- Vì sao cố tình giấu nợ xấu? (BBC) - Một số chuyên gia tại Việt Nam cảnh báo về tình trạng bất minh trong số liệu nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước công bố.
- Kháng án vụ CA Phú Yên đánh chết người (BBC) - Phía bị hại đòi xử lại để 'không còn ai phải chết oan' và đề nghị khởi tố lãnh đạo công an, trong lúc một bị cáo kêu oan.
- Làm sao chấn chỉnh công an Việt Nam? (BBC) - Một luật sư giải thích về 'vận hạn' của công an Việt Nam, thói lộng quyền của họ và cách chấn chỉnh.
- Đường cong là do lòng người không thẳng (BBC) - Từ đường Trường Chinh suy nghĩ về xã hội nơi nhiều giá trị bị bẻ cong.
- Khi gốc gác át tài năng (BBC) - Ai là ngôi sao đang lên trên bầu trời chính trị Việt Nam khi chưa đầy hai năm nữa là Đại hội Đảng?
- Ca sỹ Khánh Ly 'sẽ hát ở Hà Nội' (BBC) - Ca sỹ Khánh Ly dự kiến xuất hiện trong đêm diễn duy nhất ngày 9/5 bên cạnh các sỹ khác, theo công ty tổ chức Đồng Dao và Viet Vision.
- Hoa Kỳ và Mông Cổ thắt chặt quan hệ về quốc phòng (RFA) - Hoa Kỳ và Mông Cổ thắt chặt quan hệ về quốc phòng, theo đúng kế hoạch tìm thêm bạn mà các nhà quan sát cho rằng Washington thực hiện để đối phó với Nga và Trung Quốc.
- Thu hẹp vùng tìm kiếm MH370 (BBC) - Các nhóm tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích tập trung vào khu vực đã được khoanh vùng sau khi bắt được thêm tín hiệu hôm 8/4.
- Triển lãm tượng Phật Đông Nam Á (BBC) - 160 tượng Phật giáo và đạo Hindu từ thế kỷ thứ 5 đến thứ 8 đang được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật ở New York.
- Vẫn còn bất đồng trong thương thảo TPP giữa Mỹ và Nhật (RFA) - Các nước tham gia TPP đã không đạt được thỏa thuận dự định vào cuối năm ngoái, và đến giờ vẫn chưa biết khi nào bản hiệp định TPP mới hoàn thành.
- “Người Việt xấu xí” – Lá thư từ người bạn Nhật (RFA) - Diễn đàn bạn trẻ kỳ này thảo luận về một lá thư được truyền nhau trên mạng của một bạn trẻ người Nhật gửi các bạn trẻ VN, trong đó có nói nhiều về tật xấu của người Việt, cũng như những điều mà người Việt tự hào mà lại không thực tế. Lá thư này làm dấy lên trên mạng những làn sóng chỉ trích cũng như đồng ý.
- Phạm Chí Dũng : Hãy để yên cho ông Cù Huy Hà Vũ sống như một người bình thường (RFI) - Nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam, tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã được bất ngờ trả tự do hôm 06/04/2014, đưa thẳng từ nhà tù ra sân bay và đến Hoa Kỳ hôm 7/4. Nếu báo chí nhà nước không hề loan một dòng tin nào về sự kiện này, thì trên các mạng xã hội việcông Cù Huy Hà Vũ được phóng thích và đi Mỹ ngay sau đó đã làm dấy lên nhiều bình luận sôi nổi. RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở TP Hồ Chí Minh về vấn đề này.
- Cam Bốt : Chính quyền và đối lập sắp đạt thoả thuận (RFI) - Theo AFP, hôm nay 10/4/2014, lãnh đạo đối lập Cam Bốt Sam Rainsy thông báo sắp đạt thoả thuận với Thủ tướng Hun Sen để thoát khỏi bế tắc chính trị từ sau cuộc bầu cử Quốc hội gây nhiều tranh cãi.
- Lúa gạo và kinh tế thị trường nửa mùa (RFA) - Việt Nam sản xuất dư thừa lúa gạo, thiếu dự báo thị trường tiêu thụ và việc không tuân thủ nguyên tắc kinh tế thị trường khiến cho nông dân trồng lúa lao đao.
- Từ đàn tranh quê hương đến Đại Hí Viện thế giới (RFA) - Võ Vân Ánh là một nghệ sĩ đàn tranh, đã thực hiện được ước mơ đưa nền âm nhạc truyền thống dân tộc Việt Nam đến với thế giới.
- Phó Thủ tướng Việt Nam tham dự diễn đàn Châu Á Bác Ngao (RFA) - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang tham dự diễn đàn mang tên Châu Á Bác Ngao, tổ chức tại thành phố Bác Ngao tỉnh đảo Hải Nam, Trung quốc.
- Giáo dân Triết Giang, TQ kêu gọi đừng gỡ bỏ thánh giá trên nóc nhà thờ (RFA) - Trong thông cáo mới phổ biến tại Washington hồi tối hôm qua, Hiệp Hội Hỗ Trợ Trung Quốc cho biết tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Triết Giang đã gửi kiến nghị yêu cầu chính phủ địa phương ngưng thực hiện quyết định gỡ bỏ thánh giá dựng trên nóc 5 ngôi nhà thờ.
- Trung Quốc : Tín đồ Thiên Chúa giáo đòi chấm dứt phá dỡ nhà thờ (RFI) - AFP hôm nay, 10/04/2014, dẫn nguồn tin của một tổ chức bảo vệ tôn giáo đặt trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết, nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo tại Trung Quốc lên tiếng yêu cầu chính phủ chấm dứt chiến dịch có chỉ đạo nhằm phá các nhà thờ của họ.
- Truyền thông TQ bất bình với ông Hagel (BBC) - Truyền thông Trung Quốc chỉ trích phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về tranh chấp lãnh thổ trong khu vực.
- Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ: Trung Quốc rất nguy hiểm (BaoMoi) - (TNO) Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã gọi việc Trung Quốc tăng cường bành trướng sức mạnh quân sự trong khu vực là “hung hăng” và cho rằng cách hành xử của Bắc Kinh là “rất nguy hiểm”, tờ Sydney Morning Herald (Úc) đưa tin ngày 10.4.
- Phillipines và Việt Nam đang xích lại gần nhau (RFA) - Các thủy thủ Việt Nam và Philippines sẽ chơi bóng chuyền và uống bia với nhau trên một hòn đảo thuộc quân đảo Trường sa.
- Việt Nam - Philippines sẽ đấu bóng chuyền giao hữu trên đảo Trường Sa (RFA) - Các thủy thủ Việt nam và Philippines sẽ chơi bóng chuyền và uống bia với nhau trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường sa.
- Trung Quốc : Thêm một nhà tranh đấu chống tham nhũng thứ ba bị xét xử (RFI) - Hôm nay 10/04/2014ông Triệu Thường Thanh (Zhao Changqing) là nhà hoạt động chống tham nhũng thứ ba bị tòaán Bắc Kinh xét xử trong tuần này, sau khi hai nhà tranh đấu khác đã phải ra tòa. Luật sư củaông cho AFP biết như trên, trong bối cảnh chính quyền Trung Quốc đang đànáp các nhà dân chủ.
- Pháp tịch thu trên 2 triệu hộp thuốc giả Trung Quốc (RFI) - Hải quan Pháp hôm nay 10/04/2014 loan báo đã tịch thu 2,4 triệu hộp dược phẩm giả do Trung Quốc sản xuất, phát hiện được từ cuối tháng Hai. Đây là số lượng thuốc giả bị tịch thu cao nhất ChâuÂu từ trước đến nay.
- "Philippines đang sử dụng một vụ kiện lương tâm để đối phó với TQ." (RFA) - Philippines có các đòi hỏi về lãnh hải chồng lấn với các đòi hỏi của Việt Nam, Malaysia, Brunei tại vùng quần đảo Trường sa. Riêng TQ thì đòi hỏi đến 90% diện tích biển Đông là của họ.
- Ấn Độ bắt đầu ngày bỏ phiếu quan trọng (BBC) - Hàng triệu cử tri Ấn Độ bắt đầu ngày bỏ phiếu quy mô lớn đầu tiên của cuộc tổng tuyển cử trong đó đảng Quốc đại cầm quyền đương đầu với đảng đối lập chính BJP.
- Tấn công bằng dao ở trường học Mỹ (BBC) - Một thiếu niên dùng dao tấn công người xung quanh tại một trường học ở bang Pennsylvania, Hoa Kỳ, làm bị thương 19 học sinh và một cảnh vệ.
- Bầu cử Indonesia: đối lập dẫn điểm (BBC) - Đảng Dân chủ Đấu tranh Indonesia dẫn điểm tuy không cao còn đảng cầm quyền mất quá nửa số phiếu so với kỳ trước.
- Tranh chấp chính trị ở Campuchia sẽ được giải quyết (RFA) - Thủ Tướng Hun Sen của Campuchia cho biết có triển vọng cuộc tranh chấp chính trị ở Xứ Chùa Tháp sẽ được giải quyết vào ngày mai.
- Indonesia bầu cử : Đối lập về đầu (RFI) - Theo các kết quả thẩm định, đảng đối lập chính ở Indonesia đã thắng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 09/04/2014. Với thắng lợi này, Thống đốc Jakarta sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 7 tới.
- Ukraine 'sẽ ân xá cho người ly khai' (BBC) - Ukraine sẽ không truy tố các nhà hoạt động chiếm đóng công sở nếu họ chịu buông vũ khí, tổng thống lâm thời nói.
- Putin cảnh báo Kiev không nên trấn áp các cuộc biểu tình ở phía đông Ukraina (RFI) - Tình hình tại phhisa đông Ukraina tiếp tục căng thẳng, nơi là những nhóm thân Nga đòi ly khai vẫn chiếm giữ các công sở. Hôm qua, 09/04/2014, Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh cáo chính quyền Kiev không nên có những hành động không thể tha thứ được,ý muốn nói đến việc trấnáp những người biểu tình thân Nga tại phía đông Ukraina.
- Nghị sỹ Anh được xóa tội hiếp dâm (BBC) - Cựu phó Chủ tịch Hạ viện Anh, Nigel Evans được xóa các tội tình dục gồm cáo buộc hiếp dâm một người đàn ông trẻ.
- NHÓM CÁC NƯỚC ĐANG TRỖI DẬY: BRICS : Rủi ro chính trị ngày càng lớn (RFI) - Pháp và những thay đổi nhân sự trong chính quyền, ở phủ Tổng thống, và trong guồng máy lãnh đạo của đảng Xã hội đang cầm quyền. Đó là các đề tài trải rộng toàn bộ trang nhất các tờ báo Paris. Ở phần thời sự quốc tế, một lần nữa, Ukraina lại được nhắc tới nhiều với các cuộc biểu tình rầm rộ của phe thân Nga ở Donetsk. Dù vậy các báo không quên ChâuÁ và các nền kinh tế đang trỗi dậy.
- Tổng thống Pháp thăm Mêhicô để tái thúc đẩy quan hệ (RFI) - Tổng thống Pháp François Hollande hôm nay 10/04/2014 khởi đầu chuyến công du Mêhicô hai ngày nhằm mục đích tái lập quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. Tuy nhiên, một rắc rối mới có thể ảnh hưởng đến cuộc tái ngộ này.
- Indonesia: Đảng dân chủ đấu tranh đang tìm kiếm liên minh (RFA) - Dẫn đầu nhưng chưa đủ. Đó là tình trạng của đảng Dân chủ đấu tranh sau kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử quốc hội vừa qua ở Indonesia.
- Không quân Mỹ - Hàn tập trận quy mô lớn vào cuối tháng Tư (RFI) - Hôm nay, 10/04/2014, chính quyền Seoul thông báo không quân Hàn Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung lớn chưa từng thấy, vào lúc căng thẳng gia tăng do hàng loạt các đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.
- LHQ chuẩn bị đưa 12 000 lính mũ Xanh sang Trung Phi (RFI) - Hôm nay 10/04/2014, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có cuộc họp để bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép triển khai 12 000 lính mũ Xanh tại Trung Phi, nơi các cuộc tàn sát sắc tộc-tôn giáo đang có nguy cơ bùng phát.
- Pháp: Bộ trưởng gốc Triều Tiên đặc trách Ngoại thương (RFI) - Hôm qua, 09/04/2011, tân Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã hoàn tất việc thành lập nội các với việc bổ nhiệm 14 Quốc vụ khanh, trong đó có bà Fleur Pellerin, gốc Triều Tiên, được giao đặc trách Ngoại thương.
- Sinh viên Đài Loan trả lại trụ sở Quốc hội (RFI) - Theo AFP, chiều tối hôm nay,10/04/2014, các sinh viên Đài Loan đã rút hết khỏi trụ sở Quốc hội mà họ chiếm đóng trong suốt 3 tuần qua để ngăn chặn phê chuẩn hiệp định thương mại ký với Hoa lục. Phong trào đấu tranh cho biết sẽ tiếp tục gây sứcép đối với chính phủ.
- Hàn Quốc hạn chế hôn nhân với người nước ngoài (RFI) - Chính phủ Hàn Quốc trong tháng này vừaáp dụng những quy định mới hạn chế hôn nhân với người nước ngoài, nhưng những người chỉ trích cho rằng lẽ ra Seoul nên tập trung hỗ trợ các người vợ nước ngoài để giúp họ hội nhập vào xã hội Triều Tiên.
- Thời sự qua hình ảnh (RFA) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel (thứ 2 từ trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Dashdemberal Bát-Erdene (trái) đang duyệt hàng quân danh dự trong một buổi lễ chào đón tại Mông Cổ tại Ulan Bator on ngày 10, tháng 4, 2014.
- Châu Á trông đợi gì vào chuyến thăm của Tổng thống Mỹ (RFA) - Tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ lên đường đến thăm một số nước châu Á vào cuối tháng này. Các nước nằm trong lịch trình bao gồm Philippines, Malaysia, Nhật bản và Nam Hàn.
- Chính phủ, phe dân quân ở Libya đạt thỏa thuận mở lại 2 cảng (VOA) - Thỏa thuận để mở lại các cảng dầu khí sau 9 tháng bị dân quân phong tỏa đã được ca ngợi là một bước đột phá sau một cuộc giằng co gay gắt và dai dẳng
- Ứng viên tổng thống Afghanistan kêu gọi kiểm phiếu minh bạch (VOA) - Cựu Ngoại trưởng Afghanistan Abdullah Abdullah nói với đài VOA rằng điều quan trọng hơn lúc này là việc kiểm phiếu diễn ra công bằng và hợp pháp
- Thị trường chứng khoán Indonesia sụt giảm sau kết quả bầu cử sơ khởi (VOA) - Thị trường chứng khoán Indonesia giảm hơn 3% sau ghi đảng đối lập chính của nước này giành được kết quả thấp hơn so với dự đoán trong cuộc bầu cử quốc hội.
- Mỹ-Trung bất đồng gay gắt vào lúc mưu tìm quan hệ quân sự (VOA) - Chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Hagel không thiếu các trao đổi hữu nghị, nhưng hai bên cũng công khai tỏ vẻ bất đồng về những tranh chấp trong vùng
- Bom nổ tại ẤnÐộ trong lúc bầu cử đang diễn ra ở bang Bihar (VOA) - Một quả bom nghi là do các phiến quân Maoist kích nổ đã làm thiệt mạng 2 binh sĩ Ấn Độ trong lúc cuộc bầu cử diễn ra ở bang Bihar ở miền đông Ấn Độ.
- Công tố viên: Pistorius làngười chỉ nghĩ về bản thân (VOA) - Các công tố viên tìm cách mô tả Oscar Pistorius là người chỉ nghĩ về bản thân trong mối quan hệ với bạn gái Reeva Steenkamp
- Mỹ không chấp thuận người được Iran đề cử làm đại sứ ở LHQ (VOA) - Iran quyết định bổ nhiệm một nhân vật dính líu tới vụ bắt cóc con tin năm 1979 làm đại sứ tại LHQ, nhưng giới chức Mỹ đang tìm cách ngăn ông này nhập cảnh Hoa Kỳ
- 5 học sinh Mỹ vẫn trong tình trạng nguy kịch sau vụ đâm chém (VOA) - Một ngày sau khi bị bạn học tấn công bằng dao ngay tại trường, các bác sĩ tại bang Pennsylvania của Hoa Kỳ cho biết 5 học sinh vẫn trong tình trạng nguy kịch
- Sinh viên Đài Loan chấm dứt biểu tình ngồi lỳ 24 ngày ở quốc hội (VOA) - Hàng trăm sinh viên Đài Loan tham gia biểu tình ngồi lỳ ở Quốc hội từ trung tuần tháng Ba đã quyết định chấm dứt cuộc phản kháng kịch liệt này
- Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ: Trung Quốc nguy hiểm (VOA) - Đô Đốc Harry Harris chỉ trích thái độ hành xử ‘nguy hiểm’ của Trung Quốc và mô tả chính sách tăng cường quân sự của Bắc Kinh trong khu vực là ‘hung hăng’
- TQ: Khôngáp dụng kích thích ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng (VOA) - Lãnh đạo Trung Quốc cho biết sẽ không dùng những biện pháp kích thích ngắn hạn để thúc đẩy tăng trưởng, trong khi có dấu hiệu kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến
- Hải quân Việt Nam-Philippines liên kết để đối phóvới Trung Quốc (VOA) - Hải quân VN-Philippines thể hiện liên kết trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Chưa có thời điểm cụ thể nhưng hải quân Trung Quốc không được mời
- Hoa Kỳ-Mông Cổ tăng cường quan hệ quân sự (VOA) - Hoa Kỳ và Mông Cổ củng cố quan hệ quân sự bằng một thỏa thuận ký kết tại Ulan Bator với sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel
- Việt Nam dự Đối thoại Quốc phòng ASEAN-EU (VOA) - Hội nghị đối thoại của giới chức quốc phòng giữa Liên hiệp Châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á diễn ra tại thủ đô Brussels của Bỉ trong hai ngày 8/4 và 9/4
- NYT: Nga từ chối cung cấp thông tin cho FBI về kẻ đánh bom Boston (VOA) - Tờ The New York Times đưa tin rằng Nga đã từ chối cung cấp thông tin cho các nhà điều tra Mỹ về Tamerlan Tsarnaev, nghi can đánh bom Boston
- IMF: Các nước giàu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu (VOA) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết kinh tế toàn cầu đang mạnh lên nhưng cảnh báo về những mối rủi ro trong các nền kinh tế như Nga, Brazil, Nam Phi
- Khai mạc Diễn đàn kinh tế Bác Ngao 2014: Tìm động lực mới phát triển châu Á (BaoMoi) - Ngày 10-4, Hội nghị thường niên Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2014 đã khai mạc tại Bác Ngao, thị trấn duyên hải thuộc tỉnh Hải Nam (miền Nam Trung Quốc), với sự tham gia của lãnh đạo hơn 10 quốc gia. Phó Thủ tướng Việt Nam Vũ Đức Đam dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
- Thêm niềm tin về những kỳ diệu Châu Á (BaoMoi) - (Chinhphu.vn) - Châu Á đang đứng trước cơ hội vươn lên mạnh mẽ và đang góp phần ngày càng quan trọng trong giải quyết những vấn đề chung của nhân loại.* Toàn văn bài phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao
- Chiến lược độc chiếm biển Đông và Hoa Đông của Trung Quốc (BaoMoi) - (Quan hệ quốc tế) - Nhằm khống chế hoàn toàn biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc đang ồ ạt đóng mới và hoán cải các tàu hải quân về hưu thành tàu chấp pháp biển.
- Hợp tác 3 bên Việt Nam, Philippines, Malaysia có khả năng phát triển (BaoMoi) - (GDVN) - Hy vọng 3 bên cuối cùng có thể giải quyết tranh chấp trên Biển Đông giữa 3 nước với nhau, điều này sẽ tăng cường sức mạnh đối phó với tham vọng của Trung Quốc.
- Trung Quốc thử nghiệm “tàu đệm khí bay” trên biển Đông (BaoMoi) - ANTĐ - Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin, nước này hoàn thành vừa thử nghiệm phiên bản “tàu đệm khí bay” lớp Lun của Liên Xô do Trung Quốc tự nghiên cứu và chế tạo mang tên Xianzhou 1 tại vùng biển ngoài khơi đảo Hải Nam trên biển Đông.
- Kỷ lục số lần Nhật chặn máy bay Trung Quốc (BaoMoi) - Số lần chiến đấu cơ Nhật Bản phải cất cánh khẩn cấp đi chặn đầu máy bay Trung Quốc đã leo lên mức kỷ lục trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 vừa rồi, Bộ Quốc phòng Nhật Bản hôm qua (9/4) cho biết. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Trung-Nhật đang leo thang căng thẳng vì cuộc tranh chấp ở biển Hoa Đông cũng như vì những vấn đề lịch sử.
- Đe dọa hay dùng vũ lực ở Biển Đông đều không thể dung thứ (BaoMoi) - Ông Hagel nói thêm rằng các tuyên bố chủ quyền liên quan đến việc sử dụng đe dọa hay vũ lực đều không thể dung thứ.
- Hải quân Mỹ chơi nhạc trên công viên Biển Đông (BaoMoi) - (VTC News) - Một đêm nhạc đầy chất lãng mạn trên công viên Biển Đông (Đà Nẵng) đã giúp những binh sĩ Mỹ và người dân địa phương gần nhau hơn, thân thiện hơn.
- Trung - Mỹ nói chuyện nhưng chưa thông (BaoMoi) - TT - Những ngôn từ ngoại giao, tích cực của cuộc họp báo hôm 8-4 đã không giấu được căng thẳng giữa hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Trung Quốc tại Bắc Kinh.
- Trung Quốc tạm hoãn tuyên bố nhận diện phòng không Biển Đông (BaoMoi) - Quân đội Trung Quốc hiện nay không đủ nguồn lực cần thiết để tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, chính điều này đã cản trở Bắc Kinh
- Bạn bè thì không nên kiện cáo! (BaoMoi) - (PetroTimes) - Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines (hạ tuần tháng 4) để tái khẳng định cam kết của Washington về chiến lược “xoay trục” tại Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng gia tăng hoạt động khẳng định chủ quyền biển đảo ở Đông Á.
- Trung Quốc thử nghiệm tàu thủy lai máy bay trên Biển Đông (BaoMoi) - (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc vừa thử nghiệm mẫu Ekranoplan Xianzhou 1 có thể giúp rút ngắn thời gian đi tới các đảo trên Biển Đông.
- "Các nước láng giềng lo ngại về Trung Quốc là đúng" (BaoMoi) - (GDVN) - Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ bình luận, Trung Quốc đang bắt nạt các nước láng giềng "một cách hiệu quả"
- Trung Quốc càng hung hăng, Mỹ - Nhật càng gắn bó (BaoMoi) - Tờ Mingjing News (Đài Loan) nhận định việc Trung Quốc quyết tâm giành chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông chỉ khiến mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Mỹ ngày càng thêm gắn bó.
Phạm Chí Dũng - Hãy để yên cho ông Cù Huy Hà Vũ sống như một người bình thường
|
Nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam, tiến sĩ luật Cù Huy Hà
Vũ đã được bất ngờ trả tự do hôm 06/04/2014, đưa thẳng từ nhà tù ra sân
bay và đến Hoa Kỳ hôm 7/4. Nếu báo chí nhà nước không hề loan một dòng
tin nào về sự kiện này, thì trên các mạng xã hội việc ông Cù Huy Hà Vũ
được phóng thích và đi Mỹ ngay sau đó đã làm dấy lên nhiều bình luận sôi
nổi. RFI Việt ngữ đã phỏng vấn nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở TP Hồ Chí
Minh về vấn đề này.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Thưa anh, việc
thả tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tất nhiên là một tin vui nhưng nhiều người cho
là các nhà bất đồng chính kiến một khi đã ra hải ngoại sẽ khó thể tiếp
tục tranh đấu cho dân chủ được nữa ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng |
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Tôi thấy tình hình dư luận càng ngày
càng phức tạp và đa chiều, thậm chí là hỗn mang, và có nét dị biệt
không thể tránh khỏi trong quan điểm của cộng đồng. Gọi là cộng đồng,
nhưng thực ra có rất nhiều nhóm, phái. Và điều này đã xảy ra không phải
chỉ với ông Cù Huy Hà Vũ – đối với ông thì đây không phải là lần đầu
tiên, mà cả với những người khác nữa. Thí dụ như ông Đoàn Viết Hoạt, bà
Trần Khải Thanh Thủy – cũng từ trong nước mà đi ra, cũng từ nhà tù mà
đi ra – nhưng cũng đã phải chịu những lời dị nghị khá nhiều. Ông Cù Huy
Hà Vũ cũng vậy.
Và tôi xin nhắc lại, cho tới giờ vẫn có dư luận đánh giá ông Đoàn Viết Hoạt là một loại « gà » của chính quyền cộng sản đưa ra hải ngoại để hoạt động, quấy phá « phong trào dân chủ ».
Tôi cho đó là quan điểm khá cực đoan. Bà Trần Khải Thanh Thủy cũng
thế, một số người cho rằng bà là tay sai của Nhà nước, và cũng được gài
vào trong các nhóm, các phong trào dân chủ để hoạt động.
Thì ngay lập tức khi ông Cù Huy Hà Vũ mới đáp xuống phi trường
Washington DC có một ngày thôi, lại đã xuất hiện dư luận tương tự như
đối với bà Trần Khải Thanh Thủy và ông Đoàn Viết Hoạt. Điều đó làm cho
tôi cảm thấy ngạc nhiên vì tại sao mới chỉ có một ngày, trên người đang
mang một số thứ bệnh - và đúng là có lý do để đi chữa bệnh thật sự -
ông Cù Huy Hà Vũ lại bị lôi ra trước công luận để mổ xẻ, với một thái
độ không mấy thiện cảm như thế.
Còn có luồng dư luận đánh giá là ông sẽ phải chịu những điều tiếng khá
nặng nề nếu ông không hòa nhập được với cộng đồng. Và có thể bản thân
ông Cù Huy Hà Vũ, vốn là một người xuất thân từ chế độ, mang những đặc
tính tâm lý truyền thống khó tránh khỏi, sẽ khó thể hòa nhập được cộng
đồng người Việt hải ngoại, ở Mỹ hoặc ở một số nước khác trên thế giới.
Đó là một thách thức mà ông Cù Huy Hà Vũ phải đối mặt, phải giải quyết
trong thời gian tới. Và người ta cho rằng có thể ông Cù Huy Hà Vũ sẽ
không vượt qua được thử thách đó.
Mà khi không vượt qua được thì làm thế nào ? Hoặc là ông sẽ phải im
lặng, hoặc là ông từ bỏ con đường tranh đấu. Vì nói gì thì nói, để tạo
dựng nên một uy tín, năng lực và chân đứng ở hải ngoại, điều đó khó hơn
nhiều so với ở trong nước.
Khi ở trong nước, người ta đương nhiên là có uy tín, đặc biệt là những
nhân vật mới ở tù ra, và còn có thể tập hợp được một số quần chúng nào
đó. Nhưng mà ở hải ngoại, với đặc tính có quá nhiều các nhóm thậm chí
là phe phái, thì việc có thể đứng vững được trên đôi chân của mình, với
uy tín của mình dù là có năng lực, cũng là một điều khá khó khăn.
Điều đó đã được chứng thực là hiện nay cho tới giờ, ở hải ngoại vẫn ít
có gương mặt nào được coi là trở thành thủ lĩnh có thể thống nhất được
các lực lượng tranh đấu hải ngoại. Thậm chí chỉ có một ít thủ lĩnh nhỏ
thôi, và những người thủ lĩnh đó cũng đang phải đối mặt với khá nhiều
khó khăn. Đó là đặc thù mà người ta gọi là tính chia rẽ, trong các
phong trào đấu tranh dân chủ hải ngoại nói riêng, và trong đặc tính tâm
lý của người Việt nói chung.
Đây là vấn đề mà chúng ta phải bàn tới ngày hôm nay. Tôi cho đó cũng là
một thử thách mà trong những ngày tới, ông Cù Huy Hà Vũ dù có muốn đấu
tranh trở lại hay là không vẫn phải đối mặt với nó, vẫn phải tìm cách
vượt qua nó.
RFI : Thưa anh, như vậy khi trả tự do ông Cù Huy Hà Vũ, Việt Nam có được lợi thế nhiều hơn là bất lợi phải không ạ ?
Tôi có cảm giác là kỳ này Nhà nước Việt Nam đã giành một lợi thế nho
nhỏ trong việc thả ông Cù Huy Hà Vũ. Bởi vì trước mắt họ đáp ứng được
điều kiện của phía Hoa Kỳ, và Hoa Kỳ dường như cũng hài lòng về chuyện
đó – lên tiếng hoan nghênh, thậm chí từ phía dân biểu Ed Royce. Đó là
người đã cùng một số nghị sĩ khác vào tháng 7/2013, trước khi ông Trương
Tấn Sang đến Washington DC gặp Tổng thống Barack Obama, thì ông Ed
Royce và một nhóm nghị sĩ đã gửi thư riêng cho ông Trương Tấn Sang, đề
nghị trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ. Nhà nước Việt Nam đã đáp ứng một
vấn đề, có thể nói là một điều kiện nhỏ của phía Hoa Kỳ - một điều kiện
nhỏ thôi.
Thứ hai nữa, có thể là một bước tiến nhỏ trên con đường đạt tới mục
tiêu tối thượng mà tôi nghĩ Nhà nước Việt Nam đang muốn tiến tới, đó là
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Và sau đó nữa, có thể
cả một lời hứa của Tổng thống Barack Obama – hoặc vào cuối năm nay,
hoặc sang năm tới - nhưng gần như chắc chắn là vào một lúc nào đó, phía
Hoa Kỳ sẽ xác định là Tổng thống Obama đến Việt Nam.
Lúc đó sẽ là một hình ảnh tái lập chuyến đi của Barack Obama đến Miến
Điện vào cuối năm 2012, khi tình hình dân chủ Miến Điện được cởi mở,
Tổng thống Thein Sein đã thả khoảng hơn 100 nhân vật được coi là bất
đồng chính kiến và tù nhân chính trị. Đó là mối lợi của Việt Nam.
Đồng thời về mặt trong nước, nếu Nhà nước Việt Nam chịu khó tuyên
truyền thì tôi nghĩ rằng họ cũng đạt thêm được một mối lợi nhỏ. Rằng họ
đã bắt đầu mở cửa, bắt đầu có dân chủ hơn, và đã bắt đầu chiếm được một
chút lòng tin của dân chúng.
Nhưng khách quan mà nói, sau cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát Nhân quyền
vào tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, Nhà nước Việt Nam đã bắt buộc phải thể
hiện sự tôn trọng hơn chút đỉnh đối với Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về chống tra tấn. Trong đó liên
quan tới những điều kiện thả tù nhân chính trị, cải thiện chế độ lao tù
một chút.
Điều đó cho thấy, có những tín hiệu đang phát ra về một lối mở thỏa
hiệp - nhẹ nhàng hơn, mềm dẻo hơn, và có triển vọng hơn một chút, giữa
Nhà nước Việt Nam với Hoa Kỳ, trong mối quan hệ thương thảo giữa hai bên
về chính trị, ngoại giao, quân sự và kinh tế. Đó là một tương lai mà
tôi cho là cũng không đến nỗi quá tồi đối với nền dân chủ Việt Nam nói
chung, và đối với ông Cù Huy Hà Vũ nói riêng.
RFI : Nhưng tại sao lại là ông Cù Huy Hà Vũ, trong lúc nhà tù Việt Nam hãy còn nhiều tù nhân lương tâm khác.
Còn bản thân ông Cù Huy Hà Vũ tại sao lại được chọn để thả ? Trong
trường hợp này, nói « thả » vì thực chất là Nhà nước Việt Nam cho ông đi
luôn, chứ không phải là sau khi chữa bệnh, ông Cù Huy Hà Vũ phải trở
lại thụ án nữa. Theo đánh giá của tôi, ông Cù Huy Hà Vũ không phải là
một nhân vật quá nguy hiểm đối với Nhà nước Việt Nam.
Ông có tiếng nói, nhưng có thể về mặt tập hợp quần chúng và vị thế
trong phong trào dân chủ ở Việt Nam, ông khó mà bằng được những nhân vật
khác đang nằm trong chốn lao tù như ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay
ông Lê Quốc Quân, ông Trần Huỳnh Duy Thức, hoặc linh mục Nguyễn Văn Lý.
Khi xác định chọn thả nhân vật nào đó, Nhà nước Việt Nam phải tính toán
rất kỹ về ảnh hưởng của nhân vật đó sau khi được thả, tác động của của
người đó trên trường quốc tế và cả với chính trị đối nội trong nước
như thế nào.
Chúng ta nhớ rằng vào tháng 8/2013, sau chuyến đi của ông Trương Tấn
Sang đến Washington DC gặp Barack Obama, thì nghe nói phía Hoa Kỳ đã đưa
ra một danh sách có năm người, đề nghị phía Việt Nam trả tự do. Đứng
cuối danh sách đó là cô Phương Uyên – bị bắt năm 2012 trong một vụ rải
truyền đơn. Và phía Việt Nam đã chọn nhân vật nhẹ nhàng nhất, trẻ tuổi
nhất, ít ảnh hưởng nhất, chỉ mang tính biểu tượng nho nhỏ mà thôi. Đó
chính là cô Phương Uyên, và họ đã trả tự do cho cô. Sau đó vào tháng
11/2013, họ tiếp tục trả tự do tại tòa cho một blogger là Đinh Nhật Uy.
Đối với những trường hợp như thầy giáo Đinh Đăng Định, hay cựu đại úy
quân lực Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu, mà Nhà nước Việt Nam đưa ra
lệnh đặc xá cho họ vào đầu năm 2014, cũng là những bước đi có tính
toán. Vì đó là những người có thể nói là không còn sức khỏe để hoạt động
nữa, hay nói cách khác đó là những người « sắp chết ».
Đó là cách tính toán của Nhà nước Việt Nam, làm sao vừa tạo ra một điều gọi là « nhân hòa » đối với tình hình chung, mà vẫn không làm cho các tù nhân chính trị được thả có điều kiện để hoạt động mạnh.
Riêng với ông Cù Huy Hà Vũ, vấn đề sức khỏe của ông có thể khả quan hơn
nhiều so với thầy giáo Đinh Đăng Định (đã mất) và ông Nguyễn Hữu Cầu.
Nhưng việc quyết định đưa ông đi nước ngoài, tôi cho đó là một tính
toán khôn ngoan, vì đó là một cách – theo Nhà nước Việt Nam - là « tống khứ » được nhân vật bất đồng chính kiến nào ra hải ngoại thì càng tốt chừng đó.
Ở hải ngoại, họ sẽ khó có điều kiện như ở trong nước để tập hợp quần
chúng, để nói lên tiếng nói và tạo được phản ứng của dư luận. Đặc biệt
là ở nước ngoài, họ khó có độ cảm nhận, độ rủi ro thường trực len lỏi,
theo đuổi như là người ở trong nước. Vì vậy họ sẽ khó thể phân tích,
đánh giá tình hình một cách thuyết phục như là những người trong nước.
Đó là lý do mà tôi nghĩ Việt Nam đã chọn lựa khi thả ông Cù Huy Hà Vũ, phù hợp tương đối theo cách nhìn của Nhà nước.
RFI : Dư luận cũng đang cho là việc thả những tù nhân lương
tâm nổi tiếng là một cách vô hiệu hóa họ. Người ta mong muốn họ được
trả tự do nhưng vẫn ở lại trong nước.
Tình trạng chung hiện nay là nhiều tù nhân lương tâm còn trong tù chỉ
muốn ở Việt Nam khi được tự do, không muốn đi nước ngoài. Những người
thể hiện quan điểm kiên định nhất theo tôi biết là Điếu Cày Nguyễn Văn
Hải, Lê Quốc Quân, linh mục Nguyễn Văn Lý, kể cả một số người khác. Nghe
nói họ đã được gợi ý đi định cư ở nước ngoài, nhưng họ kiên quyết
không chịu, và cũng kiên quyết không ký kết bất kỳ một cam kết nào đối
với giám thị hay cơ quan công an, an ninh điều tra về việc đi nước
ngoài và phải chấp nhận im lặng.
Thế thì vấn đề đối với ông Cù Huy Hà Vũ là như thế nào ? Ngay lập tức
đã xuất hiện những dư luận có vẻ bất lợi cho ông. Dường như là những
người nóng ruột đang muốn ông ngay sau khi đến Hoa Kỳ phải lập tức lao
vào dòng thác đấu tranh, và làm tất cả những gì theo họ là có lợi cho
phong trào dân chủ. Họ không hài lòng về việc tại sao ông Cù Huy Hà Vũ
đến Washington DC một cách lặng lẽ như thế. Không có bạn bè tiếp đón ở
phi trường, thậm chí đài VOA muốn phỏng vấn cũng không nhận được hồi âm
ngay của ông.
Theo một số dư luận, điều đó cho thấy dường như đã có một sự thỏa hiệp
nào đó giữa cá nhân ông Cù Huy Hà Vũ, giữa gia đình của ông với ngành
công an, với Nhà nước Việt Nam. Thậm chí có sự thỏa hiệp giữa Việt Nam
với Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong việc đưa đón ông Cù Huy Hà Vũ - từ nhà
tù không phải ghé qua nhà ông ở đường Điện Biên Phủ ở Hà Nội mà ra
thẳng sân bay để đi Mỹ.
Vấn đề đặt ra là ông Cù Huy Hà Vũ sẽ suy nghĩ như thế nào, và sẽ phải
đối mặt ra sao trước vấn đề này. Nhưng theo quan điểm của tôi, thì tôi
xin nói luôn là những người ở ngoài, chưa từng bao giờ chịu cảnh tù đày,
nên có một chút chia sẻ và thông cảm đối với những người đã từng trải
qua tình trạng mà người ta gọi là một ngày tù bằng ngàn thu ở ngoài.
Nhà tù không phải là môi trường lãng mạn một chút nào hết. Đó là một
môi trường mà người ta đói ăn, nóng bức, chịu những áp lực về tâm lý, kể
cả sự xúc phạm về thân thể thường xuyên, thậm chí là có thể dẫn tới
những căn bệnh nan y như đối với thầy giáo Đinh Đăng Định mà chúng ta
vừa chứng kiến.
Vì vậy cần có một sự cảm thông nhất định đối với những người mới ở tù
ra. Đừng quá đặt nặng việc họ phải là một nhân vật này, nhân vật kia ;
đừng quá coi trọng sự nổi tiếng của họ, để rồi tạo ra áp lực là họ cần
phải đấu tranh ngay lập tức. Hãy xem họ là một người bình thường thôi,
và một người bình thường thì cũng có tâm sinh lý hết sức bình thường.
Đối với ông Cù Huy Hà Vũ, trước mắt ông cần đi chữa bệnh, thì hãy để
cho ông đi chữa bệnh. Còn những điều ông làm trong quá khứ - ông là một
trong những người đầu tiên trong phong trào phản biện đối với dự án
bauxite ở Việt Nam, thì chúng ta hãy ghi công ông. Còn đối với hiện tại
và tương lai thì hãy để cho ông bình yên chữa bệnh.
Đừng tạo áp lực quá lớn đối với ông rằng trong tương lai gần ông phải
làm một điều gì đó, còn nếu ông không làm sẽ trở thành một nhân vật
thừa thãi, ở trong cái xã hội hết sức công nghiệp. Một xã hội mà nếu
người ta không làm việc thì sẽ phải nhận trợ cấp, sẽ phải nhờ vả tới mọi
người, và có thể sẽ trở thành một ngoại lệ không đáng có.
RFI : Về phía người được thả là ông Cù Huy Hà Vũ đã tỏ
ra hết sức lặng lẽ. Nhưng về phía chính quyền - như lúc nãy anh có
nói, nếu chịu khó tuyên truyền thì sẽ có được uy tín. Nhưng Việt Nam
cũng không thông tin gì về việc trả tự do cho tù nhân lương tâm nổi
tiếng này?
Tôi hơi ngạc nhiên về điều đó. Và chẳng lẽ điều mà tôi muốn nói lại là
mách nước cho Nhà nước Việt Nam rằng, nếu đúng họ đang có những lợi thế
nho nhỏ về chuyện thả Cù Huy Hà Vũ, thì tại sao họ không tuyên truyền
về chuyện đó ? Đúng ra bộ máy Nhà nước Việt Nam có thể làm điều này,
trong khi nhiều trường hợp khác không đáng có mà họ vẫn tuyên truyền.
Nhưng lần này tôi cho rằng họ rơi vào thế bị động. Và đó là thế bị động
truyền thống vốn có, tức là không ai dám quyết định về một vấn đề, một
trường hợp quan trọng. Họ luôn e ngại rằng tuyên truyền vấn đề này ra
thì dân biết, và có thể « lợi bất cập hại ». Có thể sẽ phản tác
dụng cho chế độ - rằng Nhà nước Việt Nam đã phải yếu thế trước đòi hỏi
của Hoa Kỳ và phương Tây, phải nhượng bộ trước các vấn đề nhân quyền,
và phải thả tù chính trị.
Thực ra đối với vấn đề Cù Huy Hà Vũ thì tôi cho rằng Việt Nam nên làm
điều đó. Và một khi đã tuyên truyền, thì tính minh bạch chỉ gây hiệu
quả tốt đối với họ thôi. Không chỉ minh bạch đối với trường hợp này,
cứ nói thẳng ra tất cả những trường hợp khác. Kể cả về thầy giáo Đinh
Đăng Định, về ông Nguyễn Hữu Cầu, về tất cả những trường hợp họ thả
người, và viết một cách khách quan, tôi cho đó không chỉ là tính minh
bạch mà còn là tính chính danh của chế độ nữa.
Họ cứ nói thẳng ra điều đó đi, đừng có ngại ngần gì cả. Càng nói ra thì
tôi nghĩ phương Tây và người Mỹ sẽ yêu mến họ hơn, và càng dễ vào Hiệp
định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương hơn.
RFI : Thưa anh, có ý kiến cho là đối với phong trào dân chủ
bây giờ, không chỉ cần đấu tranh đòi thả các tù nhân lương tâm, nhưng
còn phải đòi hỏi chính quyền không buộc họ phải ra nước ngoài sau khi
được trả tự do.
À, tất nhiên ! Đó là một vấn đề mà tôi nghĩ phong trào dân chủ và những
người bất đồng chính kiến Việt Nam sẽ phải làm trong thời gian tới. Và
không chỉ làm đơn độc trong tập thể, cá nhân, mà sẽ vận động quốc tế -
đặc biệt là áp lực của quốc tế.
Các báo cáo viên, thanh sát viên quốc tế của Hội đồng Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc can thiệp vào vấn đề Việt Nam để làm sao trong xu hướng mở
dần sắp tới, thì những tù nhân chính trị được thả - và tôi cho là trong
năm 2014 này sẽ còn thả thêm một số nhân vật nữa - sẽ được ở lại Việt
Nam, không bị áp lực đi định cư ở nước ngoài.
Và một trong những lý do mà tôi cho rằng nên nêu ra là gia đình họ ở
đây, khi họ ra tù và ở Việt Nam sẽ có điều kiện để đóng góp hơn nhiều
hơn là ở nước ngoài. Vì Nhà nước Việt Nam đã kêu gọi sự phản biện mà, và
những người tù bất đồng chính kiến thực ra trước đó họ cũng chỉ thể
hiện sự phản biện, tự do biểu đạt mà thôi.
Nếu sắp tới họ ra tù thì họ cũng sẽ thể hiện tự do quan điểm, tự do
chính kiến, đóng góp phản biện với Nhà nước Việt Nam, thì tại sao phải
đưa họ ra nước ngoài ? Ở đây họ sẽ đóng góp tốt hơn, nhiều hơn, hiệu quả
hơn ; và nếu Nhà nước chịu thỏa hiệp với họ, thì tôi cho đó là một
điều kiện tốt để cùng phát triển.
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Thụy My
Trường Sa, Lương tri Thế giới
Ngày 19/1, tưởng niệm trận hải chiến trên biển Đông, Nhạc sĩ Nguyễn văn Đông với ca khúc “Trường Sa lương tri thế giới”
Bản đổ Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa. Nguồn: OntheNet |
Trận hải chiến 40 năm về trước trên quần đảo Hoàng Sa, các chiến sĩ Hải
Quân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kiên cường nối tiếp truyền thống
cha ông chống giặc ngoại xâm, những con kình ngư lao mình trong lửa đạn,
ngẩng cao đầu đạp lên triều sóng dữ, thề quyết tử bảo vệ từng tấc đất
quê hương. Vẻ vang thay truyền thống trận Hàm Tử diệt Toa Đô, hùng khí
thay sông Bạch Đằng nhấn chìm Ô Mã, chiến tích cha ông ta qua bao triều
đại sáng ngời đến nghìn thu. Ngày xưa, vua Lê Thánh Tôn truyền xuống lời
thề giữ nước ghi trong Đại Việt sử ký rằng: “Một tấc đất biên cương của
Thái tổ để lọt vào tay giặc là có tội muôn đời với tổ tiên”. Qua bao
triều đại Lý, Lê, Trần, Nguyễn, xã tắc có lúc cường, lúc nhược, song hào
kiệt nước Nam đời nào cũng có trang tuấn kiệt, anh thư ra gánh vác
giang sơn. Cho nên từ xa xưa, thế nước lòng dân chưa bao giờ đánh mất
nền tự chủ cùng sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải.
Ngày nay, những trang sử oai hùng đó vẫn nối tiếp truyền thống cha ông
làm rạng rỡ thời đại chúng ta, không hổ thẹn với tiền nhân cùng quốc tổ.
Tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm xưa trên biển Đông, là để ghi ơn
mãi mãi về sự hy sinh bất khuất của những con người viết nên lịch sử
Bạch Đằng, Đống Đa, Chi Lăng trong thời đại của chúng ta, là những anh
linh của 74 tử sĩ Hải Quân QLVNCH bảo vệ chủ quyền lãnh hải mà gương hy
sinh anh dũng của Hạm trưởng Ngụy văn Thà tuẫn tiết theo tàu, cùng anh
hùng bất khuất Hạm phó Nguyễn Thành Trí trọng thương vẫn cố thủ dựng cờ
chủ quyền trên biển đảo cho đến lúc kiệt tàn hơi thở. Những chiến hạm đi
vào huyền thoại như Lý Thường Kiệt, Nhật Tảo, Trần Bình Trọng, Trần
Khánh Dư… ngày ấy quần thảo cùng quân thù trong chảo lửa Hoàng Sa, có
chiếc nằm lại trên biển Đông mà từng lớp sóng triền miên xô nhau vỗ về
qua thân xác như ru mãi ngàn năm chiến tích Chương Dương, Hàm Tử.
Vào những ngày đầu năm Giáp Ngọ, dịp lễ tưởng niệm 40 năm trận hải chiến
Hoàng Sa, có người bạn ở tiểu bang California gởi tặng tôi ca khúc
“Trường Sa Lương Tri Thế Giới” của nhạc sĩ Nguyễn văn Đông do Ban Hợp Ca
Xuân Điềm thực hiện. Còn nhớ vào thời điểm biển Đông nổi sóng do quân
bành trướng phương Bắc đe dọa xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam thì
Cộng đồng Việt Nam ta ở khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng phản đối
mạnh mẽ chống quân xâm lược, nhất loạt cử hành lễ tưởng niệm anh linh
của 74 tử sĩ hải quân trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, làm dấy
lên tinh thần quật khởi từ hải ngoại đến nhân dân trong nước, với quyết
tâm lấy lại Hoàng Sa và kêu gọi lương tri thế giới cho sự bảo toàn biển
đảo Trường Sa của Việt Nam nói riêng và vùng biển Đông nói chung của
những quốc gia thuộc Đông Nam Á, trước mưu đồ xâm chiếm của Trung Quốc.
Ca khúc “Trường Sa lương tri thế giới” do Ban Hợp Ca Xuân Điềm thực hiện
ra đời trong hoàn cảnh đó, thôi thúc dấn thân, dâng mình cho Tổ quốc,
làm lay động tình cảm lương tri toàn thế giới. Đẹp làm sao khi Tổ quốc
gọi tên vào trận chiến đối mặt với quân thù và hào hùng thay khi muôn
lòng một dạ cùng đứng lên đáp lời sông núi lúc lâm nguy! Nhớ linh xưa,
kình ngư lướt sóng, Vạn Kiếp dọc ngang, hào khí ngất trời như đọng lại
trong lời ca khúc Trường Sa lương tri thế giới:
“Còn nghe sóng Bạch Đằng reo vang, còn nghe vó ngựa dồn Chi Lăng, trang sử vàng nghìn thu ngời sáng hồn quân Nam”
“Còn nghe trống Ngọc Hồi Quang Trung, còn hương phấn Nhị Hà Trưng Vương, luôn ngẩng cao đầu đạp sóng dữ cho an nhà Nam”.
Gương tiết liệt muôn đời ghi tạc, đấng hiếu trung sáng nghĩa nghìn thu,
lời chính khí làm thức tỉnh quân xâm lược như sấm vang sét dậy trong ca
khúc Trường Sa:
“Hoàng Sa ơi! Đường ta đi chân lý rạng ngời trong tim.
Trường Sa ơi! Tiền nhân ta vun đắp bằng bao xương máu.
Hãy thắp sáng lên bằng lửa tim ta.
Hãy đánh thức lời lẽ điêu ngoa, cho thấy lại đạo lý lương tri con đường ta đi.
Tổ quốc hỡi! Uy linh xưa trong tim ta Trường Sa ơi. Việt Nam ơi.”
Tổ quốc là trên hết, lịch sử thuộc về nhân dân, qua bao triều đại hay
chánh thể, dù chính kiến có khác nhưng muôn đời trách nhiệm bảo toàn chủ
quyền đất nước vẫn là sứ mạng thiêng liêng chung của toàn dân tộc. Khi
sóng gió biển Đông chưa tan cơn hung hãn và mộng bá quyền xâm lược còn
thập thò ngoài cửa ải biên cương hải đảo thì một ca khúc đánh động lương
tri nhân loại là vũ khí cực kỳ hữu hiệu trong đấu tranh chống lại bọn
tham tàn cướp nước.
Xin giới thiệu đến thân hữu gần xa Ban Hợp Ca Xuân Điềm với ca khúc
“Trường Sa Lương Tri Thế Giới” và mong tất cả cùng góp tay phổ biến cho
bay xa.
Richmond, Virginia USA – 8 tháng 4, 2014
Trường Sa, Lương tri Thế giới
Nhạc và lời: Nguyễn văn Đông
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông (1971, Việt Nam). Nguồn: OntheNet
Hịch Lý Thường Kiệt
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
***
Tiếng sóng biển Đông lương tri thế giới.
Tiếng hát Trường Sa tuôn qua sóng gió.
Dân nước ta dòng hùng anh, sông núi ta từ ngàn năm,
trang sử xanh oai hùng anh dũng diệt ngoại xâm.
Còn nghe sóng Bạch Đằng reo vang, còn nghe vó ngựa dồn Chi Lăng,
Trang sử vàng nghìn thu ngời sáng hồn quân Nam.
Còn nghe trống Ngọc Hồi Quang Trung, còn hương phấn Nhị Hà Trưng Vương,
Luôn ngẩng đầu đạp sóng dữ cho an nhà Nam.
Trường Sa ơi! Đường ta đi chân lý rạng ngời trong tim.
Trường Sa ơi! Tiền nhân ta vun đắp bằng bao xương máu.
Biển đảo ấy là trái tim ta, tấc đất ấy nhuộm máu ông cha,
cho biển trời Tổ quốc vươn xa tươi đẹp quá.
Hãy thắp sáng bằng lửa tim ta. Hãy đánh thức lời lẽ điêu ngoa,
cho thấy lại đạo lý lương tri đường ta đi.
Hồn sông núi dáng đứng đất nước bên bờ biển Đông.
Thuyền ra khơi ta đi mang theo hồn thiêng sông núi.
Trong phong ba bão táp sấm sét tiến lên không lui.
Cất cao ngọn cờ Tổ quốc Trường Sa yêu.
Đã thấy rồi lòng dân hôm nay, đã thấy ngày bàn tay trong tay,
Tiếp bước đường tiền nhân chung xây nhà Nam ta.
Tổ quốc hỡi! Uy linh xưa trong tim ta. Trường Sa ơi!
Bấm để nghe Trường Sa, Lương Tri Thế Giới do Ban Hợp Ca Xuân Điềm trình bày.
Vì sao cố tình giấu nợ xấu?
Một số chuyên gia tại Việt Nam mới đây cảnh báo về tình trạng bất minh trong số liệu nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước công bố.
|
|
Một số chuyên gia tại Việt Nam mới đây cảnh báo về tình trạng bất minh trong số liệu nợ xấu do Ngân hàng Nhà nước công bố.
Trao đổi với BBC hôm 10/4/2014, PGS. TS Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa
Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển (ADP) thuộc Bộ Kế
hoạch & Đầu tư nói ở nhiều nơi tỷ lệ nợ xấu chỉ được kê khai ở mức
bằng 50% con số mà chính Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đánh giá.
Chuyên gia về chính sách khẳng định đang có việc 'né tránh nợ xấu' trong
các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam và đề xuất Chính phủ có những biện
pháp để xử lý.
Theo dự đoán của ông Thọ, có thể sắp tới đây Việt Nam sẽ cho phép nhiều
doanh nghiệp nhà nước, kể cả một số ngân hàng, có tình trạng tài chính
không thể cứu vãn, đi tới chỗ tuyên bố phá sản.
Tuy nhiên, ông dự đoán nhiều vụ phá sản sẽ được cho xảy ra trong 'im lặng' mà không 'ồn ào'.
PGS. TS Phạm Quý Thọ cũng lượng định khả năng 'thoái vốn đầu tư ngoài
ngành' và 'cổ phần hóa' của các doanh nghiệp nhà nước với số lượng liên
quan khoảng hai trăm doanh nghiệp có thể không dễ dàng.
'Nghĩa vụ tiềm ẩn'
Người ta tiếp tục kháng cáo và người ta cho rằng Vietinbank phải có
trách nhiệm trong việc này và nếu như Tòa phúc thẩm xử khác đi với Tòa
sơ thẩm, kết luận của Tòa án (Nhân dân) TP Hồ Chí Minh, thì Vietinbank
chắc chắn phải tuân theo cái phúc thẩm rồi, có nghĩa là tiếp tục phải có
nghĩa vụ trả nợ và người ta cho rằng như thế là có lý hơn bởi vì các bị
cáo không thỏa mãn với kết luận của sơ thẩm vừa rồi"
|
Về vấn đề 'thoái vốn', nhà phân tích cho hay hiện vẫn chưa có nhà quản
lý doanh nghiệp hoặc quan chức nào phải chịu trách nhiệm cá nhân về việc
thực thi hoặc hoạch định chính sách, chủ trương 'sai lầm'.
Nhân việc hãng kiểm toán quốc tế Deloitte mới đây nêu quan điểm trong
một báo cáo tài chính liên quan Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Vietinbank) cho rằng ngân hàng này cần lưu ý về 'các nghĩa vụ tiềm ẩn'
trong vụ xử cựu viên chức quản lý Huỳnh Thị Huyền Như được cho là 'lừa
đảo hơn 4000 tỷ đồng', ông Thọ bình luận:
"Mặc dù Vietinbank theo (tuyên án) sơ thẩm, không có nghĩa vụ phải trả
(bồi thường) trong vụ Huyền Như, tức là hơn 4000 tỷ ấy kết luận là Huyền
Như có lỗi và Huyền Như phải chịu trách nhiệm chính, tuy nhiên một số
bên liên quan, đặc biệt là các tổ chức tín dụng, các ngân hàng hoặc các
bảo hiểm khác có liên quan, người ta không thỏa mãn với cái đó,
"Người ta tiếp tục kháng cáo và người ta cho rằng Vietinbank phải có
trách nhiệm trong việc này và nếu như Tòa phúc thẩm xử khác đi với Tòa
sơ thẩm, kết luận của Tòa án (Nhân dân) TP Hồ Chí Minh, thì Vietinbank
chắc chắn phải tuân theo cái phúc thẩm rồi, có nghĩa là tiếp tục phải có
nghĩa vụ trả nợ và người ta cho rằng như thế là có lý hơn bởi vì các bị
cáo không thỏa mãn với kết luận của sơ thẩm vừa rồi."
Mở đầu cuộc trao đổi hôm thứ Năm, PGS Thọ bình luận về nhận định của
World Bank trong một báo cáo kinh tế của tổ chức này ở khu vực Đông Á và
Thái Bình Dương hôm 4/7/2014, phần liên quan tới Việt Nam, cho rằng 'nợ
xấu đang kéo lùi tăng trưởng kinh tế' ở quốc gia Đông Nam Á này.
Theo BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét