong-the-khong-lam-duong-sat-cao-toc.htm
7.Trước băn khoăn của một số đại biểu khi đây là con đường sắt cao tốc “dài nhất thế giới”, Phó thủ tướng giải thích, “dài nhưng làm từng đoạn, chả có mấy nước có chiều dài như nước ta đâu, các đồng chí ạ, đi lại từng đoạn thì ngắn, cộng lại thì dài”. http://vneconomy.vn/20100612021457983P0C9920/pho-thu-tuong-khong-the-khong-lam-duong-sat-cao-toc.htm
8.Cũng liên quan đến vấn đề trách nhiệm, trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Như Lợi trước đó về kỷ luật hành chính, Phó Thủ tướng nói: "Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp". http://vneconomy.vn/20100612021457983P0C9920/pho-thu-tuong-khong-the-khong-lam-duong-sat-cao-toc.htm
9. Họp bàn tái cơ cấu Vinashin tháng 8-2010, ngài khẳng định như đinh đóng cột: "Từ nay đến năm 2012 còn lỗ nhưng dự báo tới 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau năm 2015 VNS sẽ phát triển ổn định"( http://plo.vn/chinh-tri/tai-co-cau-vinashin-chinh-phu-hy-vong-nam-2013-se-co-lai-181601.html) cho thấy khả năng dự báo của ngài là rất thiên tài.
Những mong lên hỏi chị Hằng
Gốc đa ngồi có mình Cuội thôi
Mà sao lắm Cuội dưới đời
Ăn gian nói dối hại người trần gian
7.Trước băn khoăn của một số đại biểu khi đây là con đường sắt cao tốc “dài nhất thế giới”, Phó thủ tướng giải thích, “dài nhưng làm từng đoạn, chả có mấy nước có chiều dài như nước ta đâu, các đồng chí ạ, đi lại từng đoạn thì ngắn, cộng lại thì dài”. http://vneconomy.vn/20100612021457983P0C9920/pho-thu-tuong-khong-the-khong-lam-duong-sat-cao-toc.htm
8.Cũng liên quan đến vấn đề trách nhiệm, trả lời câu hỏi của đại biểu Đặng Như Lợi trước đó về kỷ luật hành chính, Phó Thủ tướng nói: "Sai thì phải sửa, làm 10 việc tốt cũng có thể có một việc sai. Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ nói theo quy định của pháp luật, nhưng pháp luật cũng có cái đạo, cứ dẹp đi là bầu không kịp". http://vneconomy.vn/20100612021457983P0C9920/pho-thu-tuong-khong-the-khong-lam-duong-sat-cao-toc.htm
9. Họp bàn tái cơ cấu Vinashin tháng 8-2010, ngài khẳng định như đinh đóng cột: "Từ nay đến năm 2012 còn lỗ nhưng dự báo tới 2013-2014 sẽ bắt đầu có lãi và sau năm 2015 VNS sẽ phát triển ổn định"( http://plo.vn/chinh-tri/tai-co-cau-vinashin-chinh-phu-hy-vong-nam-2013-se-co-lai-181601.html) cho thấy khả năng dự báo của ngài là rất thiên tài.
Những mong lên hỏi chị Hằng
Gốc đa ngồi có mình Cuội thôi
Mà sao lắm Cuội dưới đời
Ăn gian nói dối hại người trần gian
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét